Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giới Thiệu Về Tạng Luật

04 Tháng Bảy 201414:00(Xem: 11944)
Giới Thiệu Về Tạng Luật

GIỚI THIỆU VỀ TẠNG LUẬT

Tỳ khưu Indacanda (Trương đình Dũng)

Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống và sự sinh hoạt của các thành viên cũng như các công việc của hội chúng, trong đó, chủ yếu đề cập đến các tỳ khưu, một phần dành cho tỳ khưu ni, đồng thời một số vấn đề có thể áp dụng cho hàng tại gia cư sĩ cũng được tìm thấy.


Tạng Luật được chia làm 3 phần chính: Suttavibhaṅga, Khandhaka, và Parivāra.


I. Suttavibhaṅga (Phân Tích Giới Bổn) trình bày về giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu gồm có 227 điều học và của tỳ khưu ni gồm có 311 điều học. Ý nghĩa của từ "sutta" ở nhóm từ "suttavibhaṅga" có ý nghĩa tương đương như là "sikkhāpada" (điều học, học giới, điều giới, ...), nếu xét theo ý nghĩa bao quát có thể gọi là "giới bổn." Như vậy, Suttavibhaṅga nghĩa là sự phân tích các điều học hoặc là sự phân tích về giới bổn (ở Tạng Kinh, từ "sutta" được dịch là "kinh", ví dụ như Brahmajālasutta được dịch là Kinh Phạm Võng, v.v...).


Theo truyền thống đang được áp dụngTích Lan và Miến Điện, Suttavibhaṅga được phân làm hai: PārājikapāḷiPācittiyapāḷi. Cách phân chia này có thể do việc chia hai số lượng sách của Suttavibhaṅga và được trình bày như sau:


Pārājikapāḷi: Mở đầu là Chương Verañja giới thiệu việc ngài Sāriputta thỉnh cầu đức Phật quy định điều học và công bố giới bổn Pātimokkha; khi ấy đức Phật đang an cư mùa mưa tại xứ Verañjā. Kế đến là các điều học được trình bày theo thứ tự:


1) 4 Pārājika (bất cộng trụ)
2) 13 Saṅghādisesa (tăng tàng)
3) 2 Aniyata (bất định)
4) 30 Nissaggiya Pācittiya (ưng xả đối trị)
Pācittiyapāḷi: trình bày phần còn lại của Suttavibhaṅga:
5) 92 Pācittiya (ưng đối trị)
6) 4 Pāṭidesanīya (ưng phát lộ)
7) 75 Sekhiya (ưng học)
8) 7 Adhikaraṇasamathā Dhammā (các pháp dàn xếp tranh tụng)
9) Bhikkhunīvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni).


Truyền thống Thái Lan cũng phân Suttavibhaṅga làm hai, nhưng căn cứ theo nội dung:


Mahāvibhaṅga (Đại Phân Tích): còn có tên là Bhikkhuvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu) vì có đầy đủ phần phân tích 227 giới trong giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu từ 4 pārājika cho đến 7 adhikaraṇasamathā dhammā. Bộ này được phân chia làm 2 tập: Tập I gồm 4 pārājika, 13 saṅghādisesa, và 2 aniyata, tập II gồm phần còn lại của giới bổn bắt đầu với 30 nissaggiya pācittiyakết thúc với lời tụng đọc tổng kết.


Bhikkhunīvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni) chỉ trình bày các điều học quy định dành riêng cho tỳ khưu ni, những điều học quy định chung cần phải xem ở Bhikkhuvibhaṅga (Phân Tích Giới Tỳ Khưu).


II. Khandhaka (Hợp Phần): Khandhaka gồm các vấn đềliên quan đã được sắp xếp thành từng chương và được phân làm hai: Mahāvagga (Đại Phẩm) và Cullavagga (Tiểu Phẩm). Chúng tôi tạm dịch KhandhakaHợp Phần (khandha có nghĩa là khối, nhóm, uẩn, ... và tiếp vĩ ngữ -ka trong trường hợp này có ý nghĩa là thuộc về, có liên quan, ...).


Mahāvagga (Đại Phẩm): gồm 10 chương, mở đầu là sự chứng ngộ đạo quả của đức Phật, kế đến là các nhiệm vụ quan trọng của các tỳ khưu như lễ xuất gia, lễ Uposatha (Bố Tát), việc an cư mùa mưa, lễ Pavāraṇā (Tự Tứ), v.v...


Cullavagga (Tiểu Phẩm): gồm 12 chương đề cập đến việc hành xử các tỳ khưu phạm tội, giải quyết các sự tranh tụng, việc chia rẽ hội chúng, và các vấn đề khác liên quan đến đời sống xuất gia. Đặc biệt chương 10 đề cập việc xuất gia của tỳ khưu ni và hai chương cuối 11 và 12 nói về hai kỳ kết tập Tam Tạng đầu tiên ở Ấn Độ.


III. Parivāra (Tập Yếu): phân tích về Giới và Luật theo các tiêu đề và được trình bày dưới dạng vấn đáp, có thể được xem như là cuốn cẩm nang hướng dẫn việc hành xử Luật.


--ooOoo--


Tạng Luật Tiếng Việt


Bản dịch tiếng Việt Tạng Luật của chúng tôi căn cứ vào văn bản Pāli Roman từ CD Budsir IV của trường đại học Mahidol (Thái Lan), được phân thành 5 bộ, có 8 tập:


1. Phân Tích Giới Tỳ Khưu (2 tập)
2. Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni
3. Đại Phẩm (2 tập)
4. Tiểu Phẩm (2 tập)
5. Tập Yếu


*****


1. Phân Tích Giới Tỳ Khưu:


Gồm có hai tập và có thể nói gọn lại là Giới Tỳ Khưu cho dễ nhớ.


Đề cập đến nội dung, chương mở đầu Verañja trình bày về thời điểm quy định điều học cho các tỳ khưu căn cứ vào câu trả lời của đức Phật đối với sự thỉnh cầu của ngài Sāriputta (Xá Lợi Phất) rằng: "Này Sāriputta, ngươi hãy chờ đợi! Này Sāriputta, ngươi hãy chờ đợi! Trong trường hợp này, chỉ có Như Lai mới biết thời điểm." Và ngài đã xác định về thời điểm đó như sau: "Này Sāriputta, chính bởi vì một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này ... chính bởi vì hội chúng đạt đến sự đông đảo về số lượng ... chính bởi vì hội chúng đạt đến sự lớn mạnh về việc phát triển ... chính bởi vì hội chúng đạt đến sự dồi dào về lợi lộc nên một số pháp đưa đến lậu hoặc xuất hiện trong hội chúng này, nên bậc Đạo Sư quy định điều học và công bố giới bổn Pātimokkha cho các đệ tử nhằm diệt trừ chính các pháp đưa đến lậu hoặc ấy."


Đến các chương kế tiếp, chúng ta biết được rằng mỗi khi điều học được quy định, trước tiên có sự chỉ trích và chê bai về việc làm hay lời nói nào đó của các vị xuất gia, việc chỉ trích và chê bai lan rộng khiến các tỳ khưu nghe đượccuối cùng đến tai đức Phật. Đối tượng vi phạm trong các câu chuyện này có thể là cá nhân hay nhóm tỳ khưu, không hẳn là phàm nhân mà ngay cả một số vị đã chứng được thiền và thần thông như các vị Devadatta với việc chia rẽ hội chúng và Sāgata do say sưa vì uống rượu, một vài trường hợp do các bậc đã chứng Thánh quả như ngài Anuruddha về việc nằm chung chỗ ngụ với người nữ, ngài Cūḷapanthaka về việc giáo huấn các tỳ khưu ni khi mặt trời đã lặn, hoặc ngài Veḷaṭṭhasīsa về việc thọ dụng vật thực đã tích trữ. Về các sự chỉ trích và chê bai, đa số phát xuất từ hàng tại gia có thể là các cư sĩ đã quy y, những người theo ngoại đạo, hoặc quần chúng bình thường, kế đến do các vị đã xuất gia, chỉ một vài trường hợp do phi nhân hạng trên hoặc dưới. Thông thường, đức Phật triệu tập các tỳ khưu lại, xác định vấn đề, khiển trách và giáo huấn, rồi mới quy định điều học. Mỗi lần như vậy, đức Phật luôn khẳng định về mười điều lợi ích của việc làm ấy như sau: "Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, nhằm sự an lạc cho hội chúng, nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai, nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và nhằm sự hỗ trợ Luật." Có nhiều trường hợp, điều học đã được quy định thêm (anupaññatti), có trường hợp mức độ nghiêm khắc trong việc thực hành càng gia tăng, có trường hợp được giảm nhẹ do nhu cầu cần thiết ví dụ như tỳ khưu bị bệnh có thể thọ thực ở phước xá hơn một lần, hoặc vị tỳ khưu có thể hẹn trước rồi đi chung với tỳ khưu ni ở đoạn đường có nguy hiểm hoặc chung chuyến đò lúc sang sông. Sau phần quy định về điều học, có phần phân tích về từ ngữ và về các trường hợp vi phạm hoặc không vi phạm. Phần này cần xem xét kỹ lưỡng mới có thể hiểu được điều học thêm phần chính xác. Ngoài ra, có phần các câu chuyện dẫn giải ở 4 điều học pārājika và 5 điều học đầu của saṅghādisesa, gồm những sự việc cụ thể giúp cho hiểu rõ hơn về trường hợp vi phạm tội. Khi đọc các câu chuyện này, ta nên liên hệ với phần phân tích ở phía trước để thấy được sự phán quyết của đức Phật. Một điều quan trọng cần lưu ý rằng đối tượng chính của các điều học này là hạng tỳ khưu và tỳ khưu ni đã được tu lên bậc trên bằng hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư, đầu tiên là vị bà-la-môn đã được ngài Sāriputta tế độ do việc bố thí một muỗng thức ăn (Đại Phẩm, chương I, [85]).

2. Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni:


Nói gọn hơn cho dễ nhớ là Giới Tỳ Khưu Ni. Tập này trình bày 311 điều học của các tỳ khưu ni được phân chia như sau:
1) 8 Pārājika (bất cộng trụ)
2) 17 Saṅghādisesa (tăng tàng)
3) 30 Nissaggiya Pācittiya (ưng xả đối trị)
4) 166 Pācittiya (ưng đối trị)
5) 8 Pāṭidesanīya (ưng phát lộ)
6) 75 Sekhiya (ưng học)
7) 7 Adhikaraṇasamathā Dhammā (các pháp dàn xếp tranh tụng).


Tuy nhiên, chỉ có những điều học quy định riêng cho tỳ khưu ni (asādhāraṇapaññatti) được trình bày trong tập này, còn những điều quy định chung cho tỳ khưu và tỳ khưu ni (sādhāraṇapaññatti) cần phải xem ở Phân Tích Giới Tỳ Khưu. Ngài Buddhaghosa trong Chú Giải Tạng Luật Samantapāsādikā đã giúp chúng ta xác định những điều học chung này, tuy nhiên thứ tự các điều học trong giới bổn đầy đủ của các tỳ khưu ni được trình bày như thế nào không thấy ngài đề cập đến. Giới bổn đầy đủ của tỳ khưu ni được tìm thấy ở các tài liệu Pāli có tên Bhikkhunīpātimokkha, Ubhato-pātimokkha, Dvemātikāpāḷī, còn được lưu trữ ở các nước có Phật giáoquốc giáo như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện.


So sánh giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu và tỳ khưu ni, có một số vấn đề đáng được lưu ý như sau:


1) Tỳ khưu ni không có phần giới aniyata (bất định). Tỳ khưu và tỳ khưu ni đều có 30 điều nissaggiya pācittiya (ưng xả đối trị), tuy có số lượng giống nhau nhưng một số điều học lại khác nhau, 75 điều sekhiya (ưng học) và 7 pháp dàn xếp tranh tụng hoàn toàn giống nhau.


2) Đức Phật quy định các điều học cho các tỳ khưu ni thông qua các tỳ khưu. Mỗi khi có sự việc sanh khởi, các tỳ khưu ni đã kể lại sự việc cho các tỳ khưu, rồi các tỳ khưu mới trình lên đức Phật. Khi đức Phật quy định điều học, ngài cũng quy định gián tiếp qua các tỳ khưu: "... Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này ..." Cũng nên lưu ý về thể của động từ sử dụng trong lời nói của đức Phật: Động từ "uddissantu" trong trường hợp của các tỳ khưu ni thuộc mệnh lệnh cách, hàm ý sự chỉ thị, sự ra lệnh, nên được dịch là "hãy," còn "uddisseyyātha" áp dụng cho các tỳ khưu thuộc giả định cách có ý nghĩa khuyên bảo nhẹ nhàng được dịch là "nên;" chúng tôi chưa tìm ra được lý giải về văn phạm cho điểm này, cũng có thể lối nói gián tiếp hay trực tiếp là lý do của sự khác biệt này. Và trong các câu chuyện ở Tạng Luật, dường như chỉ có bà Mahāpajāpati Gotamī là chủ động thưa chuyện cùng đức Phật, còn các tỳ khưu ni chỉ lắng nghe và trả lời mỗi khi đức Phật hỏi đến.


3) Các tỳ khưu ni khi đến với đức Phật đều đứng cho dù nghe Pháp. Điều này được ghi nhận ở các đoạn văn "... rồi đứng ở một bên. Khi đã đứng ở một bên..." Và khi từ giã đức Phật, chỉ có phần mô tả việc các tỳ khưu ni đảnh lễ đức Phật, hướng vai phải nhiễu quanh và ra đi, không có đoạn "... từ chỗ ngồi đứng dậy..." Riêng đối với các tỳ khưu, vị tỳ khưu ni cần phải xin phép khi ngồi xuống ở phía trước (pācittiya điều 94).


4) Tội quy định cho tỳ khưu thường được giảm nhẹ so với các tỳ khưu ni trong khi cả hai đều thực hiện hành động phạm tội giống nhau. Ví dụ như việc che giấu tội pārājika của vị khác, tỳ khưu phạm pācittiya (ưng đối trị) điều 64, tỳ khưu ni lại phạm pārājika (bất cộng trụ) điều 2, hoặc vị xu hướng theo tà kiến và vẫn không dứt bỏ sau khi được nhắc nhở, tỳ khưu phạm pācittiya (ưng đối trị) điều 68, còn tỳ khưu ni phạm pārājika (bất cộng trụ) điều 3, v.v...


5) Tuy nhiên, tỳ khưu ni cũng được 2 điều giảm nhẹ là chỉ hầu cận ni sư tế độ 2 năm, trong khi tỳ khưu tối thiểu phải 5 năm hoặc hơn, và tỳ khưu ni không phải hành parivāsa khi phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng), bù lại, phải thực hành mānatta nửa tháng ở cả hai hội chúng (trong khi đó tỳ khưu phải hành parivāsa tùy theo số ngày che giấu và chỉ 6 đêm mānatta).


6) Vấn đề xuất gia cho người nữ có phần phức tạp hơn, ví dụ như ni sư tế độ phải 12 năm thâm niên (so với tỳ khưu chỉ 10 năm) và không thể tiếp độ hàng năm (pācittiya điều 82), điều này không thấy quy định cho tỳ khưu. Sau khi cho tu lên bậc trên xong, cần phải di chuyển vị tân tỳ khưu ni đi xa, để tránh trường hợp người chồng bắt lại (pācittiya điều 70).


7) Về phần giới tử ni muốn tu lên bậc trên, phải có sự cho phép của cha mẹ và người chồng (đã xuất giá vẫn còn lệ thuộc vào cha mẹ), phải tròn đủ hai mươi tuổi, đã thực hành sáu pháp trong hai năm, và sự truyền pháp tu lên bậc trên cần được tiến hành lần lượt ở cả hai hội chúng.


8) Xã hội Ấn Độ thời đó có vẻ rất nguy hiểm đối với nữ giới qua những sự việc bất trắc xảy ra cho các tỳ khưu ni đi riêng lẻ hay nhóm.


9) Vấn đề thâu hồi Kaṭhina lại được tìm thấy ở bộ Luật này (pācittiya điều 30, [253]), thay vì được kết tập ở chương Kaṭhina (Đại Phẩm, chương VII).


Nếu xem xét kỹ lưỡng hai bộ Luật của tỳ khưu và tỳ khưu ni, chúng ta có thể tìm ra những sự khác biệt về tâm lý giữa hai giới tính đã được đức Phật nghiệm ra bằng sự tu chứnggiác ngộ của bản thân, trong khi hiện nay, môn Tâm Lý Học phải tốn nhiều công sức với các sự nghiên cứu để tìm ra nguyên lý và áp dụng vào thực tế. Chúng tôi nghĩ rằng còn nhiều vấn đề lý thú khác mà bản thân chúng tôi đã bỏ sót hay không đủ khả năng để phát hiện.

3. Đại Phẩm:


Đại Phẩm gồm có mười chương:


1. Chương 1 nói về sự khởi đầu của Giáo Pháp được tính từ lúc đức Thế Tôn chứng đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Giác, và bao gồm quá trình hình thành nghi thức cho xuất gia và tu lên bậc trên trở thành tỳ khưu, cùng một số vấn đề liên quan đến việc huấn luyện các vị xuất gia.


2. Chương 2 giảng giải về lễ Uposatha với nguyên nhân ban đầu là lời thỉnh cầu của đức vua Seniya Bimbisāra và nhiều vấn đềliên quan đến việc tiến hành cuộc lễ, như việc ấn định ranh giới (sīmā) và nhà hành lễ Uposatha, việc sám hối, việc đọc tụng giới bổn Pātimokkha, v.v... Việc gìn giữ sự hợp nhất của hội chúng là điểm được nhấn mạnh ở chương này.


3. Chương 3 giảng giải về việc vào mùa (an cư) mưa. Tuy chỉ được ghi lại trong hai tụng phẩm, nhưng nội dung của chương này trình bày những sự việc có liên quan đến 1/3 thời gian sống và tu tập của vị tỳ khưu. Chương này cần được xem xét kỹ lưỡng vì có những tư liệu mới chưa được trình bày trong các tài liệu về Luật đã được phổ biến.


4. Chương 4 giảng giải về lễ Pavāraṇā (Tự Tứ) tức là một trong những hình thức góp ý nhau về đời sống tu tậpliên quan đến giới luật. Hành sự của lễ Pavāraṇā tuy chỉ được tiến hành một lần trong năm sau ba tháng cư trú mùa mưa, nhưng có tầm quan trọng tương đương với lễ Uposatha nhằm bảo tồn sự trong sạch đồng thời tính hợp nhất của hội chúng.


5. Chương 5 nói về da thú có liên quan đến đời sống của các vị tỳ khưu ví dụ như giày dép, v.v... Câu chuyện xuất gia của thanh niên Soṇa Koḷivisa ở đầu chương giới thiệu về sự nỗ lực tinh tấn của vị tỳ khưu trẻ tuổi này, dẫu rằng do chính sự tinh tấn quá mức này đã là chướng ngại cho sự đắc chứng của vị ấy nhưng cũng là một ví dụ để chúng ta thấy được động cơ tu tập của các vị xuất gia vào thời đức Phật còn tại tiền.


6. Chương 6 nói về dược phẩm và các cách thức chữa bệnh. Chương này gồm có 4 tụng phẩm đề cập đến cách thức chữa trị một số bệnh thông thường, về một số quy định đã được áp dụng trong thời kỳ khó khăn về vật thực, về đức tin vững chắc của nữ cư sĩ Suppiyā, về vấn đề thọ dụng cá và thịt trong Phật Giáo, ngoài ra, còn có câu chuyện về kỷ nữ Ambapālī và một số vấn đề khác vẫn còn có được sự ứng dụng thực tiễn trong thời hiện tại.


7. Chương 7 giảng giải về lễ dâng y Kaṭhina. Đây là cuộc phước thí có tầm vóc quan trọng, vì sự thành tựu của Kaṭhina không những có ảnh hưởng đến phước báu của người thí chủ mà còn có liên quan đến sự tu tập của các tỳ khưu. Sự giảng giải chi tiết với những sự việc tương phản của chương này có lẽ không ngoài mục đích trình bày một số điểm tế nhị cần đến sự chú tâm suy xét.


8. Chương 8 là chương về y phục giảng giải về loại y và các vấn đềliên quan về nhiều phương diện. Điểm thú vị ở chương này là tụng phẩm mở đầu với câu chuyện về thầy thuốc Jīvaka Komārabhacca và tài năng chữa bệnh của vị này, đáng ngạc nhiên là việc giải phẩu ở đầu và ở bụng đã được tiến hành vào thời gian cách đây hơn 2,500 năm.


9. Chương 9 được đặt tên theo một sự kiện xảy ra ở Campā, nêu lên một tiền lệ không tốt đẹp về việc sử dụng sức mạnh tập thể để áp đặt hành phạt sai trái lên cá nhân. Thời bấy giờ còn có đức Phậtvị quan tòa để phân xử, trong thời hiện tại trách nhiệm xem xét lại sự việc được trao cho các hội chúng tỳ khưu ở những trú xứ khác nếu có sự thỉnh cầu. Các điều giảng giải trong chương này không ngoài việc trình bày khuôn mẫu trong việc tiến hành các hành sự, khả năng thực hiện của hội chúng đối với các loại hành sự khác nhau tùy thuộc vào số lượng tỳ khưu hiện diện, và một số nguyên tắc cần được áp dụng để bảo đảm tính chất đúng Pháp đúng Luật của hành sự. Các hành sự của hội chúng cùng với việc thâu hồi các hành sự ấy cũng được trình bày ở chương này gồm có: hành sự khiển trách, hành sự chỉ dạy, hành sự xua đuổi, hành sự hòa giải, và ba loại hành sự án treo.


10. Chương thứ 10 nói về sự việc chia rẽ hội chúng ở Kosambī từ lúc khởi đầu đến hồi kết thúc. Mầm mống chia rẽ trong câu chuyện này chỉ là một sự tranh cãi về một điều Luật không quan trọng, từ sự xung đột cá nhân đã lan rộng đến tập thể và trở nên căng thẳng không những đưa đến ẩu đả giữa các tỳ khưu mà còn khiến cho đức Phật đã bỏ đi vào rừng sâu sống với sự phục vụ của voi và khỉ. Yếu tố đưa đến việc giải quyết sự chia rẽ này là hành động tẩy chay tích cực của các cư sĩ ở thành Kosambī, cuối cùng sự tranh tụng được giải quyết do sự phục thiện của vị tỳ khưu sai trái. Câu chuyện về hoàng tử Dīghāvu và nếp sống sinh hoạt của ba vị đại đức Anuruddha, Nandiya, Kimbila nhằm đề cao sự sống chung hòa ái và không thù hận lẫn nhau là yếu tố quan trọng cần được xây dựngduy trì trong đời sống tập thể.

4. Tiểu Phẩm:


Tiểu Phẩm là phần thứ nhì của bộ Hợp Phần gồm có 12 chương:


1. Chương đầu là chương Hành Sự đề cập đến bảy loại hành sự nhằm mục đích nhắc nhở và cảnh tỉnh vị tỳ khưu có những hành vi không đúng với Pháp, không đúng với Luật, hầu tạo điều kiện cho vị ấy có cơ hội phục thiệnsửa đổi. Bảy hành sự ấy là hành sự khiển trách, hành sự chỉ dạy, hành sự xua đuổi, hành sự hòa giải, và 3 loại hành sự án treo trong việc không nhìn nhận tội, trong việc không sửa chữa lỗi, và trong việc không từ bỏ tà kiến ác.


2. Chương 2 giảng giải về cách thức phục hồi cho vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc trải qua các giai đoạn parivāsa, mānatta, mūlāya paṭikassanaṃ nếu vi phạm lại tội ấy hoặc tội tương tợ trong thời gian thực thi hành phạt, và cuối cùng là phần giải tội abbhāna để phục hồi phẩm vị trước đây cho vị tỳ khưu phạm tội.


3. Chương 3 giảng giải về các trường hợp đặc biệt của vị tỳ khưu trong khi đang thực thi các hành phạt để thoát khỏi tội saṅghādisesa lại tiếp tục vi phạm tội ấy nữa, hoặc các tội tương tợ cùng nhóm.


4. Chương 4 giảng giải về bảy cách dàn xếp là cách hành xử Luật với sự hiện diện, hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, hành xử Luật khi không điên cuồng, việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, thuận theo số đông, theo tội của vị ấy, cách dùng cỏ che lấp đối với bốn loại tranh tụng là sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.


5. Chương 5 là chương các Tiểu Sự đề cập đến nhiều vấn đềliên quan đến sự sinh hoạt hàng ngày của vị tỳ khưu về nhiều khía cạnh khác nhau, như cách phục sức, thuyết Pháp, các vật dụng, v.v...


6. Chương 6 Sàng Tọa thuật lại việc dâng cúng 60 trú xá đầu tiên của một nhà đại phú ở thành Rājagaha cho đến sự cúng dường một tu viện hoàn chỉnh của ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc) và các vấn đề liên quan như việc xây dựng, cách thức sử dụng, và các sự phân công trong việc quản lý tu viện.


7. Chương thứ 7 là chương Chia Rẽ Hội Chúng, bắt đầu với câu chuyện dài giới thiệu sự sinh hoạt trong một gia đình tiêu biểu của dòng họ Sākya (Thích Ca), tiếp đến sự xuất gia của sáu thanh niên thuộc dòng họ này, trong đó có Devadatta về sau là người khởi xướng và tiến hành việc chia rẽ hội chúng. Chương này được kết thúc với những câu hỏi của trưởng lão Upāli để xác định những điểm khác biệt giữa sự bất đồng trong hội chúng là việc thường xảy ra trong tập thể, và sự chia rẽ hội chúng là việc có tính chất nghiêm trọng. Nghiệp quả xấu dành cho kẻ chia rẽ hội chúng và phước báu của vị làm hợp nhất hội chúng đã bị chia rẽ cũng được đề cập đến ở chương này.


8. Chương thứ 8 giảng giải về 14 phận sự trong đời sống xuất gia. Cuộc sống của vị tỳ khưu được mô tả đầy đủ trong chương này, bắt đầu với phận sự của vị tỳ khưu vãng lai, thường trú, hoặc chuẩn bị ra đi, luôn cả phận sự của vị tỳ khưu đối với chỗ trú ngụ ở trong rừng hoặc ở trong tu viện. Các phận sự thường nhật như đi khất thực, phận sự ở nhà ăn, tùy hỷ phước báu của thí chủ, việc sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh đều được mô tả chi tiết. Ngoài ra, còn quy định các phận sự tương tác giữa thầy tế độ và thầy dạy học đối với các đệ tử hoặc học trò có liên hệ nữa. Cuộc sống chung có được tốt đẹp hay không chính là do sự nhận thứcthực hành các phận sự này của hàng xuất gia, điển hình là các vị tỳ khưu.


9. Chương thứ 9 Đình Chỉ Giới Bổn Pātimokkha trình bày nguyên do việc đức Thế Tôn đã thuyết giảng về tám pháp kỳ diệu phi thường trong biển cả, để so sánh với tính chất đặc biệt của Pháp và Luật mà Ngài đã tuyên thuyết, đồng thờiliên quan đến việc giao phó trách nhiệm đọc tụng giới bổn Pātimokkha cho các tỳ khưu kể từ thời điểm ấy trở đi. Phương thức đình chỉ giới bổn Pātimokkha nhằm để bảo vệ sự trong sạch của hội chúng, bằng cách loại ra những tỳ khưu phạm tội nhưng vẫn che giấu hoặc tỏ ra không hay biết. Đặc biệt chương này còn đề cập đến nhiều chi tiết tế nhị trong việc khiển trách tội của vị tỳ khưu nguyên cáo và thái độ thích hợp của vị tỳ khưu bị cáo hầu giữ được hòa khí của hai bên.


10. Chương thứ 10 đề cập việc xuất gia của tỳ khưu ni với đầy đủ chi tiết, bắt đầu với việc cầu xin xuất gia của bà Mahāpajāpati Gotamī, sau đó đã được tu lên bậc trên do sự chấp thuận Tám Trọng Pháp, kế đến là năm trăm công nương dòng Sākya được xuất gia với hội chúng tỳ khưu, tiếp nữa là tiến trình tu lên bậc trên với cả hai hội chúng: với hội chúng tỳ khưu ni trước rồi với hội chúng tỳ khưu sau. Trong trường hợp đặc biệt, hành sự tu lên bậc trên ở hội chúng tỳ khưu có thể được tiến hành với sự hiện diện của vị tỳ khưu ni là người đại diện. Ngoài ra, một số vấn đề nảy sinh có tính cách cá biệt của phái nữ cũng được kết tập ở chương này. Nghiên cứu kỹ lưỡng về chương này có thể nắm được nét chung về sự sinh hoạt của tỳ khưu ni vào thời bấy giờ.


11. Chương thứ 11 nói về cuộc kết tập Tam Tạng lần thứ nhất ở Ấn Độ. Ngoài những sử liệu liên quan đến công việc kết tập lời dạy của đức Phật gồm có phần duyên khởi, việc chuẩn bị và tiến hành, chương này còn đề cập đến lời tuyên bố của đại đức Purāṇa về việc vị ấy chỉ ghi nhận những lời dạy do chính bản thân đã được nghe trực tiếp từ kim khẩu của đức Thế Tôn, về việc các vị trưởng lão quyết định không thêm vào và không bỏ bớt bất cứ điều học nào, sự tuân thủ của đại đức Ānanda đối với các bậc trưởng lão, và cách thức áp dụng hình phạt Brahma (Phạm đàn).


12. Chương thứ 12 nói về lần kết tập Tam Tạng lần thứ nhì ở Ấn Độ với phần duyên khởi ở Vesālī vào khoảng 100 năm sau khi đức Phật Vô Dư Niết Bàn. Các chi tiết về tiến trình vận động của cả hai phe trong cuộc tranh tụng này giúp cho độc giả biết được vài nét khái quát trong đời sống sinh hoạt tinh thần vào thời bấy giờ. Đây là sự kiện chia phe nhóm thứ hai sau lần ở Kosambī được ghi chép lại, tiếc rằng sử liệu này dừng ở thời điểm kết thúc của lần kết tập này mà không tiết lộ thêm chi tiết nào về sự phân chia tông phái về sau này.

5. Tập Yếu:


Tập Yếu (Parivāra) là bộ cuối cùng của Tạng Luật (Vinayapiṭaka). Về ý nghĩa của từ parivāra, học giả I. B. Horner phân tích như sau: "... pari là tiếp đầu ngữ có ý nghĩa: đi vòng quanh, bao bọc xung quanh, v.v... và vāra lấy theo từ gốc của Sanskrit là √vṛ có nghĩa là bao phủ..." (√vṛ còn có nghĩa thứ hai là chọn lựa); dựa theo đó, chúng tôi tạm lấy tên là "Tập Yếu", có ý nghĩa nôm na là "Tập hợp lại những điều chính yếu." Những điều chính yếu ấy đã được chọn lọc từ hai bộ Luật SuttavibhaṅgaKhandhaka rồi được sắp xếp và trình bày qua những góc nhìn khác biệt.


Như vậy, phải chăng bộ Tập Yếu này không đem lại tư liệu gì mới cho người đọc? Suy nghĩ như vậy xét ra cũng có phần đúng. Tuy nhiên, trong số những người đã đọc qua, thậm chí đã học một cách kỹ lưỡng hai bộ Luật trên, người nào có thể khẳng định rằng bản thân có thể hiểu được chính xác và ghi nhớ đầy đủ các điều đức Phật đã dạy, hoặc nghĩ đến việc hệ thống hóa lại kiến thức về Luật? Chúng ta hãy thử trả lời các câu hỏi sau: "Các điều học đã được quy định ở bao nhiêu địa điểm? Mỗi địa điểm như vậy được bao nhiêu điều? Có bao nhiêu điều học đã được quy định chung cho tỳ khưu và tỳ khưu ni? Là các điều học nào? Có bao nhiêu điều học đã được quy định riêng cho tỳ khưu, cho tỳ khưu ni? Là các điều học nào? v.v... Bộ Tập Yếu đã giải quyết các câu hỏi đó giúp cho người đọc khỏi phải mất thì giờ vận dụng ký ức hoặc phải mở sách ra xem lại.


Mười chín chương của bộ Tập Yếu được trình bày theo thứ tự như sau:


I. Chương Mười Sáu Phần Chính thuộc Phân Tích Giới Tỳ khưu: Tóm lược đầy đủ 227 điều học của tỳ khưu.


II. Chương Mười Sáu Phần Chính thuộc Phân Tích Giới Tỳ khưu Ni: là phần tóm lược Bhikkhunīvibhaṅga gồm các điều học được quy định riêng cho tỳ khưu ni, cách trình bày cũng tương tợ như ở chương trên dành cho tỳ khưu.


III. Tóm Lược về Nguồn Sanh Tội: Từ thân khẩu ý được phân chia thành sáu nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân, v.v... Có tội chỉ có một nguồn sanh tội, có tội có hai, có tội có ba, có tội có bốn, có tội có sáu, và tất cả có mười ba nhóm có nguồn sanh tội giống nhau.


IV. Tuy được phân ra làm hai phần: (a) Sự Trùng Lặp Liên Tục và (b) Phân Tích Cách Dàn Xếp, nhưng phần (b) chỉ là phần tiếp theo của phần (a) chưa được hoàn tất. Sở dĩ nhận ra được hai phần riêng biệt do việc các nhà kết tập vẫn lưu lại câu văn báo hiệu sự kết thúc của phần đầu: "antarapeyyālaṃ niṭṭhitaṃ" có nghĩa là "Sự Trùng Lặp Liên Tục được chấm dứt." Về phương diện hình thức, cả hai phần này là các câu hỏi và đáp mở đầu bằng dạng tiêu đề (mātikā).


V. Các Câu Hỏi về bộ Hợp Phần: Chỉ là một chương ngắn gọn giới thiệu qua các chương của bộ này gồm có Đại PhẩmTiểu Phẩm dưới dạng câu hỏi và đáp về bao nhiêu loại tội cho mỗi chương và chấm dứt khi liệt kê đầy đủ 22 chương của bộ Luật này.


VI. Tăng Theo Từng Bậc: được trình bày dưới dạng pháp số từ nhóm một đến nhóm mười một có nội dung liên quan đến Luật và hình thức được trình bày tương tợ như ở Kinh Tăng Chi Bộ thuộc Tạng Kinh.


VII. Các Câu Vấn Đáp về Lễ Uposatha, v.v... Chỉ là một chương ngắn đề cập đến các hành sự từ lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, ... hành phạt mānatta, và sự giải tội. Phần thứ nhì nói về lợi ích của việc quy định điều học. Điều đáng lưu ý là chương này được kết thúc với câu "Mahāvaggo niṭṭhito" nghĩa là "Đại Phẩm được chấm dứt," trong khi đó các phần đã được trình bày trong chương này được tìm thấy rải rác trong toàn bộ Tạng Luật chứ không phải chỉ riêng ở Đại Phẩm.


VIII. Sưu Tập Các Bài Kệ: Phần lớn được trình bày dưới thể kệ có xen vào một số đoạn văn xuôi. Nội dung liệt kê tên của tám địa điểm đã xảy ra việc quy định của các điều học, mỗi nơi là bao nhiêu điều học, v.v... ngoài ra còn phân các điều học thành nhóm theo nhiều khía cạnh khác nhau như quy định chung, quy định riêng, v.v...


IX. Phân Tích Sự Tranh Tụng: Phân tích chi tiết về bốn sự tranh tụng và bảy cách dàn xếp. Chủ đề được trình bày cô đọng nhưng không kém phần súc tích cần được tham khảo.


X. Sưu Tập Khác về Các Bài Kệ: Chỉ là một chương ngắn thuần túy ở thể kệ thuộc đề tài có liên quan đến vị cáo tội: ý nghĩamục đích của việc cáo tội, các điểm sai trái chủ yếu mà vị cáo tội cần phải quán xét trong quá trình cáo tội vị khác.


XI. Chương Cáo Tội: là phần trình bày tiếp theo của chương trên có liên quan đến vị cáo tội và vị xét xử.


XII. Xung Đột (Phần Phụ): Chỉ là một chương ngắn có liên quan đến vị xét xử, tuy nhiên các chi tiết được trình bày là hoàn toàn mới lạ, không tìm thấy trong các phần Luật đã được đọc qua.


XIII. Xung Đột (Phần Chính): Sự thực hành của vị xét xử được giảng giải chi tiết. Cách thức được trình bày tương tợ như ở bộ Phân Tích Giới Bổn, trước tiên giới thiệu một đoạn văn sau đó là phần giải thích ý nghĩa của từng câu.


XIV. Phân Tích Kaṭhina: Các điều cần biết về Kaṭhina được gom tụ lại dưới dạng hỏi đáp có tính cách tổng quát nhưng không kém phần súc tích, ngoài ra còn có những chi tiết chưa được trình bày ở chương Kaṭhina thuộc Đại Phẩm.


XV. Nhóm Năm của Upāli: là các câu hỏi của ngài Upāli và câu trả lời của đức Phật như đã được thấy trong Đại PhẩmTiểu Phẩm .


XVI. Nguồn Sanh Khởi: Trình bày về nguồn sanh tội như đã được đề cập ở chương I, II, III. Trong chương này, nguồn sanh tội là chủ đề chính và được trình bày cô đọng theo từng điều học một.


XVII. Sưu Tập Các Bài Kệ (Phần Hai): Là các câu hỏi đáp liên quan đến tội vi phạm. Tuy nhiên, câu trả lời chỉ có tính cách gợi ý. Có câu có thể dễ dàng liên hệ được vấn đề, nhưng nhiều câu trả lời khác đã chiếm mất nhiều thời gian của chúng tôi trong việc tìm hiểu ý nghĩa từ lời giải thích của ngài Buddhaghosa cũng như xem xétkiểm tra các phần trích dẫn của Cô I. B. Horner trong bản dịch tiếng Anh.


XVIII. Các Bài Kệ Làm Xuất Mồ Hôi: là các câu hỏi khó khiến người đọc phải lúng túng và đổ mồ hôi khi suy nghĩ. Về chương này, phần cước chú là điều không thể thiếu sót và cũng đã tạo ra nhiều khó khăn cho chúng tôi trong việc xác định vấn đề. Có một vài câu hỏi, chúng tôi chỉ ghi lời dịch và không thực hiện phần giải thích vì không xác định được nguồn trích dẫn.


XIX. Năm Phần: Trình bày theo năm đề tài: Hành sự, điều lợi ích, sự quy định các loại hành sự, bảy cách dàn xếp đã được quy định, và sự tổng hợp theo chín vấn đề khác nhau.


Về phần tác giả, nói đúng hơn là vị đã biên tập tài liệu này, chúng ta chỉ biết được tên vị ấy là Dīpa qua lời tổng kết ở phần cuối của tập sách. Vị ấy được giới thiệu là "bậc trí tuệ đã học hỏi từ các vị thầy và thực hiện Parivāra nhằm làm sáng tỏ Chánh Pháp, giúp cho người học Phật giải quyết những hoài nghi đã sanh khởi." Có ý kiến cho rằng Dīpa là một vị xuất gia người ở đảo Tích Lan (Dịch giả I. B. Horner ghi lại theo Winternitz, A History of Indian Literature, Volume ii, p. 33).


Về thời điểm, cũng không thể xác định chắc chắn. Dựa vào bài kệ liệt kê tên các vị trưởng lão kế thừa Tạng Luật được đề cập ở đoạn [3] nêu tên năm vị thuộc Jambudīpa (Ấn Độ), kế tiếp là nhóm năm vị dẫn đầu là ngài Mahinda có trách nhiệm đi hoằng Pháp ở Tambapaṇṇi, và vị trưởng lão cuối cùng trong danh sách ấy có tên là Sīva. Có tài liệu phỏng đoán rằng vị Sīva đã sống vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch (Oskar Von Hinüber, A Handbook of Pāli Literature, tr. 22); như vậy, có thể suy luận rằng tập Parivāra được thực hiện vào khoảng thời gian đó. Địa điểm đã thực hiện Parivāra được mặc nhiên chấp nhận là ở trên hòn đảo Tambapaṇṇi ấy (tức là nước Sri Lanka ngày nay).


Về nội dung, có các vấn đề đáng được lưu ý như sau:


1) Parivāra tuy được xếp vào Tipiṭaka (Tam Tạng), nhưng phần lớn của Parivāra không phải là những điều đã được nghe trực tiếp từ chính kim khẩu của đức Phật và được ghi lại nguyên văn như hai bộ Luật kia hoặc các bộ thuộc tạng Kinh; điều này được dễ dàng xác định qua văn bản. Parivāra tuy không khẳng định là Phật ngôn nhưng các vấn đề thảo luận không đi ra ngoài những lời dạy của đức Phật.


2) Parivāra hiện đang sử dụng gồm có 19 chương; tuy nhiên cuối chương XIV có dòng chữ "Parivāraṃ niṭṭhitaṃ" báo hiệu sự kết thúc của Parivāra. Dịch giả I. B. Horner dẫn chứng rằng các bản Chú Giải về Luật và Kinh Trường Bộ của ngài Buddhaghosa đề cập đến "soḷasaparivāra" nghĩa là Parivāra gồm có 16 chương và lưu ý chúng ta về chương IV gồm có 2 phần riêng biệt là Anantarapeyyāla (Sự trùng lặp liên tục) và Samathabheda (Phân tích cách dàn xếp) và chương VII gồm có Uposathādipucchāvissajjanā (Các câu vấn đáp về lễ Uposatha, v.v...) và Atthavasapakaraṇa (Lời giải thích về điều lợi ích) đã được thu gọn lại; theo cách giải thích này chúng ta có được Parivāra với mười sáu chương theo như các Chú Giải đã đề cập. Như vậy, phải chăng các chương XV-XIX ở phần Chánh Tạng và Chú Giải đã được thêm vào sau thời kỳ của ngài Buddhaghosa (vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây Lịch)? Điều này cần phải chờ đợi câu trả lời từ các công trình nghiên cứu nghiêm túc hoặc từ sự tìm ra các di tích từ những công cuộc khảo cổ để có được câu trả lời thích đáng.


3) Có điều cần nói thêm rằng: Parivāra không phải là sách để đọc thông thường mà được xem là tài liệu học tập, là học cụ giúp cho người nghiên cứu Luật hiểu rõ và nắm vững các vấn đề thuộc về Luật. Sự trình bày vấn đề dưới nhiều góc cạnh, theo từng chủ đề có thể giúp cho người đọc xác định lại kiến thức và góp phần vào việc củng cố sự ghi nhớ. Tuy nhiên, người đọc phổ thông cũng có thể học hỏi được những nét đa dạng trong nghệ thuật phân tích vấn đề.

Nội dung của Tạng Luật tuy có chủ đề là các điều học đã được đức Phật quy định cho các tỳ khưu và tỳ khưu ni, nhưng còn được lồng vào những câu chuyện dẫn nhập trình bày bối cảnh xã hội của Ấn Độ vào thời đức Phật. Nếu nghiên cứu kỹ người đọc có thể chọn lọc ra những tư liệu giá trị về lịch sử, y khoa, tâm lý, v.v... và rút ra được những bài học có thể ứng dụng trong đời tu tập sống hàng ngày của hàng xuất gia lẫn tại gia cư sĩ.


Mong rằng bản dịch tiếng Việt Tạng Luật sẽ đóng góp chút ít công đức trong việc tu họcnghiên cứu của quý vị.


Sri Jayawardhanaramaya,
Ngày 04 tháng 07 năm 2005
Bhikkhu Indacanda
(Trương đình Dũng)

Nguồn: http://www.paliviet.info/VChuong/Luat_Intro.htm


CÁC BẢN DỊCH
CỦA TỲ KHƯU INDACANDA

Cập nhật: Friday, September 24, 2010

Trọn Bộ Bản Dịch về Tạng Luật Pāli (9 tập)

Giới Thiệu Tổng Quát Tạng Luật (Vinaya Piṭaka): (Html)

Pārājikapāḷi & Phân Tích Giới Tỳ Khưu I (2008) (Pdf. 5.3 Mb)

Pācittiyapāḷi bhikkhu & Phân Tích Giới Tỳ Khưu II (2008) (Pdf. 4.5 Mb)

Pācittiyapāḷi bhikkhunī & Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni (2008) (Pdf. 3.1 Mb)

Mahāvaggapāḷi I & Đại Phẩm I (2009) (Pdf. 4.2 Mb)

Mahāvaggapāḷi II & Đại Phẩm II (2009) (Pdf. 3.5 Mb)

Cullavaggapāḷi I & Tiểu Phẩm I (2009) (Pdf. 3.5 Mb)

Cullavaggapāḷi II & Tiểu Phẩm II (2009) (Pdf. 4.1 Mb)

Parivārapāḷi I & Tập Yếu I (2010) (Pdf. 3.1 Mb)

Parivārapāḷi II & Tập Yếu II (2010) (Pdf. 3.1 Mb)

Các Bản Dịch thuộc Tạng Kinh Pāli (6 tập)

Patisambhidamaggapāḷi I - Phân Tích Đạo, tập I (2006) (Pdf. 4.3 Mb)

Patisambhidamaggapāḷi II - Phân Tích Đạo, tập II (2006) (Pdf. 2.8 Mb)

Apadanapāḷi I - Thánh Nhân Ký Sự, tập I (2008) (Pdf 5.45 Mb)

Apadanapāḷi II - Thánh Nhân Ký Sự, tập II (2007) (Pdf 3.33 Mb)

Apadanapāḷi III - Thánh Nhân Ký Sự, tập III (2007) (Pdf 2.18 Mb)

Buddhavamsapāḷi - Phật Sử (2005) (Pdf. 4.2 Mb)

Cariyapitakapāḷi - Hạnh Tạng (2005) (Pdf. 4.2 Mb)

Các Dịch Phẩm và Tài Liệu Khác về Pāli

Bhikkhunī Pātimokkha - Giới bổn Pātimokkha của Tỳ khưu ni (Html)

Dīpavamsa - Sử liệu về đảo Lanka (Pdf. 1.4 Mb)

Saddhammasangaha - Diệu pháp yếu lược (Html)

Buddhaghosuppatti - Cuộc đời ngài Buddhaghosa (Html)

Dāthāvamsa - Sử liệu về Xá-lợi Răng Phật (Pdf. 0.8 Mb)

Thūpavamsa - Sử liệu về Bảo tháp Xá-lợi Phật (Html)

Mẫu Tự Pāli và Cách Phát Âm, Tỳ khưu Indacanda soạn (Html)

Học Pāli qua kinh tụng, Tỳ khưu Indacanda soạn (Html)

Các Bản Dịch từ Sankrit (Pdf. files):

(với bút hiệu Nguyệt Thiên)

● Chuyện Cổ Tích Ấn Độ (Hitopadeśa) đã in song ngữ 2000

Phật Độ Nan Đà (Saundarananda) đã in song ngữ 2001

Truyền Thuyết Vua A Dục (Aśokāvadāna) (Pdf. 670 Kb)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11636)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 11964)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11117)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11350)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 12068)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12564)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10768)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 17985)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11729)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 9951)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 10170)
Bồ Tát Thiện Giới, hiểu theo nghĩa Việt là những giới tốt lành, hay kheo, chơn chánh của Bồ tát.
(Xem: 12352)
Kinh Kim Cang thuộc hệ Bát Nhã, một trong ngũ thời giáođức Phật đã thuyết, và là quyển thứ 577 trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.
(Xem: 15344)
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
(Xem: 11241)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 14332)
Đức Phật A Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
(Xem: 12098)
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
(Xem: 15370)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 12004)
Đề cương kinh Pháp Hoa là học phần cương yếu, Thượng nhân Minh Chánh nêu lên cốt lõi của kinh qua cái nhìn của thiền sư Việt Nam...
(Xem: 12415)
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Đàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh
(Xem: 11186)
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt.
(Xem: 12086)
Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.
(Xem: 10618)
Thế Tôn đã để lại cho chúng ta một phương pháp để thẩm định đâu là giáo lý Phật Giáo, đâu không phải là những lời dạy của đức Phật.
(Xem: 12557)
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta.
(Xem: 13176)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 14844)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 12689)
Kinh Đại Bát Niết Bànbài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
(Xem: 16580)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 19669)
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
(Xem: 13112)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12672)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12268)
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau.
(Xem: 11853)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10905)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 13527)
Thích Đức Nhuận, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000
(Xem: 11957)
Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch. Sa môn Hám Sơn Thích Đức ThanhTào Khê, đời Minh soạn - Việt Dịch: Hạnh Huệ
(Xem: 11845)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 11639)
Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng.
(Xem: 12769)
Kinh Căn Bản Pháp Môn nêu lên hai cách tu tập: Chỉ (samātha) và Quán (vipassana). Đây là hai cách tu tập cần yếu trong hành trình dẫn đến giác ngộ.
(Xem: 14522)
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó.
(Xem: 12614)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, bắt đầu từ ngày 28/5/1998, tổng cộng gồm năm mươi mốt tập (buổi giảng).
(Xem: 15665)
Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật ĐếDi Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
(Xem: 13627)
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
(Xem: 12898)
Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 9878)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
(Xem: 18019)
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
(Xem: 11166)
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sư Thanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
(Xem: 9083)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 12180)
Chúng ta biết rằng, lý do tồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiện sinh hoạt tâm linh của con người.
(Xem: 13052)
Bài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka).
(Xem: 10312)
Này người Bả-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên ba thanh kiếm bất hạnh...
(Xem: 12200)
Mettâ-sutta là một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi"
(Xem: 15317)
Câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không chỉ là yếu chỉ tu hành của những người tu Phật mà còn có công năng chuyển hóa những tâm hồn bi quan, khổ đau trong cuộc đời, giúp họ sống tỉnh giác và xả ly, tự tin, làm chủ bản thân trước mọi hoàn cảnh sống.
(Xem: 16611)
BÁT NHÃ TÂM KINH (Prajnaparamitahridaya Sùtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát nhã ba la mật (Prajnaparamità).
(Xem: 12219)
Bát-nhã là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung-hoa có nghĩa là trí-huệ, tiếng Việt-nam mình cũng giữ chữ đó là trí-huệ.
(Xem: 11483)
Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lựcniềm tin của nhân loại.
(Xem: 14273)
Đại Thừa Khởi Tín Luận - Con đường đưa đến giác ngộ, Tác Giả: Mã Minh - Dịch & Giải: Chân Hiền Tâm.
(Xem: 19704)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 14154)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(Xem: 24611)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
(Xem: 10693)
Kinh 42 Bài là dịch từ chữ Hán Tứ Thập Nhị Chương. Kinh nầy có nhiều bản chữ Hán. Bản lưu hành cho đến gần đây, theo sự ước đoán của Hòa Thượng Trí Quang
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant