Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật dạy vượt qua thiện ác

11 Tháng Tám 201100:00(Xem: 21698)
Phật dạy vượt qua thiện ác

PHẬT DẠY VƯỢT QUA THIỆN ÁC
Cư Sĩ Nguyên Giác

Phật Tử vẫn thường nằm lòng với câu 183 trong Kinh Pháp Cú, “Đừng làm ác, hãy làm thiện, giữ tâm trong sạch. Đó là lời chư Phật.” Nơi đây, hãy suy nghĩ về một câu hỏi xa hơn: có phải rằng Niết Bàn, cảnh giới mà Phật gọi là không tham sân si, không sanh diệt, không trở thành, không tạo tác... cũng là cảnh giới xa rời thiện ác? Từ đây, câu hỏi sẽ khảo sát trong bài này sẽ là, có phải Đức Phật cũng dạy pháp vượt qua thiện ác?

Để dễ tiếp cận, chúng ta sẽ nêu câu hỏi cụ thể, rằng “Ai đã vượt qua cả thiện và ác?” và các trích dẫn nơi đây sẽ chỉ tập trung riêng vào Kinh Pháp Cú (Dhammapada).

Đọc kỹ Kinh Pháp Cú, chúng ta sẽ thấy Đức Phật:

- nói trong đoạn 39 rằng người đã buông bỏ cả thiện và ác thì không sợ hãi gì;
- nói trong đoạn 97 rằng người đã phá hủy các nhân duyên cho mọi pháp thiện và ác là người tối thắng;
- nói trong đoạn 126 rằng người không trụ vào tất cả pháp thiện và ác thì thành tựu Niết Bàn;
- nói trong đoạn 267 rằng người đã ném bỏ hết mọi pháp thiện và ác thì được gọi là một vị sư;
- và nói trong đoạn 412 rằng người vượt qua sự trói buộc của mọi pháp thiện và ác thì được Phật gọi là một vị Bà La Môn.

Dưới đây sẽ trích dẫn 5 bản dịch Kinh Pháp Cú sau: 2 bản Việt dịch bởi HT Thích Thiện Siêu và HT Thích Minh Châu, 2 bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu và Acharya Buddharakkhita (các đoạn dẫn ra, sẽ được dịch ra Việt ngữ trong bài này). Các liên kết mạng cho 4 bản này sẽ ghi ở cuối bài này. Riêng trường hợp bản của Ngài Thiện Siêu có kèm bản Anh dịch của Đại Sư Narada, mà chúng ta sẽ dẫn ra chỉ một câu trong đoạn 97 của Pháp Cú. Riêng Ngài Thiện Siêu còn cẩn thận dịch 2 cách, trước là dịch nghĩa theo văn xuôi, rồi mới chuyển thành văn vần cho dễ tụng, dễ nhớ.

Sau đây là các đoạn Pháp Cú 39, 97, 126, 267 và 412.

Đoạn 39.

Bản dịch HT Thích Thiện Siêu:
39. Người tâm đã thanh tịnh, không còn các hoặc loạn, vượt trên thiện và ác, là người giác ngộ chẳng sợ hãi.

39. Người tâm không ái dục,
Không bị sân nhuế hành,
Vượt trên mọi thiện ác,
Tỉnh giác, hết sợ quanh.

Bản dịch HT Thích Minh Châu:
39. Tâm không đầy tràn dục,
Tâm không (hận) công phá,
Ðoạn tuyệt mọi thiện ác,
Kẻ tỉnh không sợ hãi.

Bản dịch Thanissaro:
39. For a person of unsoddened mind, unassaulted awareness, abandoning merit & evil, wakeful, there is no danger no fear. (Dịch: Với người có tâm không ái dục, có tuệ không dao động, xả ly thiện và ác, tỉnh thức, sẽ không còn nguy hiểm, không còn sợ hãi.)

Bản dịch Acharya Buddharakkhita:
39. There is no fear for an awakened one, whose mind is not sodden (by lust) nor afflicted (by hate), and who has gone beyond both merit and demerit. (Dịch: Sẽ không còn nỗi sợ nào cho người đã tỉnh thức, người có tâm không nhiễm ái dục, không nhiễm sân hận, và người đã vượt qua cả thiện và ác.) 

Đoạn 97.

Bản dịch HT Thích Thiện Siêu:
97. Những vị A la hán chẳng còn phải tin ai, đã thấu hiểu đạo vô vi, dứt trừ vĩnh viễn nguyên nhân cùng quả báo ràng buộc, lòng tham dục cũng xa lìa; Thật là bậc Vô thượng sĩ.

97. Không tin nơi người khác,
Thông đạt lý vô sanh,
Cắt đứt mọi hệ lụy,
Triệt tiêu các mối manh (Bản của Ananda: who has put an end to occasion [of good and evil]; Dịch: người đã kết thúc mọi nhân duyên cho thiện và ác.)
Tận diệt mọi tham ái,
Bậc thượng sĩ tu hành.

Bản dịch HT Thích Minh Châu:
97. Không tin, hiểu vô vi.
Người cắt mọi hệ lụy
Cơ hội tận, xả ly
Vị ấy thật tối thượng.

Bản dịch Thanissaro:
97. The man faithless / beyond conviction; ungrateful / knowing the Unmade; a burglar / who has severed connections; who's destroyed his chances / conditions; who eats vomit: / has disgorged expectations: the ultimate person. (Dịch: Người không còn cần đức tin / đã vượt qua tín điều; không còn gì để bất đồng / hiểu được cái Không Tạo Tác; người đã phá ngục / người đã cắt mọi nhân duyên; người đã hủy các cơ duyên / các điều kiện; người đã nhai thuốc để ói mửa [xả ly]: / người đã xả ly mọi mong đợi: bậc tối thượng.)

Bản dịch Acharya Buddharakkhita:
97. The man who is without blind faith, who knows the Uncreated, who has severed all links, destroyed all causes (for karma, good and evil), and thrown out all desires — he, truly, is the most excellent of men. (Dịch: Người không còn niềm tin mù quáng, người biết cái Không Tạo Tác, người cắt mọi liên hệ, phá hủy mọi nhân duyên (với nghiệp là, thiện và ác), và xả ly mọi tham ái -- người đó thực sự là bậc tối thượng.)

Đoạn 126
Bản dịch HT Thích Thiện Siêu:
126. Con người sinh ra từ bào thai, nhưng kẻ ác thì đọa vào địa ngục, người chính trực thì sinh lên chư Thiên, còn cõi Niết bàn chỉ dành riêng cho những ai đã diệt sạch nghiệp sanh tử.

126. Một số sanh bào thai,
Kẻ ác đọa ngục hình,
Người hiền lên thiên giới,
La hán chứng vô sinh.

Bản dịch HT Thích Minh Châu:
126. Một số sinh bào thai,
Kẻ ác sinh địa ngục,
Người thiện lên cõi trời,
Vô lậu chứng Niết Bàn.

Bản dịch Thanissaro:
126. Some are born in the human womb, evildoers in hell, those on the good course go to heaven, while those without effluent: totally unbound. (Dịch: Một số sẽ sinh vào bào thai [cõi người], kẻ ác xuống địa ngục, người thiện sinh lên trời, người không nhiễm nghiệp: sẽ vào cõi vô sanh.)

Bản dịch Acharya Buddharakkhita:
126. Some are born in the womb; the wicked are born in hell; the devout go to heaven; the stainless pass into Nibbana. (Dịch: Một số sinh vào bào thai; kẻ ác sinh vào điạ ngục; người thiện tín sẽ lên trời; người vô nhiễm sẽ vào Niết Bàn.)

Đoạn 267
Bản dịch HT Thích Thiện Siêu:
267. Bỏ thiện và bỏ ác, chuyên tu hành thanh tịnh, lấy “Biết” chánh pháp mà ở đời, mới thật là Tỷ kheo.

267. Ai siêu việt thiện ác,
Sống đức hạnh tuyệt vời,
Thấu triệt được lẽ đời,
tỳ kheo đích thực.

Bản dịch HT Thích Minh Châu:
267. Ai vượt qua thiện ác,
Chuyên sống đời Phạm Hạnh,
Sống thẩm sát ở đời,
Mới xứng danh tỷ kheo.

Bản dịch Thanissaro:
267. But whoever puts aside both merit & evil and, living the chaste life, judiciously goes through the world: he's called a monk. (Dịch: Bất kỳ ai vượt qua thiện ác, sống được đời thanh tịnh, cẩn trọng vượt qua thế giới này: vị đó là một nhà sư.)

Bản dịch Acharya Buddharakkhita:
267. Whoever here (in the Dispensation) lives a holy life, transcending both merit and demerit, and walks with understanding in this world — he is truly called a monk. (Dịch: Bất kỳ ai nơi đây [trong giáo đoàn] sống đời thánh hạnh, vượt qua cả thiện và ác, và đi với hiểu biết trong thế giới này -- vị đó chân thực là một nhà sư.)

Đoạn 412
Bản dịch HT Thích Thiện Siêu:
412. Nếu ở thế gian này không chấp trước thiện và ác, thanh tịnh không ưu lo, đó gọi là Bà la môn.

412. Người siêu việt thiện ác,
Dứt phiền não buộc ràng,
Thanh tịnh sống thênh thang,
Bà la môn ta gọi.

Bản dịch HT Thích Minh Châu:
412. Người sống ở đời này
Không nhiễm cả thiện ác,
Không sầu, sạch không bụi
Ta gọi Bà-la-môn.

Bản dịch Thanissaro:
412. He has gone beyond attachment here, for both merit & evil — sorrowless, dustless, & pure: he's what I call a brahman. (Dịch: Người đã vượt qua mọi dính mắc nơi đây, xả ly cả thiện ác – không buồn phiền, không vương bụi & giữ trong sạch: Ta gọi đó là một Bà La Môn.)

Bản dịch Acharya Buddharakkhita:
412. He who in this world has transcended the ties of both merit and demerit, who is sorrowless, stainless and pure — him do I call a holy man. (Dịch: Người nào trong cõi này đã vượt qua cả thiện và ác, người không buồn, vô nhiễm, và thanh tịnh – Ta gọi đó là một thánh nhân.)

Ngôn ngữ vượt qua thiện ác nêu trên của Kinh Pháp Cú, sau này được giữ làm pháp an tâm của Tổ Sư Thiền, trong đó Lục Tổ Huệ Năng nói cụ thể trong Pháp Bảo Đàn Kinh -- bản Việt dịch của Minh Trực Thiền Sư, nơi phẩm Định Huệ sẽ trích như sau. 

Nhưng thế nào là pháp của Lục Tổ Huệ Năng:

“...Chư Thiện tri thức, pháp môn của ta đây từ trên truyền xuống, trước hết lập Không Niệm (Vô Niệm) làm tông, Không Tướng (Vô Tướng) làm thể, Không Trụ (Vô Trụ) làm gốc. Không niệm nghĩa là trong khi niệm, lòng không động niệm. Không tướng nghĩa là đối với sắc tướng, lòng lìa sắc tướng. Không trụ có nghĩa là đối với các điều lành dữ, tốt xấu ở thế gian, cùng với kẻ thù, người thân, đối với lúc nghe các lời xúc phạm, châm chích, khinh khi, tranh đấu, Bổn tánh con người xem cả thảy như không không, chẳng nghĩ đến việc đền ơn trả oán. Trong niệm niệm lòng không nghĩ đến các cảnh mình đã gặp trước. Nếu niệm trước, niệm nay, niệm sau, niệm niệm nối tiếp nhau chẳng dứt, thì gọi là bị buộc ràng. Đối với các pháp, niệm niệm lòng không trụ vào đâu thì khỏi bị buộc ràng. Ấy là lấy Không Trụ làm Gốc...”(hết trích)

Như thế, ở cái nhìn này, Pháp Bảo Đàn Kinh là một ấn bản mới của Kinh Pháp Cú, và lời Đức Phật dạy về pháp xả ly mọi thiện ác, lành dữ, tốt xấu, ân oán buộc ràng... đã được Ngài Huệ Năng diễn lại một cách sinh động.

GHI CHÚ LIÊN KẾT:

Kinh Pháp Cú (Dhammapada).
Bản Việt dịch của HT Thích Thiện Siêu và bản Anh dịch của Đại sư Narada:
http://hoavouu.com/D_1-2_2-57_4-10916_5-150_6-2_17-384_14-1_15-2/
Bản Việt dịch của HT Thích Minh Châu:
http://hoavouu.com/D_1-2_2-57_4-4522_5-150_6-2_17-384_14-1_15-2/
Bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu:
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/dhp/dhp.intro.than.html
Bản Anh dịch của Acharya Buddharakkhita:
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/dhp/dhp.intro.budd.html
Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Định Huệ:
http://hoavouu.com/D_1-2_2-57_4-17639_5-30_6-1_17-384_14-2_15-2/#nl_detail_bookmark

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15764)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 11079)
Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp)...
(Xem: 53651)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 12982)
Bồ-tát Mã Minh tạo luận, Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Hán. HT Thích Trí Quang dịch giải Việt
(Xem: 16527)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15403)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 19160)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 19936)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 15554)
Được HT Thích Tuệ Sỹ dịch theo bản Sanskrit, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm Quý Mùi.
(Xem: 15355)
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ô thế giantừ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
(Xem: 15146)
“Sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng, kính quý Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) như tối tăm gặp ánh sáng, như nghèo khó được của báu."
(Xem: 20331)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 23960)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 15493)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 13036)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọ quả báo hiện tại.
(Xem: 20138)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 13283)
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
(Xem: 29025)
Chân Như Quan Của Phật Giáo (Ðặc biệt lấy Bát-Nhã làm trung tâm) Nguyên tác: Kimura Taiken; Việt Dịch: HT. Thích Quảng Độ
(Xem: 11709)
Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giới tại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thành bản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoát tự tại của chánh pháp Như Lai.
(Xem: 18296)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 16647)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(Xem: 13240)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(Xem: 12804)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 13251)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 12983)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12867)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 13006)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 13546)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(Xem: 11721)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(Xem: 14249)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(Xem: 17740)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22601)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 13448)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 14332)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105762)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14607)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19791)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38436)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 15528)
阿 毘 達 磨 俱 舍 論 A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I... dịch theo bản Sanskrit... Tuệ Sỹ
(Xem: 34677)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 16057)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(Xem: 11341)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 15665)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(Xem: 14038)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12827)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13708)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12504)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19385)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 27021)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13141)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(Xem: 13479)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21604)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 17975)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 21904)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(Xem: 14211)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16078)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 16149)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 19113)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 24790)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant