Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Bách Trượng Tòng Lâm Thanh Quy Chứng Nghĩa
Đời Đường, Sa môn Hoài Hải ở núi Bách Trượng biên tập tại Hồng Châu.
Chùa Chân Tịch Tỳ Kheo Nghi Nhuận chứng nghĩa tại Cổ Hàng.
Đời Thanh, trụ trì Chùa Giới Châu là Diệu Vĩnh hiệu duyệt ở Việt Thành.
1. Chương một:
Chúc Diên –
Chúc Quốc Vương
Nên tổ chức tiếp rước sắc chỉ long trọng, Trụ Trì suất tăng chúng ra xa chùa 5 dặm rước sắc chỉ trên long xa vào chùa, tăng chúng đứng 2 bên nghiêm chỉnh. Trong chùa thiết bàn riêng để sắc chỉ lúc thỉnh tới, chuông trống Bát Nhã trổi lên khi đoàn rước tới nơi. Tất cả đồng quỳ chở kiệu đi qua, mọi người đứng dậy theo sau kiệu. Kiệu đặt giữa điện, chư tăng đứng hai bên.
Tri khách xướng: “Hoàng ân ngự giá sơn môn”.
Đại chúng đảnh lễ ba lạy, vạn tuế.. lễ xong, thư ký cầm tờ chỉ quỳ gối hướng phía đông tuyên đọc xong để lại khay nơi kiệu. Vị Trụ Trì tới trước kiệu dâng hương lễ 3 lạy xong cùng đại chúng lạy tạ 9 lạy. Chuông trống bát nhã trổi 3 hồi, chư tăng tụng: Nam mô Vô Lượng Thọ Phật.
Thỉnh sắc chỉ để vào lầu kinh các. Duy Na xướng:
Thiên long thánh chủ giúp đời châu viên
Ân vua sâu nặng khó thể nêu danh
Báo đáp giữ nơi tâm
Chúng tăng lòng thành
Đội ân đức nào quên!
Nam mô Kiết Tường Vương Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
* Bốn ngày chay bảo hộ sanh mạng mỗi tháng, mồng 1, mồng 8, 15, 30 là 4 ngày chay để bảo hộ sanh mạng. Tại chùa, 2 ngày rằm, mồng một là những ngày Bố Tát, tụng luật Tứ phần giới bổn hoặc Kinh Phạm Võng Bồ Tát giới (tụng thay đồi: nửa tháng tụng luật Tỳ kheo, nửa tháng tụng Bồ Tát giới Phạm Võng Kinh).
Chứng
nghĩa ghi: bốn ngày chay là để hộ mạng, khởi đầu từ
đời Tùy niên hiệu Khai Hoàng thứ ba, ban ra cho dân chúng mỗi
năm 3 tháng là tháng giêng, tháng 5 và tháng 9 cùng với 4 ngày
chay tịnh, 6 hay 10 ngày chay. Tại các chùa có thiết lập đạo
tràng cầu thọ mạng, không giết hại sanh mạng loài vật.
Trong Kinh có dẫn câu chuyện Tỳ Sa môn thiên vương, mỗi năm
đi tuần thú bốn châu lớn, vào các tháng giêng, tháng 5 và
tháng 9 đến châu phía Nam nên cấm sát sanh. Nhưng các phiên
trấn đời Đường mỗi khi nhậm chức ắt sắc cho dân chúng
phải sát hại cho bữa đại yến linh đình. Cho nên chọn lấy
tháng giêng, tháng 5, tháng 9 không nhậm chức, để cấm giết
hại. Ngày nay lầm ngày kỵ là không đúng; vào 4 ngày chay
nên tụng kinh chú, bái sám cũng như vâng lời Phật dạy, khiến
cho mọi người hiểu rõ ý nghĩa như thế. Chiếu từ tâm chất
có tội thì sửa đổi, không tội được miễn trừ, không
phải chỉ lo tụng kinh mà đủ báo ân đâu! Niệm tụng giải
thích để báo ân dù chưa hiểu nghĩa, vẫn giữ được lễ.
Ngày nay nếu bỏ hết không thực hành thật là sai lầm vậy.
Dựa theo Tục Cao Tăng truyện và Vân Lâu Sùng hành lục, Tỳ
Kheo Thích Tăng Vân ở chùa Bảo Minh ham đắm cái danh diễn
giảng mà ngày rằm tháng tư nhân lúc tụng giới, thưa đại
chúng rằng: “gìới để cho người, người tụng đắc giới,
cần gì nhọc tới số đông, có thể làm cho một vị tăng
hiểu nghĩa khiến lớp sau tỏ ngộ”. Chúng không dám phản
đối bèn bỏ tụng giới. Ngày rằm tháng 7 chúng làm lễ tự
tứ bổng Vân vắng mặt, 4 thầy đi tìm bèn gặp ở trong khu
nghĩa địa hoang, thân thể đầy máu me. Họ hỏi nguyên nhân
được cho hay có một người rất mạnh cầm thanh đao dài
gọi lớn tiếng hỏi Tăng Vân: “Đây là người gì? Dám bỏ
tụng giới, dối xưng là hiểu nghĩa”, rồi dùng dao dí vào
thân tôi, đau buốt không chịu nổi. Nhân đó tìm trở lại
chùa, khẩn cầu sám hối trải qua 10 năm, rất chí thành tha
thiết theo nghi thức tụng giới. Ngày lâm chung có hương lạ
phảng phất khắp phòng rồi an tường ra đi. Lúc đó niên
hiệu Hàm Gia làm cho đời luôn nhắc tới. Ngài Vân Thê Liên
Trì nói rằng: “Thời nay còn kinh luận mà xem thường giới
luật, hai nghìn năm sau, nửa tháng tụng giới một lần lại
không muốn làm. Tôi không lường được! Hưng vong sa đọa
ở trong chùa con người do chưa tin mà ra. Quả báo hiển nhiên
mà ngài Tăng Vân trưng dẫn, mong lấy đó suy nghĩ.”
Hết quyển nhứt.