Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Trang 03

06 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 13408)
Trang 03

KINH ÐẠI BÁT NIẾT BÀN 
Dịch Từ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Tịnh Xá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ Xuất Bản 1990

XXIII
PHẨM SƯ TỬ HỐNG BỒ TÁT THỨ HAI MƯƠI BA

Trang 03

Vua Ba Tư Nặc liền xa giá đến lễ Phật và bạch rằng : “Thế Tôn! Vừa rồi sáu nhà ngoại đạo yêu cầu tôi cho phép so đạo lực với đức Như Lai, tôi mạn phép đã hứa với họ.”

Phật nói : “ Lành thay ! Lành thay ! Nầy Đại Vương ! Chỉ có điều là nên ở trong nước nầy tạo lập thêm Tinh Xá. Vì nếu ta cùng họ so sánh đạo lực thần thôn, thời trong chúng của họ tất sẽ có nhiều người qui phục theo ta, Tinh Xá Kỳ Hoàn nầy không đủ chỗ để dung nạp.

Lúc đó, đức Phật vì muốn điều phục sáu phái ngoại đạo, nên trong mười lăm ngày hiện đại thần thông. Vô lượng chúng sanh do đây mà phát tâm vô thượng Bồ Đề, vô lượng chúng sanh qui tín ngôi Tam Bảo. Đồ chúng của sáu nhà ngoại đạo, vô lượng người bỏ tâm tà kiến, xuất gia theo chánh pháp. Vô lượng chúng sanh được bất thối đạo vô thượng Bồ Đề. Vô lượng chúng sanh được Đà La Ni cùng chánh định. Vô lượng chúng sanh chứng quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán

Lúc đó sáu nhà ngoại đạo hổ thẹn dắt nhau qua thành Bà Chỉ Đa để truyền giáo.

Lúc đó, đức Phật lên cung trời Đao Lợi an cư nơi cây Ba Lợi Chất Đa, để vì mẹ và chư thiênthuyết pháp.

Sáu nhà ngoại đạo hay tin mừng lắm, chia nhau đi truyền rao rằng : Nay thật là hân hạnh, nhà ảo thuật Cù Đàm đã diệt mất. Họ khuyến dụ vô số người tin theo tà kiến.

Vua Tần Bà Ta La, vua Ba Tư Nặcbốn bộ chúng thưa ngài Đại Mục Kiền Liên rằng : Bạch Đại Đức ! Nay cõi Diêm Phù Đề nầy tà kiến thạnh hành, chúng sanh đi vào chỗ tối tăm, thật đáng thương xót. Ngưỡng mong Đại Đức lên cung trời đảnh lễ Thế Tôn, thay lời chúng tôi bạch cùng đức Phật : Như con nghé mới sanh, nếu không nhờ sữa trâu mẹ chắc sẽ phải chết, chúng tôimọi người cũng như vậy. Ngưỡng mong đức Như Lai thương xót chúng sanhtrở về.

Đại Mục Kiền Liên yên lặng hứa khả, như trong khoảng co duỗi cánh tay của đại lực sĩ, ngài đã lên đến cung trời Đao Lợi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Tứ chúng trong cõi Diêm Phù Đề khao khát được thấy Phật và được nghe pháp của đức Như Lai. Vua Tần Bà Ta La, vua Ba Tư Nặcđại chúng đồng đảnh lễ đức Như Lai. Hiện nay chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề mê theo tà kiến, đi trong bóng tối tăm thật đáng thương xót, như con nghé mới sanh, nếu rời sữa mẹ chắc sẽ phải chết, chúng tôi cũng như vậy. Ngưỡng mong đức Như Laithương xót chúng sanhtrở lại Diêm Phù Đề.

Phật bảo : “ Ông mau trở về bảo các Quốc Vươngbốn bộ chúng rằng : Sau bảy ngày đức Phật sẽ trở xuống. Vì sáu nhà ngoại đạo, đức Phật sẽ đến nơi thành Bà Chỉ Đa.

Qua bảy ngày, đức Phật cùng Đế Thích, Phạm Vương, với vô lượng chư thiên rời cung trời xuống đến thành Bà Chỉ Đa. Đức Phật tuyên rằng : Chỉ trong Phật pháp mới thiệt có Sa MônBà La Môn. Tất cả các pháp là vô thường, vô ngã, Niết Bàn tịch tịnh rời những lỗi ác, nếu nói giáo pháp khác cũng có Sa MônBà La Môn, có thường, có ngã có Niết Bàn đó thời không bao giờ đúng.

Khi Phật tuyên những lời như trên, vô lượng vô biên chúng sanh phát tâm vô thượng Bồ Đề.

Sáu nhà ngoại đạo bảo nhau rằng : “ Nếu trong giáo pháp của chúng ta thiệt không có Sa Môn và Bà La Môn, tại sao lại được người đời cúng dường. Bấy giờ sáu nhà ngoại đạo lại tựu hội đồ chúng đi đến thành Tỳ Xá Ly.

Một thời gian sau, đức Phật đến thành Tỳ Xá Ly ở trong rừng cây Am La.

Hay tin đức Phật ở trong rừng nầy, nàng Am La muốn đến ra mắt đức Phật.

Lúc đó đức Phật bảo các Tỳ Kheo : “ Các ông phải quán Tứ Niệm Xứ, khéo tu trí huệ, phải tinh tấn , chớ phóng dật.

Thế nào gọi rằng quán Tứ niệm xứ ? Nếu có Thầy Tỳ Kheo quan sát trong thân mình chẳng thấy ngã, chẳng thấy ngã sở, quan sát ngoài thân và quan sát cả trong thân ngoài thân, đều chẳng thấy có ngã và ngã sở. Quan sát thọ, tâm và pháp cũng như vậy. Đây gọi là quan sát niệm xứ.

Thế nào gọi là tu tập trí huệ ? Nếu có Thầy Tỳ Kheo chơn thật thấy tứ đế lý : Khổ tập diệt đạo, đây gọi là Thầy Tỳ Kheo tu tập trí huệ.

Thế nào gọi là tâm chẳng phóng dật ? Nếu có Thầy Tỳ Kheo niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Xả, niệm Thiên. Đây gọi là Thầy Tỳ Kheo tâm chẳng phóng dật.

Bấy giờ nàng Am La đến đảnh lễ và đi nhiễu Phật ba vòng, rồi ngồi qua một bên.

Đức Phật vì nàng Am La mà giảng nói chánh pháp. Nàng Am La sau khi nghe pháp liền phát tâm vô thượng Bồ Đề. Lúc đó trong thành Tỳ Xá Ly, có năm trăm Lê Xa Tử, đồng đến chỗ Phật đảnh lễ đi nhiễu, rồi ngồi qua một bên.

Đức Phật vì hàng Lê Xa Tử mà thuyết pháp rằng : Nầy các Thiện Nam Tử ! Luận về người phóng dật có năm kết quả không tốt ; Một là chẳng được của cải tự tại, hai là tiếng xấu truyền xa, ba là chẳng thích bố thí cho người nghèo thiếu, bốn là chẳng thích thấy bốn bộ chúng, năm là chẳng đặng thân chư Thiên. Nầy các Thiện Nam Tử ! Do nơi chẳng phóng dật có thể sanh ra pháp lành thế gianxuất thế gian. Nếu có người muốn được vô thượng Bồ Đề nên phải siêng năng tu hạnh chẳng phóng dật.

Luận về người phóng dật lại còn có mười ba quả báo : Một là thích vì đời mà làm lụng, hai là thích nói những lời vô ích, ba là thường thích nằm lâu ngủ nhiều, bốn là thích nói việc đời, năm là thích gần gũi bạn ác, sáu là thích biếng lười, bảy là thường bị người khác khinh dể, tám là dầu có học hỏi liền quên mất, chín là thích ở nơi biên địa, mười là chẳng thể điều phục các căn, mười một là ăn chẳng biết đủ, mười hai là chẳng thích vắng vẻ, mười ba là chỗ thấy biết chẳng chơn chánh.

Nầy các Thiện Nam Tử ! Luận về người phóng dật dầu được gần Phật và Thánh chúng, nhưng vẫn là cách xa.

Các Lê Xa Tử bạch rằng : “ Chúng tôi tự biết mình là người phóng dật. Vì nếu chúng tôi chẳng phóng dật, đấng Như Lai Pháp Vương sẽ ra đời trong cõi nước của chúng tôi.

Lúc đó trong đại hội có nhà Bà La Môn tên là Vô Thắng nói với các Lê Xa Tử rằng : “ Phải lắm ! Đúng như lời các ông nói . Vua Tần Bà Ta La được lợi ích lớn, vì đức Như Lai Thế Tôn xuất hiện trong cõi nước đó. Như trong ao lớn mọc lên hoa sen đẹp, hoa sen dầu mọc trong nước, nhưng nước chẳng vấy lắm được.

Đức Phật cũng như vậy, dầu xuất hiện trong nước kia mà chẳng bị pháp thế gian làm trở ngại.

Chư Phật không có xuất hiện, nhưng vì chúng sanhxuất hiện ra đời, chẳng bị pháp thế gian làm trệ ngại.

Các ông tự mê tham đắm nơi ngũ dục, chẳng biết gần gũi đức Như Lai để nghe pháp, do đó nên gọi là hạng người phóng dật. Chẳng phải đức Phật xuất hiện nơi nước Ma Già Đà mà gọi các ông là người phóng dật. Vì đức Như Lai như mặt trời, mặt trăng kia, chẳng phải vì một người hai người mà xuất hiện ra đời.

Năm trăm Lê Xa Tử nghe ông Đức Vô Thắng Bà La Môn nói những lời như trên, liền phát tâm vô thượng Bồ Đề. Đồng tiếng tán thán rằng : Lành thay ! Lành thay ! Vô Thằng đồng tử nói những lời rất lành, rất hay như vậy. Các Lê Xa Tử mỗi người cổi y đang đắp trên thân đem cúng thí cho Vô Thắng.

Vô Thắng nhận lấy đem dâng lên Phật, bạch rằng : “ Thế Tôn ! Những y nầy tôi nhận lấy của hàng Lê Xa Tử, xin dâng lên đức Thế Tôn. Ngưỡng mong đức Thế Tônthương xót chúng sanh mà nạp thọ.

Đức Phật mở lòng từ bi liền lãnh lấy những y ấy.

Các Lê Xa Tử đồng chắp tay bạch rằng ngưỡng mong đức Như Lai an cư nơi nước nầy một mùa, và nhận sự cúng dường của chúng tôi. Đức Phật yên lặng nhận lời thỉnh cầu của Lê Xa Tử.

Lúc đó, sáu nhà ngoại đạo nghe được việc nầy, thầy trò kéo nhau đi qua thành Ba La Nại.

Đức Phật lại đi qua thành Ba La Nại ở bên bờ sông Ba La.

Nơi thành Ba La Nại có vị Trưởng giả tên là Bửu Xưng, ông nầy say mê ngũ dục chẳng biết lý vô thường. Do Phật đến ở,Trưởng giả Bửu Xưng tự nhiên chứng được bạch cốt quán : Tự thấy nhà cửa, điện đường, vợ con, quyến thuộc, tôi tớ, đều toàn là
những bộ xương trắng. Lòng ông kinh sợ như sợ dao, rắn độc, giặc cướp, lửa. Ông liền ra khỏi nhà, thẳng đến chỗ Phật. Dọc đường, luôn miệng kêu rằng : Sa Môn Cù Đàm ! Nay tôi như là bị giặc rượt đuổi, lòng tôi quá kinh sợ, xin mau cứu tôi !

Phật bảo Trưởng giả : “ Nầy Thiện Nam Tử ! Phật phápchúng Tăng vẫn an onå, không sự lo sợ “.

Trưởng giả bạch rằng : “ Nếu trong Tam Bảo không sự kinh sợ, nay tôi cũng sẽ được không kinh sợ.”

Đức Phật liền cho Trưởng giả xuất gia tu hành.

Trưởng giả nầy lại có năm mươi người bạn thân, nghe tin Trưởng giả Bửu Xưng nhàm chán dục lạc trong đờixuất gia, liền cùng nhau đồng xuất gia.

Sáu nhà ngoại đạo nghe việc nầy, liền dắt đồ chúng đi qua thành Chiêm Bà.

Lúc đó tất cả nhân dân trong nước Chiêm Bà đều cùng nhau phụng sự sáu nhà ngoại đạo, họ chưa từng nghe danh hiệu của Phật, Pháp, Tăng, phần đông gây tạo những nghiệp rất ác.

Đức Phậtchúng sanh nên lại đi qua thành Chiêm Bà.

Trong thành nầy có vị đại Trưởng gỉa không con nối giòng, bèn phụng thờ sáu nhà ngoại đạo để cầu con. Thời gian sau vợ trưởng giả có thai. Trưởng giả vui mừng đến thưa với sáu nhà ngoại đạo : Vợ tôi có thai là nam hay nữ ?

Sáu nhà ngoại đạo đáp rằng : “ Chắc chắn sẽ sanh con gái”.

Trưởng giả nghe lời nầy sanh lòng sầu não. Thân hữu hỏi Trưởng giả : “ Cớ sao ông quá sầu não như vậy ?”

Trưởng giả đáp vợ tôi có thai chưa biết là nam hay nữ nên tôi đến hỏi lục sư, các ngài bảo chắc chắn là con gái. Tôi tự nghĩ tuổi đã già, sự nghiệp to lớn, tài sản vô lượng. Nếu không phải con trai thời không người giao phó. Do đây nên tôi sầu não.

Thân hữu nói rằng : “ Ông không có trí huệ, ngày trước ông cũng đã nghe rằng ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếpđệ tử của ai ? Đệ tử của Phật hay đệ tử của lục sư ? Nếu lục sư là bực nhứt thiết trí, sao ba anh em Ca Diếp bỏ họ mà làm đệ tử của Phật ? Lại Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên, các vị Quốc Vương như Tần Bà Ta La, các vị phu nhơn như Bà Mạt Lợi, các vị đại Trưởng giả như ông Tu Đạt Đa, những người ấy chẳng phải là đệ tử của Phật ư ?

Khoáng Dã quỉ thần, vua A Xà Thế, Voi say, Ươn Quật Ma La ác tâm muốn hại mẹ, những người nầy há chẳng phải nhờ đức Phật điều phục ư ?

Đức Như Lai Thế Tôn biết rõ tất cả Pháp không bị chướng ngại nên hiệu là Phật. Lời nói ra duy nhứt, không dời đổi, nên hiệu là Như Lai. Dứt hết phiền não nên gọi là A La Hán. Đức Thế Tôn phàm có nói ra trọn không sai. Lục sư chẳng phải như vậy, đâu đáng tin được.

Nay đức Như Lai đang ở nước nầy gần nơi đây, nếu ông muốn biết sự thiệt thời nên đến Phật.

Lúc đó Trưởng giả cùng thân hữu đến chỗ Phật đảnh lễ đi nhiễu ba vòng, rồi quì chấp tay bạch rằng : “ Đức Thế Tôn đối với chúng sanh bình đẳng không oán không thân. Tôi còn bị tham ái ràng buộc, nay muốn hỏi đức Thế Tôn một việc, nhưng tự mình hổ thẹn chưa dám nói ra.

Bạch Thế Tôn ! Vợ tôi có thai, lục sư bảo rằng chắc chắn là con gái. Xin đức Phật phán việc ấy thế nào ?”

Phật nói : “ Nầy Trưởng giả, vợ ông có thai quyết định là trai, đứa trẻ nầy sau khi sanh ra thời phước đức không ai bằng.”

Trưởng giả nghe lời Phật dạy vui mừng làm lễ tạ đức Phậttrở về nhà.

Sáu nhà ngoại đạo nghe Phật huyền ký vợ Trưởng giả quyết định sẽ sanh con trai có phước đức lớn, lòng họ ganh ghét, họ liền lấy trái Am La tẩm thuốc độc, rồi mang đến nhà biếu Trưởng giả mà nói rằng : Tốt thay ! Ông Cù Đàm bàn điều ấy rất hay. Gần ngày sanh vợ ông nên uống thuốc nầy sẽ bảo đảm cho mẹ cùng con lúc sanh sản không bịnh hoạn.

Trưởng giả mừng lắm nhận lấy thuốc của lục sư cho vợ uống. Uống xong vợ Trưởng giả trúng độc mà chết.

Lục sư vui mừng chia nhau đi khắp trong thành truyền rao rằng : Sa Môn Cù Đàm tự khoe là nhứt thiết trí, nói vợ Trưởng giả sẽ sanh con trai phước đức không ai sánh bằng, nay con chưa sanh mà mẹ đã chết.

Trưởng giả lại đối với Phật mất cả lòng tin. Ông liền theo nghi lễ thế gian tẩn liệm thây vợ, rồi đưa ra ngoài thành chất củi để thiêu.

Do đạo nhãn thấy rõ việc nầy, đức Phật bảo A Nan đem y đến cho Phật đắp và bảo rằng : Ta muốn đến chỗ hỏa táng để trừ dứt tà kiến cho chúng sanh.

Lúc đó Tỳ Sa Môn Thiên Vương bảo Thiên tướng là Na Ni Bạt Đà rằng : Nay đức Như Lai muốn đến khu gò mã, khanh phải mau đến đó sửa sang quét tước trải tòa sư tử, rải những hoa đẹp hương thơm, trần thiết trang nghiêm chỗ ấy.

Lục sư thấy Phật đàng xa đi đến họ bảo nhau rằng : Sa Môn Cù Đàm đến trong gò mã nầy hoặc giả muốn ăn thịt ư !

Lúc bấy gìơ nơi ấy có nhóm Ưu Bà Tắc chưa chứng được pháp nhãn, nghe lời nói của lục sư thời đều hổ thẹn cùng nhau đón Phật bạch rằng : Vợ của Trưởng giả đã chết, xin Thế Tôn chớ đến đó. 

A Nan liền nói với các vị Ưu Bà Tắc : “ Các ông chờ giây lát, đức Như Lai sẽ hiển bày cảnh giới của chư Phật.

Phật đến gò mả lên ngồi tòa Sư Tử.

Trưởng giả đến trước Phật trách rằng : “ Bực nhứt thiết trí lời nói ra đúng sự thật không sai mới đáng gọi là Thế Tôn. Nay mẹ thời đã chết mất làm sao sanh được con trai phước đức ?”

Phật bảo Trưởng giả : “Hôm trước ông chẳng hỏi tôi về sự chết sống của bà mẹ. Chỉ hỏi có thai là trai hay gái.

Chư Phật Như Lai phàm lời nói ra đúng thật không sai, do đây nên phải biết rằng ông quyết định sẽ được con trai phước đức.

Lúc đó lửa thiêu tử thi bụng nứt ra, có đứa trẻ trai từ trong bụng lọt ra ngồi ngay thẳng trong lửa như chim Oan Ương đậu trên gương sen.

Lục sư ngó thấy lại to tiếng la lên rằng : “ Sa Môn Cù Đàm là yêu quái khéo làm aỏ thuật.”

Trưởng giả vui mừng quở trách lục sư : Nếu cho là ảo thuật tại sao các ông chẳng làm. Phật liền bảo Kỳ Bà : “Ông vào trong lửa bồng đứa bé lại đây.”

Kỳ Bà đi đến gần đống lửa, lục sư lật đật đi đến kéo lại nói rằng : “ Sa Môn Cù Đàm làm ảo thuật chưa ắt là luôn được hoàn toàn, nếu ông vào trong lửa e không khỏi bị hại. Sao ông lại quá tin lời của Cù Đàm.

Kỳ Bà đáp rằng : “ Giả sử đức Như Lai ra vào địa ngục A Tỳ, lửa dữ trong địa ngục còn không đốt cháy được huống là lửa trong thế gian.

Lúc đó Kỳ Bà đi thẳng vào trong đống lửa như vào trong nước mát mẻ, bồng đứa trẻ trở ra đến chỗ Phật, hai tay trao đứa trẻ cho Phật.

Đức Phật tiếp lấy đứa trẻ mà bảo Trưởng giả rằng : “ Tất cả chúng sanh thọ mạng chẳng quyết địng như bóng nước nổi trên mặt nước. Nếu chúng sanh không có nghiệp quả sâu nặng thời lửa chẳng cháy được, độc chẳng hại được. Phước đức của trẻ nầy chẳng phải là ta làm ra. 

Trưởng giả bạch rằng : “ Lành thay ! Bạch Thế Tôn ! Ngưỡng mong đức Như Lai đặt tên cho nó”. Đức Phật nói : Nầy Trưởng giả ! Trẻ nầy sanh ở trong đống lửa lớn, lửa gọi là thọ đề, nên đặt tên cho nó là Thọ Đề.” 

Lúc đó quần chúng hiện diện nghe và thấy việc nầy vô lượng người phát tâm vô thượng Bồ Đề.

Sau đó sáu nhà ngoại đạo kéo nhau đi khắp cả sáu nước lớn không chỗ nào ở yên được, họ lại đến nơi thành Câu Thi Na, họ chia nhau đi truyền rao rằng : Mọi người nên biết rằng Sa Môn Cù Đàm là nhà đại ảo thuật, phỉnh gạt trong thiên hạ khắp hết sáu nước lớn. Như nhà ảo thuật hoá làm bốn đạo binh chiến xa, chiến mã, voi trận, bộ binh. Lại biến hoá làm các thứ châu báu, cung điện, thành trì, sông ngòi , cây cối. Sa Môn Cù Đàm cũng như vậy, huyễn hóa làm ra thân vua để thuyết pháp, hoặc biến làm Sa Môn, Bà La Môn, biến làm thân nam, người nữ, thân nhỏ, thân lớn, hoặc biến làm thân súc sanh quỉ thần, hoặc nói vô thường, hoặc nói thường trụ, có lúc nói là khổ, có lúc nói là vui, hoặc nói có ngã, hoặc nói không ngã, có tịnh, không tịnh, lúc thời nói có lúc lại nói không, đó là những lời hư vọng nên gọi là ảo thuật.

Như nhơn hột giống mà có trái, Sa Môn Cù Đàm cũng như vậy, do bà Ma Da sanh ra, mẹ đã là huyễn ảo thời con không thể chẳng phải là huyễn ảo. Sa Môn Cù Đàm không có tri kiến chơn thật. Các vị Bà La Môn trải qua nhiều năm tu tập khổ hạnh giữ gìn cấm giới còn tự nói rằng chưa có tri kiến chơn thật. Huống là Cù Đàm tuổi còn trẻ, học lực cạn cợt, chẳng tu khổ hạnh, làm sao có được tri kiến chơn thật, nếu có thể khổ hạnh đủ bảy năm còn chẳng phải là nhiều, huống là Cù Đàm tu tập khổ hạnh chẳng đầy sáu năm. Có người ngu vô trí mới tin học theo giáo pháp của Cù Đàm. Như nhà huyễn thuật phỉnh gạt người ngu, Sa Môn Cù Đàm cũng như vậy. Sáu nhà ngoại đạo ở trong thành Câu Thi Na nầy làm cho chúng sanh thêm nhiều tà kiến.

Phật bảo Sư Tử Hống Bồ Tát : “ Ta thấy việc như vậy sanh lòng xót thương, nên dùng thần lực triệu thỉnh các vị Bồ Tátmười phương vân tập trong rừng nầy chật cả bốn mươi do diên. Nay ở nơi đây ta hiện đại Sư Tử Hống.

Ở nơi chổ trống trải vắng vẻ dầu có thuyết pháp nhiều cũng chẳng được gọi là Sư Tử Hống. Ở trong đại chúng toàn bực trí huệ như đây mà thuyết pháp mới được gọi là chơn thật đại Sư Tử Hống.

Sư Tử Hốngthuyết minh tất cả pháp đều vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh. Chỉ nói Như Lai là thường, lạc, ngã, tịnh.

Lục sư lại nói rằng : Nếu Cù Đàm có ngã ta cũng có ngã. Chỗ nói là ngã đó : Cái thấy gọi là ngã. 

Nầy Cù Đàm ! Ví như có người hướng trong đây thấy đồ vật, ngã cũng như vậy. Hướng là dụ cho con mắt, người thấy dụ cho ngã.

Phật bảo lục sư : “ Nếu nói cái thấy gọi là ngã, thời không đúng nghĩa. Vì điều dụ của các ông vừa dẫn ra nhơn hướng mà thấy, người ở một hướng, sáu căn đều có tác dụng. Nếu quyết địng có ngã nhơn nơi con mắt mà thấy, sao lại chẳng như trong một nhãn căn kia đều nhận biết các trần cảnh ? Nếu trong một căn chẳng thể đồng thời nghe cả sáu trần, phải biết rằng đó là không có ngã. Điều dụ hướng thấy vật, dầu trãi qua trăm năm, người thấy nhơn nơi đó chỗ thấy vẫn không khác. Nhãn căn nếu như vậy, đến lúc tuổi già mắt kém lẽ ra không khác. Người cùng hướng khác nhau, thấy trong thấy ngoài, nhãn căn nếu như vậy lẽ ra cũng trong ngoài đồng một thời đều thấy. Nếu là chẳng thấy, sao lại có ngã.

Lục sư lại nói rằng : “ Nầy Cù Đàm ! Nếu không có ngã, thời ai có thể thấy ? Phật nói có sắc, có ánh sáng, có tâm, có nhãn căn, bốn duyên nầy hòa hiệp nên gọi là có thấy. Trong đây thiệt không có người thấy người thọ. Vì điên đảo nên chúng sanh cho là có người thấy có kẻ thọ. Do nghĩa nầy nên tất cả chúng sanh chỗ thấy biết đều điên đảo, chỗ thấy biết của chư Phật và Bồ Tát là chơn thật.

_ Nầy Lục sư ! Nếu nói rằng sắc là ngã thời cũng chẳng phải. Vì sắc thiệt cũng chẳng phải là ngã. Sắc nếu là ngã lẽ ra chẳng nên có hình dạng xấu xa. Cớ sao lại có bốn tánh sai khác, chẳng đồng một dòng Bà La Môn ư ? Sao lại có kẻ nô lệ chẳng tự do ? Có người tàn tật, lúc sanh ra căn thân chẳng đầy đủ ? Cớ sao chẳng làm thân chư thiên, mà lại thọ thân địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ ? Nếu chẳng có thể tùy ý để làm ra thân, nếu biết rằng quyết định là không có ngã. Do vì không ngã nên gọi là vô thường,. Vì vô thường nên phải khổ. Vì khổ nên là rỗng không. Vì rỗng không nên điên đảo. Vì điên đảo nên tất cả chúng sanh lưu chuyển trong vòng sanh tử.

Như sắc, thọ tưởng hành và thức cũng vậy.

Nầy Lục sư, Đức Như Lai Thế Tôn dứt hẳn sự ràng buộc của sắc cũng như dứt hẳn sự ràng buộc của thức v.v…, vì thế nên Như Lai gọi là thường, lạc, ngã, tịnh.

Lại sắc chính là nhơn duyên. Nếu đã là nhơn duyên thời gọi là vô ngã. Nếu là vô ngã thời gọi là khổ không.

Thân của Như Lai chẳng phải nhơn duyên. Vì chẳng phải nhơn duyên nên gọi là có ngã. Nếu có ngã thời chính là thường, lạc, ngã, tịnh.

Lục sư lại nói : “ Nầy Cù Đàm ! Sắc chẳng phải ngã nhẫn đến thức cũng chẳng phải ngã, thế thì ngã khắp tất cả chỗ như hư không.

Phật nói : “ Nếâu khắp mọi chỗ đều có ngã, thời lẽ ra chẳng nên nói rằng : Trước kia tôi chẳng thấy. Nếu trước kia chẳng thấy, thời biết rằng sự thấy nầy trước không nay có, nên gọi là vô thường. Nếu gọi là vô thường sao lại nói là khắp được.

Nếu ngã là khắp tất cả chỗ đều có, lẽ ra phải có đủ tất cả thân trong năm loài. Nếu có đủ thân, thời lẽ ra đều thọ báo. Nếu đã đều thọ báo, sao lại nói rằng trở lại thọ thân người thân trời …?

Các ông nói ngã là khắp đó, thời ngã là một hay là nhiều ?

Ngã nếu là một thời lẽ ra không có cha con, kẻ thù người thân. Ngã nếu là nhiều, căn thân của tất cả chúng sanh lẽ ra đều đồng như nhau, bao nhiêu những việc làmtrí huệ lẽ ra cũng đồng như vậy, nếu đồng như nhau, sao lại nói rằng có người thân căn đầy đủ, có người thiếu kém tàn tật, nghiệp lành nghiệp ác, kẻ ngu người trí khác 
nhau ?”

_ Nầy Cù Đàm ! Ngã của chúng sanh không có ngằn mé, pháp cùng phi pháp thời có chừng ngằn. Chúng sanh thật hành đúng pháp thời được thân tốt đẹp. Nếu chúng sanh thật hành phi pháp thời mang thân xấu xa. Do nghĩa nầy nên nghiệp quả của chúng sanh chẳng được không sai khác.

_ Nầy Lục sư !Nếu pháp cùng phi pháp là như vậy thời ngã chẳng cùng khắp. Nếu ngã là cùng khắp thời lẽ ra đều đến tất cả. Nếu ngã đều đến tất cả thời người thật hành pháp lành lẽ ra cũng có ác, người thật hành điều ác lẽ ra cũng có lành. Nếu không như vậy sao lại nói rằng ngã là cùng khắp.

_ Nầy Cù Đàm ! Như trong một nhà thắp trămngàn ngọn đèn, mỗi ngọn đèn tự chiếu sáng chẳng trở ngại nhau. Ngã của chúng sanh cũng như vậy, thật hành điều lành điều ác chẳng xen lộn nhau.

_ Nầy Lục sư ! Nếu các ông nói rằng ngã như ngọn đèn thời không đúng nghĩa. Vì ánh sáng ngọn đèn kia theo duyên mà có, ngọn đèn thêm lớn thời ánh sáng cũng thêm nhiều. Ngã của chúng sanh chẳng phải như vậy. Ánh sáng từ ngọn đèn chiếu ra, chỗ của ánh sáng khác chỗ với ngọn đèn. Ngã của chúng sanh chẳng được từ nơi thân mà ra ở nơi chỗ khác. Áng sáng của ngọn đèn kia ở chung chỗ với bóng tối, vì như trong căn nhà tối, lúc thắp một ngọn đèn chiếu chẳng sáng tỏ, thắp nhiều ngọn đèn thời được tỏ sáng. Nếu ngọn đèn ban đầu phá hết bóng tối thời lẽ ra chẳng cần đến ngọn đèn sau. Nếu cần phải nhờ ngọn đèn sau mới hết bóng tối, thời nên biết rằng áng sáng của ngọn đèn ban đầu cùng ở chung chỗ với bóng tối.

_ Nầy Cù Đàm ! Nếu là không có ngã thời ai làm lành làm ác ?

_ Nếu là ngã tạo tác thời sao lại gọi là thường ? Nếu ngã là thường, tại sao có lúc làm lành, có lúc lại làm ác ? Nếu cho rằng có lúc làm lành, có lúc làm ác, tại sao lại nói rằng ngã không ngằn mé. Nếu là ngã tạo tác, cớ chi lại tập làm điều ác. Nếu như ngã là tác giả, là tri giả, cớ chi lại sanh nghi rằng chúng sanh không có ngã.

Do nghĩa trên đây nên biết rằng trong pháp của ngoại đạo quyết định không có ngã. Nếu nói là ngã, thời nên biết rằng chính là đức Như Lai, vì thân Như Lai không ngằn mé, không ngờ vực, chẳng làm chẳng thọ, nên gọi là thường trụ. Như Lai bất sanh bất diệt nên gọi là lạc, vì Như Lai không có phiền não nên gọi là tịnh, không có mười tướng nên gọi là không. Do đây nên Như Lai là thường, lạc, ngã, tịnh, rỗng rang không có các tướng.

Các nhà ngoại đạo nói rằng : “Nếu nói Như Lai là thường, lạc, ngã, tịnh vì không có tướng nên là không, phải biết rằng giáo pháp của Cù Đàm nói ra thời chẳng phải là không vậy. Vì thế nên nay chúng ta phải cung kính thọ trì

Lúc đó trong hàng ngoại đạovô lượng người sanh lòng kính tin xuất gia theo Phật pháp.

Phật bảo Sư Tử Hống Bồ Tát : “Nầy Thiện Nam Tử! Do nhơn duyên nên ta ở nơi rừng Ta La Song Thọ nầy hiển bày Đại Sư Tử Hống. Sư Tử Hống gọi là Đại Niết Bàn.

Nầy Thiện Nam Tử ! Cặp cây bên hướng Đông tiêu biểu rằng phá vô thường mà được thường trụ. Cặp cây bên hướng Nam tiêu biểu rằng phá khổ mà được lạc. Cặp cây bên hướng Tây tiêu biểu rằng phá vô ngã mà được chơn ngã. Cặp cây bên hướng Bắc tiêu biểu rằng phá bất tịnh mà được chơn tịnh.

Nầy Thiện Nam Tử ! Chúng sanh trong đây vì bốn cặp cây Song Thọ nên bảo hộ rừng Ta La, chẳng cho người ngoài đến bẻ nhánh hái lá đốt chặt phá hoại. Ta cũng như vậy, vì bốn pháp thường, lạc, ngã, tịnh, nên khiến hàng đệ tử hộ trì Phật pháp.

Bốn cặp Song Thọ nầy bốn Đại Vương quản trị săn sóc. Ta vì bốn Đại Vương hộ trì chánh pháp của ta, nên ta ở trong đây mà nhập Niết Bàn.

Nầy Thiện Nam Tử !Bốn cặp cây Ta La nầy bông trái thường sum sê, thường có thể lợi ích cho vô lượng chúng sanh. Ta cũng như vậy, thường có thể lợi ích cho vô lượng Thanh Văn Duyên Giác. Bông dụ cho ngã, trái dụ cho lạc. Do nghĩa nầy nên ta ở trong rừng cây Ta La Song Thọ nhập đại tịch diệt. Đại tịch diệt đây gọi là Đại Niết Bàn.

Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Cớ gì Đức Như Lai nhập Niết Bàn trong tháng hai ?”

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Tháng hai gọi là mùa xuân, tháng mùa xuân muôn vật đều sanh trưởng, gieo trồng cây cối, bông trái tươi tắn xinh đẹp, sông rạch đầy nước, trăm thú sanh sản, do đây nên chúng sanh phần nhiều có quan niệm là thường là vui.

Vì phá quan niệm cho là thường như vậy, nên ta nói tất cả pháp đều là vô thường, chỉ nói đức Như Laithường trụ chẳng biến đổi.

Nầy Thiện Nam Tử ! Ở trong ba mùa sáu tiết, mạnh đông cây cối khô héo, mọi người chẳng ưa thích. Mạnh xuân hòa ấm mọi người tham ưa. Vì phá sự tham ưa thế gian của chúng sanh nên ta diễn nói thường, lạc, ngã, tịnh. Đức Như Lai vì phá thế ngã, thế tịnh, nên nói Như Lai là chơn thiệt ngã tịnh.

Nói tháng hai là dụ cho hai thứ pháp thân của Như Lai.

Mùa đông chẳng ưa thích, là người trí chẳng thích Như Lai vô thường nhập Niết Bàn. Tháng hai mùa xuân vui thích, là dụ cho người trí ưa thích Như Lai : Thường, lạc, ngã, tịnh. Gieo trồng dụ cho chúng sanh nghe pháp vui mừng phát tâm vô thượng Bồ Đề, vun trồng các căn lành. Sông rạch là dụ cho các Đại Bồ Tátmười phương đến chỗ ta nghe học kinh Đại Niết Bàn.

Trăm thú sanh sản là dụ cho hàng đệ tử của ta sanh các căn lành.

Bông là dụ cho bảy giác chi. Trái là dụ cho bốn đạo quả.

Do những nghĩa nầy, nên ta nhập Niết Bàn trong tháng hai.

Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Đức Như Lai lúc sơ sanh, xuất gia, thành đạo chuyển pháp luân đều ở vào ngày mùng tám, cớ cho riêng nhập Niết Bàn ở đêm rằm ?

Phật bảo : “ Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện Nam Tử ! Như mặt trăng rằm tròn đầy không khuyết, chư Phật Như Lai cũng như vậy, nhập Đại Niết Bàn không có kém khuyết. Vì thế nên Như Lai nhập Niết Bàn vào đêm rằm.

Nầy Thiện Nam Tử ! Như đêm rằm, lúc mặt trăng tròn có mười một điều : Một là phá tối tăm ; hai là khiến chúng sanh thấy rõ đường sá, ba là khiến chúng sanh thấy đường ngay đường cong ; bốn là trừ nóng nực được mát mẻ ; năm là phá lòng cao ngạo của lửa đom đóm ; sáu là dứt tất cả tưởng niệm trộm cướp ; bảy là trừ lòng sợ ác thú của chúng sanh ; tám là có thể làm cho hoa sen xanh nở ; chín là làm cho hoa sen búp lại ; mười là dẫn phát lòng tiến lên của kẻ đi đường ; mười một là làm cho chúng sanh thích ngũ dục được nhiều khoái lạc.

Như Lai cũng như vậy : Một là phá hoại vô minh ; hai là diễn thuyết chánh pháp, tà pháp ; ba là chỉ bày sanh tử là tà hiểm, Niết bàn là bằng thẳng ; bốn là làm cho người xa lìa phiền não tham, sân si ; năm là phá hoại ánh sáng của ngoại đạo ; sáu là phá hoại giặc kiết sử ; bảy là trừ tâm lo sợ ngũ cái ; tám là làm nẩy nở lòng vun trồng căn lành của chúng sanh ; chín là che trùm tâm ngũ dục của chúng sanh ; mười là phát khởi hạnh tiến tu công hạnh Đại Niết Bàn cho chúng sanh ; mười một là làm cho chúng sanh thích tu hạnh giải thoát.

Do đây nên ta nhập Đại Niết Bàn vào ngày rằm. Dầu vậy, nhưng thật ra ta chẳng có nhập Đại Niết Bàn. Trong hàng đệ tử của ta, những kẻ ngu si, kẻ ác cho rằng Như Lai quyết định nhập Niết Bàn.

Như bà mẹ kia có đông con. Một hôm bà mẹ bỏ đi đến nước khác, trong thời gian chưa trở về, các con đều nói rằng mẹ đã chết mất, nhưng thật ra bà mẹ nầy không chết.

Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Hạng Tỳ Kheo nào có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ nầy ?

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu có Tỳ Kheo nào thọ trì đọc tụng mười hai bộ kinh, văn nghĩa đúng, thông đạt thâm nghĩa, giải thuyết cho mọi người, chỗ thuyết pháp trước sau giữa đều lành hay, vì muốn lợi ích cho vô lượng chúng sanhdiễn thuyết phạm hạnh. Tỳ Kheo nầy có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ.

_ Bạch Thế Tôn ! Như chỗ tôi hiểu nghĩa của Đức Phật vừa dạy, thời Tỳ Kheo A Nan chính là người trang nghiêm vậy. Vì A Nan thọ trì đọc tụng mười hai bộ kinh, vì đại chúng mà khai thị diễn thuyết, lời cùng nghĩa đều chơn chánh.

Như đem nước rót vào bình, A Nan cũng như vậy, đúng như chỗ đã nghe nơi đức Phật đem diễn thuyết lại cho mọi người.

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu có Tỳ Kheo đặng thiên nhãn thanh tịnh, thấy đại thiên thế giớimười phương như thấy trái am ma lặc trong bàn tay, Tỳ Kheo nầy cũng có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ

_ Bạch Thế Tôn ! Nếu như vậy thời Tỳ Kheo A Nâu Lâu Đà chính là người trang nghiêm, vì A Nâu Lâu Đàthiên nhãn thấy rõ đại thiên thế giới, tất cả những loài những vật cho đến thân trung ấm đều thấy rõ ràng không chướng ngại.

Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu có Tỳ Kheo thiểu dục tri túc, tâm thích tịch tịnh, siêng tu tinh tấn chánh niệm, chánh định, chánh huệ, giải thoát, Tỳ Kheo nầy có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ.

_ Bạch Thế Tôn ! Nếu như vậy thời Tỳ Kheo Đại Ca Diếp chính là người trang nghiêm, vì Đại Ca Diếp khéo tu những công hạnh thiểu dục tri túc v.v…

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu Tỳ Kheo vì lợi ích chúng sanh chẳng vì lợi dưỡngtu tập thông đạt vô tránh tam muội, thánh hạnh, không hạnh, Tỳ Kheo nầy thời có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ.

_ Bạch Thế Tôn ! nếu như vậy thời Tỳ Kheo Tu Bồ Đề chính là người trang nghiêm. Vì Tu Bồ Đề khéo tu tập hạnh vô tránh, thánh hạnh, không hạnh.

Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu có Tỳ Kheo khéo tu tập thần thông, trong khoảng một niệm có thể hiện các thứ thần thông biến hoá, một tâm một định có thể hiện làm hai thứ là nước với lửa, Tỳ Kheo nầy thời có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ.

Bạch Thế Tôn ! Nếu như vậy thời Tỳ Kheo Đại Mục Kiền Liên chính là người trang nghiêm. Vì Đại Mục Kiền Liên khéo tu thần thông biến hoá vô lượng.

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu có Tỳ Kheo tu tập đại trí, lợi trí, tập trí, giải thoát trí, thậm thâm trí, quảng trí, vô biên trí, vô thắng trí, thật trí, thành tựu đầy đủ trí huệ như vậy, tâm bình đẳng đối với người thân kẻ thù nghe đức Như Lai nhập Niết Bàn chẳng lo buồn, nếu nghe Như Lai thường trụ chẳng nhập Niết Bàn cũng chẳng mừng rỡ, Tỳ Kheo nầy thời có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ.

Bạch Thế Tôn ! Nếu như vậy thời Tỳ Kheo Xá Lợi Phất chính là người trang nghiêm. Vì Xá Lợi Phất khéo thành tựu đầy đủ đại trí huệ như vậy.

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu có Tỳ Kheo có thể nói chúng sanh đều có Phật tánh, được thân Kim Cang không có ngằn mé, thường, lạc, ngã, tịnh, thân tâm vô ngại được tám môn tự tại. Tỳ Kheo nầy thời có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Thọ.

_ Bạch Thế Tôn ! Nếu như vậy thời chỉ có đức Như Lai mới là người trang nghiêm. Vì thân Như Laithân Kim Cang không ngằn mé, là thường, lạc, ngã, tịnh, thân tâm vô ngại đủ tám môn tự tại.

Bạch Thế Tôn ! Chỉ có đức Như Lai mới có thể trang nghiêm rừng Ta La Song Tho, nếu không đức Như Lai thời chẳng trang nghiêm. Ngưỡng mong đấng Đại Từ Bitrang nghiêm mà thường ở trong rừng Ta La nầy.

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Tất cả các pháp tánh vốn trụ nơi vô trụ, sao ông lại cầu mong đức Như Lai trụ.

Nầy Thiện Nam Tử ! Phàm nói rằng trụ đó thời gọi là sắc pháp từ nơi nhơn duyên mà sanh, nên gọi là trụ. Nhơn duyên không nơi chỗ nên gọi là vô trụ.

Đức Như Lai đã dứt tất cả sự ràng buộc của sắc, sao lại nói rằng Như Lai trụ ? Như sắc pháp, thọ tưởng hành thức cũng vậy.

Nầy Thiện Nam Tử ! Trụ gọi là kiêu mạn, vì kiêu mạn nên chẳng được giải thoát, vì chẳng được giải thoát nên gọi là trụ. Ai có kiêu mạn ? Từ chỗ nào mà đến ? Do đây nên được gọi là trụ nơi vô trụ.

Đức Như Lai đã dứt tất cả kiêu mạn, sao lại nói rằng ngưỡng mong đức Như Lai trụ ?

Trụ đó gọi là pháp hữu vi, đức Như lai đã dứt pháp hữu vi, nên là chẳng trụ.

Trụ đó gọi là pháp không, Đức Như Lai đã dứt pháp không như vậy nên được thường, lạc, ngã, tịnh. Tại sao nói rằng ngưỡng mong đức Như Lai trụ ?

Trụ đó gọi là hai mươi lăm cõi. Đức Như lai đã dứt hai mươi lăm cõi. Sao lại nói rằng ngưỡng mong đức Như Lai trụ ?

Trụ đó chính là tất cả phàm phu. Các bực thánh nhơn thời không khứ, không lai, không trụ. Đức Như Lai đã dứt những tướng khứ, lai, trụ. Sao lại nói rằng ngưỡng mong đức Như Lai trụ ?

Luận về vô trụ gọi là vô biên thân. Vì thân vô biên nên chớ nói rằng ngưỡng mong đức Như Lai trụ nơi rừng Ta La. Nếu trụ nơi rừng nầy thời là hữu biên. Nếu là thân hữu biên thời là vô thường. Đức Như Lai là thường, sao lại nói rằng trụ ?

_ Luận về vô trụ gọi là hư không, tánh của Như Lai đồng với hư không, sao lại nói rằng trụ ?

Lại vô trụ gọi là Kim Cang Tam Muội. Kim Cang Tam Muội phá hoại tất cả trụ. Kim Cang Tam Muội chính là Như Lai, sao lại nói rằng trụ ?

Lại vô trụ gọi là huyễn, Như Lai đồng huyễn, sao lại nói rằng trụ ?

Lại vô trụ gọi là vô chung vô thỉ, tánh Như Lai không có thỉ chung, sao lại gọi rằng trụ.

Lại vô trụpháp giới vô biên, pháp giới vô biên chính là Như Lai, sao lại nói rằng trụ ?

Lại vô trụ gọi là Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Tam muội nầy biết tất cả pháp mà không chấp trước, vì không chấp trước nên gọi là Thủ Lăng Nghiêm. Đức Như Lai đầy đủ chánh định Thủ Lăng Nghiêm, sao lại gọi rằng trụ ?

Lại vô trụ gọi xứ phi xứ trí lực. Đức Như Lai thành tựu trí lực nầy, sao lại gọi rằng 
trụ ?

Lại vô trụ gọi là Đàn Ba La Mật. Nếu Đàn Ba La Mật mà có trụ thời chẳng đến được Thi La Ba La Mật, nhẫn đến Bát Nhã Ba La Mật, do nghĩa nầy nên Đàn Ba La Mật gọi là vô trụ. Đức Như Lai chẳng trụ Đàn Ba La Mật nhẫn đến chẳng trụ Bát Nhã Ba La Mật, sao lại nguyện rằng đức Như Lai thường trụ nơi rừng Ta La.

Lại vô trụ gọi là tu pháp Tứ Niệm Xứ. Nếu đức Như Lai trụ nơi pháp Tứ Niệm Xứ, thời không thể được Vô Thựơng Bồ Đề, đây gọi là trụ nơi chẳng trụ.

Lại vô trụ gọi là chúng sanh giới vô biên. Đức Như Lai đã đến tột ngằn mé vô biên của tất cả chúng sanh giới mà không chỗ trụ.

Lại vô trụ gọi là không nhà cửa, không nhà cửa gọi là không chỗ có, không chỗ có gọi là vô sanh, vô sanh gọi là vô diệt, vô diệt gọi là vô tướng, vô tướng gọi là không hệ phước, không hệ phược gọi là không chấp trước, không chấp trước gọi là vô lậu, vô lậu chính là thiện, thiện chínhvô vi, vô vi chính là Đại Niết Bàn, Đại Niết Bàn chính là thường, thường chính là ngã, ngã chính là tịnh, tịnh chính là lạc. Thường, lạc, ngã, tịnh chính là Như Lai

Nầy Thiện Nam Tử ! Như hư không chẳng trụ mười phương, đức Như Lai cũng như vậy chẳng trụ mười phương.

Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu có ai nói rằng thân, khẩu, ý ác mà được quả lành thời là không đúng. Thân, khẩu, ý lành mà được quả ác cũng là không đúng.

Nếu nói phàm phu đặng thấy Phật tánh còn Thập Trụ Bồ Tát chẳng được thấy, lời nói nầy không đúng.

Nếu nói hạng Nhứt Xiển Đề phạm tội ngũ nghịch, hủy báng kinh Đại Thừa phá bốn giới trọng mà được Vô Thượng Bồ Đề, lời nói nầy cũng không đúng.

Nếu nói lục trụ Bồ Tát do phiền não mà đọa ba ác đạo, lời nòi nầy cũng không đúng.

Nếu nói Đại Bồ Tát dùng thân người nữ thật mà được Vô Thượng Bồ Đề, lời nói nầy cũng không đúng.

Nếu nói Nhứt Xiển Đề là thường còn, Tam Bảovô thường, lời nói nầy cũng không đúng.

Nếu nói đức Như Lai trụ nơi thành Câu Thi Na, là vô thường , lời nói nầy cũng không đúng.

Nầy Thiện Nam Tử ! Nay đức Như Lai ở nơi thành Câu thi Na nầy nhập Đại Tam Muội, vào trong hang thiền định thậm thâm. Vì chúng sanh chẳng thấy Như Lai nên gọi là Đại Niết Bàn.

_ Bạch Thế Tôn ! Đức Như lai cớ chi vào nơi hang thiền định ?

Nầy Thiện Nam Tử ! Vì muốn độ thoát chúng sanh : Người chưa gieo trồng căn lành làm cho được gieo trồng. Người đã gieo trồng căn lành nay được tăng trưởng. Người quả lành chưa thành thục làm cho được thành thục. Đức Như Lai vì người căn lành đã thành thục mà nói thu hướng Vô Thượng Bồ Đề. Làm cho người khinh tiện pháp lành sanh lòng tôn trọng. Làm cho những kẻ phóng dật rời bỏ sự phóng dật. Vì cùng Văn Thù Sư Lợi các vị Đại Bồ Tát luận bàn diệu nghĩa. Vì muốn giáo hoá người thích đọc tụng làm cho ưa thích thiền định. Vì đem thánh hạnh, phạm hạnh, thiên hạnh giáo hóa chúng sanh. Vì quan sát pháp tạng bất cộng thậm thâm. Vì muốn quở trách hàng đệ tử phóng dật. Đức Như Lai thường tịch tịnh mà còn ưa chuộng thiền định, huống là các ông chưa dứt hết phiền não mà sanh lòng phóng dật. Vì muốn quở trách các Tỳ Kheo ác nhận tám thứ vật bất tịnh, mà chẳng biết thiểu dục, chẳng biết tri túc. Vì khiến chúng sanh tôn trọng pháp thiền định đã nghe. Do những nhơn duyên trên đây nên đức Như Lai vào hang thiền định.

Bạch Thế Tôn ! Chánh định vô tướng gọi là Đại Niết Bàn, nên Đại Niết bàn gọi là vô tướng. Do nhơn duyên gì gọi là vô tướng ?

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Vì không có mười tướng : Sắc, thinh, hương, vị, xúc, sanh, trụ, hoại, nam, nữ, đây gọi là mười tướng. Vì không mười tướng như vậy nên gọi là vô tướng.

Nầy Thiện Nam Tử ! Luận về người chấp tướng thời hay sanh ra si, vì si mà sanh ái, vì ái nên ràng buộc, vì ràng buộc nên thọ sanh, vì sanh nên có tử, vì tử nên là vô thường. Người chẳng chấp tướng thời chẳng sanh si, vì không si nên không ái, vì không ái nên không ràng buộc, vì không ràng buộc nên chẳng thọ sanh, vì chẳng thọ sanh nên không có tử, vì không có tử nên gọi là thường. Do nghĩa nầy nên Niết Bàn gọi là thường.

_ Bạch Thế Tôn ! Tỳ Kheo nào có thể dứt được mười tướng ?

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu có Tỳ Kheo luôn luôn tu tập ba tướng nầy thời dứt được mười tướng : Luôn luôn tu tập tướng tam muội chánh định, luôn luôn tu tập tướng trí huệ, luôn luôn tu tập tướng xả.

_ Bạch Thế Tôn ! Thế nào gọi là tướng chánh định, tướng trí huệ và tướng xả ?

Chánh địnhtam muội, tất cả chúng sanh đều có tam muội, tại sao nay mới nói rằng tu tập tam muội ?

Nếu tâm duyên ở một cảnh thời gọi là tam muội, nếu lại duyên cảnh khác thời chẳng gọi là tam muội. Nếu như chẳng định thời chẳng phải là nhứt thiết trí, chẳng phải là nhứt thiết trí sao lại gọi là định ? Nếu do một hạnh mà được tam muội, những hạnh khác thời chẳng phải là tam muội, nếu chẳng phải là tam muội, thời chẳng phải là nhứt thiết trí, nếu chẳng phải nhứt thiết trí sao lại gọi rằng tam muội ? Tướng trí huệ và tướng xả cũng như vậy.

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Như lời ông nói duyên nơi một cảnh được gọi là tam muội, nếu duyên các cảnh khác chẳng gọi là tam muội, lời nói nầy không đúng nghĩa. Vì duyên những cảnh khác như vậy cũng vẫn là một cảnh. Do một hạnh cùng những hạnh khác cũng như vậy.

Ông lại nói chúng sanh trước đã có tam muội chẳng cần tu tập, lời nầy cũng chẳng phải. Vì nói tam muội đây, là nói thiện tam muội, thật ra tất cả chúng sanh chưa có sao lại nói rằng chẳng cần tu tập ? Do trụ trong thiện tam muội như vậy mà quan sát tất cả pháp thời gọi là tướng thiện trí huệ. Chẳng thấy tướng tam muội cùng tướng trí huệ sai khác nhau thời gọi là tướng xả.

Lại nầy Thiện Nam Tử ! Nếu chấp tướng sắc, không thể quan sát tướng thường tướng vô thường của sắc thời gọi là tam muội. Nếu có thể quan sát tướng thường và tướng vô thường của sắc thời gọi là tướng trí huệ. Tam muội cùng trí huệ đồng quan sát tất cả pháp thời gọi là tướng xả.

Nầy Thiện Nam Tử ! Như người đánh xe bốn ngựa giỏi, điều khiển chậm mau phải lúc. Bồ Tát cũng như vậy, nếu tam muội nhiều thời tu tập trí huệ, nếu trí huệ nhiều thời tu tập tam muội. Tam muội cùng trí huệ đồng nhau thời gọi là xả.

Nầy Thiện Nam Tử ! Thanh VănDuyên Giác sức tam muội nhiều sức trí huệ ít, do đây nên chẳng thấy Phật tánh. Thập trụ Bồ Tát sức trí huệ nhiều sức tam muội ít, nên thấy Phật tánh chẳng rõ ràng. Chư Phật Thế Tôntam muội cùng trí huệ đồng, nên thấy Phật tánh rõ ràng không chướng ngại như xem trái am ma lặc trong bàn tay. Thấy Phật tánh gọi đó là tướng xả.

Nầy Thiện Nam Tử ! Xa ma tha gọi là hay dứt trừ, vì hay dứt trừ tất cả phiền não. Lại xa ma tha gọi là hay điều phục, vì hay điều phục những căn ác chẳng lành. Lại xa ma tha gọi là tịch tịnh, vì có thể làm cho thân, khẩu, ý đều tịch tịnh. Lại xa ma tha gọi là viễn ly, vì có thể làm cho chúng sanh xa lìa ngũ dục. Lại xa ma tha gọi là hay lóng trong, vì hay lóng trong ba pháp nhơ đục tham dục, sân khuể, ngu si. Do những nghĩa nầy nên gọi là tướng chánh định.

Tỳ Bà Xá Na gọi là chánh kiến, cũng gọi là liễu kiến, năng kiến, biến kiến, thứ đệ kiến, biệt tướng kiến, đây gọi là trí huệ.

Ưu Tất Xoa gọi là bình đẳng, cũng gọi là vô tránh, vô quán , vô hành, đây gọi là xả.

Nầy Thiện Nam Tử ! Có hai thứ Xa Ma Tha : Thế gianxuất thế gian.

Lại có hai thứ : Chẳng thành tựuthành tựu. Chẳng thành tựu là nói Thanh Văn cùng Bích Chi Phật. Thành tựu là nói chư Phật và Bồ Tát.

Lại có ba thứ : Hạ, trung, và thượng. Hạ là nói hàng phàm phu. Trung là nói Thanh VănDuyên Giác. Thượng là nói chư Phật và Bồ Tát.

Lại có bốn thứ : Một là thối, hai là trụ, ba là tấn, bốn là có thể lợi ích lớn.

Lại có năm thứ chính là năm trí tam muội : Một là vô thực tam muội, hai là vô quá tam muội, ba là thân ý thanh tịnh nhứt tâm tam muội, bốn là nhơn quả câu lạc tam muội, năm là thường niệm tam muội.

Lại có sáu thứ : Một là quán cốt tam muội, hai là từ tam muội, ba là quán thập nhị nhơn duyên tam muội, bốn là xuất tức nhập tức tam muội, năm là chánh niệm giác quán tam muội, sáu là quán sanh trụ dị diệt tam muội

Lại có bảy thứ chính là bảy giác chi : Một là niệm xứ giác chi, hai là trạch pháp giác chi, ba là tinh tấn giác chi, bốn là hỉ giác chi, năm là trừ giác chi, sáu là định giác chi, bảy là xả giác chi.

Lại có bảy thứ : Một là Tu Đà Hoàn tam muội, hai là Tư Đà Hàm tam muội, ba là A Na Hàm tam muội, bốn là A La Hán tam muội, năm là Bích Chi Phật tam muội, sáu là Bồ Tát tam muội, bảy là Như Lai giác tri tam muội.

Lại có tám thứ : Chính là tám môn giải thoát tam muội : Một là trong có sắc tướng, ngoài quán sắc giải thoát tam muội, hai là trong không sắc tướng, ngoài quán sắc giải thoát tam muội, ba là tịnh giải thoát thân chứng tam muội, bốn là không xứ giải thoát tam muội, năm là thức xứ giải thoát tam muội, sáu là vô sở hữu xứ giải thoát tam muội, bảy là phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ giải thoát tam muội, tám là diệt tận định xứ giải thoát tam muội.

Lại có chín thứ chính là cửu thứ đệ định : Tứ thiền, tứ khôngdiệt tận định tam muội.

Lại có mười thứ chính là mười nhứt thiết xứ tam muội : Một là địa nhứt thiết xứ tam muội, hai là thủy nhứt thiết xứ tam muội, ba là phong nhứt thiết xứ tam muội, bốn là thanh nhứt thiết xứ tam muội, năm là huỳnh nhứt thiết xứ tam muội, sáu là xích nhứt thiết xứ tam muội, bảy là bạch nhứt thiết xứ tam muội, tám là không nhứt thiết xứ tam muội, chín là thức nhứt thiết xứ tam muội, mười là vô sở hữu nhứt thiết xứ tam muội. Lại có vô số thứ chính là chư Phật và Bồ Tát. Đây gọi là tướng tam muội.

Nầy Thiện Nam Tử ! Huệ có hai thứ : Thế gianxuất thế gian. Lại có ba thứ : Bát Nhã, Tỳ Bà Xá NaXà Na. Bát Nhã gọi là tất cả chúng sanh. Tỳ Bà Xá Na là tất cả thánh nhơn. Xà Na là chư Phật và Bồ Tát. Lại Bát Nhã gọi là biệt tướng, Tỳ Bà Xá Na gọi là tổng tướng, Xà Na gọi là phá tướng.

Lại có bốn thứ huệ, chính là quán tứ chơn đế.

Nầy Thiện Nam Tử ! Vì ba việc mà tu Xa Ma Tha : Một là vì chẳng phóng dật, hai là vì trang nghiêm đại trí, ba là vì được tự tại.

Lại vì ba việc mà tu Tỳ Bà Xá Na : Một là vì quán quả báo ác của sanh tử, hai là vì muốn tăng trưởng các căn lành, ba là vì phá tất cả phiền não.

Sư Tử Hống Bồ Tát bạch rằng : “ Thế Tôn ! Như trong kinh nói nếu Tỳ Bà Xá Na có thể phá phiền não cớ gì lại tu tập Xa Ma Tha ?

Phật nói : Nầy Thiện Nam Tử ! Ông nói Tỳ Bà Xá Na phá phiền não, lời nầy không đúng. Vì lúc có trí huệ thời không phiền não, lúc có phiền não thời không trí huệ. Sao lại nói rằng Tỳ Bà Xá Na có thể phá phiền não ?

Ví như lúc sáng thời không tối, lúc tối thời không sáng. Nếu nói rằng sáng có thể phá tối, thời không đúng.

Nầy Thiện Nam Tử ! Ai có trí huệ ? Ai có phiền não ? Sao lại nói rằng trí huệ có thể phá phiền não. Nếu phiền não là không thời không chỗ phá.

Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu nói trí huệ có thể phá phiền não, là đến mà phá, hay chẳng đến mà phá ? Nếu chẳng đến mà phá thời lẽ ra phàm phu cũng phá được. Nếu đến mà phá thời niệm ban đầu lẽ ra đã phá. Nếu niệm ban đầu chẳng phá thời niệm sau cũng chẳng phá. Nếu niệm ban đầu đến bèn đã phá đây thời là chẳng đến. Sao lại nói rằng trí huệ hay phá phiền não ? Nếu nói rằng đến cùng chẳng đến mà có thể phá đó thời không đúng nghĩa.

Lại Tỳ Bà Xá Na phá phiền não đó, là đơn độc có thể phá hay là có bạn mới phá ? Nếu đơn độc có thể phá cớ gì Bồ Tát tu bát chánh đạo ? Nếu có bạn mới phá thời nên biết rằng đơn độc chẳng phá được. Nếu đơn độc chẳng phá được thời bạn cũng chẳng phá được. Như một người mù chẳng thấy được màu sắc, dầu dắt cả lũ bạn mù cũng chẳng thấy được. TỳBà Xá Na cũng như vậy.

Nầy Thiện Nam Tử ! Như địa đại thời tánh chất là cứng, hỏa đại tánh chất là nóng, thủy đại tánh chất là ướt, phong đại tánh chất là động. Tánh chất cứng của địa đại nhẫn đến tánh chất động của phong đại, chẳng phải nhơn duyên làm ra, tánh của nó tự như v ậy. Như tánh chất của tứ đại, phiền não cũng vậy, tánh của nó là tự phải dứt mất. Nếu là tự dứt mất sao lại nói rằng trí huệ hay dứt. Do nghĩa nầy nên biết rằng Tỳ Bà Xá Na quyết định chẳng thể phá các phiền não.

Nầy Thiện Nam Tử ! Như chất muối là mặn làm cho vật khác mặn. Chất mật là ngọt làm cho vật khác ngọt, chất nước là ướt làm cho vật khác ướt. Tánh của trí huệ là diệt làm cho các pháp diệt, nghĩa nầy chẳng đúng. Vì nếu pháp không diệt thời trí huệ làm thế nào diệt được. Nếu nói muối mặn làm cho vật khác mặn, tánh trí huệ là diệt cũng làm cho pháp khác diệt, lời nầy cũng chẳng đúng. Vì tánh của trí huệ niệm niệm diệt. Nếu niệm niệm diệt thời đâu có thể diệt pháp khác. Do nghĩa nầy nên biết rằng tánh trí huệ chẳng phá phiền não.

Nầy Thiện Nam Tử ! Tất cả các pháp có hai thứ diệt : Một là tánh diệt, hai là rốt ráo diệt. Nếu là tánh diệt sao lại nói rằng trí huệthể diệt.

Nếu nói trí huệthể diệt phiền não như lửa đốt cháy đồ vật, nghĩa nầy chẳng đúng. Vì như lửa đốt cháy đồ vật thời có tro tàn, trí huệ nếu như vậy thời lẽ ra cũng còn có tàn dư. Như búa chặt cây, chỗ bị chặt có thể thấy được, trí huệ nếu như vậy thời có gì là có thể thấy được ?

Trí huệ nếu có thể làm cho phiền não rời lìa đó, thời phiền não kia lẽ ra hiện ra chỗ khác. Như các ngoại đạo rời sáu thành lớn mà hiện đến ở nơi thành Câu Thi Na. Nếu phiền não nầy chẳng hiện ra nơi khác, thời biết rằng trí huệ chẳng có thể làm cho phiền não rời lìa.

Nầy Thiện Nam Tử ! Tất cả các pháp nếu tánh nó tự không, thời ai có thể làm cho nó sanh ? Ai có thể làm cho nó diệt ? Sanh khác diệt khác, không ai tạo tác. Nếu người tu tập chánh định thời được biết được thấy chơn chánh như vậy. Do nghĩa nầy nên trong kinh ta nói : Nếu có Tỳ Kheo tu tập chánh định, thời có thể thấy tướng sanh diệt của ngũ ấm.

Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu chẳng tu tập chánh định, thời việc thế gian còn không thể rõ biết huống là ở nơi đạo xuất thế. Nếu người không có chánh định, thời té ngã nơi đất bằng, tâm duyên pháp khác, miệng nói lời khác, tai nghe tiếng khác, ý hiểu nghĩa khác, muốn đọc chữ khác, tay biên văn khác, muốn đi đường khác thân bước nẻo khác. Nếu người có tu tập tam muội chánh định thời được lợi ích lớn nhẫn đến được vô thượng Bồ Đề.

Nầy Thiện Nam Tử ! Đại Bồ Tát đầy đủ hai pháp thờilợi ích lớn : Một là định, hai là trí.

Nầy Thiện Nam Tử ! Như cắt cỏ ống nếu kéo mạnh quá thời đứt. Đại Bồ Tát tu tập hai pháp nầy cũng như vậy.

Nầy Thiện Nam Tử ! Như nhổ cây cứng, trước dùng tay lay động, lúc sau nhổ lên dễ. Bồ Tát cũng như vậy, trước dùng định để động, rồi sau dùng trí để nhổ.

Nầy Thiện Nam Tử ! Như giặt y dơ, trước dùng nước tro, sau dùng nước trong, thời y được sạch sẽ. Định huệ của Bồ Tát cũng như vậy.

Nầy Thiện Nam Tử ! Như trước đọc tụng rồi sau hiểu nghĩa. Định huệ của Bồ Tát cũng như vậy.

Như người dũng kiện trước dùng khôi giáp đao trượng để tự võ trang, rồi sau ra trận có thể phá tan quân địch. Định huệ của Đại Bồ Tát cũng như vậy.

Như người thợ dùng kềm cùng khuôn để gắp và đựng vàng tự tại theo ý muốn : Khuấy trộn đốt cháy. Định huệ của Bồ Tát cũng như vậy.

Ví như gương sáng chói rõ mặt mắt. Định huệ của Bồ Tát cũng như vậy.

Như trước dọn đất rồi sau mới gieo giống, trước theo thầy học rồi sau mới suy nghĩ nghĩa lý. Định huệ của Bồ Tát cũng như vậy.

Do những nghĩa trên đây, nên Đại Bồ Tát tu tập hai pháp nầy thời được lợi ích rất lớn.

Đại Bồ Tát tu tập hai pháp định huệ nầy, điều nhiếp năm căn, kham nhẫn các sự khổ : Đói, khát, lạnh, nóng, đánh đập, mắng nhục, thú dữ cắn, muỗi mòng chích, thường nhiếp tâm mình chẳng cho phóng dật, chẳng vì lợi dưỡng mà làm việc phi pháp, khách trần phiền não chẳng nhiễm ô được, chẳng bị những thuyết tà ngoại làm mê lầm, thường có thể xa lìa những ác giác quán, chẳng bao lâu sẽ thành tựu vô thượng Bồ Đề, vì muốn thành tựu lợi ích tất cả chúng sanh.

Đại Bồ Tát tu hai pháp định huệ nầy thời bốn luồng gió dữ tứ đảo chẳng thể thổi động, như núi Tu Di. Các tà ma dị thuật chẳng thể phỉnh lầm. Thường hưởng thọ sự vui vi diệu thứ nhứt. Có thể hiểu nghĩa bí mật rất sâu của Như Lai. Được vui chẳng mừng gặp khổ chẳng buồn. Chư thiên và người đời cung kính tán thán. Thấy rõ sanh tử và chẳng sanh tử. Có thể rõ biết pháp giới pháp tánh pháp thân thường, lạc, ngã, tịnh, đây thời gọi là Đại Niết Bàn.

Nầy Thiện Nam Tử ! Định tướng gọi là không tam muội. Huệ tướng gọi là vô nguyện tam muội. Xả tướng gọi là vô tướng tam muội.

Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu có Đại Bồ Tát biết rành thời gian định, thời gian huệ, thời gian xả, và biết phi thời, đây gọi là Đại Bồ Tát thật hành đạo Bồ Đề.

Bạch Thế Tôn ! Thế nào là Bồ Tát biết thời cùng phi thời ?

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Đại Bồ Tát vì hưởng thọ sự vui mà sanh lòng kiêu mạn, hoặc vì thuyết pháp mà sanh lòng kiêu mạn, hoặc vì tinh tấn mà sanh lòng kiêu mạn, hoặc vì hiểu nghĩa vấn đáp giỏi mà sanh lòng kiêu mạn, hoặc vì gần bạn ác mà sanh lòng kiêu mạn, hoặc vì bố thí nhiều mà sanh lòng kiêu mạn, hoặc vì có công đức lành thế gian mà sanh lòng kiêu mạn, hoặc vì được người giàu sang cung kính mà sanh lòng kiêu mạn, nên biết những lúc như vậy chẳng nên tu tập trí huệ, mà phải tu tập chánh định, đây gọi là Bồ Tát biết thời cùng phi thời.

Nếu có Bồ Tát tinh tấn tu hành chưa được quả Niết Bàn an lạc, vì chẳng được mà sanh lòng hối hận, vì độn căn nên chẳng điều phục được ngũ căn, vì thế lực phiền não thạnh, vì tự nghi giới luật có kém tổn, nên biết rằng lúc như vậy chẳng nên tu chánh định, mà phải tu tập trí huệ, đây gọi là Bồ Tát biết thời và phi thời.

Nếu có Bồ Tát hai pháp định huệ chẳng bình đẳng, nên biết lúc như vậy chẳng nên tu hạnh xả, lúc định huệ bình đẳng thời nên tu hạnh xả, đây gọi là Bồ Tát biết thời và phi thời.

Nếu có Bồ Tát lúc tu tập định huệ nếu có phiền não khởi lên, nên biết lúc như vậy chẳng nên tu hạnh xả, mà phải đọc tụng biên chép giải thuyết mười hai bộ kinh, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm Thiên, niệm thí xả, đây gọi là tu xả.

Nếu có Bồ Tát tu tập ba pháp tướng như vậy, do nhơn duyên nầy đặng vô tướng Niết Bàn.

_ Bạch Thế Tôn ! Vì không mười tướng gọi là Đại Niết Bànvô tướng. Lại do nhơn duyên gì gọi là vô sanh, vô xuất, vô tác, là nhà cửa, cồn bãi, chỗ về, là an ổn, diệt độ Niết Bàn, tịch tịnh không các bịnh khổ, là không chỗ có ?

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Vì không nhơn duyên nên gọi là vô sanh, vì vô sanh nên gọi là vô xuất. Vì không tạo nghiệp nên gọi là vô tác. Vì chẳng vào năm thứ tà kiến nên gọi là nhà cửa. Vì rời lìa bốn dòng nước mạnh nên gọi là cồn bãi. Vì điều phục chúng sanh nên gọi là quy y. Vì phá hoại giặc phiền não nên gọi là an ổn. Vì lửa kiết sử tắt nên gọi là diệt độ. Vì lìa giác quán nên gọi là Niết Bàn. Vì xa ồn náo nên gọi là tịch tịnh. Vì dứt hẳn sanh tử nên gọi là không bịnh tử. Vì tất cả không có nên gọi là không chỗ có. Nếu Đại Bồ Tát quan sát như vậy thời đặng thấy rõ Phật tánh.

_ Bạch Thế Tôn ! Đại Bồ Tát thành tựu bao nhiêu pháp thấy được vô tướng Niết Bàn như vậy nhẫn đến không chỗ có.

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Đại Bồ Tát thành tựu mười pháp thời thấy rõ Niết Bàn vô tướng, nhẫn đến không chỗ có : Một là tín tâm đầy đủ, nghĩa là thâm tín Phật, Pháp, và Tăng là thường trụ, thập phương chư Phật phương tiện thị hiện. Tất cả chúng sanh và Nhứt Xiển Đề đều có Phật tánh. Chẳng tin đức Như Laisanh lão bịnh tửtu khổ hạnh. Chẳng tin Đề Bà Đạt Đa là thật phá Tăng làm thân Phật ra máu. Chẳng tin đức Như Lai rốt ráo nhập Niết Bàn, chánh định diệt hết. Đây gọi là Bồ Tát đầy đủ tín tâm

Hai là đầy đủ tịnh giới : Nếu có Bồ Tát tự nói rằng giới thanh tịnh, dầu chẳng cùng với người nữ kia hòa hiệp, lúc thấy người nữ hoặc cùng nhau nói chuyện cợt đùa cười giỡn Bồ Tát như vậy thành dục pháp hủy phá tịnh giới ô nhục phạm hạnh khiến giới tạp uế chẳng được gọi là đầy đủ tịnh giới. Lại có Bồ Tát tự nói giới thanh tịnh, dầu chẳng cùng người nữ hòa hiệp cợt đùa giỡn cười nhưng cách vách nghe những tiếng vòng vàng chuỗi ngọc của người nữ khua động, trong lòng sanh niệm ái trước, Bồ Tát như vậy, làm thành dục pháp hủy phá giới thanh tịnh, ô nhục phạm hạnh, làm cho giới tạp uế chẳng được gọi là đầy đủ tịnh giới. Lại có Bồ Tát tự nói giới thanh tịnh, dầu chẳng cùng người nữ hòa hiệp cợt đùa giỡn cười nghe tiếng khua động, nhưng lúc thấy người nam đi theo người nữ, hoặc lúc thấy người nữ đi theo người nam, bèn sanh niệm tham đắm. Bồ Tát như vậy làm nên pháp dục, hủy phá tịnh giới, ô nhục phạm hạnh khiến giới tạp uế, chẳng được gọi là đầy đủ tịnh giới. Lại có Bồ Tát tự nói giới thanh tịnh, dầu chẳng cùng người nữ hòa hiệp cợt đùa nghe tiếng khua thấy nam nữ theo nhau, nhưng lại muốn sanh cõi trời thọ vui ngũ dục. Bồ Tát như vậy làm nên pháp dục, hủy phá tịnh giới ô nhục phạm hạnh khiến giới tạp uế, chẳng được gọi là đầy đủ tịnh giới.

Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu có Bồ Tát trì giới thanh tịnh mà chẳng vì giới, chẳng vì Thi La Ba La Mật, chẳng vì chúng sanh, chẳng vì lợi dưỡng, chẳng vì Niết Bàn, chẳng vì Bồ Đề, chẳng vì Thanh VănBích Chi Phật, chỉ vì đệ nhứt nghĩa tối thượnghộ trì cấm giới, đây gọi là Bồ Tát đầy đủ tịnh giới.

Ba là gần gũi thiện tri thức : Nếu có người có thể nói tín, giới, đa văn, bố thí, trí huệ, làm cho mọi người thọ trì thật hành, đây gọi là Bồ Tát thiện tri thức vậy.

Bốn là ưa thích nơi tịch tịnh, nghĩa là thân tâm tịch tịnh quan sát pháp tánh thậm thâm của các pháp.

Năm là tinh tấn : Nghĩa là nhiếp tâm quán bốn chơn đế, giả sử lửa cháy trên đầu cũng chẳng buông bỏ.

Sáu là đầy đủ chánh niệm : Nghĩa là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm Thiên, niệm thí xả.

Bảy là nhuyến ngữ : Nghĩa là lời nói chơn thật, lời nói hòa dịu, hỏi thăm trước, nói phải thời, nói chơn chánh.

Tám là hộ pháp : Nghĩa là mến thích chánh pháp, thường ưa diễn thuyết, đọc tụng, biên chép, tư duy ý nghĩa, tuyên dương sâu rộng làm cho chánh pháp được lưu bố, nếu thấy người khác biên chép giải thuyết đọc tụng, tán thán tư duy ý nghĩa, vì sanh sống mà cúng dường y phục, ẩm thục, đồ nằm thuốc men, vì hộ pháp nên chẳng tiếc thân mạng.

Chín là Đại Bồ Tát thấy có bạn đồng học đồng giới thiếu thốn đồ cần dùng, như y phục, thuốc men, đồ uống ăn, phòng nhà v.v…, thời đi khất xin người khác để cung cấp các vị ấy.

Mười là đầy đủ trí huệ : Nghĩa là quan sát nơi đức Như Lai thường, lạc, ngã, tịnh, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, quan sát hai tướng khôngbất không của các pháp, thường cùng vô thường, lạc cùng vô lạc, ngã cùng vô ngã, tịnh cùng bất tịnh, pháp khác có thể dứt, pháp khác chẳng thể dứt, pháp khác từ duyên sanh, pháp khác từ duyên thấy, pháp khác từ duyên thành quả, pháp khác chẳng phải duyên thành quả, đây gọi là đầy đủ trí huệ.

Nầy Thiện Nam Tử ! Đây gọi là BồTát đầy đủ mười pháp, có thể thấy rõ Niết Bàn vô tướng .

_ Bạch Thế Tôn ! Như trước kia đức Phật bảo Thuần Đà : Nay ông đã được thấy Phật tánh, được Đại Niết Bàn, thành vô thượng Bồ Đề, lời đó nghĩa thế nào ?

Bạch Thế Tôn ! Như trong kinh nói : Nếu bố thí cho súc sanh thời được phước báu trăm lần hơn bố thí cho Nhứt Xiển Để được phước báo ngàn lần hơn, bố thí cho người trì giới được phước báo trăm ngàn lần hơn, bố thí cho người ngoại đạo dứt phiền não được phước báo vô lượng, dưng cúng cho bực tứ hướng nhẫn đến bực tứ quả cùng Bích Chi Phật thời được phước báo vô lượng, dưng cúng cho bực Bất Thối Bồ Tát, bực Đại Bồ Tát thân rốt sau, chư Phật Thế Tôn, thời đặng phước báo vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tính đếm.

Bạch Thế Tôn ! Nếu ông Thuần Đà hưởng thọ vô lượng như vậy, phước báo nầy vô tận, thời chừng nào ông sẽ được vô thượng Bồ Đề?

Bạch Thế Tôn ! Trong kinh lại có nói nếu có người do tâm ân trọng mà tạo nghiệp thiện nghiệp ác, chắc chắn được quả báo : Hoặc hiện đời, hoặc đời kế hoặc đời sau. Nay ông Thuần Đà do tâm ân trọng mà tạo nghiệp thiện, quyết định được phước báo. Nếu quyết định được phước báo thời thế nào chứng được vô thượng Bồ Đề ? Thế nào lại được thấy Phật tánh ?

Bạch Thế Tôn ! Trong kinh lại nói : Bố thí cho ba hạng người thời được phước báo vô tận : Một là người bịnh, hai là cha mẹ, ba là chư Phật Như Lai.

Bạch Thế Tôn ! Và lại trong kinh đức Phật bảo A Nan : Tất cả chúng sanh nếu không có nghiệp cõi dục thời được vô thượng Bồ Đề không có nghiệp cõi sắc cõi vô sắc cũng như vậy.

Bạch Thế Tôn ! Như bài kệ trong kinh pháp cú :

Chẳng phải hư không, trong biển cả.
Chẳng phải vào núi, trong kẹt đá,
Tất cả mọi nơi, tất cả chỗ,
Không chỗ nào thoát khỏi quả báo.

Lại thuở kia A Nậu Lâu Đà bạch Phật : Tôi nhớ đời trước nhờ bố thí một bữa ăn mà trong muôn kiếp chẳng đọa ác đạo.

Bạch Thế Tôn ! Bố thí một bữa ăn còn được phước báo như vậy, huống là Thuần Đà do tâm kính tin mà cúng dường Phật thành tựu đầy đủ Đàn Ba La Mật.

Bạch Thế Tôn ! Nếu phước báo lành là vô tận, thời hủy báng Đại Thừa phạm tội ngũ nghịch phá bốn giới trọng, tội Nhứt Xiển Đề thế nào hết được? Nếu chẳng hết được thời thế nào có thể được thấy Phật tánh, thành vô thượng Bồ Đề ?

Phật nói : “ Lành thay ! Lành thay ! Nầy Thiện Nam Tử ! Chỉ có hai hạng người có thể được vô lượng vô biên công đức chẳng thể tính đếm chẳng thể tính nói, có thể cạn giòng sông sanh tử, hàng phục ma oán, vô ngã tràng ma, có thể chuyển pháp luân vô thượng : Một là người khéo hỏi, hai là người khéo đáp.

Nầy Thiện Nam Tử ! Trong mười trí lực của Phật, nghiệp trí lực là rất sâu hơn cả.

Có những chúng sanh ở trong nghiệp duyên lòng khinh dể chẳng tin, vì độ họ mà Phật nói như vầy : Tất cả nghiệp gây tạo ra, có nghiệp nhẹ, có nghiệp nặng. Hai nghiệp lại đều có hai : Một là quyết định, hai là bất định.

Nầy Thiện Nam Tử ! Hoặc có người cho rằng ác nghiệp không quả, nếu nói ác nghiệp quyết địnhquả báo, tại sao Khí Hứ Chiên Đà La mà được sanh lên trời ? Ươn Quật Ma La được quả giải thoát ? Do đây nên biết tạo nghiệp có quyết định được quả báo và chẳng quyết định được quả báo.

Ta vì trừ tà kiến nầy, nên trong kinh ta nói rằng tất cả nghiệp tạo ra không nghiệp nào chẳng có quả báo.

Nầy Thiện Nam Tử ! Hoặc có nghiệp nhẹ có thể làm cho nặng. Chẳng phải tất cả người chỉ có ngu và trí. Do đây nên biết chẳng phải tất cả nghiệp đều quyết định có quả, dầu chẳng quyết định có quả nhưng cũng chẳng phải là chẳng có.

Nầy Thiện Nam Tử ! Tất cả chúng sanh có hai hạng : Người trí và kẻ ngu. Người trí nhờ sức trí huệ có thể làm cho nghiệp địa ngục rất nặng trở thành quả báo nhẹ hiện đời. Người ngu si thời hoặc lại làm cho nghiệp nhẹ hiện đời trở thành quả báo nặng nơi địa ngục.

_ Bạch Thế Tôn ! Nếu như vậy thời chẳng nên cầu phạm hạnh thanh tịnh cùng quả giải thoát.

_ Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu tất cả nghiệp quyết định có quả thời chẳng nên cầu phạm hạnh giải thoát. Vì nghiệp bất tịnh nên phải tu phạm hạnh và quả giải thoát.

Nấy Thiện Nam Tử ! Nếu xa lìa được tất cả nghiệp ác thời được quả lành. Nếu xa lìa nghiệp lành thời mang quả báo ác. Nếu tất cả nghiệp quyết định có quả, thời chẳng nên cần tu tập thánh đạo, nếu chẳng nên tu thánh đạo thời không được giải thoát. Tất cả thánh nhơn sở dỉ tu tập thánh đạo vì để phá hoại định nghiệp thành quả báo nhẹ và làm cho nghiệp bất định không có quả báo. Nếu tất cả nghiệp quyết định có quả, thời chẳng nên cầu tu tập thánh đạo. Nếu ai xa lìa thánh đạo thời không bao giờ được giải thoát. Chẳng được giải thoát thời không được Niết Bàn.

Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu tất cả nghiệp quyết định có ngã, thời một đời tạo nghiệp thuần thiện lẽ ra phải mãi mãi thường hưởng thọ quả an vui. Một đời gây tạo tội ác rất nặng lẽ ra cũng mãi mãi chịu quả khổ lớn. Nếu nghiệp quả như vậy thời không có sự tu thánh đạo cùng giải thoátNiết Bàn, người làm người thọ : Bà La Môn làm Bà La Môn thọ. Nếu như vậy thời lẽ ra chẳng có giòng hạ tiện người hạ tiện. Người lẽ ra luôn luôn là người, Bà La Môn lẽ ra mãi mãiBà La Môn. Lúc nhỏ tạo nghiệp lẽ ra lúc nhỏ thọ báo chẳng nên đến lúc trung niên và lúc già mới thọ. Lúc già tạo nghiệp ác khi sanh vào trong địa ngục, thân địa ngục lúc trẻ lẽ ra chẳng chịu khổ. Nếu lúc già chẳng sát sanh chẳng nên thuở tráng niên được sống còn, nếu thuở tráng niên chẳng sống còn thời thế nào có tuổi già, vì nghiệp không mất, nếu nghiệp không mất thế nào mà có tu hành thánh đạo đến quả Niết bàn.

Nầy Thiện Nam Tử ! Có hai thứ nghiệp : Định và bất định. Định nghiệp có hai : Báo định và thời định. Hoặc có báo định mà thời gian bất định, lúc duyên hiệp thời thọ báo, hoặc ba thời gian thọ báo nghĩa là đời hiện tại thọ, đời kế thọ, đời sau thọ.

Nầy Thiện Nam Tử ! Nếu định tâm làm những nghiệp lành, nghiệp ác, làm rồi sanh lòng rất tin vui mừng, nếu phát nguyện cúng dường Tam Bảo, đây gọi là định nghiệp.

Nầy Thiện Nam Tử ! Người trí căn lành sâu chắc khó lay động nên có thể làm cho nghiệp nặng thành nhẹ. Người ngu si điều bất thiện sâu dày nên có thể làm cho nghiệp nhẹ trở thành quả báo nặng. Do nghĩa nầy nên tất cả nghiệp chẳng gọi là quyết định.

Đại Bồ Tát không có nghiệp địa ngục, vì chúng sanhphát nguyện sanh trong địa ngục.

Nầy Thiện Nam Tử ! Thuở xưa lúc chúng sanh tuổi thọ trăm năm, có hằng sa chúng sanh bị quả báo địa ngục, lúc đó ta thấy như vậy liền phát nguyện thọ thân địa ngục. Nên biết rằng lúc đó Bồ Tát thiệt không có nghiệp địa ngục, vì chúng sanh mà thọ thân địa ngục. Ở trong địa ngục cả vô lượng năm, và vì những người tội mà phân biệt giảng nói mười hai bộ kinh. Những người tội được nghe kinh pháp thoát khỏi quả báo ác làm cho địa ngục trống không, trừ hạng Nhứt Xiển Đề.

Đây gọi là Đại Bồ Tát chẳng phải nơi đời hiện tại, đời kế, đời sau thọ lấy nghiệp ác.

Nầy Thiện Nam Tử ! Trong Hiền kiếp nầy có vô lượng chúng sanh đọa trong loài súc sanh chịu phải nghiệp báo ác. Ta thấy như vậy, vì muốn thuyết pháp độ chúng sanh, nên phát nguyện làm cheo, nai, gấu, khỉ, rồng, voi, kim súy điểu, bồ câu, cá, trạnh, thỏ, rắn , bò , ngựa.

Nầy Thiện Nam Tử ! Đại Bồ Tát thiệt không có nghiệp súc sanh như vậy, vì nguyện lực muốn độ chúng sanh, nên hiện thọ thân súc sanh. Đây gọi là Đại Bồ Tát chẳng phải hiện đời, đời kế, đời sau thọ nghiệp ác như vậy.

Nầy Thiện Nam Tử ! trong Hiền kiếp nầy, lại có vô lượng vô biên chúng sanh đọa trong loài ngạ quỉ, hoặc ăn đờm dãi, mỡ, thịt, máu, mũ, phẩn dãi, thọ mạng vô lượng trăm ngàn muôn năm, không bao giờ nghe đến tên nước huống là con mắt ngó thấy mà được uống. Giả sử thấy nước đằng xa trong lòng muốn đến để uốntg, nhưng khi đến gần thời nước biến thành lửa đỏ và máu mủ. Hoặc có lúc nước chẳng biến khác, nhưng lại có nhiều người tay cầm binh khí ngăn cản không cho đến uống . Hoặc có lúc trời mưa, nước mưa rớt đến thân họ liền biến thành lửa. Đây gọi là nghiệp báo ác.

Nầy Thiện Nam Tử ! Đại Bồ Tát thiệt không những nghiệp quả ác như vậy, vì hoá độ chúng sanh llàm cho được giải thoát, nên phát nguyện thọ những thân như vậy. Đây gọi là Đại Bồ Tát chẳng phải hiện đời, đời kế, đời sau thọ lấy nghiệp quả ác như vậy.

Nầy Thiện Nam Tử ! Trong Hiền kiếp nầy, ta từng sanh vào nhà hàng thịt, nuôi gà, nuôi heo, nuôi bò, dê, đi săn bắn, lưới chim, bắt cá, sanh trong nhà Chiên Đà La, làm kẻ cướp, kẻ trộm. Đại Bồ Tát thiệt không nghiệp ác như vậy, vì muốn độ chúng sanh cho được giải thoát, nên dùng nguyện lực lớn thọ những thân như vậy. Đây gọi là Đại Bồ Tát chẳng phải hiện đời, đời kế, đời sau thọ nghiệp báo ác như vậy.

Nầy Thiện Nam Tử ! Trong Hiền kiếp nầy, ta lại sanh vào chốn biên địa, làm nhiều việc tham dục, sân khuể, ngu siquen làm những điều phi pháp, chẳng tin Tam Bảoquả báo đời sau, chẳng cung kính cha mẹ tôn trưởng. Thiệt ra lúc đó Bồ Tát không có những ác nghiệp như vậy. Vì muốn làm cho chúng sanh được giải thoát, nên dùng nguyện lực lớn mà thọ sanh. Đây gọi là Đại Bồ Tát chẳng phải hiện đời, đời kế, đời sau thọ ác nghiệp như vậy.

Nầy Thiện Nam Tử ! Trong Hiền kiếp nầy ta lại thọ lấy thân nữ, thân ác, thân tham, thân sân , thân si, thân tật đố, thân bỏn xẻn, thân ảo thuật, thân dối trá, thân đần độn. Thiệt ra lúc đó Bồ Tát không có những nghiệp như vậy chỉ vì muốn độ chúng sanh cho được giải thoát , nên dùng nguyện lực lớn mà được thọ sanh. Đây gọi là Đại Bồ Tát chẳng phải hiện đời, đời kế, đời sau thọ lấy nghiệp ác như vậy.

Đại Bồ Tát hiện thọ những thân huỳnh môn, không căn, hai căn, và căn bất định cũng như vậy.

Nầy Thiện Nam Tử ! Trong Hiền kiếp nầy, ta lại học tập giáo pháp của ngoại đạo Ni Kiền Tử, tin thọ giáo pháp của họ : Không bố thí, không thờ phụng, không báo bố thí thờ phụng, không nghiệp thiện, nghiệp ác, không quả báo thiện ác, không đời hiện tại, không đời vị lai, không đây không kia, không thánh nhơn, không thân biến hoá, không đạo Niết Bàn. Thiệt ra Bồ Tát không có những ác nghiệp như vậy, vì muốn độ chúng sanh cho được giải thoát , nên dùng nguyện lực lớn mà thọ học những tà pháp như vậy. Đây gọi là Đại Bồ Tát chẳng phải hiện đời, đời kế, đời sau, thọ những ác nghiệp như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Như nơi ngã tư đường có người đựng đầy đồ ăn thơm ngon trong chậu, trong bát, bày ra để bán. Có người khách từ xa đến quá đói, thấy đồ ăn ấy thơm ngon, liền hỏi đây là vật gì ? Người bán nói : Đây là đồ ăn thơm ngon, nếu ai ăn thứ nầy, thời đặng sắc tốt, sức mạnh, có thể hết đói, hết khát và đặng thấy chư Thiên. Nhưng chỉ có một tai hại là sẽ chết. Người khách nghe xong nghĩ rằng : Nay tôi chẳng dùng sắc đẹp, sức mạnh, thấy chư Thiên, vì tôi chẳng muốn chết. Nghĩ xong hỏi rằng : Ăn vật thực nầy nếu phải chết sao ông lại đem bán.

Người bán đáp : Những người có trí không ai bằng lòng mua. Chỉ có kẻ ngu, chẳng biết việc nầy, họ tham ăn nên họ trả giá đắt cho tôi.

Nầy Thiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát cũng như vậy, chẳng nguyện sanh cõi trời, đặng sắc đẹp, đặng sức mạnh, thấy chư Thiên, vì sanh cõi trời chẳng khỏi những khổ não. Kẻ phàm phu ngu si sanh chỗ nào cũng đều tham luyến vì họ chẳng thấy gìa, bệnh, chết.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như cây độc, gốc rễ cũng có thể giết người, thân cây, vỏ, bông, trái, hột đều cũng có thể giết người. Tất cả thân ngũ ấmtrong hai mươi lăm cõi đều có thể hại chúng sanh cũng như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như phân nhơ, nhiều hay ít đều hôi cả. Cũng vậy, thọ sanh dầu sống lâu tám muôn tuổi hay mười tuổi cũng đều khổ não cả.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như hầm sâu nguy hiểm, lấy cỏ che trên miệng hầm, bờ bên kia của hầm có mạch cam-lồ, người nào được ăn chất cam lồ, sẽ sống lâu ngàn năm không bệnh tật, an ổn , khoan khoái. Kẻ ngu si tham chất cam lồ, chẳng biết dưới đó có hầm sâu, bèn chạy đến lấy, chẳng ngờ trật chơn té xuống hầm mà chết. Người trí biết sự nguy hiểm, nên không đến lấy chất cam-lồ.

Đại-Bồ-Tát cũng như vậy còn chẳng muốn nhận lấy vật thực thượng diệu cõi trời huống là tong loài người. Kẻ phàm phu bèn ở nơi địa ngục nuốt hoàn sắt, huống là thức ăn thượng diệu cõi trời cõi người mà có thể chẳng ăn.

Nầy Thiện-nam-tử ! Do những điều thí dụ như vậy, ngoài ra còn vô lượng thí dụ khác, nên biết thọ sanh thiệt là rất khổ.

Đây gọi là Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát sanh là khổ.

Nầy Thiện-nam-tử ! Đại-Bồ-tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát lão là khổ như thế nào ?

Sự già yếu hay làm ho hen, ngăn nghẹn hơi, đưa lên, có thể làm mất sức mạnh, trí nhớ kém, sự tráng kiện không còn, mất sự an vui thơ thới, khoan khoái. Tuổi già hay làm lưng còm, mỏi nhọc, lười biếng, bị người khi dể.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như hoa sen nở tốt đầy trong ao nước rất đáng ưa thích, gặp trận mưa đá, tất cả đều hư nát. Cũng vậy, tuổi già có thể phá hoại tráng kiện, sắc đẹp.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như quốc vương có một trí thần dùng binh giỏi. Có vua nước địch chống cự chẳng thuận hảo. Quốc vương sai trí thần đem binh qua đánh, bắt vua nước nghịch mang về dưng cho quốc vương. Cũng vậy, tuổi già bắt được tráng kiện, sắc đẹp đem giao cho tử vương.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như trục xe đã gãy, xe đó không còn dùng được. Cũng vậy, già suy thời không còn dùng được vào việc gì.

Nầy Thiện-nam-tử ! Như nhà giàu to có nhiều của báu : Vàng , bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, xa cừ, mã não. Có bọn cướp nếu vào đặng nhà đó thời có thể cướp giựt hết cả. Cũng vậy, tuổi tráng kiện và sắc đẹp thường bị giặc già suy cướp giựt.

Nầy thiện-nam-tử ! Ví như người nghèo tham thức ăn ngon, y phục mịn màng, dầu có hy vọng nhưng không thể được. Cũng vậy, tuổi già suy dầu có tâm than, muốn hưởng thọ ngũ dục sung sướng mà chẳng thể đặng.

Nầy Thiện-nam-tử ! Như con rùa ở trên đất cao lòng nó thường nghĩ đến nước. Cũng vậy, người đời đã già suy khô héo mà lòng họ thường nhớ tưởng những khoái lạc ngũ dục thuở tráng kiện.

Nầy thiện-nam-tử ! Như mùa thu ai cũng ưa ngắm hoa sen nở, đến khi hoa tàn héo, mọi người đều không thích. Cũng vậy, sự tráng kiện, sắc đẹp mọi người đều ưa thích, đến khi già suy ai cũng nhàm ghét.

Nầy thiện-nam-tử ! Ví như cây mía, sau khi bị ép, bã xác không còn vị ngọt. Cũng vậy, tráng kiện sắc đẹp đã bị già ép, thời không có ba thứ vị : Một là vị xuất gia, hai là vị đọc tụng, ba là vị tọa thiền.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như mặt trăng tròn ban đêm thời tỏ sáng, ban ngày thời không như vậy. Cũng vậy, tráng kiện thời hình mạo nở nang xinh đẹp, già thời suy yếu, thân thểtinh thần kém suy.

Nầy Thiện-nam-tử ! ví như có nhà vua thường dùng chánh pháp cai trị nhơn dân, chơn thật, không lừa dối, từ bi ưa bố thí. Thuở đó nhà vua bị nước địch xâm lăng đánh bại, bèn lưu vong đến nước khác. Nhơn dân trong nước kia thấy nhà vua đều cảm thương nói rằng : Đại-vương ngày trước dùng chánh pháp trị nước chẳng uổng lạm bá tánh, thế sao nay lại lưu vong đến đây. Cũng vậy, loài người đã bị già suy làm bại hoại, thời thường tán thán sự nghiệp đã làm thuở tráng kiện.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như tim đèn dầu nhờ mỡ dầu nhưng mỡ dầu sẽ hết, thế chẳng lâu dài. Cũng vậy, thân người dầu nhờ cậy sự tráng kiện, nhưng tráng kiện phải trải qua già suy, đâu còn được dùng lâu.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như con sông cạn khô không có thể lợi ích cho ngưới, cho phi nhơn, chim thú. Cũng vậy, thân người bị già suy khô héo, không còn làm được việc gì, chẳng thể có lợi ích.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ví như cây cheo leo bờ sông, nếu gặp gió to, ắt sẽ đổ ngã. Như vậy đến tuổi già ắt phải chết, thế chẳng thể còn được.

Nầy Thiện-nam-tử ! Như trục xe đã gãy, không thể chở chuyên. Cũng vậy, già suy không thể học hỏi tất cả pháp lành.

Nầy Thiện-nam-tử ! Như trẻ thơ bị người khinh khi. Cũng vậy, già suy thường bị người khinh hủy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Do những điều dụ như vậy cùng vô lượng thí dụ khác nên biết sự già thiệt là rất khổ.

Đây gọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát già là khổ.

Nầy Thiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát bịnh khổ như thế nào ?

Ví như mưa đá làm hại mạ lúa. Cũng vậy, tật bệnh có thể phá hoại tất cả những sự an ổn vui vẻ.

Như người có oán thù , tâm thường lo rầu sợ sệt. Cũng vậy, tất cả chúng sanh thường bị bịnh khổ, lo rầu không yên.

Ví như có người hình dung xinh đẹp, Vương-phi tâm dục yêu thương, sai sứ đòi đến để cùng giao thông. Vua bắt đặng, liền truyền lịnh khoét một mắt,cắt một vành tai, chặt một tay, một chân, bấy giờ người đó hình dung đổi khác bị người nhờm gớm khinh rẻ. Cũng vậy, thân người trước thời dung mạo tươi tốt, tai mắt đầy đủ, đã bị bịnh khổ hành hạ, thời xấu xa bị người nhờm gớm.

Như cây chuối, cây tre, cây lau, cây la, hễ có con, có trái thì chết. Cũng vậy, người có bịnh thời chết.

Như vua Chuyển-Luân, đại thần, chủ binh thường làm tiền đạo đi trước, nhà vua theo sau cũng như chúa cá, chúa kiến, chúa ốc, chúa trâu, thương chủ, lúc ở trước chúng mà đi, thời toàn chúng thảy đều đi theo không rời. Cũng vậy, sự chết thường theo sát bịnh khổ không rời.

Nầy Thiện-nam-tử ! Nhơn duyên của bịnh làm cho khổ não, rầu lo, buồn than, thân tâm không an ổn. Hoặc bị kẻ giặc cướp bức hại, trái nổi bể hư, phá hoại cầu cống, đều cũng có thể cướp giựt mạng sống. Bịnh lại có thể phá hoại sự tráng kiện, sắc đẹp, thế lực, an vui, mất lòng tàm quý, có thể làm cho thân tâm xót xa bức rức.

Do những điều dụ đó và vô lượng thí dụ khác, nên biết bịnh rất là khổ não.

Đây gọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát bịnh khổ.

Nầy thiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại- Niết-Bàn quán sát tử khổ ? Sự chết có thể đốt cháy tiêu diệt. Như hỏa tai khởi lên có thể đốt cháy tất cả, chỉ trừ cõi trời nhị thiền trở lên, vì thế lực của hỏa tai chẳng đến được. Cũng vậy, sự chết có thể tiêu diệt tất cả, chỉ trừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-bàn vì thế lực của sự chết không đến được.

Như lúc thủy tai khởi lên, tất cả đều trôi, đều ngập, chỉ trừ cõi tam-thiền trở lên, vì thế lực của thủy tai chẳng đến được. Cũng vậy, sự chết làm chìm mất tất cả, chỉ trừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Như lúc phong tai khởi lên, có thể thổi tan tất cả, chỉ trừ cõi tứ thiền, vì thế lực của phong tai chẳng đến được. Cũng vậy, sự chết có thể tiêu diệt tất cả, chỉ trừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Ca-Diếp-Bồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Cõi Tứ-thiền kia do cớ gì mà gió không thổi đến, nước chẳng ngập đến, lửa chẳng cháy đến ?”

_ Nầy Thiện-nam-tử ! Cõi Tứ-Thiền kia không có tất cả quá hoạn trong thân và ngoại cảnh.

Cõi Sơ- Thiền có quá hoạn : Trong có giác quán, ngoài có hỏa tai.

Cõi Nhị-Thiền có quá hoạn : Trong có vui mừng, ngoài có thủy tai.

Cõi Tam-Thiên có quá hoạn : Trong có hơi thở, ngoài có phong tai.

Cõi Tứ-Thiền trong ngoài đều không quá hoạn, nên ba thứ tai họa lớn chẳng thể đến được.

Đại-Bồ-Tát cũng như vậy, an trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn, trong ngoài đều không tất cả quá hoạn, nên sự chết chẳng đến được.

Lại nầy Thiện-nam-tử : Như Kim-Súy-Điểu có thể nuốt, có thể tiêu tất cả loài rồng, cá và châu báu, vàng, bạc vân vân, chỉ trừ chất kim cương không tiêu được. Cũng vậy, sự chết có thể nuốt, có thể tiêu tất cả chúng sanh, chỉ không tiêu được Đại-Bồ-tát trụ nơi Đại-Thừa Đại-Niết-Bàn.

Lại nầy Thiện-nam-tử ! Ví như những cỏ cây ở bờ sông, nước lụt dưng lên đều trôi theo dòng vào biển lớn, chỉ trừ cây dương liễu, vì thứ cây nầy mềm dẽo. Cũng vậy, tất cả chúng sanh đều trôi lăn vào biển chết, chỉ trừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lại nầy Thiện-nam-tử ! Như thần Na-La-Diên có thể hàng phục tất cả lực sĩ, chỉ trừ gió to, vì gió to vô ngại. Cũng vậy, sự chết có thể hàng phục tất cả chúng sanh, chỉ trừ Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn, vì bậc nầy vô ngại.

Lại nầy Thiện-nam-tử ! Ví như có người đối với kẻ thù giả làm thân thiện, theo sát bên như bóng theo hình, chờ khi thuận tiện mà giết đó, nếu phòng bị chặt chẽ, thời người kia không hại được. Cũng vậy, sự chết luôn theo rình chúng sanh chờ dịp làm hại, chỉ không thể hại được bậc Đại-Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại- niết-bàn, vì bậc Bồ-Tát nầy chẳng phóng dật

Lại nầy Thiện-nam-tử ! Ví như trời bỗng mưa kim cương xối xuống tất cả cỏ cây, núi rừng, đất cát, ngói, đá, vàng, bạc, lưu ly, cùng tất cả vật đều bị hư nát, chỉ kim cương chơn bảo không bị hư. Cũng vậy, sự chết đều có thể phá hoại tất cả chúng sanh, chỉ trừ kim cương Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lại nầy Thiện-nam-tử ! Như Kim-súy-điểu có thể nuốt các loài rồng, chỉ không nuốt được rồng thọ Tam-quy-y. Cũng vậy, sự chết có thể nuốt tất cả chúng sanh, chỉ trừ Bồ-Tát trụ ba môn chánh định : Không, vô tướng vô nguyện.

Lại nầy Thiện-nam-tử ! Như độc rắn ma-la, khi rắn nầy cắn nhằm người, những chú hay, thuốc tốt đều không cứu được, chỉ có chú A-Kiệt Đa-Tinh là có thể chữa lành. Cũng vậy, sự chết tất cả phương thuốc đều không cứu được, chỉ trừ Bồ- Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn.

Lại nầy Thiện-nam-tử ! Như có người bị nhà vua giận, có thể dùng lời dịu dàng khéo léo, dâng của cải châu báu mà đặng khỏi tội. Sự chết không như vậy, dầu dùng lời nói dịu dàng, tiền của châu báu để cống dưng cũng chẳng thoát khỏi.

Nầy Thiện-nam-tử ! Luận về sự chết là chỗ hiểm nạn, không gì giúp đỡ, đi đường xa xôi mà không bạn bè, ngày đêm đi luôn chẳng biết bờ mé, sâu thẳm tối tăm, không có đèn đuốc, nó vào không có cửa nẻo mà có chỗ nơi, dầu không chỗ đau đớn nhưng chẳng thể chữa lành, nó qua không ai ngăn được, nó đến không thể thoát được, không phá phách gì mà người thấy sầu khổ, nó không phải màu sắc xấu xa mà làm cho người kinh sợ. Nó ở bên thân người mà chẳng hay biết được.

Nầy Ca-Diếp Bồ-Tát, do những điều dụ đó cùng vô lượng thí dụ khác, nên biết sự chết thật là rất khổ.

Đây gọi là Đại-Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát tử khổ.

NầyThiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-thừa Đại-Niết- Bàn quán sát ái-biệt-ly khổ ? Ái biệt-ly nầy có thể làm cội gốc cho tất cả sự khổ. Như nói bài kệ rằng :

Nhơn ái sanh lo, Nhơn ái sanh sợ, Nếu lìa sự ái, Nào lo nào sợ.

Vì ái nên sanh sự lo khổ, vì lo khổ nên làm cho chúng sanh có già suy. Ái- biệt-ly khổ là nói sự chết. Vì biệt-ly hay sanh những sự khổ vi-tế, nay sẽ vì ông mà phân biệt rõ ràng.

Nầy Thiện-nam-tử ! Thuở quá khứ người sống vô lượng tuổi, có quốc vương tên là Thiện-Trụ nhà vua trị nước tám muôn bốn ngàn năm. Trên đỉnh đầu của vua mọc lên một bứu thịt mềm nhuyễn như bông. Bứu ấy lần lần to lớn, không làm đau nhức. Mãn mười tháng, bứu ấy nứt ra, sanh một đồng tử hình dung đẹp lạ. Nhà vua vui mừng đặt tên là Đãnh-Sanh.

Thời gian sau vua Thiện-Trụ đem việc nước giao cho Thái-tử Đảnh-Sanh, tồi rời bỏ cung điện quyến thuộc vào núi tu hành. Ngày rằm Thái-Tử Đảnh-Sanh lên ngôi, đương ở trên lầu cao tắm gội trai giới, phương Đông liền có báu kim- luân, bánh xe vàng đủ một ngàn cây căm tự nhiên bay đến. Vua Đảnh-Sanh nghĩ rằng : Từng nghe Ngũ-Thông tiên nhơn nói : Nếu dòng vua Sát-Đế-Lợi ngày rằm ở trên lầu cao tắm gội trai giới, có báu kim luân đủ ngàn cây căm tự nhiên bay đến, thời nhà vua đó sẽ đặng làm Chuyển-Luân Thánh-Vương. Nay ta nên thí nghiệm. Nghĩ xong, vua Đảnh-Sanh tay tả bưng báu kim-luân, tay hửu cầm lư hương, qùy gối bên mặt mà phát thệ rằng : Nếu đây thiệt là báu kim-luân, thời nên bay đi như vua Chuyển-Luân Thánh-Vương thuở quá khứ. Nhà vua phát thệ vừa xong, thời báu kim-luân bay lên hư không, bay khắp mười phương, rồi trở về dừng lại trên tay tả vua Đảnh-Sanh. Nhà vua vui mừng biết chắc mình sẽ là Chuyển-Luân Thánh-Vương.

Sau đó không bao lâu, có tượng bảo xuất hiện, mình trắng như bạch liên-hoa, xinh đẹp, mạnh mẽ đôi ngà chấm đất. Vì muốn thí nghiệm vua Đảnh-Sanh liền bưng lư hương quì gối bên hữu mà phát thệ rằng : Nếu thật là báu bạch tượng nên bay đi như thuở vua Chuyển-Luân Thánh-Vương quá khứ. Phát thệ xong, bạch tượng liền từ sáng đến chiều bay đi khắp tám phương, tột đến mé biển, rồi trở về cung vua. Kế đó lại có Mã-bửu xuất hiện, lông màu xanh biếc mướt đẹp, lông đuôi cùng gáy màu vàng ròng. Vì muốn thí nghiệm vua Đảnh-Sanh tay bưng lư hương quì gối bên hữu phát thệ rằng : Nếu thiệt là Mã-bảo thời phải như của vua Chuyển-Luân Tánh-Vương thuở quá khứ. Phát thệ xong, từ sáng đến chiều, Mã-bảo ấy đi khắp tám phương, đến mé biển rồi trở về cung vua.

Kế đó lại có Nữ-bảo xuất hiện xinh đẹp đệ nhứt, chơn lông thoảng mùi chiên đàn, hơi miệng thơm sạch như hoa sen xanh, mắt sáng nhìn xa một do tuần, tai nghe, mũi ngữi cũng xa như mắt, lưỡi rộng lớn le ra có thể trùm cả mặt, da mịn láng như lá đồng đỏ, rất thông minhtrí huệ, lời nói dịu dàng đối với tất cả mọi người. Tay người ấy lúc chạm đến áo của vua, liền biết thân vua khỏe mạnh hay bịnh hoạn, cũng biết những ý nghĩ của vua.

Kế đó trong cung vua tự nhiên có Ma-ni bảo châu lớn bằng bắp vế của người, màu thuần xanh, trong suốt, trong chỗ tối có thể chiếu sáng một do tuần. Nếu trời mưa giọt lớn như trục xe, thế lực của bảo châu nầy có thể che một do tuần, giọt mưa không rơi xuống được.

Sau đó, lại có Chủ- tạng thần hiện ra, cặp mắt có thể thấy thấu những kho châu báu ở trong lòng đất, tùy ý vua muốn đều có thể dưng đủ. Vua Đảnh-Sanh muốn thí nghiệm bèn cùng Chủ-tạng thần ngồi thuyền ra biển, vua bảo chủ-tạng thần : Nay ta muốn đặng châu báu. Chủ-tạng thần liền lấy hai tay quậy nước biển, đầu mười ngón tay liền hiện ra mười kho châu báu lấy dưng cho vua tâu rằng : “Tùy ý nhà vua chọn dùng, còn thừa lại nên ném trả xuống biển.”

Kế đó lại có chủ-binh thần xuất hiện, thao lược đệ nhứt, điều khiển bốn binh chủng rất giỏi. Lúc vua cần binh thời hiện quân lính ra để dùng. Lúc chẳng dùng binh, thời quân lính ẩn mất. Xứ nào chưa hàng phục chủ binh thần nầy có thể làm cho hàng phục. Xứ nào đã hàng phục, thời đủ sức giữ gìn.

Lúc đó vua Đảnh-Sanh tự biết là Chuyển-Luân -Vương, bèn bảo các quan :
“ Cõi Diêm-Phù-Đề nầy an ổn giàu vui, nay bảy báu đã đủ, cả ngàn vương tử cũng đủ, giờ đây nên làm việc gì ?”

Các quan tâu : “ Châu Phất-Bà-Đề phương Dông còn chưa qui thuận, đại vương nên đem binh qua chinh phục.”

Vua Đảnh-Sanh bèn cùng thất-bảo bay qua châu Phất-Bà-Đề, nhơn dân trong châu đó đều vui mừng qui thuận.

Các quan lại tâu nên chinh phục châu Cù-Đà-Ni ở phương Tây. Kế đó lại đến chinh phục châu Uất-Đơn-Việt. Sau khi chinh phục ba châu xong. Vua Đảnh-Sanh bảo các quan : “ Châu Nam-Diêm-Phù-Đề này cùng ba châu đều an onå giàu vui, tất cả đều qui thuận ta, nay đây lại nên làm việc gì ?”

Các quan tâu : “ Cõi trời Đao-Lợi tuổi thọ dài lâu , an ổn, khoái lạc, thân chư Thiên xinh đẹp hơn nhơn gian, cung điện nhẫn đến giường ghế toàn bằng bảy báu, cậy phước trời chưa chịu đến qui phục, nay nên đem binh đánh dẹp.”

Vua Đảnh-Sanh lại cùng thất bảo bay lên cõi trời Đao-Lợi, trông thấy một cây màu xanh đậm bèn hỏi đại thần : Đó là cây gì ?

Đại-thần tâu : Cây ấy tên là Ba-Lợi-Chất-Đa-La, chư Thiên cõi Đao-Lợi nầy đến ngày mùa hạ thường tựu hợp vui chơi dưới cây đó.

Lại trông thấy màu trắng như bạch vân, vua Đảnh-Sanh hỏi đại thần chỗ đó là gì ? Đại-thần tâu đó là thiện-pháp-đường, chư thiên cõi Đao-Lợi thường nhóm nơi đó để bàn luận những việc cõi trời cõi người.

Thiên-Chúa Thích-Đề-Hoàn-Nhơn biết vua Đảnh-Sanh đã đến, liền ra tiếp rước, cầm tay vào thiện-pháp-đường lên tòa mà ngồi. Hai vua hình dung tướng mạo giống nhau, chỉ có đôi mắt nhìn nháy là khác nhau.

Lúc đó vua Đảnh-Sanh nghĩ rằng : nay ta có thể đuổi thiên-chúa nầy để ta ở đây làm thiên-vương.

Thiên-Đế-Thích vốn thọ trì đọc tụng kinh điển Đại-thừa, thường vì chư Thiên giảng thuyết, chỉ chưa thông đạt hết thâm nghĩa của kinh. Do thọ trì giảng thuyết Đại-thừa nên Thiên-Đế có oai đức hơn.

Khi vua Đảnh-Sanh khởi ác tâm đối với Thiên-Đế, tổn phước liền tự rớt xuống Diêm-Phù-Đề, nhớ tiếc cõi trời lòng rất khổ não. Không bao lâu vua Đảnh-Sanh phải bịnh chết.

Nầy Thiện-nam-tử ! Thiên-Đế thuở đó chính là Phật Ca-Diếp, vua Đảnh-Sanh thời là tiền thân của ta. 

Nầy Thiện-nam-tử ! Phải biết ái-biệt-ly như vậy rất là khổ não.

Nầy Thiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát còn nhớ những trường hợp ái-biệt-ly khổ thuở quá khứ, huống là Bồ-Tát trụ nơi kinh Đại-Thừa Đại-Niết-Bàn mà nên chẳng quán sát sự ái-biệt-ly khổ trong đời hiện tại !

Nầy Thiện-nam-tử ! Thế nào là Đại Bồ-Tát tu hành kinh Đại-thừa Đại- Niết-Bàn quán sát oán-tằng-hội khổ ?

Đại-Bồ-Tát nầy quán sát địa ngục, súc sanh, ngạ quỉ, loài người, trên trời đều có sự oán-tằng-hội-khổ như vậy.

Ví như có người quán sát lao ngục giam nhốt, gông xiềng là rất khổ. Cũng vậy, Đại-Bồ-Tát quán sát năm loài chúng sanh đều là oán-tằng-hội-hiệp rất khổ sở.

Ví như có người thường sợ kẻ oán thù, gông cùm, xiềng xích, nên bỏ cha mẹ, vợ con, quyến thuộc, cùng của báu sản nghiệp mà trốn lánh đi xa. Cũng vậy, Đại-Bồ-Tát sợ sanh tử, nên tu hành sáu môn Ba-La-Mật, chứng nhập Niết- Bàn. Đây gọi là Bồ-Tát tu hành Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát oán-tằng-hội khổ.

Nầy Thiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát tu hành Đại-thừa Đại-Niết- Bàn quán sát cầu-bất-đắc khổ ?

Cầu là mong cầu tất cả , có hai thứ : Một là cầu pháp lành, hai là cầu pháp chẳng lành. Cầu pháp lành mà chưa đặng thời khổ, pháp ác muốn rời mà chưa rời được thời khổ.

Đây là lược nói ngũ- ấm-thạnh khổ. Đây gọi là khổ đế.

Ca-diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Như lời Phật nói, ngũ ấm thạnh khổ nghĩa đó chẳng phải. Vì như ngày trước Phật bảo Thích-Ma-Nam : Nếu sắc là khổ, tất cả chúng sanh lẻ ra chẳng nên cầu sắc, nếu có người cầu thời chẳng gọi là khổ. Lại như Phật bảo các Tỳ-kheo thọ có ba thứ : Khổ thọ, lạc thọ, bất khổ bất lạc thọ. Lại như lúc trước đức Phật nói với các Tỳ-kheo : Nếu người nào có thể tu hành pháp lành thời đặng thọ lạc. Lại như đức Phật nói : Ở trong đường lành sáu căn lãnh thọ sáu cảnh vui : Mắt thấy sắc đẹp là vui, tai, mũi, lưỡi, thân nhẫn đến ý suy nghĩ pháp lành cũng như vậy.

Như Phật từng nói kệ :

Trì giới thời là vui, Thân chẳng thọ sự khổ. Ngủ nghỉ đặng an ổnThức dậy lòng vui vẻ. Lúc nhận lấy y thực, Đọc tụngkinh hành, Ở riêng nơi núi rừng, Như vậy là rất vui. Nếu đối với chúng sanh, Ngày đêm tu lòng từ, Nhơn đây được thường vui, Vì chẳng hại người khác. Ít muốn biết đủ vui, Học rộng biết nhiều vui, A-La-Hán không chấp, Cũng gọi là thọ vui, Các vị Đại Bồ-Tát, rốt ráo đến bờ kia. Những việc làm đã xong, Đây gọi là rất vui.

Thế-Tôn ! Trong các bộ kinh nói về tướng vui ý nghĩa như vậy. Thế nào tương ứng với nghĩa của Phật nói hôm nay ?

Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Lành thay ! Lành thay ! Ông khéo có thề thưa hỏi đức Như-Lai những nghĩa như vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Tất cả chúng sanh đối với sự khổ hạng hạ tưởng lầm là vui. Vì thế nên nay ta nói tướng khổ không khác với ngày trước đã nói.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Như lời Phật hỏi : Đối với sự khổ hạng hạ tưởng cho là vui, thời sanh, lão, bệnh, tử hạng hạ cùng ái-biệt-ly, cầu-bất-đắc, oán- tằng-hội, ngũ-ấm-thạnh hạng hạ, những sự khổ như vậy lẽ ra cũng nên có vui. 

Thế-Tôn ! Sanh hạng hạ là ba ác thú, sanh hạng trung là loài người, sanh hạng thượng là trên trời.

Nếu lại có người hỏi rằng : Nếu ở nơi sự vui hạng hạ tưởng cho là khổ, trong sự vui hạng trung tưởng cho là không khổ không vui. Trong sự vui hạng thượng tưởng cho là vui, thời phải trả lời thế nào ?

Thế-Tôn ! Nếu trong sự khổ hạng hạ tưởng cho là vui, chưa thấy có người nào sẽ bị phạt đánh ngàn trượng, lúc mới đánh một trượng đầu mà đã tưởng là vui. Nếu lúc đánh trượng đầu chẳng tưởng là vui, thế sao nói rằng : Nơi trong sự khổ hạng hạ mà tưởng cho là vui ?”

Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Phải lắm ! Phải lắm ! Đúng như lời ông nói. Do nghĩa nầy nên không có tưởng là vui, vì như người tội kia sẽ bị phạt đánh ngàn trượng, khi bị đánh một trượng rồi liền đặng tha. Người nầy bèn sanh lòng vui. Vì thế nên biết rằng trong sự không vui lầm tưởng là vui.”

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn ! Người đó chẳng vì bị đánh một trượng mà sanh vui. Chính vì đặng tha mà sanh lòng vui.

_ Nầy Thiện-nam-tử ! Vì thế nên ta ngày trước nói với Thích-Ma-Nam trong ngũ ấm có vui, lời đó là đúng, thiệt chẳng phải mâu thuẩn vậy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Có ba thọ và ba khổ. Ba thọ là : Lạc thọ, khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ. Ba khổ là : Khổ-khổ, hành khổ, hoại khổ.

Nầy T.hiện-nam-tử ! Khổ thọ chính là cả ba món khổ : Khổ-khổ, hành khổhoại khổ. Hai món thọ kia chính là hành khổhoại khổ. Do đây nên trong sanh tử thiệt có lạc thọ. Đại-Bồ-Tát thấy tánh khổ cùng tánh lạc chẳng rời lìa nhau nên nói rằng tất cả đều khổ.

Nầy Thiện-nam-tử ! Trong sanh tử thiệt không có vui, vì chư Phật Bồ-Tát tùy thuận thế gian nên nói là có vui.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Chư Phật và Bồ-Tát nếu tùy theo thế tục mà nói, thời là có hư vọng chăng ? Như Phật thường nói, người tu hành pháp lành thời thọ quả báo vui. Trì giới an vui thân chẳng thọ khổ, nhẫn đến việc làm đã xong đây là rất vui. Lời nói thọ vui trong các kinh như vậy, chừng có hư vọng chăng . Nếu là hư vọng, thời chư Phật Thế-tôn trong vô lượng trăm ngàn muôn ức a-tăng-kỳ-kiếp tu hành đạo bồ-đề đã lìa vọng ngữ. Nay Phật nói như vậy ý nghĩa thế nào ?

_ Nầy Thiện-nam-tử ! Như bài kệ nói về những sự thọ lạc trước kia chính là cội gốc của đạo Bồ-Đề, cũng có thể trưởng-dưỡng vô thượng bồ-đề. Do nghĩa đó nên trong những kinh trước nói tướng vui như vậy.

Ví như trong thế gian những đồ cần dùng cho đời sống, có thể làm nhơn cho sự vui, nên gọi là vui. Như nữ sắc, rượu uống, đồ ăn ngon, lúc khát được nước, lúc lạnh được lửa, y phục, chuỗi ngọc, voi ngựa, xe cộ, tôi tớ, vàng, bạc, lưu ly, san hô, chơn châu, kho đựng lúa gạo, những vật như vậy người đời cần dùng có thể làm nhơn cho sự vui nên gọi là vui.

Nầy Thiện-nam-tử ! Những vật như vậy cũng có thể sanh sự khổ. Nhơn nơi nữ sắc sanh sự khổ, lo, rầu, buồn, khóc nhẫn đến phải chết cho người nam. Nhơn nơi rượu, đồ ăn ngon, nhẫn đến lúa gạo cũng có thể làm cho người phải lo khổ nhiều. Do nghĩa đó nên tất cả đều khổ không có tướng rốt ráo vui.

Nầy Thiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát nơi tám điều khổ nầy, hiểu rỏ là khổ nên không bị khổ.

Nầy Thiện-nam-tử ! Tất cả hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác chẳng biết nhơn của sự vui, nên Phật vì họ ở trong sự khổ hạng hạ nói có tướng vui. Chỉ có Bồ- Tát trụ nơi Đại-Thừa Đại-Niết-Bàn bèn có thể biết nhơn của sự khổ sự vui nầy.

Nầy Thiện-nam-tử ! Thế nào là Đại-Bồ-Tát trụ nơi Đại-Thừa Đại-Niết- Bàn quán sát tập đế ? Đại-Bồ-Tát quán sát tập đếnhơn duyên ngũ ấm. Tập nghĩa là trở lại ái-luyến nơi hữu. Ái có hai thứ : Một là ái thân mình, hai là ái đồ cần dùng. Lại có hai thứ : Năm thứ dục lạc, lúc chưa đặng tâm luôn tìm cầu, đã tìm cầu đặng rồi luôn đắm trước. Lại có ba thứ : dục ái, sắc ái, vô sắc ái. Lại có ba thứ : Nghiệp nhơn duyên ái, phiền não nhơn duyên ái, khổ nhơn duyên ái. Người xuất gia có bốn thứ ái : Y phục, đồ ăn uống, đồ nằm, thuốc thang. Lại có năm thứ : Tham lam nơi ngũ ấm, tùy chỗ cần dùng tất cả đều tham ái toan tính phân biệt vô-lượng vô-biên.

Nầy Thiện-nam-tử ! Ái có hai thứ : Một là thiện ái, hai là bất thiện ái. Chỉ người ngu tìm cầu bất thiện ái. Các vị Bồ-Tát cầu nơi thiện-ái. Thiện ái lại có hai thứ : Bất thiện và thiện. Cầu pháp Nhị-thừa gọi là bất thiện. Cầu pháp Đại- thừa gọi là thiện.

Nầy Thiện-nam-tử ! Kẻ phàm phu tham ái gọi là “ tập” chẳng gọi là “đế”. Sự ái của Bồ-Tát thời gọi là thật đế chẳng gọi là tập, vì Bồ-Tát muốn độ chúng sanh nên thị hiện thọ sanh, chẳng phải vì tham ái mà thọ sanh.

Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : Thế-Tôn ! Như trong các kinh khác đức Phậtchúng sanh mà nói nghiệp làm nhơn duyên, hoặc nói kiêu mạn, hoặc nói lục xúc, hoặc nói vô minh làm nhơn duyên mà có ngũ ấm xí-thạnh. Hôm nay do nghĩa gì đức Phật nói bốn Thánh-Đế riêng lấy ái làm nhơn cho ngũ ấm.

Phật khen Ca-Diếp Bồ-Tát : “ Lành thay ! Lành thay ! Đúng như lời ông vừa nói, các nhơn duyên chẳng phải làm cũng chẳng phải nhơn, chỉ vì năm ấm cần phải nhơn nơi ái.

Ví như quốc vương lúc đi tuần du các quan quyến thuộc thảy đều theo hầu. Cũng vậy, ái đi đến chỗ nào thời các kiết sử cũng đi theo.

Ví như y phục thấm mồ hôi, bụi bay đến liền bám dính. Cũng vậy, chỗ nào có ái những nghiệp kiết cũng ở nơi đó.

Ví như đất ướt thời có thể mọc mầm. Cũng vậy, ái có thể sanh tất cả mầm nghiệp phiền não.

Nầy Thiện-nam-tử ! Đại Bồ-Tát trụ nơi Đại-thừa Đại-Niết-Bàn quán sát kỹ ái nầy có chín thứ : Một là như thiếu nợ, hai là như vợ La-Sát, ba là như trong cọng hoa đẹp có rắn độc vấn , bốn là như vật thực độc mà cố ăn đó, năm là như dâm nữ, sáu là như hột ma-lâu-ca, bảy là như thịt thúi trong mụn nhọt, tám là như gió bão, chín là như sao chổi.

Như thiếu nợ là thế nào ! Ví như người nghèo cùng thiếu tiền của người khác, dầu đã trả nợ mà vẫn còn thiếu, nên bị giam nhốt chưa ra khỏi ngục. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giác vì còn tập khí thừa của ái nên chẳng chứng đặng vô thượng bồ-đề.

Như vợ La-Sát là thế nào ? Ví như có người lấy gái La-Sát làm vợ, gái La- Sát nầy hễ sanh con liền ăn thịt, ăn thịt con đẻ hết lại ăn luôn thịt chồng. Ái cũng vậy, tùy người sanh thiện căn nó liền ăn, ăn hết thiện căn nó lại ăn luôn cả người làm cho phải đọa địa ngục, súc sanh ngã quỉ. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Như cọng hoa đẹp có rắn độc vấn là thế nào ? Như có người thích hoa đẹp mà chẳng thấy cọng hoa có rắn độc, liền đến ngắt hoa bị rắn cắn chết. Tất cả phàm phu tham đắm ngũ dục mà chẳng thấy độc hại của ái, nên bị ái làm hại, sau khi chết đọa trong ba đường ác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Vật thực độc mà cố ăn là thế nào ? Như có người cố ăn vật thực độc, ăn xong đau bụng thổ tả mà chết. Chúng sanh trong ngũ đạotham ái mà phải bị đọa trong ba đường ác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Như dâm nữ là thế nào ? Ngư người ngu tư thông với dâm nữ, dâm nữ nầy thường dối phĩnh gạt đoạt hết tiền của rồi xua đuổi người ấy. Người ngu không có trí tuệ bị tham ái đoạt tất cả pháp lành rồi xua đuổi vào trong ba đường ác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Như hột ma-lâu-ca là thế nào ? Nếu chim ăn hột ma-lâu-ca, phẩn chim do gió thổi rớt dưới cây liền mọc lên đeo vấn cây to làm cho khô chết, tham ái ràng buộc phàm phu làm cho pháp lành không tăng trưởng nhẫn đến khô diệt, sau khi chết đọa vào ba đường ác. Chỉ trừ các vị đại Bồ-Tát.

Thịt thúi trong mụn nhọt như thế nào ? Như người bị ung nhọt, trong nhọt sanh thịt thúi, người bịnh nầy phải chuyên tâm chạy chữa, nếu chểnh mãng thời thịt thúi sanh trùng có thể phải chết, ngũ ấm của phàm phu cũng như vậy, ái sanh trong đó, phải nên siêng năng điều trị tham ái, nếu không điều trị sẽ phải đọa trong ba đường ác. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Như gió bão là thế nào ? Gió bão có thể làm lở núi ngã cây. Cũng vậy, tham ái sanh tâm ác đối với cha mẹ, có thể làm ngã trốc cội cây vô thượng Bồ- Đề của các ông Đại-Trí Xa-Lợi-Phất vân vân. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Như sao chổi là thế nào ? Như sao chổi mọc thời trong thiên hạ phải bịnh tật, đói kém, họa tai khổ sở. Cũng vậy, ái có thể dứt tất cả căn lành làm cho phàm phu cơ cùng thiếu thốn sanh bịnh phiền não lưu chuyển trong sanh tử mang nhiều sự khổ. Chỉ trừ các vị Bồ-Tát.

Nầy Thiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát Đại-Thừa trụ nơi Đại-Niết-Bàn quán sát tham ái có chín thứ như vậy.

Do nghĩa trên đây, hàng phàm phu có khổ, không đế. Hàng Thanh-Văn Duyên- Giác có khổ đế mà không chơn thật. Các vị Bồ-Tát hiểu khổ không có khổ mà có chơn đế. Hàng phàm phu có tập không có đế. Hàng Thanh-Văn Duyên- Giác có tập có tập đế. Các vị Bồ-Tát hiểu tập không có tập mà có chơn đế. Hàng Thanh- Văn Duyên-Giác có diệt mà chẳng phải chơn. Đại-Bồ-Tát có diệt có chơn đế. Hàng Thanh-Văn Duyên-Giác có đạo mà chẳng phải chơn. Đại Bồ-Tát có đạo có chơn đế.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12394)
Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp
(Xem: 10252)
Đây là Kinh thứ 16 của Nghĩa Túc Kinh và cũng có chủ đề “Mâu Ni”: Một vị mâu ni thấy như thế nào và hành xử như thế nào khi đứng trước tình trạng bạo động và sợ hãi?
(Xem: 12234)
Các nhà học giả Tây phương cũng như Đông phương đều công nhận hệ thống Bát-nhã là cổng chính yếu dẫn vào Đại thừa.
(Xem: 11528)
Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.
(Xem: 28682)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 11929)
Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, nếu thấy các tướng đều xa lìa tướng, tức là thấy Phật.
(Xem: 12902)
Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa
(Xem: 11344)
Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12257)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 17278)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 52698)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35368)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 21216)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10589)
Năm 1984 khi bắt đầu lạy kinh Ngũ Bách Danh bằng âm Hán Việt thuở ấy, tôi không để ý mấy về ngữ nghĩa. Vì lúc đó lạy chỉ để lạy theo lời nguyện của mình.
(Xem: 19097)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 12307)
Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
(Xem: 25831)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 13210)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14271)
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân, Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch: Đạo Sinh
(Xem: 15960)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 13628)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
(Xem: 16713)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
(Xem: 17403)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 13017)
Nói đến kinh Pháp Hoa, các vị danh Tăng đều hết lòng ca ngợi. Riêng tôi, từ sơ phát tâm đã có nhân duyên đặc biệt đối với bộ kinh này.
(Xem: 12434)
A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta...
(Xem: 11522)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ở Ấn Độ, nên thuyết pháp đều dùng Phạn ngữ, Kinh điển do người sau kiết tập cũng bằng Phạn văn. Những bổn Kinh Phật bằng Trung văn đều từ Phạn văn mà dịch lại.
(Xem: 11474)
Có rất nhiều công trình thâm cứu có tính cách học giả về tác phẩm nầy dưới dạng Anh ngữ, Nhật ngữ và Hoa ngữ liên quan đến đời sống, khái niệm nồng cốt của tư tưởng Trí Khải Đại Sư trong mối tương quan với Phật giáo Trung Quán
(Xem: 14409)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 20260)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 18817)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 19421)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18492)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 12106)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12190)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 13742)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 14887)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 14955)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 13861)
Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán, Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 - 1992
(Xem: 15423)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộbộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ...
(Xem: 11298)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17021)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14829)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 20042)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 14524)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13748)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11631)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 14938)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
(Xem: 12893)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 22751)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 14476)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không. Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Người dịch: Vọng Tây cư sĩ. Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 11543)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 13078)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16776)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18240)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11858)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11413)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 15723)
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch; Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích; Xuất Bản 2007
(Xem: 12789)
Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai.
(Xem: 18784)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18260)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant