Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phẩm 5: Cây Cỏ

20 Tháng Năm 201100:00(Xem: 10138)
Phẩm 5: Cây Cỏ

KINH PHÁP HOA
(Hoa Sen Của Chánh Pháp)
Phần CHÍNH VĂN – Thích Trí Quang dịch

Cuốn ba

Ngưỡng bạch Phật, Pháp, Tăng vô tận Tam Bảo từ bi chứng minh. Đệ tử chúng con nguyện vì bản thân, vì cha mẹ bà con, vì người thân kẻ thù, vì mọi người và vì chúng sinh, trì tụng kinh Đại thừa tên Diệu Pháp Liên Hoa.

Mở đầu tụng kinh Pháp Hoa, chúng con xin kính lạy:

Kính lạy kinh Diệu Pháp Liên Hoa, bản kinh của tuệ giác bình đẳng vĩ đại, bản kinh dạy cho Bồ tát và được Phật giữ gìn. Kính lạy Pháp bảo trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

Kính lạy đức Thích Ca Mâu Ni, đức Phật giáo chủ bổn sư, đã tuyên thuyết kinh Pháp Hoa. Kính lạy đức Đa Bảo, đức Phật đã làm chứng cho kinh Pháp Hoa toàn là chân thật. Kính lạy đức Di Lạc, đức Phật đương lai, đã phát khởi kinh Pháp Hoatiếp dẫn những người hành trì Pháp Hoa vãng sinh Đâu Suất tịnh độ. Kính lạy tất cả Phật bảo trong kinh Pháp Hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

Kính lạy Bồ tát Văn Thù, vị pháp sư Pháp Hoa. Kính lạy Bồ tát Phổ Hiền, vị khuyến phát Pháp Hoa. Kính lạy Bồ tát Quan Âm, vị đại sĩ toàn diện. Kính lạy tất cả Tăng bảo là các vị Bồ tát, các vị Duyên giác và các vị Thanh văn trong kinh Pháp Hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

__________________

Phẩm 5: Cây Cỏ

 

Khi ấy đức Thế Tôn bảo tôn giả Đại Ca Diếp, và các vị đại đệ tử của ngài, rằng tốt lắm Đại Ca Diếp, tôn giả đã nói rất khéo về công đức thật của Như Lai. Thật đúng như lời tôn giả đã nói. Đại Ca Diếp, Như Lai còn có vô biên công đức mà các vị nói đến vạn ức thời kỳ cũng không thể hết được.

Đại Ca Diếp, tôn giả nên biết, Như Lai là vua của các pháp, nói ra điều nào cũng không trống rỗng. Đối với các pháp, Như Lai đem phương tiện của tuệ giác Như Laituyên thuyết, và pháp được tuyên thuyết toàn là để đạt đến địa vị tuệ giác hoàn toàn. Như Lai xét biết ý nghiã của các pháp, biết đạo hạnh của chúng sinh, biết một cách thông suốt, vô ngại, và bằng sự xét biết tường tận như vậy mà Như Lai khai thị cho chúng sinh về tuệ giác hoàn toàn.

Đại Ca Diếp, ví như toàn cõi đại thiên thế giới, núi đồi hang rãnh và ruộng đất mọc lên cây cối và cỏ thuốc, với bao nhiêu là chủng loại mà tên gọi và màu sắc không giống với nhau. Nhưng mây dày nổi lên và dăng bủa khắp cả đại thiên thế giới ấy, mưa xuống một cách đồng thờiđồng đều, thì nước mưa thấm khắp tất cả. Tất cả cây cối và cỏ thuốc, rễ nhỏ thân nhỏ nhánh nhỏ lá nhỏ, rễ vừa thân vừa nhánh vừa lá vừa, rễ lớn thân lớn nhánh lớn lá lớn, cây cối thì tùy chủng loại lớn nhỏ và cỏ thuốc thì tùy tính chất tốt vừa kém mà hấp thụ đủ cả. Một loại mây đổ mưa xuống, xứng hết với các mầm, nên thứ nào cũng được sinh ra, lớn lên, trổ hoa, ra trái và kết hạt. Cùng một đất mọc lên, một mưa thấm xuống, nhưng các cây cối và cỏ thuốc vẫn có khác nhau.

Đại Ca Diếp, Như Lai cũng vậy. Như Lai xuất hiện thế gian in như mây lớn nổi lên. Rồi in như mây bủa khắp đại thiên thế giới, Như Lai xuất ra âm thanh rất lớn, vang khắp thế giới chúng sinh, trong đó có chư thiên, nhân loạitu la, phổ cáo tất cả các chúng, rằng Như Lai là bậc đến như chư Phật, bậc Thích ứng hiến cúng, bậc Biết đúng và khắp, bậc Hoàn hảo sự sáng, bậc Khéo qua Niết bàn, bậc Lý giải vũ trụ, bậc Không ai trên nữa, bậc Thuần hóa mọi người, bậc Thầy cả trời người, bậc Tuệ giác hoàn toàn: bậc Tôn cao nhất đời. Ai chưa vượt đến bờ bến Như Lai làm cho vượt đến, ai chưa cởi mở ràng buộc Như Lai làm cho cởi mở, ai chưa yên ổn Như Lai làm cho yên ổn, ai chưa Niết bàn Như Lai làm cho Niết bàn. Đời này đời sau, Như Lai biết đúng như sự thật. Như Lai là người biết tất cả, người thấy tất cả, người biết đường, người mở đường, người chỉ đường. Tất cả các chúng hãy nên đến Như Lai, đến để nghe pháp. Bấy giờ vô số vạn ức chủng loại chúng sinh đều đến chỗ Như Lainghe pháp. Như Lai lúc ấy xét chúng sinh này các căn lanh chậm thế nào, siêng nhác ra sao, rồi tùy năng lực của họ mà thuyết pháp đủ cách, làm cho ai cũng hoan hỷ, thích thú vì được lợi lành. Họ nghe pháp rồi thì đời này yên vui, đời sau sinh chỗ hiền lành, đem đạo lý mà hưởng thụ hạnh phúc, và được nghe pháp thêm nữa. Nghe rồi thoát được mọi sự trở ngại, đối với pháp được nghe thì năng lực làm được, nên dần dần vào được tuệ giác Như Lai. Sự thể ví như mây lớn đổ mưa xuống tất cả cây cối và cỏ thuốc, xứng các mầm nên thứ nào cũng thấm nhuầnsinh trưởng được cả. Như Lai thuyết pháp cũng vậy. Pháp ấy chỉ có màu sắc và mùi vị đồng nhất, là màu sắc mùi vị giải thoát, tách rời và hủy diệt dục vọng, cứu cánh đạt đến tuệ giác Biết tất cả. Lại nữa, sự thể cũng như cây cối và cỏ thuốc không thứ nào tự biết chủng loại lớn nhỏ và tính chất tốt vừa kém, chúng sinh nào nghe pháp của Như Lai mà ghi nhớ, đọc tụngthực hành như lời được nghe, thì thành quả họ đạt được họ không thể tự biết. Chỉ có Như Lai thấy biết chủng loại và tính chất của những chúng sinh ấy nhớ việc gì nghĩ việc gì tu việc gì, nhớ thế nào nghĩ thế nào tu thế nào, đem pháp gì mà nhớ đem pháp gì mà nghĩ đem pháp gì mà tu, bằng pháp nào thì được pháp nào và ở vị trí nào, chỉ có Như Lai thấy biết đúng như sự thật, thấy biết thấu suốt, vô ngại.

Như Lai biết về pháp có màu sắc mùi vị đồng nhất là màu sắc mùi vị giải thoát, tách rời và hủy diệt dục vọng, cứu cánh Niết bàn theo như bản thể thường tự vắng lặng, kết cục quy về nơi Không. Biết về pháp ấy rồi, Như Lai quán sát tâm tínhthị hiếu của chúng sinhtế nhị nâng đỡ cho họ, nên không đột ngột nói ngay cho họ về tuệ giác Biết tất cả. Đại Ca Diếp, chư vị thật hiếm có, biết được Như Lai tùy nghi thuyết pháp, tin được nhận được. Như Lai tán dương như vậy, vì sự tùy nghi thuyết pháp của chư Phật Như Lai thì khó hiểu khó biết.

Khi ấy đức Thế Tôn muốn lăëp lại ý nghiã đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

(1) Là vị Pháp vương

phá hủy ba cõi,

Như Lai xuất hiện

trong thế gian này,

tùy theo thị hiếu

của các chúng sinh

thuyết pháp cho

bằng đủ mọi cách.

(2) Như Lai cao trọng,

tuệ giác sâu xa,

từ lâu yên lặng

không ham vội vã

nói về cái pháp

bí yếu như vầy.

(3) Vì người có trí

nghe thì tin hiểu,

không trí đột nhiên

nghe thì ngờ vực,

và như thế thì

lầm lạc lâu dài.

(4) Vì vậy Ca Diếp,

Như Lai tùy theo

năng lực chúng sinh

mới nói cho họ,

bằng cách vận dụng

mọi thứ yếu tố,

làm họ đạt được

thấy biết của Phật.

*

(5) Ca Diếp nên biết

ví như mây lớn

nổi trong không gian,

bủa khắp tất cả.

(6) Mây tuệ giác ấy

chứa nước thấm mát,

điện chớp sáng lóa

sấm nổ vang xa,

làm cho vạn vật

thức tỉnh vui đẹp.

(7) Mặt trời bị khuất

mặt đất mát mẻ,

mây bủa thấp xuống

như với nắm được,

và mưa đồng đều

khắp nơi cùng đổ.

(8- Trút nước vô số

11) mặt đất thấm cả.

Núi đồi hang rãnh

sâu mấy mà có

cây cối, cỏ thuốc,

các cây lớn nhỏ,

các giống lúa má,

và mía với nho,

trận mưa thấm cho

đầy đủ hết thảy.

Đất khô thấm đều,

thuốc, cây cùng tốt.

(12) Mây lớn đổ xuống

nước mưa một vị,

các loại cỏ cây

tùy phần thấm nhuần.

(13) Tất cả cỏ cây

tốt vừa kém gì

cũng xứng lớn nhỏ

mà được sinh trưởûng.

(14) Rễ thân nhánh lá

hoa trái màu sắc,

một mưa khắp hết

nên tươi tốt cả.

(15) Đúng như tính chất

tốt vừa và kém,

xứng với chủng loại

lớn cũng như nhỏ,

thấm nhuần là một

cùng tốt tươi riêng.

*

(16) Như Lai cũng vậy,

xuất hiện thế gian

là như mây lớn

bủa khắp hết thảy.

Sau khi xuất hiện,

Như Lai tuyên thuyết

chân lý các pháp

cho bao chúng sinh.

(17) Như Lai đại giác

tuyên cáo các chúng

chư thiên nhân loại

mà nói như vầy:

Ta là Như Lai

phước tuệ cao cả,

xuất hiện thế gian

in như mây lớn.

(18) Ta mưa thấm hết

chúng sinh khô cằn,

làm cho hết khổ

được vui yên ổn

là vui thế gian

và vui niết bàn.

(19) Chư thiên, nhân loại,

hãy nghe Như Lai!

hãy nên đến đây

ngắm đức Vô thượng!

Như Lai là đấng

tôn cao nhất đời,

tất cả thế gian

không ai sánh bằng,

muốn làm chúng sinh

được yên vui cả

cho nên xuất hiện

trong thế giới này.

(20) Chính vì vô số

các loại chúng sinh,

Như Lai tuyên thuyết

về pháp cam lộ

tinh khiết trong suốt,

chỉ một mùi vị

ấy là mùi vị

giải thoát niết bàn.

(21) Chỉ dùng âm thanh

nhiệm mầu duy nhất,

Như Lai diễn đạt

về pháp như vậy,

thường tạo yếu tố

bước tới đại thừa.

Nhìn khắp chúng sinh

coi rất bình đẳng,

cho nên Như Lai

không có tâm lý

phân chia riêng rẽ

người này kẻ kia,

kẻ đáng thương mến

người nên ghét bỏ.

(22) Như Lai cũng không

có ý tham lam

hay hạn chế gì,

chỉ thường thuyết pháp

cho các chúng sinh

một cách bình đẳng,

như vì một người

thuyết pháp thế nào

thì vì nhiều người

thuyết pháp cũng vậy.

(23) Cho nên Như Lai

thường xuyên thuyết pháp,

bận rộn độc nhất

với sự vụ ấy.

Dầu khi đi lại

hay lúc đứng ngồi,

Như Lai thuyết pháp

không hề chán mệt.

(24) Tựa như nước mưa

thấm nhuần khắp cả,

Như Lai sung mãn

niềm vui cho đời,

bất kể sang hèn,

cao thượng thấp kém,

giữ hay không giữ

giới luật trong suốt.

(25-Uy nghi hoàn hảo

26) hay không hoàn hảûo,

kiến thức chính xác

hay là sai lầm,

các căn lanh lợi

hay là chậm chạp,

đối với tất cả

những người như vậy,

Như Lai đồng đều

mưa xuống mưa pháp

mà không bao giờ

biếng nhác mỏi mệt.

*

(27-Hết thảy chúng sinh

28) nghe pháp Như Lai

đều theo sức mình

tiếp nhận được,

và được ở vào

những vị trí này:

Ở trong trời người

được ngôi Luân vương,

Phạn vương, Đế thích,

là cỏ thuốc kém.

(29-Thấu pháp thuần khiết

30) được sự niết bàn,

được sáu thần thông

và ba minh trí,

nghĩa là những vị

được tuệ Thanh văn;

riêng ở núi rừng

thường hành thiền định

được tuệ Duyên giác,

là cỏ thuốc vừa.

(31) Cầu chỗ Như Lai,

biết sẽ làm Phật,

tinh tiến kiên định,

là cỏ thuốc tốt.

(32) Những người con Phật

chuyên tâm hạnh Phật,

thường hành từ bi

tự biết làm Phật,

quyết định, không nghi,

đó là cây nhỏ.

(33) Vận dụng năng lực

thần thông quảng đại,

chuyển đẩy bánh xe

không còn thoái chuyển,

cứu độ vô số

ức ngàn chúng sinh,

Bồ tát như vậy

gọi là cây lớn.

(34) Như Lai thuyết pháp

một cách bình đẳng

y như nước mưa

chỉ một mùi vị,

chúng sinh tùy tính

tiếp nhận không đồng

in như cây cỏ

hấp thụ khác cả.

*

(35) Như Lai giả thiết

ví dụ như vầy

là để phương tiện

khai thị cho biết:

bao nhiêu lời chữ

đều để tuyên thuyết

về pháp đồng nhất,

và với trí Phật

chỉ như giọt nước

xuất từ biển cả.

(36) Như Lai mưa xuống

nước mưa chánh pháp

tràn đầy cho cả

chúng sinh thế gian.

Đối với chánh pháp

một mùi vị ấy,

họ tùy sức họ

tu hành theo.

(37) Sự thể in như

các thứ cỏ thuốc

cùng các cây cối

tùy loại lớn nhỏ,

nhưng cùng thấm nhuần

nước mưa một vị

và cùng lớn dần

hoa quả tốt tươi.

(38) Chánh pháp Như Lai

thường đem một vị

làm cho chúng sinh

tiếp nhận đủ hết,

tu tập dần

mà được đạo quả:

(39) Thanh văn, Duyên giác

ở chốn núi rừng

bằng thân cuối cùng

nghe pháp được đạo,

đó là cỏ thuốc

cùng được lớn lên.

(40) Còn chư Bồ tát

trí tuệ vững chắc,

thấu triệt ba cõi,

cầu xe tối thượng,

đó là cây nhỏ

cùng được lớn lên.

(41) Lại có Bồ tát

ở trong thiền định

được sức thần thông,

nghe đạo lý Không

của tất cả pháp

lòng rất hoan hỷ,

phóng ra vô số

ánh sáng mầu nhiệm,

hóa độ vô số

các loại chúng sinh,

đó là cây lớn

cùng được lớn lên.

(42) Như vậy Ca Diếp,

Như Lai thuyết pháp

in như mây lớn

đổ mưa một vị

thấm khắp hoa người

kết trái hạt cả.

*

(43) Ca Diếp nên biết,

đem các yếu tố

và mọi ví dụ

để mà chỉ dạy

tuệ giác Phật đà

cho cảû chúng sinh,

đó là phương tiện

của Như Lai đây

và của tất cả

chư vị Phật đà.

(44) Như Lai nay nói

sự rất thật này:

chư vị Thanh văn

chưa thật niết bàn;

tất cả chư vị

toàn là đi theo

đường đi bồ tát,

cho nên chư vị

tu học dần dần

sẽ thành Phật đà.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12499)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 14097)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10843)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10510)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11170)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 11979)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13108)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13611)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33631)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11323)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12891)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 13034)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11602)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17864)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11408)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11812)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11468)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18957)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12523)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11305)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13126)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15731)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11799)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11683)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12736)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12622)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13935)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12957)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12911)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13273)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12740)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12668)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11718)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11712)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12316)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12374)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19808)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11949)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11981)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16869)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12660)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15051)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16100)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12861)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12210)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11905)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11914)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13141)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16494)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13223)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12476)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11808)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19830)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11138)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11246)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10395)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11080)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10953)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10026)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11736)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant