Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Thiết Thành Nê Lê

14 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 11329)
Kinh Thiết Thành Nê Lê


PHẬT NÓI KINH THIẾT THÀNH NÊ LÊ


Đại Chánh Tân Tu số 0042 - Nguyên tác Hán ngữ [1]

Hán dịch: Ðời Tây Tấn Sa Môn Trúc Ðàm Vô Lan.

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

--- o0o ---


Một thời đức Phật ở nước Xá Vệ, Kỳ Hoàn A Nan Bân để A Lam. Bấy giờ đức Phật bảo các sa môn rằng:

–Ta dùng thiên nhãn xem thấy người trong thiên hạ, lúc sanh, lúc tử, hoặc đẹp, hoặc xấu, kẻ tôn quý, người hạ tiện. Có người khi chết được sanh vào đường lành, có người thì sanh đường dữ. Con ngườithế gian, thân làm điều ác, miệng nói điều ác, ý nghĩ điều ác, thường ưa nấu nướng, giết hại sinh linh để tế thờ quỷ thần nên khi thân chết phải vào trong địa ngục. Còn người thân thường làm thiện, miệng thường nói lời thiện, ý thường nghĩ điều thiện, sau khi chết liền được sanh lên trời.

Ðức Phật dạy:

–Con người như bọt nước mưa ở trên trời, mưa từ trên trời rơi xuống, cái này bị bể thì cái kia lại thành. Con ngườithế gian lúc sanh, lúc tử mong manh cũng như bọt nước.

Ðức Phật dùng thiên nhãn xem thấy người trong thiên hạ, khi chết thì có người lên thiên đường, có người xuống địa ngục, có kẻ nghèo, có người giàu, có kẻ sang, có người hèn, chính là do con người làm thiện hay làm ác mà ra.

Ðức Phật nói: “Tất cả những việc ấy ta đều biết hết”. Giống như ban đêm trời tối, ở hai bên cửa thành đều có đèn đuốc, người ra kẻ vào có đến vài ngàn vạn người, từ trong bóng tối mà nhìn thì đều thấy kẻ ra người vào trong ánh lửa”.

Ðức Phật dạy:

-Ta dùng thiên nhãn xem thấy người trong thiên hạ, khi chết thì có người lên cõi trời, có người xuống địa ngục. Giống như người từ trong bóng tối thấy ánh lửa mà đi ra đi vào. Giống như người leo lên lầu cao nhìn xuống dưới, có mấy ngàn ngôi nhà, kẻ ấy đều thấy hết.

Ðức Phật dạy:

–Ta thấy người trong thiên hạ, lúc chết có người sanh lên trời, có người xuống địa ngục, giống như người từ trên lầu cao nhìn các ngôi nhà ở dưới.

Ðức Phật dạy:

–Giống như người chèo thuyền trên dòng nước trong, họ đều thấy cá, đá ở trong nước. Ðức Phật dùng thiên nhãn xem thấy người trong thiên hạ, khi chết có kẻ lên thiên đường, có người xuống địa ngục như người nhìn vào nước trong thì thấy cá, đá ở trong đó.

Có một viên ngọc Minh nguyệt, dùng tơ năm màu mà xâu. Người nhìn viên ngọc đều thấy tơ năm màu xâu qua viên ngọc.

Ðức Phật dạy:

–Ta biết người trong thiên hạ, từ đâu mà đến, họ đều do thiện, ác biến hóa mà ra. Như người nhìn viên ngọc vậy.

Ðức Phật dạy:

–Ta thấy người trong thiên hạ, bất hiếu với cha mẹ, không thờ sa môn, đạo nhơn, không kính trưởng lão, không sợ những điều răn cấm của huyện quan, không sợ đời này đời sau, không kinh, không sợ, những người như vậy, khi chết liền đọa vào địa ngục. Họ cùng ra mắt với vua Diêm La, liền bỏ thiện theo ác. Có ngục tốt tên là Bàng. Bàng liền dẫn người ấy đến trước vua Diêm La. Ngục tốt Bàng tâu: “Người này lúc ở thế gian, bất hiếu với cha mẹ, không thờ sa môn, đạo nhân, không kính trưởng lão, không chịu bố thí, không sợ đời này đời sau, không sợ huyện quan. Xin Diêm La trị tội ác người này”.

Diêm La liền gọi người ấy đến trước nói rằng:

–Lúc làm người ở thế gian ngươi không nhớ công ơn cha mẹ nuôi nấng, tránh chỗ nóng, ở chỗ mát, nhờ bú mớm mà được khôn lớn. Tại sao ngươi lại bất hiếu với cha mẹ?

Người ấy thưa với Diêm La rằng:

–Tôi quả thật là người ngu si, kiêu mạn.

Diêm La bảo:

–Tội ác của ngươi chẳng phải do cha mẹ, chẳng phải do trời, chẳng phải do vua chúa, chẳng phải do sa môn, đạo nhân tạo ra, thân người đã tạo ra thì phải lãnh lấy. Ðó là lần hỏi thứ nhất.

Hỏi lần thứ hai:

–Ngươi có thấy, khi người bị bệnh, khốn khổ kịch liệt, ốm yếu gầy mòn, tay chân không cử động được chăng?

Người ấy thưa:

–Quả thật tôi có thấy như vậy.

Diêm La nói:

–Tại sao ngươi không tự cải hối để làm việc thiện?

Người ấy thưa:

–Quả thật tôi là người ngu si kiêu mạn.

Diêm vương nói:

–Tội này chẳng phải do trời, chẳng phải do cha mẹ, chẳng phải do vua chúa, chẳng phải do sa môn, đạo nhân tạo ra, chính thân người đã tạo ra, ngươi hãy lãnh lấy.

Diêm La hỏi lần thứ ba:

–Ngươi có thấy người nam, người nữ trong thế gian lúc già, mắt không thể thấy, tai không thể nghe, phải chống gậy mà đi, từ lúc râu tóc đen nhánh nay trở thành bạc phơ chẳng bằng lúc tuổi trẻ chăng?

Người ấy thưa:

–Tôi thật có thấy người già chống gậy mà đi.

Diêm La hỏi:

–Ngay lúc ấy, tại sao ngươi không tự cải hối để làm việc thiện?

Người ấy thưa:

–Quả thật tôi là người ngu si kiêu mạn.

Diêm La nói:

–Tội này chẳng phải do cha mẹ, chẳng phải do trời, chẳng phải do vua chúa, chẳng phải do sa môn, đạo nhân tạo ra, chính thân người đã tạo ra, ngươi phải thọ lấy.

Diêm La hỏi lần thứ tư:

–Khi ở thế gian, ngươi có thấy người nam, kẻ nữ lúc chết một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày, thân thể hư nát, hình mạo bại hoại, bị trùng kiến ăn, bị mọi người ghê sợ. Ngươi có thấy việc ấy, tại sao ngươi không tự cải hối để làm việc thiện?

Người ấy thưa:

–Tôi có thấy việc ấy, quả thật tôi là người ngu si kiêu mạn.

Diêm La nói:

–Khi hành động sao ngươi lại không đoan chánh tâm, đoan chánh miệng, không đoan chánh hành vi của mình? Tội này chẳng phải do cha mẹ, do trời, vua chúa, do sa môn, đạo nhân tạo ra, chính thân người đã làm, ngươi phải thọ lấy.

Diêm Vương hỏi lần thứ năm:

–Khi làm người ở thế gian, ngươi có thấy quan lại khi bắt được người trộm cắp, kẻ sát nhân, kẻ cướp, trói lại tống vào ngục đánh đòn để xử trị, tra khảo chăng? Hoặc đem ra khỏi thành ở giữa đường mà giết đi chăng? Hoặc mổ phanh thây lúc còn sống. Vậy ngươi có thấy việc này chăng?

Người ấy thưa:

–Quả thật tôi có thấy việc ấy.

Diêm Vương nói:

–Tại sao ngươi lại không bố thí làm điều thiện? Khi làm người sao ngươi không làm hạnh chơn chánh, nói lời chân chánh, giữ tâm chân chánh?

Người ấy thưa:

–Tôi quả thật là người ngu si kiêu mạn.

Diêm Vương nói:

–Tội này cũng không phải do cha mẹ, do trời, do vua chúa, do sa môn, đạo nhân làm ra, chính thân người đã tạo ra, vậy ngươi hãy thọ lấy quả báo.

Khi đã tra hỏi xong, Nê Lê Bàng (Ngục tốt) liền dẫn tội nhân đi đến một thành bằng sắt. Ðó là địa ngục thứ nhất tên là A tỳ ma. Thành của địa ngục có bốn cửa, chu vi bốn ngàn dặm, bên trong có một cái nồi đồng lớn dài bốn mươi dặm. Nê Lê Bàng dùng chỉa đâm vào tội nhân rồi bỏ vào nồi đồng. Những nồi đồng như vậy nhiều vô số, bên trong cháy bừng bừng. Những tội nhân từ xa trông thấy thảy đều khiếp sợ kinh hoàng. Những người vào đó như vậy có đến mấy ngàn vạn, đều bị ngục tốt nhốt trong đó, ngày đêm cửa ngục đóng bít, không mở, nên không thể ra ngoài được. Tội nhân ở trong đó đến mấy ngàn vạn năm, nhưng lửa vẫn không tắt, con người cũng không chết. Một thời gian lâu xa về sau, từ xa trông thấy cửa phía Ðông tự mở, các tội nhân đều chạy đến để thoát ra ngoài, vừa chạy tới cửa, cửa liền đóng lại. Các người muốn ra ngoài, lại ở trong cửa cùng nhau đấu tranh muốn được ra ngoài. Một thời gian lâu xa về sau, từ xa trông thấy cửa phía Tây mở ra, các tội nhân đều chạy đến, nhưng cửa lại đóng, tội nhân ở trong cửa lại đấu tranh nhau. Một thời gian lâu xa nữa, bốn cửa thành lại mở ra, con người được ra ngoài, họ tự cho đã được thoát khỏi.

Họ lại đi vào trong địa ngục Cưu Diên thứ hai. Tội nhân vừa đặt chân xuống đất liền bị cháy tiêu, cất chân lên thì thịt lại liền như cũ, có người chạy qua Ðông cũ, có người chạy qua Tây cũ, có người chạy về Nam cũ, có người chạy về Bắc, chung quanh địa ngục đều bị lửa cháy, đến mấy ngàn vạn năm mới hết.

Những người ở trong đó tự cho là đã được thoát khổ, nhưng họ lại vào trong địa ngục Di Ly Ma Ðắc thứ ba. Ðịa ngục này có loài trùng tên là Khuất trác, mỏ như sắt, đầu chân đều đen. Từ xa trông thấy người chúng đều chạy đến bu quanh, rỉa hết xương thịt người ta. Như vậy trải qua mấy ngàn vạn năm mới thôi.

Họ tự cho là đã thoát khỏi, lại liền vào trong địa ngục Sô La Ða thứ tư, trong đó có hòn núi đá bén như dao, mọi người đều chạy lên đỉnh núi, lại có người chạy xuống dưới núi đều muốn được thoát ra, nhưng họ không biết phải chạy hướng nào? Chân họ đều bị lột hết da, vì đất đá giống như dao bén. Như vậy trải qua mấy ngàn vạn năm mới hết, con người tự cho là đã thoát khỏi.

Họ lại vào trong địa ngục A Di Ba Ða Hàng thứ năm. Ơû bên trong đó có gió nóng, khi đã vào đó rồi có tránh cũng không được. Những tội nhân trong đó cầu chết cũng không được, cầu sống cũng không xong. Như vậy thật lâu trải qua mấy ngàn vạn năm mới được thoát ra, những tội nhân trong đó tự cho là đã được thoát khỏi.

Họ lại vào trong địa ngục A Dụ Táo Ba Hằng thứ sáu. Trong địa ngục này đều có rất nhiều cây, chúng rất nhiều gai. Ở giữa trong những cây đó đều có qủy. Tội nhân vào trong ấy, trên đầu con qủy phun ra lửa, trong miệng khạt lửa, trên thân có mười sáu cây gai, từ xa trông thấy người nó hết sức phẫn nộ, lửa phun ra từ mười sáu cây gai này, chúng đâm qua thân thể con người làm cho rách ra để ăn thịt. Tội nhân đều chạy mong được thoát ra ngoài, trong khi chạy lại thường gặp qủy này. Như vậy trải qua mấy ngàn vạn năm mới hết và được ra ngoài. Họ tự cho là đã thoát khỏi.

Họ lại vào trong địa ngục Bàn Tỷ Vụ thứ bảy. Trong đó có loài trùng tên là Thuần. Tội nhân vào trong ấy, bị loài trùng này bay đến, bay vào miệng người, ăn thân thể người. Tội nhân chạy rất gấp nhưng trùng ăn thịt người vẫn không để yên. Tội nhân đều chạy bốn hướng, muốn được thoát ra, nhưng không thể thoát khỏi. Như vậy trải qua mấy ngàn vạn năm mới được thoát ra. Họ tự cho là đã thoát khỏi.

Họ lại vào trong địa ngục Ðọa Ðàn La Nê Du thứ tám. Trong đó có dòng nước chảy, mọi người bị rớt vào trong, hai bên bờ đều có gai nhọn, còn nước thì nóng hơn nước sôi ở nhân gian. Nước sôi sùng sục làm tội nhân đều bị chín nhừ. Họ muốn chạy lên trên bờ, trên ấy lại có quỷ cầm xà mâu đâm vào bụng tội nhân làm cho họ lại rớt vào trong đó, không thể thoát ra, họ đều bị trôi xuống cuối dòng, lại có quỷ chận lại dùng lưỡi câu mà móc, chúng quỷ hỏi rằng:

–Các ngươi từ đâu mà đến?

Nếu hỏi vậy, những ngươi kia đáp:

-Chúng tôi chẳng biết từ đâu đến, và cũng không biết sẽ đi về đâu; chúng tôi chỉ bị đói khát, muốn được ăn uống.

Quỷ đáp:

–Ta cho các ngươi ăn. Nó liền lấy móc câu móc hàm trên và hàm dưới ra, làm cho miệng tội nhân mở rộng, rồi lấy nước đồng chảy đổ vào miệng tội nhân, làm cho gan ruột cháy sạch. Những tội nhân như vậy, cầu chết không chết được, cầu sống không sống được. Những người ấy bình sanhthế gian, khi làm người, do làm nhiều điều hung ác, cho nên cầu thoát mà vẫn không thoát ra. Những người trong địa ngục đều được thoát ra ngoài, họ tự cho là đã được thoát, nhưng lại vào địa ngục thứ bảy. Quỷ hỏi ngược lại:

–Các ngươi đã đi tại sao trở lại ? Họ vào địa ngục thứ năm, lại trở vào địa ngục thứ tư, từ địa ngục thứ tư lại vào địa ngục thứ ba, lại vào ngục thứ hai, rồi trở lại vào địa ngục A tỳ ma thứ nhất? Ðến đó mọi người từ xa trông thấy thành sắt họ đều vui mừng hô lớn “muôn năm” Diêm Vương nghe tiếng hô ấy liền hỏi ngục tốt rằng:

–Ðó là những tiếng gì vậy?

Ngục tốt đáp:

- Ðó là tiếng hô của những người có tội ở trước đọa vào trong ngục.

Diêm La nói:

–Họ đều là những người bất hiếu với cha mẹ, không sợ trời, không sợ vua, không thừa sự sa môn, đạo nhân, không sợ cấm giới.

Diêm La liền bảo mọi người đến trước nói:

–Nếu các ngươi không oán trách lời nói của Diêm La, nay các ngươi đã được thoát khỏi địa ngục, sẽ lại làm con của người ta, phải hiếu thuận, phải tôn thờ người lớn tuổi, phải sợ những cấm giới của đế vương, phải thừa sự sa môn, đạo nhân, giữ tâm đoan chánh, miệng đoan chánh, thân đoan chánh. Con người lúc sống ở thế gian tạo tội nhỏ mà nhẹ, nhưng chết xuống địa ngục thì vừa lớn lại nặng. Khi gặp sa môn, đạo nhân, phải nên tuân theo, vâng thờ đạo của những vị ấy, sẽ chứng được A la hán, làm cho các đường địa ngục đều bị bít lấp.

Diêm La đã nói xong, các người ở trong địa ngục đều được thoát ra ngoài, họ lại bị chết hết ở vùng đất ngoài thành. Những người chết ấy, thân mạng đời trước, lúc làm người tuy ác nhưng có một chút điều thiện, cho nên từ trong địa ngục lại được ra ngoài, đều sanh ở đường lành. Con người từ trong địa ngục thoát ra đều tự giữ tâm chơn chánh, miệng chơn chánh, hạnh chơn chánh, cho nên không còn trở lại trong địa ngục nữa. Con người đã cảm nhận nỗi thống khổ, độc hại, xấu ác trong địa ngục rồi, họ đều tự tư duy để làm việc thiện.

Ðức Phật dạy:

–Con người chết vào địa ngục, dù cho vương hầu, sa môn, đạo nhân cũng phải tương kiến với Diêm La mà thôi. Còn bao nhiêu người khác chỉ theo mọi người mà vào địa ngục. Diêm La là tên của vị vua ở địa ngục vậy.

 

PHẬT NÓI KINH THIẾT THÀNH NÊ LÊ

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12502)
Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp
(Xem: 10382)
Đây là Kinh thứ 16 của Nghĩa Túc Kinh và cũng có chủ đề “Mâu Ni”: Một vị mâu ni thấy như thế nào và hành xử như thế nào khi đứng trước tình trạng bạo động và sợ hãi?
(Xem: 12347)
Các nhà học giả Tây phương cũng như Đông phương đều công nhận hệ thống Bát-nhã là cổng chính yếu dẫn vào Đại thừa.
(Xem: 11646)
Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.
(Xem: 28811)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12053)
Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, nếu thấy các tướng đều xa lìa tướng, tức là thấy Phật.
(Xem: 13010)
Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa
(Xem: 11445)
Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12381)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 17447)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 53062)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35491)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 21399)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10679)
Năm 1984 khi bắt đầu lạy kinh Ngũ Bách Danh bằng âm Hán Việt thuở ấy, tôi không để ý mấy về ngữ nghĩa. Vì lúc đó lạy chỉ để lạy theo lời nguyện của mình.
(Xem: 19240)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 12408)
Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
(Xem: 26047)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 13321)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14384)
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân, Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch: Đạo Sinh
(Xem: 16090)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 13730)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
(Xem: 16849)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
(Xem: 17586)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 13132)
Nói đến kinh Pháp Hoa, các vị danh Tăng đều hết lòng ca ngợi. Riêng tôi, từ sơ phát tâm đã có nhân duyên đặc biệt đối với bộ kinh này.
(Xem: 12535)
A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta...
(Xem: 11610)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ở Ấn Độ, nên thuyết pháp đều dùng Phạn ngữ, Kinh điển do người sau kiết tập cũng bằng Phạn văn. Những bổn Kinh Phật bằng Trung văn đều từ Phạn văn mà dịch lại.
(Xem: 11618)
Có rất nhiều công trình thâm cứu có tính cách học giả về tác phẩm nầy dưới dạng Anh ngữ, Nhật ngữ và Hoa ngữ liên quan đến đời sống, khái niệm nồng cốt của tư tưởng Trí Khải Đại Sư trong mối tương quan với Phật giáo Trung Quán
(Xem: 14513)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 20487)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 18996)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 19578)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18656)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 12188)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12319)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 13863)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 15030)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 15038)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 13995)
Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán, Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 - 1992
(Xem: 15524)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộbộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ...
(Xem: 11405)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17196)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14981)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 20199)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 14617)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13843)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11710)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 15064)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
(Xem: 12998)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 22883)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 14558)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không. Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Người dịch: Vọng Tây cư sĩ. Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 11651)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 13171)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16885)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18348)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11945)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11504)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 15854)
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch; Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích; Xuất Bản 2007
(Xem: 12885)
Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai.
(Xem: 18910)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18425)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant