Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

5. Mười Quy Tắc Bố Tát

Saturday, April 30, 201100:00(View: 13596)
5. Mười Quy Tắc Bố Tát

BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc 
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008

Quyển 7

Gồm có 2 phần thượng và hạ
Đời Đường Hồng Châu, Sa Môn Bách Trượng Hoài Hải biên tập
Đời Thanh Tỳ Kheo Nghi Nhuận chùa Chân Tịnh Hàng Châu chứng nghĩa
Ngài Diệu Vĩnh Trụ Trì chùa Giới Châu tại Việt Thành nhuận duyệt.

Chương 7: Phần Trên - Đại Chúng

1.5 Mười Quy Tắc Bố Tát

Chứng nghĩa ghi rằng, giới luật là thiết yếu, nửa tháng Bố Tát là việc duy trì tổng quát. 

1.5.1 Luật Thiện Kiến
Luật Thiện Kiến ghi rằng: Làm sao để biết chánh pháp trụ lâu, đó là duy trì phép Bố Tát không mất vậy. Phép Bố Tát nầy luật tạng, đời thường khó mà giữ hết được. Nay phòng phát hành kinh sách Chiêu Khánh tại Hàng Châu có sách Sa Di luật nghi thuật nghĩa hai quyển, Tỳ Ni hương nhũ thiết yếu hai quyển, nghi thức Yết Ma 2 quyển, Phạm Võng sơ tân 4 quyển. Ngoài raHoa Sơn tại Giang Nam có Bố Tát cương mục quy định mỗi tháng hai kỳ gồm 2 quyển, lại còn có Đại Thừa nguyên nghĩa 12 môn luật v.v… đều nên thỉnh để đọc.

1.5.2 Lược rõ pháp Yết Ma sám hối
Nếu như ở một phạm viTỳ Kheo cộng trụ gặp ngày rằm giữa tháng, vào tối 14 phải sám hối, đến nửa tháng tối trời thời sám hối ngày 29. Trường hợp gặp tháng thiếu sám hối trước vào ngày 28, nên cho Tỳ Kheo mới một hai năm tới dọn phòng làm Yết Ma trải tòa, đốt đèn, phía sau tòa để một cái bàn có thư ký ghi danh sách để biết số lượng, sợ trùng tên sai sót để tiện việc kiểm soát, tới lúc nghe gõ kẻng chúng tập họp; vị lãnh chúng cầm nhang thỉnh một vị Thượng Tọa thanh tịnh niệm hương vì chúng sám hối. Niệm xong bước lên tòa ngồi, đại chúng lễ 3 lễ rồi đứng sang một bên. Nếu có chúng thọ 5 giới, 10 giới Sa Di đứng nguyên tại chỗ. Duy Na gọi: các Sa Di tiến vào đứng theo hàng từ trên xuống, đảnh lễ đại tăng 3 lạy.

Lạy xong quỳ gối chắp tay.

Thượng Tọa vỗ thủ xích bảo:

- Này các Sa Di, đã lìa bỏ ngũ dục, gia đình thân quyến, thọ 10 giới răn làm đệ tử Phật hiệuTức Từ; lý phải nên giữ gìn thân khẩu ý nghiệp cẩn thận để ngăn tội lỗi phi pháp, chăm học luật tắc oai nghi, giáo pháp. Nếu giới thể thanh tịnh những việc thiện mới sanh; còn một chút nhiễm ô cũng khó nhập đạo. Hôm nay là ngày 30 (rằm) nửa tháng trước lễ Bố Tát, chư tăng câu hội trước là sám hối, các vị mỗi người do chỗ thọ giớigiữ gìn giới phẩm, nên phải chú ý lắng nghe kỹ từ nửa tháng trước trở đi đến nửa tháng này trong khoảng thời gian đó, nếu quý vị có phạm cứ tự thành thật mỗi mỗi phát lồ trước tôi để tiện y luật tác pháp dứt nhiễm thành tịnh. Nếu phạm mà không phát lồ (tỏ bày) thời tự dối, càng tăng thêm tội không phải con giòng họ Thích.

Thầy vỗ thủ xích và hỏi rằng:

- Này các Sa Di, giới thứ nhất không sát sanh, trong nửa tháng qua các vị có phạm không? Không, liền đáp là không; có thì trả lời có. Sau tiếp 9 giới khác cũng đều hỏi như thế. Phần 5 giới, 10 giới đã có đủ trong phần quy tắc thế độ ở trước.

Mỗi mỗi trả lời xong, trên tòa, Thầy xét sự lý hợp pháp. Nếu có phạm 4 tánh tội trước, y luật không cho làm phép hiện tiền mà bạch 4 lần Yết Ma rồi đuổi ra khỏi chúng. Đương sự không phải là Thích tử, không phải là Sa Di nên không được họp chung với Sa Di thanh tịnh; cũng không được nương tựa ở với Tỳ Kheo tăng. Nếu làm mà không thành nên phải sám tội đột kiết la[12], đối thủ làm pháp yết ma sám hối. Nếu gặp việc khó khăn, luật có dạy rõ, như phạm tội 6 già nghiệp sau; cố ý là khinh lờn lời Phật, phải cho sám tội đột kiết la đối thủ làm pháp Yết Ma cải hối. Vô ý phạm lầm là không khéo giữ gìn cho đem tâm trách phạt tội đột kiết la, phải tha thiết làm pháp Yết ma để trừ dứt. Nếu phạm 250 giới theo giới luật oai nghi phải xét duyên phạm từng phần mà sám hối dứt trừ. Nếu không phạm thời làm thinh.

Phần tác pháp sám hối xong.

Thầy Duy Na xướng rằng:

- Này các Sa Di chí thành lễ 3 lạy rồi tuần tự bước ra. Nghe tiếng khánh cùng lễ Phật với chúng.

Pháp này quy định nêu lên như thế, nếu có Sa Di thời dùng, nếu khôngngũ giớiSa Di 10 giới mà chỉ có Tỳ Kheo nên tiến hành sám hối thường lệ. 

Thầy vỗ thủ xích hỏi rằng:

Tăng nhóm chưa?

- Đã nhóm

Hòa hợp không?

Hòa hợp

Người chưa thọ giới cụ túc ra chưa?

- Người chưa thọ giới cụ túc đã ra.

Tăng nay hòa hợp để làm gì?

- Để làm Yết ma sám hối.

Lời vấn-đáp nầy cùng với tác pháp hỏi việc thông thường không khác nhau. Chỉ không hỏi thuyết dục mà thôi. Luật dạy phát lồ (tỏ lộ) hẳn tự nói nếu không tự nói được cũng chẳng phải bị trừng phạt gì. Vì thế chỉ không hỏi gởi dục là phần khác biệt thôi.

- Này chư Đại Đức, nay là ngày có trăng – không trăng - nửa tháng trước chưa Bố Tát chúng tập hợp về một chỗ, mỗi người tự lục soát ký ức, tự suy nghĩ ba lần xem từ ngày tụng giới nửa tháng trước cho đến hôm nay trong vòng 15 ngày, nếu có ai phạm điều Phật chế làm ô nhiễm thân giới nên sanh lòng hỗ thẹn, sớm cầu thanh tịnh hướng thẳng lên đây nói lời tỏ bày sám hối, chớ nên che dấu. Kinh Vị Tằng Hữu ghi rằng, tâm trước làm ác như mây che mặt trời; tâm sau khởi thiện như đèn đuốc dứt trừ tối . Thế mới biết tịnh hay nhiễm do tâm; sám hối dựa theo luật. Nếu không sanh tâm tin tưởng sâu sắc hẳn có niệm sợ hãi, cho dù Phật tại thế cũng khó sám hối trừ dứt được.

Này chư Đại Đức nguyện thanh tịnh 5 thiên ba tụ giới[13], thành tựu 5 phần pháp thân; không bị ràng buộc trong 3 cõi sanh tử. Ai phạm đứng dậy ra giữa chúng nói lỗi; người không phạm thời yên lặng. Vỗ thủ xích hỏi rằng:

- Nay xin hỏi chư Đại Đức trong chúng đây có ai phạm không?

Nếu người phạm tự đứng dậy lễ 3 lạy quỳ gối chấp tay nói rõ điều đã phạm; nhưng chư tôn xem xét kỹ tâm cảnh và sự duyên đã phạm. Thư Ký ghi lại chi tiết rõ ràng. Duy Na xướng rằng:

Đại chúng đảnh lễ 3 lạy rồi tụng bài hồi hướng, chúng tụng hòa, 3 tự quy y xong. Duy Na, Thư Ký đưa người phạm giới đến phòng Phương Trượng. Hai vị đồng lễ một lạy rồi trình bày danh tánh người phạm, phạm điều gì. Hòa Thượng xem xét xong. Duy Na xướng cho người phát lồ lễ 3 lạy rồi quỳ gối chấp tay. Hòa Thượng hỏi xong; y theo luật tùy phạm tội nặng nhẹ mà xử như, dạy đương sự sám hối và và khuyên người phạm giới tự phát nguyện gia trì sám hối nương nhờ lực từ bi của Phật, lực Yết Ma sám hối làm cho tội chướng tiêu sạch; thiện pháp ngày càng phát triển gia tăng. Dạy như thế xong, lễ thầy 3 lạy rồi lui ra. Những người không phạm nghe hiệu khánh đồng vào điện Phật lễ Tam Bảo. Nếu nhờ gia trì lực bổng nhiên tĩnh ngộ tùy theo cách mà thông thường là lễ tụng để cải thiện; không che dấu thời sự uẩn khúc lại càng đẹp đẽ hơn.

Nếu tác pháp trong đàn tràngTỳ Kheo Bồ Tát tăng ở chung trong nửa tháng Bố Tát trước đã có sám hối; đại lược phân thành hai tiết: 1) tuy nửa tháng luôn có kỳ nhóm chúng Tỳ Kheo Bồ Tát sám hối, nhưng dựa pháp Tỳ Kheo tăng làm pháp yết ma, thân giớibất tịnh. Liệu tâm giớithanh tịnh không? Không nên nghĩ rằng bỏ Đại theo Tiểu, nhưng mà Bồ Tát khéo giữ được tăng chế. 2) Thật là gặp cơ hội lớn tịnh giới tự nhiên phát khởi ở chung nhưng trong cảnh thuần thục. Giá như có phạm mới tuân theo kinh Phạm Võng, Địa Trì làm pháp Đại Thừa sám hối, như Đại Thừa thập nhị môn trong đó có phân biệt rõ.

1.5.3 Tăng làm pháp yết ma tụng giới:
Nếu tác pháp nửa tháng tối trời hoặc có trăng vào đúng ngày Bố Tát trừ 4 vị tăng trở lên cho đến 100, 1000 tăng cùng ở chung , e gặp thời khó nhóm. Luật chế trước hết thưa bạch nhóm chúng, sau mới tới họp. Một vị Thượng Tọa ra bạch chúng giữa bữa cơm trưa hoặc sáng như sau:

Đại Đức Tăng nghe, đến ngày 15 hoặc 30 Bố Tát tại (địa điểm)… tụng giới. Nói một lần rồi ngưng, nhưng vị Thượng Tọa phải cao niên hơn các Tỳ kheo nhỏ tuổi; và rằng: đến nơi Bố Tát quét dọn, trải tòa, chưng bày hoa đăng, cụ bị phòng xá, đặt nước cúng. Tới giờ Bố Tát gõ kiểng tập họp chúng. Người nghe hiệu lệnh nhanh chóng tới chỗ Bố Tát; không tới dự phải gởi dục. Đây có nghĩa như là một buổi trai tăng nên cùng chúng giữ lục hòa. Người không dự thời gởi dục cho vị khác, như những trường hợp bịnh, gặp việc không thể nào đến với chư tăng được; phải đạt một sự thanh tịnhTỳ kheo nhận gởi dục ra trước làm lễ, quỳ và bạch như sau:

Đại Đức một lòng nghĩ, con vì Tỳ Kheo… như pháp tăng sự gởi dục thanh tịnh.

Nói xong liền lạy một lạy rồi đứng lên lui ra.

Nếu người gởi dục là bậc Thượng Tọa, người nhận gởi dục là một Đại Đức chỉ xá một xá đứng bạch như trên xong xá một xá rồi lui. Luật Tăng Kỳ ghi rằng, không nên cao hứng cùng gởi dục cho người; phải gởi dục cho người có thể mang đến giữa tăng nói thay. Theo Hành Sự Sao ghi, phàm tăng tác pháp thân tâm hẳn đều phải thanh tịnh mới thành sự hòa hợp. Giá gặp nhân duyên không mở tâm tập hội thì cơ duyên giáo hóa chẳng thi thố làm sao cứu tế rộng được. Nên phải truyền tâm để cảm ứng với tăng sự trên mới có thể làm xong được việc này việc nọ. Vì nhân duyên như thế nên mở khai cho phép gởi dục. Duy nhứt kiết giớiyết ma diệt tránh[14] không được phép gởi dục. Ngoài ra, hết thảy phép yết ma đều có thể gởi dục được. Mỗi vị y theo giới mà ngồi thứ tự, vị trưởng chúng cầm nhang đợi thỉnh một vị hạ cao có giới đức thanh tịnh tụng giới. Vị ấy vào thăng tòa xong, chúng trưởng tới cung thỉnh lễ 3 lạy xong lui về chỗ ngồi. Luật ghi rằng, tăng đã nhóm họp, vị Tỳ kheo tụng giới kiểm điểm số để biết người đến và người nào không đến. Nếu có chúng Sa Di thầy Duy Na xướng: 

- Này các Sa Di hãy thứ tự tiến lên đứng theo hàng hướng lên trên, nghe tiếng khánh lạy đại tăng 3 lạy rồi quỳ gối chấp tay. Thầy vỗ thủ xích dạy khuyên rằng:

- Các Sa Di hãy lắng nghe, thân người khó được, giới pháp khó gặp, thời khắc dễ qua, đạo nghiệp khó thành, các vị mỗi người nên giữ thân - khẩu - ý thanh tịnh, cần học kinh, luật, luận, cẩn thận đừng có buông lung!

- Y giáo phụng hành

Duy Na xướng:

- Các Sa Di lễ một lạy rồi đứng lên thứ tự lui ra. Sa Di ra rồi đại chúng khởi sự tụng Tứ Phần giới bổn (giới Tỳ Kheo).

Thầy Duy Na xướng, đại chúng đồng hòa theo:

Nam mô Bổn Sư thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Tiếp đọc: 

Kệ khai luật:

Kinh biệt giải thoát khó được nghe

trải qua vô lượng trăm ức kiếp

Đọc tụng thọ trì cũng như thế

Như thuyết mà làm lại khó hơn.

Hòa thượng vỗ thủ xích hỏi rằng:

Tăng nhóm chưa?

- Tăng đã nhóm

Hòa hợp không? Người chưa thọ giới cụ túc ra chưa?

- Đã ra

Có các Tỳ kheo thuyết dụcthanh tịnh không?

Nếu không trả lời là không: còn như có người thuyết dụcthanh tịnh, vị nhận gởi dục Tỳ Kheo đáp rằng, có rồi đứng lên ra trước chúng lễ một lạy rồi quỳ gối chấp tay bạch như thế này:

Đại Đức tăng nghe, con Tỳ Kheo… nhận gởi dục thanh tịnh, Thầy A như pháp tăng sự gởi dục được thanh tịnh. Nói một lần xong, Hòa Thượng đáp rằng:

- Được!

Tỳ Kheo thuyết dục lễ một lạy xong đứng lên trở về chỗ ngồi tụng giới. Nếu có thể nhớ tánh danh từng vị tùy theo hứa nhận gởi dục bao nhiêu vị. Nếu không thể nhớ chỉ nói: nhiều chư Tỳ Kheo gởi dục thanh tịnh.

Như Tỳ Kheo nhận gởi dục mà có việc bất khả kháng không thể đến trong chư Tăng nghe giới được nên chuyển dục cho Tỳ kheo khác. Phải đến trước một Tỳ Kheo thanh tịnh nói đầy đủ như thế này:

Đại Đức một lòng nghĩ, tôi Tỳ Kheo A có nhận dục thanh tịnh của một số vị Tỳ Kheo. Các vị ấy và chính tôi như pháp tăng sự xin gởi dục thanh tịnh. Nói xong, vị thọ chuyển dục ra trước tăng cũng làm y như trên.

- Có ai sai Tỳ Kheo Ni đến thỉnh giáo giới không?

Nếu không, trả lời trong đây không có Ni đến thỉnh giáo giới. Nếu có, vị Tỳ kheo Giáo thọ ấy đứng lên ra trước chúng hướng lên lạy một lạy rồi quỳ gối chấp tayNi chúng mà bạch rằng:

Đại Đức Tăng nghe, chùa… của Tỳ Kheo ni, Tăng hòa hợp, sai Tỳ Kheo Ni tới đảnh lễ Tỳ Kheo tăng, thỉnh người dạy Ni. Bạch 3 lần như thế xong đứng lên, đến trước Thượng Tọa đệ nhất thỉnh rằng: Đại Đức từ bi có thể đến dạy Tỳ Kheo Ni không? Nếu Thượng Tọa này đồng ý đến dạy, đáp rằng có thể; còn nếu không nhận dạy, trả lời không thể. Vị Tăng từ 20 hạ trở lên đều được hỏi như thế. Nếu trong Tăng đều không ai nhận; trở lại Thượng Tọa đệ nhứt lễ một lễ, quỳ bạch: con Tỳ Kheo… đã hỏi khắp trong tăng không có ai kham nhận giáo giới Tỳ Kheo Ni, mong Thượng Tọa nên nói lược phép giáo giới bảo cho vị Tỳ Kheo kia rằng: Này Đại Đức trong chúng đây đã không nhận làm giáo thọ Ni, ngày mai Ni đến thỉnh có hợp thời không? Nên trả lời vị kia rằng: tối qua vì chúng Ni mà ở giữa tăng đã mời khắp hết, không có vị nào nhận dạy Ni cả. Tuy nhiên, Thượng Tọa có nói, báo cho chúng Tỳ Kheo Ni nên phải tinh tấn hành đạo, cẩn thận chớ có buông lung. Vị Tỳ Kheo nhận lời dặn dò đáp: xin vâng! Xá một xá rồi lui. Y cứ luật qui định người đủ đức mới được đề cử dạy Ni. Ngày nay chỉ hỏi vị Thượng Tọa thỉnh mời để làm sáng qui tắc đương thời. Việc Ni, Tăng sai hai lần bạch yết ma tới thỉnh pháp. Muốn biết rõ đợc thêm luật Tứ Phần trong phần 2 nên đây không ghi ra hết.

- Tăng nay hòa hợp để làm gì ?

- Để làm Yết ma tụng giới.

Người cử tụng giới trước bạch hòa tăng một lần như sau:

Đại Đức tăng nghe, nay là 15 tháng… có trăng, Bố Tát tụng giới, nếu tăng phải thời mà đến, tăng thuận nghe hòa hợp tụng giới bạch như thế, tác bạch có thành không? Đại chúng đồng chấp tay đáp: Thành.

- Chư Đại Đức mùa xuân 3 tháng 90 ngày là một thời; nửa tháng 14 ngày đã qua. Tháng giêng ngày Rằm ngày tụng giới nửa tháng đã qua, tháng 3 ngày 15, 30 tụng giới 2 lần cũng đã qua. Bây giờ còn mùa hạ, thu và đông 3 kỳ dựa theo đây mà thay đổi.

- Già chết gần kề, Phật pháp sắp diệt, chư Đại Đức vì muốn đắc đạo nên nhứt tâm cần cầu tinh tấn. Tại sao phải làm như vậy? Vì chư Phật nhứt tâm cần cầu tinh tấn nên chứng thành vô thượng chánh đẳng chánh giác; huống gì là các pháp lành khác. Mọi thú vui trong lúc còn tráng kiện, nỗ lực cần tu thiện tại sao chẳng cầu đạo; yên phận đợi già còn mong thú vui gì? Một ngày đã qua, mạng theo đó cũng giảm dần như cá thiếu nước nào có vui chi…

1.5.4 Lại nói rõ pháp tăng lược tụng giới. 
Trong luật Phật dạy, nếu có vua, giặc, thủy, hỏa, bịnh, các nạn nhân, phi nhân và những nghịch duyên khác như thiếu chỗ, đường ngập nước, trời mưa, đêm Bố Tát sắp hết; hoặc tranh biện, thuyết pháp lâu v.v… nên tụng lược giới. Người tụng khéo biết lúc tùy nghi, nêu lên các nạn duyên. Đây dựa theo luật Tỳ Ni Mẫu luận rằng, nếu tụng tựa của giới xong, hỏi có thanh tịnh xong nên bảo chúng rằng:

Chư Đại Đức:

- Đây là 250 giới: 4 tội Ba La Di

- 13 tội Tăng Già Bà Thi Xa

- 2 Pháp bất định

- 30 tội Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề

- 90 pháp Ba Dật Đề

- 4 Ba la đề đề xá ni

- 100 pháp chúng học

- 7 pháp dứt sự tranh cải.

Pháp tăng thường nghe, nửa tháng tụng một lần trong giới kinh chép ra. Nay xin hỏi chư Đại Đức trong đây có thanh tịnh không? (hỏi 3 lần). Chúng im lặng, gõ tiếng chuông tiếp:

- Chư Đại Đức trong đây thanh tịnhim lặng vậy, việc ấy như thế mà rõ biết.

Trên đây là tụng y nguyên văn. Nếu gặp nạn khó, nghịch duyên nên hỏi phép thanh tịnh; rồi tụng tới đâu nên nói tụng tới đó như:

- Chư Đại Đức đã tụng đến chỗ … ngoài ra các giới khác tăng thường nghe tùy nghi

- Chư Đại Đức nay là ngày 15 tháng… có trăng Bố Tát mỗi người phải giữ thân, miệng, ý chớ có buông lung.

Nói xong hồi hướng mỗi người tự giải tán. Song ở đây nói tụng lược tức là chỉ đọc những giới danh quan trọng, là cách hay nhất. Nếu người mới thọ giới không am tường luật Tứ Phần như có đọc toàn văn cũng khó lãnh hội hết huống chi tụng lược mà có thể hiểu rõ. Vì thế, sau khi thọ giới phải học, học để hành trì, như gặp việc liền thích ứng ngay, rất có lợi được nhiều mặt. Nay nêu rõ 3 pháp lược, đức Phật phương tiện tùy cơ, nhưng làm vị tăng am tưòng sự duyên không có lỗi, vì việc bỏ Bố Tát.

1.5.5 Pháp đối thủ yết ma tụng giới:
Luật dạy rằng, một Tỳ Kheo ở riêng gặp ngày Bố tát nên dọn phòng sạch sẽ, trãi tòa ngồi, bày đủ phẩm vật cúng. Nếu có khách tăng đến như 4 người từ 4 người trở lên, dựa theo trước làm phép tăng Yết Ma tụng giới. Như chỉ có 3 người không được thọ dục, trước hết một Tỳ Kheo đủ nghi cách đối trước 2 Tỳ Kheo kia lễ 3 lạy, quỳ bạch rằng:

- Nhị vị Đại Đức nghĩ cho, nay là ngày 15 tăng tụng giới, tôi Tỳ Kheo… thanh tịnh (3 lần) xong lễ một lạy rồi ngồi xuống, hai vị kia cũng làm như vậy, lần lượt đối thủ nói 3 lần như trên. Nếu có 2 Tỳ kheo ở chung cũng dựa theo pháp này. Như trong số có người phạm, nên hướng về vị thanh tịnh tỏ bày sám hối. Trong trường hợp phạm tội không nên thêm 2 chữ thanh tịnh.

1.5.6 Tâm niệm pháp yết ma tụng giới:
Luật chế, nếu một Tỳ kheo vào ngày Bố Tát nên dọn dẹp sạch sẽ, bày đầy đủ đồ cúng; như không có tăng khách đến tự đủ oai nghi, tới trước bàn Phật lễ 3 lạy rồi nói:

Nay là ngày 15 tháng… tăng tụng giới Bố Tát, con tỳ kheọ thanh tịnh (3 lần). Tụng Bát Nhã, hồi hướng rồi lui ra.

1.5.7 Luật Tỳ Kheo bày đúng chỉ sai:
Luật ghi rõ Tỳ Kheo thực hành 184 pháp yết ma, trong mỗi một pháp, mỗi pháp có đủ 7 tội. Vì sai là trái giới luật gọi là băng hoại, việc tác pháp không thành. Đúng luật gọi là duyên thành, tác pháp có lợi, có nghĩa là xứng lượng nhơn, pháp và việc phải nên làm cái gì cần làm mới được. Ở đây nêu lên pháp yết ma Bố Tát. Nêu rõ điều đúng chỉ việc sai khiến cho kia sanh thiện dấu ác vậy.

- Thứ nhất người lỗi: nghĩa là cùng ở chung một chỗ nghe hiệu lệnh nhóm chúng nên đến; không đến phải gởi dục. 

Không gởi dục, đến cũng chẳng chọn người trong chúng, nhập chúng đem số Ni vào, hoặc tụng giới có người phạm, họp bạch vấn hòa. Hoặc 3 người ngồi chỗ cao cùng làm việc Bố Tát hay mỗi người ở phòng riêng, tụng riêng một mình không có chúng, gọi đó là duyên hoại, việc Bố Tát bất thành. Trái lại là thành việc tụng giới có lợi ích.

- Thứ nhì pháp lỗi: có nghĩa là 4 vị tăng, trước bạch nhóm chúng, sau cùng tụng giới. Hơn 4 người không bạch nhóm chúng, chỉ cùng hòa tụng; hoặc có 3 người mà nhận dục người thứ tư gởi. Hay trong trường hợp tuy chúng tăng đông mà gởi dục hơn phân nửa, tức là không hòa chúng. Tụng giới đảo lộn, câu văn sai sót, lời tiếng không rõ, việc vô bổ, tự ý tuyên bố lược giới, gọi là duyên hoại, việc Bố Tát bất thành, tụng giới đúng pháp.

- Thứ ba việc lỗi: chúng tăng cùng ở chung không kết hạn giới, hoặc trước kết giới rộng (đại), sau kết giới tràng (tiểu). Nếu địa điểm là đất già lam nên xướng danh kết giới theo phạm vi nhẫn đến tiểu giới cũng vậy, cắm dấu mốc cho còn, đại giới - giới rộng - không cần cắm dấu tướng. Tuy phạm vi như pháp, nhưng việc tụng giới có khuyết gọi là duyên hoại, việc Bố Tát bất thành. Trái lại là thành việc tụng giới được lợi lạc.

- Thứ tư nhơn pháp đều lỗi: có nghĩa hợp luật chế, cả hai nhơn pháp đều sai. Như đã nêu trên nên tự hiểu ở đây không nhắc lại nữa.

- Thứ năm sự pháp đều sai; có nghĩa người hòa hợp với duyên, song sự - pháp đều hoại. Lấy ở trên để chứng minh ở đây, việc Bố Tát không thành.

- Thứ sáu pháp không lỗi nhưng nhơn sự lại phạm lỗi, như trên đã qui định, hoàn toàn chẳng có lợi ích gì. 

- Thứ bảy nhơn – pháp-sự lỗi: có nghĩa là cả 3 đều phạm luật. Một đã không thể thành, huống chi tập họp Bố Tát lại nhọc công vô ích.

Đối thủ Bố Tát cũng nêu rõ 7 lỗi như: 

a) nếu có chư tăng không nhóm lại, cố ý nắm giữ riêng gọi là người lỗi 

b) hai và ba người tụng hết lại bảo lược gọi là pháp lỗi

c) ba người và hai người kết tiểu giới riêng gọi là sự lỗi

d) thứ tư là nhơn - pháp lỗi

e) thứ năm: sự - pháp lỗi

f) thứ sáu: nhơn - sự lỗi

g) thứ bảy: pháp - sự lỗi. 

Lấy 3 lỗi trước hợp chung cùng 4 lỗi sau; ngược lại duyên thành việc Bố Tát đúng luật.

Tâm niệm Bố Tát cũng có 7 lỗi như:

a) nếu chúng đông người, mỗi người nắm riêng đó là nhơn lỗi

b) tự vấn hòa hợp: đọc hết giới mà tự mình lược là pháp lỗi.

c) Trước Phật điện niệm tưởng như thế … là việc lỗi 

(Bốn pháp sau xem ở trên) chung lại thành loại trái mà giản lược bớt nên biết.

1.5.8 Tăng Bố Tát làm phép yết ma tụng giới:
Nếu như cùng một địa điểm mà đại giớitiểu giới chung, Tỳ Kheo Bố Tát tăng trước hết cho chúng Tỳ Kheo tăng cùng họp chung Bố Tát. Như pháp tăng Bố Tát ở trước tụng luật Tứ Phần giới bổn xong, hồi hướng, các Đại Đức giải tán. Lại trong một lúc khác tại Phật điện trải tọa cụ, sẵn sàng mọi thứ, nhóm chúng Bố Tát, tụng kinh Phạm Võng Bố Tát. Nếu không có chúng Tỳ Kheo, chỉ có chúng Bố Tát, trước cũng nhóm chúng Tỳ Kheo Bồ Tát tăng tới điểm Bố Tát, tụng luật Tứ Phần. Sau đó lại họp chúng Bồ Tát trước điện Phật tụng Phạm Võng Bồ Tát giới. Giá gặp trở duyên thì trước tụng lược Tứ Phần giới bổn, sau tụng đủ kinh Phạm Võng. Nếu nạn duyên xảy đến không thể trong vài giờ nhóm chúng được, hai chúng mỗi chúng đều tụng, nhóm chúng trước Phật điện lược tụng Tứ Phần, sau nhóm chúng Bồ Tát lược tụng kinh Phạm Võng.

Tuy tụng Luật Tỳ Kheo trước điện Phật, nhưng phương tiện khai cho tụng lược trong trường hợp có nạn .

Bố Tát không nạn duyên, tụng đầy đủ giới Bồ Tát, một vị Thượng Tọa Tỳ Kheo Bồ Tát ngay trong bửa ngọ trai hay tiểu thực ra trước bạch chúng rằng:

- Chư Đại Đức Bồ Tát tăng nghe, nay là 15 tháng… có trăng ngày Bố Tát, thưa chúng Bồ Tát vân tập Phật điện (hay thiền đường, giảng đường) để tụng giới Bố Tát. Bạch như thế một lần xong, liền sai Sa Di Bố Tát hoặc Tỳ Kheo Bồ Tát nhỏ tuổi cũng được, tới chỗ tụng giới dọn dẹp sạch sẽ, trải tọa cụ ngay ngắn, chuẩn bị đầy đủ hương đèn, nước cúng Phật xong. Đúng giờ tụng giới, một Tỳ Kheo Bồ Tát gõ hiệu lệnh 3 hồi (3 tiếng) nhóm chúng Bồ Tát. Các Tỳ Kheo Bồ Tát trước phải y hậu chỉnh tề vào chánh điện, theo thứ tự hạ lạp đứng xong, một vị lãnh chúng cầm hương mời một Tỳ Kheo Bồ Tát đầy đủ giới đức niệm hương và tụng giới. Vị ấy bước lên lễ Phật rồi ngồi. Mỗi vị ngồi theo chỗ của mình. Thầy Duy Na xướng, đại chúng cùng tụng theo như:

Nam Mô thiên Hoa Đài Thượng Lô Xá Na Phật (3 lần).

Kệ khai luật:

Thăm thẳm cao siêu pháp nhiệm mầu

Trăm nghìn ức kiếp khó tìm cầu 

Con nay nghe thấy chuyên trì niệm

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu …

Vị chủ trì vỗ thủ xích hỏi:

Tỳ Kheo Bồ Tát tăng nhóm chưa?

- Đã nhóm

Hòa hợp không?

Hòa hợp

o Người chưa thọ Bồ Tát giới ra chưa?

- Đã ra.

o Có các Bồ Tát thuyết dụcthanh tịnh không?

- Không có đáp, không. Có đáp có. 

Trong đây không cần hỏi Ni thỉnh giáo giới, giả sửTỳ Kheo Ni, nếu chưa thọ giới Bồ Tát, nên phải cho ra trước là hợp lý nhất. Tỳ Kheo Ni đã thọ giới Bồ Tát, cho họp nghe chung trong Bồ Tát tăng. Nếu Tỳ Kheo Ni Bồ Tát ở gần chùa tăng và gặp tăng Bố Tát lúc chung họp tụng giới; nửa tháng không đến thỉnh giáo giới thời phạm 3 lỗi: 1) Khinh tội ba dật đề 2) nếu bịnh và các duyên khác không đến lễ tăng, phạm tội vượt giới luật 3) tự tiện bỏ việc nhỏ không giữ tăng chế, phạm khinh cấu tội. Tỳ Kheo Ni biết đối với việc nhỏ nên thỉnh nên hỏi; với việc lớn thì không hỏi không thỉnh.

- Tăng nay hòa hợp để làm gì?

- Để yết ma tụng giới Bồ Tát

Đại Đức tăng nghe, nay ngày 15 (30) tháng có trăng (không trăng) là ngày Bố Tát, nên tăng phải thời mà đến, tăng thuận nghe hòa hợp tụng giới, bạch như thế, tác bạch có thành không? (hỏi 3 lần).

(Đại chúng chấp tay đáp: thành).

Vị tăng chủ trì vỗ thủ xích nói: 

- Chư Phật tử chấp tay lắng nghe, nay tôi sắp nói lời tựa đại giới chư Phật; chúng nên yên lặng lóng nghe, tự biết mình có tội nên sám hối; sám hối thời được an vui, không sám hối tội càng thêm nặng. Người không có tội thì yên lặng, vì yên lặng nên biết trong chúng đây thanh tịnh. Chư Đại Đức lắng nghe, sau khi đức Phật diệt độ trong thời kỳ tượng pháp, nên phải tôn trọng ba la đề mộc xoa (giới luật), ba la đề mộc xoa chính là giới nầy. Người trì giới này như tối gặp sáng, như người nghèo được của báu, người bịnh được lành, người tù được thả, người đi xa được về… Nên biết giới này là đại sư của đại chúng, như Phật còn tại thế không khác vậy. Tâm sợ sệt phát sanh, thiện tâm khó phát, cho nên kinh ghi rằng: chớ khinh thường lỗi nhỏ cho là không hại. Giọt nước tuy nhỏ nhưng rỉ rả dần thành đầy chum lớn; tích tắc tạo tội đọa vô gián địa ngục. Một khi mất thân người muôn kiếp khó được lại, sắc trẻ không dừng dường như ngựa chạy. Mạng người vô thường nhanh hơn nước dốc; ngày nay dù còn khó bảo đãm được ngày mai. Đại chúng mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tấn cẩn thận chớ có giải đãi biếng lười ngủ nghỉ mặc sức. Ban đêm phải nhiếp tâm niệm nghĩ tham thiền, chớ để thời giờ trống rỗng, đâm ra bãi hoải, sau sánh ăn năn. Đại chúng mỗi người nên nhất tâm nương theo giới này tu hành như pháp nên cần phải học.

Kính lễ Lô Xá Na 10 phương kim cương Phật, kính lễ trước luận chủ, đức chánh giác Từ Thị tôn Phật. Nay tụng ba tụ giới Bồ Tát đều cùng nghe, giới như ngọn đèn sáng phá tan đêm tối tăm; giới như gương báu sáng, soi chiếu hết thảy pháp, giới như châu ma ni, rưới của giúp kẻ nghèo, lìa thế chóng thành Phật, chỉ giới này là hơn hết. Vì thế các Bồ Tát nên phải siêng năng hộ trì.

Vị Thượng Tọa đọc chậm rãi kinh Phạm Võng từ đầu chí cuối xong, tụng Bát Nhã, hồi hướng. Thầy Duy Na cử tán kết thúc .

Nam Mô Thiên Hoa đài thượng Lô Xá Na Phật. (3 lần).

1.5.9 Luật Bồ Tát nêu đúng chỉ rõ sai:
Nên phải châm chước giữ không có chỗ phạm mới thành đúng pháp theo Đại Thừa Bố Tát có 7 lỗi:

1) Người lỗi: có nghĩa không lọc ra chúng chưa thọ Bồ Tát Tỳ Kheo mà ruỗi theo Sa Di đã thọ giới Bồ Tát đáng nhóm mà không nhóm, đáng gởi dục mà không gởi dục. Giới lạp không có tôn ti, ngồi lộn xộn như binh nô, xen tạp dung tục theo thiểu số ở trong chúng gọi là duyên hoại, việc Bố Tát khó thành. Nếu trái lại như đây là đúng luật, tụng giới mới thành.

2) Pháp lỗi: không làm pháp hòa chúng, hỏi thỉnh giáo giới thức Xoa ma na Bồ Tát, Sa di Bồ Tát, Sa di Ni Bồ Tát, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Đơn bạch (1 lần) yết ma hòa tăng, hoặc nghe tụng không hiểu, câu văn lộn xộn. Hoặc 3 người cùng ngồi cao, hòa xướng âm tốt là một việc vô bổ tự ý lược tụng giới hoặc mọi người cùng quỳ tụng giới, bỏ hẳn chỗ ngồi tụng theo qui định. Cũng như làm pháp đối thủ, tâm niệm, ba đơn bạch thay đổi, xem giống như việc nhỏ v.v… gọi là duyên hoại, tụng giới khó thành. Nếu trái lại như đây là hợp pháp, việc Bố Tát bèn thành.

3) Việc lỗi: địa điểm Bố Tát không theo hạn giới, hoặc phòng các nạn duyên. Tuy kết tiểu giới nêu danh xướng tướng; kết nhưng không giải v.v… gọi là duyên hoại, Bố Tát bất tịnh. Nếu trái lại như đây là giữ theo đúng luật, tụng giới được thiện lợi. 

4) Nhơn pháp lỗi: việc hạn giới khéo giữ, nhơn pháp đều trái theo tiêu chuẩn trên biết là thành, như hoại (phá) là lược bớt (xứng lượng) 

5) việc – pháp lỗi: có nghĩa người không có lỗi; việc – pháp đều trái, liệt nêu chỉ rõ, làm xong được lợi ích 

6) người - việc lỗi: pháp đúng thánh giáo, người - việc khinh nhờn thủ việc đắc thất trước tự biết rõ nên thất bại 

7) người – pháp - việc lỗi: có nghĩa là một đã không hợp luật mà cả ba thành ra có lỗi. Trái lại là đúng luật như trước, Bố Tát mới thành. Ở đây lược nêu luật Tỳ Kheo qui định chọn lựa sự thành hoại. Các việc: đối thủ, tâm niệm …luật Đại Thừa không có các pháp này, nên không nêu dẫn hết.

1.5.10 Phụ: hai chúng tại gia Bố Tát:
Đại Thừa hai chúng tại gia đã thọ giới tướng thù thắng.

1) Phạm Võng 10 giới trọng, 48 giới khinh, đây là chân tục Bồ Tát. 7 chúng cùng thọ là Ưu Bà Tắc giới kinh, có 6 giới trọng và 28 giới khinh. Giới nầy chỉ người tại gia, không bao hàm người xuất gia nhưng đức Thế Tôn hợp căn cơ chế ngăn. Thí pháp do người, nếu thọ 10 giới trọng và các giới khinh, nửa tháng Bố Tát phải đến chỗ Tăng Bố Tát nghe tụng giới. Thảng hoặc như ở gần không có chùa Tăng, tại gia có bàn Phật cũng tự tụng được. Nếu thọ 6 giới trọng 28 giới khinh chỉ ở nhà mình quỳ trước bàn Phật tụng. Giả sử gần nhà có chùa tăng cũng không được nghe tụng giới, vì giới tướng không giống nhau. Đây khác với giới trọng khinh nêu trên; vì sau là 6 trọng và 28 khinh. Cần biết rõ điều khoản để tiện cho việc Bố Tát. Hai kinh trên đều có ghi rõ giới tướng và qui định 3 đàn truyền giới.
1.5 Lễ Cầu dứt mưa

Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.

Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:

Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,

Viên dung vô ngại khó thể so lường,

Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,

Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:

Cửa trời im ỉm chẳng mở thông

Ngày đêm thê thiết nổi gió giông

Trừ dứt tai ương dân ước nguyện

Hợp thời hé lộ một vừng hồng

Là một trong bốn châu thiên hạ

Châu Nam Thiệm người người chờ mông.

Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.

Lại nguyện:

Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu

Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên

Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh

Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên

Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên

Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.

Ngày…tháng…năm... Phật lịch...

Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.

Duy Na cử bài tán:

Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,

Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,

Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,

Khắp nơi rải sáng an lành,

Vạn vật vui đón bình minh.

Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).

Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)

Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.

Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.

Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 16044)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(View: 15551)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(View: 15350)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(View: 13713)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(View: 15058)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(View: 20858)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(View: 18971)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(View: 31283)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(View: 12820)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(View: 16029)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(View: 14248)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(View: 14335)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(View: 13940)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 14960)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(View: 14191)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(View: 17238)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(View: 15917)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(View: 31901)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(View: 19371)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(View: 15479)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 15299)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 15058)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(View: 14231)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(View: 20210)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(View: 14838)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(View: 14969)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(View: 15222)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(View: 15214)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(View: 18422)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(View: 14073)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 14155)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 15425)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 14687)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 16971)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 15831)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 13957)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 13559)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 13667)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 13352)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 14469)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 15132)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(View: 14727)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 15028)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 13509)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 14107)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(View: 13626)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 14104)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 14987)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 15226)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 13750)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(View: 13249)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 14121)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 14073)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 13686)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 14307)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 14048)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 13034)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 15185)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 13244)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 12905)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant