Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I

Friday, April 4, 201400:00(View: 16103)
A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I


ACARYA VASUBANDHU
ABHIDHARMAKOŚABHĀṢYAM
阿 毘 達 磨 俱 舍 論
A-TÌ-ĐẠT-MA CÂU-XÁ LUẬN


dịch theo bản Sanskrit
TUỆ SỸ


atydatmacauxaluan-bia

MỤC LỤC

Giới thiệu A-tì-đạt-ma câu xá
Phần I: TỔNG LUẬN A-TÌ-ĐẠT-MA
Phần II: NỘI DUNG

Phân biệt giới
Phân biệt căn
Phàm lệ
Phần tựa:
I- Quy kỉnh
II- Định nghĩa A-tì-đạt-ma
III- Ý hướng A-tì-đạt-ma
Chương I: TỔNG LUẬN PHÁP
I- Bản thể của Pháp
II- Pháp thường nghiệm
III- Phân tích uẩn
Chương 2: THIẾT LẬP BA KHOA
I- Thống nhất uẩn xứ giới
II- Tổng luận ba khoa
Chương 3: CÁC ĐẶC TÍNH SAI BIỆT CỦA PHÁP
Thiên 2: PHÂN BIỆT CĂN
Chương 1: Hai mươi hai căn
I- Căn nghĩa là gì?
II- Ý nghĩa lập căn
III- Chức năng của căn
IV- Đặc tính của căn
V- Các vấn đề
Chương 2: Các pháp câu sinh
I- Sắc pháp câu sinh
II- Tâm pháp câu sinh
Chương 3: Tâm bất tương ưng hành
I- Tổng tiêu
II- Tự thể các bất tương ưng hành
III- Thuộc tính các hành không tương ưng
Chương 4: Nhân duyên quả
I- Sáu thân
II- Năm quả
III- Bốn duyên
Phụ lục I
Phụ lục II
Sách dẫn
Ngữ vựng Phạn-Tạng-Hán

Phẩm Một:

Phân Biệt giới

PRATHAMAṂ KOŚASTHĀNAM

(Dhātunirdeśaḥ)

I. Quy kỉnh

[1] Vị mà tất cả bóng tối đã bị diệt trừ một cách toàn diện[1],

Đã vớt thế gian lên khỏi vũng lầy luân chuyển;

Sau khi kính lễ vị Đạo sư như lý như vậy,

Tôi sẽ diễn giải luận Abhidharmkośa.[2]

Khi muốn tạo luận, với mục đích hiển dương sự vĩ đại của vị Đạo sư của mình, (Luận chủ) trước hết kính lễ vị ấy.

(Đại từ) vị mà[3] chỉ đức Phật Thế Tôn.[4] Đối với vị ấy, hay do bởi vị ấy, bóng tối đã bị diệt trừ, do đó nói «mà tất cả bóng tối đã bị diệt trừ Bóng tối đã bị diệt trừ với mọi hình thái, trong mọi trường hợp, do đó nói, «tất cả bóng tối đã bị diệt trừ một cách toàn diện.» Chính sự vô tri[5] là bóng tối, vì nó ngăn không cho thấy đạo nghĩa chân thật.

Duy chỉ Phật Thế Tôn, do chứng đắc phần đối trị[6], mới diệt trừ sự vô tri ấy một cách toàn diện khiến nó không còn tái sinh trong tất cả mọi đối tượng nhận thức[7]. Do đó nói, Ngài đã diệt trừ tất cả bóng tối một cách toàn diện.

Các vị Bích-chi-phật và các vị Thanh văn tất nhiên cũng đã diệt trừ bóng tối trong tất cả mọi trường hợp. Tuy đã diệt trừ sự ngu si ô nhiễm[8] nhưng chưa được hoàn toàn, do đó, không phải là «một cách toàn diện.» Thật vậy, các vị này còn có sự vô tri không nhiểm ô đối với các pháp của Phật[9], đối với các đối tượng xa vời trong không gianthời gian, đối với các chủng loại nghĩa lý sai biệt vô hạn.

Sau khi tán thán bằng sự thành tựu phẩm tính tự lợi như vậy, (Luận chủ) tán thán đức Thế Tôn ấy bằng sự thành tựu phẩm tính lợi tha, do đó nói, «đã vớt thế gian lên khỏi vũng lầy luân chuyển.» Vòng luân chuyển[10] thực sự là nơi mà thế gian bị dính mắc, khó vượt thoát, do đó nói là vũng sình. Do vì thương xót thế gian chìm đắm ở đó, không thể vượt qua, đức Thế Tôn, tùy trường hợp thích ứng, bằng sự diễn giải Chánh pháp, giống như chìa ra bàn tay để cứu vớt.

«Sau khi kính lễ» nghĩa là sau khi cúi đầu kính lễ vị đã thành tựu các phẩm tính tự lợilợi tha như vậy.

«Như lý sư» (yathārthaśāstra) là vị giảng dạy đạo nghĩa như thực, không điên đảo. Bằng ý nghĩa này Luận chủ nêu rõ phương tiện thực hành lợi tha. Đức Thế Tônvị Đạo Sư đã cứu vớt thế gian lên khỏi vũng sình luân chuyển bằng sự thuyết giáo như thực chứ không phải bằng thần thông, ân huệ, uy lực.

Sau khi kính lễ như vậy, sẽ làm gì? Luận chủ nói, «Tôi sẽ diễn giải luận.» Vì để giáo dục các môn đệ nên gọi là «Luận» (Śāstra). Luận gì? Luận Abhidharmakośa.

Abhidharma này là gì?

II. Định nghĩa abhidharmakośa

a. Abhidharma

[1a] Abhidharma là huệ vô nhiễm[11] và những tùy hành của nó.

Huệ (prajñā) ở đây là sự tư trạch pháp[12]. Vô nhiễm (amala) chỉ cho vô lậu (anāsrava). Tuỳ hành[13] chỉ cho tùy tùng của nó[14]. Tóm lại, năm uẩn vô lậu (anāsravaḥ pañcaskandhako) được nói là Abhidharma. Đó là Abhi­dharma theo nghĩa siêu việt[15]. Nhưng nói theo nghĩa thường nghiệm[16] thì

[1b] Và những huệ và luận mà nhằm chứng đắc huệ ấy.

Và những huệ, ở đây chỉ các huệ hữu lậu được tác thành do nghe, do tư duy, do tu tập (śruta-cintābhāvanāmayī), và do bẩm sinh (upa­patti­pratilambhika), cùng với các tùy hành của chúng. Và Luận[17] nhằm mục đích chứng đắc huệ vô lậu ấy cũng được gọi là Abhidharma, vì là tư cụ của nó.

Theo ngữ nguyên, do duy trì yếu tính tự thân (svalakṣaṇa) nên nó được gọi là pháp[18]. Pháp được gọi là Abhidharma là pháp siêu việt tức Niết-bàn, hoặc chỉ cho pháp đối diện[19] với yếu tính của pháp (dharmasvalakṣaṇa).

Đã nói xong nghĩa của Abhidharma.

b. Kośa

Luận này vì sao được gọi là Abhidharmakośa?

[2cd] Theo nghĩa lý của nó mà nó được đưa vào[20] trong đây,

Và nó cũng là sở y của đây, nên gọi đây là Abhidharmakośa.

Luận mà tiêu danh là Abhidharma, theo ý nghĩa đặc sắc thì Abhidharma được đưa vào trong Luận này nên Luận là bao chứa (kośasthānīya) của Abhidharma[21]. Hoặc Abhidharma là sở y của Luận, là xuất xứ của Luận, cho nên Abhidharma là kho chứa (kośa) của Luận[22]. Vì vậy, Luận này được gọi là Abhidharmakośaśāstram.

III. Ý hướng abhidharma

Do ý hướng gì mà Abhidharma được giảng thuyết? Và ai là người đầu tiên công bốLuận chủ cung kính diễn giải? Tụng nói:

[3] Ngoại trừ sự giản trạch về các pháp, không có

Phương tiện đặc sắc nào để dứt sạch các ô nhiễm.

Do bởi ô nhiễmthế gian lang thang trong biển hữu.

Vì vậy, theo truyền thuyết, Abhidharma đã được Đức Đạo Sư giảng thuyết.

Nếu không do sự giản trạch pháp (dharmapravicaya)[23] thì không có phương tiện ưu việt nào để dứt sạch các phiền não. Chính do phiền nãothế gian lang thang trong biển hữu này. Do bởi nguyên nhân này, với mục đíchtư trạch pháp, mà, theo truyền thuyết (kila)[24], đức Đạo Sư, tức là Phật, đã giảng nói Abhidharma. Thật vậy, nếu Abhidharma không được giảng dạy thì các đệ tử không có khả năng tư duy giản trạch các pháp. Nhưng Đức Thế Tôn nói Abhidharma một cách rải rác; rồi Đại đức Kātyāyanīputra cùng các vị khác tập hợp lại và ổn định. Cũng như Đại đức Dharmatrāta tập hợp các bài kệ tụng lại làm thành phẩm «Udānavagga.» Các nhà Vaibhāṣika nói như vậy.



[1] Skt. sarvathā sarvahatāndhakāraḥ, Ht. nhất thiết chủng chư minh diệt 一切種諸冥滅 Quang ký 1 đọc là: «nhất thiết chủng minh diệt» chỉ diệt trừ vô tri không nhiễm ô, và «chư minh diệt» chỉ diệt trừ vô tri còn nhiễm ô. Cách đọc này hiểu sarvathā như là hình dung từ; trong khi, trong tiếng Phạn, nó là một bất biến từ hay phó từ, do đó được hiểu là «một cách toàn diện.» Cđ.: nhất thiết chủng trí diệt chư minh 一切種智滅諸冥.

[2] yaḥ sarvathāsarvahatāndhakāraḥ saṃsārapaṅkaj jagad ujjahāra/ tasmai namaskṛtya yathārtha-śāstre śāstraṃ pravakṣyāmy abhidharmakośam //1/ Ht. 諸一切種諸冥滅 拔眾生出生死泥 敬禮如是如理師 對法藏論我當說. Cđ. 一切種智滅諸冥 拔出眾生生死泥 頂禮大師如理教 對法俱舍我當說.

[3] Skt. yaḥ, đại từ liên hệ, số ít: yad ... tasmai. Ht. chư 諸; Quang ký (T41n1821 p2c5) hiểu là số nhiều, giải thích: “Chư, biểu lộ sự không bè phái.”

[4] Skt. buddho bhagavān. Sphut., tr.5: các nhà chú giải Vinayavibhāṣā phân biệt bốn trường hợp: 1. Phật nhưng không phải là Thế Tôn; chỉ các vị Pratyekabuddha vốn tự mình giác ngộ nhưng không thể thuyết pháp. 2. Thế Tôn nhưng không phải là Phật; chỉ Bồ-tát tối hậu thân. 3. Phật và Thế Tôn. 4. Không phải Phật cũng không phải Thế Tôn.

[5] Skt. ajñāna, Ht.: tri 無知; Cđ.: vô minh 無明. Có hai loại vô tri: nhiễm ô vô tri (kli-ṣṭam ajñānam) và bất nhiễm ô vô tri (akliṣṭam ajñānam).

[6] Skt. pratipakṣa, Ht.: đối trị phần 對治分 phần đối nghịch; chỉ các đạo phẩmnăng lực đối trị phiền não ô nhiễm.

[7] Skt. jñeya; Ht: sở tri 所知.

[8] Skt. kliṣṭasaṃmoha. Ht.: nhiễm ô vô tri 染污無.

[9] Phật pháp ở đây chỉ 18 pháp bất cộng (āvenikā buddhadharmāḥ), là những pháp đặc hữu cá biệt nơi Phật. (Sphut., tr.7)

[10] Skt. saṃsāra, luân chuyển hay luân hồi. Ht., Cđ.: sinh tử 生死 .

[11] Skt. prajñā amalā, huệ không cáu bẩn. Ht., tịnh huệ 淨慧; Cđ., tịnh trí 淨智.

[12] Skt. dharma-pravicaya, sự tư duy giản trạch hay tuyển trạch, sự khảo sát, khảo nghiệm về pháp. Ht., Cđ.: trạch pháp 擇法.

[13] sānucara, cùng đi theo; đoàn tùy tùng. Ht., tùy hành 隨行; Cđ., trợ bạn 助伴.

[14] Skt. saparivāra, đoàn tùy tùng, hộ tống. Ht., quyến thuộc 眷屬; Cđ., nhân duyên tư lương 因緣資糧.

[15] Skt. pāramārthiko’ bhidharmaḥ. Ht., thắng nghĩa a-tì-đạt-ma 勝義阿毘達磨; Cđ., chân thật a-tì-đạt-ma 真實阿毘達磨.

[16] Skt. sāṃketika, điều đã được thoả thuận, ước lệ. Ht., thế tục 世俗 Cđ., giả danh 假名.

[17] Luận, Skt. śāstra, hoặc được hiểu là Abhidharma-śāstra, luận A-tì-đạt-ma, tức Luận tạng, Abhidharmapiṭaka. Hoặc đây chỉ cho Jñānaprasthāna, luận Phát trí, và các tùy hành của nó là sáu túc luận (luận chân), ṣad pādā. Sphut., tr.12.

[18] Định nghĩa từ dharma, Skt.: svalakṣaṇadhāraṇād dharmaḥ, theo đó, dharma là danh từ phái sinh của động từ dhṛ: duy trì, gìn giữ.

[19] Luận thích, giải thích tiếp đầu ngữ abhi- là praty-abhimukha, xoay mặt hướng về, đối diện; Ht. diễn thành hai nghĩa: đối hướng 對向 (Niết-bàn) và đối quán 對慣 (bốn Thánh đế); Cđ.: hiện tiền 現前.

[20] Skt. samanupraveśāt. Ht.: nhiếp 攝; Cđ.: nhập nhiếp 入攝.

18 Sphut., tr.13: yatra hy asiḥ praivaśati sa tasya kośaḥ: «cái mà người ta đút kiếm vào, cái đó là bao kiếm.» Theo đây, kośa có nghĩa là «bao kiếm.»

[22] Cf. Chính lý 1, tr.329c1: «Tạng 藏 (chính xác, đọc là tàng), nghĩa là chắc thật 堅實, như lõi cây... Hoặc tạng là sở y, như bao kiếm (đao tàng 刀藏).»

20 Skt. dharmapravicaya, sự khảo sát pháp. Ht.: trạch pháp 擇法 Cđ.: giản trạch pháp 簡擇法. Trong phần luận thích, Cđ. nói rõ: trạch pháp giác phần, một trong bảy giác chi (bodhyaṅga). Sphut., tr.14: (...) rūpaṃ vedanānityaṃ duḥkham ity evam ākārena, «(với) biểu hiện như vầy: sắc, thọ là vô thường, khổ.»

[24] Skt. kila, được nói như vậy. Chính lý 1, tr.329c: «Kinh chủ nói là truyền, chứng tỏ mình không tin A-tì-đạt-ma do chính Phật thuyết

================

Tiết 1: Tổng Luận pháp

I. Bản thể củ pháp

A. Tụng văn

PHẠN VĂN

sāsravānāsravā dharmāḥ saṃskṛtā mārgavarjitāḥ/

sāsravā āsravās teṣu yasmāt samanuśerate//4/

anāsravā mārgasatyaṃ trividhaṃ cāpy asaṃskṛtam/

ākāśaṃ dvau nirodhau ca tatrākāśam anāvṛtiḥ//5/

pratisaṁkhyānirodho yo visaṃyogaḥ pṛthak pṛthak/

utpādātyantavighno’nyo nirodho’pratisaṃkhyayā//6/

HÁN VĂN

有漏無漏法 除道餘有為

於彼漏隨增 故說名有漏

無漏謂道諦 及三種無為

謂虛空二滅 此中空無礙

擇滅謂離繫 隨繫事各別

畢竟礙當生 別得非擇滅

VIỆT DỊCH

Các pháp là hữu lậuvô lậu.

Các pháp hữu vi, trừ đạo đế,

hữu lậu, do bởi các lậu

Tiềm phục trong đó.

 

Vô lậuđạo đế,

Cùng với ba pháp vô vi

hư không và hai diệt.

Ở đây, hư không là sự không cản ngại.

Diệt do tư trạch là những gì

Thoát ly hệ phược cá biệtcá biệt.

Ngoài ra, sự trở ngại khiến vĩnh viễn không sinh khởi

Là diệt không do tư trạch.

B. Luận thích

1. Tổng thuyết

Những gì là pháp mà, vì mục đích giản trạch chúng, Abhidharma được giảng thuyết? Luận nói:

[4a] Các pháp là hữu lậuvô lậu.

Đây là tất cả pháp được tổng thuyết.

2. Hữu lậu

Trong đây, những gì là pháp hữu lậu (sāsrava)[1]?

[4b] Các pháp hữu vi, trừ đạo đế,

hữu lậu,

Trừ Đạo đế (mārgasatya), tất cả pháp hữu vi (saṃskṛta) còn lại là hữu lậu. Vì sao?

[4c-d] (Là hữu lậu), do bởi các lậu

Tiềm phục trong đó.

Thật vậy, các lậu (āsrava) cũng sinh khởi do vin bám vào Diệt và Đạo đế, nhưng chúng không tiềm phục (anuśerate)[2] trong đó, do đó cả hai không phải là hữu lậu. Những gì không tiềm phục như trong đây sẽ được nói rõ trong phẩm «Tuỳ miên» ở sau.

3. Vô vi

Những gì là vô lậu?

[5a-b] Vô lậuđạo đế,

Cùng với ba pháp vô vi

Ba pháp ấy là gì?

[5c] Là hư không và hai diệt.

Những gì là hai? Là diệt do tư trạch[3] và diệt không do tư trạch. Ba vô vi này, hư không và hai diệt, cùng với Đạo đế, là các pháp vô lậu. Vì sao? Vì các lậu không tiềm phục trong đó.

a. Hư không vô vi

Ba vô vi đề cập đó,

[5d] Ở đây, hư không là sự không cản ngại.

Tự thể của hư không[4] là sự không cản ngại (anāvaraṇa)[5], mà trong đó sắc lưu hành.

b. Trạch diệt vô vi

[6a-b] Diệt do tư trạch là những gì

Thoát ly hệ phược

Những gì thoát ly hệ phược[6] đối với hữu lậu được gọi là trạch diệt (pratisaṃkhyānirodha) tức diệt do tư trạch. Diệt đạt được do bởi huệ đặc sắc[7] mà tư duy, lý giải[8] một cách cá biệt đối với các Thánh đế khổ, v.v..., đó là diệt do tư trạch. Cũng như từ «xe bò»[9] được lập thành do lược bỏ các hạng từ ở giữa.

Phải chăng chỉ có một sự diệt do tư trạch cho tất cả các pháp hữu lậu? Luận nói: không. Vì sao?

[5b] cá biệtcá biệt[10].

Thật vậy, có bao nhiêu thực thể bị hệ phược (saṃyogadravya)[11] thì có bấy nhiêu thực thể được thoát ly hệ phược. Nếu không như vậy, thì khi thân chứng sự tịch diệt đối với các phiền não được đoạn trừ trong giai đoạn thấy Khổ đế, khi ấy cũng thân chứng sự tịch diệt đối với tất cả phiền não. Nếu thế, sự tu tập về đối trị sai biệtvô ích.

Ở đây được nói rằng diệt là phi đồng loại (asabhāga); điều này có nghĩa là gì? Điều này muốn nói rằng không có cái gì là đồng loại nhân (sabhāgahetu) của nó, và nó không phải là đồng loại nhân của cái gì, chứ không phải là không có đồng loại.[12]

C. Phi trạch diệt vô vi

[6c-d] Ngoài ra, sự trở ngại khiến vĩnh viễn không sinh khởi

Là diệt không do tư trạch.

Khác với diệt do thoát ly hệ phược, diệt do trở ngại khiến các pháp vị lai vĩnh viễn không sinh khởi là diệt không do tư trạch hay phi trạch diệt (apratisaṃkhyānirodha). Nghĩa là, diệt đạt được không do tư trạch, mà là do thiếu điều kiện.

Cũng như khi con mắt và ý tập trung trên một đối tượng là sắc, thì những gì không phải là sắc, tức thanh, hương, vị và xúc, chìm mất; khi ấy năm thức thân (vijñānakāya) vốn lấy đó làm đối tượng sẽ không thể sinh khởi; vì chúng không thể vin bám vào những cảnh vực quá khứ. Như vậy, đối với chúng, diệt không do tư trạch mà có được là do thiếu điều kiện.

Ở đây, có bốn trường hợp:

1/ Có những pháp mà đối với chúng trạch diệt được sở đắc; đó là các pháp hữu lậu thuộc quá khứhiện tạixu hướng sinh khởi.

2/ Có những pháp mà đối với chúng là phi trạch diệt; đó là các pháp hữu vi vô lậu không có xu hướng sinh khởi.

3/ Có những pháp là cả hai; đó là các pháp hữu lậu không có xu hướng sinh khởi.

4/ Có những pháp không là cả hai; đó là những pháp vô lậu thuộc quá khứ, hiện tại, không có xu hướng sinh khởi.

Đã nói xong ba pháp vô vi.

II. Pháp thường nghiệm

A. Tụng văn

PHẠN VĂN

te punaḥ saṃskṛtā dharmā rūpādiskandhapañcakam/

ta evādhvā kathāvastu saniḥsārāḥ savastukāḥ//7/

ye sāsravā upādāna­skandhās te saraṇā api

duḥkhaṃ samudayo loko dṛṣṭasthānaṃ bhavaś ca te //8/

 

HÁN VĂN

又諸有為法 謂色等五蘊

亦世路言依 有離有事等

有漏名取蘊 亦說為有諍

及苦集世間 見處三有等

VIỆT DỊCH

Lại nữa, các pháp hữu vi ấy

năm uẩn, gồm sắc, v.v...

Chúng cũng là thế lộ, ngôn y,

Là hữu ly, hữu sự.

Hữu lậu là các thủ uẩn.

Chúng cũng là những cái hữu tránh.

Là khổ, tập, thế gian,

kiến xứ, và hữu.

B. Luận thích

1. Hữu vi

a. Định nghĩa 

Tụng văn nói, «Các pháp hữu vi, trừ đạo đế, là hữu lậu.» Các pháp hữu vi này là những gì?

[7a-ba] Lại nữa, các pháp hữu vi ấy, là năm uẩn, gồm sắc, v.v...

Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn; đây là các pháp hữu vi (saṃskṛta), được tập hợp, được tổ hợp (sametya, sambhūya), chúng được tác thành do bởi các điều kiện, do đó chúng được gọi là hữu vi, cái được tập hợp thành. Thật vậy, không có bất cứ cái gì được sản sinh do một điều kiện duy nhất. Do tính chất cùng chủng loại của nó nên không có gì là trái ngược trong các thời vị lai, như sữa được vắt (dugdha)[13].

b. Đồng nghĩa

[7c-d] Chúng cũng là thế lộ, ngôn y, là hữu ly, hữu sự.

1/ Các pháp hữu vi này cũng được gọi là thế lộ (adhvan)[14], vì chúng đã đi, đang đi và sẽ đi; hoặc vì chúng bị sự vô thường nuốt chững.

2/ Ngôn (kathā)[15] tức ngôn ngữ. Chất liệu (vastu)[16] của ngôn ngữ là danh từ (nāma). Hữu vi được gọi là ngôn y, chất liệu của ngôn luận (kathāvastu), vì nó nắm giữ chất liệu có ý nghĩa. Nếu không như vậy thì mâu thuẫn với Prakraṇagrantha. Luận này nói, «Những chất liệu của ngôn luận được bao quát bởi mười tám giới[17].»

3/ Ly (niḥsaraṇa) tức thoát ly (niḥsāra)[18], là Niết-bàn của tất cả các pháp. Các pháp hữu vi đều có tính chất thoát ly này do đó nói là hữu ly (saniḥsāra).

4/ Do tính chấtnguyên nhân, nên nói là hữu sự (savastuka)[19]. Sự (vastu) là từ đồng nghĩa của nhân (hetu); đó là truyền thuyết của Vaibhāṣika.

Đó là các dị danh của pháp hữu vi.

2. Hữu lậu

Lại nữa, các pháp hữu vi này:

a. Thủ uẩn (upādānaskandha)

[8a-b] Hữu lậu là các thủ uẩn.

Ở đây, nó được thiết lập như thế nào? Các thủ uẩn (upādānaskandha)[20] cũng là các uẩn (skandha). Nhưng cũng có các uẩn mà không phải là các thủ uẩn. Đó là các hành vô lậu (anāsravāḥ saṃskārāh)[21].

Ở đây, các thủ (upādāna) là các phiền não (kleśa).[22] Hoặc uẩn phát sinh từ thủ, nên nói là thủ uẩn; như nói: lửa rơm.[23] Hoặc uẩn lệ thuộc thủ nên nói là thủ uẩn; như nói: vương thần.[24] Hoặc các thủ phát sinh từ các uẩn nên nói là thủ uẩn; như nói: cây hoa.[25]

b. Hữu tránh (saraṇa)

Các pháp hữu lậu này cũng được nói

[8c] Là những cái hữu tránh.

Tránh hay đấu tranh (raṇa) chỉ cho các phiền não. Vì chúng gây tổn hại cho mình và cho người khác[26], và vì phiền não ẩn phục trong đó[27], nên nói là hữu tránh; như nói «hữu lậu.»

c. Và các tên khác

Lại nữa:

[8c-d] Là khổ, tập, thế gian, kiến xứ, và hữu.

1/ Vì nghịch ý các bậc Thánh, nên nói là khổ (duḥkha).

2/ Khổ phát sinh từ đó nên nói là tập (samudaya).

3/ Vì bị băng hoại, nên nói là thế gian[28].

4/ Các kiến chấp trụ ở đây, tiềm phục ở đây, nên nói là kiến xứ (dṛṣṭisthāna)[29].

5/ Nó hiện hữu, nên nói là hữu.[30]

Đó là những dị danh của hữu lậu.

III. Phân tích uẩn

A. Tụng văn

PHẠN VĂN

rūpaṃ pañcendriyāṇy arthāḥ pañcāvijñptỉr eva ca/

tadvijñānāśrayā rūpaprasādāś cakṣurādayaḥ//9/

rūpaṃ dvdhā viṃśatidhā śabdas tv aṣṭavidho rasaḥ/

ṣoḍhā caturvidho gandhaś spṛśyam ekādaśātmikam//10/

vikṣiptācittakasyāpi yo’nubandhaḥ śubhāśubhaḥ/

mahābhūtāny upādāya sa hy avijñaptỉ ucyate//11/

bhūtāni pṛthivīdhāuur aptejovāyudhātavaḥ/

dhṛtyādikarmasaṃsiddhāḥ kharasnehoṣṇateraṇāḥ//12/

pṛthivī varṇasaṃsthānam ucyate lokasaṃjñayā/

āpas tejaś ca vāyus tu dhātur eva tathāpi ca//13/

caturbhyo’ nye tu saṃskāraskandhaḥ ete punas trayaḥ/

indriyārthās ta eveṣṭā daśāyatanadhātavaḥ/

vedanānubhavaḥ saṃjñā nimittodgrahaṇātmakā//14/

caturbhyo’ nye tu saṃskāraskandhaḥ ete punas trayaḥ/

dharmāyatanadhātvākhyāḥ sahāvijñaptyasaṃskṛtaiḥ//15/

vijñānaṃ prativijñaptir manaāyatanaṃ ca tat/

dhātavaḥ sapta ca matāḥ ṣaḍ vijñānāny atho manaḥ//16/

ṣaṇṇām anantarātītaṃ vijñānaṃ yad dhi tan manaḥ/

śaśṭāśrayaprasiddhyarthaṃ dhātavo’ ṣṭādaśa smṛtāḥ//17/

HÁN VĂN

色者唯五根 五境及無表

彼識依淨色 名眼等五根

色二或二十 聲唯有八種

味六香四種 觸十一為性

亂心無心等 隨流淨不淨

大種所造性 由此說無表

大種謂四界 即地水火風

能成持等業 堅濕煖動性

地謂顯形色 隨世想立名

水火亦復然 風即界亦爾

此中根與境 即說十處界

受領納隨觸 想取像為體

四餘名行蘊 如是受等三

及無表無為 名法處法界

識謂各了別 此即名意處

及七界應知 六識轉為意

由即六識身 無間滅為意

成第六依故 十八界應知

VIỆT DỊCH

Sắc gồm năm căn, năm cảnh, kể cả vô biểu.

Con mắt v.v... là tịnh sắc của sắc, sở y của thức tương ứng.

Sắc có hai loại hay hai mươi loại. Nhưng thanh chỉ có tám.

Vị có sáu loại. Hương có bốn loại. Xúc có mười một tự thể.

Đối với những ai loạn tâm, kể cả vô tâm, những gì là liên tục, tịnh hoặc bất tịnh,

Được tác thành bởi bốn đại chủng, những cái ấy được gọi là vô biểu.

Đại chủng là bốn giới: đất, nước, lửa, gió.

Chúng tác thành chức năng duy trì, v.v... Cứng, dính, ấm, và lay động.

Đất được nói đến với sắc màu và hình thể, theo quan niệm của thế gian.

Nước và lửa. Nhưng gió cũng chính là giới. Và cũng như vậy.

Các căn và cảnh này được xem là mười xứ và giới.

Thọ là sự cảm nghiệm. Tưởng có bản chất là nắm bắt ấn tượng.

Khác với bốn uẩn là hành uẩn. Lại nữa, ba uẩn này

Cùng với vô biểu, vô vi, được gọi là pháp xứpháp giới.

Thức, là nhận thức cá biệt; và đó là ý xứ;

Và là bảy ý giới, tức sáu thức cùng với ý.

Sáu thức của quá khứ không gián cách, thật sự đó là ý.

Với mục đích lập thành sở y cho thức thứ sáu, nên nhớ, có mười tám giới.

B. Luận thích

1. Sắc uẩn (rūpaskandha)
i. Tổng lược

Nói rằng «năm uẩn: sắc, v.v...» ở đây,

[9a-b] Sắc gồm năm căn, năm cảnh, kể cả vô biểu.

Năm căn (pañcendriyāni)[31]: mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân. Năm cảnh (pañcārthās)[32], những đối tượng tương ứng của các căn con mắt, v.v... là năm cảnh vực: sắc, thanh, hương, vị, và xúc. Cùng với vô biểu (avijñapti), cho đến mức ấy là sắc uẩn (rūpaskandha).

Ở đây, đã nói năm đối tượng: sắc, v.v...

ii. Năm căn (pañcendriyāṇi)

[9c-d] Con mắt v.v... là tịnh sắc của sắc, sở y của thức tương ứng.

Những gì là sở y của nhận thức tương ứng[33] với sắc, thanh, hương, vị và sở xúc, chúng là năm loại tịnh sắc[34] mà tự thể là sắc. Nên biết, theo thứ tự, đó là: mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Như Thế Tôn có nói: «Con mắt, này Tì-kheo, là nội xứ, là tịnh sắc được tác thành với bốn đại chủng.»

Hoặc, các căn con mắt v.v... là các tịnh sắc làm sở y cho thức tương ứng, tức là thức con mắt v.v... như đã nói. Đó là ý nghĩa nói rằng (tịnh sắc) là sở y của thức con mắt, v.v... Nói như vậy là phù hợp với luận Prakaraṇagrantha,[35] theo đó: «Con mắt là gì? Là tịnh sắc của sắc, làm sở y cho thức con mắt.»

Đã nói xong năm căn.

iii. Năm cảnh (arthāḥ pañca)

Đây sẽ nói về năm cảnh, theo đó:

a. Sắc

[10a] Sắc có hai loại.

Đó là sắc màu[36] và hình thể.[37] Trong đó, sắc màu có bốn thứ: xanh, v.v... Các màu khác là những phân biệt từ chúng. Hình thể có tám: bắt đầu là dài, và cuối cùng là không phẳng.

Các sắc này cũng được nói là sắc xứ (rūpāyatana).

[10a] hay hai mươi loại

Tức là, xanh, vàng, đỏ, trắng; dài, ngắn, vuông, tròn, cao, thấp, phẳng, không phẳng; mây, khói, bụi, mù, bóng, màu nắng, màu sáng, bóng tối. Có người kể thêm da trời[38] là màu thứ mười một.[39]

Trong đây, phẳng (sātam) là hình thể bằng phẳng.[40] Không phẳng là hình thể không bằng phẳng.. Mù (mahikā) tức sương mù (nīhāra)[41]. Sáng nóng (ātapa)[42] tức ánh sáng mặt trời. Sáng ánh (āloka)[43] tức ánh trăng, ánh sao, ánh lửa, ánh sáng châu ngọc. Bóng (chāyā)[44] có ở nơi nào xuất hiện sắc. Trái lại là bóng tối (andhākara). Những từ còn lại thì dễ hiểu nên chỉ nói gọn.

Có loại sắc xứ (rūpāyatana) chỉ có sắc màu mà không có hình thể[45]. Đó là, xanh, vàng, đỏ, trắng, bóng, sáng nóng, sáng ánh, bóng tối.

Hoặc có hình thể nhưng không có sắc màu. Đó là, bộ phận có hình thể dài v.v... là tự thể của thân biểu (kāyavijñapti)[46].

Tất cả sắc xứ còn lại gồm cả hai.

Có vị nói, chỉ màu nắng và ánh sáng là sắc màu. Bởi vì xanh, đỏ các thứ được nhìn thấy theo các hình thể dài, ngắn, v.v...

Làm sao trong một thực thể lại tồn tại cả hai?[47] Vì ở đây có tri thức đối với thức cả hai. Trong đó, động từ căn vid hàm nghĩa nhận thức (prajñāna), chứ không phải tồn tại (satta)[48].

Đã nói xong sắc xứ.

b. Thanh

[10b] Nhưng thanh chỉ có tám

Cơ bản có bốn, được: thanh có nguồn gốc từ các đại chủng có cảm thụ[49] hoặc không cảm thụ (upāttānupāttamahābhūtahetuka), thuộc hữu tình hoặc phi hữu tình (sattvāsattvākhya)[50]. Mỗi loại hoặc thích ý, hoặc không thích ý (manojñāmanojña), phân thành tám loại thanh.[51]

Trong đó, thanh có nguồn gốc từ đại chủng, có cảm thụ như là tiếng phát từ bàn tay, từ tiếng nói. Thanh có nguồn gốc các đại chủng không cảm thụ, như là tiếng gió, tiếng rừng cây, tiếng suối nước. Thuộc hữu tình là thanh của biểu hiện ngôn ngữ (vāgvijñapti)[52]. Ngoài raphi hữu tình.

Có thuyết cho rằng có loại thanh có nguồn gốc từ đại chủng có cảm thụ và cả không cảm thụ. Đó là thanh phát ra từ tay và trống. Điều này không được chấp nhận vì không có một cực vi của sắc màu hình thành hai tổ hợp của bốn đại chủng.

Đã nói xong về thanh.

c. Vị

Vị có sáu loại.

Đó là, ngọt, chua, mặn, cay, đắng, nhạt.

d. Hương

[10c] Hương có bốn loại.

Bởi vì mùi thơm và mùi thối hoặc bình hoặc gắt. Nhưng trong Bản luận[53] chỉ kể có ba loại: thơm, thối và bình[54].

e. Xúc

[10d] Xúc có mười một tự thể.

Có mười một tự thể được xúc chạm[55]: bốn đại chủng, trơn, nhám, nặng, nhẹ, lạnh, đói, khát. Trong số đó, các đại chủng sẽ được nói sau. Trơn (ślakṣṇatva) tức là mềm dịu (mṛdu)[56]. Nhám (karkaśa) tức thô cứng (paruṣtā). Nặng (gurutva) là cái mà do đó vật thể được cân. Trái lại là nhẹ (laghu). Lạnh (śīta) là sự muốn ấm. Đói (jighatsā) là sự muốn ăn. Đó là hậu quả được giả lập theo nguyên nhân. Như nói:

«Phước lạc thay là sự xuất hiện của Chư Phật.

«Phước lạc thay là sự diễn thuyết của Chánh pháp.

«Phước lạc thay là sự hòa hiệp của Tăng-già.

«Phước lạc thay là sự cần tu của đại chúng.»[57]

Ở đây, trong sắc giới (rūpadhātu) không có sự đói và sự khát. Những cái khác vẫn tồn tại. Vả lại, trong sắc giới, từng cái một thì y phục không cân được, nhưng tập hợp lại thì được. Truyền thuyết[58] nói, trong cõi này, cái lạnh tổn hại không có, nhưng cái lạnh hữu ích thì vẫn có.

Trên đây đã nói đến nhiều loại sắc, trong đó, có khi thức con mắt khởi lên với một vật thể duy nhất, đó là khi mà hình thái của vật thể ấy được phân biệt riêng rẻ. Có khi với nhiều vật thể; đó là khi không có sự phân biệt riêng rẻ. Chẳng hạn, khi nhìn từ xa một tổ hợp hình thể và sắc màu của một đoàn quân hay một đống châu ngọc.[59]

Thức của tai v.v... cũng nên biết như vậy.

Tuy nhiên, thuyết khác nói, thức của thân sinh khởi với tối đa năm xúc. Tức là, với bốn đại chủng và một trong các xúc khác, như trơn, v.v... Thuyết khác lại nói, tối đa tất cả là mười một xúc.[60]

Nếu vậy, năm thức thân thủ đắc các cảnh vực có tính phổ quát (sāmānya-lakṣaṇa)[61] chứ không phải các cảnh vực cá biệt (svalakṣaṇa), vì đối tượng vốn là tập hợp?

Không có sai lầm ấy. Cảnh vực cá biệt được hiểu là cá biệt tính của môi trường (āyatana: xứ) chứ không phải là cá biệt tính của vật thể (dravya: sự).[62]

Điều này cần được suy nghiệm. Căn của thân và của vị cùng một lúc thủ đắc cảnh, thực tế thức nào hiện khởi trước? Thức nào có đối tượng mạnh hơn. Nếu là đối tượng quân bình, thức vị giác khởi trước. Bởi vì xu hướng muốn ăn là cốt duy trì thân.

Đã nói xong đối tượng của năm căn và sự nắm bắt chúng.

iv. Vô biểu

Nay sẽ nói về vô biểu[63].

[11] Đối với những ai loạn tâm, kể cả vô tâm, chuỗi liên tục, tịnh hoặc bất tịnh,

Được tác thành bởi bốn đại chủng, thật vậy, những cái ấy được gọi là vô biểu.

Loạn tâm (vikṣipta), chỉ tâm khác với tâm này[64]. Vô tâm (acittaka), chỉ tâm nhập vô tưởng định (asaṃjñisamāpatti) và diệt tận định (nirodha-samāpatti). Từ kể cả (api), chỉ kể luôn cả không loạn tâmhữu tâm. Chuỗi liên tục (anubandha)[65], chỉ dòng tiếp nối liên tục (pravāha)[66]. Tịnh bất tịnh, chỉ thiện và bất thiện.

Trong thiện và bất thiện, để phân biệt với sự tương tự của dòng chảy của đắc (prāpti)[67], nên nói là được tác thành bởi bốn đại chủng. Các nhà Vaibhāṣika[68] nói, nghĩa của sự được tác thành (upādāya) là nghĩa của nhân (hetu). Vì là nhân của sanh v.v...[69] Đó là vô biểu. Từ «thật vậy» (hi) chỉ nguyên nhân có danh từ vô biểu. Vô biểu tuy có tự thể là tác nghiệp của sắc như hữu biểu (vijñapti) nhưng nó không biểu thị cho người khác nhận thức. Từ «được nói,» (ucyate) bày tỏ lời của Sư phó (ācārya).[70]

Tóm lại, vô biểu là sắc hoặc thiện hoặc bất thiện phát sanh bởi biểu (nghiệp) hay định (sāmadhi).

v. Đại chủng (mahābhūta)

a. Bốn nguyên tố

Nói rằng «được tác thành từ các đại chủng.» Vậy, đại chủng là gì?

[12a-b] Đại chủng là bốn giới: đất, nước, lửa, gió.

Bốn yếu tố này do duy trì[71] sắc phái sinh (upādāyarūpa)[72] và yếu tính cá biệt, nên gọi là giới (dhātu)[73]. Bốn giới này được gọi là bốn đại chủng[74]. Nói là «đại» vì là sở y cho hết thảy sắc khác; vì sự thô lớn của nó. Hoặc vì khối lớn tổ hợp trong các khối tụ tập chuyển biến tăng thịnh của đất, nước, lửa, gió.[75]

b. Chức năng

Chức năng của các giới này là gì? Tự thể của chúng là gì?

[12c] Chúng tác thành chức năng duy trì, v.v...

Chức năng của chúng, theo thứ tự của các giới, là duy trì, cố kết, thành thục và phát triển. Vả lại, phát triển được hiểu là phân bố và khuếch trương. Đó là các chức năng của chúng.

c. Tự thể

Về tự thể, theo thứ tự:

[12d] Cứng, dính, ấm, và lay động.

Cứng là tự thể của đất. Dính, của nước. Ấm, của lửa. Lay động là của gió. Do bị lay động mà dòng chảy của các nguyên tố được chuyển dịch đến vị trí khác để sinh khởi. Cũng như nói về sự lay động của ngọn đèn.

Trong các Prakaraṇa[76] và trong Kinh có nói: «Giới của gió là gì? Là trạng thái nhẹ.» Prakaraṇa cũng nói: «Trạng thái nhẹ là sắc phái sinh.» Pháp mà tự thể là trạng thái lay động, đó là gió. Đó là theo chức năng mà nói về tự thể.

d. Quy ước

Sự khác nhau giữa đất và giới đất là thế nào?

[13a-b] Đất được nói đến với sắc màu và hình thể, theo quan niệm của thế gian.

Thật vậy, để biểu thị đất, sắc màu và hình thể được biểu thị. Cũng như đất, cũng vậy.

[13c] Nước và lửa.

Sắc màu và hình thể này được nói đến theo quan niệm của thế gian.

[13c-d] Nhưng gió cũng chính là giới.

Thế nhưng, chính giới là gió này cũng là thứ gió được nói đến trong thế gian.

[13d] Và cũng như vậy.

Cũng như nói đất là nói sắc màu và hình thể theo thế gian; và nói về gió cũng như vậy. Như nói, gió lam (nīlakā vātyā)[77], gió tròn (maṇḍalikā vātyā)[78].

vi. Khái niệm sắc

Vì sao sắc này, cho đến cuối cùng vô biểu, được nói là «sắc uẩn»? Vì là cái bị băng hoại (rūpaṇa)[79]. Như Thế Tôn nói: «Nó bị băng hoại, nó bị băng hoại, này các Tì-kheo, do đó, nó được gọi là sắc thủ uẩn. Nó bị băng hoại bởi cái gì? Nó bị băng hoại khi được xúc chạm bởi tay, hay bởi đá.»[80] Nó bị băng hoại, nghĩa là nó bị bức hoại[81]. Thật vậy, như được nói trong Arthavargīya[82]:

«Với những ai khát khao dục vọng;

Mà khi các dục vọng ấy không được thỏa mãn,

Người ấy bị băng hoại

Như bị trúng tên độc.»

Vả, thế nào là sự bức hoại đối với sắc?[83] Đó là khi phát sinh sự biến dị (vipariṇāma)[84].

Thuyết khác nói, nó bị đối kháng bởi sắc[85].

Nếu vậy, ở đây, sắc cực vi (paramāṇurūpa)[86] không trở thành sắc, vì không bị băng hoại. Quả vậy[87], nhưng sắc cực vi không tồn tại đơn độc cá biệt. Tồn tại trong hợp thể nên nó cũng bị băng hoại.

Nếu vậy, những gì thuộc quá khứvị lai không trở thành sắc? Nó cũng là sắc, vì đã, và sẽ biến hoại[88]; và vì cùng chủng loại. Như củi.

Nếu vậy, vô biểu không trở thành sắc? Nó cũng là sắc. Vì do sự băng hoại của biểu sắc mà nó trở thành cái bị băng hoại. Như do sự di động của cây mà ảnh cũng di động. Không đúng; vì vô biểu không bị biến thái (avikāra)[89]. Hoặc khi biểu biến mất thì vô biểu cũng biến mất. Như cây và bóng cây.

Thuyết khác giải thích: do sự băng hoại của sắc làm sở y.[90] Nếu vậy, thức con mắt v.v... cũng được xem là sắc, vì do sự băng hoại của sở y? Nạn vấn này không chính xác. Ở đây, vô biểu y trên các đại chủngtồn tại, cũng như ảnh y cây; ánh sáng y châu ngọc. Nhưng sự kiện, thức con mắt v.v... y trên căn con mắt v.v... mà tồn tai, thì không như vậy. Các căn duy chỉ là dấu hiệu cho sự sinh khởi (utpattinimitta)[91] của thức[92].

Nhưng, nói rằng ảnh y nơi cây, ánh sáng y nơi châu ngọctồn tại; đây không phải là thuyết của Vaibhāṣika. Vaibhāṣika nói, mỗi một cực vi cho sắc màu của bóng cây các thứ đều y chỉ trên bốn đại chủng của tự thân. Và nếu có sự y chỉ ấy, thì sự y chỉ của bóng cây, và ánh sáng châu ngọc không được áp dụng cho vô biểu. Bởi vì, dù các đại chủng, là sở y của vô biểu, dù có diệt nhưng vô biểu vẫn không diệt. Cho nên, đó chưa phải là giải đáp.

Lại có giải đáp khác: cần phân biệt sở y của thức con mắt v.v... Có cái bị băng hoại, như con mắt các thứ. Có cái không băng hoại, như ý[93]. Nhưng vô biểu thì không phải vậy. Vì vậy, kết luận không giống nhau. Vậy, như điều đã nói, nói là sắc, vì nó băng hoại.

Đã nói xong sắc uẩn.

2. Các uẩn phi sắc
i. Tổng hợp uẩn xứ giới của sắc

Chính các tự thể sắc uẩn đã được nói ấy,

[14a-b] Các căn và cảnh này được xem là[94] mười xứ và giới.

Trong phạm vi của xứ[95], có mười xứ: môi trường của con mắt,[96] môi trường của sắc,[97] cho đến, môi trường của thân,[98] và môi trường của xúc.[99] Trong phạm vi của giới[100], chính chúng cũng là mười giới: giới của con mắt, giới của sắc, cho đến giới của thân và giới của xúc.

Đã nói xong sắc uẩn, và xứ, giới của sắc.

Nay sẽ nói đến thọ các thứ. Trong đó,

ii. Thọ uẩn (vedanāskandha)

[14c] Thọ là sự cảm nghiệm.

Có ba trạng thái cảm nghiệm[101] được gọi là thọ uẩn: khổ, lạc, và phi khổ phi lạc. Thêm nữa, cần phân biệt có sáu tổ hợp của thọ[102]: thọ phát sinh từ sự xúc chạm của con mắt, cho đến, thọ phát sinh từ sự xúc chạm của ý.

iii. Tưởng uẩn (saṃjñāskandha)

[14d] Tưởng có bản chất là nắm bắt ấn tượng.

Sự nắm bắt các ảnh tượng[103] xanh, vàng, dài, ngắn, nam, nữ, khổ và phi khổ các thứ, đó là tưởng uẩn. Thêm nữa, cần phân biệt sáu tổ hợp của tưởng[104] cũng như thọ.

iv. Hành uẩn (saṃskāraskandha)

[15a-b] Khác với bốn uẩn là hành uẩn.

a. Hành tức ý chí

Ngoài các hành thuộc bốn uẩn là sắc, thọ, tưởng và thức, các hành còn lại là hành uẩn. Nhưng trong Kinh Thế Tôn nói: «Có sáu tư thân.»[105] Đó là nói theo ưu thế của nó. Thật vậy, do bản sắc hành động, các hành có ưu thế là tạo tác. Vì vậy, Thế Tôn cũng có nói: «Nó tác thành hữu vi, do đó nó được gọi là hành thủ uẩn.»[106] Nếu không như vậy,[107] còn lại các tâm sở và các hành không tương ưng tất không thuộc về Khổ và Tập đế, và do đó không thể được thấu triệt và được đoạn trừ. Và Thế Tôn đã nói: «Nếu một pháp[108] không được thâm nhập, không được thấu triệt, Ta nói, không thể tận cùng giới hạn của khổ.» Cũng nói như vậy, về «Không được đọan trừ.»[109]

Do đó, một cách tất yếu, các pháp này cần được chấp nhận là thuộc vào hành uẩn.

b. Tổng hợp uẩn, xứ, giới của pháp

[15b] Lại nữa, ba uẩn này

Trong phạm vi của xứ và giới, ba uẩn thọ, tưởng và hành.

[15b-d] Cùng với vô biểu, vô vi, được gọi là pháp xứpháp giới.

Bảy thực thể này được nói là pháp xứpháp giới.[110]

v. Thức uẩn (vijñānaskandha)

a. Định nghĩa

[16a] Thức, là nhận thức cá biệt;

Sự tri nhận,[111] sự tiếp thu từng cảnh vực riêng biệt, được nói là thức uẩn. Thêm nữa, có sáu tổ hợp của thức;[112] thức con mắt, cho đến, ý thức.

b. Ý xứ (manāyatana)

Thức uẩn được đề cập ở đây, trong phạm vi của xứ,

[16b] và đó là ý xứ;

c. Ý giới (manodhātu)

Trong phạm vi của giới, chính nó

[16c] Và là bảy ý giới.

Những gì là bảy?

[16d] Tức sáu thức cùng với ý.

Đó là, giới của thức con mắt, cho đến giới của ý thức, và giới của ý.

Chính nơi năm uẩn như vậy mà nói về mười hai xứmười tám giới. Ngoại trừ vô biểu, sắc uẩn gồm mười xứ và mười giới.

Thọ, tưởng và hành, ba uẩn này, cùng với vô biểu và các vô vi, là pháp xứpháp giới.

Thức uẩný xứ, sáu thức giới, và ý giới.

d. Tự thể của ý giới

Sáu tổ hợp của thức được nói là thức uẩn. Vậy, ngoài những pháp này, cái gì là ý giới? Không có pháp gì khác, mà chính các thức ấy.

[17a-b] Sáu thức của quá khứ không gián cách[113], thật sự đó là ý.

Tất cả thức vừa diệt, không gián cách, đều được gọi là ý giới. Cũng như người này là con nhưng đối với người khác y là cha. Hoặc nó là quả, nhưng đối với cái khác nó là hạt giống. Cũng vậy, thức ấy có tên gọi là ý giới.

Nếu vậy, thực tế chỉ có mười bảy giới, hay mười hai mà thôi.[114] Bởi vì sáu thức giớiý giới bao hàm lẫn nhau, làm sao thiết lập mười tám giới?

Thật vậy, nhưng,

[17c-d] Với mục đích lập thành sở y cho thức thứ sáu, nên nhớ, có mười tám giới.

Năm thức giới có năm sở y là giới xứ con mắt các thứ. Ý thức giới thứ sáu không có sở y nào khác. Do đó, vì mục đích thành lập sở y cho nó mà ý giới được chỉ định. Như vậy với sự thiết lập sáu năng y, sáu sở y và sáu đối tượng mà có mười tám giới.

Nếu vậy, tối hậu tâm[115] của A-la-hán sẽ không phải là ý; vì không có tâm nào có thể là quá khứ không gián cách? Không phải vậy. Vì tâm tối hậu ấy cố định với bản chất là ý, nhưng vì khiếm khuyết các nguyên nhân khác nên thức tiếp theo không sinh khởi.



[1] Cđ.: hữu lưu 有流. Sphut., tr.16: sahāsravaiḥ sāsravāḥ, hữu lậu, cùng hiện hữu với các lậu. Ht. hữu lậu 有漏; Cđ., hữu lưu 有流.

[2] Skt. anuśerate, chúng nằm phục theo, ẩn núp. Ht.: tùy tăng 隨增; Cđ.: tùy tăng miên 隨增眠.

[3] Skt. pratisaṃkhyānirodha, H. trạch diệt 擇滅, sự diệt hay tịch diệt do tư duy giản trạch.

[4] Skt. ākāśa, H., không, hư không 虛空. Sphut., tr.19, có hai định nghĩa: a. avakāśaṃ dadātīty ākāśam iti nirvacanam, «theo ngữ nguyên, nói hư không, vì nó tác thành khoảng trống.» b. bhṛśam asyāntaḥ kāśante bhāvā itry ākāśam ity apare, «nói là hư không, vì ở đó các sự hữu toả sáng mãnh liệt.»

[5] Skt. anāvṛti, anāvarraṇa, vô ngại 無礙, không bị trùm kín, không bị che kín.

[6] Skt. visaṁyoga, Ht., ly hệ 離繋, Cđ., vĩnh ly 永離.

[7] Skt. prajñāviśeṣa, tính (hay khía cạnh) đặc thù (hay đặc sắc) của huệ. Ht., huệ sai biệt 慧差别 (sai biệt của huệ); Cđ., trí thắng nhân 智勝因 (nhân đặc sắc của huệ). Sphut., tr. 20: «Huệ đặc sắc, chỉ cho huệ vô gián đạo đoạn trừ phiền não

[8] Skt. pratisaṃkhyānaṃ pratisaṃkhyā, suy lý trầm tư, tư trạch tư khảo. H., giản trạch 簡擇.

[9] Skt. goratha = goyuktaratha, xe bò nghĩa là xe được kéo bởi bò (lược bỏ từ yukta ở giữa, madhyamapada-lopin).

[10] Ht.: tùy hệ sự các biệt 隨繫事各別, «mỗi ly hệ khác biệt theo từng hệ sự.»

[11] saṃyogadravya, Ht. hệ sự 繫事; Cđ., kết 結 (số lượng).

[12] Sphut., tr. 22: sabhāgahetuḥ sabhāga ity eko’rthaḥ, hetuśabdalopāt, «Đồng loại, nghĩa là đồng loại nhân, do lược bỏ từ nhân.»

[13] Skt. dugdha, nguyên là phân từ quá khứ, đã được vắt (sữa), được dùng làm danh từ chỉ chung cho sữa. Từ saṃskṛta, nguyên cũng là phân từ quá khứ được dùng làm danh từ chỉ cái đã được tạo ra. Mặc dù theo ngữ nguyên là quá khứ, nhưng nó cùng nội hàm những gì thuộc hiện tạivị lai. Cđ.: như độc đà 如獨陀; Ht.: như nhũ như tân 如乳如薪 (như sữa, như củi).

[14] Skt. adhvan: đường đi, đạo lộ; cuộc lữ hành; cự ly, khoảng cách; thời gian. Ht., thế lộ 世路.

[15] Skt. kathā: sự hội thoại, đàm thoại, nghị luận, trần thuật hay trình bày. Ht.: ngôn 言.

[16] Skt.: vastu: sự vật, vật chất; chất liệu; sở y, cơ sở.

[17] Cf. Phẩm loại túc luận 9, tr.728a24.

[18] Ht.: ly tức vĩnh ly 離即永離. Cđ.: vĩnh xuất danh ly 永出名離.

[19] Cđ.: hữu loại 有類. Sphut., tr.17: vasanty asmin prāk kāryāṇi paścat tata utpattỉ iti, «các tác nghiệp tồn tại ở đây trước, rồi sau đó sinh khởi nơi kia.» Theo định nghĩa này, sự hay vastu là từ phái sinh của động từ VAS: tồn tại. Tì-bà-sa 196, tr.980b29: «Nhân là từ đồng nghĩa của sự. Hết thảy sinh tử, không gì là không do nhân.»

[20] Cđ.: thủ ấm 取陰.

[21] Sự khác nhau giữa uẩn và thủ uẩn, xem Tì-bà-sa 75, tr.387a9.

[22] Cđ.: hoặc 惑.

[23] Sphut., tr.28: «Lửa phát sinh từ rơm, gọi là lửa rơm.»

[24] Skt. rājapuruṣa. Ht.: đế vương thần, «bề tôi của vua.» Cđ.: vương nhân 王人.

[25] Các định nghĩa về thủ uẩn, xem Tì-bà-sa 75, tr.386c12.

[26] Ht.: xúc động thiện phẩm, tổn hại tự tha 觸動善品損害自他. Cđ., nghĩa đồng.

[27] Skt., tadanuśayitatvāt, Ht.: tránh tùy tăng cố 諍隨增故. Cđ.: đấu tranh sở tùy miên cố 鬥爭所隨眠故.

[28] Dẫn bởi Sphut., tr.28, Kinh nói: lụyatelụyate támāl lokaḥ, «Nó băng hoại. Nó băng hoại. Do đó, nó được gọi là thế gian.» Theo đây, thế gian, Skt. loka, do động từ LUJ (RUJ). Tham chiếu, Pāli, S. iv., tr. 52: loko loko ti bhante vuccati. kittāvatā nu kho bhante loko ti vuccatīti. lujatīti kho bhikkhu tsamā loko ti vuccati., «Thế gian, bạch Thế Tôn, được nói là thế gian. Bạch Thế Tôn, như thế nào mà được nói là thế gian? Nó băng hoại, Tì-kheo, do đó nó được nói là thế gian

[29] Dẫn bởi Sphut., nt.: ye kecid bhikṣava ātmata ātmīyataś ca samanupaśyanti ta imāneva pañcopādānaskandhānātmata ātmīyataś ca samanupaśyanti, «Này các Tì-kheo, những ai nhận thấyngã và ngã sở, những người ấy ngay ở nơi năm thủ uẩn này mà nhận thấyngã và ngã sở

51 Skt., bhavatīti bhavaḥ. Ht.: diệc danh tam hữu. Hữu nhân, hữu y, tam hữu nhiếp cố亦名三有。有因有依三有攝故, «Cũng nói là Tam hữu. Vì (các pháp hữu lậu) là nhân của hữu, là sở y của hữu, được bao gồm trong Ba Hữu.»

[31] Về nghĩa của căn hay indriya, xem Ch.ii.

[32] Skt. artha, ý nghĩa, mục đích, lợi ích; tài sản; sự vật, sự kiện; đối tượng (nhận thức). Ht. cảnh 境; Cđ.: trần 塵. Sphut., tr. 30: arthāḥ viṣayāḥ, arthyante jñāyante ity arthaḥ, «Cảnh (đối tượng) tức cảnh giới (cảnh vực). Chúng được làm cho có ý nghĩa và được nhận thức»

[33] Skt. tad: cái ấy. Hán: bỉ Tham chiếu, Ht.: «câu tụng: bỉ thức y tịnh sắc 彼識依淨色» có hai giải thích. 1. Bỉ chỉ cho năm cảnh. Thức tức năm thức. Năm loại tịnh sắc, là sở y của thức tương ứng với năm cảnh kia. 2. Bỉ tức năm căn đã được đề cập. Thức tức năm thức. Năm căn là năm loại tịnh sắc, là sở y của thức y trên năm căn.» Chính lý, tr.333b20: bỉ, chỉ 5 căn như đã nói. Thức, chỉ 5 thức. Y, chỉ sở y là con mắt v.v...

[34] Skt. rūpaprasāda, tính chất minh tịnh, trong suốt của vật chất. Ht.: 淨色.

[35] Phẩm loại túc luận 1, tr.692c13.

[36] Skt. varṇa. Ht.: hiển sắc 顯色.

[37] Skt. saṃsthāna. Ht.: hình sắc 形色.

[38] Skt. nabhas, màu thiên thanh. Ht. không 空. Chính lý, tr.334a11: «Đây là sai biệt của không giới sắc.» Chỉ màu của vòm trời, tức màu thiên thanh hay màu da trời.

[39] Pháp uẩn 10, tr.500a18. Cf. Tì-bà-sa 13, tr.64a5

[40] Skt. sātam samasthāna. Ht.: chánh 正, là hình thể bằng phẳng.

[41] Bản Hán, Ht.: «Hơi nước từ đất bốc lên gọi là mù 霧.»

[42] Skt. ātapa, hơi nóng; ánh nắng. HT.: quang 光, nhật quang日光.

[43] Skt. āloka. HT.: minh 明, quang minh 光明.

[44] Skt. chāya. ảnh 影.

[45] Cf. Tì-bà-sa 75, tr.390b25; 122, tr.635a1.

[46] Tức thân biểu nghiệp 身表業. Quan điểm của Hữu bộ: hình sắc (saṃsathāna) được nhận thức theo phương mà lực của thân tạo ra trong khi hoạt động.

[47] Chính lý, tr.334a14: Nạn vấn này không liên hệ đến quan điểm Hữu bộ. Bảo sớ, tr.478b22: đây là nạn vấn của Kinh bộ.

[48] Skt., động từ vidyate, trong câu ekaṃ dravyam ubhayathā vidyate, có nghĩa «nó có mặt» và cũng có nghĩa «nó được nhận biết

[49] Skt. upātta; Ht.: hữu chấp thọ 有執受. Sphut., tr.34: pratyutpannānīndriyāvinnirbhāgāni bhūtāny upāttāni, «các nguyên tố không tách rời các quan năng hiện tại, là các nguyên tố có cảm thụ.» Tức chỉ loại vật chất nhạy cảm.

[50] Hán: hữu tình danh 有情名, hữu tình số 有情數. Sphut., tr.34: sattvam ācaṣṭe sattvākhyaḥ, «cái gọi tên hữu tình (chúng sinh), cái đó là hữu tình danh (số).»

[51] Cf. Tì-bà-sa 13, tr.64b20.

[52] Hán: ngữ biểu 語表.

[53] Phẩm loại 1, tr.692c22.

[54] Hán: bình đẳng hương 平等香.

[55] Hán: xúc, phân biệt hai nghĩa: spṛśya, cái xúc chạm (năng xúc); và spraṣṭavya, cái bị xúc chạm (sở xúc)

[56] Hán, Ht.: mềm mại, gọi là trơn 柔軟名活.

[57] Skt.: buddhānāṃ sukkha utpādaḥ sukhā dharmasya deśanā/ sukhā saṅghasya sāmagrī samagrāṇāṃ tapaḥ sukham// Dhmmapada, 194 (Pāli): sukho buddhānam uppādo, sukhā saddhammadesanā, sukhā saṅghassa sāmaggī, samaggānaṃ tapo sukho.

[58] Sphut., tr.36, đó là quan điểm của Vaibhāṣika. Theo luận chủ, hữu ích do định chứ không phải do sự lạnh.

[59] Cf. Tì-bà-sa 13, tr. 64a11. Thuyết của Thế Hữu: không phải một nhãn thức nhất thời tiếp nhận nhiều sắc. Nhưng tốc độ tiếp thu rất nhanh, do đó, không phải nhất thời mà thấy như là nhất thời. Theo Đại đức, khi tiếp thu sự sai biệt của sắc mà không phân biệt rõ ràng thì duyên nhiều sắc mà sanh một thức như ngắm rừng cây mà tiếp thu lá cây một cách chung chung.

[60] Tì-bà-sa 13, tr.65a6.

[61] Skt. sāmānya-lakṣaṇa. Ht. cộng tướng 共相. Quang ký 1B, tr.21c2: Theo Kinh, năm thức tiếp nhận đối tượng cá biệt. Nếu duyên tổng thể thì đối tượng không còn là cá biệt.

[62] Skt. svalakṣaṇa. Ht. tự tướng 自相. Tì-bà-sa 13, tr.65a13: Tự tướng có hai thứ: 1. Sự tự tướng (dravya-svalakṣaṇa); 2. xứ tự tướng (āyatana-svalakṣaṇa). Nếu y sự tự tướng, cả năm thức đều duyên cộng tướng. Nếu y xứ tự tướng, năm thức chỉ duyên tự tướng.

[63] Skt. avijñapti. Ht.: vô biểu 無表; Cđ.: vô giáo 無教. Chi tiết, xem Ch.iv, tụng 3d.

[64] Sphut., tr.38: tâm thiện xuất hiện trong vô biểu thiện. Bấy giờ, tâm khác là tâm bất thiện, vô ký.

[65] Skt. anubandha, Ht.: tùy lưu 隨 流.

[66] Skt. pravāha: dòng nước trôi chảy. Sphut, tr.38: pravāha, chỉ cho pháp thường xuyên trôi chảy. Ht. tương tự tương tục 相似 相續.

[67] Về ý nghĩa đắc (prapti), xem Ch.ii, tụng 36.

[68] Cf. Tì-bà-sa 127, tr.663a22: «Tạo (upādāya) có nghĩa là gì? ... Tạo có nghĩa là nhân (hetu).»

[69] Bản Hán, Ht.: năm nhân, sanh v.v... Tì-bà-sa 127, nt., năm nhân: sanh nhân (janana-hetu), y nhân (niśraya-hetu), lập nhân (sthāna-hetu), trì nhân (upastambha-hetu), dưỡng nhân upabṛṃhaṇa-hetu). Về ý nghĩa, xem Câu-xá 7, Chính lý 20.

[70] Chỉ các luận sư Vaibhāṣika.

[71] Ngữ nguyên của từ dhātu: (...) dhāraṇād dhātavaḥ, do động từ Dhṛ: dhārayati: nó duy trì.

[72] Skt. upādāya-rūpa. Ht.: sở tạo sắc 所造色.

[73] Chính lý 2, tr.335c13: «Vì duyên cớ gì các đại chủng này được gọi là giới? Vì là môi trường xuất sinh hết thảy sắc pháp... Trong thế gian, người ta gọi trường sản xuất là giới.»

[74] Chính lý 2, tr.335c18: «Vì sao gọi là chủng? ... Khi các chủng loại sai biệt của sắc sinh khởi, những sai biệt về phẩm loại cũng sinh khởi; do đó nói là chủng... Hoặc pháp xuất hiện thì được gọi là hữu. Sinh trưởng hữu tính, do đó nói là chủng» Theo định nghĩa này, từ bhūta (chủng) do gốc động từ Bhū: tồn tại, trở thành.

[75] Chính lý 2, tr. 335c-336a: «Vì dụng đại, nên nói là đại... Hoặc, bốn nguyên tố này là sở y của tất cả sắc, nên nói là đại.»

[76] Phẩm loại 1, tr.692c12. Cf. Tì-bà-sa 75, tr.388a18.

[77] Ht.: hắc phong 黑風.

[78] Ht.: đoàn phong 團風.

[79] Skt. rūpaṇa; Cđ.: biến hoại 變壞; Ht,: biến ngại 變礙.

[80] Cf., Pāli, Samyutta iii, tr. 86: kiñca bhikkhave rūpaṃ vadetha. ruppatīti kho bhikkhave tasmā rūpan ti vuccati kena ruppati. sītena… «Này các Tì-kheo, thế nào gọi là sắc? Nó băng hoại, này các Tì-kheo, vì vậy nó được gọi là sắc. Bị băng hoại bởi cái gì? Bởi đá, v.v…» Theo ngữ nguyên này, rūpa, do động từ rump [lump]: vỡ, tan vỡ.

[81] Skt. bādhyate. Ht.: não hoại 惱壞; Cđ.: đối ngại 對礙.

[82] Cđ.: Nghĩa bộ kinh; Ht.: Nghĩa phẩm. Bảo sớ 1B, tr.23c6: tác phẩm biên tập bởi Pháp Cứu. Xem, dẫn bởi Tì-bà-sa 34, tr.176b2.

[83] Ht.: «Sắc bị não hoại bởi dục như thế nào?»

[84] Ht.: «Do bị sách nhiễu bởi dục vọng, sự biến hoại phát sinh.»

[85] Skt. pratighāto rūpeṇety apare. Sphut., tr.44: pratighāta iti svadeśe parasyotpatti-pratibandhaḥ, «pratighāta, nghĩa là, sự ngăn cản cái khác xuất hiện nơi vị trí của tự thân.» Ht.: «Thuyết khác nói, do biến ngại 變礙 cho nên nói là sắc.» Cđ.: «Do đối ngại 對礙cho nên nói là sắc.» Cf. Tì-bà-sa 97, tr. 503a14: «Hỏi: biến và hoại, khác nhau như thế nào? Đáp: Biến, biểu thị pháp vô thường vi tế. Hoại, biểu thị pháp vô thường thô…»

[86] Cđ.: lân hư sắc 鄰虛色.

[87] Tì-bà-sa 75, tr.390a1: «Từng cái một, cực vi không có tính biến ngại (đối kháng). Nhưng tích hợp nhiều cực vi thì có tính biến ngại.»

[88] Cf. Tì-bà-sa 75, tr.389c29.

[89] Cđ.: vô biến hoại 無變壞; Ht.: vô biến ngại 無變礙.

[90] Tì-bà-sa 75, tr.390a3: «Do bốn đại chủng, sở y của vô biểu, có biến ngại, cho nên cũng có thể nói vô biểu có biến ngại.»

[91] Cđ.: sinh duyên 生緣; Ht.: trợ sinh duyên 助生緣.

[92] Quang ký 1B, tr.24a15: «Các đại chủng làm nhân (năm nhân) cho sắc sở tạo do đó là trực tiếp. Nhưng năm thức y năm căn thì không như vậy. Duy chỉ có thể làm trợ sinh tăng thượng duyên mà thôi.»

[93] Cđ.: ý thức. Ht.: vô gián ý.

[94] Skt.: iṣṭa; Ht.: hứa 許. Tỏ ý Luận chủ quan niệm các uẩn không thực hữu. Chính lý sửa lại là ta evoktā: nó được nói là; Ht.: tức thuyết 卽説.

[95] āyatanavyavasthā; Ht. xứ môn 處門.

[96] Skt. cakṣurāyatana: nhãn xứ.

[97] Skt. rūpāyatana: sắc xứ.

[98] Skt. kāyāyatana: thân xứ.

[99] Skt. spraṣṭavyāyatana: xúc xứ.

[100] Skt. dhātuvyavasthā, Ht. giới môn界門.

[101] Skt. anubhava. Sphut., tr.48: anubhūtir anubhavaḥ upabhogaḥ: tri giác, lãnh hội, đồng nghĩa thọ dụng. Ht.: lãnh nạp tùy xúc 領納隨觸; Cđ.: lãnh tùy xúc 領隨觸.

[102] Skt. vedanākāya. Ht.: thọ thân 受身; Cđ.: thọ tụ 受聚. Cf. Tập dị 15, tr.429a26: «Sáu thọ thân... Thế nào là thọ thân phát sinh từ xúc của con mắt? Con mắt và các sắc làm duyên sinh thức con mắt. Ba yếu tố này hòa hiệp do đó có xúc. Xúc làm duyên cho nên thọ...» Tham chiếu Pāli, D. 33. Saṅgīti, tr.243: cha vedanā-kāyā cakkhusamphassajā vedanā, sotasamphasajā vedanā ghānasamphassajā vedanā jhivhāsamphassajā vedanā kāya-samphassajā vedanā manosamphassajā vedanā.

[103] Skt. nimitta, hình tướng, dấu hiệu hay tín hiệu. Sphut., tr.48: nimittaṃ vastuno’ vasthāviśeṣo, «tướng, là phần vị sai biệt của các vật thể.» Cđ.: tướng 相; Ht.: tượng 像.

[104]Skt. ṣaḍ saṃjñākāyā. lục tưởng thân 六想身.

[105] Skt. cetanakāya. Ht.: 思身. Sphut., tr.48 giải thích: saṃskāraskandhaḥ katamaḥ? ṣaḍ cetanākāyāḥ, «Những gì là hành? Sáu tư thân.» Tham chiếu Pāli, S. iii, tr. 63: katame ca bhikkhave saṅkhārā? cha yime bhikkhave cetanākāyā... Cf. Tập dị 15, nt.; Pāli, Saṅgīti, nt.: cha sañcetanākāyā.

[106] Tham chiếu Pāli, S.iii., tr. 87: saṅkhataṃ abhisaṅkarontīti bhikkhave tasmā saṅkhārā ti vuccati, «Chúng tác thành hữu vi, này các Tì-kheo, do đó chúng được gọi là hành.»

[107] Sphut., tr.49: Nếu duy chỉ tư (tâm sở) được cho là hành, các tâm sở khác như dục, và các bất tương ưng hành như đắc, và kể cả các uẩn khác như sắc, thọ, tưởng và thức không được kể trong thủ uẩn. Như vậy chúng không thuộc Khổ và Tập đế. Do đó, không có biến tri Khổ, đoạn trừ Tập...

[108] Một pháp, Skt. ekadharma, chỉ Khổ đế pháp. Cf., Quang ký 1B, tr.25c13.

[109] Chỉ Tập đế. Nghĩa là, một pháp cần được biến tri (parijñā) là Khổ đế; và một pháp cần được đoạn trừ (prahāṇa) là Tập đế. Cf. Quang ký, nt.

[110] Skt. dharmāyatana, pháp xứ; dharmadhātu, pháp giới.

[111] Skt. upalabdhi, Sphut., tr.50: upalabdhir vastumātragrahaṇam, sự tri nhận là sự tiếp thu vật thể tự thân. Chính lý 3, tr.342a: nhãn thức chỉ tiếp thu sắc chứ không tiếp thu thanh các thứ. Ht.: tổng thủ cảnh tướng 總取境相. Quang ký 1B, tr.26a10: Sáu thức kia, mỗi thức đối với từng đối tượng riêng biệt của nó, không tiếp thu biệt tướng, mà tiếp thu tổng tướng của đối tượng.

[112] Sphut., tr. 50: ṣaḍ vijñānakāyā iti ṣaḍ vjñānasamūhāḥ. Ht.: lục thức thân 六識身; Cđ.: lục thức tụ 六識聚. Cf. Tập dị 15, tr.429a14. Tham chiếu Pāli, D. xxxiii Saṅgīti, tr.243: cha viññāṇa-kāyā.

[113] Skt. Skt. anantarātīta, quá khứ trực tiếp. Cđ.: vô gián tạ 無間謝; Ht.: vô gián diệt 無間滅. Sphut., tr. 50: Từ vô gián (anantara), chỉ sự không gây trở ngại cho thức khác. Nếu nó không gián cách, nghĩa là không cản trở sự sinh khởi của thức khác, thì nó là sở y của thức ấy.

[114] Cđ.: «Tùy theo một trong sáu thức vô gián diệt, thức ấy được gọi là ý giới

[115] Sphut., tr. 52: caramaṃ cittam iti nirupadhiśeṣanirvāṇakāle, tâm tối hậu, là tâm ở thời điểm nhập vô dư niết-bàn.»

============

Tiết 2: Thiết Lập ba khoa

I. Thống nhất uẩn xứ giới

A. Tụng văn

PHẠN VĂN

sarvasaṃgraha ekena skandhenāyatanena ca/

dhātunā ca svabhāvena parabhāvaviyogataḥ//18/

jātigocaravijñānasāmānyād ekadhātutā/

dvitve’ pi cakṣurādīnām śobhārthaṃ tu dvayobhavaḥ//19/

HÁN VĂN

總攝一切法 由一蘊處界

攝自性非餘 以離他性故

類境識同故 雖二界體一

然為令端嚴 眼等各生二

VIỆT DỊCH

Tất cả pháp được thống nhất bởi một uẩn, một xứ,

Và một giới; theo tự thể, vì không tương hợp tha thể.

Tự bản tính, là một giới, vì đồng nhất chủng loại, hoạt trường, nhận thức;

Tuy vậy, con mắt các thứ có hai. Nhưng vì mục đích thẩm mỹ mà phát sinh thành hai.

mục đích sai biệt, vì lý do ưu thế, và vì bao hàm nhiều pháp;

Một xứ được gọi là sắc xứ, và một là pháp xứ.

B. Luận thích

1. Nguyên lý tổng thể

Ở đây, tất cả hữu vi được thống hợp[1] trong uẩn. Tất cả hữu lậu được thống hợp trong thủ uẩn. Xứ và giới thống hợp toàn thể hết thảy pháp.

Nhưng, theo tổng thể, nên biết:

[18a-b] Thống nhất toàn thể[2] bởi một uẩn, một xứ,

Và một giới;

Bằng một sắc uẩn, một ý xứ và một pháp giới, nên biết, tất cả pháp được thống nhất.[3] Đây là sự thống nhất được nói đến nhiều nơi[4], cần phải biết:

[18c] theo tự thể[5].

Chứ không theo tha thể. Vì sao?

[18d] Vì không tương hợp tha thể.

Thật vậy, pháp không tương hợp với tha thể.[6] Do đó, không thể nói nó được thống nhất với cái mà nó không tương hợp. Chẳng hạn, căn con mắt được thống nhất với sắc uẩn, được thống nhất trong xứ và giới của con mắt, trong Khổ và Tập đế. Vì đấy là tự thể của nó. Nhưng nó không được thống nhất với các uẩn khác, vì không cùng thể tính với nó.

Thế nhưng, sự thống nhất cũng được nói rằng thống nhất cái này bởi cái khác, như một cộng đồng được thống nhất bởi các nhiếp sự?[7] Quả thật vậy, nhưng những trường hợp đó được nói theo ước lệ.[8]

2. Cá biệt

Phải chăng cần công nhận có hai mươi mốt giới, bởi vì có hai mắt, hai tai và hai mũi? Không thể kể như vậy. Bởi vì,

[19a-c] Tự bản tính, là một giới, vì đồng nhất chủng loại, hoạt trường, nhận thức;

Tuy vậy, con mắt các thứ có hai.

Ở đây, đồng nhất chủng loại, vì cả hai cũng đồng tự thể là con mắt. Đồng nhất hoạt trường[9], vì cùng chung cảnh vực là sắc. Đồng nhất nhận thức, vì cả hai cũng đồng là sở y cho thức con mắt. Vì vậy, chỉ có một giới của con mắt. Tai và mũi cũng vậy.

[18d] Nhưng vì mục đích thẩm mỹ mà phát sinh thành hai.

Chỉ một giới nhưng con mắt các thứ sinh thành hai, vì mục đích thẩm mỹ cho sở y. Nếu không như thế, với một con mắt, một lỗ tai, một lỗ mũi, có thể cực kỳ xấu xí.[10]

Đã nói xong uẩn, xứ, giới.

II. Tổng luận ba khoa

A. Tụng văn

PHẠN VĂN

rāśyāyadvāragotrārthāḥ skandhāyatanadhātavaḥ/

mohendriyarucitraidhāt tisraḥ skandhāđieśanāḥ//20/

vivādamūlasaṃsārahetutvāt kramakāraṇāt

caittebhyo vedanāsaṃjñe pṛthak skandhau niveśitau//21/

skandheṣv asaṃskṛtaṃ noktam arthāyogāt kramaḥ punaḥ/

yathaudārikasaṃkleśabhājanādyarthadhātutaḥ//22/

prāk pañca vartamānārthyād bhautikārthyāc catuṣṭayaṃ/

dūrāśutaravṛttyānyad yathāsthānaṃ kramo’ tha vā //23/

viśeṣaṇārthaṃ prādhānyād bahudharmāgrasaṃgrahāt/

ekam āyatanaṃ rūpam ekam dharmākhyam ucyate// 24/

dharmaskandhasahasrāni yāny aśītiṃ jagau muniḥ/

tāni vāṅ nāma vety eṣaṃ rūpasaṃskārasaṃgrahaḥ//25/

śāstrapramāṇa ity eke skandhādīnāṃ kathaikaśaḥ/

caritapratipakṣas tu dharnasskandho’ nuvarṇitaḥ//26/

tathānye’ pi yathāyogaṃ skandhyatanadhātavaḥ/

pratipādyā yathokeṣu saṃpradhārya svalakśaṇaṃ//27/

chidram ākāśadhātvākhyam ālokatamasī kila/

vijñānadhātur vijñānaṃ sāsravaṃ janmaniśrayaḥ//28/

HÁN VĂN

聚生門種族 是蘊處界義

愚根樂三故 說蘊處界三

諍根生死因 及次第因故

於諸心所法 受想別為蘊

蘊不攝無為 義不相應故

隨麤染器等 界別次第立

前五境唯現 四境唯所造

餘用遠速明 或隨處次第

為差別最勝 攝多增上法

故一處名色 一名為法處

牟尼說法蘊 數有八十千

彼體語或名 此色行蘊攝

有言諸法蘊 量如彼論說

或隨蘊等言 如實行對治

如是餘蘊等 各隨其所應

攝在前說中 應審觀自相

空界謂竅隙 傳說是明闇

識界有漏識 有情生所依

VIỆT DỊCH

Uẩn, xứ và giới, có nghĩa là tụ, sinh môn và chủng tộc.

Ngu si, căn tính, và sở thích đều có ba, do đó thuyết pháp bằng uẩn v.v…

Vì là gốc rễ của đấu tranh; vì là nguyên nhân của luân hồi; và vì lý do thứ tự.

Do đó, từ các tâm sở, thọ và tưởng được lập thành hai uẩn riêng biệt.

Vô vi không được đề cập trong các uẩn. Vì ý nghĩa không phù hợp.

Lại nữa, thứ tự, cũng như ý nghĩa của thô, nhiễm và khí cụ; cũng vậy, về giới.

Năm [căn] kể trước, vì đối tượng của chúng là hiện tại.

Bốn căn đầu, vì đối tượng là địa chủng phái sinh.

Còn lại, theo hoạt động tầm xa và nhanh hơn.

Hoặc thứ tự tùy theo vị trí.

mục đích giản biệt, vì lý do ưu thế, vì bao hàm nhiều pháp; và vì tối thượng

Một xứ được gọi là sắc xứ, và một là pháp xứ.

Đức Muni đã tán vịnh tám nghìn pháp uẩn;

Tùy theo chúng là ngữ hay danh mà được bao hàm trong sắc hay hành

Có thuyết nói, đó là lượng của Luận.

Mỗi nghị luận là một uẩn các thứ.

Nhưng, pháp uẩn được giải thích theo sự đối trị tập tính.

Cũng vậy, các uẩn, xứ, giới khác, tùy theo sự thích ứng,

Được đề cập trong nhưng cái như đã nói, quan sát yếu tính của chúng.

Lỗ hổng được quan niệmhư không giới.

Truyền thuyết nói là sáng và tối.

Thức giới, là thức hữu lậu.

Những sở y của sinh mạng.

B. Luận thích

1. Ý nghĩa uẩn-xứ-giới

Tuy nhiên, điều cần phải nói ở đây là, nghĩa của uẩn, xứ và giới là gì?

i. Uẩn (skandha)

[20a-b] Uẩn, xứ và giới, có nghĩa là tụ, sinh môn và chủng tộc.

Kinh[11] nói: «Những gì là sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoăc thô, hoặc vi tế, hoặc thấp kém, hoặc vi diệu, hoặc xa, hoặc gần, tất cả được tổng họp làm một, và gọi đó là sắc uẩn.» Điều đó chứng minh rằng trong Kinh uẩn có nghĩa là tụ (đống)[12].

Trong đó, sắc quá khứ là cái đã bị hủy diệt bởi vô thường. Vị lai là cái chưa sinh. Hiện tại là cái đã sinh mà chưa diệt. Cái bên trong là cái thuộc chuỗi tiếp nối tự thân[13]. Khác với đây là ngoài. Hoặc tùy theo xứ mà nói.[14] Thô, là cái có đối kháng[15]. Vi tế là cái không đối kháng. Hoặc do đối chiếu[16] mà xác định.

Nếu thế, nếu do đối chiếu, thì thô và tế bất thành? Không phải vậy. Vì có sự khác biệt về cái được đối chiếu[17]. Khi do đối chiếu mà nó là thô, thì khi ấy không do đối chiếu mà nó là tế. Như cha và con.[18]

Cái thấp kém, là cái ô nhiễm. Vi diệu, là cái không ô nhiễm. Xa, là cái thuộc quá khứ. Gần, là cái thuộc hiện tại.

Cũng vậy, cho đến thức. Tuy nhiên, có điểm đặc biệt này. Thô, là (thức) lấy năm căn làm y. Tế là ý. Hoặc, theo các nhà Vaibhāśika, tùy theo địa vị.

Bhadanta[19] nói: Sắc thô là cái được tiếp nhận bởi năm căn. Trái lạivi tế. Thấp kém, là cái không thích ý. Vi diệu là cái thích ý. Xa, là ở vị trí không được thấy. Gần là ở vị trí được thấy. Nhưng cái quá khứ, v.v... đã được nêu rõ bởi danh từ của chúng.»

Thọ, v.v… nên biết, cũng như vậy. Tuy nhiên, xa hay gần là tùy thuộc sở y của chúng. Thô và tế cũng như trên.

ii. Xứ (āyatana)

Cửa sinh xuất[20] của tâm và tâm sở, là nghĩa của xứ. Theo ngữ nguyên, xứ là cái làm gia tăng sự sinh xuất của tâm và tâm sở[21]. Nghĩa là, chúng khuếch trương.[22]

iii. Giới (dhātu)

Nghĩa của giới là chủng tộc.[23] Cũng như ở một chỗ trong núi có nhiều họ của sắt, đồng, vàng, bạc các thứ, được gọi là giới; cũng vậy, trong một sở y hay trong chuỗi tương tục có mười tám chủng loại được gọi là mười tám giớí.

Ở đây, chủng tộc được hiểu là mỏ.[24]

Thế thì, con mắt các thứ là mỏ của cái gì? Của chủng loại cá biệt của nó. Vì là đồng loại nhân.[25] Nếu vậy, vô vi không thể là giới.[26] Nhưng, nó là mỏ khoáng của tâm và tâm sở.

Theo thuyết khác, từ «giới» hàm nghĩa chủng loại. Chủng loại của mười tám pháp có tự thể riêng biệt, nên có mười tám giới.

iv. Phê phán định nghĩa

a. Uẩn giả hữu

Nếu uẩn có nghĩa là tụ, uẩn phải được quan niệmgiả hữu,[27] vì là tập hợp của nhiều vật thể bất nhất; như một tụ, một con người?[28]

Không phải vậy. Vì một cực vi của vật thể cũng là uẩn.

Nếu vậy, ở đây không thể nói «uẩn nghĩa là tụ.» Bởi vì một cực vi đơn nhất khôngtính chất là một tụ.

Thuyết khác nói: uẩn là cái mang gánh nặng việc phải làm.[29] Hoặc nó có nghĩa là cái khả phân.[30] Như có câu nói: «Tôi sẽ cho, nếu được trả ba uẩn.»[31]

Cả hai thuyết này đều mâu thuẫn với Kinh. Vì Kinh nói, chính nghĩa của tụ là nghĩa của uẩn, rằng: «Những gì là sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, v.v…» Trong đó từng sắc riêng biệt, hoặc quá khứ, v.v… được xác nhận là uẩn.

Phải chăng tất cả sắc quá khứ v.v… này, từng cái riêng biệt là uẩn? Không thể nhận thức như vậy. Vì Kinh nói rằng, «Tất cả cái này được tóm lược thành một cái đơn nhất.»[32] Vì vậy, cũng như tụ, các uẩn là giả hữu.

b. Xứ thục hữu

Nếu vậy, các sắc xứ cũng được quan niệmgiả hữu,[33] vì là cửa xuất hiện do nhiều cực vi họp thành con mắt các thứ?

Không phải vậy. Vì từng cực vi một là tác nhân của toàn thể. Nếu không, do sự cộng đồng hợp tác với cảnh vực, nên căn không thể là một xứ riêng biệt.[34]

Nhưng các nhà Vaibhāṣika[35] nói rằng, khi một vị Abhidharmika quan niệm uẩn là giả, vị ấy nói cực vi là bộ phận của một giới, một xứ, một uẩn. Khi không quan niệm là giả, vị ấy nói, cực vi là một giới, một xứ, một uẩn. Thật vậy, ở nơi một phần mà giả thiếttoàn phần.[36] Như nơi một phần cái áo bị cháy mà nói là cái áo cháy.

2. Ý hướng thiết lập
i. Tổng lập ba khoa

Tại sao Đức Thế Tôn thuyết pháp bằng ba khoa uẩn, xứ, giới này?

Luận nói, đối với những hạng cần được giáo hóa,

[20c-d] Ngu si, căn tính, và sở thích đều có ba, do đó thuyết pháp bằng uẩn v.v…

Nói là có ba, nghĩa là có ba hình thái khác nhau.[37] Theo truyền thuyết, có ba hình thái ngu si của các chúng sinh. Một số ngu mê về tâm và tâm sở, chấp toàn khối là tự ngã. Một số ngu mê sắc.[38] Một số khác ngu mê cả sắc và tâm.

Căn tính cũng có ba.[39] Căn sắc bén, căn trung bình và căn chậm lụt.

Sở thích cũng có ba: thích sự trình bày tóm lược; thích trung bình, và thích trình bày diễn rộng.

Theo thứ tự đó, có ba mục thuyết pháp: uẩn, xứ và giới.

ii. Thành phần của uẩn

Lại nữa, tại sao các tâm sở được đặt trong một hành uẩn; nhưng thọ và tưởng được đặt thành uẩn riêng biệt?

[21] Vì là gốc rễ của đấu tranh; vì là nguyên nhân của luân hồi; và vì lý do thứ tự.

Do đó, từ các tâm sở, thọ và tưởng được lập thành hai uẩn riêng biệt.

1/ Có hai gốc rễ của sự đấu tranh[40]: đam mê dục vọng và tham chấp quan điểm.[41] Theo thứ tự, thọ và tưởng là nguyên động lực của chúng. Thật vậy, do sự chi phối bởi vị ngọt của cảm thọ, chúng ôm chặt những tham dục; và do tưởng điên đảo, chúng bám chặt lấy các quan điểm.

2/ Cả hai cũng là nguyên nhân của luân hồi. Thật vậy, do tham chấp cảm thọ, và do quan điểm điên đảo mà nó luân chuyển sinh tử.

3/ Nguyên do cho thứ tự của các uẩn sẽ được giải thích sau. Ở đây, cũng do nguyên nhân thứ tự này, nên biết, thọ và tưởng được lập thành uẩn riêng biệt. Chúng ta sẽ khảo sát thứ tự này trong ba trường hợp.[42]

iii. Vô vi và uẩn

Nhưng, ở đây, tại sao pháp vô vi được đề cập trong giới và xứ, mà không trong uẩn?

[22a-b] Vô vi không được đề cập trong các uẩn. Vì ý nghĩa không phù hợp.

1/ Khi đề cập vô vi trong các uẩn, thì không làm sao có thể an lập vô vi trong các uẩn ấy; vì ý nghĩa không tương hợp. Thật vậy, vô vi không phải là sắc, cho đến, cũng không phải là thức.[43]

2/ Cũng không thể nói đên uẩn thứ sáu.[44] Bởi đâu? Vì ý nghĩa không tương hợp. Vì “uẩn nghĩa là tích tụ» như đã nói; vô vi không thể được phân tích thành quá khứ, v.v… như sắc các thứ, để rồi tổng lược tất cả thành một «vô vi uẩn.»

3/ Nói thủ uẩn, là vì mục đích nêu rõ cơ sở của ô nhiễm. Nói uẩn, là để nêu rõ cơ sở của của ô nhiễmthanh tịnh. Cả hai điều này đều không có ý nghĩa tương hợp với vô vi; do đó, vô vi không thể được an lập trong đó.

4/ Thuyết khác nói, cái ghè vỡ không còn là cái ghè. Cũng vậy, uẩn đã diệt không thể là uẩn.[45] Theo đó, giới và xứ cũng được chứng minh như vậy.[46]

Đã nói xong các hình thái của uẩn.

iv. Thứ tự của uẩn

[22b-d] Lại nữa, thứ tự, cũng như ý nghĩa của thô, nhiễm và khí cụ; và tùy theo giới.

1/ Sắc, vì có tính đối kháng (sapratighatva), thô hơn tất cả.[47] Trong các uẩn phi sắc, thọ có biểu hiện thô. Như phát biểu: «Tôi có cảm thọ nơi bàn tay. Tôi có cảm thọ nơi bàn chân.» Tưởng thô hơn hai uẩn sau. Hành thô hơn thức. Như vậy, tùy theo cái nào thô hơn được nói trước.[48]

2/ Trong vòng luân chuyển vô thủy, nam và nữ yêu thích nhau bởi sắc; rồi chúng đắm đuối vị ngọt của cảm thọ. Do sự đắm đuối này mà có tưởng điên đảo. Tưởng điên đảo ấy do bởi những phiền não (kleśa). Phiền não do bởi tâm nhiễm ô. Đó là thứ tự tùy theo sự nhiễm ô (saṃkleśa-krama).

3/ Tùy theo khí cụ, v.v… nghĩa là tùy theo khí cụ (bhājana), thực phẩm (bhojana), gia vị (vyañjana), đầu bếp (kartṛ) và thực khách (bhotṛ), với thứ tự các uẩn sắc, v.v…

4/ Hoặc tùy theo giới. Dục giới (Kāmadhātu) được đặc trưng bởi sắc như là phẩm chất của dục. Các cõi Thiền được đặc trưng bởi cảm thọ.[49] Ba vô sắc đặc trưng bởi tưởng.[50] Hữu đỉnh (bhavāgra)[51] đặc trưng duy nhất bởi hành (saṃskāra).[52] Các uẩn này là những cứ điểm của thức (vijñānasthiti).[53] Nói rằng thức an trú trong bốn uẩn này là nêu rõ ý nghĩa thứ tự các uẩn cũng như hạt giống trong đồng ruộng.

Như vậy, có năm uẩn, không ít hơn cũng không nhiều hơn. Và chính bởi nguyên do thứ tự đó, mà thọ và tưởng lập thành các uẩn riêng biệt với hành. Chúng thô hơn; và là nguyên nhân của tuần tự ô nhiễm. Chúng là khí cụ và là gia vị. Và chúng là đặc trưng của hai giới.

v. Thứ tự của xứ và giới

Nay cần nói đến thứ tự của con mắt các thứ của sáu giới và xứ. Tùy theo chúng mà sắp thứ tự của cảnh vực và thức tương ứng.

[23a] Năm [căn] kể trước, vì đối tượng của chúng là hiện tại.

Năm căn, bắt đầu là con mắt, được kể trước, vì chúng có cảnh vực hiện tại. Nhưng cảnh vực của ý thì bất định. Có khi là cảnh vực hiện tại; cho đến, có khi là cảnh vực trong cả ba thời, hay phi thời.

[23b] Bốn căn đầu, vì đối tượng là đại chủng phái sinh.

Nói tiếp theo đoạn trên. Lại nữa, trong năm căn, bốn được kể trước vì có cảnh vực là đại chủng phái sinh (bhautika). Nhưng cảnh vực của thân thì bất định. Có khi là đại chủng; có khi là đại chủng phái sinh; có khi là cả hai.

[23c] Còn lại, theo hoạt động tầm xa và nhanh hơn.

Lại nữa, trong số các căn còn lại, tùy theo sự thích hợp, căn nào có tầm hoạt động xa hơn và nhanh hơn được kể trước. Mắt và tai có cảnh vực xa hơn, nên hai căn này được kể trước. Trong hai căn này, mắt có tầm hoạt động xa hơn. Vì tuy đã thấy con sông từ xa nhưng không nghe tiếng của nó. Vì vậy, mắt được kể trước. Cả mũi và lưỡi đều không có tầm hoạt động xa. Trong đó, vì vận tốc nhanh hơn nên mũi được kể trước. Khi lưỡi chưa tiếp xúc với thực phẩm mà hương đã được tiếp thu.

[23d] Hoặc thứ tự tùy theo vị trí.

Hoặc, ở trong thân thể, hai con mắt chiếm vị trí cao nhất. Dưới nó là tai. Dưới đó nữa là mũi. Dưới nữa là lưỡi. Phần lớn thân căn ở dưới hết. Ý không có định vị, mà y cứ các căn trên. Đó là thứ tự theo vị trí.

vi. Khái niệm sắc xứ (rūpāyatana) và pháp xứ (dharmāyatana)

Lại nữa, tại sao trong mười xứ, được bao gồm trong sắc uẩn, riêng một xứ được nói là sắc xứ?[54] Và trong tất cả tự thể của pháp, riêng một xứ được nói là pháp xứ?[55]

[24] Vì mục đích giản biệt, vì lý do ưu thế, vì bao hàm nhiều pháp; và vì tối thượng.

Một xứ được gọi là sắc xứ, và một là pháp xứ.

Thế nào là vì mục đích giản biệt? Trong mười xứ, từng cái một đều được nhận là xứ nhưng được xác lập theo từng cảnh vực và sở hữu chủ của cảnh vực[56] chứ không theo tổng thể.[57]

Sắc nào[58] không được gọi tên là con mắt, được phân biệt với con mắt các thứ khác nhau, nó được gọi tên là sắc xứ chứ không gọi tên khác.

Hoặc do ưu thế của sắc xứ. Thật vậy, do tính chấtđối kháng, nó bị băng hoại khi được xúc chạm bởi sự xúc chạm bằng tay. Và do tính chất khả hiển thị, nghĩa là có thể được chỉ điểm[59] «Nó ở đây; nó ở kia.» Vả, thế gian cũng công nhận cái này, chứ không phải những cái khác, là sắc.[60]

Do mục đích phân biệt sai khác mà một xứ, chứ không phải tất cả, được gọi là pháp xứ.

Và lại nữa, ở đây nó bao hàm nhiều pháp, như thọ các thứ, do đó nó được lập một tên chung với từ pháp (dharma).

Nói là tối thượng (agra), vì trong đây, chứ không phải nơi khác, bao hàm cả pháp Niết-bàn.

Thuyết khác[61] nói, do tính cách thô hiển với hai mươi hình thái, và do là hoạt trường của ba loại mắt: mắt thịt, mặt trời và mắt tuệ, nó được gọi là sắc xứ.[62]

vii. Khái niệm pháp uẩn (dharmaskandha)

Các từ biểu thị uẩn, xứ, giới khác cũng được tìm thấy trong các Kinh. Nên hiểu là chúng được bao hàm trong uẩn, xứ, giới ở đây, hay nên nói là không?

Chúng được bao hàm ở đây, chứ không phải là không.

[25] Đức Muni đã tán vịnh tám nghìn pháp uẩn;

Tùy theo chúng là ngữ hay danh mà được bao hàm trong sắc hay hành.

Với những vị mà bản thể của Phật ngôn là ngữ âm (vāk)[63], thì với những vị ấy chúng được bao hàm trong sắc uẩn. Với những vị mà bản thể là danh từ (nāma)[64], với những vị ấy chúng được bao hàm trong hành uẩn.[65]

Lại nữa, lượng của pháp uẩn như thế nào?

[26a] Có thuyết nói, đó là lượng của Luận.

Có thuyết nói rằng, đó là lượng của Luận Abhidharma, có tên là Dharmaskandha.[66] Lượng ấy là sáu nghìn.

Thuyết khác nói,

[26b] Mỗi nghị luận là một uẩn, v.v…

Uẩn (skandha), xứ (āyatana), giới (dhātu), duyên khởi (pratītya-samutpāda), Thánh đế (satya), thực phẩm (āhāra), thiền (dhyāna), vô lượng tâm (apramāṇa), vô sắc (ārūpya), giải thoát (vimokṣa), thắng xứ (abhibhvāyatana), biến xứ (kṛtsnāyatana), bồ-đề phần (bodhipākṣika), thắng trí (abhijñā), vô ngại giải (pratisaṃvit), nguyện trí (praṇidhi-jñāna), vô tránh (araṇā), v.v… mỗi một luận nghị (kātha) là một pháp uẩn.

[26c-d] Nhưng, pháp uẩn được giải thích theo sự đối trị tập tính.[67]

Thế nhưng, chúng được nhận định như sau: Có tám mươi nghìn tập tính[68] của chúng sinh được phân loại theo tập tính tham, sân, si, mạn, v.v… Để đối trị, Đức Thế Tôn đã nói tám mươi nghìn pháp uẩn.

Cũng như tám mươi nghìn pháp uẩn được bao hàm trong năm uẩn này,[69]

[27] Cũng vậy, các uẩn, xứ, giới khác, tùy theo sự thích ứng,

Được đề cập trong những cái như đã nói, quan sát yếu tính của chúng.

Những uẩn, xứ, giới khác được nói trong các Kinh, tùy theo cách nói thích hợp, cũng được bao hàm trong các uẩn, xứ, giới ở đây, sau khi khảo sát bản chất của chúng như đã được thiết lập trong Luận này.

Trong đây, trong năm uẩn: giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến;[70] giới uẩn được bao hàm trong sắc uẩn. Còn lại, trong hành uẩn.

Trong mười biến xứ (kṛtsnāyatana)[71], tám xứ đầu vì bản chấtvô tham, được bao hàm bởi pháp xứ. Các tùy hành của chúng, vì có bản chấtnăm uẩn, bao hàm trong ý và pháp xứ. Cũng vậy, các thắng xứ. Không biến xứ, thức biến xứ, và bốn vô sắc biến xứ kể từ hư không vô biên; chúng có bản chất của bốn uẩn còn lại nên được bao hàm trong ý xứpháp xứ. Năm giải thoát xứ,[72] mà bản chất là huệ, được bao hàm trong pháp xứ. Các tùy hành được bao hàm trong thanh xứ, ý xứ, pháp xứ. Trong hai xứ, vô tưởng hữu tình được bao hàm trong mười xứ, vì không tồn tại hương và vị xứ. Phi tưởng phi phi tưởng xứ được bao hàm trong ý xứpháp xứ.

Như vậy, trong Đa giới kinh,[73] có sáu mươi hai giới được giảng thuyết. Nên biết, chúng được tổng nhiếp tùy theo sự thích hợp.

viii. Hai giới đặc biệt

Trong đó, sáu giới được nói đến, tức là địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, hư không giới, thức giới. Trong đó, đặc tính của hai giới chưa được nói đến.

a. Hư không giới (ākāśadhātu)

Phải chăng chính hư không[74] được hiểu là hư không giới, và hết thảy thức là thức giới? Không phải vậy; Ngài nói. Vì sao? Ở nơi cửa, nơi lỗ gió, nơi cửa miệng, nơi lỗ mũi,

[28a] Lỗ hổng được quan niệmhư không giới.

Lỗ hổng được nói ở đây nên hiểu là cái gì?

[28b] Truyền thuyết nói là sáng và tối.

Thật vậy, lỗ hổng không được nhận biết nếu không là sáng hay tối. Vì vậy truyền thuyết nói thể tính của hư không giới là sự sáng và sự tối. Thể tính của sự sáng và sự tối là đêm và ngày. Chính nó được gọi là lân a-già sắc (aghasāmantaka).[75]

a/ Theo truyền thuyết,[76] a-già (agha) là tụ điểm sắc,[77] vì nó cực kỳ cản ngại.[78] Hư không giới rất gần sự cản ngại ấy.[79]

b/ Theo thuyết khác,[80] nói là a-già, vì ở nơi đây nó không có tính đối kháng chống lại sắc khác, và nó lân cận (sāmantaka) với sắc khác.

b. Thức giới (vijñānadhātu)

[28c] Thức giới, là thức hữu lậu.

Tại sao không kể cả thức vô lậu? Vì sáu giới này được cho là

[28d] Những sở y của sinh mạng.

Thật vậy, các giới này điểm duy trì thường trực (sādhāraṇa)[81] bộ sinh mạng (janma) từ tối sơ kết sinh tâm (pratisandhicitta)[82] cho đến tử tâm (cyuticitta).[83] Các pháp vô lậu thì không như vậy.[84] Vì vậy, trong các giới ấy, bốn giới được kể trong các xúc giới (spraṣṭavyadhātu); thứ năm, trong các sắc giới (rūpadhātu); thứ bảy, trong bảy thức giới (vijñānadhātu).[85]



[1] Skt. saṃgraha, sự thâu tóm, bao hàm; tích hợp, thống hợp. Ht.: nhiếp 攝; Cđ: tổng nhiêp 總攝, Ht.: biệt nhiếp 別攝.

[2] Skt. sarvasaṃgraha. Ht.: tổng nhiếp 總攝. Chính lý 3, tr.342c7: «Tổng (saṃ) có nghĩa là tập hợp. Nói là tổng, để biết ba tổng, chứ không phải từng cái cá biệt.» Sphut., tr.54, phân biệt sarvasaṃgraha (tổng nhiếp) với samāsa (lược thuyết): «Thống nhất toàn thể bởi xứ, v.v... nhưng đó không phải là khái quát. Cái được dẫn xuất từ ba khoa được gọi là sự khái quát.»

[3] Sphut., ntg.: «Ở đây cái nhỏ được thống hợp bởi cái lớn chứ không phải cái lớn được thống hợp bởi cái nhỏ. Như sắc là cái lớn, vì nó thống hợp toàn thể sắc. Căn con mắt là cái nhỏ, vì nó là một phần của sắc uẩn

[4] Cđ.: «NhiếpNhư Lai nói đến nhiều nơi.» Chẳng hạn, Phật nói về bốn nhiếp sự, v.v…

[5] Skt. svabhāva. Ht.: tự tính 自性.

[6] Quang ký 1B, tr.2719: Hóa địa bộ (Mahiśāsaka) cho rằng pháp tương ưng với tha tính chứ không tương ưng với tự tính. Như, bằng giới, định, huệ mà nhiếp Thánh đạo tám chi. Cf. Tì-bà-sa 59, tr. 306b13: «Phân biệt luận giả (Vibhajyavādin)… các pháp đều được nhiếp bởi tha tính chứ không phải tự tính

[7] Skt. saṃgraha, nhiếp, ở đây được hiểu là sự đoàn kết. Trung A-hàm, kinh 41 «Thủ Trưởng giả», Tham chiếu. Pāli, A.iii, tr. 21: Thủ Trương giả bằng bốn nhiếp sự (Skt. catvāri saṃgrahavastūni) mà duy trì sự đoàn kểt của cộng đồng tại gia. Cf. Tì-bà-sa 59, tr. 306b22.

[8] Nhiếp, theo nghĩa thế tục, phân biệt với nhiếp theo thắng nghĩa. Tì-bà-sa, nt., «Thế gian nói, khung cửa nhiếp cánh cửa; chỉ sợi nhiếp y phục

[9] Skt. gocara môi trường hoạt động. H.; cảnh, sở hành cảnh giới 所行境界.

[10] Các bản Hán còn thêm một đoạn. Ht.: «Giải thích này không đúng. Nếu bản lai là như thế, ai nói rằng xấu? Vả, như con cú mèo tuy có hai xứ nhưng có gì là đẹp? Nếu vậy, vì lý do gì ba căn (mắt, tai và mũi) lại phát sinh đôi? Vì để phát sinh thức rõ ràng, trong sáng. Theo kinh nghiệm thế gian, nhắm một con mắt các thứ thì thấy sắc các thứ không được rõ. Cho nên, mỗi căn đều phát sinh hai xứ.» Cđ., đại thể tương đồng. Các bản Sankrit hiện hữu đều không có đoạn này.

[11] Cf. Tạp A-hàm, Đại 2, tr.15a. Tham chiếu Pāli, S.iii., tr.105: yaṃ kiñci bhikkhu rūpaṃ atītānāgatapaccuppannam ajhattaṃ vā bahiddhā vā oḷālikaṃ vā sukhumaṃ vā hiṇaṃ vā paṇitaṃ vā yaṃ dūre santike vā…

[12] Skt. rāśi, đống, tụ, tích tụ. Cf. Tì-bà-sa 74, tr.383c16: «Uẩn có nghĩa là tụ 聚, là hiệp 合, là tích 積, là lược 略

[13] Skt. svāsāṃtānika, dòng chảy liên tục của sinh mệnh cá biệt. Ht.: tự thân 自身, tự tương tục 自相續. Cf., Tập dị môn 11, tr. 412a29: «Nội sắc là gì? Sắc ở nơi tương tục (thân) này, đã sở đắc mà chưa mất. Ngoại sắc là gì? Sắc ở nơi tương tục (thân) này, vốn chưa sở đắc, hoặc đã mất; hoặc ở nơi tương tục khác; hoặc thuộc phi hữu tình.»

[14] Cđ.: «Hoặc tùy theo xứ (āyatana) mà xác định trong và ngoài.»

[15] Skt. sapratigha. Cđ.: hữu ngại 有礙; Ht.: hữu đối 有對.

[16] Skt. āpekṣikā; Ht. tương đãi 相待.

[17] Skt. apekṣa; Ht. sở đãi 所待.

[18] Sphut., tr. 58: Thí dụ, Yajñadatta là con trai của Devadatta. Viṣṇumita là con trai của Yajñadatta. Đối chiếu với Viṣṇumitra thì Yajnadatta là cha. Nhưng đối với Devadatta thì y là con.

[19] Sphut., tr. 58: «Bhadanta (Đại đức), nghĩa là Thượng toạ, một vị thuộc Kinh lượng bộ (kaścit sautrāntikaḥ, tan nāmā vā). Bhagavadviśéṣa nói vị Thượng toạ này là Dharmatrāta. Thế nhưng, Dharmatrāta là vị chủ trương thuyết quá khứvị lai thực hữu nên không phải là vị Kinh lượng bộ. Do đó, đây là một vị tôn giả khác với Bhadanta Dharmatrāta.» Cđ.: «Có một vị Đại đức.» Ht.: Đại đức Pháp Cứu (Bhandanta Dharmatrāta). Bảo sớ, 1B, tr.488c15: «Vị luận sư này không công nhận có sắc vô đối

[20] Skt. āyadvāra. Ht.: sinh môn 生門; Cđ.: lai môn 來門. Cf. Tì-bà-sa 73, tr. 379a12: nêu 20 định nghĩa của xứ.

[21] Sphut., tr.59: cittacaitānām āyam utpattiṃ tanvantīty āyatanāni, «Những gì khuếch trương sự xuất hiện, hay sinh khởi, của tâm và tâm sở, đó là xứ.» Theo đây, āyatana, là phức hợp từ của āya+tanoti, trong đó āya (sự hiện đến) = utpatti (sự sinh khởi).

[22] Ht.: «Nghĩa là, nó làm phát sinh tác dụng của tâm và tâm sở

[23] Skt. gotra, nghĩa đen: chuồng bò; nghĩa rộng: dòng họ. Ht.: chủng tộc 種族; Cđ.: tính 性 hay biệt 別.

[24] Skt. ākarās tatra gotrāṇy ucyate. Ht.: «chủng tộc nghĩa là sinh bản 生本.». Cđ.: «biệt nghĩa là bản.» Sphut., tr.59: ākarā iti prakṛtam, ākara (mỏ khoáng chất), nghĩa là sản vật nguyên thủy (prakṛta; trong các bản Hán: prakṛti: nguyên sinh chất).

[25] Skt. sabhāgahetu. Sphut., tr. 59: «Con mắt sinh khởi trước làm nguyên nhân đồng loại cho con mắt sinh khỏi tiếp theo sau.»

[26] Sphut., nt.: Vì vô vi không phải là đồng loại nhân.

[27] Skt. prajñaptisat. Cđ.: giả danh hữu 假名有; Ht.: giả hữu 假有. Quan điểm Tì-bà-sa nói uẩn, xứ giới có tự thể thực hữu. Kinh bộ cho rằng uẩn và xứ là giả, chỉ có giới là thực hữu. Luận chủ quan niệm chỉ uẩn là giả; xứ và giới đều thực. Cf. Quang ký 1B, tr. 29a26; Bảo sớ 1B, tr.489b16.

[28] Skt. rāśipudgalavat. Ht.: như tụ, như ngã 如聚如我. Cđ.: như tụ cập nhân 如聚及人. Sphut., tr.60: dhānyarāśivat, pudgalava vā, «như một đống thóc, hay như một con người

[29] Skt. kāryanhārodvahana. Ht.: năng hà trọng đảm 能何重擔; Cđ.: năng hà phụ sự 能何負事. Bản Ht.: thêm một câu: «Vì vậy, ở đời người ta gọi cái vai là uẩn. Trong Sankrit, skandha cũng có nghĩa là cái vai. Tì-bà-sa 79, tr. 407c9. Cf. Tạp A hàm 3, Đại 2, tr. 19a. Tham chiếu Pāli, S.iii, tr. 25ff: katamo bhikkhave bhāro? pañcupādānakkhandhā tissa vacanīyaṃ.

[30] Skt. pracceda: nhát cắt, mảnh cắt; một bộ phận. Cđ.: phân phần 分分; Ht.: khả phân đoạn 可分段. Sphut., pracchedārtho vā avadhyarthaḥ, cái khả phân, là cái hạn lượng. Chính lý 3, tr. 344a13 «Các pháp hữu vi đều có ba phần đoạn là quá khứ, vị lai, hiện tại

[31] Skt. skandhakair deyaṃ dāsyāma. Cđ.: ngã ưng chuyển (thâu) tam ấm vật 我應轉(輸)三陰物, «Tôi cần chuyển (mượn) ba vật ấm (?)» Ht.: nhữ tam uẩn hoàn, ngã đương dữ nhữ 汝三蘊還我當與汝 «Ông trả tôi ba uẩn (?), tôi sẽ cho ông.» Quang ký 1B, tr.29b13: «Thế gian, khi cho mượn tiền của, đều giao ước người mượn phải trả đủ trong ba lần, cho nên nói như vậy.»

[32] Quang ký 1B, nt.: «Kinh nói lược tụ (ekadhyam abhisaṃkṣipya), đâu có thể từng cái một riêng biệt cũng được gọi là uẩn. Cho nên, như tụ, uẩn là giả.»

[33] Quan điểm của Luận chủ: xứ thực hữu. Do đó, đây giả thiết Kinh bộ nạn vấn Luận chủ.

[34] Bản Hán, Ht.: «Căn và cảnh, tương trợ cùng phát sinh nhận thức, không phải là những xứ riêng biệt.»

[35] Cf. Tì-bà-sa 74, tr. 384a18.

[36]Skt. pradeśe’ pi pradeśivad. Ư phần… hữu phần 於分有分; Cđ.; nhất phần… cụ phần 一分具分.

[37] Cf. Tì-bà-sa 71, tr.366c26.

[38] Sphut., tr.62, cũng như mê tâmtâm sở, ở đây mê sắc, chấp toàn khối là tự ngã.

[39] Skt. indriya. Quang ký 1B, tr. 30a10: căn, chỉ căn cơ, mà tự thể là năm căn (tín, v.v...)

[40] Skt. vivādamūla. Ht.: tránh căn 諍根. Cf. Tập dị 15, tr.431: sáu tránh căn. Tham chiếu Pāli, Saṅgīti-suttanta, D.iii., tr. 246: cha vivādamūāni.

[41] Skt. kāmādhyavasānam, dṛṣṭyadhyavasānam ca. Ht.: tham trước chư dục, tham trước chư kiến 貪著諸欲 貪著諸見 . Cf. Tì-bà-sa 74, tr. 385a27. Quang ký 1B, tr.30a: «Tại gia tham trước các dục; xuất gia tham trước các kiến.»

[42] Ba trường họp: thô, nhiễm và khí sẽ nói sau.

[43] Cf. Tì-bà-sa 74, tr.385b16.

[44] Cf. Tì-bà-sa 74, tr.385c2.

[45] Cf. Tì-bà-sa 74, tr.385b17: «Vô vi là chỗ cứu cánh diệt của uẩn nên không thể lập làm uẩn.»

[46] Sphut., tr. 66: Nếu ghè vỡ không còn là ghè; uẩn diệt không thể là uẩn; cũng vậy, xứ diệt không thể là xứ; giới diệt không thể là giới. Như thế, vô vi không thể được an lập trong pháp giớipháp xứ. Chính lý 3, tr.345a12, biện minh quan điểm của Tì-bà-sa (xem cht.181), «Chúng sinh chấp ngã trong toàn bộ uẩn môn. Khi nhập vô dư vị, các uẩn tức thời đình chỉ. Xứ và giới thì không như vậy. Nơi nào hoàn toàn không có tướng của uẩn, nơi đó được nói là uẩn đình chỉ. Nơi ba vô vi, hoàn toàn không có nghĩa tích tụ nên có thể nó là uẩn đình chỉ. Nhưng không phải rằng ở đó không có ý nghĩa chủng tộc và sinh môn.»

[47] Cf. Tì-bà-sa 74, tr. 584b1.

[48] Cf. Tì-bà-sa 74, nt.: Bốn uẩn phi sắc tuy không hình chất nhưng y theo hành tướngphân biệt thô và tế.

[49] Bản Hán, Cđ., như bản Sanskrit. Bản Ht., thêm: «Sắc giới tĩnh lự có thắng hỷ các thứ.»

[50] Bản Hán, Cđ., như Sanskrit. Bản Ht.: «trong ba vô sắc, các tướng về không v.v… (tức hư không vô biên tưởng) được nắm bắt.»

[51] HT.: hữu đỉnh 有頂, đệ nhất hữu 第一有.

[52] Bản Cđ., như Sanskrit: hành 行. Bản Ht.: tư 思. Sphut., tr.66: saṃskāramātra-prabhāvitaṃ… Ở đây, do tư (cetanā), tuổi thọ được kéo dài tám mươi nghìn kiếp.

[53] Bốn thức trú, xem Tập dị 8, tr.400c16. Tham chiếu Pāli, Saṅgīti-suttanta, D.iii. tr.228: catasso viññānaṭṭhitiyo.

 

[54] Cf. Tì-bà-sa 73, tr.397c3. Năm căn, năm cảnh và một phần pháp xứ, đều là sắc (uẩn), nhưng chỉ một xứ được gọi là sắc xứ.

[55] Cf. Tì-bà-sa 73, tr.380a24: tự thể của cả 12 xứ đều là pháp, nhưng một xứ được đặc biệt gọi là pháp xứ.

[56] Skt. viṣayin, viṣaya, chỉ có sự nhận thức và đối tượng được nhận thức. Ht.: hữu cảnh 有境, cảnh 境; Cđ.: căn 根, trần 塵.

[57] Skt. samasta. Ht.: tổng 總; Cđ.: tụ tập 聚集.

[58] Bản Hán, Ht.: «Nhưng thể là sắc.»

[59] Skt. deśnidarśanarūpaṇāt; Cđ.: dị chỉ thị cố, hữu tợ ảnh cố 易指示 故有似影故.

[60] Tì-bà-sa 73, tr. 379c27: «Nếu xứ nào có đủ hình sắchiển sắc thì được lập làm sắc xứ

[61] Bảo sớ 1B, tr.492a3: Đây là giải thích của Tạp tâm luận. Cf. Tạp A-tì-đàm-tâm luận 1 (Pháp Cứu), tr. 873a29.

[62] Ht. thêm: “Trong pháp xứ, vì có tên gọi các pháp, trí của các pháp, nên lập riêng tên gọi pháp.”

[63] Cđ.: ngôn âm 言音; Ht.: ngữ 語. Sphut., tr. 91: đây là quan điểm của Sautrāntika.

[64] Ht.: danh名; Cđ. văn cú 文句. Sphut., nt., các bộ phái khác ngoài Kinh bộ.

[65] Cf. Tì-bà-sa 126, tr.659a23.

[66] Ht.: Pháp uẩn túc luận 法蘊足論. Cđ.: «Có một bộ phận A-tì-đàm được gọi là Pháp uẩn.» Theo đây, Dharmaskandha là danh từ chung, không chỉ một tác phẩm nào. Bảo sớ 1B, tr.492b13, giải thích đoạn dịch của Cđ.: «A-tì-đạt-ma tạng của Phật gồm có 9 phần: 1. pháp ấm; 2. phân biệt hoặc; 3. phân biệt thế; 4. phân biệt nhân; 5. thành lập giới; 6. danh tụ; 7. đóa đắc; 8. nghiệp tương; 9. định tướng

[67] Quan điểm chính thức của Thế Thân về lượng của pháp uẩn.

[68] Skt. carita. HT.: hành 行.

[69] Các bản Hán: thuộc hai (sắc và hành) trong năm uẩn.

[70] Cf. Tì-bà-sa 33, tr. 171b8.

[71] Ht.: biến xứ 遍處; Cđ.: biến nhập 遍入. Cf. Tập dị 19, tr.447a. Tham chiếu Pāli, Saṇgīti-suttanta, D.iii. dasa kasiṇāyatanāni.

[72] Năm giải thoát xứ, cf. Tập dị 13, 14.

[73] Đa giới kinh, Trung 47, kinh 181, Đại 1, 723a. Cf. Pháp uẩn 10, «20. Phẩm Đa giới», Đại 26, 501b. Cf. M. 115. Bahudhātuka.

[74] Cđ.: hư không vô vi.

[75] Ht. lân a-già sắc鄰阿伽色. Cđ. lân ngại sắc鄰礙色. Thuận chính lý 3 (T29n1562 p347a28): “a-già, nghĩa là cực ngại sắc 極礙色.”

[76] Cf. Tì-bà-sa 75, (T27n1545 p388a29). Thuận chính lý 3 (T29n1562 p347b5): «Nói là truyền thuyết, vì không tin... Thượng toạ này cùng với các nhà Thí dụ bộ đều nói rằng hư không giới không tách rời với hư không, nhưng thể tính của hư không kia vốn không thực hữu.»

[77] Ht. tích tập sắc .

[78] Cđ.: «Nói là ngại sắc, vì trong tụ tập, sắc rất dễ bị biến hoại.» . Ht.: «A-già 阿伽 nghĩa là tích tập sắc, vì nó cực kỳ cản ngại.»

[79] Nguyên văn Skt.: tasya tat sāmantakam iti. Cđ. và Ht. hiểu khác nhau. Theo Cđ. đại danh từ tasya (của nó) chỉ cho sáng và tối; tat, chỉ cho ngại sắc. Ht.: tat, chỉ không giới sắc.

[80] Thuận chính lý 3 (T29n1562 p347b4): “Giải thích khác nói, a-già tức vô ngại sắc 無礙色.”

[81] Sphut., tr.98: ete hi janmano janakapoṣakasaṃvardhakatvād ādhārabhūtāḥ, những giới này là điểm duy trì, vì chúng sinh sản, nuôi dưỡng, phát triển sự sinh. Tì-bà-sa 75, tr.387b22: «Do sáu giới này năng sinh, năng dưỡng, năng trưởng thân có sắc và không sắc của các hữu tình

[82] Cđ.: thác sinh tâm 托生心 . Ht.: tục sinh tâm 續生心.

[83] Cđ.: tử đoạ tâm 死墮心; Ht.: mạng chung tâm 命終心.

[84] Tì-bà-sa 75 (T27n1545 p389a10): “Nếu pháp trưởng dưỡng các hữu, nhiếp ích các hữu, duy trì các hữu, được lập trong 6 giới.”

[85] Bản Ht., thêm : «Các giới còn lại nói trong kinh đó, tùy theo sự thích hợp, thảy đều được bao hàm trong 18 giới này. Thuyết nhất thiết hữu bộ Câu-xá luận, quyển 1 hết.»

===============

Tiết 3: Các Đặc tính sai biệt của pháp

1. Kiến – Vô kiến

Lại nữa, trong 18 giới đã được nói, những giới nào là hữu kiến (sanidarśana)?[1] Những giới nào là vô kiến (anidarśana)?[2]

[29a-b] Ở đây, một hữu kiến là sắc.[3]

Thật vậy, nó có thể được chỉ cho thấy ở chỗ này hay chỗ kia. Những giới còn lại được nói là vô kiến.

2. Hữu đốiVô đối

Có bao nhiêu giới là hữu đối (sapratigha)?[4] Bao nhiêu là vô đối (apratigha)?[5]

[29b-c] Hữu đối là 10 (giới) có sắc.[6]

Mười giới được bao hàm trong sắc uẩn được nói là hữu đối.

Đối (pratigha),[7] tức sự đối kháng (pratighata);[8] có ba thứ. Đối kháng bằng sự ngăn che, đối kháng bởi hoạt trường, và đối kháng bởi đối tượng.

a/ Đối kháng bằng sự ngăn che,[9] là ngăn cản sự phát sinh của cái khác trong môi trường của mình.[10] Thí dụ, bàn tay bị ngăn nơi bàn tay khác, hay nơi hòn đá. Hoặc hòn đá đối với bàn tay hay hòn đá khác.

b/ Đối kháng bởi cảnh vực,[11] như hoạt trường của con mắt đối với các cảnh vực khác thuộc sắc. Prajñapti[12] nói: «Có loại mắt bị phản kích[13] trong nước chứ không bị trên đất liền, như cá chẳng hạn. Có loại mắt bị phản kích trên đất liến, nhưng không bị trong nước, như mắt người phổ thông chẳng hạn. Hoặc bị cả hai, như cá sấu,[14] ếch, quỷ tì-xá-xà,[15] thợ lặn bắt cá, v.v… Hoặc không bị cả hai, tức là trừ các trường hợp kể trên. Có loại mắt bị phản kích ban đêm, ban ngày thì không; như dơi, cú. Hoặc ngày, chứ ban đêm thì không; như phổ thông loài người. Hoặc cả ngày và đêm; như chó, dã can, ngựa, beo, mèo. Hoặc cả hai đều không; trừ các trường hợp kể trên.

c/ Đối kháng bởi đối tượng,[16] là tâm và tâm sở trong các đối tượng cá biệt của chúng.

Lại nữa, sự khác biệt giữa cảnh vực (viṣaya) và đối tượng (ālambana) là gì? Cảnh vực, là môi trường trong đó nó có tác dụng (kāritra). Cái gì được tâm và tâm sở bám vào, cái đó là đối tượng.

Tại sao, khi vận hành trong cảnh vực của mình, hay trong đối tượng, nó được nói là bị phản kích (pratihanyate)? Bởi vì vượt ra ngoài phạm vi đó, nó không hoạt động. Hoặc ở đây, đối kháng tức là sự va chạm;[17] nghĩa là nó hoạt động trong cảnh vực của chính nó.

Ở đây, mười hữu đối, là chỉ cho sự đối kháng bởi ngăn che (āvaraṇapratighāta), vì chúng ngăn che lẫn nhau.

Những pháp nào là hữu đối vì có sự đối kháng bởi cảnh vực, thì đồng thời cũng vì có sự đối kháng bởi ngăn che? Có bốn trường hợp. Thứ nhất,[18] bảy tâm giới, một phần pháp giới, tức những gì tương ưng với tâm. Thứ hai,[19] năm cảnh vực. Thứ ba,[20] năm căn. Thứ tư,[21] một phần pháp giới, trừ các pháp tương ưng với tâm.

Những pháp nào là hữu đối, vì có sự đối kháng bởi cảnh vực, và bởi đối tượng? Đó là trường hợp sau. Những gì vì có đối kháng bởi đối tượng thì cũng vì có sự đối kháng bởi cảnh vực. Nhưng cũng có trường hợp, vì có sự đối kháng bởi cảnh vực mà không phải vì có sự đối kháng bởi đối tượng; đó là năm căn.

Đại đức Kumāralāta nói: «Ở nơi cái nào mà tâm ý muốn khởi lên, nhưng bị đối kháng bởi những cái khác, cái đó được biết là hữu đối. Vô đối, được biết là ngược lại.»

Đã nói xong hữu đốivô đối.

3. Thiện – Bất thiệnVô ký

Trong 18 giới này, bao nhiêu giới thiện (kuśala)? Bao nhiêu giới bất thiện (akuśala)? Bao nhiêu giới vô ký (avyākṛta)?

a. Duy vô ký

avyākṛtā aṣṭau

ta evārūpaśabdakāḥ //29/

此除色聲八無記

[29c-d] Vô ký, là tám giới này,

Chúng không có sắc và thanh.

Tám giới nào? Tức là 10 giới hữu đối, trừ đi sắc và thanh. Tức các giới gồm năm căn, hương, vị, và xúc. Tám giới này không xác định được là thiện hay bất thiện, nên chúng là vô ký. Thuyết khác nói, đối với quả dị thục (vipāka), chúng không xác định. Phản nạn nói: thế thì, trong vô lậu cũng như vậy?[22]

b. Thông cả ba

tridhā’nye

餘三種

[30a] Còn lại, gồm cả ba.

Mười giới còn lại gồm cả thiện, bất thiện, và vô ký.

Trong đó, bảy giới (tâm giới, cittadhātavaḥ) là thiện khi liên hệ với vô tham các thứ;[23] là bất thiện khi liên hệ với tham các thứ; ngoài ravô ký.

Pháp giới, là thiện, nếu nguyên khởi liên hệ với tự tính của vô tham các thứ, và trạch diệt; là bất thiện, nếu nguyên khởi liên hệ tham các thứ. Ngoài ra, là vô ký.

Hai giới sắc, là thiện hay bất thiện, khi kết hợp với thân biểu và ngữ biểu, có nguyên khởi từ tâm thiện hay bất thiện. Ngoài ra, chúng là vô ký.

4. Giới hệ

Trong 18 giới này, bao nhiêu giới hệ thuộc Dục giới (kāmadhātu)? Bao nhiêu giới trong Sắc giới (rūpadhātu)?

a. Dục giới

kāmadhātv āptāḥ sarve

欲界繫十八

[30a-b] Tất cả hệ thuộc Dục giới

Hệ thuộc, nghĩa là không phân ly; chúng dính chặt vào Dục giới.

b. Sắc giới

rūpe caturdaśa

色界繫十四

[30b] Mười bốn trong Sắc giới.

Có 14 giới trong Sắc giới (rūpadhātu).

vinā gandharasaghrāṇa-

jīhvāvijñānadhātubhiḥ //30/

除香味二識

[30b-d] Trừ các giới hương, vị,

Thức của mũi và thức của lưỡi.

Thật vậy, trong cõi này không có hương và vị. Vì hai giới này thuộc loại đoàn thực,[24] và vì thác sinh lên đây chỉ những ai ly dục đối với loại thực phẩm này. Do vậy, thức của mũi và thức của lưỡi cũng không có; vì đối tượng của chúng không tồn tại.

Phản nạn rằng, như vậy trong cõi này xúc giới (spraṣṭavyadhātu) cũng không tồn tại; vì nó cũng thuộc loại đoàn thực?

[Không phải vậy] Xúc nào mà tự tính không phải là thực phẩm (āhārasvabhāva)[25], thức ấy có ở cõi này.

Phản nạn rằng, nếu vậy, hương và vị cũng như thế?[26]

[Không phải vậy] Hương và vị, ngoài tính cách làm thức ăn, không có công dụng gì. Nhưng ở đây có xúc, vì là sở y của căn, là sự duy trì, là y phục. Vì vậy, với những ai đã ly dục đối với thực phẩm thì hương và vị ở đây vô dụng; nhưng xúc thì không phải vậy.

Vị khác[27] nói, do y chỉ các thiền (dhyāna) và định (samāpatti), mà các sắc được thấy, thanh được nghe; và thân được ích lợi do xúc đặc biệt cùng song hành với khinh an (praśrabdhi). Cho nên, ba giới này phát sinh với sự sinh khởi của Thiền, mà hương và vị thì không.

Phản nạn rằng, như vậy, căn của mũi và lưỡi không tồn tại ở đây vì vô dụng.

[Không phải vậy][28] Chúng có công dụng. Thật vậy, nếu không có hai giới này thì sẽ không có ngôn ngữ và vẻ đẹp của thân.

Nếu vì mục đích sắc đẹp và phát ngôn, thì y xứ (adhiṣṭhāna) là cần thiết; cần gì căn?

Không có căn thì y xứ không xuất hiện; như y xứ của nam căn.[29] Lẽ đương nhiên nó không xuất hiện, vì không có công dụng. Nhưng y xứ của mũi và lưỡi có công dụng. Do đó, lẽ đương nhiên nó xuất hiện mà không có căn.

Mặc dù[30] không có công dụng, căn vẫn sinh khởi; như đối với những cái chết nhất định trong thai. Có thể có.[31] Không có công dụng, nhưng không phải không có nguyên nhân. Vậy, nguyên nhân gì cho sự phát sinh của căn? Nghiệp đặc biệt do khát ái liên hệ đến căn này. Những ai dứt khát ái đối với cảnh, thì nhất định cũng dứt khát ái đối với căn. Với những ai đã ly dục đối với cảnh, căn của mũi và lưỡi nơi đó không thể phát sinh.[32]

Hoặc, tại sao nam căn cũng không hiện sinh nơi đó?[33] Vì không đẹp.[34]

Sự ẩn kín của mã âm tàng[35] có gì là không đẹp?[36] Vả lại, sự sinh khởi của nó không chỉ vì có công dụng. Vì sao? Đó là do năng lực của tác nhân (kāraṇa). Mặc dù không đẹp mắt, nhưng nếu có nguyên nhân thì có sự sinh khởi.

Ở đây, mâu thuẫn với Kinh.[37] Kinh nói, «với căn không khuyết tật, không thiếu bớt.» Những căn nào tồn tại ở đó, các căn ấy không khiếm khuyết, không khuyết tật, thì có gì là mâu thuẫn?

Phản nạn rằng, nếu vậy, ở đây cũng tồn tại nam căn.[38]

Nhưng Kinh ấy nói như vậy.[39] Mặc dù ở đây có căn của mũi và lưỡi, nhưng không có hương và vị. Thật vậy, do thông qua tự thể nội thân (ātmabhāva), chứ không phải thông qua cảnh vực, mà khát ái phát sinh nơi sáu xứ (āyatana). Nhưng thông qua xúc dâm dục (maithunasparśa) mà ái phát sinh nơi nam căn. Do vậy, điều được chứng minh là hệ thuộc trong Sắc giới có mưới bốn giới.

c. Vô sắc giới

ārūpyāptā manodharma-

manovijñānadhātavaḥ/

無色繫後三

[31a-b] Hệ thuộc Vô sắc giới, gồm ý, pháp

 và ý thức giới.

Những ai đã ly dục đối với sắc sinh ở đây. Do đó, ở cõi này, mười giớitự tính là sắc, tức là năm sở y và các đối tượng của chúng, cùng với năm thức giới, không sinh khởi.[40]

5. Hữu lậuVô lậu

Có bao nhiêu giới là hữu lậu (sāsrava)? Có bao nhiêu giới là vô lậu (anāsrava)? Ý giới, pháp giớiý thức giới đã nói trên,

a. Cả hai

sāsravānāsravā ete trayaḥ

意法意識通

[31c-d] Ba giới này hoặc hữu lậu hoặc vô lậu.

Chúng là vô lậu khi được liệt vào đạo đế (mārgasatya) hay vô vi (asaṃskṛta). Ngoài ra, là hữu lậu.

b. Duy hữu lậu

śeṣās tu sāsravāḥ //31/

所餘唯有漏

[31d] Còn lại là hữu lậu.

Mười lăm giới còn lại duy chỉ hữu lậu.

6. Tầm - Tứ

Có bao nhiêu giới là hữu tầm (savitarka)[41] và hữu tứ (savicāra)? Bao nhiêu chỉ có tứ? Bao nhiêu giới không tầm không tứ?

a. Năm thức thân

savitarkavicārā hi

pañca vijñānadhātavaḥ/

五識唯尋伺

[32a-b] Hữu tầm tứ, thật vậy,

Là năm thức giới.

Chúng luôn luôn liên hệ tầm và tứ.[42] Từ thật vậy (hi)[43] có mục đích hạn chế.

b. Ba giới cuối

antyās trayas triprakārāḥ

後三三

[32c] Ba giới sau cùng, cả ba trạng thái.

Những giới sau cùng, chỉ cho ý giới, pháp giớiý thức giới. Ba giới này đủ cả ba trạng thái (prakāra).[44]

1/ Ở đây, trong Dục giớiSơ thiền, có tính chất tầm-tứ gồm có ý giới, ý thức giới, phần pháp giới tương ưng tâm (saṃprayukta), và trừ bản thân tầm và tứ.

2/ Thiền trung gian (dhyānāntara), không có tầm; duy chỉ có tứ.

3/ Từ Nhị thiền trở lên cho đến Hữu đỉnh (bhāvagra), không tầm và không tứ. Hết cả pháp giới không tương ưng tâm, và tứ trong Thiền trung gian, cũng vậy.

4/ Nhưng, tầm thì luôn luôn không có tầm mà chỉ có tứ; vì không có hai tầm đồng thời, và vì chỉ có liên hệ với tứ.

Tứ trong Dục giới và trong Sơ thiền không xuất hiện trong ba trạng thái này. Trường hợp này được nói như thế nào? Nói là không tứ duy tầm; vì không có hai tứ đồng thời, và vì chỉ liên hệ với tầm.

Do đó nói rằng trong các địa vị (bhūmi) hữu tầm hữu tứ, các pháp có bốn trạng thái: 1. Hữu tầm hữu tứ là các pháp tương ưng tâm trừ đi tầm và tứ. 2. Không tầm duy tứ, là tầm. 3. Không tầm không tứ, là các pháp không tương ưng tâm. 4. Không tứ duy tầm, là tứ.

c. Mười giới sắc

śeṣā ubhayavarjiāḥ //32/

餘無

[32d] Còn lại, không cả hai.

Mười giới có sắc (rūpin) còn lại luôn luôn không tầm, không tứ, vì không tương ưng tâm.

Nếu năm thức thân (vijñānakāya) có tầm, có tứ, tại sao chúng được nói là không phân biệt (avikalpa)?

nirūpaṇānusmaraṇa-

vikalpenāvikalpakāḥ/

說五無分別 由計度隨念

[33a-b] Do [không có] phân biệt bằng thẩm sát và ức niệm,

nên chúng là không phân biệt.

Truyền thuyết[45] nói, phân biệt có ba dạng. Phân biệt do tự tính (svabhāva)[46], bằng thẩm sát (abhinirūpaṇa),[47] và bằng hồi ức (anusmaraṇa).[48] Chúng chỉ có phân biệt do tự tính, mà không hai dạng kia; do đó nói chúng là không phân biệt. Cũng như con ngựa có một chân được gọi là không chân (apādaka). Ở đây, phân biệt do tự tính là tầm (vitarka). Điều này sẽ được nêu rõ trong chương về tâm sở (caitta)[49] ở sau.

d. Ý phân biệt

Vả lại, tự tính của hai cái kia là gì? Nói theo thứ tự,

tau prajñāmānasī vyagrā

smṛtaḥ sarvaiva mānasī //33/

以意地散慧 意諸念為體

[33c-d] Cả hai, là tuệ với tâm ý không tập trung;

tất cả niệm, đều là tâm ý.

Tuệ (prañā)[50] tương ưng ý thức được gọi là tâm ý (mānasī).[51] Không tập trung (avyagra), tức là không có định tâm (asamāhita). Đó là phân biệt bằng thẩm sát. Tất cả sự ức niệm của tâm ý,[52] trong trạng thái định hay không định, là phân biệt bằng hồi ức.

7. Sở duyên

Có bao nhiêu giới có đối tượng?[53] Có bao nhiêu giới không đối tượng?

a. Bảy tâm giới

sapta sālambanāś citta-

dhātavaḥ

七心…[有所緣]

[34a-b] Bảy tâm giới có đối tượng.

Các thức giới của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và ý giới; tám tâm giới có đối tượng vì chúng nắm bắt cảnh vực (viṣaya).

b. Các giới khác

ardhaṃ ca dharmataḥ/

法界半 有所緣[餘無[54]]

[34b] Và một phần pháp giới, có đối tượng.

Có đối tượng là [những pháp] mà tự tínhtâm sở (caittasika). Còn lại mười giới không có sắc và một phần pháp giới mà không tương ưng tâm, là không đối tượng.

8. Chấp thọ

Có bao nhiêu giới là được chấp thọ?[55] Có bao nhiêu giới không được chấp thọ?

a. Không chấp thọ

navānupāttāte

前八界及聲 無執受

[34c-d] Chín không chấp thọ.

Những gì là chín? Bảy giới có đối tượng đã nói trên, và toàn phần giới thứ tám (pháp giới),

cāṣṭau śabdaś ca

Tám giới ấy cùng với thanh.

Chín giới này không được chấp thọ; đó là bảy tâm giới, pháp giới và thanh.

b. Cả hai

anye nava dvidhā //34/

餘二

[34d] Chín còn lại, cả hai thứ.

Tức hoặc được chấp thọ hoặc không được chấp thọ. Ở đây, mắt tai, mũi, lưỡi, thân, hiện tạichấp thọ; quá khứvị lai là không được chấp thọ. Các giới sắc, hương, vị, xúc, hiện tại không tách rời căn là được chấp thọ; ngoài rakhông chấp thọ. Như các thứ, trừ đi gốc rễ của chúng, tóc, lông, móng, răng, phân, nước tiểu, đàm, nước giải, máu. [56]

Chấp thọ (upātta) nghĩa là gì? Những thứ được tâm và tâm sở nắm giữ làm điểm sở y, vì hữu ích hay tổn hại chúng đều phụ thuộc lẫn nhau. Tức là điều mà thế gian gọi là «có cảm giác.»[57]

9. Đại chủng

Có bao nhiêu giới mà tự tínhđại chủng (bhūtasvabhāva)? Có bao nhiêu giới là đại chủng phái sinh (bhautika)?[58]

spraṣṭavyaṃ dvividhaṃ

觸界中有二

[35a] Xúc có hai thứ.

Đó là đại chủngđại chủng phái sinh. Trong đây, đại chủng có bốn. Đại chủng phái sinh là tính chất trơn láng, v.v… có bảy thứ. Phái sinh, vì là cái tồn tại trong các đại chủng.[59]

śeṣā rūpiṇo nava bhautikāḥ/

餘九色所造

[35b] Chín giới có sắc còn lại là phái sinh.

Năm căn giới và bốn cảnh vực (viṣaya); chín giới này duy chỉ là phái sinh.

dharmadhātvekadaśaś ca

法一分亦然

[35c] Và một phần pháp giới.

Cái được biết là vô biểu, là phái sinh.

Còn lại bảy tâm giớipháp giới trong đó trừ vô biểu, không cả hai.

a/ Đại đức Buddhadeva nói, «Mười xứ[60] duy chỉ đại chủng.» Điều nầy không đúng. Vì theo trong Kinh, một cách xác định, đại chủng là bốn tính chất, cứng, v.v…[61] Và vì chúng[62] là cái được xúc.[63] Thật vậy, tính chất cứng v.v… không được nắm bắt bởi con mắt các thứ; và thân căn cũng không nắm bắt màu sắc.

Và Kinh cũng nói: «Này Tỳ-kheo, con mắt là nội xứ, tịnh thể của sắc phái sinh của bốn đại, là cái có sắc, có thể được thấy, có đối kháng. Cho đến, thân cũng vậy. Sắc, này Tỳ-kheo, là ngoại xứ, phái sinh của bốn đại, là cái có sắc, có thể được thấy, có đối kháng. Thanh, này Tỳ-kheo, là cái có sắc, không thể được thấy, có đối kháng. Cũng vậy, hương và vị. Xúc, này Tỳ-kheo, là ngoại xứ, bốn đại chủng, phái sinh của bốn đại chủng, không thể thấy, có đối kháng

Như vậy,[64] một phần của xúc bao hàm các đại chủng; phần còn lại thì không.

b/ Nhưng, Kinh nói, «Những gì nơi con mắt, nơi khối thịt, là tính chất cứng (kakkhaṭa), thuộc thể rắn (kharagata).»[65] Kinh nêu rõ tính chất ấy của khối thịt[66] không tách rời với [con mắt] ấy.

Nhưng, trong Kinh Garbhavikranta,[67] có nói, «Sáu giới này, Tỳ-kheo, là con người (puruṣa)»? Ý nghĩa là nêu rõ thực thể căn bản (maulasattvadravya)[68] của con người. Lại nữa, bởi vì Kinh cũng nói, có sáu xúc xứ.[69] Và bởi vì sẽ sai lầm nếu nói tâm sở không tồn tại.[70] Và cũng không chính xác để thừa nhận rằng tâm sở chính là tâm. Vì Kinh nói, «Tưởng và thọ là các tâm sở. Pháp ấy loại tợ tâm, y chỉ tâm.»[71] Cũng như Kinh nói, tâm có tham.[72] Sự sai biệt của đại chủng và phái sinh trong mười giới cũng vậy.

10. Khả tích

Có bao nhiêu là khả tích (saṃcita), và có bao nhiêu không khả tích (asaṃcita)?

saṃcitā daśa rūpiṇaḥ //35/

十色可積集

[35d] khả tích, mười có sắc.

Năm căn giới, và năm cảnh vực của chúng, là những khả tích, vì là hợp thể của cực vi (paramāṇusaṅghata)[73]. Còn lại là không khả tích. Ý nghĩa là như vậy.

Trong mười tám giới, những giới nào bị chẻ, những giới nào chẻ?[74] Những giới nào bị đốt, những giới nào đốt?

11. Gián đoạn

chinatti chidyate caiva

bāhyaṃ dhātucatuṣṭayam/

謂唯外四界

能斫及所斫

[36a-b] Chẻ và bị chẻ

Bốn giới bên ngoài.

Sắc, hương, vị và xúc: hoặc là búa, hoặc là cây.

Pháp ấy là gì mà được gọi là chẻ (cheda)[75]? Sự cắt đứt dòng chảy hợp thể vốn hiện khởi liên tục, tạo thành các phần đoạn. Các căn, thân chẳng hạn, không bị chẻ. Khi toàn chi thể bị chẻ, nó không tạo thành hai chi. Thật vậy, chúng không trở thành hai căn, vì chi bị cắt ra không còn là căn nữa. Chúng cũng không chẻ. Vì trong suốt,[76] như ánh sáng của minh châu.

12. Trọng lực

Cũng như chẻ và bị chẻ, cũng vậy, bốn giới bên ngoài:

dahyate tulayaty evaṃ

vivādo dagdhṛtulyayoḥ//36/

亦所燒能稱

能燒所稱諍

[36c-d] Bị đốt và cân cũng vậy.

Đốt, bị cân, còn tranh luận.

Nó bị đốt,[77] thì nó cũng cân.[78] Các căn không vậy, vì tính trong suốt, như ánh sáng của minh châu. Thanh cũng không, vì nó không có tính gián đoạn.

Cái đốt, chính là bốn giới. Cái đốt ấy cũng là cái được cân.[79]

Có vị nói rằng, chỉ có hỏa giới là cái đốt. Và chỉ cái có trọng lực, là cái được cân.

Bao nhiêu giới là dị thục sinh? Bao nhiêu giới là sở trưởng dưỡng? Bao nhiêu giới là đẳng lưu tính? Bao nhiêu giới là thật vật? Bao nhiêu có tính sát na?

13. Hậu quả-phát triển

vipākajaupacayikāḥ

pañcādhyātmaṃ…/

內五有熟養

[37a-b] Dị thục sinh, sở trưởng dưỡng,

Năm nội giới.

Năm nội giới, con mắt các thứ, là dị thục sinh[80] và sở trưởng dưỡng.[81] Chúng không là đẳng lưu. Không có đẳng lưu nào tách rời dị thục và sở trưởng dưỡng.

Ở đây, dị thục sinh là cái phát sinh từ dị thục nhân.[82] Trong đó lược bỏ từ trung gian. Như nói «xe bò.»[83] Hoặc được nói là dị thục khi nghiệp đã đi đến thời gian cho kết quả. Tức là, nghiệp sau khi được nấu chín;[84] cái phát sinh từ đó được gọi là dị thục. Nói cách khác, khi quả là cái đã chín, nó được gọi là dị thục sinh. Hoặc trong nhân giả thuyết là quả, cũng như trong quả giả thuyết là nhân. Kinh nói, «Sáu xúc xứ này là nghiệp quá khứ

Sở trưởng dưỡng[85] là những cái được tích lũy từ thực phẩm, từ sự trang sức, từ ngủ nghỉ, từ định. Có vị nói,[86] do bởi phạm hạnh. Nhưng phạm hạnh chỉ là sự không gây tổn hại chứ không phải do bởi đó mà có sự tích lũy. Tính liên tục[87] của sở trưởng dưỡng bảo vệ tính liên tục của dị thục, như sự bảo vệ của thành trì ngoại vi.

Thanh là sở trưởng dưỡng[88] và cũng là đẳng lưu.

…vipākajaḥ/

na śabdaḥ…

聲無異熟生

[37b] Thanh không là dị thục sinh.

Tại sao? Vì nó hoạt động do bởi ý muốn.[89] Nhưng Prajñapti nói, «Tướng đại nhân được thành tựu từ sự tu tập hoàn thiện tránh xa lời thô ác.»[90] Các vị khác nói, thanh thuộc khâu thứ ba:[91] từ các nghiệp mà có các đại chủng; từ các đại chủng mà có thanh. Hoặc các vị khác nữa nói, thanh thuộc khâu thứ năm: từ các nghiệp mà có các đại chủng dị thục; từ đây mà có các sở trưởng dưỡng; từ sở trưởng dưỡngđẳng lưu;[92] từ các đẳng lưu là thanh. Nếu vậy, cảm thọ nơi thân, vốn phát sinh từ đại chủng do nghiệp sinh, không thể là dị thục? Nếu thọ cũng như thanh,[93] mâu thuẫn không phù hợp.

14. Đẳng lưu

… apratighā aṣṭau

naiḥṣyandika vipākajāḥ//37/

八無礙等流

亦異熟生性

[37cd] …Tám không đối kháng

đẳng lưudị thục sinh/

Những gì là tám? Bảy tâm giớipháp giới. Thuộc đẳng lưu[94] là những gì được sinh từ nhân đồng loại biến hành.[95] Những gì phát sinh từ nhân dị thục[96] là dị thục sinh. Chúng không phải là sở trưởng dưỡng, vì không tồn tại sự tích tụ cho những gì không có tính đối kháng.

tridhānye…

餘三

[38a] Còn lại, gồm cả ba.

Bốn giới khác còn lại, đó là sắc, hương, vị, xúc. Chúng là dị thục sinh, là sở trưởng dưỡng, cũng là đẳng lưu.

15. Thực chất

… dravyavān ekaḥ

實唯法

[38a] Có thực chất, chỉ một.

thực chất[97] là vô vi, vì chắc thật. Vì vô vi tồn tại trong pháp giới, do đó nói, chỉ một pháp giới là có thực chất.

16. Sát-na

kṣaṇikāḥ paścimās trayaḥ/

剎那唯後三

[38b] Thuộc sát na, ba giới cuối.

Những giới cuối, kể theo thứ tự văn mạch, là ý giới, pháp giớiý thức giới. Một sát na trong phẩm loại vô lậu tối sơ[98] thuộc khổ pháp trí nhẫn (duḥkhe dharmajñānakṣānti), chúng không phải là đẳng lưu[99] do đó được nói là có tính sát na. Không có pháp hữu vi đã sinh khởi nào khác mà không phải là đẳng lưu. Ở đây tâm tương ưng với khổ pháp trí nhẫný giớiý thức giới. Còn lại những gì tồn tại cùng lúc với tâm này, là pháp giới.

17. Thành tựu

Điều này cần được nghiệm xét: Trong khi thủ đắc nhãn giới mà vốn chưa thành tựu,[100] có thành tựu giới của thức con mắt không? Hoặc khi thành tựu giới của thức con mắt, có thành tựu giới của con mắt không? Tụng nói:

cakṣuvijñānadhātvoḥ syāt

pṛthak lābhaḥ sahāpi ca// 38/

眼與眼識界

獨俱得非等

[38cd] Nhãn giớinhãn thức giới

Có sở đắc riêng, và cùng lúc.

1/ Thủ đắc riêng biệt.[101] (a) Hoặc chỉ thủ đắc giới của con mắt mà không thủ đắc giới của thức con mắt. Đó là sở đắc một cách tiệm tiến căn con mắt trong Dục giới; và khi chết ở Vô sắc giớitái sinh vào cõi thiền thứ hai.[102] (b) Hoặc thủ đắc giới của thức con mắt chứ không giới của con mắt: khi tái sinh các cõi thiền từ thứ hai trở lên, nhãn thức hiện tiền; hoặc từ đó chết tái sinh các cõi thấp hơn.

2/ Thủ đắc cùng lúc.[103] (a) Thành tựu cả hai khi sở đắc. Đó là chết ở Vô sắc giới tái sinh vào Dục giớiPhạm thế. (b) Không thủ đắc cả hai: trừ các trường hợp kể trên.

Khi thành tựu (samanvāgata) giới của con mắt, có thành tựu luôn giới của thức con mắt không? Có bốn phạm trù:

Thứ nhất, tái sinh trong các cõi thiền từ thứ hai trở lên, thức con mắt không hiện tiền.

Thứ hai, sinh trong Dục giới, con mắt chưa sở đắc hoặc đã mất.

Thứ ba, sinh trong Dục giới, con mắt đã sở đắc và chưa mất; sinh trong Sơ thiền; sinh trong các cõi thiền thứ hai trở lên khi đang nhìn.

Thứ tư, trừ các trường hợp trên.

Cũng như vậy, sở đắc và thành tựu của giới của con mắt và giới của sắc; giới của thức con mắt và giới của sắc, theo sự hợp lýsuy diễn.

Từ , trong và cùng với,[104] có mục đích tóm lược điều được lập luận như vậy.

18. Nội nghoại

Có bao nhiêu giới thuộc nội tự thân?[105] Bao nhiêu giới ngoại thân?

dvādaśādhyātmikāḥ…

內十二眼等

[39a] Nội giới, có mười hai.

Những gì là mười hai?

… hitvā

rūpādīn…

[39ab] Trừ đi các giới có sắc.

Sáu thức và sáu sở y của chúng; đây là mười hai giới nội tự thân. Sáu giới thuộc cảnh vực, gồm sắc các thứ, là các ngoại giới.

Trong khi không tồn tại tự ngã, do đâu mà nói nội tự thân và ngoại tại? Vì là điểm y chỉ cho quan niệm về cái tôi chủ thể,[106] tâm được gọi là tự ngã. Như Kinh nói, «Do bởi tự ngã được khéo chế ngự,[107] kẻ trí đạt đến thiên giới.» Và nơi khác, Thế Tôn nói đến sự chế ngự đối với tâm, «Tốt đẹp thay, sự chế ngự đối với tâm. Tâm được chế ngự dẫn đến an lạc.» Do sự gần gũi với sở y của tâm vốn được cho là tự ngã, các căn, kể từ con mắt, được nói là thuộc nội tự thân. Sắc các thứ, vì là cảnh vực, nên được gọi là ngoại tại.

Nếu vậy, sáu thức giới không thể được gọi là thuộc nội tự thân. Thật vậy, khi chưa trở thành trạng thái ý giới, chúng không làm sở y cho tâm.[108] Nhưng khi chúng trở thành trạng thái ý giới, chúng không vượt ngoài đặc tính của ý giới. Nếu không như vậy, ý giới chỉ là quá khứ chứ không là vị lai, hiện tại. Nhưng mười tám giới được thừa nhận[109] thuộc cả ba thời. Vả lại, nếu thức vị laihiện tại không có đặc tính của ý giới, thì ý giới trong thời quá khứ cũng không được xác nhận. Thật vậy, đặc tính[110] thì không biến đổi trong các thời.

19. Đồng phần-Bỉ đồng phần

Bao nhiêu giới là đồng phần?[111] Bao nhiêu là bỉ đồng phần?

a. Đồng phần

…dharmasaṃjñakaḥ/

sabhāgaḥ…

法同分…

[39b-c] Những gì được quan niệm là pháp

đồng phần.

Cảnh vực được hạn định[112] cho thức. Nếu ở trong cảnh vực ấy thức đã hiện khởi, hay là pháp tất yếu hiện khởi (utpattidharmī);[113] cảnh vực đó được gọi là đồng phần. Không một pháp giới nào mà trong đó không sinh khởi hay sẽ sinh khởi vô biên ý thức.[114] Quả vậy, tất cả Thánh nhân một cách tất yếu phát khởi tâm này: «Tất cả pháp là vô ngã.» Đối với tâm ấy, trừ tự thể và những gì cộng tồn, tất cả pháp đều là đối tượng của nó. Lại nữa, tâm sát na này[115] lại là đối tượng của tâm sát na khác.[116] Như vậy, trong hai sát na, tất cả pháp đều là đối tượng. Do dó, một cách xác định, tất cả pháp đều là đồng phần.

b. Bỉ đồng phần

… tatsabhāgāś ca

śeṣāḥ…

…餘二

[39cd] và bỉ đồng phần,

Những giới còn lại.

Từ «và» (ca) chỉ cho đồng phần. Cái gì được gọi là bỉ đồng phần?[117]

… yo na svakarmakṛt//39/

作不作自業

[39d] Những gì không thực hiện chức năng của nó.

Điều được nói đó có nghĩa là gì? Cái gì thực hiện chức năng của nó thì đó là đồng phần.[118] Ở đây, con mắt nào đã thấy sắc, sẽ và đang thấy sắc, con mắt đó được gọi là đồng phần. Cũng vậy, cho đến ý; mỗi giới được đề cập với hoạt động theo đối tượng cá biệt của nó.

Theo các nhà Kaśmira, con mắt bỉ đồng phần có bốn trường hợp: con mắt sau khi thấy sắc,[119] đã diệt, đang diệt, sẽ diệt, hay con mắt thuộc pháp không sinh khởi.

Mặt khác, theo các nhà phương Tây (Pāścāttya), có năm trường hợp: pháp không sinh khởi gồm có hai, tương ưng với thức và không tương ưng với thức. Cho đến thân, nên biết, cũng vậy. Nhưng, ý giới, nếu là pháp không sinh khởi, nó là bỉ đồng phần.

Các sắc đã, đang và sẽ được thấy bởi mắt đều là đồng phần. Chúng là bỉ đồng phần trong bốn trường hợp: những sắc sau khi được thấy, đã, đang và sẽ diệt, hay thuộc pháp không sinh khởi. Cũng vậy, cho đến xúc; mỗi giới cần được biết với hoạt động cá biệt liên hệ đến căn của nó. Con mắt nào là đồng phần đối với một người thì cũng đồng phần đối với tất cả. Bỉ đồng phần cũng vậy. Như vậy cho đến ý.

Tuy nhiên, sắc là đồng phần đối với người nhìn thấy nó. Với người không nhìn thấy, sắc ấy là bỉ đồng phần. Tại sao vậy? Quả thật, có hiện tượng, sắc mà một người nhìn thấy thì cũng được nhiều người nhìn thấy, như trong sự nhìn ngắm mặt trăng, khiêu vũ, lực sĩ giao đấu. Nhưng không có hiện tượng, hai người nhìn bằng một con mắt chung. Bởi vì con mắt không cộng thông, cho nên đồng phầnbỉ đồng phần được xác định bằng mỗi cá thể. Nhưng, sắc các thứ vốn cộng thông nên được xác định bởi nhiều cá thể khác nhau. Cũng như sắc; các giới thanh, hương, vị, xúc, nên biết, cũng vậy.

Thanh có thể là như vậy. Nhưng hương, vị, xúc được tiếp nhận bởi một cá thể này thì không được tiếp nhận bởi một cá thể khác vì không cộng thông, tức là, vì tiếp nhận áp sát.[120] Vậy, theo lẽ chúng cũng như con mắt các thứ? Điều đó cũng đúng, nhưng vẫn có hiện tượng cộng thông. Hiện tượng đó là, hương các thứ có thể làm phát sinh thức khứu giác của một cá thể này thì đối với cá thể khác cũng vậy; nhưng con mắt các thứ thì không như vậy. Do đó, chúng được suy lý như sắc.

Vậy, sự đồng phầnbỉ đồng phần của thức con mắt các thứ, vì là pháp sinh hay pháp không sinh, cũng như ý giới.

Đồng phần có nghĩa là gì? Phần,[121] là sự giao thiệp hỗ tương[122] của căn, cảnh, thức. Hay phần là sự tương giao tác dụng.[123] Có chung phần ấy[124] nên được gọi là đồng phần. Hoặc do bởi tác dụng cộng đồng của xúc.[125]

Những gì không phải là đồng phần, nhưng là đồng loại với đồng phần, nên nói là bỉ đồng phần.

20. Đoạn trừ

Có bao nhiêu giới được đoạn trừ ở kiến đạo?[126] Bao nhiêu được đoạn trừ ở tu đạo?[127] Bao nhiêu phi sở đoạn?[128]

daśa bhāvanayā heyāḥ pañca ca...

十五唯修斷

[40a] Mười giới được đoạn trừ bởi tu, và năm thức giới.

antyās trayas tridhā

後三界通三

[40b] Ba giới cuối thuộc cả ba.

Ý giới, pháp giới, và ý thức giới, theo thứ tự liệt kê, ba giới này được kể là ba giới cuối, gồm cả ba hình thái.

Được đoạn trừ bởi kiến (darśanaheya) là tám mươi tám tùy miên (anuśaya), cùng với những cộng hữu của chúng (tatsahabhūva),[129] đắc (prapti)[130] của chúng, và cùng với các tùy hành.[131] Được đoạn trừ ở tu đạo (bhāvanaheya) là các pháp hữu lậu còn lại. Vô lậu thuộc phi đoạn (apraheya).

Há không phải có một pháp khác được đoạn trừ bởi kiến (darśnaprahātavyam), tức dị sinh tính (pṛthagjanatvat), và nghiệp thân, khẩu, ý dẫn đọa ác thú; vì pháp này hoàn toàn tương phản với Thánh đạo?[132] Tuy vậy, pháp ấy không phải được trừ bởi kiến. Điều này được nói vắn tắt.

na dṛṣṭiheyam akliṣṭaṃ

na rūpaṃ nāpy aṣaṣṭam[133] //40

不染非六生 色定非見斷

[40cd]Không phải là kiến đoạn, không phải phi nhiễm ô,

không phải thứ sáu sinh, cũng không phải là sắc.

Không có pháp không nhiễm ô[134] nào được đoạn trừ bởi kiến; sắc[135] cũng không. Dị sinh tính thuộc loại vô ký không nhiễm ô, vì đã thành tựu đoạn thiện căn,[136] hay ly nhiễm.[137] Nghiệp thân và ngữ là sắc. Do đó, chúng không được đoạn trừ bởi kiến.[138] Vì sao?[139] Vì không mâu thuẫn với các chân đế (satyeṣu),[140] và vì không phải là sở duyên (anālambanatvāt),[141] và vì sẽ vẫn là dị sinh trong khổ pháp trí nhẫn (duḥkhe dharmakśṣātau).

Thứ sáu, chỉ cho ý xứ. Bởi vì nó phát sinh từ chỗ khác, sinh từ năm căn,[142] nên gọi là phi thứ sáu sinh (aṣaṣṭa). Cái này cũng không được đoạn trừ bởi kiến.

21. Kiến - Phi kiến

Trong mười tám giới, bao nhiêu giới là sự thấy? Bao nhiêu là phi thấy?

cakṣuś ca dharmadhātoś ca

pradeśo dṛṣṭiḥ...

眼法界一分 ... ( 說名見)

[41a-b] con mắt, và một phần pháp giới, là sự thấy.

Một phần đó là gì?

...aṣṭadhā/

八種 (說名見)

[41b]... mười tám thứ.

Năm kiến,[143] gồm hữu thân kiến các thứ, là những sự thấy (dṛṣṭi). Chánh kiến thuộc thế gian; sự thấy thuộc hữu học; sự thấy thuộc vô học. Tám hình thái của pháp giới này là những sự thấy. Còn lại, không phải là sự thấy.

Trong đây, hữu thân kiến các thứ sẽ được diễn giải trong “Phẩm Tùy miên” khi thích hợp.

Lại nữa, thế gian chính kiến là tuệ thuộc hữu lậu thiện tương ưng với ý thức. Thuộc hữu học (chánh kiến), là vô lậu (chánh kiến) của bậc hữu học. Thuộc vô học (chánh kiến) là (chánh kiến) của bậc vô học.[144] Như sự thấy sắc khi có mây, khi không mây, lúc ban đêm, lúc ban ngày; cũng vậy, sự thấy pháp bởi cái thấy (dṛṣṭi) nhiễm ô hay không nhiễm ô, thế gian hay hữu học, vô học.

Ở đây, vì sao thế gian chánh kiến (laukikī samyagdṛṣṭi) được nói là chỉ tương ưng với ý thức? Bởi vì,

pañcavijñānasahajā dhīr

na dṛṣṭir atīraṇāt //41/

五識俱生慧 非見不度故

[41cd] Tuệ cùng sinh với năm thức

Không phải là sự thấy, vì không suy đạc.

Sự thấy là khả năng phán đoán (santīrika),[145] vì nó làm phát khởi sự khảo sát.[146] Tuệ (prajñā) cùng sinh với năm thức thì không như vậy,[147] nên không phải là sự thấy. Cũng như vậy, các pháp khác, và tuệ nhiễm ô hay không nhiễm ô đều không phải là sự thấy.

Con mắt cũng không có suy đạc, tại sao lại là thấy? Thấy ở đây có nghĩa là quán chiếu sắc (rupālocana).[148] Bởi vì,

cakṣuḥ paśyati rūpāni

眼見色...

[42a] Mắt thấy các sắc.

Nếu con mắt có thể thấy, tương ưng với thức khác[149] cũng có thể thấy?[150] Không phải tất cả mắt đều thấy.[151] Vậy cái gì thấy?

sabhāgaṃ...

... 同分

[42b] đồng phần.

Khi có thức, nó thấy. Ngoài ra, không thấy.

Nếu vậy, thức y nơi con mắt cũng thấy?[152]

...na tad āśritam/

vijñānaṃ...

非彼能依識

[42a-b] Không phải thức y chỉ kia.

Thức không thể thấy. Vì sao?

... dṛṣyate rūpaṃ

na kilāntaritaṃ yataḥ //42/

傳說不能觀 彼障諸色故

[42cd] Sắc không được nhìn thấy,

Truyền thuyết nói, khi bị ngăn cách.

Truyền thuyết nói, sắc không được nhìn thấy khi bị che khuất bởi vách tường các thứ. Nếu thức có thể thấy, do tính không đối kháng của nó, nó không bị trở kháng qua vách tường các thứ, cho nên nó có thế thấy ngay cả sắc bị che khuất. Thật vậy, khi bị che khuất, thức con mắt không phát sinh. Đã không phát sinh, làm sao thấy? Vì sao nó không sinh? Những vị[153] chủ trương con mắt thấy thừa nhận rằng, do tính chấtđối kháng của nó con mắt không có tác dụng gì khi bị ngăn che, thức không sinh khởi vì nó hoạt động trên cùng một cảnh vực với sở y.

Vậy,[154] tại sao mắt không thể thấy vật bị ngăn che, như thân căn với đối tượng tiếp hợp (prāptaviṣaya)[155]? Vì tính cách đối kháng của nó. Tại sao người ta có thể thấy vật bị ngăn cách bởi pha lê, vân mẫu, thuỷ tinh, nước? Do đó, không phải vì tính cách đối kháng mà con mắt không nhìn thấy sắc bị ngăn che. Nghĩa là thế nào?[156] Nơi nào sắc tuy bị khuất nhưng ánh sáng không bị ngăn, ở đó thức của mắt sinh khởi. Nhưng nơi nào ánh sáng bị ngăn, nơi đó nó không khởi. Vì không khởi nên không thấy vật bị khuất.

Tuy thế, ở đây Kinh nói: “Các sắc được thấy bởi mắt.” Đây ý muốn nói, mắt được y chỉ bởi thức. Như nói: “Sau khi nhận thức các pháp bởi ý.” Không phải rằng ý nhận thức các pháp, vì nó đã quá khứ.[157] Cái gì nhận thức? Ý thức. Hoặc hành vị của cái y chỉ được ám chỉ bằng cái được y chỉ.[158] Như người ta nói, “Cái giường kêu.” Như Kinh nói, “Sắc được nhận thức bởi mắt, khả ái.” Không phải rằng các sắc này được nhận thức bởi mắt. Kinh cũng nói, “Này Bà-la-môn, mắt là cửa... cho đến, để nhìn thấy sắc.” Do đó biết rằng, thức nhìn thấy ngang qua cửa là con mắt. Ở đây, sự thấy (darśana) nói là cửa. Thật vô lý khi nói, “Sự thấy để thấy các sắc.”

Nếu thức thấy (paśyati), cái gì thức biệt (vijānāti)? Sự sai biệt của hai cái này là gì? Cái gì nhận thức sắc, cái đó thấy sắc. Cũng như một phần tuệ (kaścit prajñā)[159] được nói là thấy (paśyati), và cũng tuệ tri (prajānāti).[160] Cũng vậy, một phần thức (kaścid vijñānaṃ)[161] được nói là thấy, và cũng thức biệt.

Một số vị khác nói, “Nếu mắt thấy, hành vi thấy có gì khác với kẻ tác nghiệp là con mắt?”[162] Chất vấn này không chính xác. Nếu cho rằng, “thức nhận thức” (vijñānaṃ vijānāti); ở đây cũng không có sự phân biệt tác giả với tác nghiệp.

Quan điểm khác nói,[163] “thức của mắt thấy,” nhưng do sở y của nó mà nói “mắt thấy.” Cũng như do sở y của tiếng kêu mà nói “Chuông kêu.” Nếu vậy, con mắt cũng có khả năng thức biệt, vì nó là sở y của thức? Không có khả năng ấy. Thế gian công nhận con mắt thấy. Khi nó phát khởi, người ta nói, sắc được thấy, mà không nói được thức biệt.

Điều này được nói trong Vibhāṣā:[164] “Được thủ đắc bởi mắt, được tiếp nhận bởi thức của mắt, được nói là được thấy.” Do đó nói, mắt thấy, mà không nói nó thức biệt. Thức chỉ khi nào hiện diện mới thức biệt sắc. Như gọi mặt trời là “kẻ tạo ngày.”[165]

Ở đây, các nhà Kinh lượng bộ (Sautrāntika) nói, “Sao lại vô ích thế![166] Do duyên con mắt và sắc, thức của mắt khởi lên. Ở đây, cái gì thấy, cái gì bị thấy? Không có gì khác hơn là pháp, duy chỉ là nhân và quả. Nhưng tùy thuận thế tình mà quy ước rằng “mắt thấy; thức thức biệt.” Không nên ở đó mà cố chấp. Thật vậy, Thế Tôn nói, “Không nên cố chấp từ nghĩa địa phương[167] và chạy theo khái niệm của người đời.

Nhưng các nhà Vaibhāṣika ở Kaśmira chủ trương như vầy: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý thức biệt.

22. Phụ luận
i. Hai vị trí

Nếu con mắt thấy, vậy nó thấy các sắc bởi một con mắt, hay bởi cả hai?

ubhāyām api cakṣurbhyā

paśyati vyaktdarśanāt/

或二眼俱時 見色分明故

[43ab] Cả hai mắt đều cùng

thấy, vì sự thấy được rõ ràng.

Các nhà Abhidharmika đều nói, cả hai mắt cùng thấy. Thật vậy, cả hai mắt đều mở thì sự thấy tỏ rõ hơn. Khi một mắt mở, con kia hơi nhắm, người ta nhìn thấy hai mặt trăng. Không phải do sự đổi khác của một trong hai con.[168] Cũng không phải có sự phân hai do sở y bị phân hai, vì không có vị trí cố định của thức, như sắc.[169]

ii. Cảnh tiếp hợp

Nếu mắt thấy, tai nghe, cho đến ý thức biệt, trong chúng, cái nào tiếp hợp đối tượng? Hoặc không tiếp hợp?

cakṣuḥ śrotramano’ prāptaviṣayaṃ...

眼耳意根境 不至...

[43cd] Mắt, tai, ý, không tiếp hợp đối tượng.[170]

Thật vậy, mắt thấy sắc từ xa, nhưng không thấy thuốc trong con mắt. Tai nghe tiếng từ xa. Nếu đối tượng tiếp hợp, thiên nhãnthiên nhĩ không khởi lên với những thiền giả trong cõi người, như căn của mũi.

Nếu con mắt có đối tượng không tiếp hợp, tại sao nó không thấy tất cả đối tượng xa, và bị che khuất?[171] Thì cũng như, tại sao nam châm không hút hết thảy kim loại không đến gần? Đối tượng tiếp hợp cũng đồng như vậy. Cũng như, tại sao mắt không thấy tất cả vật tiếp hợp như thuốc trong mắt hay thẻ tre? Lại nữa, cũng như mũi các thứ vốn nhận đối tượng tiếp hợp nhưng không phải là nhận tất cả, vì không thể nhận các thứ cộng hữu như mùi hương v.v... Cũng vậy, mắt chỉ có thể có đối tượng không tiếp hợp mà không phải là tất cả.[172] Ý cũng vậy không có khả năng tiếp cận, và là phi sắc.

Lại nữa, một số vị khác quan niệm tai có đối tượng tiếp hợp và cả không tiếp hợp; vì nó có thể nghe âm thanh trong lỗ tai.

Nhưng, còn lại mũi, lưỡi, thân

... trayam anyathā //43/

三相違

[43d] Ba căn này khác biệt.

Nghĩa là chúng có đối tượng tiếp hợp. Mũi tại sao có đối tượng tiếp hợp? Vì ngưng thở thì không ngửi được mùi hương.

Tiếp hợp là thế nào? Sự sinh khởi không có gián cách.[173]

Vậy thì, các cực vi (paramāṇa)[174] có tiếp xúc nhau hay không?

Phái Kaśmīrika nói, không tiếp xúc. Tại sao? Nếu chúng tiếp xúc toàn thân, các vật thể trở thành hỗn hợp. Nếu tiếp xúc từng phần, cực vi có các phần tử (sāvayava).[175] Nhưng cực vi thì không có các phần tử (nirayava).

Nếu vậy, âm thanh xuất hiện như thế nào?[176] Nếu chúng tiếp xúc, tay sẽ dính trong tay; đá sẽ dính trong đá.

Nhưng, vậy tại sao khối hợp chất khi kích nhau không bị phân rã? Do chúng được duy trì bởi phong giới (vāyadhātu). Có loại gió có tác dụng làm phân tán, như gió thời kỳ kiếp hoại (saṃvarttanyām); và có loại có tác dụng kết hợp, như gió thời kiếp thành (vivarttanyām). Nay bằng cách nào ba căn này do sự tiếp hợp không gián cách mà được nói là có đối tượng tiếp hợp? Sự tiếp hợp chính là trạng thái không gián cách; ở trung gian không có bất cứ vật gì. Vả lại, không có gì sai lầm, vì do có phần tử nên các hợp thể (saṃghāta)[177] tiếp xúc nhau.

Vả lại, bằng lý luận như vậy, văn nghĩa của Vaibhāṣika được chứng minh: “Vật được xúc (spṛṣṭa) sinh khởi do nhân là vật được xúc, hay do nhân là vật không được xúc?”[178] Sau khi hỏi như vậy rồi, Vaibhāṣika trả lời, “Về nhân, có khi do nhân là xúc mà vật phi xúc phát sinh, như khi nó bị phân tán.[179] Có khi do nhân phi xúc mà vật bị xúc phát sinh, như khi nó được tích hợp.[180] Có khi nhân xúc, vật được xúc phát sinh, khi vật đã tích hợp càng được tích hợp.[181] Có khi nhân phi xúc làm phát sinh vật phi xúc, như bụi bay qua cửa sổ.[182]”

Đại đức Vasumitra nói: Nếu các cực vi tiếp xúc, chúng tồn tại đến sát na sau.

Đại Đức[183] nói, chúng không tiếp xúc, nhưng do không gián cáchquy ước là chúng tiếp xúc. Ý kiến của Đại đức đáng được chấp nhận. Nếu không vậy, trong các trung gian trống của giữa cực vi không gián cách nhau, cái gì cản trở sự đi qua, để thừa nhận chúng có tính đối ngại? Vả lại, các hợp thể không gì khác hơn là các cực vi. Chính những cực vi hợp thể này được xúc chạm, cũng như chúng bị băng hoại (rūpyante).[184]

Lại nữa, nếu tưởng tượng rằng cực vi có bộ vị phân biệt (digbhāgabheda),[185] dù được xúc hay không được xúc, chúng có bộ phận (sāvayavatva).[186] Nếu không có bộ phận, không chứng minh được chúng có tiếp xúc.[187]

iii. Hình lượng

a. Lượng của đối tượng

Phải chăng, các căn này, con mắt v.v… tiếp nhận đối tượng theo chiều kích và trọng lượng của tự thân với tốc độ rất nhanh, như núi non,[188] vòng lửa các thứ;[189] hay nhất thiết là lượng tương xứng hay không tương xứng?[190] Đáp: Tùy theo đối tượng tiếp hợp hay không tiếp hợp như đã nói. Đó là,

tribhir ghrāṇādibhis tulya-

viṣayagrahaṇaṃ matas/

應知鼻等三 唯取等量境

[44ab] Ba (căn), mũi v.v… chỉ

tiếp nhận đối tượng tương xứng.

Tùy theo mức độ cực vi của căn và cực vi của đối tượng được kết hợpnhận thức được dẫn khởi. Nhưng quy luật này không áp dụng cho mắt và tai. Có khi nó nhìn thấy đối tượng nhỏ hơn như đầu sợi tóc. Có khi nó nhìn thấy đối tượng ngang bằng như quả nho. Có khi nhìn đối tượng lớn hơn, như quả núi, với một con mắt mở. Cũng vậy, với tai, khi nghe tiếng muỗi, hay tiếng sấm.

Ý không phải là vật cố kết, hình lượng của nó không được xác định.

b. Cực vi của căn

Các cực vi của các căn này, mắt v.v… được tích hợp (sanniveśa)[191] như thế nào? Cực vi của mắt được bố trí tùy theo hạn lượng của đồng tử, như hoa thì-la (ajājīpuṣpa),[192] được trùm lên bằng một màng mỏng trong suốt khiến không bị phân tán.

Có thuyết nói, chúng được chồng thành lớp như viên bi (piṇḍavat). Chúng không che khuất nhau, như pha lê, vì trong suốt.

Cực vi của căn lỗ tai được bố trí bên trong như lá bối (bhūrja).[193]

Cực vi của căn của mũi ở bên trong xoang mũi (ghāṭābhyantare) có hình que (śalākāvat).[194]

Ba căn đầu này được bố trí như tràng hoa (mālāvat).[195]

Cực vi của căn lưỡi như hình bán nguyệt. Truyền thuyết nói,[196] chúng chỉ bằng đầu sợi tóc, ở phần giữa của lưỡi, không được trùm khắp bởi cực vi của căn của lưỡi.

Cực vi thân căn bố trí theo hình của thân.

Cực vi của nữ căn như hình cái trống cơm.

Cực vi của nam căn hình như ngón tay cái.

Ở đây, các cực vi của căn của mắt có khi toàn thểđồng phần (sabhāga); có khi là bỉ đồng phần (tatsabhāga). Có khi một số đồng phần, một số bỉ đồng phần. Cũng vậy, cho đến các cực vi của căn của lưỡi. Nhưng các cực vi của thân căn thì không toàn thể đồng phần. Đối với các chúng sinh bị giam cầm trong địa ngục thiêu đốt, vô lượng cực vi của thân cănbỉ đồng phần. Truyền thuyết nói,[197] với tất cả cực vi ấy,[198] khi thức khởi, thân thể (āśraya: sở y) bị vỡ vụn. Không có một cực vi của căn hay một cực vi của cảnh duy nhất làm phát sinh thức. Vì năm thức thân lấy hợp thể (saṃcita) làm sở y và đối tượng. Do đó, cực vi được nói là không biểu hiện (anidarśana), vì không được nhìn thấy.

iv. Thời gian tính của thức

Có sáu thức giới đã được nói, thức con mắt cho đến ý thức. Đối tượng của năm thức duy hiện tại; của thức cuối cùng thông cả ba thời. Sở y của chúng cũng như vậy chăng? Không phải như vậy. Tại sao?

caramasyāśrayo’ tītaḥ

pañcānāṃ sahajaś ca taiḥ //44/

後依唯過去 五識依或俱

[44cd] Sở y của thức cuối là quá khứ;

Của năm thức, và đồng thời.

Sở y của ý thức giới là ý vô gián diệt (samanantaraniruddhaṃ manas)[199]

Từ (ca) chỉ cho quá khứ. Mắt là sở y đồng thời (sahaja) của thức con mắt. Cũng vậy, cho đến thân là sở y đồng thời của thân thức. Sở y quá khứ của chúng là ý. Như vậy, năm thức thân này là hai căn sở y.[200] Do đó nói rằng, “Cái là sở y cho thức con mắt, cái đó có là điều kiện không gián cách (samanantara)[201] cho thức con mắt không?

Có bốn trường hợp. Thứ nhất, con mắt.[202] Thứ hai, pháp giới, tâm sở pháp quá khứ không gián cách.[203] Thứ ba, ý quá khứ không gián cách.[204] Thứ tư, các pháp trừ pháp đã nói. Cũng vậy, cho đến căn tự thân của thân thức.

Ý thức, thuộc trường hợp đầu.[205] Cái nào làm sở y thì cũng là điều kiện không gián cách. Có cái có thể làm điều kiện không gián cách, nhưng không phải là sở y, đó là pháp giới tâm sở thuộc quá khứ không gián cách.

v. Định danh sở y và thức

a. Sở y

Thức khi sinh khởi y thác cả hai, tại sao chỉ có mắt v.v… chứ không phải là sắc v.v… được nói là sở y?

tadvikāravikāritvād

āśrayāś ca cakṣurādayaḥ/

隨根變識異 故眼等名依

[44ab] Vì (thức) biến dị theo sự biến dị của nó

Nên (nói) mắt v.v... là sở y.

Cái được y thác (adhīna) là các giới. Do sự biến dị của mắt v.v... mà thức ấy cũng biến dị. Vì do sự lành mạnh hay tổn thương (của mắt) mà (thức) trở nên hoặc bén nhạy hoặc chậm lụt. Nhưng nó không biến đổi với sự biến đổi của sắc v.v… Do đó, chỗ y thác của nó không phải là mắt v.v… Cái gì làm chỗ y thác, cái đó là sở y.

b. Thức

Lại nữa, tại sao cái mà bởi đó sắc v.v... được nhận thức được gọi là thức của mắt, cho đến ý thức, chứ không gọi là thức của sắc, cho đến thức của pháp? Cái gì có những cái này, mắt v.v… là sở y; thì đối với chúng,[206]

ato’ sādhāraṇatvāc ca

vijñānaṃ tair nirucyate //45/

彼及不共因 故隨根說識

[45cd] Và do bởi tính cách cá biệt,

Bởi cái đó nó được định danh là thức.

Tính cách cá biệt (asādhāraṇatva)[207] là gì? Mắt của người khác không thể làm sở y cho thức (của người này). Nhưng, sắc là đối tượng (ālambana) của ý thức, và cũng là đối tượng cho thức con mắt của người khác. Cho đến thân thức, nên biết, cũng vậy. Vì vậy, do tính chất sở y, và do tính cách cá biệt, thức được định danh bởi các (căn) ấy, chứ không phải bởi sắc các thứ. Cũng như nói “tiếng trống”, “mầm lúa.”[208]

c. Giới địa của nhận thức

Một người tồn tại trong thân nhìn thấy các sắc bằng con mắt; khi ấy thân, con mắt, sắc, thức có cùng ở trên một giới địa không? Chúng ở khác giới địa?

Đáp: tất cả có sự khác biệt.

1/ Một người sinh trong Dục giới (kāmadhātu):

- Nhìn sắc của giới địa đó bằng con mắt ở đó; tất cả đều trong cùng một giới địa này (svabhūmi).

- Nhìn các sắc trong giới địa của bản thân[209] bằng con mắt của Sơ thiền, bấy giờ thân và sắc cùng ở giới địa này, nhưng thức và mắt ở giới địa khác.[210]

- Nhìn các sắc trong giới địa của Sơ thiền, ba thứ kia[211] thuộc giới địa khác.

- Nhìn các sắc ở Dục giới bằng con mắt của Nhị thiền, khi ấy thân và sắc ở Dục giới, [212] con mắt ở giới địa kia (tadbhūmikaṃ),[213] thức ở giới địa Sơ thiền.

- Nhìn sắc trong sơ thiền, thức và sắc thuộc địa giới ấy; thân thuộc Dục giới; mắt thuộc địa giới Nhị thiền.

- Nhìn sắc trong giới địa Nhị thiền, sắc và mắt thuộc giới địa ấy; thân thuộc Dục giới; thức thuộc Sơ thiền.

- Cũng vậy, với con mắt thuộc thiền thứ ba và thứ tư mà nhìn sắc trong giới địa của bản thân hay trong giới địa thấp hơn, theo sự thích hợp mà suy.

2/ Một người sinh trong giới địa Sơ thiền:

- Bằng con mắt trong địa giới này nhìn các sắc ở đây, tất cả đều cùng giới địa của bản thân. Nếu nhìn sắc trong giới địa thấp hơn, ba thuộc giới địa của bản thân.[214]

- Bằng con mắt Nhị thiền nhìn (sắc) trong giới địa của bản thân;[215] ba thuộc giới địa bản thân, mắt thuộc giới địa kia.[216] Khi nhìn các sắc ở Dục giới, thân và thức thuộc giới địa bản thân, sắc thuộc hạ giới, mắt thuộc giới địa kia.[217] Khi nhìn (sắc) thuộc Nhị thiền, mắt và sắc thuộc giới địa ấy; còn lại, thuộc giới địa bản thân.[218]

- Cũng vậy, bằng con mắt của Tam thiền,[219] theo sự hợp lý mà suy.

3/ Một người sinh ở Nhị thiền,[220] bằng con mắt thuộc giới địa bản thân hay giới địa khác, nhìn sắc thuộc giới địa bản thân hay giới địa khác, cũng vậy, tùy theo sự hợp lý mà suy.

Nhưng, theo nguyên lý (niyama)[221] sau đây:

na kāyasyādharaṃ cakṣuḥ

眼不下於身

[46a] Mắt không thấp hơn thân.

Thân, mắt và sắc thuộc cả năm giới địa: Dục giới, cho đến giới địa Tứ thiền. Mắt và sắc thuộc hai: Dục giớiSơ thiền. Trong đây, thân thuộc giới địa nào, mắt thuộc giới địa ấy; hoặc mắt ở giới địa cao hơn chứ không thấp hơn. Cảnh vực sắc cùng giới địa với mắt hay thấp hơn.

urdhvaṃ rūpaṃ na cakṣuṣaḥ/

色(識)非上眼

[46b] Sắc không cao hơn mắt.

Thật vậy, không bao giờ sắc thuộc giới địa cao hơn có thể được thấy bởi mắt thuộc giới địa thấp hơn.

vijñānaṃ ca...

...識 ...

[43c] ... và thức...

Cũng như sắc, thức không cao hơn mắt.

... asya rūpaṃ tu

kāyasyobhe ca sarvataḥ// 46/

色於識一切 二於身亦然

[46cd] Nhưng sắc đối với nó, và cả hai đối với thân, từ tất cả.

Đối với nó (asya), chỉ thức con mắt vừa được nói, có đối tượng sắc từ tất cả: cao cả: cao hơn, thấp hơn, và giới địa bản thân.

Thân có hai, sắc và thức, từ tất cả.

Cũng như mắt, được nói, được nói chi tiết, nên biết,

tathā srotraṃ...

如眼耳亦然

[47a] Tai cũng vậy...

“Tai không thấp hơn thân, thanh không cao hơn tai. Thức, và thanh đối với nó; và thân, cả hai: từ tất cả.[222]” Đó gọi là nói chi tiết.

... trayāṇāṃ tu

sarvam eva svabhūmikam /

次三皆自地

[47b] Với ba,

Tất cả thuộc tự địa.

Ba giới: mũi, lưỡi, thân, có thân, đối tượng, thức, đều thuộc giới địa bản thân. Sau khi nêu tổng quát như vậy, sau đây sẽ nêu chi tiết sai biệt.

kāyavijñānam adharasvabhūmi

身識自下地

[47cd] Thân thức, thấp hơn bản địa.

Thân, thân giới, xúc, luôn luôn tại bản địa. Nhưng, thân thức, có khi tại bản địa,[223] như người sinh Dục giới và Sơ thiền. Có khi ở giới địa thấp hơn, như người sinh Nhị thiền.[224]

aniyataṃ manaḥ // 47/

意不定應知

[47d] Ý bất định.

Có khi ý đồng giới địa với thân, ý, thức và pháp; có khi cao hơn hay thấp hơn. Trong thân thuộc năm giới địa, ý v.v…[225] ở tất cả giới địa, khi thọ sinh và khi nhập định. Tuỳ theo sự hợp lý, như sẽ được nói chi tiết trong phẩm “Phân biệt định.” Vì mục đích lược bỏ sự rườm rà mà ở đây không nói thêm nữa, vì kết quả ít mà công sức lớn.

Đã nói xong phụ luận.[226]

23. Sở thức

Nay sẽ nghiên cứu vấn đề này: Trong mười tám giới, và trong sáu thức, cái gì được nhận thức bởi cái gì?[227]

Đáp:

pañca bāhyā dvivijñeyāḥ

五外二所識

[48a] Năm ngoại, hai sở thức.

Các giới sắc thanh, hương, vị, xúc, theo thứ tự, được lãnh thọ (anubhūta) bởi các thức mắt, tai, mũi, lưỡi, và được thức biệt (vijñāyante) bởi ý (manas). Mỗi giới này như vậy được nhận thức bởi hai thức.

Mười ba giới còn lại, vì không phải là cảnh vực của năm thức thân, chỉ được nhận thức bởi một ý thức.

24. Thường tính

Trong mười tám giới này, bao nhiêu giới là thường?

nityā dharmā asaṃskṛtāḥ

常法界無為

[48b] Thường hằng là các pháp vô vi.

Theo đó, một phần của pháp giớithường hằng. Còn lại đều là vô thường.

25. Căn-Phi căn

Bao nhiêu là căn? Bao nhiêu phi căn?

dharmādha indriyaṃ ye ca

dvādaśādhyātmikāḥ smṛtā// 48/

法一分是根 并內界十二

[48cd] Phân nửa pháp giới là căn.

Và mười hai nội giới được ghi nhớ.

Trong Kinh,[228] hai mươi hai căn được nói đến: căn mắt (cakṣurindriya), căn tai (srotrendriya), căn mũi (ghāṇendriya), căn lưỡi (jīhvendriya), căn thân (kāyendriya), căn ý (manaindriya), căn nữ (strīndriya), căn nam (puruṣendriya), căn sinh mạng (jīvitendriya), căn lạc (sukhendriya), căn khổ (duḥkhendriya), căn hoan hỷ (saumanasyendriya), căn ưu phiền (daumanasyendriya), căn buông xả (upekṣendriya), căn tín (śraddhendriya), căn tinh tấn (vīryendriya), căn ức niệm (smṛtīndriya), căn định (samādhīndrya), căn tuệ (prajñendriyam), căn sẽ biết điều chưa biết (anājñātamājñāsyāmīndriya), căn biết (ājñendriya), căn đã biết rõ (ājñāvīndriya).

Nhưng các nhà Abhidharmika không theo thứ tự của sáu xứ, mà đặt ý căn ngay sau mạng căn, vì tính cách có đối tượng của nó (sālambanatvāt).

Trong đây, phân nửa pháp giới là mười một căn kể từ mạng, và ba căn sau, vì là một phần của pháp giới.

Mười hai giới nội tự thân (adhyātmika),[229] gồm năm giới kể từ mắt theo như tên gọi, ý căn bao gồm bảy tâm giới. Căn nam và nữ là một phần thân giới, sau này sẽ nói. Năm giới còn lại, và một phần pháp giới được lập thành phi căn.



[1] Skt. sanidarśana, (có tính chất) được chỉ cho thấy, thuộc hữu hình. Sphut., yena viśeṣeṇa yogāt tad vastu tathā nidarśayituṃ śakyate sa nidarśanam ity ucyate, «vật thể nào có thể được chỉ cho thấy một cách thích đáng với sự đặc thù, cái ấy được nói là cái được chỉ cho thấy (nidarśaṇa).» Ht. hữu kiến 有見; Cđ. hữu hiển 有顯.

[2] Skt. anidarśana, (có tính chất) không được chỉ cho thấy, vô hình. Ht. vô kiến 無見; Cđ. vô hiển 無顯.

[3] sanidarśana eko’ tra rūpaṃ.

[4] sapratigha, (có tính) phương hại, gây trở ngại. Ht. hữu đối 有對; Cđ. hữu ngại 有礙.

[5] apratigha, Ht. vô đối 有對; Cđ. vô ngại 無礙.

[6] sapratighā daśa/ rūpiṇaḥ. Sphut., rūpaṇaṃ rūpam, tad eṣām astī’ti rūpiṇaḥ, sắc có tính biến hoại; cái nào có tính chất này, đó là cái có sắc (rūpiṇa). HT., Cđ. hữu sắc 有色.

[7] Skt. pratigha, sự gây trở ngại, sự đề kháng (→ sân, não hại). Ht. đối 對; Cđ. ngại 礙.

[8] pratighāta, Ht. ngại 礙; Cđ. tương chướng 相障.

[9] āvaraṇa-pratighāta, Ht. chướng ngại hữu đối 障礙有對; Cđ. chướng ngại 障礙.

[10] Sphut., yatraikaṃ sapratighaṃ vastu tatra dvitīyasyotpattir na bhavati, nơi nào có một vật thể hữu đối, nơi đó không tồn tại vật thể thứ hai.

[11] viṣayapratighāta; HT. cảnh giới hữu đối 境界有對; Cđ. trần ngại 塵礙.

[12] Cf. Thi thiết luận (T26n1538 p524a2): « Hỏi: Do nguyên nhân gì mà cá ở trong nước thì thấy, nhưng trên đất liền thì không thấy?…»

[13] pratihanyate, dạng động từ của pratigha & pratighāta, ở đây được hiểu “tấn công.” Sphut., jale pratihanyata iti jale svaviṣaye pravartata, “nó bị tấn công trong nước, nghĩa là nó hoạt động trong nước là cảnh vực của nó.” Cf. Samyutta iv. 201: evameva kho bhikkhave assutavā putthọjano cakkhusmiṃ haññati manāpāmapehi rūpehi, “Cũng vậy, này các Tì-kheo, phàm phu vô văn ở nơi con mắt bị tấn công (bị bức hại) bởi các sắc khả ái hay không khả ái.” Ht., Cđ. hữu ngại 有礙.

[14] śiśumāra, Ht. phiên âm: thất-thú-ma-la 室獸摩羅; Cđ. ngạc 鼉.

[15] piśāca, một loại quỷ ăn thịt người. Ht. tất-xá-già 畢舍遮; Cđ. quỷ 鬼.

[16] ālambanapratighāta. Ht. sở duyên hữu đối 所緣有對. Cđ. duyên duyên ngại 緣緣礙.

[17] nipāta, sự rơi xuống, sự xông vào (tấn công). Ht. hòa hội 和會; Cđ. dĩ đáo 以到.

[18] Trường hợp, cảnh giới hữu đối (viṣaya-pratighāta), mà không phải là chứng ngại hữu đối (āvaraṇa-pratighāta).

[19] Trường hợp, chướng ngại, mà không phải là cảnh giới.

[20] Vừa cả hai.

[21] Không phải cả hai.

[22] Ht., «Nếu vậy, vô lậu duy chỉ là vô ký?»

[23] Chỉ ba thiện căn: vô tham, vô sân, vô si; trīṇi kuśalamūlāni: alobhaḥ, adveṣaḥ, amohaḥ.

[24] kavaḍīkārāhāra, thức ăn được vo thành miếng, Hán: đoạn thực 段食; đoàn thực 摶食.

[25] Ht.: «Trong cõi này, có loại xúc mà tự tính không phải là đoàn thực

[26] Sphut., «Hai giới này, mà tự tánh không phải là thực phẩm, cũng tồn tại trong cõi này.»

[27] Sphut., «vị khác» ở đây chỉ Đại đức Śrīlāta.

[28] Sphut., vaibhāṣīyaḥ kaścit, trả lời của một vị Tì-bà-sa sư nào đó.

[29] Ht., «Cũng như khôngnam căn thì cũng không có y xứ (của nam căn).»

[30] Thêm một giải thích khác của Vaibhāṣika.

[31] Sphut., ācārya āha, đây là lời của Luận chủ, tức Thế Thân.

[32] Sphut., «trong Sắc giới, hai căn mũi và lưỡi không tồn tại, vì không có nguyên nhân

[33] Sphut., Luận chủ nêu vấn đề.

[34] Sphut., trả lời của Vaibhāṣika.

[35] kośagatavastiguhya; Ht. âm tàng ẩn mật 陰藏隱密; Cđ. tượng vương âm 象王陰.

[36] ibid., ý kiến của Luận chủ.

[37] ibid., Vaibhāṣika dẫn chứng Kinh.

[38] Không tồn tại quan năng sinh dục trong Sắc giới. Cf. Tì-bà-sa 145, T27n1545 p746a4.

[39] ibid., kết luận của Vaibhāṣika.

[40] Ht.: «Do đó, chỉ có ba giới sau cùng hệ thuộc Vô sắc giới

[41] Ht. hữu tầm hữu tứ 有尋有伺. Cđ. hữu giác hữu quán 有覺有觀. Về ý nghĩa, cf. bản luận, Ch.ii, K.28, 33.

[42] Ht., «Vì hành tướng của chúng thô, hoạt động hướng ra ngoại giới

[43] Skt. hi, Ht. duy 唯; Cđ. định 定.

[44] triprakāra, tam phẩm 三品. Ba trường hợp được nêu thành ba vấn đề trên.

[45] Sphut., từ kila (Ht. truyền thuyết 傳說, Cđ., bỉ thuyết 彼說) nêu rõ đây là ý kiến của người khác. Ý của Luận chủ được nói đoạn sau.

[46] svabhāva-vikalp; Ht., Cđ. tự tính phân biệt 自性分別.

[47] abhinirūpaṇa-vikalpa; Ht. kế đạc phân biệt 計度分別; Cđ. nhị hiển thị phân biệt 二顯示分別.

[48] anusmaraṇa-vikalpa; Ht. tùy niệm phân biệt 隨念分別; Cđ. ức niệm phân biệt 憶念分別.

[49] Bản luận, Ch.ii, K.33.

[50] Ht. tuệ 慧; Cđ. trí 智.

[51] Ht. ý địa 意地; Cđ. tâm địa 心地.

[52] Ht., «Tất cả sự ức niệm đều có tự thể là ý địa

[53] sālambana, hình dung từ, chỉ tính chất sở hữu đối tượng, tồn tại trong liện hệ đối tượng; Ht. hữu sở duyên 有所緣; Cđ. hữu duyên duyên 有緣緣.

[54] Trong bản Ht. Bản Sanskrit và Cđ. không có.

[55] upātta, được tiếp thu (nhận), tính chất gần với khái niệm vật chất hữu cơ. Định nghĩa của bản luận đoạn sau. Ht. chấp thọ 執受; Cđ. hữu chấp 有執.

[56] HT. «Các thứ trong thân, trừ phần kết hợp với gốc… Và các thứ ngoài thân, như sắc, hương, vị, xúc trong đất, nước…»

[57] sacetana, có tính nhạy cảm; Ht. hữu giác xúc 有覺觸; Cđ. hữu giác 有覺.

[58] Hán: (đại) sở tạo 大所造.

[59] Định nghĩa bhautika: bhūteṣu bhavatvāt.

[60] Ht., 10 sắc xứ.

[61] Cf. bản luận, i. k 12 trên.

[62] Chỉ bốn tính chất cứng, ẩm, nóng, động. Xem i. K 12 trên.

[63] Xem, i. k 10d.

[64] Ht., «Như vậy, theo trong Kinh…» Kết luận của Luận chủ.

[65] Sphut., dẫn Kinh để lập luân, tự thể của nhãn căntính chất cứng, v.v… tức bốn đại chủng.

[66] Skt. tenāvinirbhāgavarttino māṃsapiṇḍasyaiṣa, Ht., «Không tách rời khối thịt nhãn căn mà có tính chất cứng (địa đại) các thứ.» Cđ. «Khối thịt và nhãn căn không tách rời nhau.» Giải thích của Sphut., tena cakṣurindriyeṇāvinirbhāgavarttino’ adhiṣṭānasyaitad, «cái đó (chỉ tính cứng v.v…) của y xứ (chỉ con mắt thịt) không phân ly với căn con mắt.» Theo đó eṣa (etad), đại từ, Ht. hiểu là «kiên tính.»

[67] Ht. Cđ. Nhập thai kinh 入胎經. Dẫn Kinh để chứng minh bốn đại chủng cũng là tự thể của nhãn căn v.v… Cf. Pāli, M. iii. 239 (Dhātuvibhaṅga): chadhāturo ayaṃ, bhikkhu, puriso chaphassāyatano aṭṭhārasamanovicāro caturādiṭṭhāna, «Sáu giới, Tỳ-kheo, là con người này; là sáu xúc xứ, 18 ý cận hành, bốn thắng xứ

[68] Ht. bản sự 本事. Cđ. chúng sinh căn bản 眾生根本. Sphut., nêu hai giải thích: «hoặc, bốn giới đầu (bốn đại) là thực thể căn bản (mūlasattva), vì năm xúc xứ (sparśāyatana), của con mắt v.v… từ đó mà phát sinh. Ý giới (manodhātu) cũng là thực thể căn bản, vì ý xúc xứ (manaḥsparśāyatana) từ đó mà sinh khởi. Hoặc, bốn giới đầu, vì là sở y của sắc phái sinh; và ý giới, vì là sở y của tâm sở; nên chúng chính là thực thể căn bản.» Nghĩa là, theo ý Kinh, thực thể căn bản, chứ không phải là tự thể.

[69] Tì-bà-sa 74 (T27n1545 p381c16): «Sáu xứ (con mắt...) khi làm sở y cho xúc được gọi là sáu xúc xứ.» Nghĩa là, ngoài xúc còn có thọ tức các tâm sở khác nữa.

[70] Quang ký 2: «Kinh tuy nói sáu xúc xứ, mà ngoài ra cũng còn có các tâm sở khác.» (Bởi vì các tâm sở khác không được bao gồm trong sáu xúc xứ.)

[71] Quang ký 2: «Kinh nói, tưởng các thứ y chỉ tâm. Đâu có phải nói tự thể của tâm trở lại y chỉ chính nó.»

[72] Sphut., sarāgaṃ cittam iti cittarāgayoḥ parasparato’ arthāntaratvam, tâm có tham, tâm và tham là hai ý nghĩa khác nhau.

[73] Ht. cực vi tụ 極微聚.

74 Cf. Tì-bà-sa 133 (T27n1545 p689c8): «Bao nhiêu xứ hòa hiệp nói là năng đoạn? Bao nhiêu xứ hòa hiệp nói là sở đoạn?»

[75] Động từ căn: chid, cắt, chặt, chẻ, làm gián đoạn. Năng động: chinatti, chintte, nó chặt; Hán: năng chước 能斫; thụ động: chidyte, nó bị chặt; Hán: sở chước 所斫.

[76] accha. Ht: tịnh diệu 淨妙. Cđ. thanh tịnh 清淨.

[77] Động từ căn: dah, thiêu, đốt cháy. Năng động: dahati/dahate, nó đốt; danh từ tác nhân: dagdhṛ: người đốt, dāhaka, cái đốt, sự đốt; Ht. năng thiêu 能燒. Thụ động: dahyte, nó bị đốt 所燒.

[78] Động từ căn: tul, cân. Năng động: tolayati/tulayati, nó cân 能稱. Thụ động: tolyate, nó bị cân; danh từ thụ động: tulya, cái bị cân, sự cân bằng; Ht. sở xứng 所稱.

[79] Ht.: «Cái năng thiêu cũng là cái sở xứng. Tự thể như trước»

[80] Vipākaja, được sinh ra như là sự chín muồi của nghiệp quá khứ. Cđ. quả báo sinh 果報生.

[81] Aupcayika, cái được tích lũy lên, được phát triển thêm lên. Cđ. tăng trưởng sinh 增長生.

[82] vipākahetor jātāḥ vipākajāḥ.

[83] Sphut., yathā gobhir yukto ratho goratha iti, «cũng như xe được kéo bởi những con bò được gọi là xe bò.»

[84] Động từ căn; pac; pacati, nó nấu; pacyate, nó được nấu, →vi-pacyate, nó được nấu chín.

[85] Skt. aupacayika < upa-caya: dồn chứa lên → sự phát triển. Ht. sở trưởng dưỡng 所長養. Cđ. tăng trưởng 增長.

[86] Cf. Tạp A-tì-đàm tâm luận 1 (T28n1552 p879a7): «Vì được trưởng dưỡng bởi phạm hạnh, chánh thọ

[87] Skt. santāna: sự nối kết thành một quá trình liên tục. Hán: tương tục 相續.

[88] Sphut., anupacitakāyasya śabdasauṣṭhavādarśanāt, «bởi vì, đối với thân không khỏe mạnh (=không được phát triển) thì thanh không tỏ ra vi diệu

[89] Sphut., yat tu vipākajaṃ na tasyecchayā pravṛttiḥ, «Cái gì như là kết quả của quá khứ, cái đó không hoạt động theo ý muốn

[90] Tức khẳng định thanh cũng là dị thục sinh.

[91] Quá trình ba đoạn của thanh: karma (nghiệp) - bhūtāni (các đại chủng) - śabda (thanh).

[92] Xem cht. dưới.

[93] Thanh hoạt động do ý muốn. Thọ không do ý muốn.

[94] Skt. naiṣyandika < ni-syad: tuôn chảy xuống.

[95] Skt. sabhāgasarvatraga-hetu: nhân phổ biến (sabhāgahetu, Ht. biến hành nhân) và đồng loại (sarvatraga-hetu, Ht. đồng loại nhân). Hai nhân này cho quả lưu loại (niṣyanda-phala, đẳng lưu quả), kết quả tương tự và cùng loại với nhân. (ii.56)

[96] Vipākahetu, ii. 54.

[97] Skt. dravyavant [<dravya: thực chất, thực thể, thực vật]; Ht. hữu thật sự 有實事. Cđ. hữu thật vật 有實物.

[98] Skt. prathamānāsrave, vô lậu tối sơ, chỉ sát na đầu tiên chứng Dự lưu hướng.

[99] Vì ba giới ấy trong một sát-na này không do nhân đồng loại nên không phải là quả đẳng lưu. Sphut., pūrvakṣaṇāsravābhāvāt, «vì vô lậu chưa có trong sát na trước đó.»

[100] K. ii. 36, đạt được cái trước đó chưa có, gọi là thủ đắc (pratilambha, Ht. hoạch 獲 ). Cái đã có mà chưa mất, gọi là thành tựu (samānvagata).

[101] Skt. pṛthak lābhaḥ. Ht. độc đắc.

[102] Trong hai trường hợp, nhãn căn trước đó chưa tồn tại (chưa thành tựu).

[103] Skt. saha. Ht. câu đắc.

[104] ca: sahāpi ca.

[105] Nội tư thân, hay nội tại; Skt. ādhyātmiaka: adhi (tăng thượng) + ātma (tự ngã). Cđ. ngã y 我依, nội 內. Ht. nội 內. Xem định nghĩa dưới.

[106] Skt. ahaṃkāra < ahaṃ (đại từ nhân xưng, chủ cách) + kāra (sự tác thành). Hán: ngã chấp 我執.

[107] Skt. ātmanā hi sudāntena, «do bởi khéo tự chế ngự» (= do bởi tự ngã được khéo chế ngự, ātman, danh từ, được dùng như phản thân đại từ).

[108] Xem K.i.17a-b.

[109] Quan điểm Hữu bộ: tam thế thực hữu.

[110] Đặc tính hay yếu tính, là tính cách không xả bỏ tự thể (Sphut., na hi svabhāvaparityāgo ‘sti).

[111] Skt. sabhāga, rất khó dịch: sa (=saha, cộng đồng, cộng hữu) + bhāga (bộ phận, bộ loại). Trong liên hệ ở đây, Ht. đồng phần 同分; Cđ. đẳng phần 等分. Nơi khác, liên hệ nhân quả, sabhāga-hetu, Ht., Cđ. đồng loại nhân 同類因.

[112] Skt. niyataḥ. Ht. định 定. Quang ký 2: «định, hàm nghĩa bất cộng. Vì mỗi cảnh là đối tương riêng biệt cho mỗi thức tương ứng

[113] Ht., sinh pháp 生法. Cđ., định sinh vi pháp 定生為法.

[114] Tì-bà-sa 71 (T27n1545 p370c7): «Hỏi: Pháp giới có khi nào là bỉ đồng phần không? Đáp: Không. Không một pháp nào mà không được nhận thức bởi vô lượng ý thức, quá khứ, hiện tạivị lai

[115] Ht. «Những thứ đã được trừ như vậy...»

[116] Skt. anyasya cittakṣaṇasya, sát-na của tâm. Ht. đệ nhị niệm tâm 第二念心. Cđ. đệ nhị sát-na tâm 第二剎那心.

[117] Skt. tat-sabhāga: tat (đại từ, cái đó) + sabhāga (xem cht. 319 trên). Ht. bỉ đồng phần 彼同分 Cđ. phi đẳng phần 非等分.

[118] Quang ký 2: «Phần, hàm nghĩa là loại 分是類義. Nghĩa là nó thâu nhận một cách phổ biến những gì là đồng loại

[119] Ht.: «...không nhìn sắc.»

[120] Skt. prāptagrahaṇa, sự nhận thức khi tự thân đối tượng đi thẳng đến trong căn; giữa căn sở y của thức và tự thân đối tượng không có gián cách. Ht. chí (căn) phương thủ 至根方取. Cđ. chí đáo căn 至到根. Xem K.i.43.

[121] Skt. bhāga; động từ căn bhaj: phân chia, chia phần hay nhận phần.

[122] Skt. anyonyabhajanam, sự chia phần cho nhau. Ht. cánh tương giao thiệp 更相交涉. Cđ. cánh hỗ tương ưng 更互相應.

[123] Skt. kātribhajanam, sự phân chia công tác. Ht. kỷ tác dụng 己作用. Cđ. cộng tác nhất công năng 共作一切能.

[124] Định nghĩa tiền tố sa- (trong sabhāga): sa eṣām asti (chúng có cái đó). Sa: ngữ cơ của tad, đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít; dùng làm tiền tố trong phức hợp từ.

[125] Skt. sparśasamānakāryatva, trạng thái cùng phần chung là tiếp xúc. Ht. sở sinh xúc 所生觸. Cđ. đồng dĩ nhất xúc vi sự 同以一觸為事.

[126] darśanaheya, Ht. kiến sở đoạn 見所斷; Cđ. kiến đế sở diệt 見諦所滅.

[127] bhāvanaheya. Ht. tu sở đoạn 修所斷; Cđ. tu đạo sở diệt 修道所滅.

[128] aheya. Ht. phi sở đoạn 非所斷; Cđ. phi sở diệt 非所滅.

[129]Sphut., tatsahabhuva, các pháp đồng thời sinh khởi với các tùy miên, là các pháp tương ưng (samprayukta) của chúng: thức, thọ, v.v… và các pháp không tương ưng (asamprayukta): bốn tướng sinh, trụ, dị, diệt và các tướng tùy phụ (tallakṣaṇānulakṣaṇāni: các tướng và tùy tướng của nó).

[130] tatprapti: tat (nó), chỉ tùy miên

[131] Thuận chính lý 6: “88 tùy miên, cùng với tâm và tâm sở pháp tương ưng với chúng, và các pháp câu hữu là các đắc của chúng và các tướng (sinh, trụ, dị, diệt) của chúng, đều là kiến sở đoạn.”

[132] Quang ký: ý kiến của Kinh bộ (Sautrāntika), “Dị sinh tính, không khởi khi đắc Thánh; vì tương phản với Thánh, nên đáng lý thuộc kiến đoạn.” Sphut, quan điểm của Vātsīputriya (Độc tử bộ): “Vì tương phản với Thánh đạo,... do đó, như hữu thân kiến các thứ, cả hai được đoạn trừ bởi kiến.”

[133] Kệ tụng theo Sphut.

[134] Hiển tông: “Bất nhiễm, đây chỉ thiện hữu lậu, và vô phú vô ký.”

[135] Hiển tông: “Sắc hữu lậu, nhiễm hay không nhiễm.”

[136] Sphut., “Đoạn thiện căn tức không thành tựu các thiện pháp nhưng vẫn thành tựu dị sinh tính.”

[137] Chính lý: “Dị sinh tính thuộc tính chất vô ký không nhiễm ô. Nếu nó là nhiễm ô, hạng dị sinhDục giới sau khi đã ly dục tham (chứng Sơ thiền) không còn là định sinh nữa.”

[138] Hiển tông: “Pháp bất nhiễm và các sắc pháp không thuộc kiến đoạn. Vì chỉ khi nào hoàn toàn đoạn trừ các phiền não lấy chúng làm đối tượng, bấy giờ mới nói là đoạn trừ.”

[139] Kiṃ punaḥ kāraṇam, theo Sphut và bản Cđ.; nhảy sót trong bản Huyền Trang và Thakur.

[140] Cđ. vi tứ đế lý 違四諦理, trái vớibốn Thánh đế. Không có câu này trong bản Ht. Sphut., dị sinh tính, vì là ác tính phi phiền não (akleśaduṣṭatvāt), nên không mâu thuẫn với Thánh đế.

[141] Sphut., nghiệp thân và ngữ không phải là sở duyên.

[142] Ht., tức năm thức.

[143] Ht., năm nhiễm ô kiến 五染污見.

[144] Cđ., “ Các vô lậu kiến trong thân của bậc vô học.”

[145] Santīrika, Hán: quyết đạc 決度. Sphut., “santīraṇa, khả năng phán đoán, là khả năng dẫn khởi sự quyết định trước khi khảo sát đối tượng.”

[146] upadhyāna = upanidhyāna, Ht. thẩm lự 審慮 . Cđ. giản trạch 簡擇 .

[147] Ht., Cđ. “Vì là vô phân biệt.”

[148] Bảo sớ: Thế Hữu chủ trương con mắt thấy. Pháp Cứu, thứ con mắt thấy. Diệu Âm, tuệ tương ưng với thức con mắt thấy. Thí dụ bộ, thức con mắt đồng thời hòa hiệp với tâm, tâm sở thấy. Độc tử bộ, tâm-tâm sở hòa hiệp thấy.

[149] anyavijñānasamaṅgino. Cđ. dư thức tương ưng 餘識相應. Ht. dư thức hành thời 餘識行時, khi thức khác đang hoạt động

[150] Chánh lý: “Nếu con mắt có thể thấy, tại sao không thể trong cùng một lúc nắm bắt tất cả đối tượng?” Bảo sớ: “Nếu con mắt có thể thấy, thì khi thức của tai đang hiện khởi, mắt cũng có thể thấy.”

[151] Chính lý: “chỉ một phần ít con mắt là thấy sắc; đó là con mắt khi đồng phần... Khi nào có thức trú trì, khi đó con mắt là đồng phần.”

[152] Quang ký: Tiền đề của thức kiến gia (vijñānavādin).

[153] Sphut., chỉ những vị chủ trương mắt thấy trong Vaibhāṣika.

336 Sphut., Luận chủ chấp nhận quan điểm thức kiến, đặt vấn đềgiải thích.

[155] Ht. cảnh hiệp 境合; Cđ. chí cảnh 至境. Thân căn chỉ có thể nhận thức khi đối tượng đến áp sát nó (prāpta-viṣaya), nhưng với con mắt thì không; xem i. 43cd.

[156] Cđ.: “Nếu vậy, tại sao nó không thấy?” Ht.: “Nếu vậy, chủ trương nhãn thức là thế nào?” Chất vấn của nhãn kiến gia.

[157] Xem i. 17.

[158] Sphut., “Hành động của thức y chỉ được ám chỉ bằng con mắt được y chỉ... Như những người ngồi trên giường kêu, được nói là cái giưòng kêu.”

[159] Ht. thiểu phần tuệ 少分慧. Quang ký: “Có tuệ không phải là kiến, nên nói là một phần (thiểu phần).” Cđ. “Ví như có giải thoát được gọi là kiến hoặc được gọi là trí.”

[160] Ht. giản trạch 簡擇. Cđ. trí 智.

[161] Sphut., nói là kaścit (một phần nào đó), vì không phải tất cả thức đều thấy.

[162] Bảo sớ: theo Thái Pháp sư, đây là chất vấn của Độc tử bộ (Vātsīputriya).

[163] Bảo sớ: theo Thái Pháp sư, quan điểm của Đàm-ma-đa-la bộ.

[164] Cf. Tì-bà-sa, quyển 95.

[165] divasakara; Ht. năng tác trú 能作晝.

[166] Skt. kim idam ākāśaṃ khādyate, “tại sao nhai nghiến hư không?” Ht., như hà cộng tụ tra xế hư không 如何共聚楂掣虛空?

[167] Janapadanirukti. Ht. Phương vực ngôn từ方域言詞; Cđ. Phương ngôn 方言. Cf. M.iii. 230: janapadaniruttiṃ nābhiniveseyya samaññaṃ nātidhāvanti; S.iv. 230: yaṃ ca sāmaṃ ñātaṃ taṃ ca atidhāvanti, yaṃ ca loke saccaṃmataṃ taṃ ca atidhāvanti.

[168] naikatarānyathbhāvāt; Sphut.: Nếu cả hai con, một mở và một hơi nhắm, hoặc nhắm lại cả hoặc mở cả, bấy giờ không thấy hai mặt trăng. Ht. “(Mở một con và xúc chạm một con thì thấy hai mặt trăng). Nhắm một con và xúc chạm một con thì sự kiện ấy không có.” Cđ. “do một trong hai con biến dị sẽ thấy không rõ.”

[169] Ht. “Không giống như ngại sắc.”

[170] (a) prāptaviṣaya, đối tượng vươn đến để kết hợp với chủ thể phát sinh nhận thức. Ht. chí cảnh 至境. Cđ. chí trần至塵.

[171] Quang ký: nạn vấn của Thắng luận sư (Vaiśeṣika), chủ trương cả sáu căn đều nhận đối tượng tiếp hợp.

[172] Ht., thêm: “Tai cũng vậy.”

[173] nirantarotpattiḥ, không có khoảng cách giữa căn và cảnh. Chính lý: “Căn và cảnh tiếp cận nhau để sinh khởi, mới có thể tiếp nhận.”

[174] Cđ. lân hư 鄰虛.

[175] Ht. hữu phần 有分. Cđ. hữu phương phần 有方分.

[176] Sphut., “Nếu chúng không tiếp xúc, khi không có sự đánh gõ, âm thanh không thể phát ra.” Ht. “(Âm thanh phát ra) Do cực vi vô gián sinh. Nếu chúng xúc nhau, khi đá chọi đá, tay vỗ tay, chúng sẽ dính lại.”

[177] Ht. hòa hiệp sắc 和合色. Cđ. vi tụ vật 微聚物.

[178] “Đối với các vật phi xúc, cũng được hỏi như vậy” (Ht.)

[179] viśīryate, Ht. “khi vật hòa hiệp bị ly tán.” Sphut., tadyathā śuṣkā mṛccūrṇīkriyamāṇā, như bột cục bị sấy khô. Quang ký: “Như đám bột rải trong không.”

[180] cayaṃ gacchati, Ht. “Vật ly tán lúc đang hòa hiệp.”

[181] cayavattāṃ cayaḥ; Cđ. “Tụ kết hợp với tụ.” Ht. “Vật đã hòa hiệp lại được hòa hiệp.”

[182] vātāyanaraja; Ht. “hướng du trần đồng loại tương tục.” Quang ký: “Tụ vi tế sinh tụ vi tế; hoặc sinh đồng loại.”

[183] Quang ký: tức Đại đức Pháp Cứu (Dharmatrata).

[184] Xem cht.102, tr.19 trên (i. 13).

[185] Ht.: phương phần 方分.

[186] Ht.: hữu phương phần有分.

[187] Ht.: “Nếu không có phương phần, dù thừa nhậntiếp xúc, cũng không có lỗi ấy.”

[188] Sphut., “Tại sao sự tiếp nhận các đối tượng lớn, như núi non, được đặc trưng bởi một lần, mà không phải theo thứ tự?”

[189] Sphut., “...Với tốc độ rất nhanh... như sự tiếp thu vòng lửa đang quay diễn theo thứ tự, nhưng được đặc trưng như là một lần.”

[190] Sphut., “Con mắt có đối tượng tương xứng khi nhìn quả nho; không tương xứng khi nhìn đầu sợi tóc hay nhìn ngọn núi.”

[191] Ht. an bố sai biệt 安布差別. 

[192] Cđ. Thì-la hoa 時羅花. Ht. hương tuy hoa 香荾花.

[193] Ht. “Xoáy tròn như vỏ cây hoa cuốn lại 卷樺皮.” Cđ. “Như vỏ cây phù-hưu-xà 浮休闍皮.”

[194] Ht. “Trên dưới úp nhau như hai móng tay.”

[195] Ht. “Được bố trí nằm ngang, không có cao thấp.”

[196] Quang ký: “Theo sự tương truyền của các cổ đức phương Tây, y phương gia cho rằng trong thiệt căn có một điểm nhỏ bằng đầu sợi lông. Chỗ không có thiệt căn, là điểm mạt-ma (marman, tử huyệt). Lấy kim chích vào đó, người kia chết ngay.” Sphut.: āgamasūcinārthaḥ kilaśabdaḥ, “Từ kila chỉ cho sự truyền đạt của Thanh giáo.”

[197] Quang ký: chỉ quan điểm truyền thống của Hữu bộ.

[198] Ht.: “Toàn thể thân căn làm thức phát khởi.” Cđ.: “Nếu tất cả đều làm phát sinh thân thức.” Bản Thakur đọc là sarvaiḥ kila. Sphut. đọc sa kila.

[199] Xem i. k. 17a-b.

[200] Ht., thêm: “Năm căn, mắt v.v… là biệt sở y. Ý căn là là sở y thông cho cả năm.” Sphut.: sở ynhãn cănsở yý căn.”

[201] Ht. đẳng vô gián duyên 等無間緣. Cđ. thứ đệ duyên 次第緣. Xem k.i. 62.

[202] Ht.: nhãn căn câu sinh. Sphut.: Mắt, là sở y cho nhãn thức, chứ không là đẳng vô gián duyên.

[203] Sphut.: Có tính chất đẳng vô gián chứ không có tính chất sở y. Sáu sở y của thức là mắt v.v… cho đến ý.

[204] Sphut.: Cả hai, là sở y và là đẳng vô gián.

[205] Ht.: “Tức là, nó làm sở y cho ý thức chứ không làm đẳng vô gián duyên cho ý thức v.v...” Cđ.: “Ý thức không có trường hợp đầu; vì pháp nào làm sở y thì cũng làm thứ đệ duyên.” Sphut.: “Cái gì làm sở y cho ý thức thì cũng là đẳng vô gián duyên.”

[206] eṣām, trong bản Ht., bỉ 彼, thuộc tụng văn theo sau. Do đó, phần trường hàng có thêm giải thích: “bỉ, chỉ sở y được gọi là mắt v.v… đã nói trên.”

[207] Ht. Cđ. bất cộng (nhân) 不共因.

[208] Sphut.: “Cũng như trong đời người ta nói tiếng trống, mầm lúa, chứ không nói tiếng dùi, mầm ruộng.”

[209] Ht., sắc thuộc Dục giới.

[210] Cđ., mắt và thức thuộc sơ định.

[211] Ht., thân ở Dục giới; ba thứ kia thuộc sơ định.

[212] Ht., tự địa sắc 自地色.

[213] Ht., mắt thuộc nhị định.

[214] Ht., ba thuộc sơ định, sắc thuộc Dục giới.

[215] Ht., nhìn sắc thuộc sơ định.

[216] Ht., ba thuộc sơ định; mắt thuộc nhị định.

[217] Ht., thân thức thuộc sơ định, sắc thuộc Dục giới, mắt thuộc nhị định.

[218] Ht., thân và thức thuộc sơ định, sắc và mắt thuộc nhị định.

[219] Ht., (...) và Tứ thiền, nhìn sắc tự địa, hay hạ hoặc thượng địa.

[220] Ht., sinh ở tĩnh lự thứ hai, thứ ba hay thứ tư.

[221] Ht., quyết định tướng 決定相. Cđ. quyết phán 決判.

[222] Lặp lại tụng văn trên; thay mắt bằng tai, sắc bằng thanh.

[223] Ht., thức đối với thân và xúc, hoặc tại tự địa, hoặc thấp hơn.

[224] Ht., sinh vào ba định trên.

[225] Ht., ba thứ. Tức ý, thức và pháp.

[226] ānuṣaṅgikaḥ; Sphut.: phụ luận của tụng i. 41, cakṣuś ca dharmatoś ca dṛṣṭiḥ.

[227] Ht.: cái gì là thức? Cái gì là sở thức?

[228] Sphut., Kinh được Phật nói cho Jātiśroṇa brahmaṇa (Sinh Văn bà-la-môn). Cf. Pāli, Vbh 122 sq; Vism 491 sq.

[229] Cđ. ngã y 我依.

================

Nguyên văn Sanskrit

(TS. ký âm theo ấn bản của Anantalal Thakur,

K.P. Jayaswal Research Institute, Patna, 1975).

 

yaḥ sarvathāsarvahatāndhakāraḥ

saṃsārapaṅkaj jagad ujjahāra/

tasmai namaskṛtya yathārthaśāstre

śāstraṃ pravakṣyāmy abhidharmakośam //1/

 

prajñāmalā sānucarābhidharmaḥ

tatprāptyāptaye yāpi ca yacca śāstram/

tasyārthato’smin samanupraceśāt

sa cāśrayo’ syety abhidharmakośaḥ//2/

 

dharmāñāṃ pravicayam antareṇa nāsti

kleśānāṃ yata upaśāntaye’ bhyupāyaḥ/

kleśaiś ca bhramati bhavārṇave’ tra lokas

tad dhetor ata udita kilaiṣa śāstram//3/

 

sāsravānāsravā dharmāḥ saṃskṛtā mārgavarjitāḥ/

sāsravā āsravās teṣu yasmāt samanuśerate//4/

 

anāsravā mārgasatyaṃ trividhaṃ cāpy asaṃskṛtam/

ākāśaṃ dvau nirodhau ca tatrākāśam anāvṛtiḥ//5/

 

pratisaṁkhyānirodho yo visaṃyogaḥ pṛthak pṛthak/

utpādātyantavighno’nyo nirodho’pratisaṃkhyayā//6/

 

te punaḥ saṃskṛtā dharmā rūpādiskandhapañcakam/

ta evādhvā kathāvastu saniḥsārāḥ savastukāḥ//7/

 

ye sāsravā upādāna­skandhās te saraṇā api

duḥkhaṃ samudayo loko dṛṣṭasthānaṃ bhavaś ca te //8/

 

rūpaṃ pañcendriyāṇy arthāḥ pañcāvijñptỉr eva ca/

tadvijñānāśrayā rūpaprasādāś cakṣurādayaḥ//9/

 

rūpaṃ dvdhā viṃśatidhā śabdas tv aṣṭavidho rasaḥ/

ṣoḍhā caturvidho gandhaś spṛśyam ekādaśātmikam//10/

 

vikṣiptācittakasyāpi yo’nubandhaḥ śubhāśubhaḥ/

mahābhūtāny upādāya sa hy avijñaptỉ ucyate//11/

 

bhūtāni pṛthivīdhāuur aptejovāyudhātavaḥ/

dhṛtyādikarmasaṃsiddhāḥ kharasnehoṣṇateraṇāḥ//12/

 

pṛthivī varṇasaṃsthānam ucyate lokasaṃjñayā/

āpas tejaś ca vāyus tu dhātur eva tathāpi ca//13/

 

indriyārthās ta eveṣṭā daśāyatanadhātavaḥ/

vedanānubhavaḥ saṃjñā nimittodgrahaṇātmakā//14/

 

caturbhyo’ nye tu saṃskāraskandhaḥ ete punas trayaḥ/

dharmāyatanadhātvākhyāḥ sahāvijñaptyasaṃskṛtaiḥ//15/

 

vijñānaṃ prativijñaptir manaāyatanaṃ ca tat/

dhātavaḥ sapta ca matāḥ ṣaḍ vijñānāny atho manaḥ//16/

 

ṣaṇṇām anantarātītaṃ vijñānaṃ yad dhi tan manaḥ/

śaśṭāśrayaprasiddhyarthaṃ dhātavo’ ṣṭādaśa smṛtāḥ//17/

 

sarvasaṃgraha ekena skandhenāyatanena ca/

dhātunā ca svabhāvena parabhāvaviyogataḥ//18/

 

jātigocaravijñānasāmānyād ekadhātutā/

dvitve’ pi cakṣurādīnām śobhārthaṃ tu dvayobhavaḥ//19/

 

rāśyāyadvāragotrārthāḥ skandhāyatanadhātavaḥ/

mohendriyarucitraidhāt tisraḥ skandhāđieśanāḥ//20/

 

vivādamūlasaṃsārahetutvāt kramakāraṇāt

caittebhyo vedanāsaṃjñe pṛthak skandhau niveśitau//21/

 

skandheṣv asaṃskṛtaṃ noktam arthāyogāt kramaḥ punaḥ/

yathaudārikasaṃkleśabhājanādyarthadhātutaḥ//22/

 

prāk pañca vartamānārthyād bhautikārthyāc catuṣṭayaṃ/

dūrāśutaravṛttyānyad yathāsthānaṃ kramo’ tha vā //23/

 

viśeṣaṇārthaṃ prādhānyād bahudharmāgrasaṃgrahāt/

ekam āyatanaṃ rūpam ekam dharmākhyam ucyate// 24/

 

dharmaskandhasahasrāni yāny aśītiṃ jagau muniḥ/

tāni vāṅ nāma vety eṣaṃ rūpasaṃskārasaṃgrahaḥ//25/

 

śāstrapramāṇa ity eke skandhādīnāṃ kathaikaśaḥ/

caritapratipakṣas tu dharnasskandho’ nuvarṇitaḥ//26/

 

tathānye’ pi yathāyogaṃ skandhyatanadhātavaḥ/

pratipādyā yathokeṣu saṃpradhārya svalakśaṇaṃ//27/

 

chidram ākāśadhātvākhyam ālokatamasī kila/

vijñānadhātur vijñānaṃ sāsravaṃ janmaniśrayaḥ//28/

 

sanidarśana eko’ tra rūpaṃ sapratighā daśa/

rūpiṇaḥ avyākṛtā aṣṭau ta evārūpaśabdakāḥ //29/

 

tridhā’nye kāmadhātv āptāḥ sarve rūpe caturdaśa

vinā gandharasaghrāṇajīhvāvijñānadhātubhiḥ //30/

 

ārūpyāptā manodharmamanovijñānadhātavaḥ/

sāsravānāsravā ete trayaḥ śeṣās tu sāsravāḥ //31/

 

savitarkavicārā hi pañca vijñānadhātavaḥ/

antyās trayas triprakārāḥ śeṣā ubhayavarjitāḥ //32/

 

nirūpaṇānusmaraṇavikalpenāvikalpakāḥ/

tau prajñāmānasī vyagrā smṛtaḥ sarvaiva mānasī //33/

 

sapta sālambanāś cittadhātavaḥ ardhaṃ ca dharmataḥ/

navānupāttāte cāṣṭau śabdaś ca anye nava dvidhā //34/

 

spraṣṭavyaṃ dvividhaṃ śeṣā rūpiṇo nava bhautikāḥ/

dharmadhātvekadaśaś ca saṃcitā daśa rūpiṇaḥ //35/

 

chinatti chidyate caiva bāhyaṃ dhātucatuṣṭayam/

dahyate tulayaty evaṃ vivādo dagdhṛtulyayoḥ//36/

 

vipākajaupacayikāḥ pañcādhyātmaṃ vipākajaḥ/

na śabdo’ pratighā aṣṭau naiḥṣyandika vipākajāḥ//37/

 

tridhānye dravyavān ekaḥ kṣaṇikāḥ paścimās trayaḥ/

cakṣuvijñānadhātvoḥ syāt pṛthak lābhaḥ sahāpi ca// 38/

 

dvādaśādhyātmikāḥ hitvā rūpādīn dharmasaṃjñakaḥ/

sabhāgaḥ tatsabhāgāś ca śeṣāḥ yo na svakarmakṛt//39/

daśa bhāvanayā heyāḥ pañca ca antyās trayas tridhā/

na dṛṣṭiheyam akliṣṭaṃ na rūpaṃ nāpy aṣaṣṭam //40

 

cakṣuś ca dharmadhātoś ca pradeśo dṛṣṭir aṣṭadhā/

pañcavijñānasahajā dhīr na dṛṣṭir atīraṇāt //41/

cakṣuḥ paśyati rūpāni sabhāgaṃ na tadāśritam/

vijñānaṃ dṛṣyate rūpaṃ na kilāntaritaṃ yataḥ //42/

 

ubhāyām api cakṣurbhyā paśyati vyaktadarśanāt/

cakṣuḥ śrotramano’ prāptaviṣayaṃ trayam anyathā //43/

 

tribhir ghrāṇādibhis tulyaviṣayagrahaṇaṃ matam/

caramasyāśrayo’ tītaḥ pañcānāṃ sahajaś ca taiḥ //44/

 

tadvikāravikāritvād āśrayāś ca cakṣurādayaḥ/

ato’ sādhāraṇatvāc ca vijñānaṃ tair nirucyate //45/

 

na kāyasyādharaṃ cakṣur ūrdhvaṃ rūpaṃ na cakṣuṣaḥ/

vijñānaṃ cāsya rūpaṃ tu kāyasyobhe ca sarvataḥ// 46/

 

tathā srotraṃ trayāṇāṃ tu sarvam eva svabhūmikam /

kāyavijñānam adharasvabhūmy aniyataṃ manaḥ // 47/

 

pañca bāhyā dvivijñeyāḥ nityā dharmā asaṃskṛtāḥ/

dharmārdham indriyaṃ ye ca dvādaśādhyātmikāḥ smṛtā// 48/

dhātunirdeśo nāma prathamakośasthānam samāptam iti.

=====================

Hán Văn

Bản Huyền Trang

T29n1560_p0310c22║阿毘達磨俱舍論本頌(說一切有部)

T29n1560_p0310c23║

T29n1560_p0310c24║ 世親菩薩造

T29n1560_p0310c25║ 三藏法師玄奘奉 詔譯

T29n1560_p0310c26║ 分別界品第一(四十四頌)

T29n1560_p0310c27║ 諸一切種諸冥滅 拔眾生出生死泥

T29n1560_p0310c28║ 敬禮如是如理師 對法藏論我當說

T29n1560_p0310c29║ 淨慧隨行名對法 及能得此諸慧論

T29n1560_p0311a01║ 攝彼勝義依彼故 此立對法俱舍名

T29n1560_p0311a02║ 若離擇法定無餘 能滅諸惑勝方便

T29n1560_p0311a03║ 由惑世間漂有海 因此傳佛說對法

T29n1560_p0311a04║ 有漏無漏法 除道餘有為

T29n1560_p0311a05║ 於彼漏隨增 故說名有漏

T29n1560_p0311a06║ 無漏謂道諦 及三種無為

T29n1560_p0311a07║ 謂虛空二滅 此中空無礙

T29n1560_p0311a08║ 擇滅謂離繫 隨繫事各別

T29n1560_p0311a09║ 畢竟礙當生 別得非擇滅

T29n1560_p0311a10║ 又諸有為法 謂色等五蘊

T29n1560_p0311a11║ 亦世路言依 有離有事等

T29n1560_p0311a12║ 有漏名取蘊 亦說為有諍

T29n1560_p0311a13║ 及苦集世間 見處三有等

T29n1560_p0311a14║ 色者唯五根 五境及無表

T29n1560_p0311a15║ 彼識依淨色 名眼等五根

T29n1560_p0311a16║ 色二或二十 聲唯有八種

T29n1560_p0311a17║ 味六香四種 觸十一為性

T29n1560_p0311a18║ 亂心無心等 隨流淨不淨

T29n1560_p0311a19║ 大種所造性 由此說無表

T29n1560_p0311a20║ 大種謂四界 即地水火風

T29n1560_p0311a21║ 能成持等業 堅濕煖動性

T29n1560_p0311a22║ 地謂顯形色 隨世想立名

T29n1560_p0311a23║ 水火亦復然 風即界亦爾

T29n1560_p0311a24║ 此中根與境 即說十處界

T29n1560_p0311a25║ 受領納隨觸 想取像為體

T29n1560_p0311a26║ 四餘名行蘊 如是受等三

T29n1560_p0311a27║ 及無表無為 名法處法界

T29n1560_p0311a28║ 識謂各了別 此即名意處

T29n1560_p0311a29║ 及七界應知 六識轉為意

T29n1560_p0311b01║ 由即六識身 無間滅為意

T29n1560_p0311b02║ 成第六依故 十八界應知

T29n1560_p0311b03║ 總攝一切法 由一蘊處界

T29n1560_p0311b04║ 攝自性非餘 以離他性故

T29n1560_p0311b05║ 類境識同故 雖二界體一

T29n1560_p0311b06║ 然為令端嚴 眼等各生二

T29n1560_p0311b07║ 聚生門種族 是蘊處界義

T29n1560_p0311b08║ 愚根樂三故 說蘊處界三

T29n1560_p0311b09║ 諍根生死因 及次第因故

T29n1560_p0311b10║ 於諸心所法 受想別為蘊

T29n1560_p0311b11║ 蘊不攝無為 義不相應故

T29n1560_p0311b12║ 隨麤染器等 界別次第立

T29n1560_p0311b13║ 前五境唯現 四境唯所造

T29n1560_p0311b14║ 餘用遠速明 或隨處次第

T29n1560_p0311b15║ 為差別最勝 攝多增上法

T29n1560_p0311b16║ 故一處名色 一名為法處

T29n1560_p0311b17║ 牟尼說法蘊 數有八十千

T29n1560_p0311b18║ 彼體語或名 此色行蘊攝

T29n1560_p0311b19║ 有言諸法蘊 量如彼論說

T29n1560_p0311b20║ 或隨蘊等言 如實行對治

T29n1560_p0311b21║ 如是餘蘊等 各隨其所應

T29n1560_p0311b22║ 攝在前說中 應審觀自相

T29n1560_p0311b23║ 空界謂竅隙 傳說是明闇

T29n1560_p0311b24║ 識界有漏識 有情生所依

T29n1560_p0311b25║ 一有見謂色 十有色有對

T29n1560_p0311b26║ 此餘色聲八 無記餘三種

T29n1560_p0311b27║ 欲界繫十八 色界繫十四

T29n1560_p0311b28║ 除香味二識 無色繫後三

T29n1560_p0311b29║ 意法意識通 所餘唯有漏

T29n1560_p0311c01║ 五識唯尋伺 後三二餘無

T29n1560_p0311c02║ 說五無分別 由計度隨念

T29n1560_p0311c03║ 以意地散慧 意諸念為體

T29n1560_p0311c04║ 七心法界半 有所緣餘無

T29n1560_p0311c05║ 前八界及聲 無執受餘二

T29n1560_p0311c06║ 觸界中有二 餘九色所造

T29n1560_p0311c07║ 法一分亦然 十色可積集

T29n1560_p0311c08║ 謂唯外四界 能斫及所斫

T29n1560_p0311c09║ 亦所燒能稱 能燒所稱諍

T29n1560_p0311c10║ 內五有熟養 聲無異熟生

T29n1560_p0311c11║ 八無礙等流 亦異熟生性

T29n1560_p0311c12║ 餘三實唯法 剎那唯後三

T29n1560_p0311c13║ 眼與眼識界 獨俱得非等

T29n1560_p0311c14║ 內十二眼等 色等六為外

T29n1560_p0311c15║ 法同分餘二 作不作自業

T29n1560_p0311c16║ 十五唯修斷 後三界通三

T29n1560_p0311c17║ 不染非六生 色定非見斷

T29n1560_p0311c18║ 眼法界一分 八種說名見

T29n1560_p0311c19║ 五識俱生慧 非見不度故

T29n1560_p0311c20║ 眼見色同分 非彼能依識

T29n1560_p0311c21║ 傳說不能觀 被障諸色故

T29n1560_p0311c22║ 或二眼俱時 見色分明故

T29n1560_p0311c23║ 眼耳意根境 不至三相違

T29n1560_p0311c24║ 應知鼻等三 唯取等量境

T29n1560_p0311c25║ 後依唯過去 五識依或俱

T29n1560_p0311c26║ 隨根變識異 故眼等名依

T29n1560_p0311c27║ 彼及不共因 故隨根說識

T29n1560_p0311c28║ 眼不下於身 色識非上眼

T29n1560_p0311c29║ 色於識一切 二於身亦然

T29n1560_p0312a01║ 如眼耳亦然 次三皆自地

T29n1560_p0312a02║ 身識自下地 意不定應知

T29n1560_p0312a03║ 五外二所識 常法界無為

T29n1560_p0312a04║ 法一分是根 并內界十二

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 16312)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
(View: 11510)
Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp)...
(View: 54999)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(View: 13496)
Bồ-tát Mã Minh tạo luận, Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Hán. HT Thích Trí Quang dịch giải Việt
(View: 17350)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(View: 16017)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(View: 19876)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(View: 20516)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(View: 16074)
Được HT Thích Tuệ Sỹ dịch theo bản Sanskrit, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm Quý Mùi.
(View: 15954)
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ô thế giantừ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
(View: 15659)
“Sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng, kính quý Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) như tối tăm gặp ánh sáng, như nghèo khó được của báu."
(View: 21050)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(View: 24878)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(View: 16244)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(View: 13536)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọ quả báo hiện tại.
(View: 21409)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(View: 13842)
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
(View: 29529)
Chân Như Quan Của Phật Giáo (Ðặc biệt lấy Bát-Nhã làm trung tâm) Nguyên tác: Kimura Taiken; Việt Dịch: HT. Thích Quảng Độ
(View: 12265)
Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giới tại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thành bản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoát tự tại của chánh pháp Như Lai.
(View: 18955)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(View: 17267)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(View: 13743)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(View: 13260)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(View: 13735)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(View: 13455)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(View: 13361)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(View: 13485)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(View: 14112)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(View: 12242)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(View: 14705)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(View: 18190)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(View: 23247)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(View: 13999)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(View: 14860)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(View: 106915)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(View: 15082)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(View: 20441)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(View: 39168)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(View: 35365)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(View: 16674)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(View: 11802)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(View: 16215)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(View: 14665)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 13313)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(View: 14236)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(View: 12987)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(View: 19894)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(View: 27634)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(View: 13628)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(View: 14026)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(View: 22281)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(View: 18424)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(View: 22585)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(View: 14704)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(View: 16636)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(View: 16906)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(View: 19872)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(View: 25803)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
(View: 14041)
Chủ ý đó là muốn Tỷ kheo phải là bậc Chúng trung tôn, thân miệng ý, cả 3 nghiệp ấy đừng có những tội lỗicử động bất xứng... Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant