Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phần 3: Tại Sao Phải làm Phật Sự

25 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8549)
Phần 3: Tại Sao Phải làm Phật Sự

HỌC PHẬT NÊN BIẾT
學佛須知
Dịch Việt: Thích Nguyên Thành

Phần III.

Tại Sao Phải làm Phật Sự

(Pháp Sư Thánh Nghiêm)

 

nhân duyênlàm Phật Sự cần phải trang nghiêm long trọng. Các Phật Tử cẩn thận truy cầu, báo đáp ân đức người thân, hoặc là vì siêu độ quyến thuộc, kỷ niệm bạn bè đồng hương, hoặc là vun trồng phước đức kéo dài tuổi thọ, tiêu tai ách nạn…vv. Các Vị đã tốn hao rất nhiều vật lực, tài lực, và nhân lực để thành tựu các việc thiện này, nhưng mà Ý nghĩa chơn chánh làm Phật Sự, các Phật tử hoàn toàn chưa hiểu. Mời các Vị, cẩn thận đọc hết quyển sách nhỏ này, sẽ thấy làm Phật Sự càng có ‎ Ý nghĩa, càng có công đức. Bởi vì bên trong quyển sách nhỏ này, giới thiệu cho quí Phật Tử Ý nghĩa làm Phật Sự, công dụng làm Phật Sự, vấn đề Tử Vong, tính chất Tử Vong, và Ý nghĩa Tụng Kinh, Sám hối, Phóng Diệm Khẩu…vv.

  1. 1. Thế nào gọi là Phật Sự?

 Phật Sự, nghĩa rộng là: phàm làm việc Tin Phật, Cầu Phật, Thành Phật, đều gọi là Phật Sự. Đức Phật nói mỗi người có khả năng Thành Phật, chỉ cần Các Vị có thể tín ngưỡng (tin tưởngtôn kính) phương pháp Đức Phật đã nói và dựa vào giáo pháp thực hành, chắc chắn sẽ có thể Thành Phật. Cho nên phạm vi Phật Sự có hẹp có rộng, điều gọi là “Phật Pháp Vô Biên”, chính là nghĩa rộng. Có nhiều phương pháp thực hành để Thành Phật, không sao nói hết được như Lễ Phật, Niệm Phật, làm thiện trừ ác theo những lời nói của Đức Phật dạy, thực hành những việc của Đức Phật làm. Cần tiến hành “Giữ tất cả tịnh giới, không một tịnh giới nào mà không giữ; tu tất cả các thiện pháp, không một pháp thiện nào mà không tu, độ tất cả chúng sanh, không một chúng sanh nào mà không độ”. Nói cách khác, là “Tránh các điều ác, làm các điều thiện”. Cũng chính là tích cực tự cứu mình, còn phải tích cực cứu người khác.

Bởi vì, Phật Giáo chủ trương Thành Phật, cần phải kiến lập một nhân cách ban đầu hoàn thiện. Cho nên trước cần phải khuyên mọi người Không Sát Sanh, Không Trộm Cắp, Không Tà Dâm, Không Nói dối, Không Uống Rượu. Đây cũng rất gần giống với Ngũ Thường của Nho Giáo: Nhân, Nghĩa, Lễ, Tín, và Trí. Tiến lên một bước nữa, cần khiến cho con người vượt lên trên phàm phutrở thành Bậc Thánh Nhân. Bậc Thánh Nhân của Phật Giáo là các vị đã giải thoát khổ đau sanh, lão, bệnh, tử..vv của trần gian. Cảnh giới của các vị sau khi giải thoát khổ não là sự an tịnh nội tâm, chính là mục đích của Phật Giáo.

Làm thế nào để đạt được mục đích giải thoát khổ não sanh tử? Cần phảiniềm tin vào phương pháp dạy bảo của Đức Phật, và dựa vào đó để thực hành. Đọc Kinh, Tụng Kinh, Nghe Kinh, chính là phương pháp giải thoát sanh tử cho đến khi thành Phật. Cho nên, làm Phật Sự chân chánh chính là cần mọi người tự làm.

Nhưng đối với mọi người không hiểu Phật Pháp, không biết tu hành, khi gặp người thân, cha mẹ qua đời, người ấy không biết làm sao nên mời Người Xuất Gia thay thế người nhà làm Phật Sự. Quả thật cũng có công dụng. Phật Sự được giảng trong bài này, đại khái là chú trọng về phương diện thuyết minh theo nghĩa hẹp.

2. Người Xuất Gia làm Phật Sựcông dụng gì?

Người Xuất Gia là người tu trì theo Phật Pháp, cũng là người hoằng dương Phật Pháp, là người tu hành chuyên nghiệp, cũng là người hoằng pháp chuyên nghiệp. Làm Phật Sự của Người Xuất Gia có công với con người, cũng có phẩm hạnh giản dị. Phật Tử cung cấp nhu cầu cuộc sống cho Người Xuất Gia, khiến cho các Vị Ấy yên tâm làm Phật Sự, Người Phật Tử cũng có công đức gián tiếp. Cho nên, Đức Phật nói Tăng Ni xuất Giaphước điền công đức của mọi người.

Trước đây, bổn phận của Người Xuất Gia lại không chuyên làm việc siêu độ vong linh. Thậm chí có thể nói, đối tượng chủ yếu của Người Xuất Gia phải siêu độ, đó chính là người sống mà không phải người chết. Tuy nhiên, Người tu hành theo Phật Pháp, lại coi trọng pháp môn niệm Phật để cứu giúp người lúc lâm chung.

3.Lúc lâm Chung làm thế nào?

Con người lúc sanh ra thì đã qu‎yết định vận mạng của tử vong. Cho nên tình cảnh sống chưa phải đáng vui vẻ, tình cảnh chết chưa phải đáng thương. Theo giáo Pháp Đức Phật dạy, nếu người không ra khỏi sanh tử thì đều là người đáng thương. Do vậy, người tin Phật học Phật, hằng ngày làm Phật Sự, lúc sắp lâm chung có thể chỉ nhớ đến câu niệm Phật Nam Mô A Di Đà Phật. Bình thường tu hành, ăn chay, sau khi mạng chung sẽ rời khỏi cảnh giới phàm phu của sanh tửvãng sanh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật.

Người sau khi chết, có 3 loại năng lực đến quyết định lên cõi Trời hay xuống Địa Ngục.

(1). Tùy Trọng: Người bị phạm trọng tội, tùy theo các nghiệp thiện ác của mỗi người tự tạo tác, trước đi thọ báo.

(2). Tùy Tập: tùy theo các thói quen khó bỏ hằng ngày của mỗi cá nhân trước hoàn cảnh cùng đồng loại dẫn đường đi đầu thai.

(3). Tùy Niệm: tùy theo Ý nghĩ hướng về lúc sắp mạng chung của mỗi cá nhân mà đi thọ sanh lục đạo, hoặc sanh về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà

Do nguyên nhân như thế, Phật Giáo chủ trương mọi người không nên làm các điều ác, nên làm các điều lành, phải trừ bỏ các thói quen bất thiện, hằng ngày cần chú trọng tâm niệm Phật. Cho đến mỗi niệm không quên Phật Pháp Tăng, mỗi niệm cần làm tất cả công đức của chính mình, làm vốn liếng và tư lương để vãng sanh cõi Cực Lạc Tây Phương

Hằng ngày công phu học Phật, chủ yếu là dựa vào sự tu hành, Qui Y Tam Bảo, Thọ Trì ngũ Giới, Bố Thí Cúng Dường, Sám Hối Tụng Kinh, cứu giúp người bệnh khổ, tạo phước đức cho Xã Hội như người không hiểu Phật Pháp, lúc sắp lâm chung vẫn còn đường cứu vãng, đó chính là căn cứ theo qui luật của “Tùy Niệm Vãng Sanh”, khuyên người ấy Nhất Tâm Niệm Phật. Khiến người ấy buông bỏ các Ý niệm, nhất thiết không được sợ hãi, không được tham luyến thân bằng quyến thuộccủa cải tài sản, không được để tâm Ý hỗn loạn, nên Nhất Tâm Niệm Phật, niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Nếu đã không có năng lực niệm ra lời, thì yên lặng niệm thầm trong tâm. Nếu như thân bằng quyến thuộc thật thương yêu người ấy, thì không thể khóc lớn ra tiếng trong giờ phút hấp hối. Sự quyến luyến gia đình, quyến thuộc khiến cho người ấy tăng thêm khổ đau và có thể đọa lạc. Đồng thời cần khuyên mọi người, bạn bè cùng Niệm Phật Làm cho tâm niệm của người sắp mạng chung thành kính thiết tha hài hòa trong âm thanh Niệm Phật. Nếu làm được như thế, sau khi mệnh chung liền có thể vãng sanh cõi Tịnh Độ. Giả như tuổi thọ của người ấy chưa đến, cũng có thể nhờ công đức Niệm Phật khiến cho người ấy sớm khôi phục sức khỏe, phước thọ được tăng trưởng.

Người sắp mạng chung, hoặc ngồi hoặc nằm, nằm nghiêng nằm ngửa, đều lấy bản thân của người chết cảm thấy dể chịu làm thích hợp. Nếu lúc đó người chết vẫn còn hôn mê mà chưa chấm dứt hơi thở, nhất thiết chớ vì người ấy ỉa đái ướt đầy cả thân thể liền tắm rữa và lau chùi. Tránh tăng thêm sự đau khổ phiền nãoảnh hưởng đến tinh thần sau khi chết của người ấy. Sau khi mạng chung, hơi thở tuy chấm dứt chỉ còn để lại chút hơi ấm, thần thức của người ấy vẫn chưa rời khỏi thể xác, cho nên cần trải qua 8 tiếng đồng hồ sau, mới có thể tắm rữa và thay quần áo cho người ấy. Nếu dùng hỏa táng, tốt nhất là trãi qua sau 24 tiếng.

Sau khi người chết, thần thức người ấy sẽ đầu thai vào cõi người hay cõi trời, v.v… nói chung đã biến thành vong hồn.

  1. 2. Vong Linh là gì?

Nói đến siêu độ Vong Linh, trước phải thuyết minh tính chất của Vong Linh. Người sau khi chết, chủ thể (bộ phận chủ yếu) sinh mạng gọi là Vong Linh. Quan niệm chung của nhân gian cho rằng, người sau khi chết, tức là Quỉ mà còn vĩnh viễn làm Quỉ. Theo Phật Giáo, nhất định không tiếp nhận quan điểm này, nếu không thì nói hai chữ không được “Siêu Độ”. Phật Giáo xếp chúng sanh ở cõi Phàm Phu, tổng cộng thành 6 loại là Thiên, Nhơn, Thần, Quỉ, Bàng Sanh (các động vật trâu ngựa cho đến con kiến…vv) và Địa Ngục. Trong sáu loài này sanh đến chết đi, lại chết đi sanh đến, gọi là Lục Đạo Luân Hồi. Cho nên người sau khi chết chỉ có khả năng thành Quỉ 1/6. Phật Giáo làm cho con người không những vượt qua khỏi sinh tử luân hồi mà còn được độ thoát, tức gọi là Siêu Độ.

Người Phàm Phu sau khi chết, ngoài có tội cực ác, lập tức đọa xuống Địa Ngục, người làm nhiều công đức thiện, lập tức sanh vào Cõi Trời, người bình thường vẫn còn không có thể siêu thoát liền lập tức chuyển sang kiếp khác. Vong Linh chưa chuyển sang kiếp khác, lại chưa phải là Quỉ. Những điều trên đó, Phật Giáo gọi là “Thân Trung Hữu” hoặc gọi là “Thân Trung Ấm”, tức là thân thể sau khi chết trong quá trình thời gian chuyển sang kiếp khác. Thân Trung Ấm này luôn luôn bị người bình thường hiểu lầm gọi là Hồn Ma. Kỳ thật nó là một loại tính chất tinh thần bám vào trong vài thể khí nhỏ mà tồn tại và không phải là Hồn Ma.

Thời gian Thân Trung Ấm thông thường là 49 ngày, trong giai đoạn chờ đợi cơ duyên thành thục chuyển sang kiếp khác. Vì thế sau khi chết trong 7 tuần, các thân quyến vì người chết làm Phật Sự thì công năng hiệu quả rất lớn. Nếu đem tài vật yêu thích nhất của người chết khi còn sống Bố Thí Cúng Dường, cứu tế người nghèo khổ bệnh tật, đồng thời gọi tên đây là vì siêu sinh người chết mà làm những công đức, người chết liền có thể vì những công đức này mà tái sanh chỗ tốt lành. Cho nên, Phật Giáo chủ trương Siêu Độ Vong Linh, tốt nhất là trong 7 tuần. Nếu như đã trãi qua trong 7 tuần làm Phật Sự, đương nhiên vẫn có lợi ích, nhưng đó chỉ có thể tăng thêm những phần phước đức cho người mất, lại không thể thay đổi chủng loại đã tái sanh. Giả như một người đang lúc sanh tiền làm nhiều điều ác, số mệnh đã định trước phải tái sanh làm trâu, heo... Sau 7 tuần người ấy chết, nếu có thân bằng quyến thuộc làm nhiều Phật Sự ,thì khiến cho người ấy ở trong giai đoạn Thân trung Ấm nghe được những lời Kinh của Người Xuất Gia, do vậy mà hiểu được đạo lí của Phật Pháp. Ngay lúc đó sám hối, lập chí hướng thiện, người ấy có thể tránh đi tái sanh làm trâu heo mà sanh làm người. Nếu như sau khi người ấy đã sanh vào chuồng heo, lại vì người ấy làm Phật Sự,thì chỉ có thể cải biến hoàn cảnh cuộc sống của loài trâu heo như có đầy đủ thức ăn, không có lao lực.. Thậm chí tránh các khổ đau mổ xẻ, được con người đem đi phóng sanh. Nếu như đã sanh trong cõi nhân gian thì có thể khiến cho người ấy thân thể khỏe mạnh, quyến thuộc yêu quí, sự nghiệp thuận lợi. Nếu như đã sanh đến Thế Giới Cực Lạc Tây Phương, cũng có thể khiến cho người ấy sanh lên thượng phẩm liên đài, sớm được thành Phật.

  1. 3. Ai nên làm Phật Sự?

Người Bình thường cho rằng, làm Phật Sự là sự việc của Tăng Ni Xuất Gia, kỳ thật, đây chỉ nói đúng một phần. Bởi vì người Xuất Gia cố nhiên phải làm Phật Sự. Nếu Phật Tử muốn đạt được thọ dụng của Phật Pháp cũng cần phải tự mình đi làm Phật Sự. Chớ đợi sau khi chết, người thân quyến làm Phật Sự cho. Tại sao lúc còn sống, tự mình không đi làm Phật Sự?

Đối tượng Siêu Độ Phật Pháp, chủ yếu là người sống. Nếu hàng ngày không tu hành , sắp chết ôm gót chân Phật, hiệu quả tuy cũng khả quan, nhưng không kịp có sự tin cậy thiết thực để chuẩn bị. Nếu tự mình không làm Phật Sự, sau khi chết, thân bằng quyến thuộc mời Tăng Ni đến thay mình làm Phật Sự, công năng hiệu quả tự nhiên của 2 việc khác nhau. Cho nên Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Công Đức nói, “Nếu do người sống siêu độ người chết, người chết chỉ có thể đạt được 1/7 công đức, 6 phần công đức còn lại chính là do người sống làm Phật Sự được hưởng”.

Do dó, tôi muốn khuyên Quí Phật Tử, các vị đã đến Chùa mời Người Xuất Gia làm Phật Sự, chắc chắn còn có tấm lòng tôn kính đối với Phật Giáo. Nếu chưa Qui Y Tam Bảo, hoan nghinh các vị sớm Qui Y. Sau khi Qui Y, lại dần dần hiểu được Phật Pháp, theo giáo pháp Đức Phật tu hành, há không càng tốt sao?

Phật Tử mời Tăng Ni làm Phật Sự là vì siêu độ cho thân bằng quyến thuộc, hoặc vì tấm lòng hoài niệm an ủi, các vị đã làm Phật Sự cho thân bằng quyến thuộc. Cho nên người chủ động làm Phật Sự này là chính các vị. Phật Pháp coi trọng sự thành tâmthành tâm tức có hiệu ứng. Người Xuất Gia Tụng Kinh Sám Hối, cố nhiên phải tha thiết thành tâm tụng. Phật Tử thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng Ni Tụng Kinh Sám Hối, cũng phải thật thành kính. Cần có niềm tin sâu sắc làm Phật Sự, nhất định có thể khiến cho người chết đạt được nhiều lợi ích.

Phật Pháp coi trọng cảm ứng, động lực của cảm ứng chính là sự sâu cạn của sự thành tâm, thành ý. Thành tâm có thể quyết định mức độ nhỏ lớn của cảm ứng như người đánh chuông, đánh nặng thì tiếng vang lớn, đánh nhẹ thì tiếng vang trầm nhỏ.

Do vậy, làm một loạt Phật sự như nhau nhưng đạt được hiệu quả là tùy vào sự sai biệt của lòng thành mà có nhỏ lớn khác nhau. Nguyên nhân Phật Giáo chủ trương tự mình làm Phật Sự, cũng chính là sự thành tâm, thành Ý. Cái gọi là “Mỗi người ăn cơm mỗi người biết no, mỗi người sinh tử mỗi người hiểu”. Nếu vì người khác thay mình làm Phật Sự thì thọ dụng sẽ khác biệt. Một phần chính mình chưa kịp được tin Phật học Phật thì đã qua đời. Tốt nhất là vì người thân có quan hệ huyết thống làm Phật Sự thế. Cái điều gọi là mẹ con gắng bó thương yêu, khi tái sanh dễ dàng cùng nhau cảm ứng. Sau khi chết, cách xa tình thương yêu cũng có thể phát khởi lòng tha thiết thành khẩn.Cho nên Bồ Tát Địa Tạng trong nhiều kiếp quá khứ lâu xa, có kiếp đã từng sống làm Người Hiếu Nữ. Mỗi lần đều thành tâm vì người mẹ mất mà được chỉ dẫn làm Phật Sự, Lễ Phật, Cúng Phật, Niệm Phật, Cầu Phật, cảm thấy Đức Phật hoăc A La Hán…vv mà khiến cho Vong Hồn Thân Mẫu Siêu Độ.

Nếu không có ruột thịt hoặc là không phải ruột thịt thân thiết, hay chỉ có mối quan hệ hoặc là không có mối quan hệ với người chết mà người làm càng dễ dàng phát khởi lòng thành kính thì càng dể dàng nảy sinh hiệu quả cảm ứng.

Do vậy, tôi có lời khuyên với Phật Tử, đã đến Chùa đảnh lễcầu thỉnh Tăng Ni làm Phật Sự, thì trọng tâm làm Phật Sự là bạn và thân bằng quyến thuộc chứ không phải là Tăng Ni. Tăng Ni làm Phật Sự là công việc hàng ngày của Người Xuất Gia, Phật Tử làm Phật Sự là vì Siêu Độ Vong Linh cho thân bằng quyến thuộc. Đúng ra, bạn và thân bằng quyến thuộc trong gia đình nên tham gia khóa Tụng Kinh Bái Sám. Nếu không biết, ít nhất cũng phải tắm gội sạch sẽ, Trai Giới (giữ giớiăn chay) trong ngày này, trừ bỏ dâm dụcthức ăn tanh, chuyên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.

  1. 4. Tụng kinh làm gì?

Kinh Phật là pháp môn Đức Phật đã nói bao gồm Tin Phật, Học Phật, cho đến Thành Phật. Phương pháp vô biên, cho nên Kinh Phật cũng có vô số và nhiều tên gọi. Trong số các Kinh dùng thích hợp nhất và thông dụng nhất vẫn là Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Công Đức, Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức, Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Kinh Phật Thuyết A Di Đà, Tâm Kinh…vv.

Nguồn gốc Tụng Kinh, xuất phátẤn Độ thời Đức Phật Thích Ca. Vì Kinh Phật lúc đó đã không có chữ in, cũng không phải ghi chép lại, đều dựa vào truyền thụ bằng miệng. Vì thế các Đệ Tử cần nghe lời dạy của Đức Phật nói ra mà thay Ngài thuyết pháp. Các Đệ Tử thường nghe qua nghe lại nhiều lần Kinh Phật dạy mà quen nhớ và thuộc lòng. Tự mình cần muốn thuộc nhớ một Bộ Kinh Phật, cũng cần quyết tâm, hạ công phu học thuộc lòng chúng. Sau đó, Tụng Kinh liền trở thành công việc chủ yếu để học tập Phật Pháp và tuyên truyền Phật Pháp.

Nhưng, Tín đồ Phật Giáo, vì cái gì cần phải Tụng thuộc lòng các Bộ Kinh, và phải lần lượt Tụng Kinh trước Tượng Phật, có 2 lí do:

 

(1). Kinh Phật cho rằng, đem một tấm gương soi lau chùi bằng cái tâm của chúng ta làm chuẩn mực, Người Phàm Phu không dám chắc tự mình không có phạm tội. Có lúc đã phạm tội không thể biết để sửa sai, nhưng khi đối diện Tượng Phật miệng Tụng Kinh thì giống như nghe được chính miệng Đức Phật thuyết pháp, dạy bảo và khuyên nhủ chúng ta. Khiến nhiều lần thôi thúc chúng ta tu hành, lầm lỗi đã phạm, nhanh chóng sửa đổi; lỗi lầm còn chưa phạm, quyết tâm không phạm; công đức thiện đã tu, nổ lực tăng trưởng; còn công đức thiện chưa tu, lập chí tu hành. Đây giống như một Nữ Tài Tử, trong Khuê Phòng đã có một tấm gương, khi ra khỏi nhà cũng mang tấm gương theo bên người. Buổi sáng sớm soi qua gương, ngẫu nhiên sau giờ vừa làm việc lại cũng phải soi gương. Hôm nay đã soi gương, ngày mai, ngày mốt, ngày kia cho đến năm sau cũng cần phải soi gương. Đó là vì cần giữ gìn và tăng thêm vẻ đẹp gọn gàng sạch sẽ của nét mặt cô ấy mà thôi.

(2). Tụng Kinh xem như Sứ Mệnh Thần Thánh thay thế Đức Phật thuyết pháp. Đối tượng chủ yếu của Phật Phápcon người. Ngoài con người ra, trong Lục Đạo chúng sanh còn có Trời, Thần, Quỉ, và số ít Bàng Sanh hoặc Súc Sanh cũng có thể tín thọ Phật Pháp. Cho nên tuy chỗ ở khôngcon người, hoặc chỗ ở khôngcon người nghe hiểu Ý nghĩa Tụng Kinh, chỉ cần có người Tụng Kinh thì có các loài khác giống như Trời, Thần, Quỉ, Súc Sanh đến nghe chúng ta Tụng Kinh. Chúng sanh trong 3 loài Trời, Thần, Quỉ, và bộ phận Bàng Sanh, đều có Thần Thông lớn, nhỏ. Khi chúng ta Tụng Kinh chỉ cần thành tâm, liền có thể cảm ứng các loài đến nghe Kinh. Nếu Phật Tử vì thân bằng quyến thuộc quá cố làm Phật Sự, tụng Kinh với hành động ban đầuthiện Ý, Vong Linh thân bằng quyến thuộc sẽ nhận được tin tức, nhất định sẽ đến đúng thời hạn nghe Kinh. Linh tính của Vong Linh đặc biệt rất cao, cho dù khi còn sống chưa từng nghe qua một câu Phật Pháp, sau khi chết mới nghe Kinh, cũng có thể nghe theo thiện căn thấu hiểu và tín thọ.

  1. 5. Bái Sám làm gì?

Bái Sám, lại gọi là Lễ Sám, chính là Lễ Sám Chư Phật Bồ Tát, Sám Hối tất cả nghiệp tội của chính mình.

Hành động lời nói của Phàm Phu, nếu tiến hành khảo sát tỉ mỉ sâu sắc, có thể nói thường xuyên đang tạo nghiệp ác. Sanh Tử Luân Hồi của Phàm Phu, tức là do các nghiệp lực tạo tác của mình lôi kéo. Như trong thời gian quá khứ chưa từng tạo nghiệp ác, hiện tại liền không biết lại làm phàm phu,nếu kiếp này đã đoạn trừ tất cả các nghiệp ác thì ngay lập tứccảnh giới Thánh Nhân.

Sanh Tử Luân Hồi của Phàm Phu rất khổ đau. Đối với cuộc sống quá khứ không biết làm sao mang đến nhiều nghiệp ác, đối với kiếp này cũng không biết làm sao đã tạo ra nghiệp ác, từ nay về sau còn không muốn tiếp tục tạo tội ác nữa, chính là có một chút khả năng. Do vậy, Phật Đà cao quý của chúng ta đem tâm đại từ biPhàm Phu chúng sanh đã dạy pháp môn Sám Hối nghiệp ác.

Tụng Kinh đã nói ở trên là để chúng ta theo tấm gương soi sáng của Phật Pháp. Hiện tại, nói Sám Hối là dạy chúng ta đem cái tâm chính mình, bỏ vào trong nước Phật Pháp để rửa. Công dụng Bái Sám, tức là gội rửa cáu bẩn ô nhiễm trong tâm chúng ta.

Cho nên, đối với Đức Phật Sám Hối lại không phải cầu Phật tha tội, mà là cầu Phật chứng minh, hướng đến Đức Phật thành thật nói ra những nghiệp ác mình đã làm, hạ quyết tâm lại không cố Ý làm ác. Đối với Đức Phật được gọi là Sám (sám hối), đối với chính mình nhận sai lầm gọi là Hối (hối hận, ân hận). Phật Bồ Tát là Bậc hoàn toàn thanh tịnhtừ bi vĩ đại như thế. Phật Bồ Tát hy vọng chúng ta cũng trở thành Bậc Thánh Nhân hoàn toàn thanh tịnh và có lòng từ bi vĩ đại. Chúng ta vẫn đang lăn lộn trong nghiệp ác của mình ,mình làm mình chịu, cho nên cần phải Sám Hối. Tác dụng của Lễ Sám, tức là gội rửa cái tâm ác nghiệp của chính mình. Giống như đãi cát lấy vàng. Cát đãi từ từ lấy hết thì vàng sẽ hiện ra. Chúng ta hướng đến Đức Phật Sám Hối dần dần cáu bận tội lỗi tiêu trừ thì sẽ được tâm thanh tịnh, giải thoát.

 

Trung Quốc, các nghi thức Sám Pháp là do các vị Tổ Sư theo Kinh Phật biên chép thành sách. Thịnh hành nhất là Kinh Lương Hoàng Bảo Sám, Tam Muội Thủy Sám, Đại Bi Sám, Dược Sư Sám, Tịnh Độ Sám, Địa Tạng Sám, Thiên Phật Sám…vv. Người tu các Sám Pháp này, từ xưa đến nay đều có sự truyền trao rất linh nghiệm, đó gọi là “Công Bất Đường Quyên” (Không uổn công lao).

Bái Sám, đương nhiên tốt nhất là chính tự mình làm. Nếu tự mình còn chưa học biết, hoặc còn cảm thấy chưa đủ khả năng lễ bái thì thành kính mời Tăng Ni đến làm lễ, hoặc thay thế quyến thuộc người quá cố của bạn đến làm lễ, tự nhiên cũng có công đức. Qui luật Bái Sám cũng giống như việc Tụng Kinh.

  1. 6. Thí thực chẩn tế (Phóng Diệm Khẩu) để làm gì?

Diệm Khẩu là chỉ Quỉ Đói trong Cõi Ma, chúng sanh trong Cõi Ma chia thành 3 loại:

(1). Trước khi còn sống, đã làm nhiều việc thiện, nếu đầu thai làm Ma thì trở thành con Ma phước đức giàu có. Nói chung có niềm tin như Thiên Thần Thổ ĐịaThành Hoàng(Thần chủ quản một ngôi thành), tức là thuộc về những loài Quỉ Thần này.

(2). Lúc còn sống không có làm nhiều việc thiện, nếu đầu thai làm Quỉ thì trở thành con Quỉ thiếu phước ít tiền của, con Quỉ có niềm tin như nhau, đa số chính là loài Quỉ này.

(3). Lúc còn sống tham lam keo kiệt, một cái lông cũng tiếc, chuyên chiếm đoạt cái lợi của người khác, nếu đầu thai làm Quỉ thì trở thành con Quỉ đói vô phước bất lực. Lương thực của loài quỉ này rất phong phú, cổ họng lại rất nhỏ, đã có thức ăn cũng khó mà ăn no nê. Hơn nữa lại do mối quan hệ Nghiệp Báo, các loài Quỉ khó nhìn thấy được thức ăn. Cho dù đã được thức ăn vừa khẩu vị, nhưng lúc vào trong miệng lại biến thành máu mủ, nhơ bẩn, hôi thúi.. Cho nên các loài Quỉ thường nhận sự đói khát trong lò lửa thiêu đốt, ngọn lửa hừng hực từ trong miệng xuất ra, nên gọi là Diệm Khẩu.

Đức Phậtlòng từ bi, đã nói ra rất nhiều loại Thần Chú. Ví như Tịnh Nghiệp Chướng Chơn Ngôn, Biến Thực Chơn Ngôn, Khai Nhân Hầu Chơn Ngôn…vv. Đại thể là khi dựa vào giáo pháp Tụng Trì, những Thần Chú Chơn Ngôn này được triệu tập mời các loại côn hồn về phía trước, có thể nhờ vào nguyện lực Thần Thông của Đức Phật mà ăn một bữa no nê. Sau khi ăn no xong, lại vì các loại Cô Hồn hoằng dương Phật Pháp, khiến cho chúng Qui Y Tam Bảo, vì chúng truyền thọ Tam Muội Da Mật Giới, vĩnh viễn thoát khỏi khổ não của con đường Ngạ Quỉ. Đây chính là mục đíchtác dụng của Phóng Diệm Khẩu.

Do đó, Phóng Diệm Khẩu đối với Cõi Quỉ có thể nói, chẳng khác nào là cấp phát cứu tế không giới hạn. Cho nên cũng gọi là Thí Thực. Nếu như bà con thân thuộc của Quí Phật Tử qua đời, lại chưa đọa lạc vào con đường Ngạ Quỉ, Phóng Diệm Khẩu chính là cùng nhau thay người chết làm công đức, cấp phát cứu tế cho những người nghèo khổ, nên cũng có nhiều lợi lạc

  1. 7. Phật Sự giữa Người và Quỉ?

Con người thông thường hiểu lầm làm Phật Sự chuyên vì Quỉ Chết mà thiết lập. Do vậy, tôi cần nói cho các Phật Tử nghe. Đối tượng chủ yếu của Phật Pháp là vì người sống mà không phải là người chết. Vì Vong Linh Siêu Độ là một biện pháp cứu giúp, không phải là công việc trọng tâm của Phật Giáo.

Cho nên đang lúc sanh tiền nên làm Phật Sự. Người đã chết cố nhiên cần làm Phật Sự. Kết hôn, sinh đẻ, giải trừ tai ách, chữa trị bệnh hoạn, chúc phúc, tìm việc làm, khai trương, giao dịch, xây dựng, an cư, làm kinh doanh…vv, cũng đều làm Phật Sự. Tu công tích đức, làm thiện được phước, vậy làm Phật Sự đâu phải chỉ vì Siêu Độ người chết ? Làm Phật Sự theo Phật Phápthể đạt được phước đức trong cuộc sống hiện tại cũng như đời sauđạt được phước quả trong thế gian và sự giàu có trong Trời Người. Đặc biệtthể đạt được Phật Quả cứu cánh của Trí Phước Viên Mãn.

Phong tục tập quán nhân gian cho rằng Tụng Kinh Sám Hối, có thể làm tiền dùng cho Ngạ Quỉ ở Cõi Âm, hoặc đốt giấy vàng mã và tiền giấy âm phủ làm tăng thêm sự giàu có cho Hồn Ma ở Cõi Âm. Kỳ thật, theo giáo lý của Đức Phật không có quan niệm này. Tụng Kinh, Sám Hối là vì người chết siêu độ tăng phước. Người đã chết cũng không nhất định vào Cõi Ma. Chúng sanh ở Cõi Ma cũng dùng không được tiền của nhân gian cho họ. Dùng tiền vàng mã chỉ là vật môi giới mậu dịch của nhân gian. Thiêu đốt tiền giấy, cũng chỉ là phong tục tập quán Nhân Gian Trung Quốc lưu truyền lại, rất có thể vào Thời Đại Hán Đường.

Sau khi đã chết, nếu không giải thoát sinh tử thì chỉ có khả năng 1/6 sanh ở Cõi Ma. Cho nên, Phật Tử không cần xác định thân bằng quyến thuộc của các vị, sau khi chết sẽ thành Quỉ mà có thể sanh về cõi Trời hoặc người. Do lúc sanh tiền, vong linh thường làm việc thiện và hiểu được giáo lý và thực hánh lời dạy của Đức Phật nên có thể siêu sanh Thế Giới Cực Lạc Tây Phương.

Đại Lục Trung Quốc còn có tập tục là người nam đã mất đi, cầu thỉnh Hòa Thượng đến làm Phật Sự “Cầu Quá Nại” hoặc “Phá Địa Ngục”, người nữ đã mất đi, thì cũng làm Phật Sự “Phá Huyết Hồ”. Trong giáo lí Đức Phật không hề đề cập đến, Phật Giáo không nghĩ rằng sau khi chết tất đọa Địa Ngục, làm sao nhất định cần đem Vong Linh mới mất dẫn qua “ Cầu Nại Hà” và “Hố Huyết” một lần? Cho nên, tôi có lời khuyên các Độc Giả của quyển sách này nên tự mình làm Phật Sự, và làm Phật Sự như thế nào để phù hợp với giáo lý của đức Phật.

Phật Giáo truyền vào Trung Quốc đã có lịch sử hơn 1900 năm. Do đó Phật Giáoliên quan mật thiết và chịu ảnh hưởng với nền văn hóa và tập tục Trung Quốc. Phật Giáo cũng ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, Phật Giáo đã trở thành Phật Giáo của mọi người chúng ta nhưng Phật Giáo đến từ Ân Độ. Văn hóa Ấn Độ rất đặc sắc, có nhiều người Trung Quốc không dễ dàng hiểu rõ. Phật Giáo đã nhận sự ảnh hưởng của phong tục tập quán Trung Quốc, cho nên có nhiều văn hóa Phật Giáo Trung Quốc không thích hợp với Ý nghĩa nguồn gốc của Phật Giáo. Phật GiáoTrung Quốc, người tin Phật Giáo và Người không tin Phật Giáo đều có một vài quan niệm hiểu lầm đối với Phật Giáo. Người không hiểu rõ Ý nghĩa nguồn gốc của Phật Giáo, phát sinh những kiến giải sai lầm. Do đó, người tin tưởng Phật Pháp không thể có niềm tin chính xác. Người phê bình Phật Giáo, cũng không biết phê bình bản thân của Phật Giáo. Tôi cảm thấy người tín ngưỡng Phật Giáo, hoặc là hoài nghi phê bình Phật Giáo, đối với sự hiểu sai lầm về Phật Giáo trước cần phải trừ bỏ, mới có thể nhận thức được Phật Giáo chơn chính. Hiện tại, trước đã đề cập ra mấy điểm quan trọng, hy vọng mọi người sau khi nghe xong, có thể khởi lòng kiến giải chính xác về Phật Giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12423)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 13979)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10745)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10409)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11078)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 11880)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13049)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13529)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33524)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11255)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12825)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 12959)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11528)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17773)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11323)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11752)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11408)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18875)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12465)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11218)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13062)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15630)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11733)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11613)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12636)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12550)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13865)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12892)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12837)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13203)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12656)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12618)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11667)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11654)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12237)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12256)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19692)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11879)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11909)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16738)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12576)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 14950)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 15986)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12767)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12142)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11808)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11844)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13050)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16422)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13149)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12391)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11734)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19740)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11076)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11182)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10318)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11015)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10886)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 9953)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11660)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant