Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Bách
Trượng Hoài Hải biên soạn vào đời Đường tại Hồng Châu.
Tỳ
Kheo Nghi Nhuận chứng nghĩa chùa Chân Tịch tại Hàng Châu.
Trụ
Trì Diệu Vĩnh chùa Giới Châu duyệt lại tại Việt Thành
vào đời Thanh.
Chương 5: Trụ Trì
1.3.1 Tham Vấn Tối - Tiểu Tham
Công việc hằng ngày của Trụ Trì là hoằng pháp, trừ ngoài giờ thượng đường ra, ngày rằm giữ theo lệ thuyết pháp hẳn việc này không thể lơ là buông lõng được. Nếu tham vấn lúc thuyết pháp, hai dãy ghế ngồi bên dưới chúng đứng lên. Thầy Trụ Trì đăng tòa (vào chỗ ngồi) trước khi ngồi phải lạy Phật, để chúng tham chiếu học theo. Phàm nhóm chúng khai thị đều phải tham cứu cổ nhân. Khuôn rập theo khiến chúng sớm tối không buông lung; không phải thời mà chẳng kích bác đạo. Mỗi tối phải có thời tham vấn riêng gọi là tham vấn tối, hoặc sáng sau khóa lễ, chúng tới phòng Hòa Thượng Phương Trượng tham vấn. Nghi thức giống như thượng đường, gọi là tiểu tham. Ngoài ra, gặp khi an cư, giải hạ, đêm đông, tiết đông, đối trước chư linh v.v.. đều nói tiểu tham (một bài khai thị ngắn gọn, ý nghĩa sâu sắc). Mới đầu không định nơi chốn, mà xem số chúng nhiều ít, hoặc tại phòng Ngài Phương Trượng, hoặc tập trung nơi giảng đường, trước trai đường v.v.. chuẩn bị cuộc tiểu tham. Hoặc tại chánh điện, quét dọn sạch sẽ chúng cùng ngồi dưới đất hoặc trải tọa cụ, xong đâu đó một vị đi mời Hòa Thượng hoặc một vị pháp sư đăng tòa ban lời khai thị. Chúng nêu nghi vấn những gì không hiểu để Thầy giải đáp về việc tu tập, công phu, bái sám, việc chùa, việc chúng v.v…
Chứng nghĩa ghi rằng: Xưa ở Phần Dương, Chiêu Thiền Sư ở viện Thái Tử tại Phần Châu, vì một phần đất sông Phần quá lạnh nên bỏ tham vấn tối. Có một tỳ kheo lạ chống tích trượng đi tới gọi Sư hỏi:
- Trong chúng hội đại sĩ có 6 người, tại sao không thuyết pháp?
Nói xong lẫn vào hư không mà biến mất. Có để lại Sư bài mật kệ, ghi rằng:
Hồ tăng cầm tích trượng vàng
Vì pháp đến đất Phần Dương
Sáu người là bậc Đại sĩ
Khuyến thỉnh vì pháp tuyên dương.
Lúc bấy giờ Sở Viên giữ vườn hiệu Thượng Thủ mà Sở Viên từ là Từ Minh. Về sau có một thời ở Thạch Sương, là Giám tự Hội Công tại Dương Kỳ, chúng mời thuyết pháp ban đêm. Từ Minh nói rằng;
- Tối mà thăng tòa, quy tắc này từ đâu có?
Hội chúng đáp:
- Phần Châu tham vấn tối, không phải là mực thước sao?
Từ Minh lãnh hội được ý.
1.3.2 Phụ: Trà Đàm – Ngày Rằm, Mồng Một
Mỗi
tháng 14 và 30 cạo tóc, sám hối, mặc y phục sạch sẽ. Sau
giờ ngọ trai, có chỉ tịnh (nghỉ ngơi), tắm rửa. Buổi
chiều, giờ học xong, dùng dược thạch. Đại chúng nghe hiệu
lệnh y hậu chỉnh tề lên Tổ đường lễ Tổ, vào chánh
điện lạy sám hối hồng danh. Sau khi sám hối xong đại chúng
lui ra giải y, chờ có hiệu lệnh vào Thiền đường hoặc
trai đường dự buổi trà đàm hay tiểu tham. Qui tắc buổi
tiểu tham như sau: Hòa Thượng Phương Trượng mời 2 liêu chúng
tham gia: một bên quán sát hỏi chỗ kiến giải; bên kia bình
luận công việc thường trụ (y luật kỳ Bố Tát vào 2 ngày
này).
1.3.3 Lễ Thù Ân Vào Sáng Rằm, Mồng Một
Sau
thời Kinh Lăng Nghiêm, tới thượng lai hiện tiền… đảnh
lễ Phật, Bồ Tát, Tổ Sư, ân Thầy, cha mẹ, thí chủ, quốc
vương, những người làm công quả, chư vị thiên thần giữ
gìn ủng hộ già lam v.v…
1.3.4 Vào Thất Thỉnh Giáo
Mỗi
tháng các ngày mồng 3, 8, 13, 18, 23 và 28 là những ngày Hòa
Thượng Phương Trượng treo bảng nhập thất. Nhập thất có
nghĩa là người kham nhẫn chuyên tu học đạo. Văn sách người
ấy chưa đạt đến, điều chánh bị tà chấp, như lò luyện
kim, bao nhiêu quặng, chất chì lọc sạch không còn lưu lại
gì. Người ngọc sánh với ngọc, đá ngọc bỏ hết không
nệ tối sáng, không chọn nơi chốn ở đâu cũng có thể thực
hành được. Người học vào thất thỉnh giáo phải thành
tâm, đắp y tề chỉnh mang theo tọa cụ. Trước phải thưa
cho Thầy Trụ Trì biết để Thầy ấy cho người dẫn tới
thất Hòa Thượng. Người hướng dẫn thường là thị giả,
thị giả đứng trước cửa khảy ngón tay 3 lần hay bấm chuông
3 lượt. Ngài Hòa Thượng mở cửa, xá chào rồi đưa người
tham vấn vào, lạy 3 lạy quỳ gối chấp tay cầu xin khai đạo
nói:
- Kính bạch Hòa Thượng, con tự nghĩ suốt đời tham học chưa tỏ ngộ được hết, chưa khám phá được một tơ hào chỗ bí tàng, chưa đủ hiểu biết cái vọng chấp của tự thân, ngang tạo dị thuyết, múa may quay cuồng.
Hòa Thượng đương nhiên sẵn từ tâm xót xa nghe đệ tử như kim châm vào mình. Ngài đề cập gìn giữ duy trì sự tiến bộ là điều trước nhất. Hòa Thượng khai thị xong, đứng lên lạy tạ rồi lui ra; theo thị giả về phòng khách không nên tự ý không theo khuôn khổ. Không để thì giờ trống không mà cô phụ chí phát tâm xuất gia ban đầu.
Chứng nghĩa ghi rằng: Việc nhập thất, là người có học nên thật thận trọng thỉnh giáo. Vị Thầy nhập thất nên tận tâm chỉ bày để không phụ người hỏi. Nếu người học tham vấn không thật tâm, vị thầy đạo nhãn thiếu sáng suốt nào có khác chi nương hình dáng vẽ mèo, chỉ phỏng dựa đáp ứng sự tích xưa mà thôi. Thời gian gần đây các Ngài trừ một vài vị chân tu ở thiền lâm, chuyên việc nhập thất ra, đa số thiếu hành, thật là đáng tiếc thay.
1.3.5 Đi Tuần Liêu
Theo
Thanh Quy cổ mỗi tháng ngày mồng 3 và 28 chùa tụng Kinh Nhân
Vương. Một năm bốn dịp đi tuần liêu. Trước tăng xá dán
bảng tuần liêu, thông báo để chúng các liêu biết. Chuẩn
bị hương đèn, trà nước, chúng nghe hiệu mộc bảng tập
trung trước liêu, đợi Thầy Trụ Trì đến cùng đi vào các
liêu. Liêu trưởng đốt nhang đưa cho Thầy Trụ Trì niệm,
xong toàn chúng đều xá xuống 3 lần. Tất cả cùng ngồi xuống
hỏi thăm nhau về sức khỏe, việc học hành, ăn uống, tu
tập, kiểm điểm việc thiếu đủ ra sao; mỗi việc Trưởng
Liêu cứ tình thiệt trình bày để chùa bổ túc, cải thiện,
nếu việc bất cập. Xong rồi chúng đứng lên tiển Thầy
Trụ Trì lui về. Cũng có thể tuần liêu vào 2 ngày Rằm và
Mồng Một không cần treo bảng. Ngày nay tuần liêu tháng 4
lần, ngày mồng 3 và mồng 8 tụng Kinh cũng không làm. Mỗi
khi gặp ngày Rằm, Mồng Một lễ thù ân chúc Thánh có nơi
thay vào tụng Kinh; nói chi việc tuần liêu, Trụ Trì mỗi ngày
sáng chiều 2 thời khóa tụng, lúc lạy Phật đi chung quanh
lạy các thánh tượng, tùy nghi đi tới các liêu hỏi thăm
huynh đệ, kiểm điểm việc chùa viện…
Chứng nghĩa ghi: Luật Tăng Kỳ ghi rằng; Thế Tôn lấy 5 việc, thường nên 5 ngày một lần đi tuần các tăng phòng vì:
1- Sợ đệ tử đắm việc đời
2- Sợ mắc vướng luận bàn thế tục
3- Sợ đắm mê ngủ
4- Vì để xem xét chúng bịnh
5- Làm cho các tỳ kheo nhỏ tuổi quán oai nghi Phật, sanh lòng hoan hỷ.
Ngày nay vị Trụ Trì tuân lời Phật cũng đi tuần các liêu chúng như vậy. Đó là lý do đi tuần liêu mỗi tháng 4 kỳ.
1.3.6 Giữa chúngNói công khai là nghi cách khởi sự dừng lại cùng với tiểu tham, tương tự gần giống tiểu tham. Chỉ có Trụ Trì nói lời khai thị ngay tại thiền đường; trong khi nói công khai có nhiều loại không giống nhau. Như Trụ Trì nói, hoặc cáo hương, hoặc thông báo trước khi kiết hạ, giữa hạ, hay làm một Phật sự gì đặc biệt. Hoặc nhân thỉnh khai thị, hay cầu thầy giải quyết nghi vấn, vì hành giả mà thuyết, hoặc cảnh sách để khuyên bảo hành giả, hoặc khích lệ đạo đức cổ nhân… Vì lời văn dài ý nghĩa đầy đủ nên gọi là nói rộng (hay công khai). Bắt buộc hoặc ra lệnh khiến mọi người đều phải nói, tùy theo lời của họ mà bàn luận. Dùng giấy bút viết thành câu văn thật đàng hoàng nghiêm chỉnh ghi lại những ý chính quan trọng.