Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Quyển 18

12 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 10455)
Quyển 18


THIỆN ÁC NGHIỆP BÁO

(CHƯ KINH YẾU TẬP)

No. 2123

thien_ac_nghiep_bao_0


QUYỂN 18

XXVIII. ĐỊA NGỤC

Gồm bảy phần: Lời dẫn, Tổng hợp các tên, Thụ quả báo, Thời gian chịu tội, Tên các vị chủ ngục, Cung điện của vua Diêm-la, Nghiệp nhân và khuyên răn.

XXVIII.1. Lời dẫn

[166a] Ngăn dòng chảy không bằng lấp nguồn, khuấy nước sôi không bằng dập tắt lửa. Bởi vì nguồn tạo thành dòng, không lấp nguồn thì dòng chảy mãi; lửa đỏ nước sôi, không dập lửa thì nước sôi hoài. Cho nên, có người lấp nguồn thì không cần ngăn dòng mà nước tự khô; có kẻ dập lửa thì không cần khuấy nước sôi mà nước tự nguội. So với điều này thì sẽ rõ về việc đoạn dứt nhân quả. Như nhàm chán quả đâu bằng đoạn dứt ngay nhân, lo sợ khổ đâu bằng không làm ác. Nhân sinh quả, chưa đoạn nhân thì quả vẫn còn; ác gây nên khổ, chưa dứt ác thì khổ kéo dài. Thế nên, kẻ sĩ đoạn nhân thì không cần nhàm quả mà quả tự diệt; bậc hiền không làm ác thì không cần sợ khổ mà khổ tự lìa. Phàm bậc quân tử viết điều này để răn nhắc ư?

XXVIII.2. Tổng hợp các tên

Hỏi: Địa ngục là gì?

Đáp: Luận Lập thế a-tì-đàm ghi: “Địa ngục, tiếng Phạn là Nê-lê-da, nghĩa là không an vui, không sung sướng, không ra khỏi, không có phúc đức và do không dứt trừ các việc ác nên rơi vào đó.

Lại nói: Địa ngục là nơi thấp hèn nhất trong cõi Dục, nên gọi là phi đạo. Vì vậy, nên gọi địa ngục là Nê-lê-da”.

Luận Bà-sa gọi địa ngục là không tự tại, nghĩa là người tội bị ngục tốt giam giữ, không được tự do, nên gọi là địa ngục, cũng gọi là không đáng ưa thích.

Lại nữa, địa (đất) là đáy, nơi thấp nhất trong muôn vật, nên gọi là đáy. Ngục là bó buộc, nơi không được tự tại, nên gọi là địa ngục.

Lại nữa, Nê-lê là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Vô hữu, nghĩa là trong địa ngục không có lợi ích.

[166b] Hỏi: Địa ngục có nhiều loại, hoặc ở dưới lòng đất, hoặc ở trên mặt đất, hoặc giữa hư không, vì sao đều gọi là địa ngục?

Đáp: Cựu dịch địa ngục là những nơi chật hẹp, không bao gồm trên mặt đất hay trong hư không. Nay căn cứ vào các kinh luận tân dịch[81], chính âm bản Phạn là Na-lạc-ca, hoặc Nại-lạc-ca, nghĩa là tất cả những nơi mà con người chiêu cảm quả khổ.

Lại nữa, luận Tân Bà-sa ghi:

Hỏi: Vì sao nơi ấy gọi là Nại-lạc-ca?

Đáp: Những chúng sinh trong đó không an vui, không biết yêu thương, sống vô nghĩa, không có lợi ích, không vui sướng, nên gọi là Nại-lạc-ca.

Có thuyết nói những chúng sinh kia vào thời quá khứ, thân khẩu ý đã gây tạo nghiệp ác sâu dày, đến địa ngục lại tiếp tục tạo ác, nên gọi là Nại-lạc-ca.

Lại có thuyết nói vì chúng sinh nơi ấy bị treo ngược nên gọi là Nại-lạc-ca.

Như bài tụng:

Trong ngục bị dốc ngược,

Chân treo đầu chúi xuống,

Do hủy báng chư Phật,

Bậc tịnh tu khổ hạnh.

Có thuyết cho Nại-lạc là người, ca là ác. Người ác sinh vào nơi này nên gọi Nại-lạc-ca.

Hỏi: Vì sao gọi nơi rộng lớn và thấp nhất là địa ngục Vô gián?

Đáp: Nơi ấy thường chịu khổ báo, không có giây phút nào vui sướng, nên gọi là vô gián.

Hỏi: Trong các địa ngục khác, phải chăng có ca múa, ăn uống, hưởng quả báo vui sướng dị thục, nên không gọi là vô gián?

Đáp: Trong các địa ngục khác, tuy không có quả vui dị thục[82], nhưng có niềm vui đẳng lưu[83].

Như luận Thi thiết ghi: “Trong địa ngục Đẳng hoạt, có khi gió mát thổi đến làm máu thịt của tội nhân sinh ra trở lại, có lúc phát ra âm thanh “Đẳng hoạt” (sống lại), thì những chúng sinh trong đó bỗng nhiên sống lại. Chỉ trong thời gian máu thịt lành lặn và sống lại như thế, tội nhân tạm được vui sướng, gián đoạn đau khổ, nên không gọi là Vô gián”.

XXVIII.3. Thụ quả báo

Luận Tân Bà-sa ghi:

Hỏi: Ngục ở đâu?

Đáp: Phần lớn ở dưới lòng đất châu Nam Thiệm-bộ[84].

Hỏi: Bố trí thế nào?

Đáp: Có thuyết cho rằng, từ châu Nam Thiệm-bộ này thẳng xuống dưới bốn mươi nghìn do-tuần là đáy của địa ngục Vô gián.

Địa ngục Vô gián dài, cao, rộng đều hai mươi nghìn do-tuần. Trên địa ngục này, trong khoảng mười chín nghìn do-tuần, có bảy địa ngục. Theo thứ tự từ dưới lên trên là địa ngục Thiêu nướng lớn, địa ngục Thiêu nướng, địa ngục Kêu gào lớn, địa ngục Kêu gào, địa ngục Chúng hợp, địa ngục Dây đen, địa ngục Đẳng hoạt. Bảy địa ngục này, mỗi ngục dài rộng mười nghìn do-tuần; [166c] một nghìn do-tuần còn lại, thì năm trăm do-tuần là đất sét trắng, năm trăm do-tuần là đất bùn.

Có thuyết cho là dưới lớp đất bùn này, có địa ngục Vô gián nằm ở giữa, còn bảy địa ngục kia bao bọc xung quanh, giống như ngày nay các thôn làng bao quanh thành lớn.

Hỏi: Như vậy, nếu theo luận Thi thiết hỏi thì giải thích thế nào đây? Luận nói: chu vi của châu Nam Thiệm-bộ là sáu nghìn không trăm lẻ ba phẩy năm do-tuần, mà ở đây nói mỗi một địa ngục dài rộng như thế. Vậy thì dưới lòng đất của châu này làm sao có thể dung chứa hết được?

Đáp: Châu Nam Thiệm-bộ này trên nhỏ, dưới to, giống như đống lúa, nên có thể dung chứa. Do đó, trong kinh thường nói bốn biển lớn càng xuống càng sâu. Lại nữa, mỗi một địa ngục lớn có thêm mười sáu địa ngục Du tăng[85]. Nghĩa là mỗi địa ngục lớn có bốn cửa, bên ngoài mỗi cửa có thêm bốn địa ngục:

1. Địa ngục Tro nóng: trong địa ngục này, tro nóng ngập đến đầu gối người tội.

2. Địa ngục Phân tiểu: địa ngục, ngập đầy phân và nước tiểu.

3. Địa ngục Dao nhọn: địa ngục này, có ba loại: một, đường dao, nghĩa là trong địa ngục này, trải dao nhọn làm đường; hai, rừng lá kiếm, nghĩa là lá cây trong rừng này toàn bằng mũi kiếm bén nhọn; ba, rừng gai sắt, nghĩa là trong rừng này toàn là gai sắt bén nhọn, dài mười sáu ngón tay. Ba loại này tuy khác dạng, nhưng đều là rừng sắt, cho nên thuộc về địa ngục Du tăng.

4. Địa ngục Sông nóng lớn: trong địa ngục này, có bốn sông lớn, nước trong đó vừa nóng vừa mặn.

Mười sáu địa ngục Du tăng cộng với địa ngục chính, thành mười bảy địa ngục. Như vậy, tám địa ngục lớn và các địa ngục nhỏ phụ thuộc, tổng cộng có một trăm ba mươi sáu địa ngục. Cho nên, kinh nói có một trăm ba mươi sáu Nại-lạc-ca.

Vì vậy, kinh Trường a-hàm ghi: Có tất cả tám địa ngục lớn, mỗi địa ngục lớn có mười sáu địa ngục nhỏ bao quanh. Giống như bên ngoài bốn châu thiên hạ có tám nghìn thiên hạ bao quanh. Bên ngoài tám nghìn thiên hạ lại có biển lớn. Bên ngoài biển lớn lại có núi Đại Kim Cương. Bên ngoài núi Đại Kim Cương này lại có núi cũng tên là Kim Cương (Kinh Lâu thán gọi là núi Thiết-vi lớn). Giữa hai núi này là một cảnh giới tối tăm, ánh sáng của mặt trời, mặt trănghào quang của chư thiên cũng không thể soi chiếu đến được.

Tám địa ngục lớn: địa ngục Tưởng; địa ngục Dây đen; địa ngục Ép chặt; địa ngục Kêu gào; địa ngục Kêu gào lớn; địa ngục Thiêu nướng; địa ngục Thiêu nướng lớn và địa ngục Vô gián

(Kinh Lâu thán và các kinh khác gọi tên không giống nhau là do phiên âm khác nhau).

1. Địa ngục Tưởng có mười sáu địa ngục nhỏ. Chúng sinh trong địa ngục này tay mọc móng sắt, do lòng sân hận nên dùng móng cào cấu nhau, làm cho thịt của tay rớt xuống. Thế rồi, họ tưởng mình đã chết, nên gọi là địa ngục Tưởng.

Lại nữa, chúng sinh trong địa ngục này có ý nghĩ độc hại, nên tay cầm dao kiếm đâm chém lẫn nhau, lóc da, xẻ thịt, bằm nát thân thể, nát nhừ trên đất. Thế rồi, họ [167a] tưởng mình đã chết, nhưng bỗng cơn gió lạnh thổi đến làm họ sống lại và liền nghĩ: “Ta nay đã sống lại”.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Tưởng, lại hốt hoảng cầu cứu, nhưng không ngờ lại vào địa ngục Cát đen. Bấy giờ, một cơn gió nóng bốc lên dữ dội, thổi cát đen nóng bay tấp vào thân người tội, thiêu đốt da thịt tận cả xương tủy. Sau đó, thân họ có lửa dữ nổi lên, toàn thân bị thiêu đốt. Nhưng vì tội lỗi chưa hết, nên tội nhân không thể chết được.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Cát đen, lại vào địa ngục Phân tiểu. Trong địa ngục này, có những hòn sắt bằng phân tiểu tự nhiên đầy dẫy trước mặt, ngục tốt đuổi bắt, bức ép người tội phải ôm hòn sắt nóng, làm thiêu cháy thân thể và tay chân; lại khiến người tội bốc hòn sắt nóng bỏ vào miệng, từ cổ họng đến bụng, thẳng xuống dưới đều bị đốt cháy. Lại có trùng mỏ sắt rỉa thịt đến tận xương tủy, đau đớn vô cùng. Nhưng vì tội lỗi chưa hết, nên tội nhân không thể chết được.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Phân tiểu, lại vào địa ngục Đinh sắt. Bấy giờ, ngục tốt bắt tội nhân nằm trên sắt nóng, căng thân họ ra rồi đóng đinh vào tay chân, đồng thời đóng năm trăm cái đinh khắp cả thân thể. Họ đau đớn kêu gào mà vẫn không chết.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Đinh sắt, lại vào địa ngục Đói. Ngục tốt bắt tội nhân nằm trên giường sắt nóng, rót nước đồng sôi vào miệng, từ cổ họng đến bụng, thẳng xuống dưới đều bị đốt cháy. Nhưng vì chưa hết tội lỗi, nên tội nhân không thể chết được.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Đói, lại vào địa ngục Khát. Ngục tốt bắt tội nhân nằm trên sắt nóng, lấy hòn sắt nóng bỏ vào miệng, đốt cháy môi miệng, thẳng đến dưới đều bị thiêu đốt. Họ đau đớn vô cùng, khóc la thảm thiết.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Khát, lại vào địa ngục Một chảo đồng sôi. Ngục tốt trừng mắt, xách ngược người tội ném vào trong chảo, theo nước sôi sùng sục, trồi lên hụp xuống, toàn thân chín rục, muôn khổ ập đến mà vẫn không chết.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Một chảo đồng sôi, lại vào địa ngục Nhiều chảo đồng sôi. Ngục tốt xách ngược tội nhân ném vào trong chảo, theo nước sôi sùng sục, trồi lên hụp xuống, toàn thân chín rục; lại dùng móc sắt móc tội nhân ném qua chảo khác. Họ đau đớn vô cùng, kêu la thảm thiết mà vẫn không chết.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Nhiều chảo đồng sôi, lại vào địa ngục Cối đá. Ngục tốt bắt người tội nằm trên đá nóng, kéo dang tay chân, dùng tảng đá nóng lớn đè lên thân người tội, chà đi xát lại làm cho xương thịt tan nát. Họ đau đớn vô cùng, kêu la thảm thiết mà vẫn không chết.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Cối đá, lại vào địa ngục Máu mủ. Tội nhân chạy đông chạy tây ở trong máu mủ sôi trào, toàn thân bị phỏng, đầu mặt tan nát; lại tự uống nước máu mủ, trôi thẳng xuống dưới. Họ đau đớn không thể chịu nổi mà vẫn không chết.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Máu mủ, [167b] lại vào địa ngục Đong lửa. Có đống lửa lớn cháy hừng hực, ngục tốt đuổi bắt, bức ép người tội, tay cầm hộc sắt nóng để đong lửa. Tội nhân bị lửa cháy khắp thân, nóng bức đau đớn, rên rỉ khóc la mà vẫn không chết.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Đong lửa, lại vào địa ngục Sông tro. Địa ngục này ngang, dọc, sâu, rộng năm trăm do-tuần, nước tro sôi sùng sục, khí độc xông lên ngùn ngụt, sóng lớn cuồn cuộn, phát ra âm thanh đáng sợ. Từ đáy sông lên đến mặt sông dẫy đầy gai sắt, trên bờ thì có rừng cây kiếm, cành lá hoa quả đều là dao kiếm. Tội nhândưới sông, theo sóng dập dờn nổi chìm lên xuống, gai sắt đâm khắp thân, máu mủ tuôn chảy, đau đớn muôn phần mà vẫn không chết.

Tội nhân ra khỏi sông tro, bước lên bờ, bị đao kiếm đâm chém, thân thể tan nát. Lại có chó sói đến cắn người tội, ăn tươi nuốt sống xương thịt. Tội nhân leo lên cây, thì đao kiếm chĩa xuống; khi tuột xuống, thì đao kiếm chĩa lên, tay nắm thì tay đứt, đạp thì chân đứt, da thịt rơi xuống, chỉ còn xương và gân dính liền nhau. Bấy giờ, trên cây, lại có quạ mỏ sắt mổ đầu, ăn não người tội. Họ đau đớn vô cùng, khóc la thảm thiết mà vẫn không chết, lại vào sông tro lần nữa. Tội nhân theo sóng lặn hụp, bị gai sắt đâm khắp thân, đau đớn muôn phần, da thịt tan nát, máu mủ tuôn chảy, chỉ còn xương trắng trôi nổi bồng bềnh. Khi ấy, gió lạnh thổi đến, họ liền đứng dậy.

Nhưng do tội quá khứ lôi kéo, bất giác tội nhân lại vào địa ngục Hòn Sắt. Ngục tốt đuổi bắt, bức ép người tội nắm lấy hòn sắt nóng, khiến cho tay chân tan nát, toàn thân bốc lửa, muôn khổ ập đến mà vẫn không chết.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Hòn sắt, lại vào địa ngục Búa rìu. Ngục tốt bắt người tội nằm trên sắt nóng, dùng búa sắt nóng bằm chặt tay chân, tai, mũi. Họ đau đớn vô cùng, khóc la thảm thiết mà vẫn không chết.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Búa rìu, lại vào địa ngục Chó sói. Có bầy chó sói tranh nhau chạy đến cắn xé người tội, làm cho xương nát thịt rơi, máu mủ tuôn chảy. Họ đau đớn muôn phần mà vẫn không chết.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Chó sói, lại vào địa ngục Rừng kiếm. Khi tội nhân vào rừng kiếm, gió mạnh nổi lên, thổi lá kiếm rơi đâm thân họ, khiến cho đầu, mặt, thân thể đều bị thương tổn. Lại có quạ mỏ sắt mổ hai mắt người tội. Họ đau đớn vô cùng, khóc la thảm thiết mà vẫn không chết.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Rừng kiếm, lại vào địa ngục Băng lạnh. Có cơn gió lạnh buốt thổi vào người tội, làm cho toàn thân lạnh cóng, da thịt rơi rụng. Họ đau đớn vô cùng, kêu la thảm thiết, sau đó mạng chung.

Thân, khẩu, ý tạo nhiều điều ác sẽ bị rơi vào địa ngục Tưởng này. Đau khổ như thế, nghĩ sợ vô cùng!

[167c] 2. Địa ngục Dây đen lớn có mười sáu địa ngục nhỏ bao bọc xung quanh, mỗi ngục dài, rộng năm trăm do-tuần. Vì sao gọi là địa ngục Dây đen? Ở đó, ngục tốt bắt người tội nằm trên sắt nóng, căng thân thể ra, dùng dây sắt nóng vạch thành đường thẳng, rồi theo vết sợi dây lấy búa sắt nóng chặt người tội thành trăm nghìn đoạn; lại dùng dây sắt vạch thành đường, rồi lấy cưa xẻ; lại treo dây sắt nóng ngang dọc vô số, đuổi bắt, bức ép người tội đi giữa những sợi dây. Bỗng có cơn gió lốc nổi lên, thổi những sợi dây sắt quấn quanh thân người tội, đốt da, lóc thịt, cháy xương, sôi tủy, đau đớn muôn phần. Nhưng vì chưa hết tội cũ, nên tội nhân không thể chết được. Vì vậy nên gọi là địa ngục Dây đen.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Dây đen, lại vào địa ngục Cát đen, cho đến địa ngục Băng lạnh, sau đó mạng chung, ra vào như thế không thể kể xiết. Sự hành hình thọ khổ trong mười sáu địa ngục kia cũng giống như trước, nhưng chịu khổ càng gấp bội. Do có tâm ác đối với cha mẹ, Phật và thanh văn, nên người này bị rơi vào địa ngục Dây đen, đau đớn không thể kể xiết.

3. Địa ngục lớn Ép chặt cũng có mười sáu địa ngục nhỏ bao quanh, mỗi ngục dài rộng năm trăm do-tuần. Vì sao gọi là địa ngục Ép chặt? Trong ngục này, có núi đá lớn, từng cặp đối nhau. Tội nhân vào đây, núi tự nhiên khép lại, đè ép thân họ, làm cho xương thịt tan nát, rồi núi trở lại vị trí cũ. Họ đau đớn muôn phần, nhưng không thể chết được.

Lại có voi sắt lớn, toàn thân bốc lửa gào rống chạy đến giẫm đạp người tội, giẫm đi giẫm lại, làm cho thân thể tan nát, máu tuôn chảy. Họ đau đớn kêu gào, khóc la thảm thiết mà vẫn không chết.

Ngục tốt lại bắt người tội nằm trên tảng đá lớn, rồi lấy tảng đá lớn khác đè lên; lại bắt người tội nằm trên đất, rồi dùng chày sắt giã từ đầu đến chân, da thịt tan nát, máu tuôn chảy, muôn khổ ập đến. Nhưng vì chưa hết tội cũ, nên tội nhân không thể chết được. Vì vậy gọi là địa ngục Ép chặt.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Ép chặt, lại vào địa ngục Cát đen, [168a] cho đến địa ngục Băng lạnh, sau đó mạng chung. Do tạo ba nghiệp ác (sát sinh, trộm cắp, tà dâm), không tu ba nghiệp thiện, nên bị rơi vào địa ngục Ép chặt, đau đớn không thể kể xiết.

4. Địa ngục lớn Kêu gào cũng có mười sáu địa ngục nhỏ bao quanh, mỗi ngục dài, rộng năm trăm do-tuần. Vì sao gọi là địa ngục Kêu gào? Ở đây, ngục tốt bắt người tội ném vào chảo lớn, lại bỏ trong nồi sắt lớn, nước sôi sùng sục, nấu rục tội nhân. Họ kêu la khóc lóc, đau đớn thống khổ; lại bắt người tội bỏ lên vĩ nướng lớn, trở qua trở lại trên ngọn lửa hồng.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Kêu gào, lại vào địa ngục Cát đen, cho đến địa ngục Băng lạnh, sau đó mạng chung. Do sân hận, có tâm ác độc, làm các việc ác nên bị rơi vào ngục Kêu gào.

5. Địa ngục Kêu gào lớn cũng có mười sáu ngục nhỏ bao quanh (kích cỡ cũng giống như trước). Vì sao gọi là địa ngục Kêu gào lớn? Ở đây, ngục tốt bắt người tội bỏ vào nồi sắt lớn, lại bỏ trong chảo sắt, nước sôi sùng sục, nấu rục tội nhân; lại ném người tội lên vĩ nướng, trở qua trở lại trên ngọn lửa hồng. Họ kêu gào khóc la, đau đớn thống khổ. Nhưng vì chưa hết tội cũ, nên tội nhân không thể chết được. Vì vậy gọi là địa ngục Kêu gào lớn.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, mới ra khỏi địa ngục Kêu gào lớn, cho đến địa ngục Băng lạnh, sau đó mạng chung. Do huân tập tà kiến, bị lưới ái lôi kéo, làm các việc đê tiện, nên bị rơi vào địa ngục Kêu gào lớn.

6. Địa ngục Thiêu nướng cũng có mười sáu địa ngục nhỏ bao quanh (kích cỡ cũng giống như trước). Vì sao gọi là địa ngục Thiêu nướng? Ở đây, ngục tốt bắt người tội bỏ vào thành sắt, thành sắt phát hỏa, trong ngoài đều đỏ rực, thiêu nướng người tội; lại bỏ tội nhân trên lầu sắt, lầu sắt phát hỏa, trong ngoài đều đỏ rực; lại ném người tội vào lò sắt lớn, lò sắt phát hỏa, trong ngoài đều đỏ rực, thiêu nướng người tội, da thịt tiêu tan, muôn khổ ập đến. Nhưng vì chưa hết tội cũ, nên tội nhân không thể chết được. Vì vậy gọi là địa ngục Thiêu nướng.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, ra khỏi địa ngục Thiêu nướng, cho đến địa ngục Băng lạnh, sau đó mạng chung. Do thiêu nướng chúng sinh, nên người này bị rơi vào ngục Thiêu nướng, nhiều kiếp chịu sự thống khổ thiêu nướng như thế.

7. Địa ngục Thiêu nướng lớn cũng có mười sáu ngục nhỏ bao quanh (kích cỡ cũng giống như trước). Vì sao gọi là địa ngục Thiêu nướng lớn? Ở đây, ngục tốt bắt người tội bỏ vào thành sắt, thành sắt phát hỏa, trong ngoài đều đỏ rực, thiêu nướng người tội, da thịt tiêu tan, muôn khổ ập đến. Lại có hầm lửa lớn, cháy đỏ hừng hực. Hai bên bờ hầm này lại có núi lửa lớn. Ngục tốt bắt người tội ghim vào chĩa sắt, rồi dựng đứng trong lửa, lửa lớn thiêu đốt, da thịt tan nát. Nhưng vì chưa hết tội cũ, nên tội nhân không thể chết được.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, ra khỏi địa ngục Thiêu nướng lớn, cho đến địa ngục Băng lạnh, sau đó mạng chung. Do bỏ điều thiện, làm các việc ác, nên bị rơi vào ngục Thiêu nướng lớn.

8. Địa ngục Vô gián cũng có mười sáu địa ngục nhỏ bao quanh. Vì sao gọi là Vô gián? Ở đây, ngục tốt lột da người tội từ chân đến đầu, lấy da ấy quấn thân họ, rồi đem bỏ trên nền sắt nóng, lại có bánh xe lửa nghiền nghiến qua lại, [168b] làm cho thân thể tiêu tan, da thịt nát nhừ, muôn khổ ập đến. Nhưng vì chưa hết tội cũ, nên tội nhân không thể chết được.

Lại có thành sắt, bốn bề nổi lửa, cháy từ đông sang tây, từ tây sang đông, nam, bắc, trên, dưới cũng lại như vậy. Lửa dữ cháy khắp, không sót chỗ nào. Tội nhân chạy đông chạy tây, toàn thân bị thiêu nướng, da thịt tiêu tan, đau đớn khổ sở.

Tội nhân ở trong địa ngục này một thời gian dài, thì cửa tự nhiên mở ra. Các tội nhân liền chạy đến đó, tất cả đốt xương trên thân đều bốc lửa, nhưng gần đến cửa, thì cửa tự nhiên đóng lại. Vì chưa hết tội cũ, nên tội nhân không thể chết được.

Lại nữa, tội nhân ở trong địa ngục này, mắt thấy toàn cảnh dữ, tai nghe tiếng dữ, mũi ngửi mùi hôi, thân chạm đau đớn, ý nghĩ điều ác, chịu khổ liên tục, dù trong khoảnh khắc cũng không gián đoạn. Vì vậy gọi là địa ngục Vô gián.

Tội nhân chịu khổ trong thời gian dài, ra khỏi địa ngục Vô gián, cho đến địa ngục Băng lạnh, sau đó mạng chung. Do tạo nghiệp ác, mang tội cực nặng, nên bị rơi vào ngục Vô gián, chịu khổ không thể kể xiết.

Đây là tám địa ngục lớn, mỗi ngục đều có mười sáu địa ngục nhỏ và tội nhân thụ khổ như trên.

Lại nữa, kinh Quán Phật tam-muội hải[86] ghi: “Địa ngục A-tì dài, rộng tám nghìn do-tuần, có bảy lớp thành sắt, bảy tầng lưới sắt. Dưới có mười tám ngăn, mỗi ngăn có bảy lớp rừng dao, bảy lớp cây kiếm bao quanh. Bốn góc có bốn chó đồng lớn, thân dài rộng bốn mươi do-tuần, mắt như điện chớp, nanh như cây kiếm, răng như núi dao, lưỡi như gai sắt, lông bao quanh mình đều bốc lửa dữ, mùi khói hôi hám. Có mười tám ngục tốt, miệng như miệng dạ-xoa, có sáu mươi bốn con mắt đỏ rực như những hòn sắt nóng. Răng nanh chĩa lên cao bốn do-tuần. Đầu mỗi nanh phun ra lửa, đốt xe sắt phía trước. Căm xe cũng phun ra lửa, phát ra đao kiếm bén nhọn, đốt cháy thành A-tì đỏ rực như đồng nung. Mỗi ngục tốt có tám đầu, mười sáu sừng. Trên mỗi sừng phun ra lửa, lửa biến thành thép, lại thành xe đao, nối nhau xoay tròn trong vòng lửa cháy, đầy cả thành A-tì.

Trong bảy lớp thành, có bảy phướn sắt. Từ phướn, lửa mạnh vọt lên như nước sôi, sắt sôi chảy tràn khắp cả thành A-tì. Trên bốn cửa thành, có mười tám chảo đồng sôi, chảy tràn ra khắp thành A-tì. Trong mỗi ngăn ngục, có tám mươi bốn con rắn sắt lớn, phun ra nọc độc và lửa dữ, thân lớn đầy cả thành. Những con rắn này gầm thét như sấm dậy, tuôn ra những hòn sắt lớn đầy cả thành. Lại có năm trăm dạ-xoa, năm trăm ức con trùng, mỗi con trùng có tám mươi bốn cái mỏ. Đầu mỏ có lửa phun ra như mưa xối xuống khắp thành A-tì. Khi những con trùng ấy rơi xuống, lửa dữ bùng cháy, chiếu soi tám mươi bốn do-tuần; từ địa ngục A-tì xông thẳng lên núi Ốc Tiêu[87] ở biển cả, dưới suốt thấu đáy biển lớn, [168c] hình dạng như trục xe.

Nếu người nào giết cha, hại mẹ, lăng nhục lục thân thì khi mạng chung, chó đồng há miệng, biến hóa ra mười tám xe giống như xe vàng trên có che bảo cái. Những ngọn lửa dữ hóa thành ngọc nữ. Tội nhân từ xa trông thấy, sinh tâm vui mừng muốn đến. Bấy giờ, gió lạnh thổi đến, tội nhân tê cóng, kêu rên: “Thà ngồi trên xe chịu lửa dữ đốt cháy”. Thế rồi, lửa bùng cháy mạnh, họ liền mạng chung. Tội nhân lại thấy mình ngồi trên xe vàng ngắm nhìn ngọc nữ, nhưng bị ngọc nữ cầm búa sắt chém đứt thân thể, chỉ trong thời gian co duỗi cánh tay, rơi thẳng xuống địa ngục A-tì.

Như bánh xe lửa xoay tròn, tội nhân từ ngăn trên rớt xuống ngăn dưới, thân đầy cả ngăn. Chó đồng sủa lớn, rồi nhai xương, nuốt tủy người tội. Ngục tốt la-sát cầm chĩa sắt lớn, xóc đầu bắt người tội khiến họ đứng dậy, toàn thân lửa cháy, đầy cả ngục A-tì.

Bấy giờ, vua Diêm-la lớn tiếng quát: “Kẻ ngu si kia gieo nhân địa ngục. Khi ở nhân gian, ngươi bất hiếu cha mẹ, tà kiến, kiêu mạn, ác độc, nên nay đọa vào địa ngục A-tì”. Như thế xoay vần trải qua vô số thống khổ, không thể nói hết.

Một ngày một đêm, người này chịu tộiđịa ngục bằng sáu mươi tiểu kiếp ở cõi Diêm-phù-đề. Như vậy, thọ mạng đến hết một đại kiếp[88]. Người phạm đủ năm tội nghịch[89] phải chịu tội cả năm đại kiếp.

Lại có chúng sinh phạm bốn giới trọng[90], uổng nhận của tín thí, phỉ báng tam bảo, tà kiến, không tin nhân quả, không học Bát-nhã, khinh chê mười phương Phật, trộm vật của chúng tăng, dâm dật, bạo ngược, cưỡng bức tì-kheo-ni giữ giới thanh tịnh, hủy nhục chị em, bà con thân thích, làm các việc ác. Những người này khi mạng chung, phải chịu tội báo trải qua bốn mươi tám nghìn đại kiếp.

Họ lại vào trong mười ngăn ngục ở phương đông, cũng chịu khổ như trên; phương nam, tây, bắc cũng lại như vậy. Thân người tội đầy cả địa ngục A-tì, bốn chi trải khắp mười tám ngăn ngục.

Địa ngục A-tì có mười tám địa ngục nhỏ. Mỗi địa ngục nhỏ lại có mười tám địa ngục Băng lạnh, mười tám địa ngục Tối tăm, mười tám địa ngục Nóng ít, mười tám địa ngục Xe đao, mười tám địa ngục Xe kiếm, mười tám địa ngục Xe lửa, mười tám địa ngục Phân sôi, mười tám địa ngục Nước sôi, mười tám địa ngục Sông tro, năm trăm ức địa ngục Rừng kiếm, năm trăm ức địa ngục Rừng gai, năm trăm ức địa ngục Cột đồng, năm trăm ức địa ngục Máy sắt, năm trăm ức địa ngục Lưới sắt, mười tám địa ngục Hang sắt, mười địa ngục Hòn sắt, mười tám địa ngục Đá nhọn, mười tám địa ngục Uống nước đồng sôi.

Như vậy, trong địa ngục lớn A-tì có mười tám địa ngục nhỏ. Mỗi địa ngục nhỏ lại có mười tám ngăn địa ngục, bắt đầu từ địa ngục Băng lạnh cho đến địa ngục Uống nước đồng sôi, tổng cộng có một trăm bốn mươi hai ngăn địa ngục. Tội nhân tuy tạo nghiệp không giống nhau, [169a] nhưng đều trải qua các địa ngục này để chịu khổ”.

Kinh Khởi thế ghi: “Đức Phật bảo:

- Này các tì-kheo! Trong địa ngục cực lớn A-tì cũng có mười sáu địa ngục nhỏ phụ thuộc bao quanh. Mỗi địa ngục nhỏ dài, rộng năm trăm do-tuần. Những chúng sinh trong đó, có người mới đến, có kẻ đang ở, có kẻ ra khỏi, có kẻ đang chịu tội, đều là do quả báo nghiệp ác mà họ đã tạo, nên tự nhiên đọa vào địa ngục này. Các ngục tốt bắt lấy tội nhân ném trên nền sắt nóng, lửa cháy hừng hực xông thẳng lên trên; lại lật úp mặt tội nhân xuống đất, dùng dao nhọn khoét gót chân cho gân lộ ra, rồi lấy tay rút gân kéo đến cổ, khiến đau đớn thấu đến tim gan. Rút gân ra rồi, móc vào xe sắt mà kéo chạy. Xe ấy lửa cháy hừng hực. Những nơi tội nhân đi qua toàn là đường hiểm sắt nóng lửa cháy đỏ rực. Họ đi qua đi lại theo ý ngục tốt, không lúc nào tạm dừng. Tội nhân muốn đi về hướng nào thì liền bị ngục tốt kéo lôi đến đó, chưa từng rời khỏi. Họ đến đâu cũng bị đốt cháy, máu thịt toàn thân đều tiêu tan. Vì trước đây, khi làm người hoặc làm loài khác, họ tạo nghiệp ác nên phải nhận lấy quả báo như thế.

Những chúng sinh trong địa ngục này vì quả báo của nghiệp bất thiện, nên từ phương đông có đống lửa lớn bỗng nhiên nổi lên, cháy đỏ, hừng hực liên tục; phương nam, tây, bắc, bốn phương phụ, hai phương trên, dưới cũng đều như vậy. Các đống lửa lớn bao quanh tội nhân, từ từ tiến sát lại làm họ đau đớn vô cùng.

Từ tường phía đông nổi lên ngọn lửa hừng hực, phóng thẳng sang tường phía tây, rồi dừng lại ở đó. Từ tường phía tây nổi lên ngọn lửa hừng hực, phóng thẳng sang tường phía đông, rồi dừng lại đó ở. Từ tường phía nam nổi lên ngọn lửa hừng hực, phóng thẳng sang tường phía bắc. Từ tường phía bắc nổi lên ngọn lửa hừng hực, phóng thẳng sang tường phía nam. Từ dưới phóng lên trên, từ trên phóng xuống dưới, ngang dọc giao nhau, trên dưới tiếp nhau, sức nóng và ánh sáng phóng ra mãnh liệt. Bấy giờ, ngục tốt bắt các tội nhân ném vào trong sáu đống lửa lớn này, tội nhân đau khổ cùng cực, nhưng vẫn không chết. Vì nghiệp bất thiện chưa trả xong, nên họ ở mãi trong đó chịu mọi sự thống khổ.

Những chúng sinh trong địa ngục lớn A-tì này, vì quả báo của nghiệp bất thiện, nên trải qua vô số kiếp trong cảnh tối tăm. Tội nhân chịu đủ các cảnh khổ rồi, thì bốn cửa địa ngục tự nhiên mở ra. Khi cửa ngục vừa mở, các tội nhân nghe và thấy, liền chạy đến và nghĩ: “Nay chúng ta chắc chắn đã được thoát”. Nghĩ như thế rồi, họ liền tuôn chạy, thì thân thể biến thành lửa dữ phực cháy. Thí như người khỏe mạnh, cầm bó đuốc khô đi ngược gió, bó đuốc đã cháy, lại càng cháy mạnh. Cũng vậy, [169b] các chúng sinh đi qua đi lại trong địa ngục này, tất cả bộ phận trên thân đều bốc cháy. Khi tội nhân sắp nhấc chân lên, máu thịt đều tan nát, lúc sắp để chân xuống, máu thịt lại sinh ra. Lúc họ chạy gần đến cửa ngục thì cửa tự nhiên đóng lại, không ra được, nên tâm mê loạn, hai tay che mặt, té ngã trên đất. Người tội bị thiêu đốt da, thịt, cho đến xương, tủy. Khói lửa mịt mù, khói xông lên nghi ngút, lửa cháy đỏ hừng hực, khói và lửa lẫn lộn vào nhau làm tội nhân đau đớn gấp bội phần. Tội nhân ở trong đó chịu khổ cùng cực, nhưng nghiệp ác chưa hết nên phải nhận lấy tất cả nỗi khổ.

Trong địa ngục cực lớn A-tì này, không lúc nào tạm được an vui dù chỉ trong khoảng khảy móng tay, người tội lần lượt chịu đủ các cảnh khổ như thế.

Đức Phật lại bảo các tì-kheo:

- Các ông nên biết, giữa các thế giới này, còn có mười địa ngục:

1. Địa ngục Át-phù-đà.

2. Địa ngục Nê-la-phù-đà.

3. Địa ngục A-hô.

4. Địa ngục Hô-hô-bà.

5. Địa ngục A-tra-tra.

6. Địa ngục Tao-kiện-đề-ca (Tu-càn-đề).

7. Địa ngục Ưu-bát-la.

8. Địa ngục Ba-đầu-ma (Bát-đầu-ma).

9. Địa ngục Bôn-trà-lợi (Phân-đà-lợi).

10. Địa ngục Câu-mâu-đà (Câu-vật-đầu).

Vì sao gọi là địa ngục Át-phù-đà? Tội nhân trong địa ngục này, thân thể như bọt nước, nên gọi là địa ngục Át-phù-đà.

Vì sao gọi là địa ngục Ni-la-phù-đà? Tội nhân trong địa ngục này, thân thể như cục thịt, nên gọi là địa ngục Ni-la-phù-đà.

Vì sao gọi là địa ngục A-hô? Tội nhân trong địa ngục này, khi chịu sự thống khổ cùng tột bức bách, phát tiếng kêu la “A-hô”, vô cùng đau đớn, nên gọi là địa ngục A-hô.

Vì sao gọi là địa ngục Hô-hô-bà? Tội nhân trong địa ngục này, khi chịu sự thống khổ cùng tột bức bách, phát tiếng kêu la “Hô-hô-bà”, nên gọi là địa ngục Hô-hô-bà.

Vì sao gọi là địa ngục A-tra-tra? Tội nhân trong địa ngục này, do khổ đau cùng tột bức bách thân thể, chỉ còn thốt lên tiếng “A-tra-tra”, nhưng tiếng tắt nghẽn, không phát ra được, nên gọi là địa ngục A-tra-tra.

Vì sao gọi là địa ngục Tao-kiện-đề-ca? Tội nhân trong địa ngục này[169c] bị lửa dữ thiêu đốt, ngọn lửa đen như màu hoa Tao-kiện-đề-ca, nên gọi là địa ngục Tao-kiện-đề-ca.

Vì sao gọi là địa ngục Ưu-bát-la? Tội nhân trong địa ngục này bị lửa dữ thiêu đốt, ngọn lửa xanh như màu hoa Ưu-bát-la, nên gọi là địa ngục Ưu-bát-la.

Vì sao gọi là địa ngục Câu-mâu-đà? Tội nhân trong địa ngục này bị lửa dữ thiêu đốt, ngọn lửa hồng như màu hoa Câu-mâu-đà, nên gọi là địa ngục Câu-mâu-đà.

Vì sao gọi là địa ngục Bôn-trà-lợi? Tội nhân trong địa ngục này bị lửa dữ thiêu đốt, ngọn lửa trắng như màu hoa Bôn-trà-lợi, nên gọi là địa ngục Bôn-trà-lợi.

Vì sao gọi là địa ngục Ba-đầu-ma? Tội nhân trong địa ngục này bị lửa dữ thiêu đốt, ngọn lửa đỏ như màu hoa Ba-đầu-ma, nên gọi là địa ngục Ba-đầu-ma”.

Luận Lập thế a-tì-đàm ghi: “Đức Thế Tôn dạy:

- Có địa ngục lớn tên là Hắc Ám ở bên ngoài các thế giới. Không có gì ngăn che mà chúng sinh trong đó cũng không trông thấy bàn tay của mình. Cho dù ánh sáng của mặt trờimặt trănguy lực lớn cũng không thể soi chiếu đến được. Chư Phật ra đời phóng hào quang chiếu khắp, nhờ ánh sáng này nên chúng sinh có thể nhìn thấy nhau.

Nằm giữa hai thế giới, bên ngoài núi Thiết Viđịa ngục Băng lạnh.

Giữa hai ngọn núi Kim Cương, lại có mười địa ngục, một là Át-phù-đà, cho đến mười là Ba-đầu-ma. Tội nhân trong địa ngục Át-phù-đà này di chuyển theo chiều ngang, nhưng khởi tưởng hướng lên trên, giống như người giữ cung điện. Bên ngoài núi Thiết Vi, tội nhân thường di chuyển theo chiều ngang, thân thể của họ như bọt nước lớn. Do gió lạnh thổi đến, thân họ rã nát, giống như quả dưa rục rã, như đám lau nghiêng ngã. Khi bị lửa dữ thiêu đốt, người tội phát tiếng rên la ‘tra-tra’. Như vậy, tội nhân bị gió lạnh xúc chạm, làm cho xương vỡ vụn, phát tiếng “tra-tra” vang khắp. Nhờ tiếng rên la này và do tới lui xúc chạm, nên họ nhận biết lẫn nhau mà nghĩ: ‘Có chúng sinh thụ sinh nơi đây’. Những chúng sinh chết ở đây phần nhiều sinh đến địa ngục Băng lạnh.

Những chúng sinhthế giới khác, phần nhiều là các thế giới ngoài núi Thiết Vi, sau khi chết, rơi vào địa ngục Băng lạnh. Giữa hai thế giới, chỗ hẹp nhất là tám mươi nghìn mươi do-tuần, dưới không có đáy, trên không có mái che, [170a] chỗ rộng nhất là một trăm sáu mươi do-tuần”.

XXVIII.4. Thời gian chịu tội

Kinh Khởi thế ghi: “Đức Phật dạy: Ví như có hai mươi hộc[91] mè, có một người cứ một trăm năm nhặt một hạt mè ném sang nơi khác. Ném hết số mè trong hai mươi hộc rồi mà tuổi thọ của các tội nhân trong địa ngục kia vẫn chưa hết. Vả lại, dùng số đó để tính một thọ mạngđịa ngục Át-phù-đà. Như vậy, hai mươi thọ mạngđịa ngục Át-phù-đà là một thọ mạngđịa ngục Nê-la-phù-đà, hai mươi thọ mạngđịa ngục Nê-la-phù-đà là một thọ mạngđịa ngục A-hô, hai mươi thọ mạngđịa ngục A-hô là một thọ mạngđịa ngục Hô-hô-bà, hai mươi thọ mạngđịa ngục Hô-hô-bà là một thọ mạngđịa ngục A-tra-tra, hai mươi thọ mạngđịa ngục A-tra-tra là một thọ mạngđịa ngục Tao-kiền-đề-ca, hai mươi thọ mạngđịa ngục Tao-kiền-đề-ca là một thọ mạngđịa ngục Ưu-bát-la, hai mươi thọ mạngđịa ngục Ưu-bát-la là một thọ mạngđịa ngục Câu-mâu-đà, hai mươi thọ mạngđịa ngục Câu-mâu-đà là một thọ mạngđịa ngục Bôn-trà-lợi, hai mươi thọ mạngđịa ngục Bôn-trà-lợi là một thọ mạngđịa ngục Ba-đầu-ma, tức là một trung kiếp”.

Kinh Na-tiên tì-kheo vấn Phật ghi: “Sức nóng của lửa thế gian không bằng lửa địa ngục. Như lấy một hòn đá nhỏ bỏ vào lửa thế gian, từ sáng đến chiều viên đá vẫn không tiêu hủy, nhưng lấy một tảng đá lớn bỏ vào lửa địa ngục thì lập tức cháy tiêu. Cũng như người làm ác, chết rơi vào địa ngục, đến mấy nghìn vạn năm vẫn không chết. Hoặc như các loài rồng, rắn lớn... lấy cát đá làm thức ăn, nhưng thức ăn tiêu ngay. Như người mang thai, thai nhi vẫn không tiêu mất.

Đó đều là do sức nghiệp thiện, ác mà tiêu hay không tiêu. Những việc thiện ác con người đã tạo luôn theo họ như bóng theo hình. Người ấy chết đi chỉ mất thân này, nhưng hành nghiệp của họ vẫn không mất. Thí như ban đêm đốt đèn viết chữ, đèn tắt nhưng chữ vẫn còn, đèn sáng chữ hiện. Đời này tạo nghiệp thiện ác, đời sau mới nhận lấy quả báo.

Trong địa ngục Bát-đầu-ma, lửa cháy hừng hực, dù người tội đứng cách ngọn lửa một trăm do-tuần vẫn bị lửa thiêu cháy; nếu người tội cách sáu mươi do-tuần thì hai tai bị điếc, không nghe gì; nếu người tội cách năm mươi do-tuần thì đôi mắt bị mù, không thể thấy được.

Tì-kheo Cù-ba-lợi dùng tâm độc ác [170b] hủy báng Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, sau khi mạng chung, phải đọa vào địa ngục Bát-đầu-ma này”.

Kinh Khởi thế ghi: “Nếu các chúng sinh cách địa ngục Ba-đầu-ma một trăm do-tuần thì bị lửa dữ đốt cháy, nếu cách năm mươi do-tuần thì bị lửa xông lên làm mù hai mắt, nếu cách hai mươi lăm do-tuần thì máu thịt của chúng sinh trong đó bị thiêu đốt tan nát. Đó là do khởi tâm vẩn đục, tâm não hại, tâm ác độc, tâm không ích lợi, tâm không từ bi, tâm không thanh tịnh đối với người xuất gia Phạm hạnh, nên tự chuốc lấy họa này. Vì vậy, các ông nên khởi thân khẩu ý nghiệp từ hòa đối với tất cả những vị tu Phạm hạnh để thường được an lạc”.

XXVIII.5. Vị vua quản ngục

Kinh Vấn địa ngục và kinh Tịnh độ tam-muội ghi: “Cả thảy có một trăm ba mươi bốn địa ngục. Trước hết nói về tên gọi và nơi ở của vị chủ ngục. Vua Diêm-la đời trước là vua nước Tì-sa từng chiến đấu với vua Duy-đà-thỉ-sinh, nhưng vì thua trận, nên lập thệ: ‘Ta nguyện làm chủ địa ngục’. Và có mười tám đại thần, thống lãnh một nghìn người đầu có sừng, đều có tâm oán hận và cùng lập nguyện: ‘Sau này chúng tôi sẽ giúp vua trị tội bọn kia’.

Vua Tì-sa thuở ấy nay là vua Diêm-la, mười tám đại thần nay là các vua nhỏ, một nghìn người là những ngục tốt”.

Kinh Vấn địa ngục ghi: “Mười tám vua nhỏ tức là mười tám vị thống lãnh mười tám địa ngục:

1. Ca-diên quản ngục A-tì

2. Khuất-tuân quản ngục Núi dao

3. Phí-tiến-thọ quản ngục Cát nóng

4. Phí-khúc quản ngục Phân sôi

5. Ca-thế quản ngục Tai đen

6. Cái-tha quản ngục Xe lửa

7. Thang Vị quản ngục Vạc nước sôi

8. Thiết-ca-nhiên quản ngục Giường sắt

9. Ác Sinh quản ngục Núi cái

10. Địa ngục Băng lạnh (kinh ghi thiếu tên vị quản ngục)

11. Tỳ-ca quản ngục Lột da

12. Diêu Đầu quản ngục Súc sinh

13. Đề-bạc quản ngục Đao binh.

14. Di Hỏa quản ngục Cối sắt

15. Duyệt-đầu quản ngục Băng lạnh

16. Địa ngục Ống sắt (kinh ghi thiếu tên vị quản ngục)

17. Danh Thân quản ngục Giòi bọ

18. Quán Thân quản ngục Nước đồng sôi”.

Kinh Tịnh độ tam-muội ghi: “Có ba mươi địa ngục, mỗi ngục đều có vị chủ ngục, nhưng không ghi ra, chỉ nêu tên năm vị quan quản ngục:

1. Quan Tiên trị tội sát sinh

2. Quan Thủy trị tội trộm cắp

3. Quan Thiết trị tội tà dâm

4. Quan Thổ trị tội nói hai lưỡi

5. Quan Thiên trị tội uống rượu”.

[170c] XXVIII.6. Cung điện của vua Diêm-la

Kinh Khởi Thế ghi: “Bên ngoài hai núi Thiết Vi, ở phía nam cõi Diêm-phù-đề, có cung điện của vua Diêm-la, dài rộng sáu nghìn do-tuần, có bảy lớp tường vách, bảy lớp lan can, bảy lớp màng lưới. Ngoài cùng lại có bảy lớp hàng cây đa-la[92] bao bọc chung quanh. Lại có vô số cảnh vật xinh đẹp đều do bảy báu tạo thành. Bốn phía cung thành có bốn cửa. Mỗi cửa đều có đài gác, cung điện, vườn hoa, ao hồ. Trong vườn có nhiều loại cây, quả ngon trĩu cành, hương thơm theo gió xông khắp, vô số chim chóc ca hót líu lo.

Vua Diêm-la vì nghiệp ác nên chịu quả bất thiện, đêm ngày sáu thời đều có nước đồng sôi tự nhiên hiện ra trước mặt. Khi ấy, cung vua liền biến thành sắt, phúc báo về năm dục đều ẩn mất. Thấy vậy, vua sợ hãi, bất an, lông tóc dựng ngược, liền đi ra ngoài. Nếu vua ra ngoài cung thì khi trở vào ngục tốt bắt lấy vua Diêm-la, nhấc bổng đặt trên nền sắt nóng, lửa dữ hừng hực, cháy sáng đỏ rực. Bắt vua nằm xong, ngục tốt lấy kềm sắt cạy miệng ra, rồi rót nước đồng sôi vào, khiến vua Diêm-la bị thiêu cháy từ môi miệng, đến lưỡi, cổ họng, ruột già, ruột non... từ trên xuống dưới đều bị cháy rụi.

Lúc đó, vua nghĩ: ‘Tất cả chúng sinh do đời trước thân làm việc ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ điều ác, nay ta và các chúng sinh cùng tạo nghiệp ác như thế, nên phải chịu nỗi khổ này. Xin nguyện từ nay, sau khi ta xả thân này, thọ thân khác, được sinh làm người có lòng tin hiểu giáo pháp của Như Lai, cạo bỏ râu tóc, mặc ca-sa, xuất gia tu học. Sau khi xuất gia, ta chứng đạo quả, sinh tử sẽ dứt, Phạm hạnh sẽ thành, những việc cần làm sẽ làm xong, không còn thụ thân sau’.

Sau khi vua Diêm-la khởi các niệm thiện như thế, cung điện vua đang ngự liền trở lại thành bảy báu, giống như cõi trời, phúc báo về năm dục hiện ra đầy đủ, ba nghiệp thiện nên được an vui. (Kinh Trường A-hàm ghi: vua Diêm-la chịu khổ cả ba thời, đại ý cũng giống như kinh này)”.

Luận Tân bà-sa có đoạn:

Hỏi: Trong địa ngục, những gì là hữu tình, những gì là vô tình?

Đáp: Những kẻ vừa đọa vào địa ngục bị khóa sắt trói buộc giam hãm, [171a] đưa đến trước mặt vua Diêm-la được gọi là hữu tình; còn những khí cụ khốc liệt dùng để bức hại các tội nhân trong địa ngục được gọi là vô tình.

Bên dưới châu Nam Thiệm-bộ có địa ngục lớn, phía trên châu này có địa ngục Biên và địa ngục Cô độc, hoặc ở trong hang, hoặc là trong núi, hoặc nơi đồng trống, hoặc giữa hư không. Ba châu còn lại chỉ có địa ngục Biên và địa ngục Cô độc, không có địa ngục lớn. Vì sao? Bởi vì người ở châu Nam Thiệm-bộ tạo nghiệp thiện rất lớn mà tạo nghiệp ác cũng rất nhiều, không giống như các châu kia.

Có thuyết cho là ở châu Bắc Câu-lô cũng không có địa ngục, vì đó là nơi thụ nhận nghiệp quả hoàn toàn thanh tịnh.

Hỏi: Nếu ba châu kia không có địa ngục lớn, thì những hữu tình ở các châu ấy tạo nghiệp vô gián, đoạn mất căn lành, sẽ thụ báo ở đâu?

Đáp: Họ sẽ thụ báo nơi địa ngục lớn ở dưới châu Nam Thiệm-bộ này.

Hỏi: Tướng mạo của những hữu tìnhđịa ngục như thế nào?

Đáp: Tướng mạo giống như người.

Hỏi: Tiếng nói ra sao?

Đáp: Lúc mới thác sinh, họ đều nói tiếng của bậc thánh; sau đó, trong thời gian thọ khổ, thì phát ra những âm thanh đau đớn, khổ não, cho đến không thể thốt ra được một lời, mà chỉ có những âm thanh ghê rợn của sự đâm chém, cưa xẻ.

XXVIII.7. Nghiệp nhân

Kinh Tội nghiệp báo ứng giáo hóa địa ngục ghi: “Bấy giờ, bồ-tát Tín Tướng vì các chúng sinh bạch Đức Phật:

1. Bạch Đức Thế Tôn! Nay có chúng sinh thụ tội, bị các ngục tốt đâm chém, cưa xẻ thân thể từ đầu tới chân, cho đến đầu bị chặt đứt, liền có gió lạnh thổi đến làm họ sống lại, rồi bị chém chặt như trước, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Vì đời trước, người ấy không kính tin tam bảo, bất hiếu cha mẹ, làm kẻ đồ tể chém giết chúng sinh, nên mắc tội này.

2. Có chúng sinh thân hình xấu xí, bại liệt, râu tóc rơi rụng, toàn thân cháy nám, sống trong tổ quạ, ngủ nơi hang nai, bặt dấu chân người, làm nhơ uế họ hàng, không ai muốn nhìn, gọi là bệnh hủi, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, người ấy không kính tin tam bảo, bất hiếu cha mẹ, phá hoại chùa tháp, bóc lột đạo nhân, bắn chém hiền thánh, làm hại sư trưởng, không biết phục thiện, quên ơn trái nghĩa, thô lỗ cộc cằn, dâm loạn tôn ti, không chút kiêng dè, nên mắc tội này.

3. Lại có chúng sinh cơ thể cao lớn, ngu điếc, không chân, di chuyển bằng bụng, chỉ ăn đất bùn để tự nuôi thân, lại bị các loài trùng nhỏ cắn rỉa, [171b] vô cùng đau đớn, không thể chịu nổi, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Do đời trước, kẻ ấy được người tin dùng mà không nghe theo lời hay ý tốt, bất hiếu cha mẹ, phản lại quân vương. Nếu được làm đại thần của vua, trấn nhậm bốn phương, thống lãnh châu quận, bảo vệ cung vua, thì cậy quyền ỷ thế, chiếm đoạt tài sản của dân, chẳng có phép tắc, khiến người dân đau khổ, than vãn bỏ đi, nên mắc tội này.

4. Có chúng sinh hai mắt mù lòa không thấy được gì, hoặc húc phải cây, hoặc rơi xuống rãnh, sau đó mạng chung, lại thụ thân khác cũng bị như thế, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, người ấy không tin tội phúc, ngăn ánh sáng của Phật, bịt mắt chim thú, trói nhốt chúng sinh, rồi lấy đãy da trùm kín đầu chúng, nên mắc tội này.

5. Lại có chúng sinh què quặt, câm ngọng, miệng không nói được, nếu muốn nói gì thì phải nhắm mắt, đưa tay ra dấu, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Vì đời trước, người ấy phỉ báng tam bảo, khinh chê thánh đạo, luận bàn việc tốt xấu của người, moi móc chỗ hay dở của kẻ khác, vu khống người lương thiện, ganh ghét bậc hiền tài, nên mắc tội này.

6. Có chúng sinh bụng to, cổ nhỏ, không ăn uống được, nếu ăn thứ gì, thì thức ăn liền biến thành máu mủ, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, người ấy trộm cắp thức ăn của chúng tăng, hoặc ở chỗ khuất lấy trộm, lén dùng thức ăn trong các đại hội bố thí, sẻn tiếc tài vật của mình, tham lam tài sản của người, thường mang tâm ác, cho người uống thuốc độc để họ tắt thở, nên mắc tội này.

7. Chúng sinh thường bị ngục tốt dùng đinh sắt cháy đỏ đóng vào trăm khớp xương. Khi vừa đóng xong, tự nhiên lửa bốc lên, thiêu đốt toàn thân đều bị cháy rụi, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, người ấy làm thầy châm cứu, châm thân thể người, nhưng bệnh không lành, lại gạt lấy tiền, khiến họ chỉ thêm đau đớn, buồn khổ, nên mắc tội này.

8. Lại có chúng sinh thường ở trong chảo nước sôi, bị ngục tốt đầu trâu dùng chĩa đinh ba bằng sắt đâm người tội bỏ vào chảo nước sôi, nấu cho rục rã. Lại có gió lạnh thổi đến làm họ sống lại, rồi tiếp tục nấu rục, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Vì đời trước, người ấy tin theo tà kiến, thờ cúng quỉ thần, giết hại chúng sinh, dội nước sôi lên mình chúng để vặt lấy lông, rồi bỏ vào chảo nước sôi đun nấu, nhiều không thể lường được, nên mắc tội này.

[171c] 9. Chúng sinh thường ở trong thành lửa, than nóng ngập đến ngực, bốn cửa thành đều mở, nếu muốn chạy ra, thì cửa liền đóng lại. Họ chạy đông chạy tây, nhưng không ra khỏi, bị lửa thiêu cháy, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, người ấy đốt cháy sông núi, thiêu nướng chúng sinh, thân rụi, da bong, nên mắc tội này.

10. Lại có chúng sinh thường ở trong núi tuyết, gió lạnh thổi đến, da bong, thịt nứt, muốn chết không được, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Vì đời trước, người ấy làm giặc hung bạo, lột xé áo người, khiến họ chết rét vào những ngày đông giá lạnh; lại còn lột sống da trâu dê, khiến chúng đau đớn không cùng, nên mắc tội này.

11. Lại có chúng sinh thường ở trong rừng kiếm, núi dao, khi xúc chạm vào, liền bị cắt đứt, thân thể tan nát, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, người ấy làm nghề đồ tể, đun nấu, cắt chặt, lột xé chúng sinh, làm cho xương thịt tan nát, đầu một nơi, chân một ngã, rồi treo trên cao để cân bán, hoặc treo sống chúng sinh khiến cho đau đớn cùng cực, nên mắc tội này.

12. Lại có chúng sinh, năm căn[93] không đủ. Là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, người này săn bắn chim thú khi chúng đang bay, đang chạy, hoặc chặt đầu, chặt chân, nhổ sống lông chim, nên mắc tội này.

13. Lại có chúng sinh chân rút, lưng còng, co duỗi khó khăn, chân thọt, tay quắp, không thể cầm nắm, cũng không đi được, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, ở nơi đồng trống, người ấy chặn đường chim thú, hoặc đặt súng, bắn tên, đào hố, gài bẫy, để chúng sa hầm, bể đầu, gãy chân, tổn thương nặng nề, nên mắc tội này.

14. Lại có chúng sinh thường bị ngục tốt cùm trói thân thể, không thể thoát ra, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, người ấy giăng lưới đánh bắt chúng sinh, giam người, nhốt thú, để cho đói khát, khổ đau; hoặc làm tể tướng, quan huyện tham lấy tiền của, bức ép người lành, tiếng oán gieo khắp vẫn chưa vừa lòng, nên mắc tội này.

15. Lại có chúng sinh hoặc điên, hoặc cuồng, hoặc ngu, hoặc ngây, không biết tốt xấu, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, người ấy uống rượu say loạn, phạm ba mươi sáu lỗi, nên nay thọ thân ngu dại, tợ như người say, không biết trên dưới, không phân phải trái.

[172a] 16. Lại có chúng sinh thân hình bé nhỏ, nhưng bộ phận sinh dục rất lớn, thân phải kéo lê, nặng nề mỏi mệt, đi đứng nằm ngồi đều bị chướng ngại, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, người ấy sinh sống bằng nghề buôn bán, tự khen tài vật của mình, chê bai tài vật của người, lường thăng tráo đấu, mua già bán non, dối gạt mọi người, nên mắc tội này.

17. Lại có chúng sinh nam căn không đủ, làm thân huỳnh môn, không thể lấy vợ, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, người ấy thiến các loài vật như voi, ngựa, bò, dê, heo, chó... làm chúng chết đi sống lại, nên mắc tội này.

18. Lại có chúng sinh suốt cả cuộc đời không có con cái, sống một mình đơn độc, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, người ấy độc ác, không tin tội phúc. Đến mùa chim sinh nở, người này mang đồ đựng, men theo bãi sông, tìm nhặt trứng các loài chim, như hồng hạc, anh vũ, ngỗng, nhạn... đem về nấu ăn, khiến cho các chim này mất con, kêu rên thảm thiết, mắt tuôn máu lệ, nên mắc tội này.

19. Lại có chúng sinh mồ côi, nghèo nàn từ nhỏ, không có cha mẹ, anh em, làm tôi tớ cho người khác, lao nhọc vất vả để sống qua ngày; đến khi lớn lên, làm nghề săn bắn, gây nhiều tai họa, bị quan bắt trói, giam vào lao ngục, không người thăm nuôi, đói khổ khốn cùng, chẳng biết kêu ai, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, người ấy thích tìm bắt các loài chim ưng, kên kên, diều hâu, hùm, gấu, cọp, beo... mang về nhốt nuôi, khiến chúng cô độc, không ai cho ăn, thường bị đói khát, da liền với xương, muốn chết chẳng được; cha mẹ, anh em của chúng nhớ thương sầu khổ, kêu khóc bi ai, rúng động lòng người, nên mắc tội này.

20. Lại có chúng sinh hình hài xấu xí, thân đen như sơn, mặt mắt lại xanh, trán má nhô lồi, mặt mụn, mũi xẹp, hai mắt vàng đỏ, răng nứu thưa thiếu, hơi miệng tanh hôi, thấp lùn, trương thủng, bụng to, hông lớn, tay chân co rút, lưng gù, sườn vẹo, ăn mặc lôi thôi, ghẻ lở máu mủ, phù thủng, đau đầu, hủi lác, ung nhọt, hết thảy ác tật đều mang vào thân, tuy gần gũi người, nhưng chẳng ai ưa; còn bị kẻ khác đánh đập, giam cầm, [172b] chưa từng gặp Phật, chẳng nghe được pháp, không biết đến tăng, là do tội gì?

Đức Phật dạy:

- Là do đời trước, người ấy bất hiếu cha mẹ, không trung với vua, khinh thường kẻ dưới, không giữ chữ tín, không kính trọng bà con làng xóm, vào triều chẳng kể tước vị, luôn theo chuyện xấu, tâm ý điên đảo, không có phép tắc, không tin tam bảo, giết vua, hại thầy, chiếm nước, hại dân, công thành, phá lũy, cướp trại, trộm cắp, tội ác vô số; lại còn khen mình chê người, ức hiếp người già và kẻ cô độc, phỉ báng hiền thánh, khinh mạn người trên, dối gạt kẻ dưới. Tất cả tội ác thảy đều trái phạm, quả báo nhóm họp, nên mắc tội này.

Nghe Phật thuyết giảng như vậy, tất cả những người thọ tội khóc than thảm thiết, rơi lệ đầm đìa, rồi bạch Phật:

- Xin Đức Thế Tôn trụ lâu ở đời thuyết pháp để cho chúng con đều được giải thoát.

Đức Phật dạy:

- Nếu ta trụ lâu ở đời, thì những người đức mỏng không chịu gieo trồng căn lành, cho rằng Thế Tôn thường còn, nên không nghĩ đến vô thường.

Này thiện nam tử! Thí như đứa bé thường có mẹ bên cạnh, thì nó không nghĩ người mẹ khó gặp; khi mẹ đi xa, con mới ngóng trông; lúc ấy mẹ trở về, người con rất vui mừng. Này thiện nam tử! Ta nay cũng lại như vậy, biết các nghiệp duyên thiện ác, thụ báo tốt xấu của tất cả chúng sinh, nên nhập niết-bàn.

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói kệ cho những người thụ tội nghe:

Dòng chảy thường không đầy,

Lửa mạnh chẳng cháy lâu,

Mặt trời mọc rồi lặn,

Trăng tròn rồi lại khuyết,

giàu sang, quyền quý,

Cũng thoáng chốc qua mau,

Luôn nghĩ nên tinh tấn,

Kính lễ Đấng Thế Tôn”.

Kinh Cựu tạp thí dụ ghi: “Thuở xưa, có sáu người kết bạn với nhau, vì cùng tạo tội, nên đều đọa địa ngục, ở trong một vạc nước sôi và đều muốn kể lại tội cũ của mình. Người thứ nhất nói ‘sa’, người thứ hai nói ‘na’, người thứ ba nói ‘đặc’, người thứ tư nói ‘thiệp’, người thứ năm nói ‘cô’, người thứ sáu nói ‘đà-la’. Thấy vậy, Đức Phật cười. Mục-kiền-liên hỏi:

- Vì sao Ngài cười?

Đức Phật bảo:

- Có sáu người kết bạn với nhau, đều đọa địa ngục, chịu tội trong một vạc nước sôi. Mỗi người đều muốn kể lại tội cũ của mình, nhưng do nước sôi sùng sục, nên không thể nói nhiều, mỗi người chỉ nói được một tiếng rồi chìm xuống.

Người thứ nhất nói ‘sa’, nghĩa là sáu trăm ức nghìn năm ở thế gian mới bằng một ngày ở địa ngục, không biết lúc nào ra khỏi.

Người thứ hai nói ‘na’, nghĩa là không có thời hạn ra khỏi địa ngục, [172c] cũng không biết lúc nào mới được thoát.

Người thứ ba nói ‘đặc’, nghĩa là ôi... ôi! Cần gì phải buôn bán làm ăn! Nghĩ như thế, nên không kềm chế tâm ý, đoạt lấy tài vật của người để cúng dường tam bảo, tham lam không biết đủ, nay hối hận có ích gì!

Người thứ tư nói ‘thiệp’, nghĩa là ta làm ăn không chân thật, nên tài sản lại thuộc về người khác, phải chịu khổ đau.

Người thứ năm nói ‘cô’, đâu thể bảo đảm ta ra khỏi địa ngục, sẽ không phạm điều răn cấm, được sinh lên trời hưởng sự vui sướng?

Người thứ sáu nói ‘đà-la’, nghĩa là trước kia tôi không hề nghĩ đến sự khổ nơi địa ngục này. Thí như lái xe lạc vào đường hiểm, trục xe bị gãy, hối hận không kịp”.

Kinh Thập luân ghi: “Năm tội nghịch là nghiệp ác nặng nhất. Đó là cố ý giết hại cha, mẹ, a-la-hán, phá hòa hợp tăng, ác tâm làm thân Phật chảy máu. Nếu người nào phạm một trong năm tội nghịch này, thì không được xuất gia, thụ giới cụ túc; nếu đã xuất gia, thọ giới cụ túc, thì nên tẩn xuất, chứ không đánh đập hay giam giữ. Nếu cho xuất gia thì người cho phạm tội trọng.

Lại có bốn tội lớn tương đương với bốn tội nghịch, là tội căn bản. Đó là giết bích-chi phật, cưỡng dâm tì-kheo-ni a-la-hán, sử dụng tài vật của tam bảo, người ác kiến phá hoại hòa hợp tăng. Nếu người nào phạm một trong bốn tội căn bản này thì không cho xuất gia trong Phật pháp; giả sử đã xuất gia thì không cho thụ giới cụ túc; nếu đã thụ giới cụ túc thì nên tẩn xuất, chứ không đánh đập hay giam giữ, giết hại. Đây gọi là phạm tội căn bản chẳng phải nghịch tội.

trường hợp vừa phạm tội căn bản, đồng thời là tội nghịch. Như hại mạng của người xuất gia, người thụ giới cụ túc, bậc chứng được quả thánh, thì vừa phạm tội nghịch và tội căn bản. Cần phải đuổi người ấy khỏi tăng đoàn của Ta.

trường hợp phạm tội căn bản chẳng phải tội nghịch. Như hại mạng của người xuất gia còn là phàm phu thì chỉ phạm tội căn bản.

Tội phân chia vật của tứ phương tăng không đồng đều, chẳng thuộc về tội căn bản cũng chẳng phải tội nghịch.

Như có chúng sinh nghi ngờ tam bảo, xuất gia trong Phật pháp, khi thấy người khác đọc tụng kinh điểncố ý cật vấn cho dù một bài kệ, [173a] thì chẳng phải tội căn bản cũng chẳng phải tội nghịch, mà phạm tội cực ác gần kề với tội nghịch. Nếu không sám hối để diệt trừ tội chướng thì trọn không cho xuất gia trong Phật pháp. Giả sử người ấy đã xuất gia, thụ giới cụ túc mà không sám hối tội lỗi thì cũng nên đuổi đi. Vì sao? Vì người này không tin chính pháp, hủy báng tam thừa, phá hoại trí tuệ thật đế, muốn tắt đèn chính pháp, dứt giống tam bảo, giảm tổn sự lợi ích của trời người, đọa vào đường ác. Hai hạng người này gọi là phỉ báng chính pháp, khinh chê thánh hiền, thêm lớn pháp ác, sẽ phải ở mãi trong địa ngục. Đây gọi là phạm tội căn bản cực lớn.

Lại có tội phạm giới căn bản, như tì-kheo dâm dục, cố ý giết hại người phàm, không cho mà lấy, nói lời dối trá. Nếu người nào phạm một trong bốn tội này thì không được nhận tứ phương tăng vật[94], cũng không được dùng chung vật dụng của chư tăng, như món ăn, thức uống, đồ nằm... Song vua quan không nên xử phạt, trừng trị, cho đến giết hại họ. Sao gọi là phạm tội trọng căn bản? Vì người tạo các nghiệp này, khi mạng chung, sẽ đọa vào đường ác. Đó là gốc rễ của đường ác, nên gọi là tội căn bản. Thí như hòn sắt tuy được ném vào hư không, nhưng không thể dừng lại mà nhanh chóng rơi xuống đất.

Trên đây là năm tội nghịch, bốn giới trọng, tội hủy hoại chính pháp và chê bai thánh hiền. Nếu người nào phạm một trong mười một tội này, khi mạng chung, sẽ bị rơi vào địa ngục A-tì”.

Kinh Chính pháp niệm ghi: “Sự khổ trong địa ngục A-tì gấp nghìn lần hơn truớc, vì người tội phải trải qua một kiếp sống trong bảy địa ngục lớn, thân người tội to lớn năm trăm do-tuần. Người tạo bốn tội nghịch thân to lớn bốn trăm do-tuần; người tạo ba tội nghịch thân to lớn ba trăm do-tuần; người tạo hai tội nghịch thân to lớn hai trăm do-tuần; người tạo một tội nghịch thân to lớn một trăm do-tuần. Người tạo năm tội nghịch khi sắp chết, thì kêu gào, chảy phân, khí tắt cổ họng rồi chết, liền thụ thân trung ấm, nhưng không thấy được người đối diện. Thân trung ấm giống như đứa bé tám tuổi bị vua Diêm-la lấy dây sắt nóng quấn cổ, rồi trói hai tay, treo ngược. Do đi ngược suốt hai nghìn năm, nên lửa nóng thiêu đầu, cháy rụi hết tóc, rồi đến thiêu thân, mùi hôi khét bốc lên, khiến cho chư thiên sáu tầng trời cõi Dục[95] đều phải tránh xa. Vì sao? Vì chúng sinh trong địa ngục A-tì hết sức tanh hôi”.

Kinh Quán Phật tam-muội hải ghi: “Đức Phật bảo A-nan, nếu chúng sinh nào [173b] giết cha, hại mẹ, mắng chửi lục thân, trong khoảng tâm thức mờ mịt lúc mạng chung, liền rơi thẳng xuống địa ngục A-tì nhanh như khoảng thời gian người lực sĩ co duỗi cánh tay.

Bấy giờ, vua Diêm-la hiện ra, quát lớn: ‘Người ngu si kia gieo nhân địa ngục. Khi ở nhân gian, ngươi bất hiếu cha mẹ, tà kiến, kiêu mạn, không có đạo đức, nên nay đọa vào địa ngục này’. Nói xong, vua Diêm-la biến mất. Khi ấy, ngục tốt đuổi bắt người tội từ ngăn dưới lên ngăn trên, trải qua tám mươi bốn nghìn năm. Người tội phải đu mình mà qua đến biên lưới sắt, một ngày một đêm khắp hết.

Một ngày một đêm ở địa ngục A-tì bằng sáu mươi tiểu kiếp ở cõi Diêm-phù-đề. Như vậy, thọ mạng hết là một đại kiếp. Người phạm đủ năm tội nghịch phải chịu tội cả năm đại kiếp.

Lại có chúng sinh phạm bốn giới trọng, uổng nhận của tín thí, phỉ báng tam bảo, tà kiến, không tin nhân quả, không học bát-nhã, khinh chê mười phương Phật, trộm vật của chúng tăng, dâm dật, bạo ngược, cưỡng bức tì-kheo-ni giữ giới thanh tịnh, hủy nhục chị em, bà con thân thích, không biết hổ thẹn, chê bai họ hàng, làm các việc ác. Những người này khi mạng chung, gió lạnh xẻ thân, chỉ trong phút chốc, thân như hoa sắt, đầy cả mười tám ngăn. Mỗi một hoa có tám mươi tư nghìn cánh, mỗi cánh đều có đầu, mình, bốn chi trải khắp ngăn ngục. Thân người tội vừa đủ lớn để đầy cả địa ngục A-tì, trải qua tám mươi tư đại kiếp.

Khi địa ngục A-tì này hoại, người tội lại vào mười tám ngăn ngục ở phương đông, cũng chịu khổ như trên. Phương nam, tây, bắc của địa ngục A-tì, mỗi phương người tội cũng trải qua mười tám ngăn như vậy.

Người hủy báng kinh Đại thừa, phạm đủ năm tội nghịch, phá hoại giới cấm, làm ô nhục tì-kheo, tì-kheo-ni, dứt các căn lành... thân đầy cả ngục A-tì, bốn chi trải khắp mười tám ngăn ngục. Địa ngục A-tì này chỉ thiêu đốt chúng sinh phạm các tội trọng trên.

Khi kiếp sắp hết, cửa ngục phương đông mở ra, người tội thấy bên ngoài có suối nước trong mát, rừng cây, hoa quả hiện ra đầy đủ. Những người tội từ ngăn dưới nhìn ra, mắt chợt bừng sáng, từ ngăn dưới trườn mình, uốn thân bò lên ngăn trên, tay vịn bánh xe dao. Lúc ấy, trên không trung tuôn xuống những hòn sắt nóng. Khi người tội chạy đến cửa ngục phía đông, vừa đến cửa, ngục tốt la-sát liền cầm chĩa sắt móc mắt người tội, chó sắt cắn tim, khiến họ chết ngất. Chết rồi, sống lại, người tội thấy cửa ngục phía nam mở ra, chịu tội cũng như trước. Cửa ngục phía tây, phía bắc cũng lại như thế. Như vậy, tội nhân thọ khổ trải qua nửa kiếp.

Sau khi chếtđịa ngục A-tì, [173c] người tội rơi vào địa ngục Băng lạnh; chết ở địa ngục Băng lạnh, rơi vào địa ngục Hắc ám, tám mươi nghìn năm mắt không trông thấy vật gì. Mãn kiếp ở đây, người tội thụ thân trùng lớn, trườn bụng để di chuyển, tâm trí ngu tối, không chút hiểu biết, bị trăm nghìn loài chồn cáo tranh nhau ăn thịt. Sau khi mạng chung, kẻ ấy sinh vào loài súc sinh, làm thân chim thú trải qua năm mươi nghìn kiếp; sau đó, được sinh làm người, lại bị mù, điếc, câm, ngọng, ghẻ lở, ung nhọt, bần cùng, hèn hạ, tất cả tật ác đều mang vào thân. Chịu thân hèn hạ như thế đến năm trăm đời, rồi sinh vào loài ngạ quỷ, gặp các đại bồ-tát thiện tri thức quở trách: ‘Trong vô lượng kiếp trước, ngươi tạo vô số tội lỗi, phỉ báng tam bảo, không tin nhân quả, nên bị rơi vào địa ngục A-tì, chịu các khổ não không thể kể xiết. Nay ngươi cần phải phát tâm bồ-đề’.

Nghe lời ấy rồi, các ngạ quỷ niệm ‘Nam-mô Phật’. Nhờ công đức này, chẳng bao lâu, chúng mạng chung, sinh lên cõi trời Tứ Thiên Vương[96], ăn năn tự trách những tội đã tạo và phát tâm bồ-đề.

Ánh sáng từ bi của Phật không bỏ các ngạ quỷ này, tiếp độ chúng cũng như La-hầu-la, dạy tránh xa địa ngục... Cho nên, trong kinh Khởi thế, có bài kệ:

Nếu người ba nghiệp tạo lỗi lầm,

Mạng chung sẽ đọa vào đường ác,

Chịu khổ ở nơi ngục Đẳng hoạt,

Kinh sợ, hãi hùng rợn tóc gáy.

Trải qua vô số nghìn ức năm,

Chết rồi, sống lại trong chốc lát,

Oán thù chồng chất mãi trả vay,

Vì thế, chúng sinh giết nhau hoài.

Nếu khởi tâm ác với cha mẹ,

Hoặc Phật, bồ-tát và thanh văn,

Thế là đọa địa ngục Dây đen,

Nơi ấy chịu khổ vô cùng tận.

Khiến người đoan chính thành tà dâm,

Cố ý phá hoại người làm thiện,

Người này cũng đọa ngục Dây đen.

Lưỡng thiệt[97], ác khẩu[98]vọng ngữ[99],

Ba nghiệp thích tạo các việc dữ,

Không chịu hướng theo những nghiệp lành,

Người ngu như thế hẳn phải đọa,

Địa ngục Chúng hợp, chịu khổ lâu.

Hoặc giết dê, ngựa, cùng loài trâu,

Gà, heo và những cầm thú khác,

Lại giết trùng kiến, loài bé nhỏ,

Người ấy phải đọa ngục Chúng hợp.

Khi sống khiến nhiều loài sợ hãi,

Thường hay não loạn các chúng sinh,

Chết sẽ rơi vào ngục Núi đá,

Chịu khổ ép chặt và xay giã.

[174a] Do ba kết sử[100] tham, sân, si,

Biến đổi chính pháp thành tà vạy,

Gây ra thị phi trái giới pháp,

Kẻ ấy chịu khổ ngục Đao kiếm.

Cậy thế, ỷ quyền cướp của người,
Không thể khỏe mạnh, hay ốm đau,

Thường làm các việc bức não ấy,

Quả báo bị voi sắt giày đạp.

Nếu thích giết hại các chúng sinh,

Tâm ác, thân hình vấy máu tanh,

Thường tạo các nghiệp bất thiện ấy,

Kẻ này sẽ đọa ngục Kêu gào.

Dùng muôn nghìn cách hại chúng sinh,

Trong ngục Kêu gào bị thiêu nấu.

Do tâm dối gạt và gian xảo,

Giam nhốt chúng sinh nơi rừng sâu,

Giăng lưới, vẫy vùng không thoát nổi,

Thường tạo những nghiệp ác như thế,

Kẻ kia đọa ngục Kêu gào lớn.

Đã rơi vào chốn khổ ải này,

Thành sắt cháy đỏ, thật ghê rợn,

Lại có nhà sắt và phòng sắt,

Người vào nơi ấy đều bị thiêu.

Nếu ở thế gian tạo nghiệp ác,

Thường làm não loạn các chúng sinh,

Kẻ ấy sẽ đọa ngục Thiêu nướng,

Muôn kiếp phải chịu cảnh cháy thiêu.

Nếu thường xúc não, làm buồn khổ,

Các bậc sa-môn, bà-la-môn,

Cha mẹ, tôn trưởng, người già cả,

Đều bị rơi vào ngục Thiêu nướng.

Ở đời không chịu tu thập thiện,

Ruồng bỏ mẹ cha, người thân thiết,

Những kẻ thích làm các việc này,

Nhất định rơi vào ngục Thiêu nướng.

Ác tâm đối với Bà-la-môn,

Sa-môn, cha, mẹ và người thiện,

Hoặc là làm hại bậc tôn quý,

Trong ngục Thiêu nướng bị cháy tiêu.

Người hay gây tạo các nghiệp ác,

Chưa từng phát khởi chút thiện tâm,

Sẽ bị rơi thẳng ngục A-tì,

Phải chịu vô số điều khổ não.

Nếu nói chính pháp thành phi pháp,

Nói điều phi pháp thành chính pháp,

Không làm tăng trưởng các việc lành,

Người ấy sẽ đọa ngục A-tì.

Đẳng hoạt, Dây đen và Hợp hội

Kêu gào, Kêu gào lớn, thành năm,

Bức bách và Thiêu nướng là bảy,

Địa ngục A-tì là thứ tám.

Trên đây là tám địa ngục lớn,

Có mười sáu ngục nhỏ vây quanh,

Khổ đau khốc liệt không chịu được,

Đều do gây tạo các nghiệp ác”.

XXVIII.8. Khuyên răn

[174b] Kinh Khởi thế ghi: “Đức Phật dạy: Này các tì-kheo, ở nhân gian có ba vị thiên sứ, đó là già, bệnh và chết. Nếu chúng sinh nào buông lung, ba nghiệp tạo ác, sau khi mạng chung, sẽ rơi vào địa ngục. Lúc đó, ngục tốt dẫn người tội đến trước vua Diêm-la và tâu:

- Thưa đại vương! Chúng sinh này, khi xưa ở nhân gian, buông lung vô độ, ba nghiệp tạo ác, nay đọa vào đây, cúi xin đại vương răn dạy và khuyên bảo.

Vua Diêm-la hỏi người tội:

- Khi ở nhân gian, vị thiên sứ thứ nhất đã khéo dạy bảo, quở trách ngươi, ngươi không thấy vị ấy xuất hiệnthế gian sao?

Người tội đáp:

- Thưa đại vương, tôi thật không thấy!

Vua lại hỏi:

- Xưa ở nhân gian, khi làm người, ngươi không thấy người nam, người nữ có các tướng già nua hiện ra ư? Nào đầu bạc, răng long, da dẻ nhăn nheo, đồi mồi khắp thân, tợ như hạt mè, tay quắp, lưng còng, đi đứng lụm cụm, chân không theo thân, nghiêng qua ngã lại, cổ nhỏ, da dùn, xệ xuống hai bên giống như yếm bò, môi miệng khô khát, cổ rát, lưỡi rít, thân thể ốm gầy, khí lực suy kiệt, hơi thở khò khè giống như cưa kéo, muốn đổ về trước, phải chống gậy đi. Khi càng về già, lại thêm suy yếu, xương thịt khô teo, gầy gò, ốm yếu, đi đứng trên đường, dáng vẻ nặng nề không bằng lúc trẻ, tâm thì tán loạn, thân thường run rẩy, tất cả khớp xương rã rời mỏi mệt. Ngươi có thấy không?

Người tội đáp:

- Thưa đại vương! Tôi thật thấy thế.

Lúc ấy, vua bảo:

- Ngươi là kẻ ngu si, không có trí tuệ, xưa đã từng thấy như thế, tại sao không nghĩ: ‘Ta nay không thể tránh khỏi các tướng già nua này, nên cần phải làm việc thiện để được lợi ích, an lạc lâu dài’.

Người tội lại đáp:

- Thưa đại vương! Tôi thật không nghĩ như thế là do tâm buông lung, làm điều xằng bậy.

Vua Diêm-la nói:

- Ngươi là kẻ ngu si, buông lung, không làm việc thiện, nên nay phải chịu tội. Quả báo khổ này chẳng phải do người khác làm, mà là nghiệp ác do ngươi gây ra, nên nay phải tự chuốc lấy.

Lần thứ hai, vua Diêm-la hỏi người tội:

- Ngươi không thấy vị thiên sứ thứ hai xuất hiệnthế gian sao?

Người tội đáp:

- Thưa đại vương, tôi thật không thấy!

Vua lại hỏi:

- Xưa ở nhân gian, khi làm người, hẳn ngươi phải thấy người nam, người nữ đang lúc bốn đại điều hòa, bỗng nhiên chống trái, bệnh tật bức bách, trói buộc khổ đau, hoặc nằm trên giường, tiêu tiểu tại chỗ, lăn lộn trên phân tiểu nhơ nhớp. [174c] Mọi việc không thể tự làm, đứng ngồi ngủ nghỉ phải có người đỡ, giặt giũ quét dọn cũng cần người giúp, những việc trong ngoài, kể cả ăn uống, đều phải nhờ người. Ngươi có thấy không?

Người tội đáp:

- Thưa đại vương, tôi thật thấy thế.

Vua lại nói:

- Này kẻ ngu si! Ngươi thấy như vậy, sao không tự nghĩ: ‘Ta nay cũng chịu quy luật như thế, không thể thoát khỏi các bệnh tật này, nên làm việc thiện để sau ta được lợi ích, an lạc lâu dài’.

Người tội đáp:

- Tôi thật không nghĩ như thế là do tâm buông lung, làm điều xằng bậy.

Vua Diêm-la nói:

- Này kẻ ngu si! Ngươi đã buông lung, không làm việc thiện, nên chuốc lấy quả khổ này, chẳng phải do người khác làm, mà là quả báo do ngươi gây ra, tự mình gánh chịu.

Lần thứ ba, vua Diêm-la quở trách người tội:

- Ngươi là kẻ ngu si! Xưa ở nhân gian, ngươi không thấy vị thiên sứ thứ ba xuất hiệnthế gian sao?

Người tội đáp:

- Thưa đại vương, tôi thật không thấy!

Vua lại hỏi:

- Xưa ở nhân gian, khi làm người, hẳn ngươi phải thấy người nam, người nữ khi thân hoại mạng chung được đặt trên giường, liệm bằng áo nhiều màu, đưa ra khỏi thôn xóm, giương cờ, dựng phướn... Người thân vây quanh, đưa tay bứt tóc, bụi đất đầy đầu, thật là áo não, lớn tiếng kêu gào, than van thảm thiết, đấm ngực, khóc la, đau đớn, nghẹn ngào. Ngươi không thấy sao?

Người tội đáp:

- Thưa đại vương, tôi thật thấy thế.

Khi ấy, vua bảo:

- Này kẻ ngu si! Trước đây, ngươi đã thấy như vậy, sao không tự nghĩ ta cũng phải chết, không thể thoát khỏi, nay nên làm thiện để ta mãi mãi được lợi ích lớn.

Người tội đáp:

- Thưa đại vương, tôi thật không nghĩ như thế là do tâm buông lung.

Bấy giờ, vua bảo:

- Ngươi đã buông lung, không làm việc thiện, tự mình gây tạo nghiệp ác này, chứ không phải do người khác, nên phải chuốc lấy quả báo.

Sau khi mượn dụ ba vị thiên sứ để dạy bảo, quở trách tội nhân, vua Diêm-la ra lệnh ngục tốt đưa người tội đi. Liền đó, ngục tốt xách ngược người tội, rồi từ xa ném vào trong các địa ngục.

Có bài tụng:

Sinh đến tử đưa đi,

Ngày tháng xoay vần mãi,

Gió vô thường dấy động,

Theo sóng cả đổi dời.

Kẻ ngu bỏ đường chính,

Nổi chìm trong vực sâu,

Vừa đọa nơi tăm tối,

Muôn kiếp chịu khổ đau.

[175a] Luân hồi trong sáu nẻo,

Ba nghiệp chẳng làm lành,

Trôi dạt nào ai cứu!

Thảm thương! Tự xót xa.

Quán kỹ các hiện tượng,

Mới biết không thật mà,

Muốn vượt biển khổ sâu,

Phải lên thuyền bát-nhã”.

Ngộ Bổn dịch



[1] Lễ kí 禮記: gọi chung ba bộ sách Nghi lễ, Chu lễLễ kí của Trung Hoa thời cổ, quy định cách đối xử giữa người này với người khác.

[2] Đạo nhãn 道眼: chỉ mắt quán xét đạo pháp.

[3] Địa ngục kêu gào (Khiếu Hô địa ngục 叫呼地獄): một trong mười tám tầng địa ngục. Tội nhân trong ngục này kêu gào thảm thiết, nên địa ngục này được gọi là Kêu Gào.

[4] Ác luật nghi 惡 律儀: đối lập thiện luật nghi, ác luật nghi chỉ cho vô biểu sắc bất thiện sinh khởi do tham lợi hoặc do cuộc sống mà làm các nghiệp sát sinh.

[5] Quyền giáo 權教: giáo pháp quyền xảo phương tiện, vì ứng hợp cơ duyên của chúng sinhphương tiện tuyên thuyết.

[6] Thật giáo 實教: giáo pháp chân thật, không mắc kẹt nơi phương tiện quyền giả.

[7] Lý chướng 理障: mê lầm về lý, làm chướng ngại chính tri kiến, không thông đạt được bản giác chân như.

[8] Thập thiện 十 善: mười hành vi thiện do ba nghiệp thân, khẩu, ý tạo ra. gồm có không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không ỷ ngữ, không tham dục, không sân khuể, không tà kiến.

[9] Trí tuệ phương tiện (phương tiện trí tuệ 智慧方便): quyền trí phân biệt các pháp.

[10] Thiện hữu lậu (hữu lậu thiện 有漏善): bạch pháp, thuộc việc thiện của thế gian, chưa đoạn phiền não. Ngũ giới, thập thiệnthiện căn từ địa vị Kiến đạo trở xuống đều là thiện hữu lậu. Tu theo thiện pháp hữu lậu này có công năng chiêu cảm quả báo hữu lậu trời, người.

[11] Ba nghiệp (tam nghịêp 三業; S: trīni-karmāṇi): thân nghiệp, ngữ nghiệpý nghiệp.

[12] Nghiệp vô lậu (vô lậu nghiệp 無漏業; S: anāsravaḥ): tính không ô nhiễm, cũng không chiêu cảm quả dị thục. Đây là nghiệp thanh tịnh vô lậu, không có xen lẫn tướng hắc, bạch, tức là sự tu tập để đạt đến cảnh giới niết-bàn.

[13] Phu nhân Mạt-lợi (Mạt-lợi phu nhân 末利夫人; S: Mallikā): phu nhân của vua Ba-tư-nặc, là người sinh ra thái tử Ác Sinh (tức thái tử Tì-lưu-li).

[14] Giới bát quan trai (bát quan trai giới 齋 戒): tám pháp trai giới, học xứ cho hàng đệ tử tại gia tập sự xuất gia do Đức Phật chế định. Người thọ phải tạm rời gia đình một ngày một đêm đến ở trong tăng đoàn để học tập cách sinh hoạt của người xuất gia. Tám pháp trai giới là không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không vọng ngữ, không uống rượu, không dùng hương hoa trang sức nơi thân hay xem nghe ca múa, không ngồi nằm giường rộng cao đẹp, không ăn phi thời. Trong tám giới thì bảy phần trước là giới, một phần sau không ăn phi thời là trai, hợp lại gọi là bát quan trai.

[15] Thiện vô lậu (vô lậu thiện 無漏善): loại thiện sinh khởi ở bậc thánh từ Kiến đạo trở lên, cũng là loại thiện được bồ-đề niết-bàn.

[16] Đại nhạc 大 樂: âm nhạc trang trọng thanh nhã, dùng vào các dịp lễ nghi như cúng tế, triều thần vào chầu và chúc mừng vua, yến tiệc vua đãi các bề tôi.

[17] Năm ấm (ngũ ấm 五陰): sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

[18] Năm cái (ngũ cái 五蓋; S: pañca āvaraṇāni): năm thứ phiền não che lấp tâm tính, làm cho pháp lành không phát sinh được. Đó là tham dục, sân khuế, thùy miên, trạo hối, nghi.

[19] Năm thần thông (ngũ thần thông 五 神通): năm năng lực siêu việt tự nhiên đạt được do tu bốn tĩnh lự căn bản. Thần nghĩa là không nghĩ bàn; thông nghĩa là tự do tự tại. Một, thần túc thông, có thể tự tại đi đến bất cứ nơi nào; hai, thiên nhãn thông, có thể thấy những cái mà mắt người thường không thể thấy được; ba, thiên nhĩ thông, có thể nghe được những âm thanh mà người thường không thể nghe được; bốn, tha tâm thông, có thể thấu rõ ý nghĩ trong tâm người khác; năm, túc mạng thông, có thể biết rõ việc quá khứ.

[20] Bố thí ba-la-mật (đàn ba-la-mật 檀波羅蜜; S: Dānapāramitā): một trong sáu hạnh rốt ráo mà bồ-tát Đại thừa phải thực hành để đạt đến Phật quả. Bố thí ba-la-mật nghĩa là bố thí một cách rốt ráo, viên mãn, gồm có tài thí, pháp thívô úy thí.

[21] Tam-muội 三昧 (Cg: đẳng trì, định, chính định; S: samādhi): an trụ tâm vào một chỗ, một cảnh, tức chỉ cho trạng thái thiền định.

[22] Hỏa quang tam-muội 火光三昧: thiền định từ thân mình phát ra lửa.

[23] Bánh tủy (tủy bính 髓餅): loại bánh được làm bằng bột mì trộn với mỡ, mật.

[24] Hoa ưu-bát-la (ưu-bát-la hoa 優鉢羅華; S: utpala): hoa sen xanh.

[25] Hoa ba-đầu-ma (ba-đầu-ma hoa 波頭摩華): hoa sen đỏ. Người Ấn Độ cho hoa này là loại hoa quý nhất trong các loài thực vật sống dưới nước.

[26] Hoa chiêm-bặc (chiêm-bặc hoa 瞻蔔華): hoa màu vàng óng, mùi thơm bay xa đến vài dặm, có thể dùng để chế thuốc hoặc làm dầu thơm.

[27] Ưu-bà-tắc 優 婆塞 (S: upāsaka): cư sĩ nam tại gia gần gũi phụng thờ tam bảo, thụ trì ngũ giới, là một trong hai chúng tại gia, một trong bốn chúng hoặc bảy chúng đệ tử Phật.

[28] Cháo tô nhũ (tô nhủ mi 蘇乳糜): cháo được nấu với sữa bò.

[29] Y Tăng-già-lê (Tăng-già-lê y 僧 伽梨衣; S: saṅghātī): pháp y chín điều trở lên của tì-kheo. Y này được đắp mặc khi vào cung vua, vào tụ lạc khất thực, lên tòa thuyết pháp, hàng phục ngoại đạo.

[30] Trời Dạ-ma (Dạ ma thiên 夜摩天): tầng trời thứ ba trong sáu tầng trời cõi Dục.

[31] Tô-đà 蘇陀 (S: sudhā): thức ăn được làm từ nhựa cây, là vật thực ở cõi trời.

[32] Già giới (già đạo pháp 遮道法): những giới cấm thuộc về tội nhẹ, thông thường xã hội không cho là tội ác, nhưng Phật giáophòng ngừa sự chê bai của người đời và tránh phạm những tội khác nên chế ra giới này.

[33] Cây đay (đình lịch 葶藶): hạt độc, nhỏ như hạt gạo, có màu vàng đen, dùng làm vị thuốc.

[34] Vườn tre Ca-lan-đà (Ca-lan-đà trúc lâm 迦蘭陀竹林; S: (Veṇuvana-kalandakanivāsa): vườn tre ở phía bắc thành Vương Xá, nước Ma-kiệt-đà, thuộc Trung Ấn Độ.

[35] Tam giải thoát môn 三 解脫門 (S: vimokṣa-mukhāni): ba môn giải thoát. Một, không giải thoát là quán tất cả pháp đều do nhân duyên sinh, tự tính vốn không, không người tạo tác, không người thụ nhận, chứng nhập Niết-bàn; hai, vô nguyện giải thoát là đối với tất cả pháp sinh tử, mong cầu xa lìa ý niệm tạo tác, không mong cầu tái sinhđời sau, nên chứng nhập Niết-bàn; ba, vô tướng giải thoát là biết rõ bốn đại, năm uẩn đều không, căn thân là tướng giả hợp, xa lìa tướng chấp nhân ngãchứng nhập tịch tịnh niết-bàn.

[36] Ba thứ tịnh nhục (tam chủng tịnh nhục 三種淨肉): ba thứ thịt tì-kheo được phép ăn mà không phạm giới. Đó là không thấy nó bị giết, không nghe tiếng kêu la của nó khi bị giết, không nghi là giết để đãi ta ăn.

[37] Ý thú biệt thời (biệt thời chi ý 別時之意): ý thú biệt thời để thuyết pháp, tức ý nghĩa lợi íchthời gian khác.

[38] Giáo thuyết bất liễu nghĩa (bất liễu chi thuyết 不了之說): giáo pháp thuận theo trình độ chúng sinh mà dùng phương tiện, giáo tướng dẫn dắt.

[39] Tính tộigià tội (tội hữu già tính 罪 有遮性): tính tộitội lỗi thuộc về tự tính, bất luận ở hoàn cảnh nào, nếu người phạm thì thành tội mà không đợi giới luật chế định. Ngược lại, do giới luật chế định mới thành tội thì gọi là già tội.

[40] Rừng Thi-đà (Thi-đà lâm 尸陀林; S: śītavana): khu rừng rậm ở phía bắc thành Vương Xá nước Ma-kiệt-đà thuộc Trung Ấn Độ. Khu rừng này âm u lạnh lẽo, vốn là nơi nhân dân trong rừng bỏ tử thi, về sau là nơi ở của tội nhân.

[41] A-lan-nhã 阿蘭若 (S: araṇya): nơi tĩnh mịch thích hợp với người tu hành, tức nơi vắng vẻ, cách xóm làng khoảng 2,5 km.

[42] Thâu-lan-giá 偷蘭遮 (S: thullaccaya): các tội thuộc về ngũ thiên, ngoài tội đột-cát-la thì tất cả nhân tội, quả tội nặng hoặc nhẹ đều gọi chung là thâu-lan-giá.

[43] Ương-quật-ma-la 央掘摩羅 (S: Aṅguli-mālya; Hd: Chỉ Man): một người hung ác, sống trong thành Thất-la-phạt-tất-để, tôn thờ Ma-ni-bạt-đa-la làm thầy, nhưng bị sư mẫu vu khống tội làm nhục bà ta, nên thầy bảo ông giết một nghìn người, mỗi người chặt một ngón tay xỏ xâu mới được truyền pháp Niết-bàn. Ương-quật-ma-la nghe theo. Khi giết người thứ chín trăm chín mươi chín, ông định giết mẹ mình để đủ một nghìn. Đức Phật biết việc này, khởi lòng thương xót, đến hóa độ ông. Ông Liền sám hối tội lỗi và xin xuất gia, về sau cũng chứng quả A-la-hán.

[44] Ngũ vị (tân giá tịnh đức 幸遮淨德): năm thứ cay nồng là hành, hẹ, tỏi, nén và kiệu (hoặc hưng cừ).

[45] Mười hai nhân duyên (thập nhị nhân duyên十二因緣; S: dvādaśāṅgapratītya-samutpāda): mười hai điều kiện liên kết làm nhân quả cho nhau hình thành sự sinh tồnhoại diệt của loài hữu tình. Đó là vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử.

[46] Đạo ý 道意 (Cg: đạo tâm, bồ-đề tâm): tâm cầu đạo Vô thượng.

[47] Tuệ nhãn 慧眼 (S: prajñā-cakṣus): mắt trí tuệ của hàng nhị thừa chứng được, cũng tức là trí tuệ rõ suốt được các pháp bình đẳng, tính không, chiếu rõ được chân tướng của các pháp, cứu độ chúng sinh đến bờ giác.

[48] Địa ngục Đẳng hoạt (Đẳng hoạt địa ngục 等活地獄; S:Saṃjīva): địa ngục sống chết liên tục. Tội nhân trong ngục này mỗi khi gặp nhau thì cấu xé bằng móng sắt, làm cho thân thể tả tơi mà chết, gặp cơn gió mát thổi qua, phút chốc sống lại, rồi tiếp tục chịu khổ. Đây là địa ngục thứ nhất trong tám địa ngục nóng.

[49] Địa ngục Dây đen (Hắc Thằng địa ngục 黑繩地獄; S:Kāla-sūtra): địa ngục có dây sắt làm dấu trên thân thể tội nhân, theo đó mà cưa xẻ. Đây là địa ngục thứ hai trong tám địa ngục nóng.

[50] Địa ngục Hợp Hội (Hợp Hội địa ngục 合 會地獄; Cg: địa ngục Chúng hợp): nơi có những hình phạt đặc biệt là ép cho xương thịt tội nhân nát nhừ ra. Đây là địa ngục thứ ba trong tám địa ngục nóng.

[51] Địa ngục Khóc la (Đế khốc địa ngục 啼哭地獄): địa ngục thứ tư trong tám địa ngục nóng.

[52] Địa ngục Khóc lớn (Đại Đế Khốc địa ngục 大啼哭地獄): địa ngục thứ năm trong tám địa ngục nóng.

[53] Địa ngục A-tì (A-tì địa ngục 阿鼻地獄): địa ngục thứ tám trong tám địa ngục nóng.

[54] Địa ngục Thiêu nướng (Nhiệt địa ngục 熱地獄): địa ngục thứ sáu trong tám địa ngục nóng.

[55] Địa ngục Thiêu lớn (Đại Nhiệt địa ngục 大熱地獄): địa ngục thứ bảy trong tám địa ngục nóng.

[56] Địa ngục Ưu-bát-la (Ưu-bát-la địa ngục 優鉢羅地獄; S: Utpala): một trong tám địa ngục lạnh. Địa ngục này khí lạnh rất dữ dội, toàn thân tội nhân đều bị bầm xanh như màu hoa Ưu-bát-la, nên gọi là địa ngục Ưu-bát-la.

[57] Địa ngục Bát-đầu-ma (Bát-đầu-ma địa ngục 鉢頭摩地獄; S: Padma): một trong tám địa ngục lạnh. Trong ngục này toàn là màu đỏ như màu hoa Bát-đầu-ma.

[58] Địa ngục Câu-mâu-đà (Câu-mâu-đà địa ngục 拘牟陀地獄; Cg: Câu-vật-đầu địa ngục): một trong tám địa ngục lạnh. Trong ngục này toàn là màu hồng như màu hoa Câu-vật-đầu.

[59] Địa ngục Bân-trì (Bân-trì địa ngục 邠持地獄; Cg: địa ngục Phân-đà-lợi): một trong tám địa ngục lạnh. Ngục này toàn là màu trắng như màu hoa phân-đà-lợi.

[60] Địa ngục Khoáng (Khoáng địa ngục 曠地獄): địa ngục nằm rải rác trong hư không hay đồng trống tùy theo tội nghiệp của mỗi người chiêu cảm mà có.

[61] Kiếp Thiêu 劫燒: thời kỳ hỏa tai, trên trời xuất hiện bảy mặt trời, các tầng trời từ Sơ thiền trở xuống đều bị kiếp hỏa thiêu đốt.

[62] Trấm 鴆: tên một loài chim, lông có chất cực độc.

[63] Thần gió (phong thần 風神): vị thần quyến thuộc của đức Thiên Thủ Quán Âm, được xếp vào hai mươi tám bộ chúng. Hình tượng của thần gió thì trên lưng có mang cái túi, hiện dáng vẻ như đang phát động ra gió.

[64] Dạ-xoa 夜叉 (S: yakṣa): loài quỷ ở trên mặt đất hoặc trong hư không, dùng oai thế não hại người hoặc giữ gìn chính pháp. Đây là một trong tám bộ chúng.

[65] Càn-thát-bà 乾 闥婆 (Cg: càn-đạp-hoà; S: gandharva): vị thần chuyên tấu nhạc trong các bữa tiệc ở thiên đình. Theo truyền thuyết, vị thần này có vua và quyến thuộc rất đông, không ăn thịt uống rượu, chỉ hưởng mùi hương.

[66] Chân-đà-la 甄陀羅: bộ thứ bảy trong tám bộ chúng.

[67] A-tu-la 阿修羅( S: Asura): một loại quỷ thần hiếu chiến của Ấn Độ bị xem là ác thần và thường tranh đấu với trời Đế Thích.

[68] Khúc thiên 曲天: vị trời thổi sáo, trụ ở viện Kim Cương bộ, ngoài mạn-đồ-la Thai Tạng giới, mật giáo.

[69] Thi-khí thiên 尸棄天: vua cõi trời Đại Phạm thuộc Sơ thiền, cõi Sắc. Phạm Thiên vương tên là Thi-khí, rất tin chính pháp, thường gặp Phật ra đời.

[70] Kì-bà thiên 耆婆天: vị trời có thọ mạng dài lâu, hầu cận hai bên trời Đế Thích.

[71] Hóa Lạc thiên 化樂天 (S: Nirmāṇarati-deva): cõi trời thứ năm trong sáu tầng trời cõi Dục.

[72] Tì-sa thiên 毘沙天 (S: Vaiśravaṇa): vị trời thủ hộ Phật pháp, trụ ở phía bắc núi Tu-di, trấn giữ phương bắc cõi Diêm-phù-đề.

[73] Nhị thiền thiên 二禪天 (S: dvitīya-dhyāna): tầng trời thứ hai trong bốn tầng trời cõi Sắc.

[74] Tam thiên 三天 (Gđ: Tam Thiền thiên): tầng trời thứ ba trong bốn tầng trời cõi Sắc. Vì lìa Hỉ của cõi thiền thứ hai, lại sinh lạc tĩnh diệu, nên gọi là Li hỉ diệu lạc địa. Ý thức của cõi này rất tĩnh diệu nên gọi là Lạc thụ.

[75] Viêm-ma thiên 炎摩天 (S: Yama): cõi trời thứ ba trong sáu tầng trời cõi Dục.

[76] Tha Hóa thiên 他化天 ( S: Para-nirmita-vaśa-vartin): cõi trời thứ sáu trong sáu tầng trời cõi Dục.

[77] Đâu-suất thiên 兜率天 (S: Tuṣita): cõi trời thứ tư trong sáu tầng trời cõi Dục.

[78] Phạm thiên 梵天 (S: brahmā): vị trời ở tầng thứ ba thuộc Sơ thiền ở cõi Sắc.

[79] Vô Tưởng thiên 無想天 (S: Asaṃjñisattvāḥ): một trong các tầng trời cõi Sắc, tức quả báo dị thục do tu vô tưởng định chiêu cảm.

[80] Chiên-đà-la 旃 陀羅 (S: caṇḍāla): giai cấp thấp nhất trong xã hội Ấn Độ, luôn làm nô lệ cho ba chủng tính Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, Phệ-xá. Ba chủng tính trên có quyền tụng niệm Phệ-đà và cúng tế, và cho là sau khi chết, họ được đầu thai lại nhân gian, còn Thủ-đà-la không được tụng kinh cúng tế, cũng không được đầu thai chuyển sinh.

[81] Tân dịch 新譯: những bản kinh được dịch từ ngài Huyền Trang về sau.

[82] Dị thục 異熟 (S: vipāka): quả báo thành thục do chiêu cảm nghiệp thiện, ác ở thời quá khứ, nhưng tính chất quả khác với nhân.

[83] Đẳng lưu 等流 (S: niṣyanda): cùng một dòng, chỉ cho những pháp có cùng một đặc tính.

[84] Châu Nam Thiệm-bộ (Nam Thiệm-bộ châu 南贍部州): tức Diêm-phù-đề, chỉ chung cho thế giới nhân gian.

[85] Địa ngục Du tăng (Du tăng địa ngục 蕕 增地 獄): địa ngục làm tăng thêm sự khổ não cho người tội.

[86] Kinh Quán Phật tam-muội hải (Quán Phật tam-muội hải kinh 觀 佛三昧海經; S:Buddha-dhyāna-samādhisāgara-sūtra): kinh, mười quyển, mười hai phẩm, do ngài Phật-đà-bạt-đà-la dịch vào đời Đông Tấn, Trung Quốc, được xếp vào Đại chính tạng, tập 15. Nội dung kinh này nói về Đức Phật thuyết Pháp độ cho phụ vương là Duyệt-đầu-đàn và di mẫu là Kiều-đàm-di tại rừng Câu-lâu-đà, thành Ca-tì-la-vệ. Ngài dạy trụ quán Phật tam-muội, và khen ngợi tam-muội này có năng lực đưa đến giải thoát.

[87] Ốc Tiêu 沃燋: khối đá to lớn hút nước ở dưới đáy biển được nói trong kinh Hoa nghiêm. Vì lửa địa ngục ở phía dưới liên tục thiêu đốt, nên khối đá này luôn nóng bỏng và kết thành một tảng to, cho nên gọi là núi Ốc Tiêu.

[88] Đại kiếp 大劫: thời gian bắt đầu và kết thúc của trời đất, tức tám mươi tiểu kiếp.

[89] Năm tội nghịch (ngũ nghịch tội 五逆罪): năm tội cực ác trái với đạo lý. Theo thuyết của Tiểu thừa, năm tội nghịch là giết mẹ, giết cha, giết a-la-hán, làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp tăng. Hai tội trước là phá ân điền, ba tội sau là hủy đức điền.

[90] Bốn giới trọng (tứ trọng cấm 四重禁): bốn giới nặng. Đó là sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ.

[91] Hộc 斛: dụng cụ đo lường thời cổ, dùng để đong thóc gạo, một hộc bằng mười đấu.

[92] Cây đa-la (đa-la hàng thụ 多羅行樹; Cg: bối-đa-la diệp; S: pattra): loại cây dùng là giấy để chép tư liệu hoặc kinh văn.

[93] Năm căn (ngũ căn 五根; S: pañcendriyāṇi): mắt, tai, mũi, lưỡi và thân.

[94] Tứ phương tăng vật 四方僧物: các vật dùng chung của tất cả tì-kheo, như chùa chiền, kho lẫm, ruộng vườn, cơm gạo, y phục, thuốc men...

[95] Sáu tầng trời cõi Dục (lục dục thiên 六欲天; S: Cāturmahārājakāyika-deva): Tứ Thiên Vương thiên, Tam Thập Tam thiên, Diêm-ma thiên, Đâu-suất thiên, Hóa Tự Tại thiênTha Hóa Tự Tại thiên.

[96] Tứ Thiên vương (Tứ Thiên xứ 四天處): tầng trời thứ nhất trong sáu tầng trời cõi Dục.

[97] Lưỡng thiệt 兩舌: nói hai lưỡi, đến người này nói chuyện người kia, đến người kia nói chuyện người này, nhằm gây sự bất hòa giữa hai người.

[98] Ác khẩu 惡口: miệng nói lời ác, mắng nhiếc, xúc não người.

[99] Vọng ngữ 妄語: lời nói dối trá, không thật.

[100] Kết sử 結使: tên khác của phiền não. Kết sử trói buộc chúng sinh khiến không thể vượt thoát sinh tử gọi là kết. Phiền não sai sử chúng sinh khiến tạo tác các việc ác gọi là sử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 188438)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 43697)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 24989)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 30779)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 20999)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38702)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 27325)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 31061)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 33070)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23936)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 16951)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 20478)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 31884)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 18062)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 20504)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 26982)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 18000)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 25517)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26599)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36530)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 28023)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 27254)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30299)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 37036)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 37203)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23841)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 32255)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 55097)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 36851)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27538)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28275)
Công Phu Khuya
(Xem: 37912)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 25372)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 24116)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
(Xem: 11203)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
(Xem: 14474)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10599)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant