Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

15. Chương 7: Một Kiếp Người An lạcThuận duyên

12 Tháng Chín 201200:00(Xem: 18418)
15. Chương 7: Một Kiếp Người An lạc và Thuận duyên
Tsongkhapa
ĐẠI LUẬN VỀ
GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ
Tập 1
(Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận – Quyển Thượng)
Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
༄༅༎ བྱང་ཆུབ་ལམ་རིམ་ཆེན་མོ་། །།ཀ།།
རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ༎

Chương 7: Một Kiếp Người An lạc và Thuận duyên

 

B. Những giai đoạn người đệ tử điều phục tâm thức sau khi họ nương tựa vào đạo sư

1. Sự khuyến khích về việc tận dụng toàn vẹn đời sống an lạcthuận duyên

a. Sự nhận diện an lạcthuận duyên

1) An lạc

2) Thuận duyên

a) Năm khía cạnh của thuận duyên thuộc về bản thân quý vị

b) Năm khía cạnh thuận duyên liên quan đến những chúng sinh khác

b. Quán chiếu về tầm quan trọng to lớn của an lạcthuận duyên

c. Quán chiếu về sự khó khăn để đạt được an lạcthuận duyên

 

–––––––\–––––––

Bây giờ là lúc cần thiết để trình bày các giai đoạn mà qua đó vị đạo sư hướng dẫn đệ tử, những người nương tựa một cách đúng đắn vào vị thầy như trước đây đã giải thích.

 

B. Những giai đoạn người đệ tử điều phục tâm thức sau khi họ nương tựa vào đạo sư

Những giai đoạn người đệ tử điều phục tâm thức gồm hai phần:

  1. Khuyến khích về việc tận dụng toàn vẹn đời sống an lạcthuận duyên (Chương 7)
  2. Làm thế nào để tận dụng toàn vẹn đời sống an lạcthuận duyên (Chương 8 và tiếp theo)

 

1. Sự khuyến khích về việc tận dụng toàn vẹn đời sống an lạcthuận duyên

Việc tận dụng toàn vẹn đời sống an lạcthuận duyên được diễn giảng theo ba khía cạnh: nhận diện sự an lạcthuận duyên; quán chiếu về tầm quan trọng của nó; và quán chiếu về sự khó khăn để đạt được an lạcthuận duyên.

a. Nhận diện sự an lạcthuận duyên

1) An lạc

Trong tác phẩm Bát Thiên Bảo Đức Tập Kệ:[1]

 

Nhờ giới luật, ngươi loại trừ được

Tám điều kiện thiếu vắng an vui

Và nhiều hoàn cảnh trong kiếp sống tựa một súc sinh

Nhờ đó, ngươi luôn ở trong an lạc.

 

Theo điều này, an lạc nghĩa là sự giải thoát khỏi việc tái sinh vào bất kỳ một trong tám điều kiện thiếu sự an lạc. Tám điều kiện này được trình bày trong tác phẩm Bằng Hữu Thư:[2]

 

Tái sinh với tà kiến hay thiếu lời dạy của bậc Điều Ngự,

Hoặc làm một súc sinh, một ngạ quỷ, một chúng sinh địa ngục,

Một người không được giáo dục ở cõi biên địa

Một kẻ dốt và câm, hoặc một vị thiên thần[3] trường thọ [78]

Đều bị khổ sở bởi một trong tám khiếm khuyết là các điều kiện thiếu an lạc.

Khi đạt đến an lạc, được giải thoát khỏi những điều này,

Ngươi hãy nỗ lực chấm dứt sự tái sinh.

 

Với ba trong số tám điều kiện này, quý vị không thể biết được nên tiếp nhận điều gì và loại bỏ điều gì: sinh ra ở cõi biên địa trong đó bốn loại môn đệ [các vị tăng, ni, sa-di, sa-di-ni] không hoằng pháp; bị câm, dại, và các khả năng giác quan không hoàn chỉnh – nghĩa là các chi, tai, và v.v… không hoàn chỉnh; và thiếu giáo pháp của bậc Điều Ngự, nghĩa là sinh ra ở nơi không có một vị Phật đản sinh. Nếu quý vị mang tà kiến, nhận thức sai lạc về Tam Bảo, nghiệp và nghiệp báo và những kiếp sống quá khứvị lai như là những điều không tồn tại, thì quý vị sẽ không tin tưởng vào những giáo pháp tối thượng. Quý vị sẽ gặp trở ngại lớn trong việc phát triển thái độ tín ngưỡng nếu quý vị được sinh ra ở bất kỳ một trong ba cảnh giới khốn khổ, và thậm chí nếu quý vị phát triển được chút ít thì quý vị cũng không thể tu tập được bởi quý vị sẽ bị nỗi đau khổ hành hạ.

Tác phẩm Thân Hữu Thư Thích (Vyakta-padâ-suhṛl-lekha-ṭîkâ) của ngài Đại Huệ[4] {skt. Mahmati} diễn giải rằng một thiên thần trường thọchúng sinh vô phân biệt {vô tưởng}[5] và sống trong cõi vô sắc. Tác phẩm Bát Bất Lạc Luận {nghĩa là Luận về Tám Điều Kiện Thiếu An Lạc} (aṣṭâkṣaṇa-kathâ) của ngài Mã Minh[6] diễn giải rằng một thiên thần trường thọ là một chúng sinh sống trong dục giới, thường bị những hoạt động tham dục làm phân tâm. Tác phẩm Vi Diệu Pháp Báu Luận của ngài Thế Thân đề cập rằng các vị thiên vốn vô phân biệt hiện hữu ở một khu vực của Đại quả thiên - một cõi của tầng thiền thứ tư {tứ thiền}[7]. Cõi này bắt đầu từ phần còn lại của Đại quả thiên theo phương cách như một tự viện bắt đầu từ sự an trú thế tục.[8] Hơn thế nữa, chư thiên như thế này có các tâm thức và tiến trình tâm bất động, ngoại trừ thời điểm tức khắc theo sau sự sinh ra và xuyên suốt cái chết. Sau cùng, họ sống thọ trong rất nhiều đại kiếp lượng. Việc cho rằng một vị thánh giả hiện hữu trong cõi vô sắc sẽ ở trong điều kiện thiếu an lạc là không đúng. Vì vậy, quý vị bảo rằng những chúng sinh bình thường được sinh ra trong cõi vô sắc sẽ ở trong điều kiện thiếu an lạc vì họ không có cơ duyên thành tựu lộ trình của sự giải thoát. Tương tự như vậy đối với việc tái sinh làm một vị thiên trong dục giới, là người thường xuyên bị phân tán tư tưởng bởi những khoái lạc.[9]

Vì vậy, đối với những điều gọi là “những điều kiện thiếu an lạc”, tác phẩm Thân Hữu Thư Thích nói rằng:[10]

 

Ở trong tám trạng thái này, không có thời gian cho những việc làm đức hạnh; vì thế, chúng được gọi là “những điều kiện thiếu an lạc”.

 

2) Thuận duyên

a) Năm khía cạnh của thuận duyên thuộc về bản thân quý vị

Theo tác phẩm Thanh Văn Địa Luận, năm khía cạnh là:[11]

 

Được làm người, được sinh ra ở vùng trung tâm, có các giác quan hoàn chỉnh, mang nghiệp có thể chuyển hóa, và có niềm tin từ căn nguyên. [79]

 

“Được sinh ra ở vùng trung tâm” nghĩa là quý vị được sinh ra ở nơi có sự hiện hữu của bốn loại môn đệ. “Có các giác quan hoàn chỉnh” nghĩa là quý vị không bị ngu dốt hay câm, và quý vị có những chi chính, chi phụ, mắt, tai, và những bộ phận khác nguyên vẹn. “Mang nghiệp có thể chuyển hóa” nghĩa là quý vị không phạm hay khiến cho người khác phạm năm tội ngũ nghịch dẫn đến quả báo ngay lập tức.[12] “Niềm tin từ căn nguyên” nghĩa là quý vị có niềm tin vào giới luật, nguồn gốc sinh khởi mọi đức hạnh thế gianxuất thế gian. Ở đây, “giới luật” đề cập đến tất cả tam tạng kinh điển. Năm điều này gọi là “những khía cạnh của thuận duyên thuộc về bản thân quý vị” bởi vì chúng hiện diện trong dòng tâm thức của quý vị và là những điều kiện thuận lợi để thực hành giáo pháp.

 

b) Năm khía cạnh của cơ duyên liên quan đến những chúng sinh khác

Năm điều ấy là:[13]

 

Một vị Phật đã thị hiện, giáo pháp tối thượng đang được hoằng hóa,

Giáo pháp được duy trì, và có những người tu tập theo

Có sự quan tâm đến chúng sinh khác

 

Trong đó, “một vị Phật đã thị hiện”, (hoặc đang xuất hiện), nghĩa là một vị Bồ-tát đang tích lũy công đứctrí tuệ siêu phàm trong ba a-tăng-kỳ kiếp, và đạt đến trái tim của sự giác ngộ; nghĩa là, trở thành một vị Phật toàn hảo. “Giáo pháp tối thượng được hoằng hóa” nghĩa là một vị Phật hay những đệ tử của Ngài đang truyền đạt giáo pháp. “Giáo pháp được duy trì” nghĩa là không có sự thoái hóa giữa thời điểm một người trở thành một vị Phật và truyền đạt giáo pháp đến khi vị Phật này nhập Niết-bàn. Hơn nữa, câu kệ này đề cập đến giáo pháp ở thời điểm các tín đồ đạt đến giáo pháp nhờ việc hiểu biết những lời giáo huấn siêu phàm tối hậu. “Có những người tu tập theo” giáo pháp này nghĩa là có một số người hiểu rằng chúng sinh có khả năng lĩnh hội giáo pháp siêu việt. Họ hiểu biết điều này thông qua tri kiến đích thực về những giáo pháp siêu phàm, tối hậu như trên đã đề cập. Tiếp đến, những cá nhân này tuân theo giáo pháp đồng thời truyền dạy cho những người khác theo sự hiểu biết của họ. “Có sự quan tâm đến chúng sinh khác” nói đến những người bố thí và những ai thật sự làm những việc từ thiện bằng cách ban tặng các tăng y và các thứ tương tự. Bởi năm điều kiện này hiện hữu trong tâm thức của những chúng sinh khác và là những thuận duyên cho việc thực hành giáo pháp, chúng được gọi là “những khía cạnh của cơ duyên liên quan đến những chúng sinh khác”.

Bốn khía cạnh đầu tiên của cơ duyên liên quan đến những chúng sinh khác (như đã được trình bày ở đây từ tác phẩm Thanh Văn Địa)[14] là không đầy đủ đối với quý vị trong hiện tại. Tuy nhiên, thật là tiện để xem xét ở mức gần đúng của ba trong số bốn điều – gồm giáo pháp siêu việt được truyền dạy, giáo pháp được duy trì, và có những tín đồ tuân theo giáo pháp vốn được trì giữ – để bổ túc cho quý vị. [80]

 

b. Quán chiếu về tầm quan trọng to lớn của an lạcthuận duyên

Loài vật cố gắng cho đến lúc chết chỉ để tránh đau khổ và đạt niềm vui. Do đó, nếu quý vị làm như vậy và không tu tập các giáo pháp thanh tịnhmục tiêu đạt được hạnh phúc lâu dài, thì quý vị chỉ tựa một con vật dù được sinh ra ở cảnh giới hạnh phúc. Như trong tác phẩm Đệ Tử Thư (Śiṣya-lekha) của ngài Nguyệt Quan:[15]

 

Như bước chân voi đang thèm ăn ngốn ngấu

Những cọng cỏ ở bờ rìa của hố sâu

Và rơi xuống vực không thâu nhận được gì,

Tương tự vậy cho ai thèm khát các niềm vui thế tục

 

Không phải kiếp sống bất kỳ nào cũng sẽ đáp ứng đủ cho việc tu tập những giáo pháp thanh tịnh như vậy nói chung hoặc tu tập con đường Đại thừa nói riêng. Vì vậy, quý vị phải đạt được đời sống ấy như được mô tả từ trước. Trong tác phẩm Đệ Tử Thư:[16]

 

Với kiếp người, ngươi thành tựu tâm giác ngộ

Là bước cơ bản cho lộ trình đến thành tựu Phật-đà

Mang lại tâm lực mạnh mẽ, giúp ngươi dẫn dắt tất cả chúng sinh.

Rồng, a-tu-la, Minh Trì, Ca-lâu-la, phi nhân,[17] hay rắn đều không thể đạt đến lộ trình này.

 

Tương tự, tác phẩm Nhập Thai Kinh nói rằng:[18]

 

Cho dù các ngươi được sinh ra làm người với vô vàn đau khổ như thế, thì các ngươi vẫn có được những hoàn cảnh tốt nhất. Khó mà đạt được điều này thậm chí trong mười triệu kiếp lượng nữa. Ngay cả khi các vị thiên chết, những vị thiên khác nói rằng: “Cầu chúc ngươi một sự tái sinh hạnh phúc”. Sự tái sinh hạnh phúc ở đây hàm ý là tái sinh làm người.

 

Vì vậy, ngay cả chư thiên cũng xem kiếp người là điều họ ước mong.

Một kiếp sống làm một loại thiên thần trong cõi dục – là kẻ có những khuynh hướng tiềm tàng mạnh do đã được tu tập trong lộ trình trước đây khi làm một con người – có thể hỗ trợ như một điều căn bản để bước đầu nhìn thấy chân lý. Tuy nhiên, quý vị không thể có bước đầu đạt đến lộ trình của một thánh giả trong suốt kiếp sống ở những cảnh giới [thiên giới] cao hơn[19]. Hơn thế nữa, hầu hết những thiên thần trong cõi dục được cho là ở điều kiện thiếu an lạc, như trước đây đã giải thích. Vì vậy, một kiếp người là điều căn bản tối cao để bước đầu thành tựu được lộ trình tu tập. Hơn nữa, bởi vì kiếp người ở Bắc-câu-lư Châu không phải là điều căn bản thuận lợi cho những giới nguyện, nên kiếp người ở ba châu còn lại được tán thán. Ngoài ra, trong số những châu này thì kiếp người ở cõi Diêm–phù-đề được tán thán.

Do vậy, hãy liên tục quán tưởng với những suy nghĩ như thế này:

 

Vì sao tôi lại lãng phí sự thành tựu này trong một kiếp sống tốt đẹp như vậy? Khi tôi hành động như thể điều đó không quan trọng, tôi đang tự lừa dối bản thân. [81] Liệu còn gì có thể dại dột hơn điều này? Chỉ có điều này thôi, một khi tôi đã được giải thoát khỏi việc phải liên tục di chuyển khó khăn trên những con đường đầy những vách đứng cheo leo ở những điều kiện bất an, như những cảnh giới khốn khổ. Nếu tôi lãng phí sự tự do này và trở lại với những điều kiện ấy, thì việc đó tương tự như đánh mất tâm trí của mình, như một người bị mê mẩn bởi mùi hương đầy ma lực.

 

Như ngài Thánh Dũng {skt. Âryaúûra} nói:[20]

 

Kiếp người gieo hạt giống

Để ra khỏi luân hồi,

Hạt giống vô thượng của giác ngộ huy hoàng.

Kiếp người là dòng chảy các đức hạnh

Hơn cả bảo vật có thể cho mọi điều ước muốn.

Ai ở đây đạt được rồi lại lãng phí nó đi?

 

tương tự, trong tác phẩm Nhập Bồ-đề Hành Luận:[21]

 

Không có điều chi dối gạt hơn

Và không có gì mê muội hơn

Việc tôi đi tìm ra an lạc

Mà lại chẳng nuôi dưỡng công đức.

 

Sau khi tôi thấy điều này,

Nếu vẫn giải đãi qua mê muội,

Đau khổ cùng cực sẽ xảy đến

Vào lúc tử thần đến viếng tôi.

 

Khi thân tôi bị nướng thật lâu

Trong lửa địa ngục không chịu nổi,

Lửa hối hận bùng lên mãnh liệt

Chắc chắn sẽ tàn phá tâm tôi.

 

Đây, cơ hội hiếm và hữu ích

Do may mắn nào tôi tìm ra.

Nếu giờ bất chấp tâm phân biệt

Tôi lại rơi vào địa ngục sâu,

 

Rồi như người hoang mang trước lời ma thuật,

Tôi dễ dàng đánh mất thông tuệ của mình.

Điều gì trong tôi khiến gây nên mê muội?

Cả đến việc này cũng chẳng hề hiểu nổi.

 

Hơn nữa, Geshe Drom-dön-ba đã hỏi Jen-nga: “Ngươi có lưu tâm đến việc mình được phú cho một kiếp người cùng với sự an lạc và thuận duyên?” Jen-nga đáp rằng: “Mỗi khi nhập thiền, con đều tụng rằng:

Giờ tôi đang có tự tạithuận duyên.

Nếu tôi không tận dụng tốt thời điểm này,

Tôi sẽ lao xuống vực thẳm và rơi vào vòng kiểm soát của kẻ khác.

Sau đó rồi ai sẽ nâng tôi ra khỏi được đây?” [82]

 

Vì vậy, mỗi lần thiền quán, Jen-nga đều tụng đọc bài kệ này trước tiên, được trích từ tác phẩm Nhập Trung Quán Luận của Nguyệt Xứng.[22] Quý vị cũng nên thực hiện như thế.

Hãy quán chiếu về tầm quan trọng to lớn của an lạcthuận duyên đối với những mục tiêu rốt ráo của quý vị theo phương thức này. Và cũng quán chiếu về tầm quan trọng của chúng đối với những mục tiêu tạm thời của quý vị. Nghĩa là, xem xét bằng cách nào quý vị có thể dễ dàng đạt được những phẩm hạnh tốt của cuộc sống này như bố thí, trì giớinhẫn nhục, chúng là những nguyên nhân của thịnh vượng, là người trì pháp toàn hảo, và là phần chính yếu của một chúng sinhtrạng thái cao [tái sinh làm người hoặc trời]. Hãy tư duy như sau:

 

Theo cách này, cuộc đời này thật quan trọng đối với việc thành tựu trạng thái cao và những phẩm hạnh vững chắc [của sự giải thoáttoàn trí]. Nếu tôi lãng phí nó và không nỗ lực tinh tấn ngày đêm để gieo nhân cho hai mục tiêu này, thì điều đó như thể tôi từ một vùng đất đầy châu báu quay về với tay không. Hơn nữa, tôi sẽ đánh mất hạnh phúc trong tương lai và sẽ không đạt được một đời sống an lạc. Không có sự an lạc, tôi sẽ phải chịu đựng nỗi đau khổ triền miên. Vì vậy, còn có sự tự lừa dối mình nào tệ hơn không?

 

 Như ngài Thánh Dũng nói:[23]

 

Những ai có thân người giàu trong đức hạnh

Qua tích lũy công đức từ vô lượng kiếp thành,

Và chính họ, nay vô minh mê lạc,

Không tìm được dù công đức rất nhỏ nhoi

 

Rồi mai đây trong những kiếp vị lai

Phải vào nhà khổ đau không chịu nổi.

Như thương gia từ nơi đầy châu ngọc

Bỗng trở về nhà cũ với tay không,

 

Nếu không đi trên đường thập thiện nghiệp

Ngươi sẽ chẳng trở lại kiếp nhân sinh.

Không làm người, sao có được hạnh phúc?

Thiếu phúc hạnh, chỉ gánh khổ đau thôi.

 

Không có sự tự dối mình nào cao hơn.

Chẳng còn mê muội nào lớn hơn điều đó.

 

Sau khi tư duy như vậy, hãy phát triển lòng ước mong mãnh liệt để tận dụng trọn vẹn kiếp sống an lạcthuận duyên này. Trong tác phẩm Nhập Bồ-đề Hành Luận:[24]

 

Thân tôi giờ đã được trả lương

Tôi khai thác nó thường làm điều ý nghĩa

Nếu thân kia không giúp được chi

Tôi cũng chẳng cung phụng gì cho nó.

 

Tương tự:

 

Nương tựa vào thuyền nhỏ của thân ta

Hãy tự thoát khỏi đại hà đầy khổ ải.

Vì thật khó đạt lại con thuyền này,

Đừng mê ngủ giờ đây, kẻ ngốc ạ!

 

Hơn nữa, Bo-do-wa đề cập trong tác phẩm của ngài Các Kho Tàng Bảo Pháp Qua Phương Tiện Tương Tự:

 

Sự tôn kính của côn trùng, kẻ thiếu chân cưỡi một con lừa hoang, con cá của người Tsang (rTsang), và những trái banh bằng bơ làm từ bột lúa mạch nướng.[25]

 

Bằng cách tư duy về những dòng này, hãy phát triển sự ước mong tận dụng trọn vẹn một kiếp người an lạcthuận duyên. [83]

 

c. Quán chiếu về sự khó khăn để đạt được an lạcthuận duyên

Vả lại, dù quý vị bắt đầu từ một cảnh giới hạnh phúc hay khốn khổ, thì việc đạt được an lạcthuận duyên như thế thật khó khăn. Bởi vì, đức Phật đề cập trong tác phẩm Giới Pháp[26] {Các cơ sở giới luật} rằng những ai chết trong những cảnh giới đau khổtái sinh tại đó đều tương tự nhau về số lượng các hạt bụi trong địa cầu bao la, trong khi những ai tái sinh từ đó vào những cảnh giới hạnh phúc thì tương tự nhau về số lượng các hạt bụi trên từng đỉnh đầu móng tay. Hơn nữa, những ai chết đi trong cả hai loại cảnh giới hạnh phúc [người và trời] và bị tái sinh vào những cảnh giới đau khổ thì tương tự nhau về số lượng hạt bụi trong địa cầu bao la, trong khi những ai chết đi trong những cảnh giới hạnh phúc và được tái sinh tại đó thì tương tự nhau về số lượng hạt bụi trên từng đầu ngón tay.

Vấn: Vì sao một kiếp người an lạcthuận duyên lại khó đạt như thế?

Đáp: Điều đó là do những chúng sinh trong những cảnh giới hạnh phúc – những con ngườitương tự - thường nhúng tay vào những hành động hèn mọn như mười điều bất thiện. Bởi vậy nên họ bị tái sinh vào những cảnh giới đau khổ. Như tác phẩm Tứ Bách Kệ Tụng của ngài Thánh Thiên:[27]

 

Bộ phận lớn con người ta

Tham gia các việc hèn mọn.

Nên hầu hết những phàm phu

Chắn chắn đi vào cõi khổ.

 

Ví dụ như, dù chỉ một khoảnh khắc nổi lòng sân hận với một vị Bồ-tát thì quý vị phải đọa trong Vô Gián Địa Ngục một kiếp lượng. Bởi như vậy, tất nhiên là quý vị sẽ phải đọa vào những cảnh giới đau khổ trong nhiều kiếp lượng nếu trong dòng tâm thức của quý vị ghi khắc tập khí {dấu vết} nhiều tội lỗi đã chất chồng qua nhiều kiếp sống. Những tập khí này chưa được tẩy xóa bởi một liều thuốc giải độc nào và cũng chưa phát sinh các hậu quả. Dù vậy, nếu quý vị làm tan biến hoàn toàn những nguyên nhân gây tái sinh đau khổ đã tích tụ trước đây và ngăn chặn bản thân không tái tạo những nguyên nhân này, thì đảm bảo quý vị được tái sinh hạnh phúc. Tuy nhiên, làm được điều này là cực kỳ hiếm hoi. Nếu quý vị không hành động theo cách này, quý vị sẽ tái sinh vào một cảnh giới đau khổ. Một khi ở đó, quý vị sẽ không nuôi dưỡng được công đức, mà quý vị sẽ liên tục phạm những tội lỗi. Thậm chí quý vị sẽ không nghe được cụm từ “những cảnh giới hạnh phúc” trong nhiều kiếp lượng! Vì vậy, một kiếp người an lạcthuận duyên rất khó đạt được. Trong tác phẩm Nhập Bồ-đề Hành Luận:[28]

 

Với ứng xử của mình như vậy

Tôi sẽ không có lại thân người.

Nếu tôi không thành đạt điều ấy,

Tôi sẽ phạm tội và chẳng bao giờ nên đức hạnh. [84]

 

Nếu không nuôi thiện đức

Khi có dịp thi hành,

Làm sao tôi dưỡng được

Những công đức nào đây

Trong cảnh giới khốn cùng

Đầy mê muội khổ đau?

 

Nếu không nuôi công đức

Lại tích tội sâu dày

Thì sao tôi nghe được

Dù đấy chỉ là tên

“Những cảnh giới phúc hạnh”

Trong vô lượng thời gian.

 

Đức Thế Tôn đã dạy

Kiếp người này khó thấy

Như rùa biển trồi lên

Đặt cổ ngay vào ách

Vốn trôi nổi bồng bềnh

Trong đại dương mênh mông

 

Dầu chỉ trong khoảnh khắc

Một hành vi sai lầm

Khiến lâm Ngục Vô Gián

Một kiếp lượng dài lâu

Ngươi đâu đạt cõi phúc

Bởi tội chất từ đầu

 

Vấn: Khi tôi trải nghiệm sự đau khổ trong những cảnh giới khốn cùng, tôi sẽ dẹp tan được những nghiệp xấu trước đây, và sau đó tôi sẽ được tái sinh vào một cảnh giới hạnh phúc. Do vậy, việc thoát khỏi những cảnh giới đau khổ không quá khó khăn.

Đáp: Trong khi quý vị trải nghiệm sự đau khổ ở những cảnh giới khốn cùng, quý vị sẽ thường hằng tích lũy tội lỗi. Do đó, dù quý vị có thể chết trong một cảnh giới đau khổ, thì quý vị sẽ tiếp tục tái sinh vào những cảnh giới đau khổ. Vì lẽ này, việc thoát khỏi những cảnh giới đau khổ thật khó khăn. Trong tác phẩm Nhập Bồ-đề Hành Luận:[29]

 

Chỉ trải nghiệm nghiệp quả

Ngươi sẽ không thoát ra

Vì lúc nếm hậu quả

Ngươi tạo ra tội khác

 

Sau khi quý vị quán chiếu về sự khó khăn để đạt được một kiếp người an lạcthuận duyên theo cách này, hãy phát triển lòng khát khao để tận dụng trọn vẹn một cuộc đời như vậy. Hãy tư duy rằng: “Nếu tôi dùng cuộc đời này làm những việc sai trái thì điều đó thật lãng phí. Bởi vậy, tôi sẽ dành thời gian của mình để tu tập giáo pháp tối thượng”.

Trong tác phẩm Bằng Hữu Thư của ngài Long Thọ:[30]

 

Bởi việc đạt kiếp người từ một kiếp súc sinh còn khó khăn hơn

Đầu chú rùa biển đưa vào lỗ hổng

Của cái ách trôi nổi trên đại dương bao la,

Này Đại Vương, vua của loài người, hãy khiến cho đời này đầy thành quả

Qua cách tu tập giáo pháp tối thượng.

Ai được sinh làm người

Rồi làm điều sai trái

Thì thậm chí dại hơn

Kẻ nôn vào bình vàng đầy châu báu.

 

tác phẩm Đệ Tử Thư của ngài Nguyệt Quan nói rằng:[31]

 

Sau khi ngươi đạt kiếp người, là việc khó có,

Hãy quyết tâm thành tựu điều ngươi truy tầm [85]

 

Hơn nữa, vị đại thiền giả[32] đã nói với Jen-nga: “Hãy thực hiện điều đó mỗi lần một ít”. Jen-nga thưa rằng: “Tôi hiểu điều này, nhưng sự an lạcthuận duyên này thật khó đạt”. Bo-do-wa nói rằng:

 

Tại vùng Pen-bo (Tan [po]) có một thành lũy lớn tên là May-cha-kar (rMa'i-phyva-mkhar). Thành này bị một kẻ địch chiếm đóng, và đã lâu người ta chưa thể giành lại nó. Vì vậy, có một ông lão đã bị dằn vặt bởi sự mất mát thành lũy này. Một lần ông đã nghe ai đó la lên rằng: “Thành lũy được lấy lại rồi”, thế là ông chộp lấy một chiếc giáo; do không đi được, ông tự kéo lê thân mình đi nhờ sự trợ giúp của chiếc giáo; ông kêu lên: “Thật tuyệt biết bao nếu việc giành lại thành lũy May-cha-kar không phải là một giấc mơ!” Tương tự vậy, ngươi phải tìm thấy niềm hân hoan như thế trong việc đạt được an lạcthuận duyên, và ngươi phải tu tập các giáo pháp.

 

Hãy thiền quán cho đến khi quý vị đạt được thái độ như đã nêu trong những câu chuyện này.

Để phát triển được nỗi khát khao đủ phẩm tính một cách hoàn toàn nhằm tận dụng toàn bộ một cuộc đời an lạc, quý vị phải quán chiếu bốn yếu tố của nó như sau:

 

1) nhu cầu tu tập các giáo pháp, bởi tất cả chúng sinh chỉ mong muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ cũng như là bởi việc đạt được hạnh phúc và giảm trừ đau khổ chỉ phụ thuộc vào sự tu tập các giáo pháp;

2) khả năng tu tập, bởi quý vị được phú cho điều kiện bên ngoài, là một vị đạo sư, và những điều kiện nội tại, là sự an lạcthuận duyên;

3) nhu cầu tu tập trong kiếp sống này, bởi nếu quý vị không tu tập, thì sẽ rất khó đạt lại sự an lạcthuận duyên trong nhiều đời sau; và

4) nhu cầu tu tập ngay bây giờ, vì chẳng có gì chắc chắn về việc khi nào quý vị sẽ chết.

 

Trong số này, yếu tố thứ ba ngăn chặn sự giải đãi của việc muốn từ bỏ bởi ý nghĩ: “Tôi sẽ tu tập giáo pháp trong những kiếp vị lai”. Yếu tố thứ tư ngăn chặn sự giải đãi của việc rút lui bởi ý nghĩ: “Dù rằng tôi nên tu tập trong kiếp sống này, thì cứ để sau đó hãy tu tập cũng đủ rồi và không sớm tu tập trong những năm, những tháng, những ngày bắt đầu của tôi”. Vì vậy, có thể chấp nhận việc tạo ra một danh sách ba phẩm chất bằng cách gộp chung hai yếu tố này thành một, đó là “nhanh chóng tu tập”. Trong trường hợp này, chánh niệm về cái chết thực sự có liên quan ở đây, nhưng tôi sẽ diễn giải điều đó sau; nếu không việc này sẽ trở nên quá dài dòng.

Nếu quý vị quán chiếu về kiếp người an lạcthuận duyên này từ nhiều góc nhìn, tâm thức của quý vị sẽ được tác động một cách mạnh mẽ. Vì vậy, hãy quán chiếu như đã hướng dẫn bên trên. [86] Nếu quý vị không thể thực hiện điều này, hãy cô đọng tài liệu này thành ba chủ đề: bản chất của an lạcthuận duyên là gì, tầm quan trọng thế nào đối với các mục tiêu rốt ráo và tạm thời của quý vị, và sự khó khăn như thế nào để đạt được về mặt những nguyên nhânhậu quả của nó. Sau đó lấy bất cứ lời giải thích nào bên trên phù hợp với tâm thức quý vị, và thiền quán về nó.

Đối với sự khó khăn để đạt được kiếp người an lạcthuận duyên về mặt những nguyên nhân, hãy xem xét điều sau. Một cách tổng quan, ngay cả để có được một sự tái sinh hạnh phúc, quý vị phải nuôi dưỡng từng đức hạnh thanh tịnh, như giới luật. Một cách cụ thể, việc đạt được an lạcthuận duyên toàn vẹn đòi hỏi nhiều cội nguồn công đức, ví dụ như có một nền tảng giới luật thanh tịnh, tăng cường nó bằng bố thí và các Ba-la-mật-đa khác, và khi chết tạo sự liên kết với kiếp sống tiếp theo của quý vị thông qua những lời cầu nguyện tinh khiết đầy ước vọng mạnh mẽ. Bởi vậy, hiển nhiên là có một số rất ít người thành tựu được những nguyên nhân như thế. Do đó, một khi quý vị đã hiểu biết điều này, hãy quán chiếu về sự khó khăn để đạt kết quả chung, tức là một cuộc sống trong một cảnh giới hạnh phúc, và kết quả cụ thể, tức là một đời người với sự an lạcthuận duyên.

Sự khó khăn để đạt được kiếp người an lạcthuận duyên về mặt những kết quả được diễn giải như sau. So với số lượng chúng sinh trong những cảnh giới đau khổ - những chúng sinh không giống như chúng ta – thì ngay cả một sự tái sinh đơn thuần vào một cảnh giới hạnh phúc hầu như không hiện hữu. Thậm chí so với số lượng chúng sinh trong những cảnh giới hạnh phúc – những chúng sinh giống như chúng ta – thì một cuộc đời đặc biệt an lạc rất hiếm hoi. Hãy thiền quán về điều này.

Geshe Döl-wa vô cùng trân quý lời giáo huấn này về sự khó khăn để đạt được an lạcthuận duyên. Vì thế, Ngài đã nói rằng sự tu tập tất cả những giáo pháp khác đều dựa theo giáo pháp này. Bởi vậy, hãy nỗ lực cho nó.



[1]BA187 Ratna-guṇa-sañcaya-gâthâ, Conze 1973:32.2; P735:192.2.5.

[2]BA188 Suhṛl-lekha 63-64; P5682: 236.5.2-4.

[3]Các thuật ngữ thiên, thần, thánh hay trời ở đây được dùng để chỉ các chúng sinh thuộc các cõi cao hơn cõi người tức là các cõi trời.

[4]BA189 Vyakta-padâ-suhṛl-lekha-ṭîkâ, P5690: 264.3.5.

[5]Vô phân biệt (tib. འདུ་ཤེས་མེད་པའི་སེམས་ཅན) hay vô tưởng cấp thứ tư trong Tứ Thiền

[6]BA190 Aṣṭâkṣaṇa-kathâ , P5423:103,234.4.8-234.5.2.

[7]Một cách phân chia các cõi thiên (hay cõi trời) từ dục giới cho đến vô sắc giới là như sau:

 a. Sáu cõi thiên thuộc dục giới gồm: (1) Tứ thiên vương (skt. câturmahârâjika); (2) Đao lợi hay Tam thập tam thiên (skt. trayastriṃśa); (3) Dạ-ma thiên (skt. yâmadeva) hoặc Tu-dạ-ma thiên (skt. suyâma); (4) Đâu-suất thiên (skt. tuṣita); (5) Hóa lạc thiên (skt. nirmâṇarati); (6) Tha hóa tự tại thiên (skt. paranirmitavaśavarti);

 b. Các cõi thiền của sắc giới (kskt. rûpaloka) có từ sơ thiền đến tứ thiền bao gồm:

 b.1. Sơ thiền có 3 cõi: (1) Phạm thân thiên (skt. brahmakâyika); (2) Phạm phụ thiên (skt. brahmapurohita); (3) Đại phạm thiên (skt. mahâbrahmâ)

 b.2. Nhị thiền có 3 cõi: Thiểu quang thiên (skt. parîttâbha); Vô lượng quang thiên (skt. apramâṇâbha); Cực quang tịnh thiên (skt. abhâsvara)

 b.3. Tam thiền có 3 cõi: Thiểu tịnh thiên (skt. parîttaúubha); Vô lượng tịnh thiên (skt. apramâṇaúubha); Biến tịnh thiên (skt. śubhakṛtsna)

 b.4. Tứ thiền có 10 cõi: (1) Vô vân thiên (skt. anabhraka); (2) Phúc sinh thiên (skt. puṇyaprasava); (3) Quảng quả thiên hay Đại quả thiên (skt. bṛhatphala); (4) Vô tưởng thiên (skt. asâṃjñika); (5) Vô phiền thiên (skt. avṛha); (6) Vô nhiệt thiên (skt. atapa); (7) Thiện kiến thiên (skt. sudarśana); (8) Sắc cứu kính thiên (skt. akaniṣṭha); (9) Hòa âm thiên (skt. aghaniṣṭha); (10) Đại tự tại thiên (skt. mahâmaheúvara)

 c. Các cõi thiền vô sắc (skt. arûpaloka) gồm: Không vô biên xứ (skt. âkâúanantyâyatana); Thức vô biên xứ (skt. vijñânanantyâyatana); Vô sở hữu xứ (skt. âkiṃcanyâyatana); Phi tưởng phi phi tưởng xứ (skt. naivasaṃjñâ-nâsaṃjñâyatana)

 Tam giới. Wikipedia.org. Truy cập: 1/2/2012.

 <http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_gi%E1%BB%9Bi>

[8]BA191 Đại quả hay Quảng quả thiên (Skt. Vṛtaphala) là một trong tám cõi ở tầng thiền thứ tư. Một số vị thiên ở vùng này không có sự an lạc bởi họ đang trong trạng thái thiền vô phân biệt định {hay vô tưởng định} (asaṃjñisamâpatti, 'du shes med pa'i snyoms 'jug), gần giống với giấc ngủ sâu không chiêm bao của chúng ta. Khi họ được sinh ra, họ biết họ được sinh, và khi họ sắp chết, họ biết rằng họ sắp chết.

[9]BA192 Ba-so-chos-kyi-rgyal-mtshan (mChan: 158.2-3) luận giải rằng ngài Tsongkhapa đang chỉ rõ là chỉ có những thiên thần trong cõi dục và vô sắc là những người bình thường và không phải là Thánh giả mới không có sự an lạc.

[10]BA193 Vyakta-padâ-suhṛl-lekha-ṭîkâ, P5690: 264.3.5.

[11]BA194 Śbh, P5537:37.5.2-38.1.5.

[12]BA195 Năm hành động dẫn đến quả báo ngay lập tức là những việc cực ác như giết cha, giết mẹ, giết một vị A-la-hán, cố tình làm một vị Phật chảy máu, và gây ra sự ly tán trong Tăng đoàn.

[13]BA196 Śbh, P5537:38.1.5-38.2.1.

[14]BA197 Ibid.

[15]BA198 Śiṣya-lekha: 76 (Minareff: 1890); P5683: 240.2.8-240.3.1.

[16]BA199 Ibid., P5683: 240.1.1-2.

[17]BA200 Nâgas (rồng/ rắn) là những sinh vật giống như loài rồng, vidyadharas (Minh Trì) là những phụ nữ quyến rũ, garudas (Ca-lâu-la) là những sinh vật giống loài chim chuyên ăn thịt rắn, và kinnaras (phi nhân) (theo nghĩa đen “Có phải họ là người không?”) là những á thần của vùng Himalaya.

[18]BA201 Ârya-nanda-garbhâvakrânti-nirdeúa-[nâma-mahâyânâ-sûtra], P760:110.5.5-6. Đây là phân đoạn 14 của Bảo Hằng Kinh {skt. Ratna-kûṭa}, được dịch từ tiếng Trung Hoa. Có một phiên bản khác, the Aryayusman-nanda-garbhavakranti-nirdesa-[nama-mahayana-]sutra {Hoan Hỷ Nhập Thai Thích [Đại thừa] Kinh} nằm ở phân đoạn 13.

[19]B202 Nghĩa là, quý vị không thể đạt đến mức Kiến đạotrở thành Thánh giả khi là một thần tiên ở cõi sắc hoặc vô sắc.

[20]BA203 Trong tác phẩm Thiện Ngôn Bảo Trang Truyện, {Subhâṣita-ratna-kâraṇḍaka-kathâ} bài kệ 15; P5424: 235.4.2-3 và P5668: 208.2.3-4.

[21]BA204 BCA: 4.23-27; P5272: 248.1.3-7.

[22]BA205 Madhyamakâvatâra-nâma: 2.5; P5262:100.4.7-8.

[23]BA206 Subhâṣita-ratna-kâraṇḍaka-kathâ: 16-18b; P5424: 235.4.3-5.

[24]BA207 BCA: 5.69, 8.14; P5272:249.5.1-2,253.3.6.

[25]BA208 Hai sự tương đồng đầu tiên biểu trưng cho khó khăn để đạt được an lạcthuận duyên. Hiếm khi nào một côn trùng biết tôn kính, cũng như khi một người tàn tật ở chân cưỡi được con lừa hoang. Kensur Yeshay Tupden nói rằng có một câu chuyện kể về con sâu bò ra khỏi mặt đất và cong mình xuống trước đức Phật. Cũng vậy, thật khó khăn cho chúng ta để có thể thoát khỏi những cảnh giới đau khổ và được tái sinh làm người với sự an lạcthuận duyên. Trong câu chuyện về con lừa hoang, một người tàn tật ca xướng một bài hát sau khi anh ta tình cờ ngã trên lưng một chú lừa. Khi được hỏi rằng vì sao anh hát, anh ta đáp rằng, “Tôi ngạc nhiên khi được cưỡi trên lưng một chú lừa hoang đến nỗi nếu không hát lúc đó thì khi nào tôi mới nên hát đây?”

 Hai ví dụ cuối mô tả tầm quan trọng to lớn của an lạcthuận duyên. Một thợ xây từ vùng Tsang đi thăm một gia đình, và họ đãi anh ăn cá lần đầu tiên trong đời anh. Hương vị ngon đến nỗi anh ta tham ăn thật nhiều, và khi sắp bị nôn, anh ta thắt chiếc khăn quàng quanh cổ anh ta. Khi được hỏi vì sao anh làm thế, anh ta đáp rằng, “Cá ngon đến mức nếu tôi nôn ra sẽ là một sự mất mát lớn!” Ví dụ cuối cùng nói đến câu chuyện về một chàng trai trẻ và nghèo, anh ta đến dự một bữa tiệc và dùng thật nhiều thức ăn, tự cố ép mình ăn vượt quá sự ngon miệng. Khi người bạn hỏi anh đang làm gì, anh ta đáp rằng, “Đây có thể là dịp duy nhất tôi được ăn những món ngon tuyệt như vậy. Tôi phải ăn chúng liền!”

 Một lời diễn giải hơi khác về ba ví dụ đầu tiên được tìm thấy trong tác phẩm Các Kho Tàng Bảo Pháp Qua Phương Tiện Tương Tự [dPe chos rin chcn spungs pa'i 'bum 'grel] (62.2-6) của lCe-sgom-pa; ví dụ cuối cùng (65.1) được đưa ra là byis pa'i nas zan thay vì sme'u zan trong Lamrim Chenmo. Có một câu chuyện khác được trình bày để mô tả ví dụ cuối cùng này.

 Tác phẩm Các Kho Tàng Bảo Pháp Qua Phương Tiện Tương Tự, Ganden Bar Nying, và LRCM đánh vần từ Tsang là rtsang thay vì gtsang.

[26]BA209 Vinaya-vastu, {Giới Pháp} P1030:37.1.5-37.5.5. Ngài Tsongkhapa nói đến bài kinh Lunggzhi (Agama-vastu), Các cơ sở của Truyền Thừa. Đây là phần đầu tiên trong giới luật.

[27]BA211 Cś, P5246:135.4.8-135.5.1.

[28]BA212 BCA: 4.17-21; P5272: 247.5.7-248.1.3.

[29]BA212 Ibid.: 4.22; P5272: 248.1.3.

[30]BA213Suhṛl-lekha: 59-60; P5682: 236.4.7-8.

[31]BA214 Śiṣya-lekha: 64a; P5683: 240.1.2-3.

[32]BA215 A-kya-yongs-'dzin (A-kya: 119.2) nói rằng cụm từ này ý chỉ ngài dGe-bshes 'Brom-ston-pa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13661)
Chủ ý đó là muốn Tỷ kheo phải là bậc Chúng trung tôn, thân miệng ý, cả 3 nghiệp ấy đừng có những tội lỗicử động bất xứng... Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 25315)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(Xem: 13729)
Là một bộ luật quan trọng trong sáu bộ luật của ngài Nam Sơn, bắt nguồn từ bộ luật của ngài Đàm-vô-đức. Vào cuối đời Đường ở núi Thái Nhứt, sa môn Đạo Tuyên chú thích. Việt dịch: Thích Thọ Phước
(Xem: 15026)
Đại Chánh Tân Tu - Kinh số 685; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Hạnh Cơ
(Xem: 17599)
Hạnh Cơ tập hợp và chuyển dịch từ hai bản Luận: Duy Thức Tam Thập TụngBát Thức Qui Củ Tụng
(Xem: 17069)
Kinh Hoa Nghiêm phát xuất từ Ấn Ðộ, nhưng được phát triển mạnh ở Trung Quốc, Nhật Bản... HT Thích Trí Quảng
(Xem: 14148)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0232 - Hán dịch: Mạn Ðà La Tiên; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 13134)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0226 - Hán dịch: Đàm Ma Ty, Trúc Phật Niệm; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14388)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0592 - Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 19659)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0590; Hán dịch: Trí NghiêmBảo Vân ; Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 16698)
Trong Tam tạng Kinh điển tất cả giáo PhápTiểu Thừa hay Đại Thừa, dù tại gia hay xuất gia, Giới Luật luôn là phần trọng yếu nhất... Ngài Hoằng Tán lược sớ - Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải) dịch
(Xem: 18548)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 18985)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18794)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 21102)
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Lạt Mật Đế; Việt dịch và chú thích: Hạnh Cơ
(Xem: 14753)
Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Dịch giả: TT Thích Viên Giác; Xuất bản năm 1963
(Xem: 39106)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 14374)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Số 2072, nguyên tác: Minh Châu Hoằng; Nguyên Lộc Thọ Phước
(Xem: 19282)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0579; Hán dịch: Thất Dịch; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Châu
(Xem: 14649)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0549; Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Thiện
(Xem: 16074)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0475 - Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 14632)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0502 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15175)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0508 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14856)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0466; Hán dịch: Tỳ Ni Đa Lưu Chi; Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Thành
(Xem: 15491)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0464; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 39037)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0456; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 14073)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0455; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 24443)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0454; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 14323)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0453; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 19411)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 17947)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 21400)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 19635)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích Nguyên Chơn
(Xem: 17449)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0450; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Huyền Dung
(Xem: 14779)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0449; Hán dịch: Ðạt Ma Cấp Ða; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 13856)
Kinh Ưu Bà Tắc, kinh số 128, thuộc bộ Trung A Hàm, tạng Đại Chánh - Hán dịch: Cù Đàm Tăng Già Đề Bà; Việt dịch: cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 13733)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0516; Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14057)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762 - Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 21861)
KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)... Như Lai Phật Tổ lúc này, Tại vườn Cô Độc rừng cây Kỳ Đà; Cách thành Xá Vệ không xa, Là nơi Phật ở nói ra kinh này... HT Thích Khánh Anh
(Xem: 16703)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0680; Hán dịch: Pháp sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 15193)
Kinh Tám Đề Tài Giác Ngộ Của Các Bậc Đại Nhân (Kinh Bát Đại Nhân Giác) - Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 14493)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0506, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14014)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0777, Hán dịch: Bạch Pháp Tổ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14319)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0367, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 15603)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0840, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14279)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0436; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14965)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0435; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 18503)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0427; Hán dịch: Chi Khiên; Việt dịch: Huyền Thanh
(Xem: 24600)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0447a, Dịch từ Phạn ra Hán: Đời nhà Lương khuyết danh, Dịch từ Hán ra Việt: HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 23052)
Chứng Đạo Ca - Nguyên tác: Huyền Giác; Bản dịch thơ Chứng Đạo Ca của H.T Thích Thuyền Ấn, sáng tác những năm tháng từ 1980 - 1990, lúc Ngài đang bị quản thúc.
(Xem: 28461)
Duy Thức Tam Thập Tụng (唯 識 三 十 頌) Tài Liệu Học Tập Lớp Cao Học Triết của Đại Học Văn Khoa Viện Đại Học Vạn Hạnh, Niên Khóa: 1972-1973... HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 15037)
Kinh Di Giáo - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 14079)
Kinh Tám Điều Giác Ngộ - Dịch thơ HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 14570)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0413; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Bất Không; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 18244)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0409; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ðàm Ma Mật Ða; Việt dịch: Thích Vạn Thiện
(Xem: 26441)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0407; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ðàm Ma Mật Ða; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 15140)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0405; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Phật Ðà Gia Xá; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 14784)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0402; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ba La Pha Mật Ða La; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 15147)
Luận Giải Trung Luận: Tánh Khởi và Duyên Khởi - Hồng Dương Nguyễn Văn Hai do Ban tu thư Phật học Viện Cao Đẳng Hải Đức ấn hành
(Xem: 15091)
Tiêu thích Kim cương kinh khoa nghi (銷釋金剛經科儀) , còn gọi là Kim cương khoa nghi (金剛科儀) hay Kim cương bảo sám (金剛寶懺), nằm trong Tạng ngoại Phật giáo văn hiến (藏外佛教文獻), quyển 6, kinh số 53... Quảng Minh dịch
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant