Chương tám: Tuổi đạo
Duyệt chúng gõ khánh, người bạch Tự tứ thưa rằng:
- Bạch đại đức một lòng thương xót, chúng tăng ngày nay Tự tứ, con Tỳ kheo… cũng Tự tứ. Nếu thấy, nghe, nghi có tội, xin Đại Đức thương xót chỉ bảo, nếu con thấy có tội, sẽ y như pháp mà sám hối (3 lần). Mỗi người lần lượt ra trước bạch như thế cho đến người cuối cùng. Xong rồi, đại chúng cùng tụng bài kệ sám hối:
Xưa con đã tạo các ác nghiệp
Đều do vô thỉ tham sân si
Sanh khởi đều từ thân miệng ý
Hết thảy tội con xin sám hối.
Án tam đà ra già đà ta bà ha (3 lần).
Tụng Bát Nhã, niệm Phật, sám nguyện:
Tự tứ giải hạ
Phật quả viên thành
Nghiệp chướng sạch thanh
Tánh giác lắng trong
Trí tuệ rạng soi
Pháp giới nhuần ân.
Nam mô cầu sám hối Bồ Tát Ma ha tát (3 lần).
Tiếp tụng hồi hướng, phục nguyện và 3 tự quy y.
* Nếu không tổ chức cúng lễ Vu Lan thắng hội, ngày giải hạ Tứ tứ là Rằm thay vì ngày 16.
- Chứng nghĩa ghi rằng, giải hạ tự tứ, sau khi đã kiết giới an cư để ngăn các Tỳ kheo thời kỳ hạ không được đi khất thực gọi là nghỉ hạ. Sáng hôm mãn kỳ kiết giới, mỗi người biết có lỗi, chính tự mình bày tỏ, tự không biết lỗi xin nhờ chư tăng nêu lỗi, nên gọi là Tự tứ.
Có người hỏi Ngài Liên Trì rằng hứa cho Tăng Tự tứ nghĩa là gì?
- Người có lỗi như bịnh nhân mắc bệnh, nêu lỗi ra như hương y chữa khỏi. Dấu bịnh là thầy thuốc ác, là kẻ đại ngu si. Thế thì biết có lỗi nêu lên là làm đúng. Lại cũng hỏi rằng, có lỗi như tự mình nêu lên càng tốt, hoặc người khác nêu ra mà không sợ kẻ ấy chối cải sao?
- Đáp: Luật ghi rõ tăng có tội, vị tăng bên cạnh bạch Phật. Phật triệu tập chúng tăng lại mỗi mỗi khiển trách, nhân đó Phật chế luật; tòng lâm nay đều y cứ theo đây áp dụng vậy.
Điều này, tuân lời Phật dạy không phải xuất phát do ý riêng làm sao có sự tranh cải.
Vã lại, pháp thế gian còn cho rằng, vua tranh với thần, cha tranh với con, kẻ sĩ tranh bằng hữu. Cho nên nói rằng, minh quân thưởng thần dám can ngăn thẳng; Thánh chúa lập đài chỉ trích. Huống là tăng sĩ tu hạnh xuất thế há lại không có bằng hữu giúp chỉ lỗi hay sao? Nếu trực ngôn thời chỉ trích trực tiếp, người nịnh hót cố ngăn che chống trái, làm thất đức, mất sự nghiệp, gây tổn thất chẳng phải nhỏ vậy.
Nhân đây lại có bài tụng rằng:
Trước chỉ lỗi hội Vu Lan
Nay Tự tứ lòng càng nhắc răn
Rao lỗi người giận khởi lên
Luật lệ sờ sờ mắt híp chẳng nhìn.
Hằng nào chánh pháp không bị ma quân tiêu diệt tan tành chứ! Ngài Vân Thê pháp chủ đến đổi phải than thở rằng, một phép thương tâm ta, một tắc vỗ về chí ta, anh há chẳng thấy yêu kính lễ nên còn dê; Tuyên Ni từng nói được ban tòa ngồi gỗ. Sách Thiền Tông Bí yếu ghi rằng, xưa tôn giả Xà Dạ Đa tới thành La Duyệt Kỳ tuyên dương đốn giáo, nghĩa là đi suốt ngày đấu lý bẻ giẹp hết chúng nhơn. Thế nhơn giả đã đạt được không phiền não nội tâm chưa?
- Đáp: Ta nhớ lại bảy kiếp trước ta sanh ở nước Thường An Lạc, thầy ta là Trí Giả Nguyệt Tịnh thọ ký cho ta chẳng bao lâu sau được chứng quả Tư Đà Hàm. Lúc bấy giờ có Bồ Tát Đại Quang Minh ra đời, ta vì già cả phải chống gậy đến lễ bái. Sư gặp quát lớn hỏi ta:
- Đồng tử khinh cha, một kẻ hèn vậy sao?
Lúc ấy ta tự cho không có lỗi, nên thỉnh thầy chỉ giáo.
Thầy nói: ông lễ Bồ Tát Đại Quang Minh để gậy dựa vách vẽ hình diện Phật để thấy lỗi này. Ta liền mất hết 2 quả vị và từ đó tự trách sám hối lầm lỗi. Nghe những lời ác như vang theo gió, huống chi được uống vị cam lồ cao thượng mà còn sanh lòng sân hận sao? Ôi! Đây đáng gọi là gương sáng của phép Tự tứ vậy!Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.
Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:
Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,
Viên dung vô ngại khó thể so lường,
Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,
Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.
Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:
Cửa trời im ỉm chẳng mở thông
Ngày đêm thê thiết nổi gió giông
Trừ dứt tai ương dân ước nguyện
Hợp thời hé lộ một vừng hồng
Là một trong bốn châu thiên hạ
Châu Nam Thiệm người người chờ mông.
Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.
Lại nguyện:
Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu
Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên
Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh
Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên
Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên
Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.
Ngày…tháng…năm... Phật lịch...
Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.
Duy Na cử bài tán:
Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,
Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,
Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,
Khắp nơi rải sáng an lành,
Vạn vật vui đón bình minh.
Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).
Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)
Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.
Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.
Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.