Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

33-pháp Hội Vô Cấu Thí Bồ Tát Ứng Biện

01 Tháng Năm 201000:00(Xem: 8931)
33-pháp Hội Vô Cấu Thí Bồ Tát Ứng Biện

KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XXXIII
Pháp hội

VÔ CẤU THÍ BỒ TÁT ỨNG HIỆN

Thứ ba mươi ba

Hán Dịch: Tây Tấn, Thanh Tín Sĩ Nhiếp Đạo Chân
Việt Dịch: Việt Nam Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM TỰ THỨ NHẤT

Như vậy tôi nghe một lúc đức Phật ở nước Xá Vệ tại vườn Cấp Cô Độc cùng đại Tỳ Kheo ngàn người câu hội, đều là A La Hán các lậu đã hết không còn phiền não, ở trong các pháp đều được tự tại, chỗ làm đã xong xả bỏ gánh nặng đã được tự lợi hết kiết sử ba cõi được chánh trí giải thoát tâm thiện giải thoát huệ thiện giải thoát, tâm điều phục như đại tượng vương tâm được tự tại đến bỉ ngạn nhập bát giải thoát chỉ trừ một mình A Nan.

Lại có chư đại Bồ Tát đều là đại trang nghiêmmọi người đều biết, được bất thối chuyển nhứt sanh bổ xứ. Các Ngài hiệu là BửuThủ Bồ Tát, Đức Tạng Bồ Tát, Huệ Nghiêm Bồ Tát, Xứng Ý Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, Duyệt Âm Pháp Vương Tử, Bất Tư Nghị Giải Thoát Hạnh Pháp Vương Tử, Tư Duy Chư PhápChướng Ngại Pháp Vương Tử, Di Lặc Bồ Tát, Thí Vô Ưu Bồ Tát, Vô Sĩ Kiến Bồ Tát, Ly Ác Thú Bồ Tát, Vô Si Hành Bồ Tát, Đoạn U Minh Bồ Tát, Trừ Chư Cái Bồ Tát, Biện Nghiêm Bồ Tát, Bửu Đức Trí Oai Bồ Tát, Kim Hoa Quang Minh Đức Bồ Tát, Tứ Vô Ngại Bồ Tát, một vạn hai ngàn đại Bồ Tát như vậy câu hội.

Một sáng sớm tám đại Bồ Tát và tám đại Thanh Văn : Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, Vô Si Kiến Bồ Tát, Bửu Tướng Bồ Tát, Ly Ác Thú Bồ Tát, Trừ Chư Cái Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Biện Nghiêm Bồ Tát, Vô Si Hành Bồ Tát, Đại Đức Xá Lợi Phất, Đại Đức Đại Mục Kiền Liên, Đại Đức Ma Ha Ca Diếp, Đại Đức Tu Bồ Đề, Đại Đức Phú lâu Na Di Đa La Ni Tử, Đại Đức A Na LuậtĐại Đức A Nan, các Ngài đắp y cầm bát muốn vào thành Xá Vệ khất thực. Giữa đường các Ngài tự nghĩ và cùng tuyên bố. Đại Đức Xá Lợi Phất nói : Tôi sẽ nhập định như vậy rồi đến thành Xá Vệ khất thực nguyện tất cảchúng sanh trong thành được nghe bốn thánh đế. Đại Đức Mục Kiền Liên nói : Tôi sẽ nhập định như vậy rồi đến thành Xá Vệ khất thực nguyện tất cả chúng sanh trong thành rời lia ma sự. Đại Đức Ma Ha Ca Diếp nói : Tôi sẽ nhập định như vậy rồi đến thành Xá Vệ khất thực nguyện cho người cúng thí tôi được phước báu vô tận nhẫn đến được Niết bàn. Đại Đức Tu Bồ Đề nói : Tôi sẽ nhập định như vậy rồi đến thành Xá Vệ khất thực nguyện cho chúng sanh nào thấy tôi thì sẽ được thọ hưởng khoái lạc trong người trên trời được dứt hết khổ tế. Đại Đức Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử nói : Tôi sẽ nhập định như vậy rồi đến thành Xá Vệ khất thực nguyện cho trong thành tất cả ngoại đạo phạm chí ni kiền tử v.v…đều được chánh kiến. Đại Đức Ly Việt nói :Tôi sẽ nhập định như vậy rồi đến thành Xá Vệ khất thực nguyện trong thành tất cả chúng sanh được sự vui vô tránh. Đại Đức A Na Luật nói : Tôi sẽ nhập định như vậy rồi đến thành Xá Vệ khất thực nguyện trong thành tất cả chúng sanh biết nghiệp báo đời trước. Đại Đức A Nan nói : Tôi sẽ nhập định như vậy rồi đến thành Xá Vệ khất thực nguyện cho trong thành tất cả chúng sanh với pháp đã được nghe đều hiện tiền.

Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử quan niệm như vậy : Tôi sẽ khiến trong thành Xá Vệ tất cả nhà cửa tường vách khí vật cây cối nhánh lá bông trái y phục anh lạc đều phát xuất tiếng không vô tướng vô nguyện vô sở hữu vô ngãhí luận vô tánhVô Si Kiến Bồ Tát quan niệm như vầy :Tôi sẽ khiến trong thành Xá Vệ những chúng sanh đáng được Vô thượng Bồ đề thấy vật gì liền biến thành tượng Như Lai và khiến họ quyết định nơi Vô thượng Bồ để. Bửu Tướng Bồ Tát quan niệm như vầy :Tôi sẽ khiến trong thành Xá Vệ trong tất cả nhà cửa của hàng tộc tánh bửu tạng đầy đủ bảy báu từ đất vọt ra. Ly Ác Thú Bồ Tát quan niệm rằng : Tôi sẽ khiến trong thành Xá Vệ những chúng sanh đáng phải đọa ác đạo đều làm cho hiện đời chịu tội nhẹ mau thoát khổ não. Trừ Chư Cái Bồ Tát quan niệm rằng : Tôi sẽ khiến trong thành Xá Vệ chúng sanh trừ hết ngũ cái. Quan Thế Âm bồ Tát quan niệm rằng : « Tôi sẽ khiến trong thành Xá Vệ chúng sanh bị tù giam xiềng xích mau được thoát khỏi, kẻ sắp bị giết sẽ được cứu mạng, kẻ bị khủng bố liền được vô úy. Biện Nghiêm Bồ Tát quan niệm rằng : Tôi sẽ khiến trong thành Xá Vệ ai thấy tôi đều được biện tài dùng diệu kế vấn đáp nhau. Vô Si Hành Bồ Tát quan niệm rằng : Tôi sẽ khiến trong thành Xá Vệ ai thấy tôi đều không ngu si tà kiếnquyết định nơi Vô thượng Bồ đề.Tám đại Bồ Tát và tám dại Thanh Văn cùng luận sự trên rồi dến của thành Xá Vệ.

Bấy giờ Vô Cấu Thí con gái vua Ba Tư Nặc lên tám tuổi dung mạo xinh đẹp đoan nghiêm nhàm mùng tám tháng hai ngày sao Phất xuất hiện cùng với năm trăm Bà La Môn cầm bình đầy nước xuất thành để tắm gội Thiên tưọng. Chư Bà La Môn thấy chư Tỳ Kheo đứng ngoài cửa thành. Họ cho là chẳng tốt, vì trưởng túc Bà La Môn tuổi trăm hai mươi tên Phạm Thiên bảo Vô Cấu Thí rằng : « Nay chư Tỳ Kheo đứng ngoài cửa thành là sự chẳng tốt, chúng ta nên trở vào thành chẳng nên gặp họ.Nếu gặp họ thì sự tế tự đáng lẽ lành tốt lợi ích sẽ thành chẳng tốt chẳng lành vậỷ.

Vô Cấu Thí liền nói kệ đáp Bà La Môn rằng :

« Tỳ Kheo không ái nhiễm
Đệ nhứt đáng khen ngợi
Hay vì các chúng sanh 
Rửa trừ tất cả ác 
Các Ngài đây thanh tịnh
Đều thấy tứ thánh đế
Ngoại đạo chẳng thanh tịnh
Bị si tối che đậy
Ruộng phước Lưỡng Tùc Tôn
Cúng thí được báo lớn
Gieo giống vào ruộng nầy
Hưởng phước lạc vô tận
Đầy đủ tịnh giới hạnh
Ra khỏi bùn không nhiễm
Ở đời như lương y
Cứu trị bịnh chúng sanh
Phật tối thắng trong đời
Là vua của các pháp
Chúng đây là Phật tử
Thành xong A la Hán
Thật hành Bồ Tát đạo 
Người đời nên khen ngợi
Trí huệ hành diệu hạnh
Nên gần sao lại tránh
Chúng đây là huệ nhơn

Lâu xa thường bố thí
Phạm chí kính chúng đây
Các sự quyết định tốt
Khen chúng đủ tướng nầy
Tâm tịnh ruộng phước tốt
Phạm Chí nếu tin được
Vui mừng không lo khổ ».

Các Phạm Chí nói kệ đáp Vô Cấu Thí rằng : 
« Chớ theo lòng ngu dại
Cúng thờ và cầu phước
Chớ thấy và chớ gần
Sa Môn cạo râu tóc
Cha mẹ cô chẳng vui
Chúng ta cũng hổ thẹn
Nếu cô muốn bố thí
Sự ấy cũng chẳng tốt
Lành thay chớ cung kính
Các chúng Tỳ Kheo nầy ».

Vô Cấu Thí nói kệ đáp chư Phạm Chí rằng :

« Nếu tôi đọa ác đạo
Cha mẹ cùng quyến thuộc
Của báuthế tục
Đều không thể cứu được
Trừ chúng oai đức nầy
Ai có thể cứu tôi
Vì kính Phật Pháp Tăng
Nên xả bỏ thân mạng
Trừ ngoài Tam bửu ra
Không còn chỗ nương tựa ».

Chư Phạm Chí nói Vô Cấu Thí rằng : « Cô chưa từng thấy Phật và Tăng cũng chưa từng nghe pháp, do đâu mà cô có lòng tin như vậy ? ».

Vô Cấu Thí đáp : « Lúc tôi sanh được bảy ngày đang ở tại giường chưn bằng vàng trên điện cao thấy năm trăm Thiên Tử bay trên hư không nói vô lượng công đức ca ngợi Phật Pháp Tăng, lúc ấy tôi được nghe. Đồng thời lại có một Thiên Tử chưa từng thấy Phật nghe Pháp cũng chưa từng thấy chúng Tăng hỏi chư Thiên Tử : Phật là ai và như thế nào ? Chư Thiên Tử biết tôi chí tâm và để đáp lời hỏi ấy cho được sự vui đẹp nên nói kệ rằng :

Tóc Phật màu biếc xanh
Trong sạch xoắn phía hữu
Mặt Phật như trăng tròn
Màu hoa sen trăm cánh
Bạch hào như ngọc tuyết
Xoắn phía hữu rất đẹp
Ong đen nhiểu sen xanh
Mày mắt Phật cũng vậy
Má tròn như sư tử
Mắt nháy như ngưu vương
Môi như trái tần bà
Răng trắng khít đều bằng
Đi như bạch nga vương
Lưỡi rộng trùm khắp mặt
Phát âm rất thanh tịnh
Người nghe đều vui mừng
Tiếng khổng tước nga nhạn
Tiếng đờn cầm lưu ly
Tiếng khẩn na chuông vàng
Tếng chim ca lăng tần
Tiếng chim câu na la
Cộng mạng chim cát la
Tiếng âm nhạc vi diệu
Âm thanh Phật cũng vậy
Phật hống như sư tử
Hay dẹp trừ tranh cãi
Trừ bỏ các nhơ khổ

Thiệt ngữ dứt kiến chấp
Phật ở giữa đại chúng
Hay giải quyết nghi vấn
Chẳng sai mà nhu hòa
Làm vừa đẹp lòng chúng
Bỏ lìa cả hai bên
Chánh thuyết đúng trung đạo
Hằng nói lời thích ý
Người nghe đều vui mừng
Lời Phật không siểm khúc
Người nghe đều được hiểu
Lời Phật huệ trang nghiêm
Như vòng hoa thơm đẹp
Cổ tròn tay dài thẳng
Bàn tay bằng luân tướng
Ngón tay vót dài đẹp
Móng như màu đồng đỏ
Thân Phật vững đầy ngay
Eo nhỏ hông sư tử
Tròn đẹp và đầy đặn
Âm tàng như mã vương
Vóc hình như núi vàng
Một lỗ mọc một lông
Hữu truyền hướng lên trên
Ví dụ như long tượng
Vế bắp như lộc vương
Chưn bằng xương câu tỏa
Mắt cá đầy chưn luân tướng
Rành rẽ đủ ngàn chia.

Nầy chư Phạm Chí ! Lúc ấy chư Thiên nói kệ như vậy để ca ngợi đức Như Lai. Lại nữa, đức Như Lai Ứng Cúng độ tất cả chúng sanh đến bỉ ngạn, có đại từ bi như đại y vương cứu hộ vcác chúng sanh chẳng nhiễm tắng ái như hoa sen trong nước. Nơi công đức của đức Như Lai, tôi chỉ ca ngợi phần it thôi.

Nầy chư Phạm Chí ! Tôi so sanh bảy ngày được nghe công đức của đức Như Lai như vậy, từ đó đến nay hằng không ngủ nghỉ, cũng không có lòng tham dục, lòng sân hận, lòng tổn não, từ đó đến nay với cha mẹ anh chị em thân thuộc của báu anh lạc y phục thành ấp vườn tược và thân mạng của mình tôi đều không có lòng luyến ái, chỉ trừ niệm Phật. Nơi nào xứ nào đức Như Lai thuyết pháp, tôi đều nhiếp tâm đến nghe và đều thọ trì hoặc văn hoặc nghĩa chẳng mất một câu.

Nầy chư Phạm Chí ! Ngày đêm chưa có lúc nào chẳng thấy đức Thế Tôn. Tôi quán Phật không chán , nghe pháp không đủ , cúng Tăng không mỏỉ ».

Nghe Vô Cấu Thí ca ngợi công đức của Phật Pháp và Tăng , năm trăm Phạm Chí đều phát vô thượng Bồ đề.

Vô Cấu Thí xuống xe đi bộ đến trước chư Bồ Tát và chư Thanh Văn đảnh lẽ chưn các Ngài, dùng lòng cung kính tôn trọng đến đứng trước Tôn giả Xá Lợi Phất bạch rằng : « Tôi là nữ nhơn trí huệ cạn ít nhiều phiền não và nhiều phóng dật ưa sự ti tiện bị những tư tưởng chẳng thuận tốt nó kéo dắt. Lành thay Đại Đức Xá Lợi Phất ! Vì thương xót tôi mà nói diệu pháp, tôi được nghe xong mãi mãi lợi ích thêm nhiều an vuỉ ».

Vừa lúc ấy vua Ba Tư Nặc đến nghe lời trên, vua bảo Vô Cấu Thí rằng : « Đối với con các khoái lạc đều không hề thiếu, sao con có các lo mà chẳng ngủ nghỉ chẳng ưa sự vui trong đời ? ».

Vua Ba Tư Nặc vì con gái mình mà nói kệ rằng :

« Đoan nghiêm như thiên nử
Tắm gội ướp hương thơm
Anh lạc đều đầy đủ
Lo gì mà chẳng ngủ 
Nước giàu nhiều của báu
Cha mẹ được tự tại 
Có gì mà chẳng vui
Mà chẳng ngủ nghỉ vậy 
Con đẹp lòng song thân
Mọi người đều kính vọng 
Cha trang nghiêm mọi thứ
Cớ sao con chẳng vui
Con thấy nghe sự gì
Mà ôm lòng buồn lo 
Lành thay con cầu gì
Con nói cha sự ấy ».

Vô Cấu Thí nói kệ bạch Phụ Vương :

« Cha chẳng rõ trong nhà 
Ấm giới nhập các pháp
Thế gian như huyễn hóa 
Mạng sống không tạm dừng
Uống độc ai ngủ được 
Sắp chết ai vui được
Sa hố đâu mong sống 
Sự đời đều như vậy
Như người ở gần rắn
Nào còn ngủ với ham
Tứ đại như rắn độc 
Nào có lòng hoan lạc
Bi kẻ thù vây quanh 
Như đói nào có vui
Bị các nước thù địch 
Phụ Vương đâu có vui
Từ con thấy Thế Tôn
Phát tâm nguyện thành Phật
Con chưa hề nghe thấy 
Bồ Tát tạm phóng dật ».

XXXIII
Pháp hội
VÔ CẤU THÍ BỒ TÁT ỨNG HIỆN
Thứ ba mươi ba
Hán Dịch: Tây Tấn, Thanh Tín Sĩ Nhiếp Đạo Chân
Việt Dịch: Việt Nam Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM THANH VĂN

Bấy giờ Vô Cấu Thí bạch Tôn giả Xá Lợi Phất rằng : « Bạch Đại Đức ! Tôi có ít lời hỏi xin Ngài thương mà giải thích. Đức Thế Tôn thọ ký Ngài là đệ nhứt trong hàng trí huệ. Vậy trí huệ ấy là hữu vi hay là vô vi ? Nếu là hữu vi thì là pháp hư dối không thiệt, nếu là vô vi thì là pháp vô vi không có sanh, pháp không sanh thì không có khởi , vì là không khởi thì trí huệ ấy là vô sở hữu ».

Tôn giả Xá Lợi Phất yên lặng. Thấy vậy Tôn giả Đại Mục Kiền Liên nói với Tôn giả Xá Lợi Phất : « Sao Đại Đức chẳng đáp lời hỏi của Vô Cấu Thí ? ».

Tôn giả Xá Lợi Phất nói : « Cô ấy chẳng hỏi pháp hữu vi mà hỏi đệ nhứt nghĩa. Trong đệ nhứt nghĩa khôngngôn thuyết, nên tôi không thể dùng ngôn thuyết để đáp ».

Vô Cấu Thí hỏi Tôn giả Đại Mục Kiền Liên : « Bạch Đại Đức ! Đức Thế Tôn thọ ký Ngài là thần túc đệ nhứt. Lúc Đại Đức thừa thần túc là tưởng niệm chúng sanh hay là tưởng niệm nơi pháp ? Nếu an trụ chúng sanh tưởng thì chúng sanh không thiệt thần túc ấy cũng không thiệt, nếu an trụ nơi pháp tưởng thì pháp không biến dị, nếu không biến dị thì vô sở đắc, nếu vô sở đắc thì vô phân biệt ».

Tôn giả Đại Mục Kiền Liên yên lặng.Thấy vậy Tôn giả Ma Ha Ca Diếp hỏi : « Sao Đại Đức chẳng đáp lời hỏi của Vô Cấu Thí ? ».

Tôn giả Đại Mục Kiền Liên nói : « Cô ấy chẳng hỏi phân biệt thần túc mà hỏi pháp chư Phật. Pháp chư Phật vô tác vô phân biệt không ngôn thuyết được ».

Vô Cấu Thí hỏi Tôn giả Ma Ha Ca Diếp : « Bạch Đại Đức ! Đức Thế Tôn thọ ký Ngài là đầu đà đệ nhứt. Đại Đức vì thương chúng sanh đã nhập bát giải thoát rồi mà họ cúng thí, nhẫn một niệm thọ người cúng thí.

Vậy Đại Đức dùng thân báo ơn hay dùng tâm báo ơn họ. Nếu dùng thân báo ơn thì thân tánh vô ký không khác cỏ cây tường vách ngói sạn tất không thể báo ơn cúng thí, Nếu dùng tâm báo ơn thì tâm niệm niệm chẳng dừng cũng chẳng báo ơn được, nếu trừ thân tâm thì là pháp vô vi, ai có thể báo ơn được ?

Tôn giả Ma Ha Ca Diếp yên lặng. Thấy vậy Tôn giả Tu Bồ Đề hỏi : « Sao Đại Đức chẳng đáp lời hỏi của Vô Cấu Thí ? ».

Tôn giả Ma Ha Ca Ca Diếp nói : « Cô ấy hỏi pháp chơn tế, lý ấy chẳng thể dùng lời để đáp ».

Vô Cấu Thí hỏi Tôn giả Tu Bồ Đề : « Bạch Đại Đức : « Đức Thế Tôn thọ ký Ngài là đệ nhứt vô tránh. Hạnh vô tránh ấy nhập hữu tánh hay nhập như tánh ? Nếu nhập như tánh thì như chẳng phải tướng sanh tướng diệt, nếu chẳng có tướng sanh diệt thì là bình đẳng, nếu bình đẳng thì là như vậy, nếu như vậy thìvô tác, nếu vô tác thì không ngôn thuyết, nếu không ngôn thuyết thì là bất khả tư nghị, nếu bất khả tư nghị thì là chẳng thể tuyên bày được. Còn nếu nhập tại hữu tánh thì là hư dối chẳng phải thánh hạnh ».

Tôn giả Tu Bồ Đề yên lặng. Thấy vậy Tôn giả Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử hỏi : « Sao Đại Đức chẳng đáp ? ».

Tôn giả Tu Bồ Đề nói : « Ở nơi lý tôi chẳng nên có đối đáp chỉ có yên lặng là chỗ mà tôi thích. Cô ấy hỏi pháp không hí luận, nếu có ngôn thuyết thì sanh lỗi, pháp tánh vô thuyết là hạnh vô tránh vậy ».

Vô Câu Thí hỏi Tôn giả Phú Lâu Na : « Bạch Đại Đức ! Đức Thế Tôn thọ ký Ngài là thuyết pháp đệ nhứt. Lúc Ngài thuyết phápthuyết phápcảnh giới hay thuyết pháp không cảnh giới. Nếu thuyết phápcảnh giới thì đồng với phàm phu, tại sao ? Vì phàm phu nói pháp có cảnh giới vậy, thế nên Đại Đức chẳng rời pháp phàm phu. Còn nếu pháp không cảnh giới thì là vô sở hữu, lấy gì gọi là đệ nhứt trong hàng người thuyết pháp ? ».

Tôn giả Phú Lâu Na yên lặng. Thấy vậy Tôn giả Ly Việt bảo rằng : « Sao Đại Đức chẳng đáp ? ».

Tôn giả Phú Lâu Na nói : « Cô ấy chẳng hỏi pháp hữu vi mà hỏi đệ nhứt nghĩa. Trong đệ nhứt nghĩa khôngngôn thuyết , thế nên không có lý để đáp ».

Vô Cấu Thí hỏi Tôn giả Ly Việt : « Bạch Đại Đức ! Đức Thế Tôn thọ ký Ngài là người hành thiền đệ nhứt. Lúc Đại Đức hành thiền là y nơi thiền có tâm hay thiền không tâm ? Nếu y như tâm nhập thiền thì tâm như huyễn hóa chẳng thiệt, định ấy cũng chẳng thiệt, còn nếu vô tâm nhập thiền thì cỏ cây v.v…cũng lẽ ra đắc thiền, vì nó cũng đồng vô tâm vậy ».

Tôn giả Ly Việt yên lặng. Thấy vậy Tôn giả A Na Luật hỏi : « Sao Đại Đức chẳng đáp ? ».

Tôn giả Ly Việt nói : « Cô ấy hỏi chỗ sở hành của chư Phật chẳng phải hàng Thanh Văn giải đáp ».

Vô Cấu Thí nói : « Chư Phật pháp cùng Thanh Văn pháp có khác chăng ? Nếu có khác nhau thì vô vi có hai chăng ? Chư Hiền Thánh đều hành vô vi, pháp vô vi không có sanh , nếu không có sanh thì không có hai, nếu không có hai thì như vậy, như vậy không hai, thế sao Đại Đức Ly Việt lại nói lời như trên ư ! ».

Vô Cấu Thí hỏi Tôn giả A Na Luật : « Bạch Đại Đức ! Đức Thế Tôn thọ ký Ngài thiên nhãn đệ nhứt.Chỗ Ngài dùng thiên nhãn thấy là có vật hay không có vật ? Nếu thấy có vật thì là kiến thường, còn thấy không có vật thì là kiến đoạn. Nếu rời cả hai bên thì là không có thấy ».

Tôn giả A Na Luật yên lặng. Thấy vậy Tôn giả A Nan hỏi : « Sao Đại Đức không đáp ? ».

Tôn giả A Na Luật nói : « Lời cô ấy hỏi là để phá giả danh nên không thể dùng giả danh để đáp ».

Vô Cấu Thí hỏi Tôn giả A Nan : « Bạch Đại Đức ! Đức Thế Tôn thọ ký Ngài là đa văn đệ nhứt. Đa văn ấy là thiệt nghĩa hay là văn tự ? Nêu là thiệt nghĩa thì nghĩa ấy chẳng thể nói, nếu là pháp chẳng thể nói thì chẳng phải chỗ nghe biết của nhĩ thức, nếu chẳng phải nhĩ thức nghe thì lại là chẳng thể nói. Còn nếu do văn tự , như lời đức Thế Tôn dạy « y theo liễu nghĩa chẳng y theo văn tự ». Thế nên Đại Đức A Nan chẳng phải đa văn cũng chẳng phải liễu nghĩa ».

Tôn giả A Nan yên lặng. Thấy vậy Văn thù Sư Lợi Bồ Tát hỏi : « Sao Đại Đức chẳng đáp lời hỏi của Vô Cấu Thí ? ».

Tôn giả A Nan nói : « Chỗ hỏi đa văn của cô ấy rời lìa văn tự, đây chẳng thể dùng âm thanh để đáp vấn nơi bình đẳng, bình đẳng chẳng phải tâm thức vì rời lìa tướng của tâm vậy. Đây chẳng phải là pháp của hàng học địa, tôi đâu đáp được, đây là chỗ mà đức Như Lai Pháp Vương đến bỉ ngạn vậy ».

XXXIII
PHÁP HỘI VÔ CẤU THÍ BỒ TÁT ỨNG BIỆN
THỨ BA MƯƠI BA
Hán dịch : Tây Tấn, Thành tín Sĩ Nhiếp Đạo Chơn
Việt dịch : Việt Nam tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM BỒ TÁT THỨ BA

Bấy giờ Vô Cấu Thí hỏi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát : « Bạch Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Đức Thế Tôn thọ ký Ngài là tối đệ nhứt trong hàng Bồ Tát thâm giải. Ngài lấy thập nhị nhơn duyên thâm làm thâm hay lấy chơn thâm làm thâm ?

Nếu lấy thập nhị nhơn duyên thâm làm thâm thì không có chúng sanh thành thập nhị nhơn duyên thâm, tại sao, vì thập nhị nhơn duyên thâm không lai không khứ chẳng phải chỗ biết của sáu thức nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, trong thâm ấy thập nhị nhơn duyên chẳng phải là hành pháp . Còn nếu lấy chơn thâm.làm thâm thì chơn chẳng phải thâm cũng không ai được chơn thâm ».

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : « Do thỉ tế thâm nên thâm ».

Vô Cấu thí nói : « Thỉ tế thì chẳng phải tế. Thế nên sự biết của Ngài cũng chẳng phải biết ».

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : « Do vô tri mà được vô đắc nên nói là thỉ tế vậy ».

Vô Cấu Thí nói : « Trong vô đắc ấy không có ngôn ngữ, quá đường ngôn ngữ không có chỗ nóỉ ».

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói : « Nói là mượn văn tự để nói ».

Vô Cấu Thí nói : « Chư Phật Bồ đề quá văn tự ngôn thuyết thế nên Bồ đề thì chẳng thể nói được ».

Bấy giờ Vô Cấu Thí hỏi Ngài Vô Si Kiến Bồ Tát : « Bạch Ngài Vô Si Kiến Bồ Tát ! Ngài nói tôi quan niệm đến thành Xá Vệ nguyện cho trong thành những ai đáng được Vô thượng Bồ đề phàm họ thấy vật chi đều biến thành tượng Phật cả và khiến họ quyết định nơi Vô thượng Bồ đề.

Bạch Ngài nếu thấy Như Lai là dùntg sắc thân thấy hay dùng pháp thân thấy ? Nếu do sắc thân thì không thấy Phật, tại sao, vì như đức Thế Tôn từng dạy « Nếu thấy sắc thân ta nghe âm thanh ta người nầy biên kiến chẳng phải thấy ta ». Còn nếu do pháp thân thì pháp thân chẳng thể thấy được, tại sao ? Vì pháp thân rời kiến văn chẳng thể lấy được, thế nên chẳng thể thấy nghe pháp thân Phật ».

Vô Si Kiến Bồ Tát liền yên lặng, Bửu tướng Bồ Tát hỏi : « Sao Ngài chẳng đáp ? ».

Vô Si Kiến Bồ Tát nói : « Cô ấy hỏi nơi pháp vô tánh, pháp vô tánh ấy chẳng thể nói nên tôi không đáp ».

Vô Cấu Thí nói : « Bạch Ngài ! Tôi không hỏi pháp vô tánh, pháp vô tánh chẳng thể hỏi. Học rồi mà đáp thì không có ngại gì ».

Vô Cấu Thí hỏi Ngài Bửu Tướng Bồ Tát : « Bạch Ngài Bửu Tướng Bồ Tát ! Ngài quan niệm rằng lúc tôi vào thành nguyện cho trong thành những nhà của hàng tộc tánh bửu tàng vọt lên đầy đủ bảy báu. Tâm bố thí bảy báu của Ngài có nhiễm trứơc hay không nhiễm trước ? Nếu có nhiễm trước thì đồng với kẻ phàm phu, tại sao, vì phàm phuái trước vậy. Còn nếu không ái trước thì trong ái trước không có bố thí bảy báu ».

Bửu Tướng Bồ Tát liền yên lặng.

Vô Cấu Thí hỏi Ngài Ly Ác Thú Bồ Tát : « Bạch Ngài Ly Ác Thú Bồ Tát ! Ngài quan niệm rằng lúc tôi vào thành, nguyện cho trong thành những ai đáng đọa ác đạo đều khiến thọ tội nhẹ tại hiện đời mau thoát khổ não. Bạch Ngài ! Đức Như Lai nói nghiệp bất tư nghị. Nghiệp bất tư nghị nầy có thể mau dứt chăng. Nếu dứt được thì trái với lời của đức Như Lai. Còn nếu chẳng dứt thì sao lại thọ nhẹ mau dứt. Nếu có thể dứt thì trong pháp không có chủ thì Ngài là chủ. Và nếu có thể dứt thì cũng chẳng thể dứt ».

Ly Ác Thú Bồ Tát nói : « Vì tôi dùng nguyện lực nên hay khiến thọ nhẹ dứt mau ».

Vô Câu Thí nói : « Bạch Ngài ! Các pháp như tánh chẳng thể dùng nguyện lực mà thọ được ».

Ly Ác Thú Bồ Tát liền yên lặng.

Vô Cấu Thí hỏi Ngài Trừ Chư Cái Bồ Tát ! « Bạch ngài Trừ Chư Cái Bồ Tát ! Ngài quan niệm tôi nguyện cho chúng sanh trong thành đều trừ hết ngũ cái. Ngài quan niệm nhập định ấy rồi có thể khiến chúng sanh chẳng bị ngũ cái che chướng ».

Bạch Ngài ! Ở trong định ấy, mình tự tại hay là người tự tại ?, Nếu mình tự tại thì không do đâu đến người, tất cả pháp không pháp nào đến kia cả, sao Ngài thập thiền định trừ được ngũ cái cho người. Nếu là người khác tự tại thì chẳng thể lợi ích cho ngườỉ ».

Trừ Chư Cái Bồ Tát nói : « Hạnh nầy dùng từ làm đầu ».
Vô Cấu Thí Bồ Tát nói : «Bạch Ngài ! chư Phật đều thực hành tử hạnh. Bạch Ngài ! Vã có đức Phật nào nhơn nơi chúng sanh chẳng lấy ngũ cái làm lo đó chăng ? ».
Trừ Chư Cái Bồ Tát liền yên lặng.

Vô Cấu Thí hỏi Ngài Quan thế Âm Bồ Tát : « Bạch Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát ! Ngài quan niệm rằng nguyện cho chúng sanh trong thành những kẻ bị tù ngục trói nhốt mau được giải thoát, kẻ sắp bị giết được cứu sống, kẻ bị khủng bố được vô úy. Bạch Ngài ! Xét về nói rằng bố úy ấy là có nắm lấy hay không nắm lấy. Nếu là có nắm lấy thì kẻ phàm phu cũng có nắm lấy vì thế nên chẳng phải. Còn nếu là không nắm lấy thì không chỗ bố thí. Trong pháp không bố thí đâu được có trừ dứt ».

Quan Thế Âm Bồ Tát liền yên lặng.

Biện Nghiêm Bồ Tát hỏi Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát : « Sao Ngài không giải đáp lời hỏi của Vô Cấu Thí ? ».

Quan Thế Âm Bồ Tát nói : « Cô ấy chẳng hỏi pháp sanh diệt nên không thể đáp được ».

Vô Cấu Thí hỏi Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát : « Bạch Ngài ! Chúng có vô sanh vô diệt hỏi chăng ? ».

Quan Thế Âm Bồ Tát nói : « Không có ».

Vô Cấu Thí nói : « Trong vô sanh vô diệt bèn không văn tự ngôn thuyết. Người trí huệ ở nơi không văn tự mượn văn tự nói mà không trước văn tự, pháp tánh vô ngại. Vì thế người trí huệ chẳng ngại văn tự ».

Vô Cấu Thí hỏi Ngài Biện Nghiêm Bồ Tát : « Bạch Ngài Biện Nghiêm Bồ Tát ! Ngài quan niệm rằng tôi nguyện người trong thành ai thấy tôi đều được biện tài dùng diệu kệ hỏi đáp nhau. Bạch Ngài ! Biện tài được Ngài thí cho ấy là do giác mà khởi hay do ái mà khởi ! Nếu do giác khởi thì tất cả pháp hữu vi đều do giác quán khởi thế nên chẳng phải tịch tĩnh. Nếu do ái khởi thì chỗ thí cho ấy luống hư ».

Biện Nghiêm Bồ Tát nói : « Đó là lúc tôi ban sơ phát tâm Bồ đề nguyện ai thấy tôi đều được biện tài dùng diệu kệ hỏi đáp nhau ».

Vô Cấu Thí hỏi : « Bạch Ngài ! Hiện nay chính Ngài có tâm nguyện Bồ đề chăng ? Nếu chính hiện có thì là thường kiến. Còn nếu hiện nay không có thì chẳng thể đem thí cho người, thì sở nguyện luống hư ».

Biện Nghiêm Bồ Tát liền yên lặng.

Vô Cấu Thí hỏi Ngài Vô Si Hành Bồ Tát : « Bạch Ngài Vô Si Hành Bồ Tát ! Ngài quan niệm nguyện cho chúng sanh trong thành ai thấy tôi thì được vô si kiến quyết định nơi Vô thượng Bồ đề. Bạch Ngài ! Bồ đề ấy là có hay là không ? Nếu là có thì là hữu vi Bồ đề chấp nơi biên kiến. Nếu là không thì là hư vọng cũng sa vào biên kiến ».

Vô Si Hành Bồ Tát nói : « Bồ đề ấy gọi là trí ».

Vô Cấu Thí nói : « Trí ấy gọi là sanh hay gọi là vô sanh ? Nếu gọi là sanh thì chẳng phải khéo thuận tư duy mà sanh, là hữu vi trí chỗ biết của phàm phu. Nếu gọi là vô sanh thì trong vô sanh vô sở hữu, nếu vô sở hữuvô phân biệt. Bồ đề của Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ TátNhư Lai đều vô phân biệt, kẻ phàm phu phân biệt Bồ đề, người trí huệ thì vô phân biệt ».

Vô Si Hành Bồ Tát liền yên lặng .

Bấy giờ Tôn giả Tu Bồ Đề bảo chư đại Thanh Văn và chư đại Bồ Tát rằng : « Nầy các Ngài ! Chúng ta nên trở về mà chẳng nên vào thành Xá Vệ khất thực. Tại sao ? Vì nàng Vô Cấu Thí nầy nói tức là pháp thực của người trí huệ. Nay chúng ta vui thích pháp thực mà chẳng cần đoàn thực ».

Vô Cấu Thí nói với Tôn giả Tu Bồ Đề : « Bạch Đại Đức ! Như nói các pháp không thượng không hạ, trong pháp ấy sẽ cầu mong gì mà đi hành khất ư ?

Bạch Đại Đức ! Pháp chẳng hí luận là sở hành của Tỳ Kheo, chẳng nên ưa hí luận. Đây là pháp vô y chẳng phải sở hành của người y chỉ, đây là sở hành của Hiền Thánh không có thối chuyển ».

Bấy giờ tám đại Thanh Văn, tám đại Bồ Tát, năm trăm Bà La Môn Phạm Thiên v.v…Vô Cấu Thí, vua Ba Tư Nặc và hàng đại chúng đều đồng đến chỗ đức Phật, đảnh lễ chưn đức Phật hữu nhiễu ba vòng, rồi ngồi một phía.

Vô Cấu Thí riêng nhiễu bảy vòng lễ chưn Phật chắp tay đứng nói kệ hỏi Phật :

« Tôi hỏi đấng vô Đẳng
Ứng Cúng Vô Thượng Giác
Ban cam lộ chúng mừng 
Bồ Tát hành thế nào
Thế nào tại đạo thọ
Phá ma hàng lao oán
Thế nào động trời đất
Núi đồi và rừng cây
Thế nào phóng quang minh
Hiển phát vô lượng xung
Nguyện đại bi ThếTôn
Nói đúng hạnh Bồ Tát
Thế nào được tổng trì
Như Lai diệu âm thanh 
Thế nào hay tu trì
Định thắng diệu thanh tịnh
Thế nào các người tu 
Hay được sức thần túc
Nay khuyến thỉnh Thế Tôn
Nói Bồ Tát thiệt hạnh
Thế nào được chuyên niệm
Và cùng tâm kiên cố
Thế nào được ứng biện
Vi diệu thành cụ túc 
Thế nào được thuận lý
Gồm đầy đủ các nghĩa
Khá nói pháp vi diệu
Trí giả không chỗ ngại
Thế nào ưa bố thí
Tịnh giớinhẫn nhục
Khéo tinh tiến thiền định
Trí huệ soi thế gian
Thê nào nhớ túc mạng
Thiên nhãn minh thấy rõ
Thiên nhĩ tha tâm trí
Thần túc đến các cõi
Thế nào chẳng ở thai
Hóa sanh trong hoa sen
Hằng ở trước chư Phật
Khen pháp không vô ngã
Thế nào oan thân đồng
Dứt ái và nhiễm uế
Chí hành không cao hạ
Dường như là gió đất
Lợi suy cùng hủy dự
Xưng cơ và khổ lạc
Thế nào bỏ tám pháp
Ở đời như mặt nhựt
Thế nào chẳng siểm tránh
Trừ ngã bỏ kiêu mạn
Tịch tĩnhthiền định
Trí giả ưa thiệt nghĩa
Thế nào chẳng ưa thích
Vợ con và tài bửu
Thế nào người tu hành
Thích ở chỗ vắng lặng
Thế nào như chim bay
Cũng như lân một sừng
Thế nào ưa chánh pháp
Và ưa tâm hỷ duyệt
Thế nào các người trí
Quán địa, thủy, hỏa, phong
Không khuynh động phân biệt
Trụ thiền như hư không
Chẳng làm hạnh phi pháp
Chẳng ưa nhìn việc người
Thà xả bỏ thân mạng
Trọn chẳng bỏ lìa pháp
Thề nào nơi Bồ đề
Tưởng niệm như Thế Tôn
Tưởng như Thế Tôn rồi
Hay phát nguyện Bồ đề
Thế nào được Tịnh độ
Và cùng thanh tịnh Tăng 
Trí giả được trường thọ
Danh xưng và an lạc
Phương tiện đến bỉ ngạn
Thấy đế không thủ chứng 
Hay độ vô lượng chúng
Khuyên ưa tu căn lành
Thế nào được đoan chánh
Và được nơi hóa sanh
Được trí huệ tài bửu
Hay biết tâm mọi người
Thế nào nhớ đời trước
Thường hội cùng chư Phật
Trong ngàn vạn ức kiếp
Hằng chẳng sanh chỗ nạn
Thế nào được tùy hảo
Ba mươi hai tướng tốt
Thế nào được từ biện
Và được nơi ứng biện
Thế nào tu Tịnh độ
Thành tụ chúng Tỳ Kheo
Tùy thích nguyện nước nào
Hay được sanh nước ấy
Bồ Tát tu hạnh gì
Hay được sắc danh xưng
Được lực tinh tiến thẩy
Thế nào được bất hoại
Thế nào chẳng dụ dự
Hay làm hạnh Bồ Tát
Bỏ lìa các diệu hối
chúng sanh thuyết pháp
Ở trong Phật Pháp Tăng
Thế nào được tối thắng
Thà xả thân mạng mình
Mà chẳng hủy báng pháp
Phật không gì chẳng biết
Đời nay và vị lai
Nguyện đại trí Thế Tôn
Tuyên nói hạnh Bồ Tát ».

XXXIII
PHÁP HỘI VÔ CẤU THÍ BỒ TÁT ỨNG BIỆN
THỨ BA MƯƠI BA
Hán dịch : Tây Tấn, Thành tín Sĩ Nhiếp Đạo Chơn
Việt dịch : Việt Nam tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM BỒ TÁT HẠNH THỨ TƯ

Đức Thế Tôn khen rằng : « Lành thay lành thay Vô Cấu Thí ! Vì nhiều an lạc lợi ích chúng sanh và vì thương xót Trời Người thế gian mà ngươi hỏi đức Như Lai bao nhiêu hạnh của đại Bồ Tát như vậy. Lắng nghe lắng nghe khéo suy nghĩ ta sẽ vì ngươi mà nói ».

Vô Cấu Thí cùng đại chúng đồng xướng thiện tại nguyện ưa thích được nghe.

Đức Thế Tôn phán dạy : « Nầy Vô Cấu Thí ! Bồ Tát thành tựu bốn pháp hay phá các ma : với lợi dưỡng của người chẳng sanh lòng ganh ghét, bỏ lìa lưỡng thiệt, khuyên nhiều chúng sanh tu căn lành, với tất cả chúng sanh phát lòng từ bi ». Đức Thế Tôn nói kệ rằng :

Chẳng sanh lòng ganh ghét
Lìa bỏ lời lưỡng thiệt
Hay dạy nhiều chúng sanh
Trồng gốc cây pháp lành
Hay tu tâm từ rộng
Khắp đều cả mười phương
Khéo làm bốn điều nầy
Dẹp được các ma oán

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hay phóng quang minh đến vô lượng cõi Phật : Hay cúng thí đèn sáng, lúc pháp sắp diệt hay hộ trì chánh pháp, vì chúng sanh phóng dật và sa chỗ nạn mà thuyết pháp, hay đem anh lạc bửu sức cúng Tháp miếu Phật ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng :

« Nếu hay thí đèn sáng
Trong mạt pháp hộ pháp
Khai thị nạn phóng dật
Bửu sức cúng tháp Phật
Do đây mà Bồ Tát
Hay phóng tịnh quang minh
Đến vô lượng cõi Phật
Chiếu soi không bờ mé
Nhờ quang minh được vui
Đều phát tâm vô thượng

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hay chấn động vô lượng vô biên thế giới : như sở thuyết thật hành , được thâm pháp nhẫn kiên trì thiện pháp, dạy vô lượng chúng sanh hành Vô thượng Bồ đề ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng :
Như sở thuyết tu hành 
Khéo hiểu thâm pháp nhẫn
Muốn được pháp bạch tịnh
Kiên trì pháp diệu hạnh
Hay dạy vô lượng chúng
Phát tâm đại Bồ đề
Thật hành bốn pháp nầy
Hay chấn động thế giới

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì được đà la ni : hay thí cho các thứ cần dùng tịnh diệu, trang sức các thể nữ ai cần thì thí cho, thường dùng các thứ pháp tán thán chư Như Lai, thân cận người nhiều tu tập Bát Nhã Ba la mật ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng :

« Làm các thứ bố thí
Hay được đà la ni
Trang nghiêm thể nữ đẹp
Tùy ý người cần dùng
Thảy đều cấp đầy đủ
Thường ca ngợi Như Lai
Tu những thiệt trí huệ
Được Thế Tôn hứa khả
Do nơi bốn điều nầy
Hay được đà la ni
Trong trăm ngàn ức kiếp
Nghe pháp trọn chẳng quên 
Mười phương Phật thuyết pháp
Hay ghi nhớ thọ trì

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hay được tam muội : nhiều chán sợ sanh tử, thường ưa chỗ nhàn tĩnh, thường siêng tinh tiến, khéo thành tựu được các việc làm »

Đức Thế Tôn nói kệ rằng :

« Bỏ rời các loài sanh
Đi riêng như kỳ lân
Thiện nam tử siêng làm
Thành tựn các công việc
Trí giả hay thành tựu
Bốn pháp thắng diệu nầy
Thân cận nơi Bồ đề
Cầu được pháp tối thắng
Người có tâm tịch tĩnh
Hay được các tam muội
Giác ngộ thắng Bồ đề
Chỗ đi của chư Phật.

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hay được thần túc : vì thân nhẹ nhàng, vì tâm nhẹ nhàng, vì không y chỉ trong tất cả pháp, vì tiếp thọ bốn giới làm không giới ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng :
« Thân nhẹ tâm càng nhẹ
Trí giả chẳng trước pháp
Tiếp thọ bốn giới nầy
Cùng không giới bằng đồng
Người đủ bốn pháp nầy
Hay được thừa thần thông
Một niệm đến ức cõi
Cúng dường vô lượng Phật

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hay thành tựu đoan chánh đẹp lạ : trừ bỏ tham dục chẳng sân hận, ưa làm sạch tháp miếu Phật dùng đồ thơm đẹp để cúng dường, trụ oai nghi trì giới thường vui vẻ hỏi thăm, chẳng chê người thuyết pháp hằng tưởng như Thế Tôn ».

Đức thế Tôn nói kệ rằng :

« Chẳng sân hại người khác
Bỏ lìa hạnh tham dục
Quét rửa tháp miếu Phật
Cung kính dâng thơm đẹp
Thường chấp trì tịnh giới
Pháp ý hỏi thăm trước
Với pháp sư kính trọng
ý tưởng như Phật
Hành bốn điều lành nầy
Thì gọi người dũng kiện
Đoan chánh xinh đẹp nhất
Ai thấy cũng đều khen.

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hay được hóa sanh : khắc chạm hoa sen đặt tượng Phật ngồi lên, dùng các hoa sen xanh vàng đỏ trắng và những hoa thơm đẹp khác đầy bụm tay rải lên Phật và tháp miếu, chí nguyện lợi ích vô lượng chúng sanh hằng hòa thuận kính yêu chẳng chê người dở, mình gieo trồng căn lành để lợi ích an lạc nhiều chúng sanh thoát sanh tử khổ não vì nguyện thành Vô thượng Bồ đề vậy ».

Đức thế Tôn nói kệ rằng :
« Khắc hoa đặt tượng Phật
Các thứ hoa cúng dường
Lợi ích chẳng hại người
Được hóa sanh cõi Phật
Hằng phát hoằng thệ nguyện
Độ mười phương chúng sanh
Dùng bốn diệu hạnh nây
Hằng sanh Phật tịnh độ

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hay được giàu có lớn : chẳng nghịch ý người xin, nơi đồ vật thí cho chẳng luyến tiếc, hằng cầu nguyện chúng sanh được nhiều của báu, bỏ rời kiến chấp thuận nơi chánh tín ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng :

Bố thí chẳng trái nghịch
Nơi của không luyến tiếc
Tin hiểu các Phật pháp
Đời đời được của báu
Tin hiểu không nịnh ganh
Chẳng rêu rao lỗi người
Chuyên lòng một niềm tin
Do đây được của báu
.
Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì hay được trí huệ : ở trong pháp khác chẳng ganh ghét, nói pháp trừ lỗi khiến không nghi hối, với người siêng tinh tiến khuyên họ chẳng thôi bỏ, tự mình thường thích nhiều tu pháp không ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng :
« Chẳng ghét chánh pháp khác
Dạy người trừ nghi hối
Thường dìu dắt chúng sanh
Tu không hạnh của Phật
Trí giả thích pháp nầy
Được trí huệ danh xứng
Khéo hiểu lời Phật nói
Mau thành Lưỡng Túc Tôn.

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì ghi nhớ túc mạng : học vấn tụng tập có người quên sót thì làm cho họ nhớ biết, người quên thì nói lại cho họ, hằng phát lời thích ý hay cho người ưa nghe, thường hành pháp thí chẳng để thôi bỏ vì thoát sanh tử xu hướng Niết bàn vậy, nguyện như Thiện Tài nhập thiền phương tiện ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng :
« Người quên khiến nhiớ biết
Hằng nói lời thích ý 
Thuyết pháp chẳng mỏi mệt
Thường tu các chánh định
Do nơi bốn pháp nầy
Đều được túc mạng trí
Nhớ được vô lượng kiếp
Mau ngộ chỗ Phật đi.

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì thường gặp chư Phật : thà bỏ thân mạng chứ chẳng hủy báng chánh pháp, thà bỏ thân mạng chớ chẳng hủy báng Bồ Tát, thà bỏ thân mạng chớ chẳng thân cận ác tri thức, nhớ tưởng chư Phật không hề chán đủ ».

« Chẳng hủy báng Bồ đề
Cũng chẳng hủy Bồ Tát
Thường rời xa ác hữu
Niệm Phật luôn chẳng chán
Đại Đức hành hạnh nầy
Thường được gặp chư Phật
Lúc chưa được thành Phật
Hằng cùng chư Phật hội.

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì được thân ba mươi hai tướng : mang các trân bửu dâng tháp miếu Phật, dùng các thứ dầu thơm xoa nền tòa tháp Phật và dùng vòng hoa đẹp nghiêm sức tháp miếu, dùng các thứ kỹ nhạc để cúng dường, thường hầu cận Hiền Thánh không hề rời xa ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng :

« Mang báu vật cúng tháp
Dầu thơm thoa nền đài
Hoa đẹp các kỹ nhạc
Hầu hạ gần hiền thánh
Được thân tướng đoan nghiêm
Đủ ba mươi hai tốt
Do đây được các tướng
Để trang nghiêm thân Phật.

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì được tám mươi tùy hình hảo :cổi y thắng diệu để trải pháp tọa cung cấp hầu hạ tất cả trọn không nhàm mỏi, đến chỗ thuyết pháp không có lòng tranh luận hơn người, cung kính đại chúng chỉ tưởng như Phật, khuyên nhiều chúng sanh phát tâm Bồ để ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng :

« Diệu y phục trải tọa
Cúng dường không chán mỏi
Chẳng tranh luận pháp sư
Khuyên chúng phát đạo tâm
Làm được các điều này
Mau thành tùy hình hảo
Bồ Tát thành hạnh nầy
Đủ tám mươi vẻ đẹp.

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì được giỏi ứng biện : thọ trì thân cận Bồ Tát pháp tạng, ngày đêm sáu thời tụng Tam Âm kinh, chư Phật Bồ đề vô sanh vô diệt đời khó tin mà có thể thọ trì đọc tụng, rộng vì người giảng nói khiến họ vui thích chẳng tiếc thân mạng ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng :

« Hộ trì Bồ Tát tạng
Dũng mãnh tụng Tam Âm
Vô sanh đời khó tin
Phương tiện nói khiến mừng
Chẳng mến tiếc thân mạng
Trì chánh pháp của Phật
Không nghi lự mà làm
Tối thượng thắng Bồ đề
Tu pháp thậm thâm nầy
Thì hay được ứng biện
Ví như vòng hoa đẹp
Trời Người đều ưa nhìn.

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu được bốn pháp thì được thanh tịnh độ : vì chẳng tật đố, vì tâm bình đẳng, vì hộ trì Bồ đề hạnh , vì chẳng thân cận bốn bộ chúng ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng :

Chẳng ganh với người khác
Thấy người lợi vui mừng
Tâm bình đẳng hành từ
Hóa chúng không nhiễm trước
Hành bốn vô lượng nầy 
Người trí khéo thủ hộ
Được tịnh độ không khó
Mau thành Vô thượng đạo.

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì được thanh tịnh chúng : chẳng hy vọng đồ chúng của người, kẻ chẳng hòa thuận thì nhiếp khiến hòa giải, với người học vấn tụng tập thì cung câp đồ dùng, rời bỏ lưỡng thiệt.

Đức Thế Tôn nói kệ :

Trọn chẳng mong chúng người 
Kẻ ly làm cho hiệp
Cấp người học thiếu thốn
Chẳng chia lìa chúng sanh
Làm được bốn hạnh nầy
Thì được thanh tụng chúng
thanh chúng nên làm
Cực khổ cũng chẳng bỏ

Nầy Vô Cấu Thí ! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì nguyện muốn sanh Phật độ nào liền tùy nguyện vãng sanh : đối với lợi dưỡng danh dự của người chẳng sanh lòng ganh ghét, chuyên tâm tu tập sáu Ba la mật, với tất cả Bồ Tát tưởng như Phật, từ sơ phát tâm nhẫn đến ngồi đạo tràng thường dùng tâm bình đẳng quan sát trọn chẳng vì lợi dưỡng danh dựsiểm khúc dối khen tặng ».

Đức thế Tôn nói kệ rằng :

« Chẳng ganh danh lợi người
Cầu thanh tịnh lục độ
Xem Bồ Tát như Phật
Trọn chẳng nịnh cầu danh
Bồ Tát hành điều nầy
Hay thấy mười phương cõi
Tùy tâm mình sở nguyện
Liền được sanh Tịnh độ » .

Bấy giờ Vô Cấu thí bạch đức Phật rằng : « Bạch đức Thế Tôn ! Như hạnh Bồ Tát đã được nói, tôi sẽ phụng hành. Trong những hạnh Bồ Tát đã được đức Thế Tôn dạy, nếu có một hạnh không làm thì tức là khi dối chư Phật thuyết pháp ở mười phương ».

Tôn giả Đại Mục Kiền Liên bảo Vô Cấu Thí rằng : « Cô dám ở trước đức Phậtsư tử hống như vậy há chẳng biết rằng hạnh Bồ Tát khó làm được ư ! Và trọn chẳng do từ nữ thân mà được Vô thượng Bồ đề ».

Vô Cấu Thí nói : « Nay tôi ở trước đức Phật phát nguyện thành thiệt rằng : Nếu đời vị lai tôi sẽ được thành Phật Như Lai Đẳng Chánh Giác đủ mười đức hiệu thì nguyện khiến cõi Đại Thiên chấn động sáu cách, không làm não loạn các chúng sanh. Như các hạnh Bồ Tát đã được đức Thế Tôn dạy tôi trọn đời thật hành, nguyện khiến hư không mưa các hoa trời, trăm ngàn kỹ nhạc chẳng đánh mà tự kêu và xin khiến nữ thân tôi đây biến thành đồng tử mười sáu tuổi ».

Vô Cấu Thí phát nguyện thành thiệt xong tức thì cõi Đại thiên chấn động sáu cách, hư không mưa hoa trời, trăm ngàn nhạc trời tự kêu và Vô Cấu Thí biến thành đồng tử mười sáu tuổi.

Tôn giả Đại Mục Kiền Liên trịch y vai bên hữu, gối hữu chấm đất chắp tay bạch đức Phật rằng : « Nay tôi quy mạng chư Phật chư bồ Tát từ sơ phát tâm nhẫn đến đạo tràng.

Bạch đức Thế Tôn ! Cô gái nầy mà có sức oai đức thần túc lớn như vậy, hay phát đại nguyện, đã phát nguyện rồi tùy nguyện đều thành ».
Đức Phật dạy : « Đúng như vậy.Nầy Đại Mục Kiền Liên ! Chư Bồ Tát từ sơ phát tâm nhẫn đến đạo tràng được Trời Người lễ kính như tháp miếu Phật, là phước điền vô thượng của Thanh VănBích Chi Phật ».

Liền đó đức Thế Tôn vui vẻ mỉm cười. Theo thường pháp lúc chư Phật mỉm cười thì có ánh sáng nhiều màu xanh vàng đỏ trắng hồng tía pha lê từ miệng đức Phật phóng ra chiếu suốt vô lượng vô biên thế giới làm cho ánh sáng của cung điện thiên ma và nhựt nguyệt đều bị ẩn khuất. Đức Phật nhiếp ánh sáng ấy về nhập vào đảnh đức Phật

Tôn giả A Nan chỉnh y phục lại trịch y vai hữu, gối hữu chấm đất, chắp tay hướng lên Phật nói kệ hỏi rằng :

« Thiên Long phạm âm sư tử hống
Tiếng ca lăng tần tiếng sấm nổ
Trừ tham sân si sanh vui đẹp
Nguyện đấng thập lực nói duyên cười
Chấn động sáu cách không não loạn
Mưa hoa trời đẹp vui lòng chúng
Thế Tôn xô dẹp các ngoại đạo
Dường như sư tử phục dã can
Ngưỡng mong Thế Tôn vì tôi nói
Nhơn duyên vì đâu Phật mỉm cười
Ắnh sáng nhựt nguyệt châu vạn ức
Ánh sáng Thiên Long cùng Phạm Vương
Thích Ca miệng phóng tịnh quang minh
Trùm các quang minh Phật quang hơn
Bạch hào chặng mày như ngọc trắng
Viên mãn mềm mịn dường y trời
Bạch hào phóng quang chiếu vô lượng
Xin nói cớ chi phóng quang nầy
Thế Tôn răng trắng sạch không nhơ
Vuông bằng khít đều như ngọc tuyết
Miệng Phật phóng ra sáng nhiều màu
Xanh vàng đỏ trắng tía pha lê
Giả sử thế giới nhựt nguyệt hoại
Đất đầy hư không chẳng chỗ trống 
Tánh nước biến được làm thành lửa
Tánh lửa cũng biến được thành nước
Biển cả làm cho đều khô cạn
Thiệt ngữ của Phật trọn chẳng hai
Tất cả chúng sanh trong mười phương
Giả sử đồng thời thành Duyên Giác
Mỗi mỗi Duyên Giác họp lời hỏi
Trăm ngàn vạn thứ trải ức kiếp
Đồng tập họp nhau trước Thế Tôn
Đều dùng dị âm đồng thời hỏi
Như Lai liền dùng nhứt âm đáp
Đều đứt hết tất cả chỗ nghi
Thành tựu trí huệ đến bờ kia
Tất cả trí huệ được trang nghiêm
Đấng Tối Thắng đủ băm hai tướng
Đấng oai đức xin giải đáp
Thế Tôn cớ chi hiện mỉm cười
Thọ ký Bồ đề cho ai đây

Chư Thiên người đời đều muốn nghe

Mong được Như Lai tuyên dạy rõ ».

Đức Phật phán : « Nầy A Nan ! Ông có thấy Vô Cấu Thí nầy phát nguyện thành thiệt chấn động cõi Đại thiên chăng ?

Bạch đức thế Tôn ! Đã thấy.

- Nầy A Nan ! Vô Cấu Thí Bồ Tát nầy từ lúc phát tâm đến nay đã tám vạn a tăng kỳ kiếp tu hạnh Vô thượng Bồ đề. Vô cấu Thí Bồ Tát nầy tu hạnh Bồ Tát đến sáu mươi kiếp rồi sau đó Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử mới phát tâm Bồ đề. Nầy A Nan ! Như Văn Thù Sư Lợi v.v…Tám vạn bốn ngàn Đại Bồ Tát có bao nhiêu công đức trang nghiêm Phật độ. Vô Cấu Thí Bồ Tát cũng đồng như vậy không khác ».

Tôn giả Đại Mục Kiền Liên nói với Vô Cấu Thí Bồ Tát : « Nầy thiện nam tử ! Từ lâu Ngài đã phát tâm Bồ đề sao Ngài không chuyển thân nữ nhơn ? ».

Vô Cấu Thí Bồ Tát bảo Tôn giả Đại Mục Kiền Liên : « Đức Thế Tôn thọ ký Tôn giảthần túc đệ nhứt sao Tôn giả chẳng chuyển nam thân ? ».

Tôn giả Đại Mục Kiền Liên liền yên lặng.

Vô Cấu Thí Bồ Tát nói : « Nầy Tôn giả ! Cũng chẳng do nữ thân được Vô thượng Bồ đề, cũng chẳng do nam thân được Vô thượng Bồ đề. Tại sao ? Vì Bồ đề vô sanh nên không có được vậy ».

XXXIII
PHÁP HỘI VÔ CẤU THÍ BỒ TÁT ỨNG BIỆN
THỨ BA MƯƠI BA
Hán dịch : Tây Tấn, Thành tín Sĩ Nhiếp Đạo Chơn
Việt dịch : Việt Nam tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM THỌ KÝ THỨ NĂM

Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử bạch đức Phật : « Bạch đức Thế Tôn !Thật chưa từng có, Vô Cấu Thí Bồ Tát nầy hiểu pháp thậm thâm, dùng sức thệ nguyện làm thành các sở nguyện ».

Đức Phật bảo : « Đúng như lời Văn Thù Sư Lợi nói. Vô Cấu Thí Bồ Tát nầy đã từng ở chỗsáu mươi ức chư Phật mà tu không tam muội, ở chỗ tám mươi ức chư Phật mà tu vô sanh pháp nhẫn, ở chỗ ba mươi ức chư Phật mà hỏi pháp thậm thâm, đã từng đem y phục ẩm thực cúng dường tám mươi ức chư Phật và hỏi về phân biệt biện ấn tam muội nầy.

Lại nầy Văn Thù Sư Lợi ! Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn vì Bồ đề đem đồ trân bửu đầy trong hằng hà sa thế giới bố thí chẳng bằng thọ trì kinh nầy đọc tụng thông thuộc rộng nói cho người nhẫn đến biên chép được công đức tối thượng tối thắng, huống là tu hành đúng như lời. Tại sao ?Vì hay thọ trì hạnh Bồ đề của chư Bồ Tát vậy ».

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Pháp Vương Tử bạch đức Phật : « Bạch đức Thế Tôn ! Nên gọi tên kinh nầy là gì và thọ trì thế nào ? ».Đức Phật dạy : « Nầy Văn Thù Sư Lợi ! Nên gọi là kinh Phân BiệtThuyết Ứng Biện, cũng gọi là kinh Thuyết Tam Muội Môn. Nên phụng trì như vầy ».

Lúc đức Phật nói kinh nầy, tám vạn ức chúng sanh chư Thiên và người đều phát tâm Vô thượng Bồ đề quyết định chẳng thối chuyển

Bấy giờ Biện Nghiêm Bồ Tát bạch đức Phật : « Vô Cấu Thí Bồ Tát nầy thời gian nào sẽ thành Vô thượng Bồ đề ? ».

Đức Phật phán : « Nầy Biện Nghiêm ! Vô Cấu Thí Bồ Tát nầy quá số kiếp cúng dường quá số chư Phật xong sẽ được thành Phật hiệu Vô Cấu Quang Tướng Vương Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác đủ mười đức hiệu, thế giới hiệu Vô Lượng Đức Trang Nghiêm, thuần Đại thừa Bồ Tát không có hàng Nhị thừa Thanh Văn Bích Chi Phật, cõi ấy nghiêm sức vi diệu hơn các cõi trời ».

Vô Cấu Thí Bồ Tát nghe đức Phật thọ ký, tâm thanh tịnh hớn hở vọt lên hư không cao hằng tám mươi ức cây đa la, phong quang minh lớn chiếu trăm ngàn ức thế giới chư Phật. Ngay trên đảnh đức Thế Tôn hóa làm tám vạn bốn ngàn các thứ lọng báu trang nghiêm đẹp lạ bằng thiên bửu. Liền ở trong hư không dùng sức vô lượng thần túc cúng dường lễ bái vô lượng chư Phật mười phương rồi trở về chỗ đức Phật đứng tại một phía.

Bấy giờ Bà La Môn Phạm Thiên và năm trăm Bà La Môn nghe đức Phật thọ ký vô thượng Bồ đề cho Vô Cấu Thí Bồ Tát và thấy sức vô lượng thần túc, đều hớn hở vui mừng đồng thanh nói kệ ca ngợi đức Phật :

« Người hay cung kính Phật

Được lợi ích đệ nhứt
Phát tâm cầu Bồ đề
Phật trí đệ nhứt
Xưa chúng tôi tạo ác
Nay sanh nhà tà kiến
Thấy Phật và chúng Tăng
Miệng phát ra lời ác
Nay tôi thành tâm hối
Tội ác khẩu đã phạm
Thấy chư Phật tử hiền
Cho là điềm chẳng tốt
Nếu chẳng thấy Như Lai
Tối tôn trong trời người
Thì uổng thọ thân người
Uổng ăn uống để sống
Tôi và Vô Cấu Thí
Xuất thành đi tế tự
Vô Cấu thấy Phật tử
Kính trọngtán thán
Chúng tôi thấy tán thán
Liền quở chỗ được khen
Chúng tôi liển hỏi có
Đã từng thấy Phật chưa
Cô ấy đáp chúng tôi 
Sơ sanh được bảy ngày
Nghe chư Thiên khen Phật
ca ngợi Như Lai
Chơn thiệt không sai khác
Chúng tôi nghe khen xong 
Liền phát tâm tối thắng
Cầu Bồ đề Vô thượng 
Vì tôi nghe hiệu Phật
Được tỏ ngộ túc nghiệp
Liền đến lạy Thế Tôn
Để cầu pháp tối thắng
Thấy Phật kính lạy rồi
Nghe pháp tối vô thượng 
Thấy đấnh Thiên Nhơn Tôn
Cầu thoát ly khổ tế
Pháp được đức Phật nói
Chơn thiệt hay độ đời
Chúng tôi học pháp ấy
Để được pháp vô thượng
Nghe công hạnh Bồ Tát
Để được chư Phật pháp
Chúng tôi cũng nên tập
Để được thành Phật đạo
Nói pháp môn xuất yếu
Hạnh của Bồ Tát làm
Tôi cũng hướng môn ấy
Được thế gian kính lễ
Phật biết kia thành tâm
Vui vẻmỉm cười
A Nan liền bạch Phật
Xin nói duyên cớ cười ».
Đức Phật nói kệ bảo A Nan :
Năm trăm Bà La Môn
Cùng phạm chí Phạm Thiên
Đồng chung trong một kiếp 
Kế nhau thành Chánh giác
Từng ở đời quá khứ
Cúng đủ năm trăm Phật
Từ nay do tu hành
Sẽ thấy ức số Phật
Trong tám mươi ức kiếp
Trọn chẳng sa nạn xứ
Ở trong mỗi mỗi kiếp
Sẽ thấy ức số Phật
Rồi sau đó sẽ thành
Đấng Tối Thắng Lưỡng Túc
Đều sẽ đồng một hiệu
Phạm Quang Minh Như Lai
Thọ mạng cũng đều đồng
Đủ tám mươi ức năm
Cõi nước đều đồng bằng
Đều tám mươi ức Tăng
Hóa độ vô lượng chúng
Lợi ích chúng sanh rồi
Sẽ nhập đại Niết bàn
Chứng tịch tĩnh diệt độ ».

Đức Phật nói kinh nầy rồi, Vô Cấu Thí đại Bồ Tát và chư đại chúng, phạm chí Phạm Thiên năm trăm đại sĩ, vua Ba Tu Nặc, chư đại Thanh Văn, Thiên Long Bát Bộ Nhơn và Phi Nhơn, nghe lời đức Phật dạy đều rát vui mửng tín thọ phụng hành.

PHÁP HỘI VÔ CẤU THÍ BỒ TÁT ỨNG BIỆN
THỨ BA MƯƠI BA
HÉT

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 187715)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 43484)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 24877)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 30718)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 20934)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38613)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 27190)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 30985)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 32972)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23863)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 16877)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 20410)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 31801)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 17983)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 20407)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 26913)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 17935)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 25444)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26534)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36411)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 27959)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 27168)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30207)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 36931)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 37101)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23785)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 32211)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 55041)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 36744)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27458)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28182)
Công Phu Khuya
(Xem: 37840)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 25295)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 24035)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
(Xem: 11141)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
(Xem: 14381)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10509)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant