Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Những đồ pháp khí, hiệu lệnh
1
Chuông
2
Bảng
3
Mỏ con cá
4
Kiền chùy
5
Khánh
6
Trống
Chương chín:
Những đồ
pháp khí, hiệu lệnh
Vào
thời thượng cổ có hóa mà không giáo; hóa không đủ nên
lễ nhạc hình thành để tán ca, không như bản cửu thành.
Cái chén để uống, không như cái men say Ngũ Tề. Nhưng người
có văn đối chất nên nghĩ tới gốc. Các bậc thánh nhân
Thiên Trúc (Ấn Độ) ban đầu chỉ hóa, có nghĩa là mọi người
ai cũng giác hết, vốn không phàm thánh, mọi vật đều toàn
chân không có dơ sạch! Không mượn tu chứng, cũng chẳng cần
dụng công mà kẻ mê đương nhiên tự mất, nếu có người
điếc ở chỗ tùy cơ dạy bày. Gõ kiền chùy (kiểng, kẽng)
để tập họp chúng tới nghe pháp hoặc tu tập thiền quán.
Suốt 49 năm Phật giáo hóa đến cuối đời. Tiếng Phạn kiền
chùy dùng loại đất nung, gỗ, đồng, sắt làm ra tiếng kêu.
Như chuông, khánh, nạo bạt, trống, chùy bảng, loa bái (ốc
tù và)… cho tới nay tòng lâm chế tạo và dùng mấy thứ
đó để cảnh báo, làm hiệu lệnh dẫn người bê trễ mà
hòa với thần nhân. Nếu luận đại định thường thích hợp,
trong khung cảnh hoàn toàn vắng lặng, nghe chẳng nghe, biết
cũng chẳng biết. Vừa đánh vừa thúc kêu gió chỉ sáng người
sử dụng, vô tư vô ý hóa ngày tự dài ra hòa hòa kêu tới
thành nhân thọ, phố Thanh Thái.
1.1
Chuông
Chuông có lớn, nhỏ nhiều cở khác nhau. Tiêu biểu là đại hồng chung. Tòng lâm làm hiệu lệnh khởi đầu trong ngày. Buổi sáng gióng lên thời phá tan đêm dài, báo thức tĩnh ngủ, đồng thời cũng đánh thức người nông phu trong làng dậy chuẩn bị ra đồng làm việc, trong khi chiếc đồng hồ báo thức chưa chế tạo như ngày nay. Buổi tối nghe tiếng chuông u minh cảnh tĩnh bao người say mê trong hơi men đời, những tâm hồn mê đắm, cũng như giục dậy những cô hồn vất vưỡng không nơi nương thân. Người thủ chuông gióng khoan thai, hòa huởn, mạnh tay để cho tiếng ngân kéo dài. Hễ gióng ba hồi chậm rãi mỗi hồi 18 tiếng đầu khoan thai, cộng chung thành 108 tiếng, đuôi hồi chuông phải khẩn nhặt và chấm dứt mỗi hồi cho thật rõ ràng.
Phàm hô chuông, phải đọc bài kệ, sau mỗi câu thỉnh một tiếng chuông, như:
Buổi
tối niệm: Nam mô A Di Đà Phật
Buổi
sáng niệm: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nguyện
tiếng chuông này vượt ngoài pháp giới
Núi
Thiết Vi u ám thảy đều nghe
Nghe
chuông lòng thanh tịnh chứng viên thông
Hết
thảy chúng sanh đạt thành chánh giác.
Nghe
chuông ngân lòng nhẹ lâng
Trí
huệ phát bồ đề tâm
Lìa
địa ngục, thoát lửa hầm
Nguyện
thành Phật độ chúng sanh.
Phá
địa ngục chân ngôn:
Án,
già ra đế da ta bà ha (3 lần).
Chuông
gióng lên đợt đầu
Niệm
kệ báu nâng cao
Trên
thông vào thiên đường
Dưới
thấu tường địa ngục
Nam
mô Địa Tạng Vương
Giáo
chủ cõi U Minh
Cứu
bạt khổ chúng sinh
Đại
nguyện Ngài rộng thênh.
Chuông
gióng lên đợt hai
Niệm
kệ báu nâng cao
Trên
thông vào thiên đường
Dưới
thấu tường địa ngục
Nam
mô Bồ Tát Địa Tạng Vương
Giáo
chủ cõi U minh
Cứu
bạt khổ chúng sinh
Đại
nguyện Ngài rộng thênh.
Chuông
gióng lên đợt ba
Niệm
kệ báu nâng cao
Trên
thông vào thiên đường
Dưới
thấu tường địa ngục.
Nam
mô Địa Tạng Vương
Giáo
chủ cõi U Minh
Cứu
bạt khổ chúng sinh
Đại
nguyện Ngài viên thành.
Ngưỡng
chúc Phật pháp mãi rạng ngời
Bánh
xe pháp đời đời chuyển vận
Gió
hòa, mưa thuận thấm nhuần
Dân
an, nước thịnh khắp cùng nơi nơi
Trong
ba cõi, bốn loài
Mỗi
mỗi thoát luân hồi
Trong
mười loại hữu tình
Ắt
lìa khổ ngục hình.
Năm
tháng thuận gió mưa
Khỏi
gặp năm đói khát
Đông
nam sống hòa lạc
Thời
Nghiêu Thuấn thái bình.
Thôi
chấm dứt chiến tranh
Tử
nạn những thương vong
Đều
siêu sanh Tịnh độ
Đất
lành, người hoàn hảo.
Loài
chim bay, thú chạy
Không
bị lưới, bẫy giăng
Kẻ
lưu lãng, cô thân
Sớm
quay về hương quán.
Vô
biên thế giới
Đất
rộng trời cao
Thí
chủ gần xa
Phước
thọ dồi dào.
Thiền
môn hưng thịnh
Phật
pháp phát huy
Thổ
địa, long thần
Hộ
tăng an tịnh.
Cha
mẹ cùng thầy học
Còn
mất đều lợi lạc
Tổ
tiên bao đời trước
Cùng
nhau được siêu thoát.
Nam
mô Đức Phật Tỳ Lô Giá Na
Nam
mô Đức Phật Lô Xá Na
Nam
mô Đức Phật Thích ca Mâu Ni
Nam
mô Đức Phật Di Lặc từ tôn
Nam
mô Đức Phật A Di Đà cõi Cực Lạc
Nam
mô mười phương ba đời các đức Phật
Nam
mô Đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù
Nam
mô Đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền
Nam
mô Đức Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm
Nam
mô Đức Bồ Tát Đại Thế chí
Nam
mô Ðức Bồ Tát Già Lam Thánh chúng.
Mười
phương ba đời 7 đức Như Lai
Cùng
tám mươi tám Phật trên liên đài
Chúng
sanh sáu đường mong thoát khổ
Chín
cõi, mười loài khỏi trần ai.
Chuông
ngân dồn dập lại gióng lên
Chùa
viện chúng tăng hãy nhớ ghi
Tu
tập bốn thời tuân qui chế
Xuống
giường cất bước giữ oai nghi.
Trăm
tám tiếng chuông hướng Phật tiền
Trên
thông dưới thấu thảy an nhiên
Sáu
đường chúng sanh mong thoát khổ
Chín
cõi mười loài hết lụy phiền
Nam
mô siêu lạc độ Bồ Tát ma ha tát.
* Ghi chú: có thể tụng chú Đại Bi, Kinh Di Đà, Bát Nhã, niệm Phật, Hồi hướng, phục nguyện, tự quy y và cuối cùng đọc đoạn chót trên đây.
** Cần chú ý: chuông bảng ở chùa rất hệ trọng, chỉ người có trách nhiệm phụ trách đúng giờ giấc, không được sai trể làm động chúng.
- Chứng nghĩa ghi rằng, đại hồng chung buổi sáng, tối mỗi lần thỉnh 108 tiếng do sự hiển lý. Đó là do 108 phiền não ngu si nên nghe mỗi tiếng chuông liền thức tĩnh. 108 thiền định, mỗi dùi nện mạnh vào phát ra tiếng vang kéo dài lan xa để cho mọi người, loài vật đều nghe.
Trước đây ngài Chí Công mượn đạo nhãn vua Lương Võ Đế thấy tướng khổ địa ngục, hỏi làm sao để chấm dứt? Chỉ nghe chuông cảnh khổ địa ngục liền dứt.
Vua nghe thế bèn mời các tự viện lại và nói rằng: phàm gióng thỉnh chuông phải từ từ khoan thai ra tiếng, lúc hô nên tụng hoặc niệm Phật. Kinh Tăng Nhất A Hàm ghi rằng, như lúc gióng chuông nguyện cho những sự khổ ở đường ác đều dứt sạch. Nếu nghe tiếng chuông có luôn chú Phật thời trừ hết được tội nặng 500 ức kiếp sanh tử. Ngoài ra, Kim Lăng Chí ghi rằng, Dân bị chết uất, ở âm ty, thấy 5 tội buộc lên cây chỉ đó bảo rằng, Ta là Nam Đường tiên chủ, là binh của Tống tề bị giết lầm cùng binh lính ở Châu Hàng cả hơn nghìn người như thế, mỗi lần nghe chuông ta liền tạm được dứt khổ. Xin ông làm ơn về thưa Từ quân vì ta mà tạo chuông. Dân tĩnh lại sau khi nghe tiếng chuông. Nhân đó, vua tạo đại hồng chung để tại chùa Thanh Lương có khắc chữ “tiến cúng liệt Tổ - Hiếu Cao hoàng đế - vượt khỏi u ám, thoát hiểm nạn”. Ngoài ra, sách Văn Thê Sùng Hành lục ghi: đời Tùy có vị tăng là Trí Hưng ở chùa Đại Trang Nghiêm, phụ trách việc thỉnh chuông. Năm Đại Nghiệp thứ 5 có vị tăng cùng ở chung là Tam Quả, vị này có người anh ruột theo xe vua bị mất. Vợ anh ta ban đêm mộng thấy chồng về báo rằng: anh tới Bành Thành bịnh và mất, đọa trong địa ngục. Chùa Đại Trang Nghiêm hô chuông tiếng vang thấu địa ngục nên anh thoát khỏi, muốn báo ân này có thể dâng cúng 10 hộc lúa. Người vợ đem lúa cúng chùa. Hưng lấy chia cho chúng. Chúng hỏi thỉnh chuông làm gì cảm được như vậy ?
- Hưng nói: Tôi thỉnh chuông cầu nguyện rằng: nguyện chư Thánh Hiền cùng nhập đạo tràng, bèn gióng ba tiếng thỉnh ba hồi dài; lại chúc rằng: nguyện các cõi ác nghe tiếng chuông của tôi bèn dứt hết khổ não. Mùa đông lạnh buốt tê cóng da thịt, tay chân co ro máu như ngưng tụ, vẫn thỉnh chuông không từ khổ nhọc. Nếu làm như thế có thể cảm thấu cõi u minh thọ lãnh được lời chú nguyện.