Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

02. Bát-nhã tâm kinh Việt dịch

27 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 20451)
02. Bát-nhã tâm kinh Việt dịch

THIỀN VÀ BÁT NHà

Daisetz Teitaro Suzuki

Bản dịch Việt: Tuệ Sỹ

---o0o---

THIỀN LUẬN NĂM

Ý NGHĨA CỦA TÂM KINH BÁT-NHÃ
TRONG PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG

II. BÁT-NHÃ TÂM KINH VIỆT DỊCH

1. Việt dịch theo bản Anh của Suzuki[52]

Khi (1) Bồ-tát Quán Tự tại (Avalokitésvara) thực hành tu tập Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm,[53] trực nhận rằng, có năm uẩn (skandha)(2); và thấy năm uẩn đó không có tự tính trong chúng(3).

“Này Xá-lợi-phất (Śāriputra), sắc ở đây là không(4), không là sắc; sắc không khác không, không không khác sắc; sắc tức thị là không, không tức thị là sắc. Thọ, tưởng, hành và thức cũng vậy.”

“Này Xá-lợi-phất, hết thảy các pháp ở đây có đặc tướng là không : chúng không sinh, không diệt; không cấu nhiễm, không không cấu nhiễm; không tăng, không giảm. Vì vậy, này Xá-lợi-phất, trong tính Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức(5), không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc(6), thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới(7), cho đến(8) không có ý thức giới; không có minh, không có vô minh(9), không có sự diệt tận của minh, không có sự diệt tận vô minh[54] cho đến không có tuổi già và sự chết, không có sự diệt tận của tuổi già và sự chết; không có khổ(10),tập, diệt, đạo; không có trí, không có đắc, và không có chứng,++ bởi vì không có đắc.[55] Không có những chướng ngại+++ trong tâm của Bồ-tát an trụ do y chỉ trên Bát-nhã ba-la-mật;[56] và bởi vì không có những chướng ngại trong tâm mình, Ngài không có sợ hãi, và vượt ngoài những tà kiến điên đảo, đạt đến Niết-bàn. Hết thảy chư Phật trong quá khứ, hiện tại, và vị lai, do y trên Bát-nhã ba-la-mật, mà chứng đắc giác ngộ viên mãn tối thượng.”

“Vì vậy, nên biết Bát-nhã ba-la-mậtđại thần chú (mantra), là chú của đại minh huệ, là thần chú cao tuyệt, thần chú vô giá, có thể trừ diệt hết mọi khổ đau; đó là chân lý vì không sai lầm; đây là thần chú được công bố trong kinh Bát-nhã ba-la-mật: gate, gate, pāragate, pārasaṅgate, bodhi, svāhā!” (Này Bodhi, đi qua, đi qua, qua bờ bên kia, qua đến bờ bên kia, Svāha!).

 


CHÚ THÍCH (Suzuki)

(1) Có hai bản kinh cùng nhan đề là Hṛdaya (Tâm kinh): một bản được gọi là Lược bản, và bản khác được gọi là Quảng bản. Bản dịch ở trên, của bản lược, thông dụng ở Trung hoa và Nhật bản.

Đoạn mở đầu của Quảng bản trong nguyên bản Phạn ngữ và Tạng ngữ được tiết lược trong bản Lược như sau:

[Bản Tạng ngữ có thêm một đoạn: “Kính lễ Bát-nhã ba-la-mật vượt ngoài ngôn thuyết, tư tưởng và tán ngữ, vì tự tính như hư không, không sinh, không diệt, là cảnh giới của huệ và giới, hiển nhiên trong nội tâm chúng ta, và là mẹ của hết thảy các đấng Thế Tôn trong quá khứ, hiện tạivị lai.”] “Tôi nghe như vậy. Một thời, đức Thế Tôn ngự tại thành Vương xá (Rājagṛha), trên đỉnh Linh thứu (Gṛdhrakūta), cùng với đại chúng Tì khưu và Bồ-tát. Bấy giờ đức Thế Tôn nhập vào tam-muội Chánh giác thậm thâm.[57] cùng lúc đó Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại (Āryāvalokiteśvara) đang thực hành tu tập trong Bát-nhã ba-la-mật sâu xa.”[58]

Đoạn kế tiếp, cũng tiết lược trong bản lược, như sau:

Này Xá-lợi-phất, như thế Bồ-tát phải tự mình thực hành trong Bát-nhã ba-la-mật sâu xa.” Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn rời khỏi Tam muộitán dương Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại rằng: “Lành thay, lành thay, thiện nam tử! đúng như vậy! Sự tu tập Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm cần phải được thực hành như vậy. Đúng như lời ông đã giảng thuyết, các đức Như Lai[59] A-la-hán cũng tán dương như thế.” Đức Thế Tôn hoan hỉ nói như thế. Trưởng lão Xá-lợi-phất và Đại Bồ-tát Thánh Quán Tự tại cùng với toàn thể chúng hội, và thế giới của chư Thiên, loài người, A-tu-la (Asura) và Càn-thát-bà (Gandharva), tất cả đều ca ngợi lời của đức Thế Tôn.”

(2) Nhìn từ quan điểm khoa học hiện đại, khái niệm về Skandha (uẩn) có vẻ quá mơ hồbất định. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng nguyên tắc phân tích của đạo Phật không phát xuất từ hứng thú khoa học suông; nó có mục đích giải cứu chúng ta ra khỏi ý tưởng về một thực tại cá biệt với ảo tưởng là nó hiện hữu như thế suốt mọi thời. Vì khi ý tưởng này được nhận làm cứu cánh, thì vướng mắc phải cái sai lầm của sự chấp trước,và chính do chấp trước đó đã từng bắt chúng ta làm tôi mọi cho bạo lực ngoại giới. Năm uẩn (skandha) (các tập hợp thể, hay các yếu tố) là: sắc chất (rūpa), cảm thọ hay tri giác giác quan (vedanā), suy tưởng (saṁjñā), tập thành hay sự tác thành (saṁskāra), và thức (vijñāna). Uẩn thứ nhất là thế giới vật chất hay chất thể của mọi vật; bốn uẩn còn là thuộc về tâm giới. Vedanā xuất hiện qua các quan năng của chúng ta; saṁjñā, suy tưởng hay tư duy (thought) theo nghĩa rộng nhất, không có từ ngữ tương xứng ở Anh ngữ; hay nó là cái mà tâm phức biến; saṁskāra là một từ rất khó, không có tương đương trong Anh ngữ; nó chỉ cho cái tạo nên hình chất, là nguyên lý tạo hình; vijñāna là thức hay tâm thái. Có những hình thái của tâm thái khá rõ như thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, và nghĩ tưởng.

(3) Bản dịch của Huyền Trang có thêm: “(Vị ấy) thoát khỏi tất cả khổ ách 度一切苦厄.”

(4) Không (śūnya) hay “tính Không” (śūnyatā) là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong triết lý Đại thừađồng thời cũng gây nhiều rắc rối khó hiểu nhất cho những độc giả ngoài đạo Phật. Tính Không không có nghĩa là “tương đối tính“ (relativity) hay “hiện tượng tính“ (phenomenality), hay “cái không chi.” (nothingness). Nó chỉ cho Tuyệt đối thể, hay cái gì có bản tính siêu việt, dù nói thế cũng dẫn đến sai lầm như chúng ta sẽ thấy ở sau. Khi các nhà Phật học tuyên bố hết thảy mọi vật đều Không, họ không xướng xuất một quan điểm hư vô luận; ngược lại nó hàm ngụ một thực tại tối hậu, vốn không thể đặt dưới các phạm trù luận lý. Với các phạm trù đó, nếu nói đến tính cách hữu vi của vạn hữu thì cũng nói luôn hiện hữu của cái hoàn toàn vô vi siêu việt tất cả mọi xác định. Śūnyatā như thế thông thường cũng được diễn dịch rất chính xácTuyệt đối thể. Khi kinh nói rằng năm uẩn có đặc tướng (yếu tính) là Không (Không tướng), hay trong tính Không, không có sinh và diệt, không có nhiễm, tịnh, v.v…, thì có nghĩa rằng: đừng có gán cho Tuyệt đối thể những phẩm tính quyết định; trong khi nó tiềm tại trong tất cả mọi vật thể cụ thể và cá biệt, nó hoàn toàn không thể định tính. Do đó, phủ định toàn diện trong triết lý Bát-nhã là một hệ quả tất yếu.

(5) “Không có mắt, tai, v.v…” chỉ cho sáu quan năng. Trong triết học Phật giáo, ý thức (manovijñāna) là quan năng đặc biệt để tri nhận các pháp (dharma) hay các đối tượng của tư tưởng.

(6) “Không có sắc, thanh. v.v…” là sáu phẩm chất của ngoại giới, chúng làm đối tượng cho sáu quan năng.

(7) “Nhãn giới v.v…,” chỉ cho mười tám giới (dhātu) hay các yếu tố của hiện hữu, chúng gồm sáu giác năng (indriya: căn), sáu phẩm tính (viṣaya: cảnh) và sáu thức (vijñāna).

(8) “Cho đến” (Skt: yāvat; Hán: nãi chí 乃至), rất thông dụng trong văn học Phật giáo dùng để tránh lặp lại những đề tài đã biết. Những lối phân loại này hơi có vẻ phức tạp và chồng chéo.

(9) “Không có minh, không có vô minh…” là phủ định toàn bộ 12 chi duyên khởi (pratītyasamutpāda), gồm vô minh (avidyā), hành (saṁskāra), thức (vijñāna), danh sắc (nāma-rūpa), sáu xứ (ṣaḍāyatana), ái (tṛṣṇā), thủ (upādāna), hữu (bhava), sinh (jāti), già và chết (jarāmaraṇa). 12 chi duyên khởi này đã được các học giả đạo Phật thảo luận rất nhiều.

(10) Đương nhiên ám chỉ bốn Thánh đế (satya): 1. Đời sốngđau khổ (duḥkha); 2. Do sự tích tập (samudaya) của các nghiệp xấu; 3. Có thể diệt tận nguyên nhân của khổ (nirodha); 4. Có con đường (mārga) dẫn tới diệt nguyên nhân của khổ.

2. Việt dịch theo bản Hán của Huyền Trang

A. Phiên âm Hán-Việt

Quán Tự tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá-lợi Tử, Sắc bất dị Không, Không bất dị sắc, sắc tức thị Không, Không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

Xá-lợi Tử, thị chư pháp Không tướng bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm; thị cố Không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chílão tử diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí, diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố. Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề

Cố tri Bát-nhã ba-la-mật-đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật, bất hư cố; thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa. Tức thuyết chú viết: Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, Bồ đề, tăng sa-ha.

 

B. Việt dịch[60]

Bồ-tát Quán Tự tại trong khi thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, soi thấy năm uẩn đều Không, vượt qua tất cả mọi khổ ách.

-lợi Tử, sắc không khác Không; Không không khác sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Xá-lợi Tử, đặc tướng Không của các pháp ấy không sinh,[61] không diệt, không cấu, không tịnh, không tăng, không giảm; do đó, trong Không không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có giới của con mắt, cho đến không có giới của ý thức; không có vô minh, cũng không có sự diệt tận của vô minh, cho đến, không có già và chết, cũng không có sự diệt tận của già và chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí, cũng không có đắc. Vì vô sở đắc.

Bồ-đề-tát-đỏa, do y chỉ Bát-nhã ba-la-mật-đa, tâm không bị bưng kín. Do không bị bưng kín, nên không có sự sợ hãi, xa lìa tất cả điên đảomộng tưởng, đạt đến Niết-bàn cứu cánh. Chư Phật trong ba đời do y chỉ Bát-nhã ba-la-mật-đachứng đắc A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề

Do đó nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đathần chú vĩ đại, là minh chú vĩ đại, là chú vô thượng, là chú không gì có thể so sánh, diệt trừ tất cả khổ, chân thật, vì không hư dối, được gọi là chú Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Tức thuyết chú rằng: yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, bồ-đề, tăng sa-bà-ha.

 


 * Các chú thích một phần do chính tác giả; một số khác là tham chiếu của dịch giả. Những chú thích tham chiếu này đều có ghi TS.

[42] Nhật bản, kinh được gọi là Hannya Shingyô 般若心經 hay nói gọn là Shingyô 心經. Tại một thiền viện, kinh được tụng trong mọi thời. Có nhiều bản chú giải và các thiền sư thường cho một khóa giảng về kinh này.

[43] Thủ bản lưu trữ từ năm 609 tại chùa Hôryoji (法隆寺 Pháp long tự), Yamato, một trong những ngôi chùa tối cổ ở Nhật. Nó khá hấp dẫn về mặt khảo cổ vì cung cấp chúng ta “dạng bản tối cổ của mẫu tự Sanskrit được dùng cho các mục đích văn học.” Người ta nói thủ bản này được Bồ-đề đạt-ma mang vào Trung hoa, rồi sau đó tới Nhật bản.

[44] Bản Phạn-Hán, có nghĩa là bản phiên âm từ tiếng Sankrit sang tiếng Trung hoa, ấn hành trong Đại tạng Taishô, tập VIII, số hiệu 256: Đường Phạn phiên đối tự âm Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh 唐梵翻對字音般 若波羅蜜多心經, Quán Tự tại Bồ tát trực tiếp truyền cho Tam tạng Pháp sư Huyền Trang bản Phạn không nhuận sắc. TS

[45] T8n251, tr. 848c4 Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh 般若波羅蜜多心經, Đường Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch 唐三藏法師玄奘譯. )

[46] Phiên âm theo bản Devanāgari của Suzuki, tham chiếu Mahāyāna-sūtra-saṁgraha, ed. By Vaidya, The Mithila Institute, 1961, p.97.

[47] Vaidya: gambjīrāyāṃ. TS

[48] Vaidya: prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ. TS

[49] Vaidya: na jñānaṁ na prāptitvam. TS

[50] Vaidya: bodhisattvasya(śca?). TS

[51] Vaidya: viharati cittāvaraṇaḥ. TS

[52] Bản Việt này cố gắng dịch sát theo bản Anh làm cơ sở tham chiếu cho các bản Hán dịch. Các chú thích trong phần cước chú là của người dịch được đánh dấu hoa Ả-rập (không ngoặc). Một số cước chú của tác giả (Suzuki) được đánh dấu thập (+). Chú thích của tác giả (Suzuki) được được đánh số Ả-rập trong ngoặc đơn ghi ở cuối bản dịch Việt này.

+ Có hai điểm đáng lưu ý trong đoạn dịch này: 1) Bản Hán của Huyền Trang: chiếu kiến ngũ uẩn giai không 照見五蘊皆空; bản Hán của Cưu-ma-la-thập: chiếu kiến ngũ ấm không 照見五陰空; khác với lối nói: soi thấy có năm uẩn (ấm) rồi mới thấy tự tánh của chúng là không. 2) Cả hai bản Hán vừa dẫn đều có câu: vượt qua mọi khổ ách 度一切苦厄, tức nói tới hiệu lực của Bát-nhã. Bản Sanskrit hiện hành và bản phiên âm Taishô VIII, No 256 đều không có câu này. TS

[53] Chữ Hán: thị chư pháp Không tướng 是諸法空相. Phạn: iha … sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā, “ở đây, tất cả các pháp vốn có đặc tướng (=yếu tính) là tính không.” Ý nghĩa chữ này, có thể đọc nơi luận VI, đoạn nói về 8 cái Không. (TS).

[54] Các bản Hán đã dẫn: vô vô minh, diệc vô vô minh tận 無無明。亦無無明盡, không có vô minh và cũng không có sự chấm dứt của vô minh. Đoạn dịch trên tương đương với bản phiên âm Phạn Hán đọc được trong Taishō như sau: na vidyā nāvidya na vidyākṣhayo nāvidyākṣayo. TS.

++ Nābhisamayaḥ (không hiện quán hay hiện chứng - TS), không có trong các bản Hán dịch cũng như trong thủ bản chùa Pháp long.

[55] Hán: dĩ vô sở đắc cố (Skt. aprāptitvāt), một số chú giải đặt nhân do này lên đoạn trên như bản dịch Anh; một số khác đưa xuống đoạn sau. Prāpti (đắc) và aprāpti (phi đắc) là hai trong số các hành không tương ưng tâm (citta-viprayuktāḥ saṁskārāḥ). Kośa-Bhāṣya, k. ii. 36c-d: dvidhā hi prāptir aprāptaviḥīnasya ca lābhaḥ pratilabdhena ca samanvāgamaḥ, “đắc có hai: 1. sự thu hoạch (thủ đắc) những gì chưa có được hay những gì đã mất; 2. sự sở hữu (thành tựu, cụ túc) những gì đã có được mà chưa mất.” Chỉ khái niệm về sự hiện hữu của một phẩm tính nơi một nhân cách. Nói một người “đắc quả A-la-hán” là khi phẩm tính A-la-hán hiện hữu nơi vị ấy do đó nhân cách vị ấy được biết như là một Thánh giả A-la-hán. Trong bản Hán, prāpti được dịch là sở đắc, “cái được thủ đắc.” TS

+++ Chữ varaṇa, tất cả các bản Hán đều nói “quái ngại” và như thế hoàn toàn hợp với giáo pháp của Bát nhã. Max Muller dịch Anh ngữ “envelop”, bao trùm.

[56] Hán: Bồ-tát y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố tâm vô quái ngại 依般若波羅蜜多故。心無罣礙: Bồ tát do nương trên Bát-nhã ba-la-mật-đa nên tâm không quái ngại. Skt. bodhisattvasya prajñāpāra­mi­tām āśritya viharato’ cittāvaraṇaḥ, sau khi y chỉ trên Bát-nhã ba-la-mật-đa của Bồ tát, (vị ấy=hành giả) an trụ với tâm không bị chướng ngại (trùm kín). TS

[57] Skt. gambīrāvasaṁbodhaṁ nāma samādhiṁ; Hán, T8n253: tam-muội tên là Quảng đại thậm thâm 三昧名廣大甚深; T8n254: tam-ma-địa danh Quảng đại thậm thâm chiếu kiến; 三摩地名廣大甚深照見; T8n255: Nhập thậm thâm minh liễu tam-ma-địa pháp 入甚深明了三摩地法. TS

[58] Skt. gambīrayāṁ prajñāpāramitāyāṁ caryāṁ caramaṇo, ngữ pháp, biến cách số 6, chỉ nơi chốn. Ở đây được hiểu là sự tu tập trong Bát-nhã ba-la mật-đa, là sở y chứ không phải đối tượng. TS

[59] Dịch sát bản Anh: by Tathāgatas and Arhats. Skt. tathāgatair arhadbhiḥ, trong đây, A-la-hán được hiểu là một phẩm đức của Như Lai. TS

[60] Bản dịch Việt này cố dịch sát theo bản Hán, theo sự lãnh hội phổ thông để có thể so sánh với một vài dị biệt có thể có trong bản Phạn hiện hành. TS

[61] Dịch theo cách ngắt câu khắc: “Xá-lợi-phất, các pháp, mà yếu tính là Không (Không tướng), vốn không sinh,… „

---o0o---

Tựa tái bản


Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận vềộđược xuất bản lần đầu do An tiêm, năm 1972. Sởĩản toàn bộ, vì người dịch thấy cần phải đọc lại bản dịch trước đó, đểửa chữa và bổững sai lầmthiếu sót nhất định phải có; mà công việc này chưa gặp được thuận duyên đểực hiện. Vì vậy, chúng tôi sẽửa chữa từng phần, từng thiên luận, và sẽản dần. Thi Hoa nghiêm và Bát-nhã. Toàn b d không tái b s túc nh th s tái b

Nhân dịp đọc lại và sửa chữa, chúng tôi cũng thêm vào khá nhiều văn bản, tưệu liên quan đến Tâm kinh Bát-nhã. Các văn bản tưệu này giúp các độc giảơởđểựưệm những ý nghĩa tiềm ẩn của Tâm kinh Bát-nhã mà các bản luận giải không thểếđểận thức được. Các tưệu được cung cấp trong đây cũng chỉởừng mức có tính cách gợi ý. Vì nền văn học Bát-nhã, riêng trong Hán tạng, gồm các bản dịch và chú giải, quảật vô cùng đồộ, mà trong điều kiện hiện tại của trình độứu Phật học Việt nam thì công trình phiên dịch khó có thểực hiện cho đầy đủương đối chính xác được. Do đó, người dịch mong độc giảếu cảm thấy có đôi chút hứng thú với các tưệu được cung cấp ởđây, thì cũng chỉứng thú trong chừng mực vừa phải với nhận thức văn tự, ngoài ra thì tựưếu, đểượt qua giới hạn ngôn ngữ, đạt được cho mình những điều ý tại ngôn ngoại. li li có thêm c s t mình t duy và chiêm nghi thay th nh li ch th s nghiên c th và t n li nên h mình t duy quán chi v

 Phật lịch 2547

Quảng Hương Già-lam

Tuệ S

cẩn chí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11635)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 11959)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11113)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11343)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 12062)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12558)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10766)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 17978)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11727)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 9947)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 10168)
Bồ Tát Thiện Giới, hiểu theo nghĩa Việt là những giới tốt lành, hay kheo, chơn chánh của Bồ tát.
(Xem: 12349)
Kinh Kim Cang thuộc hệ Bát Nhã, một trong ngũ thời giáođức Phật đã thuyết, và là quyển thứ 577 trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.
(Xem: 15339)
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
(Xem: 11240)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 14326)
Đức Phật A Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
(Xem: 12095)
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
(Xem: 15362)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 12000)
Đề cương kinh Pháp Hoa là học phần cương yếu, Thượng nhân Minh Chánh nêu lên cốt lõi của kinh qua cái nhìn của thiền sư Việt Nam...
(Xem: 12405)
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Đàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh
(Xem: 11184)
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt.
(Xem: 12085)
Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.
(Xem: 10613)
Thế Tôn đã để lại cho chúng ta một phương pháp để thẩm định đâu là giáo lý Phật Giáo, đâu không phải là những lời dạy của đức Phật.
(Xem: 12554)
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta.
(Xem: 13169)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 14840)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 12679)
Kinh Đại Bát Niết Bànbài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
(Xem: 16575)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 19664)
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
(Xem: 13108)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12666)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12263)
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau.
(Xem: 11847)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10899)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 13523)
Thích Đức Nhuận, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000
(Xem: 11949)
Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch. Sa môn Hám Sơn Thích Đức ThanhTào Khê, đời Minh soạn - Việt Dịch: Hạnh Huệ
(Xem: 11840)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 11632)
Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng.
(Xem: 12766)
Kinh Căn Bản Pháp Môn nêu lên hai cách tu tập: Chỉ (samātha) và Quán (vipassana). Đây là hai cách tu tập cần yếu trong hành trình dẫn đến giác ngộ.
(Xem: 14516)
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó.
(Xem: 12614)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, bắt đầu từ ngày 28/5/1998, tổng cộng gồm năm mươi mốt tập (buổi giảng).
(Xem: 15665)
Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật ĐếDi Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
(Xem: 13625)
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
(Xem: 12894)
Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 9865)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
(Xem: 18015)
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
(Xem: 11165)
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sư Thanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
(Xem: 9079)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 12171)
Chúng ta biết rằng, lý do tồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiện sinh hoạt tâm linh của con người.
(Xem: 13048)
Bài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka).
(Xem: 10308)
Này người Bả-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên ba thanh kiếm bất hạnh...
(Xem: 12198)
Mettâ-sutta là một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi"
(Xem: 15310)
Câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không chỉ là yếu chỉ tu hành của những người tu Phật mà còn có công năng chuyển hóa những tâm hồn bi quan, khổ đau trong cuộc đời, giúp họ sống tỉnh giác và xả ly, tự tin, làm chủ bản thân trước mọi hoàn cảnh sống.
(Xem: 16611)
BÁT NHÃ TÂM KINH (Prajnaparamitahridaya Sùtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát nhã ba la mật (Prajnaparamità).
(Xem: 12215)
Bát-nhã là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung-hoa có nghĩa là trí-huệ, tiếng Việt-nam mình cũng giữ chữ đó là trí-huệ.
(Xem: 11481)
Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lựcniềm tin của nhân loại.
(Xem: 14270)
Đại Thừa Khởi Tín Luận - Con đường đưa đến giác ngộ, Tác Giả: Mã Minh - Dịch & Giải: Chân Hiền Tâm.
(Xem: 19699)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 14151)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(Xem: 24608)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
(Xem: 10691)
Kinh 42 Bài là dịch từ chữ Hán Tứ Thập Nhị Chương. Kinh nầy có nhiều bản chữ Hán. Bản lưu hành cho đến gần đây, theo sự ước đoán của Hòa Thượng Trí Quang
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant