Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 10 Hồi hướng công đức

05 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 9937)
Chương 10 Hồi hướng công đức


BỒ TÁT HẠNH (Bodhicaryàvatàra)
Santideva (Tịch Thiên)
Thích Trí Siêu dịch

Chương 10
Hồi hướng công đức

1) Do công đức biên tập Bồ Tát Hạnh này, nguyện cho tất cả chúng sinh đều bước chân trên Bồ Tát đạo.

2) Nguyện cho tất cả chúng sinh, bất cứ nơi đâu, đang bị đau khổ hành hạ thân và tâm, nhờ công đức này, đều được biển an lạc, sung sướng.

3) Ngày nào (họ) còn ở trong luân hồi, ngày đó hạnh phúc của họ không bị tiêu giảm. Nguyện cho họ luôn thành tựu được sự an vui của chư Bồ Tát.

4) Nguyện cho tất cả chúng sinh trong địa ngục đều hưởng được niềm vui sướng của Cực Lạc (Sukhavati).

5) Cho kẻ rét lạnh được sưởi ấm, kẻ nóng khát được mây vô lượng công đức của chư Bồ Tát đổ mưa tưới mát.

6) Cho rừng hoa đao kiếm biến thành vườn hoa đẹp Nandana [1] và những cây gai nhọn biến thành cây thành tựu điều ước.

7) Cho những biên ngục trở thành hồ sen rực rỡ thơm ngát với những đàn thiên nga, bạch hạc.

8) Cho đống than hồng biến thành ngọc báu. Cho mặt đất nóng bỏng trở thành cẩm thạch. Cho những "núi đè người" ở địa ngục hóa thành cung điện chư thiên, thờ phụng các đấng Thế Tôn.

9) Cho những trận mưa than, kiếm, đá lửa biến thành mưa hoa. Cho những trận chém giết bằng đao, gươm biến thành trận hoa chiến.

10) Cho những kẻ trầm mình trong sông Vaitarani, da thịt rách nát lộ xương trắng như hoa huệ, nhờ phước lực của ta, đều được thân trời, vui chơi với thiên thủy thần trong sông Mandakini [2].

11) Cho vệ sĩ của Diêm Vương cùng đàn quạ và diều hâu ghê tởm, bất thình lình thấy bóng đêm tan biến, sợ hãi hỏi nhau: "Ánh sáng êm dịu, nhẹ nhàng này từ đâu đến?". Và kìa! Ngửng mặt lên, thấy Kim Cang Tạng Bồ Tát (Vajrapani) huy hoàng đứng trên không, chúng cảm thấy trút hết tội lỗi và mừng rỡ bay theo ngài.

12) Và đây một trận mưa hoa senhương thủy. Ôi, sung sướng! Khi thấy ngọn sóng lửa địa ngục bị dập tắt, những kẻ tội nhân kia tự hỏi: "Ai đã làm thế?". Ngay đó Liên Hoa Tạng Bồ Tát (Padmapani) liền xuất hiện.

13) "Anh em ơi, đừng sợ hãi, hãy mau mau lại đây! Có vị Vương Tử Bồ Tát choàng khăn [3] đến cứu chúng ta đây rồi! Ngài có thần lực bảo vệ chúng sinh, tiêu diệt phiền não, đem lại an vui".

14) "Hãy nhìn kìa! Trên những tòa sen nơi chân ngài óng ánh vương miện của chư thiên đang đảnh lễ ngài; mắt ngài long lanh lệ từ bi, trên đầu ngài mưa hoa rơi từ những cung điện văng vẳng tiếng hát của muông ngàn thiên nữ đang xưng tán ngài. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đó!". Thấy ngài như vậy, những tội nhân kia mừng rỡ reo hò.

15) Do công đức của ta, cầu cho tất cả tội nhân địa ngục được vui mừng thấy Phổ Hiền và chư Bồ Tát hóa hiện những đám mây hương thủy thanh lương đổ tràn xuống họ, dập tắt đau khổ phiền não.

16) Cầu cho tất cả chúng sinh nơi địa ngục mau giải thoát, an vui.

17) Cho loài súc sanh không còn cắn xé lẫn nhau; cho loài ngạ quỷ được sung sướng như người ở Bắc Câu Lư Châu (Uttarakuru).

18) Cho loài ngạ quỷ được no đủ, tắm mát và giải khát trong suối sữa chảy từ tay Quán Thế Âm Bồ Tát.

19) Cho kẻ mù được thấy, kẻ điếc được nghe; cho những đàn bà mang thai, sinh con không đau đớn như hoàng hậu Ma Gia.

20) Cho kẻ rách được y phục, kẻ đói được thức ăn, kẻ khát được nước uống, kẻ nghèo được tiền của.

21) Kẻ yếu thế được bảo vệ, người buồn bã được yên vui, kẻ lo âu được may mắn hạnh phúc.

22) Cho bịnh nhân được bình phục, tù nhân được tự do, tất cả đều thương yêu lẫn nhau.

23) Cho tất cả du khách, dù đi bất cứ nơi đâu đều gặp an ổn thuận tiện.

24) Cho người thủy thủ lưới được những gì mong muốn và trở về bình yên, đoàn tụ gia đình.

25) Cho những kẻ lang thang trong rừng, gặp được đoàn du khách cùng đi không mệt, không sợ trộm cắp, thú dữ.

26) Cho những Hộ Thần luôn bảo vệ người già, kẻ điên, người yếu vía, kẻ bị bỏ rơi trong cơn hiểm nghèo của bịnh tật hay rừng hoang.

27) Cho chúng sinh không bị ràng buộc, có đủ đức tin, trí huệ, lòng thương người, vui vẻ, chánh nghiệp, và chánh niệm.

28) Cho chúng sinh không ham muốn nhiều tiền của mà chỉ thích kho tàng vô tậnhư khôngtự do, sống trong hòa thuậnđộc lập.

29) Cho kẻ tu hành yếu đuối có nhiều nghị lực. Nếu thân thể xấu xí sẽ được đẹp đẽ.

30) Cho tất cả người nữ được trở thành nam, những người thấp kém trở nên thanh cao và không kiêu ngạo.

31) Do công đức, phước lực của ta, cầu cho tất cả chúng sinh xa kìa mọi tội ác, suốt đời tu tập hạnh lành.

32) Cầu cho tất cả chúng sinh không bao giờ lìa bỏ tâm Bồ Ðề, luôn luôn hành hạnh Bồ Tát, thường được chư Phật gia hộ không rơi vào bẫy của Ma Vương.

33) Cho tất cả mạng sống được dài lâu, muôn đời hạnh phúc, không còn nghe thấy danh từ "chết".

34) Cho mười phương hư không đầy dẫy chư Phật và Bồ Tát, xuất hiện trong những vườn hoa tuyệt đẹp, có âm thanh êm dịu tuyên nói chánh pháp.

35) Cho toàn cõi mặt đất không gồ ghề đá sỏi, bằng phẳng, êm dịu như lòng bàn tay và đầy dẫy ngọc báu.

36) Cho các đại hội Bồ Tát mở khắp nơi, trang nghiêm mặt đất bằng hào quang của các ngài.

37) Cho tất cả chúng sinh đều nghe tiếng pháp âm vi diệu phát ra không ngừng từ các loài chim, cây, ánh sáng tỏa khắp bầu trời.

38) Cho chúng sinh luôn được ở gần chư Phật, Bồ Tát; luôn xưng tán bậc Thiên Nhân Sư bằng những đám mây cúng dường.

39) Cho mưa thuận gió hòa, lúa mạ phì nhiêu, mùa màng tươi tốt, vua hiền thương dân, quốc gia thịnh vượng.

40) Cho cây cỏ đều là linh dược, thần chú được thành công; các Nữ thần, La Sát, ma quỷ đều thấm nhuần tâm từ bi.

41) Cho không còn một chúng sinh nào đau khổ, tội lỗi, bịnh tật, thua thiệt, chán nản.

42) Cho chùa và Tu viện là những nơi tu học được thanh tịnh, phát triển. Tăng Già luôn hòa hợpthành tựu mục đích.

43) Cho các Sư Tăng được nhiều trí huệ, ham thích tu học, tìm được những nơi thanh vắng, tu tập thiền định với tâm tỉnh thức không loạn tưởng.

44) Cho các Sư Ni được bố thí đầy đủ, sống không tranh chấp, cãi vã, phiền não. Cho tất cả hàng xuất gia đều giữ giới cẩn thận.

45) Cho kẻ phạm giới biết nhận lỗisám hối không tái phạm. Cho những ai giữ giới thanh tịnh chóng thành Ðạo quả.

46) Cho các bậc xuất gia đều là hiền giả, được kính trọng, bố thí, tư cách trong sạch, vang danh bốn phương.

47) Cho chúng sinh không còn khổ địa ngục, không gặp chướng ngại khó khăn. Với một thân độc nhất (hơn cả chư thiên) này liền có thể thành Phật.

48) Cho tất cả chúng sinh luôn cúng dường xưng tán chư Phật và hưởng niềm an lạc vô tận, bất khả tư nghì của chư Phật.

49) Cho những đại nguyện của chư Bồ Tát thành tựu chúng sinh. Cho những tâm niệm của các Ðấng Bảo Vệ [4] thành tựu thế gian.

50) Cho các bậc Thanh Văn, Bích Chi luôn an vui, được Trời, Người, A Tu La cung kính cúng dường.

51) Cho tới khi nào chứng được Hoan Hỷ Ðịa [5], ta luôn được Văn Thù Bồ Tát gia hộ, thường nhớ lại tất cả đời quá khứ; đời nào cũng xuất gia thọ giới tu hành chánh niệm.

52) Trong tất cả tư thế, thời gian ta đều giữ được định lực. Trong tất cả kiếp tái sinh, ta đều tìm được nơi thanh vắng để tu hành Phật Pháp.

53) Nguyện khi muốn hiểu hay hỏi điều gì, ta liền được thấy đấng Thủ Hộ Vương Văn Thù Sư Lợi hiện đến trước mặt.

54) Như Văn Thù Bồ Tát đi khắp mười phương, thành tựu lợi ích cho vô lượng chúng sinh, nguyện cho hạnh của ta cũng được như của ngài.

55) Ngày nào hư khôngchúng sinh còn, ngày đó ta còn tiếp tục tiêu trừ phiền não thế gian.

56) Nguyện cho tất cả khổ đau của thế gian đều chín mùi nơi ta. Nhờ hạnh-nguyện-lực của chư Bồ Tát, cầu cho chúng sinh thảy đều được an vui.

57) Cho giáo pháp, nguồn gốc của tất cả hạnh phúc, liều thuốc duy nhất giải trừ đau khổ, được trường tồn, xưng tán, hộ trì.

58) Tôi xin đảnh lễ Văn Thù Sư Lợi, nhờ ơn Ngài mà tâm tôi hướng thiện. Tôi xin xưng tán bậc Thánh Trí toàn thiện, nhờ ơn Ngài mà tâm tôi tăng trưởng.

Chú thích:

[1] Nandana: vườn hoa cung trời Ðế Thích (Indra).

[2] Vaitarani: sông ở địa ngục. Mandakini: sông ở cảnh trời.

[3] Tức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjusri).

[4] Gonpo: đấng Thủ Hộ, tức là chư Phật, Bồ Tát.

[5] Pramuditabhumi: Sơ địa của Bồ Tát.

-ooOoo-

Thư mục - Tài liệu tham khảo

Abhayashri: La vie merveilleuse de 84 grands sages de l'Inde ancienne. Ngor Ewam Phende Ling 1988.

Candrakirti: Madhyamikavatara. L'Entrée au milieu. Editions Dharma 1985.

De la Vallée Poussin: Introduction à la pratique des futurs Buddhas. Librairie Bloud et Cie 1907.

Étienne Lamotte: Mahaprajnaparamitasastra. Institut Orientaliste. Louvain 1949.

Indo-Iranian Journal - Volumes XVi (1974) Mouton The Hague 1975

Santideva:

-La marche à la lumière. Louis Finot. Les deux océans.1987
-A guide to Bodhisattva's way of life. Stephen Batchelor. Library of Tibetan works and archives.

Taranatha: History of Buddhism in India. Edited by Debiprasad Chattopadhyaya.

Thích Trí Tịnh:

Kinh Hoa Nghiêm. Phật Học Viện Quốc Tế 1984.
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật. Chùa Khánh Anh.

Thích Thiền Tâm: Phật Học Tinh Yếu. Phật Học Viện Quốc Tế 1984

Thích Huyền Vi: Yếu Nghĩa Phật Pháp. Sutrasamuccaya. Institut de Recherche Bouddhique Linh Son 1985.

Thích Ðức Niệm: Kinh Bảo Tích. Phật Học Viện Quốc Tế 1987.

Thích Trí Siêu: Bố Thí Ba La Mật 1988.

Tsongkhapa: Lam Rim Chen Mo. Le grand livre de la Progression vers l'Eveil. Editions Dharma 1990.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22298)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 16026)
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán, Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
(Xem: 15034)
Pháp Hoakinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duysuy luận của con người bình thường.
(Xem: 18961)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 14452)
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
(Xem: 18632)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 14431)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13589)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13556)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 11822)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13262)
Không khởi sinh cũng không hoại diệt, không thường hằng cũng không đứt đoạn. Không đồng nhất cũng không dị biệt, không từ đâu đến cũng không đi mất.
(Xem: 13666)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 13940)
công đức của Pháp tánh là không cùng tận, cho nên công đức của người ấy cũng giống như vậy, không có giới hạn.
(Xem: 13252)
Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có.
(Xem: 15026)
Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt.
(Xem: 16165)
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử.
(Xem: 11085)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
(Xem: 16456)
Đại Thừa Khởi Tín Luận là bộ luận quan trọng, giới thiệu một cách cô đọng và bao quát về triết học đại thừa.
(Xem: 11908)
Công trình biên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
(Xem: 17601)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(Xem: 12880)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(Xem: 13717)
Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh.
(Xem: 12865)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(Xem: 14861)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(Xem: 16393)
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoátgiải thoát tự đến.
(Xem: 13133)
Trong nước mỗi mỗi báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần.
(Xem: 12093)
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
(Xem: 12775)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(Xem: 12919)
Nếu có nghe kinh này thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, Bồ Tát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi.
(Xem: 12792)
Các học giả Tây phương quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ các bản Pali, Sanskrit là kinh “gốc” và kinh sau thời đức Phật là kinh phát triển để...
(Xem: 14179)
Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit.
(Xem: 14124)
Chánh pháp quý giá của các ngài soi sáng khắp nơi và tuôn xuống như mưa cam-lộ. Tiếng nói của các ngài vi diệu đệ nhất.
(Xem: 16481)
Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩalợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm.
(Xem: 12381)
Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm,
(Xem: 14390)
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
(Xem: 11333)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11037)
Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời (bất cứ đối tượng nào của thức)
(Xem: 13195)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13896)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức
(Xem: 13165)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13007)
Thế Tôn đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết.
(Xem: 13511)
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
(Xem: 12739)
Đức Phật trình bày các điều bất thiện đều bắt nguồn từ tham, sân, si còn điều thiện là do lòng không tham, không sân, không si dẫn tới.
(Xem: 10235)
Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa...
(Xem: 13970)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau
(Xem: 10236)
Bát Nhãtrí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã.
(Xem: 13706)
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên GiácGiác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minhchứng nhập Viên giác.
(Xem: 16271)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giảnphẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào.
(Xem: 11968)
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
(Xem: 12980)
Những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
(Xem: 11661)
Xuất sinh pháp Phật không gì hơn Hiển bày pháp giới là bậc nhất Kim cương khó hoại, câu nghĩa hợp Tất cả Thánh nhân không thể nhập.
(Xem: 12682)
Nơi tâm rộng, hơn hết Tột cùng không điên đảo Lợi ích chốn ý lạc Thừa nầy công đức đủ.
(Xem: 10799)
Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo.
(Xem: 11001)
Kinh Duy Ma là một tác phẩmgiá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
(Xem: 10945)
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
(Xem: 11901)
Duy-ma-cật sở thuyết còn có một tên khác nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà cũng là tông chỉ của kinh.
(Xem: 12767)
Bộ Kinh này trình bày cảnh giới chứng nhập của Bồ Tát, có nhiều huyền nghĩa sâu kín nhiệm mầu, cao siêu...
(Xem: 11068)
Đức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn.
(Xem: 12622)
Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
(Xem: 11327)
Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant