Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

02. Lễ Tự Tứ (Pavāraṇā)

02 Tháng Năm 201000:00(Xem: 4969)
02. Lễ Tự Tứ (Pavāraṇā)

LUẬT NGHI TỔNG QUÁT
Tỳ Kheo GIÁC GIỚI
Ấn bản 2003
Lưu ý: Đọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)

 02. LỄ TỰ TỨ (PAVĀRAṆĀ)

Ngày tự tứ là ngày chư Tỳ-kheo mãn an cư mùa mưa (ra hạ), rằm tháng 9 âl, ngày ấy chư Tỳ-kheo không làm lễ bố-tát tụng giới mà phải làm lễ tự tứ (pavāraṇā) .

Lễ tự tứ có 3 là:

1. Tăng tự tứ (saṅghappavāraṇā), nơi có từ 5 vị tỳ-kheo trở lên làm lễ tự tứ, gọi là saṅghappa-vāraṇā.

2. Nhóm tự tứ (gaṇappavāraṇā), nơi chỉ có hai, ba, hoặc bốn vị Tỳ-kheo làm lễ tự tứ, gọi là gaṇappavāraṇā.

3. Cá nhân tự tứ (puggalappavāraṇā) chỉ có một vị Tỳ-kheo đơn thân làm lễ tự tứ, gọi là pugga-lappavāraṇā.

CÁCH THỨC TĂNG TỰ TỨ (SAṄGHAPPAVĀRAṆA).

Khi bắt đầu vào lễ Tự tứ. Tăng phải cử ra hai vị rành mạch để hỏi đáp luật; cũng giống như trường hợp hành lễ Bố-tát, chỉ có một vài điểm đổi khác.

Lời vấn đáp luật như sau:

Vấn: Namo tassa bhagavato arahato sam-māsambuddhassa. Suṇātu me bhante saṅgho yadi saṅghassa pattakallaṃ ahaṃ āyasmantaṃ itthan-nāmaṃ vinayaṃ puccheyyaṃ.

Kính lễ Đức Thế Tôn Ưng Cúng Chánh Biến Tri ... Bạch Đại Đức Tăng, xin hãy nghe tôi, nếu đã hợp thời với Tăng, tôi xin hỏi luật Tôn-giả tên vậy.

Đáp: Namo tassa bhagavato arahato sam-māsambuddhassa. Suṇātu me bhante saṅgho yadi saṅghassa pattakallaṃ ahaṃ āyasmatā itthannāme-na vinayaṃ puṭṭho vissajjeyyaṃ.

Kính lễ Đức Thế Tôn Ưng Cúng Chánh Biến Tri ... Bạch Đại Đức Tăng, xin hãy nghe tôi, nếu đã hợp thời với Tăng, tôi sẽ đáp luật do Tôn-giả tên vậy đã hỏi.

Vấn: Sammajjanī padīpo ca udakaṃ āsanena ca pavāranāya etāni pubbakaraṇan' ti vuccati. Ukāsa sammajjanī?

Sự quét dọn, đèn đuốc, nước nôi và chỗ ngồi, các việc đó là tiền sự của ngày tự tứ. Vậy sự quét dọn là gì?

Đáp: Sammajjanakaraṇañca
Là việc lau quét sạch sẽ chỗ làm lễ.

Vấn: Padīpo ca?
Sao là đèn đuốc?

Đáp: padīpa-ujjalanañca. Idāni suriyālokassa natthitāya padīpakiccaṃ atthi.
(Hoặc là ... Idāni suriyālokassa atthitāya pa-dīpakiccaṃ natthi).

Là việc thắp sáng đèn đuốc. Bây giờ cần đốt đèn vì không có ánh sáng mặt trời.
(Hoặc là ... bây giờ không cần đốt đèn vì có ánh sáng mặt trời) .

Vấn: Udakaṃ āsanena ca?
Nước và chỗ ngồi là sao?

Đáp: āsanena saha pānīyabhojanīya-udakaṭ-ṭhapanañca.
Là sự sắp đặt nước uống nước rửa cùng với tấm trải ngồi nơi làm lễ.

Vấn: Pavāraṇāya etāni pubbakaraṇan'ti vuc-cati?
Nói rằng đó là tiền sự trong ngày tự tứ, là sao?

Đáp: Etāni cattāri vattāni sammajjanakara-ṇādīni saṅghasannipātato paṭhamaṃ kattabbattā pavāraṇāya pavāraṇākammassa pubbakaranan'ti vuc-cati pubbakaraṇānī' ti akkhātāni.

Gọi là tiền sự của ngày tự tứ, tức là bốn việc đó như quét dọn, v.v... cần phải làm trước khi Tăng tụ họp. Những việc đó được gọi là những tiền sự vậy.

Vấn: Chandappavāraṇā utukkhānaṃ bhik-khugaṇanā ca ovādo pavāranāya etāni pubbakiccan' ti vuccati. Chandappavāraṇā?

Trình lời thỏa hiệp, cùng lời tự tứ, kể mùa tiết, đếm tăng số, ban giáo giới, những việc đó gọi là tiền phận sự của lễ tự tứ. Việc trình lời thoả hiệp cùng lời tự tứ là sao?

Đáp: Chandārahānaṃ bhikkhūnaṃ chan-dappavāraṇāharanañca. Idha natthi. (Idha natthi).

Tức là đem lời thoả hiệp và lời tự tứ của các vị Tỳ-kheo đáng gởi lời. Hôm nay không có. (Hôm nay có việc ấy) [1]

Vấn: Utukkhānaṃ?
Việc kể mùa tiết?

Đáp: Hemantādīnaṃ tinnaṃ utūnaṃ etta-kaṃ atikkantaṃ ettakaṃ avasiṭṭhan' ti evaṃ utu ācikkhanaṃ utūnī' dha pana sāsane hemantagimha-vassānānaṃ vasena tīni honti. Ayaṃ vassāna-utu asmiṃ utumhi satta ca uposathā ekā ca pavāraṇā; (nếu làm tự tứ rằm tháng 9). Iminā pakkhena pavāra-ṇādivaso sampatto pañca uposathā atikkantā dve uposathā avasiṭṭhā. (nếu là ngày cuối tháng 9). Iminā pakkhena pavāraṇādivaso sampatto cha uposathā atikkantā eko uposatho avasiṭṭho. (nếu là ngày rằm tháng 10) Iminā pakkhena pavaraṇādivaso sampatto satta uposathā atikkantā satta ca uposathā ekā ca pavāra-ṇā paripuṇṇā.

Sự kể mùa tiết là như vầy, nói rằng "trong ba mùa như mùa lạnh v.v... đã trải qua mấy kỳ, còn lại mấy kỳ". Trong phật giáo có ba mùa là mùa lạnh, mùa nóng và mùa mưa. Nay là mùa mưa, trong mùa này có bảy kỳ bố-tát và một kỳ tự tứ; (Rằm tháng 9) kỳ này là ngày tự tứ, đã trải qua năm kỳ bố-tát, còn lại hai kỳ bố-tát nữa. (cuối tháng 9) kỳ này là ngày tự tứ, đã trải qua sáu kỳ bố-tát, còn lại một kỳ bố tát nữa. (Rằmtháng/ 10) kỳ này là ngày tự tứ, đã trải qua bảy kỳ bố-tát, bảy kỳ bố-tát và một kỳ tự tứ tròn đủ rồi.

Vấn: Bhikkhugaṇanā ca?
Việc đếm số lượng Tỳ-kheo?

Đáp: Imasmiṃ pavāraṇagge sannipatitānaṃ bhikkhūnaṃ gaṇanā "pañca" [2] bhikkhū honti.
Tại tự tứ phòng này, số lượng Tỳ-kheo cu hội là "năm" vị Tỳ-kheo.

Vấn: Ovādo?
Việc giáo giới?

Đáp: Bhikkhunīnaṃ ovādo dātabbo. Idāni pana tāsaṃ natthitāya so ca ovādo idha natthi.

việc phải ban giáo huấn đối với Tỳ-kheo ni. Bây giờ không còn Tỳ-kheo ni nên ở đây không có việc giáo giới ấy.

Vấn: Pavāraṇāya etāni pubbakiccan'ti vuccati?
Nói rằng, những việc đó là tiền phận sự của lễ tự tứ, là sao?

Đáp: Etāni pañca kammāni chandappavāra-ṇādīni ñattiyā ṭhapanato paṭhamaṃ kattabbattā pa-vāraṇāya pāvāraṇākammassa pubbakiccan'ti vucca-ti pubbakiccānī' ti akkhātāni.

Gọi là tiền phận sự của lễ tự tứ, tức là nói những việc phải làm trước; trong ngày tự tứ có năm việc cần làm trước khi sắp đặt tuyên ngôn, như là đưa lời thỏa hiệp, lời tự tứ v.v...

Vấn: Pavāraṇā yāvatikā ca bhikkhū kam-mappattā sabhāgāpattiyo ca na vijjanti vajjanīyā ca puggalā tasmiṃ na honti pattakallan'ti vuccati. Pa-varaṇā?

Đúng ngày tự tứ, có đủ số Tỳ-kheo tác thành tăng sự, không có phạm đồng tội, trong tăng hội không có những hạng người phải tránh, đó được gọi là đã đúng thời. Ngày tự tứ là gì?

Đáp: Dvisu pavāraṇādivasesu catuddasīpaṇ-ṇarasīsu. Ajja pavāraṇā "paṇṇarasī".
Làm lễ trong hai ngày tự tứ, là ngày 14 âl hoặc ngày rằm. Hôm nay lễ tự tứ "ngày rằm". [3]

Vấn: Yāvatikā ca bhikkhū kammappattā?
Đủ số Tỳ-kheo tác thành tăng sự, là sao?

Đáp: Yattakā bhikkhū tassa pavāraṇā-kam-massa pattāyuttā anurūpā sabbantimena paricche-dena pañca bhikkhū pakatattā saṅghena anukkhittā te ca kho hatthapāsaṃ avijjahitvā ekasīmāyaṃ ṭhitā.

Tối đa bao nhiêu vị Tỳ-kheo cũng phải lẽ, thích hợp, tác thành tăng sự tự tứ ấy cả; nhưng giới hạn tối thiểu cũng phải có năm vị Tỳ-kheo trong sạch không bị Tăng nghi tội, và các vị ấy đồng trụ trong cùng sīmā không cách biệt khoảng hắc tay .

Vấn: Sabhāgāpattiyo ca na vijjanti?
Không có phạm đồng tội là sao?

Đáp: Vikālabhojanādivatthusabhāgāpattiyo ca na vijjanti.

Là không có các tội bị phạm giống nhau như là đồng phạm tội ăn phi thời chẳng hạn.

Vấn: Vajjanīyā ca puggalā tasmiṃ na honti?
Trong chúng không có hạng người cần tránh, là sao?

Đáp: Gahaṭṭhapaṇḍakādayo ekavīsati vajja-nīyapuggalā hatthapāsato bahikaraṇavasena vajje-tabbā tasmiṃ na honti.

Là trong chỗ tăng hội ấy không có 21 hạng người phải cách ly, chẳng hạn như người thế tục, người bộ nấp v.v... nên cách xa ngoài hắc tay.

Vấn: Pattakallan'ti vuccati?
Sao gọi là hợp thời?

Đáp: Saṅghassa pavāraṇākammaṃ imehi catūhi lakkhaṇehi saṅgahitaṃ pattakallan' ti vuccati pattakālavantan' ti akkhātaṃ.

Gọi là hợp thời tức là nói đến tăng sự đúng thời điểm để làm, như việc tự tứ của tăng đã hội đủ bốn yếu tố này vậy.

*

Khi hỏi luật xong, vị vấn phải bạch thỉnh tụng tuyên ngôn tự tứ như sau:

Pubbakaraṇapubbakiccāni samāpetvā desitā-pattikassa samaggassa bhikkhusaṅghassa anumatiyā ñattiṃ ṭhapetuṃ ajjhesanaṃ karomi.

Khi đã hoàn tất các tiền sự và tiền phận sự, theo sự chấp nhận của Tăng Tỳ-kheo đã sám hối tội và hòa hợp rồi, tôi xin thỉnh cầu Ngài đọc tuyên ngôn.

TUYÊN NGÔN TỰ TỨ

Phần vấn đáp luật vừa xong, tiếp theo vị luật sư xướng tuyên ngôn tự tứ. Tùy theo hoàn cảnh cho phép mà xướng tuyên ngôn cáo bạch; có 4 trường hợp:

a) Rộng thời gian và không có điều chi trở ngại, thì mỗi vị Tỳ-kheo phải tác bạch ba lời tự tự (Tevācikā pavāraṇā), trường hợp này tuyên ngôn như sau:

Suṇātu me bhante saṅgho ajjappavāraṇā paṇ-ṇarasī. Yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho tevaci-kaṃ pavāreyya.

Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, hôm nay ngày rằm là ngày tự tứ, nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng phải nên tự tứ ba lời.

b) Hoàn cảnh gấp rút vì có điều trở ngại xảy ra, như có hiểm nạn phạm hạnh v.v... cần làm tăng sự nhanh chóng thì cáo bạch cho Tăng biết chỉ nên mỗi vị tự tứ hai lời (dvevācikā pavāraṇā), trường hợp này tuyên ngôn như sau:

Suṇātu me bhante saṅgho, ayaṃ brahmaca-riyantarāyo [4] sace saṅgho tevācikaṃ pavāressati appavārito va saṅgho bhavissati. Yadi saṅghassa pat-takallaṃ saṅgho dvevācikaṃ pavāreyya.

Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, nay có điều trở ngại cho phạm hạnh, nếu Tăng tự tứ ba lời, e Tăng chúng sẽ không được tự tứ đủ cả. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng phải nên tự tứ hai lời.

c) Hoàn cảnh khẩn cấp nữa, không đủ thời gian để mỗi vị tự tứ hai ba lời, thì nên đề nghị mỗi vị chỉ tự tứ một lời (ekavācikā pavāraṇā), trường hợp này tuyên ngôn như sau:

Suṇātu me bhante saṅgho, ayaṃ brahmaca-riyantarāyo sace saṅgho tevācikaṃ pavāressati ap-pavārito va saṅgho bhavissati yadi saṅghassa patta-kallaṃ saṅgho ekavācikaṃ pavāreyya.

Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, nay có điều trở ngại cho phạm hạnh, nếu Tăng tự tứ ba lời, e Tăng chúng sẽ không được tự tứ đủ cả. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng phải nên tự tứ một lời.

d) Hoàn cảnh thúc bách hơn, không đủ thời gian để mỗi vị tự tứ một, hai, ba lời, thì nên đề nghị chư Tăng các vị đồng hạ cùng tự tứ một lượt (samānavassikā pavāraṇā), trường hợp này tuyên ngôn như sau:

Suṇātu me bhante saṅgho, ayaṃ brahmaca-riyantarāyo sace saṅgho tevācikaṃ pavāressati appa-vārito va saṅgho bhavissati yadi saṅghassa pattakal-laṃ saṅgho samānavassikaṃ pavāreyya.

Bạch Đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, nay có điều trở ngại cho phạm hạnh, nếu Tăng tự tứ ba lời, e tăng chúng sẽ không được tự tứ đủ cả. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng phải nên tự tứ đồng hạ lạp.

*

Còn một trường hợp khác, dù không có xảy ra điều tai hại chi, nhưng trong tăng hội có các vị niên cao lạp lớn sức khỏe kém không thể ngồi lâu để nghe từng vị tự tứ, vậy phải đề nghị Tăng tự tứ theo đồng hạ lạp, bằng cách khác (aññathā pavā-raṇā), trường hợp này sẽ tuyên ngôn như sau:

Suṇātu me bhante saṅgho, ajjappavāraṇā paṇṇarasī ayaṃ ca bhikkhusaṅgho bahutaro hoti sace ekeko bhikkhu paccekaṃ pavāressati saṅghassa pavāraṇākammaṃ aticiraṃ pavattissati mahallakā ca mahātherā ciraṃ nisīdituṃ na sakkhissanti. Yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho samānavassikaṃ pavāreyya.

Bạch Đại đức Tăng, hãy nghe tôi, hôm nay ngày rằm là ngày tự tứ, Tỳ-kheo tăng này quá đông nếu mỗi vị Tỳ-kheo tự tứ riêng biệt thì việc tự tứ sẽ diễn ra rất lâu, các vị đại lão già cả không thể ngồi lâu được, vậy nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng phải nên tự tứ theo đồng hạ lạp.

*

Sau tuyên ngôn là đến lúc các Tỳ-kheo tự tứ lần lượt. Lời tự tứ, tỏ với Tăng như vầy:

Saṅghaṃ bhante pavāremi diṭṭhena vā sutena vā parisaṅkāya vā vadantu maṃ āyasmanto anukam-paṃ upādāya passanto paṭikarissāmi.

Bạch quí Ngài, Tôi xin yêu cầu Tăng chúng, quí Ngài hãy vì lòng thương tưởng mà nhắc nhở tôi nếu thấy hoặc nghe hoặc nghi ngờ gì; khi thấy lỗi tôi sẽ sám hối.

Có thể yêu cầu ba lần, hoặc hai, hoặc một, tùy theo hoàn cảnh thời gian mà trong tuyên ngôn vị luật sư đã đề nghị.

Lại nữa trong lời tự tứ tỏ với tăng ấy, nếu đối với vị cao hạ nhất trong tăng hội thì vị ấy sẽ nói āvuso (các hiền giả) thay vì bhante (quí ngài).

DỨT CÁCH THỨC TĂNG TỰ TỨ.

-ooOoo-

CÁCH THỨC NHÓM TỰ TỨ
(GAṆAPPAVĀRAṆĀ)

Nhóm (gaṇa) là chỉ 2 hoặc 3 hoặc 4 vị Tỳ-kheo. không gọi là tăng tự tứ vì nếu có 2 vị thì một tự tứ với một, nếu có 3 vị thì một tự tứ với hai, nếu có 4 vị Tỳ-kheo một tự tứ với ba, như vậy không thành tự tứ với tăng (4 vị Tỳ khưu).

Tự tứ với Nhóm, không cần vấn đáp luật, chỉ cần có tuyên ngôn cáo bạch, rồi lần lượt mỗi vị tự tứ. Một vị Tỳ-kheo thông hiểu hãy tuyên ngôn như sau:

Suṇantu me āyasmanto ajjappavāraṇā paṇ-ṇarasī. Yad' āyasmantānaṃ pattakallaṃ mayaṃ aññamaññaṃ tevācikaṃ pavāreyyāma.

Thưa chư Tôn giả, xin hãy nghe tôi, hôm nay ngày rằm là ngày tự tứ. Nếu đã hợp thời với chư Tôn giả, chúng ta nên tự tứ với nhau ba lần.

Tiếp đến các vị Tỳ-kheo sẽ lần lượt nói lời tự tứ, như sau:

Ahaṃ bhante [5] āyasmante pavāremi diṭṭhe-na vā sutena vā parisaṅkāya vā vadantu maṃ āyas-manto anukampaṃ upādāya passanto paṭikarissāmi. Dutiyampi ahaṃ .. pe .. Tatiyampi ahaṃ .. pe ..

Bạch quí Ngài, tôi xin yêu cầu quí Ngài, quí Ngài hãy vì lòng thương tưởng mà nhắc nhở tôi do đã thấy, đã nghe hoặc nghi ngờ gì; khi thấy lỗi tôi sẽ sám hối. Lần thứ nhì ... Lần thứ ba.

Trường hợp có 2 vị tự tứ với nhau, không cần phải vấn đáp cũng khỏi tuyên ngôn (ñatti), chỉ tỏ lời tự tứ là đủ, nói như sau:

Ahaṃ bhante āyasmantaṃ pavāremi diṭṭhe-na vā sutena vā parisaṅkāya vā vadatu maṃ āyasmā anukampaṃ upādāya passanto paṭikarissāmi. Dutiyampi... pe. Tatiyampi ahaṃ... pe.

Bạch Tôn giả, tôi xin yêu cầu Ngài, xin Ngài hãy vì thương tưởng mà nhắc nhở tôi do đã thấy, đã nghe, hoặc đã nghi ngờ gì; khi thấy lỗi tôi sẽ sám hối. Lần thứ nhì ... lần thứ ba.

DỨT CÁCH NHÓM TỰ TỨ.

-ooOoo-

CÁCH THỨC CÁ NHÂN TỰ TỨ
(PUGGALAPPAVĀRAṆĀ).

Đến ngày tự tứ, Tỳ-kheo chỉ có một mình tại trú xứ nhập hạ, phải chú nguyện ngày tự tứ như sau:

Ajja me pavāraṇā paṇṇarasī.
Hôm nay ngày rằm là ngày tự tứ của ta.

DỨT CÁCH CÁ NHÂN TỰ TỨ.

-ooOoo-

PHÉP DỜI NGÀY TỰ TỨ
(Pavāranāsaṅgahitakaraṇa)

Trong ngày mãn hạ, tức là ngày rằm tháng Kattika (9 âl), nếu chư tăng ở tại chùa đó có duyên cớ chi đặc biệt nên không thể làm lễ Tự tứ cùng nhau được thì hãy dời lại vào ngày khác, còn ngày ấy thì làm bố-tát (uposatha).

Nên cho một vị Tỳ-kheo nào thông hiểu đứng ra tuyên ngôn cáo bạch trình tăng như sau:

Suṇātu me bhante saṅgho avāsiko. Yadi saṅ-ghassa pattakallaṃ saṅgho idāni uposathaṃ kareyya pāṭimokkhaṃ uddiseyya āgame kāle pavāreyya.

Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi, Tăng không ở yên, nếu đã hợp thời với Tăng, bây giờ tăng phải nên làm bố-tát thuyết giới bổn, lúc sau hãy tự tứ.

Trường hợp tuyên ngôn trình nhóm vài vị Tỳ-kheo thì đọc như sau:

Suṇantu me āyasmantā avāsikā. Yad'āyas-mantānaṃ pattakallaṃ mayaṃ idāni uposathaṃ ka-reyyāma pāṭimokkhaṃ uddiseyyāma āgame kāle pavāreyyāma.

Thưa chư Tôn giả, xin hãy nghe tôi, các vị không ở yên. Nếu đã hợp thời với các Tôn giả, thì bây giờ chúng ta chỉ nên làm bố-tát tụng giới bổn, lúc sau hãy tự tứ.

Ngày tự tứ có thể dời lại ngày sau, tức là trong hai kỳ bố-tát cuối mùa mưa, cuối tháng chín âl hoặc rằm tháng mười âl, Nhưng không thể quá mùa mưa.

DỨT LỄ TỰ TỨ.

-ooOoo-

TĂNG SỰ GIAO Y KAṬHINA
(KAṬHINADĀNA)

Sau khi mãn hạ, thời gian từ 16 tháng 9 âl đến rằm tháng10, tháng cuối của mùa mưa, nếu có thí chủ cúng dường vải may y đến chư Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo đước phép thọ lảnh để làm y Kaṭhina.

Tại một chùa hay một trú xứ an cư chư Tỳ-kheo chỉ được phép lãnh y Kaṭhina một lần, một dịp sau khi ra hạ; chư tăng sẽ chọn giao y Kaṭhina cho một vị Tỳ-kheo nào đó, vị ấy thọ lãnh (atthataṃ) và các vị khác trong chùa sẽ tùy hỷ (anumodanā), và như thế tất cả Tỳ-kheo ở đó sẽ được hưởng năm lợi ích (anisaṃsa) đồng nhau; tức là suốt thời gian từ ngày thọ y đến hết mùa nắng (gimha-utu) vị Tỳ-kheo lìa tam y cách đêm không phạm tội ưng xả đối trị, cất giữ y dư quá mười ngày không phạm tội ưng xả đối trị, rủ nhau thành nhóm thọ thực biết trước món ăn không phạm tội ưng đối trị, đi vào xóm chưa kiếu từ vị sư bạn cũng không phạm ưng đối trị, và được hưởng chia bất cứ lợi lộc nào phát sanh tại đấy. Đó là năm lợi ích cho vị lãnh và vị tùy hỷ y Kaṭhina .

CÁCH THỨC TÁC THÀNH Y KAṬHINA:

Tăng sự giao y Kaṭhina túc số tăng tối thiểu cũng phải có năm vị Tỳ-kheo, 4 vị giao cho một vị, phải cử hành trong phạm vi Sīmā (ngoại trừ việc nguyện thọ ytùy hỷ y, có thể làm ngoài Sīmā).

Vị Tỳ-kheo được chọn để giao thọ y Kaṭhina phải là vị đã nhập hạ tròn đủ (không đứt hạ, không phải hậu thời an cư rằm tháng bảy), vị ấy có y cũ rách, thông hiểu cách thức làm Kaṭhina.

Khi giao y cho vị Tỳ-kheo thọ lãnh Kaṭhina cần phải làm tăng sự nhị bạch tuyên ngôn (ñattidu-tiyakammavācā) như sau:

Suṇātu me bhante saṅgho idaṃ saṅghassa Kaṭhinadussaṃ uppannaṃ. Yadi saṅghassa patta-kallaṃ saṅgho imaṃ Kaṭhinadussaṃ Itthannāmassa bhikkhuno dadeyya Kaṭhinaṃ attharituṃ. Esā ñatti. Suṇātu me bhante saṅgho idaṃ saṅghassa Kaṭhinadussaṃ uppannaṃ. Saṅgho imaṃ Kaṭhina-dussaṃ Itthannāmassa bhikkhuno deti Kaṭhinaṃ at-tharituṃ. Yass' āyasmato khamati imassa Kaṭhina-dussassa Itthannāmassa bhikkhuno dānaṃ kaṭhi-naṃ attharituṃ so tuṇh' assa yassa nakkhamati so bhāseyya. Dinnaṃ idaṃ saṅghena Kaṭhinadussaṃ Itthannāmassa bhikkhuno Kaṭhinaṃ attharituṃ. Khamati saṅghassa tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhāra-yāmi.

Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, đây là vải Kaṭhina phát sanh đến tăng. Nếu đã hợp thời với tăng, chúng tăng nên giao vải Kaṭhina này cho Tỳ-kheo tên vậy để làm y Kaṭhina. Đó là lời bố cáo.

Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, đây là vải Kaṭhina phát sanh đến tăng. Chúng tăng nên giao vải Kaṭhina này cho Tỳ-kheo tên vậy để làm y kaỉhina; sự giao vải Kaṭhina nầy cho Tỳ-kheo tên vậy làm y Kaṭhina, nếu Tôn giả nào chấp nhận thì vị ấy im lặng, như vị nào không chấp nhận thì nói ra.

Vải Kaṭhina này đã được tăng giao cho Tỳ-kheo tên vậy để làm y Kaṭhina, Tăng chấp nhận nên mới im lặng. Tôi xin ghi nhận việc đó như vậy.

*

Sau khi tuyên ngôn, vị Tỳ-kheo được tăng giao vải Kaṭhina phải nhanh chóng làm cho xong y trong ngày, tuần tự công việc là đo, cắt, lược, may, giặt, nhuộm, và làm dấu hoại sắc.

Làm dấu hoại sắc, là dùng mực màu xanh hoặc đen hoặc xám, khuyên tròn bốn góc y, dấu khuyên cỡ bằng tròng mắt gà, lúc đang làm dấu phải tác ý:

Imaṃ bindukappaṃ karomi,
Ta làm dấu này.

Ngày nay thí chủ thường dâng Kaṭhina với y may sẳn nên vị Tỳ-kheo không bận việc may nhuộm nữa, chỉ còn công việc là làm dấu y (bindukappa) thôi.

Làm dấu y mới xong, phải xả bỏ y cũ và chú nguyện tên y mới. Vải Kaṭhina đã may thành một y nào trong tam y, thì xả bỏ y cũ và chú nguyện tên y mới phải theo thứ đó; chẳng hạn may y Kaṭhina là y Tăng-già-lê (saṅghāṭi), thì xả bỏ y Tăng-già-lê cũ, và nguyện tên y Tăng-già-lê mới.

Lời xả tên y cũ (paccuddhara) như sau:

Imaṃ saṅghātiṃ [6] paccuddharāmi.
Ta xả bỏ y tăng-già-lê này.

Lời nguyện tên y mới (adhiṭṭhāna) như sau:

Imaṃ saṅghātiṃ adhiṭṭhāmi.
Ta chú nguyện y tăng-già-lê này.

Khi vị Tỳ-kheo ấy đã hoàn tất y, may làm dấu, chú nguyện, và đắp mặc rồi hãy đến trước Tăng chúngtuyên bố sự thành tựu y Kaṭhina, như sau:

Imāya saṅghaṭiyā [7] Kaṭhinaṃ attharāmi.
Tôi thọ Kaṭhina với y Tăng-già-lê nầy.

Nếu trong chùa đó có nhiều vị Tỳ-kheo đã cùng nhập hạ thì vị thọ lãnh y Kaṭhina ấy tiếp theo đó phải kêu gọi các vị trong chùa tùy hỷ Kaṭhina với mình, hãy nói như sau:

Atthataṃ bhante [8] saṅghassa Kaṭhinaṃ dhammiko Kaṭhinatthāro anumodatha [9].
Bạch quí Ngài, y Kaṭhina của tăng đã hoàn thành, sự thọ lãnh Kaṭhina đã đúng pháp xin quí Ngài hãy tùy hỷ.

Các vị trong chùa ấy đồng nói lời tùy hỷ, như sau:

Atthataṃ āvuso saṅghassa Kaṭhinaṃ dham-miko Kaṭhinatthāro anumodāma.[10]
Hiền giả, y Kaṭhina của tăng đã hoàn thành sự thọ lãnh Kaṭhina đã đúng pháp, chúng tôi xin tùy hỷ.

*

Trong thời gian hưởng quyền lợi do hiệu lực Kaṭhina, vị Tỳ-kheo đã thọ hoặc tùy hỷ không nên rời khỏi trú xứ ấy với ý nghĩ là ta sẽ không trở lại chỗ này; vì hai điều kết buộc hiệu lực Kaṭhina là y chưa thành (cīvarapalibodha) và chỗ an cư (āvāsa-palibodha); nay y đã Kaṭhina hoàn thành rồi, chỉ còn một điều kết buộc hiệu lực Kaṭhina tức là vương vấn chỗ an cư.

Tuy nhiên, hiệu lực Kaṭhina vẫn có một lý do khác làm hoại mất, ấy là chư tăng trong chùa đồng lòng xả bỏ hiệu lực.

Khi có duyên cớ phải xả hiệu lực Kaṭhina, như có thí chủ yêu cầu để cúng dường lợi lộc đến khách tăng chẳng hạn, thì chư tăng trong chùa nếu xét hợp lý hãy họp tăng, và làm tăng sự hủy hiệu lực Kaṭhina (Kaṭhinuddhara). Một vị thông thạo luật sẽ tuyên ngôn như sau:

Suṇātu me bhante saṅgho. Yadi saṅ-ghassa pattakallaṃ saṅgho Kaṭhinaṃ uddha-reyya. Esā ñatti.

Suṇātu me bhante saṅgho. Saṅgho Kaṭhinaṃ uddharati. Yass' āyasmato khamati Kaṭhinassa uddharo so tuṇh' assa yassa nakkhamati so bhāseyya. Ubbhataṃ saṅghena Kaṭhinaṃ khamati saṅghassa tasmā tuṇhī . Evametaṃ dhārayāmi.

Bạch Đại đức tăng,xin hãy nghe tôi, nếu đã hợp thời với Tăng, thì tăng phải xả bỏ Kaṭhina. Đó là lời bố cáo.

Bạch Đại đức tăng, xin hãy nghe tôi, Tăng xả bỏ Kaṭhina Ṣự xả bỏ Kaṭhina, Tôn giả nào chấp nhận thì vị ấy im lặng, bằng như vị nào không đồng ý phải nói ra. Hiệu lực kaỉhina đã được tăng xả bỏ rồi; Tăng chấp nhận nên mới im lặng. Tôi xin ghi nhận sự việc đó như vậy.

Khi Tăng đã đồng lòng xả bỏ hiệu lực Kaṭhina bằng tăng sự nhị bạch tuyên ngôn như thế thì hiệu lực Kaṭhina không còn nữa, dù có một vị Tỳ-kheo nào trong chùa bận vắng mặt không dự tăng sự nhưng cũng hết quả báo (anisaṃsa) cùng lúc với các vị ở chùa.

DỨT SỰ GIAO Y KAṬHINA

-ooOoo-

TĂNG SỰ KẾT GIỚI SĪMĀ

Sīmā là ranh giới, biên giới, lằn kẽ phân địa hạt. Địa phận mà được ấn định làm ranh nơi tăng hòa hợp giải quyết tăng sự, bằng cách đánh dấu cột mốc chung quanh, địa phận ấy gọi là vùng Sīmā.

Sīmā hay cương giới có hai loại là:

1. Sīmā có đánh dấu (baddhasīmā) tức là cương giới có đặt cột mốc (nimitta) làm dấu ranh.

2. Sīmā không đánh dấu (abaddhasīmā) tức là cương giới được giới hạn mơ hồ, không có đặt cột mốc làm dấu ranh, chẳng hạn như tạm thời ấn định phạm vi một làng v.v...

Đề cập đến baddhasīmā (cương giới đặt cột mốc). Loại sīma nầy kiên cố, đảm bảo cho sự hòa hợp tăng hành tăng sự.

Điều kiện tác thành cương giới Sīmā là:

 a) Hợp lý về dấu ranh (nimittasampatti)
 b) Hợp lý về tăng hội thực hiện (parisāsam-patti)
 c) Hợp lý về tuyên ngôn tăng sự (kammavā-cāsampatti).

Hợp lý về dấu ranh, nghĩa là cột mốc (nimitta) phải là vật đúng qui cách luật cho phép; có 8 thứ là ngọn núi (pabbata), đá tảng (pāsāna), khu rừng già (vana),cội cây (rukkha), đường lộ (mag-ga), gò mối (vammika), dòng sông (nadī), vũng nước (udaka). Tám thứ ấy khi lấy làm móc ranh vị luật sư phải xem xét kỹ chọn cho đúng qui cách, thí dụ lấy đá tảng phải chọn kích cỡ không lớn quá con bò, trọng lượng nặng trên 64 cân ta (= 38,4 kg) v.v...

Mặt khác, vật ranh ấy phải đặt theo các hướng của địa bàn, tối thiểu cũng 3 điểm hướng thành hình tam giác, nếu 4 điểm hướng thành hình tứ giác v.v... không nên chỉ hai hướng hoặc một hướng, vì không thành hình thức mặt bằng.

Thêm nữa, khi đi xác minh cột mốc ranh hướng, vị Luật sư phải xác minh theo từng hướng thứ tự và vòng qua hướng khởi điểm, như thế mới gọi là ranh bao bọc, thí dụ: Đông - Nam - Tây - Bắc - Đông.

Điều kiện thứ hai, hợp lý về tăng hội thực hiện, nghĩa là hội chúng (parisā) Tỳ-kheo phải có túc số tối thiểu từ 4 vị đến nhiều hơn; các vị trong tăng hội phải thanh tịnh, hòa hợp, đứng hoặc ngồi không cách khoảng nhau quá hắc tay (hatthapāsa) .

Mặt khác khi tăng thực hiện kết giới phải đứng trong vòng ranh mà ấn định; không nên đứng phía ngoài vòng ranh mà ấn định Sīmā vì đứng bên ngoài thực hiện sẽ bất thành Sīmā.

Điều kiện thứ ba, hợp lý về tuyên ngôn tăng sự. Tuyên ngôn (kammavācā) thực hiện kết giới Sīmā phải là hình thức nhị bạch tuyên ngôn (ñatti-dutiyakammavācā), không thể làm khác; và phải tùy ý nghĩa loại Sīmā mà lập tuyên ngôn. Có 3 loại hình Sīmā:

a) Samānasaṃvāsasīmā, cương giới ấn định chỗ cộng trú hòa hợp tăng. Loại sīmā này nhất định phải hình thành trong mọi địa bàn.

b) Ticīvarāvippavāsasīmā, cương giới ấn định thành nơi cho phép lìa xa tam y. Loại sīmā này không nhất thiết phải ấn định, có thể hình thành tùy địa bàn; tức là nơi mà có Samānasaṃvāsasīmā bao trùm cả những trú xứ của chư Tỳ-kheo, thì Đức Phật cho phép ấn định thành Ticīvarāvippavāsasīmā để để các vị Tỳ-kheo khỏi phạm tội do xa lìa tam y cách đêm; tuy nhiên, nếu mahāsīmā đó tọa lạc trong làng xóm hoặc quá cận làng (gāmañca gāmū-pacārañca) vẫn không được phép ấn định thành Ticīvarāvippavāsasīmā.

c) Khaṇḍasīmā, cương giới nhỏ hay cương giới ấn định thành bố-tát đường (uposathāgārasam-mati). Nếu Mahāsīmā tức samānasaṃvāsasīmā có phạm vi quá rộng bao gồm cả tăng xá, giảng đường, phòng ăn, nhà xí ... thì để thuận tiện cho việc họp Tăng làm bố-tát, tự tứ ... Đức Phật cho phép Tăng ấn định một ngôi nhà làm bố-tát đường hay chánh điện. Theo đây thấy rằng, nếu samānasaṃvāsasīma đã ấn định chỉ nội phạm vi chánh điện thì không cần làm thêm khaṇḍasīmā cũng được; mà làm để đặt tên chùa cũng được.

Cách thức xác định cột mốc ranh giới.

Nếu không tiện cho tất cả Tăng đi xem xét cột mốc ranh giới thì nên cử 4 vị Tỳ-kheo thông hiểu, đi ra xác minh mốc ranh ở các hướng rồi trình lại chư tăng cũng được.

Xác minh bắt đầu từ hướng Đông rồi sang hướng Nam, hướng Tây, hướng Bắc; cũng có thể mốc ranh nằm ở hướng phụ như Đông nam, Tây nam, Tây bắc, Đông bắc ... vị Luật sư phải xác định.

Khi xác minh mốc ranh, vị luật sư phải hỏi, và một người nào đó đứng gần phải đáp, rồi vị Luật Sư xác nhận. Cứ thế theo mỗi hướng.

- Hỏi: Puratthimāya disāya kiṃ nimittaṃ?
Ở hướng đông có gì là mốc ranh?

- Đáp: Pāsāno bhante!
Bạch Ngài, có đá tảng!

- Xác nhận: Eso pāsāmo nimittaṃ.
Mốc ranh là tảng đá đó.

Hướng Đông nam: puratthimāya anudisāya...

Hướng Nam: dakkhināya disāya ...

Hướng Tây nam: dakkhināya anudisāya ...

Hướng Tây: pacchimāya disāya ...

Hướng Tây bắc: pacchimāya anudisāya ...

Hướng Bắc: uttarāya disāya ...

Hướng Đông bắc: uttarāya anudisāya ...

Xác minh xong các hướng phải xác minh lại một lần nữa ở hướng khởi điểm:

- Hỏi: Puratthimāya disāya kiṃ nimit-taṃ.

- Đáp: Pāsāno bhante!

- Xác nhận: Eso pāsāno nimittaṃ.

Cách thức tuyên ngôn kết giới.

Sau khi đã xác minh mốc ranh chung quanh địa bàn rồi, chư tăng tập trung một nơi, vị Luật sư hãy trình bày cho Tăng biết các mốc ranh theo phương hướng; Nếu tất cả Tỳ-kheo nơi ấy đã cùng đi xác minh mốc ranh rồi thì khỏi phải trình nữa. Tiếp theo đó hãy tuyên ngôn trình tăng ấn định cương giới Sīmā.

Tuyên ngôn Samānasaṃvāsasīmā:

Suṇātu me bhante saṅgho yāvatā samantā nimittā kittitā. Yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho etehi nimittehi sīmaṃ sammanneyya samānasaṃ-vāsaṃ ekuposathaṃ. Esā ñatti.

Suṇātu me bhante saṅgho yāvatā samantā ni-mittā kittitā. Saṅgho etehi nimittehi sīmaṃ sam-mannati samānasaṃvāsaṃ ekuposathaṃ. Yass' āyas-mato khamati etehi nimittehi sīmāya sammati samāṇasaṃvāsāya ekuposathāya so tuṇh' assa yassa nakkhamati so bhāseyya. Sammatā sīmā saṅghena etehi nimittehi samānasaṃvāsā ekuposathā. Kha-mati saṅghassa tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhā-rayāmi.

Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, các mốc ranh đã xác định giới hạn chung quanh. Nếu đã hợp thời với tăng, Tăng nên ấn định cương giới chỗ cộng trú đồng bố-tát, theo các mốc ranh đó. Đây là lời bố cáo .

Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, các mốc ranh đã xác định giới hạn chung quanh. Tăng ấn định cương giới chỗ cộng trú đồng bố-tát, theo các mốc ranh đó. Sự ấn định cương giới chỗ cộng trú đồng bố-tát vị nào chấp nhận thì im lặng, vị nào không chấp nhận phải nói ra. Cương giới chỗ cộng trú đồng bố-tát đã được tăng ấn định theo các mốc ranh đó, Tăng chấp nhận nên mới im lặng. Tôi ghi nhận việc đó như vậy.

Tuyên ngôn Ticīvaravippavāsasīmā:

Ticīvarāvippavāsasīmā là địa phận mà tăng ấn định theo vùng samānasaṃvāsasīmā, có tác dụng để cho phép khi cư ngụ trong địa phận ấy được phép để rời tam y cách đêm mà không phạm tội ưng xả đối trị. Loại sīmā này được kết giới phải có đủ hai điều kiện: nơi mà cách biệt xóm làng, và là nơi đã kết Samānasaṃvāsasīmā rộng bao trùm các liêu cốc trú xứ. Do đó loại Ticīvāravippavāsasīmā không nhất thiết nơi nào cũng làm được. Nếu có làm, đọc tuyên ngôn như sau:

"Suṇātu me bhante saṅgho yā sā saṅghena sīmā sammatā samānasaṃvāsā ekuposathā. Yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho taṃ sīmaṃ ticīvarena avippavāsaṃ sammanneyya ṭhapetvā gāmañca gāmū-pacārañca. Esā ñatti.

Suṇātu me bhante saṅgho yā sā saṅghena sīmā sammatā samānasaṃvāsā ekuposathā. Saṅgho taṃ sīmaṃ ticīvarena avippavāsaṃ sammannati ṭhapetvā gāmañca gāmūpacārañca. Yass' āyasmato khamati etissā sīmāya ticīvarena avippavāsāya sammati ṭhapetvā gāmañca gāmūpacārañca so tuṇh' assa yassa nakkhamati so bhāseyya. Sammatā sā sīmā saṅghena ticīvarena avippavāsā ṭhapetvā gāmañca gāmūpacārañca. Khamati saṅghassa tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi".

Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, Sīmā nào Tăng đã ấn định là chỗ cộng trú đồng bố-tát. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng nên ấn định Sīmā ấy là nơi lìa xa tam y, ngoại trừ làng và cận làng. Đó là lời bố cáo.

Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, Sīmā nào Tăng đã ấn định là chỗ cộng trú đồng bố-tát, bây giờ Tăng ấn định Sīmā ấy thành nơi được xa lìa tam y ngoại trừ làng và cận làng. Sự ấn định Sīmā ấy thành nơi được xa lìa tam y ngoại trừ làng và cận làng, nếu vị Tôn giả nào chấp nhận thì im lặng, như vị nào không chấp nhận phải nói ra. Sīmā ấy đã được tăng ấn định thành nơi được xa lìa tam y trừ làng và cận làng, tăng chúng đã chấp nhận nên mới im lặng, tôi xin ghi nhận việc đó như vậy.

Tuyên ngôn Khaṇḍasīmā:

Khaṇdasīmā là khu vực nhỏ mà tăng ấn định trên vùng samānasaṃvāsasīmā, vì vùng Sīmā nầy quá rộng không tiện để họp tăng sự nên phải ấn định một khu vực nhất là nơi chánh điện, làm tụ điểm. khaṇḍasīmā cũng còn gọi là uposathāgāra-sammatisīmā. Tuyên ngôn để kết giới khaṇḍasīmā như sau:

"Suṇātu me bhante saṅgho. Yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho Itthannāmaṃ [11] vihāraṃ uposa-thāgāraṃ sammanneyya. Esā ñatti.

Suṇātu me bhante saṅgho. Saṅgho itthan-nāmaṃ vihāraṃ uposathāgāraṃ sammannati. Yass' āyasmato khamati Itthannāmassa vihārassa uposa-thāgārassa sammati so tuṇh' assa yassa nakkhamati so bhāseyya sammato saṅghena itthannāmo vihāro uposathāgāraṃ. khamati saṅghassa tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi".

Bạch đại đức tăng, xin nghe tôi, nếu đã hợp thời với tăng, tăng nên ấn định chánh điện "tên vậy" là bố-tát đường. Đó là lời bố cáo.

Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi tăng chúng ấn định chánh điện "tên vậy" là bố-tát đường. Sự ấn định chánh điện "tên vậy" là bố-tát đường nếu vị Tôn giả nào chấp nhận thì hãy im lặng, như vị nào không chấp nhận thì hãy nói ra. Chánh điện "tên này" đã được tăng ấn định là bố-tát đường, tăng chúng chấp nhận nên mới im lặng. Tôi ghi nhận việc đó như vậy.

Cách thức hủy bỏ cương giới Sīmā.

Nơi nào là phạm vi cương giới Sīmā, nếu tăng không cần sử dụng nữa, hoặc để dời đi nơi khác, hoặc để làm Sīmā mới hẹp hơn hay rộng hơn, chư tăng phải hủy bỏ hiệu lực Sīmā cũ đó.

Nếu không hủy bỏ Sīmā cũ mà làm Sīmā mới đè lên thì Sīmā mới không thành tựu. Ngày nay khi làm Sīmā ở các chùa đều phải tụng xả Sīmā cũ trước vì lý do ngừa sự bất thành Sīmā do không biết đã có Sīmā từ xưa rồi làm đè lên nền cũ.

Tụng tuyên ngôn hủy bỏ Sīmā phải thứ lớp, tức là xả Ticīvaravippavāsasīmā trước, tụng xả Sa-mānasaṃvāsasīmā sau, vì khi kết giới sīmā làm Samānasaṃvāsasīmā trước mới làm Ticīvarāvippa-vāsasīmā.

Tuyên ngôn hủy bỏ Ticīvarāvippavāsasīma:

"Suṇātu me bhante saṅgho yo so saṅghena ticīvarena avippavāso sammato. Yadi saṅghassa pat-takallaṃ saṅgho taṃ ticīvarena avippavāsaṃ samū-haneyya. Esā ñatti.

Suṇātu me bhante saṅgho yo so saṅghena ticīvarena avippavāso sammato. Saṅgho taṃ ticīva-rena avippavāsaṃ samūhanati. Yass' āyasmato kha-mati etassa ticīvarena avippavāsassa samugghāto so tuṇh' assa yassa nakkhamati so bhāseyya. Samūhato so saṅghena ticīvarena avippavāso. Khamati saṅ-ghassa tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi.

Bạch đại đức tăng, hãy nghe tôi, cương giới xa lìa tam y mà Tăng đã ấn định, nếu đã hợp thời với tăng, tăng phải hủy bỏ cương giới xa lìa tam y ấy. Đó là lời bố cáo.

Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi, cương giới xa lìa tam y mà Tăng đã ấn định, tăng hủy bỏ cương giới xa lìa tam y ấy. Sự hủy bỏ cương giới xa lìa tam y đó, nếu vị Tôn giả nào chấp nhận thì im lặng như vị nào không chấp nhận phải nói ra. Cương giới xa lìa tam y ấy đã được tăng hủy bỏ, tăng chúng chấp nhận nên mới im lặng. tôi ghi nhận việc đó như vậy.

Tuyên ngôn hủy bỏ Samānasaṃvāsasīmā:

Suṇātu me bhante saṅgho yā sā saṅghena sīmā sammatā samānasaṃvāsā ekuposathā. Yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho taṃ sīmaṃ samūha-neyya. Esā ñatti.

Suṇātu me bhante saṅgho yā sā saṅghena sīmā sammatā samānasaṃvāsā ekuposathā. Saṅgho taṃ sīmaṃ samūhanati. Yass'āyasmato khamati etissā sīmāya samānasaṃvāsāya ekuposathāya sa-mugghāto so tuṇh' assa yassa nakkhamati so bhā-seyya. Samūhatā sā sīmā saṅghena samānasaṃvāsā ekuposathā. Khamati saṅghassa tasmā tuṇhī. Eva-metaṃ dhārayāmi.

Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi, Sīmā cộng trú đồng bố-tát mà tăng đã ấn định, nếu đã hợp thời với tăng, tăng nên hủy bỏ Sīmā ấy. Đó là lời bố cáo.

Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi, Sīmā cộng trú đồng bố-tát mà tăng đã ấn định, tăng hủy bỏ Sīmā ấy. Sự hủy bỏ Sīmā cộng trú đồng bố-tát, vị nào chấp nhận thì im lặng, vị nào không chấp nhận phải nói ra. Sīmā cộng trú đồng bố-tát ấy đã được tăng hủy bỏ, tăng chấp nhận nên mới im lặng. Tôi ghi nhận việc đó như vậy.

DỨT KẾT GIỚI SĪMĀ

-ooOoo-

[1] Trong ngày tự tứ, nếu ở chùa có vị Tỳ-kheo hữu sự bệnh duyên không vào tăng hội được thì phải gởi lời chanda và lời pavāraṇā của mình, nhờ vị khác trình lại Tăng. Nếu có thì vị lảnh lời ấy phải trình tăng trước khi làm lễ; nếu không thì nói không có.

[2] Phải nói thực tế, hiện có bao nhiêu vị thì nói bấy nhiêu.

[3] Ngày tự tứ thường là ngày rằm tháng 9 âl, ngày mãn hạ, nhưng tăng có thể dời lại trể hơn cuối tháng 9 hoặc rằm tháng10; nếu cuối tháng 9 mà thiếu ngày thì nói catuddasi.

[4] Thay đổi tùy theo điều trở ngại (antarāya) trong 10 điều. Xem trong lễ bố-tát, tụng giới tóm tắt.

[5] Khi vị cao hạ nhất trong chúng, vị ấy phải nói āvuso thay vì bhante.

[6] Nếu là y vai trái thì là uttarasaṅgaṃ, nếu là y nội thì là antaravāsakaṃ.

[7] Với y vai trái thì nói iminā uttarasaṅgena ...; với y nội thì nói iminā antaravāsakena ...

[8] Vị thọ Kaṭhina lớn hạ nhất trong chùa thì nói āvuso.

[9] Kêu gọi 1 vị nhỏ hạ, tùy hỷ với mình, thì nói anumodāhi .

[10] Một mình nói tùy hỷ, thì nói là anumodāmi.

[11] Phải nêu tên chùa đó bằng tiếng Pāli.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12470)
Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp
(Xem: 10342)
Đây là Kinh thứ 16 của Nghĩa Túc Kinh và cũng có chủ đề “Mâu Ni”: Một vị mâu ni thấy như thế nào và hành xử như thế nào khi đứng trước tình trạng bạo động và sợ hãi?
(Xem: 12321)
Các nhà học giả Tây phương cũng như Đông phương đều công nhận hệ thống Bát-nhã là cổng chính yếu dẫn vào Đại thừa.
(Xem: 11621)
Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.
(Xem: 28776)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12024)
Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, nếu thấy các tướng đều xa lìa tướng, tức là thấy Phật.
(Xem: 12985)
Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa
(Xem: 11429)
Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12344)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 17428)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 52984)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35467)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 21359)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10665)
Năm 1984 khi bắt đầu lạy kinh Ngũ Bách Danh bằng âm Hán Việt thuở ấy, tôi không để ý mấy về ngữ nghĩa. Vì lúc đó lạy chỉ để lạy theo lời nguyện của mình.
(Xem: 19211)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 12389)
Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
(Xem: 26000)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 13297)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14349)
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân, Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch: Đạo Sinh
(Xem: 16063)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 13714)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
(Xem: 16817)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
(Xem: 17540)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 13107)
Nói đến kinh Pháp Hoa, các vị danh Tăng đều hết lòng ca ngợi. Riêng tôi, từ sơ phát tâm đã có nhân duyên đặc biệt đối với bộ kinh này.
(Xem: 12509)
A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta...
(Xem: 11593)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ở Ấn Độ, nên thuyết pháp đều dùng Phạn ngữ, Kinh điển do người sau kiết tập cũng bằng Phạn văn. Những bổn Kinh Phật bằng Trung văn đều từ Phạn văn mà dịch lại.
(Xem: 11580)
Có rất nhiều công trình thâm cứu có tính cách học giả về tác phẩm nầy dưới dạng Anh ngữ, Nhật ngữ và Hoa ngữ liên quan đến đời sống, khái niệm nồng cốt của tư tưởng Trí Khải Đại Sư trong mối tương quan với Phật giáo Trung Quán
(Xem: 14482)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 20418)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 18941)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 19524)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18606)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 12167)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12286)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 13831)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 14985)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 15023)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 13968)
Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán, Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 - 1992
(Xem: 15504)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộbộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ...
(Xem: 11378)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17140)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14946)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 20166)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 14596)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13814)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11684)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 15030)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
(Xem: 12975)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 22838)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 14537)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không. Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Người dịch: Vọng Tây cư sĩ. Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 11634)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 13146)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16851)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18319)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11925)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11485)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 15824)
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch; Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích; Xuất Bản 2007
(Xem: 12858)
Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai.
(Xem: 18883)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18393)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant