Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Bách
Trượng Hoài Hải biên soạn vào đời Đường tại Hồng Châu.
Tỳ
Kheo Nghi Nhuận chứng nghĩa chùa Chân Tịch tại Hàng Châu.
Trụ
Trì Diệu Vĩnh chùa Giới Châu duyệt lại tại Việt Thành
vào đời Thanh.
Chương 5: Trụ Trì
Chọn ngày đã quyết định phải kể đến chùa gần hay xa. Nếu gần, Thủ Tọa cho chúng rước đến; nếu xa, 2 vị quản chúng 2 liêu sắp xếp đi sang chùa mới trước. Người đại diện phải thưa bạch với tân Trụ Trì, nếu từ chối liền thôi. Phàm nhập tự nên chuẩn bị các thứ bông hoa, trà quả, đèn nhang… sẵn sàng. Tới ngày dự định tổ chức lễ đón Trụ Trì về chùa. Thông báo ghi rõ: “ngày… tháng… lúc… giờ… toàn viện chư tăng đại chúng nghe hiệu lệnh đắp y hậu chỉnh tề ra trước cửa chùa đón vị Tân Trụ Trì nhập tự.”
Đúng ngày, thỉnh 3 hồi chuông trống Bát Nhã, đốt hương đèn các bàn thờ tươm tất. Đại chúng ra cửa đón từ xa tới gần, đứng 2 hàng đối diện nhau chắp tay cung kính. Tân Trụ Trì vái chào, vào bàn thờ Tổ lạy Tổ rồi bước ra. Chánh điện trước đặt tích trượng, tràng phan, thủ lư, bát nhang, phất trần, thủ xích Như Ý để sẵn theo thứ tự. Chúng đứng đối diện 2 bên, Tân Trụ Trì đứng giữa niệm hương, lễ Tam Bảo. Tri Sự gìới thiệu với đại chúng, mời tân Trụ Trì đăng tòa thuyết pháp. Trong lúc giới thiệu Thầy đến lễ Phật Di Lặc, Quan Âm, Địa Tạng hay Phổ Hiền, Văn Thù Bồ Tát, bàn hộ pháp Vi Đà. Duy Na cử tán:
Vân lai tập Bồ Tát ma ha tát (3 lần).
Đại chúng hành lễ xong, Duyệt Chúng dẫn 3 hồi Khánh và 3 tiếng xướng đảnh lễ Tam Bảo. Tụng nghi thức cầu an ngắn gọn xong. Đại chúng làm lễ Tân Trụ Trì và mời Thầy ngồi vào pháp tòa ở trước đại điện Phật, nói vài câu thăm hỏi, lý do tới Trụ Trì. Tân Trụ Trì chỉ ngồi mà thuyết một vài câu sâu sắc ý nghĩa và chúc nguyện ngôi chùa bền vững, tứ chúng an hòa. Kế quan chức (nếu có) niệm hương, thị giả tiếp hương cắm vào lư. Chỉ người nối pháp kế thừa niệm hương, Trụ Trì đáp tạ thâm ân giáo dưỡng Thầy Tổ, đại chúng chúc mừng, quan chức bày tỏ niềm hân hoan. Kế đến người trong viện chúc mừng trước tăng sau tục; tiếp theo là mời Thầy thăm nhà kho, viếng phòng khách, lễ đường, nhà trù, các nhà phụ, liêu chúng… Khi nghe hiệu trống, chúng trở lại chánh điện làm lễ cúng ngọ. Nếu bận rộn, cúng ngọ có thể dời qua ngày hôm sau cũng được. Tân Trụ Trì nhất nhất niệm hương đảnh lễ, và cúng ngọ xong tới trai đường thọ trai. Thọ trai hoàn tất những vị cựu Trụ Trì, chuyên sứ, hộ pháp mời Tân Trụ Trì duyệt xem lại kỹ tờ khế ước giao kèo, tất cả vật dụng và tiền bạc, gạo thóc các mục xong, mọi người lui về. Tối chúng vào phòng Trụ Trì mời thầy nói tiểu tham. Xem nghi tiểu tham có đề cập ở trước. Chừng 15, 20 phút xong, mời xuống trai đường uống trà và xem qua Nội Quy chùa. Phàm đặc sứ và những người đi thỉnh sư nhất loạt đều mời cùng uống trà chung, cho tới khi tiễn họ về phòng nghỉ. Sáng hôm sau công phu xong, sau giờ điểm tâm, đại chúng công tác. Tới giờ cúng ngọ , theo hiệu lệnh chúng vân tập làm lễ cúng ngọ trước chánh điện. Sau khi thọ trai xong, Tri Khách hướng dẫn Tân Trụ Trì thăm lối xóm. Ngày thứ 3, sau thời công phu sáng, vì tín chủ lập chùa nên hôm nay có thời thuyết pháp. Khi điểm tâm xong, chúng công tác, chuẩn bị mọi việc tươm tất đàn na đặt bàn và thiết đặt các đồ cúng. Tri Khách bạch Duy Na mời 10 thầy cúng ngọ. Tân Trụ Trì châm trà cúng Phật, cúng Tổ. Tân Trụ Trì đãi cơm chay cảm tạ người sứ và đền đáp công lao đại chúng. Nếu đông người, nên dọn sang phòng khách cũng được. Những người công quả, chấp lao phục dịch ở chùa đều nên đền công lao bằng tiền. Mỗi người trả đồng nhau xem hôm nay như là ngày khai sơn và cũng là ngày cúng Tháp chư Tổ, như nghi tảo tháp ở trước. Ở cách xa nên chuẩn bị trước. Buổi lễ tối hoặc thông báo ban chức sự, Tân Trụ Trì nên lưu lại dự, nếu không chấp thuận muốn lui về, nghỉ nên để qua vài ngày sau, đợi cho Tân Trụ Trì hơi rãnh việc một chút rồi hẳn tổ chức cúng lễ cũng không muộn.
Chứng nghĩa ghi: Có một giấc mộng được kể rằng, trước đây chư sơn đường đầu (trụ trì) một lần nhập tự nhậm chức có thu nhận của đàn na thí chủ cúng dường một án hương, tức là lễ nhập phương trượng, nhưng phẩm vật lại đưa vào kho chùa. Việc đơn giản cúng hương bằng tiền bạc, cúng dường đã chuẩn bị sẵn như của khách nhưng thuộc Tam Bảo. Nếu của để dành lo việc riêng thời chẳng nên nghĩ của thuộc về thường trụ, cho vật của ta là vật của Tam Bảo. Dù là cúng hương cũng phải thuộc của thường trụ. Nếu vạn bất đắc dĩ phải nhận dùng vào việc riêng, cũng nên tình thật bạch chúng biết mà không được một mình tự tiện. Đây là bổn phận của Trụ Trì theo đúng nghi cách.
Xưa Đông Sơn Không thiền sư trả lời tài năng của mình bằng cách mượn dấu chân làm sách tóm lược như sau: Trong sách bàn về dấu chân chẳng biết xuất xứ của thường trụ ư? Không Thượng Tọa hỏi: “nếu xuất phát ở hư không, không cũng có gì?” Nếu xuất phát của thường trụ là lấy của Tam Bảo làm của riêng. Một việc liên hệ tư là ăn trộm, đâu biết trộm dùng của Tam Bảo chứ? v.v…
Lại như Sơn Am Tạp Lục ghi rằng: Vân Ngoại Hòa Thượng về già trụ trì chùa Thiên Đồng, lấy Tam Bảo làm việc mình, trăm việc hoang phế đều làm mới lại, không cao ngạo, chẳng tham tích trử, không ăn riêng, được của cúng dường đem chia cho tăng thường trụ; tiếp xử chúng rất cẩn trọng. Dù với kẻ hậu sanh cố chấp cũng bỏ qua không để ý tới. Hai buổi cháo cơm vẫn mang bát tới trai đường dự bửa, thân tuy thiếu thốn mà tài đức vẫn dồi dào. Cho tới khi viên tịch, tơ hào không chứa làm của riêng. Giới học giả cảm mến đức độ hết lời ca ngợi. Ôi, Trụ Trì như vậy mới kham làm được những việc lớn như thế!