Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Chứng nghĩa ký
Phần sau
2. Chương 7: Phần sau - Đại chúng
2.7 Qui chế thiền đường và quy tắc tọa thiền.
(xem chương 8: mục tiết lạp ở dưới)
Qui chế tịnh nghiệp đường có 16 điều như dưới đây:
Luận biển sanh tử khôn dò, nếu không niệm Phật làm sao vượt qua được. Đạo Bồ Đề cao vợi, nếu không có cõi Tịnh độ làm sao nương tựa được. Nay đại chúng cùng thấu rõ chỉ chuyên niệm hồng danh 6 chữ lập nguyện cùng nhau, nỗ lực nhất tâm bất loạn; chỉ sợ thời gian lâu, đi xa dễ sanh lười biếng, sự thật mất còn danh, lao lực lập thành không gia tâm sách tấn; không lấy gì ràng buộc thân tâm; hẳn phải có chương điều mới mong chỉnh đốn ta - người. May được cùng giữ qui tắc mà nhắc khuyên nhau, không tranh ngã tranh nhân để cho tịnh nghiệp chóng thành. Đài sen sớm nỡ thấy Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương. Thân này chứng tam muội được như thế thời ước nguyện không mất. Xin được nêu ra 95 quy ước sau đây:
1- Thời khóa hằng ngày 10 giờ niệm Phật; đến 9 giờ (tối) quán tưởng (tham thiền) và một thời lạy sám hối. Dù đông lạnh, hạ oi cũng không được lơ là.
2- Mỗi nửa tháng có trăng và không trăng, tụng luật Tứ Phần giới bổn; tụng gọn ít là kinh Phạm Võng. Quỳ gối chấp tay đọc lời phát nguyện và hồi hướng sanh Tây Phương.
3- Gặp Khánh Đản Phật A Di Đà và Quan Âm, Thế Chí thành tâm thiết lễ tưởng niệm
4- Mỗi năm hai tháng, tháng giêng, tháng hai đều có 2 kỳ niệm Phật để cầu nguyện vạn vật đổi mới, trời đất canh tân; nhằm nói lên ý nghĩa mạng người vô thường, ngày tháng luống qua.
5- Mỗi ngày lúc chiều nên cúng xuất sanh thí thực. Đọc chú Biến Thực chân ngôn 49 lần, niệm hiệu Phật 1000 lần để giúp đỡ quỉ thần
6- Mỗi ngày niệm Phật, thọ trai (dùng bửa) đều đắp y
7- Nên cấm chỉ rong chơi không được ra ngoài xem ngóng, lên phố nhàn du. Trừ phi đi thăm bịnh cha mẹ, sư trưởng, có thể tạm thời xin phép, ngoài ra đều không được.
8- Xin phép ra ngoài nên có ngày giờ nhất định. Nếu quá hạn không về, phạt quỳ hương
9- Nên miễn nghinh đón khách quí tiếp đãi đàm đạo ít lời vì thì giờ qua nhanh. Nếu gặp nhân duyên hỏi Phật pháp, không nêu ở phần này
10- Nên che dấu việc tạp. Phàm Kinh sách, giấy mực, thi, kệ, chữ viết… tất cả để chỗ cao, không được hời hợt xem thường.
11- Không nên trả lời ngoài kinh tạng. Giả như người đến tự viện cũng không hẹn ngay. Dù trả lời không được, chỉ cần tụng kinh A Di Đà, lạy sám Tịnh Độ, niệm Phật mà thôi.
12- Trong chùa, trừ niệm Phật ra, tất cả không nên nói tạp. Giả sử có việc cần hỏi đáp cũng nên nhỏ nhẹ
13- Niệm Phật bị hôn trầm dùng cờ hiệu nhỏ đi tuần để nhắc nhở tĩnh táo lại; cờ hiệu tới không đứng lên bị phạt
14- Có lỗi không sám hối, can ngăn không trừ, phạt quỳ hương. Phát tức nổi xung gây gỗ đôi bên đều bị phạt. Một người nhẫn, một người sân, người sân bị phạt
15- Phàm có lỗi nên cùng khuyên nhau theo Nội Quy, khiến người kia lập tức sám hối ngay. Không được để cách ngày, đêm
16- Vô cớ xông vào phòng, tụ lại bàn chuyện nhãm bị phạt quỳ hương. Không phải có việc quan trọng, giờ chỉ tịnh (ngủ) không về chùa phạt hương.
Những điều quy định trên nếu phạm, Duyệt chúng phải nêu ra. Đưa ra nhưng đương sự bất tuân là đuổi. Biết mà không đưa ra, cả 2 cùng bị phạt quỳ.
Ngày…tháng… năm
Trụ trì… cẩn ghi.
-Chứng nghĩa ghi rằng, tông Tịnh Độ thành lập ở Đông Độ bắt đầu từ Ngài Lô Sơn Huệ Viễn. Ngài khuyên người bỏ cõi Ta Bà, cầu sanh về Tịnh Độ. Giáo thuyết ấy lấy kim ngân làm vật ô nhiễm của tâm; lấy tước lộc làm cái khổ hoạn của thân, lấy nữ sắc chiếc búa chặt mạng sống, lấy ăn ngon mặc sang, nhà cao cửa rộng làm hố hầm đọa lạc của ba cõi. Chỉ mong thoát khỏi thân người sanh lên 9 phẩm sen, được thanh tịnh mà dứt hết bẩn nhơ. Nên Ngài quy tụ các nhà trí thức, 18 vị hiền tài khắc hoa sen, 6 thời lễ tụng, tinh thần khẩn thiết lúc lâm chung (chết) mỗi người được như sở nguyện. Từ đó về sau lời dạy ấy được tôn trọng. Người tu tịnh nghiệp sanh về nước Cực Lạc thay thế nhiều người. Song trong đó có danh mà không thật. Tới mạt Đường người chuyên tâm niệm Phật cũng không phải là ít. Cho tới ngày nay lòng người đã tệ bạc, tội lỗi ngày càng phát sanh. Tụ tập nhiều người mạo danh là Liên Xã, dối cầu ăn mặc hay giữa nam nữ có phần phức tạp; sanh nhiều tệ đoan thường hay xảy ra. Cho nên người trong Liên Xã thà ít không nên kết nạp nhiều; cho chí việc nam nữ lộn xộn trong cùng tổ chức. Việc như thế xưa kia chưa từng có; người nữ thường nên phải ở nhà niệm Phật chớ xen lẫn giữa đàn ông. Tránh tiếng đời gièm pha để hộ trì chánh pháp không thể xem thường. Dựa theo Tư Tề đại sư trong sách Nghiệp Đường Minh ghi rằng, nhà gọi là tịnh nghiệp, chỉ nghĩa là gì; chỉ là duy nhất tinh chuyên niệm Phật Di Đà. Tâm chưa được thuần nhất, nghiệp hẳn là bất tịnh, chỉ mê cùng tán loạn sống ắt nhóm bịnh. Bọn người như vậy ra khỏi nơi đây nên hợp thời kiểm soát, hoặc cần chăm hoặc biếng lười. Lười thời phát gắt gõng, cần chăm nên tiến bộ. Nỗ lực một đời quyết gặp Phật A Di Đà. Ngoài ra ở chùa Tư Phước thuộc Hồng Lũy Sơn tại Bắc Kinh có Triệt Ngộ thiền sư nói rằng “Tâm hay tạo nghiệp, Nghiệp do tâm tạo, nghiệp tùy tâm chuyển. Tâm không thể chuyển nghiệp tức bị nghiệp buộc, nghiệp không tùy tâm chuyển tức là tâm năng buộc”.Tâm có thể chuyển nghiệp, tâm hợp với đạo, tâm hợp cùng Phật tức là hay chuyển nghiệp. Nghiệp chuyển tâm buộc, tâm nương thường phận xoay vần tạo ra thọ, tức là nghiệp buộc mọi cảnh giới hiện hữu hết thảy quả báo đời sau đều chỉ do nghiệp mê lầm. Duy tâm hiện ra, chỉ nghiệp cảm nên, cho nên cảnh trước mắt, quả báo đời sau đều có nhứt định. Do nghiệp hay buộc tâm chỉ tâm mới hiện khởi. Cảnh hiện báo về sau đều không nhứt định. Do tâm hay chuyển nghiệp, nên nếu người đang tạo đúng hay buộc tâm, cảnh hiện hữu về sau nhứt định đưa tới quả báo mà liền phát tâm quảng đại tu hạnh chân thật. Tâm cùng Phật hợp, tâm hợp với đạo tâm hay chuyển nghiệp. Tiền cảnh, báo về sau định nhưng bất định. Lại tâm hay chuyển nghiệp, tiền cảnh hậu báo khi bất định, nhưng đại tâm bổng lui sụt, việc tu tập kém khuyết nên nghiệp hay buộc tâm, tức là tiền cảnh, hậu báo bất định mà định. Nhưng nghiệp sẵn tạo đã qua không thể nại cớ cho là may mắn phát tâm nhưng cơ duyên do ta tạo nghiệp, chuyển nghiệp mà không do người khác. Như ta phát tâm niệm Phật cầu sanh về cõi Cực Lạc hay quán sát y chánh báo hoặc niệm danh hiệu, niệm niệm tương tục nối luôn không dứt thời tâm và Phật hợp, hợp rồi lại hợp; hợp đến chỗ chí cực tức tâm hay chuyển nghiệp mà tiền cảnh của Ta Bà chuyển thành Cực Lạc. Đầu thai quả báo địa ngục chuyển làm bào thai hoa sen thành người tự tại an lạc cõi Lạc Bang. Nếu ngay lúc tâm nghĩ gì, tâm hoặc ngẫu nhiên mất thăng bằng hoặc bỗng sanh lui sụt không hiệp cùng Phật thời nghiệp hay buộc tâm mà tiền cảnh vẫn lưu báo về sau, vẫn đương nhiên trở lại thọ khổ của chúng sanh. Song ta có chí thoát khỏi cầu sanh Tịnh Độ có thể thản nhiên mà cảnh giác, phấn chí mà phát tâm.