Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

07-Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại

24 Tháng Mười 201000:00(Xem: 9221)
07-Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại


KINH VIÊN GIÁC GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Trúc Lâm 2000

 

Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại
thưa hỏi

ÂM:

Ư thị Oai Ðức Tự Tại Bồ-tát, tại đại chúng trung tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, hữu nhiễu tam táp, trường quì xoa thủ nhi bạch Phật ngôn: 

- Ðại bi Thế Tôn quảng vị ngã đẳng phân biệt như thị tùy thuận Giác tánh linh chư Bồ-tát giác tâm quang minh, thừa Phật viên âm bất nhân tu tập nhi đắc thiện lợi. Thế Tôn, thí như đại thành ngoại hữu tứ môn tùy phương lai giả, phi chỉ nhất lộ. Nhất thiết Bồ-tát trang nghiêm Phật quốc, cập thành Bồ-đề phi nhất phương tiện. Duy nguyện Thế Tôn quảng vị ngã đẳng tuyên thuyết nhất thiết phương tiện tiệm thứ tinh tu hành nhân tổng hữu kỉ chủng, linh thử hội Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh cầu Ðại thừa giả, tốc đắc khai ngộ, du hí Như Lai đại tịch diệt hải.

Tác thị ngữ dĩ, ngũ thể đầu địa như thị tam thỉnh chung nhi phục thủy.

DỊCH: 

Lúc đó, Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại ở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật đi nhiễu bên phải ba vòng, quì gối chắp tay bạch Phật rằng:

- Ðức Thế Tôn đại bi, đã vì chúng con phân biệt rộng tùy thuận Tánh giác như thế, khiến cho các Bồ-tát, nương nơi viên âm của Phật mà tâm được sáng suốt, không nhân tu hành mà được lợi ích lớn. Bạch Thế Tôn, ví như thành lớn, ngoài có bốn cửa, người tùy theo mỗi phương mà vào, chẳng phải chỉ một đường. Tất cả Bồ-tát trang nghiêm cõi Phật và thành Bồ-đề chẳng phải chỉ có một phương tiện. Cúi xin đức Thế Tôn rộng vì chúng con tuyên nói tất cả phương tiện thứ lớp và người tu hành có bao nhiêu hạng để cho Bồ-tát trong hội này và chúng sanh đời sau, người cầu Ðại thừa mau được khai ngộ, dạo chơi trong biển đại tịch diệt Như Lai.

Thưa lời đây rồi, năm vóc gieo xuống đất, thưa hỏi như vậy lặp lại ba lần.

GIẢNG: 

Oai Ðức Tự Tại là biểu trưng nơi mình, Ðức là chỉ cho bên trong sung túc, Oai là hiện tướng bên ngoài khiến người nể phục. Trong có đầy đủ diệu đức nên hiện ra ngoài có những oai phong khiến người khác phải nể phục. Ở chương này Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại tự đã biết pháp tu viên mãn rồi, nhưng vì thương chúng sanh đời sau căn cơ thấp kém không thể nghe pháp đốn giáo liền nhập dễ dàng mà cần phảiphương tiện thứ lớp mới tiến tu được, nên Ngài thị hiện đứng ra thưa hỏi để đức Phật chỉ rõ cho chúng sanh đời sau dễ tiến tu.

Ý� của Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại hỏi rằng: Muốn thể nhập tánh Viên giác có bao nhiêu thứ phương tiện và thứ lớp như thế nào? Sau đó Ngài đưa ra một ví dụ là có một cái thành lớn ở ngoài có bốn cửa, người tùy theo mỗi phương mà vào, chẳng phải chỉ có một cửa một đường. Chẳng hạn như thành phố Sài Gòn, người ở miền Ðông thì phải đi con đường từ miền Ðông vào, người ở miền Tây thì phải đi con đường từ miền Tây vào, người ở miền Trung thì phải đi con đường từ miền Trung vào; mỗi người tùy theo chỗ của mình ở mà có những con đường vào khác nhau, chớ không phải cố định có một con đường vào thành phố. Cũng như thế, muốn vào biển Viên giác cũng có nhiều phương tiện để vào, bởi vì tất cả sự tu hành đều là phương tiện. Phương tiện nào đưa đến giác ngộ, phương tiện nào đưa đến giải thoát, đó là chủ yếu mà ngài Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại đứng ra thưa hỏi.

ÂM: 

Nhĩ thời Thế Tôn cáo Oai Ðức Tự Tại Bồ-tát ngôn: 

- Thiện tai, thiện tai! Thiện nam tử, nhữ đẳng nãi năng vị chư Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh vấn ư Như Lai như thị phương tiện. Nhữ kim đế thính, đương vị nhữ thuyết. 

Thời Oai Ðức Tự Tại Bồ-tát phụng giáo hoan hỉ, cập chư đại chúng mặc nhiên nhi thính. 

- Thiện nam tử, Vô thượng Diệu giác biến chư thập phương xuất sanh Như Lai dữ nhất thiết pháp đồng thể bình đẳng, ư chư tu hành thật vô hữu nhị phương tiện tùy thuận kỳ số vô lượng, viên nhiếp sở qui tuần tánh sai biệt đương hữu tam chủng

DỊCH: 

Khi ấy, đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại rằng:

- Lành thay, lành thay! Này thiện nam, các ông hay vì các Bồ-tát và những chúng sanh đời sau, thưa hỏi Như Lai về những phương tiện như thế. Ông hãy lắng nghe ta sẽ vì các ông nói.

Khi ấy, Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại vâng lời dạy vui vẻ cùng đại chúng im lặng lắng nghe.

- Này thiện nam, tánh Viên giác vô thượng nhiệm mầu trùm khắp mười phương sanh ra Như Lai và tất cả pháp đồng thể bình đẳng, đối với sự tu hành thật không có hai, song phương tiện tùy thuận thì vô lượng, gom hết trở về theo tánh sai biệt, có ba thứ.

GIẢNG: 

Ðây Phật chỉ rõ đường tu hành để nhập tánh Viên giác vô thượng nhiệm mầu thì không có hai, nhưng căn cứ vào phương tiện tùy thuận thì có vô lượng không thể kể hết, đứng trên chỗ sai biệt tạm nói có ba là Chỉ, Quán và Thiền. 

ÂM: 

- Thiện nam tử! Nhược chư Bồ-tát, ngộ tịnh Viên giác, dĩ tịnh Giác tâm thủ tĩnh vi hạnh, do trừng chư niệm, giác thức phiền động, tĩnh tuệ phát sanh, thân tâm khách trần tùng thử vĩnh diệt. Tiện năng nội phát tịch tĩnh khinh an. Do tịch tĩnh cố thập phương thế giới chư Như Lai tâm ư trung hiển hiện, như kính trung tượng. Thử phương tiện giả danh Xa-ma-tha. 

DỊCH: 

- Này thiện nam, nếu Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh, dùng Tâm giác thanh tịnh giữ cái lặng lẽ làm hạnh, rồi y đó lắng các vọng niệm và biết thức phiền động, thì trí tuệ lặng lẽ phát sanh, thân tâm khách trần từ đây diệt hết. Nội (tâm) liền phát ra lặng lẽ khinh an. Do vì lặng lẽ nên tâm của các đức Như Laimười phương thế giới hiển hiện rõ trong đó, như bóng hiện trong gương. Phương tiện này gọi là Xa-ma-tha.

GIẢNG: 

Xa-ma-tha (�amatha) chữ Phạn, Trung Hoa dịch là Chỉ. Phương tiện đầu là tu Chỉ, phương tiện tu Chỉ trong kinh Viên Giác khác hơn phương tiện tu Chỉ Quán của tông Thiên Thai

Phật dạy có ba giai đoạn:

1- Giác ngộ mình có tánh tịnh Viên giác, tức là Tánh giác sẵn tròn đầy bên trong.

2- Phải biết thức tâm hay thức tình này là phiền động.

3- Ðược cái tịch tĩnh khinh an nên tâm các đức Như Lai đều ở trong đó hiện bày.

Ðầu tiên Phật nói rằng các vị Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh, nghĩa là ngộ được Pháp thân rồi thì dùng Tâm giác thanh tịnh giữ cái lặng lẽ làm hạnh, tức là lóng lặng hết các vọng niệm và biết thức dao động. Do tâm lặng lẽ nên trí tuệ sáng suốt thanh tịnh phát sanh. Khi trí tuệ thanh tịnh sáng suốt phát sanh thì những cái xao xuyến phiền động của thân tâm ngang đây bặt dứt. Bấy giờ nội tâm được tịch tĩnh khinh an. Do thân tâm tịch tĩnh khinh an nên tâm của tất cả chư Phật hiện rõ trong đó, giống như bóng hiện trong gương vậy. Tức là tâm của người tu thật lặng lẽ cho nên thấy hình ảnh mười phương chư Phật đều hiện. Phương pháp tu này gọi là Chỉ. 

Chúng ta thấy điều kiện tiên quyết đức Phật nêu ra là trước phải ngộ được tánh tịnh Viên giác, điều kiện này không khác điều kiện các vị Thiền sư nêu ra. Ðó là tu thiền trước phải kiến tánh, thường gọi là kiến tánh khởi tu. Cho nên phải nhận ra tánh bất sanh bất diệt, tánh bất sanh bất diệt đó gọi là tánh Viên giác. Nhận ra được rồi mới dùng các phương tiện dẹp các vọng trần, vọng tưởng. Nhưng lóng các niệm này, chúng ta đừng hiểu lầm, nhiều người nghe nói lóng hết các tâm niệm vọng tưởng xuống nên ngồi đè cố kềm nó lại, đó là bệnh của thiền, vì không biết cứ tưởng đè xuống đừng cho dấy lên, nhưng càng đè càng tai hại. Ở đây phải khéo hiểu như các Thiền sư dạy, tức biết vọng không theo. Cho nên trừng tâm là dừng nó lại. 

Chúng ta tu thì có khi dùng Chỉ, có khi dùng Quán. Trong kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ nói Chỉ và Quán đồng thời, Chỉ là định và Quán là tuệ, hai cái không rời nhau. Ngay khi vọng tưởng khởi chúng ta biết và buông, đó là có Chỉ và Quán; biết vọng tưởng là Quán, buông không theo và vọng tưởng lặng xuống là Chỉ, ấy là định tuệ đồng tu chớ không chia ra hai thứ. Chia ra hai thứ là khi nào luôn luôndùng một cách. Như khi ngồi thiền, dùng phương tiện buộc tâm, vọng tưởng không dấy lên, tâm lặng lẽ, đó gọi là Chỉ. Còn nếu dùng trí xét tới xét lui thấy thân này do tứ đại hòa hợp, rồi sẽ rã tan, gọi là Quán. Ðây chúng ta nói có tính cách chia chẻ, chớ thật ra trong Chỉ đã có Quán, trong Quán đã có Chỉ, pháp tu này Lục Tổ gọi là định tuệ bình đẳng. Còn Chỉ Quán của tông Thiên Thai dạy tu về Sổ tức (đếm hơi thở), rồi qua Tùy tức (theo hơi thở), rồi Chỉ (dừng tâm ở mũi) để thấy hơi thở ra vô, hoặc dùng đề mục để trụ tâm một chỗ ấy là Chỉ. Quán là ứng dụng pháp quán chiếu

Ðoạn kinh này nói cảnh giới của hàng Bồ-tát vượt quá pháp Chỉ Quán thường của chúng ta, cho nên nghe hơi khó hiểu.

ÂM: 

- Thiện nam tử, nhược chư Bồ-tát ngộ tịnh Viên giác, dĩ tịnh Giác tâm tri giác tâm tánh cập dữ căn trần giai nhân huyễn hóa, tức khởi chư huyễn, dĩ trừ huyễn giả, biến hóa chư huyễn nhi khai huyễn chúng. Do khởi huyễn cố, tiện năng nội phát đại bi khinh an. Nhất thiết Bồ-tát tùng thử khởi hạnh, tiệm thứ tăng tiến. Bỉ quán huyễn giả phi đồng huyễn cố phi đồng huyễn quán, giai thị huyễn cố, huyễn tướng vĩnh ly. Thị chư Bồ-tát sở viên diệu hạnh, như thổ trưởng miêu. Thử phương tiện giả danh Tam-ma-bát-đề. 

DỊCH: 

- Này thiện nam tử, nếu các vị Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh rồi, dùng Giác tâm thanh tịnh nhận biết tâm tánh cùng với căn trần đều là huyễn hóa, liền khởi trí huyễn để trừ pháp huyễn, biến hiện các hạnh huyễn mà khai hóa chúng sanh như huyễn. Do khởi pháp quán huyễn nên nội tâm phát đại bi khinh an. Tất cả Bồ-tát từ đây khởi hạnh tu Quán, dần dần tăng tiến. Người quán huyễn không đồng với cảnh huyễn, không đồng với pháp quán huyễn, vì đều là huyễn nên tướng huyễn hằng lìa. Các vị Bồ-tát này ở nơi hạnh viên diệu như đất làm cho mầm được tăng trưởng, phương tiện ấy gọi là Tam-ma-bát-đề (Quán).

GIẢNG:

Tam-ma-bát-đe� (vipa�yay�) là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Quán. Ðoạn này nói các vị Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh rồi, nhận biết được Giác tâm căn trần đều là huyễn hóa. Nghĩa là biết rõ nơi thân này và bao nhiêu ý thức vọng tưởng đều huyễn hóa, cho tới ngoại cảnh chúng sanh cũng đều là tướng huyễn hóa. Khi ấy mới khởi trí huyễn để trừ huyễn, tức là niệm nào khởi lên cũng biết nó là huyễn liền buông. Bồ-tát có hai cách, một là khởi quán để trừ bệnh của chính mình, hai là khi thuần thục rồi lại dùng phương tiện huyễn hóa để giáo hóa chúng sanh. Phương tiện mình giáo hóa là huyễn thì chúng sanh được giáo hóa cũng là huyễn. Ðó là cái quán của Bồ-tát. 

Do khởi trí huyễn cho nên phát lòng đại bi khinh an. Tại sao khởi trí huyễn mà lại có tâm đại bi? Khi thấy rõ ràng thân này là huyễn, cảnh là huyễn, Tâm giác tri khởi quán cũng là huyễn và khi chúng ta nhìn thấy người khác cho thân cảnh là thật, thì tự nhiên thấy thương, lòng thương nhẹ nhàng trong sạch khác với lòng luyến ái tham dục cho nên gọi là đại bi khinh an.

Khi Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh rồi, các ngài mới y nơi tánh Viên giác quán các pháp căn, trần, thức là huyễn hóa không thật. Bấy giờ Bồ-tát khởi trí như huyễn để diệt vô minh phiền não như huyễn, tu các hạnh như huyễn, giáo hóa chúng sanh như huyễn. Khi các cảnh huyễn đã không, trí quán huyễn cũng hết, tức là tâm cảnh hay năng sở không còn, hằng xa lìa các tướng huyễn hóa thì tánh Viên giác chân thật (phi huyễn) của Bồ-tát hiện ra. Chẳng khác nào đất nuôi lớn mầm cây vậy. Như hạt giống ương dưới đất, nhờ đất mà nẩy mầm, nhờ đất mà mầm tăng trưởng chớ không lui sụt, phương tiện này gọi là Quán.

ÂM: 

- Thiện nam tử, nhược chư Bồ-tát ngộ tịnh Viên giác, dĩ tịnh Giác tâm bất thủ huyễn hóa cập chư tĩnh tướng. Liễu tri thân tâm giai vi quái ngại vô tri giác minh bất y chư ngại vĩnh đắc siêu quá ngại vô ngại cảnh. Thọ dụng thế giới cập dữ thân tâm, tướng tại trần vực, như khí trung hoàng thanh xuất vu ngoại, phiền não Niết-bàn bất tương lưu ngại. Tiện năng nội phát tịch diệt khinh an diệu giác tùy thuận tịch diệt cảnh giới, tự tha thân tâm sở bất năng cập, chúng sanh thọ mạng giai vi phù tưởng. Thử phương tiện giả danh vi Thiền-na. 

DỊCH: 

- Này thiện nam, nếu các vị Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh, dùng Giác tâm thanh tịnh không thủ pháp quán huyễn và tướng lặng lẽ. Rõ biết thân tâm đều là vật ngăn ngại, còn cái vô tri giác minh thì không bị các pháp làm chướng ngại, hằng siêu vượt các pháp chướng ngại và không chướng ngại. Thọ dụng các tướng thế giớithân tâmcõi trần này, cũng như âm thanh từ đồ vật thoát ra ngoài, phiền não Niết-bàn chẳng lưu ngại nhau, nội tâm liền được lặng lẽ khinh an, diệu giác tùy thuận cảnh giới tịch diệt tự tha, thân tâm không còn có thể kịp nữa. Chúng sanh, thọ mạng đều là cái tưở�ng phù hư. Phương tiện tu này gọi là Thiền-na. 

GIẢNG: 

Thiền-na (Dhy�na)là tiếng Phạn, thường nói là Thiền, cũng dịch là Tĩnh lự. Ðoạn này Phật dạy, Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh rồi, y nơi tánh Viên giác thanh tịnh mà tu, không chấp giữ pháp Chỉ và pháp Quán, thấy rõ thân tâm này là vật ngăn ngại, chỉ có "vô tri giác minh" không bị các pháp làm chướng ngại, vì vô tri giác minh hằng vượt trên các pháp tương đối chướng ngại và không chướng ngại. Vô tri giác minh trong kinh Thủ Lăng Nghiêm gọi là Vô phân biệt trí tức là cái trí biết không phân biệt. Ở đây vô tri là không phân biệt, giác minh là hằng giác hằng sáng. Thông thường chúng ta nhìn cành hoa liền phân biệt cành hoa đẹp xấu, biết như vậy là thức chớ không phải trí. Còn nếu nói theo tinh thần vô tri giác minh của kinh này, hay Vô phân biệt trí của kinh Lăng Nghiêm, thì thấy cành hoa biết cành hoa chớ không phân biệt cành hoa đẹp hoặc xấu rồi khen chê. không phân biệt gọi là vô tri, biết rõ cành hoa màu gì, loại hoa gì, đó là giác minh. Cái vô tri giác minh là cái biết sáng suốt không phân biệt, không bị các pháp thế gian làm chướng ngại, vì nó vượt trên tất cả pháp tương đối của thế gian. Trong kinh, Phật dùng thí dụ "khí trung hoàng", ngày trước các Hòa thượng giảng đoạn này hay dùng thí dụ ở quê có cây đàn kìm, trong có để miếng thiếc hay miếng đồng khua loong boong. Miếng đó ở trong lòng cái bọng, tiếng khua của nó vang ra ngoài. Ở đây cũng vậy, chúng ta biết thân là ngại, tâm là ngại khi đang ở trong cảnh trần chúng ta vẫn vượt ra ngoài không có chướng ngại. Thế nên Phật nói thân tâm của hành giả vẫn ở tại cõi trần mà không bị phiền não trần lao làm ngăn ngại, cũng không bị kẹt trong cảnh giới Niết-bàn tịch tịnh. Vô tri giác minh đối với thân tâm của hành giả ở trong cõi trần này giống như âm thanh của vật thoát ra khỏi vật vậy. Thân tâm không còn có thể kịp nữathân tâm là phù hư, không có thật, còn Trí vô phân biệt thì trùm khắp. Ðây là cảnh giới của những vị Bồ-tát đã ngộ tánh Viên giác tu đến chỗ tịch diệt khinh an, có cái công dụng thân tâm ở cõi này mà không bị kẹt bị vướng. 

Tóm lại phải nhận ngay nơi mình có Tánh giác, Tánh giác đó đối với thân này, ý niệm vọng tưởng này, cảnh giới hiện giờ này đều không chướng ngại được nó. Lúc đó thân tâm này cũng như bọt nổi không có gì quan trọng. Nhận được như vậy và sống mãi chỗ đó, được lặng lẽ khinh an thì đó là cảnh giới Thiền-na.

ÂM: 

- Thiện nam tử, thử tam pháp môn giai thị Viên giác thân cận tùy thuận. Thập phương Như Lai nhân thử thành Phật. Thập phương Bồ-tát chủng chủng phương tiện nhất thiết đồng dị giai y như thị tam chủng sự nghiệp, nhược đắc viên chứng tức thành Viên giác

DỊCH: 

- Này thiện nam, ba pháp môn này đều là thân cận tùy thuận tánh Viên giác. Mười phương Như Lai nhân đây mà thành Phật. Mười phương Bồ-tát tu mọi phương tiện đồng hay khác, đều y ba sự nghiệp này, nếu được viên chứng tức thành Viên giác.

GIẢNG: 

Phật kết thúc ba pháp môn Chỉ, Quán và Thiền là phương tiện chung cho tất cả người tu hành. Phật và Bồ-tát cũng y nơi đây mà tu. Căn cứ trên sự chứng ngộ thì Phật khác, Bồ-tát khác, nhưng phương tiện tiến tu thì đồng. Các ngài đều y theo ba pháp tu này mà được thành tựu đạo quả.

ÂM: 

- Thiện nam tử, giả sử hữu nhân tu ư Thánh đạo, giáo hóa thành tựu bá thiên vạn ức A-la-hán, Bích-chi Phật quả, bất như hữu nhân văn thử Viên giác vô ngại pháp môn, nhất sát-na khoảnh tùy thuận tu tập

DỊCH: 

- Này thiện nam, giả sử có người tu theo Thánh đạo, giáo hóa trăm ngàn muôn ức người thành tựu quả A-la-hán, Bích-chi Phật, không bằng người chỉ nghe pháp môn Viên giác vô ngại này trong khoảng sát-na mà tùy thuận tu tập.

GIẢNG: 

Phật ca ngợi pháp môn Viên giác, giả sử có người giáo hóa một trăm, một ngàn, hay trăm ngàn vị chứng A-la-hán và Bích-chi Phật, công đức không bằng người nghe pháp môn Viên giác này chỉ trong khoảng chốc lát mà tùy thuận tu tập. Tại sao vậy? Vì nếu dạy người tu chứng quả A-la-hán hay là chứng quả Duyên giác Bích-chi, chỉ phá được sự chướng mà chưa phá được lý chướng. Còn người nghe pháp môn này thâm nhập tu được thì vượt cả sự và lý chướng cho nên quí hơn. 

ÂM: 

Nhĩ thời Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa nhi thuyết kệ ngôn

Oai Ðức nhữ đương tri

Vô thượng đại giác tâm

Bản tế vô nhị tướng

Tùy thuận chư phương tiện

Kỳ số tức vô lượng

Như Lai tổng khai thị

Tiện hữu tam chủng loại

Tịch tĩnh Xa-ma-tha

Như kính chiếu chư tượng

Như huyễn Tam-ma-đề

Như miêu tiệm tăng trưởng

Thiền-na duy tịch diệt

Như bỉ khí trung hoàng

Tam chủng diệu pháp môn

Giai thị giác tùy thuận

Thập phương chư Như Lai

Cập chư đại Bồ-tát

Nhân thử đắc thành đạo

Tam sự viên chứng cố

Danh cứu kính Niết-bàn.

DỊCH: 

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa trên, nói kệ rằng:

Oai Ðức ông nên biết

Tâm đại giác vô thượng

Bản tế không hai tướng

Tùy thuận các phương tiện

Số có đến vô lượng

Như Lai tổng khai thị

Gồm có ba chủng loại

Xa-ma-tha vắng lặng

Như gương chiếu các bóng

Tam-ma-đề như huyễn

Như mầm dần tăng trưởng

Thiền-na chỉ lặng dứt

Như tiếng trong đồ vật

Ba thứ diệu pháp môn

Ðều là tùy thuận giác

Mười phương chư Như Lai

Và các vị Bồ-tát

Nhân đây được thành đạo

Ba việc đều viên chứng

Gọi cứu kính Niết-bàn.

GIẢNG: 

Tóm lại, ba pháp môn Chỉ, Quán và Thiền là pháp tu căn bản của chư Phật. Phương tiện đưa đến quả vị Phật và Bồ-tát mà các ngài ứng dụng tu, không ngoài ba pháp môn Chỉ, Quán và Thiền. Chúng ta bây giờ lại phân chia nhiều thứ. Niệm Phật, đúng ra là tu Chỉ vì dùng một niệm để dừng nhiều niệm. Nhưng vì không hiểu nên nói niệm Phật là tu Tịnh độ khác hơn tu Thiền. Thật ra các pháp môn Phật dạy tu đều nhằm dừng vọng tưởng là Chỉ, còn thấy thân như huyễn cảnh như huyễn là Quán; người tu biết rõ ý niệmvọng tưởng không theo, biết rõ cảnh như huyễn không dính, tâm thanh tịnh đó là Thiền. Như vậy, Thiền trùm cả Chỉ và Quán. Tuy ba mà một, tu theo Phật chỉ có con đường này, chớ không có con đường nào khác hơn. Ðó là lối đi chung của chư Phật và Bồ-tát. Nếu chúng ta cố chấp, khen pháp môn này đúng, chê pháp môn kia sai, khen chê hay dở là lầm chấp. Phật chỉ cho chúng ta tu rất đơn giản, dừng hết vọng tưởng là Chỉ, thấy rõ thân tâm cảnh giới như huyễn hóa là Quán, trong buông vọng tưởng ngoài không dính cảnh là Thiền, tức là trở về Tánh giác. 

Ðường lối tu ở đây cũng vậy, tôi khuyên quí vị buông vọng tưởng là Chỉ, thấy thân như huyễn, cảnh như huyễn là Quán, như vậy luôn luôn ứng dụng Chỉ QuánChỉ Quán viên mãn là Thiền. Ðó là phương tiện căn bản mà chư Phật chư Bồ-tát đã tu. Chúng sanh đời sau ai muốn tu thì cũng ứng dụng theo phương tiện này mới mong khỏi lầm lạc.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22240)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 15995)
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán, Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
(Xem: 15012)
Pháp Hoakinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duysuy luận của con người bình thường.
(Xem: 18915)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 14428)
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
(Xem: 18599)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 14384)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13558)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13537)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 11803)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13219)
Không khởi sinh cũng không hoại diệt, không thường hằng cũng không đứt đoạn. Không đồng nhất cũng không dị biệt, không từ đâu đến cũng không đi mất.
(Xem: 13641)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 13917)
công đức của Pháp tánh là không cùng tận, cho nên công đức của người ấy cũng giống như vậy, không có giới hạn.
(Xem: 13239)
Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có.
(Xem: 15011)
Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt.
(Xem: 16144)
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử.
(Xem: 11073)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
(Xem: 16434)
Đại Thừa Khởi Tín Luận là bộ luận quan trọng, giới thiệu một cách cô đọng và bao quát về triết học đại thừa.
(Xem: 11879)
Công trình biên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
(Xem: 17575)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(Xem: 12864)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(Xem: 13685)
Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh.
(Xem: 12836)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(Xem: 14838)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(Xem: 16365)
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoátgiải thoát tự đến.
(Xem: 13117)
Trong nước mỗi mỗi báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần.
(Xem: 12069)
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
(Xem: 12738)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(Xem: 12874)
Nếu có nghe kinh này thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, Bồ Tát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi.
(Xem: 12751)
Các học giả Tây phương quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ các bản Pali, Sanskrit là kinh “gốc” và kinh sau thời đức Phật là kinh phát triển để...
(Xem: 14147)
Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit.
(Xem: 14090)
Chánh pháp quý giá của các ngài soi sáng khắp nơi và tuôn xuống như mưa cam-lộ. Tiếng nói của các ngài vi diệu đệ nhất.
(Xem: 16444)
Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩalợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm.
(Xem: 12364)
Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm,
(Xem: 14371)
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
(Xem: 11288)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11010)
Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời (bất cứ đối tượng nào của thức)
(Xem: 13176)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13877)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức
(Xem: 13145)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 12985)
Thế Tôn đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết.
(Xem: 13480)
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
(Xem: 12704)
Đức Phật trình bày các điều bất thiện đều bắt nguồn từ tham, sân, si còn điều thiện là do lòng không tham, không sân, không si dẫn tới.
(Xem: 10221)
Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa...
(Xem: 13951)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau
(Xem: 10208)
Bát Nhãtrí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã.
(Xem: 13677)
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên GiácGiác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minhchứng nhập Viên giác.
(Xem: 16246)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giảnphẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào.
(Xem: 11945)
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
(Xem: 12954)
Những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
(Xem: 11621)
Xuất sinh pháp Phật không gì hơn Hiển bày pháp giới là bậc nhất Kim cương khó hoại, câu nghĩa hợp Tất cả Thánh nhân không thể nhập.
(Xem: 12647)
Nơi tâm rộng, hơn hết Tột cùng không điên đảo Lợi ích chốn ý lạc Thừa nầy công đức đủ.
(Xem: 10774)
Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo.
(Xem: 10969)
Kinh Duy Ma là một tác phẩmgiá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
(Xem: 10919)
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
(Xem: 11861)
Duy-ma-cật sở thuyết còn có một tên khác nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà cũng là tông chỉ của kinh.
(Xem: 12724)
Bộ Kinh này trình bày cảnh giới chứng nhập của Bồ Tát, có nhiều huyền nghĩa sâu kín nhiệm mầu, cao siêu...
(Xem: 11044)
Đức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn.
(Xem: 12598)
Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
(Xem: 11293)
Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant