LUẬN
VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
Tác giả: Ngài A
La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa)
Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala)
nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán.
Sa Môn Thích Như Điển, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt
Phẩm Ngũ Thông
Thứ 8
Lúc bấy giờ người tọa thiền như thế đã tạo ra định tự tại rồi, trụ ở nơi đệ tứ thiền hay khởi lên ngũ thần thông. Đây gồm có thân thông, thiên nhĩ thông, tha tâm trí thông, túc mệnh thông, thiên nhãn thông. Thân thông nghĩa là biến hóa; thiên nhĩ nghĩa là vượt qua sự nghe của con người. Tha tâm trí nghĩa là rõ biết ý của người kia. Túc mệnh nghĩa là nhớ lại đời sống của kiếp trước. Thiên nhãn thông có nghĩa là nhìn xa hơn mắt của loài người.
Hỏi rằng: Có
bao nhiêu loại biến hóa và ai tu việc biến hóa? Vì sao nên khởi lên sự biến hóa
ấy?
Đáp rằng: Sự biến
hóa ấy có 3 loại. Đó là: Thọ trì biến; Tác biến và Ý sở tác biến.
Sao gọi là Thọ trì
biến?
Với kẻ tọa thiền
kia lấy một thành nhiều, lấy nhiều thành một. Dùng thân nầy lớn dần cho đến
Phạm Thiên. Đây nghĩa là Thọ trì biến.
Sao gọi là Tác
biến?
Kẻ tọa thiền kia
xả bỏ tự tánh của thân, hiện ra thân hình của Đồng Tử; hoặc hiện thành hình của
loài rồng; hoặc hiện hình của Phạm Vương, như thế v.v... Đây nghĩa là Tác
biến.
Sao gọi là Ý sở
tác biến?
Kẻ tọa thiền kia
từ thân nầy hóa làm thân khác tùy ý chỗ tạo tác ra tất cả các thân phần gồm các
căn đầy đủ. Đây gọi là Ý sở tác biến. Lại nữa biến có 7 loại: Đó là: Tri biến,
định biến, thánh biến, nghiệp quả báo sở sanh biến, công đức nhơn biến, minh
thuật sở tạo biến, phương tiện biến.
Hỏi rằng: Thế
nào là tri biến?
Đáp rằng: Lấy vô
thường trong hiện tại để dứt trừ về tưởng thường, trở thành tri biện biến. Như
A La Hán đạo, đoạn trừ tất cả những phiền não, thành tri biện. Đây nghĩa là
biến tri biện. Ví dụ như Trưởng Lão Bạt Câu La, Trưởng Lão Tăng Kiết Phiêu Giả;
Trưởng Lão Bộ Khổng Đa Ba La. Đây gọi là những vị biến tri biện.
Hỏi rằng: Thế
nào là biến định biện?
Đáp rằng: Dùng sơ
thiền để đoạn trừ những triền cái (che đậy) thành biến định biện. Dùng Phi
tưởng Phi phi tưởng định đoạn trừ vô sở hữu biến định biện. Trưởng Lão Xá Lợi
Phất Đa; Trưởng Lão Tiên Thời Bà; Trưởng Lão Côn Đàn Nhược; Uất Đa La Ưu Bá Di
Sa; Ma Bà Đề Ưu Bà Di. Đây là những biến định biện.
Hỏi rằng: Thế
nào gọi là Thánh biện?
Đáp rằng: Nếu Tỳ
Kheo vui nơi chẳng thể được thì sẽ trụ ở Phi Bất Nại Tưởng, trở thành trụ ở Hữu
Phi Bất Nại Tưởng. Nếu Tỳ Kheo vui nơi Phi Phi Nại, sẽ trụ ở Bất Nại Tưởng, trở
thành trụ ở Hữu Bất Nại Tưởng. Nếu Tỳ Kheo vui nơi Phi Bất Nại và Phi Phi Nại
Tưởng thì sẽ trụ ở nơi Phi Phi Nại Tưởng, trở thành trụ ở Hữu Phi Phi Nại
Tưởng. Nếu Tỳ Kheo vui nơi Bất Nại và Phi Phi Nại, sẽ trụ ở Bất Nại Tưởng, trở
thành trụ ở Hữu Bất Nại Tưởng nếu chấp giữ.
Hỏi rằng: Sao
lại đối với Phi Bất Nại Bất Nại Tưởng?
Đáp rằng: Đối với
ái bất niệm xứ lấy bất tịnh làm cho đầy đủ; hoặc lấy vô thường để chấp
thủ.
Hỏi rằng: Vì
sao lại lấy Bất nại và Phi bất nại và trụ vào Phi bất nại tưởng?
Đáp rằng: Đối với
bất ái niệm và ái niệm xứ hoặc lấy lòng từ để làm cho đầy đủ. Hoặc lấy cảnh
giới để chấp thủ.
Hỏi rằng: Vì
sao mà Phi bất nại và Bất nại trụ ở Bất nại tưởng?
Đáp rằng: Lấy ái
niệm và bất ái niệm xứ hoặc lấy bất tịnh làm cho đầy đủ; hoặc lấy vô thường
chấp giữ.
Hỏi rằng: Thế
nào là Bất nại và Phi bất nại, lìa hai câu niệm xả và biết nhớ đến hiện
tại?
Đáp rằng: Tỳ Kheo
lấy mắt để quán sắc, thành chẳng hoan hỷ, chẳng lo, thành xả trụ niệm hiện tại.
Như thế đối với tất cả cửa. Đây gọi là Thánh Biện.
Hỏi rằng: Vì
sao gọi là từ nghiệp báo sanh biến?
Đáp rằng: Tất cả
chư Thiên, tất cả các loài chim, có người cũng sanh vào loài ác thú, bay vào
trong hư không mà biến hóa. Đây gọi là nghiệp báo sanh ra biến.
Hỏi rằng: Vì sao
có công đức nhơn biến?
Đáp rằng: Chuyển
Luân Vương,Thụ Đề Trưởng Giả, Xà Đề Trưởng Giả, Cù Sư La Trưởng Giả, lại nói có
5 đại công đức nhơn biến. Đây gọi là hữu công đức nhơn biến.
Hỏi rằng: Sao
gọi là Minh Thuật Sở Tạo Biến?
Đáp rằng: Người
giữ minh thuật là người hay đọc tụng minh thuật (chú); hay bay vào hư không;
hoặc hiện ra làm voi; hoặc biến làm ngựa; hoặc biến ra xe; hoặc biến người đi
bộ; hiện ra đủ các loại quân lính. Đây gọi là Minh Thuật Sở Tạo Biến.
Hỏi rằng: Thế
nào gọi là Phương Tiện Biến?
Đáp rằng: Lấy sự
xa lìa đoạn tham dục; lấy con đường của La Hán, đoạn trừ tất cả những phiền não
như người thợ gốm lành nghề. Lấy đó làm phương tiện chơn chánh để sinh sống.
Tất cả việc đều thay đổi. Đây gọi là Phương Tiện Biến.
Hỏi rằng: Ai là
kẻ Tu Biện Biến?
Đáp rằng: Lấy hư
không làm 9 loại; hoặc với hư không làm năm. Tất cả những người tạo ra sự tự
tại nơi đệ tứ thiền. Đây có nghĩa là Tu Biện Biến. Lại nói sắc giới đệ tứ thiền
lấy chỗ làm là hơn vậy. Đây là Tu Biện Biến. Lại nói Tứ Thiền nhị tự tại. Đây
là Tu Biện Biến.
Hỏi rằng: Vì
sao lại khởi lên biến?
Đáp rằng: Tỳ Kheo
nầy tu dục định thắng hành tướng ưng như ý túc, tinh tấn định, tâm định, huệ
định. Như thế kẻ dục kia muốn vui, tạo ra sự biến đổi. Định nghĩa là kẻ tâm
không loạn. Người tọa thiền dục loạn biến, biến ý tu hành định, giữ gìn 4 loại
tinh tấn, những pháp ác bất thiện chưa sanh thì đừng làm cho sanh. Đã sanh ra
ác pháp rồi thì đừng làm cho các thiện pháp bị đoạn trừ. Pháp lành chưa sanh
thì làm cho sanh; đã sanh thiện pháp rồi thì làm cho tăng trưởng chẳng quên đi.
Lấy đó mà khởi lên tu tập cho đầy đủ. Đây gọi là Thắng Hạnh thành tựu vậy. Tuy
3 pháp kia đầy đủ ngôn ngữ và 6 phần thành tựu như ý túc và được như ý làm đạo.
Tuy pháp kia như ý túc, lại lần lượt dục, định, thắng hạnh thành tựu. Đây có
nghĩa là như ý túc, được như ý. Lấy nghĩa đầu nầy để tu vậy. Tu pháp kia, tu
nhiều. Đây gọi là tu dục định thắng hạnh, thành tựu như ý túc. Kẻ tọa thiền kia
như là hiện đang tu; đây là phương tiện; hoặc thoái; hoặc trụ. Kẻ kia tinh tấn
làm cho khởi thành tinh tấn định thắng hạnh, thành tựu như ý túc. Nếu phương
tiện kia tê liệt; hoặc thoái; hoặc khủng bố. Tâm kia trì trệ tạo nên tướng xa
rời. Ý hoặc tâm thoái lui tạo ra tâm định. Nếu tâm khủng bố, tạo ra tướng xả.
Cái kia sẽ thành tâm định thắng hạnh, thành tựu như ý túc. Kẻ kia nếu không có
tâm phiền não; hoan hỷ phân biệt lợi lạc chẳng lợi lạc, tu hành các pháp thì
đây là lúc tu; lại pháp nầy chẳng tu thì kẻ kia thành phân biệt định thắng
hạnh, thành tựu như ý túc. Người tọa trhiền kia tu Tứ Như Ý Túc, dùng tâm tạo
ra sự tự tại. Thây nầy tùy theo tâm và tâm nầy thành theo thân. Kẻ tọa thiền
kia lấy lúc ấy mà làm cho thân yên. Lấy tâm an tâm và thân đều do thân tâm biến
và cũng do tâm thân thay đổi. Do thân tâm thọ trì, do tâm thân thọ trì. Hoặc
lạc tưởng; hoặc khinh tưởng, đắm trước nơi thân; đối với sự dính mắc chỗ thành
trụ. Kẻ tọa thiền kia như thế hiện tu trở thành thật nhẹ nhàng. Thân nầy thành
tối nhuyễn, tối kham thọ trì. Như hòn sắt bị lửa thiêu đốt và tùy theo ý để tạo
ra đồ vật. Như thế lấy tu tâm thành thân nhẹ. Khi nhẹ nhàng rồi, nhập vào Tứ
Thiền an ổn nhớ nghĩ ra khỏi và hay phân biệt hư không. Đây là trí thọ trì. Như
thế đối với hư không, thân nầy sẽ khởi lên, lấy trí thọ trì. Đối với hư không
thành chỗ khởi lên, như gió thổi bông. Đối với người mới tọa thiền chẳng nên xa
lìa công việc. Vì sao mà phải xem lại việc nầy? sẽ khởi lên sự sợ hãi. Nếu có
sợ hãi thì thiền nầy sẽ sụt lùi. Cho nên kẻ mới tọa thiền, chẳng nên xa rời
việc thực hành, lần lượt mà đi. Đầu tiên lấy cách xa một mét để quán. Lại nương
vào tướng kia để tạo ra sự siêng năng trong một tầm. Như thế đây là phương tiện
lần lượt tùy theo chỗ nầy mà vui, nên khởi lên.
Hỏi rằng: Kẻ
tọa thiền kia đối với hư không, hoặc từ thiền mà thoái, thì từ hư không kia
chuyển lạc vào địa sao?
Đáp rằng: Chẳng
phải vậy. Nghĩa là từ đây, chỗ ngồi ấy, trước đứng dậy và đi xa. Còn kẻ thối
lui thì trở lại chỗ ngồi trước. Ở đây sẽ thấy chính thân mình như chỗ ngồi
trước. Người có thần thông, dừng lại ở pháp nầy. Kẻ tọa thiền kia như thế lần
lượt mà quán cho đến khi thọ trì tự tại. Chẳng có một loại nào lưu luyến, từ
một thành nhiều và từ nhiều thành một. Hoặc ngay hiện tại vượt qua khỏi tường
vách hay ngang cả núi cao. Thân di chuyển vô ngại giống như hư không. Đối với
đất hoặc chưa; hoặc ra khỏi giông như trong nước. Đi trên mặt nước như đi trên
mặt đất. Bay trong hư không giống như chim bay. Lấy tay sờ mó được mặt trời,
mặt trăng. Đại thần thông như thế và thân nầy mạnh như thế. Cho đến cõi trời
Phạm Thế, từ một biến ra nhiều và lấy một làm cho nhiều. Hoặc một ấy thành
trăm, hoặc thành ngàn, hoặc thành vạn v.v... rồi nhập vào đệ tứ thiền an tường
mà ra. Lần lượt lấy trí mà thọ trì. Ta đã có nhiều sẽ trở thành nhiều hơn nữa.
Như những con đường nhỏ của A La Hán lấy số nhiều để trở thành một rồi muốn
chuyển số nhiều ấy làm một. Dùng trí để giữ gìn. Ta sẽ chuyển đổi nhiều thành
một như các vị Trưởng Lão A La Hán hoặc xuất hiện hoặc không xuất hiện để qua
khỏi tường vách hay qua khỏi núi. Sự đi đứng không bị chướng ngại giống như chỗ
trống. Kẻ tọa thiền kia như thế lấy sự tu hành ấy mà vào như vào chỗ trống tất
cả mọi nơi. Vào đệ tứ thiền rồi an ổn xuất ra, như qua khỏi tường vách hoặc qua
núi. Sự di chuyển ấy dùng trí tuệ để gìn giữ và điều nầy giống như hư không sẽ
trở thành hư không. Kẻ tọa thiền kia đối với hư không cũng giống như qua khỏi
tường vách và qua khỏi núi non. Sự di chuyển không bị chướng ngại giống như
trong hư không.
Kẻ hiện ra với
ý nghĩa gì và kẻ không hiện ra với ý nghĩa gì?
Với người tọa
thiền chỗ không mở làm cho mở ra, rồi thông qua tường vách cũng giống như thông
qua núi non, đi đứng không chướng ngại. Đây nghĩa là gì? - Đối với đất làm cho
không có, như ở trên nước. Kẻ tọa thiền kia như thế lấy tâm tu hành làm cho tất
cả vào nơi nước. Vào rồi nơi đệ tứ thiền. An ổn ra khỏi và chuyển đất ấy thành
đồ gốm. Lấy trí để giữ gìn. Điều nầy nghĩa là trở thành nước mà người tọa thiền
lấy đất kia để tạo nên. Ví như tánh của nước và khi đi trên nước, tâm chẳng
chướng ngại giống như là đi trên mặt đất. Kẻ tọa thiền kia như thế lấy tâm tu
hành để vào tất cả nơi đất. Rồi nhập vào đệ tứ thiền, an ổn ra khỏi nước để tạo
nên đồ gốm. Lấy trí để giữ gìn. Điều nầy sẽ trở thành đất, khi thành đất rồi,
người tọa thiền đối với nước, khi đi chẳng chướng ngại, giống như đi nơi tánh
đất. Khi di chuyển trong hư không, giống như chim bay. Đây là 3 cách đi như đi
bộ, đi như gió và dùng tâm để đi. Kẻ tọa thiền kia đối với tất cả đất đã vào
chỗ định. Nơi hư không giữ gìn đường đi giống như đi bộ. Nếu định ấy được vào
như gió thì việc thọ trì gió ấy như lấy dây cột lại để phi hành trong gió. Dùng
tâm để đi, làm cho thân tâm đầy đủ. Hoặc tưởng đến niềm vui, hoặc ít tưởng đến.
Đối với thân ấy nhẹ nhàng và dùng tâm để bay giống như chim bay. Như vậy đây là
dùng tâm để đi, dùng tay để sờ mặt trời mặt trăng. Như thế thần thông, như thế
thần lực. Với người tọa thiền nầy là có ngồi thiền và có thần thông. Tâm được
tự tại. Dùng sự thực hành nầy để vào đệ tứ thiền. Yên ổn mà ra như lấy tay xoa
mặt trời mặt trăng. Dùng trí để thọ trì. Điều nầy có nghĩa là gần bàn tay và
vật kia sẽ trở thành bàn tay gần. Kẻ tọa thiền kia hoặc ngồi hoặc nằm như lấy
tay xoa vào mặt trời mặt trăng, thân cao đến Phạm Thế. Kẻ tọa thiền kia có thần
thông và tâm được tự tại. Vui chơi nơi cõi Phạm Thế như vậy là có Tứ Như Ý Túc.
Việc nầy do tâm tu hành. Lấy xa đối với gần rồi lấy gần đối với xa. Hoặc lấy
nhiều giữ gìn ít; hoặc lấy ít giữ gìn nhiều. Dùng thiên nhãn để thấy cõi sắc
Phạm Thiên. Lấy thiên nhĩ để nghe tiếng Phạm Thiên. Lấy tha tâm trí để biết tâm
của Phạm Thiên. Kẻ tọa thiền kia dùng 3 cách đi ấy và lấy 2 cách đi để vào Phạm
Thế. Pháp nầy gọi là sự biến nhập vào tất cả sự thọ trì.
Lúc bấy giờ người
tọa thiền muốn khởi lên ý tưởng và muốn tu Tứ Như Ý Túc. Dùng tâm được tự tại
và an tâm nơi thân.Tâm an nơi thân là do lấy tâm để an nơi thân và do lấy thân
để an nơi tâm và lấy thân giữ gìn tâm rồi lấy tâm giữ gìn thân. Hoặc tưởng đến
vui hoặc tưởng đến sự nhẹ nhàng. Kẻ ấy là thân đã qua sự dính mắc, đã qua rồi
sự dính mắc và sự dính mắc không còn nữa nên đã trụ yên. Như thế người tọa
thiền hiện tu thân nầy sẽ thành thuần thục nhẹ nhàng để thọ trì. Như hòn sắt bị
lửa đốt, tùy theo ý mà tạo nên vật. Như thế kẻ tọa thiền theo như thế ấy mà tu
hành. Tâm ấy lần lượt trở thành thuần thục để thọ trì, làm cho đầy đủ cả thân
tâm. Kẻ tọa thiền kia nếu muốn thay đổi hình tướng như hình Đồng Tử thì khi
nhập vào đệ tứ thiền rồi ra khỏi, lần lượt chuyển thành hình Đồng Tử. Chuyển
rồi dùng trí để thọ trì. Biết rằng ta đang thành hình Đồng Tử. Như vậy do sự
tác ý mà trở thành hình Đồng Tử. Cứ như thế hình rồng, hình Phượng Hoàng, hình
Dạ Xoa, hình A Tu La, hình Đế Thích, hình Phạm Vương, hình biển, hình núi,hình
rừng, hình sư tử, hình hổ, hình beo, hình voi, hình ngựa, hình lính và chuyển
rồi lấy trí để giữ gìn. Kế đó ta sẽ trở thành quân lính. Do sự tác ý mà trở
thành quân lính.
Hỏi rằng: Sự
thọ trì làm thay đổi chỗ làm. Vậy thay đổi và sự sai biệt như thế nào?
Đáp rằng: Lấy sự
thọ trì thay đổi, chẳng bỏ được hình sắc ấy mà làm cho sự tạo tác thay đổi xả
bỏ hình sắc. Đây nghĩa là sự sai biệt.
Lúc ấy người tọa
thiền muốn khởi ý lên chỗ tạo tác biến đổi, như thế tâm được tự tại. Tu như ý
túc, nhập vào trí thiền rồi an tường mà ra khỏi. Đối với thân nầy ở bên trong
tác ý giống như cái bình trống. Kẻ tọa thiền kia tác ý như thế, lấy sự trống
không bên trong tự thân và tùy theo chỗ vui ấy mà biến hóa. Tùy theo điều nầy
mà trở thành thay đổi. Đổi rồi dùng trí thọ trì. Tùy theo điều nầy mà thành tựu.
Như vậy sự tác ý nầy theo đó giống nhau và dùng phương tiện nầy để tạo ra nhiều
biến hóa. Khi sự biến hóa hình thành rồi, kẻ tọa thiền kia ở nơi thân biến hóa
ấy hướng đến Phạm Thiên và ở trước Phạm Thiên tức liền biến hóa và thân nầy
giống như hình Phạm Thiên, tùy ý mà tạo tác.Tất cả thân hình đều đầy đủ. Các
căn chẳng thiếu. Nếu người có thần thông thì có thể tiêu dao và kẻ được biến
hóa ấy lại cũng mặc ý tiêu dao. Kẻ có thần thông kia lúc đi lúc nằm hiện ra hào
quang hoặc hỏi hoặc đáp và chỗ người biến hóa ấy lại ngồi lại nằm, lại cũng có
hào quang. Lại hỏi lại đáp. Đây chính là chỗ thần thông tạo tác biến hóa và chỗ
kẻ hóa ra kia lại cũng tùy theo chỗ làm như thế v.v...
Vì sao lại tan ra rồi tạo lại hình tướng? - Cho đến lúc phân biệt lúc ấy nơi kia chẳng hiện ra. Lúc chưa đến thời phân biệt thì đối với thời gian nầy lại vui nói. Sự thọ trì kia thành chẳng hiện thật. Nếu lúc ấy chẳng làm sự phân biệt thì niệm niệm chẳng hiện. Đối với hóa nhơn thì không có đời sống. Và đồ ăn uống cũng hóa hiện ra. Việc ấy thay đổi các trí. Trở thành 9 việc. Việc lớn việc nhỏ chẳng thể nói đến việc nào. Ngay cả việc quá khứ, việc của vị lai và việc của hiện tại. Ngay cả việc trong, việc ngoài cũng như cả việc trong lẫn việc ngoài.
Hỏi rằng: Thiên
nhĩ do ai khởi lên và vì sao mà khởi?
Đáp rằng: Tất cả
có 8 cách vào. Hai lần vào kia là đối với đệ tứ thiền được tự tại. Từ tự tánh
của tai sẽ khởi lên cảnh giới của Thiên Nhĩ. Lại nói rằng: Vì sao sắc giới đối
với Tứ Thiền được tự tại? Ở đây có thể khởi lên. Lại cũng nói đối với đệ tứ
thiền lại cũng khởi.
Hỏi rằng: Vì
sao lại làm cho khởi lên?
Đáp rằng: Đối với
người mới bắt đầu ngồi thiền như thế tu Tứ Như Ý Túc và dùng tâm để được tự
tại. Nhập vào đệ tứ thiền rồi an tường mà xuất. Rồi lần lượt nương vào tự tánh
của nhĩ giới; hoặc âm thanh xa tác ý về tướng nghe; hoặc âm thanh gần tác ý
theo tướng nghe.Nếu tiênglớn thì tác ý theo tướng của âm thanh lớn. Nếu âm
thanh nhỏ, tác ý theo tướng của âm thanh nhỏ. Nếu âm thanh ở phía đông thì tác
ý theo tướng của âm thanh đó. Như thế đối với tất cả nơi. Với kẻ tọa thiền kia
là người tu hành, tâm sẽ thanh tịnh trong sáng. Vì nhĩ giới thanh tịnh, làm cho
tâm kia tăng trưởng. Kẻ tọa thiền kia lấy thiên nhĩ giới thanh tịnh để qua lỗ
tai người đó nghe cả 2 âm thanh. Cho nên có tiếng chư thiên và tiếng người.
Hoặc xa hoặc gần. Điều nầy như đã được dạy. Kẻ mới tọa thiền đầu tiên nghe
tiếng nơi tự thân của chúng sanh. Rồi từ đây lại nghe tiếng bên ngoài thân của
chúng sanh. Rồi từ đây lại nghe tiếng nương vào nơi trụ xứ của chúng sanh. Như thế
tác ý lần lượt tăng trưởng. Lại nói kẻ mới ngồi thiền chẳng thể trước đó nghe
được tiếng của tự thân chúng sanh như vậy. Vì sao thế? - Vì chẳng thể nghe
tiếng nhỏ, dùng tự tánh của lỗ tai chứ chẳng phải cảnh giới nầy. Người mới tọa
thiền nghe được tiếng xa xa của ốc tù-và và tiếng trống v.v... Âm thanh kia
nương vào nơi tự tánh của lỗ tai. Dùng thiên nhĩ trí nên tác ý với tướng của âm
thanh. Làm cho khởi lên thiên nhĩ trí. Hoặc âm thanh nhỏ; hoặc âm thanh lớn;
hoặc âm thanh xa; hoặc âm thanh gần. Chỉ có thiên nhĩ mới thuận tai. Đối với kẻ
sơ thiền chẳng nên tác ý đối với việc quá sợ. Vì sao thế? - Đối với âm thanh dễ
nghe thì nên nói theo ái dục và đối với âm thanh sợ hãi thì nên nói với lỗ tai
sợ và trí lo. Việc kia trở thành 3 việc. Việc nhỏ trong hiện tại và việc ngoài
việc. Nếu mất tự tánh của lỗ tai thì thiên nhĩ giới lại cũng mất. Đối với đây
được nghe âm thanh tự tại. Nghe âm thanh cả ngàn thế giới. Từ đó Duyên Giác
chẳng xa và Như Lai nghe rõ số.
Hỏi rằng: Tha
tâm trí kia ai có thể khởi lên và vì sao lại khởi lên?
Đáp rằng: Ánh sáng
tất cả vào đây và đối với đệ tứ thiền thì được tự tại. Được thiên nhãn và khởi
tha tâm trí.
Vì sao nên khởi
vậy?
Kẻ mới tọa thiền
như thế tu Tứ Như Ý Túc, dùng tâm được tự tại ấy thanh tịnh trong sáng chẳng
động nhập vào tất cả ánh sáng. Rồi từ nơi đệ tứ thiền an tường mà xuất. Từ chỗ
đầu tiên dùng ánh sáng làm cho đầy khắp thân mình. Dùng thiên nhãn để thấy cảnh
sắc của chính tâm ý nầy. Ở đây nương vào hình tướng của ý thức mà khởi, như thế
mà biết. Dùng tự tâm thay đổi thì thấy sắc thay đổi. Sắc nầy từ hỷ căn khởi
lên. Sắc nầy từ ưu căn mà khởi lên. Sắc nầy từ xả căn mà khởi lên. Nếu cùng với
hỷ căn đồng khởi lên nơi tâm thì hình tướng của ý như màu của ván sữa. Nếu cùng
với ưu căn mà khởi lên tâm thì sắc ấy trở thành màu tím. Nếu cùng xả căn mà
tương ưng khởi lên thì sắc ấy thành mật ngọt. Nếu cùng với tâm ái dục mà tương
ưng khởi lên thì trở thành sắc vàng. Nếu cùng với tâm sân nhuế tương ưng khởi
lên thì trở thành màu đen. Nếu cùng với tâm vô minh khởi lên thì sẽ trở thành
màu dơ nhớp. Nếu cùng với tâm tin tưởng tương ưng và trí tương ưng khởi lên thì
sẽ trở thành màu xanh. Kẻ tọa thiền kia như thế lấy tự thân mình thay đổi. Phân
biệt sắc biến. Lúc ấy dùng ánh sáng làm cho tràn đầy khắp thân kia. Dùng thiên
nhãn để thấy tha tâm ý sắc. Kẻ kia dùng tâm biến để phân biệt sắc biến. Lấy sắc
biến phân biệt tâm biến. Như thế phân biệt khởi lên nơi tha tâm trí rồi, lại
khởi lên tha tâm trí, ngoại trừ sắc biến phân biệt. Tuy giữ việc làm của tâm.
Kẻ tọa thiền kia như thế lấy sự tu hành và tâm được thanh tịnh trong sạch. Hoặc
có tâm trí yêu thích; hoặc chẳng có tâm trí yêu thích. Nếu có tâm trí sân nhuế
thì có tâm sân nhuế. Nếu chẳng có tâm trí sân nhuế, thì không có tâm sân nhuế.
Như thế tất cả có thể biết tha tâm trí vậy. Đây gọi là có 8 việc. Việc nhỏ,
việc lớn, việc đạo, việc vô lượng, việc quá khứ, việc vị lai, việc hiện tại,
việc ngoài. Tâm vô lậu kia chẳng phải là cảnh giới của phàm phu. Sẽ sanh vào
tâm của chúng sanh nơi Vô Sắc Xứ. Chỉ cảnh giới Phật; nếu nghe âm thanh được tự
tại thì biết tâm của một ngàn thế giới. Từ đây Duyên Giác không xa. Đức Như Lai
không thể kể xiết.
Hỏi rằng: Nhớ
về Túc mệnh trí ai có thể khởi?
Đáp rằng: 8 loại
có thể vào và hai loại có thể vào. Đối với đệ tứ thiền, tâm được tự tại. Từ đây
có thể khởi lên nhớ lại Túc mạng trí.
Hỏi rằng: Lại
nói vì sao nơi sắc giới?
Đáp rằng: Đối với
đệ tứ thiền tâm được tự tại và từ đây mà khởi.
Hỏi rằng: Lại
nói đối với đệ tứ thiền được khởi lên bao nhiêu loại nhớ về Túc mệnh?
Đáp rằng: Có 3
loại ức túc mệnh. Một là đa trì sanh; hai là sanh sở tạo và ba là tu hành sở
thành. Đối với đa trì sanh dùng tứ hạnh để nhớ về túc mệnh trí. Lấy tướng lành
kia vậy. Thấy tướng kia phân biệt vậy. Các căn rõ ràng vậy. Nhiếp phục tánh kia
vậy. Đây là 4 việc làm của đa trì sanh, nhớ về túc mệnh. Chư thiên, các loài
rồng, phượng hoàng. Dùng chỗ sanh thành nầy mà nhớ lại đời trước. Cao hơn nữa
nhớ đến 14 đời trước. Tu hành thành tựu là Tứ Như Ý Túc.
Hỏi rằng: Vì
sao nên khởi lên chỗ nhớ nghĩ về đời trước?
Đáp rằng: Kẻ mới
tọa thiền như thế tu Tứ Như Ý Túc lấy lòng tự tin để được tự tại. Sự thanh tịnh
trong sáng cho đến chỗ bất động. Từ chỗ ngồi trong hiện tại, lấy mỗi một ngày
tạo ra việc làm; hoặc dùng thân; hoặc dùng ý; hoặc dùng miệng để nhớ nghĩ lại
tất cả việc. Cứ như thế hằng đêm rồi một ngày hai ngày, lần lượt mãi cho đến
một tháng nhớ nghĩ tất cả mọi việc. Rồi đến 2 tháng cũng như thế, hay nhẫn đến
một năm cũng vậy. Rồi 2 năm, 3 năm cho đến trăm năm hoặc cho đến khi sanh ra
lần đầu v.v... đều nhớ nghĩ tất cả những việc cũ. Lúc bấy giờ từ xa xưa tâm quá
khứ và tâm số pháp đã được sinh ra và tâm, tâm số pháp hiện đang sinh ra nương
vào tâm đầu tiên và tâm số pháp mà được sanh, rồi dùng tâm ấy tương tục sanh.
Nên quán về nhân duyên hiện tại, nhớ nghĩ về thức lưu chuyển, cả hai đầy đủ
chẳng gián đoạn. Đối với việc sanh ra trong đời nầy, đối với việc sanh ra trong
đời khác, kẻ tọa thiền kia như thế lấy tâm tu hành thanh tịnh trong sáng nhớ
lại đời trước chẳng thiếu một loại nào. Cứ như vậy cho đến một đời, hai đời, ba
đời, bốn đời v.v... Đó là tất cả mà kẻ mới ngồi thiền đối với kiếp sống nầy hồi
nhớ lại tất cả. Nếu kẻ tọa thiền kia chẳng nhớ lại được đời sống kia thì kẻ kia
chẳng nên rời bỏ sự siêng năng mà phải chăm chú vào thiền định và khi thiền
được tốt đẹp thì sẽ được tự tại. Như pháp soi gương khi tốt đẹp sẽ được tự tại.
Trong hiện tại nhớ lại như lần đầu thì đối với kẻ kia trở thành sự nhớ nghĩ.
Nếu từ một đời thì sự ra khỏi của tâm kia trở thành sự hồi tưởng. Khi quá an
vui rồi thì thấy phương tiện, chẳng thể nhớ lại kiếp sống của súc sanh, lại
cũng chẳng nhớ lại được sanh nơi vô sắc hay sanh nơi vô tưởng cũng như tánh của
vô tưởng vậy. Bảy loại lớn nhỏ chẳng nên nói về quá khứ trong ngoài. Trong
ngoài ấy đối với quá khứ nầy là chỗ chứng được đạo quả. Hoặc quốc gia; hoặc
thôn ấp cũng sẽ nhớ lại.Sự nhớ nghĩ kia trở thành sự hồi tưởng về quá khứ và
nhớ lại trí tuệ ở đời trước. Từ trí ấy nhớ lại những sự u tối liên tục. Nhớ về
trí tuệ đời trước và từ đây nhớ lại 40 kiếp của ngoại đạo. Qua khỏi kia, chẳng
thế nhớ nghĩ nữa. Vì thân không còn khả năng nữa. Riêng bậc Thánh Thanh Văn thì
nhớ lại được 10.000 kiếp. Từ đây trở thành bậc Đại Thanh Văn. Rồi từ đó trở
thành bậc Đại Duyên Giác và từ đó trở thành Như Lai Chánh Biến Tri. Tự chính kẻ
kia nhớ lại những việc làm của đời trước và ở tất cả mọi nơi. Duy chỉ trừ sự
nhớ nghĩ về chính đời trước của mình. Ít nhớ lại với đời trước kia thì Đức
Chánh Biến Giác tùy theo đó mà làm cho vui nhớ lại tất cả. Ngoài ra lần lượt
nhớ lại. Đức Chánh Biến Giác hoặc đã nhập vào Tam Muội; hay chẳng nhập vào Tam
Muội. Nếu chẳng nhập vào Tam Muội thì thường hay nhớ lại. Ngoài ra chỉ có việc
nhập Tam Muội.
Hỏi rằng: Thiên
nhãn do ai khởi? Có bao nhiêu loại thiên nhãn và vì sao có thể khởi Thiên
Nhãn?
Đáp rằng: Ánh sáng
ấy có 9 thứ. Hoặc ánh sáng ấy có 5; hoặc ánh sáng ấy gồm tất cả mọi việc. Đối
với đệ tứ thiền được tự tại có được nhãn tánh thì từ đây có thể khởi lên
được.
Có bao nhiêu loại thiên nhãn?
Đáp rằng: Có 2 loại thiên nhãn do nghiệp quả báo mà thành hoặc do tu hành mà thành. Đối với Điển Tạng Thiên Nhãn là do từ quả báo mà thành. Đây là do thấy được bảo tạng; hoặc có của quý; hoặc không có của quý. Do tu hành mà thành nghĩa là tu hành phép Tứ Như Ý Túc.
Vì sao có thể
khởi lên Thiên Nhãn?
Kẻ mới tọa thiền
cứ như thế mà tu theo Tứ Như Ý Túc, dùng tâm được tự tại thanh tịnh trong sáng
cho đến chỗ bất động. Tất cả ánh sáng nhập vào và khi nhập đệ tứ thiền tác ý
tưởng đến ánh sáng và thọ trì tưởng đến hằng ngày hằng đêm cũng như ngày, ngày
cũng như đêm. Dùng tâm vô ngại chẳng dính mắc và thực hiện tu hành để tâm ấy
thành ra có ánh sáng. Kẻ tọa thiền kia tu hành tâm nầy sẽ trở thành ánh sáng;
chẳng có trở ngại cản ngăn, ánh sáng, suốt ngày. Kẻ tọa thiền kia, tâm tu hành
như thế lấy ánh sáng làm cho đầy khắp cả bên trong, tác ý về hình tướng, dùng
trí để làm cho đầy đủ ánh sáng. Đó chưa phải là Thiên Nhãn mà lấy trí thấy được
bên trong màu sắc của ánh sáng thì đây mới chính là Thiên Nhãn. Kẻ tọa thiền
kia dùng Thiên Nhãn thanh tịnh ấy hơn cả mắt người, thấy chúng sanh hoặc sanh;
hoặc chết; hoặc thô; hoặc diệu; hoặc hình dáng tốt; hoặc hình dáng xấu. Sanh
nơi đường lành, sanh nơi đường ác do nghiệp đã tạo ra. Như thế tất cả chúng
sanh đối với điều nầy mới có thể khởi lên Thiên Nhãn được.
Phiền não nầy kẻ kia nên đoạn. Cho nên sự nghi chẳng thể nhớ lại chơn chánh, giải đãi, nghỉ nghỉ, tà mạng, hỷ, ác khẩu, bịnh hoạn, siêng năng, trì hoãn siêng năng; hoặc nhớ nghĩ về nhiều loại ngôn ngữ rồi quán xem về màu sắc. Phiền não nầy lấy mỗi mỗi thứ nầy để thành tựu. Nếu làm cho khởi lên Thiên Nhãn thì sự định nầy sẽ thoái lui. Nếu định nầy thoái thì ánh sáng cũng sẽ mất đi. Việc thấy màu sắc cũng sẽ mất. Cho nên phiền não kia mau mau nên đoạn. Nếu đã đoạn phiền não nầy rồi mà lại chẳng được định tự tại thì lấy sự chẳng tự tại ấy thành Tiểu Thiên Nhãn. Kẻ tọa thiền kia dùng Tiểu Thiên Nhãn ấy để biết Tiểu Quang Minh. Thấy màu sắc cũng nhỏ. Cho nên Đức Thế Tôn nói: Lúc ấy ta vào định nhỏ, lúc ấy ta có mắt nhỏ, ta dùng mắt nhỏ ấy để biết ánh sáng nhỏ. Khi ta thấy ánh sáng nhỏ thì lúc ấy ta có vô lượng Tam Muội, lúc ấy ta có vô lượng Thiên Nhãn. Ta dùng vô lượng Thiên Nhãn nầy ta biết vô lượng quang minh, ta thấy vô lượng màu sắc. Đối với người tọa thiền nầy chẳng phải yêu màu sắc, chẳng phải sợ màu sắc như ban đầu đã nói về 5 loại Thiên Nhãn. Đó là việc nhỏ, việc hiện tại, việc trong, việc ngoài, việc trong ngoài. Nương vào Thiên Nhãn để sanh Tứ Trí. Vị lai phần trí. Tự sở tác nghiệp trí, như hành nghiệp trí và nghiệp quả báo trí. Đối với đây dùng vị lai phần trí. Đối với vị lai thần sắc, sẽ khởi lên trí. Dùng tự sở tác nghiệp trí sẽ thấy được chỗ tạo nghiệp của người khác. Lấy nghiệp nầy của người nầy sẽ sanh quả cõi kia. Dùng như hành nghiệp trí thấy đời sống ở cõi người. Lấy nghiệp nầy và người nầy mà biết được kiếp sống ở đời trước. Dùng nghiệp quả báo trí để rõ biết lúc và nơi chốn, cho đến phiền não và cho đến phương tiện. Khi nghiệp nầy chín muồi rồi hay nghiệp chưa chín muồi. Nghiệp nầy thọ nhiều hay thọ ít đều biết. Đối với Thanh Văn được tự tại, thấy được một ngàn cõi của thế gian. Từ đây là chỗ thấy của bậc Duyên Giác mà Như Lai đã thấy vô lượng.
Ở đây bàn rộng về việc dùng Thiên Nhãn để thấy sắc. Đối với một loại tu hành định, tuy thấy sắc nhưng chẳng phải Thanh Văn. Nếu dùng Thiên Nhĩ để nghe âm thanh thì đối với một loại tu hành định,duy chỉ Thanh Văn chẳng thấy sắc. Nếu vì thấy nghe cả hai đầy đủ tu hành định. Lại cũng thấy lại cũng nghe. Nếu vì thấy nghe mà biết được tâm kia thì sự tu hành nơi định lại cũng thấy nghe và biết tâm kia. Nếu chỉ thấy một bên, tu hành nơi định thì chẳng phải là cách thấy. Chẳng nghe chẳng biết tâm kia. Nếu chẳng ít tu hành nơi định thì đối với tất cả nơi lại thấy lại nghe, lại biết được tâm kia. Ngũ thần thông, thế gian thần thông, hữu lậu sắc giới trói buộc chung với phàm phu. Nếu là Thiện Thần Thông thì kẻ có học và phàm phu hoặc cùng với A La Hán thành Vô Ký thần thông. Ngũ Thần Thông chẳng phải sanh nơi vô sắc giới.
Phẩm Phân Biệt Huệ thứ 10
Hỏi rằng: Vì
sao gọi là huệ? Tướng nào? Vị nào? Khởi lên cái gì? Xứ nào? Công đức gì? Huệ ấy
nghĩa là gì? Có bao nhiêu công đức để được bát nhã? Có bao nhiêu loại bát
nhã?
Đáp rằng: Việc của
ý, việc của thấy. Đây có nghĩa là Bát Nhã. Lại nữa tác ý làm cho lợi lạc hay
chẳng lợi lạc, tác ý trang nghiêm. Đây nghĩa là Bát Nhã. Như trong A Tỳ Đàm
nói: Sao gọi là Bát Nhã? - Bát Nhã nghĩa là huệ, nghĩa là trí, nghĩa là chọn
pháp môn rồi tùy theo tướng tốt mà quán và sự quán ấy thông minh rõ ràng phân
biệt, tư duy để thấy dễ dàng và ngộ được chánh trí. Huệ câu, huệ căn, huệ lực,
huệ trượng, huệ điện, huệ quang, huệ minh, huệ đăng, huệ bảo. Chẳng ngu si nên
chọn pháp một cách chánh kiến. Đây có nghĩa là Bát Nhã. Lấy sự đạt được làm
tướng.Lấy sự chọn lựa làm vị. Lấy sự ngu si mà khởi. Dùng Tứ Đế làm nơi chốn.
Lại nữa rõ biết ánh sáng làm tướng. Nhập chánh pháp làm vị. Dùng trừ vô minh
tối tăm mà khởi, lấy trí biện tài làm xứ. Có công đức gì? - Bát Nhã có vô lượng
công đức. Hãy nghe sơ lược qua kệ sau đây:
Dùng huệ tịnh
các giới
Vào thiền lại hai
huệ
Dùng huệ tu các
đường
Dùng huệ thấy quả
kia
Bát Nhã là hơn
cả
Huệ căn chẳng hơn
trên
Huệ lùi làm ô
uế
Huệ tăng trưởng
cao thượng
Huệ phá các luận
ngoài
Chẳng đời đến đắm
trước
Có huệ người thật
lành
Huệ nói ngôn ngữ
lành
Đời nầy và đời
khác
Giải thoát nghe
niềm vui
Các nghĩa cùng
tinh tấn
Dũng mãnh người có
huệ
Nếu thấy các pháp
nầy
Nhơn duyên cùng
ngôn ngữ
Giáo huấn và danh
sắc
Kia chính lời Tứ
Đế
Đó có cảnh giới
huệ
Dùng huệ trừ việc
ác
Yêu sân nhuế vô
minh
Dùng huệ trừ sanh
tử
Trừ việc chẳng thể
trừ.
Hỏi rằng: Huệ
nghĩa là gì?
Đáp rằng: Huệ có
nghĩa là thuộc về trí vậy.. Cũng có nghĩa là năng trừ.
Có bao nhiêu loại
công đức để được huệ?
Có 11 công đức. Đó
là tìm tòi tu học nghĩa của kinh, nhiều việc lành, ở nơi thanh tịnh, ngồi
thiền, Tứ Đế, làm việc rõ ràng, tâm thường hay dừng chỗ thiền định,tâm không bị
che đậy, lìa xa người không có trí tuệ, cùng với người có trí tuệ vui
sống.
Có bao nhiêu loại
trí tuệ?
Có hai loại, ba
loại và bốn loại.
Hỏi rằng: Vì
sao có 2 loại huệ?
Đáp rằng: Đó là
thế gian huệ và xuất thế gian huệ. Đối với các bậc Thánh quả tương ưng huệ thì
đó là huệ xuất thế gian; ngoài ra là thế gian. Thế gian huệ nghĩa là có giới
hạn, có nối kết, có bó buộc, có lưu chuyển. Đây là cái trục quay, là sự che
khuất, là chỗ dính mắc, là chỗ khởi, là phiền não.
Xuất thế gian huệ
nghĩa là không có giới hạn, không nối kết, không bị bó buộc, không lưu chuyển,
không bị quay cuồng, không bị che khuất, không dính mắc, chẳng phải nơi chốn và
không có phiền não.
Ba loại huệ
nghĩa là: Tư huệ, văn huệ và tu huệ. Đối với việc nầy chẳng phải từ kia nghe;
hoặc tự tạo nghiệp trí; hoặc được tùy đế tương ưng trí, đối với công xảo minh.
Đây chính là tư huệ. Đối với nơi nầy từ kia nghe mà được huệ. Đây gọi là văn
huệ. Nếu nhập Tam Muội thì huệ kia phải tu. Đây gọi là tu huệ.
Lại nữa ba loại
huệ đến rõ ràng, đi rõ ràng và phương tiện cũng rõ ràng mà thị hiện tác ý. Điều
nầy nếu không là pháp lành sẽ thành thoái và nếu là pháp lành, sẽ trở nên tăng
trưởng. Đối với huệ nầy đây chính là sự đến rõ ràng. Lại tác ý điều nầy chẳng
phải pháp lành tăng trưởng. Thiện pháp ấy thoái lui. Đối với huệ nầy đây là sự
đi rõ ràng. Đối với đây, là tất cả phương tiện huệ. Đây nghĩa là phương tiện rõ
ràng.
Lại nữa có 3 loại huệ. Đó là Tụ huệ, bất tụ huệ và phi tụ phi phi tụ huệ. Đây là Tam Địa Thiện Huệ. Đây là Tụ Huệ. Đối với Tứ Đạo Huệ, đây nghĩa là bất tụ huệ. Đối với Tứ Địa và quả báo, đối với Tam Địa có Ký Huệ. Đây nghĩa là Phi Tụ phi phi tụ huệ.
Bốn loại huệ nghĩa là: Tự tác nghiệp trí, tùy đế tương ưng trí, đạo đẳng phần trí, quả đẳng phần trí. Đối với đây là thập xứ, chánh kiến. Đây nghĩa là tự tác nghiệp trí. Nếu thấy tối, hoặc vô thường, hoặc khổ, hoặc vô ngã, như thế nhẫn tương tợ. Đây gọi là Tùy Đế Tương Trợ Trí. Đối với Tứ Đạo Huệ, đây gọi là Đạo Phần Trí. Đối với Tứ Quả Huệ, đây gọi là Quả Đẳng Phần Trí.
Lại nữa bốn loại huệ gồm có: Dục giới huệ, sắc giới huệ, vô sắc giới huệ và vô hệ huệ. Đối với dục giới lành có Ký Huệ. Đây gọi là Dục Giới Huệ. Sắc giới lành có Ký Huệ. Đây gọi là Sắc Giới Huệ. Vô sắc giới lành có Ký Huệ. Đây gọi là Vô Sắc giới huệ. Đối với Đạo Quả Huệ, đây gọi là Vô hệ huệ (huệ không bị trói buộc).
Lại nữa có 4 loại huệ. Đó là Pháp trí, Tỷ trí, Tha tâm trí và Đẳng trí. Đối với 4 con đường và đối với 4 quả huệ thì đây gọi là Pháp Huệ. Kẻ tọa thiền kia dùng Pháp trí nầy để thành tựu quá khứ vị lai hiện tại trí. Trong quá khứ lâu dài cũng trí và vị lai lại cũng là trí. Đế trí nầy gọi là Tỷ Trí. Trí tha tâm ấy gọi là Tha tâm trí. Trừ 3 loại trí nầy, ngoài ra là huệ. Đây gọi là Đẳng trí.
Lại nữa cũng có
4 loại huệ. Đó là hữu huệ vi tụ phi vi phi tụ; hữu huệ vi phi tụ phi vi tụ; hữu
huệ vi tụ diệc vi phi tụ; hữu huệ phi vi tụ phi phi vi tụ. Đối với Dục giới
thiện huệ là Huệ vi tụ phi bất vi tụ. Đối với tứ đạo vi phi tụ bất vi tụ. Đối
với sắc giới và vô sắc giới thiện huệ thì đây là huệ vi tụ lại vi phi tụ. Đối
với Tứ Địa quả báo, đối với Tam Địa có Ký Huệ thì đây là Huệ phi vi tụ, lại phi
vi phi tụ.
Lại có 4 loại huệ.
Đó là huệ hữu vi xa lìa phi vi đạt; có huệ vi đạt phi vi yểm hoạn; có huệ vi
yểm hoạn lại vi đạt. Có huệ bất vi yểm hoạn lại bất vi đạt. Đối với huệ nầy là
xa lìa dục, chẳng đạt được thần thông và cũng chẳng thông đạt tứ đế. Đây gọi là
huệ vi yểm hoạn bất vi đạt. Hiện tại được chỗ xa lìa sự ham muốn, dùng huệ đạt
thần thông và không đạt Tứ Đế. Đây gọi là Bát Nhã, vi đạt phi vi yểm hoạn. Đối
với Tứ Đạo huệ vi yểm hoạn lại vi đạt. Ngoài ra huệ phi vi yểm hoạn lại phi vi
đạt.
Lại có 4 loại huệ. Đó là nghĩa biện, pháp biện, từ biện và lạc thuyết biện. Đối với nghĩa trí thì đây gọi là Nghĩa biện. Đối với pháp trí thì đây gọi là Pháp biện. Đối với thuyết từ huệ thì đây gọi là Từ biện. Đối với trí tri thì đây gọi là Lại thuyết biện. Đối với nhơn quả biết nghĩa từ. Đối với nguyên nhơn rõ biết pháp biện. Đối với pháp biện lạc thuyết biện. Đối với trí tri thì vui nói từ. Lại nữa đối với khổ và diệt trí thì đây gọi là nghĩa biện. Đối với Tập và đạo trí, thì đây gọi là Pháp biện. Đối với thuyết pháp từ, thì đây gọi là Từ Biện. Đối với Trí Tri thì đây gọi là Lạc thuyết biện. Lại nữa kẻ biết pháp trong kinh văn gọi đây là chỗ giải rõ những sự hiểu biết.
Bạt Đà Già Xà Đa Già A Phù Đa Đạt Ma Bi Phất lược gọi đây chính là Pháp từ. Biết kia và rõ nghĩa nầy thì đây là nghĩa của chỗ nói pháp. Đây gọi là nghĩa biện. Thuyết pháp từ trí; đây gọi là Từ Biện. Đối với trí tri, đây nghĩa là Lạc thuyết biện.
Lại nữa đối với nhãn trí thì đây gọi là pháp từ. Lấy nhãn trí làm chỗ thấy. Đây nghĩa là Nghĩa Từ pháp từ trí, đây gọi là Từ Biện. Đối với Trí Tri, đây nghĩa là Lạc thuyết biện.
Lại nữa có 4 loại huệ. Đó là khổ trí, khổ tập trí, khổ diệt trí và đạo đẳng phần trí. Khổ tương ưng với trí gọi là khổ trí. Tập tương ưng với trí gọi là tập trí. Khổ diệt tu hành tương ưng với trí gọi là Cụ Túc trí, đạo trí.
Luận Về Con Đường Giải ThoátHết quyển Chín