- 1. Giới thiệu
- 2. Hãy là một người ân cần và tế nhị
- 3. Những đặc trưng của luận giải
- 4. Kệ tán dương, nguyện ước trước tác, và khuyến khích lắng nghe tốt
- 5. Sự liên hệ giữa ba con đường
- 6. Viễn ly
- 7. Tâm giác ngộ (Bodhicita)
- 8. Một quan điểm đúng đắn về tính không
- 9. Huấn thị để thực hành
- 10. Kết luận lưu ý trên chủ trương không tông phái
(3) Vì tiếp
nhận những thích thú dữ dội trong những hoa trái khoái lạc của đại dương
bức
bách hướng nẽo luân hồi, mà không có sự viễn ly trong sạch
Là không có phương
pháp (để đạt đến) cho sự an bình (của giải thoát) –
Thực tế, bởi tham
dục là những gì được tìm thấy trong những trạng huống của xu hướng bức bách ấy,
Một số giới hạn
chúng sinh là hoàn toàn hướng về - Điều Thứ nhất, phấn đấu cho viễn ly.
Dịch kệ:
[3] Nếu thiếu tâm
buông xả luân hồi
Thì trong biển
sinh tử sẽ không thể dứt tâm tìm cầu lạc thú.
Lòng tham cầu sự
sống lại là dây trói,
Buộc thắt chúng
sinh vào cõi luân hồi
Vậy việc đầu tiên
phải làm, là phát tâm buông xả.
Nhóm chữ ‘viễn ly trong sạch’ được đề cập ở đây. Viễn ly phải là trong sạch trong ý nghĩa của sự hiện diện một cách hoàn toàn không thích thú trong những vinh quang hay còn được gọi là những thứ tốt đẹp của cõi sinh tử luân hồi. Nếu chúng ta thiếu vắng sự viễn ly trong sạch như thế và hoàn toàn bị quấy nhiễu hay ám ảnh bởi những quan tâm trần tục, thì sẽ không có con đường nào đạt đến giải thoát. Nếu chúng ta có tham ái và vướng mắc (chấp trước ), thế thì chẳng cần biết là chúng ta có bao nhiêu thiện nghiệp mà chúng ta có đi nữa, chúng ta sẽ không có thể cắt đứt gốc rễ sự tái sinh trở lại không thể kiểm soát. Thế cho nên, chúng ta cần phải phát triển sự viễn ly. Làm thế nào để phát triển điều ấy?
(4) Bằng
việc làm quen thuộc tâm thức chúng ta rằng không có thời gian để lãng phí
Khi mà một đời
sống an nhàn tự tại và giàu có phong nhiêu thì rất khó để tìm,
(Được) chuyển biến
từ sự si ám của chúng ta với biểu hiện (từ tâm thức) đến đời sống này.
Bằng việc quán
chiếu liên tục về những vấn nạn tái sinh trở lại
Và rằng (định
luật) chuyển vận của nhân quả thì không bao giờ lừa dối,
Chuyển biến từ sự
chấp trước của chúng ta thành biểu hiện (từ tâm thức) đến những đời sống
tương
lai.
Dịch kệ:
[4] Thân người
thong dong thuận tiện,
Khó tìm mà dễ mất
Phải thường xuyên
nhớ nghĩ như vậy,
Tâm sẽ thôi không
đắm chuyện đời này.
.
Luôn nhớ rằng nhân
quả vốn không sai,
Toàn bộ luân hồi
vốn không ngoài khổ não.
Phải thường xuyên
nhớ nghĩ như vậy,
Tâm sẽ thôi không
đắm chuyện đời sau.
Chúng ta cần suy nghĩ về sự quý giá của sự tái sinh làm người rằng chúng ta có với sự an nhàn và giàu có của nó, và cũng về sự kiện, rằng chúng ta sẽ đánh mất nó, vì nó là vô thường, và cái chết sẽ đến chắc chắn như thế nào. Trong cách này, chúng ta sẽ nhận chân ra cơ hội hiếm hoi như thế nào mà chúng ta có bây giờ và chúng ta không thể để khả năng lãng phí bất cứ giờ khắc nào ra sao. Đây là làm thế nào để hướng sự quan tâm của chúng ta hiện hữu chỉ trong đời sống này. Như vì sự an nhàn tự tại cùng giàu có phong nhiêu, và những giáo huấn trên vô thường và sự chết, chúng ta đã thảo luận những điều này trong những ngày vừa qua trong Ba mươi bảy phẩm Thực hành của Bồ tát Đạo. (See: Short Commentary on Thirty-seven Bodhisattva Practices.)
Quan tâm đến cái chết và vô thường, có nhiều điểm khác nhau để thiền quán (những sự thực hành thường xuyên lập lại để phát sinh và tập trung trên những trạng thái hữu ích của tâm thức nhầm mục tiêu thiết lập nó như một thói quen), chẳng hạn như sự thực rằng cái chết là chắc chắn, trong khi thời gian mà nó sẽ đến là hoàn toàn không thể biết trước được. Cái chết có thể xãy ra bất cứ lúc nào và , ngoại trừ Giáo Pháp, không một điều gì khác có thể hổ trợ khi nó đến. Nếu chúng ta không làm điều gì đấy bây giờ về cái chết sẽ đến và những đời sống tương lai, điều này sẽ không làm được gì cả. Càng nghĩ về sinh tử như thế, chúng ta càng làm giảm đi sự ám ảnh chấp trước của chúng ta đơn thuần với kiếp sống này mà thôi.
Tiếp theo, chúng ta cần quán chiếu về sự không thể sai lầm về sự chuyển vận của luật nhân quả, luật nghiệp báo. Để hiểu sự chuyển vận của luật nhân quả trong tất cả những chi tiết của nó là một trong những vấn để khó khăn nhất. Tuy nhiên, trong một hình thức đơn giản, từ sự tốt lành đến sự tốt đẹp, từ sự xấu xa đến sự xấu ác: nghiệp báo là chắc chắn. Từ những hành vi xây dựng của thân, khẩu, và ý, an lạc hạnh phúc là kết quả chắc chắn. Từ những hành động tàn hoại, khổ đau chắc chắn sẽ xãy ra không sớm thì muộn.
Do vậy, nếu chúng ta có những nguyên nhân khổ đau trong những sự tiếp diễn tâm thức của chúng ta, làm thế nào chúng ta có thể an nhàn toại nguyện và thoải mái nhàn hạ? Nó giống như một trái bom định giờ: nó chỉ là vấn đề thời gian, vì chắc chắn nó sẽ bùng nổ. Nếu chúng ta không tiêu trừ nguyên nhân ấy, chúng ta không bao giờ có thể thảnh thơi an bình. Khi chúng ta quán chiếu một cách cẩn thận sự vận hành của nhân quả trong cách này, chúng ta phát triển mạnh mẻ nguyện ước để tiêu trừ tất cả những nguyên nhân khổ đau của chúng ta.
Ở những thời điểm khác, chúng ta thực chứng khổ của sinh, tử, già và bệnh. Không kể là chúng ta dùng bao nhiêu thuốc men, chúng ta không thể chửa trị chứng già nua và chúng ta không thể ngăn ngừa chúng ta chẳng bao giờ có thể ngăn ngừa chúng ta mãi mãi đừng bệnh tật. Khổ đau của sinh, già, bệnh, và chết có nguồn gốc trong sự kiện rằng chúng ta có thân thể và nó phải trải qua sinh, già, bệnh và chết. Thân thể chúng ta là mạng lưới của những tập hợp củ ngũ uẩn, của nhiễm ô (phát sinh từ cảm xúc hay quan điểm phiền não). Nói cách khác, chúng ta tiếp nhận chúng tập nhiễm với nghiệp báo và những cảm xúc cùng những quan điểm phiền não. Nếu chúng ta không giải thoát chính mình khỏi những nguyên nhân sâu xa nhất của chúng, chúng ta sẽ luôn luôn có khổ đau.
Thân thể chúng ta là mạng lưới của năng lực xung đột, mâu thuẩn. Thí dụ hãy lưu tâm đến năng lực vảu sức nóng và lạnh trong thân thể. Nếu chúng ta có một cơn sốt, chúng ta dùng thuốc hạ nhiệt, nếu chúng ta dùng quá nhiều, chúng ta nhiễm bệnh lạnh. Nếu chúng ta dùng thuốc ấm để chửa chính mình với chứng lạnh lẽo này, và chúng ta dùng quá nhiều, thế thì một lần nữa chúng ta chuyển cán cân và có chứng nóng sốt. Chỉ khi nào chúng ta có một sự cân bằng về những năng lực nóng và lạnh trong thân thể, thế thì tạm thời, chúng ta có thể nói là chúng ta mạnh khỏe. Thế nhưng điều này chẳng bao giờ kéo dài. Nó rất tạm thời và ở tại thời khắc phù du, sự cân bằng là tình trạng thay đổi xáo trộn. Tôn giả Thánh Thiên đã chỉ ra điều này trong tác phẩm Bốn Trăm Thi Kệ của Ngài. Trong đấy, Ngài giải thích rằng, thân thể là thùng chứa những năng lực mâu thuẩn, đối kháng hổ tương; vì thể, nó chỉ có thể đem đến những rắc rối và khổ đau.
Chúng ta nghĩ rằng thân thể này thì quá xinh đẹp. Tuy thế, chúng ta cần phân tích kỹ càng nó trong tâm thức chúng ta và quan sát mỗi phần một cách riêng biệt, chẳng hạn cái đầu, thí dụ như thế, hay một bím tóc với búi tóc nhỏ ở dưới. Hãy nhìn lỗ tai, hãy nhìn con mắt đơn thuần với chính nó, hãy nhìn một mãnh da, hãy nhìn trái tim, hãy nhìn lá phổi. Nếu chúng đang ở trên bàn mỗi thứ như thế, chúng sẽ bị ghê sợ và chẳng xinh đẹp gì cả. Điều cũng giống như thế khi lưu tâm đến những vật chất trong thân thể này – nước tiểu, phân, nước mũi, v.v… Chúng ta thấy những thứ ấy trên mặt đất khi chúng ta bước chân đi qua và chúng ta bịt mũi lại để tránh mùi hôi thối ấy. Những vật chất không ưa thích ấy đến từ nơi nào? Chúng đã không sinh ra từ đất; mà chúng đến từ thân thể của chúng ta.
Làm thế nào thân thể chúng ta được sạch sẽ, khi chúng chỉ là nguồn gốc của nhơ bẩn? Thân thể chúng ta đến từ tinh cha huyết mẹ. Nếu chúng ta đem những thứ vật chất này đặt lên trên bàn ngay trước mắt chúng ta, và nhìn chúng, bất cứ người nào cũng cảm thấy ghê tởm. Chúng ta quá dính mắc với chúng do bởi chúng đến từ nguồn gốc những chất vật lý của thân thể chúng ta, nhưng tự chúng nó thì đáng buồn nôn. Thí dụ, nếu chúng ta sống năm mươi năm, và nghĩ về tất cả những thức ăn mà chúng ta đã từng tiêu thụ trong năm mươi năm dài ấy trên một phương diện và rồi thì tất cả những phân giải và nước tiểu mà thân thể chúng ta chuyển biến chúng trên một phương diện khác. Làm thế nào thân thể này sạch sẽ nếu chúng đã làm những việc như thế?
Thế cho nên, chúng ta phải từ bỏ sự dính mắc với một thân thể như vậy. Nó đến từ nghiệp báo và những cảm xúc cùng những nhận thức phiền não là những thứ chỉ đem đến khổ đau. Nếu chúng ta tát cạn hay tiêu trừ nghiệp báo và những cảm xúc phiền não, chúng ta sẽ không bao giờ mang lấy những tập hợp (uẩn) nhiễm ô hay khổ não một lần nữa. Những cảm xúc và quan niệm phiền não đến từ những tư tưởng thành kiến và nhận thức sai lầm, chúng khởi lên từ sự bất giác hay vô minh của những thứ có liên quan tới như sự hiện hữu vốn có. Nếu chúng ta nhận ra rằng mọi thứ thiếu vắng một sự hiện hữu như vậy, những cảm xúc và quan niệm phiền não sẽ tan biến. Chúng ta hòa tan vào trong khái niệm của tính không. Do vậy, đây là điều mà chúng ta cần.
(5) Khi
bằng sự quen thuộc với chính các con trong cách này, các con không bao giờ phát
sinh, ngay cả trong một khoảnh khắc, một tâm niệm khao khát vì sự chói lọi cuốn
hút trở lại luân hồi,
Và các con phát
triển một thái độ mà ngày hay đêm luôn luôn quan tâm một cách nhạy bén trong
giải thoát,
Vào lúc ấy, các
con đã phát sinh sự viễn ly.
Dịch kệ:
[5] Quán niệm như
thế cho đến khi
Tâm tuyệt không
còn đuổi theo chuyện phồn vinh thế tục,
Ngày cũng như đêm
luôn hướng về giải thoát,
Đó là lúc thành
tựu tâm buông xả luân hồi.
Do vậy, chúng
ta cần phát triển sự viễn ly. Tiếp theo chúng ta cần một khuynh hướng của
tâm giác ngộ (bodhicita).