Bách
Trượng Hoài Hải biên soạn vào đời Đường tại Hồng Châu.
Tỳ
Kheo Nghi Nhuận chứng nghĩa chùa Chân Tịch tại Hàng Châu.
Trụ
Trì Diệu Vĩnh chùa Giới Châu duyệt lại tại Việt Thành
vào đời Thanh.
Chương 5: Trụ Trì
1.17.1 Cung nghinh bậc tôn túc
Phàm
bậc tôn túc chùa khác đến, người trông cửa liền báo cho
Tri Khách, Tri Khách bạch cho Hòa Thượng Phương Trượng. Cử
3 hồi chuông trống bát nhã nghinh tiếp. Tăng chúng y hậu chỉnh
tề tiếp mời; Trụ Trì rước Hòa Thượng lên phòng Phương
Trượng. Mời khách ra hậu Tổ cho đại chúng đảnh lễ.
Bạch trên Hòa Thượng thượng… hạ… hôm nay tăng chúng bổn tự chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ xin tác bạch:
Kính bạch Hòa Thượng: Chúng con từng nghe rằng, nhứt tăng đáo, nhứt Phật lai, được nhân duyên hiếm có Hòa Thượng tới thăm thầy chúng con, chúng con xin thành tâm đảnh lễ cúng dường tam bái, ngưỡng mong Hòa Thượng dũ lòng từ bi nạp thọ và ban bố cho chúng con những lời giáo huấn thực tế để chúng con lấy đó làm tư lương tu hành. A Di Đà Phật.
Chờ Hòa Thượng ban pháp ngữ xong, bạch tiếp:
Trên Hòa Thượng đã hoan hỷ hứa khả cho rồi, chúng con xin y giáo phụng hành (3 lần).
Tất cả đồng lễ 3 lạy rồi hướng lễ Hòa Thượng Phương Trượng 3 lạy. Đại chúng giải y. Thị giả trị nhựt pha trà bưng tới phòng khách để hai Hòa Thượng dùng trà. Rồi lui ra lo cụ bị phòng ngủ tươm tất mọi thứ mùng mền, gối nệm, và tọa cụ xong, trở lại phòng khách: “Bạch Hòa Thượng, con xin thỉnh Hòa Thượng về liêu an nghỉ”. Buổi tối, sau thời kinh, thỉnh Hòa Thượng tôn túc thuyết pháp. Đại chúng nghe chuông đến trước tòa Hòa Thượng tôn túc, chờ Hòa Thượng niệm hương, lễ Phật xong, thỉnh Hòa Thượng đăng pháp tòa. Giới thiệu Hòa Thượng tới đại chúng. Trong lúc Hòa Thượng khai thị nên lắng lòng nghe ghi nhớ những điều cần yếu quan trọng để học hỏi noi gương.
Chứng nghĩa ghi nhận: Từ khi tiếp mời đến lúc tiễn chân khách ra về đều tỏ lòng tôn kính như thầy mình. Trọng lễ nghi đạo đức. Sở dĩ xưng tôn túc vì người đạo đức đáng tôn vậy. Đạo đức tuy không thể biết được nhưng đã thuộc khách quí, phải phân biệt chủ-khách, nên giữ lễ nghi phép tắc. Vã để làm cho chúng tăng học thói quen quí kính đạo đức của bậc tôn trưởng; mà bỏ tánh cao ngạo. Ngu Am Chích Cổ ghi rằng: Ngài Tuyết Nham Mãn thiền sư cùng Thắng Mặc là bạn tham thiền, thường quỳ nhận khăn ban hay hỏi những việc lạ.
Sư nói: “Nay các vị hoặc tư cách ông thầy thuộc về pháp, rồi tranh cải đôi co như vi trùng trong thân sư tử. Chỉ sư tử mới tự ăn thịt nó được, đáng buồn thay!”
Tôi suy nghĩ để khuyên quý vị đó. Ôi! Người xưa đối với bạn như thế tiếng tốt lưu lại thiên cổ, đối bậc tôn túc ờ xa tới lại coi thường ư? Không những thế mà còn luôn gần gũi để học hỏi nơi bậc tôn túc, không khá cẩn trọng lắm hay sao?
1.17.2 Thăng Tòa (thuyết pháp)
Sau
khi xem xét giường nằm đâu đó xong, Tri Khách tới trước
bậc tôn túc lễ một lạy rồi chấp tay bạch rằng: “Phương
Trượng Hòa Thượng thượng A hạ B cùng đại chúng sáng sớm
ngày mai thỉnh Hòa Thượng từ bi thăng tòa thuyết pháp. Bậc
tôn túc hứa khả bèn lạy một lạy. Hoặc Trụ Trì đích
thân thỉnh không luận cao hay thấp. Sáng hôm sau, thời Kinh
vừa xong, thị giả cầm y đỏ tới liêu Hòa Thượng tôn túc,
rồi báo hiệu cho chúng sẵn sàng đón bậc tôn túc. Lúc Hòa
Thượng tới đại chúng xá một xá. Trụ Trì thỉnh Hòa Thượng
thăng tòa, giới thiệu với chúng:
Thưa đại chúng, hôm nay có Hòa Thượng thượng A hạ B, là bậc kỳ lão đạo cao đức trọng, Ngài trú tại… là hàng tôn túc trong hàng chúng trung tôn, Hòa Thượng vì Phật sự đến đây, nhờ đại chúng có túc duyên mới gặp Ngài, chúng con xin có đôi lời giới thiệu và kiền thỉnh Hòa Thượng khai đạo. Đại chúng đồng lễ một lạy rồi ngồi xuống nghe Hòa Thượng ban lời pháp ngữ.
Chứng nghĩa ghi: đây là việc kính trên trọng dưới, là nghi cách hổ tương cho việc khích lệ. Chích Cổ có câu chuyện rằng: Xưa có Duyệt thiền sư đến thăm sư Tuyết Bảo, cung cách nghiêm trang, luận bàn kỳ đặc. Thiền sư Tuyết Bảo bước xuống tiếp mời trà, sẵn dọn giường tôn kính khác thường. Việc đó tiếng đồn rất xa, ngăn cản được Sư Duyệt ra đời. Có Thượng Tọa Lan từ thiền sư Tuyết Bảo đến bàn Sư Duyệt xét lại việc của mình rồi từ bỏ ý định, do cảm mến đức độ người pháp lữ. Ngu Am tán thán rằng: Sư Duyệt móng vút dường sư tử
Tuyết Bảo trước nghiêm khiến phản tỉnh
Thấy hiền bất kính là phi lễ
Cánh nhạn khai diên tấn dịch hương
Trống ta khua hề Ngài gảy đờn
Gió lành vọng đạo hóa Mán Mường
Lan Công Lan Hương tới Vân Phong
Tuyết Bảo tiếp trà nay còn vương…
1.17.3 Tại Phòng Hội
Quả
như có bậc đại tôn túc tới phải mời tới phòng hội.
Buổi chiều, sau khi dùng cháo xong, Trụ Trì chính thức mời
Ngài tôn túc khai thị; nếu hứa khả liền cho thị giả trị
nhựt thông báo nơi phòng khách rằng: “Có Hòa Thượng… tối
nay khai thị tại phòng hội, mời đại chúng đến dự nghe
đông đủ.” Tới giờ Hòa Thượng đến, đại chúng đứng
chắp tay xá chào. Duy Na mời Ngài lễ Phật. Lễ Phật xong,
mời Hòa Thượng sang thiền đường tới phòng hội, mời nhị
vị Hòa Thượng đăng pháp tòa. Chủ khách nhường nhau ngồi.
Duy Na xướng: “Đại chúng đảnh lễ nhị vị Hòa Thượng
tam bài”. Lạy xong, đứng sang 2 bên quay mặt vào nhau. Trụ
Trì thưa bạch rằng: “Nhơn vật đặc biệt đến đây chúng
ta một lòng khiêm cung đón rước, ta không ngại đó là người
trí thiển lực mỏng, không thể vì quý Thầy có tư kiến
mà phụ lòng người đến. Nay có Hòa Thượng… quang lâm tới
đây, thật là đầy đủ túc duyên vinh hạnh cho chúng ta đón
tiếp. Trong đạo Ngài là bậc thâm niên tu hành nghiêm mật,
đầy đủ pháp lực. Chúng ta phải suy nghĩ trong tư tưởng
khó gặp Ngài. Giờ này đại diện chúng, đạo tràng… chúng
con xin kiền thành cung thỉnh Hòa Thượng ban lời khai thị,
ngưỡng mong Hòa Thượng dũ lòng từ bi mà hoan hỷ cho chúng
con.”
Hòa Thượng dõng dạc khai đạo ngắn gọn, súc tích trong vòng 10-15 phút. Xong Duy Na hướng dẫn đại chúng đảnh lễ Hòa Thượng và tụng hồi hướng. Tiễn Hòa Thượng và Phương Trượng về hậu liêu. Thị giả lo trà trước để Hòa Thượng Phương Trượng tiếp ở phòng Ngài, dùng trà xong, thỉnh về liêu nghỉ.
Chứng nghĩa ghi rằng: Ngày xưa Trụ Trì tiếp các vị học giả, duy đưa thêm việc này vào để chủ khách hợp nhau. Lúc mới nhập môn (vào đạo) nên coi việc tiếp khách là quan trọng, thay vì huấn luyện, sao chùa vẫn chấp hành vậy. Ngày nay pháp tu không đạt, chủ khách bàn lung đủ mọi vấn đề mà đại để nói toàn việc thế gian. Khai thị là cách thuyết đạo hy hữu cô đọng, có hiệu quả đối với người nghe. Giả như có kẻ học thức từ xa tới thăm dự nghe, cũng không uổng phí việc tham vấn. Đẹp thay qui cách người xưa! Ôi, biết ngày nào mới phục hồi được cung cách như thế?
1.17.4 Thỉnh Thọ Trai
Phàm
thỉnh bậc tôn túc thọ trai, trước nhất thị giả tới phòng
Phương Trượng sắp đặt bàn ghế, ly chén, đũa muỗng, cơm
nước, bánh trái… thứ tự ngăn nắp. Trụ Trì cho thị giả
mời 2 Hòa Thượng đến, rồi cung kính thưa: “Chúng
con xin cung thỉnh nhị vị Hòa Thượng thọ trai”. Hai Hòa
Thượng xá chào nhau, rồi ngồi vào chỗ ngồi. Thị giả đảnh
lễ Hòa Thượng, nếu Ngài cho miễn thì khỏi lạy mà chỉ
xá một xá. Rồi trông coi quan sát mâm cơm chu đáo, mỗi bàn
2 thị giả, lo như đơm cơm, sớt thức ăn, dâng trái cây,
trà nước, bồi thêm nước tương, giấy lau mặt … Tất cả
đều làm nhẹ nhàng oai nghi để hết tâm hầu hạ, không được
đi giày lớn tiếng, không khua chén đũa, không khạc nhổ v.v…
Dùng cơm xong, chủ khách uống nước, mật niệm hồi hướng, rửa tay, xỉa răng, súc miệng xong, đưa các Ngài ra phòng khách. Thị giả dâng trà và đứng hầu khi các Ngài nói chuyện.
Chứng nghĩa ghi rằng: Xưa Cao Am nói rằng, giáo hóa quan trọng nhất không chi bằng trước hết là lễ nghi đạo đức. Trụ Trì tôn trọng đạo đức thời người học mới cung kính; thi hành lễ nghi để chúng ganh đua cho kỳ được. Trụ Trì không có oai nghi thiếu tư cách nên tăng chúng mắc phải cái tệ hung bạo; Trụ Trì xách động tranh biện thời học chúng mắc họa kình chống nhau. Các bậc tiên thánh biết chúng chưa được thuần bèn chọn bậc minh triết mô phạm tòng lâm, khiến cho người chiêm nghiệm chẳng phải thí dụ mà để giáo hóa. Lễ nghi kính trọng khách chính là cách tiếp đãi nhỏ nhẹ, lời nói ôn nhu, đều đáng làm mô phạm cho hậu thế, là chỗ dụng ý sâu xa vậy. Thời buổi gần đây lại quá giản tiện, chủ khách xem thường lễ nghi đạo đức nên dần dần bỏ mất hết. Đáng tiếc thay!
1.17.5 Viếng Thiền Đường - Tuần Liêu
Phàm
bậc tôn túc đi thăm thiền đường, tuần các liêu, trước
tiên phải thông báo tại phòng khách rằng chiều nay sau 2 giờ
có Hòa Thượng…A, B … tới thăm thiền đường, tuần các
liêu. Kế cho Duy Na biết, Duy Na thưa trong chúng: “hôm nay có
Hòa Thượng A… tới thăm thiền đường, quý thầy nên giữ
oai nghi.” Nơi thiền đường chuẩn bị sẵn 1 chiếc ghế
ngồi, Tri Khách đưa bậc tôn túc tới đứng đợi ngoài thiền
đường. Chúng đứng 2 hàng đón Hòa Thượng vào bên trong.
Hòa Thượng lễ Phật, đại chúng tác lễ Hòa Thượng. Duyệt
Chúng đem chiếc ghế đặt ngay chính giữa, thỉnh Ngài an tọa.
Duy Na giới thiệu Hòa Thượng, nếu như Ngài cho miễn nên
thôi không phải giới thiệu. Sau khi thăm hỏi chúng, Hòa Thượng
khuyến tấn, an ủi xong, Hòa Thượng rời thiền đường. Tri
Khách dẫn khánh thỉnh bậc Tôn túc đến các liêu hỏi thăm
chúng; Tri Khách cho biết: “Thưa quý huynh đệ, hôm nay có
Hòa Thượng… chùa… đến tuần liêu, thăm hỏi quý huynh đệ.
Thăm hỏi xong, mời tôn túc về phòng Phương Trượng dùng
trà, luận đạo.
Chứng nghĩa ghi rằng: tiếp đãi bậc tôn túc hoặc đưa vào lễ Tổ, lễ Phật. Nhưng trong khi đáp lễ phải có sự linh động uyển chuyển thăm phòng khách, trai đường, thiền đường, nhà kho; hoặc chỉ thăm các liêu mà không đưa tới nơi chúng thọ trai. Đây là nghi cổ, nay không theo như vậy. Ôi, quá đơn giản khiến chúng không còn cẩn trọng lễ nghi phép tắc như trước nữa!
1.17.6
Tiễn Khách Hồi Sơn
Bậc
tôn túc sắp hồi sơn, Tri Khách thông báo như sau: ngày mai…
Hòa Thượng A, B…hồi sơn lúc… giờ, đại chúng y hậu chỉnh
tề tới đảnh lễ tiễn chân Hòa Thượng. Tới giờ, nghe
hiệu lệnh đại chúng vân tập đảnh lễ Hòa Thượng một
lạy, Trụ Trì bạch: “thưa đại chúng, sơn môn… chúng ta
hôm nay kính tiễn Hòa Thượng… hồi sơn, cầu chúc Hòa Thượng
thọ mạng lâu dài để cho chúng con được gội nhuần ân
đức. Hòa Thượng chúc chư tăng tinh tấn tu hành rồi Ngài
xá chào từ giả. Trụ Trì, đại chúng đưa Ngài ra tới cửa
sơn môn, đứng thành hàng chắp tay xá tiễn. Chờ một lát
cho tới khi khách khuất dạng chúng trở vô chùa. Sau đó tuần
tự giải tán về lại liêu mỗi người.
Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.
Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:
Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,
Viên dung vô ngại khó thể so lường,
Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,
Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:
Cửa trời im ỉm chẳng mở thông
Ngày đêm thê thiết nổi gió giông
Trừ dứt tai ương dân ước nguyện
Hợp thời hé lộ một vừng hồng
Là một trong bốn châu thiên hạ
Châu Nam Thiệm người người chờ mông.
Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.
Lại nguyện:
Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu
Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên
Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh
Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên
Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên
Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.
Ngày…tháng…năm... Phật lịch...
Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.
Duy Na cử bài tán:
Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,
Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,
Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,
Khắp nơi rải sáng an lành,
Vạn vật vui đón bình minh.
Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).
Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)
Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.
Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.
Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.