2. Chương 7: Phần sau - Đại chúng
Trụ trì… ấn ký.
Tự thẹn đức mỏng, tài sơ rỗng tuếch lời Phật dạy, không pháp chi báo đáp, muốn quay lại đi đến chỗ đồi phong. Chỉ mong bậc hiền nhân trở lại cùng tôn trọng giới luật Phật chế. Tổ răn mực thước điều trị ba nghiệp, diệt trừ tội lỗi, ở chốn tòng lâm như thế vốn phải tuân hành. Nếu không được như vậy không đủ sức sống chung.
Phạm 32 việc sau đây cho ra khỏi viện:
1- Phạm giới căn bản đuổi khỏi viện.
2- Tu thiền cốt ở thật tham thật ngộ, người lộng ngôn, khẩu đầu thiền
3- Tụ năm tụ ba chơi đùa trước cửa sơn môn tán gẫu hay ngồi không bị phạt không tuân hành: đuổi.
4- Uống rượu, xem người đùa vui bị phạt đuổi khỏi viện. Nếu bị bịnh nặng không rượu trị bịnh không lành phải bạch chúng mới được uống; hút thuốc bị phạt.
5- Cố cho người có tội trở lại, tính làm hại tòng lâm, làm náo loạn người tốt.
6- Tranh cãi phải trái, châu miệng chửi rủa, thu tay đánh đấm bất cứ ngay gian.
7- Đúng lý không nhẫn, phạm lỗi mà sân, đúng lẽ không phạt người phạm lỗi.
8- Lúa thóc các thứ mà không thưa Trụ trì tự bán dùng riêng bị phạt đền bồi xong, đuổi luôn
9- Xâm tổn của Tam Bảo như xắn bớt tre gỗ, hoa quả cho người bồi thường xong, đuổi.
10- Xin của thí giữ ở chùa vẫn tự đi xin thêm; xét việc nặng nhẹ để xử phạt, không tuân đuổi khỏi viện.
11- Đem việc công giữ làm việc riêng và theo thói tục cố hữu không phải của người tu hành liền cho ra khỏi viện. Biết mà không nêu lên cùng bị phạt.
12- Với mắt không tinh dối luận kiến thức người; phát ngôn không tự biết sai trái cho ra khỏi viện.
13- Công phu, tọa thiền ngao du ra ngoài không theo chúng bị phạt. Trừ đi công việc công, hay bị bịnh, không tuân bị đuổi.
14- Cải vả trong thiền đường bị phạt, nơi chánh điện dấu không nêu lên; đợi ra khỏi nhà nêu lên, toàn ban làm việc trong chùa cùng bị phạt.
15- Trừ việc công không ở tại liêu mình mà tới phòng khách tự tung phóng túng bị phạt.
16- Như chơi bài, đánh bạc nặng phạt đuổi khỏi viện. Chức sự không nêu ra cùng bị phạt.
17- Vô sự không được trong lúc bửa ăn đùa cười.
18- Không được tranh chỗ ngồi, không được chẳng theo chỗ ấn định.
19- Không được đứng lên trước khi chưa kiết trai.
20- Không được cầm chén vào bếp lấy thức ăn, vi phạm bị phạt.
21- Lúc uống trà, nghe Quy Ước, trừ việc công không theo chúng bị phạt. Không được sai mượn người lấy trà bánh đem về phòng cho; người lấy cùng bị phạt.
22- Kinh sách của thường trụ, hàm quyển trang trong đều không cho mượn đem ra khỏi chùa, vi phạm bị phạt. Cũng không được tự ý lấy, phải bạch chúng mới mượn.
23- Khinh khi bậc kỳ đức, nói lời xấu ác, sanh tâm phỉ báng.
24- Không nghe người chức sự kết buộc tội thành điều mà bất mãn tố cáo bị phạt.
25- Không có bịnh nặng lén chúng ăn uống riêng bị phạt. Ghé nhà bạn bè ở cách đêm bị phạt.
26- Các phòng nghe chuông báo thức không dậy bị phạt. Ỷ mình có công không chịu tuân phục theo, phạt nặng.
27- Phàm nhận vật của tín thí mà không cho người chấp sự biết nhận vội, phạt đền bồi, trừ bạn bè thân quen.
28- Để râu tóc dài, từ chối thẳng không cho ở.
29- Trời nóng nực oi bức không được chỉ mặc quần đùi. Mùa đông trời lạnh đốt lửa cùng đội nón bị phạt.
30- Tiền bạc của Tam Bảo thu chi có sổ sách, vào mỗi kỳ họp phải báo cáo. Không ghi rõ hoặc gian dối bị phạt.
31- Ở trong chúng ra ngoài gây lộn, nghiêm đuổi, dựa cớ ấy bằng cách cất đơn, không cho nhập vào lại.
32- Bao che người có tội nặng (lỗi lớn) và trẻ nhỏ hoặc lén kết nạp đồ chúng bị phạt đuổi
Tòng lâm không có tăng trông coi trong ngoài bất chánh. Những điều tệ xấu làm sao chấm dứt; quy tắc làm sao tái lập được? Vị thầy trông coi phải tận tâm xem xét không được theo tình cảm riêng. Nếu người nào phạm chiếu quy luật phạt. Không phạt, vị tăng trách nhiệm bị phạt.
Bên trên là 32 điều quy định đúng, là quy tắc hành đạo. Đại chúng sống chung nên tôn trọng để duy trì nề nếp.
Ngày…tháng…năm
Trụ trì … cẩn bạch.
-Chứng nghĩa ghi rằng Phật tổ (Thích Ca) lập giáo pháp, kiến tạo tòng lâm giúp chúng tu tập. Nghiêm tu thanh tịnh là báo đáp 4 ân và làm cho 3 nghiệp thanh tịnh. Cho nên Trụ Trì không tiếc thân mạng, vét bùn, khuân nước vì để nuôi dưỡng tài năng, nung đúc Thánh trí. Sân chùa không thể không rộng lớn, lễ pháp không thể không nghiêm minh, quy tắc không thể không lập. Lập qui tắc trên dưới mới yên; lễ pháp nghiêm gian thù lui bước; cửa chùa đủ rộng thời có tinh thần tôn sư trọng đạo. Luận về khiêm nhường tiếp vật, như núi dung, biển nạp. Phong cách trụ trì hễ gặp việc thi hành, không được mặt lạnh quay đi, phòng những việc tế vi, sửa dần lỗi lầm của mình, ngỏ hầu mới có thể làm cho trong ngoài về sau thay đổi vô sự mà được an lạc vậy. Song muốn điều động được người trước hết phải điều chỉnh chính mình mới mong điều phục một phần thói quen của người khác. Xem kẻ khác như chính bản thân, bỏ cái Ta theo người, theo quy tắc xưa (lão Tổ: Tổ Bách Trượng) mới làm được. Sách Chích Cổ ghi rằng, Nam Đảng Không thiền sư tư chất thông mẫn, tri kiến sâu rộng, giữ gìn giới luật tinh nghiêm. Hội hè mời Ngài đều không đi… Có người đón thầy tới nhà thọ trai, cúng dường tiền vật lập chùa. Ngài nói: gánh công bỏ của mới quý đẹp, nhưng dấu chúng mà ăn không phải tự phá giới sao? Cuối cùng Ngài chẳng tới dự.
Ngu Am có bài thơ ca tụng rằng:
Sùng Giác mất bổng lộc
Cần cù chăm thảo mộc
Chay tịnh lập sơn cốc
Hai việc phước đức luân.
Ông muốn cần được phước
Tôi tôn trọng giới luật
Sơn môn có ngày tàn
Giới luật như kim cang (bất hoại).
Cúng dường chỉ là một việc nhỏ; túi rỗng lọt hạt cải, từ đáy một lỗ hổng thấm lọt được kim khâu. Toàn thân Bảo Giác do ngươi mua chuộc được, ngươi không thấy Văn Thù tái thế là bậc thầy thanh lương; giữ luật trọn đời không hề giải đãi sao? Ta là những hạng người gì mà dám không dùng đầu đội ư?Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.
Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:
Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,
Viên dung vô ngại khó thể so lường,
Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,
Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:
Cửa trời im ỉm chẳng mở thông
Ngày đêm thê thiết nổi gió giông
Trừ dứt tai ương dân ước nguyện
Hợp thời hé lộ một vừng hồng
Là một trong bốn châu thiên hạ
Châu Nam Thiệm người người chờ mông.
Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.
Lại nguyện:
Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu
Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên
Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh
Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên
Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên
Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.
Ngày…tháng…năm... Phật lịch...
Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.
Duy Na cử bài tán:
Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,
Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,
Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,
Khắp nơi rải sáng an lành,
Vạn vật vui đón bình minh.
Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).
Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)
Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.
Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.
Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.