Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Gồm
có 2 phần thượng và hạ
Đời
Đường Hồng Châu, Sa Môn Bách Trượng Hoài Hải biên tập
Đời
Thanh Tỳ Kheo Nghi Nhuận chùa Chân Tịnh Hàng Châu chứng nghĩa;
Ngài
Diệu Vĩnh Trụ Trì chùa Giới Châu tại Việt Thành nhuận
duyệt.
Chương 7: Phần Trên - Đại Chúng
Mỗi nửa tháng có trăng hay không trăng các vị Tỳ kheo đều phải Bố Tát. Bảo Hoa Sơn ở Giang Nam có ngài Độc Thể hiệu đính Luật Tỳ Kheo; nguyên bổn gồm hai quyển: Quyển thượng bao gồm 27 mục, quyển hạ phần chánh có 44 mục. Nay ở phần cương mục đó lại rút ra đại cương, ghi gọn chỉ còn 10 điều như:
1.4.1
Luận chung nhị thừa: Đại Thừa và Tiểu Thừa.
1.4.1.1
Tiểu Thừa
Tiểu
thừa gồm 7 chúng:
1- Tỳ Kheo,
2- Tỳ Kheo Ni,
3- Thức Xoa Ma Na,
4- Sa Di,
5- Sa Di Ni (5 chúng trước thuộc chân đế);
6- Ưu bà tắc,
7- Ưu bà di (2 chúng sau thuộc tục đế).
1.4.1.2
Đại Thừa
Bảy
chúng Đại Thừa là người phát Bồ Đề tâm thọ đại giới
Bồ Tát.
1.4.2
Tôn trọng đúng luận sự lầm lỗi:
Phật
dạy mỗi tháng lấy ngày Rằm là ngày có trăng giữa tháng
Bố Tát; lấy ngày 30 là ngày không trăng (hắc) giữa tháng
Bố Tát. Nếu tháng thiếu lấy ngày 29 làm ngày không trăng
trong tháng Bố Tát. Ngày nay theo lệ đó mỗi tháng 2 ngày Rằm,
Mồng Một là ngày có trăng và tối trời Bố Tát nửa
tháng có trăng thay phiên tụng giới; đối với nửa tháng
không trăng thời không có Bố Tát. Tham cứu sâu theo quy tắc
này chưa xác định sai lầm có từ lúc nào, cứ hễ thấy
trước làm khiến sau làm theo do quen đã thành nếp sẵn. Căn
cứ theo luật thuyết giới Kiền Độ ghi rằng, người phạm
không được tụng giới, cũng không được nghe giới. Không
được hướng về người phạm cầu sám hối; kẻ phạm cũng
không được nhận người khác sám hối. Phải hướng về
người thanh tịnh cầu sám hối, tụng và nghe giới. Phần
này nói rõ trước khi Bố Tát phải bày tỏ lỗi lầm qua phần
tác pháp Yết Ma. Cho nên tôi dựa theo đúng luật chỉ đúng
chỗ sai lầm, luôn lấy ngày có trăng giữa tháng nhằm 14 sám
hối trước đến ngày Rằm mới Bố Tát. Nửa tháng không
trăng ngày 29 lễ sám hối và ngày 30 Bố Tát. Nếu gặp tháng
thiếu lấy ngày 28 sám hối và ngày 29 Bố Tát như qui định
sẵn.
1.4.3
Tuân lời dạy cổ nhân:
Như
Tỳ Kheo ở trụ xứ phạm luật mà nghỉ Bố Tát, tụng giới.
Những người phàm làm một viêc không có công đức, trái
lại còn rước lấy tội. Lấy sở y cho là phi, nhưng năng
y cũng thành phi nốt. Luật Tứ phần ghi rằng, nếu làm pháp
Yết Ma hẳn phải trước khi kiết giới mà căn bản là luật
Tăng Kỳ, Ngũ Phần, Luật Thập Tụng. Tuy 5 bộ luật mỗi
bộ còn có tông chỉ, chí như một pháp Yết Ma mà không y
theo tác pháp là việc sai lầm đầu tiên. Song giới có hai:
a) giới tác pháp: lấy việc nhóm chúng lập tiêu chuẩn như xướng tướng, vấn hòa, trình bạch, nhận cho. Trước hết kết nội giới trường và sau đó kết ngoại (đại) giới trường. Sau hết nêu lên tiêu chuẩn tướng đại giới trường, nhưng kết chẳng mất theo hạn giới
b) tự nhiên giới có 4 tiết:
1- thôn trang
2- am thất
3- đường đi
4- Chỗ có nước.
Bốn phần nầy mỗi phần có giới hạn thiên nhiên, vì thế không phân hạn giới, cũng như không nêu tướng giới chỉ tác bạch chấp nhận mà thành thôi. Riêng Tỳ kheo ni nương tựa hạn giới của Tăng cũng theo tiêu chuẩn nầy. Nếu như Bồ Tát Tỳ kheo kết giới cũng theo y như trên. Y cứ theo kinh Địa Trì ghi rằng Bồ Tát Tỳ Kheo tăng không kết giới là khinh lờn lời Phật; cũng như không giữ gìn luật Tăng. Như thế phàm chỗ ra làm đều không thành vậy. Tại sao thế? Vì không kết giới trường thì không hội đồng giới sư (10 vị) bạch bốn lần yết ma, không truyền giới chỗ công khai. Không kết đại giới tràng là Bồ Tát tụng giới không thể thuyết dục hòa tăng được; không kết y giới thời không thâu nhiếp như chim không có đôi cánh. Nên biết rằng Bồ Tát Tỳ kheo tăng phàm ở chung một trụ xứ nhưng pháp Tỳ Kheo tăng riêng, bạch hai lần yết ma kiết giới. Tiểu chúng 3 người tùy thuộc nội giới của đại tăng.
1.4.4
Cử xứng người đức độ:
Định
kỳ tác pháp có nêu rõ Bố Tát ngày không trăng hay có trăng,
chư Tăng vân tập tụng giới, nên chọn người mô phạm có
khả năng tụng. Như người giới đức song toàn, niên lạp
hơn 5 hạ, có trình độ hiểu biết giải quyết được mọi
nghi vấn. Nghe trong tăng bạch hai lần yết ma có khác, nên
hễ mỗi chức danh của Nhị Thừa ắt phải nghiên cứu rành
luật Tứ Phần. Kinh Phạm Võng ghi: Nhị Thừa chọn khác đã
quen như thế rồi. Lại như trong cái hay thông thường mỗi
người có khác, giới hạn thời 7 chúng Tiểu Thừa; tình cờ
đủ duyên gặp chúng tụng bổn giới đã thọ. Nếu như trong
nội giới Tỳ Kheo tăng nên mời riêng một vị đọc giới
Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ni cũng vậy, cho chí Ưu Bà Di hẳn không có
phần nghe tụng giới, nên nói giới hạn là vậy. Phổ thông
là 7 chúng Đại Thừa gặp duyên tình cờ nhóm lại tụng Phạm
Võng giới. Bất luận tụng giới gì nên mời một Tỳ kheo
Bồ Tát giới đại diện trong chúng tụng giới. Nếu không
có Tỳ Kheo mà chỉ có 6 chúng thôi nên mời Tỳ Kheo ni Bồ
Tát trong chúng như người thay thế tụng giới. Thậm chí nếu
không có 6 chúng trên mà chỉ có Ưu Bà Di Bồ Tát giới liền
mời vị ấy đại diện tụng giới thay chúng. Vì 7 chúng Đại
Thừa đều cho nghe tụng giới nên gọi là chung hay phổ thông
là vậy.
1.4.5
Hòa chúng thanh tịnh nơi tịnh đường:
Căn
cứ theo như trong luật ngày Bố Tát phải quét dọn sạch sẽ,
trải tọa cụ, chuẩn bị nhang đèn, hoa quả, đồ đựng nước
tại thiền đường… Vị thượng tọa phải dạy Tỳ Kheo
nhỏ tuổi và vị nhỏ tuổi y lời dạy như pháp mà làm. Nếu
trên không dạy, dưới không biết đâu mà làm đều phạm
tội vượt luật tắc.
Về thiết tòa có hai loại:
a) Tòa cao dùng để ngồi tụng kinh hay đăng đàn.
b) Loại thấp để cho người ngồi nghe hay tọa thiền. Loại tòa cao nên dùng bông hoa trang trí chỗ ngồi, cần treo đèn đuốc để phòng trời tối.
Đồ đựng nước có hai thứ:
a) Nước rửa chân
b) Nước rửa tay.
Sa la gọi là nhà che mưa nắng, nhưng nay cũng gọi là thiền đường hay tịnh đường.
1.4.6
Khiêm nhường kính trọng pháp Đại thừa, Tiểu thừa:
Tuy
cùng tụng giới Bồ Tát, nhưng dựa theo giới Đại Thừa,
nếu khi tụng giới Tỳ kheo nên theo thứ tự tuổi hạ của
tăng. Giải thích thêm; Bồ Tát chúng Tiểu Thừa lại nương
giới Tiểu Thừa theo thứ tự mà ngồi; nơi chúng Đại Thừa
thời nương giới Đại thừa theo thứ tự mà ngồi.
Lại có người thọ giới Tỳ Kheo trước sau mới thọ giới Bồ Tát thời ngồi theo giới lạp Tỳ Kheo. Như thọ giới Bồ Tát trước, sau thọ giới Tỳ Kheo, theo như Đại Thừa dựa theo thứ tự giới Bồ Tát thọ giới Tỳ Kheo mà theo thứ tự, Tỳ Kheo ni cũng như thế.
Số tiểu chúng 3 người thời có 2 trường hợp:
a- Tiểu thừa tính người lớn tuổi
b- Đại thừa tính theo giới mà sắp thứ tự, hai chúng tại gia cũng thế.
Như 7 chúng Bố Tát tập họp tại một giới trường theo thứ tự:
1- Tỳ kheo Bồ Tát
2- Tỳ Kheo ni
3- Thức Xoa Ma Na
4- Sa Di
5- Sa Di Ni
6- Ưu Bà Tắc
7- Ưu Bà Di.
Giới tuy có thứ tự như thế, nhưng theo thiền môn việc ra vào có qui tắc như nêu rõ ở trước.
1.4.7
Hợp đồng giản dị, có 5 loại giản dị như:
1)
Phổ thông theo thế tục, người đời lầm lẫn nơi già lam
gặp ngày Bố Tát sắp đặt lễ tiết
2) Người nữ tín tâm trí thức, nếu đăng đàn giảng kinh diễn nghĩa phải thật thấu đáo văn - tư - tu. Còn như trong tăng tụng giới làm pháp Yết Ma, vị ấy tự biết mà tránh xa đi chỗ khác
3) Người xuất gia nhỏ tuổi, tuy còn thói nhiễm do chưa gần bậc viên giác. Vì thế hễ lúc làm pháp Yết Ma phải nên đứng tránh chỗ thấy nhưng không nghe (tăng yết ma) và không được nghe lắng.
4) Tỳ Kheo phạm giới không được nghe tụng giới; phải đợi hối lỗi thanh tịnh mới được chấp nhận.
5) Ni xưng là á tăng (cải dạng) vào trong tăng Bố Tát thời khác với Tỳ Kheo tăng. Vì thế nửa tháng Ni phải đến thỉnh tăng giáo giới vào đúng lúc Tỳ kheo Bố Tát. Ngõ hầu hỏi đáp có được không mới là ngày của chư Ni tụng giới.
Luật ghi rằng, Tỳ Kheo Bố Tát ngày Rằm, Tỳ Kheo Ni Bố Tát ngày 16 là vậy.
1.4.8
Vâng pháp thính giáo:
Y
cứ theo luật, sau khi đức Phật Thích Ca thành đạo trong vòng
14 năm Di mẫu cùng 500 Thích nữ xin xuất gia. Lúc đầu
Ngài không nhận, A Nan thay lời bạch đến lần thứ ba, Phật
mới hứa khả. Phật dạy ngài… A Nan trao truyền 8 kỉnh pháp.
Cho Ni chúng xuất gia rồi còn có vấn đề khiến Tỳ Kheo Ni
nửa tháng vào ngày Bố Tát, phải đến trong Tỳ Kheo tăng
cầu thỉnh giáo giới.
Lại hỏi: có thể thuận cho không?
Chúng Tỳ Kheo trong khi tụng giới nên hỏi rằng, ai sai Ni đến thỉnh giáo giới? Nếu có tức theo đúng pháp mà sau đây sẽ thấy rõ. Nếu có thể y giáo phụng hành (y lời dạy vâng làm ) thời chánh pháp còn tồn tại ở đời 1000 năm.
1.4.9
Giới thành tựu hợp pháp:
Lấy
giới (đàn tràng, hạn giới) làm sự, là nương nơi pháp;
tăng là người thừa hành pháp sự. Theo Tiểu Thừa qui định
như luật Đàm Vô Đức có độ 184 pháp yết ma bao hàm tất
cả thời và phi thời. Luận về Đại Thừa Tỳ Kheo tăng,
nghi thức Bố Tát nửa tháng cũng giống như Tiểu Thừa. Có
điểm khác là Đại Thừa trong đó có Ni thuộc 7 chúng đều
được nghe Kinh Phạm Võng; tạm chấp chỗ phức tạp đặt
pháp Tiểu Thừa mà không học thời trọn không phải Phật
tử, thật là người si mê. Kinh Địa Tạng Thập Luân ghi rằng,
si mạn cho Đại Thừa là không có lực trí huệ; còn mê mờ
pháp Nhị Thừa huống gì hiểu Đại Thừa, thì Bồ Tát tăng
ấy rốt cuộc cũng không tôn trọng pháp Tỳ Kheo Tăng.
Phép tụng giới đúng có 4 loại riêng biệt:
1) Duy Đại kiêm Tiểu
2) Duy Tiểu kiêm Đại
3) Chỉ có Tiểu không Đại
4) Chỉ có Đại không Tiểu.
Nay dựa theo đương thời vã để 3 loại trước, loại bốn chỉ có Đại không Tiểu. Nếu trong một đàn tràng bao hàm Tỳ Kheo tăng Bồ Tát, gặp ngày Bố Tát, trước hết phải tập trung tại phòng tụng giới Tỳ kheo, sau đó vào chánh điện tụng giới Bồ Tát. Giá gặp trở ngại như địa điểm tụng giới quá xa, trước tụng lược giới Tỳ Kheo, sau tụng đủ giới Bồ Tát. Nếu nạn xảy ra quá gần Nhị Thừa đều lược giới; như gặp nạn bức bách sát bên có tụng lược cũng không được nữa, bèn phải thưa rằng: chư Đại Đức hôm nay là ngày Rằm Bố Tát mỗi người nhiếp thân, khẩu, ý đừng có buông lung. Nói như thế rồi mỗi vị tự ý giải tán. Đây là nạn duyên gấp phải như vậy. Song tuyệt đối người chưa nghe thọ giới mà không tụng giới không được gọi là Tỳ Kheo Bồ Tát. Kinh Phạm Võng ghi rằng, nếu thọ Bồ Tát giới mà không tụng giới thời chẳng phải là Bồ Tát, không phải là chủng tử Phật. Hơn nữa trụ trì tăng bảo mà không đúng giới luật Tỳ Kheo thì chẳng thể làm hưng long Phật pháp, vượt qua luật Bồ Tát thời không được.
1.4.10 Nghi lớn nêu ít dụ:
Muốn
giữ giới thanh tịnh phải rành 10 chi giới không nhiễm; từ
đó ba tụ giới mới viên mãn. Nên luận Tát Bà Đa ghi rằng,
nếu người thọ 5 giới mà phạm không cho thọ 10 giới. Nếu
phạm 10 giới thời không được thọ giới cụ túc. Vì thế,
Sa Di dù gặp kỳ Bố Tát mà không tụng giới đúng pháp đến
độ lược bỏ trì phạm khuyên nhắc tu hành nửa tháng nhóm
họp một lần, thuận theo mới đúng pháp, tức là đúng luật.
Phàm gặp Bố Tát trước lễ sám hối cho Sa Di nhập chung là
sai. Tăng lúc họp nhau tụng giới cũng cho Sa Di vào nhà lễ
tăng, và xong lui ra rồi mới làm phép tụng giới; làm cho chúng
nhỏ cũng dự với đại tăng nửa tháng một lần hầu sách
tấn tu hành mà nhớ giới để tiến tu.