Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Công Đức Xưng Tán Đại Thừa

17 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 15617)
Kinh Công Đức Xưng Tán Đại Thừa


Kinh Công Đức Xưng Tán Đại Thừa

 

Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0840

Hán dịch: Đại Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu dịch

Việt dịch: Tỳ kheo Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ

Hiệu đính: HT Thích Như Điển – Phương trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc

 

 

Tôi nghe như vầy.

Một thuở nọ, Đức Bạc Già Phạm, nơi điện công đức, an trú trong pháp giới tạng trang nghiêm, chỗ hành hoạt của chư Phật cùng chúng đại Thanh văn, đại Bồ tát không thể kể hết câu hội, và hàng trời người, A-tu-la v.v... đại chúng nhiều vô lượng, thứ tự vây quanh.

Bấy giờ trong chúng hội có một vị Bồ tát, hiện thân người nữ tên là Đức Nghiêm Hoa, nương nơi uy thần (của) Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đảnh lễbạch Phật rằng: "(Bạch Đức Thế Tôn,) vì cớ sao gọi là Bồ tát ác hữu, để cho những vị Bồ Tát mới học biết được mà xa lánh?"

Lúc bấy giờ, Phật bảo Đức Nghiêm Hoa rằng: "Ta quán sát trong thế gian không có Thiên ma, Phạm thích, Sa môn, Bà la môn .v.v... và hàng Bồ tát mới học hướng đến vô thượng Bồ đề mà lại là ác tri thức. Ví như có những hàng Thanh văn, Độc giác như vậy thì chưa phải là Bồ Tát, vì Bồ Tát phải làm lợi lạc cho hữu tình, cần cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Hạng người nhị thừa ý chí hạ liệt chỉ cầu vui hưởng niết bàn cho mình, vì nhân duyên này, hàng Bồ tát mới học không nên cùng họ đồng ở một chùa, đồng ở một phòng, đồng nơi kinh hành, cùng đường vui chơi. Nếu các hàng Bồ tát ở trong Đại thừa đầy đủ sự đa văn, có được niềm tin bất hoại, ta có thể khai mở để cùng với bọ họ ở chung vì đã phát tâm hướng đến Bồ đề. Bằng như các loại căn lành ấy chưa thành thục thì không nên nói pháp Đại thừa giáo hóa, khiến sinh ra phỉ báng mang tội vô lượng.

"Hàng Bồ tát mới học trước nên gần gũi hàng đa văn Bồ tát đã học lâu trong giáo pháp Đại thừa, đã ở nơi Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, trồng căn lành để mau chóng thành thục, không nên gần gũi, vui chơi với hàng nhị thừa. Vì sao vậy? Vì nó ngăn ngại Bồ đề tâm của Bồ tát. Nó khiến cho xả bỏ Bồ đề tâm. Nó khiến cho suy giảm Bồ đề tâm. Nó làm cho huỷ phạm Bồ tát hạnh. Bồ tát thà xả bỏ thân mạng nầy, không nên xả bỏ tâm đại Bồ đềphát khởi ý thích thú, mong cầu nhị thừa. Nếu hàng Bồ tát khuyến khích hữu tình bỏ Bồ đề tâm thích thú với địa vị nhị thừa; nếu hàng Bồ tát khuyến khích hữu tình bỏ Bồ đề tâm làm các nghiệp ác, đều đọa địa ngục, thọ lãnh khổ báo cùng cực. Bồ tát thà giữ tâm đại Bồ đề mà chịu khổ trong địa ngục ngũ vô gián, trọn đời không xả bỏ tâm đại Bồ đề. Nếu như muốn mong cầu chứng đắc quả vị Dự lưu, Bồ tát thà giữ tâm đại Bồ đề, trăm ngàn đại kiếp thọ khổ nơi địa ngục, trọn đời không xả bỏ tâm đại Bồ đề. Nếu như muốn mong cầu chứng đắc quả vị Nhất lai, Bồ tát thà giữ tâm đại Bồ đề, thọ thân bàng sanh hoặc làm ngạ quỷ, trọn đời không xả bỏ tâm đại Bồ đề. Nếu như muốn mong cầu chứng đắc quả vị Bất hoàn, Bồ tát thà giữ tâm đại Bồ đề, tạo mười ác nghiệp đọa vào các đường ác thú, trọn đời không xả bỏ tâm đại Bồ đề. Nếu như muốn mong cầu chứng đắc quả vị Vô sanh, Bồ tát thà giữ tâm đại Bồ đề, vào trong lửa lớn cứu các sinh linh, trọn đời không xả bỏ tâm đại Bồ đề. Tất cả nên lo sợ mà quay về cõi Niết bàn.

"Lúc Bồ tát mới phát tâm Vô thượng Bồ đề, Bồ tát thương xót tất cả hữu tình trong vòng sinh tử luân chuyển không ai cứu giúp; thì tất cả Trời, Người, A tu la v.v... đều nên cúng dường; có năng lực nhiếp hóa tất cả hàng Thanh văn, Độc giác đạt đến quả vị cao tột; có năng lực nhiếp phục tất cả ma quân, các ác ma vương đều rất kinh sợ."

Bấy giờ, Đức Nghiêm Hoa nghe Phật nói vậy, lại thỉnh Phật rằng: "Thế nào gọi là ma quân? Cúi xin Đức Thế Tôn thương xótdạy bảo cho."

Đức Phật bảo Đức Nghiêm Hoa rằng: "Khi nghe thuyết giáo pháp Đại thừa, không sanh tùy hỷ, không vui lắng nghe, không mong ngộ nhập, không thể tin thọ; trái lại cười nhạo, huỷ báng, khinh khi, ly gián chê bai, đánh đập xua đuổi; nên biết những kẻ ấy đều là ma quân. Đây gọi là những kẻ ham mê phi pháp, những kẻ tâm tánh hèn mọn, những kẻ mong cầu ngoại đạo, những kẻ thực hành tà hạnh, những kẻ hủy hoại chánh kiến; nên biết những kẻ ấy đều là hủy báng Đại thừa, phải đọa địa ngục, thọ khổ cùng cực. Kẻ ấy, sau khi sanh ra, sẽ sanh vào ngạ quỷ, trải qua trăm ngàn kiếp thường ăn phẩn uế; sau khi sanh vào cõi người, đui điếc câm ngọng, cơ thể không đủ, lỗ mủi bẹp xẹp, ngu đần vô trí, thân hình xấu xí. Cứ thứ tự như vậy, tội chướng tiêu hao, lưu chuyển mười phương, may gặp chư Phật, gần gũi cúng dường, nghe lại được Đại thừa trước mà tùy hỷ tín thọ. Nhờ nhân duyên này tâm đại Bồ đề liền phát, tinh cần dõng mãnh, tu hạnh Bồ tát dần dần học lên đến quả Bồ đề.

"Các Đức Phật Thế Tôn khởi tâm không phân biệt vì các loài hữu tình thuyết pháp năm thừa; do nơi bổn nguyện lực, nơi pháp giới thân mà trong tất cả thời pháp, từ nơi các lỗ chân lông, luân chuyển lưu xuất ra vô lượng ánh sáng pháp; dùng một loại âm thanh vi diệu để rưới mưa pháp cho vô lượng hữu tình trong cùng một chúng hội. Hàng Thanh văn thừa tin vui nghe Phật thuyết Thanh văn thừa pháp. Hàng Độc giác thừa tin vui nghe Phật thuyết Độc giác thừa pháp. Hàng Vô thượng thừa tin vui nghe Phật thuyết Vô thượng thừa pháp. Hàng chủng chủng thừa tin vui nghe Phật thuyết chủng chủng thừa pháp. Hàng Thiên nhân thừa tin vui nghe Phật thuyết Thiên nhân thừa pháp. Các hàng bàng sanh, ngạ quỷ v.v... cũng nghe Như Lai dùng âm thanh của mỗi loài mà thuyết pháp. Nếu có kẻ xưa nay chưa nghe pháp, họ thấy Phật ở trong chúng yên lặng. Những kẻ từng nghe Đại thừaphỉ báng đều trải qua vô lượng kiếp đọa vào đại địa ngục; từ bàng sanh, ngạ quỷ cho đến trong hàng trời người đều thọ khổ như vậy. Khi nghe pháp Đại thừa mà sanh hoan hỷ thâm sâu, niềm tin thuần tịnh liền phát sanh A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm."

Bấy giờ, Đức Nghiêm Hoa nghe Phật thuyết như vậy, lại thỉnh Phật rằng: "Sao gọi là Đại thừa? Tên gọi Đại thừa này có bao nhiêu phần nghĩa ?"

Đức Thế Tôn bảo rằng: "Lành thay! Lành thay! Ngươi nên khéo lắng nghe công đức của Đại Thừa, nghe kĩ nghe kĩ, khéo tư duy nhớ nghĩ. Ta nay vì ngươi phân biệt giải nói tên gọi Đại thừa nầy cùng các phần mục nghĩa. Thừa nầy gồm thâu, bao trùm, sâu xa, không có chỗ sai sót, nên gọi Đại Thừa. Thừa nầy có công đức thậm thâm vi diệu, hơn cả đếm đong, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy bền chắc, những điều hư dối, chia chẻ không thể lay động, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy chân thật đến vô cùng vị lai, không có bờ mé cùng tận, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy mênh mông, bao trùm pháp giới, xa không biên tế, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy như biển, thâu nạp cất chứa, công đức qui tụ, nên gọi Đại Thừa. Thừa nầy như núi, trấn giữ vùng miền, kẻ ác không hại, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy như hư không, gồm thâu tất cả hữu tình vô tình, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy như đất, cả thẩy sinh trưởng việc thế gian hay xuất thế gian, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy như nước, thấm ướt tất cả, khiến không khô héo, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy như lửa, đốt sạch chướng ngại, khiến hết tập khí, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy như gió, quét sạch hết thẩy vầng mây sinh tử, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy như mặt trời, soi tỏ khắp cùng, thành thục tất cả, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy như mặt trăng, trừ sạch khổ sầu, phá các tà ám, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy tôn quý, trời rồng tám bộ đều kính sùng phụng, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy khắp vì, người khỏe thông đạt, ca vịnh ngợi khen, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy khắp vì, tứ vương Phạm Thích, lễ kính tôn trọng, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy khắp vì, các vị long thần v.v... cung kính giữ gìn, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy khắp vì, tất cả bồ tát, tinh cần tu học, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy gìn giữ, hạt giống Phật Thánh, chuyển tiếp tăng thịnh, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy viên mãn, đầy đủ uy đức, sáng rõ tất cả, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy chu cấp, tất cả hữu tình, khiến chẳng thiếu thốn, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy uy lực, như giống thuốc quý, chữa lành các bệnh, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy phá được, tất cả các giặc phiền não hữu tình, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy chuyển được, xe pháp vô thượng, lợi ích tất cả, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy vi diệu, thâm sâu bí mật, không thể nói kể, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy diệu dụng, nối giống Tam Bảo, khiến không tuyệt diệt, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy sáng tỏ, chân nghĩa cuộc đời, đạo lý cứu cánh, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy hiển lộ, các hạnh Bồ tát, đầy đủ không thiếu, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy hiển lộ, đất Phật công đức, đầy đủ không thiếu, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy lợi lạc, tất cả hữu tình, không có bờ mé, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy công năng, thiết lập nghĩa lớn, diệu dụng vô tận, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy huyền diệu, tâm ý kém cỏi, không thể tin thọ, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy bình đẳng, tâm ý cao thượng, có thể tin thọ, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy rộng lớn, kẻ ngu không thấu mà sanh cười nhạo, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy tôn quý, người trí có được như giữ của báu, nên gọi Đại thừa. Thừa nầy cao siêu, hàng Độc giác thừa v.v... tột cùng không sánh, nên gọi Đại thừa."

Lúc Đức Phật nói như vậy, các công đức thù thắng của danh nghĩa, thể dụng Đại thừa rồi, tam thiên đại thiên thế giới rúng động sáu kiểu. Trong không trung trăm vạn loại nhạc trời vang lên, trống không đánh tự kêu, hoa trời tuyệt sắc, rực rỡ rơi xuống. Vô lượng thiên tử, vô số Thanh văn nghe pháp âm nầy, thấy điềm lành nầy đều phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ đề. Trăm ngàn Bồ tát mới học đồng lúc chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn.

Lúc bấy giờ, ngài A Nan từ chỗ ngồi đứng dậy, chấp tay cung kínhbạch Phật rằng: "Nay có pháp môn thậm thâm hi hữu nầy có thể làm lợi lạc cho tất cả hữu tình, lấy tên là gì để phụng trì, lưu bố?"

Đức Phật bảo A Nan: "Kinh nầy tên là Xưng Tán Công Đức Đại Thừa, cũng gọi là Hiển Thuyết Báng Pháp Nghiệp Chướng. Các ngươi dùng tên kinh đó để phụng trì."

Lúc bấy giờ, Đức Bạc Già Phạm thuyết kinh nầy xong; A Nan Đà, vô lượng Thanh văn, Đức Nghiêm Hoa v.v... vô số Bồ tát, cùng hàng Trời, Người, A tu la v.v... tất cả đại chúng nghe Phật thuyết rồi đều hoan hỷ tín thọ phụng hành.

Kinh Công Đức Xưng Tán Đại Thừa


 

 [No. 840] 稱讚大乘功德經

大唐三藏法師玄奘奉 詔譯

如是我聞。一時薄伽梵。住法界藏諸佛所行眾寶莊嚴大功德殿。與無央數大聲聞眾大菩薩俱。及諸天人阿素洛等無量大眾前後圍繞。

爾時會中有一菩薩。示為女相名德嚴華。承佛威神從座而起。稽首作禮而白佛言。何等名為菩薩惡友。新學菩薩知已遠離。爾時佛告德嚴華言。我觀世間。無有天魔梵釋沙門婆羅門等。與新學菩薩。於無上菩提為惡知識。如樂聲聞獨覺乘者。所以者何。夫為菩薩。必為利樂諸有情故。勤求無上正等菩提。樂二乘人志意下劣。惟求自證般涅槃樂。以是因緣。新學菩薩不應與彼同住一寺。同止一房。同處經行。同路遊適。若諸菩薩。已於大乘具足多聞得不壞信。我別開許與彼同居。為引發心趣菩提故。若彼種類善根未熟。不應為說大乘法教。令生誹謗獲罪無量。

新學菩薩但應親近久學大乘多聞菩薩。為於無上正等菩提。所種善根速成熟故。不應親近樂二乘者。所以者何。彼障菩薩菩提心故。彼令棄捨菩提心故。彼令虧損菩提心故。彼令毀犯菩薩行故。菩薩寧當棄捨身命。不應棄捨大菩提心。發起趣求二乘作意。若諸菩薩勸諸有情。捨菩提心趣二乘地。若諸菩薩勸諸有情。捨菩提心造諸惡業。俱墮地獄受諸劇苦。菩薩寧守大菩提心。造五無間受地獄苦。終不棄捨大菩提心。而欲趣求預流果證。菩薩寧守大菩提心。百千大劫受地獄苦。終不棄捨大菩提心。而欲趣求一來果證。菩薩寧守大菩提心。受傍生身或作餓鬼。終不棄捨大菩提心。而欲趣求不還果證。菩薩寧守大菩提心。造十惡業墮諸惡趣。終不棄捨大菩提心。而欲趣求無生果證。菩薩寧守大菩提心。入大火坑救諸含識。終不棄捨大菩提心。而同怯賊投涅槃界。

菩薩哀愍一切有情。於生死中輪轉無救。初發無上菩提心時。一切天人阿素洛等皆應供養。已能映奪一切聲聞獨覺極果。已能摧伏一切魔軍。諸惡魔王皆大驚怖。時德嚴華聞佛語已。重請佛言。何謂魔軍。惟願世尊哀愍為說。佛告德嚴華。若有聞說大乘法教。不生隨喜不樂聽聞。不求悟入不能信受。反加輕笑毀訾凌蔑。離間謗讟捶打驅擯。應知此等皆是魔軍。是則名為樂非法者。性鄙劣者。求外道者。行邪行者。壞正見者。應知此等謗毀大乘。當墮地獄受諸劇苦。從彼出已生餓鬼中。經百千劫常食糞穢。後生人中。盲聾瘖瘂支體不具。其鼻匾[匚虒]。愚鈍無知形貌矬陋。如是漸次罪障消除。流轉十方。或遇諸佛親近供養。復聞大乘聞已或能隨喜信受。因此便發大菩提心。勇猛精勤修菩薩行。漸次進學。乃至菩提。

諸佛世尊無別作意。為有情類說五乘法。由本願力依法界身。於一切時。從諸毛孔任運流出無量法光。以一妙音等澍法雨於一眾會無量有情。昔來信樂聲聞乘者。聞佛為說聲聞乘法。昔來信樂獨覺乘者。聞佛為說獨覺乘法。昔來信樂無上乘者。聞佛為說無上乘法。昔來信樂種種乘者。聞佛為說種種乘法。昔來信樂人天乘者。聞佛為說人天乘法。傍生鬼等。亦聞如來以隨類音而為說法。若有昔來未聞法者。彼惟見佛處眾默然。曾聞大乘而誹謗者。經無量劫墮大地獄傍生餓鬼及天人中備受苦已。聞大乘法即能隨喜深生淨信。便發阿耨多羅三藐三菩提心。時德嚴華聞佛說已。重請佛言。何謂大乘。此大乘名為目何義。世尊告曰。善哉善哉。汝能樂聞大乘功德。諦聽諦聽。善思念之。吾當為汝分別解說。此大乘名所目諸義。此乘綜攝。籠駕弘遠無所遺漏。故曰大乘。此乘功德甚深微妙過諸數量。故曰大乘。此乘堅固虛妄分別不能傾動。故曰大乘。此乘真實窮未來際無有斷盡。故曰大乘。此乘寥廓該羅法界邈無邊際。故曰大乘。此乘如海吞納蘊積功德寶聚。故曰大乘。此乘如山作鎮區域邪徒不擾。故曰大乘。此乘如空包含一切情非情類。故曰大乘。此乘如地普能生長世出世善。故曰大乘。此乘如水等潤一切令無枯槁。故曰大乘。此乘如火焚滅諸障令無餘習。故曰大乘。此乘如風掃除一切生死雲霧。故曰大乘。此乘如日開照群品成熟一切。故曰大乘。此乘如月能除熱惱破諸邪暗。故曰大乘。此乘尊貴。天龍八部咸所敬奉。故曰大乘。此乘恒為諸健達縛歌詠讚美。故曰大乘。此乘恒為四王梵釋禮敬尊重。故曰大乘。此乘恒為諸龍神等敬事防守。故曰大乘。此乘恒為一切菩薩精勤修學。故曰大乘。此乘任持諸佛聖種展轉增盛。故曰大乘。此乘圓滿具大威德映奪一切。故曰大乘。此乘周給一切有情令無匱乏。故曰大乘。此乘威力猶如藥樹救療眾病。故曰大乘。此乘能害一切有情諸煩惱賊。故曰大乘。此乘能轉無上法輪饒益一切。故曰大乘。此乘微妙甚深祕密不可宣說。故曰大乘。此乘神用紹三寶種能使不絕。故曰大乘。此乘能顯世俗勝義理趣究竟。故曰大乘。此乘能顯諸菩薩行無不具足。故曰大乘。此乘能顯佛地功德無不備悉。故曰大乘。此乘利樂一切有情盡未來際。故曰大乘。此乘至功能建大義妙用無盡。故曰大乘。此乘幽玄下劣意樂不能信受。故曰大乘。此乘平等增上意樂方能信受。故曰大乘。此乘廣大下愚不測而為輕笑。故曰大乘。此乘尊高上智能達常所寶翫。故曰大乘。此乘超過獨覺乘等最上無比。故曰大乘。

佛說如是大乘名義體用殊勝諸功德時。於此三千大千世界六種震動。空中天樂百千萬類。不鼓自嗚。諸妙天花繽紛亂墮。無量天子無數聲聞。聞此法音覩斯瑞應。皆發阿耨多羅三藐三菩提心。百千俱[并*氐]新學菩薩。同時證得無生法忍。

爾時阿難即從座起。合掌恭敬而白佛言。今此法門甚為希有。能普利樂一切有情。當以何名奉持流布。佛告阿難。此經名為稱讚大乘功德。亦名顯說謗法業障。以是名字汝當奉持。時薄伽梵說此經已。阿難陀等無量聲聞。德嚴華等無數菩薩。及諸天人阿素洛等一切大眾。聞佛所說皆大歡喜。信受奉行。

稱讚大乘功德經

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 33266)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6552)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 11294)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30408)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 30439)
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lược ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 7989)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 12206)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 12266)
Trong các bản Kinh Pháp Cú, phổ biến nhất hiện nay là Kinh Pháp Cú Nam Truyền, tức là Kinh Pháp Cú dịch theo Tạng Pali.
(Xem: 11610)
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
(Xem: 12838)
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
(Xem: 34795)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 9852)
Kinh này khởi đầu bằng lời người Bà La Môn hỏi rằng làm thế nào người ta có thể tự thanh tịnh hóa khi nhìn thấy một vị Thượng nhân đã Thanh tịnh,
(Xem: 52276)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 10757)
Tôi nghe như vậy: Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành phố Śrāvastī (Xá-vệ), nơi rừng cây Jeta (Kì-đà), vườn của Ông Anāthapiṇḍada (Cấp-cô-độc),
(Xem: 10534)
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng ...
(Xem: 10721)
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại sĩ Akṣayamatir[1] từ chỗ ngồ đứng dậy, vắt thượng y[2] qua một bên vai, chắp hai tay[3] hướng về đức Thế Tôn và thưa rằng:
(Xem: 10476)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(Xem: 13093)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 16296)
Evaṃ me sutaṃ, “như vầy tôi nghe”, là lời Ngài Ananda bắt đầu mỗi bài kinh mà có lẽ không Phật tử nào là không biết.
(Xem: 21855)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9630)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 7130)
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
(Xem: 10403)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12771)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12802)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16240)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 16541)
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy".
(Xem: 13873)
Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá.
(Xem: 16601)
Vào thời Đức Thích-ca-mâu-ni, không có hệ thống chữ viết được phổ biếnẤn Độ. Do đó, những thuyết giảng của Ngài được ghi nhớ và ...
(Xem: 12136)
"Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài đã từng dạy rằng: từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến...
(Xem: 13834)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14336)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9220)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11765)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11285)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 16334)
Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo năm trăm vị. Bấy giờ các thầy Tỳ Kheo...
(Xem: 14349)
No. 699; Hán dịch: Đời Đại Đường, Trung Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Địa bà ha la, Đường dịch là Nhật Chiếu
(Xem: 16196)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
(Xem: 12701)
Kinh Phạm Võng nằm trong Đại Chánh Tạng, tập 24, ký hiệu 1484, gọi đủ là Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập
(Xem: 12089)
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã...
(Xem: 11802)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây,,,
(Xem: 15672)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 11522)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 14024)
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo), và đã tồn tại liên tục, phát triển không ngừng trên ...
(Xem: 12020)
Trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Dược Sư là một bản kinh thường được trì tụng nhằm mục đích giải trừ tật bệnh, cầu nguyện bình an...
(Xem: 12638)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 15002)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo.
(Xem: 11966)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(Xem: 13137)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 14564)
Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana...
(Xem: 20730)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bài Kinh được truyền bá khá rộng rải ở các Tồng Lâm Tự Viện của Trung QuốcViệt Nam từ xưa đến nay.
(Xem: 13241)
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
(Xem: 10970)
Dịch từ Phạn sang Tạng: Kluḥi dbaṅ-po, Lhaḥi zla-ba; Dịch Tạng sang Việt: Phước Nguyên
(Xem: 20718)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 14375)
Bấy giờ Hòa Thượng Vakkali nhìn thấy Đức Phật đang đi đến từ xa, và ông đã cố gắng ngồi dậy.
(Xem: 20401)
Xin dâng hết lên Tam Bảo chứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
(Xem: 17669)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 14026)
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.
(Xem: 31864)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 12024)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant