Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tắc thứ Bốn Mươi Bốn: Hòa Sơn Biết Đánh Trống

Thursday, April 21, 201100:00(View: 16678)
Tắc thứ Bốn Mươi Bốn: Hòa Sơn Biết Đánh Trống

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 5

TẮC THỨ BỐN MƯƠI BỐN

HÒA SƠN BIẾT ĐÁNH TRỐNG

 

CỬ: Hòa Sơn dạy rằng, “Học tập gọi là “văn” (nghe). Tuyệt học gọi là “lân” (gần). Vượt qua hai cái này mới đúng là thực sự vượt qua.” Có ông tăng bước ra hỏi, “Thế nào là thực sự vượt qua?” Hòa Sơn nói, “Biết đánh trống.” Ông tăng lại hỏi, “Thế nào là chân lý cứu cánh?” Hòa Sơn nói, “Biết đánh trống.” Ông tăng lại hỏi, “Tâm là Phật- điều ấy không hỏi. Thế nào là không phải tâm không phải Phật?” Hòa Sơn nói, “Biết đánh trống.” Ông tăng lại hỏi, “ Người hướng thượng đến phải tiếp như thế nào?” Hòa Sơn nói, “Biết đánh trống.”

BÌNH: Hòa Sơn dạy rằng, “Học tập gọi là “văn”. Tuyệt học gọi là “lân”. Vượt qua hai cái này mới đúng là thực sự vượt qua.” Những lời này xuất phát từ bộ Bảo Tạng Luận. Học cho đến mức không còn gì để học nữa gọi là tuyệt học. Cho nên mới có lời nói, “ Nghe ít ngộ sâu, nghe nhiều không ngộ.” Đó gọi là tuyệt học. Nhất Túc Giác (Vĩnh Gia) nói, “Tôi thuở còn trẻ tích tập học vấn, thảo sớ tầm kinh luận. Học tập hết rồi, đó gọi là tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân. Chỉ khi nào đạt đến mức tuyệt học mới là bắt đầu gần với đạo. Khi nào vượt qua cả được hai cái này, mới là thực sự vượt qua.”

Ông tăng cũng thật là thông minh, cho nên mới nêu những lời này ra mà hỏi Hòa Sơn. Hòa Sơn nói, “Biết đánh trống.” đây gọi là ngôn vô vị ngữ vô vị. Muốn thấy công án này, phải là người hướng thượng mới được. Mới thấy rằng những lời này chẳng lien hệ gì đến lý tính, mà cũng chẳng có chỗ để nghị luận. Chỉ hiểu một cách trực tiếp giống như chiếc thùng bị thoát đáy. Chỉ có đó mới là chỗ an ổn của nạp tăng, bắt đầu khế hợp với ý chỉ của Tổ Sư từ tây trúc qua. Cho nên Vân Môn nói, “Tuyết Phong ném bóng, Hòa Sơn đánh trống, chén nước của Quốc Sư, Triệu Châu uống trà. Đều là những cái nêu lên sự việc hướng thượng.”

Ông tăng lại hỏi, “Thế nào là chân lý cứu cánh?” Hòa Sơn nói. “Biết đánh trống.” Trong chân lý cứu cánh chẳng có pháp nào được lập cả. Trong thực tại công ước thì có đủ cả vạn vật. Không có dị biệt giữa (chân lý) cứu cánh và (thực tại) công ước tức là đệ nhất nghĩa đế. Ông tăng lại hỏi, “Tâm là Phật-điều ấy không hỏi. Thế nào là không phải tâm không phải Phật?” Hòa Sơn nói, “Biết đánh trống.” Tâm là Phật thì dễ tìm, còn như đến chỗ không phải tâm không phải Phật, rất có ít người đạt đến chỗ đó được. Ông tăng lại hỏi, “ Lúc có người hướng thượng đến, phải tiếp như thế nào?” Hòa Sơn, nói, “Biết đánh trống.” Hướng thượng nhân là người đã thấu thoát, tự tại.

Bốn câu nói này các nơi coi là tông chỉ. Gọi là bốn pháp đánh trống của Hòa Sơn.

Có ông tăng hỏi Kính Thanh, “Đầu năm còn có Phật pháp hay không?” Kính Thanh nói, “Có”. Ông tăng nói, “Thế nào là Phật pháp lúc đầu năm?” Kính Thanh nói, “Ngày tết mơ phước vạn vật mới mẻ.” Ông tăng nói, “Cám ơn thầy đã trả lời.” Kính Thanh nói, “Hôm nay lão tăng bị thất lợi.” Kính Thanh có mười tám lối đáp “thất lợi” như thế.

Có ông tăng hỏi Tĩnh Quả Đại Sư, “Lúc hạc đứng trên cây tùng trơ vơ thì như thế nào?” Tĩnh Quả nói, “Dưới chân là một vùng bối rối.” Ông tăng lại hỏi, “Lúc tuyết phủ ngàn ngọn núi thì như thế nào?” Tĩnh Quả nói, “Sau khi mặt trời mọc là một vùng bối rối.” Ông tăng lại hỏi, “Lúc xảy ra vụ đàn áp Hội Sương (845) thì các chư thần Hộ Pháp đi đâu?” Tĩnh Quả nói, “ Hai gã đứng ngoài cửa gặp phải một trận bối rối.” Các nơi gọi đó là ba pháp bối rối của Tĩnh Quả.

Bảo Phúc hỏi một ông tăng, “Trong điện là Phật gì vậy?” Ông tăng nói, “ Hòa thượng thử nhìn kỹ xem.” Bảo Phúc nói, “Thích Ca Mâu Ni.” Ông tăng nói, “Đừng lừa dối người khác được không?” Bảo Phúc nói, “Chính là ông đang lừa tôi đấy chứ.” Lại hỏi ông tăng, “Tên ông là gì?” Ông tăng nói, “Hàm Trạch.” Bảo Phúc hỏi, “ Lúc ông gặp phải vũng cạn thì như thế nào?” Ông tăng hỏi, “Ai là vũng cạn?” Bảo Phúc nói, “Là tôi.” Ông tăng nói, “ Hòa thượng đừng có lừa dối người khác được không?” Bảo Phúc nói, “Chính là ông đang lừa tôi đấy chứ.” Lại hỏi ông tăng, “Ông làm nghề gì mà ăn cho đến mập như thế?” Ông tăng nói, “ Hòa thượng cũng đâu còn nhỏ nhoi gì.” Bảo Phúc làm dáng như ngồi chồm hổm. Ông tăng nói, “ Hòa thượng đừng lừa dối người khác được không?” Bảo Phúc nói, “Chính ông đang lừa tôi đấy chứ.” Lại hỏi người coi phòng tắm, “Bồn tắm to bao nhiêu?” Người ấy nói, “Hòa thượng thử đo xem.” Bảo Phúc làm như thể đang đo. Người kia nói, “Hòa thượng đừng lừa dối thiên hạ được không?” Bảo Phúc nói, “Chính ông đang lừa tôi đấy chứ.” Các nơi gọi đây là bốn cách lừa người của Bảo Phúc. Công án này cũng giống như bốn cái thùng đen của Tuyết Phong, đều là các bậc tông sư đời xưa cả. Người nào cũng đưa ra những phương pháp thâm sâu huyền diệu để dậy thiên hạ. Sau đó Tuyết Đậu đưa ra một làn mối dựa vào lời dạy chúng của Vân Môn, rồi tụng công án này.

TỤNG

Một kéo đá,

Hai khiêng đất.

Bật máy cần phải mười cánh cung,

Tượng Cốt Lão Sư từng ném bóng,

Sao giống Hòa Sơn biết đánh trống?

Cho ngài biết,

Đừng sơ hốt.

Ngọt thì ngọt hể đắng thì đắng!

BÌNH: Qui Tông một hôm gọi tất cả chúng ra để kéo đá. Qui Tông hỏi vị duy na đi đâu vậy. Duy na nói, “Đi kéo đá.” Qui Tông nói, “Kéo đá thì tôi cùng kéo với ông, song đừng động vào cội cây ở giữa.”

Mộc Bình mỗi khi có ai mới tới là cũng sai khiêng ba đống đất. Mộc Bình có bài tụng dạy chúng rằng, “Động Sơn đường hẹp Tây Sơn thấp, mới đến phải khiêng ba đống bùn. Các ông trên đường lâu ngày tháng, rõ ràng không thấy lại đâm lạc.” Sau đó có ông tăng hỏi, “Ở trong ba đống không hỏi, thế sự việc ở ngoài ba đống thì như thế nào?” Mộc Bình nói, “Thiết Luân thiên tử cai trị trong hoàn vũ.” Ông tăng nói gì được, Mộc Bình bèn đánh.

Cho nên Tuyết Đậu mới nói, “Một kéo đá, hai khiêng đất.” Bật máy cần phải mười cánh cung.” Tuyết Đậu dùng mười cánh cung để giảng lời nói này, thầy ta muốn thấy chỗ vì người của Hoa Sơn. nếu như gặp mãnh long, hổ lang, dã thú mới dùng cây cùng này. Nếu như là con chim di hay một con vật nhỏ gì đó thì không thể cẩu thả mà bắn ra. Cho nên cánh cung như thế không dùng để bắn chuột.

“Tượng Cốt Lão Sư từng ném bóng.” Có nghĩa là một hôm Tuyết Phong thấy Huyền Sa tới, bèn tung ra ba trái bóng gỗ. Huyền Sa bèn làm dáng như thể vỡ nát, Tuyết Phong hết lòng chấp nhận.

Tuy tất cả những câu chuyện này đều biểu thị toàn cơ đại dụng, song đều không bằng được pháp “biết đáng trống” của Hòa Sơn. Pháp môn này trực tiếp hết sức, song lại khó hiểu vô cùng. Cho nên Tuyết Đậu mới nói, “Sao giống Hòa Sơn biết đánh trống?” Song lại sợ thiên hạ chỉ loay hoay với thoại đầu mà không hiểu lai do, rồi đâm ra sơ hốt. Cho nên thầy ta mới nói, “Cho ngài biết, đừng sỏ hốt!” Phải thực sự đạt đến mức độ này mới được. Nếu như muốn không bối rối thì “Ngọt thì ngọt hể đắng thì đắng.” Tuy rằng Tuyết Đậu niêm lộng như thế, song rốt cuộc cũng nhảy không khỏi.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 192546)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(View: 45354)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(View: 25750)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(View: 31223)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(View: 21526)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(View: 39306)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(View: 28179)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(View: 31660)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(View: 33691)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(View: 24507)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(View: 17421)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(View: 21077)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(View: 32294)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(View: 18506)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(View: 21173)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(View: 27628)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(View: 18472)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(View: 26103)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(View: 27180)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(View: 37364)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(View: 28450)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(View: 27838)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(View: 30863)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(View: 37773)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(View: 37862)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(View: 24286)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(View: 32639)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(View: 55546)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(View: 37662)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(View: 28130)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(View: 28819)
Công Phu Khuya
(View: 38472)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(View: 25938)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(View: 24570)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
(View: 11846)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
(View: 15059)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(View: 11054)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant