Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phẩm 8: Năm trăm đệ tử tiếp nhận thọ ký

20 Tháng Năm 201100:00(Xem: 9241)
Phẩm 8: Năm trăm đệ tử tiếp nhận thọ ký

KINH PHÁP HOA
(Hoa Sen Của Chánh Pháp)
Phần CHÍNH VĂN – Thích Trí Quang dịch

Cuốn 4

Ngưỡng bạch Phật Pháp Tăng vô tận tam bảo từ bi chứng minh. Đệ tử chúng con nguyện vì bản thân, vì cha mẹ bà con, vì người thân kẻ thù, vì mọi người và vì chúng sinh, trì tụng kinh đại thừa tên Diệu Pháp Liên Hoa.

Mở đầu kinh Pháp Hoa, chúng con xin kính lạy:

Kính lạy kinh Diệu pháp Liên hoa, bản kinh của tuệ giác bình đẳng vĩ đại, bản kinh dạy cho Bồ tát và được Phật giữ gìn. Kính lạy tất cả Pháp bảo trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

Kính lạy đức Thích Ca Mâu Ni, đức Phật giáo chủ bổn sư, đã tuyên thuyết kinh Pháp Hoa. Kính lạy đức Đa Bảo, đức Phật đã làm chứng cho kinh Pháp Hoa toàn là chân thật. Kính lạy đức Di Lạc, đức Phật đương lai, đã phát khởi kinh Pháp Hoatiếp dẫn những người hành trì Pháp Hoa vãng sinh Đâu suất tịnh độ. Kính lạy tất cả Phật bảo trong kinh Pháp Hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

Kính lạy bồ tát Văn Thù, vị pháp sư Pháp Hoa. Kính lạy bồ tát Phổ Hiền, vị khuyến phát Pháp Hoa. Kính lạy bồ tát Quan Âm, vị đại sĩ toàn diện. Kính lạy tất cả Tăng bảo là các vị Bồ tát, các vị Duyên giác và các vị Thanh văn trong kinh Pháp Hoa, trong quốc độ này và trong mười phương quốc độ.

__________

 

Phẩm 8: Năm trăm đệ tử tiếp nhận thọ ký

 

Lúc ấy tôn giả Phú lâu Na, từ nơi đức Thế Tôn, được nghe sự tùy nghi thuyết pháp của tuệ giácphương tiện, nghe trao cho chư vị đại đệ tử lời ghi thành tựu tuệ giác vô thượng, nghe sự tương quan từ bao đời trước, nghe thần lực đại tự tại của đức Thế Tôn, nên được sự chưa từng có, tâm trí trong sáng, phấn chấn, tức thì đứng dậy khỏi chỗ mình ngồi, bước đến trước đức Thế Tôn, đầu mặt lạy ngang chân ngài, rồi đứng lui một khoảng, chiêm ngưỡng dung nhan của ngài mà mắt không tạm thời rời ra, trong lòng nghĩ rằng đức Thế Tôn rất kỳ lạ, việc ngài làm thật hiếm có. Ngài thích ứng với bao nhiêu thành phần của thế gian, sử dụng tuệ giácphương tiệnthuyết pháp cho họ, kéo họ ra khỏi mọi chỗ tham đắm vướng mắc. Đối với đức tính của đức Thế Tôn, lời nói chúng ta không thể nói hết. Chỉ có đức Thế Tôn mới biết ước nguyện căn bản trong tâm lý sâu xa của chúng ta.

Vào lúc ấy đức Thế Tôn bảo, chư vị tỷ kheo, chư vị thấy tôn giả Phú lâu Na đây không? Như Lai thường ca tụng tôn giả là người bậc nhất trong những người thuyết pháp, lại thường tán dương công đức của tôn giả tinh tiến duy trì và góp sức tuyên dương đối với chánh pháp của Như Lai: có năng lực ở trong bốn chúng mà trình bày, thuyết phục, khuyến khích và tán thưởng cho họ, giải thích phong phú chánh pháp của Như Laiích lợi lớn lao cho những người đồng hành phạn hạnh. Ngoại trừ Như Lai, không ai cùng tận được sự biện thuyết của tôn giả. Chư vị đừng nói tôn giả Phú lâu Na chỉ có năng lực duy trìtuyên dương chánh pháp của Như Lai mà thôi. Nơi chín mươi ức chư Phật quá khứ, tôn giả cũng đã duy trìtuyên dương chánh pháp của các ngài. Trong những người thuyết pháp của các ngài, tôn giả cũng đứng bậc nhất. Tôn giả rõ ràng thấu suốt về Không mà chư Phật ấy nói, được bốn trí thông suốt, thường xuyên thuyết pháp một cách xác tín, trong sạch, không còn nghi hoặc. Tôn giả có đủ thần lực bồ tát, và sống lâu bao nhiêu thì thực hành phạn hạnh bấy nhiêu. Người của mọi thời kỳ chư Phật ấy ai cũng nói vị này thật là thanh văn, và tôn giả cũng đem phương tiện như vậy mà ích lợi vô số trăm ngàn chúng sinh. Tôn giả lại giáo hóa vô lượng vô số chúng sinh, làm cho họ đứng trong tuệ giác vô thượng. Nói tóm, vì mục đích tịnh hóa quốc độtôn giả thường làm việc Phật làm là giáo hóa chúng sinh. Chư vị tỷ kheo, trong thời kỳ bảy đức Phật, tôn giả Phú lâu Na cũng là người đứng bậc nhất trong những người thuyết pháp. Thời kỳ chư Phật đương lai trong Hiền kiếp này, tôn giả cũng vẫn là người bậc nhất trong những người thuyết pháp, cũng vẫn duy trìtuyên dương chánh pháp của chư Phật ấy. Thời kỳ vị lai sau đó nữa, tôn giả cũng duy trìtuyên dương chánh pháp của vô lượng vô biên chư Phật, cũng giáo hóa ích lợi vô số chúng sinh cho họ đứng trong tuệ giác vô thượng, cũng vì mục đích tịnh hóa quốc độthường xuyên tinh tiến giáo hóa chúng sinh.

Khi hoàn bị dần dần về đường đi như vậy của bồ tát, qua vô lượng thời kỳ vô số rồi, tôn giả Phú lâu Na sẽ ở chính nơi quốc độ này mà thành tựu tuệ giác vô thượng, danh hiệuPháp Minh Như Lai, đủ mười đức hiệu. Pháp Minh Như Lai lấy những đại thiên thế giới nhiều bằng cát sông Hằng mà làm một cõi Phật của mình, đất là bảy chất liệu quí báu, bằng phẳng như bàn tay, không có núi gò, khe suối, ngòi lạch, hang hóc. Lầu đài bằng bảy chất liệu quí báu thì tràn đầy cõi Phật ấy. Cung điện chư thiên thì ở gần trong không gian, nên người với trời giao tiếp, hai bên thấy nhau được cả. Cõi Phật ấy không có đường dữ, nữ nhân cũng không. Mọi người đều sinh ra bằng sự biến hóa, không có dâm dục. Ai cũng có thần thông quảng đại, thân phát ánh sáng, bay đi tự tại, trí nhớ vững chắc, tinh tiến, trí tuệ. Thân người nào cũng màu hoàng kim, tự trang hoàng bằng ba mươi hai tướng tốt. Cả cõi Phật ấy ai cũng thường ăn bằng hai sự ăn: ăn bằng cái vui chánh pháp và ăn bằng cái vui thiền định. Có chúng chư bồ tát nhiều đến hàng ức trăm triệu, đều được thần thông quảng đại và bốn trí thông suốt, khéo léo giáo hóa các loại chúngsinh. Còn chúng chư thanh văn thì toán số không thể xác định, vị nào cũng trọn vẹn sáu thần thông, ba minh trítám giải thoát. Cõi Phật của đức Pháp Minh Như Lai sẽ có vô lượng thành quả trang nghiêm như vậy. Thời kỳ của ngài tên là Bảo Minh, cõi Phật của ngài tên là Thiện tịnh, và ngài sống lâu đến vô lượng thời kỳ vô số, giáo pháp tồn tại cũng cực kỳ lâu dài. Ngài nhập diệt rồi, những ngôi tháp bằng bảy chất liệu quí báu được xây dựng lên khắp cả cõi Phật.

Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

(1) Chư vị tỷ kheo,

hãy nghe cho kỹ:

con Phật hoàn thành

đường đi của mình

với những phương tiện

đã khéo học tập,

cho nên khó thể

nghĩ bàn về họ.

(2) Thấu hiểu chúng sinh

thích giáo pháp nhỏ

và rất e sợ

tuệ giác vĩ đại,

nên các vị ấy

chính là bồ tát

mà làm thanh văn

hay làm duyên giác.

(3) Áp dụng vô số

cách thức phương tiện,

các vị giáo hóa

đủ loại chúng sinh,

trong khi tự xưng

mình là thanh văn

cách biệt xa vời

tuệ giác của Phật.

(4) Các vị hóa độ

vô lượng các chúng,

làm cho ai nấy

đều được thành thục:

dẫu ai lúc đầu

ưa thích thấp nhỏ

và hơi biếng nhác,

nhưng rồi các vị

dần dần làm cho

sẽ thành Phật cả.

(5) Ở trong cất chứa

phẩm chất bồ tát

bề ngoài hiện ra

hình dáng thanh văn,

các vị tỏ ra

ít sự ham muốn

chán sự sống chết,

nhưng thật các vị

tựï làm trong sạch

cõi Phật của mình.

(6) Lại còn tỏ ra

tham sân si,

tỏ ra thích nghi

hình thức tà kiến.

(7) Đệ tử Như Lai

làm đến như vậy

để mà phương tiện

hóa độ chúng sinh.

Như Lai nói hết

những sự biểu hiện

giáo hóa như vậy,

chúng sinh nghe đến

tất có những người

hoài nghi lầm lẫn.

(8-Ngày nay tôn giả

9) Phú lâu Na đây,

nơi ngàn ức Phật

trong thì quá khứ

đã siêng thực hiện

đường đi của mình:

tuyên dương duy trì

chánh pháp chư Phật

để cầu đạt được

tuệ giác vô thượng.

Nên tôn giả đã

ở nơi chư Phật

làm người đứng đầu

trong hàng đệ tử

về sự đa văn

cùng với trí tuệ,

thuyết pháp một cách

không có e sợ,

có thể làm cho

các chúng hoan hỷ.

Tôn giả chưa từng

chán nản mỏi mệt

trong sự hổ trợ

việc làm của Phật.

(10) Tôn giả vượt đến

thần thông rộng lớn,

lại có đủ cả

bốn trí thông suốt,

biết rõ mọi người

trình độ lanh chậm,

rồi thường tuyên thuyết

về pháp trong sáng.

(11) Phô bày thích thú

nghĩa của pháp ấy,

giáo hóa chúng sinh

nhiều ngàn vạn ức

cho họ ngồi vào

cỗ xe vĩ đại,

và bằng cách ấy

tôn giả này

tự làm trong sạch

cõi Phật của mình.

(12) Trong thì vị lai

tôn giả lại còn

phụng sự vô số

chư Phật Như Lai,

duy trì tuyên dương

chánh pháp các ngài,

cũng để tịnh hóa

cõi Phật của mình.

(13) Thường xuyên vận dụng

các cách phương tiện,

tôn giả thuyết pháp

không sợ gì cả,

hóa độ các chúng

không thể tính kể

cho họ thành đạt

tuệ giác hoàn toàn.

(14) Phụng sự chư Phật

bằng cách kính giữ

kho tàng chánh pháp

quí báu bậc nhất,

sau đó tôn giả

được thành Phật đà

với danh hiệu

Pháp Minh Như Lai.

(15-Cõi Phật của ngài

16) tên là Thiện tịnh

do bảy chất quí

kết hợp mà thành.

Thời kỳ của ngài

tên là Bảo minh.

Chúng chư bồ tát

rất là đông nhiều,

số lượng đạt đến

vô số vạn ức,

toàn đã đạt được

thần thông quảng đại,

uy đức năng lực

hoàn bị đầy đủ,

những vị như vậy

đầy cõi của ngài.

(17) Chúng chư thanh văn

cũng là vô lượng,

đủ ba minh trí

tám giải thoát,

lại còn có được

bốn trí thông suốt,

những vị như vậy

lấy làm Tăng bảo.

(18) Toàn cõi Thiện tịnh

tất cả mọi người

đã đoạn trừ hết

những cách dâm dục,

thuần nhất như nhau

sinh bằng biến hóa,

ba mươi hai tướng

trang hoàng thân thể.

(19) Vui đẹp về pháp

vui đẹp về định,

người Thiện tịnh ăn

bằng hai sự ấy,

không còn tưởng đến

những cách ăn khác.

Cõi Phật như vậy

không có nữ nhân,

các nẽo đường dữ

cũng không còn có.

(20) Vị đại tỷ kheo

Phú lâu Na này,

mọi phẩm chất Phật

thành mãn cả rồi

sẽ được cõi Phật

trong sạch như vậy.

Nơi đó rất nhiều

chư vị hiền thánh

vô lượng việc

cùng loại như thế,

nay đây Như Lai

chỉ nói sơ lược.

Lúc ấy một ngàn hai trăm vị La hán, những bậc tâm đã tự tại, đều nghĩ rằng chúng ta rất hoan hỷ, được sự chưa từng có. Nếu chúng ta được đức Thế Tôn thọ ký cho như các vị đại đệ tử của ngài thì thật thích thú. Đức Thế Tôn biết rõ ý nghĩ trong lòng của chư vị ấy nên bảo tôn giả Đại ca Diếp, một ngàn hai trăm vị La hán này, Như Lai nay tuần tự trao cho họ lời ghi thành tựu tuệ giác vô thượng.

Đại ca Diếp, trong chúng La hán này, đại đệ tử của Như Laitỷ kheo Kiều trần Như sẽ phụng sự sáu vạn hai ngàn ức chư Phật, sau đó thành Phật với danh hiệu Phổ Minh Như Lai, đủ mười đức hiệu. Năm trăm vị trong số một ngàn hai trăm vị La hán, đại loại như các tôn giả Tần loa ca Diếp, Già da ca Diếp, Na đề ca Diếp, Ca lưu đà Di, Ưu đà Di, A nâu lâu Đà, Ly bà Đa, Kiếp tân Na, Bạc câu La, Châu Đà, Sa già Đà, đều sẽ được tuệ giác vô thượng và cùng một danh hiệu Phổ Minh Như Lai.

Đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

(21-Vị đại tỷ kheo

22) Kiều trần Như này

sẽ gặp vô lượng

chư Phật Như Lai,

trải qua thời kỳ

nhiều đến vô số

mới thành một bậc

Biết khắp và đúng.

(23) Thường xuyên phóng ra

ánh sáng rất lớn,

đầy đủ hết thảy

các thần thông lực,

danh tiếng vang động

khắp cả mười phương,

hết thảy chúng sinh

ai cũng tôn kính,

và thường tuyên thuyết

tuệ giác vô thượng,

vì vậy mà được

danh hiệu Phổ Minh.

(24-Quốc độ trong sạch,

25) bồ tát dũng mãnh,

ai cũng lên ngự

lầu đài đẹp đẽ,

bay dạo khắp cả

mười phương quốc độ,

đem những cúng phẩm

giá trị tối thượng

cung kính hiến lên

chư Phật Như Lai.

(26) Hiến cúng thế rồi

lòng rất hoan hỷ,

giây lát về lại

quốc độ của mình:

thần lực họ có

đến như thế ấy.

(27) Phổ Minh Như Lai

sống lâu đến số

sáu vạn thời kỳ,

giáo pháp nguyên chất

tồn tại gấp đôi

thì gian sống lâu.

(28) Giáo pháp tương tự

lại tồn tại đến

gấp đôi thì gian

giáo pháp nguyên chất.

Và khi giáo pháp

ẩn mất không còn

thì cả trời người

đều rất lo buồn.

*

(29) Còn năm trăm vị

tỷ kheo khác nữa

đều sẽ tuần tự

thành Phật đà,

và cùng danh hiệu

Phổ Minh Như Lai.

(30) Chư Phật như vậy

triển chuyển tuần tự

thọ ký cho nhau,

rằng khi Như Lai

nhập niết bàn rồi,

vị này kế vị

làm Phật giáo chủ,

giáo hóa thế gian

y như Như Lai

giáo hóa hiện giờ.

(31-Đến như quốc độ

32) đẹp sạch ra sao,

năng lực thần thông

quảng đại thế nào,

thanh văn bồ tát

nhiều đến bao nhiêu,

giáo pháp nguyên chất

giáo pháp tương tự

cùng với đời sống

nhiều ít thế nào,

hết thảy đều như

ở trên đã nói.

(33) Này Đại ca Diếp,

tôn giả đã biết

về năm trăm vị

Tâm tự tại rồi,

còn các vị khác

trong chúng thanh văn

tất cả cũng được

thọ ký như vậy.

Vị nào vắng mặt

trong đại hội này,

tôn giả truyền đạt

cho vị ấy biết.

Năm trăm vị La hán đối trước đức Thế Tôn được thọ ký rồi, hoan hỷ, phấn chấn, tức thì đứng dậy khỏi chỗ mình ngồi, đến trước đức Thế Tôn, đầu mặt lạy ngang chân ngài, hối lỗi, tự trách, bằng cách thưa rằng, bạch đức Thế Tôn, chúng con thường có ý nghĩ tự cho đã được niết bàn cuối cùng. Ngày nay mới biết ý nghĩ ấy thật như một kẻ vô trí. Tại sao, vì chúng con phải được tuệ giác của Phật, vậy mà tự cho tuệ giác nhỏ mọn đã là đầy đủ.

Bạch đức Thế Tôn, ví như có kẻ đến nhà bạn thân, say rượu nằm ngủ. Bấy giờ người bạn sắp đi việc công, nên đem viên ngọc vô giá buộc vào áo trong của người ấy. Cho như vậy rồi đi. Người ấy ngủ say, không hay biết gì cả. Tỉnh dậy thì lang thang đến xứ khác. Vì cơm áo mà ra sức làm lụng rất cực nhọc. Và kiếm được chút ít thì tự cho đã đủ. Về sau người bạn thân gặp lại, thấy mà phải kêu lên, quái lạ cho một kẻ nam nhi, sao lại vì cơm áo mà đến nông nỗi này! Trước đây, tôi muốn làm cho anh yên vui sung sướng, mặc ý hưởng thụ năm thứ dục lạc, nên ngày tháng năm ấy, tôi đã đem viên ngọc vô giá buộc vào áo trong của anh. Nay đang còn kia. Sao anh không biết, để phải khó nhọc, lo lắng kiếm cách mới sống. Anh thật khờ dại. Bây giờ anh hãy đem viên ngọc ấy đổi lấy những thứ cần dùng, thì luôn luôn vừa ý, không còn thiếu thốn gì nữa.

Đức Thế Tôn cũng vậy. Khi ngài làm bồ tát, đã giáo hóa chúng con phát ra chí nguyện mong cầu tuệ giác của bậc Toàn giác, nhưng chúng con quên ngay, không hay biết gì hết. Được đạo quả La hán là tự cho đã niết bàn, như kẻ kiếm sống cực nhọc nên chỉ được chút ít mà tự cho đã đủ. Trong khi đó chí nguyện về tuệ giác của bậc Toàn giác vẫn còn y nguyên, không mất đi đâu cả. Ngày nay đức Thế Tôn thức tỉnh chúng con, bằng cách dạy rằng, chư vị tỷ kheo, cái mà chư vị được chưa phải niết bàn cuối cùng. Như Lai từ xưa đã dạy cho chư vị gieo trồng gốc rễ điều lành của Phật; chỉ vì phương tiện nên Như Lai nói cái chư vị được là niết bàn, vậy mà chư vị lại cho là thật được niết bàn. Bạch đức Thế Tôn, ngày nay chúng con mới biết mình thật là bồ tát, được nhận lời ghi về tuệ giác vô thượng. Do vậy mà chúng con cùng cực hoan hỷ, được sự chưa từng có.

Tôn giả Kiều trần Như, và các vị đồng đẳng, lặp lại ý nghĩa đã thưa bằng những lời chỉnh cú sau đây.

(34) Chúng con nghe được

âm thanh tối thượng

của đức Thế Tôn

an ủi thọ ký,

lòng rất vui mừng

được chưa từng có.

Chúng con chí thành

kính lạy Thế Tôn,

một bậc Tuệ giác

không có giới hạn!

(35) Ngày nay chúng con

đối trước Thế Tôn

xin tự sám hối

lầm lỗi ngày xưa.

Vàng ngọc Thế Tôn

thật là vô lượng,

chúng con chỉ được

ít phần niết bàn,

mà đã in như

một kẻ vô trí

tự cho mình được

đầy đủ cả rồi.

(36) Như kẻ nghèo nàn

đến nhà bạn thân.

Bạn giàu có lớn

đãi đủ cỗ bàn;

(37) đem ngọc vô giá

buộc vào áo trong,

yên lặng biếu cho

để đó mà đi,

trong khi người nghèo

say ngủ không biết.

(38) Người nghèo thức dậy

lang thang xứ khác,

tìm kiếm cơm áo

để tự nuôi mình.

Kiếm sống như vậy

rất là cực nhọc.

(39) Và được chút ít

đã hài lòng rồi,

không còn ước nguyện

ưa thích gì nữa.

Không biết áo trong

có ngọc vô giá.

(40) Người bạn cho ngọc

sau gặp người nghèo,

trách mắng nghiêm khắc

rồi chỉ cho anh

viên ngọc vô giá

đã buộc áo trong.

(41) Người nghèo được ngọc

lòng rất vui thích.

Viên ngọc làm anh

giàu có của cải,

năm thứ dục lạc

mặc sức thụ hưởng.

(42) Chúng con cũng vậy.

Thế Tôn từ xưa

đã từng thương tưởng

giáo hóa chỉ dạy,

gieo vào chúng con

chí nguyện tối thượng.

(43) Chúng con vô trí

không hay không biết;

chỉ mới đạt được

ít phần niết bàn,

đã tự thỏa mãn

không cầu gì nữa.

(44) Ngày nay Thế Tôn

thức tỉnh chúng con:

cái chúng con được

chưa thật niết bàn;

đạt được tuệ giác

vô thượng của Phật,

bấy giờ mới là

niết bàn chân thật.

(45) Ngày nay chúng con

từ đức Thế Tôn

nghe sự huy hoàng

ngài thọ ký cho,

nghe sẽ tuần tự

thọ ký cho nhau,

thì cả thân tâm

tràn đầy hoan hỉ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15758)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 11055)
Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp)...
(Xem: 53611)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 12955)
Bồ-tát Mã Minh tạo luận, Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Hán. HT Thích Trí Quang dịch giải Việt
(Xem: 16508)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15381)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 19148)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 19915)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 15544)
Được HT Thích Tuệ Sỹ dịch theo bản Sanskrit, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm Quý Mùi.
(Xem: 15337)
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ô thế giantừ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
(Xem: 15139)
“Sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng, kính quý Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) như tối tăm gặp ánh sáng, như nghèo khó được của báu."
(Xem: 20310)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 23910)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 15457)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 13015)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọ quả báo hiện tại.
(Xem: 20070)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 13267)
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
(Xem: 29010)
Chân Như Quan Của Phật Giáo (Ðặc biệt lấy Bát-Nhã làm trung tâm) Nguyên tác: Kimura Taiken; Việt Dịch: HT. Thích Quảng Độ
(Xem: 11685)
Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giới tại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thành bản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoát tự tại của chánh pháp Như Lai.
(Xem: 18268)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 16639)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(Xem: 13226)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(Xem: 12791)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 13230)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 12960)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12856)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 12997)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 13534)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(Xem: 11698)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(Xem: 14219)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(Xem: 17712)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22575)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 13433)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 14319)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105725)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14592)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19760)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38405)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 15512)
阿 毘 達 磨 俱 舍 論 A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I... dịch theo bản Sanskrit... Tuệ Sỹ
(Xem: 34666)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 16046)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(Xem: 11317)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 15642)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(Xem: 14018)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12820)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13691)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12485)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19360)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 26997)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13105)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(Xem: 13457)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21581)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 17951)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 21861)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(Xem: 14193)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16055)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 16104)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 19083)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 24762)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant