Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phẩm 3: Ví dụ

20 Tháng Năm 201100:00(Xem: 10626)
Phẩm 3: Ví dụ

KINH PHÁP HOA
(Hoa Sen Của Chánh Pháp)
Phần CHÍNH VĂN – Thích Trí Quang dịch

Cuốn 2

Ngưỡng bạch Phật Pháp Tăng vô tận tam bảo từ bi chứng minh. Đệ tử chúng con nguyện vì bản thân, vì cha mẹ bà con, vì người thân kẻ thù, vì mọi người và vì chúng sinh, trì tụng kinh đại thừa tên Diệu Pháp Liên Hoa.

Mở đầu tụng kinh Pháp Hoa, chúng con xin kính lạy:

Kính lạy kinh Diệu Pháp Liên Hoa, bản kinh của tuệ giác bình đẳng vĩ đại, bản kinh dạy cho Bồ tát và được Phật giữ gìn. Kính lạy tất cả Pháp bảo trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

Kính lạy đức Thích Ca Mâu Ni, đức Phật giáo chủ bổn sư, đã tuyên thuyết kinh Pháp Hoa. Kính lạy đức Đa Bảo, đức Phật đã làm chứng cho kinh Pháp Hoa toàn là chân thật. Kính lạy đức Di Lạc, đức Phật đương lai, đã phát khởi kinh Pháp Hoatiếp dẫn những người hành trì Pháp Hoa vãng sinh Đâu suất tịnh độ. Kính lạy tất cả Phật bảo trong kinh Pháp Hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

Kính lạy bồ tát Văn Thù, vị pháp sư Pháp Hoa. Kính lạy bồ tát Phổ Hiền, vị khuyến phát Pháp Hoa. Kính lạy bồ tát Quan âm, vị đại sĩ toàn diện. Kính lạy tất cả Tăng bảo là các vị Bồ tát, các vị Duyên giác và các vị Thanh văn trong kinh Pháp Hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

_________

Phẩm 3: Ví dụ

 

Lúc ấy tôn giả Xá lợi Phất hoan hỷ phấn chấn, tức thì đứng dậy, chắp tay, chiêm ngưỡng dung nhan đức Thế Tôn mà thưa, bạch đức Thế Tôn, ngày nay, từ đức Thế Tôn, con nghe được tiếng nói của pháp này, trong lòng phấn chấn, được sự chưa từng có. Tại sao, vì ngày trước, cũng từ đức Thế Tôn, con nghe pháp này, thấy chư vị Bồ tát tiếp nhận lời ghi làm Phật mà chúng con không được dự vào việc ấy, nên rất cảm thương cho mình bị loại khỏi sự thấy biết không có giới hạn của đức Thế Tôn. Bạch đức Thế Tôn, con thường ngồi hay đi một mình dưới cây trong rừng, nghĩ rằng chúng con đồng nhập pháp tánh, tại sao đức Thế Tôn cứu độ cho bằng giáo pháp cỗ xe thấp nhỏ? Nhưng đó là lỗi tại chúng con, không phải tại đức Thế Tôn. Bởi lẽ nếu chúng con biết mong đợi đức Thế Tôn nói cho về nhân tố thành tựu tuệ giác vô thượng, thì chắc chắn đã được cứu độ bằng giáo pháp cỗ xe vĩ đại. Nhưng chúng con không nhận thức được sự phương tiện tùy nghi thuyết pháp của đức Thế Tôn; mới nghe đức Thế Tôn thuyết pháp, gặp giáo pháp thấp nhỏ là chúng con tin tưởng, tiếp nhận, tư duy và chứng lấy. Do đó, bạch đức Thế Tôn, hồi nào đến giờ, con thường tự trách suốt ngày suốt đêm. Nhưng ngày nay, từ đức Thế Tôn, con được nghe cái pháp chưa từng có mà trước đây con chưa nghe, nên hết sạch hoài nghi, thân tâm thư thái, hoàn toàn ổn định. Ngày nay con mới biết mình thật con Phật, sinh ra từ sự giáo huấn của Phật, sinh ra từ sự hóa cải của Pháp, hưởng được tài sản về Pháp của Phật. Tôn giả Xá lợi Phất muốn lặp lại ý nghĩa đã thưa, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

(1) Nay nghe tiếng nói

của pháp như vầy,

con cảm nhận được

sự chưa từng có,

trong lòng phát sinh

nỗi mừng to lớn,

vì đã phá hết

mạng lưới hoài nghi.

Xưa nay con nhờ

Thế Tôn giáo hóa,

ngày nay không mất

cỗ xe vĩ đại.

(2) Tiếng nói Thế Tôn

thật là hiếm có,

trừ được lo buồn

cho bao chúng sinh.

Con là một người

đã hết phiền não,

mà nghe tiếng ấy

cũng hết lo buồn.

(3) Ở trong hang núi

hay dưới cây rừng,

con ngồi trầm tư

hoặc đi kinh hành,

lòng thường nghĩ đến

sự thể sau đây.

(4) - Sự thể mà con

rất tự thống trách:

tại sao chính mình

tự lừa gạt mình! -

Rằng cũng toàn là

đệ tử Thế Tôn,

cũng đồng nhập được

pháp tánh thuần khiết,

vậy mà chúng con

trong thì vị lai

không thể tuyên thuyết

về pháp vô thượng!

(5) Băm hai tướng quí

toàn màu hoàng kim,

mười đại năng lực

tám sự giải thoát,

chúng con cùng chung

pháp tánh đồng nhất,

vậy mà không được

những thành quả ấy!

(6) Cho đến tám mươi

vẻ đẹp tinh túy,

cùng với mười tám

những sự đặc biệt,

thành quả như vậy

chúng con mất cả!

(7) Mỗi khi con đi

kinh hành một mình,

hồi tưởng Thế Tôn

ở giữa các chúng,

rõ ràng danh ngài

vang động mười phương,

ích lợi rộng lớn

cho bao chúng sinh.

Hồi tưởng như vậy,

con nghĩ phận mình

mất hết thành quả

cao cả đến thế -

Thì ra chính con

đã dối gạt mình!

(8) Con thường ngày đêm

nghĩ sự thể này,

và muốn đem ra

xin hỏi Thế Tôn

như thế thật sự

con mất, không mất?

(9) Mỗi khi được thấy

Thế Tôn ca tụng

chư vị Bồ tát,

thì cả ngày đêm

con suy ngẫm mãi

về sự kiện ấy.

(10) Nay con được nghe

tiếng nói Thế Tôn,

biết ngài tùy nghi

phương tiện thuyết pháp,

cuối cùng thuyết thẳng

về pháp hoàn hảo

ngoài tầm nghĩ bàn,

làm cho các chúng

đều được đến ngồi

nơi Bồ đề tràng.

(11) Phần con thì vốn

vướng mắc tà kiến,

làm thầy các vị

Phạn chí ngoại đạo,

Thế Tôn biết rõ

tâm tính của con,

nhổ cho tà kiến

chỉ cho Niết bàn.

(12) Con loại trừ hết

tư tưởng tà kiến,

nơi nguyên lý Không

con được chứng lấy,

bây giờ lòng con

tự cho là mình

đã được Niết bàn.

Nhưng mà ngày nay

con mới tự biết

chưa thật Niết bàn.

(13) Phải đến lúc nào

con được làm Phật

có đủ tất cả

băm hai tướng qúi,

chư thiên, nhân loại,

tám bộ long thần

ai cũng tôn kính,

bấy giờ mới được

tự xưng đã chứng

Niết bàn hoàn toàn.

(14) Ở giữa đại hội

các chúng như vầy,

đức Thế Tôn nói

con sẽ làm Phật,

con nghe tiếng pháp

ngài nói như vậy

thì sạch hết cả

hoài nghi hối tiếc.

(15) Khi con mới nghe

đức Thế Tôn nói,

trong lòng cả sợ

ngờ vực hết sức:

phải chăng đây là

ma vương làm Phật

để gây rối loạn

tâm trí của con?

(16) Nhưng rồi Thế Tôn

thiện dụng các thứ

yếu tố, ví dụ,

lời chữ tuyệt hảo,

làm cho lòng con

yên như biển cả:

nghe rồi lòng con

sạch hết ngờ vực.

(17) Thế Tôn nói rõ

vô lượng Phật đà

đã nhập Niết bàn

trong thì quá khứ,

với sự xác lập

trong cách phương tiện,

ngài nào cũng nói

về pháp như vầy.

(18) Ngài nói Phật đà

hiện tại vị lai

số lượng nhiều đến

không thể tính kể,

ngài nào cũng dùng

cách thức phương tiện

tuyên thuyết đến

pháp như thế này.

(19) Ngài nhắc nay ngài

làm như thế nào

trong sự xuất thế

và sự xuất gia,

trong sự thành tựu

tuệ giác vô thượng,

trong sự chuyển đẩy

bánh xe chánh pháp,

cho thấy chính ngài

cũng là vận dụng

cách thức phương tiện

mà nói pháp này.

(20) Thế Tôn công bố

con đường đích thực,

việc ấy ma vương

không thể làm được.

Vì vậy mà con

biết chắc chắn rằng

không phải ma vương

làm ra đức Phật,

chỉ vì con sa

vào lưới ngờ vực

nên bảo đó là

ma vương làm ra.

(21) Tiếng nói dịu ngọt

của đức Thế Tôn

cực kỳ thâm thúy,

diễn đạt về pháp

cực kỳ trong suốt.

Nghe tiếng nói ấy

lòng con sinh ra

vui mừng hết sức,

vì nó hết hẳn

ngờ vực hối tiếc,

đứng vững ở trong

trí tuệ chắc thật.

(22) Là con biết chắc

mình sẽ làm Phật,

chư thiên nhân loại

ai cũng tôn kính,

chuyển đẩy bánh xe

chánh pháp vô thượng,

giáo hóa khai thị

chư vị Bồ tát.

Khi ấy đức Thế Tôn bảo tôn giả Xá Lợi Phất, ngày nay, ở giữa đại hội chư thiên, nhân loại, sa môn, bà la môn, đại loại các chúng như thế này, Như Lai nói rõ cho tôn giả biết, xưa kia, nơi hai vạn ức đức Phật, Như Laituệ giác vô thượng mà luôn luôn giáo hóa cho tôn giả, tôn giả cũng mãi mãi theo học Như Lai. Như Lai đem phương tiện mà dắt dẫn tôn giả, nên đời này tôn giả vẫn được tái sinh trong giáo pháp Như Lai. Xá Lợi Phất, xưa kia Như Lai dạy cho tôn giả phát ra chí nguyện mong cầu tuệ giác Phật đà, vậy mà ngày nay tôn giả quên hết, tự cho mình đã thực hiện Niết bàn. Ngày nay Như Lai muốn làm cho tôn giả nhớ lại chí nguyện ban đầu, và đường đi của chí nguyện ấy, nên sẽ nói cho chư vị Thanh văntôn giả là người đứng đầu, về bản kinh Đại thừa này, mang tên Pháp Hoa, bản kinh dạy cho Bồ tát và được Phật giữ gìn.

Xá Lợi Phất, trong thì vị lai, tôn giả trải qua thời kỳ nhiều đến vô lượng, phụng sự nhiều ức đức Phật, kính giữ chánh pháp của các ngài, đi hết đường đi của Bồ tát rồi, sẽ được thành Phật với danh hiệu Hoa Quang, đủ mười đức hiệu: Bậc Đến như chư Phật, bậc Thích ứng hiến cúng, bậc Biết đúng và khắp, bậc Hoàn hảo sự sáng, bậc Khéo qua Niết bàn, bậc Lý giải vũ trụ, bậc Không ai trên nữa, bậc Thuần hóa mọi người, bậc Thầy cả trời người, bậc Tuệ giác hoàn toàn, bậc Tôn cao nhất đời. Quốc độ của đức Hoa Quang tên là Ly Cấu, bằng phẳng, sạch sẽ, đẹp đẽ, yên vui, sung túc, trời người đông đảo. Đất bằng lưu ly, những đường ngã tám được chạy dây vàng mà phân chia lề đường. Lề đường nào cũng có những hàng cây bằng bảy chất liệu quý báu, hoa trái có luôn.

Đức Hoa Quang cũng đem giáo pháp của ba cỗ xe mà giáo hóa chúng sinh. Xá Lợi Phất, khi đức Hoa Quang xuất thế dẫu không phải thời kỳ dữ dội, nhưng vì chí nguyện ban đầu nên ngài tuyên thuyết đủ hết giáo pháp của ba cỗ xe. Thời kỳ của đức Hoa Quang tên là Đại Bảo Trang Nghiêm. Tại sao được gọi như vậy? Vì trong quốc độ của đức Hoa Quang lấy chư vị Bồ tát làm châu ngọc lớn nhất. Chư vị Bồ tát ấy vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn, toán số ví dụ không thể xác định, phi trí lực của Phật thì không ai biết hết. Chư vị Bồ tát ấy muốn đi thì hoa ngọc nâng chân. Chư vị Bồ tát ấy không phải mới phát tâm, mà toàn là lâu đời gieo trồng gốc rễ công đức, và tu hành phạn hạnh một cách trong sáng ở nơi chư Phật nhiều đến vô số vạn ức, thường được chư Phật tán dương, thường xuyên tu tập tuệ giác chư Phật, có đủ thần thông quảng đại, khéo biết hết thảy cửa ngõ chánh pháp, ngay thẳng chứ không dối trá, trí nhớ rất vững. Bồ tát như vậy đầy cả quốc độ.

Xá lợi Phất, đức Hoa Quang sống lâu mười hai thời kỳ bậc nhỏ, trừ thì gian làm vương tử, chưa thành Phật đà. Người trong quốc độ của ngài sống lâu tám thời kỳ bậc nhỏ. Đức Hoa Quang, sau mười hai thời kỳ bậc nhỏ, trao cho Bồ tát Kiên Mãn lời ghi thành tựu tuệ giác vô thượng, bằng cách bảo chư vị tỷ kheo, rằng vị bồ tát Kiên Mãn này sẽ kế tiếp làm Phật với danh hiệu Hoa túc an hành, bậc Đến như chư Phật, bậc Thích Ứng hiến cúng, bậc Biết đúng và khắp. Quốc độ của vị này cũng y như đã nói ở trên. Xá lợi Phất, đức Hoa Quang nhập diệt rồi, giáo pháp nguyên chất tồn tại ba mươi hai thời kỳ bậc nhỏ, giáo pháp tương tự tồn tại cũng ba mươi hai thời kỳ bậc nhỏ.

Khi ấy đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

(23) Này Xá lợi Phất,

trong thì vị lai

tôn giả thành đấng

Tuệ giác khắp cả,

danh hiệu của ngài

tên là Hoa Quang,

sẽ cứu độ cho

vô lượng các chúng.

(24) Tôn giả phụng sự

vô số Phật đà,

thực hành đầy đủ

việc làm bồ tát,

thành tựu bao nhiêu

phẩm chất Phật đà,

trong đó gồm có

mười đại năng lực,

thì thực hiện được

tuệ giác vô thượng.

(25) Vô số thời kỳ

qua rồi thì đến

thời kỳ có tên

Đại Bảo Trang Nghiêm,

quốc độ có tên

Ly Cấu thế giới:

thế giới trong suốt

không một vết dơ.

(26) Đất bằng lưu ly,

dây vàng chia đường,

cây bằng bảy báu

màu sắc xen nhau

mà lại thường xuyên

hoa có trái có.

(27) Chư vị Bồ tát

của cõi Ly Cấu

thì có trí nhớ

luôn luôn vững chắc;

thần thông quảng đại,

ba la mật đa,

các pháp như vậy

có đủ tất cả;

khéo học khéo tu

đường đi Bồ tát

ở nơi chư Phật

nhiều đến vô số.

Bồ tát đại sĩ

đến như thế này

được sự giáo hóa

của đức Hoa Quang.

(28) Đức Phật Hoa Quang

khi làm vương tử

bỏ ngôi quốc chúa

bỏ cuộc vinh hoa,

cái thân cuối cùng

được đem xuất gia

thành tựu được

tuệ giác Phật đà.

(29) Đức Phật Hoa Quang

sống đến mười hai

thời kỳ bậc nhỏ,

người quốc độ ngài

sống cũng đến số

tám thời kỳ ấy.

(30- Đức Phật Hoa Quang

31) nhập niết bàn rồi,

giáo pháp nguyên chất

tồn tại bâm hai

thời kỳ bậc nhỏ,

hóa độ chúng sinh

một cách rộng rãi.

Giáo pháp nguyên chất

kết thúc xong rồi,

giáo pháp tương tự

tồn taị cũng đến

số bâm hai ấy.

Xá lợi của ngài

phân bủa rộng ra,

nhân loại chư thiên

cùng nhau hiến cúng.

(32) Việc đức Hoa Quang

là như thế đó.

Bậc thánh hoàn hảo

phước đức tuệ giác

cực kỳ siêu việt

tuyệt đối như vậy,

chính là hậu thân

của Xá lợi Phất,

do đó tôn giả

hãy vui mừng lên!

Lúc ấy bốn chúng tám bộ và các chúng khác, nghe thấy tôn giả Xá lợi Phất đối trước đức Thế Tôn tiếp nhận lời ghi được thành tuệ giác vô thượng, thì lòng rất hoan hỷ, phấn chấn vô cùng, người nào cũng cởi những tấm vải thượng thặng đang khoác trên mình mà hiến cúng đức Thế Tôn. Đế Thích, Phạn Vương, cùng vô số thiên nhân, cũng đem vải tuyệt diệu của chư thiên, lại đem hoa quí báu của chư thiên, đại loại như hoa mạn đà và hoa mạn đà lớn, tung rãi mà hiến cúng đức Thế Tôn. Vải tuyệt diệu của chư thiên được tung rải thì tự đứng lại mà xoay chuyển trong không gian. Ở trong không gian còn có trăm ngàn vạn thứ nhạc khí của chư thiên đồng thời hòa tấu, còn có mưa xuống các loại hoa khác nữa cũng của chư thiên. Chư thiên hiến cúng như vậy và thưa, bạch đức Thế Tôn, xưa kiaLộc uyển, lần đầu tiên đức Thế Tôn đã chuyển đẩy bánh xe chánh pháp, ngày nay đức Thế Tôn lại chuyển đẩy bánh xe chánh pháp cực đại và tối thượng. Chư thiên muốn lặp lại ý nghĩa đã thưa, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

(33) Xưa đức Thế Tôn

ở nơi Lộc uyển

chuyển đẩy bánh xe

pháp bốn chân lý,

phân tích trạng thái

sinh ra diệt đi

ở nơi tất cả

năm phần hợp thể.

(34) Nay đức Thế Tôn

lại còn chuyển đẩy

bánh xe chánh pháp

cực đại tối thượng.

Chánh pháp như vậy

cực kỳ sâu xa,

thế gian ít có

người nào tin nổi.

(35) Từ xưa đến nay

chúng con thường nghe

Thế Tôn tuyên thuyết

bao nhiêu chánh pháp,

nhưng chưa bao giờ

được nghe chánh pháp

tối thượng, tinh túy,

sâu xa như vầy.

(36- Thế Tôn tuyên thuyết

37) chánh pháp như vầy,

tất cả chúng con

xin kính tùy hỷ.

Ngài Xá lợi Phất

bậc đại trí tuệ,

ngày nay tiếp nhận

Thế Tôn thọ ký,

chúng con rồi đây

cũng được như vậy:

cũng sẽ chắc chắn

được làm Phật đà,

bậc tối vô thượng

trong cả thế gian.

(38) Tuệ giác Thế Tôn

trên tầm nghĩ bàn,

Thế Tôn tùy nghi

phương tiện tuyên thuyết.

Bao nhiêu phước đức

chúng con có được

trong đời này

hay trong đời trước,

cùng với phước đức

phụng sự Thế Tôn,

chúng con xoay cả

về nơi tuệ giác

của đức Thế Tôn,

nguyện được tuệ ấy.

Lúc ấy tôn giả Xá Lợi Phất thưa, bạch đức Thế Tôn, ngày nay con không còn hoài nghi hối tiếc gì nữa, khi con đích thân đối trước đức Thế Tôn được tiếp nhận lời ngài thọ ký cho con thành tựu tuệ giác vô thượng. Nhưng một ngàn hai trăm vị tâm trí tự tại giải thoát này, mà xưa kia khi ở trong địa vị tu học tiếp tục, đức Thế Tôn thường dạy rằng chánh pháp Như Lainăng lực thoát ly sinh già bịnh chết, cứu cánh Niết bàn; những vị ấy, và những vị tu học tiếp tục hay tu học hoàn tất, ai cũng đem cái việc thoát ly chấp bản ngãchấp có không mà cho rằng mình được Niết bàn. Ngày nay, đối trước đức Thế Tôn, các vị nghe đến điều chưa từng nghe, rơi cả vào sự nghi hoăëc. Lành thay đức Thế Tôn, xin ngày giải thích cho cả bốn chúng về nguyên ủy của điều ấy, để cho các vị thoát khỏi mọi sự hoài nghi hối tiếc. Đức Thế Tôn bảo tôn giả Xá Lợi Phất, Như Lai đã chẳng mới nói trước đây hay sao, rằng chư Phật Như Lai đem các thứ yếu tố, ví dụ và lời chữ mà phương tiện thuyết pháp, pháp ấy toàn là vì tuệ giác vô thượng, bởi lẽ pháp ấy toàn là để giáo hóa Bồ tát. Nhưng, Xá Lợi Phất, bây giờ Như Lai lấy một sự ví dụ để nói rõ thêm về ý nghiã ấy. Những người có trí thì do sự ví dụ mà được lý giải.

Xá Lợi Phất, ví như tại một khu dân cư của một thủ phủ, có một đại trưởng giả, tuổi già, lắm của, nhiều nhà đất và tôi tớ. Ngôi nhà của ông rộng lớn nhưng chỉ có một cửa. Nhiều người, một trăm hai trăm cho đến năm trăm, cùng ở trong đó. Nhưng ngôi nhà ấy, lầu gác nhà chính mà cũng đã hư cũ, tường vách lở rã, chân cột hư mục, rường nhà và đòn nóc đã xiêu nghiêng cả. Và đột nhiên bốn phía cùng lúc dậy lửa, đốt cháy nhà cửa.

Con của đại trưởng giả có đến mười người, hoặc đến ba mươi người, vẫn ở trong ngôi nhà ấy. Đại trưởng giả thấy lửa dữ bốn phiá dậy lên thì hết sức kinh sợ, nghĩ rằng dầu ta có thể do nơi cái cửa của ngôi nhà đang cháy này mà thoát ra một cách an toàn, nhưng các con ta thì ở trong nhà lửa như vầy mà vẫn ham chơi giỡn, không hay không biết, không kinh không sợ. Hơi lửa đã xáp đến nơi mình, nóng rát như cắt mà lòng vẫn không chán không lo, không có ý gì thoát chạy. Đại trưởng giả lại nghĩ, thân mình và cánh tay của ta rất mạnh, ta có thể dùng vạt áo hoặc ghế đẳng, gom các con lại ôm mà chạy ra. Nhưng đại trưởng giả lại nghĩ, ngôi nhà như vầy chỉ có một cửa, cửa ấy lại nhỏ hẹp. Các con nhỏ dại, chưa biết gì hết, lại lưu luyến đam mê chỗ chúng đang chơi, nên có thể có đứa rơi xuống mà bị lửa đốt cháy. Vậy ta nên nói cho các con biết sự thể khủng khiếp, rằng ngôi nhà đã cháy, phải thoát cho mau, đừng để lửa đốt cháy mất. Nghĩ rồi, đại trưởng giả nói hết cho các con nghe những điều mình nghĩ, và dục các con cấp tốc chạy ra. Nhưng, người cha thương xót và khéo bảo, mà những đứa con của ông vẫn ham chơi giỡn, không tin không sợ, không có lòng nào muốn ra, cũng không biết lửa là gì, nhà ra sao, cháy mất là thế nào, chỉ biết chạy qua chạy lại, giỡn cười và nhìn cha mà thôi.

Đại trưởng giả thấy vậy nghĩ rằng, ngôi nhà này đang bị lửa dữ đốt cháy, ta với con ta không thoát gấp thì chắc chắn bị đốt. Ta phải lập chước phương tiện để làm cho các con khỏi bị tai họa. Là cha nên đại trưởng giả biết trước đây tâm lý các con mỗi đứa có một sở thích. Những đồ chơi quý, đẹp và lạ, ý chúng chắc chắn rất ham. Ông bảo, cha có những đồ chơi mà các con rất thích. Những đồ ấy hiếm có, khó được, các con không lấy thì sau tất hối tiếc. Những đồ ấy là các cỗ xe dê, các cỗ xe hươu và các cỗ xe bò, hiện cha để cả ở ngoài cửa, các con có thể ra lấy mà chơi. Hãy chạy ra khỏi ngôi nhà lửa này tức khắc, các con muốn chơi thứ nào cha cũng cho cả. Các con nghe cha nói đến đồ chơi vừa quý vừa đẹp thì trúng ý của chúng, nên đứa nào cũng đâm ra hăng hái, xô nhau, đẩy nhau, đua nhau mà chạy, giành nhau mà thoát khỏi nhà lửa.

Khi đại trưởng giả thấy các con ra được an toàn, ngồi cả nơi chỗ đất trống ở giữa ngã tư, không còn gì phải e ngại nữa, thì lòng ông khoan khoái, vui mừng rộn rã. Bấy giờ các con ông cùng thưa, đồ chơi cha hứa, xe dê xe hươu xe bò ở đâu, xin cha cho liền đi. Xá Lợi Phất, khi ấy đại trưởng giả cấp cho các con mỗi đứa một cỗ xe lớn như nhau. Cỗ xe ấy cao mà lại rộng, trang hoàng bằng các thứ ngọc. Lan can bao quanh, chuông nhỏ treo bốn phía. Phần trên thì mui trần được căng riềm màn, và hai thứ này cũng được trang trí bằng những thứ ngọc kỳ lạ, màu sắc xen nhau. Những đường dây kết ngọc thì mắc như đan với nhau, kết thắt dải hoa mà treo rủ xuống. Lại phủ bằng lụa trắng có tua với chỉ xâu hạt ngọc, và đặt những đệm gối màu hồng. Cỗ xe được kéo bằng con bò trắng, da dẻ đầy đặn, sạch sẽ, thân hình đã lớn lại đẹp, gân sức rất mạnh, bước đi bằng phẳng ngay ngắn, và đi mau như gió. Cỗ xe còn có nhiều kẻ thị tùng để hầu hạ và chăm sóc. Đại trưởng giả tài sản giàu có vô lượng, mọi thứ kho tàng đều tràn đầy, nên ông nghĩ, với tài sản ấy, ta không nên cho các con những cỗ xe xấu nhỏ. Những đứa bé này toàn là con ta, ta thương đồng đều. Những cỗ xe lớn làm bằng bảy chất liệu quý báu như trên, ta có vô số. Ta nên đồng đều mà cho các con, không nên đối xử sai biệt. Tài sản của ta chu cấp cả nước còn không thiếu, huống chi các con. Bấy giờ các con của đại trưởng giả cùng ngồi những cỗ xe lớn, được sự chưa từng có, ngoài lòng mong ước.

Xá Lợi Phất, tôn giả nghĩ thế nào, đại trưởng lão đồng đều cấp cho các con những cỗ xe lớn quý báu như vậy, có dối trá không? Tôn giả Xá lợi Phất thưa, không, bạch đức Thế Tôn. Đại trưởng giả ấy chỉ cốt làm cho các con ông thoát được hỏa hoạn, toàn vẹn tính mạng, nên không phải dối trá. Tính mạng toàn vẹn là kể như đã được đồ chơi đẹp và thích rồi, huống chi đây chỉ là chước phương tiện của ông cứu các con ông thoát khỏi nhà lửa. Bạch đức Thế Tôn, đại trưởng giả ấy đến nỗi không cho một cỗ xe nhỏ nhất, cũng không phải là dối trá, vì ông vốn nghĩ ta lập chước phương tiện để làm cho các con thoát ra. Vì nghĩ như vậy nên ông đâu có dối trá. Huống chi ông còn biết mình giàu có vô lượng, muốn lợi cho các con nên đồng đều cấp cho những cỗ xe lớn.

Đức Thế Tôn bảo tôn giả Xá lợi Phất, tốt lắm, đúng như lời tôn giả nói. Xá lợi Phất, Như Lai cũng như đại trưởng giả ấy. Như Laitừ phụ của cả thế gian. Như Lai không còn một cách hoàn toàn những sự kinh khủng, suy biến, lo buồn, những sự đen tối che phủ của vô minh. Như Lai thành tựu một cách đầy đủ sự thấy biết không có giới hạn mà nội dung gồm có đại năng lực và sự không sợ, có sức mạnh đại thần thôngsức mạnh đại tuệ giác, có phương tiện toàn hảo và trí tuệ toàn hảo, lòng hiền từ bao la và lòng thương xót bao la thì vĩnh viễn không còn biết chán biết mệt. Rồi vì thường xuyên tìm kiếm những việc tốt lành mà làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, nên Như Lai sinh vào nhà lửa ba cõi vừa lửa vừa mục để cứu vớt chúng sinh vượt qua lửa dữ của sinh già bịnh chết, của lo buồn đau khổ, của ba độc tố vô minh, dục vọnghận thù, giáo hóa cho họ đạt được tuệ giác vô thượng.

Như Lai thấy chúng sinh bị nung nấu thiêu đốt bởi sinh già bịnh chết, bởi lo buồn đau khổ. Lại vì năm thứ dục lạc, vì tiền tài danh lợi mà chịu đủ khổ sở. Ham hố đeo đuổi những thứ ấy nên hiện tại đã chịu đau khổ đủ cách, mai sau còn bị sa vào địa ngục ngạ quỉ súc sinh. Giả sử sinh lên chư thiên hay sinh trong nhân loại thì bần cùng khốn khổ, khổ vì ân áibiệt ly, khổ vì thù ghét mà chạm mặt. Cùng loại như vậy còn có bao nhiêu đau khổ khác nữa, chúng sinh chìm ngập trong đó mà vẫn vui thích, chơi giỡn, không hay không biết, không kinh không sợ, không hề phát chán, không mong thoát ly. Trong nhà lửa ba cõi, chúng sinh bôn ba qua lại, gặp phải khổ lớn mà không cho là tai họa. Xá lợi Phất, Như Lai thấy như vậy nên nghĩ rằng Như Laitừ phụ của chúng sinh, Như Lai phải cứu vớt khổ nạn cho họ, cho họ vô lượng vô biên cái vui của tuệ giác Phật đà để họ được vui chơi trong đó.

Nhưng mà, Xá lợi Phất, Như Lai nghĩ tiếp, nếu Như Lai chỉ dùng sức mạnh thần thôngsức mạnh tuệ giác, bỏ cách nói phương tiện, chỉ tán dương thẳng cho chúng sinh nghe về sự thấy biết của Phật đà mà nội dung gồm đủ các phẩm chất đại loại như mười đại năng lực và bốn sự không sợ, thì chúng sinh không thể nhờ vậy mà được giải thoát. Vì sao, vì chúng sinh chưa khỏi sinh già bịnh chết, lo buồn đau khổ; họ đang bị nung đốt trong nhà lửa ba cõi thì còn làm sao lĩnh hội được tuệ giác Phật đà. Xá lợi Phất, như đại trưởng giảsức mạnh của thân hình và cánh tay mà không dùng được, chỉ dùng được phương tiện thiết tha khuyên bảo, cứu các con thoát khỏi cái họa nhà lửa, rồi sau đó cho mỗi đứa một cỗ xe lớn quý báu. Như Lai cũng vậy, dẫu có mười đại năng lực và bốn sự không sợ mà không dùng được, dùng được chỉ có phương tiện của tuệ giác: ở trong nhà lửa ba cõi, vì cứu thoát chúng sinh nên nói cho họ về ba cỗ xe là cỗ xe Thanh văn, cỗ xe Duyên giác và cỗ xe Phật đà, khuyến cáo rằng các người đừng ham ở trong nhà lửa ba cõi, đừng ham năm thứ hình sắc, âm thanh, hơi hướng, mùi vịtiếp xúc, loại thô xấu tồi tệ. Tham thì ái, và như vậy là bị thiêu đốt. Các người hãy cấp tốc thoát khỏi ba cõi thì sẽ được ba cỗ xe: cỗ xe Thanh văn, cỗ xe Duyên giác và cỗ xe Phật đà. Như Lai bảo đảm việc ấy, không dối gạt chút nào. Các người hãy nỗ lựctinh tiến. Như Lai thiện dụng phương tiện như vậy mà dẫn dụ chúng sinh tiến lên, lại bảo, các người phải biết ba cỗ xe này toàn là những giáo pháp được các vị thánh trí tán tụng, tự tại chứ không lệ thuộc, không nương tựa cầu hồ. Ngồi ba cỗ xe này thì vui thú với bao phẩm chất thuần khiết đại loại như năm căn bản, năm năng lực, bảy thành phần tuệ giác, tám thành phần đường chánh, bốn thiền, bốn định, tám sự giải thoát, ba pháp tam muội, thể hiện vô lượng yên vui.

Xá lợi Phất, nếu người nào bản thân có khả năng tuệ giác, theo Phật nghe pháptin tưởng tiếp nhận, thiết tha tinh tiến, nhưng ước muốn cấp tốc thoát ra ba cõi nên cầu tự Niết bàn, đó là theo cỗ xe Thanh văn, như những người con nào của đại trưởng giả vì được cỗ xe dê mà chạy khỏi nhà lửa. Nếu người nào theo Phật nghe pháptin tưởng tiếp nhận, thiết tha tinh tiến, nhưng cầu tuệ giác tự nhiên, thích đơn độc, khéo vắng lặng, biết sâu nguyên lý duyên khởi của các pháp, đó là theo cỗ xe Duyên giác, như những người con nào của đại trưởng giả vì được cỗ xe hươu mà khỏi nhà lửa. Nếu người nào theo Phật nghe pháptin tưởng tiếp nhận, thiết tha tinh tiến, nhưng cầu tuệ giác hoàn toàntuệ giác Phật đà, tuệ giác tự nhiên, tuệ giác không thầy, nói tóm là cầu sự thấy biết của Phật đà mà nội dung có đủ các phẩm chất như mười đại năng lực, bốn sự không sợ, và cầu như vậy là vì thương tưởng, muốn đem lại yên vui cho vô số chúng sinh, ích lợi cho tất cả chư thiên nhân loại, cứu độ cho hết thảy đều được giải thoát, đó là theo cỗ xe vĩ đại, Bồ tát cầu xe vĩ đại ấy nên gọi là người vĩ đại, như những người con nào của đại trưởng giả vì được cỗ xe bò mà chạy khỏi nhà lửa.

Xá Lợi Phất, như đại trưởng giả thấy các con thoát khỏi nhà lửa một cách an toàn, đến chỗ không còn sợ hãi rồi, tự biết tài sản vô lượng nên, một cách đồng đều, chỉ đem những cỗ xe lớn mà cho các con. Như Lai cũng vậy. Là Từ ï phụ của chúng sinh, nên Như Lai thấy vô số con số ức ngàn chúng sinh do cái cửa giáo pháp của Như Laithoát khỏi cái khổ, cái chỗ nguy hiểm khủng khiếp là ba cõi, được Niết bàn yên vui rồi, liền nghĩ, Như Laituệ giác vô giới hạn là kho tàng đầy các phẩm chất Phật đàđại loại như mười đại năng lực, bốn sự không sợ; các loại chúng sinh vừa nói đều là con của Như Lai, Như Lai phải đồng đều đem cỗ xe vĩ đại mà cho họ. Như Lai không để cho có ai chỉ được Niết bàn riêng biệt; người nào Như Lai cũng đem Niết bàn của Như Lai mà làm cho họ Niết bàn. Các loại chúng sinh đã thoát khỏi ba cõi như trên, người nào Như Lai cũng cho chính những yếu tố vui thú của Như Laiđại loại như bốn thiền, bốn định, tám sự giải thoát... Yếu tố như vậy toàn một sắc thái và một phẩm chất, ấy là được chư vị thánh trí ca tụng và có năng lực phát sinh cái vui trong suốt, tinh túy và bậc nhất.

Xá Lợi Phất, như đại trưởng giả ban đầu đem cả ba loại xe mà dẫn dụ các con, nhưng sau đó chỉ cho những cỗ xe cao lớn, những cỗ xe trang hoàng bảo vậtan toàn bậc nhất. Cho như vậy mà đại trưởng giả không có cái lỗi dối trá. Như Lai cũng vậy, không dối trá gì cả trong cái việc ban đầu nói ba cỗ xe để dẫn dụ chúng sinh, nhưng sau đó chỉ đem cỗ xe Vĩ đại mà đưa họ đến Niết bàn hoàn toàn. Như Lai làm như vậy vì Như Laituệ giác vô giới hạn là kho tàng đầy các phẩm chất Phật đàđại loại như mười đại năng lực và bốn sự không sợ, có thể ban cho hết thảy chúng sinh bằng giáo pháp cỗ xe Vĩ đại - Có điều không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận được cả.

Xá Lợi Phất, với nguyên ủy đã nói trên đây, chư vị phải hiểu Như Lai do phương tiện lực nên chỉ có một loại xe Phật đà mà nói ra ba loại xe khác nhau.

Đức Thế Tôn muốn lập lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

(39-42) Như đại trưởng giả

có ngôi nhà lớn.

Ngôi nhà đã cũ

mà lại hư rã.

Ngay cái nhà chính

đã cao lại nguy:

Cột với chân cột

thì đã mục gãy.

Rường và đòn nóc

đều xiêu nghiêng cả.

Nền nhà thềm nhà

sụp lở hư hỏng.

Tường vách đổ nát

vôi hồ đổ rơi.

Mái lợp thủng lỗ

rơi đổ loạn xạ.

Đòn tay xà ngang

trật khớp sẩy ra.

Đây đó khắp nơi

bị chận bị lấp,

quanh co gồ ghề,

tràn trề dơ bẩn.

Đang ở trong đó

có năm trăm người.

Vậy mà trong đó

có những chim dữ:

cú mèo, chim kiêu,

chim cắt, chim thứu,

cùng với quạ, khách,

tu hú, bồ câu...

(43) Lại còn các loại

bò sát thú dữ:

hổ mang, rắn độc,

rắn phúc, bò cạp,

rít với du diên,

cọp vách, sâu chiếu;

chồn dứu, chồn cầy,

chuột nhắt, loại chuột.

(44) Sâu bọ độc dữ

dọc ngang chen nhau.

Phân với nước tiểu

hôi thối cùng cực,

đủ thứ dơ bẩn

chảy ra lan tràn,

bọ hung, sâu giòi

tập trung trên đó.

Cáo, sói, dã can

nhai gặm dẫm đạp,

cắn xé thây chết

xương thịt bừa bãi.

(45-46) Do đó bầy chó

đua nhau vồ chụp.

Chúng đói cuồng cuồng

xục xạo tìm ăn,

tranh giành móc kéo,

gừ cắn rống tru.

Ngôi nhà kinh khủng

đến như thế đó.

(47-48) Khắp mọi nơi chỗ

đều có yêu quái,

ác quỷ dạ xoa

chuyên ăn thịt người.

Bò sát độc điạ

chim muông hung hãn

sinh sản ấp nuôi

đều cố cất giữ,

vẫn bị dạ xoa

giành nhau bắt ăn.

(49) Ăn no nê rồi

bản chất hung dữ

lại càng hăng lên,

những tiếng của chúng

đánh nhau giành nhau

thật là rùng rợn.

(50) Lại còn lũ quỷ

tên Cưu bàn trà,

ngồi xoạc đất bằng

ngồi xổm đất cục,

có khi cách đất

một vài thước ngắn

lướt qua rảo lại

nghênh ngang đùa giỡn.

(51) Chúng túm chân chó

vật cho thất thanh,

lấy chân chắn cổ

khủng bố mà chơi.

(52) Lại có những quỷ

thân hình cao lớn

trần truồng đen ốm

thường ở nhà này,

phát tiếng dữ lớn

thét gào tìm ăn.

(53) Lại có những quỷ

cổ nhỏ như kim,

lại có những quỷ

đầu như đầu bò,

giành nhau tìm ăn

thịt người thịt chó,

đầu tóc bù rối

tàn bạo hung dữ,

đói khát thúc bách

vừa gào vừa chạy.

(54) Dạ xoa, quỷ đói,

chim muông độc dữ,

đói khát hành hạ

loạn chạy bốn phía,

rình rập lén dòm

qua các cửa sổ.

(55) Ngôi nhà nguy hiểm

khủng khiếp vô cùng,

mà lại cũ kỹ

mục nát như vậy,

là nơi thuộc về

một đại trưởng giả.

(56) Ông mới đi ra

chưa được bao lâu,

sau đó ngôi nhà

bỗng nhiên dậy lửa,

bốn phiá cùng lúc

lửa ngọn bùng lên.

(57) Đòn nóc, rường nhà,

đòn tay, trụ cột,

tách nổ vang động

gãy ngã sa rớt,

cả tường với vách

đổ nhào xuống hết.

Những loại quỷ quái

hét lên kêu gào.

(58) Những thứ chim dữ

loại như cắt, thứu,

những thứ quỷ dữ

loại như Bàn trà,

kinh hãi bàng hoàng

không tự thoát được.

Thú dữ trùng độc

chui núp hang lỗ.

(59) Quỷ Tỳ xá xà

cũng kẹt trong đó,

vì mỏng phước đức

nên bị lửa cháy

chúng càng tàn bạo

sát hại lẫn nhau,

giành nhau ăn thịt

uống máu lẫn nhau.

(60) Loại như dã can

đã chết trước cả,

những thứ dữ lớn

giành nhau ăn nuốt,

những gì còn lại

thì bị đốt cháy,

khói hôi ngùn ngụt

phủ nghẹt bốn mặt.

(61) Rít với du diên,

các loại rắn độc,

bị lửa nung đốt

giành tuôn khỏi huyệt,

thì quỷ Bàn trà

bắt lấy mà ăn.

Còn các quỷ đói

lửa cháy trên đầu,

đói khát nóng rát

kinh hoàng sảng chạy.

(62) Ngôi nhà đang bị

ở trong tình trạng

cực kỳ khủng khiếp,

độc hại, hỏa hoạn,

lắm nạn như vậy,

thì lúc bấy giờ

vị đại trưởng giả

đứng ở ngoài cửa.

(63) Ông nghe người nói

rằng các con ông

ham vui chơi

đã vào nhà ấy,

nhỏ dại ngu ngơ

chỉ biết đùa giỡn.

(64) Ông nghe biết thế

trong lòng kinh sợ,

cấp tốc vào lại

trong ngôi nhà lửa,

tìm cách cứu con

cho khỏi chết cháy.

(65) Ông nói cho chúng

biết mọi tai họa:

quỷ dữ, trùng độc,

cùng với lửa lớn,

khổ nạn như vậy

nối nhau không ngừng.

(66) Rắn độc, hổ mang,

cùng với rắn phúc,

lại còn những quỷ

Dạ xoa, Bàn trà,

dã can, chồn cáo,

và các loài chó,

chim cắt, chim thứu,

cú mèo, chim kiêu,

những thứ cùng loại

với giống sâu chiếu,

tất cả đều đang

đói khát nóng rát,

khiến chúng thành ra

cùng cực đáng sợ.

(67) Ngôi nhà dẫy đầy

tai họa như vậy,

huống chi còn bị

lửa dữ đang đốt.

(68) Các con ngu ngơ

dẫu nghe cha nói,

vẫn cứ say sưa

chơi giỡn không ngừng.

(69) Trưởng giả lúc ấy

nghĩ như thế này:

Các con như vậy

làm ta càng lo.

Ngôi nhà bây giờ

có gì vui đâu,

vậy mà các con

vẫn mê chơi giỡn,

không chịu nghe lời

của ta nói cho,

và chúng sắp sửa

bị lửa đốt cháy.

(70) Ông liền nghĩ ngay

một chước phương tiện.

(71) Ông bảo: Các con,

cha có đủ thứ

đồ chơi quý báu,

là những cỗ xe

vừa đẹp vừa tốt

trang trí vàng ngọc:

xe dê, xe hươu

xe bò to lớn.

(72) Những cỗ xe ấy

hiện ở ngoài cửa.

Tất cả các con

hãy chạy ra gấp!

Cha vì các con

mà đã làm ra

những cỗ xe ấy.

Tùy ý các con

ưa thích thứ nào

ra lấy mà chơi.

(73) Các con nghe nói

những xe như vậy,

tức thì đua nhau

chạy mau mà ra,

đến nơi đất trống

hết mọi khổ nạn.

(74) Trưởng giả thấy con

thoát khỏi nhà lửa

đến chỗ ngã tư,

thì ông ngồi trên

chỗ ngồi sư tử,

mà tự mừng rằng

bây giờ lòng ta

đã vui thích rồi!

(75) Những đứa con này

sinh dưỡng rất khó,

nhỏ dại ngu ngơ

mà vào nhà hiểm,

nơi đầy thú vật

quỷ quái đáng sợ.

(76) Lửa lớn ngọn dữ

bốn phía bùng lên,

mà các con ta

vẫn ham chơi giỡn.

Nay đã cứu được

cho chúng thoát nạn,

nên trong giờ này

lòng ta vui thỏa.

(77) Các con biết cha

đã ngồi yên rồi,

cùng nhau bước đến

mà thưa với cha,

xin cho chúng con

ba thứ xe quý.

(78) Như cha đã hứa

các con thoát ra

thì cho ba xe

tùy theo ý muốn,

nay đã đến lúc,

xin cha cấp cho.

(79) Trưởng giả giàu lớn

kho tàng quá nhiều

bạc, vàng, lưu ly,

xa cừ, mã não...

(80) Ông đem của ấy

làm những xe lớn,

trang trí huy hoàng:

lan can bao quanh,

chuông treo bốn phía,

dây vàng đan nhau,

mạng lưới kết ngọc

trương phủ trên xe.

(81) Những dải hoa đẹp

kết hoa vàng thật,

chỗ nào cũng được

treo mắc rủ xuống.

Đủ thứ lụa là

đầy các màu sắc,

trang trí xen vào

khắp cả quanh xe.

(82) Lụa dày bông tơ

đem ra làm nệm.

Và vải bạch điệp

loại thượng hảo hạng,

giá đáng cả ngàn

cả ức tiền bạc,

tươi trắng sạch sẽ,

đem phủ lên trên.

(83) Những con bò trắng

mập mạnh nhiều sức

thân hình lớn đẹp,

kéo những xe ấy.

Cỗ xe còn có

nhiều người thị tùng

để lo công việc

phục dịch hộ vệ.

(84) Trưởng giả đem những

cỗ xe báu ấy

đồng đều mà cấp

cho các con ông.

Bấy giờ con ông

vui mừng rộn rã,

ngồi xe báu này

dạo cả bốn phương,

vui chơi thích thú

tự tại vô ngại.

(85) Này Xá Lợi Phất,

Như Lai cũng vậy:

là bậc cực tôn

trong các bậc thánh,

từ bi phụ

của cả thế gian.

Hết thảy chúng sinh

toàn con Như Lai,

đắm sâu thú vui

thế giới ba cõi

mà không hề có

tâm thức sáng suốt.

(86) Ba cõi không yên

in như nhà lửa,

khổ não tràn đầy

thật đáng khiếp sợ:

Sinh già bịnh chết

cùng với lo buồn,

những ngọn lửa ấy

thường xuyên bùng lên.

(87) Như Lai đã rời

nhà lửa ba cõi,

vắng bặt ở yên

rừng thanh nội tĩnh.

Nhưng ba cõi này

toàn thuộc Như Lai,

chúng sinh trong đó

con Như Lai cả.

(88) Ba cõi như vậy

tai họa quá nhiều,

và chỉ Như Lai

mới cứu giúp được.

Nhưng dẫu Như Lai

nói cho đủ hết,

chúng sinh ấy

vẫn không tin nhận.

Như vậy là vì

chúng sinh tham trước

sâu nặng quá lắm

vào những dục lạc.

(89) Do đó Như Lai

phải dùng phương tiện:

thuyết cho chúng sinh

cả ba cỗ xe,

chỉ cho chúng sinh

biết khổ ba cõi,

và dạy cho họ

phương cách thoát ra.

(90) Các loại chúng sinh

con của Như Lai

có người đạt được

tuệ tâm quyết định,

đủ ba minh trí

với sáu thần thông;

có người đạt đến

tuệ giác Duyên giác;

có người thành bậc

Bồ tát bất thoái.

(91) Này Xá Lợi Phất,

Như Lai đưa ra

ví dụ như vầy

là để nói cho

tất cả các người

về cỗ xe Phật.

Các người tin nhận

lời Như Lai nói,

thì ai cũng sẽ

được thành Phật đà.

(92) Cỗ xe Phật ấy

đẹp sạch bậc nhất,

cả thế gian này

không gì hơn nữa.

Xe ấy Như Lai

đẹp dạ chấp thuận,

hết thảy chúng sinh

đều nên hiến cúng

ca tụng tán dương

một lòng kính lạy.

(93) Xe ấy đủ hết

vô số ức ngàn

các đại năng lực

các sự giải thoát

các thiền các định

cùng với tuệ giác,

bao phẩm chất khác

của chư Phật đà.

(94-95) Được xe như vậy

chúng sinh các con

suốt cả ngày đêm,

suốt hết cho đến

vô số thời kỳ,

thường được dạo chơi;

cùng chư Bồ tát

và chư Thanh văn

ngồi trên cỗ xe

quý báu như vậy

đi thẳng đến

nơi Bồ đề tràng.

(96) Vì lý do ấy,

tìm kỹ mười phương

không thấy còn có

cỗ xe nào khác,

trừ ra Như Lai

phương tiện thiết lập.

(97) Này Xá Lợi Phất,

tất cả các người

toàn con Như Lai,

Như Lai là cha.

Đã lắm thời kỳ

các người bị đốt

vì bao đau khổ,

Như Lai giải cứu

làm cho các người

thoát ra ba cõi.

(98) Như Lai trước đây

dầu nói các người

đã được Niết bàn,

nhưng mà thật ra

chỉ hết sống chết

chưa thật Niết bàn.

Cho nên mọi việc

ngày nay phải làm

là chỉ hướng vào

tuệ giác Phật đà.

(99) Vị Bồ tát nào

trong đại hội này

cũng có khả năng

chuyên chú lắng nghe

về pháp thật ấy

của Như Lai dạy,

rằng dẫu Như Lai

áp dụng phương tiện,

nhưng người được dạy

toàn là Bồ tát.

(100) Những ai trí nhỏ

đắm sâu ái dục,

Như Lai vì họ

nói chân lý khổ;

họ mừng vì được

sự chưa từng có,

khi họ biết rõ

khổ ấy thật khổ,

không thể làm cho

khác đi vui lên.

(101) Nếu có người nào

không biết nhân khổ,

vướng sâu nhân ấy

tạm thoát không nổi,

Như Lai vì họ

phương tiện giải thích,

cho họ tỉnh ngộ

ý thức trọn vẹn

nguyên nhân đau khổ

gốc ở ái dục.

(102) Ái dục diệt trừ,

không còn chỗ dựa

thì khổ tận diệt,

như vậy gọi là

chân lý diệt khổ.

chân lý ấy

tu chân

về đường diệt khổ,

thoát khổ ràng buộc

được giải thoát.

(103) Nhưng được giải thoát

đối với cái gì?

Thì chỉ là vì

thoát ly hư ảo

mà được gọi là

giải thoát mà thôi,

kỳ thật chưa được

giải thoát hoàn toàn.

(104) Như Lai nói rằng

những người như vậy

chưa thật Niết bàn,

vì những người ấy

thoát mà chưa được

tuệ giác vô thượng.

Ý của Như Lai

là như thế đó:

Không muốn đưa đến

Niết bàn như vậy.

Như Lai là vua

của tất cả pháp,

tự tại tuyên bố

đối với mọi sự;

và muốn đem lại

yên vui hoàn toàn

cho bao chúng sinh,

cho nên Như Lai

đã xuất hiện ra

trong thế gian này.

(105) Này Xá Lợi Phất,

ấn tín về pháp

của Như Lai đây,

Như Lai vì muốn

ích lợi cho đời

nên công bố ra.

Chư vị cần phải

truyền bá khắp nơi,

mặc dầu đến đâu

chư vị cũng vẫn

không được tuyên truyền

một cách bừa bãi.

(106) Ai nghe pháp này

tùy hỷ, kính nhận,

thì biết người ấy

là bậc bất thoái.

(107) Nếu ai tin được

pháp của Pháp Hoa,

thì biết người ấy

từng gặp chư Phật

trong thì quá khứ,

cung kính phụng sự

và cũng từng nghe

về pháp như vầy.

(108) Những ai tin nổi

về pháp như vầy

do tôn giả nói,

thì những người ấy

thấy được Như Lai

thấy được tôn giả

thấy tỷ kheo Tăng

Bồ tát chúng.

(109) Bản kinh Pháp Hoa

như thế này đây

là nói cho người

trí tuệ sâu xa,

còn người biết cạn

mà nghe kinh này

thì tất bối rối

không thể lý giải.

Trí lực các vị

Thanh văn Duyên giác

mà còn bất cập

đối với kinh này.

(110) Ngay như tôn giả

đối với kinh này

còn nhờ đức tin

mới bước vào được,

huống chư Thanh văn

khác ngoài tôn giả.

Chư Thanh văn ấy

vì tin vào lời

của Như Lai nói

mà theo kinh này,

không phải trí họ

có thể tự theo.

(111) Nên Xá Lợi Phất,

đối với những kẻ

kiêu căng biếng nhác

chấp trước bản ngã

thì đừng nói cho

về bản kinh này.

Những kẻ phàm phu

trí thức nông nổi,

dính cứng vào trong

năm thứ dục lạc,

dâãu nghe kinh này

cũng không hiểu được,

thì cũng đừng nói

cho họ kinh này.

(112) Những ai phỉ báng

không tin kinh này,

làm cho tuyệt mất

giống Phật trong đời,

những ai nhăn mặt

hoài nghi kinh này,

thì bao tội báo

của những kẻ ấy,

tôn giả hãy nghe

Như Lai nói đến.

(113) Như Lai tồn tại

hay nhập diệt rồi,

những ai phỉ báng

kinh Pháp Hoa này,

nghe thấy có người

đọc tụng sao chép

kính giữ Pháp Hoa

mà khinh và ghét

mà lòng oán hận,

thì tội báo họ

tôn giả hãy nghe

Như Lai nói đến.

(114) Những người như vậy

sau khi chết rồi

sa vào Vô gián

trọn một thời kỳ.

Sau thời kỳ ấy

lại sa tiếp tục,

triển chuyển cho đến

vô số thời kỳ.

(115) Ra khỏi địa ngục

thì làm súc sinh:

làm chó, dã can,

mình mẩy ốm gầy

đen đủi ghẻ lác

ai cũng hành hạ.

(116) Và vì mọi người

ai cũng gớm ghiếc,

nên thường đói khát

xương thịt khô khan.

(117) Sống với khốn khổ

chết vì ngói đá:

làm mất giống Phật

nên chịu tội ấy.

(118) Nếu làm lạc đà

hoặc làm giống lừa,

thì thường chở nặng

lại bị đánh đập,

chỉ nghĩ cỏ nước

không biết gì hơn:

phỉ báng kinh này

nên bị tội ấy.

(119) Nếu làm dã can

lẩn vào làng xóm,

mình mẩy ghẻ lác

lại mất một mắt,

bị những trẻ con

đánh đập quăng ném,

chịu đủ đau đớn

có khi đến chết.

(120-121) Chết các thân trên

thì làm mãn xà,

mình lớn mà dài

năm trăm do tuần,

điếc, chậm, không chân,

uốn bò bằng bụng,

bị những sâu kiến

xúm lại rỉa ăn,

khốn khổ ngày đêm

không khi nào ngừng:

phỉ báng kinh này

nên bị tội ấy.

(122) Hết làm súc sinh

nếu may làm người

thì các giác quan

u mê đần độn,

thân lùn tướng xấu

tay cong chân quẹo

mắt đui tai điếc

mình cong lưng gù.

(123) Nói ra điều gì

người cũng không tin;

hơi miệng hôi thối

quỷ quái phụ nhập.

(124) Bần cùng, hèn hạ,

bị người sai khiến;

bịnh tật gầy ốm,

không nơi nương tựa.

(125) Làm thân với người

người không đếm xỉa.

Biết được điều gì

cũng liền quên mất.

(126) Nếu học làm thuốc

trị bịnh đúng phép,

mà người thêm bịnh

có khi đến chết.

Nếu mình bị bịnh

không ai cứu chữa,

tuy dùng thuốc hay

bịnh càng thêm dữ.

(127) Người khác phản loạn,

cướp giật trộm cắp,

những tội như vậy

mình bị họa lây.

(128) Tội nhân như vậy

trong thì gian dài

không thấy được Phật -

vua của thánh triết

tuyên thuyết chánh pháp

giáo hóa cho người.

(129) Tội nhân như vậy

thường sinh những chỗ

đủ thứ tai nạn,

điên cuồng điếc lác

tâm trí thác loạn,

trong thì gian dài

không hề nghe được

chánh pháp Như Lai.

(130) Hằng sa thời kỳ,

sinh ra là đã

điếc lác câm ngọng

giác quan không đủ.

(131) Họ ở địa ngục

như dạo vườn hoa,

ở chỗ dữ khác

như ở nhà mình,

lạc đà và lừa

và heo với chó

những loài như vậy

là chỗ họ sinh:

phỉ báng kinh này

nên bị tội ấy.

(132) Nếu được làm người

thì tự trang sức

bằng điếc với mù

bằng câm với ngọng

bằng nghèo với hèn

bằng bao suy biến.

(133) Lại tự trang phục

bằng các thứ bịnh

đại loại như là

thủng nước, khô nóng,

lở lói, phong hủi,

và ung thư da.

Thân họ thường xuyên

là chỗ hôi thối,

tập hợp biết bao

những thứ dơ bẩn.

(134) Nắm cứng bản ngã

bồi thêm sân hận,

dục tình hừng hực

chẳng kể cầm thú:

phỉ báng kinh này

bị tội như vậy.

(135) Này Xá Lợi Phất,

tội báo những kẻ

phỉ báng không tin

kinh Pháp Hoa này,

nói hết thời kỳ

cũng không hết được.

(136) Như Lai vì vậy

cố răn chư vị

đừng nói Pháp Hoa

cho kẻ vô trí.

(137) Những ai có được

các căn lanh lợi,

trí tuệ thông minh

nghe nhiều nhớ mạnh,

quyết tâm cầu được

tuệ giác Phật đà,

những người như vậy

mới được nói cho

(138) Nếu ai từng gặp

ức ngàn đức Phật,

trồng các gốc lành,

tâm nguyện sâu vững,

những người như vậy

mới được nói cho.

(139) Nếu ai tinh tiến

thường làm từ tâm,

không tiếc thân mạng,

mới được nói cho.

(140) Ai biết kính nhau

không có ẩn ý,

xa kẻ phàm phu

riêng ở núi chằm,

những người như vậy

mới được nói cho.

(141) Này Xá Lợi Phất,

nếu thấy có ai

biết tránh bạn xấu

biết thân bạn đạo,

những người như vậy

mới được nói cho.

(142) Nếu thấy con Phật

giữ giới trong sạch

như ngọc trong suốt,

cầu kinh Đại thừa,

những người như vậy

mới được nói cho.

(143) Ai không giận dữ,

ngay thẳng, ôn hòa,

thương xót tất cả,

trọng kính chư Phật,

những người như vậy

mới được nói cho.

(144) Nếu có con Phật

ở giữa công chúng

đem tâm trong sáng

dùng những yếu tố,

ví dụ, lời chữ,

thuyết pháp thông suốt,

những người như vậy

mới được nói cho.

(145) Nếu có tỷ kheo

vì được toàn giác,

cầu pháp bốn phương

chắp tay kính nhận;

(146) chỉ thích kính nhận

kinh điển Đại thừa,

chứ không tiếp nhận

kinh điển nào khác

dầu chỉ một bài

chỉnh cú mà thôi,

những người như vậy

mới được nói cho.
(147) Như người thiết tha

tìm cầu cho được

xá lợi của Phật,

những người tìm cầu

Pháp Hoa cũng vậy,

được rồi kính nhận;

(148) người ấy không cầu

kinh sách nào khác,

càng không nghĩ đến

sách vở ngoại đạo,

những người như vậy

mới được nói cho.

(149) Này Xá Lợi Phất,

Như Lai nói đến

sắc thái những người

cầu tuệ giác Phật,

nói hết thời kỳ

cũng không hết được.

Và những người ấy

mới tin hiểu được;

chư vị nên nói

cho họ được nghe

về kinh Đại thừa

Diệu Pháp Liên Hoa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22060)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 15911)
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán, Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
(Xem: 14931)
Pháp Hoakinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duysuy luận của con người bình thường.
(Xem: 18782)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 14346)
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
(Xem: 18497)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 14293)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13452)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13440)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 11721)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13149)
Không khởi sinh cũng không hoại diệt, không thường hằng cũng không đứt đoạn. Không đồng nhất cũng không dị biệt, không từ đâu đến cũng không đi mất.
(Xem: 13568)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 13836)
công đức của Pháp tánh là không cùng tận, cho nên công đức của người ấy cũng giống như vậy, không có giới hạn.
(Xem: 13153)
Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có.
(Xem: 14916)
Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt.
(Xem: 16066)
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử.
(Xem: 10988)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
(Xem: 16319)
Đại Thừa Khởi Tín Luận là bộ luận quan trọng, giới thiệu một cách cô đọng và bao quát về triết học đại thừa.
(Xem: 11776)
Công trình biên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
(Xem: 17469)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(Xem: 12795)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(Xem: 13582)
Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh.
(Xem: 12788)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(Xem: 14776)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(Xem: 16245)
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoátgiải thoát tự đến.
(Xem: 13027)
Trong nước mỗi mỗi báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần.
(Xem: 12000)
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
(Xem: 12661)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(Xem: 12787)
Nếu có nghe kinh này thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, Bồ Tát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi.
(Xem: 12692)
Các học giả Tây phương quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ các bản Pali, Sanskrit là kinh “gốc” và kinh sau thời đức Phật là kinh phát triển để...
(Xem: 14029)
Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit.
(Xem: 14021)
Chánh pháp quý giá của các ngài soi sáng khắp nơi và tuôn xuống như mưa cam-lộ. Tiếng nói của các ngài vi diệu đệ nhất.
(Xem: 16355)
Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩalợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm.
(Xem: 12292)
Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm,
(Xem: 14288)
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
(Xem: 11184)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 10932)
Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời (bất cứ đối tượng nào của thức)
(Xem: 13121)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13798)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức
(Xem: 13066)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 12896)
Thế Tôn đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết.
(Xem: 13409)
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
(Xem: 12603)
Đức Phật trình bày các điều bất thiện đều bắt nguồn từ tham, sân, si còn điều thiện là do lòng không tham, không sân, không si dẫn tới.
(Xem: 10125)
Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa...
(Xem: 13816)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau
(Xem: 10137)
Bát Nhãtrí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã.
(Xem: 13596)
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên GiácGiác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minhchứng nhập Viên giác.
(Xem: 16164)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giảnphẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào.
(Xem: 11873)
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
(Xem: 12874)
Những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
(Xem: 11558)
Xuất sinh pháp Phật không gì hơn Hiển bày pháp giới là bậc nhất Kim cương khó hoại, câu nghĩa hợp Tất cả Thánh nhân không thể nhập.
(Xem: 12579)
Nơi tâm rộng, hơn hết Tột cùng không điên đảo Lợi ích chốn ý lạc Thừa nầy công đức đủ.
(Xem: 10699)
Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo.
(Xem: 10891)
Kinh Duy Ma là một tác phẩmgiá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
(Xem: 10859)
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
(Xem: 11805)
Duy-ma-cật sở thuyết còn có một tên khác nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà cũng là tông chỉ của kinh.
(Xem: 12659)
Bộ Kinh này trình bày cảnh giới chứng nhập của Bồ Tát, có nhiều huyền nghĩa sâu kín nhiệm mầu, cao siêu...
(Xem: 10981)
Đức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn.
(Xem: 12520)
Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
(Xem: 11231)
Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant