Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phẩm Thứ Tám: Các Vua Diêm LaQuyến Thuộc Khen Ngợi

05 Tháng Năm 201100:00(Xem: 8299)
Phẩm Thứ Tám: Các Vua Diêm La và Quyến Thuộc Khen Ngợi

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN THIỂN THÍCH
Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật
Vạn Phật Thánh Thành

Quyển Trung
Phẩm Thứ Tám
CÁC VUA DIÊM LAQUYẾN THUỘC KHEN NGỢI

 

Thoạt nghe tới mấy tiếng “vua Diêm La” hẳn là mọi người ai nấy đều có cảm giác sờ sợ! “Diêm La” là phiên âm từ chữ “yama” của tiếng Ấn Ðộ; “vua Diêm La” là vị vua cai quản loài quỷ.

Chúng ta thường nghe nói tới “thập điện Diêm La,” tức là mười vị vua cai quản mười điện ở địa ngục. Tuy nhiên, theo văn nghĩa của bản kinh này thì ở đây không phải chỉ đề cập đến “thập điện Diêm La” của Nam Thiệm Bộ Châu, mà là bao gồm hết thảy vua Diêm La trên toàn vũ trụ. Mỗi thế giới đều có vua Diêm La, do đó có đến vô lượng vô biên vị vua Diêm La—vô cùng đông đảo. Có những vị vua Diêm La đến từ các thế giới khác như mặt trăng, các vì tinh tú ...; và cũng có những vị đến từ các núi Thiết Vi của những nơi khác

Nói tóm lại, ở đâu có con người thì ở đó có vua Diêm La, nơi nào không có con người thì nơi ấy không có vua Diêm La; vì sao? Bởi vì nếu khôngloài người thì sẽ không có loài quỷ, mà không có quỷ thì cũng không có Phật, và đó chính là “vô Phật thế giới”—thế giới không có Phật. Mà, vì là thế giới không có Phật cho nên cũng không có vua Diêm La!

Do đó, chủ yếu là ở con người, nếu khôngcon người thì cái gì cũng không hiện hữu cả. Trên thế giới này con người chi phối mọi thứ, tạo dựng ra mọi thứ, có nhu cầu về mọi thứ và sử dụng mọi thứ—tất cả đều do con người mà ra. Nếu khôngcon người thì thế giới này sẽ không có Phật, không có Bồ Tát, và cũng chẳng có ngạ quỷ, chẳng có địa ngục, chẳng có súc sanh—hoàn toàn không có gì cả! Cho nên, tất cả đều do con người mà ra, vì con người mà có!

Thế thì, con người là do cái gì tạo thành? Con người là do “tâm” tạo thành! Tâm không chỉ tạo ra con người mà còn có thể tạo ra mọi thứ—thiên đường, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh ...; vì thế mà nói rằng mười Pháp Giới đều do tâm tạo thành. Song, tâm tạo ra mười Pháp Giới thì tâm cũng có thể hủy diệt mười Pháp Giới[1]! Trong Kinh Hoa Nghiêm có chép:

“Nếu ai muốn rõ biết, 

Tất cả Phật ba đời

Nên quán tánh Pháp Giới

Hết thảy do tâm tạo.” 

(Nhược nhân dục liễu tri

Tam thế nhất thiết Phật, 

Ưng quán Pháp Giới tánh, 

Nhất thiết duy tâm tạo.) 

Tất cả đều do cái “tâm” này tạo thành! Trong tâm của chúng ta có rất nhiều tạp niệm—những tạp niệm này thì nhiều như sóng nước và được biểu hiện nơi sơn hà đại địa trên thế giới. Mọi thứ đều do tâm vọng tưởng của con người tạo ra—cái tâm vọng tưởng ấy vốn nhiều như bụi bặm, và chính vì trong thâm tâm chúng tavọng tưởng cho nên bên ngoài mới có nhiều bụi bặm. Nếu vọng tưởng bên trong không còn thì bụi bặm bên ngoài cũng chẳng hiện hữu, và ngay cả “lân hư trần” cũng chẳng tồn tại. Phàm hễ nơi nào có con người thì nơi đó cũng sẽ có quỷ, có Phật, và do đó, có sự hiện diện của các vua Diêm La

Theo bản Hán văn, phẩm này có tựa đề là “Diêm La Vương Chúng Tán Thán”; trong đó chữ “chúng” là ám chỉ quyến thuộc của các vua Diêm La. Lúc bấy giờ, trong Pháp Hội không phải chỉ có các vua Diêm La mà luôn cả bà con thân thuộc của họ cũng đều hiện diện, và hết thảy đều đồng lòng khen ngợi. Các vua Diêm La cùng quyến thuộc của họ khen ngợi việc gì? Họ khen ngợi đại oai thần lực, trí huệ bất khả tư nghì, cảnh giới bất khả tư nghì của Ðịa Tạng Vương Bồ Tát. Và, đây là phẩm thứ tám của bản kinh này.

 

Kinh văn: 

 Lúc đó, trong dãy núi Thiết Vivô lượng Quỷ Vương cùng với Thiên Tử Diêm La đồng lên cung trời Ðao Lợi, đến chỗ của Ðức Phật. Ðó là: 

Quỷ Vương Ác Ðộc, 

Quỷ Vương Ða Ác, 

Quỷ Vương Ðại Tranh, 

Quỷ Vương Bạch Hổ

Quỷ Vương Huyết Hổ, 

Quỷ Vương Xích Hổ

Quỷ Vương Tán Ương, 

Quỷ Vương Phi Thân

Quỷ Vương Ðiển Quang, 

Quỷ Vương Lang Nha

Quỷ Vương Thiên Nhãn

Quỷ Vương Ðạm Thú, 

Quỷ Vương Phụ Thạch

Quỷ Vương Chủ Hao

Quỷ Vương Chủ Họa

Quỷ Vương Chủ Thực

Quỷ Vương Chủ Tài

Quỷ Vương Chủ Súc

Quỷ Vương Chủ Cầm

Quỷ Vương Chủ Thú

Quỷ Vương Chủ Mỵ, 

Quỷ Vương Chủ Sản

Quỷ Vương Chủ Mạng

Quỷ Vương Chủ Tật

Quỷ Vương Chủ Hiểm

Quỷ Vương Tam Mục

Quỷ Vương Tứ Mục

Quỷ Vương Ngũ Mục

Kỳ Lợi Thất Vương, 

Ðại Kỳ Lợi Thất Vương, 

Kỳ Lợi Xoa Vương, 

Ðại Kỳ Lợi Xoa Vương, 

A Na Tra Vương, 

Ðại A Na Tra Vương. 

Những vị Ðại Quỷ Vương như thế, mỗi vị cùng với trăm ngàn tiểu quỷ vương, toàn cư ngụ ở cõi Diêm Phù Ðề, ai nấy đều có chức trách, đều có phần chủ trị riêng. 

Lược giảng: 

Lúc đó, trong dãy núi Thiết Vivô lượng Quỷ Vương cùng với Thiên Tử Diêm La... Trong Biển Hoa Tạng Thế Giới , nơi nhân loại chúng ta đang sống là tầng thứ mười ba của Thế Giới Liên Hoa Tràng. Bên ngoài Thế Giới Liên Hoa Tràng có bảy lớp núi vàng bao bọc, bên ngoài bảy lớp núi vàng lại có bảy lớp biển Hương Thủy, và bên ngoài bảy biển Hương Thủy là núi Thiết Vi. Núi Thiết Vi này là một hòn núi do chất sắt tích tụ thành, trong núi có vô lượng Quỷ Vương và Diêm La Vương

Các vị vua Diêm La cũng tự xưng mình là “thiên tử” (con của Trời), giống như Chúa Giê-su vậy! Và, luôn cả các vị hoàng đếnhân gian cũng xưng mình là “thiên tử”! Ðều là con cái của Trời cả, thế thì vị nào là lớn, vị nào là nhỏ? Chẳng có vị nào lớn, cũng chẳng có vị nào nhỏ cả. Ai gọi họ là “thiên tử”? Vua Diêm La được Ðức Phật thừa nhận là “thiên tử” Diêm La; và hoàng đế cũng được Phật thừa nhận, có thể được gọi là “thiên tử.” Duy chỉ có Chúa Giê-su là tự đặt “quốc hiệu,” tự phong cho mình làm “con của Trời” mà thôi! 

Tôi cũng có thể tự xưng mình là “thiên tử” mà chẳng sợ bị ai phản đối, nhưng tôi lại chẳng thích làm thiên tử chút nào cả, bởi đó là chuyện không đáng! Thế thì tại sao vua Diêm La lại thích cái danh xưng “không đáng” này? Bởi vì vua Diêm La là kẻ có trách nhiệm quản lý công việc đó! Theo quan điểm của Phật Giáo, người xuất gia sau khi thọ giới Tỳ Kheotrở thành một vị sư phụ của nhân thiên, là bậc thầy của cõi trờicõi người. Như thế, bậc Tỳ Kheo chẳng những có thể làm thiên tử, mà còn có thể làm “ông sư phụ” của thiên tử nữa; cho nên tôi mới nói cái danh xưng “thiên tử” đối với tôi là không đáng! 

Ðồng lên cung trời Ðao Lợi, đến chỗ của Ðức Phật. Nhân dịp Ðức Phật đến Ðao Lợi thiên cung thuyết Pháp cho Phật Mẫu, các Diêm La Vương cùng các Quỷ Vương cũng tới đó để nghe Phật giảng kinh thuyết Pháp

1) Ðó là Quỷ Vương Ác Ðộc (chúa loài quỷ ác độc). Trong số các Quỷ Vương cùng đến cung trời Ðao Lợi có một vị tên là Quỷ Vương Ác Ðộc; và đây là vị Quỷ Vương xấu xa nhất. Làm sao biết được vị Quỷ Vương này là xấu xa nhất? Vì ông ta rất “ác độc”! “Ác độc” tức là xấu xa đến cực điểm—vừa ác lại vừa độc. 

Quỷ Vương Ác Ðộc hễ trông thấy bất cứ chúng sanh nào là chỉ muốn há miệng ra nuốt chửng chúng sanh đó vào bụng ngay. Quý vị thấy vị Quỷ Vương này có lợi hại hay không? Lòng dạ thì ác, miệng lại độc nữa—vậy sự ác độc ấy biểu thị cái gì? Sự ác độc của Quỷ Vương Ác Ðộc không phải để đối phó với người hiền lành lương thiện, mà là để đối phó với kẻ xấu xa độc ác. Người ác thì lòng dạ hung dữ, miệng lưỡi hiểm độc; do đó, để đối phó với họ thì chúng ta chỉ có cách “lấy độc trị độc,” tức là dùng cái ác để chế ngự cái ác mà thôi! Quý vị tàn ác, thì vị Quỷ Vương này sẽ tàn ác hơn quý vị; quý vị hiểm độc, thì ông ta càng hiểm độc hơn cả quý vị nữa! 

Tuy nhiên, quý vị chớ vội lầm tưởng rằng Quỷ Vương Ác Ðộc là một kẻ ác độc mà sanh lòng khiếp sợ. Quý vị đừng sợ vị chúa quỷ này—chỉ cần quý vị thành tâm niệm Phật thì ông ấy sẽ cung kính lễ bái quý vị; còn nếu quý vị không niệm Phật thì tâm sân hận của ông ta sẽ bộc phát! Quý vị niệm Phật thì ông ta sẽ không hung ác, quý vị tụng kinh thì ông ta lập tức hướng thiện—do đó, chúng ta không nên sợ vị Quỷ Vương này! Quý vị chỉ cần tinh tấn niệm Phật, chí thành tụng kinh, phát tâm Bồ Ðề, thì Quỷ Vương dù ác đến đâu cũng không còn ác nữa, dù độc cách mấy cũng chẳng thể độc nữa, mà sẽ trở thành một vị Hộ Pháp đắc lực; vì sao? Bởi Quỷ Vương Ác Ðộc vốn là: 

“Ngoài hiện tướng Quỷ Vương ác độc

Trong giữ lòng Bồ Tát từ bi 

(Ngoại hiện ác độc Quỷ Vương tướng, 

Nội tồn Bồ Tát từ bi tâm.) 

Trong thâm tâm, Quỷ Vương Ác Ðộc muốn dùng phương pháp “ác độc” để độ chúng sanh (nếu không thì làm sao Quỷ Vương lại có thể đi chung với Thiên Tử Diêm La được!). Thiên Tử Diêm La cũng làm cùng một công việc như Quỷ Vương Ác Ðộc vậy—tuy mang danh là Quỷ Vương Ác Ðộc, song thực chất thì vị Quỷ Vương này không ác độc chút nào cả. 

Quỷ Vương Ác Ðộc rất kính trọng những người tin theo Phật, vì vậy quý vị đừng khiếp sợ ông ấy. Ðặc biệt là nếu khi gặp ông ấy, quý Phật tử kể tên tôi ra và nói rằng tôi là sư phụ của quý vị, thì Quỷ Vương Ác Ðộc nhất định sẽ “nể” mặt quý vị! Tại sao ư? Vì tôi và ông ấy đã ký điều ước thỏa thuận với nhau, tôi căn dặn ông ấy rằng: “Bất cứ đệ tử nào của tôi đến chỗ ông, chỉ cần họ nhắc đến tên tôi, thì xin ông hãy trút tất cả tội lỗi của họ sang cho tôi!” Do đó, chỉ cần quý vị nhắc tới tên tôi, tôi bảo đảm rằng ông ta sẽ không tỏ ra ác độc với quý vị. 

 2) Quỷ Vương Ða Ác (chúa loài quỷ nhiều hung ác). Quỷ Vương Ác Ðộc tuy là ác độc nhưng cái ác của ông ta còn chưa nhiều, cái độc của ông ta cũng chưa sâu lắm; bởi Quỷ Vương Ða Ác mới đúng là “tác ác đa đoan,” luôn luôn bận rộn làm nhiều việc tàn ác. Ðây là vị Quỷ Vương chuyên môn đối phó với những chúng sanh quen thói ác, làm nhiều điều ác. Tôi tin rằng mọi người hiện diện ở đây đều bỏ ác làm lành hết rồi, không đến nỗi hung dữ, độc ác lắm nữa. Quỷ Vương Ða Ác chuyên trừng trị hạng người nào? Ðó là những kẻ phạm các tội ác tày trời như giết cha, giết mẹ, giết bậc A La Hán, phá sự hòa hợp của Tăng đoàn, hoặc làm thân Phật chảy máu. 

 3) Quỷ Vương Ðại Tranh (chúa loài quỷ ưa tranh cãi). Ðây là vị Quỷ Vương luôn luôn thích biện luận—chuyện không có lý, ông ta vẫn có thể biện giải, lập luận nghe rất hữu lý! Quỷ Vương Ðại Tranh chuyên đối phó với những kẻ ưa biện luận, thích tranh cãi, những kẻ tuy làm chuyện không hợp đạo lý mà cứ nằng nặc nói là có đạo lý, rõ ràngphá giới song lại khăng khăng nói là mình không phạm giới, tự nói dối để lừa gạt chính mình. Cho nên, quý vị cần phải cẩn thận, hãy nhớ là đừng đi tìm gặp Quỷ Vương Ðại Tranh, bởi hễ gặp vị Quỷ Vương này thì có lý cũng thành vô lý, vì về mặt tranh luận thì ông ấy là hơn ai hết! 

 4) Quỷ Vương Bạch Hổ (chúa loài quỷ cọp trắng). Vị Quỷ Vương này tuy thân mình là quỷ nhưng lại có đầu là đầu cọp trắng. 

 5) Quỷ Vương Huyết Hổ (chúa loài quỷ cọp huyết). Vị Quỷ Vương này có đầu cọp, máu me đầm đìa. 

 6) Quỷ Vương Xích Hổ (chúa loài quỷ cọp đỏ). Toàn thân của vị Quỷ Vương này đều màu đỏ, và đầu là đầu cọp. 

Thế thì, những Quỷ Vương này— Quỷ Vương Bạch Hổ, Quỷ Vương Huyết Hổ, Quỷ Vương Xích Hổ—vì sao lại mang đầu cọp? Vì họ muốn dùng vẻ hung ác dữ dằn để khiến cho những người phạm tội Ngũ Nghịch, Thập Ác, nhác trông thấy đều phải khiếp vía, run sợ

 7) Quỷ Vương Tán Ương (chúa loài quỷ gieo rắc tai ương). “Ương” là tai họa rủi ro, những việc không may mắn. Vị Quỷ Vương này mang những sự không tốt lành, không kiết tường, giáng xuống thân người tội. Những tai bay vạ gió, cướp bóc, hỏa hoạn, ... xảy ra đều là có nhân quả cả—bất luận sự việc gì cũng đều có nhân quả của nó—gieo nhân nào thì gặt quả nấy. 

 8) Quỷ Vương Phi Thân (chúa loài quỷ biết bay). Ðây là vị Quỷ Vương có khả năng “phi thân,” có thể bay đến bất cứ nơi nào mình muốn mà không phải mua vé máy bay, cũng chẳng cần dùng tới hỏa tiễn. Vị Quỷ Vương này phi thân còn nhanh hơn cả hỏa tiễn, cho nên ai muốn học phép “phi thân” thì hãy tìm tới Quỷ Vương Phi Thân để thọ giáo, bởi ông ta rất có bản lãnh về mặt này! 

 9) Quỷ Vương Ðiện Quang (chúa loài quỷ điện chớp). Vị Quỷ Vương này có mắt sáng loang loáng như ánh điện chớp. 

 10) Quỷ Vương Lang Nha (chúa loài quỷ răng nanh). Vị Quỷ Vương này có răng mọc chìa ra ngoài miệng, rất đáng sợlợi hại như răng chó sói vậy. 

 11) Quỷ Vương Thiên Nhãn (chúa loài quỷ ngàn mắt). Ðây là vị Quỷ Vương có một ngàn con mắt; tuy nhiên, một ngàn con mắt của Quỷ Vương này thì không nằm trong một ngàn bàn tay như của Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát. Cũng có một loài quỷ toàn thân mọc ra tua tủa rất nhiều sừng giống như sừng trâu vậy, và trên mỗi cái sừng bén nhọn ấy đều có một con mắt. 

Thế thì, những con mắt của Quỷ Vương Thiên Nhãn nằm ở vị trí nào? Mỗi con mắt của Quỷ Vương nằm trong một hốc xương, ngay chỗ xương lõm vào và hoàn toàn không có thịt; cho nên toàn thân Quỷ Vương là những con mắt lọt thỏm vào trong, khiến quý vị thoáng nhìn thì thấy chớp sáng nhấp nháy như ánh đèn pin vậy. 

 12) Quỷ Vương Ðạm Thú (chúa loài quỷ ăn thịt thú vật). Vị Quỷ Vương này chuyên môn ăn gì? Chuyên môn ăn thịt thú vật! Ăn thịt của loại thú vật nào? Loài thú nào hung dữ, lợi hại—như loài cọp chẳng hạn—thì Quỷ Vương Ðạm Thú ăn thịt của loài thú đó! 

 13) Quỷ Vương Phụ Thạch (chúa loài quỷ vác đá). Vị Quỷ Vương này phô trương sức lực của mình bằng cách vác trên lưng một tảng đá lớn, nặng tới mấy vạn cân anh , và khi thấy tội nhân đến thì liền đem tảng đá này đè lên mình tội nhân, khiến toàn thân người tội bị dẹp lép như cái bánh chiên! 

 14) Quỷ Vương Chủ Hao (chúa quỷ chủ về tin xấu). “Hao” nghĩa là hao tán, hao tổn; “ách hao” là tin buồn, tin xấu. Quỷ Vương Chủ Hao chỉ đưa toàn những tin không tốt tới cho quý vị. Ví dụ trong lúc quý vị ngủ, Quỷ Vương có thể báo mộng, hỏi rằng quý vị có biết rằng ngày mai mình sẽ chết hay không, và cho biết quý vị chỉ còn sống ngày hôm nay nữa mà thôi. Quỷ Vương Chủ Hao chuyên mang đến cho quý vị những tin xấu, khiến quý vị gặp ác mộng, chiêm bao thấy những điều không tốt. 

 15) Quỷ Vương Chủ Họa (chúa quỷ chủ về tai họa). Vị Quỷ Vương này chẳng những chuyên đưa tin xấu mà còn mang lại cho quý vị những tai họa rủi ro, như bị xe đụng, đắm thuyền, hoặc rớt máy bay... 

 16) Quỷ Vương Chủ Thực (chúa quỷ chủ về ăn uống). Mỗi ngày quý vị ăn những thức ăn gì đều có sự quy định trước cả. Những điều mà trước kia tôi đã giảng liên quan đến vị “chủ thực” đều là có thật! Hôm nay quý vị sẽ được ăn món gì, dùng những thức gì để nấu, rồi ngày mai đáng phải ăn món gì thức gì ... tất cả đều được quy định—trong sự âm thầm lặng lẽ, đều có sự phân phối, sắp đặt cho quý vị. 

 17) Quỷ Vương Chủ Tài (chúa quỷ chủ về tài lộc). Như hôm nay có người đến cúng dường cho tôi, đó là do Quỷ Vương Chủ Tài đã âm thầm mách bảo người ấy—những điều này đều có liên quan với nhau. Thật đấy! Ðiều này không mảy may sai chạy. Những việc ở thế gian chẳng có việc gì là có “quả” mà không có “nhân”; do đó, hiện nay quý vị làm đệ tử của tôi cũng là do trước kia đã trồng cái nhân này, chứ không ai có thể ép buộc chuyện nhân quả được cả. Bác bỏ nhân quả, không thừa nhận nhân quả—đó là điều vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, quý vị chớ nên không tin nhân quả! 

 18) Quỷ Vương Chủ Súc (chúa quỷ cai quản súc vật). Vị Quỷ Vương này cai quản hết thảy các loài vật nuôi trong nhà. 

19) Quỷ Vương Chủ Cầm (chúa quỷ cai quản loài chim). Vị Quỷ Vương này cai quản tất cả chim muông. 

 20) Quỷ Vương Chủ Thú (chúa quỷ cai quản loài thú). Ở trên có đề cập tới Chủ Súc Quỷ Vương, vị chúa quỷ chuyên cai quản súc vật. “Súc” là súc vậtgồm có súc vật nuôi trong nhà (gia súc), và súc vật sống ở đồng hoang (dã súc). Còn bây giờ là nói về Quỷ Vương Chủ Thú, tức là vị chúa quỷ chuyên cai quản thú vật. “Thú” thì đa sốthú vật sống ở nơi hoang dã (dã thú), chứ không có thú vật nuôi trong nhà (gia thú). 

Ở phương Ðông có núi Lưu Ly, trên núi này có vị Quỷ Vương Chủ Thú—thế ông ta cai quản những loài thú nào? Ðó là loài cọp, thỏ và rồng. Ở phương Nam thì có núi Pha Lê, và vị Quỷ Vương Chủ Thú ở đây cai quản loài rắn, ngựa và dê. Ở phương Tây thì có núi Bạch Ngân, vị Quỷ Vương của núi này cai quản loài khỉ, gà và chó. Ở phương Bắc thì có núi Huỳnh Kim, trên núi toàn là vàng huỳnh kim, thế nhưng quý vị chớ nên đến đó khai thác mỏ vàng. Núi đó không phải là nơi người ta có thể đào lấy vàng như núi vàng Cựu Kim Sơn hoặc Tân Kim Sơn được, bởi núi vàng ấy là “bất động,” không ai có thể đến được; và trên núi có vị Quỷ Vương Chủ Thú chuyên cai quản các loài heo, chuột và trâu bò. 

Như vậy, Quỷ Vương Chủ ThúQuỷ Vương Chủ Cầm cai quản các phương khác nhau, mỗi vị đều có khu vực giới hạn riêng và đều làm chủ tể các loài khác nhau. 

 21) Quỷ Vương Chủ Mỵ (chúa quỷ cai quản loài yêu mỵ). “Mỵ” tức là lỵ mỵ, vọng lượng. Chủ Mỵ Quỷ Vương là vị chúa quỷ chuyên cai quản loài lỵ mỵ, vọng lượng thường tác oai tác quái ở chốn núi rừng

Trong phần đệ tam hội của Chú Lăng Nghiêm có những câu: “Ra Xà Bà Dạ, Chủ Ra Bạt Dạ, A Kỳ Ni Bà Dạ, Ô Ðà Ca Bà Dạ, Tỳ Sa Bà Dạ, Xá Tát Ða Ra Bà Dạ, Bà Ra Chước Yết Ra Bà Dạ, Ðột Sắt Xoa Bà Dạ”—đó đều là tên của các vị Quỷ Vương coi sóc loài lỵ mỵ, vọng lượng. 

22) Quỷ Vương Chủ Sản (chúa quỷ chủ về sự sinh sản). Ðây là vị Quỷ Vương chủ tể, trông coi việc sanh nở của con người. Nếu sản phụ là người hiền lành lương thiện thì khi lâm bồn, Quỷ Vương Chủ Sản sẽ khiến cho việc sanh nở của người ấy được bình yên thuận lợi; còn nếu là người hung ác thì sẽ bị Quỷ Vương gây khó dễ, làm cho đau đớn, hoặc sanh không được. Trong sự vô hình, Quỷ Vương âm thầm răn dạy và khiến cho người sản phụ sanh tâm giác ngộ, biết hướng thiện và sửa đổi tánh nết. 

 23) Quỷ Vương Chủ Mạng (chúa quỷ chủ về sanh mạng). Tất cả những sanh mạng có khí huyết đều do vị Quỷ Vương này trông coi

 24) Quỷ Vương Chủ Tật (chúa quỷ chủ về tật bệnh). Bất cứ bệnh tật gì mà con người mắc phải đều do vị Quỷ Vương này cai quản. 

 25) Quỷ Vương Chủ Hiểm (chúa quỷ chủ về sự nguy hiểm). Vị Quỷ Vương này làm chủ tể, trông coi những việc nguy hiểm đáng sợ

 26) Quỷ Vương Tam Mục (chúa loài quỷ ba mắt). Vị Quỷ Vương này có ba con mắt; ba con mắt này nằm ở vị trí như thế nào? Con mắt này thì khác với “con mắt trời” (thiên nhãn) của Ngũ Nhãn Lục Thông. Quỷ Vương này có một con mắt nằm ngang ở giữa, còn hai con mắt kia thì nằm hai bên; ba con mắt này hợp lại thành một hình tam giác—quý vị đã từng trông thấy lần nào chưa? 

 27) Quỷ Vương Tứ Mục (chúa loài quỷ bốn mắt). Vị Quỷ Vương này có bốn con mắt nằm ở bốn phía, làm thành một hình vuông. Nói chung, những con mắt này sắp xếp rất kỳ quái, khiến người ta nhác trông thấy là khiếp sợ ngay, chứ không giống như Ngũ Nhãn của bậc Bồ Tát

 28) Quỷ Vương Ngũ Mục (chúa loài quỷ năm mắt). Lại có loài Quỷ Vương có đến năm con mắt. 

 29) Kỳ Lợi Thất Vương. Kỳ Lợi Thất Vương thì ở phương Nam , và trông coi về lửa. 

 30) Ðại Kỳ Lợi Thất Vương. Ðây là vị Quỷ Vương cai quản những ngọn lửa lớn (đại hỏa). Kỳ Lợi Thất Vương thì ở phía Nam ; xa hơn nữa về phía Nam có một ngọn núi và Ðại Kỳ Lợi Thất Vương làm Quỷ Vương ở núi đó. 

31) Kỳ Lợi Xoa Vương. 

32) Ðại Kỳ Lợi Xoa Vương. 

 33) A Na Tra Vương. A Na Tra vốn là con trai của Tứ Ðại Thiên Vương. A Na Tra Vương cũng là một vị Hộ Pháp, tuy ở trong loài quỷ song không thuộc về quỷ, cho nên gọi là A Na Tra Vương. 

Ngoài ra còn có 34) Ðại A Na Tra Vương. Những vị Ðại Quỷ Vương như thế, mỗi vị cùng với trăm ngàn tiểu quỷ vương... Lúc trước, khi giảng về “tiểu quỷ” tôi đã nói rằng có “quỷ lớn” thì cũng có “quỷ nhỏ,” và chúa quỷ cũng có bà con quyến thuộc như quỷ mẹ, quỷ con, quỷ cháu, quỷ chắt... 

Những vị Ðại Quỷ Vương kể trên, mỗi vị đều có dẫn theo đông đảo tiểu quỷ vương; họ toàn cư ngụ ở cõi Diêm Phù Ðề, ai nấy đều có chức trách, đều có phần chủ trị riêng. Tất cả có đến cả trăm ngàn vị, họ đều trú ngụ ở cõi Nam Diêm Phù Ðề, và vị quỷ nào cũng đều có phận sự và quyền làm chủ tể của vị quỷ đó. Mỗi người đều có quyền lực riêng của con người thì quỷ cũng có quyền lực riêng của loài quỷ! 

 

Kinh văn: 

 Các vị Quỷ Vương đó cùng với Thiên Tử Diêm La, nương oai thần của Ðức Phật và oai lực của Đại Bồ Tát Ðịa Tạng , đồng lên đến cung trời Ðao Lợi và đứng qua một phía. 

 Bấy giờ, Thiên Tử Diêm La quỳ gối chắp tay bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Nay chúng con cùng các vị Quỷ Vương nhờ nương oai thần của Ðức Phật và oai lực của Đại Bồ Tát Ðịa Tạng mới được đến đại hội nơi cung trời Ðao Lợi này, mà cũng là chúng con được thiện lợi vậy. Nay con có chút việc nghi ngờ, dám bạch hỏi Ðức Thế Tôn, cúi xin Ðức Thế Tôn từ bi tuyên thuyết.” 

Lược giảng: 

Các vị Quỷ Vương đó cùng với Thiên Tử Diêm La, nương oai thần của Ðức Phật và oai lực của Đại Bồ Tát Ðịa Tạng... Nhờ vào oai đức và sức thần thông của Phật, cùng oai lực của Bồ Tát Ðịa Tạng (oai lực của vị Ðại Bồ Tát này cũng chính là sức thần thông diệu dụng), mà tất cả những Quỷ Vương kể trên cùng với vua Diêm La có thể đồng đến cung trời Ðao Lợi, tức cõi trời Ba Mươi Ba, và đứng qua một phía. 

 Bấy giờ, Diêm La Thiên Tử quỳ gối chắp tay bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Nay chúng con—vua Diêm La và quyến thuộc—cùng các vị Quỷ Vương nhờ nương oai thần của Ðức Phật và oai lực của Đại Bồ Tát Ðịa Tạng mới được đến đại hội nơi cung trời Ðao Lợi này, mà cũng là chúng con được thiện lợi vậy.” Ðây cũng là dịp để vua Diêm La và hết thảy Quỷ Vương đạt được phước lành và lợi ích lớn lao. 

“Nay con có chút việc nghi ngờ, dám bạch hỏi Ðức Thế Tôn, cúi xin Ðức Thế Tôn từ bi tuyên thuyết.” Diêm La Thiên Tử bạch tiếp: “Hiện nay con có một nghi vấn rất nhỏ, chẳng hay con có được phép hỏi Ðức Thế Tôn chăng? Chẳng hay con có tư cách, quyền lợi để thỉnh vấn Ðức Thế Tôn chăng? Con chỉ trông mong Ðức Thế Tôn mở lòng từ bi mà giảng nói, xua tan mọi thắc mắc trong lòng con.” 

 

Kinh văn: 

 Ðức Phật bảo Thiên Tử Diêm La: “Cho phép ông hỏi, Ta sẽ vì ông mà nói rõ.” 

 Bấy giờ, Thiên Tử Diêm La chiêm lễ Ðức Thế Tôn và ngoái nhìn Bồ Tát Ðịa Tạng, rồi bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Con xem xét Bồ Tát Ðịa Tạng ở trong sáu đường dùng trăm ngàn phương chước để cứu độ những chúng sanh mắc phải tội khổ, chẳng từ mệt nhọc. Vị Ðại Bồ Tát này có những sự thần thông bất khả tư nghì như thế, nhưng chư chúng sanh vừa được thoát khỏi tội báo, chẳng bao lâu lại phải đọa vào ác đạo nữa. 

 “Bạch Ðức Thế Tôn! Bồ Tát Ðịa Tạng đã có thần lực bất khả tư nghì như thế, cớ sao hàng chúng sanh chẳng chịu nương về thiện đạo để được giải thoát mãi mãi? Cúi xin Ðức Thế Tôn dạy rõ việc đó cho chúng con.” 

Lược giảng: 

 Ðức Phật bảo Thiên Tử Diêm La: “Cho phép ông hỏi, Ta sẽ vì ông mà nói rõ. Ông muốn hỏi gì thì cứ hỏi đi, Ta nhất định sẽ giải đáp thỏa đáng!” 

Bấy giờ, Thiên Tử Diêm La chiêm lễ Ðức Thế Tôn và ngoái nhìn Bồ Tát Ðịa Tạng. Vì Phật thì đang ngồi trước mặt, cho nên Thiên Tử Diêm La chiêm ngưỡng Ðức Phật xong rồi bèn ngoái đầu ngắm nhìn Bồ Tát Ðịa Tạng Vương. Ðây là biểu thị lòng cung kính đối với Ðịa Tạng Vương Bồ Tát—vua Diêm La không chỉ cung kính Phật mà còn cung kính cả Bồ Tát Ðịa Tạng nữa. 

Vua Diêm La nhìn Bồ Tát Ðịa Tạng mà lòng cứ thắc mắc: “Lòng từ bi cùng thần thông diệu dụng của vị Ðại Bồ Tát này thật là bất khả tư nghì, nhưng sao Ngài không có cách nào bảo chúng sanh đừng gây tội ác nữa?” 

Vua Diêm La nghĩ ngợi như thế, rồi bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Con xem xét Bồ Tát Ðịa Tạng ở trong sáu đường—trời, người, A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh—dùng trăm ngàn phương chước để cứu độ những chúng sanh mắc phải tội khổ, chẳng từ mệt nhọc, chẳng ngại khó khăn. Vị Ðại Bồ Tát này có những sự thần thông bất khả tư nghì như thế, nhưng chư chúng sanh vừa được thoát khỏi tội báo, chẳng bao lâu lại phải đọa vào ác đạo nữa.” Những chúng sanh có tội được Bồ Tát cứu vớt, được miễn tội báo, nhưng không bao lâu sau họ lại tạo tội và bị đọa địa ngục trở lại

“Bạch Ðức Thế Tôn! Bồ Tát Ðịa Tạng đã có thần lực bất khả tư nghì như thế, lớn lao như thế, cớ sao hàng chúng sanh chẳng chịu nương về thiện đạo để được giải thoát mãi mãi? Vì sao chúng sanh không chịu nghe lời Bồ Tát Ðịa Tạng dạy bảo? Vì sao họ không giữ giới, không theo đường ngay nẻo phải mà tu hành? Vì sao họ cứ muốn tạo nghiệp tội? Vì sao họ không được giải thoát, không được tự do mãi mãi, mà cứ bị nghiệp chướng bủa vây, trói buộc? Cúi xin Ðức Thế Tôn dạy rõ việc đó cho chúng con. Con trông mong Ðức Thế Tôn vì chúng con mà giảng rõ việc này.” 

 

Kinh văn: 

 Ðức Phật bảo Thiên Tử Diêm La: “Chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Ðề tánh tình cang cường, khó điều khó phục. Ðại Bồ Tát đây trong trăm ngàn kiếp đã từng cứu vớt những chúng sanh đó, làm cho họ sớm được giải thoát

 “Những người bị tội báo cho đến bị đọa vào đường đại ác, Bồ Tát dùng sức phương tiện nhổ sạch cội gốc nghiệp duyên, làm cho họ hiểu được các việc đời trước. Nhưng vì chúng sanh trong cõi Diêm Phù Ðề kết ác tập nặng, vừa ra khỏi lại trở vào, làm nhọc cho Bồ Tát phải trải qua nhiều số kiếp để độ thoát

“Ví như có người quên mất nhà mình, đi lạc vào đường hiểm; trong con đường hiểm đó có rất nhiều quỷ Dạ-xoa, cùng cọp, sói, sư tử, rắn độc, bò cạp. Người mê muội đó ở trong đường hiểm chỉ chừng giây lát là sẽ gặp các thứ độc.” 

Lược giảng: 

 Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Thiên Tử Diêm La: “Chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Ðề tánh tình cang cường, khó điều khó phục.” Chúng sanhNam Thiệm Bộ Châu tánh tình đều rất ương ngạnh bướng bỉnh, chứ không được nhu hòa hiền dịu, cho nên rất khó điều phục, khó uốn nắn. Do đó, muốn dạy dỗ, khiến cho họ chịu tuân theo quy củ phép tắc hoặc giữ gìn giới luật, là một việc không dễ dàng chút nào! 

Hiện nay có nhiều người nói rằng việc tuân thủ quy củ là không hay, không tốt; vì sao họ nói như thế? Bởi vì bản thân họ không muốn tuân giữ quy củ, nên họ mới “xướng” lên như vậy. Kỳ thật, không có khuôn tròn và thước vuông thì không thể nào vẽ được hình tròn, ô vuông; cũng vậy, con người nếu khôngquy luật phép tắc thì chẳng thể nào thành mẫu mực được! 

Ở phần trước, Quỷ Vương và Thiên Tử Diêm La thắc mắc rằng Bồ Tát Ðịa Tạng đã có sức thần thông lớn lao đến thế, cớ sao chúng sanh không nghe theo lời khuyên răn, dạy bảo của Ngài; thậm chí có kẻ đã được ra khỏi ác đạo rồi nhưng sau đó lại bị đọa vào ác đạo lần nữa. Cho nên, bây giờ Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni giải thích rằng: “Ðại Bồ Tát đây trong trăm ngàn kiếp đã từng cứu vớt những chúng sanh đó, làm cho họ sớm được giải thoát.” Trải qua thời gian lâu dài có đến trăm ngàn vạn kiếp, Ðại Bồ Tát Ðịa Tạng cứ hết lần này sang lần khác, lần nọ đến lần kia mải miết cứu độ chúng sanh—cứu xong một lần này rồi lại cứu lần nữa. Hạng chúng sanh như thế đã sớm được Bồ Tát Ðịa Tạng giúp cho giải thoát từ lâu lắm rồi! 

“Những người bị tội báo cho đến bị đọa vào đường đại ác, Bồ Tát dùng sức phương tiện nhổ sạch cội gốc nghiệp duyên, làm cho họ hiểu được các việc đời trước.” Những chúng sanhác nghiệp tội báo, thậm chí do khởi hoặc, tạo nghiệp mà thọ báo, thì sẽ bị đọa vào đường đại ác. “Ðường đại ác” tức là ba ác đạo—địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Bồ Tát Ðịa Tạng dùng vô số pháp môn phương tiện, cùng sức phương tiện, để trừ sạch nguyên nhân căn bản của sự gây tạo nghiệp tội của các chúng sanh ấy, tức là nhổ bật gốc rễ của nhân duyên “khởi hoặc, tạo nghiệp,” khiến cho họ trở nên giác ngộ, hiểu rõ việc đời trước của mình.

“Nhưng vì chúng sanh trong cõi Diêm Phù Ðề kết ác tập nặng.” “Kết” tức là dồn lại, kết dính lại với nhau. Nghiệp từ đời trước liên kết với nghiệp của đời này, nghiệp của đời này lại dây dưa liên lụy tới đời sau—đời đời kiếp kiếp, các nghiệp báo này nối kết nhau liên miên không dứt, giống như sợi dây kết liền thành một mối vậy; nên gọi là “kết ác tập nặng.” Những “ác tập” (thói quen xấu ác) này là những gì? Có mười tập khí xấu ác gọi là Thập Ác Tập:

1) Dâm dục. Thói xấu thứ nhất là dâm dục. Tất cả chúng sanh đều như nhau—ai nấy đều có lòng dâm dục. Ðây là mối phiền toái thứ nhất, cũng là điều rất khó đoạn trừ. Việc đoạn dứt dâm dục còn khó hơn lên trời nữa! Do đó, nếu chúng ta điều phục được lòng dâm dục—tức là người nữ thấy người nam thì không khởi tâm ham muốn, và người nam thấy người nữ thì chẳng sanh lòng tà vạy—thì gọi là “hàng hổ” hoặc “phục hổ,” tức là đã đánh thắng loài cọp dữ, khiến chúng phải đầu hàng quy phục. Lại thêm, nếu chúng ta cũng không còn phiền não, thì có thể nói rằng chúng ta đã hàng phục được cả loài rồng rồi vậy. Phiền não vô minh thì giống như con rồng vậy—rồng có khả năng biến hóa vô cùng, không thể đoán trước được lúc nào nó sẽ thình lình xuất hiện

Vậy, việc phải làm trước nhất là đoạn trừ lòng dâm dục. Qua sự việc này có thể thấy được quý vị có công phu tu hành, có đạo đức, có thật sự dụng công hay không. Quý vị có thể tự thử nghiệm chính mình, tự tìm hiểu chính mình. Nếu quý vị đã đoạn trừ được dâm tâm rồi tức là quý vị có công phu tu tập; lòng dâm chưa dứt thì quý vị vẫn còn lậu thoát. Cho nên, tu “vô lậu” tức là dứt bỏ lòng dâm dục—còn dâm tâm là còn “hữu lậu,” hết dâm tâm mới là “vô lậu.” 

2) Tham. Ác tập thứ hai là tham lam. Vì sao có lòng dâm dục? Chính là vì có lòng tham—ham muốn cảm giác, khao khát thỏa mãn dục niệm của chính mình. 

3) Mạn. “Mạn” tức là kiêu mạn, và đây là thói xấu thứ ba. Thế nào gọi là “kiêu mạn”? Bản thân mình vốn chưa hẳn là thông minh hơn người, nhưng lúc nào cũng cho rằng mình thông minh xuất chúng, khinh thường tất cả những người khác, đến đâu cũng muốn mình là “số một”; đó chính là lòng kiêu mạn đang tác quái! 

4) Sân. Ðây là thói xấu thứ tư. Kẻ mang lòng sân hận thì đối với bất cứ ai cũng sanh tâm oán ghét, lúc nào cũng hằn học: “Mày không tốt với tao, tao phải tìm cách giết mày để báo thù!”

5) Trá. Ác tập thứ năm là “trá,” tức là xảo trá, lường gạt, làm những việc giả dối hư ngụy

6) Cuống. “Cuống” tức là nói dối, vọng ngữ. “Trá” tức là bản thân vốn là người xấu, song bề ngoài lại làm ra vẻ người tốt, khéo che đậy khiến kẻ khác không nhận ra được. Còn “cuống” tức là nói dối, bịp bợm, nói sai sự thật, bất cứ chuyện gì cũng nói dối một cách trơn tru, trót lọt được cả.

7) Oán. “Oán” tức là việc gì cũng oán trách người khác; rõ ràng là mình sai, là lỗi của mình, nhưng lại đổ lỗi cho người khác: “Nếu hắn không bảo tôi làm như thế thì tôi đâu có làm. Chuyện này không thể trách tôi được. Ðó là lỗi của hắn. Hắn mới là người có lỗi.” Cho nên, kẻ ôm lòng hờn oán thì bất cứ tội lỗi gì cũng trút lên đầu lên cổ người khác cả!

8) Tà kiến. Ðây là thói xấu thứ tám. “Tà kiến” tức là tà tri tà kiến, cái nhìn sai lầm hoặc sự hiểu biết lệch lạc, dẫn dắt con người đi vào con đường bất chánh, tà vạy

9) Uổng. “Uổng” có nghĩa là cong vạy, không ngay thẳng.

10) Tụng. Ác tập thứ mười là tố tụng, tức là thích kiện cáo, tranh cãi hơn thua. Có những kẻ vốn sai quấy, có lỗi, thế mà lại muốn kiện cáo, thưa với quan tòa là lỗi của người khác, rồi buộc đối phương phải bồi thường tiền bạc cho mình. Nói tóm lại, bản thân mình vốn là vô lý mà lại vu khống, tìm cách làm cho người khác bị hàm oan, đó gọi là “tụng.” 

Mười thói quen xấu hay Mười Ác Tập này trong Kinh Lăng Nghiêm (quyển tám) gọi là Mười Tập Nhân, tức là mười nguyên nhân tập khí xấu dẫn đến các quả báo khổ sở trong sáu đường (Lục Giao Báo). Chính vì chúng sanh tiêm nhiễm mười tập khí này nên nói là “kết ác tập nặng.”

“Vừa ra khỏi lại trở vào.” Chính vì ác nghiệp của Mười Tập Nhân mà chúng sanh gây ra vô số tội lỗi, nên mới vừa thoát khỏi ba ác đạo chưa được bao lâu thì liền bị đọa về lại. Ðời này được ra khỏi ba ác đạo thì đời sau lại trở vào lần nữa; đợi đến đời sau nữa được ra khỏi ba nẻo ác rồi thì đời kế sau đó nữa cũng quay về lại—đó gọi là “vừa ra khỏi lại trở vào” vậy. Chúng sanh cứ lẩn quẩn như vậy, được thoát ra rồi lại trở vào, “làm nhọc cho Bồ Tát phải trải qua nhiều số kiếp để độ thoát.” Các chúng sanh như thế làm cho Bồ Tát Ðịa Tạng vô cùng vất vả, phải nhọc nhằn lo việc cứu độ trong rất nhiều kiếp.

“Ví như có người quên mất nhà mình, đi lạc vào đường hiểm; trong con đường hiểm đó có rất nhiều quỷ Dạ-xoa.” Ðến đây, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đưa ra một tỷ dụ. Ðức Phật ví dụ rằng có một người bị lạc đường, tìm không ra nhà của mình; người đó vì không thông thạo đường sá nên lạc bước vào một con đường đầy dẫy những sự nguy hiểm—trong con đường ấy có rất nhiều quỷ Dạ-xoa đang rình rập. “Dạ-xoa” ở đây là dụ cho mối “nghi” trong Ngũ Ðộn Sử. “Nghi” tức là không có lòng tin, việc gì cũng hoài nghi, ngờ vực cả. 

“Cùng cọp, sói, sư tử, rắn độc, bò cạp.” Trong con đường ấy, ngoài quỷ Dạ-xoa ra còn có cả cọp, sói, sư tử, rắn độc, bò cạp cũng đang rình chờ nữa. “Cọp” là dụ cho lòng tham, tham lam như cọp. Do đó, điều phục được lòng dâm dục tức là thuần phục được cọp; điều phục không nổi lòng dâm dục tức là chưa hàng phục được cọp vậy. 

“Sói” là dụ cho cái gì? Ðó là dụ cho lòng sân hận. Loài sói rất lợi hại; lòng sân hận và loài lang sói thì đều đáng sợ như nhau. 

“Sư tử” là dụ cho sự ngu si

“Rắn độc, bò cạp” là dụ cho tánh kiêu mạn

“Tham, sân, si, mạn, nghi,” gọi chung là Ngũ Ðộn Sử. 

“Người mê muội đó ở trong đường hiểm chỉ chừng giây lát là sẽ gặp các thứ độc.” Hạng người mê muội thì chẳng mấy chốc sẽ bị Ngũ Ðộn Sử—tham, sân si, mạn, nghi—tác hại, khiến họ tạo ra nhiều nghiệp tội, phải đọa vào ba đường ác.

 

Kinh văn:

 “Có một vị Tri Thức hiểu nhiều phép thuật, khéo ngăn trừ thứ độc đó, cho đến quỷ Dạ-xoa cùng các loài ác độc v.v..., chợt gặp người mê muội kia đang muốn đi vào đường hiểm, bèn vội bảo rằng: ‘Ô hay, ông kia! Vì cớ gì mà vào con đường này? Ông có phép thuật lạ gì có thể ngăn trừ các thứ độc chăng?’

“Người lạc đường chợt nghe lời ấy mới biết là đường nguy hiểm, liền lùi lại, muốn ra khỏi con đường đó. Vị Thiện Tri Thức kia nắm tay dìu dắt, dẫn ra khỏi đường hiểm, tránh khỏi các sự ác độc, và đến con đường tốt lành, làm cho được an lạc; rồi bảo rằng: ‘Này người lạc đường! Từ nay về sau chớ đi vào con đường đó nữa. Ai mà vào con đường đó ắt khó ra được, lại còn bị tổn tánh mạng!’

 Người lạc đường đó cũng sanh lòng cảm trọng. Lúc từ biệt nhau, vị Tri Thức lại căn dặn thêm: ‘Nếu gặp người thân quen, cùng những người đi đường hoặc trai hoặc gái, thì hãy bảo với họ rằng con đường đó có nhiều sự ác độc, vào đó có thể mất cả tánh mạng. Ông chớ để cho những người ấy tự vào chỗ chết.”

Lược giảng:

“Có một vị Tri Thức hiểu nhiều phép thuật, khéo ngăn trừ thứ độc đó, cho đến quỷ Dạ-xoa cùng các loài ác độc v.v...” 

Vị Thiện Tri Thức đó là ai? Chính là Bồ Tát Ðịa Tạng—Ngài có sức thần thông, trí huệ vi diệu không thể nghĩ bàn, và Ngài cũng biết rất nhiều phép thuật. Ngài còn có thể ngăn trừ các thứ độc hại; đó là những thứ độc hại nào? Ðó là các độc hại của sư tử, cọp, sói, Dạ-xoa và tất cả các độc hại khác trong con đường hiểm trở

“Dạ-xoa” chính là “tiệp tật quỷ,” tức là loài quỷ có khả năng chạy nhanh và vô cùng độc ác

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni nói tiếp: “Vị Thiện Tri Thức này chợt gặp người mê muội kia, và thấy rằng người ấy bị lạc đường, đang muốn đi vào đường hiểm, bèn vội bảo rằng: ‘Ô hay, ông kia! Vì cớ gì mà vào con đường này? Ông có phép thuật lạ gì có thể ngăn trừ các thứ độc chăng? Ðó là một con đường nhiều bất trắc, đầy các sự độc hại; chẳng hay ông có việc gì cần mà phải đi con đường ấy? Phải chăng ông có phép lạ hoặc có thuật thần thông gì có thể khống chế, thuần phục được các loài cọp, beo, chó sói, sư tử đang rình rập trong con đường đó?’”

Bấy giờ, “người lạc đường chợt nghe lời ấy mới biết là đường nguy hiểm.” Kẻ bị đi lạc đó bỗng nhiên nghe vị Thiện Tri Thức hỏi như thế thì lấy làm kinh ngạc, bấy giờ mới biết rằng con đường mình định theo là một con đường đầy hiểm nạn, và mới nhận ra rằng mình đã lầm lẫn, đã đi sai đường, cho nên “liền lùi lại, muốn ra khỏi con đường đó.” 

“Vị Thiện Tri Thức kia— Bồ Tát Ðịa Tạng Vương—nắm tay dìu dắt, dẫn ra khỏi đường hiểm, tránh khỏi các sự ác độc.” Bồ Tát Ðịa Tạng ân cần cầm tay người lạc đường, thận trọng dẫn người ấy ra khỏi con đường nhiều hiểm nạn, tránh khỏi các thú vật nguy hiểm ở nơi đó như sư tử, cọp beo, lang sói, quỷ Dạ-xoa, rắn độc, bò cạp... 

“Và đến con đường tốt lành, làm cho được an lạc; rồi bảo rằng: ...” Sau khi ra tới được con đường bình an—ra khỏi ba ác đạo rồi—và người lạc đường kia đã được yên lành vui vẻ, vị Thiện Tri Thức mới thiết tha căn dặn rằng: “Này người lạc đường! Từ nay về sau chớ đi vào con đường đó nữa—đừng để cho mình bị đọa vào ba ác đạo nữa. Ai mà vào con đường đó ắt khó ra được, lại còn bị tổn tánh mạng! Những người bị đọa lạc trong ba ác đạo đều không dễ gì mà thoát ra được. Trót sa chân vào con đường nguy hiểm như thế thì rất dễ bị mất mạng!” 

“Người lạc đường đó cũng sanh lòng cảm trọng.” Nghe vị Thiện Tri Thức— Bồ Tát Ðịa Tạng Vương—trân trọng dặn dò như thế, người lạc đường vô cùng cảm kích, trong lòng nghĩ rằng người này thật tốt với mình quá! 

“Lúc từ biệt nhau, vị Tri Thức lại căn dặn thêm: ‘Nếu gặp người thân quen, cùng những người đi đường hoặc trai hoặc gái, thì hãy bảo với họ rằng con đường đó—ba ác đạo—có nhiều sự ác độc, nhiều độc trùng mãnh thú vô cùng nguy hiểm, vào đó có thể mất cả tánh mạng. Ông chớ để cho những người ấy tự vào chỗ chết. Ông đừng để cho chúng sanh tự đi vào ba ác đạo, tự dấn thân vào chỗ chết, bởi đi vào đó nếu không mất mạng thì cũng phải chịu nhiều khổ sở.’”

 

Kinh văn:

“Vì thế nên Bồ Tát Ðịa Tạng đầy đủ đức đại từ bi, cứu vớt những chúng sanh mắc tội khổ, khiến cho họ được sanh trong cõi trời, cõi người, hưởng sự vui sướng vi diệu

“Những kẻ có tội đó rõ biết sự khổ trong nghiệp đạo rồi, khi đã được ra khỏi, vĩnh viễn chẳng còn trở vào nữa; như người lạc đường đi lầm vào con đường hiểm, gặp vị Thiện Tri Thức dẫn cho ra, không bao giờ còn lạc vào nữa, gặp gỡ người khác lại khuyên chớ vào đường ấy, còn tự nói rằng: ‘Tôi bị mê lầm, nay được thoát ra rồi, không còn trở vào đó nữa. Nếu đi vào nữa và còn mê lầm, không biết đó là con đường hiểm nạn mà mình đã từng lạc vào, thì có thể đến phải mất mạng.’

“Như có những chúng sanh bị đọa vào ác đạo, Bồ Tát Ðịa Tạng dùng sức phương tiện khiến họ được giải thoát, sanh trong cõi trời, cõi người, nhưng rồi họ lại trở vào lần nữa; nếu kết nghiệp nặng nề thì họ phải ở mãi chốn địa ngục, không lúc nào được giải thoát.”

Lược giảng:

“Vì thế nên Bồ Tát Ðịa Tạng đầy đủ đức đại từ bi...” Bồ Tát Ðịa Tạng có đức đại từ đại bi rộng lớn vô biên—lòng từ của Ngài có thể làm cho chúng sanh được an lạc vui vẻ, tâm bi của Ngài có thể giải trừ các nỗi thống khổ của chúng sanh

Giống như vị Thiện Tri Thức, Ðịa Tạng Vương Bồ Tát “cứu vớt những chúng sanh mắc tội khổ, khiến cho họ được sanh trong cõi trời, cõi người, hưởng sự vui sướng vi diệu.” Ngài cứu vớt hết thảy tội khổ chúng sanh, làm cho tất cả chúng sanh đều được thoát khỏi khổ báo trong ba ác đạo, và được sanh vào cõi người hoặc cõi trời để thọ hưởng sự vui sướng vô cùng vi diệu

“Những kẻ có tội đó rõ biết sự khổ trong nghiệp đạo rồi, khi đã được ra khỏi, vĩnh viễn chẳng còn trở vào nữa.” Những chúng sanhtội lỗi này đã rõ biết tường tận những nỗi thống khổ trong ba ác đạo—bởi họ đã từ đó mà được thoát ra—cho nên một khi được giải thoát khỏi ba ác đạo, họ vĩnh viễn không bao giờ muốn bị đọa lạc vào đó lại nữa. 

Vì thế, trường hợp của những chúng sanh này cũng tương tự “như người lạc đường đi lầm vào con đường hiểm, gặp vị Thiện Tri Thức dẫn cho ra, không bao giờ còn lạc vào nữa.”ø Sau khi được bậc Thiện Tri Thức có oai lực lớn dẫn ra khỏi ba ác đạo đầy thống khổ rồi, các chúng sanh này mãi mãi không bao giờ trở lại đó nữa. 

Lại nữa, người đã bị lạc đường nói trên khi “gặp gỡ người khác—bạn bè, thân thuộc, và ngay cả những kẻ xa lạ—lại khuyên chớ vào đường ấy, còn tự nói rằng: ‘Tôi bị mê lầm, nay được thoát ra rồi, không còn trở vào đó nữa. Tôi trước kia do u mê lầm lẫn nên mới lạc bước vào con đường đầy sự bất trắc nọ. Giờ đây, tôi đã ra khỏi con đường đó, thoát khỏi mọi hiểm nạn rồi; tôi nhất định sẽ không bao giờ đi vào đó nữa! Nếu đi vào nữa và còn mê lầm, không biết đó là con đường hiểm nạn mà mình đã từng lạc vào, thì có thể đến phải mất mạng. Giả sử tôi lại cứ đi vào con đường nguy hiểm ấy và vẫn còn bị lẩn quẩn trong đó, không tài nào tìm được lối ra—cũng không hiểu tại sao mình lại dại dột quay về lại con đường nguy hiểm này nữa—thì chắc chắn tánh mạng tôi sẽ không còn!’”

“Như có những chúng sanh bị đọa vào ác đạo, Bồ Tát Ðịa Tạng dùng sức phương tiện khiến họ được giải thoát, sanh trong cõi trời, cõi người, nhưng rồi họ lại trở vào lần nữa.” Có những chúng sanh bị đọa vào ác đạo lần nữa, thì Ðịa Tạng Vương Bồ Tát sẽ dùng trí huệ thần lựcphương tiện thiện xảo để khiến cho họ được giải thoát và được sanh trở lại vào cõi người hoặc sanh lên cõi trời; tuy nhiên, sau khi họ được sanh vào cõi người hoặc cõi trời rồi thì thế nào? Thì họ lại bị đọa vào ba ác đạo thêm lần nữa! Những chúng sanh như thế, “nếu kết nghiệp nặng nề, thì họ phải ở mãi chốn địa ngục, không lúc nào được giải thoát.” Nếu ác nghiệp mà các chúng sanh đó trót gây tạo đã quá sâu dày, quá thâm trọng, thì họ phải mãi mãi chịu đọa lạc trong chốn địa ngục, không bao giờ được giải thoát, không bao giờ được “ly khổ, đắc lạc.”

 

Kinh văn: 

 Bấy giờ, Quỷ Vương Ác Ðộc chắp tay cung kính bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Hàng Quỷ Vương chúng con số đông vô lượng, ở cõi Diêm Phù Ðề hoặc làm lợi ích cho người, hoặc làm tổn hại cho người, mỗi mỗi không giống nhau. Nhưng vì nghiệp báo khiến quyến thuộc chúng con đi khắp thế giới làm ác nhiều, làm thiện ít. 

“Ði qua sân nhà người ta, hoặc thành phố, xóm làng, trang trại, vườn cây, buồng nhà, trong đó như có người nam kẻ nữ nào tu được thiện sự bằng mảy lông sợi tóc; cho đến treo một tràng phan, một bảo cái và dâng chút hương, chút hoa cúng dường tượng Phật cùng tượng Bồ Tát, hoặc chuyển đọc tôn kinh, đốt hương cúng dường cho một bài kệ, một câu kinh; thì hàng Quỷ Vương chúng con sẽ kính lễ người đó như kính lễ các đức Phật thuở quá khứ, hiện tại cùng vị lai

“Chúng con ra lệnh cho các tiểu quỷ có oai lực lớn và thần Thổ Ðịa đều phải bảo vệ, che chở, chẳng để cho các việc dữ, các tai nạn bất kỳ, hoặc bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo bất kỳ, cho đến những việc không vừa ý đến gần chỗ của các nhà đó, huống là để cho vào cửa!” 

Lược giảng: 

Bấy giờ, Quỷ Vương Ác Ðộc... Vị Quỷ Vương này tuy rất độc ác, chuyên trừng trị những người ác độc, song giờ đây, đến trước mặt Ðức Phật thì dù có ác cách mấy cũng không còn ác, có độc đến đâu cũng không còn độc nữa! 

Vậy, Quỷ Vương Ác Ðộc đến trước mặt Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, rồi chắp tay cung kính bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Hàng Quỷ Vương chúng con số đông vô lượng.” Mỗi thế giới đều có vô lượng vô biên Quỷ Vương, mà thế giới thì nhiều đến vô lượng vô biên, cho nên sĩ số Quỷ Vương cũng đông đảo đến vô lượng vô biên

Các Quỷ Vương này đều cư ngụ “ở cõi Diêm Phù Ðề, hoặc làm lợi ích cho người, hoặc làm tổn hại cho người, mỗi mỗi không giống nhau.” Ở cõi Nam Diêm Phù Ðề thì tuy có những Quỷ Vương thường làm lợi ích cho loài người, song cũng có các Quỷ Vương chỉ gây tổn hại cho nhân loại mà thôi—mỗi vị Quỷ Vương đều coi sóc mỗi công việc khác nhau. Có vị thì chuyên làm những việc hại người, có vị thì chỉ làm các việc lợi người; tại sao lại như thế? Ở đây, Quỷ Vương nói “hại người” ngụ ý là điều phục người có lòng dạ ác độc, và “lợi người” tức là đem sự lợi ích đến cho người hiền lương

Quỷ Vương Ác Ðộc bạch tiếp: “Nhưng vì nghiệp báo khiến quyến thuộc chúng con đi khắp thế giới làm ác nhiều, làm thiện ít.” Tại sao các Quỷ Vương phải làm những công việc này? Chính vì nghiệp báo mà họ đã trót gây tạo trong quá khứ khiến nay họ phải làm Quỷ Vương, và cũng do nghiệp báo mà loài quỷ quyến thuộc của họ đi khắp nơi gieo rắc phần lớn là điều xấu, việc ác. 

 Tuy rằng loài quỷ thường “làm ác nhiều, làm thiện ít,” nhưng khi họ “đi qua sân nhà người ta, hoặc thành phố, xóm làng, trang trại, vườn cây, buồng nhà, trong đó như có người nam kẻ nữ nào tu được thiện sự bằng mảy lông sợi tóc; cho đến treo một tràng phan, một bảo cái và dâng chút hương, chút hoa cúng dường tượng Phật cùng tượng Bồ Tát, hoặc chuyển đọc tôn kinh—đọc tụng Kinh Ðịa Tạng hoặc các kinh điển Ðại Thừa khác như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cang—hoặc đối trước tượng Phậtđốt hương cúng dường cho một bài kệ, một câu kinh; thì hàng Quỷ Vương chúng con sẽ kính lễ người đó như kính lễ các đức Phật thuở quá khứ, hiện tại cùng vị lai.”

Cho nên, hàng Quỷ Vương “chúng con ra lệnh cho các tiểu quỷ có oai lực lớn—tuy gọi là “tiểu quỷ” nhưng đã là loài quỷ thì đều có sức đại thần thông—và thần Thổ Ðịa đều phải bảo vệ, che chở những người như thế! Ngoài ra, còn phải chẳng để cho các việc dữ, các tai nạn bất kỳ, hoặc bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo bất kỳ, cho đến những việc không vừa ý đến gần chỗ của các nhà đó, huống là để cho vào cửa!”

Thế nào gọi là “việc dữ”? “Việc dữ” tức là những việc không như ý, chẳng hạn như cháy nhà, hoặc bỗng dưng lại xảy ra những việc ngoài ý muốn

“Tai nạn bất kỳ” (hoạnh sự) là những sự rủi ro mà mình không ngờ tới, như bị xe đụng, máy bay rớt, xe lửa trật đường rầy ...

“Bệnh nan y” là những căn bệnh không trị lành được. 

“Bệnh hiểm nghèo bất kỳ” (hoạnh bệnh) là thình lình mắc bệnh nặng, lây lất chưa được một tiếng đồng hồ là chết. 

“Những việc không vừa ý” tức là những việc không may mắn, không kiết tường như mình hằng mong đợi. Các Quỷ Vương còn chẳng để cho những việc không may xảy ra ở gần những nhà có người tu hành như thế, huống chi là các việc dữ, các tai nạn rủi ro, hoặc các bệnh tật hiểm nghèo đột ngột! Cho nên, các Quỷ Vương cùng quyến thuộc của họ thường bảo hộ những người như thế, khiến cho mọi việc của những người ấy đều được kiết tường. Vì sao tất cả mọi việc của những người đó đều được tốt lành? Bởi họ đã cúng dường Tam Bảo, biết tu hành, làm nhiều thiện sự, do đó những việc dữ không thể xảy đến cho họ được!

 

Kinh văn:

 Ðức Phật khen ngợi Quỷ Vương rằng: “Lành thay! Lành thay! Các ông cùng với Vua Diêm La có thể ủng hộ các thiện nam thiện nữ như thế! Ta cũng bảo Phạm Vương, Ðế Thích hộ vệ các ông!”

 Ðức Phật nói lời ấy xong, trong Pháp Hội có một vị Quỷ Vương tên là Chủ Mạng bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Nghiệp duyên căn bản của con là chủ về nhân mạng ở cõi Diêm Phù Ðề, khi sanh khi tử đều do con làm chủ. Bổn nguyện của con thì rất muốn làm lợi ích, nhưng vì chúng sanh không hiểu ý con nên đến nỗi khi sanh khi tử đều không được an ổn; tại sao thế?

“Người cõi Diêm Phù Ðề lúc mới sanh xong, không kể là con trai hay con gái, hoặc khi sắp sanh, chỉ nên làm thiện sự để thêm sự lợi ích cho nhà cửa, thì tự nhiên Thần Thổ Ðịa sẽ vô cùng hoan hỷ, ủng hộ cho cả mẹ lẫn con đều được sự an lạc lớn, hàng quyến thuộc cũng được lợi ích.

“Hoặc khi đã sanh rồi thì nên cẩn thận, chớ giết hại để lấy những vị tươi ngon cung cấp cho người sản mẫu, cùng nhóm họp hàng quyến thuộc lại để uống rượu, ăn thịt, ca hát, đánh đàn, thổi sáo; vì có thể khiến cho cả mẹ lẫn con chẳng được an lạc.”

Lược giảng:

 Ðức Phật khen ngợi Quỷ Vương rằng: “Lành thay! Lành thay! Thật là phi thường! Thật là tốt đẹp! Các ông—các Quỷ Vương—cùng với Vua Diêm La có thể ủng hộ các thiện nam thiện nữ như thế thì thật là tốt đẹp biết bao! Ta cũng bảo Phạm Vương—Ðại Phạm Thiên Vương, Ðế Thích—thiên chủ cung trời Ba Mươi Ba—hộ vệ các ông!”

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni nói lời ấy xong, trong Pháp Hội có một vị Quỷ Vương tên là Chủ Mạng (đây là vị chúa quỷ cai quản mạng sống, tuổi thọ của con người) bạch cùng Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Nghiệp duyên căn bản của con là chủ về nhân mạng ở cõi Diêm Phù Ðề, khi sanh khi tử đều do con làm chủ. Do quan hệ nghiệp lực của đời trước mà con nay trông coi về sanh mạng của con người trong cõi Nam Diêm Phù Ðề. Bất luận là lúc sanh hay lúc tử, sanh mạng của họ đều do con cai quản.”

Chủ Mạng Quỷ Vương bạch tiếp: “Bổn nguyện của con thì rất muốn làm lợi ích, nhưng vì chúng sanh không hiểu ý con nên đến nỗi khi sanh khi tử đều không được an ổn. Cứ theo bổn nguyện của con thì con vốn rất sẵn lòng làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh, nhưng các chúng sanh lại không hiểu được ý con, khiến cho khi sanh khi tử tất cả đều không được thanh thản, an lạc. Tại sao thế? Người cõi Diêm Phù Ðề lúc mới sanh xong, không kể là con trai hay con gái, hoặc khi sắp sanh, chỉ nên làm thiện sự để thêm sự lợi ích cho nhà cửa.” 

Thế nào gọi là “thiện sự”? Ðó là những việc phước lành, những việc hữu ích, có lợi cho người khác. Làm việc thiện thì sẽ gia tăng sự lợi ích cho nhà cửa; gia tăng như thế nào? Nếu quý vị làm việc thiện thì sẽ có một luồng hào quang tốt lành (tường quang) chiếu sáng bảo hộ quý vị; bấy giờ “thì tự nhiên Thần Thổ Ðịa sẽ vô cùng hoan hỷ, ủng hộ cho cả mẹ lẫn con đều được sự an lạc lớn, hàng quyến thuộc cũng được lợi ích.” Bởi vì quý vị làm việc phước lành tức là làm tăng thêm sự lợi ích cho nhà cửa, nên Thần Thổ Ðịa vui mừng khôn xiết, bèn đến để che chở phù hộ, khiến cho đứa trẻ sơ sinh cùng người mẹ đều được nhiều sự an vui, mà ngay cả bà con thân thuộc cũng được hưởng nhiều phước lợi. 

“Hoặc khi đã sanh rồi, thì nên cẩn thận, chớ giết hại để lấy những vị tươi ngon cung cấp cho người sản mẫu, cùng nhóm họp hàng quyến thuộc lại để uống rượu, ăn thịt, ca hát, đánh đàn, thổi sáo.” Nếu người sản phụ đã sanh nở bình yên rồi, thì thân nhân phải nhớ kỹ đừng bao giờ giết hại chúng sanh, hoặc mua nào gà, nào vịt, nào cá còn sống về làm thịt để lấy những vị tươi ngon, bổ dưỡng cho người đó ăn. Ngoài ra, cũng đừng mời khách khứa, tiệc tùng linh đình để phô trương, hoặc tụ tập bạn bè thân thuộc lại bày rượu thịt ra rồi cùng nhau ăn uống nhậu nhẹt, đàn ca hát xướng ồn ào náo nhiệt; vì sao? 

“Vì có thể khiến cho cả mẹ lẫn con chẳng được an lạc.” Bởi vì làm như thế sẽ khiến cho cả người mẹ và đứa bé sơ sinh đều không được yên ổn.

 

Kinh văn:

 “Vì sao thế? Bởi vì lúc sanh nở khó khăn đó, có vô số ác quỷ cùng vọng lượng, tinh mỵ, muốn tới ăn huyết tanh. Chính con sớm đã sai các thần linh của nhà cửa đất đai phải bảo hộ người mẹ và đứa con, làm cho họ được an vui mà hưởng nhiều sự lợi ích.

“Những người này thấy sự an ổn vui vẻ thì nên tạo phước để báo đáp các thần Thổ Ðịa, thế mà trái lại, họ còn giết hại, tụ tập quyến thuộc; vì lẽ này, hễ phạm tội tất phải tự gánh chịu, người mẹ và đứa con đều bị tổn hại!

“Lại ở cõi Diêm Phù Ðề, những người sắp mạng chung, bất luận là thiện hay ác, con đều muốn cho họ không bị đọa lạc vào đường ác; huống chi là kẻ tự tu thiện căn, làm tăng oai lực của con!

 “Những người làm thiện ở cõi Diêm Phù Ðề, đến lúc lâm chung cũng còn có trăm ngàn quỷ thần trong ác đạo hoặc biến làm cha mẹ, cho đến hàng quyến thuộc, dẫn dắt người chết khiến cho lạc vào ác đạo; huống chi là những kẻ vốn đã tạo ác!”

Lược giảng:

Chủ Mạng Quỷ Vương lại bạch: “Vì sao thế? Nguyên nhân nào khiến cho cả người mẹ và đứa bé sơ sinh đều không được yên ổn? Vì lúc sanh nở khó khăn đó, có vô số ác quỷ cùng vọng lượng, tinh mỵ, các loài sơn yêu thủy quái, muốn tới ăn huyết tanh. Chúng thường nhân lúc người sản phụ đang sanh nở, máu me lênh láng, bèn tìm đến để ăn huyết tanh. Chính con—Chủ Mạng Quỷ Vương—sớm đã sai các thần linh của nhà cửa đất đai phải bảo hộ người mẹ và đứa con, làm cho họ được an vui mà hưởng nhiều sự lợi ích.” “Thần linh” ở đây tức là Thần Thổ Ðịa.

“Những người này thấy sự an ổn vui vẻ thì nên tạo phước để báo đáp các thần Thổ Ðịa.” Những người chung quanh thấy cả mẹ lẫn con đều được an ổn vui vẻ thì lẽ ra nên tu phước, làm những việc công đức hầu đáp tạ hết thảy các thần Thổ Ðịa mới phải; “thế mà trái lại, họ còn giết hại, tụ tập quyến thuộc.” Họ chẳng những không đáp tạ công ơn của chư vị thần linh mà còn sát hại sinh vật, tụ họp bạn bè thân quyến lại để ăn uống vui chơi, tiệc tùng đình đám; “vì lẽ này, hễ phạm tội tất phải tự gánh chịu, người mẹ và đứa con đều bị tổn hại!” Một khi đã phạm tội thì nhất định phải tự lãnh lấy quả báo, do đó, luôn cả người mẹ cùng đứa bé sơ sinh đều bị tổn hại

Chủ Mạng Quỷ Vương bạch tiếp: “Lại ở cõi Diêm Phù Ðề, những người sắp mạng chung, bất luận là thiện hay ác, là người hiền lành hay kẻ hung dữ, con đều muốn cho họ không bị đọa lạc vào đường ác, chẳng phải sa vào ba ác đạo; huống chi là kẻ tự tu thiện căn, làm tăng oai lực của con! Nếu kẻ sắp chết là người đã từng tự mình tu thiện căn, thì con không cần phải hao tổn sức lực gì để bảo hộ cho người ấy cả!”

 “Những người làm thiện ở cõi Diêm Phù Ðề, đến lúc lâm chung cũng còn có trăm ngàn quỷ thần trong ác đạo hoặc biến làm cha mẹ, cho đến hàng quyến thuộc, dẫn dắt người chết khiến cho lạc vào ác đạo.” Con người, cho dù quý vị là người thường hay làm việc thiện, thì lúc hấp hối gần kề cái chết thế nào cũng có loài ác quỷ đến dụ dỗ, muốn làm cho quý vị bị đọa lạc vào đường ác. Bấy giờ, các ác quỷ đó có thể biến ra hình dạng giống hệt cha mẹ hoặc bạn bè thân thuộc của quý vị, và hiện đến để đón quý vị, khiến cho quý vị bị đọa vào đường ác. 

Vậy, những người làm thiện sự mà còn bị ác quỷ đến lừa gạt, dụ dỗ vào ác đạo như thế, thì “huống chi là những kẻ vốn đã tạo ác, chẳng làm mảy may thiện sự nào?” Cho nên, nếu gặp những người đã quen làm ác thì các ác quỷ lại càng muốn lôi kéo họ vào đường ác hơn nữa!

 

Kinh văn:

 “Bạch Ðức Thế Tôn! Những kẻ nam người nữ ở cõi Diêm Phù Ðề, lúc lâm chung thì thần thức hôn ám mê muội, không phân biệt được thiện ác, cho đến mắt và tai đều không còn thấy nghe gì nữa.

“Hàng quyến thuộc phải nên thiết đại cúng dường, chuyển đọc tôn kinh, niệm danh hiệu của Phật cùng Bồ Tát; những thiện duyên như thế có thể khiến cho người chết thoát khỏi các đường ác, và các ma quỷ, ác thần đều phải rút lui hoặc giải tán.

“Bạch Ðức Thế Tôn! Tất cả chúng sanh lúc lâm chung nếu được nghe đến danh hiệu của một đức Phật, danh hiệu của một vị Bồ Tát, hoặc một câu hay một bài kệ trong kinh điển Ðại Thừa, con xem xét thấy hạng người ấy, trừ năm tội Vô Gián và tội sát hại, còn những nghiệp ác nho nhỏ đáng phải đọa vào đường ác thì chẳng bao lâu đều được thoát khỏi cả.”

Ðức Phật bảo Chủ Mạng Quỷ Vương rằng: “Ông vì lòng đại từ nên có thể phát đại nguyện, ở trong sanh tử cứu hộ chúng sanh như thế. Như trong đời sau có kẻ nam người nữ nào đến thời điểm sanh tử, thì ông chớ rút lại lời nguyện đó, mà nên làm cho họ thảy đều được giải thoát, mãi mãi được an vui.” 

 

Lược giảng: 

Quỷ Vương Chủ Mạng lại bạch: “Vì sao thế? Nguyên nhân nào khiến cho cả người mẹ và đứa bé sơ sinh đều không được yên ổn? Vì lúc sanh nở khó khăn đó, có vô số ác quỷ cùng vọng lượng, tinh mỵ, các loài sơn yêu thủy quái, muốn tới ăn huyết tanh. Chúng thường nhân lúc người sản phụ đang sanh nở, máu me lênh láng, bèn tìm đến để ăn huyết tanh. Chính con—Chủ Mạng Quỷ Vương—sớm đã sai các thần linh của nhà cửa đất đai phải bảo hộ người mẹ và đứa con, làm cho họ được an vui mà hưởng nhiều sự lợi ích.” “Thần linh” ở đây tức là Thần Thổ Ðịa. 

“Những người này thấy sự an ổn vui vẻ thì nên tạo phước để báo đáp các thần Thổ Ðịa.” Những người chung quanh thấy cả mẹ lẫn con đều được an ổn vui vẻ thì lẽ ra nên tu phước, làm những việc công đức hầu đáp tạ hết thảy các thần Thổ Ðịa mới phải; “thế mà trái lại, họ còn giết hại, tụ tập quyến thuộc.” Họ chẳng những không đáp tạ công ơn của chư vị thần linh mà còn sát hại sinh vật, tụ họp bạn bè thân quyến lại để ăn uống vui chơi, tiệc tùng đình đám; “vì lẽ này, hễ phạm tội tất phải tự gánh chịu, người mẹ và đứa con đều bị tổn hại!” Một khi đã phạm tội thì nhất định phải tự lãnh lấy quả báo, do đó, luôn cả người mẹ cùng đứa bé sơ sinh đều bị tổn hại

Quỷ Vương Chủ Mạng bạch tiếp: “Lại ở cõi Diêm Phù Ðề, những người sắp mạng chung, bất luận là thiện hay ác, là người hiền lành hay kẻ hung dữ, con đều muốn cho họ không bị đọa lạc vào đường ác, chẳng phải sa vào ba ác đạo; huống chi là kẻ tự tu thiện căn, làm tăng oai lực của con! Nếu kẻ sắp chết là người đã từng tự mình tu thiện căn, thì con không cần phải hao tổn sức lực gì để bảo hộ cho người ấy cả!” 

 “Những người làm thiện ở cõi Diêm Phù Ðề, đến lúc lâm chung cũng còn có trăm ngàn quỷ thần trong ác đạo hoặc biến làm cha mẹ, cho đến hàng quyến thuộc, dẫn dắt người chết khiến cho lạc vào ác đạo.” Con người, cho dù quý vị là người thường hay làm việc thiện, thì lúc hấp hối gần kề cái chết thế nào cũng có loài ác quỷ đến dụ dỗ, muốn làm cho quý vị bị đọa lạc vào đường ác. Bấy giờ, các ác quỷ đó có thể biến ra hình dạng giống hệt cha mẹ hoặc bạn bè thân thuộc của quý vị, và hiện đến để đón quý vị, khiến cho quý vị bị đọa vào đường ác. 

Vậy, những người làm thiện sự mà còn bị ác quỷ đến lừa gạt, dụ dỗ vào ác đạo như thế, thì “huống chi là những kẻ vốn đã tạo ác, chẳng làm mảy may thiện sự nào?” Cho nên, nếu gặp những người đã quen làm ác thì các ác quỷ lại càng muốn lôi kéo họ vào đường ác hơn nữa! 

 

Kinh văn: 

 “Bạch Ðức Thế Tôn! Những kẻ nam người nữ ở cõi Diêm Phù Ðề, lúc lâm chung thì thần thức hôn ám mê muội, không phân biệt được thiện ác, cho đến mắt và tai đều không còn thấy nghe gì nữa

“Hàng quyến thuộc phải nên thiết đại cúng dường, chuyển đọc tôn kinh, niệm danh hiệu của Phật cùng Bồ Tát; những thiện duyên như thế có thể khiến cho người chết thoát khỏi các đường ác, và các ma quỷ, ác thần đều phải rút lui hoặc giải tán. 

“Bạch Ðức Thế Tôn! Tất cả chúng sanh lúc lâm chung nếu được nghe đến danh hiệu của một đức Phật, danh hiệu của một vị Bồ Tát, hoặc một câu hay một bài kệ trong kinh điển Ðại Thừa, con xem xét thấy hạng người ấy, trừ năm tội Vô Gián và tội sát hại, còn những nghiệp ác nho nhỏ đáng phải đọa vào đường ác thì chẳng bao lâu đều được thoát khỏi cả.” 

Ðức Phật bảo Quỷ Vương Chủ Mạng rằng: “Ông vì lòng đại từ nên có thể phát đại nguyện, ở trong sanh tử cứu hộ chúng sanh như thế. Như trong đời sau có kẻ nam người nữ nào đến thời điểm sanh tử, thì ông chớ rút lại lời nguyện đó, mà nên làm cho họ thảy đều được giải thoát, mãi mãi được an vui.” 

 

Lược giảng: 

Quỷ Vương Chủ Mạng lại bạch với Ðức Phật rằng: “Bạch Ðức Thế Tôn! Những kẻ nam người nữ ở cõi Diêm Phù Ðề, lúc lâm chung thì thần thức hôn ám mê muội.” Lúc con người sắp chết thì khí ấm (noãn), hơi thở (tức) và các thức (sự hiểu biết) đều lìa khỏi cơ thể—xác thân không còn hơi ấm, hô hấp ngừng bặt và Thức Thứ Tám (thức A-lại-da) cũng lìa khỏi thân, đây gọi là “mạng chung” (sanh mạng hết). Khi vừa mới chết thì thần thức (tức là Thân Trung Ấm) rơi vào trạng thái hôn trầm mê muội, không còn sáng suốt tỉnh táo, không còn rõ biết gì nữa cả; đó là vì thần thức mới vừa tách rời khỏi cơ thể, chính mình vẫn chưa biết là mình đã chết. 

“Không phân biệt được thiện ác, cho đến mắt và tai đều không còn thấy nghe gì nữa.” “Không phân biệt được thiện ác” tức là không còn khả năng biện biệt, không thể biết được rõ ràng thế nào là thiện, thế nào là ác nữa. Lúc bấy giờ, kẻ lâm chung không còn nhìn thấy và cũng chẳng thể nghe thấy gì cả—tri giác về thấy và nghe đều không còn. 

Vì thế, “hàng quyến thuộc phải nên thiết đại cúng dường, chuyển đọc tôn kinh, niệm danh hiệu của Phật cùng Bồ Tát.” Tất cả bà con thân thích bấy giờ nên vì người sắp chết mà làm những việc công đức tạo phước lành lớn, như thỉnh chư Tăng đến tụng kinh, hoặc tự mình tụng kinh cho người ấy. 

Do đó, ở Trung Hoa khi trong gia đình có người vừa qua đời, hàng quyến thuộc thường thỉnh cầu chư Tăng tụng kinh trong suốt bảy thất (bốn mươi chín ngày), là cũng vì lẽ ấy. Như lúc Lão Hòa Thượng Hư Vân viên tịch (1959), Phật Giáo Giảng Ðường tại Hương Cảng đã làm công đức tụng Kinh Ðại Bát Nhã trong suốt một trăm sáu mươi ngày ròng rã. Ðây là việc xưa nay chưa từng xảy ra—từ thời Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni cho đến nay, chưa có vị Tổ Sư nào viên tịch mà được tụng Kinh Ðại Bát Nhã cả. Tổ chức một pháp hội lớn lao như vậy gọi là “thiết đại cúng dường.” 

“Chuyển đọc tôn kinh” tức là trì tụng bộ kinh này—Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện. 

“Những thiện duyên như thế có thể khiến cho người chết thoát khỏi các đường ác, và các ma quỷ, ác thần đều phải rút lui hoặc giải tán.” Bởi hàng quyến thuộc vì người chết mà làm các việc công đức, cho nên những nhân duyên thiện lành đó có thể hỗ trợ, giúp cho người chết xa lìa các ác đạo. Lại nữa, “đức đại tắc oan nghiệt tiêu”—kẻ có công đức lớn thì tội nghiệt cũng được giảm nhẹ hoặc tiêu tan; do đó tất cả ma quỷác thần thảy đều thối lui, bỏ chạy hết, không còn đeo đuổi người ấy nữa. 

Quỷ Vương Chủ Mạng lại bạch tiếp: “Bạch Ðức Thế Tôn! Tất cả chúng sanh ở Nam Diêm Phù Ðề, lúc lâm chung nếu được nghe đến danh hiệu của một đức Phật, danh hiệu của một vị Bồ Tát—không cần nhiều, chỉ cần được nghe vỏn vẹn danh hiệu của một vị Phật hoặc một vị Bồ Tát mà thôi—hoặc một câu hay một bài kệ trong kinh điển Ðại Thừa, con xem xét thấy hạng người ấy, trừ năm tội Vô Gián và tội sát hại, còn những nghiệp ác nho nhỏ đáng phải đọa vào đường ác thì chẳng bao lâu đều được thoát khỏi cả.” 

Theo phần kinh văn trên, nếu có những người lúc lâm chung được nghe danh hiệu của một đức Phật hay của một tôn Bồ Tát, một câu hoặc một bài kệ của kinh điển Ðại Thừa mà thôi, thì có thể được tiêu trừ tất cả mọi nghiệp tội, ngoại trừ năm tội Vô Gián và tội sát hại. Năm tội Vô Gián (năm tội nghịch đáng phải đọa địa ngục Vô Gián) và tội sát hại thì vốn chẳng thể tiêu trừ được. Trong trường hợp những chúng sanh đó chỉ gây các nghiệp ác nho nhỏ, nhẹ hơn năm tội Vô Gián và tội sát hại một chút, song vẫn đáng phải đọa ác đạo, thì chẳng bao lâu Chủ Mạng Quỷ Vương cũng sẽ khiến cho họ được giải thoát, khỏi phải chịu tội

Tuy nhiên, phần kinh văn trên cũng có thể được hiểu là cho dù các người đó có mắc năm tội Vô Gián hoặc tội sát hại thì cũng đều được giải trừ cả. Bởi nếu trong lúc cận kề cái chết, những người ấy có thể khởi lòng thành tâm đến cực điểm, thì mọi nghiệp chướng đều có thể rũ sạch; tuy nhiên, vấn đề là rất khó mà giữ được chánh niệm trong giờ phút tối hậu đó! 

Ðức Phật bảo Quỷ Vương Chủ Mạng rằng: “Ông vì lòng đại từ nên có thể phát đại nguyện, ở trong sanh tử cứu hộ chúng sanh như thế. Ông quả thật là có lòng đại từ bi nên mới lập thệ nguyện lớn lao này, chịu ở trong sự sanh tử của chúng sanhbảo hộ hết thảy chúng sanh! Như trong đời sau có kẻ nam người nữ nào đến thời điểm sanh tử, thì ông chớ rút lại lời nguyện đó, mà nên làm cho họ thảy đều được giải thoát, mãi mãi được an vui.” 

 

Kinh văn: 

 Quỷ Vương bạch cùng Ðức Phật rằng: “Xin Ðức Thế Tôn chớ lo! Trọn đời con luôn luôn ủng hộ chúng sanh ở cõi Diêm Phù Ðề, làm cho lúc sanh lúc tử đều được an vui. Chỉ mong các chúng sanh trong lúc sanh cùng lúc tử đều tin theo lời con, thì không ai là không được giải thoát và được lợi ích lớn cả!” 

Bấy giờ, Ðức Phật bảo Bồ Tát Ðịa Tạng rằng: “Vị Ðại Quỷ Vương chủ về sanh mạng đây, đã từng trải qua trăm ngàn đời làm vị Ðại Quỷ Vương, ủng hộ chúng sanh trong lúc sanh và lúc tử. Bậc Ðại Sĩ này vì lòng từ bi phát nguyện hiện thân đại quỷ, chớ thật ra không phải quỷ. 

 “Quá một trăm bảy mươi kiếp sau, ông ấy sẽ được thành Phật hiệu là Vô Tướng Như Lai, kiếp tên là An Lạc, thế giới tên là Tịnh Trụ, thọ mạng của Ðức Phật đó đến số kiếp không thể tính đếm được. 

“Này Ðịa Tạng Bồ Tát! Những việc của vị Ðại Quỷ Vương đó thì không thể nghĩ bàn như thế; hàng trời, người được độ thoát cũng đến số không thể hạn lượng.” 

Lược giảng: 

 Quỷ Vương bạch cùng Ðức Phật rằng ... Quỷ Vương Chủ Mạng rất tự tại, cho nên làm chúa quỷ cũng không đến nỗi tệ lắm—ông ta muốn cho ai sống thì người đó sống, muốn cho ai chết thì người đó phải chết. Chính vì sanh mạng của tất cả mọi người đều nằm trong tay Quỷ Vương Chủ Mạng, cho nên nếu ông ta là kẻ tham lam, chịu ăn hối lộ như bọn quan lại tham ô ở thế gian, thì nhất định ông ta sẽ rất giàu cóthế giới này sẽ đông đúc hơn nhiều! 

Thuở trước, lúc Pháp Sư Ðạo Sanh giảng kinh thì có một con quỷ thường đến lắng nghe rất chăm chú. Một hôm, Ngài Ðạo Sanh bảo quỷ hãy đi đầu thai làm người, thì quỷ trả lời rằng: 

“Ba ngàn năm nay tôi làm quỷ, 

Ðã không phiền não cũng không sầu, 

Sanh Công bảo tôi đi làm người, 

Chỉ sợ làm người làm chẳng xong!” 

(Ngã kim tác quỷ tam thiên thu, 

vô phiền não, dã vô sầu, 

Sanh Công giáo ngã vi nhân khứ, 

Chỉ khủng vi nhân bất đáo đầu.) 

 

Ý quỷ nói rằng: “Tôi làm quỷ tính đến nay đã hơn ba ngàn năm rồi, tôi chẳng có phiền não và cũng chẳng phải lo âu, phiền muộn gì cả. Nay Ngài Ðạo Sanh bảo tôi đi làm người, song tôi chỉ ngại rằng mình làm không được chu tất thì sẽ tạo tội, cho nên tôi thà cứ làm quỷ mà hơn!” 

Quý vị xem, kẻ làm quỷ thì cho rằng làm quỷ cũng không đến nỗi nào! Người Trung Hoa có câu nói đại ý rằng những kẻ ăn mày mà đã đi xin ăn được ba năm rồi, thì có cho họ lên làm vua họ cũng chẳng muốn làm, bởi vì họ sống tự do quen rồi! Gã hành khất đi ăn xin được ba năm, thì cho dù được mời lên làm hoàng đế, gã cũng không ham; kẻ làm quỷ được hơn ba ngàn năm, quý vị bảo đi làm người, kẻ ấy cũng chẳng muốn, bởi vì quỷ ta cảm thấy làm quỷ thì không có phiền não, cũng chẳng phải lo âu phiền muộn gì cả! 

“Sanh Công” tức là chỉ Pháp Sư Ðạo Sanh, quỷ gọi Ngài là “Sanh Công” (ngài Sanh). Cho nên, khi quý vị sang đến Ðài Loan để thọ Giới (1969), nếu gặp các Lão Giới Sư như PhápẤn Thuận chẳng hạn, quý vị có thể gọi Ngài là “Ấn Công” (ngài Ấn), tức là chỉ dùng một chữ trong tên hiệu của Ngài để gọi thôi. Trong hai chữ “Ấn Thuận,” quý vị cảm thấy chữ nào thuận miệng thì gọi bằng chữ đó, không hạn định chữ trên hay chữ dưới, chữ trước hay chữ sau. 

Lại như Pháp Sư Ðạo Nguyên, lẽ ra quý vị phải gọi Ngài là “Ðạo Công” hoặc “Nguyên Công”; song hiện nay quý vị đi thọ Giới, Pháp Sư Ðạo Nguyên sẽ là “đắc Giới Hòa Thượng” của quý vị, thì quý vị không thể gọi Ngài như thế được nữa; vậy thì phải xưng hô như thế nào? Vì quý vị sẽ thọ Giới với Ngài, cho nên quý vị phải gọi Ngài là “đắc Giới Hòa Thượng”! Bởi Ngài là “đắc Giới Hòa Thượng,” nếu quý vị đến thọ Giới với Ngài mà lại gọi Ngài là “Ðạo Công” hay “Nguyên Công,” tức là thiếu cung kính. Quý vị phải gọi Ngài là “đắc Giới Hòa Thượng,” như thế là tỏ lòng kính trọng, rất mực cung kính đối với Ngài. 

Còn đối với các Giới Sư khác thì thế nào? Thì quý vị đều gọi các ngài bằng một chữ trong tên hiệu của họ, đừng dùng cả hai chữ, và phải nhớ kèm thêm chữ “công” ở đằng sau. 

Ngoài ra, nếu gặp những người xuất gia khác, trong lúc nói chuyện quý vị đều phải chắp hai tay lại, mắt không được nhìn người ta chằm chằm, mà phải “mắt quán mũi” (mắt nhìn xuống chót mũi), nói chuyện với bất cứ ai cũng phải nhớ thâu nhiếp thân tâm. Vì quý vị sắp sửa đi thọ Giới, do đó nay tôi truyền dạy giới luật Phật Giáo cho người phương Tây quý vị, quý vị cần phải hết sức chú ý mới được! 

Sang đến bên đó (Ðài Loan), nếu quý vị hành trì đàng hoàng, nghiêm túc, thì sẽ khiến cho người ta có ấn tượng tốt về người Tây phương, và ai nấy sẽ phải trầm trồ: “Ồ! Thì ra người Tây phương giữ Giới Luật cũng rất tinh nghiêm!” Nếu quý vị đến đó mà còn không chịu tuân giữ quy củ, thì người ta sẽ lắc đầu ngao ngán: “Ôi! Ông này không xong rồi, tu hành chẳng ra gì cả!”; và như thế là quý vị đã làm mất thể diện của toàn thể người Tây phương, khiến cho sau này nếu có người Tây phương nào muốn xuất gia, e rằng chẳng có ai dám thâu nhận: “Không được! Mấy người đó không tu hành được đâu! Ðừng thâu nhận họ!” 

Vì thế, tất cả quý vị, bất luận là Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni, đến bất cứ nơi nào thì cũng phải nêu gương tốt, phải thận trọng tuân giữ quy củ phép tắc, không được bê bối, chểnh mảng! 

Quý vị hiện nay có năm người đi chung với nhau, khi sang đến Ðài Loan thì trước hết quý vị hãy thỉnh cầu một việc; thỉnh cầu việc gì? Quý vị hãy xin phép được ghi âm! Bởi vì trong số quý vị thì có người hiểu tiếng Trung Hoa mà cũng có người không hiểu được, do đó, khi đi quý vị hãy mang theo máy ghi âm và máy chụp hình, có sự việc gì quan trọng thì có thể chụp hình để mang về. 

Lại nữa, trong suốt thời gian thọ Giới, bất cứ vị Pháp Sư nào khai thị, quý vị đều có thể đặt máy ghi âm để thâu. Sau đó, năm người quý vị họp nhau lại, người nào hiểu tiếng Trung Hoa thì phiên dịch (sang Anh ngữ) cho những người không hiểu nghe, sau mỗi buổi giảng đều nên làm như vậy. Trong lúc mọi người nghỉ ngơi thì quý vị chớ nên nghỉ; quý vị cần phải giúp đỡ lẫn nhau—hôm nay có những việc gì thì nên nói rõ cho những người không hiểu tiếng Trung Hoa đều được biết. Nếu quý vị làm được như thế, thì sẽ có được sức mạnh của sự đoàn kết. Ðừng nên sang đến đó, học xong rồi mà cái gì cũng vẫn không biết cả! 

Có thể nói đây là lần đầu tiên có nhiều người Tây phương đi thọ Giới như thế này—trước đây chưa từng có! Quý vị sang Ðài Loan thọ Giới, hãy học tinh tường các quy củ phép tắc để trở về có thể truyền đạt lại cho người Mỹ sau này. Năm nay quý vị đi thọ Giới trở về rồi, thì sang năm hoặc năm tới nữa, chúng ta cũng có thể tổ chức truyền Giới tại đây, khai mở một Giới Ðàn ngay tại Hoa Kỳ . Muốn mở một kỳ truyền Giới thì cần phải thỉnh được mười vị Hòa Thượng để có được “tam sư thất chứng” (ba vị làm Giới Sư, bảy vị làm tôn chứng), nếu thỉnh được nhiều vị hơn thì càng tốt. Quý vị chính là nhân tài cơ bản trong công cuộc khai sáng Phật Giáo tại Hoa Kỳ, cho nên, chuyến đi này hết sức quan trọng! 

Vậy, lúc bấy giờ Quỷ Vương Chủ Mạng bạch cùng Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni rằng: “Xin Ðức Thế Tôn chớ lo! Cúi xin Ðức Phật chớ bận tâm về việc đó nữa! Trọn đời con luôn luôn ủng hộ chúng sanh ở cõi Diêm Phù Ðề, làm cho lúc sanh lúc tử đều được an vui. Con nay làm quỷ, con nguyện cho đến hết thời kỳ phải làm quỷ của con, trong từng ý niệm, trong mỗi khoảnh khắc, con đều lo cứu hộ chúng sanh ở cõi Nam Diêm Phù Ðề. Dù là khi họ sanh ra hoặc lúc chết đi, con đều khiến cho họ sanh được bình yên, chết được an ổn, không xảy ra những việc rủi ro, ngoài ý muốn.” 

“Chỉ mong các chúng sanh trong lúc sanh cùng lúc tử đều tin theo lời con, thì không ai là không được giải thoát và được lợi ích lớn cả! Tuy nhiên, con có một yêu cầu là hết thảy chúng sanh, trong lúc sanh cũng như lúc tử đều phải triệt để nghe và làm theo lời con căn dặn; được như thế thì con sẽ khiến cho họ đạt được nhiều sự lợi ích lớn lao.” 

Như quý vị là đệ tử của tôi, thì đều phải vâng lời tôi; nếu đệ tử mà không nghe theo lời dạy bảo của sư phụ thì đó không phải là một đệ tử ngoan. Cho nên, những chúng sanh không tuân theo lời dặn dò của Quỷ Vương thì không phải là những chúng sanh “ngoan,” Quỷ Vương cũng sẽ không bảo hộ cho những kẻ ấy! 

Bấy giờ, Ðức Phật bảo Bồ Tát Ðịa Tạng rằng: “Vị Ðại Quỷ Vương chủ về sanh mạng đây, đã từng trải qua trăm ngàn đời làm vị Ðại Quỷ Vương, ủng hộ chúng sanh trong lúc sanh và lúc tử. Bậc Ðại Sĩ này vì lòng từ bi phát nguyện hiện thân đại quỷ, chớ thật ra không phải quỷ.” Quỷ Vương Chủ Mạng quả thật là một vị Ðại Bồ Tát—tuy mang thân Quỷ Vương, song đó là vị Ðại Bồ Tát phát nguyện muốn làm Quỷ Vương, do nguyện lực từ biBồ Tát hiện thân làm Ðại Quỷ Vương, chứ sự thật thì không phải là quỷ. 

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni lại thọ ký cho Quỷ Vương Chủ Mạng rằng: “Quá một trăm bảy mươi kiếp sau, ông ấy sẽ được thành Phật hiệu là Vô Tướng Như Lai, kiếp tên là An Lạc, thế giới tên là Tịnh Trụ, thọ mạng của Ðức Phật đó đến số kiếp không thể tính đếm được.” 

Từ hiện tại cho đến đời vị lai về sau, trải qua một trăm bảy mươi đại kiếp, Ðại Quỷ Vương Chủ Mạng sẽ được thành Phật, hiệu là Vô Tướng Như Lai. “Vô tướng” nghĩa là không có các tướng. Kiếp của Ðức Phật Vô Tướng có tên là Kiếp An Lạc, cõi nước tên là Thế Giới Tịnh Trụ; và Ðức Phât này có thọ mạng rất lâu dài. (Thế giớichúng ta đang sống hiện nay là Thế Giới Ta Bà, và kiếp tên là Hiền Kiếp.) 

Ðức Phật lại bảo Ngài Ðịa Tạng rằng: “Này Ðịa Tạng Bồ Tát! Những việc của vị Ðại Quỷ Vương đó thì không thể nghĩ bàn như thế. Ông nên biết rằng những nhân duyên trong quá khứ, hiện tại, cùng vị lai của Chủ Mạng Quỷ Vương là như vậy—đều là những việc không thể nghĩ bàn. Hàng trời, người được vị ấy độ thoát cũng đến số không thể hạn lượng. Số lượng chúng sanhcõi trờicõi người do Chủ Mạng Quỷ Vương cứu độ thì nhiều đến vô lượng vô biên, không thể nào tính đếm cho xuể được.”

_________________________________

Chú Thích: 

[1] Mười Pháp Giới gồm có bốn Pháp Giới của bậc Thánh là Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, và sáu Pháp Giới của phàm phu là trời, người, A-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12423)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 13971)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10740)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10404)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11075)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 11869)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13045)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13526)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33513)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11251)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12823)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 12959)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11525)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17771)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11320)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11746)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11404)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18871)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12460)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11215)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13060)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15623)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11732)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11610)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12630)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12547)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13862)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12889)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12833)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13200)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12651)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12608)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11665)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11651)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12231)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12253)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19687)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11877)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11905)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16729)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12573)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 14947)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 15978)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12762)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12134)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11800)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11843)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13047)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16419)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13140)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12389)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11732)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19736)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11070)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11172)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10315)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11014)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10883)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 9950)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11655)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant