Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Quyển thứ 15

07 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 13416)
Quyển thứ 15

KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN
Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang

Quyển thứ 15

PHẨM PHẠM HẠNH (tiếp theo)

Lại nữa, này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát tu Từ, Bi, Hỷ rồi được trụ ở Ðịa Cực ái nhất tử. Này thiện nam tử ! Sao địa này gọi là Cực ái, lại gọi là Nhất tử ? Này thiện nam tử ! Ví như cha mẹ thấy con yên ổn, lòng rất vui mừng. Ðại Bồ tát trụ trong Ðịa này cũng lại như vậy, thấy các chúng sinh đồng với con một, thấy người tu thiện thì phát sinh đại hoan hỷ. Vậy nên Ðịa này gọi là Cực ái. Này thiện nam tử ! Ví như cha mẹ thấy con gặp hoạn nạn thì lòng khổ não, xót thương sầu độc không nỡ lìa bỏ. Ðại Bồ tát trụ trong Ðịa này cũng lại như vậy, thấy các chúng sinh bị sự ràng buộc bức thiết của phiền não, lòng sinh ra sầu não, lo nghĩ như con, các lỗ chân lông của thân đều chảy ra máu. Vậy nên Ðịa này gọi là Nhất tử (con một). Này thiện nam tử ! Như khi người còn nhỏ nhặt lấy hòn đất, phân dơ, ngói, đá, xương khô, cành cây đặt vào trong miệng. Cha mẹ thấy thế rồi, sợ người ấy bị hoạn nạn nên tay trái nắm lấy đầu, tay phải móc ra. Ðại Bồ tát trụ trong Ðịa này cũng lại như vậy, thấy pháp thân của các chúng sinh chưa tăng, hoặc làm nghiệp chẳng thiện của thân, miệng, ý. Bồ tát thấy thế rồi thì dùng tay trí nhổ nó ra, chẳng muốn cho chúng lưu chuyển sinh tử chịu những khổ não. Vậy nên Ðịa này gọi là Nhất tử. Này thiện nam tử ! Ví như đứa con thân yêu của cha mẹ bỏ đi mà chết mất. Cha mẹ sầu não nguyện cùng chết theo. Bồ tát cũng vậy, thấy Nhất xiển đề rơi vào địa ngục, cũng khiến cùng sinh vào trong địa ngục. Vì sao vậy? Vì nhất xiển đề này khi thọ khổ, hoặc lòng sinh ra một ý niệm cải hối thì ta liền sẽ vì họ nói đủ thứ pháp khiến cho họ được sinh ra một ý niệm căn lành. Vậy nên Ðịa này lại gọi là Nhất tử. Này thiện nam tử ! Ví như cha mẹ chỉ có một người con. Người con ấy ngủ, thức, đi, đứng, ngồi, nằm... lòng cha mẹ ấy luôn nghĩ đến đó. Nếu nó có tội lỗi thì cha mẹ khéo nói dỗ dành, chẳng thêm ghét bỏ. Ðại Bồ tát cũng lại như vậy, thấy các chúng sinh, nếu rơi vào địa ngục, súc sinh, ngã quỉ, hoặc ở trong trời, người tạo tác thiện, ác thì lòng thường nghĩ đến họ, chẳng buông bỏ họ, Nếu họ làm những điều ác nhất định chẳng sinh ra sân giận để thêm ghét họ. Vậy nên Ðịa này lại tên là Nhất tử.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :

- Thưa đức Thế Tôn ! Ðúng như lời đức Phật nói, lời nói ấy bí mật! Trí con hôm nay cạn cợt làm sao có thể lý giải được? Nếu Bồ tát trụ ở Nhất tử địa có thể như vậy thì sao thuở xưa đức Như Lai khi làm quốc vương hành đạo Bồ tát đã đoạn tuyệt mạng của người Bà la môn ? Nếu ngài được địa này thì nên hộ niệm hắn, còn nếu chẳng được thì lại vì nhân duyên gì mà chẳng đọa địa ngục? Nếu giả sử nhìn bình đẳng tất cả chúng sinh đồng với tư tưởng như La Hầu La thì vì sao ngài lại hướng về Ðề Bà Ðạt Ða mà nói rằng: “Người si dại không xấu hổ, ăn nước dãi của người nhổ ra” khiến cho ông đó nghe rồi phát sinh sân hận, dấy lên lòng bất thiện, làm chảy máu thân Phật. Ðề Bà Ðạt Ða tạo ác này rồi, đức Như Lai lại trao lời ký rằng, sẽ đọa địa ngục một kiếp để chịu tội. Thưa đức Thế Tôn ! Lời nói như vậy thì làm sao đối với nghĩa này chẳng trái ngược nhau? Thưa đức Thế Tôn! Ông Tu Bồ Ðề trụ ở Hư Không địa. Phàm muốn vào thành cầu xin đồ ăn thức uống, trước tiên cần phải quan sát người. Nếu có người đối với mình sinh lòng ngờ vực, ganh ghét thì ông dừng lại chẳng đi, thậm chí đói cùng cực còn chẳng đi xin. Vì sao vậy ? Vì ông Tu Bồ Ðề này luôn nghĩ rằng : “Ta nhớ thuở xưa, ở chỗ ruộng phước, đã sinh ra một ác niệm. Do nhân duyên này nên rơi vào địa ngục chịu đủ thứ khổ. Ta nay thà chịu đói trọn ngày chẳng ăn, nhất định chẳng khiến cho người đó đối với ta khởi lên ngờ vực mà bị đọa vào địa ngục, chịu khổ não vậy”. Ông ấy lại nghĩ rằng : “Nếu có chúng sinh ngờ vực ta mà đứng thì ta sẽ trọn ngày ngồi ngay thẳng, chẳng đứng dậy. Nếu có chúng sinh ngờ vực ta mà ngồi thì ta sẽ trọn ngày đứng, chẳng dời chỗ. Ði, nằm cũng vậy... Ông Tu Bồ Ðề này hộ chúng sinh mà còn dấy khởi lòng như vậy, huống gì là Bồ tát. Bồ tát nếu được Nhất tử địa thì vì duyên gì mà đức Như Lai nói ra lời thô này, khiến cho các chúng sinh khởi lòng trọng ác ?

- Này thiện nam tử ! Ông nay chẳng nên nạn vấn như vậy ! Phật Như Lai vì các chúng sinh tạo tác nhân duyên phiền não ! Này thiện nam tử ! Giả sử mòng muỗi có thể uống hết biển cả. Như Lai nhất định không vì chúng sinh làm các nhân duyên phiền não. Này thiện nam tử ! Giả sử làm cho đại địa này đều là chẳng phải sắc, nước là tướng khô cứng, lửa là tướng lạnh, gió là tướng đứng yên, Tam bảo, Phật tính và cả hư không trở nên tướng vô thường... thì Như Lai nhất định chẳng vì các chúng sinh tạo tác nhân duyên phiền não. Này thiện nam tử ! Giả sử người hủy phạm bốn tội trọng cấmNhất xiển đề bài báng chánh pháphiện thân được thành mười lực, bốn vô úy, ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp thì Như Lai nhất định chẳng vì các chúng sinh tạo tác nhân duyên phiền não. Này thiện nam tử ! Giả sử Thanh Văn, Bích Chi Phật.v.v.. là thường trụ, bất biến thì Như Lai cũng nhất định chẳng vì các chúng sinh tạo tác nhân duyên phiền não. Này thiện nam tử ! Giả sử những Bồ tát Thập Trụ.v.v... phạm bốn trọng cấm, làm Nhất xiển đề, bài báng chánh pháp thì Như Lai nhất định chẳng vì các chúng sinh tạo tác nhân duyên phiền não. Này thiện nam tử ! Giả sử tất cả vô lượng chúng sinh đoạn diệt Phật tính, Như Lai rốt ráo vào Bát Niết Bàn thì Như Lai nhất định chẳng vì các chúng sinh tạo tác nhân duyên phiền não. Này thiện nam tử ! Giả sử ném sợi tơ có thể trói buộc được gió, răng có thể phá hoại sắt, móng có thể hủy hoại núi Tu Di thì Như Lai nhất định chẳng vì các chúng sinh tạo tác nhân duyên phiền não. Thà cùng rắn độc ở đồng chung một chỗ, thà đưa hai tay mình vào miệng sư tử đó, thà dùng than Khư đà la tắm rửa thân thể... chẳng nên nói rằng, Như Lai Thế Tôn vì các chúng sinh tạo tác nhân duyên phiền não. Này thiện nam tử ! Như Lai chân thật có khả năng vì chúng sinh đoạn trừ phiền não, nhất định chẳng vì họ tạo tác nhân duyên phiền não.

Này thiện nam tử ! Ðúng như lời ông nói, Như Lai thuở xưa đã giết Bà la môn ! Này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát, thậm chí con kiến còn chẳng nên giết huống gì là Bà la môn ! Bồ tát thường làm đủ thứ phương tiện, ban cho chúng sinh thọ mạng nhiều không lường. Này thiện nam tử ! Phàm cho người ăn thì tức là cho mạng sống. Khi Ðại Bồ tát hành Ðàn Ba la mật thì thường thí cho chúng sinh vô lượng thọ mạng. Này thiện nam tử ! Tu giới Bất Sát được sống lâu dài. Khi Ðại Bồ tát hành Thi Ba la mật thì tức là thí cho tất cả chúng sinh vô lượng thọ mạng. Này thiện nam tử ! Thận trọng miệng, không tội lỗi thì được thọ mạng lâu dài. Khi Ðại Bồ tát hành Sằn đề Ba la mật, thường khuyên chúng sinh chớ sinh tư tưởng oán giận, đưa ngay thẳng đến người, đem rắc rối về mình, không có sự tranh tụng, được thọ mạng lâu dài. Vậy nên khi Bồ tát hành Sằn đề Ba la mật thì đã thí cho chúng sinh vô lượng thọ mạng. Này thiện nam tử ! Tinh cần tu thiện được thọ mạng lâu dài. Khi Ðại Bồ tát hành Tỳ lê gia Ba la mật, thường khuyên chúng sinh siêng tu thiện pháp, tu hành rồi được vô lượng thọ mạng. Vậy nên khi Bồ tát hành Tỳ lê gia Ba la mật, đã thí cho chúng sinh vô lượng thọ mạng. Này thiện nam tử ! Tu nhiếp lấy tâm thì được thọ mạng lâu dài. Khi Ðại Bồ tát hành Thiền Ba la mật thì khuyên các chúng sinh tu tâm bình đẳng. Chúng sinh tu hành rồi thì được thọ mạng lâu dài. Vậy nên khi Bồ tát hành Thiền Ba la mật, rồi thí cho chúng sinh vô lượng thọ mạng. Này thiện nam tử ! Ðối với các thiện pháp mà chẳng buông lung thì được thọ mạng lâu dài. Khi Ðại Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật thì khuyên các chúng sinh đối với những thiện pháp chẳng sinh buông lung. Chúng sinh tu hành rồi thì do nhân duyên này mà được thọ mạng lâu dài. Vậy nên khi Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật thì đã thí cho chúng sinh vô lượng thọ mạng. Này thiện nam tử ! Do nghĩa này nên Ðại Bồ tát đối với các chúng sinh nhất định không đọat lấy mạng họ. Này thiện nam tử ! Về câu hỏi của ông, khi giết Bà la môn thì có được Ðịa này không ? Này thiện nam tử ! Khi đó ta đã được nó rồi ! Do ái niệm nên ta đoạn dứt mạng căn ông ấy, chứ chẳng phải do ác tâm vậy ! Này thiện nam tử ! Ví như cha mẹ chỉ có một đứa con nên rất nặng tình yêu thương mà đứa con phạm phải hiến chế (pháp luật) nhà nước. Khi đó cha mẹ do sợ hãi nên hoặc đuổi đi, hoặc giết chết con. Tuy có sự đuổi đi hay giết chết nhưng không có ác tâm. Ðại Bồ tát vì hộ chánh pháp cũng lại như vậy, nếu có chúng sinh bài báng Ðại Thừa thì liền dùng roi đánh đập để thêm khổ mà sửa trị họ. Hoặc đoạt mạng của họ là muốn khiến cho họ đổi đời để tuân tu pháp lành. Bồ tát thường phải tác khởi suy nghĩ này : “Dùng nhân duyên gì có thể khiến cho chúng sinh phát khởi tín tâm ! Rồi theo phương tiện ấy mà cần phải làm cho họ”. Những Bà la môn, sau khi mạng chung, sinh vào địa ngục A Tỳ liền có ba ý nghĩ : Một là tự nghĩ, ta từ chỗ nào mà sinh đến đây ? Liền tự biết từ trong nhân đạo đến. Hai là tự nghĩ, chỗ sinh của ta hôm nay là chỗ nào ? Rồi liền tự biết chính là địa ngục A Tỳ. Ba là tự nghĩ, ta theo nghiệp duyên gì mà sinh đến đây ? Rồi liền tự biết theo nhân duyên bất tín, bài báng Kinh điển Ðại Thừa Phương Ðẳng mà bị quốc chủ giết chết nên sinh đến đây. Họ nghĩ ra việc này rồi thì liền đối với Kinh điển Ðại Thừa Phương Ðẳng phát sinh lòng tin kính, tức thời mạng chung, sinh vào thế giới của đức Như Lai Cam Lộ Cổ, ở đó thọ mạng đầy đủ mười kiếp. Này thiện nam tử ! Do nghĩa này nên vào thuở xa xưa ta mới cho người đó mười kiếp thọ mạng. Sao gọi là giết ? Này thiện nam tử! Có người đào đất, cắt cỏ, chặt cây, băm vằm xác chết, mắng chữi, đánh đập... do những nghiệp duyên này có bị đọa địa ngục không?

Ngài Ca Diếp Bồ tát bạch đức Phật rằng :

- Thưa đức Thế Tôn ! Như sự lý giải của con về ý nghĩa lời nói của đức Phật thì người đó nên đọa vào địa ngục. Vì sao vậy ? Vì thuở xưa đức Phật vì hàng Thanh Văn nói pháp rằng : “Này Tỳ kheo ! Các ông đối với những loài cỏ cây chớ sinh ra ác tâm. Vì sao vậy ? Vì tất cả chúng sinh nhân ác tâm nên đọa vào địa ngục”.

Lúc bấy giờ, đức Phật khen Bồ tát Ca Diếp rằng :

- Hay thay ! Hay thay ! Ðúng như lời nói của ông ! Ông nên khéo thọ trì! Này thiện nam tử ! Nếu nhân ác tâm mà đọa vào địa ngục thì Bồ tát bấy giờ quả thật không có ác tâm. Vì sao vậy ? Vì Ðại Bồ tát đối với tất cả chúng sinh thậm chí cả trùng, kiến.... đều phát sinh thương xót đem cho ích lợi. Sở dĩ vì sao ? Vì Bồ tát giỏi biết phương tiện nhân duyên, dùng phương tiện lực muốn khiến cho chúng sinh gieo trồng các thiện căn. Này thiện nam tử ! Do nghĩa này nên ta vào lúc bấy giờ, dùng phương tiện khéo léo, tuy đoạt lấy mạng của Bà la môn ấy mà chẳng phải ác tâm. Này thiện nam tử ! Pháp của Bà la môn, nếu giết loài kiến đựng đầy mười xe thì không có tội báo. Muỗi, bọ chét, chấy, rận, mèo, chồn, sư tử, cọp, sói, gấu... những loài trùng ác, thú ác và những thứ còn lại có thể làm hại chúng sinh thì có giết đầy xe, quỉ thần, la sát, Câu bàn trà, Ca la Phú đơn na, điên cuồng, khô cạn, các quỉ thần.v.v... có thể vì chúng sinh tạo tác sự nhiễu hại, cho dù có đoạt mất mạng họ thì đều không có tội báo. Nếu giết người ác thì có tội báo. Giết người rồi chẳng hối hận thì đọa vào loài ngã quỉ. Nếu có thể sám hối, ba ngày nhịn ăn thì tội ấy tiêu diệt, không có còn sót lại. Nếu giết Hòa Thượng, hại cha mẹ mình, nữ nhân và trâu thì vô số ngàn năm ở trong địa ngục. Này thiện nam tử ! Phật và Bồ tát biết rằng, giết có ba là hạ, trung, thượng. Hạ sát là giết từ con kiến cho đến tất cả loài súc sinh, chỉ trừ Bồ tát thị hiện sinh ra. Này thiện nam tử! Ðại Bồ tát do nhân duyên thệ nguyện thị hiện thọ thân súc sinh. Ðó gọi là hạ sát. Do nhân duyên hạ sát nên đọa vào địa ngục, súc sinh, ngã quỉ chịu đủ hạ khổ. Vì sao vậy ? Vì các chúng sinhthiện căn nhỏ nhoi. Vậy nên kẻ giết chịu đủ tội báo. Ðó gọi là hạ sát. Trung sát là giết từ người phàm phu cho đến A Na Hàm. Ðó gọi là trung sát. Do nhân duyên nghiệp này nên đọa vào địa ngục, súc sinh, ngã quỉ chịu đủ trung khổ. Ðó gọi là trung sát. Thượng sát là giết từ cha mẹ cho đến A La Hán, Bích Chi Phật, Tất định Bồ tát. Ðó gọi Thượng. Do nhân duyên nghiệp này nên đọa vào trong đại địa ngục A Tỳ, chịu đủ thượng khổ. Ðó gọi là thượng sát. Này thiện nam tử ! Nếu có người có thể giết Nhất xiển đề thì chẳng đọa vào trong ba thứ giết này. Này thiện nam tử! Những Bà la môn đó.v.v.. tất cả đều là Nhất xiển đề vậy. Ví như đào đất, cắt cỏ, chặt cây, băm vằm xác chết, mắng chữi, đánh đập... không có tội báo. Giết Nhất xiển đề cũng lại như vậy, không có tội báo. Vì sao vậy? Vì các Bà la môn thậm chí không có niềm tin ngang bằng năm pháp. Vậy nên tuy giết nhưng chẳng đọa địa ngục.

Này thiện nam tử ! Lời nói trước đây của ông, vì sao đức Như Lai mắng Ðề Bà Ðạt Ða là người ngu si ăn nước dãi nhổ ra, ông cũng chẳng nên hỏi câu hỏi như vậy. Vì sao vậy ? Vì các đức Phật Thế Tôn, phàm lời nói ra của các ngài chẳng thể nghĩ bàn. Này thiện nam tử ! Hoặc có lời nói chân thật vì sự yêu thương thế gian mà chẳng phải lúc, chẳng phải pháp, chẳng vì lợi ích thì lời nói như vậy ta nhất định chẳng nói. Này thiện nam tử ! Hoặc lại có lời nói thô ác hư vọng, chẳng phải lúc, chẳng phải pháp mà người nghe chẳng yêu thích, chẳng thể lợi ích thì ta cũng chẳng nói. Này thiện nam tử ! Nếu có lời nói tuy thô ác nhưng chân thật, chẳng hư vọng, đúng lúc, đúng pháp, có thể làm cho tất cả chúng sinh lợi ích, người nghe tuy chẳng vui lòng nhưng ta cần phải nói. Vì sao vậy ? Vì các đức Phật Thế Tôn Ứng Cúng Chánh Biến Tri biết phương tiện vậy. Này thiện nam tử ! Như ta một thuở, du hành ở vùng khoáng dã, tụ lạc, rừng rậm kia, tại dưới khu rừng ấy, có một quỉ thần tên là Khoáng Dã thuần ăn máu thịt, giết hại nhiều chúng sinh. Nó lại ở tại tụ lạc ấy mỗi ngày ăn thịt một người. Này thiện nam tử ! Vào lúc đó, ta vì quỉ thần kia rộng nói pháp yếu, nhưng quỉ bạo ác ngu si vô trí đó chẳng thính thọ giáo pháp. Ta liền hóa thân làm quỉ đại lực lay động cung điện của con quỉ ấy khiến cho chỗ ở chẳng yên. Con quỉ đó liền đem quyến thuộc của nó ra khỏi cung điện, muốn đến chống trả lại. Quỉ thấy ta tức thời mất hồn, sợ hãi ngã lăn ra đất mê man, đoạn tuyệt giống như người chết. Ta dùng tay từ mẫn xoa lên thân quỉ ấy thì quỉ liền đứng lên trở lại mà nói như vầy : “Khoái thay ! Hôm nay ta trở lại được thân mạng ! Vị Ðại Thần Vương này có uy đức lớn, có lòng từ mẫn xá bỏ tội lỗi của ta”. Quỉ ấy liền đối với ta đã phát sinh lòng tin thiện. Ta liền trở lại thân Như Lai, rồi vì quỉ ấy nói đủ thứ pháp yếu khiến cho quỉ thần đó thọ giới bất sát (chẳng sát sinh). Vào ngày đó, trong thôn Khoáng Dã liền có một ông trưởng giả theo thứ tự nên phải chết, người trong thôn đã đưa đến giao cho quỉ thần đó. Quỉ thần được rồi liền đem cho ta. Ta đã nhận rồi liền vì ông trưởng giả đổi lập tự danh tên là Thủ trưởng giả. Lúc bấy giờ, quỉ kia liền bạch với ta rằng : “Thưa đức Thế Tôn ! Con và quyến thuộc chỉ trông chờ vào máu thịt để tự sống còn, nay đã thọ giới thì nên phải sống ra sao ?” Ta liền đáp rằng : “Từ nay ta sẽ bảo đệ tử Thanh Văn, theo chỗ tu hành Phật pháp, đều sẽ khiến cho họ cho ông ăn uống”. Này thiện nam tử ! Do nhân duyên này nên ta vì các Tỳ kheo chế giới như vầy : “Các ông từ nay luôn phải cho quỉ Khoáng Dã đó ăn ! Nếu có trú xứ nào chẳng thể bố thí thì phải biết, bọn này chẳng phải là đệ tử của ta mà là đồ đảng quyến thuộc của thiên ma”. Này thiện nam tử ! Như Lai vì muốn điều phục chúng sinh nên thị hiện đủ thứ phương tiện như vậy, chẳng phải là cố làm cho quỉ đó sinh ra kinh sợ vậy. Này thiện nam tử ! Ta cũng dùng cây đánh quỉ hộ pháp. Lại vào một thuở, tại trên một ngọn núi ta đã xô quỉ đầu dê rơi xuống núi. Lại ở trên ngọn cây ta đánh ngã quỉ Hộ Di Hầu. Ta khiến cho voi Hộ tài thấy năm con sư tử, sai thần Kim Cương khủng bố Tát Già Ni Kiền, cũng dùng kim đâm vào thân của quỉ Tiểu Mao... Ta tuy làm như vậy nhưng cũng chẳng khiến cho những quỉ thần đó.v.v.. bị diệt mất. Ta ngay thẳng muốn khiến cho những quỉ đó an trụ ở Chánh pháp nên thị hiện đủ thứ phương tiện như vậy thôi. Này thiện nam tử ! Vào lúc bấy giờ, ta thật sự chẳng nhục mạ Ðề Bà Ðạt Ða mà Ðề Bà Ðạt Ða cũng chẳng ngu si ăn nước dãi của người, cũng chẳng sinh ở trong đường ác, địa ngục A Tỳ, chịu tội một kiếp, cũng chẳng hủy hoại Tăng, làm chảy máu thân Phật, cũng chẳng vi phạm bốn tội nặng, bài báng chính pháp, kinh điển Ðại Thừa, chẳng phải Nhất xiển đề, cũng chẳng phải là Thanh Văn, Bích Chi Phật vậy. Này thiện nam tử ! Việc ông Ðề Bà Ðạt Ða quả thật chẳng phải là cảnh giới của Thanh Văn. Duyên Giác mà chỉ là sự thấy biết của chư Phật. Này thiện nam tử ! Vậy nên ông nay chẳng nên nạn vấn, vì nhân duyênđức Như Lai quở trách, nhục mạ Ðề Bà Ðạt Ða. Ðối với cảnh giới sở hữu của chư Phật, ông chẳng nên sinh ra lưới nghi ngờ như vậy.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :

- Thưa đức Thế Tôn ! Ví như mía ngọt, lần lữa chưng nấu được đủ thứ vị. Con cũng như vậy, theo đức Phật lần lữa nghe được nhiều vị pháp, như là vị xuất gia, vị ly dục, vị tịch diệt, vị đạo... Thưa đức Thế Tôn ! Ví như vàng ròng lẫn lữa đốt đập, nấu tan ra nước, luyện trị thì trở nên sáng sạch, điều hòa, mềm mại, quang sắc vi diệu, giá trị vàng ấy khó lường. Rồi nhiên hậu nó mới của báu quí trọng của người, trời. Thưa đức Thế Tôn ! Ðức Như Lai cũng vậy, có trịnh trọng hỏi han thì mới được nghe thấy ý nghĩa thậm thâm, khiến cho hành giả thọ trì phụng tu sâu sắc, khiến cho vô lượng chúng sinh phát tâm Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Rồi nhiên hậu họ mới được sự tôn trọng, cung kính, cúng dường.

Lúc bấy giờ, đức Phật khen Bồ tát Ca Diếp rằng :

- Hay thay ! Hay thay ! Ðại Bồ tát vì muốn lợi ích cho các chúng sinh nên hỏi han Như Lai về nghĩa sâu như vậy ! Này thiện nam tử ! Do nghĩa này nên ta theo ý ông nói về pháp Ðại Thừa Phương Ðẳng thậm thâm bí mật là “Cực ái như nhất tử địa”.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :

- Thưa đức Thế Tôn ! Nếu các Bồ tát tu Từ Bi Hỷ được Nhất tử địa thì khi tu tâm Xả lại được Ðịa gì ?

Ðức Phật đáp rằng :

- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Ông khéo biết thời cơ, biết ta sắp nói thì ông hỏi đến ! Khi Ðại Bồ tát tu tâm Xả thì được trụ ở Không Bình Ðẳng địa như ông Tu Bồ Ðề. Này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát trụ ở Không Bình Ðẳng địa thì chẳng thấy có cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, thân tộc, bạn bè, kẻ oán người thân... cho đến chẳng thấy ấm, giới, các nhập, chúng sinh, thọ mạng.... Này thiện nam tử ! Ví như hư không không có cha mẹ, anh em, vợ con... cho đến không có chúng sinh, thọ mạng. Tất cả các pháp cũng lại như vậy, không có cha mẹ... cho đến thọ mạng. Ðại Bồ tát thấy tất cả pháp cũng lại như vậy. Tâm Bồ tát ấy bình đẳng như Hư Không kia. Vì sao vậy ? Vì Bồ tát khéo có thể tu tập các pháp không vậy.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :

- Thưa đức Thế Tôn ! Sao gọi là Không ?

- Này thiện nam tử ! Không là cái gọi là Nội không, Ngoại không, Nội ngoại không, Hữu vi không, Vô vi không, Vô thỉ không, Tính không, Vô sở hữu không, Ðệ nhất nghĩa không, Không không, Ðại không. Sao gọi là Ðại Bồ tát quán đến Nội không? Ðại Bồ tát này quan sát Nội pháp không. Nội pháp không này là không cha mẹ, người oán, kẻ thân, chúng sinh, thọ mạng, Thường Lạc Ngã Tịnh, Như Lai, Pháp, Tăng, tài vật sở hữu. Trong nội pháp này, tuy có Phật tínhPhật tính đó chẳng phải nội, chẳng phải ngoại. Sở dĩ vì sao ? Vì Phật tính thường trụ, chẳng biến dị vậy. Ðó gọi là Ðại Bồ tát quán đến Nội không. Ngoại không thì cũng lại như vậy, không có nội pháp. Nội ngoại không thì cũng lại như vậy. Này thiện nam tử ! Chỉ có Như Lai, Pháp, Tăng, Phật tính là chẳng ở tại hai không. Vì sao vậy ? Vì như vậy là bốn pháp Thường Lạc Ngã Tịnh. Vậy nên bốn pháp chẳng gọi là không. Ðó gọi là Nội, Ngoại đều không. Này thiện nam tử ! Hữu vi khôngpháp hữu vi đều là không. Ðó là Nội không, Ngoại không, Nội ngoại không, Thường Lạc Ngã Tịnh không, chúng sinh, thọ mạng, Như Lai, Pháp, Tăng, Ðệ nhất nghĩa không, trong đó Phật tính chẳng phải là pháp hữu vi. Vậy nên Phật tính chẳng phải là Hữu vi pháp không. Ðó gọi là Hữu vi không. Này thiện nam tử! Sao gọi là Ðại Bồ tát quán Vô vi không ? Pháp Vô vi này đều là không. Như không vô thường, khổ, bất tịnh, vô ngã, ấm, giới, nhập, chúng sinh, thọ mạng, tướng, hữu vi, hữu lậu, nội pháp, ngoại pháp. Trong pháp Vô vi, Phật ngang bằng bốn pháp, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, tính là thiện nên chẳng phải vô vi, tính thường trụ nên chẳng phải hữu vi. Ðó gọi là Bồ tát quán Vô vi không. Sao gọi là Ðại Bồ tát quán Vô thỉ không ? Ðại Bồ tát này thấy sinh tử Vô thỉ (không có bắt đầu), đều là không tịch. Cái gọi không là Thường Lạc Ngã Tịnh đều không tịch không có biến dị, chúng sinh, thọ mạng, Tam bảo, Phật tínhpháp Vô vi. Ðó gọi là Bồ tát quán Vô thỉ không. Sao gọi là Bồ tát quán đến Tính không ? Ðại Bồ tát này quan sát bản tính của tất cả pháp đều không. Những cái gọi là ấm, giới, nhập, thường, vô thường, khổ, lạc, tịnh, bất tịnh, ngã, vô ngã... Bồ tát quan sát tất cả các pháp như vậy mà chẳng thấy bản tính thì đó gọi là Ðại Bồ tát quán đến Tính không. Sao gọi là Ðại Bồ tát quán Vô sở hữu không ? Như người không con nói rằng nhà cửa trống không. Quan sát rốt ráo là không có thân ái. Người ngu si nói rằng, các phương trống không. Người nghèo cùng nói rằng, tất cả rỗng không. Việc kể như vậy thì hoặc không hoặc chẳng phải không. Khi Bồ tát quan sát như người bần cùng, tất cả đều không thì đó gọi là Ðại Bồ tát quán Vô sở hữu không. Sao gọi là Ðại Bồ tát quán Ðệ nhất nghĩa không ? Này thiện nam tử ! Khi Ðại Bồ tát quan sát Ðệ nhất nghĩa thì thấy mắt này khi sinh không có chỗ từ đó lại và khi nó diệt thì ra đi không chỗ đến, xưa không nay có, đã có rồi lại không, tìm kiếm thật tính ấy thì không mắt, không chủ. Như mắt, tất cả các pháp cũng lại như vậy. Sao gọi là Ðệ nhất nghĩa không ? Có nghiệp có báo mà chẳng thấy tác giả, không pháp như vậy gọi là Ðệ nhất nghĩa không. Ðó gọi là Ðại Bồ tát quán Ðệ nhất nghĩa không. Sao gọi là Ðại Bồ tát quán đến Không không ? Trong Không không này mới là chỗ mê đắm của Thanh Văn, Bích Chi Phật. Này thiện nam tử ! Có này, không có này thì đó gọi là Không không. Ðúng này, chẳng phải đúng này thì đó gọi là Không không. Này thiện nam tử ! Bồ tát Thập Trụ còn ở trong đó thông đạt phần ít giống như hạt bụi nhỏ, huống gì là những người còn lại. Này thiện nam tử ! Như vậy Không không cũng chẳng đồng với tam muội Không không sở đắc của Thanh Văn. Ðó gọi là Bồ tát quán đến Không không. Này thiện nam tử ! Sao gọi là Ðại Bồ tát quán đến Ðại không? Này thiện nam tử ! Nói Ðại không thì nghĩa là Bát Nhã Ba la mật. Ðó gọi là Ðại không. Này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát được không môn như vậy thì được trụ ở Hư Không Ðẳng địa. Này thiện nam tử ! Ta nay ở trong đại chúng này khi nói những nghĩa không như vậy thì có mười hằng hà sa số Ðại Bồ tát liền được trụ ở Hư Không Ðẳng địa. Này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát trụ ở Ðịa đó rồi thì không có lòng trệ ngại, trói buộc, câu chấp, không còn mê muộn đối với tất cả pháp. Do nghĩa này nên gọi là Hư Không Ðẳng địa. Này thiện nam tử ! Ví như hư không đối với màu sắc đáng yêu chẳng sinh tham trước, ở trong màu sắc chẳng yêu thích chẳng sinh sân nhuế. Ðại Bồ tát trụ trong Ðịa này cũng lại như vậy, đối với sắc đẹp, xấu không phát sinh tham trước, sân nhuế. Này thiện nam tử ! Ví như hư không rộng lớn không gì đối lại đều có thể dung chứa tất cả các pháp. Bồ tát Ma ha tát trụ trong Ðịa này cũng lại như vậy, rộng lớn không gì đối lại đều có thể dung chứa tất cả các pháp. Do nghĩa này nên lại được gọi là Hư Không Ðẳng địa vậy.

Này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát trụ trong Ðịa này, đối với tất cả pháp cũng thấy, cũng biết. Hoặc hành, hoặc duyên, hoặc tính, hoặc tướng, hoặc nhân, hoặc duyên, hoặc tâm chúng sinh, hoặc căn, hoặc thiền định, hoặc Thừa, hoặc thiện tri thức, hoặc trì cấm giới, hoặc sở thí.v.v... những pháp như vậy, Bồ tát tất cả đều thấy biết. Lại nữa, này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát trụ trong Ðịa này, biết mà chẳng thấy. Sao gọi là biết ? Biết pháp tự nhịn đói, gieo xuống vực sâu, nhảy vào lửa đỏ, tự rơi xuống từ núi cao, thường kiễng một chân (co lên một chân), năm lửa nướng thân, thường nằm trên tro đất, gai nhọn, cành bền (đàn cành cây lại với nhau), lá cây, cỏ xấu, phân bò, áo mặc là áo vải thô đồ bỏ ở nghĩa trang rách rưới bẩn thiểu, áo vải Khâm bà la, áo quần bằng rơm cỏ, da hươu nai, ăn rau, ăn trái, củ rễ, cặn dầu, phân trâu, rễ cây, trái cây... Nếu đi xin ăn thì giới hạn một nhà. Người chủ nhà nếu nói rằng, không thì liền bỏ đi. Giả sử người chủ đó gọi lại thì nhất định chẳng quay trở lại, chẳng ăn thịt muối, năm thứ vị của sữa trâu, đồ uống thường là nước trấu, nước sôi, thọ trì giới của trâu, giới của chó gà trĩ, lấy tro bôi thân thể, để tóc dài làm hình tướng, dùng dê khi tế cúng, trước chú nguyện, sau giết thịt, bốn tháng thờ lửa, bảy ngày đớp gió, trăm ngàn ức hoa cúng dường chư Thiên... Những nguyện sở dục nhân vào những việc này mà thành tựu. Những pháp như vậy mà có thể là nhân của giải thoát vô thượng thì điều này không có được. Ðó gọi là Tri. Sao gọi là chẳng thấy ? Ðại Bồ tát chẳng thấy một người tu hành pháp như vậy mà được giải thoát thì đó gọi là chẳng thấy. Lại nữa, này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát cũng thấy, cũng biết. Những gì là thấy ? Thấy các chúng sinh làm những tà pháp này nhất định rơi vào địa ngục thì đó gọi là thấy. Sao gọi là biết ? Biết những chúng sinh từ địa ngục sinh ra ở trong loài người, nếu có thể tu hành Ðàn Ba la mật... đầy đủ những Ba la mật. Người đó nhất định được vào Chánh giải thoát. Ðó gọi là biết. Lại nữa, này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát lại có cũng thấy, cũng biết. Sao gọi là thấy ? Thấy thường - vô thường, Khổ - lạc, tịnh - bất tịnh, ngã - vô ngã thì đó gọi là thấy. Sao gọi là biết ? Biết các đức Như Lai nhất định chẳng rốt ráo vào với Niết Bàn. Biết thân Như LaiKim Cương chẳng hoại, chẳng phải là thân do phiền não thành tựu, lại chẳng phải là thân xú uế hủ bại. Bồ tát cũng lại có thể biết tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Ðó gọi là biết. Lại nữa, này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát lại có cũng biết, cũng thấy. Sao gọi là biết ? Biết chúng sinh này thành tựu tín tâm, biết chúng sinh này cầu Ðại Thừa, người này thuận dòng, người này nghịch dòng, người này chánh trụ. Bồ tát biết chúng sinh này đã đến bờ kia, người thuận dòng gọi là người phàm phu, người nghịch dòng là từ bậc Tu Ðà Hoàn... cho đến Duyên Giác, người Chánh trụ gọi là Bồ tát.v.v.., người đến bờ kia tức là Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri. Ðó gọi là biết. Sao gọi là thấy ? Ðại Bồ tát trụ ở Kinh điển Ðại Thừa Ðại Niết Bàn tu tâm Phạm hạnh, dùng thiên nhãn thanh tịnh thấy các chúng sinh tạo ba nghiệp thân, miệng, ý chẳng lành nên rơi vào địa ngục, súc sinh, ngã quỉ, thấy những chúng sinh tu thiện nghiệp thì mạng chung sẽ nhất định sinh lên trời hay trong loài người, thấy có các chúng sinh từ tối vào tối, có các chúng sinh từ tối vào sáng, có các chúng sinh từ sáng vào tối, có các chúng sinh từ sáng vào sáng. Ðó gọi là thấy. Lại nữa, này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát lại có cũng biết, cũng thấy. Ðại Bồ tát biết các chúng sinh tu thân tu giới, tu tâm, tu huệ; biết người này đời nay thành tựu nghiệp ác, hoặc nhân tham dục, sân nhuế, ngu si, nghiệp đó nhất định ứng với địa ngục thọ báo; biết người này ngay thẳng do tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ nên đời hiện tại thọ báo nhẹ nhàng, chẳng rơi vào địa ngục. Sao gọi là Nghiệp có thể được hiện báo ? Sám hối phát lộ những việc ác sở hữu. Sau khi đã sám hối rồi lại chẳng dám làm, thành tựu đức tàm quí, cúng dường Tam Bảo, luôn tự quở trách. Do nhân duyên nghiệp thiện này, người đó chẳng rơi vào địa ngục mà ở đời hiện tại thọ quả báo như là đau đầu, đau mắt, đau bụng, đau lưng, chết bất đắc kỳ tử, bị quở trách, mạ nhục, đánh đập, giam cầm đói khát, khốn khổ... Thọ những quả báo nhẹ ở đời hiện tại như vậy thì gọi là Biết. Sao gọi là thấy ? Ðại Bồ tát thấy người như vậy chẳng thể tu tập thân, giới, tâm, tuệ mà tạo chút ít nghiệp ác thì nhân duyên nghiệp này nên thọ báo hiện tại. Người này ít ác, chẳng thể sám hối, chẳng tự quở trách, chẳng sinh tàm quí, không có sợ sệt. Nghiệp này nếu lớn thêm thì thọ quả báo địa ngục. Ðó gọi là thấy. Lại có biết mà chẳng thấy. Sao gọi là biết mà chẳng thấy ? Biết các chúng sinh đều có Phật tính, vì bị sự che phủ của các phiền não nên chẳng thể được thấy. Ðó gọi là biết mà chẳng thấy. Lại có biết mà ít thấy. Ðại Bồ tát Thập Trụ.v.v... biết các chúng sinh đều có Phật tính nhưng thấy chẳng sáng tỏ giống việc nhìn thấy trong đêm tối chẳng rõ ràng. Lại nữa, có cũng thấy, cũng biết. Như là các đức Phật Như Lai cũng thấy, cũng biết, chẳng thấy, chẳng biết. Cũng thấy, cũng biết là gọi văn tự, ngôn ngữ, nam nữ, xe cộ, bình chậu, nhà cửa, thành ấp, quần áo, ăn uống, núi sông, vườn rừng, chúng sinh, thọ mạng... của thế gian. Ðó gọi là cũng biết cũng thấy. Sao gọi là chẳng thấy chẳng biết ? Lời nói vi mật sẵn có của Thánh nhân, không có trai gái... cho đến vườn rừng. Ðó gọi là chẳng thấy chẳng biết. Lại có biết mà chẳng thấy. Biết cái ban cho, biết chỗ cung cấp, biết kẻ thọ nhận, biết nhân quả báo ứng thì đó gọi là biết. Sao gọi là chẳng thấy ? Chẳng thấy cái cho, chỗ cung cấp, người thọ nhận và cả quả báo thì đó gọi là chẳng thấy. Biết của Ðại Bồ tát có tám thứ tức là sự rõ biết của năm mắt Như Lai.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :

- Thưa đức Thế Tôn ! Ðại Bồ tát như vậy có thể biết được những lợi gì?

Ðức Phật dạy rằng :

- Này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát như vậy có thể iết được bốn vô ngại là pháp vô ngại, nghĩa vô ngại, từ (lời) vô ngại, lạc thuyết vô ngại. Pháp vô ngại là biết tất cả pháp và tên gọi của pháp. Nghĩa vô ngại là biết những nghĩa sở hữu của tất cả pháp, có thể tùy theo sự lập tên gọi của các pháp mà tạo tác nghĩa. Từ vô ngạitùy theo tự (chữ) luận, chính âm luận, siển đà luận, thế biện luận. Lạc thuyết vô ngại là gọi Ðại Bồ tát phàm có sự diễn nói thì không có chướng ngại, chẳng thể động chuyển, không sự kinh sợ, khó có thể tiêu diệt hàng phục. Này thiện nam tử ! Ðó gọi là Bồ tát có thể như vậy thấy biết liền được bốn vô ngại trí như vậy. Lại nữa, này thiện nam tử ! Pháp vô ngại là Ðại Bồ tát biết khắp cùng pháp của Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát và chư Phật. Nghĩa vô ngại là thừa tuy có ba nhưng biết chúng qui về một, nhất định chẳng cho là có tướng sai khác. Từ vô ngại là Ðại Bồ tát ở trong một pháp tạo tác đủ thứ tên, trải qua vô lượng kiếp, nói chẳng thể cùng tận. Thanh Văn, Duyên Giác mà có thể tạo tác sự nói năng này thì không có điều đó. Lạc thuyết vô ngại là Ðại Bồ tátvô lượng kiếp, vì các chúng sinh diễn nói các pháp mà hoặc tên gọi, hoặc ý nghiã, đủ thứ sai khác, nói chẳng thể cùng tận. Lại nữa, này thiện nam tử ! Pháp vô ngại là Ðại Bồ tát tuy biết các pháp mà chẳng thủ trước. Nghĩa vô ngại là Ðại Bồ tát tuy biết các nghĩa mà chẳng thủ trước. Tư vô ngại là Ðại Bồ tát tuy biết tên gọi mà cũng chẳng thủ trước. Lạc thuyết vô ngại là Ðại Bồ tát tuy biết lạc thuyết tối thượng như vậy mà cũng chẳng thủ trước. Vì sao vậy ? Này thiện nam tử ! Vì nếu thủ trước thì chẳng gọi là Bồ tát.

Bồ tát Ca Diếp lại bạch đức Phật rằng :

- Thưa đức Thế Tôn ! Nếu chẳng thủ trước thì chẳng biết pháp. Nếu biết pháp thì tức là thủ trước. Nếu biết pháp mà chẳng thủ trước thì không có cái để biết làm sao đức Như Lai nói rằng, biết pháp mà chẳng thủ trước.

Ðức Phật dạy rằng :

- Này thiện nam tử ! Phàm đã thủ trước thì chẳng gọi là Vô ngại. Không có sự thủ trước mới gọi là vô ngại. Này thiện nam tử ! Vậy nên tất cả các Bồ tát.v.v... có thủ trước thì không có vô ngạinếu khôngvô ngại thì chẳng gọi là Bồ tát, phải biết rằng, người này gọi là Phàm phu. Vì sao thủ trước gọi là Phàm phu ? Vì tất cả phàm phu thủ trước đối với sắc... cho đến thủ trước đối với thức. Do thủ trước sắc nên sinh ra lòng tham mà sinh lòng tham nên bị sắc trói buộc... cho đến bị sự trói buộc của thức. Do bị trói buộc nên chẳng được khỏi sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, tất cả phiền não đại khổ. Vậy nên thủ trước gọi là phàm phu. Do nghĩa này nên tất cả phàm phu không có bốn vô ngại. Này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát đã ở trong vô lượng atăngkỳ kiếp, thấy biết pháp tướng. Do thấy biết nên biết được nghĩa của những pháp ấy. Do thấy pháp tướng và biết cả nghĩa nên ở trong sắc mà chẳng sinh chấp trước ràng buộc... cho đến ở trong thức cũng lại như vậy. Do chẳng thủ trước nên Bồ tát đối với sắc chẳng sinh lòng tham... cho đến ở trong thức cũng chẳng sinh tham. Do không tham nên chẳng bị sự trói buộc của sắc... cho đến chẳng bị sự trói buộc của Thức. Do chẳng bị trói buộc nên được thoát khỏi ưu bi của sinh già bịnh chết và tất cả phiền não đại khổ. Do nghĩa này nên tất cả Bồ tát được bốn vô ngại. Này thiện nam tử ! Do nhân duyên này nên ta vì đệ tử, trong mười hai bộ Kinh, nói rằng buộc chấp trước thì gọi là sự trói buộc của ma. Nếu chẳng thủ trước thì thoát khỏi sự ràng buộc của ma. Ví như người thế gian có tội bị sự trói buộc của vua, người không tội thì vua chẳng thể trói buộc. Ðại Bồ tát cũng lại như vậy, có sự trói buộc thủ trước thì bị sự trói buộc của ma, không có sự trói buộc thủ trước thì ma chẳng thể ràng buộc. Do nghĩa này nên Ðại Bồ tát không sở trước.

Lại nữa, này thiện nam tử ! Pháp vô ngại là Ðại Bồ tát khéo biết thủ trì mà chẳng quên mất. Cái để thủ trì đó là như đất, như núi, như mắt, như mây, như người, như mẹ... tất cả các pháp cũng lại như vậy. Nghĩa vô ngạiBồ tát tuy biết tên gọi các pháp mà chẳng biết nghĩa. Bồ tát được nghĩa vô ngại thì biết nghĩa của những pháp ấy. Sao gọi là biết nghĩa ? Gọi đất giữ gìn là như đất giữ gìn khắp tất cả chúng sinh và chẳng phải chúng sinh. Do nghĩa này nên gọi là Ðịa trì (đất giữ gìn). Này thiện nam tử ! Gọi sơn trì (núi giữ gìn) là Ðại Bồ tát khởi lên suy nghĩ rằng : “Vì sao gọi là núi mà giữ gìn vậy ? Núi có thể giữ gìn đất khiến cho không khuynh động. Vậy nên gọi là Trì. Vì sao lại gọi mắt là trì vậy ? Mắt có thể giữ ánh sáng nên gọi là trì. Vì sao lại gọi Vân là trì vậy ? Mây gọi là hơi rồng (long khí), hơi rồng giữ nước nên gọi là Vân trì. Vì sao lại gọi Nhân là trì vậy ? Vì người có thể giữ gìn pháp và cả phi pháp nên gọi là Nhân trì. Vì sao lại gọi Mẫu là trì vậy ? Vì mẹ có thể giữ gìn con nên gọi là Mẫu trì. Ðại Bồ tát biết tên gọi câu nghĩa của tất cả pháp cũng lại như vậy. Từ vô ngại là Ðại Bồ tát dùng đủ thứ lời để diễn nói một nghĩa, cũng không có nghĩa, giống như tên gọi trai, gái, nhà cửa, xe cộ, chúng sinh.v.v... vì sao vô nghĩa ? Này thiện nam tử ! Phàm là nghĩa thì mới là cảnh giới của các đức Phật, Bồ tát. Từ là cảnh giới của phàm phu. Do biết nghĩa nên được từ vô ngại. Lạc thuyết vô ngại là Ðại Bồ tát biết từ, biết nghĩa nên ở trong vô lượng atăngkỳ kiếp, nói từ nói nghĩa mà chẳng thể cùng tận. Ðó gọi là Lạc thuyết vô ngại. Này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát ở trong vô lượng atăngkỳ kiếp đã tu hành Thế Ðế. Do đã tu hành nên biết pháp Vô ngại. Bồ tát lại ở vô lượng atăngkỳ kiếp tu Ðệ nhất nghĩa đế nên được nghĩa vô ngại, cũng ở vô lượng atăngkỳ kiếp tập Tỳ Dà La Na luận nên được từ vô ngại, cũng ở vô lượng atăngkỳ kiếp tu tập nói thế đế luận nên được Lạc thuyết vô ngại. Này thiện nam tử ! Thanh Văn, Duyên Giác nếu có được bốn vô ngại này thì không có điều đó. Này thiện nam tử ! Trong chín bộ Kinh ta nói, người Thanh Văn, Duyên Giácbốn vô ngại, nhưng hàng Thanh Văn, Duyên Giác chân thật không có. Vì sao vậy ? Vì Ðại Bồ tát vì độ chúng sinh nên tu bốn trí vô ngại như vậy. Người Duyên Giác tu pháp Tịch diệt , chí ưa chỗ một mình. Nếu giáo hóa chúng sinh thì chỉ hiện thần thông, trọn ngày lặng thinh, không tuyên thuyết điều gì cả thì sao phải có bốn trí vô ngại ? Vì sao lặng thinh mà không nói điều gì ? Vì Duyên Giác chẳng thể nói pháp độ người, khiến cho họ được pháp noãn, pháp đỉnh, pháp nhẫn, pháp thế đệ nhất, Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, Bích Chi Phật, Ðại Bồ tát và chẳng thể khiến cho người phát tâm Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Vì sao vậy ? Này thiện nam tử ! Duyên Giác ra đời, thế gian không có chín bộ Kinh điển. Vậy nên Duyên Giác không có từ vô ngạilạc thuyết vô ngại. Này thiện nam tử ! Người Duyên Giác tuy biết các pháp nhưng không có pháp vô ngại. Vì sao vậy ? Vì pháp vô ngại thì gọi là biết chữ (tri tự). Người Duyên Giác tuy biết văn tự nhưng không có Tự Vô ngại. Vì sao vậy ? Vì họ chẳng biết hai chữ Thường trụ. Vậy nên Duyên Giác chẳng được Pháp vô ngại. Người Duyên Giác tuy biết được nghĩa nhưng không có nghĩa vô ngại. Chân thật biết nghĩa là biết các chúng sinh đều có Phật tính. Nghĩa của Phật tính thì gọi là Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Do nghĩa này nên người Duyên Giác chẳng được nghĩa vô ngại. Vậy nên Duyên Giác, tất cả không có bốn trí vô ngại. Sao gọi là Thanh Văn không bốn vô ngại ? Người Thanh Văn không có ba thứ phương tiện khéo léo. Những gì là ba? Một là nhất định cần lời dịu dàng, nhiên hậu thọ pháp. Hai là nhất định cần lời thô tháo, nhiên hậu thọ hóa. Ba là chẳng dịu dàng, chẳng thô tháo, nhiên hậu thọ hóa. Người Thanh Văn không có ba thứ này nên không bốn vô ngại. Lại nữa, Thanh Văn, Duyên Giác chẳng thể rốt ráo biết từ, biết nghĩa, không trí tự tại biết được cảnh giới, không có mười lực, bốn vô sở úy, chẳng thể rốt ráo qua được dòng sông lớn mười hai nhân duyên, chẳng thể giỏi biết các căn lợi, độn sai khác của chúng sinh, chưa thể đoạn trừ vĩnh viễn lòng nghi hoặc hai đế (?) chẳng biết cảnh giới sở duyên của đủ thứ các tâm chúng sinh, chẳng thể khéo nói Ðệ nhất nghĩa không. Vậy nên hàng Nhị thừa không có bốn vô ngại.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :

- Thưa đức Thế Tôn ! Nếu những người Thanh Văn, Duyên Giác, tất cả không có bốn vô ngại thì sao đức Thế Tôn nói rằng, Xá Lợi Phất trí tuệ đệ nhất, Ðại Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất, Ma Ha Câu Hy La bốn vô ngại đệ nhất. nếu như những vị ấy không thì vì sao đức Như Lai nói như vậy ?

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn khen ngài Ca Diếp rằng :

- Hay thay ! Hay thay ! Này thiện nam tử ! Ví như sông Hằngvô lượng nước, nước sông lớn Tân Ðầu cũng vô lượng, nước sông lớn Bác Xoa cũng vô lượng, nước sông lớn Tất (Tư) Ðà cũng vô lượng, nước ao A Nậu Ðạt cũng vô lượng, nước trong biển cả cũng vô lượng. Như vậy những lượng nước tuy đồng là vô lượng, nhưng nước ấy nhiều ít thật ra chẳng ngang bằng. Bốn trí vô ngại của Thanh Văn, Duyên Giác và các Bồ tát cũng lại như vậy. Này thiện nam tử ! Nếu nói ngang bằng thì không có điều đó. Này thiện nam tử ! Ta vì phàm phu mà nói rằng, Ma Ha Câu Hy La thì bốn trí vô ngại là tối đệ nhất. Về câu hỏi của ông thì nghĩa ấy là như vậy. Này thiện nam tử ! Người Thanh Văn hoặc có được một, hoặc có được hai, còn nếu đầy đủ cả bốn thì không có điều đó.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :

- Thưa đức Thế Tôn ! Như lời nói trước đây của đức Phật, trong phẩm Phạm Hạnh, Bồ tát thấy biết được bốn vô ngại. Nếu Bồ tát thấy biết thì không sở đắc, cũng không có lòng nói rằng, không sở đắc. Thưa đức Thế Tôn ! Ðại Bồ tát này chân thật không sở đắc. Nếu khiến cho lòng Bồ tát có được thì chẳng phải Bồ tát mà gọi là phàm phu. Thế sao đức Như Lai nói rằng, Bồ tát mà có sở đắc ?

Ðức Phật dạy rằng :

- Này thiện nam tử ! Hay thay ! Hay thay ! Ðiều ta sắp muốn nói mà ông lại hỏi ! Này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát thật không có sở đắc mà không sở đắc thì gọi là bốn Vô ngại. Này thiện nam tử ! Do nghĩa này nên không sở đắc thì gọi là Vô ngại. Nếu có sở đắc thì gọi là Ngại mà có chướng ngại thì gọi là bốn điên đảo. Này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát không có bốn điên đảo nên được Vô ngại. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Lại nữa, này thiện nam tử ! Vô sở đắc thì gọi là Tuệ. Ðại Bồ tát được tuệ như vậy gọi là vô sở đắc. Có vô sở đắc gọi là vô minh. Bồ tát vĩnh viễn không có vô minh ám tối, nên gọi là vô sở đắc. Như vậy nên gọi Bồ tátvô sở đắc. Lại nữa, này Thiện nam tử Vô sở đắc gọi là Ðại Niết Bàn. Ðại Bồ tát an trụ trong Ðại Niết Bàn như vậy thì chẳng thấy tính tướng của tất cả các pháp. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Có sở đắc thì gọi là hai mươi lăm Hữu mà Bồ tát đoạn trừ vĩnh viễn hai mươi lăm Hữu, được Ðại Niết Bàn. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Lại nữa, này thiện nam tử ! Vô sở đắc thì gọi là Ðại Thừa. Ðại Bồ tát chẳng trụ ở các pháp nên được Ðại Thừa. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Có sở đắc thì gọi là đạo Thanh Văn, Bích Chi Phật. Bồ tát đoạn trừ vĩnh viễn đạo Nhị thừa nên được Phật đạo. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Lại nữa, này thiện nam tử ! Vô sở đắc thì gọi là Kinh Phương Ðẳng. Ðại Bồ tát đọc tụng Kinh như vậy nên được Ðại Niết Bàn. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Có sở đắc thì gọi là mười hai bộ Kinh. Việc tu hành của Bồ tát, thuần nói Kinh điển Ðại Thừa Phương Ðẳng. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Lại nữa, này thiện nam tử ! Vô sở đắc thì gọi là là Hư không. Thế gian không có vật gọi là hư không. Bồ tát được Hư không tam muội này thì không sở kiến. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Có sở đắc thì gọi là sinh tử luân (bánh xe sinh tử). Tất cả phàm phu luân hồi sinh tử nên có sở kiến. Bồ tát đoạn trừ vĩnh viễn tất cả sinh tử. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Lại nữa, này thiện nam tử ! Ðại Bồ tát không sở đắc thì gọi là Thường Lạc Ngã Tịnh. Ðại Bồ tát thấy Phật tính nên được Thường Lạc Ngã Tịnh. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Có sở đắc thì gọi là vô thường vô lạc vô ngã vô tịnh. Ðại Bồ tát đoạn trừ vô thường vô lạc vô ngã vô tịnh này. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Lại nữa, này thiện nam tử ! Vô sở đắc thì gọi là Ðệ Nhất Nghĩa Không. Ðại Bồ tát quan sát Ðệ Nhất Nghĩa Không đều không sở kiến. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Có sở đắc thì gọi là ngũ kiến (năm thứ thấy). Bồ tát đoạn trừ vĩnh viễn ngũ kiến này nên được Ðệ Nhất Nghĩa Không. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Lại nữa, này thiện nam tử ! Vô sở đắc thì gọi là Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Khi Ðại Bồ tát được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác thì đều không sở kiến. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Có sở đắc thì gọi là Bồ Ðề của Thanh Văn, Duyên Giác. Bồ tát vĩnh viễn đoạn dứt Bồ Ðề của Nhị thừa. Vậy nên Bồ tát gọi là Vô sở đắc. Này thiện nam tử ! Câu hỏi của ông cũng không sở đắc, lời nói của ta cũng không sở đắc. Nếu nói có sở đắc là quyến thuộc của ma, chẳng phải là đệ tử của ta !

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :

- Thưa đức Thế Tôn ! Vì khi lời nói của con là Bồ tát không sở đắc thì vô lượng chúng sinh đoạn trừ tâm hữu tưởng. Do việc này nên con mới dám hỏi han về nghĩa của Vô sở đắc, khiến cho vô lượng chúng sinh như vậy .v.v... lìa khỏi quyến thuộc của ma, làm đệ tử của đức Phật.

Bồ tát Ca Diếp bạch đức Phật rằng :

- Thưa đức Thế Tôn ! Ðức Như Lai trước ở vùng Ta La Song Thọ vì ông Thuần Ðà nói kệ rằng :

Vốn có nay không

Vốn không hay có,

Pháp ba đời

Ðiều này thì không.

Thưa đức Thế Tôn ! Nghĩa này thế nào ?

Ðức Phật dạy rằng :

- Này thiện nam tử ! Ta vì hóa độ các chúng sinh mà nói lời đó, cũng vì Thanh Văn, Bích Chi Phật mà nói lời đó, cũng vì Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử mà nói lời đó, chứ chẳng chính vì Thuần Ðà, một người mà nói bài kệ đó. Văn Thù Sư Lợi sắp muốn hỏi ta, ta biết ý ông ấy mà vì ông ấy nói đó. Ta đã nói rồi thì Văn Thù Sư Lợi liền được hiểu rõ.

Bồ tát Ca Diếp thưa rằng :

- Thưa đức Thế Tôn ! Như Văn Thù.v.v... há có bao nhiêu người có thể rõ nghĩa này ? Nguyện xin đức Thế Tôn lại vì đại chúng phân biệt giảng nói rộng rãi !

- Này thiện nam tử ! Hãy lắng nghe ! Lắng nghe ! Nay ta sẽ vì ông diễn bày vấn đề đó một lần nữa. Nói rằng, vốn có là Ngã thuở xưa vốn có vô lượng phiền não. Do phiền não nên hiện tại không có Ðại Bát Niết Bàn. Nói rằng vốn không là vốn không Bát Nhã Ba la mật. Do không Bát Nhã Ba la mật nên hiện tại có đủ các phiền não kết. Nếu có Samôn, hoặc Bà la môn, hoặc trời, hoặc ma, hoặc Phạm, hoặc người... nói rằng, Như Lai quá khứ, vị laihiện tạiphiền não, thì không có điều đó. Lại nữa, này thiện nam tử ! Nói rằng, vốn có là Ngã thuở xưa vốn có thân cha mẹ hòa hợp. Vậy nên hiện tại không có thân pháp Kim Cương vi diệu. Nói rằng, vốn không là thân của Ngã khôngba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Do không có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp nên hiện tại có đủ bốn trăm linh bốn bệnh. Nếu Samôn, hoặc Bà la môn, hoặc trời, hoặc ma, hoặc Phạm, hoặc người... nói rằng, Như Lai quá khứ, vị laihiện tạibịnh khổ, thì không có điều đó. Lại nữa, này thiện nam tử ! Nói rằng, vốn có là Ngã xưa vốn vô thường vô lạc vô ngã vô tịnh. Do vô thường vô lạc vô ngã vô tịnh nên hiện tại không có Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Nói rằng, vốn không là vốn chẳng thấy Phật tính. Do chẳng thấy Phật tính nên không có Thường Lạc Ngã Tịnh. Nếu có Samôn, hoặc Bà la môn, hoặc trời, hoặc ma, hoặc Phạm, hoặc người... nói rằng, Như Lai quá khứ, vị laihiện tại không có Thường Lạc Ngã Tịnh, thì không có điều đó. Lại nữa, này thiện nam tử ! Nói rằng, vốn có là vốn có tâm phàm phu tu khổ hạnh cho là được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Do việc này nên hiện tại chẳng thể phá hoại bốn ma. Nói rằng, vốn không là Ngã vốn không có sáu Ba la mật. Do vốn không có sáu Ba la mật nên tâm tu hành khổ hạnh phàm phu, gọi là được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Nếu có Samôn, hoặc Bà la môn, hoặc trời, hoặc ma, hoặc Phạm, hoặc người... nói rằng, Như Lai quá khứ, vị laihiện tạikhổ hạnh, thì không có điều đó. Lại nữa, này thiện nam tử ! Nói rằng, vốn có là Ngã xưa vốn có thân tạp thực. Do thân tạp thực nên hiện tại không có thân vô biên. Nói rằng, vốn không là vốn không có ba mươi bảy pháp trợ đạo. Do không có ba mươi bảy pháp trợ đạo nên hiện tại có đủ thân tạp thực. Nếu có Samôn, hoặc Bà la môn, hoặc trời, hoặc ma, hoặc Phạm, hoặc người... nói rằng, Như Lai quá khứ, vị laihiện tại có thân tạp thực, thì không có điều đó. Lại nữa, này thiện nam tử ! Nói rằng, vốn có là Ngã, xưa vốn có lòng thủ trước trong tất cả pháp. Do việc này nên hiện tại không có rốt ráo không định. Nói rằng, vốn không là Ngã vốn không có nghĩa thật của trung đạo. Do không có nghĩa chân thật của trung đạo nên đối với tất cả pháp có lòng thủ trước. Nếu có Samôn, hoặc Bà la môn, hoặc trời, hoặc ma, hoặc Phạm, hoặc người... nói rằng, Như Lai quá khứ, vị laihiện tại nói tất cả pháp là có tướng, thì không có điều đó. Lại nữa, này thiện nam tử ! Nói rằng, vốn có là Ngã đầu tiên khi được Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, có các đệ tử Thanh Văn độn căn. Do có đệ tử Thanh Văn độn căn nên chẳng được diễn nói Nhất Thừa chân thật. Nói rằng, vốn không là vốn không có tượng vương trong người lợi căn như Bồ tát Ca Diếp.v.v... Do không có người lợi căn như Ca Diếp.v.v... nên tùy nghi dùng phương tiện khai thị ba thừa. Nếu có Samôn, hoặc Bà la môn, hoặc trời, hoặc ma, hoặc Phạm, hoặc người... nói rằng, Như Lai quá khứ, vị laihiện tại, rốt ráo diễn nói pháp ba thừa, thì không có điều đó. Lại nữa, này thiện nam tử ! Nói rằng, vốn có là Ta vốn nói rằng, lui về sau ba tháng, ở Ta La Song Thọ, sẽ vào Niết Bàn. Vậy nên hiện tại chẳng được nói kinh điển Ðại Phương Ðẳng Ðại Bát Niết Bàn. Nói rằng, vốn không là vốn xưa không có Ðại Bồ tát Văn Thù Sư Lợi.v.v... Do không có nên hiện tại nói rằng, Như Lai vô thường. Nếu có Samôn, hoặc Bà la môn, hoặc trời, hoặc ma, hoặc Phạm, hoặc người... nói rằng, Như Lai quá khứ, vị laihiện tạivô thường thì không có điều đó.

Này thiện nam tử ! Như Lai khắp vì các chúng sinh nên tuy biết các pháp, nhưng nói rằng, chẳng biết, tuy thấy các pháp nhưng nói rằng, chẳng thấy, có pháp tướng mà nói rằng vô tướng, không pháp tướng nói rằng hữu tướng, thật có vô thường nói rằng có thường, thật có hữu thường nói rằng vô thường. Lạc, Ngã, Tịnh.v.v... cũng lại như vậy. Pháp ba thừa nói rằng một thừa, pháp một thừa, tùy nghi nói ba thừa, tướng lược nói rộng, tướng rộng nói lược, bốn trọng pháp nói Du Lan Già, Du Lan Già nói bốn trọng pháp, phạm nói chẳng phải phạm, chẳng phải phạm nói phạm (hủy phạm), khinh tội nói trọng, trọng tội nói khinh. Vì sao vậy ? Vì Như Lai thấy rõ ràng căn của chúng sinh. Này thiện nam tử ! Như Lai tuy nói thế nhưng nhất định không hư vọng. Vì sao vậy ? Vì lời nói hư vọng tức là tội lỗi. Như Lai đã đoạn dứt hết tất cả tội lỗi thì làm sao sẽ có lời hư vọng vậy ? Này thiện nam tử ! Như Lai tuy lời nói không hư vọng nhưng nếu biết chúng sinh nhân hư vọng mà nói được pháp lợi thì Như Lai tùy nghi phương tiện vì họ nói pháp. Này thiện nam tử ! Tất cả thế đế, nếu đối với Như Lai thì tức là Ðệ nhất nghĩa đế. Vì sao vậy ? Vì các đức Phật Thế Tôn vì Ðệ nhất nghĩa đế nên nói đến Thế đế, cũng khiến cho chúng sinh được Ðệ nhất nghĩa đế. Nếu khiến cho chúng sinh chẳng được Ðệ nhất nghĩa đế như vậy thì các đức Phật nhất định chẳng tuyên nói Thế đế. Này thiện nam tử ! Có lúc Như Lai diễn nói Thế đế mà các chúng sinh gọi là Phật nói Ðệ nhất nghĩa đế. Có lúc diễn nói Ðệ nhất nghĩa đế mà các chúng sinh gọi là Phật diễn nói Thế đế. Ðó là cảnh giới thậm thâm của các đức Phật, chẳng phải là sự hiểu biết của hàng Thanh Văn, Duyên Giác. Này thiện nam tử ! Vậy nên ông trước chẳng nên nạn vấn, Ðại Bồ tát vô sở đắc vậy. Bồ tát thường được Ðệ nhất nghĩa đế thì sao nạn vấn là không sở đắc vậy ?

Ngài Ca Diếp lại nói rằng :

- Thưa đức Thế Tôn ! Ðệ nhất nghĩa đế cũng gọi là Ðạo, cũng gọi là Bồ Ðề, cũng gọi là Niết Bàn. Nếu có Bồ tát nói rằng, có được Ðạo, Bồ Ðề, Niết Bàn thì tức là vô thường. Vì sao vậy ? Vì Pháp, nếu thường thì không thể được, giống như hư không thì ai có được nào ? Thưa đức Thế Tôn ! Như vật của thế gian vốn không mà nay có nên gọi là vô thường. Ðạo cũng như vậy, Ðạo nếu được thì gọi là vô thường.Pháp, nếu Thường thì không được, không sinh, giống như Phật tính không được, không sinh. Thưa đức Thế Tôn ! Phàm là Ðạo thì chẳng phải sắc, chẳng phải chẳng sắc, chẳng dài, chẳng ngắn, chẳng phải cao, chẳng phải thấp, chẳng phải sinh, chẳng phải diệt, chẳng phải đỏ, chẳng phải trắng, chẳng phải xanh, chẳng phải vàng, chẳng phải có, chẳng phải không... thì sao đức Như Lai nói rằng có thể được Bồ Ðề, Niết Bàn cũng lại như vậy.

Ðức Phật dạy rằng :

- Ðúng vậy ! Ðúng vậy ! Này thiện nam tử ! Ðạo có hai thứ, một là Thường, hai là Vô thường. Tướng Bồ Ðề cũng có hai thứ, một là Thường, hai là Vô thường. Niết Bàn cũng vậy. Ðạo của ngoại đạo thì gọi là vô thường. Ðạo của nội đạo thì gọi là thường. Bồ Ðề sở hữu của Thanh Văn, Duyên Giác thì gọi là vô thường. Bồ Ðề sở hữu của các đức Phật, Bồ tát thì gọi là thường. Giải thoát bên ngoài thì gọi là vô thường. Giải thoát bên trong thì gọi đó là thường. Này thiện nam tử ! Ðạo cùng Bồ Ðề và cả Niết Bàn đều gọi là thường. Tất cả chúng sinh thường bị sự che phủ của vô lượng phiền não, không có tuệ nhãn nên chẳng thể được thấy. Nhưng mà các chúng sinh vì muốn thấy nên tu Giới, Ðịnh, Tuệ. Do tu hành nên họ thấy Ðạo, Bồ Ðề và cả Niết Bàn. Ðó gọi là Bồ tát được Ðạo, Bồ Ðề và Niết Bàn vậy. Tính tướng của Ðạo thật chẳng sinh diệt. Do nghĩa này nên chẳng thể nắm biết. Này thiện nam tử ! Ðạo tuy không sắc tượng để có thể thấy, xưng lường, có thể biết mà thật hữu dụng. Này thiện nam tử ! Như tâm chúng sinh tuy chẳng phải là sắc, chẳng phải dài, chẳng phải ngắn, chẳng phải thô, chẳng phải tế (nhỏ mịn), chẳng phải trói, chẳng phải mở (cởi), chẳng phải là thấy pháp mà cũng là có. Do nghĩa này nên ta vì ông Tu Ðạt nói rằng, lòng trưởng giả làm chủ ngôi thành. Nếu trưởng giả chẳng hộ trì tâm thì chẳng hộ trì thân, miệng, nếu đã hộ trì tâm thì hộ trì thân, miệng. Do chẳng khéo hộ trì thân miệng này nên khiến cho các chúng sinh đến ba đường ác. Hộ trì thân miệng thì khiến cho chúng sinh được Niết Bàn người, trời, được gọi là Chân thật, nếu chẳng được thì gọi là chẳng chân thật. Này thiện nam tử ! Ðạo cùng Bồ Ðề và cả Niết Bàn cũng lại như vậy, cũng có cũng thường. Như những điều ấy không thì làm sao có thể đoạn tất cả phiền não ? Do những điều ấy có nên tất cả Bồ tát tỏ rõ thấy biết. Này thiện nam tử ! Thấy có hai thứ, một là thấy tướng mạo, hai là thấy tỏ rõ. Sao gọi là thấy tướng mạo ? Như từ xa thấy khói thì gọi là thấy lửa mà thật chẳng thấy lửa. Tuy chẳng thấy lửa nhưng cũng chẳng phải hư vọng. Thấy chim hạc trong không liền nói rằng thấy nước. Tuy chẳng thấy nước, nhưng cũng chẳng phải hư vọng. Như thấy hoa lá liền nói thấy rễ cây. Tuy chẳng thấy rễ cây nhưng chẳng phải hư vọng. Như người xa xa thấy sừng trâu ở bờ dậu liền nói thấy trâu. Tuy chẳng thấy trâu nhưng cũng chẳng phải hư vọng. Như thấy nữ nhân mang thai, liền nói thấy dục. Tuy chẳng thấy dục nhưng cũng chẳng phải hư vọng. Như thấy cây sinh ra lá liền nói thấy nước. Tuy chẳng thấy nước nhưng cũng chẳng phải hư vọng. Lại như thấy mây liền nói rằng thấy mưa. Tuy chẳng thấy mưa nhưng cũng chẳng phải hư vọng. Như thấy thân nghiệp và cả khẩu nghiệp liền nói rằng thấy tâm. Tuy chẳng thấy tâm nhưng cũng chẳng phải hư vọng... Ðó gọi là thấy tướng mạo. Sao gọi là thấy tỏ rõ (liễu liễu) ? Như mắt thấy sắc. Này thiện nam tử ! Như nhãn căn của người thanh tịnh, chẳng hoại, tự xem trái cây A Ma Lặc trongh bàn tay. Ðại Bồ tát thấy tỏ rõ Ðạo, Bồ Ðề, Niết Bàn cũng lại như vậy. Tuy thấy tướng vô kiến đầu tiên như vậy, này thiện nam tử ! Nhưng do nhân duyên này nên ta thuở trước bảo ông Xá Lợi Phất : “Tất cả thế gian, nếu có sự chẳng biết, chẳng thấy, chẳng giác của Samôn, hoặc Bà la môn, hoặc trời, hoặc ma, hoặc phạm, hoặc người... thì chỉ có Như Lai là biết, thấy, giác hết và các Bồ tát cũng lại như vậy. Này Xá Lợi Phất ! Nếu có sự thấy, biết, giác của các thế gian thì ta cùng Bồ tát cũng biết, thấy, giác. Sự chẳng biết, chẳng thấy, chẳng giác của chúng sinh thế gian, họ cũng chẳng tự biết chẳng biết, thấy giác sự biết, thấy, giác của chúng sinh thế gian nên liền tự nói rằng, ta biết, thấy, giác. Này Xá Lợi Phất ! Như Lai, tất cả đều biết, thấy, giác mà cũng chẳng tự nói rằng, ta biết, thấy, giác, tất cả Bồ tát cũng lại như vậy. Vì sao vậy ? Vì nếu giả sử Như Lai tạo tác tướng biết, thấy, giác thì phải biết đó chẳng phải là Phật Thế Tôn mà gọi là Phàm phu. Bồ tát cũng vậy”.

KINH ÐẠI BÁT NIẾT BÀN

- Quyển thứ mười lăm hết -

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 187695)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 43480)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 24872)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 30717)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 20932)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38611)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 27190)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 30981)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 32968)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23858)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 16873)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 20408)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 31796)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 17981)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 20401)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 26907)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 17931)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 25439)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26532)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36409)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 27957)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 27167)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30205)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 36928)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 37097)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23784)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 32209)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 55037)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 36740)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27453)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28181)
Công Phu Khuya
(Xem: 37836)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 25294)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 24032)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
(Xem: 11135)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
(Xem: 14378)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10505)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant