Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

6. Năm thiên sáu tụ giới

30 Tháng Tư 201100:00(Xem: 11879)
6. Năm thiên sáu tụ giới

BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc 
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008

Quyển 7

Gồm có 2 phần thượng và hạ
Đời Đường Hồng Châu, Sa Môn Bách Trượng Hoài Hải biên tập
Đời Thanh Tỳ Kheo Nghi Nhuận chùa Chân Tịnh Hàng Châu chứng nghĩa
Ngài Diệu Vĩnh Trụ Trì chùa Giới Châu tại Việt Thành nhuận duyệt.

Chương 7: Phần Trên - Đại Chúng

1.6 Năm thiên sáu tụ giới:

Tỳ Kheo tăng có 250 giới thêm Thâu Lan Giá 17 điều; Ni có 348 giới thêm Thâu Lan Giá 25 giới. 

1.6.1 Năm thiên là: 
1- Bốn pháp Ba La di, Tỳ Kheo Ni có 8 Ba La Di. Đây là giới căn bản vì tánh nghiêm trọng. Cũng gọi đệ nhất tụ gắn liền tới chết thuộc thổ giữ giới này được sanh cõi trời Tha Hóa, nếu phạm sẽ đọa vào địa ngục nóng bức (thiêu đốt).

2- Thiên thứ hai là 13 pháp Tăng già bà thi xoa; Ni có 17 pháp tăng già bà thi xoa cũng gọi là tụ thứ hai: gắn chặt lưu chuyển thuộc thủy. Giữ giới này thời sanh lên cõi Hóa Lạc thiên; nếu phạm sẽ đọa vào địa ngục kêu thét.

Tụ thứ ba: pháp Thâu Lan giá, Tăng có 17 pháp. Không phải Ni của luật Tứ Phần, Tát Kỳ Ba Dật Đề 30 pháp. Ni có 25 pháp (không phải luật Tứ Phần 30 pháp). Đây chỉ có tên từ khi sanh gọi là luận tụ. Giữ giới này thời sanh lên cõi trời Đâu Suất; nếu phạm sẽ đọa địa ngục khóc gào.

3- Thiên thứ ba: pháp Ba Dật Đề, tăng có 120 pháp luật Tứ Phần, phần hai, trước có 30 pháp gọi là Ni tát Kỳ Ba Dật Đề. Ni có 208 pháp (Luật Tứ Phần cũng phần 2, trước có 30 pháp cũng giống Tỳ Kheo). Cũng gọi là tụ thứ tư. Gắn chặt thuộc kim. Giữ giới này thời sanh lên cõi trời Dạ Ma; nếu phạm sẽ đọa địa ngục chúng hợp.

4- Thiên thứ tư Ba la Đề Đề Xá Ni; Ni có 8 pháp, cũng gọi là tụ thứ năm. Gắn bó như chiếc gậy thuộc hỏa. Giữ giới này thời sanh lên cõi trời Đao Lợi; nếu phạm sẽ đọa địa ngục hắc thằng (dây đen).

5- Thiên thứ năm: 100 pháp Thức xoa Ca la, tức là 100 pháp chúng học, nên cũng gọi là cần phải học. Quy định Tỳ Kheo Ni giống như đây, cũng gọi là tụ thứ sáu. Gắn bó nở hoa ngầm thuộc mộc. Giữ giới này thời sanh lên cõi trời Tứ Thiên Vương; nếu phạm sẽ đọa địa ngục đẳng hoạt.

Chứng nghĩa ghi rằng, Tổ Hoa Sơn giải thích 5 thiên 6 tụ như, các bộ luật Tỳ ni đều không dịch đúng chỉ dùng nghĩa phiên dịch. Dựa theo luật Tăng Kỳ chỉ nêu rõ 5 thiên, còn y cứ luật Tứ Phần mở ra là 6 thiên. Cũng nói rằng, bảy chúng giữ luật nên biết thiên, tụ mới có thể mở - ngăn (khai, giá) chỗ đạt được; giữ gìn đúng cách, làm thanh tịnh ba nghiệp. Đây là việc đầu tiên nói thiên; thiên tức là biến khắp vậy. Vì biểu tỏ sự rõ ràng mà cùng khắp; còn tụ tức là hội vậy. Có nghĩa thâu những gì lưu xuất họp lại mà thành.

Thứ nhất: Ba La Di, Trung Hoa gọi là bỏ lìa, tức vị tăng ở trong bốn pháp này lìa bỏ. Nếu phạm một giới tức là bỏ ra ngoài biển Phật pháp, vĩnh viễn không đạt đến đạo quả. Ni có 8 pháp bỏ, luật Tăng kỳ định nghĩa là rất cực ác. Lấy 3 ý đó giải thích như sau: 1) thoái mất: do phạm giới này lui mất không dự phần chứng quả 2) không được ở chung: không những chỉ mất đạo quả cũng không được thuyết giới yết ma ở trong hai bộ tăng (ni). 3) đọa lạc: bỏ thân này xong đọa vào địa ngục A Tỳ, nên là giới căn bổn của Hữu Bộ. Cũng còn gọi là Ba La thị Ca, dịch nghĩa là tha thắng, có nghĩa lúc vừa phạm bị người tịnh giới khác khi dễ hơn. Lại bị người khác quấy rầy thật đáng thương hơn . Xuất gia thọ giới Tỳ Kheo vì để trừ phiền não, nay bị cấm giới, lại bị người chế nhạo tiêu diệt thiện pháp; trở lại có thể sanh nơi ác thú, nên gọi là tha thắng.

Kinh Ngũ bách vấn ghi rằng, phạm tội Ba La di như tuổi thọ của trời Tha hóa Tự Tại đến 16,000 năm rồi đọa địa ngục nóng bức. Ở nhân gian là 1600 năm thì ở cõi trời kia là một ngày một đêm. Căn cứ theo đây biết được số năm, số tuổi đọa trong địa ngục. Nên nói rằng nghĩ tới địa ngục khổ phải phát tâm Bồ Đề. Người giữ giới há chẳng cẩn thận hay sao! Đây là tụ thứ nhất. 

Thứ hai: Tăng già ba thi xoa, đây dịch là sơ tàn. Như phạm tội này, trước hết ở trước tăng che dấu tác pháp sám hối, sau cùng đưa tội ra yết ma. Luật Tỳ Ni Mẫu luận rằng tăng tàn như bị người khác chặt đứt ngang cuống họng gọi là tàn. Theo lý nên sớm cứu độ. Kinh ghi rằng, phạm tội tăng tàn như không kể trời thọ mạng 8000 năm rồi đọa đại địa ngục gào khóc. Số năm ở nhân gian 800 năm bằng một ngày một đêm ở cõi trời kia; lấy đây tính để biết được số năm tuổi ở địa ngục. Đây là tụ thứ hai.

Tụ thứ ba: Thâu Lan giá, đây dịch là thô quá, có nghĩa là không y giới Phật dạy mà hành trì. Tội thô (thô quá) có hai loại:

a) một là tội nặng, phương tiện do thành 2 thiên tội trước 

b) có thể đoạn mất thiện căn, là thô ác bất thiện. Cũng có độc đầu Thâu Lan Giá chia nặng nhẹ làm 9 phẩm.

Như ở thiên tùy cơ Yết ma sám hối có nêu. Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề ở đây dịch là: Xả đọa. Có nghĩa là 30 pháp này đa phần do tham ái mà đọa, nếu xả tham ái tức là không đọa, nên gọi là xả đọa. Kinh ghi rằng, phạm tội Thâu Lan giá như tuổi thọ cõi trời Đâu Suất là 4000 năm đọa địa ngục kêu gào. Một ngày một đêm cõi Đâu Suất bằng 400 năm ở nhân gian. Căn cứ vào đó để tính có thể biết được số năm ở địa ngục.

Thiên thứ ba: Ba la đề, đây dịch là đọa. Luật Thật Tụng ghi rằng đọa địa ngục thiêu nấu ngăn chướng, 8 lớp nhiệt xông làm thiêu đốt, 8 lớp hàn băng bưng bít làm che chướng. 30 pháp xả đọa trước họp với 90 tội đọa này thành 120 tội. Kinh ghi rằng, phạm tội Ba Dật Đề như tuổi thọ trời Dạ ma là 2000 tuổi đọa địa ngục Chúng Hợp. Một ngày đêm cõi trời kia bằng 200 năm ở nhân gian. Lấy con số này làm chuẩn có thể tính biết được số năm ở địa ngục. Đây là tụ thứ tư vậy.

Thiên thứ tư: Ba La đề đề xá ni, đây dịch là hướng bỉ hối. Luật Tăng Kỳ ghi rằng, tội này nên phát lồ. Nói phát lồ tức hướng về một Tỳ Kheo nói lời hối lỗi. Kinh ghi rằng, phạm tội Ba la đề đề xá ni như tuổi thọ cõi trời Đao Lợi 1000 năm rồi đọa địa ngục hắc thằng. Một ngày đêm ở cõi trời Đao lợi bằng 100 năm ở nhân gian. Lấy đây làm chuẩn có thể biết được số năm đọa ở địa ngục. Đây là tụ thứ năm.

Thiên thứ năm: pháp chúng học cũng gọi là đột kiết la, đây dịch là ác tác hoặc là thủ giới gồm 100 giới. Giữ điều vi tế (nhỏ nhiệm) rất khó nên học theo đó giữ điều cần phải học. Kinh ghi rằng phạm tội đột kiết la như tuổi thọ cõi trời Tứ Thiên Vương 500 năm đọa địa ngục đẳng hoạt. Một ngày đêm ở cõi Tứ Thiên Vương bằng 50 năm ở nhân gian. Lấy đây làm chuẩn có thể biết được năm tuổi đọa ở địa ngục. Đây là tụ thứ sáu vậy. Hoặc là tụ thứ bảy tức đem tụ thứ 6 này chia làm hai tụ; ở thân gọi là ác tác thuộc tụ thứ 6, ở miệng gọi ác thuyết thuộc tụ thứ 7. Lại trong hai pháp đó bất định hàm trong 3 thiên trước và 4 tụ trên. Sau cùng, 7 pháp diệt tránh hàm trong 90 pháp ba dật đề. Ngoài ra trong tụ thứ ba Thâu Lan Giá rút từ luật Tứ phần, ngoài 250 giới. Lại năm thiên giới đây phán định phân 3 chi nếu phạm 2 thiên đầu gọi là phá giới, nếu phạm 3 thiên sau gọi là phá oai nghi. Nếu phạm trong 90 pháp như pháp 68 tà kiến sanh hủy báng giới, gọi là phá kiến. Giảng rộng như trong luật về tác – trì và chỉ - trì , quy định Bố Tát đại cươnggiải thích rõ. Theo Ngẫu Ích đại sư có Trùng Trị Tỳ Ni sự nghĩa tập yếu hành thế; lại còn có Tứ Phần giới bổn tân yếu, Như thích toát yếu, lại có Phạm Võng trực giải hiệp chú phát ẩn v.v… Dù chưa đưa vào tạng cũng nên tìm đọc cho biết.
1.5 Lễ Cầu dứt mưa

Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.

Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:

Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,

Viên dung vô ngại khó thể so lường,

Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,

Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:

Cửa trời im ỉm chẳng mở thông

Ngày đêm thê thiết nổi gió giông

Trừ dứt tai ương dân ước nguyện

Hợp thời hé lộ một vừng hồng

Là một trong bốn châu thiên hạ

Châu Nam Thiệm người người chờ mông.

Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.

Lại nguyện:

Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu

Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên

Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh

Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên

Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên

Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.

Ngày…tháng…năm... Phật lịch...

Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.

Duy Na cử bài tán:

Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,

Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,

Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,

Khắp nơi rải sáng an lành,

Vạn vật vui đón bình minh.

Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).

Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)

Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.

Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.

Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14902)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13336)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14971)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16247)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13061)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12481)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13346)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13297)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12636)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 11961)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11841)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12536)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11352)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11646)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11045)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13168)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13046)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11461)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12042)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12207)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11798)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12614)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12224)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12046)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12126)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11893)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11835)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11094)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11257)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12255)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12339)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11891)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12834)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11887)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12490)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12892)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13775)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12603)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14754)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11764)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12041)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12733)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12665)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14580)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12621)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15261)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12421)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13101)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14092)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15399)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13614)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13008)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13422)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12323)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 11906)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12761)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12836)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13014)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21162)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 142953)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant