Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

10. Phụ: Cúng Giỗ Cha Mẹ

30 Tháng Tư 201100:00(Xem: 16488)
10. Phụ: Cúng Giỗ Cha Mẹ

BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc 
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008

Quyển Bốn
Bách Trượng Hoài Hải biên soạn tại núi Bách Trượng 
vào đời Đường tại Hồng Châu.
Tỳ Kheo Nghi Nhuận chứng nghĩa, chùa Chân Tịch tại Hàng Châu.
Trụ Trì chùa Giới Châu Diệu Vĩnh duyệt lại tại Việt Thành vào đời Thanh.

Chương bốn: Ân Đức Tổ Sư

1.10 Phụ: Cúng Giỗ Cha Mẹ 

Cúng giỗ cha mẹ, nghi thức đơn giản, không giống nhau. Chỉ người thân không phải những quan chức. Thầy Trụ Trì dự định ngày, sai thị giả đi thông báo, thay thế cho thiệp mời nghi cúng. Nếu có tụng kinh, thị giả bạch Thầy Duy Na ở phòng khách cùng dán thông báo tại đây hay tại trai đường

Thông báo rằng: ngày mai (mấy) là lễ giỗ thân phụ Hòa Thượng đàn đầu hoặc thân mẫu (tùy theo đó đổi chữ thích hợp), tụng Kinh…, mời bao nhiêu vị Kinh sư nêu danh tánh như dưới đây:

…….

…….

…….

Vào thời Kinh tối tại chánh điện, Thầy Trụ Trì sai thị giả hầu bên trái Hòa Thượng Phương Trượng. Sắp xếp đầy đủ vật cúng như hương hoa, trà quả đặt trước bàn thờ linh. Khóa lễ xong, đại chúng trở lại trai đường. Vị Trụ Trì ra trước sơn môn đến bàn linh tỏ lời mời như sau:

Tôi là… ngày mai nhân ngày giỗ phụ (mẫu) thân của Hòa Thượng bổn sư. Vì thế bổn tự có thiết lễ cúng Phật, tụng kinh cầu siêu mong cho chân linh cụ ông (cụ bà) nhờ lực bất tư nghì của Phật, chư tôn Bồ Tát, Thánh hiền, long thiên hộ pháp chứng minh tiếp độ. Tôi là …, đây mời chân linh tới chùa ngày mai lúc 10g sáng để được cầu siêu độ.

Nên thỉnh 3 lần như thế, phải quán tưởng hình dung, tiếng nói của cha, hoặc mẹ, nương nhờ uy đức lời thỉnh mà đến. Nghĩ cha, mẹ đã đến chùa thực sự. Nghĩ họ, cùng theo về chùa, rồi đem đặt vào vị trí, xá 4 xá niệm hương, dâng trà. Nghĩ rằng cha mẹ đang ngồi đó rất hoan hỷ an lạc; lại xá 4 xá rồi lui.

Đêm đó, Thầy Trụ Trì tự lấy bồ đoàn trải ngồi trước bên dưới bàn thờ, trì niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát 10 ngàn lần. Sáng hôm sau, sau thời Kinh Lăng Nghiêm, Thầy Trụ Trì một mình tới trước bàn thờ đốt hương, cúng trà. Buổi trưa, mời đại chúng cúng ngọ, cúng linh. Nghi cúng như các phần trên, nhưng không cần phải quỳ cũng như không lạy mà chỉ xá. Thỉnh một thầy thuyết pháp, đợi thuyết pháp xong tụng hồi hướng. Duy Na xướng: đảnh lễ Tam Bảo xong, đảnh lễ Hòa Thượng xong lui về chỗ. Buổi tối, tụng kinh xong, phục nguyện, hồi hướng. Trong đó lời lẽ đại loại như sau:

Cúi mong Thích Tôn điều ngự, đấng đạo sư toàn giác hàm 3 tạng, Kinh văn, chữ vàng, bậc đại sĩ lục hòa, giám trông chứng minh tấc lòng thành, ngưỡng vọng oai thần gia hộ (tiếp nhập tục định cư tại….), phụng Phật tụng kinh tiến phụ (hoặc mẫu) hay tiến Tỳ Kheo (tên…) chuyên vì truy tiến hiển khảo (cha)… ở số… đường…vùng…quận…tỉnh… nhứt vị chân linh (nếu mẹ đổi lại là) hiển tỷ tánh danh, ở số… đường… vùng… quận… tỉnh…, hoặc cúng chung phụ mẫu truy tiến 2 người đều đọc tên cả hai. Hôm nay chí thành dâng hương, quy mệnh 2 bậc giáo chủ Di Đà, Thích Ca nơi Cực Lạc quốc, chư Phật, các bậc Thánh hiền tọa trên đài sen, xin cảm thông tình cảnh. Lại vì, hiển khảo hưởng thọ… tuổi, nguyên tạ thế ngày.. tháng… năm; hoặc cúng mẫu thân hoặc tiến cả 2 theo đó mà đọc cho đúng. Tha thiết nghĩ rằng; cha nghiêm (mẹ từ) đức trọng tợ non thái cao vòi vọi, ân dưỡng dục khôn dò dường như biển cả khó mong đáp đền. Bất hạnh thay sớm mất, con chưa được đền ân trong muôn một. Ngày tháng qua nhanh, bóng quang âm biền biệt. Hôm nay ngày… tháng… năm… nhân gặp tuần húy nhật, ngưỡng mong ân đấng đại giác, trên đền đức cù lao (khó nhọc); do vậy mời chư tôn đức tăng già tụng kinh… cầu siêu độ, lấy đây làm vân lộ đưa lối chân linh sớm thoát cảnh u đồ mà siêu sanh thoát hóa.

Lại nguyện: ở cõi trời người được tăng 5 phước, mãn ý tùy tâm, nếu chưa thoát ra các thú, cầu được lên 9 phẩm sen tùy thời an trú. Dâng sớ, cung thỉnh Tam Bảo chứng minh. Phật lịch 25… ngày... tháng… năm… Đệ tử Tỳ Kheo…

Chứng nghĩa ghi: Việc báo đáp ân đức dưỡng dục của cha mẹnghe lời nhắc nhở ân của người xuất gia, theo Kinh Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán ghi: Phật dạy 4 ân mà ân cha mẹđứng đầu. Lương Hoàng Sám pháp ghi: kế lại nên nghĩ tưởng đến ân dưỡng dục của cha mẹ, bế ẳm, cho bú mớm, ái trọng tình thâm, thà mình chịu nguy hiểm để cho con an ổn. Phật dạy: ân trong thiên hạ không gì hơn ân cha mẹ, luận người bỏ tục xuất gia, chưa thể đắc đạo chỉ cần việc học hành, làm thiện chớ bỏ, tích đức không ngừng, ắt cảm được ân đức khó nhọc. Lại nói rằng, trong đó có ân cha mẹ, kẻ mồ côi từ nhỏ khó thể gặp lại, tưởng không lo lắng sao! Chưa đắc thần thông thiên nhãn không biết được cha mẹ xả báo thần thức đi về đâu, sanh ở chốn nào? Chỉ nên lo tạo phước để đền đáp thâm ân, làm thiện không ngừng, công thành ắt đạt được. Kinh dạy rằng, vì người mất mà tạo phước như tặng tiền người đi xa; nếu sanh cõi trời, người công đức càng tăng thêm, như gặp 3 đường ác hoặc bị tám nạn[6] vĩnh viễn lìa được các sự khổ. Nếu người đủ tín tâm chân chánh học chánh pháp làm cho 7 đời cha mẹ siêu ngộ, bà con quyến thuộc nhiều đời lo sợ đều dứt trừ và được giải thoát. Là mẫu người trí nên thành tâm chí hiếu hết lòng báo ân. Sự truy tiến cúng hương linh nên vâng lời Phật dạy. 

Sách Vân Thê Sùng Hành Lục ghi: Lương Pháp Vân người Dương Tiện, xuất gia năm lên 7 tuổi là đệ tử Bảo Lượng pháp sư Chùa Trang Nghiêm; Cấu Lãng Anh Tú ở chùa Diệu Âm giảng 2 Kinh Pháp Hoa, Duy Ma. Học giả qui tụ lại có người tên Thành Hiếu ham sắc khiến cho mẹ lo lắng, đến đổi thân gầy gò quá đổi, qua nhiều ngày không ăn uống. Lượng pháp sư nói rằng: Thánh nhân dạy lễ, bậc hiền cúi trông không để thất thố sai sót. Vã ngoài tánh bất diệt còn phát xuất từ Nho giáo huống nữa Phật có lời chí thiết: muốn báo ân sanh thành, gần thời phụng dưỡng chăm sóc đúng nghi cách, xa khuyên cha mẹ phát tâm Bồ Đề để hướng dẫn thần thức nên sớm nghĩ việc xa. Giả sử gặp việc đến làm sao trở tay cho kịp! Đang trong lúc còn sanh tiền, gần gũi chia ngọt xẻ bùi, hầu hạ cháo cơm. Ngài Liên Trì ca tụng: mẹ Tăng Tử chết, cơm cháo không vào miệng trong 7 ngày là việc cư tang của Vân Công, dù sao với Tăng Tử ai làm sao hơn chứ?

Tục ngữ có câu: Thích Tử từ bỏ đấng thân đâu có như vậy sao? Lại nữa, đời Hậu Chu Đạo Không ở Trường An mà trọng bao tử hương lý, tức kẻ có thế lực địa phương (phép vua thua lệ làng). Đường Tôn Thất xuất gia năm lên 7 tuổi, năm 19 tuổi may đỗ đạt được kỳ thi ở Trường An; lại gặp thời binh biến, phải cõng mẹ vào Hoa Sơn dừng lại tại một hang núi lánh nạn. Lúc bấy giờ lúa gạo, củi nước đều quí hiếm chẳng kiếm ra gạo ăn, ông chỉ đi xin ăn nuôi mẹ. Mẹ hỏi: “Con đã ăn gì chưa?” Vì sợ mẹ động lòng lo nên đáp là đã ăn rồi. Mẹ nói: “Cha con chết trận ở Hoặc Sơn (Nam Nhạc – Hành Sơn), con có thể tới đó tìm lấy cốt đem về chôn cất được không?” Thất vâng lời mẹ đi Hoặc Sơn thu nhặt hài cốt. Qua nhiều ngày đêm trì tụng kinh chú chí thành những mong đạt mục đích. Người xưa có tâm thành mà cảm, chích máu đổ xuống đống xương, mong cho trong đống xương ấy cái nào cục cựa là đúng hài cốt cha mình. Nhất tâm chuyên chú mắt không tạm rời mà chỉ chăm chăm nhìn đống xương. Qua nhiều ngày như vậy, có một hài cốt từ trong đống xương nhô ra, lay động. Thất kiệt sức một hồi rồi tỉnh lại, nhặt cốt đựng trong bình lớn mang về gặp mẹ. Đêm đó, bà mẹ mộng thấy chồng về, sáng hôm sau quả nhiên hài cốt đã về tới nhà. Con người do lòng hiếu mà cảm được như thế! Người sau dạy đạo, luận kinh phần nhiều y cứ gốc xưa lấy cội nguồn làm trọng. Việc này Ngài Liên Trì có 2 câu thơ tán thán rằng:

Nhịn ăn nuôi đói mẹ hiền

Tụng Kinh cảm động phăng tìm cốt cha!

Có thể nói đại hiếu gồm việc còn mất đấy mà lòng chí thành đã vượt cả cổ kim vậy. Than ôi! lạ thay và sau đây là câu chuyện Tăng Đạo Kỷ rất gần gũi mẹ, cung kính các bậc tôn túc, dệt vải may áo dâng mẹ. Hiếu của con nhà họ Thích đối bậc thân sinh khác xa với người đời. Sách truyện đăng tải đủ nêu những gương hiếu hạnh người xưa. Đời nay do bịnh, con nhà Thích không trọng người thân có 3 loại bất tài là cái tội của ông Tăng; hưởng của thập phương cúng mà không nhớ nghĩ tới ân cha mẹ. Ba loại bất tài đó là:

1- Ngồi tòa cao nhàn hạ mà không đoái tới cha mẹ lao khổ như người làm công

2- Cắt lìa núm ruột xuất gia mà nhận người khác làm cha mẹ nuôi

3- Sống đã như vậy, chết không cúng kiến thật là không còn lời thống thiết nào hơn.

Vong bản đến thế còn mong gì chấn hưng Phật Pháp chứ?
1.5 Lễ Cầu dứt mưa

Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.

Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:

Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,

Viên dung vô ngại khó thể so lường,

Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,

Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:

Cửa trời im ỉm chẳng mở thông

Ngày đêm thê thiết nổi gió giông

Trừ dứt tai ương dân ước nguyện

Hợp thời hé lộ một vừng hồng

Là một trong bốn châu thiên hạ

Châu Nam Thiệm người người chờ mông.

Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.

Lại nguyện:

Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu

Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên

Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh

Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên

Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên

Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.

Ngày…tháng…năm... Phật lịch...

Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.

Duy Na cử bài tán:

Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,

Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,

Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,

Khắp nơi rải sáng an lành,

Vạn vật vui đón bình minh.

Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).

Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)

Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.

Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.

Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 49622)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 34569)
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương...
(Xem: 33388)
Phật dạy A-nan: “Đời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có một vị Tỳ-khưu tên là Truyền Giáo. Ngày 15 tháng chín đi du hành về phương Bắc, cách nước Chi Na không xa...
(Xem: 43837)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 56930)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 47449)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 39337)
Bát Thức Quy Củ Tụng - Những bài tụng khuôn mẫu giảng về tám thức tâm vương; tác giả: Huyền Trang; người toát yếu: Khuy Cơ, người dịch giảng: HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 38408)
Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Ðàm...
(Xem: 52854)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh...Nguyễn Minh Tiến; Đoàn Trung Còn
(Xem: 36532)
Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng chánh giác, dùng pháp thắng tri (tuệ tri: biết sát na hiện tiền) hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự vật, không dục hỷ...
(Xem: 32176)
Nếu có ai hỏi ngài Duy Ma Cật: “Bản thể của thế giới này là gì?” thì trước sự im lặng của ngài Duy Ma Cật mà lại được Văn Thù Sư Lợi hết sức tán thưởng là có ý nghĩa sâu xa của nó.
(Xem: 40367)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43393)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 31396)
Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổithường hay đau yếu. Ông rất kính mến Đức PhậtĐức Phật cũng xem ông như một người con của mình.
(Xem: 46630)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 36104)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(Xem: 28636)
"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga, gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển...
(Xem: 29164)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
(Xem: 31817)
Lúc bấy giờ, rừng cây Ta La ở thành Câu Thi Na, rừng ấy biến thành màu trắng giống như con hạc trắng. Ở trong hư không tự nhiên mà có tòa lầu các bảy báu với những hoa văn...
(Xem: 28734)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra...
(Xem: 33268)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0376, Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
(Xem: 29060)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
(Xem: 60899)
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám.
(Xem: 39650)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 26591)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
(Xem: 29580)
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường...
(Xem: 37268)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40008)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 26783)
Nếu các chúng sanh ác tâm hướng nhau, hãy xưng danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, nhất tâm quy y, khiến chúng sanh kia nhu hòa nhẫn nhục, hổ thẹn với nhau, từ tâm sám hối...
(Xem: 42571)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 37191)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 28229)
Sự hiện hữa của các pháp trên mặt hiện tượng của tướng đó là một sự hiện hữu giả hợp do duyên và, mặt khác tánh của chúng là Không cũng do duyên mang lại.
(Xem: 28834)
Bàn tay cầm chiếc chìa khóa vô thườngchánh niệm. Dùng hơi thở chánh niệm ta tiếp xúc với mọi sự vật, quán chiếu và thấy được tính vô thường của mọi sự vật.
(Xem: 26337)
Này các thầy! Tánh Không thì rỗng không, không vọng tưởng, không sanh, không diệt, lìa tất cả tri kiến. Vì sao? Vì tánh Không không có nơi chốn, không thuộc sắc tướng...
(Xem: 27101)
Phật dạy: Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
(Xem: 26143)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 34504)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 27738)
Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
(Xem: 30409)
Bụt là bậc có Nhất Thiết Trí, bản chất của Người là đại nhân từ, vì thương xót nhân gian cho nên mới xuất hiện trên cuộc đời này để mở bày đạo nghĩa, giải cứu cho con người.
(Xem: 33148)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 28479)
Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập.
(Xem: 30003)
Khi tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất tối hậu của thực tạiTính Không được sâu sắc và nâng cao, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại...
(Xem: 25440)
Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng.
(Xem: 21792)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 51176)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 26626)
Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm, định luật căn bản là: chúng ta muốn hạnh phúc. Quyền căn bản của chúng tađạt được hạnh phúc.
(Xem: 28548)
Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bihiền lành.
(Xem: 27648)
Thế Tôn, nếu có người nghe được kinh này mà có lòng tin thanh tịnhđạt được cái thấy chân thật thì nên biết người ấy đã thực hiện được công đức hiếm có vào bậc nhất.
(Xem: 24280)
Tự tánh giả danh hay tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh giả danh được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt...
(Xem: 27374)
Tuệ quán là tri nhận một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác.
(Xem: 31826)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 30105)
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai... Pháp sư Thích Thiện Trí
(Xem: 27627)
“Dược Sư Lưu Ly Quang” là tên gọi của đức Phật này; “Như Lai” là một trong mười tôn hiệu của mỗi vị Phật; “Bổn Nguyện” là các lời phát nguyện của đức Phật này khi Ngài phát tâm Bồ-đề...
(Xem: 35355)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27374)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự ThậtTương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
(Xem: 29947)
Để tìm về tính nguyên thủy ấy, lẽ tự nhiên là ta cần khảo sát cẩn trọng bản kinh được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật. Đó là Kinh Như Lai Thuyết...
(Xem: 31659)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 22966)
Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta) -- còn có tên là kinh Phước Đức hay kinh Hạnh Phúc -- là bài kinh số 5 trong Tiểu Tụng (Khuddakapātha), thuộc Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikāya).
(Xem: 24102)
Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thảnđiềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
(Xem: 22942)
Kinh này có tám phương pháp tu hành thành Phật, mà bậc Đại nhân gánh vác sự nghiệp lớn liễu sinh thoát tử, hóa độ chúng sinh cần phải giác ngộ, nên gọi là Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant