Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

15. Phú (phó) pháp

30 Tháng Tư 201100:00(Xem: 12690)
15. Phú (phó) pháp

BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc 
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008

Quyển 7:
Chứng nghĩa
Phần sau

2. Chương 7: Phần sau - Đại chúng

2.15 Phú (phó) pháp

Phú pháp nguyên gọi là phó y từ Tổ Tổ nối truyền, lấy pháp y làm biểu tín, truyền tới Đông Độ đời Lục Tổ, do sanh ra tranh chấp nên chấm dứt từ đó mà không giao phó y nữa. Gần đây phú pháp cũng gọi là phó y, đặc biệt giữ cái danh vậy. Pháp tức là tâm, tâm không thể thấy, đâu có qui tắc mà thấy được. Đúng là nhờ thầy khai đạo đem tâm truyền tâm thời việc phó pháp hoàn bị, cho chí dạy chọn phân tòa trong thời mạt pháp, nhưng không ghi ra ở đây. Chỉ lược thuật nguyên tắc thiền tông cho người sau biết pháp có căn cứ nguồn gốc; đồng thời cũng để cổ võ học nhân. Dựa theo thiền tông nguyên lưu khởi nguyên từ đức Thế Tôn giơ cành hoa giữa chúng tại hội Linh Sơn, Ma ha Ca Diếp ngộ được mỉm cười. Đức Phật bảo: Nay ta có chánh pháp nhãn tạng 

Niết Bàn diệu tâm 

Thật tướng vô tướng

Không lập văn tự

Chỉ thẳng tâm người

Thấy tánh thành Phật

Pháp môn vi diệu 

Phó chúc cho ngươi 

Ngươi khéo hộ trì 

Đừng để gián đoạn.

Và Phật truyền kệ rằng:

Pháp vốn pháp không pháp 

Không pháp pháp cũng pháp 

Nay lúc trao không pháp 

Pháp pháp nào từng pháp… 

Bèn làm sơ Tổ (Ca Diếp) Thiền Tông. Tổ Tổ kế thừa theo thứ tự như sau: 

Tổ thứ nhất là Ma ha Ca Diếp truyền xuống A Nan tổ thứ hai, A Nan truyền Tổ Thương Na Hòa Tu; Thương Na Hòa Tu truyền Ưu Bà Cúc Đa, Ưu Bà Cúc Đa truyền Đề Đa Ca, Đề Đa Ca truyền Di Giá Ca, Di Giá Ca truyền Bà Tu Mật, Bà Tu Mật truyền Phật Đà Nan Đề, Phật Đà Nan Đề truyền Phục Đà Mật Đa, Phục Đà Mật Đa truyền Hiếp Tôn Giả, Hiếp Tôn Giả truyền Phú Na Dạ Xoa, Phú Na Dạ Xoa truyền Mã Minh. Mã Minh truyền Ca Tỳ Ma La, Ca Tỳ Ma La truyền Long Thọ, Long Thọ truyền Ca Na Đề Bà, Ca Na Đề Bà truyền La Hầu La Đa, La Hầu La Đa truyền Tăng Già Nan Đề, Tăng Già Nan Đề truyền Già Da Xá Đa, Già Da Xá Đa truyền Cưu Ma La Đa, Cưu Ma La Đa truyền Xà Dạ Đa, Xà Dạ Đa truyền Bà Tu Bàn Đầu, Bà Tu Bàn Đầu truyền Ma Nỗ La. Ma Nỗ La truyền Hạc Lặc Na, Hạc Lặc Na truyền Sư Tử. Sư Tử truyền Bà Xá Tư Đa, Bà Xá Tư Đa truyền Bất Như Mật Đa. Bất như Mật Đa truyền Bát Nhã Đa La, Bát Nhã Đa La truyền Bồ Đề Đạt Ma, Tổ thứ 28 khởi đầu truyền sang Đông Độ là Tổ Thứ Nhất. Bồ Đề Đạt Ma truyền tổ Huệ Khả, Huệ Khả truyền Tăng Xán, Tăng Xán truyền Đạo Tín, Đạo Tín Đại Y Thiền Sư truyền Hoằng Nhẫn Đại Mãn thiền sư. Hoằng Nhẫn Đại Mãn Thiền sư truyền Huệ Năng Đại Giám Thiền Sư. Huệ Năng Đại Giám thiền sư truyền xuống hai nhánh: một nhánh tại Hồ Quảng cho Nam Nhạc tức là Hoài Nhượng Đại Huệ thiền sư, nhánh thứ hai tại Thanh Châu cho Thanh Nguyên là Hành Tư thiền sư

- Chứng nghĩa ghi rằng phó pháp nguyên lưu xuất phát từ kinh Phó Pháp tạng, Kinh Đạt Ma Đa La Thiền v.v…Về sau kế thừa các chi phái từ các sách Thiền. Nam Nhạc y theo Lâm Tế, Thanh Nguyên dựa theo Động Sơn, đó là các sách lưu hành của Thiền tông. Hai phái Thiền này rất thạnh hành. Theo Ngũ Gia Tông phái một quyển tập hợp tất cả các hệ phái, rồi phải tái kết hợp biên tập tiếp tục không để lu mờ việc truyền phú pháp. Tuy lấy tâm truyền tâm nhưng không thể không có kệ phó pháp, nếu không có kệ hẳn làm cho chi phái rối loạn. Truyền lưu không theo tiêu chuẩn làm cho pháp môn mất trình tự, cũng làm đảo lộn thứ lớp. Sách Ngũ Gia tông phái trong đó mỗi phái được hoàn bị pháp mạch ngược dòng tìm nguồn, nên mỗi phái thông suốt đủ tinh tường các danh lục như đã luận giải. Dựa sách Kim Sơn chùa Giang Thiên tại Nhuận Châu quyển 9 ghi ngữ lục chí học thông sách Tố Lưu Tầm Nguyên Đồ Thuyết kệ rằng: Tổ hành giới định thông Mới chứng được viên thông Pháp sáng vượt thực tế Đạt ngộ lý chân không. Đây là môn hạ của Bích Phong Sơn Thiền sư, Tổ Định thiền sư vào ở chùa Tuyết Phong, là Tổ chữ khởi đầu 47 dưới Bích Phong, thành lập một phái riêng, kế thừa đến 20 chữ, hoàn toàn không phải từ chính tông Lâm Tế xuất phát. Cho đến Huyền Hữu truyền Tổ ấn kiệt xuất Thiên Đồng Ngộ Khánh Sơn sửa đổi hai nhánh mới dùng chữ “Viên” kéo dài cho tới nay; trước mắt chữ “Không” sắp hoàn tất. Lòng người bất nhất, hoặc theo phái Tổ Long Sơn hay lập riêng một phái, hoặc nguyên bài kệ từ chữ “Tổ” bắt đầu trở lại. Hoặc chữ “Không” truyền thừa kế tiếp; nhưng mà chung cục không phải chỉ bấy nhiêu. Thiền là tông lớn trong các tông luôn hưng long dòng pháp. Nên nghĩ tới cội gốc, nguồn mạch cốt để tìm sự thật. Có chánh tông chánh phái thời nguồn mạch lưu chuyển lâu dài, không đến đổi pháp Tổ nạ dòng (đục ngầu trào lên) được quy về chánh phái. Đây là cuốn sách Ngũ Gia Tông phái đáng tham khảo phát hành rất lâu tại phòng Kinh sách Tây Hồ chứ không phải ký ức của tôi nhớ ra đâu, đó gọi là Tố Lưu Tầm Nguyên vậy (ngược dòng tìm nguồn mạch). Xin trích lục Lâm Tế Chánh Tông đời 24 Thiền sư Hải Chu Vĩnh Từ biệt xuất kệ pháp phái Lâm tế như:

Phổ Vĩnh trí quảng hoằng thắng đức 

Tịnh huệ viên minh chánh pháp hưng 

Tánh hải trừng thanh hiển mật ấn 

Đại thừa diệu đạo ngộ tâm đăng 

Phật ân hạo mãn lưu phương viễn 

Tổ hạnh siêu tông tục từ thâm 

Giới định di kiên thông nghĩa lý 

Quy thành cẩn thủ trấn thường tân 

Phấn thiện xương vinh nhân đạt bổn 

Vi tường long thạnh phục truyền đăng 

Công duệ tịch chiếu dung chân tế 

Bảo cảnh cao huyền thể dụng thân 

Nhiêu ích linh văn thơ cảnh tú 

Tín trì nguyên ký tế thời trân 

Liễu nhiên vô kế không chư huyễn 

Giác thọ khai phu quả tự hinh. 

Nghĩa là: 

Trí sâu đức rộng lưu khắp cùng 

Tuệ viên tròn sáng Phật pháp truyền 

Tánh hải lặng trang hiển mật ấn 

Đại Thừa đạo nhiệm ngộ tâm đăng 

Phật ân chan chứa thơm hương mãi 

Hạnh Tổ vượt tông nối dõi ân 

Giới định kiên cường thông nghĩa lý

Viên thành cẩn trọng gìn như mới 

Vun thiện bồi vinh tới quả nhân 

An tường hưng thạnh lại thêm tăng 

Công lao nhuần nhuyễn sáng cõi chân 

Gương báu treo cao thể dụng phần 

Lợi lạc linh văn gôm nét đẹp 

Giữ gìn nguyên vẹn giúp muôn dân 

Hiển nhiên không kế không pháp huyễn 

Bồ đề quả lộ hiện tự thân. 

Bài tụng này gồm 120 chữ từ Tổ Hải Châu Từ kế chữ Vĩnh cùng bực với phái Bích Phong ở chữ Định đồng hàng. Từ chữ Định đến chữ Không trong bài tụng này đồng bực chữ Thanh. Sau chữ Phấn đối sự liễu ngộ pháp chân chữ Không là dứt, tức từ nơi bài tụng này hiển lộ mật ấn, hiển tự khởi. Đó là phái Lâm Tế chánh tông không nên bám víu liên tục và lập riêng các phái. Nếu từ chư Tổ lưu xuất các phái, đã có lập kệ riêng của phái phải biết mình thuộc chữ gì trong bài kệ, ứng hợp với phái chánh đây đồng bực chữ gì, thời ngược dòng tìm nguồn không đến đổi uổng phí công lao. Đến sách phú pháp, phải từ đức Thế Tôn truyền cho Ca Diếp khởi đi, Đông Độ từ Sơ Tổ khởi đi mãi cho tới thời cận đại có sách các tiểu phái ra đời. Bỏ Tổ là tội rất lớn, lại thêm vong bổn (mất gốc) nữa. Do người, kế thừa nên Tổ đạo mỗi ngày càng suy vi. Kế đây lược bàn về nguồn mạch: tông môn lấy nhứt niệm không sanh làm chánh kiến. Gạt văn tự là bị chướng ngại, giá người sau khi ngộ bổng la lên lâm cơ cũng trọng chỗ thấy mà khinh gốc gác. Gặp sự ngụy tạo cũng không xét kỹ vẫn lưu truyền, gian ngụy do đây xuất phát, song ngụy tạo lẫn lộn với sai lầm. Học rộng là biết rõ nguồn gốc thiền tông, lầm lẫn đối với trong tiểu chú giải lời Phật Tổ, đăng tải Kheo huyền tố bi ký, riêng có Thiên Vương Ngộ xuất hiện, sau Mã Tổ có Viên môn, Pháp nhãn cũng qui về dưới Mã Tổ. Kế tục sau sách Ngũ Đăng Hội NguyênChỉ Nguyệt lục đều là tiểu chú giải, thêm sau đó vẫn còn hồ nghi. Vào đời Nguyên đến giữa Nguyên Vân Hác Thụy có tập Tâm Đăng lục dẫn thẻ ghi các bi ký làm đảo lộn tôn thống làm uổng phí công tuyển chọn của Ngũ Đăng, ra sách Tể Lôn Vĩnh tập Ngũ Đăng toàn thư đều thuộc loại ngụy tạo này. Lại trước khi Nam Nhạc còn sống sau có Thanh Nguyên, trước có Đại Huệ Cảo, kế có Hổ Kheo Long, huynh đệ làm đảo ngược lại qua Viễn Môn trụ tập ngũ đăng tục lược. Phái Thanh Nguyên lầm đưa vào Lộc Môn Giác đời thứ 5 thuộc môn hạ Trường Ông Như Tịnh. Tổ tôn đảo lộn vị trí, đời thứ lầm lẫn. Kế đăng tiếp tục các sách đều là sách sai lầm như thế cả. Phái Nam Nhạc lẫn lộn cả Hải Châu làm một, sai lầm lục vô văn là một ý mạch nguồn thế đại. Tổ đạo đổi giòng đâu thể không loạn. Khương Hy giáp thành may có Hành Dương Lạc Hà là Trí Giai Thiền sư chấp bút đính chánh cho ấn hành một cuốn danh lục, mới nêu rõ những lầm lỗi sách cũ của Tổ phụ, để giúp người sau thu thập được điều mới y cứ theo lịch triều năm Giáp Tý biên niên, nghiên cứu các châu quận hẻo lánh thay người sau trước. Bậc Thầy truyền thọ, lai lịch tông phái, thuật cổ luận kim, việc nhiều lời ít, không quá rườm rà. Công việc nhằm sửa đúng cái sai thật đáng nói ở chỗ dụng tâm. Luận bàn chỗ đúng, ngòi bút sắc cạnh thật vô tư đối với sách Tể Lôn Vĩnh tập Ngũ Đăng toàn thư. Như hai bên sát phạt lẫn nhau. Ngoài ra, Như Mộc Trần Mẫn có Thiền Đăng Thế Phổ, Đàm Kiết Nhẫn với Ngũ Tông Cứu, Sơn Hiểu Triết với Sùng Chánh Lục và Bảo Tích lục, Tế Thủy Quảng có Hiển Chánh Thuyết, Mai Cốc Duyệt với Lâm Tế Chánh Tông lục, Thạch Nguyên Vân với Tịch Vọng Thuyết, Điền Tỳ Tế với Đông Minh Tổ Đăng Lục, Cự Linh Dung với Tục Tăng Bảo truyện, Đoạn Khởi Trứ có Nam Nhạc Cách Tổ, Tương Lưỡng Aám với Tôn Thống Biên Niên, Lạc Độc Tiên với Tục Chỉ Nguyệt lục, Trứ Am Vấn với Tục Đăng Tồn Cảo, Mật Vân Ngộ với Tịch Vọng Bạt và Mộng Thuyết lục v.v… Hễ có liên hệ với Hải Châu Từ, Bảo Phong Nguyên, Vô Văn Thông v.v… đều lầm lẫn. Không những không phân tích phản đối từ cuốn 1 đến cuốn 4 luận khảo năm tông 2 phái về khởi nguyên. Khảo chánh là Thanh Nguyên Tư khi còn sanh tiền và sau Nam Nhạc, trước là huynh sau đệ vậy. Lại luận Thiên Hoàng Ngộ chỉ một người cùng huynh đệ Dược Sơn Nghiễm đồng xuất thân từ Thạch Đầu Hy Thiên. Ngộ truyền cho Long Đàm Tín, Long Đàm Tín truyền xuống Đức Sơn Giám, Đức Sơn Giám truyền xuống Tuyết Phong Tồn. Tuyết Phong Tồn truyền cho hai người là Nguyên Sa Bị và Vân Môn Yển. Sở dĩ nói tông Vân Môn vì Thanh Nguyên đời thứ bảy, Nguyên Sa Bị truyền cho La Hán Sâm, Sâm truyền cho Thanh Lương Ích. Vì thế gọi Tông Pháp Nhãn từ Thanh Nguyên đời thứ chín vậy. Dược Sơn Nghiễm truyền cho Vân Nham Thạnh. Vân Nham Thạnh truyền cho Động Sơn Giới. Do vậy có tông Động Sơn Thanh Nguyên đời thứ năm. Nam Nhạc Nhượng truyền cho Mã Tổ Đạo Nhất, Đạo Nhất truyền cho Bách Trượng Hoài Hải. Bách Trượng Hoài Hải truyền cho hai người là Hoàng Bá Hy VậnQuy Sơn Linh Hựu. Hoàng Bá Hy Vận truyền cho Lâm Tế Nguyên nên gọi là tông Lâm Tế Nam Nhạc đời thứ năm. Linh Hựu truyền cho Ngưỡng Sơn Huệ Tịnh nên gọi là tông Quy Ngưỡng cùng phái Nam Nhạc đời thứ năm. Năm tông này kế truyền chánh truyền có nguồn gốc. Quyển 5 đến quyển 7 luận khảo về các đời tông Tào Động khá đầy đủ. Ngài Động Sơn truyền cho Phù Dung Khải, Phù Dung Khải truyền cho Lộc Môn Giác, Lộc Môn Giác truyền cho Thanh Châu Biện, Thanh Châu Biện truyền cho Từ Châu Bảo. Dưới Châu Bảo có một phái kế truyền tới nay. Ngoài ra, Phù Dung Khải truyền cho Đơn Hà Hưởng, Hưởng truyền cho Sùng Tiên Liễu. Sùng Tiên Liễu truyền cho Thiên Đồng Giác, Giác truyền Tuyết Độc Túc Am Trí Giám, Giám truyền cho Thiên Đồng Trường Ông Như Tịnh v.v… Hai phái này từ đời Tống đến cuối Minh hơn 500 năm không có thuyết khác, tiếp tục sai lầm đưa tới Lộc Môn Học đời thứ 5. Lầm lỗi y cứ dưới Ngài Như Tịnh. Đây đều biện chánh. Quyển 8 đến quyển 14 luận về các thế hệ tông Lâm Tế khá đầy đủ để tham khảo, như Hưng Hóa đối với tông Lâm Tế, Tuyết Nghiễm đối với Vô Chuẩn, Minh Thông đối với Thiên Kỳ đều xa thế hệ. Bàn về Hải Châu Phổ Từthế hệ Vạn Phong Thời Uûy cùng Bảo Tạng Trì là huynh đệ. Hải Châu Vĩnh Từ là thế hệ Đông Minh Thời, liên hệ tới Hải Châu Phổ Từ ở trước là cháu pháp điệt. Dựa vào chánh tông nguyên lưu, nối tiếp thế hệ Vạn Phong, Hải Châu Phổ Từ trước truyền cho Bảo Phong Minh Tuyên, Bảo Phong Minh Tuyên truyền cho Thiên Kỳ Bổn Đoan, nay còn lưu truyền. Từ Bảo Tạng Trì, Đông Minh Thời trở lại kệ truyền pháp có 2 chữ Dực Thiện mà về sau Hải Châu Vĩnh Từ không còn nghi gì nữa. Chùa Dực Thiện, nơi về sau Hải Châu Vĩnh Từ đã ở đó, nguồn mạch khởi từ Bảo Tạng Trì là dưới Vạn Phong xuất phát ra một phái. Song Quang Trạch, Vô Văn, Minh Thông đi xa thế hệ Thiên Kỳ, thời Bảo Tạng Trì, Đông Minh Thời sau Hải Châu Vĩnh Từ 3 đời là sai lầm phát xuất từ đó. Lại luận cùng danh Vô Văn Thanh có 67 người đời sau không rõ, cùng tên khác người. Nhận lầm Tổ người khác là Tổ của mình, tự do sử dụng điển tịch (sách sử) ngụy tạo lấy ngoa truyền ngoa. Tóm lại một lời nói rằng, truyện Phù Nghiễm của Vô Văn, Minh Thông họ Phù, người quận Mân (Phúc Kiến), phủ Võ huyện Quang Trạch. Dựa theo sách Chánh Tông lục đăng tải, Vô Văn quận Võ, sanh ngày 5 tháng 12 năm Giáp Tuất niên hiệu Chánh Đức năm thứ 9 đời Minh vào giờ Tý, xuất gia năm 17 tuổi vào năm Gia Tĩnh thứ 9 tức năm Canh Dần. 20 tuổi thọ giới Tỳ Kheo năm Quí Tỵ. Năm Bính Ngọ, 33 tuổi đi tham học. Lại Ngũ Đăng đăng tải Vô Văn sanh đời Tùy, con Châu Quan ở chùa núi Long Tuyền vào năm Tân Hợi niên hiệu Gia Tĩnh thứ 30. Tham khảo Ngũ Đăng toàn thư đăng tải, Thiên Kỳ viên tịch năm Mậu Ngọ niên hiệu Hoằng Trị thứ 11 đến năm Tân Hợi niên hiệu Gia Tĩnh có cả 54 năm đâu có gần Quận Võ, Vô Văn, Minh Thông chứ? Cho nên biết rằng Minh Thông thuộc thế hệ xa. Biết đây là thế hệ xa lấy mọi ngụy trá sai lầm truyền tải. Cố nhiên hẳn biết như vậy không nên tranh luận. Nên biết rằng đây không phải là Vô Văn, chắc hẳn không thể thêm 2 chữ Tuyệt Học được. Lại nữa tên húy là Minh Thông không phải Chánh Thông; không thể lẫn lộn được. Minh Thông truyền cho Phù Nghiễm - Nguyệt Tâm - Đức Bảo, Đức Bảo truyền cho Huyễn Hữu. Huyễn Hữu truyền xuống 4 người: Thiên Đồng Mật Vân Ngộ, Vân Môn Tuyết Kiêu Tín, Khánh Sơn Thiên Aån Tu, Bảo Phác Liên, song pháp mạch rất thạnh. Thiên Đồng Khánh Sơn đúng danh lục là Huyễn Hữu, không phải truyện Phù Nghiễm. Thuyết này tuy có xuất xứ, nhưng bị người bài bác rất nhiều. Dù không quan hệ kệ truyền pháp làm y cứ, nhưng đối với Phù Nghiễm có cơ duyên khế ngộ. Phù Nghiễm có phó chúc thu gọn không nên bài xích chê trách

Hỏi: chánh danh trước Thanh sau Nam, cớ gì trong đây vẫn đảo lộn thứ tự?

- Ðáp: Chánh sanh trùng truyền đăng đời sau, trước anh sau là em theo lễ vậy. Nay trước Nam Nhạc sau Thanh Nguyên, đời sau trùng pháp Thanh Quy làm thầy thiên hạ. Thiền – Giáo - Luật đều trùng sách tôn Tổ trước của họ. Lại hỏi Bảo Tạng, Ðông Minh, sau có Hải Châu, tuy phái nhỏ biệt xuất nhưng không loại bỏ. Trước Hải Châu Phổ Từ, tuy chánh tông sai thiếu nhưng không bổ khuyết, tại sao?

- Đáp: lưu truyền đã lâu và rộng khắp, đối với lịch đại Tổ theo thần vị thứ tự đời; và đời sau, phú pháp đại diện một số đời đã biến đổi bên trong. Ở chỗ chính danh ngay lúc ấy còn khó cải đổi huống gì nay đã hơn 100 năm lại càng khó sửa hơn nữa. 

Lịch Tổ tuy không tâm phân biệt ở chánh danh chẳng thể không luận bàn, vì quyển sách đưa ra lý nên sửa cho đúng. Nay nguyên bản không dám sửa, chỉ lược bàn điểm sai lầm lẫn lộn như trên đã nói. 
1.5 Lễ Cầu dứt mưa

Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.

Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:

Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,

Viên dung vô ngại khó thể so lường,

Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,

Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:

Cửa trời im ỉm chẳng mở thông

Ngày đêm thê thiết nổi gió giông

Trừ dứt tai ương dân ước nguyện

Hợp thời hé lộ một vừng hồng

Là một trong bốn châu thiên hạ

Châu Nam Thiệm người người chờ mông.

Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.

Lại nguyện:

Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu

Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên

Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh

Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên

Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên

Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.

Ngày…tháng…năm... Phật lịch...

Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.

Duy Na cử bài tán:

Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,

Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,

Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,

Khắp nơi rải sáng an lành,

Vạn vật vui đón bình minh.

Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).

Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)

Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.

Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.

Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 187670)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 43477)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 24869)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 30709)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 20931)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38610)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 27189)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 30978)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 32965)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23854)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 16870)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 20406)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 31792)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 17978)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 20397)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 26903)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 17931)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 25435)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26529)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36405)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 27956)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 27164)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30200)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 36928)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 37091)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23781)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 32205)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 55033)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 36737)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27449)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28179)
Công Phu Khuya
(Xem: 37836)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 25292)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 24031)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
(Xem: 11133)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
(Xem: 14376)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10499)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant