Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương mười bảy

09 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 9184)
Chương mười bảy

KINH KIM CANG CHƯ GIA

KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA

CHƯƠNG MƯỜI BẢY

99.-ÂM:

Nhĩ thời, Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn: "Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn phát A nậu đa la tam miệu tam bồ đề tâm, vân hà ưng trụ? Vân hà hàng phục kỳ tâm?".

 Phật cáo Tu Bồ Đề: "Thiện nam tử, thiện nữ nhơn phát A nậu đa la tam miệu tam bồ đề tâm giả, đương sanh như thị tâm: "Ngã ưng diệt độ nhứt thiết chúng sanh, diệt độ nhứt thiết chúng sanh dĩ, nhi vô hữu nhứt chúng sanh thiệt diệt độ giả".

NGHĨA:

Khi ấy Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Như có trai lành, gái tín nào, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nên trụ thế nào? Nên hàng phục cái vọng tâm thế nào?".

 Phật bảo Tu Bồ Đề: "Như có trai lành, gái tín nào, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì phải sanh tâm như vầy: "Ta phải diệt độ cả thảy chúng sanh, nhưng đã diệt độ cả thảy chúng sanh, mà không có một chúng sanh nào thiệt diệt độ cả".

 

Giải : Sớ Sao giải: Diệt độ nhứt thế chúng sanh  là trong khi vọng tưởng chấp bỏ nhơn ngã, tham, sân, ganh ghét, và cả thảy lòng chẳng lành; ấy là cả thảy chúng sanh. Dùng cái lòng không ta, đem sự nhẫn nhục  mà hàng phục, khiến cho tà ác chẳng sanh, tức là diệt độ  cả thảy chúng sanh.

Dĩ là hết - Nhi vô hữu nhứt v.v... là phiền não vọng tưởng, chấp bỏ, tham sân, cả thảy lòng chẳng lành vốn chẳng tự có, bởi các tình tham tài, sắc, ân ái quá trọng, mới có lòng ấy. Nay đã  giác ngộ, nên dùng lấy chánh tri  mà diệt độ. Nhưng cũng không thấy có thiệt diệt độ  đặng, là vốn chẳng sanh nên cũng chẳng có diệt. Cho nên nói: "Mà không có một chúng sanh nào thiệt  diệt độ  cả".

Trần Hùng giải: Kinh  Đại Niết Bàn  có nói: "Khi mình chưa đặng độ, thì trước phải độ người".

Trong Sám Pháp có nói: "Trước độ chúng sanh, sau mới thành Phật, cho nên cái điều diệt độ  cả thảy chúng sanh đó, là phần của Phật ta phải làm, nếu chẳng vậy thì thành ra tuyệt vật ([132]) rồi, làm sao mà làm Phật?".

Phật đã tỏ ngộ cái lý không tướng của chơn không, năng sở  đều vắng lặng, nên tuy đã diệt độ cho chúng sanh, mà không khởi một niệm nào về sự đã diệt độ  đó, lại cũng chẳng thấy có chúng sanh nào mà mình đã độ. Cho nên nói: "Không có một chúng sanh nào thiệt diệt độ  cả".

Lý Văn Hội giải: Vân hà ưng trụ  v.v... đã có chú giải trong phần  Thiện Hiện khởi thỉnh, đệ thứ 2.

Đương sanh như thị tâm  là hai bực thừa còn chấp trước  các tướng, khởi các vọng niệm, nên Như Lai  chỉ dạy, khiến cho lòng thường vắng lặng, rỗng rang thanh tịnh.

Ông Mã Tổ có nói: "Thường khiến cho lòng như người mê không phân biệt phương hướng".

Ông Văn Thù Sư Lợi có nói: "Bởi lòng như hư không, không cần chi sự kỉnh lễ ".

Ông Bách Trượng Thiền Sư có nói: "Lòng tợ như hư không thì học mới thành".

Huỳnh Nghiệt Thiền sư giải: Dùng lòng mà tịnh lòng, không có pháp chi khác, ấy là Chơn Phật.

Phật với chúng sanh cũng một cái tâm, không có chi khác. Ví như cõi hư không, không xen không nhiễm, như mặt nhựt soi khắp bốn châu. Khi mọc lên sáng cả thiên hạ, mà hư không vẫn chẳng có chi là sáng, đến khi lặng khuất, tối cả thiên hạ, mà hư không vẫn chẳng có chi là tối. Ấy là tại sự sáng tối nó xâu xé lẫn lộn với nhau đó thôi.

Tánh của hư không lộng lộng chẳng biến, cái tâm của Phật với chúng sanh cũng như thế.

Ngã ưng diệt độ v.v... là Phật nói: Ta muốn khiến cả thảy chúng sanh diệt trừ vọng niệm  đặng rõ chơn tánh.

Ông Bạch Lạc Thiên có câu thơ:

 

Rỗng rang không một niệm,

Vắng lặng thiệt Thầy ta.

 

Khuê Phong Thiền sư giải: Hiểu thấu đặng các tướng không, thì lòng tự nhiên không niệm. Niệm khởi thì ngộ, ngộ rồi thì không; pháp môn đúng nhứt trong đạo tu hành, duy tại nơi ấy.

Từ Thọ Thiền sư giải: Hạng người căn tánh đĩnh đạc, một phen phát động liền Chuyển pháp luân, còn kẻ căn tánh ngu độn chỉ cứ ngẩn ngơ trong giấc mộng hồn.

Sơn Tăng này có cái đạo lý để thức tỉnh sự chiêm bao ngủ gục ấy - Không có thế nào mà chẳng khuynh tâm thổ đởm (dĩ hơi) cho đặng, đặng mà thuyết phá cho các ngươi.

Giây lâu lại nói: Hãy cần chiếu cố lấy cái lỗ mũi (sự suy nghĩ).

 

Kẻ ngu nghe lý ấy,

Như gặp khách qua đàng.

Người trí bấy giờ hội,

Cũng bằng đói đặng ăn.

 

Diệt độ nhứt thiết v.v... là chẳng thấy có chúng sanh nào mà mình độ cả. Nếu chẳng như thế, thì bị trước bốn tướng ngã, nhơn, sanh, thọ, tức là chẳng phải lòng thanh tịnh của  Bồ Tát.

Xuyên Thiền sư giải: Nhân khi mê thưởng nguyện, bất ý đến Thương Châu (Cảnh tiên)

Tụng:

Nếu hỏi làm sao trụ, Chớ thiên trung hữu, vô;

Thân không nương vũ trụ, Chơn chẳng đạp Diêm phù,

Nhỏ tợ hình lân tích ([133]), Nhẹ như cánh điệp thu ([134]).

Chúng sanh độ hết, nhưng không độ,

Mới gọi tùy cơ đại trượng phu.

100.ÂM:

Hà dĩ cố? - Tu Bồ Đề! Nhược Bồ Tát hữu ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức phi Bồ Tát.

 Sở dĩ giả hà? - Tu Bồ Đề! Thiệt vô hữu pháp, phát A nậu đa la tam muội tam bồ đề tâm giả.

NGHĨA:

Bởi cớ sao? - Này Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát mà có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, thì chẳng phải là Bồ TátSở dĩ sao? - Này Tu Bồ Đề! Thiệt không có pháp chi mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cả".

 

Giải : Lục Tổ giải: Tu Bồ Đề hỏi Phật: "Như Lai tịch diệt sau năm trăm sau, như có người phát tâm Vô thượng  nên trụ thế nào, nên hàng phục cái vọng tâm thế nào?".

Đáp : "Phải phát tâm độ thoát cho cả thảy chúng sanh đặng thành Phật, nhưng chẳng nên thấy có một chúng sanh nào là độ thoát  cả".

Bởi sao vậy? Là bởi trừ cái lòng năng sở, trừ cái lòng có chúng sanh, cũng trừ cái lòng  ngã kiến nữa.

Vương Nhựt Hưu giải: Phần này đại khái cũng như trong phần thứ 3 đã nói. Đến đây Tu Bồ Đề lại hỏi nữa, là vì những thính giả mới đến sau, rồi Phật lại nói thêm một câu: "Thiệt không có pháp chi mà phát tâm Vô thượng cả nữa".

Vả lại, trước đã nói phát tâm Vô thượng  nên sanh tâm như vầy, sanh tâm như vầy thì tức là có pháp, nếu không pháp thì làm sao cho rõ chơn tánh thành Phật đặng!

Vậy mà đây lại nói thiệt không có pháp chi mà phát tâm Vô thượng, là sao vậy? Là trước đã nói: "Nên sanh tâm như vầy", tâm ấy cũng chẳng phải ở trong chơn tánh  mà có, cũng là cái tâm vọng vậy thôi. Nên nói "Thiệt không có pháp chi", là cốt ở tại chữ "thiệt". Xét cho kỹ thì trong chơn tánh  không có pháp ấy, bởi Phật e cho đệ tử nhận lầm câu "nên sanh tâm vầy" đó là chơn thiệt, nên đến đây lại thuyết phá là chẳng phải thiệt.

Vậy thì, chẳng phải luống có một việc "vốn không có". Cả thảy chúng sanh nào mà phát cái tâm cầu chơn tánh, mà cái pháp ấy, lại cũng "Vốn không có nữa".

Bởi trong chơn tánh  bổn lai rỗng rang không không. Nên nói một pháp chẳng lập, một bụi trần chẳng nhiễm là vậy.

Nhan Bính giải: Đương sanh như thị tâm là nên phát cái tâm ấy.

Phật độ chúng sanh đã hết, nhưng bởi tánh vốn không nên thiệt không có một chúng sanh nào mà đặng  diệt độ  cả. Nếu có sanh tâm chấp tướng mà cầu phước báu tức chẳng phải là Bồ Tát.

Thiệt vô hữu pháp v.v... là sự thiệt thì không có nhiễm lấy một chút trần ô, mà làm sao lại có pháp!

Lý Văn Hội giải: Tức phi Bồ Tát là hai bực thừa  chấp trước  bốn tướng  ngã, nhơn, sanh, thọ  đã có chú giải nơi trước rồi.

Thiệt vô hữu pháp là người mới ngộ đạo thì hãy còn có bốn tướng  vi tế.

Còn có mảy may chấp lòng ngộ đạoNgã tướng; thấy có trí huệhàng phục phiền não đặng là  Nhơn tướng; thấy có cái ý hàng phục phiền não  là  Chúng sanh tướng; thấy có cái lòng thanh tịnh Thọ giả tướng  - Nếu không trừ bốn thứ vọng niệm ấy, thì đều là chấp pháp. Cho nên nói: "Thiệt không có pháp chi phát tâm  Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cả ".

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Không sanh xin hỏi lại, Chẳng phải vị cho thân.

Muốn phát tâm A nậu, Nên tường nghiệp quả nhân.

Chấp từ bi cũng vọng, Dùng tự tánh mới chân.

Pháp lập quyền mà độ, Xưa nay ít kẻ phân.

Xuyên Thiền sư giải: Thiếu hết một phần, đâu có đặng.

Tụng: 

Ngồi tại giữa nhà trống lỗng lông,

Chẳng Nam chẳng Bắc chẳng Tây Đông.

Bằng không ôn độ của dương khí,

Đâu đặng đào hoa chói sắc hồng.

101.ÂM:

Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? - Như Lai ư Nhiên Đăng Phật sở, hữu pháp đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề phủ?

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? - Khi Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng, có pháp chi mà đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng?

Giải : Vương Nhựt Hưu giải: Như Lai  là Phật tự xưng. Nhiên Đăng Phật  là Bổn sư của Phật  Thích Ca Mâu Ni.

Phật kêu ông Tu Bồ Đề  mà hỏi: "Khi trước ta ở chỗ Phật  Nhiên Đăng Bổn sư, có pháp chi mà đặng cái chơn tánh Vô thượng Chánh giác  chăng?".

102.ÂM:

"Phất dã, Thế Tôn! Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, Phật ư Nhiên Đăng Phật sở, vô hữu pháp đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề".

NGHĨA:

"Bạch đức Thế Tôn ! Không - Như con mà tỏ đặng nghĩa của Phật nói thì, thuở Phật ở chỗ Phật Nhiên Đăng, không có pháp chi mà đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cả".

 

Giải : Lục Tổ giải: Phật bảo ông  Tu Bồ Đề: "Ta ở chỗ Sư ta, nếu không diệt trừ bốn tướng thì có đặng  thọ ký chăng?". - Ông  Tu Bồ Đề  rất rõ cái lý không tướng cho nên nói: "Không".

Lý Văn Hội giải: Phật hỏi: "Ta ở chỗ Phật Nhiên Đăng  có pháp chi đặng đạo Vô thượng chăng?". - Ông Tu Bồ Đề đáp: "Nếu còn chấp cái lòng tỏ ngộ tánh Bát Nhã, tức là có pháp thì còn có lòng sở đắc ". Cho nên nói: Không có pháp chi đặng đạo Vô thượng cả.

 

103.ÂM:

Phật ngôn: "Như thị! Như thị !".

NGHĨA:

Phật nói: "Như vậy ! như vậy !".

 

Giải : Lý Văn Hội giải: Phật ngôn: Như thị! như thị ! là rất hiệp với các pháp ý của Như Lai.

Xuyên Thiền sư giải: Nếu chẳng nằm chung một chõng giường, đâu tường chút ít đồ ăn mặc.

Tụng: 

Đánh trống khảy tỳ bà, Hai đàng hội một nhà.

Chàng nương bờ lục liễu, Ta ngụ bãi phù sa.

Cảnh chiều lãi rải luồng mưa rưới,

Ngút núi xanh xanh, ráng chói lòa.

104.ÂM:

Tu Bồ Đề! Thiệt vô hữu pháp, Như Lai đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Thiệt không có pháp chi mà Như Lai đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cả.

 

Giải : Vương Nhựt Hưu giải: Phật nhận lời của ông  Tu Bồ Đề  là rất phải, nên mới nói hai lần "như vậy"; rồi lại kêu ông Tu Bồ Đề mà nói theo lời ấy: "Thiệt không có pháp chi mà ta đặng chơn tánh Vô thượng cả", là cái ý rất nhận lời ấy vậy.

105.ÂM:

Tu Bồ Đề! Nhược hữu pháp, Như Lai đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề giả, Nhiên Đăng Phật tức bất dữ ngã thọ ký: "Nhữ ư lai thế đương đắc tác Phật, hiệu: Thích Ca Mâu Ni".

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Bằng có pháp chi mà Như Lai đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì Phật Nhiên Đăng, chẳng thọ ký cho ta: "Ngươi qua đời sau, sẽ đặng làm Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni".

 

Giải : Vương Nhựt Hưu giải: Nếu có pháp chi mà đặng, thì Phật  Nhiên Đăng  đã truyền rồi sao còn  thọ ký  rằng: Đời sau sẽ đặng làm Phật.

Thích Ca: Năng Nhơn ; Mâu Ni: Tịch Mặc. Năng Nhơn  là tâm tánh bao la, hàm dung cả thảy. Tịch Mặc  là tâm thể vắng lặng, động tịnh không can.

Hồi đời  Châu  vua Chiêu Vương năm thứ 26 nhằm ngày mồng 8, tháng 4, năm Giáp Dần (trước Chúa giáng sanh 624 năm) là ngày Thích Ca  giáng sanh. Ngài sanh ra tại nách phía hữu của bà mẹ, liền đi bảy bước, chỉ tay mặt, hét giọng Sư tử hẩu mà nói: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn (Trên trời dưới trời duy có Chơn lý  là tôn trọng hơn hết). Chín vị Long thần ở trên không trung, phun ra thứ nước trong sạch đặng tắm cho Ngài.

Ngài tên tộc là Tất Đạt Đa  dịch là Đốn Kiết, kêu là Thái tử Tất Đạt Đa.

Đến đời vua Mục Vương  thứ 53 nhằm ngày 15, tháng 2, năm Nhâm Thân (trước Chúa giáng sanh 544 năm), Ngài nhập Niết bàn ở tại giữa cụm cây Ta La; nơi đại thành nước Cu Thi La hưởng thọ đặng 80 tuổi.

Có một bộ giải nghĩa, không đề tên tác giả (Vô Danh thị) có nói: "Muôn pháp vốn không, nếu cho rằng pháp mà có chỗ đặng, ấy là chấp tướng, thì lòng còn ngăn ngại; nếu cho rằng giác tánh  mà có chỗ chứng, ấy là lòng chấp có Ta, và  năng sở  cũng chưa trừ. Phật há có ấn chứng  chi đâu?".

Thọ ký: là tỏ ngộ chơn tánh  thì hẳn đặng thành Phật.

Lý Văn Hội  giải: Bằng có cả thảy pháp  là có cả thảy lòng, nên nói: chẳng phải Phật pháp. Bằng không cả thảy pháp là không cả thảy lòng, làm sao mà không phải Phật.

Nên ông Long Nha Hòa Thượng có nói:

 

Sum suê cụm đại thụ, Chiu chít chim về đổ.

Đi, tự ý không cần, Tới, vô tâm chẳng rủ.

Nếu lòng đặng thế này, Lý đạo nơi trong đủ!

 

Dữ ngã thọ ký v.v... là trước nhớ trí huệ mà đặng kiến tánh. Bằng có lòng  năng sở, tức là cái pháp mới chứng đắc, thì tánh đồng với kẻ phàm phu, đâu có  thọ ký  đặng. Vậy thì, không có chi  thọ ký  mới là  thọ ký. Nếu lòng còn mảy mún đình lưu, hẳn không pháp chi mà đặng cả. Tự tánh  vốn thanh tịnh, cho nên nói: "Đời sau sẽ đặng làm Phật".

Từ Thọ Thiền sư  giải:

Tụng: 

Linh dược nhà tiên một ít hoàn,

Uống vào thân thể đặng khinh thăng.

Trần duyên ví bằng còn may mảy,

Cách nẻo Bồng lai dặm tám ngàn,

Phó Đại sĩ  giải:

Tụng:

Cả hai nhơn với pháp, Nguyên thể cũng đồng như.

Pháp diệt nhơn liền dứt. Nhân không pháp hẳn trừ.

Pháp, nhân bằng có thiệt, Thọ ký chẳng là hư?

Nhứt thiết danh đều vọng. Lấy chi gọi hữu, vô.

Xuyên Thiền sư giải: Nghèo tợ Phạm Đan, gan như Hạng Võ.

Tụng:

Chẳng còn miếng ngói, Không chỗ cầm chùy (dùi).

Ngày qua tháng lại. Ai biết là gì!

Ỳ! Y!

106.ÂM:

Dĩ thiệt vô hữu pháp đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, thị cố, Nhiên Đăng Phật dữ ngã thọ ký, tác thị ngôn: "Nhữ ư lai thế đương đắc tác Phật, hiệu: Thích Ca Mâu Ni". Hà dĩ cố ? Như Lai giả, Đức chư pháp như nghĩa .

NGHĨA:

Bởi thiệt chẳng có pháp chi mà đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cho nên Phật Nhiên Đăng thọ ký cho Ta, mà nói như vầy: "Ngươi qua đời sau, sẽ đặng làm Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni". Bởi cớ sao? - Như Lai ấy là, các pháp đều như như.

 

Giải : Vương Nhựt Hưu  giải: Bài này nói Như Lai chơn tánh Phật. Bởi như là chơn tánh, khắp cả hư không thế giới mà thường tự như; nếu muốn hiện ra làm cả thảy đều chi, thì không chi là chẳng đặng nên nói Như; lại tùy sự cảm cách mà hiện ra nên nói: Như Lai, Như Lai: là chơn tánh. Nếu nói rõ là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nói đại lượcNhư, đại lược nữa là: Phật.

Vậy thì, Phật  và  Như Lai  cũng có khi chỉ sắc thân  mà nói. Như nói: "Như Lai  có  nhục nhãn  chăng". Như Lai  dùng trí huệ của  Phật biết tất cả người ấy v.v... Còn đây là nói chơn tánh. Chơn tánh  cũng kêu là  chơn như. Là ngoại vật thảy đều giả vọng, duy có cái tánh mới chơn; còn nói là Như  thì đoạn chú giải trước đây nói: chơn tánh tự như, mà không có chi chẳng hiện ra đặng đó! Cho nên gọi tánh chơn thiệt là chơn như, mà cũng gọi là Như Lai  nữa.

Tăng Nhược Nột  giải: Như Lai  tức chơn như; chơn như  chẳng lìa các pháp cho nên nói: "Các pháp đều  như như ".

Trần Hùng giải: Phật thường biện luận về Ngài đặng cái tôn hiệu Thích Ca  đó, là cớ sao? Bởi Ngài tỏ thấu các pháp không, nên mới đặng cái nghĩa như như. Như tức là chơn như.

Kinh Lăng Già có nói: "Lìa sự vọng tưởng chẳng thiệt ấy là trụ vào chỗ như như, như như ấy là đặng cái cảnh giới không có chỗ có".

Cho nên kinh Duy Ma  có nói: "Như  là chẳng hai, chẳng lạ; cả thảy pháp cũng đều  như, các Thánh Hiền cũng là như, cho đến Phật  Di Lặc cũng là như  nữa".

Lý Văn Hội giải: Cả thảy các pháp bổn lai thanh tịnh, bởi tại chấp bỏ phân biệt các pháp, cho nên trược loạn chẳng đặng  tự như. Nếu lòng thanh tịnh thì tự nhiên như mặt nhựt chói. Giữa trời tỏ rõ rạch ròi, đối với các pháp đều không chấp bỏ phân biệt, tức là "Các pháp đều như như ".

Lại nói: Nếu chẳng tu nhân, hẳn không chứng quả. Nhưng phải biết chẳng có cái pháp  nhân quả chi mà đặng. Các pháp đều  như như, mà lý  như tức là Phật.

Xuyên Thiền sư giải: Trụ đi, trụ đi!

Phật  Văn Thù  với  Tịnh Danh  cùng nhau luận về lý Bất nhị.

- Thế nào là  Bất nhị?

- Chẳng đặng động chấp; động chấp thì phạt ba mươi roi.

Tụng: 

Trên là trời, dưới là đất,

Trai thật trai, mà gái gái thật,

Thằng mục đồng cùng đứa giữ trâu,

Hát (la la lý) cười ngân ngất.

Ấy, là khúc điệu gì mà vui khoái cả muôn năm?

107.ÂM:

Nhược hữu nhơn ngôn: Như Lai đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. - Tu Bồ Đề! -Thiệt vô hữu pháp, Phật đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

NGHĨA:

Nếu có người nói : Như Lai đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác...

 Này Tu Bồ Đề! Thiệt không có pháp chi Phật đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cả.

 

Giải : Vương Nhựt Hưu  giải: Phật nói: Hằng có người nói Phật đặng cái  chơn tánh Vô thượng Chánh giác, ấy là vọng ngữ, sao vậy? - Là  chơn tánh Ngài vốn đã tự có, chỉ có diệt hết ngoại vọng thì rõ  chơn tánh.

Phàm nói đặng, là đặng ở ngoài; còn  chơn tánh có đâu ở ngoài mà đặng! Cho nên, hỏi nói đặng tức là không thiệt.

Phật lại kêu ông  Tu Bồ Đề  mà tự đáp: "Như Lai  đặng cái không có pháp chi đó, pháp đó mới là pháp chơn tánh Vô thượng Chánh giác. Bởi tánh thì vốn tự có, còn pháp thì cầu ở ngoài, chỉ mượn pháp mà diệt trừ ngoại vọng đặng minh  chơn tánh đó thôi".

Há có cái pháp chi lại đặng, mà kêu là chơn tánh hay sao?

Trần Hùng giải: Như Lai  đã đặng cái lý tâm truyền về đạo  Vô thượng Bồ đề, mà cái pháp vốn không chi là đặng.

Kẻ chưa hiểu lý của Như Lai  nói: "Như Lai là có chỗ đặng", ấy là chẳng rõ cái lời tâm truyền của Như Lai; nên Phật bảo ông  Tu Bồ Đề: "Thiệt không có chi mà đặng cả". Ấy là ngăn ngừa những lời lầm lạc của người đời vậy.

108.ÂM:

Tu Bồ Đề! Như Lai sở đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, ư thị trung vô thiệt vô hư.

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Như Lai đặng cái đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nơi trong đấy không thiệt không hư.

 

Giải : Vương Nhựt Hưu  giải: Như Lai  đặng cái pháp  chánh giác  đó, là chỉ cái chỗ đặng của Phật, cho rõ cái pháp của chơn tánh. Ấy là chẳng phải chỗ có trong  chơn tánh, cho nên nói: "Chẳng phải thiệt". Vậy mà cũng phải nhờ đó mà tỏ  chơn tánh, cho nên nói : "Chẳng phải hư".

Trần Hùng  giải: Như Lai  tỏ ngộ cái lý không có chi mà đặng; mà chỗ đặng ấy tức đạo  Vô thượng Bồ Đề; bởi đạo Vô thượng Bồ Đề có cái lý mầu diệu của  chơn không; thiệt mà không thiệt; hư mà không hư; đồng nghĩa với bài Như Lai  đặng pháp, trong phần thứ mười bốn.

Tăng Vi Sư giải : Vô thiệt  là pháp Bồ Đề  không có sắc tướng - Vô hư : là chỗ không của sắc tướng tức là  Bồ Đề. Nên biết cái pháp của  Như Lai  chứng quả  Bồ Đề, chẳng không chẳng có, cho nên nói: "Không thiệt không hư".

Lý Văn Hội giải: Ư thị trung :đồng thanh tịnh -  Vô thiệt : là chơn không, không có chi phân biệt. Kinh  Cảnh Giới có nói: "Các thứ vọng dục chẳng nhiễm, nên sự kính lễ không lấy làm đều" - Vô hư  là diệu dụng: là đủ cả hà sa đức dụng.

Xuyên Thiền sư  giải: Giàu hiềm ngàn miệng ít, nghèo hận một mình nhiều.

Tụng: 

Người đời kiếp sống tợ phù vân.

Họa thế đều không, tuyệt lục thân.

Để mắt coi đời cho sáng suốt,

Đắm chìm đàng bỉ kẻ thời nhơn.

109.ÂM:

Thị cố, Như Lai thuyết: Nhứt thiết pháp giai thị Phật Pháp.

NGĨA:

Bởi vậy Như Lai nói : Cả thảy pháp, đều là Phật Pháp.

Giải : Vương Nhựt Hưu  giải: Bởi cớ ấy nên Phật nói các pháp đều là pháp dùng để tu hànhthành Phật. Vậy thì, cho là không có pháp đặng sao?

Nay nhà thiền đoạn tuyệt không dùng pháp, thì trái hẳn với lý trong kinh.

Phật sở dĩ nói rồi liền bỏ, là bởi chẳng nên câu nệ theo pháp, chớ phải là đoạn tuyệt đâu?

Ông  Phó Đại Sĩ  có tụng: "Nên mượn bè qua biển, đến bờ khỏi dùng thuyền". Nay nhà thiền không dùng pháp là như chưa đến bờ mà chẳng dùng thuyền. Vậy thì mình đã không khỏi đắm chìm trong biển khổ, mà lại làm cho người cũng bắt chước theo mà đắm chìm trong biển khổ nữa.

Trần Hùng giải: Phật tức tâm, tâm tức pháp. Có tâm Phật thì hẳn có pháp Phật.

Như Lai nói cả thảy pháp không có cả thảy ngoại đạo, tà thuyết xen lẫn ở trong, cho nên đoán ngay rằng: đều là Phật Pháp.

Lý Văn Hội giải: Cả thảy thế pháp đều là  Phật Pháp.

Kinh Niết Bàn có nói: "Phật tức là Pháp, Pháp tức là Phật".

Mã Tổ giải: Cả thảy chúng sanh, từ vô lượng kiếp đến nay, chẳng khỏi đặng cái  pháp tánh tam muội, ăn mặc nói năng, cũng ở trong cái  pháp tánh; sáu căn  vận dụng cả thảy sự thi vi cũng đều ở trong cái  pháp tánh. Chẳng biết  phản bổn huờn nguyên, cứ bay nhảy theo dòng danh tướng, vọng khởi mê tình là tạo ra cả thảy. Nếu biết nhứt niệm  hồi quang phản chiếu, toàn thể thành tâm, thì chỗ nào chẳng phải là Phật Pháp?

Xuyên Thiền sư  giải: Rõ ràng trăm thứ cỏ, rõ ràng ý  Tổ sư.

Tụng:

Biết trồng hoa khoảnh khắc, Hay đặt rượu tu du.

Đờn khảy xanh bích ngọc, Lò cao thuốc bạch châu.

Thường những hạng hiền tài trí xảo.

Tự nhiên xuất sân cửa phong lưu.

110.ÂM:

Tu Bồ Đề! Sở ngôn nhứt thiết pháp giả, tức phi nhứt thiết pháp, thị cố, danh nhứt thiết pháp.

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Gọi là cả thảy pháp ấy, nhưng chẳng phải cả thảy pháp, chỉ cưỡng danh là cả thảy pháp.

 

Giải : Vương Nhựt Hưu giải: Phật  lại e cho người nê cố theo pháp, nên lại bảo ông  Tu Bồ Đề: " Nói cả thảy pháp đó là chẳng phải cả thảy pháp chơn thiệt, chỉ mượn đặng mà tu hành chớ chẳng phải sự có trong  chơn tánh, cho nên cưỡng danh là cả thảy pháp vậy thôi".

Nhan Bính  giải: Như Lai là cái pháp đều  Như như, cũng cái ý nghĩa như như chẳng động.

Ư thị trung vô thiệt vô hư: vô thiệt  là có chỗ nào mà rờ kiếm đặng. Vô hư là chỗ nào mà chẳng phân minh, hư thiệt  là  đoạn thường, nên ông  Phó Đại Sĩ  có tụng: "Đoạn thường  đều chẳng nhiễm", cho nên nói: "Chẳng phải cả thảy pháp".

Lý Văn Hội giải: Đối với các pháp, lòng không có sở đắc. Tỏ đặng các pháp là không, vốn không cả thảy pháp.

Kinh Pháp Hoa có nói:

Các pháp tự xưa nay,

Tướng thường thường vắng lặng.

 

Cổ Đức  có nói: "Dùng thì tự biết mà thường vắng lặng, chẳng dùng thì vắng lặng mà thường tự biết", vậy mới hiệp với cái tánh  diệu giác. Cho nên nói: "Cả thảy pháp".

Xuyên Thiền sư  giải: Bực thượng đại nhơn chỉ có một ông Khưu  (Đức Khổng Tử).

 

Tụng: 

Pháp với không pháp, chẳng phải pháp,

Rồng ẩn trong ao đương ngút ngoắc,

Tâm với không tâm, chẳng phải tâm,

Ngăn lấp hư không tự cổ câm (kim).

Ấy là tuyệt nẻo truy tầm.

Tứ hướng mây giăng luồng gió vẹt,

Khắp trời tỏ rạng bóng trăng trong.

 

111.ÂM:

Tu Bồ Đề! Thí như nhơn thân trường đại...".

 Tu Bồ Đề ngôn: "Thế Tôn! Như Lai thuyết: Nhơn thân trường đại, tức vi phi đại thân, thị danh đại thân".

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Ví như thân người to lớn...".

 Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Như Lai có nói thân người to lớn nhưng chẳng phải thân lớn mới là thân lớn".

 

Giải : Vương Nhựt Hưu  giải: Ông  Tu Bồ Đề, bởi thường nghe Phật nói lời ấy, nên hiểu đặng, bèn thưa đức Thế Tôn  mà đáp: "Như Lai  nói thân người to lớn là chẳng phải thiệt thân lớn chỉ cưỡng danh vậy thôi", cũng như nói trong phần thứ mười đó vậy.

Lý Văn Hội giải: Sắc thân  có tướng là chẳng phải thân lớn. Pháp thân  không tướng, to lớn không ngằn, cho nên nói "Thân lớn".

Huỳnh Nghiệt Thiền sư giải: Hư không tức Pháp thân, Pháp thân  tức hư không. Cho nên nói: "Thân lớn".

Xuyên Thiền sư giải: Kêu là một vật thì chẳng trúng.

Tụng: 

Trời sanh hình tướng sắc thân này.

Văn võ gồm tài học cho hay.

Bổn địa bấy giờ tìm đặng gặp,

Mới tường danh hiệu khắp Đông Tây.

112.ÂM:

Tu Bồ Đề! Bồ Tát diệc như thị. Nhược tác thị ngôn: "Ngã đương diệt độ vô lượng chúng sanh, tức bất danh Bồ Tát".

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Bồ Tát cũng như thế (thân lớn). Nếu có lời này: "Ta phải diệt độ vô lượng chúng sanh thì chẳng gọi là Bồ Tát".

 

Giải : Vương Nhựt Hưu giải: Bồ Tát giác chúng sanh.

Phật lại bảo ông Tu Bồ Đề: Bồ Tát diệc như thị: như thị  là chỉ bài trên, là nói giác ngộ cho chúng sanh, chẳng phải là chơn thiệt, cũng như thân lớn không chơn thiệt vậy, chỉ cưỡng danh mà thôi. Sao vậy? Là không  chơn tánh  đâu có chi là giác ngộ chúng sanh, duy có Phật mới là giác, mà giác tức là chơn tánh.

Nhược tức thị ngôn: thị ngôn là chỉ bài dưới, là nói Ta phải diệt độ  vô lượng chúng sanh, thì chẳng phải là giác ngộ chúng sanh, vì cho chúng sanh là có, mà ta  diệt độ  cho đặng thành Phật. Kiến thức như thế thì chẳng đặng gọi là giác ngộ chúng sanh, bởi cả thảy chúng sanh, chơn tánh  vốn không, tùy  nghiệp duyên  mà hiện ra. Cho nên chẳng cho là "có".

Lý Văn Hội  giải: Tức bất danh Bồ Tát là hai bực thừa mà chưa trừ bỏ sự phiền não vọng tưởng  thì đồng với phàm phu; bỏ sắc chấp không, chẳng tỏ sắc tánh, tức là chẳng phải Bồ Tát.

Kinh Tịnh Danh có nói: "Sắc tánh  vẫn không; chẳng chấp sắc, đoạn diệt không, ví người đau con mắt thấy hoa trên không, hẳn không phải lẽ".

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Tùy nghiệp hiện ra hình,

Đều là vật ký sanh.

Chơn không  như tỏ ngộ,

Bực tự tại anh danh.

113.ÂM:

Hà dĩ cố? - Tu Bồ Đề! Thiệt vô hữu pháp, danh vi Bồ Tát.

NGHĨA:

Bởi cớ sao? - Này Tu Bồ Đề Thiệt chẳng có nghĩa pháp chi gọi là Bồ Tát cả.

 

Giải : Vương Nhựt Hưu  giải: Phật lại tự hỏi: "Cớ sao bài trước nói cả thảy chúng sanh cho là có diệt độ, thì chẳng phải là giác ngộ chúng sanh", rồi tự đáp: "Thiệt không có pháp chi, mà gọi là giác ngộ chúng sanh, là bởi trong  chơn tánh  thiệt không có pháp chi gọi là giác ngộ chúng sanh cả".

Vả lại tu hành đến bực  Bồ Tát, là nhờ cái pháp của Phật thuyết, mới biết đặng  mà làm theo, mà lại nói thiệt không có pháp chi, là nói riêng cái pháp ở trong  chơn tánh  thiệt là không có đó thôi.

Lý văn Hội  giải: Thiệt vô hữu pháp v.v... là cả thảy tánh vắng lặng xưa nay chẳng sanh, chẳng thấy có sanh tử, chẳng thấy có Niết Bàn, chẳng thấy có lành dữ, chẳng thấy có phàm Thánh, chẳng thấy có cả thảy pháp, mới gọi là thấy pháp. Chính trong lúc thấy đó cũng không có chi mà thấy, thì tức là Bồ Tát. Cho nên nói: "Thiệt không có pháp chi gọi là Bồ Tát ".

114.ÂM:

Thị cố, Phật thuyết nhứt thiết pháp: Vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ giả.

NGHĨA:

Bởi vậy, Phật nói cả thảy pháp không có tướng: Ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả.

 

Giải : Vương Nhựt Hưu  giải: Thị cố là những lời của bài trên nói, là nói thiệt không có pháp chi gọi là giác ngộ cho chúng sanh cả.

Phật thuyết nhứt thiết v.v... là Phật nói các pháp, đều gọi ngã, nhơn, sanh, thọ  ấy vốn là không có; bốn tướng ấy nói chung lại, đều gọi là chúng sanh; mà chúng sanh vốn không có, thì đâu có cái pháp giác ngộ chúng sanh!

Trần Hùng  giải: Bài trước đã nói :"Thiệt không có pháp" thì đâu có pháp chi mà thuyết?

Phật vốn không ngôn thuyết, mà có thuyết, bất quá là cái không tướng của  chơn không  vậy thôi.

Kinh  Duy Ma có nói: "Pháp không có chúng sanh, nên bỏ chúng sanh cấu, pháp không có Ta, nên bỏ  ngã cấu, pháp khôngthọ mạng, nên bỏ cái lý sanh tử, pháp không có người nên bỏ những cái đời trước và sau". Ấy là cái pháp không tướng của chơn không  - Phật nói :"Cả thảy pháp" là vậy đó, ngoài ấy thì Phật ta không có chỗ chi thuyết cả.

Nhan Bính giải: Sắc thân  tuy lớn mà đâu khỏi cái nẻo sanh diệt! Có hạn lượng là chẳng phải thân lớn. Nếu tạo ra lời này: "Ta phải  diệt độ vô lượng chúng sanh" thì chẳng phải  Bồ Tát. Mê thì Phật là chúng sanh, ngộ thì chúng sanh là Phật. Thiệt không có pháp chi gọi là  Bồ Tát. Cho nên Phật nói: "Cả thảy pháp có bốn tướng đâu mà đặng".

Xuyên Thiền sư  giải: Kêu trâu thì trâu, gọi ngựa thì ngựa.

Tụng: 

Mượn đồ làm lễ dạ ân cần,

Pháp tắc trang nghiêm đúng thập phần.

Bóng trúc quét sân trần chẳng động,

Vừng trăng vượt biển nước không quầng.

115.ÂM:

Tu Bồ Đề! Nhược Bồ Tát tác thị ngôn: "Ngã đương trang nghiêm Phật độ, thị bất danh Bồ Tát".

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát có nói lời này: "Ta phải có trang nghiêm Phật độ", thì chẳng phải là Bồ Tát.

 

Giải : Sớ Sao  giải: Phật độ là tâm độ. Phật độ  không có tướng, sao rằng trang nghiêm? Bằng có trang nghiêm thì tức là có thêm cái pháp!?

Trần Hùng  giải: Dùng báu của định huệtrang nghiêm Phật độ của cái tâm, ấy là  Bồ Tát; chẳng kể là có công mà người cũng không thấy đặng tông tích. Còn dùng báu của kim châu mà trang nghiêm Phật độ  của thế gian, ấy là phàm phu; hay khoe công mà cần muốn cho người biết.

Kinh Văn Thù Bát Nhã có nói: "Vì cả thảy chúng sanh khai mở sự trang nghiêm lớn, mà lòng không thấy có tướng trang nghiêm";  Bồ Tát  cũng như thế, nào có chịu khoe công mình. Nếu nói như thế là chưa trừ bốn tướng, tức kiến thức của phàm phu, đâu phải là  Bồ Tát!

Lý Văn Hội giải : Ngã đương trang nghiêm v.v... trong kinh  Diệu Định  có nói: "Bằng có người làm nhà tịnh xá, bằng vàng bạc đầy cả tam thiên thế giới, tuy đặng phước đức bố thí vô lượng, mà lòng còn năng sở, tức chẳng phải  Bồ Tát, không bằng nhứt niệm không lòng  năng sở, thì đặng công đức hơn công đức trước kia cả trăm ngàn muôn bội".

116.ÂM:

Hà dĩ cố? - Như Lai thuyết trang nghiêm Phật độ giả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm.

 

NGHĨA:

Bởi cớ sao? - Như Lai nói trang nghiêm Phật độ, nhưng chẳng phải trang nghiêm, chỉ cưỡng danh là trang nghiêm.

 

Giải : Triệu Pháp sư  giải: Đó là nói rõ về chẳng thông cái lý Pháp không, chấp có  Tịnh độ  trang nghiêm, thì chẳng phải  Bồ Tát. Lại nói rõ cái lý  Vô vi  lìa tướng  Phật độ  trang nghiêm.

Vương Nhựt Hưu giải: Bài này đồng một ý với bài trong phẩm thứ 10, đến đây còn nói lại nữa là vì những thính giả mới đến sau, rồi lại nói tiếp luôn bài sau này nữa.

Trần Hùng giải: Như Lai sở thuyết  là trang nghiêm Phật độ của cái tâm. Phật độ của cái tâm vốn thanh tịnh không có tướng, nào có cần chi sự trang sức, nên nói: "Là chẳng phải trang nghiêm".

Thường nhơn dùng trang nghiêm làm trang nghiêm, còn Như Lai lại dùng chẳng phải trang nghiêm làm trang ngiêm, thì trong ấy có sự trang nghiêm mầu diệu; nên mới gọi rằng trang nghiêm.

Tịnh Độ Luận có nói:

 

"Đủ các tánh trân bửu".

"Trang nghiêm đẹp vẹn toàn".

 

Người đời chấp lấy Phật độ của thế gian mà chẳng biết xét. Trước kia Phật đã có nói, mà đây còn nói nữa là cứu chữa chỗ tệ vậy.

Nhan Bính giải: Lòng thường thanh tịnh, chẳng nhiễm trần duyên, ấy là Phật độ trang nghiêm. Tuy nói là trang nghiêm, chớ chẳng nên chấp tướng trang nghiêm. Cho nên nói: "Chẳng phải trang nghiêm chỉ cưỡng danh vậy thôi".

Lý Văn Hội giải: Tức phi trang nghiêm v.v... là thiệt không có pháp chi đặng đạo Bồ đề, thiệt không có pháp chi gọi là Bồ Tát, thì đâu còn chấp tướng trang nghiêm? Như thế, thì tiêu diêu tự tại, không còn mảy may nào quái ngại nữa.

Thế nào là trang nghiêm, thế nào là chẳng phải trang nghiêm? Cho nên nói: "Chẳng phải trang nghiêm chỉ cưỡng danh là trang nghiêm".

117.ÂM:

Tu Bồ Đề! Nhược Bồ Tát thông đạt "vô ngã" pháp giả, Như Lai thuyết danh chơn thị Bồ Tát".

NGHĨA:

Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát tỏ thấu pháp "Vô Ngã", Như Lai mới gọi hẳn thiệt là Bồ Tát".

 

Giải : Vương Nhựt Hưu giải: Cứ theo trong kinh  Lăng Già  nói về cái  lý Nhị Vô ngã là: Nhơn vô ngã Pháp vô ngã ([135]).Nhơn vô ngã là người vốn không bổn thể, bởi nơi nghiệp mà sanh ra, Pháp vô ngã  là pháp vốn không bổn thể, bởi nơi sự mà lập ra; cũng như làm cái nghiệp giàu sang thì sanh ở chỗ nghèo hèn; ấy là người vốn không bổn thể. Còn muốn qua sông thì tạo ra thuyền bè, muốn đi bộ thì tạo ra xe cộ. Ấy là pháp vốn không bổn thể, cả thảy pháp đều tùy duyên mà lập ra, thì tức là giả hiệp; mà giả hiệp tức là hư vọng. Bằng hiểu lý ấy mà ngộ đặng, ấy là kiến thức của bực Bồ Tát. Cho nên nói: Như Lai  mới gọi là hẳn thiệt là Bồ Tát.

Nhan Bính giải: Thông đạt Vô ngã pháp là bấy giờ liền tỏ ngộ, như thùng (sơn) không đáy, trống rỗng tư bề, rỗng rang không có Ta. Thân ta đã không, pháp đâu lại có? Nhơn pháp đều không: ấy tức là  Bồ Tát, còn cầu ở đâu nữa?

Lý Văn Hội giải: Thông đạt Vô ngã pháp  là đối với các pháp tướng đều không chỗ ngăn ngại, mới gọi "thông đạt". Bằng còn chấp cái chỗ hay biết, ấy là  ngã tướng. Không chấp có chỗ hay biết, thì rỗng rang thanh tịnh, ấy là không ngã tướng. Cho nên nói: "Hẳn thiệt là  Bồ Tát ".

Có ông Tăng hỏi ông Mã Tổ : "Thấy hiểu thế nào mới đạt đạo đặng?".

Đáp: Tự tánh  bổn lai sẵn đủ, chỉ không chấp những việc lành dữ, mới gọi là "Người hành đạo".

Chấp lành, bỏ dữ, quán không, nhập định, đều thuộc về tạo tác cả. Nếu cứ tìm cầu ở ngoài, thì trở nên xa cách. Còn nhứt niệm  vọng tưởng  là căn bổn của nẻo sanh tử trong  ba cõi, chỉ không có nhứt niệm nào mới trừ cái căn bổn của nẻo sanh tử đặng, ấy mới là một vị  Pháp vương trân báu Vô thượng.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Cả hai  nhơn với  pháp, Nguyên thể cũng đồng như.

Pháp diệt nhơn liền dứt, Nhơn không pháp hẳn trừ.

Pháp nhơn bằng có thiệt, Thọ kỳ chẳng là hư?

Nhứt thiết danh đều vọng, Lấy chi gọi hữu vô!

 

Xuyên Thiền sư giải: Lạnh cả trời đều lạnh, nực cả trời đều nực.

Tụng: 

Chơn ngã  nguyên không Lạnh nhờ hơ đặng lửa. ngã,

Bổn tâm nhận có tâm, Trong chỗ tối mò kim.

 

Không ngã không tâm phân tỏ rõ. Hả hả !

Hạng người dường ấy có bao lăm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 187694)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 43479)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 24871)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 30713)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 20932)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38611)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 27190)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 30981)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 32966)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23857)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 16873)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 20406)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 31795)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 17981)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 20400)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 26907)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 17931)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 25438)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26532)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36409)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 27957)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 27167)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30204)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 36928)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 37095)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23784)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 32208)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 55037)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 36739)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27453)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28181)
Công Phu Khuya
(Xem: 37836)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 25294)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 24031)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
(Xem: 11135)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
(Xem: 14378)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10505)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant