Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Quyển Thượng

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 12192)
Quyển Thượng

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TAM MUỘI
Dao Tần, Tam Tạng Pháp Sư Cưu-ma-la-thập
Định Huệ Việt dịch

QUYỂN THƯỢNG

Tôi nghe như vầy, một thời, Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật gần thành Vương Xá cùng với ba muôn hai nghìn vị Đại tỳ kheo tăng câu hội. Đại bồ-tát có bảy muôn hai nghìn người, chúng đều quen biết. Các ngài đắc đà-la-ni thành tựu biện tài nhạo thuyết vô tận, an trụ tam-muội mà chẳng động chuyển, có huệ vô tận khéo hay rõ biết, được pháp nhẫn sâu, vào pháp môn thâm diệu, ở trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp đã tu thành tựu các thiện pháp, bẻ dẹp chúng ma, hàng phục oán địch, nhiếp thủ Phật độ nghiêm tịnh hơn hết, có đại từ bi, có các tướng trang nghiêm sắc thân, nhờ đại tinh tấn được đến bờ kia, khéo biết tất cả ngôn từ phương tiện, oai nghi sở hành đầy đủ thanh tịnh, đều đã được trụ ba môn giải thoát, dùng trí vô ngại thông suốt ba thời, phát tâm quyết chẳng bỏ tất cả chúng sinh, nhớ nghĩ nghĩa lý, kham nhẫn trí huệ, đức của các vị bồ-tát ấy đều như vậy. Tên của các ngài là bồ-tát Chuyển Bất Thoái Pháp Luân, bồ-tát Phát Tâm Tức Chuyển Pháp Luân, bồ-tát Vô Ngại Chuyển Pháp Luân, bồ-tát Ly Cấu Tịnh, bồ-tát Trừ Chư Cái, bồ-tát Thị Tịnh Oai Nghi Kiến Giai Ái Hỷ, bồ-tát Diệu Tướng Nghiêm Tịnh Vương Ý, bồ-tát Bất Cuống Nhất Thiết Chúng Sinh, bồ-tát Vô Lượng Công Đức Hải Ý, bồ-tát Chư Căn Thường Định Bất Loan, bồ-tát Thật Âm Thanh, bồ-tát Nhất Thiết Thiên Tán, bồ-tát Đà-la-ni Tự Tại Vương, bồ-tát Biện Tài Trang Nghiêm, bồ-tát Pháp vương tử Văn-thù-sư -lợi, bồ-tát Di Lặc, bồ-tát Tu-di Đảnh Vương, bồ-tát Hải Đức Bảo Nghiêm Tịnh Ý, bồ-tát Đại Nghiêm Tịnh, bồ-tát Đại Tướng, bồ-tát Quang Tướng, bồ-tát Quang Đức, bồ-tát Tịnh Ý, bồ-tát Hỷ Vương, bồ-tát Kiên Thế, bồ-tát Kiên Ý. Các vị Đại bồ-tát như thế bảy muôn hai nghìn và Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương cùng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, người cùng phi nhân trong tam thiên đại thiên thế giới được mọi người quen biết, phần đông đều vun trồng thiện căn, người ưa pháp lớn đều đến tập họp.

Bấy giờ, bồ-tát Kiên Ý ở trong đại hội nghĩ rằng: “Tôi nay nên hỏi Như Lai, nhờ những câu hỏi này mà thủ hộ Phật. trồng pháp chủng, Tăng chủng, khiến cho các cung ma ẩn khuất chẳng hiện, dẹp kẻ tự đại tăng thượng mạn, khiến cho người chưa vun trồng thiện căn nay sẽ vun trồng, người đã vun trồng thiện căn sẽ khiến cho thêm lớn. Nếu có người chưa phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác sẽ khiến phát tâm, người đã phát tâm khiến cho bất thoái chuyển. Người đã bất thoái chuyển sẽ khiến cho chóng đắc Vô thượng Chính Đẳng Chính Giác. Người chấp có sở đắc trụ nơi các kiến, đều khiến cho phát tâm lìa bỏ. Người thích pháp nhỏ, khiến cho chẳng thích pháp lớn. Người ưa pháp lớn, khiến sinh hoan hỷ”. Nghĩ như thế rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch y bày vai hữu, gối hữu chấm đất, chắp tay hướng về Phật, bạch rằng:

- Thế Tôn! Nay con ở trong pháp Như Lai có chút điều muốn thưa hỏi.

Phật hỏi Kiên Ý:

- Theo điều ông hỏi, ta sẽ giải nói khiến ông hoan hỷ.

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật:

- Thế Tôn! Có tam-muội nào có năng lực khiến cho bồ-tát đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, thường được chẳng rời các đức Phật, có thể dùng ánh sáng soi khắp mười phương, được huệ tự tại để phá các ma, được trí tự tại, được trí tự nhiên, được trí vô sinh, chẳng do người khác mà được. Biện tài chẳng dứt, tận đến vị lai, được như ý túc, thọ vô lượng thân mạng; người thích Thanh văn thì thị hiện Thanh văn thừa, người thích Bích-chi-phật thì thị hiện Bích-chi-phật thừa, người thích Đại thừa thì thị hiện Đại thừa. Thông đạt pháp Thanh văn mà chẳng nhập vào đạo Thanh văn. Thông đạt pháp Bích-chi-phật mà chẳng nhập vào đạo Bích-chi-phật. Thông đạt pháp Phật mà chẳng rốt ráo diệt tận. Thị hiện hình sắc oai nghi Thanh văn mà bên trong chẳng lìa tâm Phật bồ-đề. Thị hiện hình sắc oai nghi Bích-chi-phật mà bên trong chẳng lìa tâm Phật đại bi. Dùng sức Như Huyễn tam-muội thị hiện hình sắc oai nghi Như Lai. Dùng sức thiện căn thị hiện ở trên cung trời Đâu-suất, thị hiện thọ thân sau bằng cách vào bào thai, sơ sinh, xuất gia, ngồi đạo tràng thành Phật. Dùng sức huệ sâu thị hiện chuyển pháp luân. Dùng sức phương tiện thị hiện nhập Niết-bàn. Dùng sức tam-muội thị hiện phân chia xá-lợi. Dùng sức bản nguyện thị hiện pháp diệt tận. Bạch đức Thế Tôn! Từ tam-muội nào có năng lực khiến cho bồ-tát thị hiện các việc công đức như thế mà chẳng rốt ráo nhập niết-bàn.

Phật bảo Bồ-tát Kiên Ý:

- Lành thay, lành thay! Kiên Ý hỏi được Như Lai những nghĩa như thế, phải biết là ông đã đem lại nhiều lợi ích an vui chúng sinh, thương xót thế gian làm lợi lạc trời, người và bồ-tát đời này, đời sau đều được lợi ích. Phải biết ông đã trồng sâu thiện căn gần gũi cúng dường vô lượng trăm nghìn ức Phật đời quá khứ, đi khắp các đường, hàng phục oán địch, ở trong Phật pháp được trí tự tại giáo hóa, thủ hộ các chúng bồ-tát, ông đã biết pháp tạng của tất cả chư Phật, ông từng ở chỗ Hằng hà sa các đức Phật thành tựu vấn đáp.

Này Kiên Ý! Như Lai ở trong chúng hội này chẳng thấy Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà và các Thanh văn, Bích-chi-phật có thể hỏi như thế. Chỉ có người đại trang nghiêm như ông mới có thể mở lời hỏi như thế. Ông hãy lắng nghe, ta sẽ nói cho ông nghe. Các bồ-tát thành tựu tam-muội được công đức này còn hơn đây.

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật:

- Con xin ưa muốn nghe.

Phật bảo Bồ-tát Kiên Ý:

- Có tam-muội tên Thủ-lăng-nghiêm nếu có bồ-tát đắc tam-muội này, như lời ông hỏi, đều hay thị hiện bát-niết-bàn mà chẳng hằng diệt, thị hiện các hình sắc mà chẳng hoại sắc tướng, đi khắp tất cả cõi nước của các đức Phật mà không có phân biệt đối với cõi nước, đều hay gặp tất cả chư Phật mà chẳng phân biệt pháp tánh bình đẳng, thị hiện tu tập khắp tất cả các hạnh mà hay khéo biết các hạnh thanh tịnh, là bậc tối tôn tối thượng trong trời, người mà chẳng tự cao, ngã mạn buông lung. Thị hiện làm tất cả các sức tự tại của ma mà chẳng nương tựa vào việc làm của ma. Đi khắp trong tất cả ba cõi mà đối với pháp tướng không bị động chuyển. Thị hiện sinh vào khắp các đường ác mà chẳng phân biệt có tướng các đường. Khéo hay giải nói tất cả pháp cú, dùng các ngôn từ khai thị nghĩa ấy mà biết văn tự nhập vào tướng bình đẳng, không có phân biệt đối với các ngôn từ. Thường tại thiền địnhthị hiện giáo hóa chúng sinh. Thực hành tận nhẫn, vô sinh pháp nhẫn mà thuyết các pháp có tướng sinh diệt, đi một mình không sợ hãi giống như sư tử.

Bây giờ, trong hội chúng các Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương, tất cả đại chúng đều nghĩ thế này: “Chúng ta còn chưa từng nghe danh tự của tam- muội này, huống là được nghe giải nói về nghĩa ấy. Nay đến thấy Phật, mau được lợi lành và cũng được nghe nói về danh tự Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, người cầu Phật đạo nghe nghĩa lý Thủ-lăng- nghiêm tam-muội mà tin hiểu chẳng nghi, phải biết người này ắt chẳng còn thoái chuyển nơi Phật đạo, hà huống tin rồi thọ trì, đọc tụng, vì người khác nói, y theo lời dạy tu hành”.

Lúc ấy, các vị Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương đều nghĩ rằng: “Chúng ta hôm nay nên vì đức Phật Như Lai mà trải tòa sư tử, tòa chính pháp, tòa đại thượng nhân, tòa đại trang nghiêm, tòa đại chuyển pháp luân để Như Lai ngồi trên các tòa này của chúng ta nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội”. Mỗi người trong ấy đều tự nói: “Chỉ có tôi vì Phật trải tòa sư tử, còn người khác chẳng thể trải”.

Bấy giờ, Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương, mỗi vị đều vì Như Lai trải tòa sư tử trang sức đẹp đẽ thanh tịnh cao rộng, dùng vô lượng y báu trải lên trên, mỗi tòa đều có giăng bảo cái làm bằng các thứ báu, lại dùng các thứ báu làm lan can, ở hai bên tòa có vô lượng cây báu nhánh lá cân đối nhau thòng các tràng phan, buông rũ các màn báu lớn. Các dây kết bằng nhiều chất báu xen nhau treo các chuông báu, dùng các thứ hoa đẹp rải lên trên tòa, dùng các thứ hương trời đốt xông tòa ấy. Ánh sáng của vàng bạc và các thứ châu báu xen nhau, các thứ nghiêm tịnh thảy đều có đủ. Trong khoảnh khắc ở trước Như Lai có tám muôn bốn nghìn ức na-do-tha tòa sư tử báu, nhưng ở trong chúng hội không bị chướng ngại. Mỗi vị thiên tử chẳng thấy tòa khác, mỗi vị đều nghĩ rằng: “Chỉ có một mình tôi vì Phật trải tòa sư tử, Phật sẽ ngồi trên tòa của tôi mà nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội”.

Lúc Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương trải tòa xong, mỗi vị đều bạch Phật:

- Cúi xin đức Như Lai ngồi trên tòa của con nói Thủ-lăng-nghiêm tam- muội.

Tức thì đức Thế Tôn hiện sức thần lớn ngồi khắp trên tám muôn bốn nghìn ức na-do-tha tòa sư tử. Chư thiên, mỗi vị đều thấy Phật ngồi trên tòa của mình mà chẳng thấy tòa khác. Có một vị Đế Thích nói với vị Đế Thích khác: “Ông xem đức Như Lai ngồi trên tòa của tôi”. Cũng vậy, các vị Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương đều nói với nhau rằng: “Ông xem đức Như Lai ngồi trên tòa của tôi”. Có một vị Đế Thích nói: “Đức Như Lai hôm nay chỉ ngồi trên tòa của tôi, chẳng ngồi tòa của các ông”.

Bấy giờ, đức Như Lai biết túc duyên của các Thiên, Phạm, Hộ Thế thiên vương đáng độ, lại muốn hiện chút ít thế lực của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, cũng vì thành tựu hạnh Đại thừa nên khiến các chúng hội đều thấy Như Lai ngồi khắp hết tám muôn bốn nghìn ức na-do-tha tòa sư tử báu. Tất cả đại chúng đều rất vui mừng được điều chưa từng có, mỗi người đều từ chỗ ngồi đứng dậy chắp tay lễ Phật và nói: “Lành thay! Thế Tôn oai thần vô lượng khiến các thiên tử đều mãn sở nguyện”. Các vị thiên tử trải tòa dâng cúng Như Lai, thấy thần lực của Phật, đều phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giácbạch Phật rằng:

- Thế Tôn! Chúng con vì muốn cúng dường Như Lai để diệt trừ khổ não cho tất cả chúng sinh, gìn giữ chính pháp, chẳng đoạn dứt dòng giống Phật, thế nên đều phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, nguyện cho chúng con ở đời vị lai trụ sức oai thần như vậy của Phật, như sự biến hiện của đức Như Lai đã làm hôm nay.

Bấy giờ, Phật khen các thiên tử:

- Lành thay, lành thay! Như lời ông nói, vì muốn lợi ích tất cả chúng sinh nên các ông phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, ấy là đệ nhất cúng dường Như Lai.

Lúc ấy, trong chúng Phạm thiên có một vị Phạm vương tên là Đẳng Hạnh bạch Phật:

- Thế Tôn! Đức Như Lai nào là thật? Vị ngồi trên tòa con là thật hay ngồi trên tòa khác là thật?

Phật bảo Đẳng Hạnh:

- Tất cả các pháp đều không, như huyễn, từ hòa hợp có, không có tác giả, đều từ ức tưởng phân biệt mà khởi, không có chủ cho nên tùy ýxuất hiện. Các đức Như Lai ấy đều thật. Tại sao đều thật? Các đức Như Lai ấy vốn tự chẳng sinh thế nên thật. Các đức Như Lai ấy hiện tại và về sau cũng không diệt thế nên thật. Các đức Như Lai ấy chẳng phải thuộc bốn đại thế nên thật, đều chẳng thuộc về các ấm nhập, giới, thế nên thật. Các đức Như Lai ấy trước giữa và sau bình đẳng không sai biệt thế nên thật.

- Này Phạm vương! Các đức Như Lai ấy bình đẳng không sai biệt. Vì sao? Các đức Như Lai ấy vì sắc Như nên bình đẳng; vì thọ, tưởng, hành, thức Như nên bình đẳng. Thế nên các đức Như Lai bình đẳng. Các đức Như Lai ấy vì đời quá khứ Như nên bình đẳng, vì đời vị lai Như nên bình đẳng, vì đời hiện tại Như nên bình đẳng. Vì pháp như huyễn nên bình đẳng, vì pháp như bóng nên bình đẳng, vì pháp vô sở hữu nên bình đẳng, vì không từ đâu đến cũng không đi về đâu nên bình đẳng. Thế nên Như Lai được gọi là bình đẳng. Như tất cả pháp bình đẳng, các đức Như Lai ấy cũng lại như vậy. Như tất cả chúng sinh bình đẳng, các đức Như Lai ấy cũng lại như vậy. Như tất cả thế giới bình đẳng, các đức Như Lai ấy cũng lại như vậy. Thế nên chư Phật được gọi là bình đẳng.

Này Phạm vương! Vì các đức Như Lai ấy chẳng vượt qua tất cả các pháp Như nên gọi là bình đẳng. Phạm vương nên biết: Như Lai biết hết tất cả các pháp bình đẳng như vậy, thế nên Như Lai đối với tất cả pháp gọi là bình đẳng.

Phạm vương Đẳng Hạnh bạch Phật:

- Chưa từng có vậy! Thế Tôn! Như Lai đắc các pháp bình đẳng này rồi dùng sắc thân vi diệu thị hiện độ chúng sinh.

Phật nói:

- Này Phạm vương! Đó đều do thế lực của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội làm ra. Do vì việc này nên Như Lai đắc các pháp bình đẳng này rồi, dùng sắc thân vi diệu thị hiện độ chúng sinh.

Lúc Phật nói pháp này, Phạm vương Đẳng Hạnh và một muôn Phạm thiên ở trong các pháp đắc nhu thuận nhẫn. Bấy giờ, Như Lai thu nhiếp thần lực lại, các đức Phật và tòa đều ẩn mất, tất cả chúng hội chỉ thấy một đức Phật.

Bấy giờ, Phật bảo bồ-tát Kiên Ý:

- Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chẳng phải hàng bồ-tát sơ địa, nhị địa, tam địa, tứ địa, ngũ địa, lục địa, thất địa, bát địa, cửu địa có thể đắc. Chỉ có bồ-tát sau khi trụ thập địa mới có thể đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này.

Những gì là Thủ-lăng-nghiêm tam-muội?

Tu trị tâm giống như hư không.

Quán sát các tâm chúng sinh hiện tại.

Phân biệt các căn lợi độn của chúng sinh.

Quyết định biết rõ nhân quả của chúng sinh.

Ở trong các nghiệp, biết không có nghiệp báo.

Nhập vào các sở nguyện, nhập vào rồi chẳng quên.

Hiện biết vô lượng các thứ tính.

Thường hay du hý Hoa Âm tam-muội có năng lực chỉ dạy cho chúng sinh Kim Cang tâm tam-muội, tất cả thiền định tự tại tùy ý.

Quán khắp tất cả chỗ đến các đường thọ sinh.

10. Đối với túc mạng trí được không bị chướng ngại.

11. Thiên nhãn không chướng ngại.

12. Đắc lậu tận trí, phi thời chẳng chứng.

13. Đối với sắc, vô sắc, đắc trí đẳng nhập.

14. Thị hiện du hý nơi tất cả sắc.

15. Biết các âm thanh như là tiếng vang.

16. Tùy thuận nhập vào niệm huệ.

17. Hay dùng lời lành làm vui chúng sinh đáng độ.

18. Tùy loại thuyết pháp.

19. Biết thời, phi thời.

20. Hay chuyển các căn cơ.

21. Thuyết pháp chẳng hư luống.

22. Thuận nhập chân đế.

23. Khéo hay nhiếp phục các loại chúng sinh.

24. Có năng lực đầy đủ các ba-la-mật.

25. Oai nghi cử chỉ chưa từng có khác.

26. Phá các ức tưởng phân biệt hư vọng.

27. Chẳng hoại pháp tính, cùng tận bờ mé.

28. Đồng thời hiện thân ở chỗ tất cả Phật.

29. Hay hộ trì pháp của tất cả Phật thuyết.

30. Tự tại biến hiện thân khắp trong thế gian giống như bóng hiện.

31. Khéo hay nói các thừa độ thoát chúng sinh.

32. Thường hay hộ trì tam bảo chẳng dứt, hay ở hiện đời phát tâm đại trang nghiêm tận đến vị lai mà tâm chưa từng chán nản.

33. Tùy thời chẳng ngừng thường hiện thân sinh ra khắp tất cả chỗ.

34. Ở các chỗ sinh thị hiệnsở tác.

35. Khéo hay thành tựu tất cả chúng sinh.

36. Khéo hay biết rõ tất cả chúng sinh.

37. Tất cả Nhị thừa chẳng thể đo lường.

38. Khéo hay biết đủ các thứ âm thanh.

39. Hay khiến tất cả các pháp xí thạnh.

40. Hay khiến một kiếp thành a-tăng-kỳ kiếp.

41. A-tăng-kỳ kiếp làm thành một kiếp.

42. Hay khiến một cõi nước nhập vào a-tăng-kỳ cõi nước.

43. A-tăng-kỳ cõi nước nhập vào một cõi nước.

44. Vô lượng cõi Phật nhập vào một lỗ chân lông.

45. Tất cả chúng sinh thị hiện nhập vào một thân.

46. Rõ biết các cõi Phật đồng như hư không.

47. Thân hay đến khắp hết thảy cõi Phật.

48. Khiến tất cả thân nhập vào pháp tính, đều khiến không có thân.

49. Tất cả pháp tính thông đạt vô tướng.

50. Khéo hay rõ biết tất cả phương tiện.

51. Một lời nói ra đều hay thông đạt tất cả pháp tính.

52. Diễn nói một câu hay đến vô lượng a-tăng-kỳ kiếp.

53. Khéo quán tất cả pháp môn sai biệt.

54. Khéo biết sự thuyết pháp đồng, khác, rộng, hẹp.

55. Khéo biết vượt qua tất cả ma đạo.

56. Phóng ánh sáng trí huệ phương tiện lớn.

57. Thân, miệng, ý nghiệp, lấy trí huệ làm đầu.

58. Thần thông vô hành thường hiện tiền.

59. Dùng bốn trí vô ngại hay khiến tất cả chúng sinh hoan hỷ.

60. Hiện sức thần thông thông tất cả pháp tính.

61. Hay dùng nhiếp pháp nhiếp khắp chúng sinh.

62. Hiểu ngữ ngôn của chúng sinh trong các thế gian.

63. Không có nghi ngờ đối với pháp như huyễn.

64. Tất cả chỗ sinh đều hay tự tại.

65. Các vật cần dùng tùy ý không thiếu.

66. Tự tại thị hiện tất cả chúng sinh.

67. Đối với người thiện, kẻ ác đều đồng là phước điền.

68. Được nhập vào tất cả pháp sâu kín của bồ-tát.

69. Thường phóng ánh sáng soi khắp các thế giới.

70. Trí sâu xa không ai có thể lường.

71. Tâm giống như đất, nước, lửa, gió.

72. Khéo đối với các pháp chương cú, ngôn từchuyển pháp luân.

73. Đối với Như Lai địa không bị chướng ngại.

74. Tự nhiên mà đắc vô sinh pháp nhẫn.

75. Được tâm như thật, các cấu phiền não chẳng thể làm nhơ.

76. Khiến tất cả nước nhập vào lỗ chân lông, mà chẳng quấy nhiễu tính nước.

77. Tu tập vô lượng phước đức thiện căn.

78. Khéo biết tất cả phương tiện hồi hướng.

79. Khéo hay biến hóa làm khắp tất cả các hạnh bồ-tát.

80. Tất cả pháp Phật, tâm được an ổn.

81. Đã được lìa bỏ bản thân của túc nghiệp.

82. Hay nhập vào tạng bí mật của chư Phật.

83. Thị hiện tự tại du hý các dục.

84. Nghe vô lượng pháp mà đều có khả năng thọ trì đầy đủ.

85. Cầu tất cả pháp, tâm không biết chán, không biết đủ.

86. Thuận các thế pháp, tâm không biết chán, không biết đủ.

87. Trong vô lượng kiếp vì người thuyết pháp nhưng khiến cho họ thấy là trong thời gian rất ngắn như từ sáng sớm đến bữa ăn.

88. Thị hiện các thứ khuyết tật như què chân, điếc, đui, câm, ngọng để hóa độ chúng sinh.

89. Trăm nghìn lực sĩ Kim Cang Mật Tích thường theo bảo hộ.

90. Tự nhiên hay xét biết các Phật đạo.

91. Có thể ở trong một niệm thị hiện tuổi thọ vô lượng vô số kiếp.

92. Thị hiện thực hành tất cả pháp nghi Nhị thừa mà bên trong chẳng bỏ các hạnh Bồ-tát.

93. Tâm khéo tịch tịnh, không, không có tướng.

94. Thị hiện tự vui chơi theo các thứ kỹ nhạc mà bên trong chẳng bỏ niệm Phật tam-muội.

95. Hoặc thấy, hoặc nghe và tiếp xúc, ở chung đều hay thành tựu vô lượng chúng sinh.

96. Có thể ở trong mỗi niệm thị hiện thành Phật đạo, tùy theo chỗ giáo hóa khiến chúng sinh đều được giải thoát.

97. Thị hiện nhập vào thai sơ sinh.

98. Xuất gia thành tựu Phật đạo.

99. Chuyển pháp luân.

Nhập đại diệt độ mà chẳng diệt hẳn.

Này Kiên Ý! Thủ-lăng-nghiêm tam-muội như vậy vô lượng đều hay thị hiện tất cả thần lực của Phật, và khiến vô lượng chúng sinh đều được lợi ích.

Này Kiên Ý! Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, chẳng dùng một sự, một duyên, một nghĩa có thể biết. Tất cả thiền định giải thoát tam-muội, thần thông như ý, vô ngại trí huệ đều gồm ở trong Thủ-lăng-nghiêm. Ví như sông ngòi khe suối, các dòng nước đều chảy về biển cả, cũng vậy thiền định của bồ-tát đều ở tại Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Ví như Chuyển luân thánh vương có viên đại dũng tướng, bốn đội binh đều dưới quyền chỉ huy của viên tướng ấy. Cũng vậy, các pháp môn như là tam-muội, thiền định, biện tài, giải thoát, đà-ra-ni, thần thông, minh giải thoát thảy đều gồm trong Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Bồ-tát hành Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì tất cả tam-muội đều theo.

Này Kiên Ý! Ví như lúc Chuyển luân thánh vương đi thì bảy báu đều theo. Cũng vậy tất cả các pháp trợ bồ-đề đều theo Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, thế nên tam-muội này gọi là Thủ-lăng-nghiêm.

Phật bảo Kiên Ý:

- Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chẳng vì cầu tiền củabố thí. Các vật báu, thức uống ăn, y phục, voi ngựa xe cộ trong đại thiên thế giới, và các biển lớn, thiên cung nhân gian, các vật như thế Bồ-tát đều bố thí một cách tự tại. Đây là do bản công đức làm ra, huống là dùng thần lực tùy ý làm ra. Đây gọi là bản sự quả báo bố thí ba-la-mật của bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

Phật bảo Kiên Ý:

- Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chẳng còn thọ giới, chẳng động đối với giới, nhưng vì muốn hóa đạo các chúng sinh nên thị hiện thọ trì giới hạnh và các oai nghi. Thị hiện diệt trừ tội lỗi đã phạm mà bên trong thường chẳng thiếu mất sự thanh tịnh. Vì muốn giáo hóa chúng sinh nên sinh trong Dục giới làm Chuyển luân vương có các thể nữ cung kính vây quanh, thị hiệnvợ convui chơi ngũ dục mà bên trong thường ở tại thiền định tịnh giới, và khéo hay thấy rõ tội lỗi của ba cõi. Này Kiên Ý! Đây gọi là bổn sự quả báo trì giới ba-la-mật của bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

Phật bảo Kiên Ý:

- Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội tu hành nhẫn nhục, vì đến chỗ rốt ráo chúng sinh chẳng sinh mà tu nhẫn nhục, các pháp chẳng khởi mà tu nhẫn nhục, tâm không hình sắctu nhẫn nhục, chẳng có bỉ ngã mà tu nhẫn nhục, chẳng niệm sinh tửtu nhẫn nhục, dùng tính Niết-bàn mà tu nhẫn nhục, chẳng hoại pháp tính mà tu nhẫn nhục. Bồ-tát tu hành nhẫn nhục như vậy mà không hề tu, cũng không chẳng tu, vì hóa độ chúng sinh mà sinh vào Dục giới thị hiệnsân hận, nhưng bên trong thanh tịnh; thị hiện thực hành hạnh viễn ly mà không có xa gần, vì làm thanh tịnh chúng sinh, phá hoại oai nghi thế gian mà chưa từng phá hoại tính của các pháp; thị hiện có sở nhẫn mà không có pháp, thường định chẳng hoại cái đáng nhẫn. Bồ-tát thành tựu nhẫn nhục như thế, vì dứt tâm ác độc nhiều giận hờn của chúng sinh mà thường ngợi khen về phước của nhẫn nhục, nhưng cũng chẳng thấy có sân khuểnhẫn nhục. Này Kiên Ý! Đây gọi là bổn sự quả báo nhẫn nhục ba-la-mật của bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

Phật bảo Kiên Ý:

- Bồ-tát Thủ-lăng-nghiêm tam-muội phát đại tinh tấn, được các pháp lành mà chẳng phát động nghiệp của thân, miệng, ý, vì người lười biếng mà thị hiện thực hành tinh tấn muốn chúng sinh bắt chước ngài học hạnh đối với các pháp không phát động không lãnh thọ. Tại sao như thế? Bồ-tát biết hết tất cả các pháp thường trụ pháp tính chẳng đến chẳng đi, như vậy xa lìa hạnh của thân, miệng, ý mà hay thị hiện thực hành tinh tấn mà cũng chẳng thấy pháp có thành tựu. Thị hiệnthế gian thực hành tinh tấn mà cả trong ngoài đều không có hề làm. Thường hay qua lại trong vô lượng cõi Phật mà nơi thân tướng bình đẳng chẳng động. Thị hiện thực hành tất cả pháp thiện mà đối với pháp chẳng chấp thiện, ác. Thị hiện cầu pháp có chỗ lãnh thọ mà đối với Phật đạo chẳng theo lời người khác dạy. Thị hiện thân cận các vị hòa thượng mà thật ra là đấng tôn quý trong tất cả trời, người. Thị hiện siêng năng thưa hỏi mà bên trong tự được biện tàichướng ngại. Thị hiện làm hạnh cung kínhthực ra là bậc đã được tất cả trời người kính ngưỡng. Thị hiện nhập vào bào thai mà đối với các pháp không bị nhiễm ô. Thị hiện có sinh ra mà đối với các pháp chẳng thấy sinh diệt. Thị hiện làm trẻ con mà các giác quan trên thân thảy đều đầy đủ. Thị hiện làm các việc kỹ thuật, y dược, chú thuật, văn chương, toán số, công xảo mà bên trong đều đã thông đạt trước. Thị hiệnbệnh khổ mà đã hằng lìa các họa phiền não. Thị hiện suy già mà từ trước đến nay các căn chẳng hoại. Thị hiện có chết mà chưa từng có sinh diệt thoái thất. Này Kiên Ý! Đây gọi là bổn sự quả báo tinh tấn ba-la-mật của bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

Phật bảo Kiên Ý:

- Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội tuy biết các pháp thường là tướng định mà thị hiện cho chúng sinh các thiền định sai khác. Thị hiện thân trụ thiền định hóa độ kẻ loạn tâm mà đối với các pháp chẳng thấy có loạn. Tất cả các pháp như tướng pháp tính, vì điều phục tâm nên nơi thiền chẳng động. Thị hiện các oai nghi đến đi ngồi nằm mà thường tịch nhiên trụ nơi thiền định. Thị hiện đồng chúng sinh có nói năng mà thường chẳng bỏ các tướng thiền định. Vì thương xót chúng sinh nên vào trong thành ấp xóm làng, quận nước mà thường tại định. Vì muốn lợi ích chúng sinh nên thị hiện có thọ thực mà thường tại định. Thân của các ngài bền chắc như kim cương, bên trong thật chẳng hư, chẳng thể phá hoại, bên trong không có sinh tạng, thục tạng, đại tiểu tiện lợi hôi hám bất tịnh, thị hiện có thọ thực mà không có ăn vào. Chỉ vì thương xót lợi ích chúng sinh mà ở tất cả chỗ không có lỗi lầm, thị hiện làm tất cả hạnh phàm phuthật không có làm các hạnh đã qua.

Này Kiên Ý! Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thị hiện ở chỗ vắng vẻ cùng chỗ xóm làng đông đúc không khác. Thị hiện tại gia, xuất gia không khác. Thị hiện làm bạch y mà chẳng buông lung. Thị hiện làm sa-môn mà chẳng tự cao. Xuất gia ở trong pháp ngoại đạo để giáo hóa chúng sinh mà không hề có xuất gia, chẳng bị tất cả tà kiến làm nhiễm, cũng chẳng ở trong đó cho là được thanh tịnh. Thị hiện làm tất cả pháp thức ngoại đạo mà chẳng tùy thuận theo đạo của họ hành.

Này Kiên Ý! Ví như ông thầy dẫn đường đưa mọi người qua con đường hiểm rồi, quay trở lại đưa những người khác. Cũng vậy, này Kiên Ý! Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội tùy theo sự phát tâm của chúng sinh hoặc Thanh văn đạo, hoặc Bích-chi-phật đạo, hoặc Phật đạotùy nghi hướng dẫn khiến cho họ được độ rồi, liền trở lại độ các chúng sinh khác. Thế nên Đại sĩ được gọi là ông thầy dẫn đường.

Ví như chiếc thuyền chắc chắn đưa vô lượng người từ bờ này đến bờ kia, đến bờ kia rồi trở lại đưa những người khác. Này Kiên Ý! Cũng vậy bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thấy các chúng sinh bị bốn dòng nước sinh tử cuốn trôi, vì muốn độ thoát họ ra khỏi nên tùy theo thiện căn thuần thục của họ đã vun trồng, nếu thấy người đáng dùng đạo Duyên giác độ liền hiện thân chỉ dạy đạo Niết-bàn. Nếu thấy người đáng dùng đạo Thanh văn độ, liền vì họ nói tịch diệt cùng nhập Niết-bàn, rồi nhờ sức Thủ-lăng-nghiêm tam-muội trở lại thị hiện sinh ra độ thoát người khác. Thế nên Đại sĩ được gọi là người lái đò.

Này Kiên Ý! Ví như nhà ảo thuật ở trước mọi người hiện thân chết sình hôi thúi, hoặc bị lửa thiêu, hoặc bị chim thú ăn. Ở trước mọi người hiện thân như vậy được tiền thưởng, quà tặng rồi, người ấy bèn sống lại, đó là do vì người ấy khéo học về ảo thuật. Cũng vậy, bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội vì hóa độ chúng sinh thị hiện già chết mà thật không có sinh già bệnh chết. Này Kiên Ý! Đây gọi là bổn sự quả báo thiền ba-la-mật của bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

Phật bảo Kiên Ý:

- Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội tu hành trí huệ, các căn bén nhạy chưa từng thấy có tính của chúng sinh, vì muốn hóa độ nên nói có chúng sinh. Chẳng thấy thọ giả, mạng giả mà nói có thọ giả, mạng giả. Chẳng thấy nghiệp tínhnghiệp báo tính mà thị hiện chúng sinhnghiệp báo. Chẳng thấy các phiền não sinh tử mà nói phải thấy biết phiền não sinh tử. Chẳng thấy Niết-bàn mà nói đến Niết-bàn. Chẳng thấy các pháp có tướng sai biệt mà nói các pháp có thiện, bất thiện. Đã qua đến bờ vô ngại trí, thị hiện sinh vào Dục giới mà chẳng đắm Dục giới. Thị hiện hành thiền Sắc giới mà chẳng đắm Sắc giới. Thị hiện nhập Vô sắc định mà sinh nơi Sắc giới. Thị hiện hành thiền Sắc giới mà sinh nơi Dục giới. Thị hiệnDục giới mà chẳng làm hạnh Dục giới. Biết hết các thiền và biết thiền phần, tự tại đều hay nhập thiền, xuất thiền. Vì hóa độ chúng sinh nên tùy ý thọ sinh, tất cả chỗ sinh đều hay thọ thân thường thành tựu trí huệ sâu mầu dứt trừ tất cả các hạnh chúng sinh. Vì hóa độ chúng sinh nên thị hiện có sở hành mà đối với các pháp thật không có sở hành, đều đã vượt qua tất cả các hành. Từ lâu rồi đã diệt trừ tâm ngã, ngã sởthị hiện thọ nhận các vật cần dùng. Bồ-tát thành tựu trí huệ như thế có làm việc gì thảy đều thuận theo trí huệ, mà chưa từng bị nghiệp quả làm ô nhiễm. Vì hóa độ chúng sinh, thị hiện câm ngọng mà bên trong thật có phạn âm vi diệu, thông suốt ngữ ngôn, kinh sách, toán số, chẳng cần phải suy nghĩ trước phải nói pháp gì mà tùy theo trình độ của chúng mà nói pháp đều hay, khiến cho họ vui vẻ tâm được kiên cố. Tùy theo người đáng được độ mà nói pháp, nhưng Bồ-tát này trí huệ chẳng giảm bớt. Này Kiên Ý! Ví như nam nữ hoặc lớn hoặc nhỏ mang bình đến chỗ có nước như suối, ao, sông ngòi, biển cả tùy theo cái bình lớn nhỏ đều đựng đầy nước mang về, mà nước trong suối, ao, sông ngòi, biển cả không bị giảm bớt. Này Kiên Ý! Cũng vậy, bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội tùy theo chúng đến nghe pháp hoặc chúng sát-lợi, chúng bà-la-môn, hoặc chúng cư sĩ, chúng Thích, chúng Phạm, Bồ-tát này chẳng cần cố gắng tâm lực mà vẫn khéo nói khiến cho các chúng đến nghe pháp đều vui vẻ, tùy theo người đáng được độ mà nói pháp, nhưng trí huệ biện tài của Bồ-tát vẫn không giảm bớt. Này Kiên Ý! Đây gọi là bổn sự quả báo bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

Phật bảo Kiên Ý:

- Chúng sinh nào thấy Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì đều được giải thoát, hoặc có người nghe danh hiệu của ngài, hoặc có người thấy oai nghi của ngài, hoặc có người nghe ngài thuyết pháp, hoặc có người thấy ngài im lặng thảy đều được độ. Này Kiên Ý! Ví như người nào thấy cây thuốc chúa tên là Hỷ Kiến thì bệnh đều được lành. Này Kiên Ý! Cũng vậy, chúng sinh thấy Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì các bệnh tham, sân, si đều được dứt hết. Như cây thuốc chúa tên là Diệt Trừ, nếu khi đấu chiến, dùng thuốc ấy bôi vào trống, những người bị tên bắn, đao kiếm, giáo mâu làm tổn thương được nghe tiếng trống này tên tự văng ra và các độc đều trừ. Này Kiên Ý! Cũng vậy, người nào nghe đến tên của Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, thì mũi tên tham sân si tự nhiên văng ra, các độc tà kiến thảy đều trừ diệt, tất cả phiền não chẳng còn động phát.

Này Kiên Ý! Ví như cây thuốc tên là Cụ Túc, có người dùng rễ để trị bệnh thì bệnh được lành, thân, lóng lõi, da, nhánh, lá, bông, trái đều có thể trị lành bệnh. Hoặc tươi hoặc khô hoặc chặt từng khúc đều trị lành các bệnh của chúng sinh. Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội cũng lại như vậy đối với chúng sinh không có lúc nào chẳng lợi ích, thường hay diệt trừ tất cả các bệnh, nghĩa là dùng thuyết phápthực hành cả tứ nhiếp, các ba-la-mật để độ thoát chúng sinh. Đối với người cúng dường, hoặc chẳng cúng dường, hữu ích, hay vô ích, bồ-tát này đều dùng pháp lợi khiến cho đều được an ổn, nhẫn đến thân ngài chết, có chúng sinh nào như là các súc sinh hai chân, bốn chân và các loài chim thú, người, phi nhân ăn thịt ngài thì các chúng sinh này đều nhờ nguyện lực của giới bồ-tát mà chết được sinh lên Trời, thường không có các nạn bệnh tật, suy não. Này Kiên Ý! Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội giống như cây thuốc.

Phật bảo Kiên Ý:

- Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì đủ sáu ba-la-mật đời đời tự biết chẳng học từ người khác, dỡ chân hạ chân, hít vô thở ra, mỗi niệm thường có sáu ba-la-mật. Vì sao? Này Kiên Ý! Vì thân và hạnh của bồ-tát này đều là pháp. Này Kiên Ý! Ví như có vua hoặc các đại thần lấy trăm nghìn thứ hương trộn chung tán ra thành bột. Nếu có người đến đòi trong đó một thứ mà chẳng muốn các thứ hương trộn lẫn khác. Này Kiên Ý! Trong bột của trăm nghìn thứ hương kia, có thể nào lấy ra một thứ hương không có lẫn với hương khác được chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không.

- Này Kiên Ý! Bồ-tát ấy vì dùng tất cả ba-la-mật xông ướp thân tâm nên ở trong mỗi niệm thường sinh ba-la-mật. Này Kiên Ý! Thế nào là ở trong mỗi niệm sinh sáu ba-la-mật?

Này Kiên Ý! Bồ-tát ấy tất cả đều xả bỏ, tâm không tham đắm là bố thí ba-la-mật; tâm thiện tịch diệt rốt ráo không ác là trì giới ba-la-mật; biết tâm hết tướng, ở trong các trần không bị tổn thươngnhẫn nhục ba-la-mật; siêng năng quán tâm biết tâm lìa tướngtinh tấn ba-la-mật; rốt ráo thiện tịch điều phục tâm mình là thiền ba-la-mật; quán tâm, biết tâm, thông đạt tâm tướng là bát-nhã ba-la-mật. Này Kiên Ý! Bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, pháp môn như vậy mỗi niệm đều có sáu ba-la-mật.

Bấy giờ, bồ-tát Kiên Ý bạch Phật:

- Chưa từng có! Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thành tựu Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì việc làm của vị ấy chẳng thể nghĩ bàn. Thế Tôn! Nếu các bồ-tát muốn thực hành hạnh Phật phải học Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thị hiện làm tất cả các hạnh phàm phu mà trong tâm các ngài không có tham, sân, si.

Khi ấy, trong chúng có vị Phạm vương tên Thành Từ bạch Phật:

- Thế Tôn! Nếu Bồ-tát muốn làm tất cả các hạnh phàm phu thì phải học Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Vì sao? Vì bồ-tát ấy thị hiện làm tất cả các hạnh phàm phu mà không có tham, sân, si.

Phật nói:

- Lành thay! Lành thay! Thành Từ. Đúng như lời ông nói: Nếu Bồ-tát muốn làm tất cả các hạnh phàm phu thì phải học Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, chẳng nghĩ đến tất cả các việc học nào khác.

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật:

- Thế Tôn! Bồ-tát muốn học Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì phải học như thế nào?

Phật bảo Kiên Ý:

- Ví như học bắn, trước phải học bắn vào mục tiêu lớn. Bắn trúng mục tiêu lớn rồi, học bắn vào mục tiêu nhỏ. Học bắn vào mục tiêu nhỏ rồi, học bắn vào đích. Học bắn vào đích rồi học bắn vào đầu gậy. Học bắn vào đầu gậy rồi học bắn vào trăm sợi lông. Học bắn vào trăm sợi lông rồi học bắn vào mười sợi lông. Học bắn vào mười sợi lông rồi học bắn vào một sợi lông. Học bắn vào một sợi lông rồi học bắn vào một phần trăm sợi lông. Bắn được như vậy rồi mới gọi là bắn giỏi, tùy ý bắn chẳng sai. Người này hoặc trong đêm tối nghe tiếng của người hay phi nhân, chẳng cần dụng tâm lực mà bắn vẫn đều trúng. Này Kiên Ý! Cũng vậy, bồ-tát muốn học Thủ-lăng-nghiêm tam-muội trước hết phải học ái nhạo tâm; học ái nhạo tâm rồi phải học thâm tâm; học thâm tâm rồi phải học đại từ; học đại từ rồi phải học đại bi; học đại bi rồi phải học phạm hạnh của tứ thánh, đó là từ, bi, hỷ, xả; học phạm hạnh của tứ thánh rồi phải học quả báo được ngũ thông tối thượng thường tự tùy thân. Học ngũ thông rồi, lúc ấy mới có thể thành tựu sáu ba-la-mật; thành tựu sáu ba-la-mật rồi mới có thể thông đạt phương tiện; thông đạt phương tiện rồi được trụ đệ tam Nhu thuận nhẫn, trụ Nhu thuận nhẫn rồi thì đắc Vô sinh pháp nhẫn, đắc Vô sinh pháp nhẫn rồi thì được chư Phật thọ ký, chư Phật thọ ký rồi thì có thể nhập bồ-tát đệ bát địa; nhập bồ-tát đệ bát địa rồi thì đắc chư Phật hiện tiền tam-muội, đắc chư Phật hiện tiền tam-muội rồi thì thường chẳng lìa thấy chư Phật; thường chẳng lìa thấy chư Phật rồi thì hay đầy đủ tất cả nhân duyên Phật pháp; đầy đủ tất cả nhân duyên Phật pháp rồi thì hay khởi công đức trang nghiêm cõi Phật, khởi công đức trang nghiêm cõi Phật rồi thì hay đủ điều kiện sinh vào dòng dõi nhà vua; đủ điều kiện sinh vào dòng dõi nhà vua rồi thì nhập thai sinh ra; nhập thai sinh ra rồi thì có thể đủ Thập địa, đủ Thập địa rồi thì lúc ấy mới nhận chức hiệu Phật; nhận chức hiệu Phật rồi thì đắc tất cả tam-muội của bồ-tát, đắc tất cả tam-muội của bồ-tát rồi thì sau đó mới đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội rồi thì có thể vì chúng sinh làm các Phật sự mà cũng chẳng bỏ pháp hạnh Bồ-tát. Này Kiên Ý! Bồ-tát nếu học các pháp như vậy ắt đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, bồ-tát đã đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì đối với các pháp không còn gì để học. Vì sao? Vì trước đã khéo học tất cả pháp. Ví như học bắn, có thể bắn vào một phần trăm sợi lông rồi thì chẳng còn học nữa. Tại sao như vậy? Vì trước đã học rồi. Này Kiên Ý! Cũng vậy, bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì đối với tất cả pháp không còn gì để học.

Bấy giờ, Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật:

- Thế Tôn! Con nay muốn nói thí dụ, xin Phật cho phép con nói.

- Hãy nói!

- Thế Tôn! Ví như Đại Phạm thiên vương ở trong tam thiên đại thiên thế giới tự nhiên có thể thấy khắp tam thiên đại thiên thế giới mà chẳng gia công dụng lực. Cũng vậy, bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội đối với tất cả pháp tự nhiên thấy hết mà chẳng gia công dụng lực, lại cũng có thể biết tâm, tâm sở hành của tất cả chúng sinh.

Phật bảo Kiên Ý:

- Đúng như lời ông nói. Nếu bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì biết hết tất cả các pháp bồ-tát và tất cả các pháp Phật.

Bấy giờ, trong hội có vị trời Đế Thích tên Trì Tu-di Sơn ở mé ngoài cùng của tam thiên đại thiên thế giới này bạch Phật:

- Ví như người ở trên đảnh núi Tu-di có thể thấy hết tất cả thiên hạ. Cũng vậy, bồ-tát trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội thì tự nhiên có thể thấy hết các hạnh Thanh văn, Bích-chi-phật và các hạnh của tất cả chúng sinh.

Bấy giờ, bồ-tát Kiên Ý hỏi Đế Thích Trì Tu-di Sơn.

- Ông từ bốn châu thiên hạ nào lại? Trụ trên đảnh núi Tu-di nào?

Vị Đế Thích này đáp:

- Này Thiện nam tử! Nếu có Bồ-tát đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, chẳng nên hỏi trụ xứ của vị ấy. Vì sao? Vì tất cả cõi Phật đều là trụ xứ của Bồ-tát này, mà chẳng chấp trụ xứ, chẳng đắc trụ xứ, chẳng thấy trụ xứ.

Kiên Ý hỏi:

- Ngài đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này chăng?

- Trong tam-muội này còn có tướng đắc và chẳng đắc chăng?

- Không!

- Này Thiện nam tử! Phải biết bồ-tát hành tam-muội này ở trong các pháp đều vô sở đắc.

- Như lời ông nói, ắt ông đã đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này.

- Này thiện nam tử! Tôi chẳng thấy pháp có trụ xứ, người đối với tất cả pháp không có sở trụ mới đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Thiện nam tử! Trụ tam-muội này ắt đối với các pháp đều vô sở trụ. Nếu vô sở trụ thì vô sở thủ, nếu vô sở thủ thì vô sở thuyết.

Bấy giờ, Phật bảo bồ-tát Kiên Ý:

- Ông thấy Đế Thích Trì Tu-di Sơn này chăng?

- Bạch Thế Tôn! Đã thấy.

- Này Kiên Ý! Vị Đế Thích này tự nhiên tùy ý có thể đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, trụ tam-muội này thì có thể hiện thân nơi các cung trời Đế Thích khắp tam thiên đại thiên thế giới này.

Khi ấy, Thích-đề-hoàn-nhân bạch Phật:

- Thế Tôn! Nếu Đế Thích Trì Tu-di Sơn hiện thân nơi các cung trời Đế Thích, tại sao con ở chỗ của tất cả Đế Thích mà chẳng thấy?

Bấy giờ, Đế Thích Trì Tu-di Sơn nói:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu tôi nay dùng thần lực để hiện cho ông thấy thì ông ở cung điện chẳng còn vui vẻ. Tôi thường đến chỗ cung điện của ông ở mà ông chẳng thấy tôi.

Bấy giờ, Thích-đề-hoàn-nhân bạch Phật:

- Thế Tôn! Con muốn thấy Đại sĩ này thành tựu sắc thân vi diệu.

Phật nói:

- Này Kiều-thi-ca! Ông muốn thấy ư?

- Bạch Thế Tôn! Con thích muốn thấy.

Phật bảo Đế Thích Trì Tu-di Sơn:

- Ông hãy hiện cho Thích-đề-hoàn nhân thấy sắc thân vi diệu chân thật đi.

Vị Đế Thích ấy liền hiện thân vi diệu chân thật. Bấy giờ trong hội, các Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương, Thanh văn, Bồ-tát, người chẳng đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, thân đều chẳng hiện giống như đống mực; còn thân của Đế Thích Trì Tu-di Sơn như chúa Tu-di cao lớn vòi vọi ánh sáng chiếu xa. Lúc ấy, thân Phật lại càng rực rỡ gấp bội.

Thích-đề-hoàn-nhân bạch Phật:

- Chưa từng có! Bạch Thế Tôn! Hôm nay sắc thân Đại sĩ này thanh tịnh vi diệu khó sánh, các Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương thân đều chẳng hiện giống như đống mực. Thế Tôn! Con ở trong Thượng Diệu Đường trên núi Tu-di đeo chuỗi báu Thích-ca Tỳ-lăng-già ma-ni, vì ánh sáng của châu này làm cho tất cả thân của Thiên chúng đều chẳng hiện. Nay con bị ánh sáng của Đại sĩ này làm cho thân con chẳng hiện, chuỗi báu con đeo cũng không còn ánh sáng.

Phật bảo Thích-đề-hoàn-nhân:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu châu Thích-ca Tỳ-lăng-già ma-ni đầy trong tam thiên đại thiên thế giới này, lại có hạt châu tên Chiếu Minh Chư Thiên ma-ni hay khiến cho ngọc châu kia đều chẳng còn hiện. Này Kiều-thi-ca! Nếu châu Chiếu Minh Chư Thiên ma-ni đầy trong tam thiên đại thiên thế giới này, lại có châu tên Kim Cang Minh ma-ni hay khiến cho châu kia đều chẳng còn hiện. Này Kiều-thi-ca! Nếu châu Kim Cang Minh ma-ni đầy trong tam thiên đại thiên thế giới này, lại có châu tên Chư Minh Tập ma-ni hay khiến cho châu kia đều chẳng còn hiện. Này Kiều-thi-ca! Ông thấy vị Đế Thích này đeo châu Chư Minh Tập ma-ni chăng?

- Bạch Thế Tôn! Đã thấy. Chỉ vì châu này ánh sáng mạnh mẽ, mắt con chẳng chịu nổi.

Phật bảo Kiều-thi-ca:

- Nếu có Bồ-tát đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội hoặc thị hiện làm Đế Thích đều đeo chuỗi báu ma-ni này.

Bấy giờ, Thích-đề-hoàn-nhân bạch Phật:

- Thế Tôn! Những người chẳng phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác chẳng được sắc thân thanh tịnh vi diệu như vậy và cũng mất Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này.

Lúc ấy, Thiên tử Cù-vức nói với Thích-đề-hoàn-nhân:

- Các vị Thanh văn đã vào pháp vị, tuy có ngợi khenưa thích Phật đạo nhưng không có khả năng làm, vì đã làm sự ngăn cách đối với sinh tử. Nếu người đã phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, hoặc đang phát, sẽ phát, người này ắt ưa thích Phật đạo và có thể được sắc thân vi diệu bậc thượng như thế. Ví như có người mù từ lúc sơ sinh tuy có ngợi khenưa thích mặt trời, mặt trăng nhưng người ấy chẳng thấy ánh sáng mặt trời, mặt trăng. Cũng vậy, hàng Thanh văn nhập vào pháp vị tuy có ngợi khenưa thích Phật pháp, mà công đức Phật đối với tự thân các ngài vô ích. Thế nên người muốn được sắc thân vi diệutrí huệ lớn này phải phát tâm Vô thượng bồ-đề mới được sắc thân vi diệu bậc thượng.

Lúc thiên tử Cù-vức nói lời này, có một muôn hai nghìn thiên tử phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.

Bấy giờ, bồ-tát Kiên Ý hỏi thiên tử Cù-vức:

- Làm công đức gì để chuyển thân người nữ?

- Này thiện nam tử! Người phát tâm Đại thừa chẳng thấy nam nữ có sự sai khác. Vì sao? Tâm tát-bà-nhã chẳng ở ba cõi, vì có phân biệt nên có nam có nữ. Ngài hỏi làm công đức gì để chuyển thân người nữ? Xưa phụng thờ bồ-tát, tâm không dua dối.

- Phụng thờ như thế nào?

- Như phụng thờ Thế Tôn.

- Thế nào là tâm chẳng dua dối?

- Thân nghiệp theo khẩu, khẩu nghiệp theo ý, đó gọi là người nữ tâm không dua dối.

- Làm sao chuyển thân người nữ?

- Như thành.

- Thế nào là như thành?

- Như chuyển.

- Thưa thiên tử! Lời này có ý nghĩa gì?

- Này thiện nam tử! Tất cả các pháp chẳng thành chẳng chuyển, các pháp một vị, đó là vị pháp tính. Này thiện nam tử! Tôi theo sở nguyện mà có thân người nữ, giả sử thân tôi được thành người nam, nhưng đối với tướng thân nữ chẳng hoại chẳng bỏ. Này thiện nam tử! Vì thế nên biết là nam, là nữ đều là điên đảo, tất cả các pháp và cả điên đảo nữa thảy đều rốt ráo lìa nơi hai tướng.

Bồ-tát Kiên Ý hỏi Cù-vức:

- Ngài có biết chút phần về Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chăng?

- Này thiện nam tử! Tôi biết người khác đắc, chứ bản thân tôi tự chẳng chứng. Tôi nhớ lại Phật Thích-ca Mâu-ni lúc làm bồ-tát ở trong ở trong cung điện của vua Tịnh Phạn cùng với các thể nữ, nửa đêm thanh tịnh, bấy giờ các vị Phạm vương ở phương Đông nhiều như số cát sông Hằng đến, có người hỏi về Bồ-tát thừa, có người hỏi về Thanh văn đạo, Bồ-tát đều theo câu hỏi của mỗi người mà giải đáp. Ở trong chúng Phạm vương, có một vị Phạm vương chẳng hiểu phương tiện sở hành của Bồ-tát, mới nói rằng: “Ngài có trí huệ khéo đáp các câu hỏi như thế, tại sao lại tham hưởng thụ vương vị sắc dục”. Các vị Phạm vương khác biết rõ trí huệ phương tiện của Bồ-tát nên đáp Phạm vương ấy rằng: “Bồ-tát chẳng tham vương vị, sắc dục chỉ vì giáo hóa thành tựu chúng sinh nên ở tại cư gia hiện làm bồ-tát, mà nay Ngài mới thành Phật đạo chuyển bánh xe diệu pháp”.

Vị Phạm vương này nghe xong, hỏi:

- Bồ-tát đắc tam-muội gì mà có thể làm thần biến tự tại như thế?

Các Phạm vương kia đáp:

- Đó là thế lực của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

- Này thiện nam tử! Tôi (Cù-vức) lúc bấy giờ nghĩ rằng: “Bồ-tát trụ tam-muội thần lực cảm ứng đến chưa từng có, ở tại ái dục chăm lo việc nước mà có thể chẳng lìa tam-muội như thế. Tôi nghe nói điều này càng thêm cung kính, đối với bồ-tát tưởng như Thế Tôn, phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác sâu xa, nguyện vào đời sau cũng sẽ thành tựu công đức như vậy. Này thiện nam tử! Chỗ tôi thấy đó là chút ít phần như vậy, tôi chỉ biết đây là Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, sẽ có vô lượng bất khả tư nghị công đức thế lực.

Kiên Ý bạch Phật:

- Hy hữu! Thế Tôn! Thiên tử Cù-vức này thâm tâm nói điều này đều là do Như Lai làm thiện tri thức thường hay thủ hộ. Bạch Thế Tôn! Thiên tử Cù-vức chẳng bao lâu cũng sẽ trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội được thế lực thần biến tự tại như Thế Tôn hiện nay không khác.

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật:

- Thế Tôn! Nay ở trong hội này có người nào đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chăng?

Bấy giờ trong hội có vị thiên tử tên Hiện Ý nói với bồ-tát Kiên Ý:

- Ví như người khách buôn vào trong biển lớn và nói rằng: “Trong biển lớn này có châu ma-ni có thể mang đi chăng?” Lời của ông hỏi cũng giống như vậy. Vì sao? Nay trong hải hội đại trí của Như Lai, trong ấy bồ-tát thành tựu pháp bảo phát đại trang nghiêm, ông ngồi trong đó mà hỏi lời này: “Ở trong hội này có bồ-tát nào đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này chăng?”

Này Kiên Ý! Nay trong hội này tự có bồ-tát đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội hiện thân Đế Thích; có vị hiện thân Phạm vương; có vị hiện thân chư Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già; có vị đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội hiện thân tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, có vị đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, dùng các tướng hảo để tự nghiêm thân, tự có bồ-tát vì giáo hóa chúng sinh hiện làm hình sắc tướng mạo người nữ, có vị hiện hình sắc tướng mạo Thanh văn, có vị hiện hình sắc tướng mạo Bích-chi-phật. Này Kiên Ý! Như Lai tự tại tùy theo chúng đến hoặc chúng sát-lợi, chúng bà-la-môn, hoặc chúng cư sĩ, chúng Thích, chúng Phạm, chúng các trời Hộ Thế, tùy theo các chúng này khắp hay thị hiện hình sắc tướng mạo, phải biết đều là bổn sự quả báo của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

Này Kiên Ý! Nếu thấy chỗ Như Lai thuyết pháp phải biết trong đó có vô lượng các Đại bồ-tát đại trí tự tại phát đại trang nghiêm tự tại làm tất cả pháp, hay theo Như Lai chuyển bánh xe pháp.

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật:

- Thế Tôn! Con nay nghĩ rằng Thiên tử Hiện Ý này đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội vì trí huệ biện tài vô ngại thần thông như vậy.

- Này Kiên Ý! Đúng như lời ông nói. Thiên tử Hiện Ý này đã trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, thông đạt tam-muội này cho nên có thể nói như thế.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên tử Hiện Ý:

- Ông nên thị hiện chút phần bổn sự của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

Thiên tử Hiện Ý nói với Kiên Ý:

- Ngài muốn thấy chút ít thế lực của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chăng?

- Thiên tử! Tôi thích muốn thấy.

Thiên tử Hiện Ý vì khéo đắc sức Thủ-lăng-nghiêm tam-muội nên liền thể hiện biến hóa khiến chúng hội đều thành Chuyển luân thánh vương có ba mươi hai tướng hảo để tự trang nghiêm, có các quyến thuộc bảy báu theo hầu.

Thiên tử hỏi:

- Ngài thấy những gì?

Kiên Ý đáp:

- Tôi thấy trong chúng hội đều thành sắc tướng Chuyển luân thánh vươngquyến thuộc bảy báu theo hầu.

Bấy giờ, Thiên tử lại hiện chúng hội đều thành Thích-đề-hoàn-nhân ở cung trời Đao-lợi, trăm nghìn thiên nữ trỗi các kỹ nhạc vây quanh vui chơi. Lại dùng thần lực khiến cả chúng hội đều thành sắc tướng oai nghi Phạm vương ở trong cung Phạm vương hành tứ vô lượng tâm.

Lại hỏi Kiên Ý:

- Ngài thấy những gì?

- Thiên tử! Tôi thấy chúng hội đều là Phạm vương.

Lại hiện thần lực khiến cả chúng hôi đều thành hình sắc tướng mạo trưởng lão Ma-ha-ca-diếp đắp y mang bát nhập các thiền định, hành bát-giải thoát đều không có khác.

Lại hiện thần lực khiến cả chúng hội đều là oai nghi tướng hảo như thân Phật Thích-ca Mâu-ni, mỗi vị đều có quyến thuộc tỳ-kheo vây quanh.

Lại hỏi:

- Này Kiên Ý! Ngài thấy những gì?

- Thiên tử! Tôi thấy đại chúng đều là oai nghi tướng hảo như Phật Thích-ca Mâu-ni, mỗi vị đều có quyến thuộc tỳ-kheo vây quanh.

Thiên tử Hiện Ý nói với Kiên Ý:

- Đó là thế lực tự tại của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Này Kiên Ý! Bồ-tát đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội có thể đem tam thiên đại thiên thế giới để vào trong một hạt cải, khiến núi sông, mặt trời, mặt trăng, các vì sao đều hiện như cũ mà chẳng chật hẹp, để chỉ cho chúng sinh xem. Này Kiên Ý! Thế lực của Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chẳng thể nghĩ bàn như vậy.

Bấy giờ, các Đại đệ tử và Thiên, Long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, Thích, Phạm, Hộ Thế thiên vương đồng thanh bạch Phật:

- Thế Tôn! Nếu người đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này thì người ấy công đức chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao? Vì người ấy ắt rốt ráo Phật đạo, thành tựu trí huệ, thần thông, các minh. Chúng con hôm nay, ở trên một tòa, thấy khắp chúng hội, các thứ sắc tướng biến hiện chúng con nghĩ rằng: “Nếu người chẳng nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, phải biết là người bị ma có cơ hội khuấy nhiễu. Nếu người được nghe, phải biết là người được chư Phật hộ niệm, hà huống nghe rồi, y theo lời dạy tu hành”.

Thế Tôn! Bồ-tát nếu muốn thông đạt Phật pháp đến bờ bên kia, phải nhất tâm lắng nghe Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, thọ trì, đọc tụng, vì người khác diễn nói.

Thế Tôn! Bồ-tát nếu muốn khắp hiện tất cả hình sắc oai nghi, muốn khắp biết tâm, tâm sở hành của tất cả chúng sinh, và muốn biết khắp tất cả chúng sinh tùy bệnh cho thuốc, phải khéo lắng nghe pháp bảo tam-muội này, thọ trì đọc tụng.

Thế Tôn! Nếu người đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này, phải biết người ấy nhập vào cảnh giới Phật trí huệ tự tại.

Phật nói:

- Đúng thế! Đúng thế! Đúng như lời ông nói. Nếu người chẳng đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội chẳng được gọi là bồ-tát tu sâu. Như Lai chẳng nói người này đầy đủ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Thế nên, các ông nếu muốn làm khắp tất cả đạo, phải học đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này, chẳng nghĩ nhớ đến tất cả các sở học khác.

Bấy giờ, bồ-tát Kiên Ý hỏi thiên tử Hiện Ý:

- Bồ-tát nếu muốn đắc tam-muội này phải tu hành pháp gì?

Thiên tử đáp:

- Bồ-tát nếu muốn đắc tam-muội này phải tu hành pháp phàm phu. Nếu thấy pháp phàm phu, pháp Phật chẳng hợp chẳng tan, ấy gọi là tu tập Thủ-lăng-nghiêm tam-muội.

Kiên Ý hỏi:

- Ở trong pháp Phật có hợp tan chăng?

- Trong pháp phàm phu còn không có hợp tan, hà huống pháp Phật. Thế nào gọi là tu hành? Nếu hay thông đạt các pháp phàm phu, pháp Phật không hai ấy gọi là tu tập, mà thật pháp này không hợp không tan. Này thiện nam tử. Vì tất cả pháp tập không có tướng sinh, vì tất cả pháp tập không có tướng hoại, vì tất cả pháp tập tướng như hư không, vì tất cả pháp tập không có tướng lãnh thọ.

Kiên Ý lại hỏi:

- Thủ-lăng-nghiêm tam-muội đi đến chỗ nào?

Thiên tử đáp:

-Thủ-lăng-nghiêm tam-muội đi đến tâm hành của tất cả chúng sinh mà cũng chẳng duyên tâm hành chấp tướng, đi đến tất cả các chỗ sở sinh mà cũng chẳng bị chỗ sinh làm ô nhiễm, đi đến tất cả thế giới Phật mà chẳng phân biệt thân Phật tướng hảo, đi đến tất cả âm thanh ngữ ngôn mà chẳng phân biệt các tướng văn tự; khắp hay khai thị tất cả Phật pháp mà chẳng đến chỗ rốt ráo diệt tận. Thiện nam tử! Hỏi tam-muội này đến chỗ nào nghĩa là theo chỗ Phật đến, tam-muội này cũng đến như vậy.

Kiên Ý hỏi:

- Phật đến chỗ nào?

Thiên tử đáp:

- Phật Như như nên đến không chỗ đến.

Lại hỏi:

- Phật chẳng đến niết-bàn chăng?

- Tất cả các pháp quá khứ nhiều như số cát sông Hằng chẳng đến niết-bàn ư?

- Các đức Phật nhiều như số cát sông Hằng là sinh chăng?

Kiên Ý đáp:

- Như Lai đã nói: “Các đức Phật nhiều như số cát sông Hằng sinh đã diệt độ”.

Thiên tử nói:

- Thiện nam tử! Như Lai chẳng nói: “ Một người xuất thế đem lại nhiều lợi ích an lạc cho chúng sinh”. Ý ông nghĩ sao? Như Laichúng sinhsinh diệt ư?

- Như Lai đối với pháp chẳng có sinh diệt.

- Thiện nam tử! Phải biết Như Lai tuy nói các đức Phật xuất hiệnthế gian mà tướng Như Lai thật không có sinh, tuy nói các đức Phật đến niết-bàn mà tướng Như Lai thật không có diệt.

- Hiện nay vô lượng Như Laithành đạo chăng?

- Như Lai vì tướng vô sinh vô diệt như thế nên thành đạo. Này thiện nam tử! Các đức Phật hoặc xuất thế hoặc nhập niết-bàn không có sai biệt. Vì sao? Như Lai thông đạt tất cả pháp là tướng tịch diệt, ấy gọi là Phật.

Nếu tất cả pháp rốt ráo tịch diệt, tướng niết-bàn đó có thể thông đạt chăng?

- Như tất cả pháp rốt ráo tịch diệt đồng với tướng niết-bàn, thông đạt tướng đó cưỡng lại như vậy. Thiện nam tử! Như Lai chẳng lấy sinh, trụ, diệt mà xuất thế. Không sinh, trụ, diệt, ấy gọi là Phật xuất thế.

Kiên Ý hỏi:

- Ông trụ Thủ-lăng-nghiêm tam-muội mới có thể nói như thế chăng?

- Này thiện nam tử! Ý ông nghĩ sao? Hóa nhân của Như Lai trụ trong pháp nào mà có nói pháp?

Kiên Ý đáp:

- Nương sức thần của Phật mà có thể nói pháp.

- Phật trụ chỗ nào mà làm ra hóa nhân?

- Phật trụ thần thông bất nhị mà làm ra hóa nhân.

Thiên tử nói:

- Như Như Lai trụ pháp bất trụ mà có nói pháp.

Kiên Ý nói:

- Nếu không chỗ trụ, làm sao có nói?

- Như không chỗ trụ, nói cũng như vậy.

- Bồ-tát làm thế nào để đầy đủ nhạo thuyết biện tài?

- Bồ-tát chẳng dùng tướng ngã, chẳng dùng tướng bỉ, chẳng dùng tướng pháp mà có chỗ nói, ấy gọi là đầy đủ nhạo thuyết biện tài. Tùy chỗ nói pháp, tướng văn tự chẳng hết, pháp tướng cũng chẳng hết. Nói như vậy là chẳng dùng đối đãi mà nói, ấy gọi là đầy đủ nhạo thuyết biện tài.

Lại này thiện nam tử! Nếu bồ-tát chẳng xả bỏ tướng huyễn của các pháp; đối với âm thanh chẳng xả bỏ tướng âm vang, ấy gọi là đầy đủ nhạo thuyết biện tài. Lại như các văn tự âm thanh ngữ ngôn không chỗ không nơi, không trong không ngoài, không có chỗ trụ, từ các duyên mà có, tất cả các pháp cũng đều như vậy, không nơi không chỗ, không trong không ngoài, cũng không chỗ trụ, chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại, chẳng bị văn tự ngôn từ biểu hiện, bên trong tự thông đạt mà có chỗ nói ấy gọi là đầy đủ nhạo thuyết biện tài. Ví dụ như âm vang, tất cả âm thanh đều tùy theo tướng âm vang mà có chỗ nói.

Kiên Ý hỏi:

- Nghĩa “tùy” như thế nào?

- Thiện nam tử! Tùy hư không là nghĩa “tùy”. Như hư không không chỗ tùy, tất cả các pháp cũng không chỗ tùy. Các pháp khôngso sánh, không có ví dụ, vì có được đó, nói có chỗ tùy.

Bấy giờ, các đức Thế Tôn khen Thiên tử rằng:

- Hay thay! Hay thay! Đúng như lời ông nói. Bồ-tát đối với điều này chẳng nên kinh sợ. Vì sao? Vì nếu có chỗ tùy thì chẳng đắc Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.

Bồ-tát Kiên Ý bạch Phật:

- Thế Tôn! Thiên tử Hiện Ý này từ cõi Phật nào đến đây?

Thiên tử nói:

- Ngài hỏi để làm gì?

Kiên Ý đáp:

- Tôi nay muốn hướng về phương ấy để lễ lạy, vì đó là trụ xứ du hành của Đại sĩ.

Thiên tử nói:

- Nếu người đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội này, tất cả thế gian các trời, nhân dân đều nên lễ kính.

Bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Kiên Ý:

- Thiên tử Hiện Ý này từ thế giới Diệu Hỷ của Phật A-súc đến đây. Vị này ở thế giới kia thường nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Này Kiên Ý! Tất cả các đức Phật đều nói Thủ-lăng-nghiêm tam-muội. Này Kiên Ý! Thiên tử Hiện Ý này ở thế giới Ta-bà này sẽ được thành Phật. Vị này vì muốn dứt năm trược ác này làm tịnh cõi Phật giáo hóa chúng sinh tu tập tăng trưởng Thủ-lăng-nghiêm nên đến đây.

Kiên Ý bạch Phật:

- Nay vị thiên tử này lúc nào sẽ ở thế giới này được thành Phật đạo? Hiệu ngài là gì? Thế giới tên gì?

Phật nói:

- Vị thiên tử này qua Hiền kiếp này nghìn đức Phật đã diệt, sáu mươi hai kiếp không còn có Phật, khoảng giữa chỉ có trăm nghìn muôn ức Bích-chi-phật xuất thế, trong thời gian đó chúng sinh được trồng thiện căn, qua kiếp này rồi sẽ được thành Phật hiệu Tịnh Quang Xưng Vương Như Lai, thế giới lúc ấy tên là Tịnh Kiến. Bấy giờ, đức Tịnh Quang Xưng Vương Như Lai hay khiến cho chúng sinh tâm được thanh tịnh, thế giới chúng sinh chẳng bị tham dục giận hờn, ngu si che lấp, được pháp tịnh tín đều làm pháp lành.

Này Kiên Ý! Đức Phật Tịnh Quang Xưng Vương này thọ mười tiểu kiếp dùng pháp tam thừa độ thoát chúng sinh, trong đó vô lượng vô biên Bồ-tát đắc Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, ở trong các pháp được sức tự tại. Bấy giờ, ma hoặc ma dân đều tu đại thừa thương xót chúng sinh, cõi nước Phật kia không có ba đường ác và các chỗ nạn, trang nghiêm thanh tịnh như Uất-đan-việt, không có các việc ma, lìa các tà kiến. Sau khi Phật diệt độ, pháp trụ nghìn muôn ức năm. Này Kiên Ý! Vị thiên tử này sẽ ở cõi nước thanh tịnh như vậy mà thành Phật đạo.

Bấy giờ, bồ-tát Kiên Ý nói với Thiên tử:

- Ông được lợi lớn, Như Lai thọ ký cho ông Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.

Thiên tử đáp:

- Này thiện nam tử! Đối với tất cả pháp nếu không sở đắc, ấy là lợi lớn, đối với pháp có đắc ắt không có lợi. Thiện nam tử! Thế nên phải biết, nếu chẳng đắc pháp ấy là lợi lớn.

Lúc nói lời này, hai muôn năm nghìn thiên tử từng trồng các cội đức ở đời trước đều phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác; có một muôn bồ-tát đắc Vô sinh nhẫn.

QUYỂN THƯỢNG hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 32581)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6434)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 11091)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30225)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 30308)
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lược ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 7883)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 12033)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 12155)
Trong các bản Kinh Pháp Cú, phổ biến nhất hiện nay là Kinh Pháp Cú Nam Truyền, tức là Kinh Pháp Cú dịch theo Tạng Pali.
(Xem: 11492)
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
(Xem: 12571)
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
(Xem: 34444)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 9721)
Kinh này khởi đầu bằng lời người Bà La Môn hỏi rằng làm thế nào người ta có thể tự thanh tịnh hóa khi nhìn thấy một vị Thượng nhân đã Thanh tịnh,
(Xem: 52110)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 10620)
Tôi nghe như vậy: Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành phố Śrāvastī (Xá-vệ), nơi rừng cây Jeta (Kì-đà), vườn của Ông Anāthapiṇḍada (Cấp-cô-độc),
(Xem: 10382)
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng ...
(Xem: 10584)
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại sĩ Akṣayamatir[1] từ chỗ ngồ đứng dậy, vắt thượng y[2] qua một bên vai, chắp hai tay[3] hướng về đức Thế Tôn và thưa rằng:
(Xem: 10338)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(Xem: 12972)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 16074)
Evaṃ me sutaṃ, “như vầy tôi nghe”, là lời Ngài Ananda bắt đầu mỗi bài kinh mà có lẽ không Phật tử nào là không biết.
(Xem: 21643)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9517)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 7003)
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
(Xem: 10296)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12521)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12648)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16112)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 16394)
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy".
(Xem: 13733)
Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá.
(Xem: 16404)
Vào thời Đức Thích-ca-mâu-ni, không có hệ thống chữ viết được phổ biếnẤn Độ. Do đó, những thuyết giảng của Ngài được ghi nhớ và ...
(Xem: 11953)
"Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài đã từng dạy rằng: từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến...
(Xem: 13693)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14227)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9117)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11663)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11186)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 16126)
Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo năm trăm vị. Bấy giờ các thầy Tỳ Kheo...
(Xem: 14258)
No. 699; Hán dịch: Đời Đại Đường, Trung Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Địa bà ha la, Đường dịch là Nhật Chiếu
(Xem: 16103)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
(Xem: 12614)
Kinh Phạm Võng nằm trong Đại Chánh Tạng, tập 24, ký hiệu 1484, gọi đủ là Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập
(Xem: 11939)
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã...
(Xem: 11683)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây,,,
(Xem: 15547)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 11403)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 13927)
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo), và đã tồn tại liên tục, phát triển không ngừng trên ...
(Xem: 11907)
Trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Dược Sư là một bản kinh thường được trì tụng nhằm mục đích giải trừ tật bệnh, cầu nguyện bình an...
(Xem: 12511)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 14854)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo.
(Xem: 11878)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(Xem: 13022)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 14382)
Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana...
(Xem: 20532)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bài Kinh được truyền bá khá rộng rải ở các Tồng Lâm Tự Viện của Trung QuốcViệt Nam từ xưa đến nay.
(Xem: 13102)
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
(Xem: 10853)
Dịch từ Phạn sang Tạng: Kluḥi dbaṅ-po, Lhaḥi zla-ba; Dịch Tạng sang Việt: Phước Nguyên
(Xem: 20562)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 14230)
Bấy giờ Hòa Thượng Vakkali nhìn thấy Đức Phật đang đi đến từ xa, và ông đã cố gắng ngồi dậy.
(Xem: 20150)
Xin dâng hết lên Tam Bảo chứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
(Xem: 17462)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 13853)
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.
(Xem: 31738)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 11906)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant