Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chi 5: Bốn Tâm vô lượng, Bốn Đại, Tưởng chẳng khứng thúc ăn, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng xứ.

02 Tháng Năm 201100:00(Xem: 7843)
Chi 5: Bốn Tâm vô lượng, Bốn Đại, Tưởng chẳng khứng thúc ăn, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng xứ.

GIẢI THOÁT ĐẠO LUẬN
VIMUTTI MAGGA
Thiện Nhựt chuyển dịch sang tiếng Việt

Phần 2: PHẦN TÌM HIỂU

Phần Tìm hiểu Phẩm 8: Hành môn

Chi 5: Bốn Tâm vô lượng, Bốn Đại,
Tưởng chẳng khứng thúc ăn
, Vô sở hữu xứ,
Phi tưởng xứ.


Chuyển tiếp: Phẩm 8: Hành môn gồm có ba mươi tám đề mục quán tưởng; các Chi 1, 2, 3 và 4 lần lượt trình bày: Mười Nhứt thiết nhập, Mười Tưởng bất tịnh, Mười Niệm. Đến Chi 5 nầy, Luận văn trình bày nốt tám đề mục còn lại. Đó là: Bốn Tâm vô lượng, Bốn Đại, Tưởng chẳng khứng thức ăn và hai cấp Định Vô sở hữu xứ Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Như đã có nói qua, Tưởng chẳng khứng thức ăn lẽ ra nên xếp chung vào Mười loại Tưởng bất tịnh; và hai cấp Định cuối cùng nầy cũng đã được trình bày sơ lược cùng với các cấp Thiền Định ở Chi 2.

068. Bốn Tâm vô lượng và Bồ-tát đạo.

Trong ba mươi hành môn vừa qua, tức là Mười Nhứt thiết nhập, Mười Tưởng bất tịnh, Mười Niệm, hành giả chuyên tu tập cho bổn thân mình, nghiã là hướng về thân tâm của chính mình mà tu tập, để noi theo con đường giải thoát cho thân phận của riêng mình mà thôi. Đến Chi 5, việc tu tập mở rộng đến mối tương quan với những người chung quanh: mình đang lo giải thoát cho mình, mà đồng thời cũng quan tâm đến những người khác, giúp cho cũng sẽ được giải thoát như mình.

Đó là con đường tu tập của Bồ-tát, gọi tắt là Bồ-tát đạo, quan trọng nhứt là sự đào luyện cho mình bốn tâm vô lượng: Từ, Bi, Hỉ, Xả. Với bốn tâm vô lượng nầy, trong khi tu tập, hành giả nhìn người chung quanh mình, cũng như mình chẳng khác, và đối xử với họ cũng như đối xử với chính bản thân mình, như đối xử với người thân yêu của mình.

Căn cứ theo giáo lý Phật giáo Bắc tông, con đường Bồ-tát đạo gồm có sáu ngành: (1) Bố thí Ba-la-mật, (2) Trì giới Ba-la-mật, (3) Nhẫn nhục Ba-la-mật, (4) Tinh tấn Ba-la-mật, (5) Thiền định Ba-la-mật, và (6) Bát-nhã Ba-la-mật. đây chẳng phải là việc cứu xét đến Giáo lý Bắc tông, nên xin chỉ nói lướt qua.Tuy nhiên, khi xét đến Tâm Đại từ, Luận văn có nêu rõ mười Ba-la-mật của Bồ-tát đạo trong Giáo lý Nam tông. Chừng ấy ta sẽ so sánh hai con đường Bồ-tát đạo Nam và Bắc tông; trong khi chờ đợi, chỉ xét trên căn bản chung cho cả hai, về Bốn Tâm vô lượng: Từ, Bi, Hỉ, Xả mà thôi. Nhưng đó cũng đủ để hành giả vươn lên đến cõi Tứ Thiền, và bước ra hành đạo mà hoá độ chúng sanh.

069. Dàn bài Chi 5, Phẩm 8: Hành môn.

I. Nhập đề: Luận văn chẳng có phần Nhập đề riêng biệt cho Chi 5, vì kể như đang tiếp tục trình bày ý tưởng về Hành môn của Phẩm 8.

II. Thân bài: Chi 5 lần lượt trình bày ba đề mục chánh yếu là (1) Bốn Tâm Vô Lượng, (2) Bốn Đại và (3) Tưởng chẳng khứng thức ăn. Về Vô sở hữu xứPhi tưởng phi phi tường xứ, Luận văn chỉ có vỏn vẹn một câu nhắc rằng hai xứ nầy đã được nói qua nơi Chi 2 về Thiền Định.

Như thế, phần Thân bài của Chi 5 nầy, sẽ có ba bài riêng biệt, chẳng có liên hệ nhiều đến nhau, khiến cho việc cứu xét ý tưởng trong Chi 5 nầy, có thể xét riêng từng bài một, mà chẳng mất phần hứng thú chung.

21. Bốn Tâm vô lượng:

A) Tâm Đại từ:

1. Thế nào Tâm từ?
2. Mười một công đức của Tâm từ.

3. Tu Tâm từ cách nào?

31. Quán về lỗi lầm của sự Giận hờn:

311. Sự phẫn hận thiêu đốt Tâm từ
312. Sự phẫn hận gây ra giết chóc
313. Thí dụ Cây Cưa trong Kinh (Trung Bộ Kinh, số 21, trang 292 293,
Đại Tạng)
314. Các thí dụ khác
315. Sự phẫn hận khiến bị cười chê.

32. Quán về công đức của sự Nhẫn nhục:

321. Nhẫn nhục là áo giáp bảo hộ thân.
322. Nhẫn nhục làm xứng danh tu hành.
323. Nhẫn nhục như thuốc giải
độc.
324. Nhẫn nhục dũa mềm lòng kiêu mạn.

33. Khởi lênTâm từ bắt đầu từ người nào?

331. Khởi Tâm từ với chính mình trước.
332. Khởi Tâm từ
đến người thân yêu,
333. Khởi Tâm từ
đến người đồng tu,
334. Khởi Tâm từ
đến người dưng,
335. Khởi Tâm từ
đến một chúng sanh nơi xóm, làng, nước, một phương, khắp bốn phương.

34. Mười bốn cách để diệt sự hờn giận, chỉ cần nhớ đến các cách sau:

341. Nghĩ đến công đức người mình ghét
342. Xem như trả dứt nợ nần cũ khi bị hại
343. Giận ghét là tự làm khổ cho mình.
344. Giận làm gì khi chẳng có chúng sanh, chỉ giả gọi là chúng sanh (Không-tánh, theo
đệ nhứt nghiã)

4. Tâm từ Mười Ba-la-mật:

41. Thế nào là tu Tâm từ thật đầy đủ?
42. Lần lượt xét qua Mười Ba-la-mật: Bố thí, Trì giới, Xuất ly, Bát-nhã, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thực đế, Thọ trì, Đại Từ, Đại Xả.
44. Thành tựu
được Xa-ma-tha (Định) và Tỳ-bà-xá-na (Huệ).
45.
Đắc Tự nhiên trí Nhứt thiết trí.

B) Tâm Đại Bi:

1. Thế nào là Tâm Đại Bi?
2. Công đức Tâm Bi giống như công
đức Tâm Từ.
3. Tu Tâm Bi như thế nào?

31. Thấy chúng sanh khổ, kiếm cách dứt khổ;
32. Thấy chúng sanh điên đảo, kiếm cách chỉ cho nẻo lành mà noi theo;
33. Thấy chúng sanh theo pháp ác, kiếm cách chỉ cho các thiện pháp
để noi theo;
34. Khiến cho tâm nhu nhuyễn, hướng
đến người thân, người dưng, từ xóm làng lan rộng đến khắp nước, khắp bốn phương.

4. Tu Tâm Bi như thế nào mới đầy đủ?

41. Chẳng khởi tâm oán ghét người thân
42. Chận
đứng tâm muốn báo oán, gây tổn hại.

C) Tâm Đại Hỉ:

1. Thế nào là Tâm Hỉ?
2. Công đức Tâm Hỉ
đồng với công đức Tâm Từ.
3. Tu Tâm Hỉ như thế nào?

31. CóTâm Hỉ khi biết kẻ mình yêu được an lạc
32. Vui thấy người bỏ pháp ác, theo pháp lành;
33. Chung vui với người làm
được việc lành;
34. Cũng như Tâm Từ, hướng niềm vui
đến các người thân, người dưng, chúng sanh khắp bốn phương.

4. Tu Tâm Hỉ như thế nào mới đầy đủ?

41. chẳng nhạo báng, chê cười khiến mất vui.
42. chẳng oán ghét người thân.

D) Tâm Đại Xả:

1. Thế nào là Tâm Xả?
2. Công đức Tâm Xả
đồng với công đức Tâm Từ.
3. Tu Tâm Xả như thế nào? Giữ sự công bằng.

31. Khởi Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỉ để vào được Tam Thiền;
32. Thấy các bất lợi khi Hỉ, Lạc khởi lên, nên dùng Tâm Xả
để đối trị lại ở Tứ Thiền.
33. Khởi Tâm Xả đối với người chẳng khả ái mà cũng chẳng phải chẳng khả ái;
34. Hướng Tâm Xả
đến các người thân, người dưng, chúng sanh khắp bốn phương.
35. Nơi các Tâm từ, Bi, Hỉ, gạt bỏ Hỉ, Lạc khi hướng về chúng sanh khắp bốn phương.

4. Tu Tâm Xả như thế nào mới đầy đủ?

41. Cũng như các Tâm từ, bi, hỉ, tu Tâm Xả chẳng khởi lên oán ghét người thân,
42. Chẳng
để vô minh khởi lên.

E) Linh tinh về bốn tâm vô lượng:

1. Hỏi: Sao chỉ có 4 tâm vô lượng, chẳng 3, chẳng 5? Đáp: để đối trị (1) sự giận hờn; (2) sự gây não hại; (3) sự chẳng vui; (4) sự thương và ghét.

2. Bốn Tâm vô lượng chung một tánh: thanh tịnh.

3. Bốn Tâm vô lượng chung một tướng: làm lợi ích cho tất cả chúng sanh chẳng phân biệt.

4. Nhờ bốn Tâm vô lượngvượt qua được: (1) cõi sắc giới, (2) cõi vô sắc giới.

22. Quán về Bốn Đại:

1. Thế nào là quán về Tứ Đại: giải thích tự tánh của bốn nguyên tố: đất, nước, lửa, gió.

2. Chức năng của việc quán Tứ Đại: thông đạt về tánh Không.

3. Lợi ích của việc quán Tứ Đại: kham chịu nỗi sự khủng bố, có tâm bình đẳng trước sự vui hay chẳng vui, bỏ sự phân biệt nam nữ, bỏ tư tưởng về chúng sanh, mạng sống (chỉ có bốn đại thôi), hiểu phân minh về mọi pháp (= sự vật).

4. Quán bốn Đại như thế nào:

41. quán vắn tắt trong thân thể: (1) Đất = các chất cứng; (2) Nước = chất lỏng; (3) Lửa = sức nóng thân nhiệt; Gió = hơi thở.

42. quán chi tiết trong thân thể: (1) Điạ giới = 22 phần thân thể có chất cứng; (2) Thủy giới = 12 chất lỏng trong cơ thể; (3) Hoả giới = 4 mức độ của thân nhiệt; (4) Phong giới = 6 ngọn gió trong thân.

5. Mười cách quán về Bốn Đại: chỉ cần nhớ:

(1) Đại là lớn, chẳng thật mà hiện hình ra như thật, chẳng hình sắchiện rahình sắc.

(2) Giới giữ gìn tự tánh:

điạ giới: tánh cứng, trì và bất động
thủy giới: tánh ướt, trôi chảy xuống dưới
hoả giới:
tánh nóng, thiêu đốt, bấu chặt
phong giới: tánh nhẹ, lạnh, lưu
động.

(3) Sự tụ họp giữa bốn giới mà thành ra sắc, thanh, hương, vị, xúc:

điạ tụ: chất cứng chiếm ưu thế hơn 3 chất kia;
thủy tụ:
chất lỏng chiếm ưu thế;
hoả tụ:
chất nóng chiếm ưu thế;
phong tụ:
chất hơi chiếm ưu thế.

(4) Do nhân duyên hoà hợp rồi phân tán

(5) Phân biệt về Danh-Sắc:

Bốn Đại bốn Giới thuộc về Sắc (uẩn);
Bốn uẩn
kia:Thọ, Tưởng, Hành, Thức thuộc về Danh.

Chỉ có uẩn, chẳng có chúng sanh nào cả. Bỏ ngã kiến.

23. Tưởng chẳng khứng thức ăn:

1. Thế nào là Tưởng chẳng khứng thức ăn?

2. Chức năng của việc quán tưởng chẳng khứng thức ăn: bỏ sự ham thích ăn uống, nhàm chán các thức ăn.

3. Ích lợi của Tưởng chẳng khứng thức ăn:

biết rõ cách chế phục ngũ dục;
biết rõ tánh chất của mỗi miếng
ăn;
khởi ý tưởng về bất tịnh;
lià xa sự mê thích
ăn uống.

4. Tu về tưởng chẳng khứng thức ăn cách nào?

41. Quán về công khó đi tìm thức ăn;
42. Quán về sự nhai nuốt thức ăn ở mìệng, vào bụng;
43. Quán về nơi tiếp trữ các thức ăn khi ăn xong;
44. Quán về sự lưu thông của thức ăn trong thân thể;
45. Quán về sự kết tụ của thức ăn khi tiêu hoá.

III. Kết luận: Phần Kết luận chung cho cả Phẩm 8 về Hành môn: Luận văn đưa ra bài Kệ nhắc đến ba mươi tám đề mục quán tưởng, đã chỉ rõ ràng cách thức tu hành để noi theo con đường Giải Thoát.

070. Ý chánh của Chi 5, Phẩm 8: Hành môn.

Về bốn Tâm Vô lượng, tu tập bốn Tâm nầy được thành tựu thì tâm trở nên thanh tịnh, dứt hẳn sự giận hờn, sụ gây ra não hại, sự chẳng vui, và sự thương ghét. Tâm thanh tịnh đó hướng đến tất cả mọi chúng sanh, ban vui, cứu khổ, chia xẻ niềm hoan lạc, và chẳng phân biệt người thân với kẻ thù.

Về quán tưởng Bốn Đại, tu tập việc quán tưởng nầy thành tựu thì dứt được ngã kiến, bỏ được tưởng có chúng sanh, xem thân tâm nầy do sự tạm thời kết hợp của phần vật chất của Tứ Đại và phần tinh thần của Tâm. Và đối với muôn pháp, thấy rõ bản thể hợp chất do duyên kết tụ và sẽ phân tán.

Về Tưởng chẳng khứng thức ăn, tu tập việc quán Tưởng nầy thành tựu, sẽ dứt bỏ được sự mê thích về ăn uống, nhận thấy thức ăn khi nuốt vào xong, đều trở nên bất tịnh, nhờ đó mà lìa xa năm món dục lạc, về sắc, về thanh, về hương, về vị và về xúc chạm.

Để tổng kết về Phẩm 8: Hành môn, Luận văn đưa ra bài Kệ ngắn, chỉ rõ việc thực hành ba mươi tám đề mục quán tưởng, để noi theo con đường giải thoát.

071. Tìm hiểu nghiã các chữ khó của Chi 5, Ph. 8

Tâm vô lượng: Vô = chẳng có; Lượng = tính toán, lượng định; Tâm vô lượng là tấm lòng rộng rãi, bao trùm khắp mọi nơi, mọi sự vật, chẳng thể đo lường được sự khoáng đại đó nên mới gọi là vô lượng. Thí dụ như Tâm từ là lòng thương vô bờ bến, trải rộng đến mọi chúng sanh, chẳng những đến người thân mà còn thương đến kẻ thù, ngay cả loài súc vật, cỏ cây, sông núi nữa. Có bốn tâm vô lượng: Từ, Bi, Hỉ Xả.

Tâm Từ: Từ = ban vui; đem lòng thương yêu con mình mà thương đến muôn loài. Tâm Từ giống với sự Bác ái (Bác = rộng rãi; ái = yêu), ở điểm cùng thương đến muôn loài chẳng phân biệt; nhưng Tâm Từ khác với tình yêu của Bác ái, vì khi yêu thương, thường có sự tríu mến, luyến ái đến người mình thương yêu, còn Tâm từ tuy thương, nhưng chẳng có sự luyến ái giữa mình và đối tượng của tình thương. Xét cho sâu, thì Tâm Từ tính cách quên mình, chẳng đeo đẳng theo đối tượng, chỉ muốn đối tượng được an vui thôi; còn tình yêu của Bác ái có sự ràng buộc giữa người thương và đối tượng, người thương muốn giữ đối tượng ấy làm của riêng mình mà thôi.

Ác mộng: Ác = dữ, xấu; Mộng = chiêm bao. Có ác mộng là ngủ nằm chiêm bao thấy chuyện dữ ác đến hại thân.

Hôn mê = tình trạng bất tỉnh của người sắp chết.

Nhẫn nhục: Nhẫn = kham chịu chẳng oán trách; Nhục = điều hổ thẹn, điều sỉ nhục. Nhẫn nhục là bền chi chịu đựng sự đau khổ, sỉ nhục, mà chẳng oán trách.

Phẫn hận: Phẫn = căm phẫn, giận dữ; Hận = hờn, mối căm thù dấu trong lòng. Phẫn hận = giận hờn.

Tự sát: Xem lại trang 478, Ph. 8

Thí dụ Cây Cưa: Trong Kinh Thí Dụ Cái Cưa, bản Kinh số 21, Trung Bộ Kinh, trang 292, ghi rằng:

''... Chư Tỳ-kheo, như những kẻ đạo tặc hạ liệt, dùng cưa hai lưỡi mà cưa tay, cưa chân, dầu vậy, nếu một ai ở đây khởi ý nhiễm loạn, người ấy do vậy không phải là người thực hành giáo pháp của Ta. Ở đây, chư Tỳ-kheo, các ông phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ giữ tâm của chúng ta không biến nhiễm, chúng ta không thốt ra những lời ác ngữ, chúng ta sẽ sống với lòng lân mẫn, với tâm từ bi, với nội tâm không sân hận. Chúng ta sẽ sống bao phủ người nầy với tâm câu hữu với từ. Và với người nầy là đối tượng, ta sống biến mãn cùng khắp thế giới với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân." Chư Tỳ-kheo, các ông cần phải học tập như vậy.

Và nầy chư Tỳ-kheo, nếu các ông luôn luôn suy tư lời dạy ví dụ cái cưa nầy, thì nầy các Tỳ-kheo, các ông có thấy loại ngôn ngữ nào, dầu tế nhị hay thô bạo mà các ông không kham nhẫn được chăng?

Bạch Thế Tôn, không.

Chư Tỳ-kheo, do vậy, hãy luôn luôn suy tư lời dạy ví dụ cái cưa nầy, và các ông sẽ được hạnh phúc an lạc lâu ngày.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỳ-kheo ấy hoan hỉ, tín thọ lời Thế Tôn dạy."

Thổ tả: Thổ = Tả = khạc nhổ, ói mửa; Bịnh thổ tả là bịnh ói mửa.

Chế phục: Chế = đặt ra điều lệ gắt gao buộc phải tuân theo; Phục = phục tòng, tuân theo; Chế phục sự giận hờn là khắc phục được sự giận hờn, khiến cho hết giận.

Đàn-việt: phiên âm chữ Pàli Dànapati, người thí chủ bố thí rộng rãi.

Mạ lỵ: mắng mỏ, rủa xả, nói xấu.

Kiêu mạn: Xem lại trang 340, Phẩm 2

Nhu nhuyễn: Nhu = mềm; Nhuyễn = dẻo, dễ uốn nắn; Tâm nhu nhuyễn là tâm mềm dịu, dễ uốn nắn, dễ huấn luyện theo nẻo lành.

Kiến văn: Kiến = thấy; Văn = nghe; Kiến văn là sự hiểu biết, nghe thấy nhiều.

Ái ngữ: Ái = yêu, dễ thương; Ngữ = lời nói. Ái ngữ lời nói dịu dàng, thân ái, dễ thương.

Đồng sự: Đồng = cùng, chung; Sự = việc làm. Đồng sự cộng tác, cùng làm việc chung với nhau.

Oan gia: Oan = oán = mối thâm thù, thù oán; gia = nhà; Kẻ oan gia là người thù oán ngày xưa nay gặp lại.

Tự nghiệp: Tự = chính mình, của chính mình; Nghiệp = hành động cũ đã qua. Tự nghiệp là nghiệp riêng của mình; mình phải chịu hậu quả các hành động cũ của chính mình đã gây ra trước kia.

Thân tộc: Thân = tình thân thuộc, bà con với nhau; Tộc = họ hàng; Tình thân tộc tình thương đến những người cùng họ, bà con với mình.

Không-tánh: Không = sự vắng vẻ, rỗng rang, chẳng có gì và chẳng chứa đựng gì; Tánh = bổn tánh, tánh tự nhiên; Không-tánh là sự vắng lặng,rỗng rang. Đồng nghiã: Hư vô.

Thôn lâm: Thôn = xóm, làng; Lâm = rừng cây. Nơi thôn lâm là nơi xóm làng rừng núi, vắng vẻ, ít người lai vãng.

Tha nhơn: Tha = người khác, khác hơn chính mình; Nhơn = người. Tha nhơn là kẻ khác. Trái nghiã Tự thân.

Bốn phương bàng: Phương bàng = Bàng = bên cạnh; Bốn phương bàng bốn hướng: Đông Nam, Đông Bắc; Tây Nam, và Tây Bắc. Có tất cả 10 phương: 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc, 4 phương bàng và phía trên cùng phiá dưới.

Quảng đại: Quảng = rộng; Đại = lớn. Có tấm lòng quảng đại là có tấm lòng rộng lớn, bao dung cho tất cả, lại cũng hay tha thứ.

Đệ nhứt nghiã: Đệ nhứt = hạng nhứt, nghiã cao sâu nhứt; Nghiã = ý nghiã. Đệ nhứt nghiã là nghiã cao thâm nhứt, đứng đắn nhứt, rốt ráo nhứt. Cùng nghiã với chữ Chơn đế, là Chơn lý tối thượng, tuyệt đối, thuộc về Xuất thế gian. Trái nghiã với chữ Tục đế, là Chơn lý tương đối, thuộc về thế tục.

Ba-la-mật: phiên âm chữ Pàli pàrami, pàramità, sự toàn thiện, có đầy đủ các đức tánh cao qúi, hoàn toàn chẳng hề thiếu sót điều gì cả.

Đại Bồ-tát: Đại = lớn; Bồ-tát = phiên âm chữ Pàli Bodhisatta; có nghiã là kẻ hữu tình đã giác ngộ; Đại Bồ-tát nói đủ chữ là Ma-ha Bồ-đề-tát-đoả. Theo Giáo lý Nam Tông, chữ Bồ-tát, hay Đại Bồ-tát dành riêng cho Đức Phật Thích-ca khi Ngài còn chưa chứng được ngôi vị Phật. Ngài tu tập mười Ba-la-mật thành tựu hoàn toàn để lên ngôi vị Phật.

Theo giáo lý Bắc Tông, có tất cả hơn bốn mươi cấp bực Bồ-tát: cấp Thập Trụ, Thập Hành, Thập Hồi hướng, Thập Địa. Từ cấp Bồ-tát bát địa (cấp thứ tám hàng Thập địa) trờ lên đến Đẳng giác, Diệu giác, rồi mới lên ngôi vị Phật.

Bát-nhã: phiên âm chữ Phạn Prajna, nghiã là Trí huệ. Chữ Bát-nhã chẳng được dịch nghiã mà chỉ phiên âm, vì sợ lẫn với chữ Trì huệ thông thường; vì Bát-nhã trí huệ cao tột đưa hành giả đến bờ giác ngộgiải thoát; trong khi đó trí huệ thông thường chỉ là trí thông minh bặt thiệp ở đời, đem mối lợi vật chất hoặc tinh thần về cho riêng mình mà thôi.

Thực đế: Thực = chơn thật, chơn lý; Đế = Chơn lý. Thức đế đồng nghiã với Chơn đế, trái nghiã với Tục đế.

Xa-ma-tha: Xem lại trang 421, Phẩm 8.

Tỳ-bà-xá-na: Xem lại trang 421, Phẩm 8.

Song biến định, Đại bi định: Xem lại trang 371.

Biện luận: Biện = phân biện; Luận = bàn luận. Có sức biện luận chẳng lo ngại, Kinh sách thường viết là: biện tài vô ngại.

Tự nhiên trí: Trí thông minh được phú sẵn, chẳng bị sự vô minh che lấp, thường chẳng phân biệt và kỳ thị. Đến Phẩm 12, sẽ có giải thích rõ thêm.

Nhứt thiết trí: Nhứt thiết = tất cả; Nhứt thiết trí trí thông hiểu tường tận tất cả mọi sự vật. Chỉ có Phật mới có đầy đủ Nhứt thiết trí. Phẩm 12 sẽ giải thích rõ thêm. (Xem lại trang 457, Phẩm 8)

Phật địa: Phật = giác, giác ngộ, hiểu rõ; Điạ = đất, vùng, lãnh vực. Thành tựu được Phật điạ có nghiã là vươn lên cõi Phật, tức là hiểu rõ tất cả, giác ngộgiải thoát hoàn toàn.

Lân mẫn = thương xót.

Bất hại: Bất = chẳng; Hại = tổn hại; Bất hại có nghiã là chẳng gây nên tổn hại cho mình và cho người khác. Đồng nghiã với chữ Vô não, vô não hại, chẳng hề gây tổn hại.

Khủng bố: Khủng = lo sợ; Bố = sợ hãi.

Hỉ = nỗi mừng. Xem lại trang 337, Phẩm 2. Tuỳ hỉ = thấy người vui mà vui theo; thấy người làm việc lành, vui theo.

Bình đẳng = ngang hàng, đối xử đồng đều, chẳng ai hơn ai kém. Đồng nghiã với công bằng.

Tâm Xả = tấm lòng công bằng trong việc đối xử, chẳng vì thương, hay ghét mà có sự đối xử khác nhau. Xả lại có nghiã là xả bỏ, buông bỏ, chẳng ghìm, chẳng nắm giữ, còn có nghiã là tha thứ lỗi lầm.

Tổng nhiếp: Tổng = tổng quát, chung chung, bao quát hết; Nhiếp = thâu giữ. Tổng nhiếp là có ý bao trùm hết chẳng để sót.

Vô minh: Xem lại trang 419, Phẩm 8.

Hoàng y: Hoàng = màu vàng; y = y phục, quần áo.

Thông đạt: Thông = thông suốt; Đạt = đạt tới, hiểu rõ tường tận. Thông đạt là hiểu thấu đến chỗ thâm sâu.

Di động: Di = dời đi; Động = chuyển động.

Thân nhiệt: Thân = thân thể; Nhiệt = sức nóng. Thân nhiệt là sức nóng trong cơ thể.

Trung hoà: Trung = chính giữa; Hoà = hợp, chẳng chống đối. Trung hoà vừa phải, chẳng quá cao, quá thấp.

Na-do-tha: phiên âm chữ Pàli Nahuta, con số nhiều đến hơn mười triệu.

Tự tánh: Xem lại trang 417, Phẩm 8.

Vi tế: Xem lại trang 339, Phẩm 2.

Hộ trì: Hộ = giữ gìn, bảo hộ; Trì = giữ gìn.

Nhân duyên: Nhân = nguyên nhân chánh; Duyên = duyên cớ phụ. Nhân duyên là nói do đâu mà có; nhân nguyên nhân đầu tiên, nếu thiếu thì chẳng thể có được kết quả; thí dụ như hột luá nguyên nhân sanh ra cây luá; nhưng muốn hột lúa thành cây, cần phảiđất, nước, ánh nắng mặt trời và phân bón: đất, nước, ánh nắng, phân là những duyên khiến cho cây lúa lớn lên được; duyên còn gọi là các điều kiện. Chỉ có một nhân, nhưng có rất nhiều duyên; trong Luận văn kể ra nhiều duyên, nhưng chẳng đưa ra thí dụ nên khó hiểu.

Cộng sanh: Cộng = chung với nhau; Sanh = sống; Cộng sanh là cùng nhau dựa vào nhau mà sanh sống. Đồng nghiã với câu hữu; Câu = cùng, chung; hữu = có, hiện hữu.

Triển chuyển: Triển = phát triển, nầy nở; Chuyển = di chuyển, lớn lên thay đổi.

Giây dụi = sợi giây hay sợi chỉ quấn bên trong hình người gỗ, hễ kéo mạnh thì tay chơn người gỗ cử động.

Danh-Sắc: Danh = tên; Sắc = vật chất. Dùng chữ Danh-Sắc để dịch hai chữ Pàli Nama-Rùpa. Vật chất gọi là Sắc, tất cả các sự vật có hình sắc, thể dạng; còn Danh là tên gọi, chỉ là một tiếng để gọi, chẳng có thực chất. Như thế, nơi con người, sắc uẩn thuộc về Sắc, còn bốn uẩn kia thuộc về Danh; quan niệm đúng đắn về con người thì đó chỉ là Danh-Sắc mà thôi, nghiã là phần thân thể là sắc, còn phần tinh thần thuộc về Danh, chẳng có một chúng sanh nào, chẳng có thọ mạng nào cả. Đó quan niệm phá bỏ thân kiến ngã kiến. Chữ chúng sanh chẳng qua chỉ là một giả danh, đặt ra để tiện dụng hằng ngày, chớ chẳng có thực chất chúng sanh nào cả. Thế thôi.

Tưởng chẳng khứng thức ăn: Nguyên văn trong bộ Luận là Thực bất nại tưởng; có nghiã là vì cực nhọc tầm cầu cho sự ăn uống, vì thức ăn một khi nuốt vào trong trở thành bất tịnh, cho nên sanh ra ý tưởng chẳng kham, chẳng khứng, chẳng thích đến việc ăn uống cho lắm.

Ngũ dục: Ngũ = năm; Dục = ham muốn. đam mê; Ngũ dục là năm thứ đam mê phát ra từ năm giác quan đòi hỏi phải được thoả mãn. Mắt đòi nhìn sắc đẹp. Tai đòi nghe tiếng êm ái, lời khen. Mũi muốn ngữi mùi thơm. Lưỡi đòi nếm các vị ngon ngọt. Da muốn sờ chạm vật trơn láng.

Sơn dã: Sơn = núi non; Dã = hoang vắng. Nơi sơn dã là nơi rừng núi hoang vu, vắng vẻ, thanh tịnh.

Như pháp: đúng như trong Chánh pháp. Trái nghiã với chữ phi pháp; Phi = chẳng phải; Pháp = Chánh pháp; phi pháp là chẳng giống với Chánh pháp. (Đừng lầm với bất hợp pháp, trái với luật lệ).

072. Tìm hiểu vài ý tưởng trong Chi 5, Phẩm 8.

1) Các hình ảnh nên ghi nhớ:

11. Hình ảnh người mẹ thương đứa con một:

111. Tâm Từ: lấy tình người mẹ thương yêu đứa con một của mình ra thương yêu mọi người chẳng phân biệt thân thù, trải rộng đến muôn loài.

112. Tâm Bi: lấy sự lo lắng của người mẹ sợ đứa con một của mình bị khổ, mà lo lắng đến mọi người chẳng phân biệt thân sơ, trải rộng đến muôn loài.

113. Tâm Hỉ: lấy sự vui mừng của người mẹ thấy đứa con một của mình sung sướng, mà chung vui với mọi người, chẳng phân biệt mến ghét, trải rộng đến muôn loài.

114. Tâm Xả: lấy tình thương yêu đồng đều giữa đàn con đông đảo, chẳng phân biệt con thương, con ghét, mà thương yêu, tha thứ, đến mọi người gần xa, trải rộng ra đến muôn loài.

Trong tình thương đó của người mẹ, nên gạt bỏ sự luyến ái, chấp thủ vào một đối tượng riêng biệt, chỉ nghĩ đến mọi loài chúng sanh một cách quảng đại, đó là tâm vô lượng. Tu tập thành tựu bốn tâm vô lượng đã thành toàn gần hết con đường Phật đạo, vì Đạo Phật là đạo của Từ BiTrí Huệ.

12. Thí dụ Cây Cưa: Còn đức nhẫn nhục nào cao hơn nữa, khi tay chơn bị cây cưa hai lưỡi cưa qua cưa lại, mà chẳng khởi lên lời than khóc, lời cộc cằn; sự im lặng kham chịu chẳng lời oán trách là một sức mạnh tinh thần chẳng gì mà chẳng vượt hơn được.

13. Hình người gỗ: Thân tâm nầy do bốn đại, do năm uẩn hoà hợp nhau mà thành, nào có khác chi một thân người gỗ ghép từ miếng ván, sơn son thếp vàng lên. Sợi giây dụi giựt bên trong khiến thân hình gỗ cử động được, có là gì khác lạ đâu, khi nói đến tình cảm và nghiệp lực đã qua thúc đẩy thân tâm đó? Nếu đã thấu rõ được Sự Thật chán chường nầy, sao còn quá quyến luyến, trìu mến tấm thân bất tịnh nầy, xao lãng việc đi tìm con đường giải thoát!

2) Các phương tiện nên ghi nhớ:

21. Giận hờn thiêu đốt tất cả công đức đã tạo được. Nhẫn nhục là áo giáp để phòng hộ thân tâm. Lấy nhẫn nhụcđối trị sân hận, đó là con đường của Tâm Từ. Mỗi khi sắp nổi giận, nên nhớ tìm chỗ đáng khen của người mình ghét, do đó sự hờn giận sẽ dễ lui đi và tan biến.

22. Óc khôi hài thường mang đến niềm vui chung, nhưng vô tình khiến cho nạn nhơn của sự bêu riếu cảm thấy bối rối, khó chịu. Thế nên, hãy tập kềm cái lưỡi lại giữ im lặng chẳng pha trò, chẳng chế diễu khiến cho niềm vui chung khỏi bị sứt mẻ. Lời nói dù có ý nhị, sâu sắc đến đâu, nhưng chẳng thể chẳng làm tổn thương đến tự ái kẻ khác, một khi thốt ra rồi, dầu có được xin lỗi hay đính chánh lại cũng đã quá muộn; mối đau buồn, nỗi thẹn thùng đối với người trong cuộc chẳng thể vì đó mà vơi bớt được nhiều.

23. Quán Tánh Không với hình người gỗ: quan niệm Tánh Không rất cao sâu trong Giáo lý nhà Phật, ta còn chưa thể nhứt thờihiểu rõ, nhưng với người đang xúc phạm ta bằng lời nói, có quá khó hay không khi nghĩ rằng mình đang đứng trước một hình người gỗ, đang múa tay múa chơn cố bêu riếu mình. Nếu hình dung được như thế, thì còn gjận hờn chi đến con ngưiời gỗ nữa. Với lời khen, hay giọng chê, thoáng nghe qua, âm thanh nào có khác gì nhiều với tiếng chim hót hay tiếng thú gầm, sao để tâm vào đó làm chi, rồi ... giận. Thử quán như thế, có lẽ sẽ kềm giữ được lòng mình muốn gây ra não hại để ăn miếng trả miếng!

073. Suy gẫm về Bốn Tâm Vô lượng:

Việc tu hành theo giáo lý nhà Phật tóm gọn lại là làm cho Tâm được thanh tịnh. Bốn Tâm vô lượng Từ, Bi, Hỉ, Xả chẳng những thanh tịnh hoá thân tâm mà còn mở rộng ra, trải dài khắp muôn phương tấm lòng trong sạch, thanh khiết, luôn luôn làm lợi ích cho muôn loài.

Muốn đào luyện cho mình bốn tâm vô lượng đó, thiển nghĩ trước phải tu tập Tâm Từ. Mà Tâm Từ là ban vui đến người mình thương, và lòng thương đó phải trước tiên khởi lên đối với chính mình. Mình có thật tình thương mình, lo cho mình sớm được giải thoát, và an lạc, thì mình mới có thể đem nguồn vui đó đến cho mọi người, cho muộn loài. Vậy, chớ quên: phải tập biết thương chính mình trước, thương thân phận mình còn chưa được giải thoát!

074. Suy gẫm về Phẩm 8: Hành môn.

Hành môn là gì? Hành thực hành, là tu tập. Môn là cửa; nhưng ở đây có thể hiểu chữ Môn là món, một ngành chuyên môn, nghiã là những thứ, những điều, những món, những môn, mà mình cần thông thạo qua. Như thế, Phẩm 8 về Hành môn chỉ dạy rõ ràng, đầy đủ chi tiết về cách thực hành, về đường lối tu tập theo từng môn. Có tất cả 38 môn, sắp xếp lại thành năm nhóm: (1) nhóm 10 Nhứt thiết nhập, (2) nhóm 10 Tưởng bất tịnh, (3) nhóm 10 Niệm, (4) nhóm 4 Tâm vô lượng(5) nhóm 4 Đại.

Trong 38 đề mục quán tưởng nhằm thanh lọc thân tâm, hành giả chỉ cần chuyên tu tập một Môn, còn các môn khác thì đọc qua cho biết, nếu có thời giờ để tập thêm thì càng qúi.

Việc chọn lựa Hành môn để tu tập cần căn cứ trên tánh hạnh của hành giả; nếu có theo học với một vị thầy, vị nầy sẽ quyết định môn nào thích hợp với tánh hạnh của người đệ tử mà chỉ dạy. Trong trường hợp tự học lấy một mình, dựa theo Bộ Luận nầy, thì phải làm sao?

Thiển nghĩ, người sơ cơ chẳng có được sự hướng dẫn cá biệt của vị thầy, thì có thể chọn một trong hai môn sau đây:

(1) môn Niệm Phật, đó là căn bản của Pháp môn Tịnh Độ, trong Phật Giáo Bắc tông. Môn nầy có thể áp dụng cho mọi căn cơ, nhứt là người còn chậm lụt chưa hiểu thấu được các quan niệm thâm sâu về Phật học. Niệm Phật cho đến mức nhứt tâm bất loạn đạt đến trình độ định lực cao cấp rồi.

(2) môn Niệm Hơi thở, đó là căn bản của Pháp môn Thiền Định, cho dù được mang nhiều danh xưng khác nhau, môn niệm hơi thở vẫn là bước đầu quan trọng cần vượt qua để đắc các cấp thiền định thâm sâu về sau.

Hai môn trên chẳng đòi hỏi nhiều ở hành giả, chỉ cần thi hành đúng cách các lời dạy, tu tập chuyên cần và bền chí, và nhớ đừng mong cầu gì cả, thì kết quả, nếu chẳng rực rỡ, thì cũng đem lại sự thanh tịnh phần nào cho thân tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12491)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 14093)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10841)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10510)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11167)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 11976)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13103)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13609)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33629)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11318)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12889)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 13028)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11598)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17863)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11407)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11812)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11464)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18951)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12520)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11305)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13123)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15731)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11793)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11678)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12735)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12616)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13929)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12955)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12907)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13267)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12738)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12662)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11710)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11700)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12311)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12371)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19807)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11941)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11976)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16867)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12657)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15050)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16091)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12860)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12208)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11904)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11914)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13135)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16491)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13219)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12467)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11796)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19823)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11135)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11240)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10392)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11072)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10951)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10018)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11727)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant