Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 1

22 Tháng Ba 201506:39(Xem: 13194)
Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 1
LỜI PHẬT DẠY
TRONG KINH TẠNG NIKAYA TẬP 1

Quảng Tánh

 Nhà Xuất Bản Tôn Giáo


 

Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàyakết tập những bài viết trong mục Lời Phật dạy được đăng tải hàng tuần trên báo Giác Ngộ. Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức và thể nghiệm nhất cho đọc giả.

Kinh tạng Nikàya là cả kho tàng kinh điển Phật giáo Nguyên thủy (Pali tạng) rất đồ sộ, hiện đã chuyển ngữ hoàn toàn sang tiếng Việt, bao gồm Dìgha Nikàya (Trường Bộ), Majjhima NiKàya (Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Tăng Chi Bộ), và Khuddaka Nikàya (Tiểu Bộ). So với kinh điển Hán tạng thì năm bộ Nikàya chưa phải là nhiều, song với nội dung vô cùng phong phú và được xem là nguyên thủy nhất, Kinh tạng Nikàya là nền tảng căn bản của giáo điển Phật giáo.

Đọc Kinh tạng Nikàya, chúng ta như được sống trong thời đại Thế TônThánh chúng với bối cảnh xã hội Ấn Độ đương thời cách nay gần 26 thế kỷ. Thế Tôn thật minh triết mà bình dị, đi đến đâu và gặp việc gì thì tùy duyên giáo hóa nên những lời dạy của Ngài vô cùng gần gũi, thiến thân với đời sống con người thời ấy và vẫn còn nguyên giá trị cho nhân loại ngày nay.

Những bài viết trong Lời Phật dạy gồm hai phần, kinh văn và lời bàn. Phần kinh văn hầu hết được trích dẫn nguyên bản hay một trích đoạn của kinh hoặc nguyên đoạn kinh nhưng có tĩnh lược những phần lặp lại cùng với xuất xứ cụ thể, chi tiết của đoạn kinh văn đó. Chúng tôi xem đây là phần quan trọng, chính yếu nhất vì đã góp phần giới thiệu đến bạn đọc nguyên văn lời vàng phát xuất từ kim khẩu Thế Tôn. Phần lời bàn, thực ra chỉ là sự giải thích sơ lược một số từ ngữ hay ý nghĩa kinh văn hoặc là đề xuất một hướng nhận thức cùng sự liên hệ, đối chiếu với thực tế theo thiển ý của người biên soạn, là phần thứ yếu để tham khảo thêm.

Vì tất cả những Lời Phật dạy đều được rút ra từ Kinh tạng Nikàya nên khi tập hợp thành sách có tên Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya. Nội dung tuyển tập Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya (tập I, II và III) được sắp xếp theo từng chủ đề sẽ tiện lợi cho việc tra cứu những lời Phật dạy về một đề tài nào đó vốn rải rác ở nhiều nơi trong Kinh tạng. Tuy nhiên, chủ đề ở đây cũng chỉ mang tính quy ước tạm thời vì có những Lời Phật dạy tuy cô đọng nhưng hàm súc, bao quát ý nghĩa của nhiều vấn đề.

Về địa điểm xuất xứ của từng pháp thoại, trong kinh văn không phải lúc nào cũng ghi rõ. Gặp trường hợp các pháp thoại không trực tiếp ghi địa điểm, khi biên soạn mục Lời Phật dạy, chúng tôi phương tiện bằng cách lần ngược lại phía trước, lấy đó tái xác lập địa điểm để mỗi pháp thoại đạt được hoàn chỉnh và trang nghiêm. Việc làm này rõ ràng có tính chính xác tương đối nên nhân đây, chúng tôi xin thưa rõ để bạn đọc lưu tâm.

Bằng tất cả sự cố gắng và chân thành, Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya, tập I, đã ra mắt bạn đọc. Để có được tập sách này, ngoài nỗ lực của bản thânsự giáo dưỡng, trợ duyên rất nhiều của các bậc thầy, pháp lữ và sự tán trợ của đọc giả. Xin chân thành tri ân và ngưỡng mong chư tôn đức cùng bạn đọc hằng soi sáng, chỉ giáo thêm.

Người biên soạn

QUẢNG TÁNH

LỜI GIỚI THIỆU

 

Lời Phật dạy là một tiểu mục trong chuyên mục Phật học của báo Giác Ngộ. Tiểu mục này được xây dựng từ năm 2003, bằng cách trích tuyển nguyên văn hoặc một phân đoạn của những kinh thuộc Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi Bộ, Tương Ưng BộTiểu Bộ (Kinh tạng Nikàya) đồng thời kèm theo phần Lời bàn ngắn gọn, súc tíchthiết thực.

Nội dung kinh tạng Nikàya bao hàm nền tảng căn bản giáo lý Phật Đà, rất thiết thân, gần gũi, dễ hiểu và dễ ứng dụng thực hành. Trong những năm qua, Lời Phật dạy đã lần lượt giới thiệu đến đọc giả rất nhiều pháp thoại với nhiều đề tài khác nhau. Từ những giáo lý căn bản như Tam quy, Ngũ giới cho đến Tứ đế, Duyên khởi, Vô ngã; từ những phương thức xây dựng đời sống gia đình an vui hạnh phúc cho hàng Phật tử tại gia, đến các phương pháp tu tập chuyển hóa phiền não nhằm thành tựu các Thánh vị cho hàng đệ tử xuất gia v.v…đều được Lời Phật dạy chuyển tải đến bạn đọc.

Với khuôn khổ nhỏ hẹp của trang báo, chắc chắn rằng nội dung của Lời Phật dạy chưa thể hiện được hết đầy đủ yếu nghĩa của Kinh tạng. Tuy vậy, với sự tìm tòi rất công phu trong Kinh tạng đồ sộ, trích tuyển kinh văn phù hợp với các nội dung tu tập của từng tời điểm trong năm cùng với cước chú chi tiết nguồn gốc mỗi bản kinh và nhất là phần lời bàn giản dị mà sâu sắc của tác giả đã giúp cho tiểu mục Lời Phật dạy được đông đảo bạn đọc quan tâm, ủng hộ.

Nay nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập và thể nghiệm lời Phậ dạy của bạn đọc, tác giả tiểu mục Lời Phật dạy tập hợp các bài viết đã đăng báo theo từng chủ đề và in thành sách Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya (tập I, II và III). Thiết nghĩ, tập sách này là hành trang cần yếu cho những ai quan tâm nghiên tầm, học tập những tinh hoaĐức Phật đã dạy. Với cổ xưa nhất của kinh tạng Nikàya, hy vọng độc giả sẽ được gội nhuần trong phạm âm vi diệu của Thế Tôn, thuở Ngài còn tại thế.

Trân trọng giới thiệu sách Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya (tập I) đến với bạn đọc gần xa.

TP. HCM, ngày 25 tháng 3 năm 2008

Tổng biên tập Báo Giác Ngộ

Hòa thượng Thích Trí Quảng

Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya

NHƯ NGUYỆT

 

Có một người lặng lẽ bao năm tìm đọc trong rừng Kinh tạng Nikàya để thâm nhập ý nghĩa của những lời Phật Thích Ca một thời thuyết pháp độ sanh.

Đức Thế Tôn sau khi giác ngộ đã phương tiện dùng lời nói để giáo hóa chúng sanh trong thời Ngài trụ thế. Vì thế, trong số Kinh tạng Nguyên thủy hiện còn gìn giữ được, lời Phật dạy không chỉ chứa đựng triết thuyếtphương pháp thực hành nhằm đạt giác ngộ, mà những pháp thoại này còn phản ánh đầy đủ bức tranh của xã hội đương thời.

Tìm về lời Phật trong kho tàng kinh điển Nikàya, tác giả Quảng Tánh bao năm nay như tự đặt mình vào không gian của Ấn Độ thời cách nay hơn 2.500 năm, chứng kiến trường hợp ra đời của những bài pháp thoại của Thế Tôn, và chiêm nghiệm những gì ẩn tàng bên trong kim ngôn của Đức Phật.

Người chí tâm học đạo, y cứ trên kinh văn gốc và suy nghiệm về giáo lý của Thế Tôn với mong mỏi tiếp cận một cách chân thực nhất giáo nghĩa đang làm lợi lạc cho chúng sinh bao đời nay. Công hạnh ấy lại càng được tán thán khi tác giả Quảng Tánh không ngại hổ mình, đứng ra đảm đương mục “Lời Phật dạy” trên báo Giác Ngộ suốt 5 năm qua.

Phật pháp ẩn tàng trong tất cả sự sự vật vật, và con đường giác ngộNhư Lai tuyên thuyết vốn dành cho tất cả chúng sinh có duyên được tiếp cận với đạo Phật. Chuyên mục “Lời Phật dạy” chủ trương trích nguyên văn từ Kinh tạng Nikàya những lời dạy của Đức Phật với sự hệ thống về chủ đề cũng như chọn lựa nội dung phù hợp dòng chủ lưu thời sự đang chuyển tải trên báo. Thêm vào đó là những “lời bàn” ngắn gọn, không nhằm ý giảng giải lời Phật, mà người giữ mục như muốn chia sẻ ý kiến của mình về nội dung lời kinh được trích, đồng thời cũng liên tưởng đến những nội dung kiến thức cần tham chiếu để người học đạo qua đó có thể hiểu thêm lời kinh.
Chẳng hạn, trong bài “Hai hạng người đáng được cúng dường” trích từ kinh Tăng Chi Bộ, trong “lời bàn” tác giả đã nói rõ thêm về công hạnh của việc cúng dường, như thế nào là “như pháp cúng dường”… giúp người đọc có thể tham chiếu để hiểu thêm kinh văn.
Đây cũng là một cách gieo duyên cho những ai trên đường học Phật, có thể tiếp cận lời dạy của Phật Thích Ca từ góc độ “thời sự” của hôm nay.

Duy trì một chuyên mục như thế, đòi hỏi không chỉ tâm huyết của người giữ mục, mà khối lượng kiến thức sở đắc, sự nhạy bén trước thời cuộc, tâm nguyện muốn khơi dòng cho Phật đạo chảy mãi trong chúng sinh… là những phẩm hạnh không thể thiếu.
Thời gian qua, nội dung của chuyên mục “Lời Phật dạy” thu hút nhiều độc giả. Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng từng tâm đắc với chuyên mục này, đặc biệt là sự “ăn khớp” giữa nội dung lời kinh với những vấn đề Phật sự đang được công chúng quan tâm trên báo.
Đến nay, tất cả nội dung từ chuyên mục này được biên soạn thành tập sách Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya(*) là một tín hiệu vui cho những độc giả bấy lâu theo dõi.

Thoát khỏi dòng chảy thời sự, những bài viết từ chuyên mục “Lời Phật dạy” chuyển vào trong tập sách này được hệ thống thành 12 chủ đề: Lòng tin; Bố thí & cúng dường; Làm giàu; Tài sản; Cư sĩ; Xuất gia; Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi; Nhân quả; Hiếu đạo; Giới; Định; Tuệ. Có thể xem 12 chủ đề này là 12 nội dung lời dạy của Phật được giới thiệu trong tập 1 của bộ sách. Mỗi nội dung, soạn giả chủ ý chọn một lượng bài viết nhiều hay ít đủ để người đọc hiểu được lời Phật dạy về nội dung đó.

Chẳng hạn, trong nội dung “Làm giàu”, tác giả chọn sáu bài viết về: Kinh doanh thành công, Không kinh doanh phi pháp, Làm giàu, Giàu lên dễ sanh tật, Có mắt mà như mù, Sự nghèo khổ. Với sáu góc độ được phân tích như vậy, người đọc dễ dàng nhận ra quan điểm của đạo Phật (trực tiếp từ kim ngôn của Thế Tôn) về làm giàu. Đây chính là giá trị thiết thực của tập sách. Bởi tất cả nội dung được tuyển chọn không rời các vấn đề chúng sanh đang đối mặt hàng ngày. Có như vậy, người học đạo mới tìm ra con đường gần nhất, ngay tại môi trường sống của mình, mà vẫn theo được dấu chân của Như Lai.

Có như vậy, Phật pháp mới không rời thế gian pháp.

(*) Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya, tập 1 – Biên soạn Quảng Tánh – NXB Tôn Giáo - ấn hành quý 2 – 2008.

Những bài học quý từ Kinh tạng Nikàya

LAM ĐIỀN

 

Những bài Phật học trích từ kinh tạng Nikàya do tác giả Quảng Tánh đứng mục trên Giác Ngộ lại được tập hợp thành sách để ra mắt bạn đọc. “Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikàya - tập II” (Nxb Tôn Giáo - quý II, 2009) là những bài kinh có từ lúc Thế Tôn còn tại thế, được thuật lại theo hướng tiếp cận như với những câu chuyện của cuộc sống đương đại cùng với lời bình nhằm góp phần ứng dụng triết lý Phật giáo trong đông đảo quần chúng.

Tiếp cận Kinh tạng Nikàya là tìm về những văn bản có độ tin cậy cao nhất ghi lại lời thuyết pháp từ kim khẩu của Thế Tôn. Giữa muôn trùng lời kinh, việc chọn lọc những câu chuyện gần gũi với cuộc sống, phù hợp với cách tiếp nhận đạo Phật và chứa đựng lợi ích thiết thực của người dân Việt khi hành trì, là cả một nghệ thuật.

Với cách chọn lọc và giới thiệu các bài kinh vừa không quá hàn lâm khó hiểu vừa [trong chừng mực nào đó] phù hợp với dòng chủ lưu thời sự trong đời sống truyền thông, chuyên mục “Lời Phật dạy” trên Giác Ngộ đã dần trở thành điểm quan tâm của độc giả - những người có ít nhiều quan tâm đến Phật pháp và đang tìm cho mình cách sống lành mạnh theo giáo lý nhà Phật.

Nay, những bài báo được tâp hợp thành sách, bạn đọc có trên tay toàn cảnh của rừng Pháp Như Lai được người biên soạn mở từng cánh cửa và hướng đến mọi người: Ăn uống & sức khỏe; Ngủ nghỉ, thư giãn; Nam giới; Phụ nữ; Cầu nguyện; An cư; Già chết; Thuyết pháp & Nghe pháp; Chư thiên & Ma quỷ; Tham ái; Sân hận; Si mê.

Việc chắt lọc từ kinh tạng nguyên thủy thành một tập sách với những chương mục như thế, là cách làm mạch lạc, đặt vào tay người học Phật những đề mục cụ thể, thiết thực, kèm với mỗi bài kinh là những dòng bình luận, gợi ý, phân tích, hoặc đề nghị một vài cách thực hành… quả là công việc của thiện tri thức. Điều đáng quý là chủ ý của người biên soạn muốn cùng với độc giả lần tìm trong nhiều ngóc ngách lời dạy của Thế Tôn. Nội dung sách không chỉ đề cập đến việc thuyết phápnghe pháp, chuyện cầu nguyệnan cư, mà soạn giả cũng mạnh dạn đề cập những nội dung thiết thực rất đời thường như: Người đàn ông lý tưởng, Sinh con trai - con gái, Sự trói buộc giữa nam và nữ… (chương Nam giới), hay như những bài giảng của Thế Tôn về: Người con gái trước thềm hôn nhân, Người vợ lý tưởng, Dễ thương như người vợ trẻ… (chương Phụ nữ) đã làm “mềm hóa” những bài giảng của Đức Phật. Chẳng hạn như những lời giáo huấn của Thế Tôn về công việc làm dâu với những người con gái của Uggaha: vừa dặn dò cách vén khéo những công việc trong nhà chồng, vừa chỉ cách cư xử sao cho phải đạo dâu con, lại khuyên nhủ nên cẩn thận với người gian để giữ gìn an ổn cho cuộc sống nhà chồng… Lòng từ mẫn của Thế Tôn như thế, được trình bày bên cạnh những bình luận cần thiết của soạn giả, thật sự gây xúc động cho người đọc. Qua đó, càng thấy triết lý nhà Phật không phải chỉ là những ý tưởng cao xa kỳ vĩ, mà những lời từ Thế Tôn truyền lại đến ngày nay vẫn còn nguyên tính khả thi, vẫn cần cho những ai đang khát khao tìm kiếm một liệu pháp an định thân tâm giữa cuộc đời bề bộn hôm nay.

Hàm lượng tri thức của các vấn đề được đề cập ở đây đã vượt qua khuôn khổ một tập sách hơn hai trăm trang. Có lẽ, tác giả tập sách cũng xuất phát từ tinh thần cầu học vô ngại, nên có nhiều vấn đề thuộc loại “kính nhi viễn chi”của Nho gia, thì ở đây, cũng được trình bày dưới ánh sáng của triết lý Phật giáo. Đó là những bài ở chương “Chư thiên và ma quỷ”. Các khái niệm “phi nhân”, “ngạ quỷ”, “ác ma”… trong kinh Phật thuyết cách đây hàng nghìn năm, sẽ rất khó thuyết phục độc giả hiện đại nếu người viết không cẩn trọng phân tích, và đề xuất những cách hiểu hợp lý cho người học Phật ngày nay.

Ở đây, tác giả chẳng những cẩn trọng đối với các nội dung ấy, mà còn dành hẳn ba chương của tập sách để trình bày về tham, sân, si - những tập khí sâu dày khiến chúng sinh trầm luân trong khổ. Ngày nay, có nhiều doanh nhân, trí thức tìm đến Phật pháp như một liệu pháp an thần, và sau khi tham cứu, nghe giảng, cũng lờ mờ hiểu rằng: giải thoát có thể bắt đầu từ diệt trừ tham, sân, si. Nhưng về vấn đề đó, ngày xưa Đức Phật từng giảng thế nào, đề cập trong những bài kinh nào, ý nghĩa ra sao, ngày nay chúng ta còn có thể áp dụng để hành trì được không… là những băn khoăn quan trọng của nhiều người. Tác giả Quảng Tánh không ngại nhọc công, đã lần tìm trong kinh tạng, lọc lấy những lời giảng của Thế Tôn về các chủ đề ấy, hệ thống để giới thiệubình luận để làm rõ thêm ý nghĩa của bản kinh, quả là công việc mang lại nhiều lợi lạc cho độc giả. Qua từng trang sách, người học Phật thấy thú vị như mình được chia sẻ bởi những khám phá rất sinh động. Như có người ngoại đạo kia, xem việc hành tịnh thủy sẽ rửa được tội lỗi, khi nghe Phật Thích Ca giảng cho rằng, thực ra, “Chánh pháp là ao hồ/ Giới là bến nước trong/ Không cấu uế, trong sạch/ Được thiện nhơn tán thán/ Là chỗ bậc có trí/ Thường tắm trừ uế tạp/ Khi tay chân trong sạch/ Họ qua bờ bên kia”, thì phát tâm quy y Phật. Người học Phật cũng gỡ dần những lớp vô minh nơi mình bằng sự soi chiếu của ánh sáng từ những bài kinh như vậy. Lành thay.

MỤC LỤC TẬP I
I- LÒNG TIN

1- Lợi ích của lòng tin 12
2- Biểu hiện của lòng tin 14
3- Chánh tín 16
4- Lòng tintài sản tối thượng 18
5- Chỉ tin một người 20
II- BỐ THÍ & CÚNG DƯỜNG
1- Phước báo thù thắng của bố thí 24
2- Bố thí & cúng dường như pháp 26
3- Tương quan giữa cho và nhận 28
4- Bố thí với tâm rộng lớn 30
5- Cội phước 32
6- Bố thí thanh tịnh 34
7- Nhân duyên của giàu và nghèo 36
8- Hai hạng người đáng được cúng dường 38
9- Người cày ruộng 40
10- Xứng đáng là ruộng phước 42
III- LÀM GIÀU
1- Kinh doanh thành công 46
2- Không kinh doanh phi pháp 48
3- Làm giàu 50
4- Giàu lên dễ sanh tật 52
5- Có mắt mà như mù 54
6- Sự nghèo khổ 56
7-Buôn bán phát tài 58
8- Chủ nhân & người làm 60
IV- TÀI SẢN
1- Tài sản của người tu 64
2- Giữ gìn tài sản 66
3- Động sản & bất động sản 68
4- Có tài sản lớn 70
5- Nguyên nhân phung phí tài sản 72
6- Kế thừa gia tài Chánh pháp 74
V- CƯ SĨ
1- Hoa sen trong giới nam cư sĩ 78
2- Người cư sĩ 80
3- Bổn phận người gia chủ 82
4- Cư sĩ chứng quả Dự lưu 84
5- Lật úp bình bát 86
6- Thọ trì năm giới 88
7- Hương đức hạnh 90
8- Những gia đình chư Tăng không nên đến 92
VI- XUẤT GIA
1- Ba hạnh của Sa môn 96
2- Khất sĩ 98
3- Bậc trưởng lão 100
4- Năm hạng người ăn bình bát 102
5- Sống biệt lập 104
6- Không nên sống quá lâu ở một nơi 106
7- Bốn hạng thuyết trình 108
8- Ba việc trọng yếu của người tu 110
9- Xứng đáng được xây tháp 112
10- Xuất gia khi tuổi xế chiều 114
11- Hoàn tục 116
12- Khó làm 118
13- Hóa duyên 120
14- Thiền & Giáo 122
15- Đến với gia chủ 124
VII- HÃY TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI
1- Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn 128
2- Tránh xa hai cực đoan 130
3- Dòng đời xuôi ngược 132
4- Sanh tử là việc lớn 134
5- Chớ khinh thường trẻ tuổi 136
6- Nắm lá trong bàn tay 138
7- Hạt muối 140
8- Tinh cần 142
9- Sợ hãi 144
VIII- NHÂN QUẢ
1- Trường thọ & đoản thọ 148
2- Vu khống bậc Thánh 150
3- Đẹp & xấu 152
4- Quả báo 154
5- Hai loại tội 156
6- Khó được ở đời 158
IX- HIẾU ĐẠO
1- Thâm ân nan báo 162
2- Bao la tình mẹ 164
3- Cha mẹ & con cái 166
4- Người thực sự có hiếu không nhiều 168
5- Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện 170
6- Phước báo hiếu dưỡng 172
X- GIỚI
1- Rùa & dã can 176
2- Biển lớn không dung chứa tử thi 178
3- Chánh mạng 180
4- Vui trong Chánh pháp 182
5- Mang y bát đẹp bị Phật quở 184
6- Không phòng hộ 186
7- Tội lỗi 188
8- Sống với người thứ hai 190
9- Lợi ích của giữ giới 192
XI- ĐỊNH
1- Sơ thiền 196
2- Tứ niệm xứ 198
3- Mạng người trong hơi thở 200
4- Tâm cấu uế 202
5- Niệm Phật 204
6- Trung đạo 206
7- Đất lành chim đậu 208
8- Ung nhọt 210
XII- TUỆ
1- Trí tuệtối thượng 214
2- Vô minh & tuệ giác 216
3- Chánh tri kiến 218
4- Không phải của tôi 220
5- Tu tập tánh Không 222
6- Người mù sờ voi 224
7- Vô minhcấu uế lớn nhất 226
8- Bọt nước 228
9- Có & Không 230
10- Tàm & quý 232
11- Tuệ giác vô ngã 234

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 43790)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 25032)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 30800)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 21018)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38738)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 27360)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 31082)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 33094)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23952)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 16964)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 20495)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 31895)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 18078)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 20536)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 27009)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 18039)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 25545)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26626)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36568)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 28043)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 27275)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30319)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 37087)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 37240)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23860)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 32273)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 55115)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 36893)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27557)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28294)
Công Phu Khuya
(Xem: 37937)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 25393)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 24125)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
(Xem: 11221)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
(Xem: 14490)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10614)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant