Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phẩm Thứ Sáu: Nhẫn nhục Ba La Mật

30 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 11565)
Phẩm Thứ Sáu: Nhẫn nhục Ba La Mật


PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN
Thích Nguyên Ngôn dịch

 Phẩm Thứ Sáu Nhẫn nhục Ba La Mật

Luận nói: Bồ Tát phải tu Pháp Nhẫn Nhục như thế nào? Và làm thế nào cho Pháp Nhẫn Nhục được kết quả tự lợi, lợi tha và cả hai đều lợi ích viên mãn?

Hàng Bồ Tát tu Pháp Nhẫn Nhục đúng pháp thì có khả năng trang nghiêm Đạo Bồ đề: Bồ Tát vì muốn điều phục chúng sanh, khiến họ xa lìa khổ não, cho nên phải tu Pháp Nhẫn Nhục.

Người tu Pháp Nhẫn Nhục, thì tám thường khiêm hạ, đối với tất cả chúng sanh có tâm cang cường, kiêu mạn, thì mình phải hỉ xả không chấp trách. Lại khi thấy người bị nguy ác, thì phải khởi tâm thương xót giúp đỡ, ngôn ngữ phải nhu nhuyễn, để khuyến hóa người tu thiện pháp. Khéo léo phân biệt giải thích quả báo sai biệt của tâm sân nhuế, và luôn ôn hòa Nhẫn nhục (hòa nhẫn), đó là bước đầu của hàng Bồ Tát phát tâm tu Pháp Nhẫn Nhục. Tu hành Pháp Nhẫn Nhục, thì được tránh khỏi những điều xấu ác, thân tâm được an lạc đó gọi là tự lợi vậy.

Lại hay hoá đạo chúng sanh, khiến cho họ thảy đều hòa thuận, đó gọi là lợi tha vậy.

Do chỗ tu Pháp Vô Thượng Nhẫn Nhục, nên giáo hóa các chúng sanh, khiến cho họ đồng lợi ích như mình, cho nên gọi là cả hai đều ích lợi vậy. Do chánh nhơn tu Nhẫn Nhục, nên được kết quả đoan chánh, khiến cho mọi người đều cung kính, cho đến

khi thành Phật có các tướng hảo thượng diệu. Đó gọi là thành tựu trang nghiêm Đạo Bồ đề vậy.

Nhẫn nhục có ba trường hợp :

Gọi đó là: THÂN NHẪN - KHẨU NHẫNÝ NHẪN.

1/ Thế nào gọi là THÂN NHẪN ?

Nghĩa là có kẻ đến mắng chửi, hay đánh đập hủy báng, ác tâm với ta, cho đến đả thương làm đau đớn, ta cũng phải nhẫn thọ cảnh khổ đau ấy. Lại nữa, khi ta thấy các chúng sanh bi uy bức, sợ hãi, ta phải đem thân mà gánh vác cho họ, nhưng lòng không mỏi mệt thối chí, trường hợp làm được như vậy, gọi là Thân Nhẫn Nhục .

2/ Thế nào gọi là KHẨU NHẪN ?

Nếu có người mạ lỵ ta, ta phải mặc nhiên nhẫn thọ, không mắng trả lại lại có kẻ rất là phi lý đến quở trách ta, ta cũng phải tỏ lời ôn hòa, mà thuận ghi nhớ lời (tỏ lời ôn hòa mà đối xử với họ). Nếu có kẻ to lời lớn tiếng chửi rủa phỉ báng ta, ta cũng phải nhẫn thọ. Sự kiện như vậy gọi là tu Khẩu Nhẫn Nhục.

3/ Thế nào gọi là ý NHẪN?

Nếu thấy có kẻ sân hận với ta, lòng ta cũng không ghi nhớ, luôn tránh xa họ. Nếu có kẻ gây sự xúc não, ta cũng phải giữ tâm thanh tịnh chớ dao loạn, nếu có kẻ dùng lời lẽ hủy báng, lòng ta cũng không oán trách. Những sự kiện như vậy gọi là tu Pháp ý Nhẫn Nhục.

thế gian, đánh đập nhau có hai trường hợp,một là sự thật, hai là ngang ngạnh, ẩu xử. Nếu là có lỗi lầm, có người hiềm nghi, vì lẻ đó mà ẩu đả ta, ta phải nhẫn nhục. xem như được uống vị cam lồ? và đối với nguời kia ta còn khởi tâm cung kính.

Vì sao? Vì đó là một sự khéo léo điều phụcgiáo huấn ta, khiến ta xa lìa các điều tội lỗi. Nếu có kẻ ỷ quyền cậy thế ngang tàng ẩu đả; làm ta xấu hổ (bỉ mặt), cho đến bị thương tích, thì ta phải suy nghĩ: Ngày nay ta không lỗi lầm nhưng biết đâu quá khứ túc nghiệp sai lầm, nay phải lãnh thọ, cho nên phải Nhẫn thọ vậy.

Vả lại, ta phải tư duy thân tứ đại giả hợp, ngũ ấm duyên hội mà có, thì ai là người bị đánh (hay ai đánh ai?). Rồi lại quan sát: người trước mặt ta, biết đâu không lại là kẻ si cuồng, thì ta oán trách họ làm gì? Cho nên ta phải nhẫn thọ vậy! Lại nữa, kẻ mắng chửi cũng có hai loại: một là thật, hai là hư (giả).

Nếu những lời người kia là thật, thì ta phải khởi tâm tàm quý (ăn năn). Nếu những lời người kia hư ngụy, thì việc đó ta vô can dự, khác nào âm vang gió thổi qua tai, không làm hại ta được. Vì vậy nên phải tu Pháp Nhẫn Nhục.

Lại nữa, sự sân hận cũng như vậy. Nếu có người vô cớ đến sân hận với ta, thì ta phải nhẫn thọ. Nếu ta khởi sân hận với họ, tất đời sau sẽ bị đọa vào ác đạo thọ đại khổ não. Do nhơn duyên như vậy, thân ta dù có bị sự ác tâm của người chẽ chặt phân ly, cũng không nên khởi tâm sân hận, rnà cần phải quán sát sâu xa về NGHIỆP LỰC, NHƠN DUYÊN ở đời trước. Cần phải tu tập TÂM TỪ BI, thường lân mẫn tất cả, nếu cảnh khổ nhỏ mà ta không nhẫn thọ được thì làm sao có thể tự điều phục được

TÂM ta ? Và làm sao có thể điều phục được TÂM CHÚNG SANH? - Khiến cho họ được giải thoát tất cả ác pháp, thành tựu Vô thượng quả. Cho nên, là NGƯỜI TRÍ, tất phải vui vẻ Tu Pháp Nhẫn Nhục, thì người tu hạnh này được dung mạo đoan chánh, lại được rất nhiều tài bảo, khiến cho mọi người trông thấy đều hoan hỷ, kính ngưỡng phục tùng.

Lại phải quan sát, nếu thấy có kẻ hình hài, nhan sắc xấu xa các căn không đủ, thiếu thốn tài vật (cuộc sống nghèo khổ), thì phải biết rằng, đều do nhơn sân hận nên như vậy. Do nhơn duyên đó, NGƯỜI TRÍ cần phải Tu Pháp Nhẫn Nhục thâm thiết vậy.

Pháp sanh nhẫn nhơn duyên có 10 môn:

1/ Không quán sát (cố chấp) ngã và ngã sở.

2/ Không phân biệt, ghi nhớ tộc họ.

3/ Phá trừ tánh kiêu mạn.

4/ Đối với sự ác xấu, không cần báo trả.

5/ Quán sát rõ ràng tướng vô thường.

6/ Tu tập Tâm từ bi.

7/ Giữ tâm không phóng dật.

8/ Xa lìa sự cơ khát, khổ, lạc v.v...

9/ Đoạn trừ sân nhuế.

10/ Tu tập trí huệ.

Nếu người thành tựu 10 pháp như trên, thì người đó thành tựu Pháp Nhẫn Nhục vậy.

Hàng Bồ Tát Mahatát, khi tu tập Nhẫn thanh tịnh rốt ráo, tất vào được Pháp KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ NGUYỆN, VÔ TÁT (Tức chứng đắc các pháp ấy), không cùng với Kiến , Giác, Nguyện, Tát mà hòa hợp, cũng không đắm trước (cố chấp) nơi PHÁP KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ NGUYỆN, VÔ TÁC, cho nên các Kiến Giác, Nguyện , Tác đều là KHÔNG (đều dứt hết).

Như vậy, Nhẫn Nhục không có hai tướng (vô nhị tướng), cho nên gọi là THANH TỊNH TẤT CÁNH NHẪN.

Nếu đã chứng nhập Nhơn trí, và diệt hết kiết sử, nếu vào cảnh tịch-diệt, cũng không cùng tận sanh tửhòa hợp, cũng không ỷ lại chỗ Tận kiết tịch diệt , đối với các sự sanh tử đều là KHÔNG. Pháp Nhẫn như vậy, gọi là Pháp vô nhị tướng, cũng gọi là Thanh Tịnh Tất Cánh Nhẫn vậy.

Lại nữa, TÁNH bất tự sanh, bất tùng tha sanh, bất hòa hợp sanh, lại cũng không từ đâu đến và cũng không thể phá hoại. Vì Bất khả hoại, nên gọi là Bất khả tận: Như vậy Pháp Nhẫn ấy là Pháp vô nhị tướng. Cho nên gọi là “Thanh tịnh tất cảnh nhẫn” vậy.

Lại nữa, “không làm, chẳng phải chẳng làm”, không chỗ nương tựa, không phân biệt, không trang nghiêm. không tu trị (sửa chữa) không tới lui (tấn phát) v.v... trọn chẳng tạo sanh. Pháp Nhẫn như vậy gọi là Đắc Pháp Vô Sanh Nhẫn.

Do đó, khi Bồ Tát tu hành Pháp Nhẫn này, thì đắc Thọ ký Nhẫn. Hàng Bồ Tát, Mahatát tu hành Pháp Nhẫn Nhục này, thành tựu Tánh Tướng Tận Không, không có chúng sanh v.v... Cho nên trọn đủ (viên mãn) Nhẫn Nhục Ba La Mật vậy.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15413)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14831)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14673)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13101)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14278)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 19882)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18276)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30622)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12280)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15355)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13599)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13809)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13390)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14304)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13572)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16585)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15207)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31017)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18662)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14869)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14436)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14376)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13646)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19531)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14320)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14359)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14566)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14569)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17766)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13382)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13516)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14798)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14005)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16293)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15171)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13338)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13016)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13157)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12883)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13965)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14547)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14081)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14492)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12877)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13683)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13132)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13622)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14562)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14601)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13135)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12689)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13611)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13582)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13200)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13763)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13584)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12425)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14693)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12713)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12287)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant