Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phần Ghi Chú

18 Tháng Năm 201000:00(Xem: 6929)
Phần Ghi Chú
KINH GIẢI THÂM MẬT
HT. Thích Trí Quang dịch giải 23.10.1988 PL 2532
Đệ Tử Thượng Thiện Hạ Thanh, Long Beach CA, USA Ấn Tống

Phần ghi chú

Ghi Chú (1)
Đức Thế tôn: bản dịch này dùng chữ này để dịch hầu hết những chữ gọi đức Phật. Hầu hết những chữ Ngài tự xưng thì dùng chữ Như lai.
Ghi Chú (1B)
Đại cung điện: coi ghi chú 6 .
Ghi Chú (2)
Nơi: chữ này, ở đây và những chỗ dưới đây, là tham chiếu Ngụy dịch mà dịch.
Ghi Chú (3)
Đại bồ tát: Ở đây chỉ Bồ tát 10 địa.
Ghi Chú (4)
Sống: Chính văn là trì, dịch rõ là giữ cho sống còn.
Ghi Chú (5)
Các loại ma: phiền não ma, uẩn ma, tử mathiên ma.
Ghi Chú (6)
Nơi kiến thiết ... vô số lượng công đức: Hoa sen chúa, chỗ khác nói là Liên hoa đài tạng, còn đại cung điện là Hoa tạng thế giới, và đó là tha thọ dụng độ của Phật.
Ghi Chú (7)
Tuệ giác cực kỳ trong sạch: câu này là phẩm chất tổng quát trong 21 sự thù thắng của Phật, 20 câu tiếp theo là phẩm chất chi tiết.
Ghi Chú (8)
Bất nhị: nghĩa đen là không hai. Hai là chỉ cho hết thảy khái niệm đối hiện và đối lập lẫn nhau. Nói cái này là cây bút thì có nghĩa tất cả cái khác là phi cây bút ấy: bút và phi bút là 2 khái niệm đối hiện, nói cách khác, khái niệm là biểu hiện sự đối hiện ấy. Khái niệm, như vậy, là gốc gác mà cũng là hiện thân của sự thác loạn. Khái niệm, như vậy, tính chất của nó tự siêu việt lấy nó: đó gọi là bất nhị. Bất nhị ở đây là không hiện hành sinh tử cũng không hiện hành niết bàn.
Ghi Chú (9)
Vô tướng: ở đây là chân như hay vô trú niết bàn.
Ghi Chú (10)
Chỗ đứng của các đức Thế tôn: ở đây là tâm đại bi.
Ghi Chú (11)
Không còn chướng ngại: không còn phiền não chướngsở tri chướng.
Ghi Chú (12)
Khéo nghĩ... được làm: là cả 3 nghiệp đều tùy thuận tuệ giác.
Ghi Chú (13)
Tuệ giác nhanh... tuệ giác rộng: nhanh là hiểu nhanh pháp và giới của Phật thuyết, chóng là nhanh mà nhiều, sắc là hiểu nhanh và nhiều mà nhỏ và sâu, thoát ra là cái hiểu ấy làm cho thoát khỏi sinh tử, quyết trạch siêu việt là cái hiểu ấy dẫn ra niết bàn, lớn là biện thuyết vô cùng tận, rộng là quán triệt sâu rộng.
Ghi Chú (14)
Tổng cọng có 15 đức tính: 14 đức tính đầu là chi tiết, là quả, 1 đức tính chót là tổng quát, là nhân.
Ghi Chú (15)
Tách rời... phân biệt: ở đây có nghĩa không phân biệt về thì gian tính và siêu thì gian tính ẫ tức là sự tinh tiến vĩ đại.
Ghi Chú (16)
Vượt qua tất cả 5 sự sợ hãi: sợ không có phương tiện để sống, sợ tiếng xấu, sợ chết, sợ đường dữ, sợ oai công chúng hay cá nhân.
Ghi Chú (17)
Giải thâm nghĩa ý: Giải thậm thâm nghĩa mật ý.
Ghi Chú (18)
Mạn thù: Mạn thù thất l﮼/dt>
Ghi Chú (19)
Thắng nghĩa: nói đủ là Thắng nghĩa đế tướng (sắc thái của chân lý tuyệt đối). Thắng nghĩa đế cũng gọi là đệ nhất nghĩa đế (chân lý bậc nhất), chân đế (chân lý chân thật); đối lại là thế tục đế (chân lý phổ thông), cũng gọi là thế đế hay tục đế (chân lý giả thiết). Ở đây, chân lý tuyệt đối chỉ cho pháp tánh (Tâm hay Như).
Ghi Chú (20)
Bất nhị: coi lại ghi chú 8 . Ở đây, bất nhịpháp tánh phi hữu vi phi vô vi.
Ghi Chú (21)
Nếu là... diễn tả: chấp và nói thì mới nghe là chấp và nói. Nói như vậy chỉ là thêm chấp.
Ghi Chú (22)
Những câu này nói pháp tánh phi hữu vi là hữu vi.
Ghi Chú (23)
Câu này nói pháp tánh phi hữu vi là vô vi.
Ghi Chú (24)
Câu này nói pháp tánh phi hữu vi là hữu vi vô vi.
Ghi Chú (25)
Thánh giả nói là tùy người mà nói, là nói theo chân lý phổ thông, phương tiện dẫn người vào chân lý tuyệt đối.
Ghi Chú (26)
Những câu này nói pháp tánh phi vô vivô vi.
Ghi Chú (27)
Câu này nói pháp tánh phi vô vihữu vi.
Ghi Chú (28)
Câu này nói pháp tánh phi vô vivô vi hữu vi.
Ghi Chú (29)
Loa bối: vỏ ốc quí, bên trong lóng lánh, xưa dùng làm tiền tiêu, hoặc khảm vào đồ cho đẹp.
Ghi Chú (29B)
Nên tưởng... bản thân ấy: bản thânchi tiết, chính văn là thân và sai biệt (mà đáng lẽ phải là tự tánhsai biệt), là chỉ cho mỗi hiện tượng và những trừu tượng nơi mỗi hiện tượng ấy.
Ghi Chú (30)
Dị sinh: những kẻ khác với thánh giả.
Ghi Chú (31)
Hành tướng: sự diễn biến; ở đây là đối tượng, ấn tượng (của sự phân biệt).
Ghi Chú (32)
Phân biệt: cựu dịchvọng tưởng (và có thể là vọng niệm hay niệm). Theo đại luận Du dà mà Vạn 34/331B trích dẫn, phân biệt có 8 thứ và sinh 3 sự. Theo đó thì có thể nói phân biệt bao gồm quan niệm (trong đó có khái niệm) và ý niệm. Ngài Huyền tráng còn nói phân biệtvô ký dị thục tuệ (cái biết bẩm sinh, bản năng) hoặc chính là tầm tư (tư duy, tư tưởng).
Ghi Chú (33)
Thế nhưng... tuệ giác: câu này gồm pháp và dụ mà nói. Nói rõ thì phải là: thế nhưng có hành tướng của sự phân biệt làm cho tuệ giác bị mê hoặc, như ảo trạng mê hoặc thị giác.
Ghi Chú (34)
Hai pháp y cứ: là nhị biên luận mà nói theo ở đây là hữu vi vô vi.
Ghi Chú (35)
Tầm tư: hay tầm cầu, là sự tầm tứ (tìm xét). Coi lại ghi chú 32 .
Ghi Chú (35B)
Tránh luận: trương ngã kiến ra mà cãi nhau.
Ghi Chú (35C)
Loại bỏ ngũ dục: dịch rõ và đủ là loại bỏ (sự đam mê) sắc thanh hương vị xúc (thích ý).
Ghi Chú (36)
Thấy nghe hay biết: nói chung mọi sự nhận thức của các giác quan.
Ghi Chú (36B)
Tính thế gian: ở đây là biến động và dẫn ra đam mê, phiền lụy.
Ghi Chú (37)
Địa vị Thắng giải hành: là vô số kiếp thứ nhất, gồm 10 tín, 10 trú, 10 hành, 10 hướng và 4 da hành. Danh hiệu địa vị này có 4: nguyện lạc, tín hành, thắng giải hành và ý lạc. Địa vị này khẳng định về chân như được dạy cho, chứ chưa chứng ngộ chân như ấy.
Ghi Chú (38)
Các hành: ở đây chỉ cho các pháp hữu vi; các pháp ấy đặc tính là diễn biến trong thì gian, nên gọi là các hành.
Ghi Chú (39)
Tướng phược: sự kềm chế bởi ảo tượng (tướng phần hữu lậu).
Ghi Chú (40)
Trọng phược: sự kềm chế bởi ảo giác (kiến phần hữu lậu: tham sân vân vân).
Ghi Chú (41)
Cọng tướng của các hành gọi là thắng nghĩa: các hành có tự tướng và cọng tướng (đặc tính riêng và đặc tính chung). Tự tướng ở đây là sắc uẩnchất ngại cho đến thức uẩnliễu biệt. Cọng tướng ở đây là chân như vô ngã: chân như ấy là thắng nghĩa.
Ghi Chú (42)
Nếu thắng nghĩa với các hành khác nhau thì... đáng lẽ tạp nhiễmthanh tịnh cùng lúc dị biệt mà song lập: nhiễm là các hành, tịnh là thắng nghĩa. Nhiễm đang còn thì tịnh chưa hiện, tịnh đã hiện thì nhiễm phải mất. Nói thắng nghĩa với các hành khác nhau thì đáng lẽ nhiễm tịnh cùng lúc có thể cùng tồn tại.
Ghi Chú (43)
Thắng nghĩa các hành: chính văn là hành giới thắng nghĩa. Giới là giới tính mà cũng là thể tính, nên chính văn ấy có nghĩa các hành với thắng nghĩa, cũng có nghĩa thắng nghĩa của các hành.
Ghi Chú (44)
Chúng sinh thì bị tướng phược trọng phược: chúng sinh thì bị kềm chế bởi các hành.
Ghi Chú (45)
Có tăng... của mình: chưa chứng biết thắng nghĩa mà tự cho đã chứng biết.
Ghi Chú (46)
Dò thì thấy đoạn này kể đối tượng của hiện quán hữu sở đắc gồm có: đầu tiên là 5 uẩn, 12 xứ, 12 duyên khởi, rồi 4 thực, 4 đế, 18 giới, sau đó là 37 giác phần: 4 niệm trú, 4 chính đoạn, 4 thần túc, 5 căn, 5 lực, 7 giác chi và 8 thánh đạo.
Ghi Chú (47)
Thanh tịnh sở duyên: đối tượng trong sáng do tuệ giác trong sáng nhận thức. Hiển dương luận 16 nói thắng nghĩa chính là thanh tịnh sở duyên, vì duyên theo đối tượng ấy thì được sự thanh tịnh của Tâm (Vạn 34/356B dẫn).
Ghi Chú (48)
Và chính... tính vị: nghĩa là không phải những sự hiện quán có thủ đắc theo nhị biên mà có thể thẩm cứu tiến chứng chân như bất nhị.
Ghi Chú (49)
Pháp tánh... an trú: pháp tánhpháp giới đều là biệt danh của chân như. Pháp tánh an lập: chân nhưbản thể xác lập. Pháp giới an trú: chân nhưthực thể bất biến.
Ghi Chú (50)
Tâm thức: nói đủ là Tâm ý thức tướng (sắc thái của tâm ý thức). Tâm ý thức thường nói có 2 nghĩa: có khi 3 chữ là 1 nghĩa, có khi 3 chữ là 3 nghĩa. Tâm ý thức, 3 chữ ấy cùng một nghĩa thì không cần phải nói. Tâm ý thức, 3 chữ ấy là 3 nghĩa thì tâm là a lại da, ý là mạt na, thức là 6 thức, tổng cọng có 8 thức. Nhưng thực ra 6 thức là nhận thức mà chỉ như những thông tín viên nhận tin và phát tin ở khắp các cảm quan. Còn ý thức rằng đó là nhận thức của mình, tức tự ý thức về tự ngã mà từ đó năng sở hóa tâm vật hoặc tự tha hóa mình người, lại tùy còn hay mất ý thức tự ngã mà thành ra ô nhiễm hay thanh tịnh, thì đó là mạt na. Nhưng căn bản của toàn bộ các thức nói trên, kể cả mọi đối tượng chất cũng như ảnh của các thức ấy, thì đó là a lại da. Nói cách khác, các pháp là biểu hiện của a lại da. A lại da chính là Tâm, tuy là con mà đang làm giặc, tuy đang làm giặc mà vốn là và vẫn là con. Nên cái tiêu đề Tâm ý thức, hay gọi tắt là Tâm thức, thực ra có nghĩa là nói về Tâm và về ý với thức của Tâm, dẫu rằng chính văn ẩn lược mạt na.
Ghi Chú (51)
Khéo biết mật nghĩa: chính văn là bí mật thiện xảo, dịch sát thì phải là khéo léo về bí mật.
Ghi Chú (52)
Hai câu hỏi này phải coi sự trả lời của Phật ở dưới mới hiểu và thấy khác nhau thế nào.
Ghi Chú (53)
Chúng sinh chết ở thế giới nào rồi sinh vào thế giới nào: là nói luân rồi. Nhưng không phải có một linh hồn bỏ chỗ này sinh chỗ khác, chết đời này sinh đời khác. Mười phương thế giới toàn là Tâm, nghiệp báo này hết thì gọi là chết, nghiệp báo khác sinh thì gọi là sinh, tựa như miếng sáp in dấu ấn: dấu ấn kia mất đi thì dấu ấn này nổi lên, thế thôi.
Ghi Chú (53B)
Sự sống ấy ... lớn lên: Sinh mạng của mọi loài chúng sinh có 4 giai đoạn gọi là 4 hữu: sinh hữu (sát na kiết sinh đầu tiên) bản hữu (trưởng thành trong thai và sinh ra sống còn một đời) tử hữu (sát na chết hẳn cuối cùng) trung hữu (sự liên tục giữa tử hữusinh hữu). Rồi trung hữu lại sinh hữu, luân chuyển vô cùng cho đến địa vị không còn đời sau (La hán) hay sinh chết tự do (Bồ tát). Đầu tiên ở đây là sinh hữu chứ không phải sinh mạng có khởi điểm. Chủng tử thức vốn đã thành thụcchủng tử thức chuyển thành dị thục thức (nghiệp thức). Triển chuyển hóa hợp là hóa hợp với phụ tinh mẫu huyết, và đó là sinh hữu. Tuần tự lớn lên là bản hữu, có 8 thời kỳ: ở thai, ra thai, hài nhi, đồng ấu, thiếu niên, trung niên, trưởng niên và lão mạo.
Ghi Chú (54)
Với hai sự ... mà có: Chấp thọ các sắc cănsở y của các sắc cănchấp thọ thân thểthế giới của thân thể. Chấp thọ chủng tử của tướng, danh và phân biệt, loại chủng tử do ngôn từ hý luận mà có, là chấp thọ chủng tử hữu lậu. Tướng danh và phân biệttướng phầnkiến phần thuộc giai đoạn hữu lậu. Thường nói các pháp thì chính chữ pháp nghĩa là khái niệm (chứ không có tự tánh); mỗi pháp là một khái niệm, và khái niệm này phân tách mà nói thì là nhận thức của đối tượng và đối tượng của nhận thức, nhưng thật ra 2 phần này là nhận thức hóa đối tượng và đối tượng hóa nhận thức, hình thành lẫn nhau và toàn là nhận thức. Trong đối tượng của nhận thức gồm có đối tượng (tướng) và sự biểu thị của nó (danh), cùng với nhận thức của đối tượng nữa (phân biệt), như vậy, toàn là sự biểu hiện đồng nghĩa với sự hý luận, nên gọi là ngôn từ hý luận.
Ghi Chú (55)
Coi ghi chú 57 .
Ghi Chú (56)
Những danh và nghĩa này cho thấy nên nói bản thức là chủ thể của thức (và của tất cả) hơn nói nó cũng là một thức.
Ghi Chú (57)
Coi lại ghi chú 50 . Như đã nói ở đó, kinh này ẩn lược mạt na; nhưng trong sinh hữubản hữu, nói a lại da chấp thọ là nói mọi sự hữu ấy là mọi sự biểu hiện của a lại da, chứ ý thức mọi sự hữu ấy làm tự ngã thì chính là mạt na. Mặt khác, mạt na điều phối 6 thức là điều phối theo ý thức tự ngã của nó, mạt na ý thức a lại daý thức càng theo ý thức tự ngã của nó (và đó là trong giai đoạn mê, trong giai đoạn ngộ thì theo ý thức vô ngã của nó), nhưng cả đoạn nhỏ có ghi chú 55 và đoạn nhỏ này đều ẩn lược mạt na. Lý do ẩn lược chính là vì ý thức tự ngã ấy.
Ghi Chú (58)
Trí pháp trú: Hữu bộ nói là cái trí biết nhân (trú) của quả (pháp), Kinh bộ nói là cái trí biết pháp thường trú, Đại thừa nói là cái trí biết sự thiết lập của các pháp môn. Đại thừa nói sát và đúng hơn.
Ghi Chú (59)
Đúng như sự thật mà không thấy: đúng như thắng nghĩa đế mà thấy chứ không như thế tục đế mà thấy, thì không thấy như cái thấy bình thường là thấy gì cũng theo ý tưởng bình thường, mà là thấy chân như thắng nghĩa của các pháp.
Ghi Chú (59B)
Có thể đổi ví dụ mà nói như những phân tử li ti phát ra một cách rất mau chóng nên tạo thành hình ảnh trên màn ảnh, chủng tử hiện hành thành thân tâm và thế giới thì cũng tương tự như vậy.
Ghi Chú (60)
Tự tánh: Chính văn là nhất thế pháp tướng (sắc thái của các pháp), tức nói về 3 tự tánh. Ba tự tánhquan sát mọi mặt của mỗi pháp hữu vi mà nói, chứ không phải có riêng ngoài mỗi pháp ấy. Ba tự tánh có thể nói và ví dụ vắn tắt như vầy, theo Phật học đại từ điển (trang 307). Một, biến kế là ảo trạng của phàm phu ngộ nhận, như ngộ nhận sợi giây là con rắn; biến kế này chính là ngã pháp do phàm phu vọng chấp mà có. Hai, y tha là do yếu tố mà có, như sợi giây do chỉ gai và mọi sự hỗ trợ mà thành; y tha này chính là các pháp hữu vi, do chủng tử nơi a lại da nhờ các trợ duyênhiện hành. Ba, viên thànhthực thể của các pháp hữu vi, như thực chất của sợi giây là chất chỉ gai; viên thành này chính là pháp tánh chân như, do tuệ giác chứng ngộ. Cũng nên ghi chú rằng, nói pháp tánh tùy duyên mà thành các pháp y tha thì được coi là nghĩa thật, nói pháp tánh làm bản thể mà có các pháp y tha thì được gọi là nghĩa tạm. Ba tự tánh như vậy, tánh có nghĩa là có, nhưng mỗi tánh có mỗi cách: biến kế là vọng hữu (có một cách sai lầm) y thagiả hữu (có một cách tương đối) viên thànhthật hữu (có một cách đích thực).
Ghi Chú (60B)
Tự tướngsai biệt: Ở đây có nghĩa là đặc tính (hay bản thân) và chi tiết. Riêng chi tiết thì chính là trừu tượng nơi các hiện tượng, vì chúng giống nhau (nên cũng gọi là cọng tướng).
Ghi Chú (61)
Nhuộm màu xanh: Cũng có thể dịch hiêểp với màu xanh, để trong màu xanh. Để trong màu xanh là lời Ngụy dịch. Những chữ nhuộm ở dưới cũng vậy.
Ghi Chú (61B)
Có thể dịch như vầy cho dễ hiểu: cái viên thành thật tánh cũng như vầy -- cái viên thành thật tánhbiến kế chấp tánh luôn luôn và vĩnh viễn không thật có và không đặc tính.
Ghi Chú (62)
Dịch sát là "thì hủy diệt chứng đắc sự thanh tịnh"
Ghi Chú (62B)
Trú pháp động pháp: niết bàn thường trú, sinh tử biến động.
Ghi Chú (63)
Đã không lại có: đã không niết bàn, lại có sinh tử.
Ghi Chú (64)
Vô tánh: Chính văn là vô tự tánh tướng (sắc thái vô tánh của các pháp), tức nói 3 vô tánh, cũng gọi là 3 vô tự tánh tánh.
Ghi Chú (65)
Thắng nghĩa vô tánh là thế nào ... gọi là thắng nghĩa vô tánh: Ghi chú câu này có 3 chi tiết. Chi tiết một, thắng nghĩa vô tánh có 2: thứ nhất, y tha không phải thắng nghĩa nên cũng gọi là thắng nghĩa vô tánh; thứ hai, viên thành do pháp không hiển lộ nên gọi là thắng nghĩa vô tánh. Nói cách khác cho dễ hiểu, thắng nghĩa không phải như y tha (vì y tha không phải thắng nghĩa) thắng nghĩa càng không phải là biến kế (vì biến kếngã pháp, ngã pháp không đi mới hiển lộ thắng nghĩa). Chi tiết hai, chữ pháp vô ngã trong câu này chính văn là nhất thế chư pháp pháp vô ngã tánh (sau đây chính văn chỉ nói pháp vô ngã tánh). Chính văn như vậy phải dịch pháp vô ngã chứ không thể dịch sự vô ngã của các pháp. Nhưng pháp vô ngã (= pháp không) thì đã bao gồm nhân vô ngã (đúng ra nên nói ngã vô ngã = ngã không), vì được pháp vô ngã thì đã được nhân vô ngã rồi. Thắng nghĩa vô tánhthắng nghĩa do nhân vô ngãpháp vô ngã hiển lộ, nên Duy thức luận, tụng thứ 24, nói hậu do viễn ly tiền sở chấp ngã pháp tánh. Chi tiết ba, cái được 2 vô ngã hiển lộthắng nghĩa (chân như), được gọi là thanh tịnh sở duyên. Thanh tịnh sở duyên: coi lại ghi chú 47 .
Ghi Chú (66)
Ví dụ này là nói mặt vô tánh, mặt không. Chứ thắng nghĩa vô tánh (tức viên thành thật tánh) nên như phẩm bốn đã ví dụ như cảnh vật không thác loạn mà mắt sáng nhìn thấy.
Ghi Chú (67)
Như ngôn ngữ nổi lên thế nào thì cũng như thế ấy: dịch rõ là như ngôn ngữ nổi lên thế này hay nổi lên thế khác thì cũng như thế này hay thế khác.
Ghi Chú (67B)
Liên tục trong tâm: chính văn là tùy miên, chữ này ở đây chỉ có nghĩa như đã dịch.
Ghi Chú (68)
Tăng thêm biến kế chấp tánh: câu này, ở đây cũng như ở dưới, đúng chính văn thì phải dịch chấp trước biến kế chấp tánh. Nhưng dịch như vậy không ăn với chữ tăng thêm (tăng ích) đã nói ở trên. Mà tăng thêm thì đúng hơn.
Ghi Chú (68B)
Như biến kế chấp tánh thế nào thì cũng như thế ấy: dịch rõ là như biến kế chấp tánh thế này hay thế khác thì cũng như thế này hay thế khác.
Ghi Chú (69)
Nại lạc ca: Dịch là địa ngục thì chỉ vì mượn ý niệm địa ngục của Tàu. Dịch đúng là vô lạc (thế giới không vui) hay bất khả cứu tế (thế giới khó cứu vớt).
Ghi Chú (70)
Chướng ngại: Ở đây là những sự chướng ngại cho thiện căn, trong đó có nghiệp chướngbáo chướng.
Ghi Chú (71)
Chưa thành thục liên tục: chưa thành thục thiện căn một cách liên tục sau khi gieo trồng.
Ghi Chú (72)
Kinh pháp như vậy: ở đây, và trọn đoạn nhỏ này, từ ngữ này chỉ cho kinh nghĩa lý chưa hoàn hảo (vị liễu nghĩa kinh). Kinh là kinh ấy, pháp là "các pháp toàn không" trong kinh ấy. Hiểu là kinh Giải thâm mật thì không xuôi văn ý.
Ghi Chú (72B)
Thấy không, thấy không tánh: Không tánh, đúng chính văn là không tướng. Nhưng tướng ở đây là dị danh của chữ tánh trong 3 tự tánh và 3 vô tánh. Chính 3 tự tánh và 3 vô tánh, chính văn cũng có chỗ, như trong đoạn nhỏ này, gọi là tướng cả. Thấy 3 tự tánh và 3 vô tánh đều không cả thì đó là ác thủ không (hiểu Không một cách sai lầm, tai hại).
Ghi Chú (72C)
10 lần một là mười, cho đến 10 lần vạn là ức (lạc xoa), 10 lần ức là triệu (độ lạc xoa), 10 lần triệu là mười triệu (câu chi), 10 lần mười triệu là trăm triệu (mạt đà), 10 lần trăm triệu là tỉ (a dữu đa), 10 lần tỉ là mười tỉ (đại a dữu đa), 10 lần mười tỉ là trăm tỉ (na dữu đa). Trăm ngàn câu chi na dữu đa là số 1 với 23 số 0 tiếp theo.
Ghi Chú (73)
Lời có trí này sao không mật ý: sát chính văn thì là ai có trí bảo không mật ý. Dịch như vậy không bằng dịch như đã dịch.
Ghi Chú (73B)
Ba thứ như vậy, Như lai căn cứ mà nói lời trên: sát chính văn là 3 thứ như vậy Như lai đã nói rõ. Dịch như vậy cũng không bằng như đã dịch.
Ghi Chú (74)
Các hành của phân biệt biết đến và biến kế dựa vào: Đây là một danh từ, có nghĩa là các hành mà cái biết biết đến và cái chấp dựa vào. Như vậy có thể chỉ cần nói các hành cũng đủ. Các hành: coi lại ghi chú 38.
Ghi Chú (75)
Tỳ thấp phược: 1 loại thần dược làm cho thuốc khác được thần hiệu.
Ghi Chú (76)
Bột vẽ màu: sát chính văn là đất vẽ màu (thể họa địa).
Ghi Chú (77)
Lại làm ... các kinh ấy: làm cho mật ý trong các kinh bất liễu nghĩa được rõ ra.
Ghi Chú (78)
Rừng Ban cho ... sa xuống: tức Lộc uyển thường nói.
Ghi Chú (79)
Nhất thế thừa: cỗ xe đủ cả. Nhất thừa bao gồm cả 3 thừa nên có tên như vậy.
Ghi Chú (80)
Sổ, toán, kế, dụ, ô ba ni sát đàm: sổ toán kế dụ thì hãy tham khảo Vạn 34/416. Còn ô ba ni sát đàm thì Ấn có 60 cấp về số (Tàu có 15), cấp cuối cùngô ba ni sát đàm.
Ghi Chú (81)
Sự sơ hở: là các lậu, dị danh của phiền não. Dịch thật sát là sự rỉ lọt.
Ghi Chú (82)
Du dà: chính văn là phân biệt du dà (phân tích về du dà). Du dà (yoga) dịch nghĩa là tương ưng (thích ứng với nhau), chính yếuchỉ và quán.
Ghi Chú (83)
Một là ... thành tựu: đối cảnh có phân biệt là đối cảnh do tác ý thắng giải, đối cảnh không phân biệt là đối cảnh do tác ý chân thật, đối cảnh biên tế các pháp là tánh tận sở hữu và tánh như sở hữu, đối cảnh sở tác thành tựusở duyên của chuyển y (Vạn 34/420 dẫn Tập luận 6).
Ghi Chú (84)
Giáo pháp của ... giáo pháp ấy: không phải lấy toàn bộ giáo pháp làm đề tài mà khởi sự tu tập chỉ quán, mà, trong một thứ tự hay một sự lựa chọn thích hợp, khởi sự tu tập chỉ quán bằng một đề tài theo giáo pháp.
Ghi Chú (85)
Tư duy: ở đây là nguyên chữ của chính văn. Nhưng ngay cái nguyên chữ này cũng phải hiểu là tư duy tu (chuyên chú, chánh định).
Ghi Chú (86)
Khinh an: nghĩa đen là nhẹ nhàng ổn định, mô tả trạng thái quân bình của cơ thể và tâm trí, không những không còn bất ổn trong 2 trạng thái phi loạn động thì hôn trầm, mà còn nói đến trạng thái giác quan, nhất là cảm giác, được chế ngự, thuần hóa, cho đến siêu thoát.
Ghi Chú (87)
Ấn tượng ... tư duy: thí dụ giáo pháp vô thường đã thành ấn tượngtâm trí chuyên chú vào đó.
Ghi Chú (88)
Thắng giải: nghĩa đen là cái biết chắc hơn, tức là sự xác quyết, sự khẳng định.
Ghi Chú (89)
Những chỉ quán mà sự tiếp nhận quán sát không có mọi sự tác ý: chỉ quán đã nhiệm vận thuần thục, không cần tác ý nữa (Vạn 34/438A).
Ghi Chú (90)
Văn: ở đây là chữ, là tự mẫu (hay điểm hoạch) chứ không phải là văn bài (văn bài là cú thân).
Ghi Chú (91)
Tánh tận hữu, tánh như hữu: tận sở hữu tánh (cái tánh cùng tận cái lượng của sự hiện hữu) và như sở hữu tánh (cái tánh đúng như cái thực của sự hiện hữu).
Ghi Chú (92)
Năm sắc xứ ở trong: 5 sắc căn.
Ghi Chú (93)
Giới thế giới: coi ghi chú 104 .
Ghi Chú (94)
Thế giới ngàn lớn: đại thiên thế giới hay tam thiên đại thiên thế giới.
Ghi Chú (95)
Đồ dùng của chúng sinh thu thập: cũng có thể dịch là những sự hỗ trợ và đồ dùng; hỗ trợ (nhiếp thọ) có 7, đồ dùng (tư cụ) có 10, coi Vạn 34/444A.
Ghi Chú (96)
Duyên tố với thì gian: 4 duyên với 3 đời (không gian tính với thì gian tính).
Ghi Chú (97)
Biện trung biên nói có 6 tên: không, chân như, thật tế, vô tướng, thắng nghĩa tánh, pháp giới. Tập luận nói 7 tên, thêm vô ngã tánh. Đại niết bàn nói 12 tên: chân như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sinh tánh, pháp định (pháp vị), pháp trú, thật tế, hư không giới, bất tự nghị giới. Đại bát nhã nói 11 tên, thiếu ly sinh tánh.
Ghi Chú (98)
Phong phú với khái quát: chính văn là quảng lược, là như Trí độ luận 46 nói, cách nói của Phật có 2: trước khái quát sau phong phú (để giải thích) và trước phong phú sau khái quát (để dễ nhớ).
Ghi Chú (99)
Là 4 ký hay 4 đáp.
Ghi Chú (99B)
Tạm diệt tham sân si: Tạm diệt, chính văn là đoạn tì nại da. Tì nại da là khuất phục, đoạn tì nai da dịch đủ là sự diệt trừ (đoạn) chỉ mới làm cho khuất phục (tì nai da).
Ghi Chú (100)
Có 2 giải thích. Một, đây là chấp thọ, 3 thọ, các thức và nhiễm tịnh. Hai, đây là đối tượng của 4 niệm trú: thân thọ tâm pháp.
Ghi Chú (101)
Sự chân thật: chân như.
Ghi Chú (102)
Hai đến năm là 4 đế.
Ghi Chú (103)
Mười sự này cũng có nghĩa nói về 4 đế: 1, là nói tổng quát, 2-5, là nói đặc tính, 6-10, là nói chi tiết (coi Vạn 34/448B).
Ghi Chú (104)
Giới thế giới: là khí giới; chữ khí được dịch là thế giới (mà dịch sát là đồ dùng).
Ghi Chú (105)
Vô đắc: vô sở đắc (không tìm thấy được thực có).
Ghi Chú (106)
Chân như nơi sự liễu biệt: coi lại 7 chân như trong đoạn biết nghĩa. Nói chung, muốn hiểu các đoạn này thì phải đối chiếu với đoạn nói về biết nghĩa (phần đầu, nói về 10 sự).
Ghi Chú (107)
Tướng không: gồm cả tự tướng không và cọng tướng không.
Ghi Chú (108)
Vô tiền hậu không: Đại bát nhã nói là vô tế không, Đại trí độ nói là vô thỉ không. Vô tiền hậu: trong đoạn nói về biết nghĩa đã dịch không mở đầu không chấm hết.
Ghi Chú (109)
Tạp nhiễm thắt buộc: tức là tướng phược và trọng phược (coi lại ghi chú 39 và 40).
Ghi Chú (110)
Được ít đã đủ: nói rõ là đối với thiện pháp mà mới được chút ít đã mừng và cho là đủ rồi.
Ghi Chú (111)
Năm thứ ngăn che: là ngũ cái, được kể như sau: tham dục, sân nhuế, thụy miên (hôn trầm, thụy miên), trạo hối (trạo cử, ố tác) và nghi pháp (hay nghi: hoài nghi chánh pháp).
Ghi Chú (112)
Trầm một: chìm mất, nói sự thiếu tự tín, ngại tu chỉ quán, khác với hôn trầmthân tâm nặng nề.
Ghi Chú (113)
Định: Ở đây chính văn là tam ma bát để dịch ý là đẳng chí, một dị danh của định chứ không khắc hoạch gì.
Ghi Chú (114)
Định: Ở đây chính văn là tam ma bát để dịch ý là đẳng chí, một dị danh của định chứ không khắc hoạch gì.
Ghi Chú (115)
Định: Ở đây chính văn là đẳng trì, cũng như ghi chú trên.
Ghi Chú (116)
Đối tượng sở tác thành tựu: chính văn là sở tác thành mãn sở duyên (có chỗ chép thành biện), dịch như không dịch là đối tượng sở tác thành tựu, nếu dịch rõ hơn một chút là đối tượng mà việc làm đã hoàn thành. Đối tượng sở tác thành tựucuối cùng trong 4 đối tượng của chỉ quán (coi lại Đ2 và ghi chú 83 ). Sở tác thành tựuchuyển y. Chuyển ychuyển căn bản y (do đệ bát thức): chuyển bỏ phiền não chướngsở tri chướng mà chuyển được đại bồ đềđại niết bàn, nên chuyển y gọi là sở tác thành tựu. Được chuyển y rồi thì đối tượng không còn điên đảo (Vạn 34/420B dẫn sự giải thích của Tạp tập luận). Đối tượng ấy chính là đệ bát thức đã vô lậu (chân như xuất triền).
Ghi Chú (117)
ấn tượng... nhiễm tịnh: đây là thân, thọ, tâm, pháp (của 4 niệm trú). Ấn tượngấn tượng chánh định, dựa vào các pháp ấy mà có (Vạn 34/468A). Những chữ ấn tượng ở dưới cũng vậy.
Ghi Chú (118)
ấn tượng... trong ngoài: là tự thân, tha thân, và cả hai; là căn, cảnh, và cả hai; là hữu tình, phi tình, và cả hai.
Ghi Chú (119)
ấn tượng... tất cả: ấn tượng tất cả là cái ấn tượng được có do biết tất cả pháp có tất cả tướng (có tất cả ấn tượng nói trên).
Ghi Chú (120)
Đối với bảy... sinh ra: nói như vậy với cái nghĩa như vầy: đối với cái chân như đồng nhất nơi 7 pháp (nên gọi là 7 chân như) có cái trí thông đạt cái chân như ấy (nên gọi là 7 cái trí).
Ghi Chú (121)
Chánh tánh ly sanh: Chánh tánh ly sanhKiến đạo vị, và đây là Kiến đạo vị của Bồ tát. Chánh tánh, chánh cũng gọi là thánh; chánh tánh là vô lậu tuệ. Ly sanh, sanh là phiền não (loại phân biệt) mà Kiến đạo vị đoạn trừ ẫ Phiền não này gọi là sanh là vì như đồ ăn sống ăn vào sanh bịnh, phiền não này sanh ra chúng sanh nên gọi là sanh; vô lậu tuệ đoạn trừ cái sanh ấy nên gọi là chánh tánh ly sanh. Từ và nghĩa này cũng tùy chỗ mà có những định nghĩa diễn biến, như Đại bát nhã cuốn 468 nói hữu sở đắc là sanh, trí vô sở đắcly sanh; cuốn 484 nói pháp ái là sanh, trí pháp khôngly sanh...
Ghi Chú (121B)
Được đối tượng... các pháp: coi lại Đ2 và ghi chú 83 .
Ghi Chú (122)
Nghĩa là... thành tựu: coi lại ghi chú 116 .
Ghi Chú (123)
Biết chính xác chân như nơi sự liễu biệt: với sự giải thích cách khác thì câu này cũng có thể dịch: biết chính xác cái tâm trí thấu triệt chân như.
Ghi Chú (124)
Và đó là khéo biết rằng phải làm cho tâm mình thoát ra hai thứ như vậy: với cách giải thích khác, câu này cũng có thể dịch: sự khéo biết chính xác ấy phải làm cho tâm trí mình thoát ra 2 thứ như vậy.
Ghi Chú (125)
Niết bàn hoàn toàn: niết bàn có 2: niết bàn hoàn toàn (vô dư y niết bàn) và niết bàn chưa toàn (hữu dư y niết bàn).
Ghi Chú (126)
Cảm giác: thọ.
Ghi Chú (127)
Đó là một... đối cảnh: dịch sát: một là cái thọ của chỗ dựa thô nặng, hai là cái thọ của cảnh giới, cái quả của chỗ dựa nói trên.
Ghi Chú (128)
Thứ nhất là... vị lai: 1, là cái thọ tương ứng với 5 thức trước, 2, là cái thọ tương ứng với ý thức, 3, là cái thọ do vô minh và hành quá khứ sinh ra, 4, cái thọ do hoặc và nghiệp cảm ra quả vị lai.
Ghi Chú (129)
Thế giới đang sống: chính văn là y trì, là cái chỗ mà cái thân dựa vào và cái thức a lại da chấp trì ẫ tức là khí thế giới.
Ghi Chú (130)
Du dà giáo pháp lập ra: Du dà thì ngoại đạo cũng có. Có hẳn 1 giáo phái tên Du dà. Đặc biệt gần như không thấy Phật công kích gì cả về giáo phái này. Còn du dà ở đây là của Phật pháp, do giáo pháp lập ra, và nói như vậy để thấy du dà ấy không phải là du dà ở ngoài.
Ghi Chú (131)
Làm hết kiếp lượng: kiếp là thời kỳ lâu dài. Kiếp lượng là cái lượng của thời kỳ lâu dài. Nói làm hết kiếp lượng thì có 2 cách hiểu: hiểu theo sự giả định thì câu ấy có nghĩa làm đến hết giới hạn vô hạn của thì gian, hiểu theo sự đích xác thì câu ấy có nghĩa làm hết 3 vô số kiếp.
Ghi Chú (132)
Địa độ: chính văn là địa ba la mật đa, tức 10 địa và 6 độ.
Ghi Chú (133)
Giải hành địa: là Thắng giải hành địa. Coi lại ghi chú 37 . Ở đây nên nói thêm rằng Giải hành địa bao gồm cả Tư lương vị và Da hành vị.
Ghi Chú (134)
Mười pháp hạnh: Du dà luận cuốn 74 nói, trong đại thừa có 10 hạnh làm cho Bồ tát giáo hóa được chúng sinh, đó là đối với 12 loại giáo pháp đại thừa mà biết sao chép, ghi nhớ, hiến cúng, cho người, ai nói thì kính nghe, hoặc đọc, hoặc học, rồi lớn tiếng mà tụng, hoặc giảng cho người, hay ở một mình chỗ thanh vắng mà nghĩ và tu.
Ghi Chú (135)
Chánh trí tu hành: chính văn có 2 bản chép chánh tri nhi hành, 1 bản chép chánh tri nhi trú. Dĩ nhiên tôi chọn số nhiều, nhưng chữ trú thật đáng chú ý, theo đó thì phải dịch: chánh trí mà sống, mà ở hay mà đứng vững.
Ghi Chú (136)
Nặng nề: chính văn là thô trọng, chỉ cho chủng tử của các thứ ngu tối, và chỉ cho sự không kham nhiệm (không gánh vác nổi việc gì cả) do các thứ ngu tối dẫn ra.
Ghi Chú (137)
Chỉ trong... tăng thượng: Thọ sinh tăng thượngtự tại thọ sinh. Nhưng Phật thì không thọ sinh mà chỉ hóa thân.
Ghi Chú (138)
Nhưng cái... đặc thù: 10 địa đều có 10 độ một cách bình đẳng; nhưng, theo thứ tự, mỗi địa vẫn có một độ đặc thù, và cái độ đặc thù ấy vẫn hơn các địa khác.
Ghi Chú (139)
Tùy miên: chủng tử của phiền não.
Ghi Chú (140)
Nhiếp pháp: ở đây có thể nói bao gồm tất cả phương cách nhiếp hóa chúng sinh, cũng có thể nói là 4 nhiếp pháp.
Ghi Chú (141)
Lợi người: dịch đủ và rõ là lợi ích chúng sinh. Những chữ ở dưới cũng vậy.
Ghi Chú (142)
Tinh tiến áo giáp: dịch đủ là mặc áo giáp. Tinh tiến áo giáp là tinh tiến thệ nguyện, có nghĩa khoác mặc cái tâm mạnh mẽ làm áo giáp mà xông tới, không sợ bất cứ sự khó khăn nào.
Ghi Chú (143)
Tịnh lự dẫn ra pháp lạc: là dịch tắt, dịch đủ là tịnh lự không phân biệt, rất vắng lặng, không tội lỗi, đối trị cái khổ của phiền nãoan trú pháp lạc (ngay trong hiện tại).
Ghi Chú (144)
Chú ý sẽ thấy, trừ thí độ, nhẫn độtuệ độ, độ nào cũng có loại sinh thiện ; lại trừ thí độnhẫn độ, độ nào cũng có loại lợi người.
Ghi Chú (145)
Độ: nguyên ngữ dịch âm là ba la mật đa, dịch nghĩa là đáo bỉ ngạn, cũng dịch là độ. Tôi chọn chữ độ (vượt) vì đủ cả 2 nghĩa: vượt bỏ bờ bên này và vượt đến bờ bên kia. Mà đại sư Khuy cơ nói chữ ba la mật có đủ cả 2 nghĩa như vậy.
Ghi Chú (145B)
Một là ... hồi hướng: 5 lý do này sau đây gọi là 5 sự nói trên.
Ghi Chú (146)
Các thành quảdị thục quả: là nói về 5 quả: dị thục quả, đẳng lưu quả, sĩ dụng quả, tăng thượng quả, ly hệ quả. Các thành quả là nói tắt 4 quả sau. Còn dị thục thì chữ ấy chỗ khác gọi là báo, là quả, là quả báo.
Ghi Chú (146B)
Dục lạc: tức là ngũ dục. Pháp số này có 2 cách kể, là sắc thanh hương vị xúc (sắc đẹp, tiếng hay, hơi thơm, mùi ngon, xúc khoái), là tài sắc danh thực thụy (tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn nhậu, ngủ nghỉ). Như vậy dục lạc là nói mọi giác quan đều thỏa thích cả.
Ghi Chú (147)
Hay ho và hữu ích: chính văn là công đứcthắng lợi, cũng có thể dịch ưu việtthắng lợi (!).
Ghi Chú (148)
Khi làm một độ mà tách rời và đánh mất các độ khác: là nói sự chấp nhất (chứ không phải chuyên nhất).
Ghi Chú (149)
Hành khổ: khổ có 3 loại, là khổ khổ (khổ sở vì lạnh nóng đói khát gây ra, mà những thứ này đã là khổ rồi), hành khổ (khổ sở vì sự biến động của pháp hữu vi ẫ là 5 uẩn mà thân tâmthế giới chúng ta được phân tích và qui nạp sơ khởi trong đó), hoại khổ (khổ sở vì cái vui mất đi).
Ghi Chú (150)
Bẩn thanh tịnh: bẩn là phiền não; bẩn thanh tịnhphiền não bị thanh trừng.
Ghi Chú (151)
Hoàn hảo ... thường chuyển: giới pháp thường xuyênsuốt đời không xả giới, giới pháp bền chắc là không phạm giới (thêm nữa: lợi lộc, tôn kính hay phiền não không thể khuất phục tước đoạt), giới pháp thường làm là trì giới không sơ hở, giới pháp thường chuyển là sơ hở cũng chuyển liền cho thanh tịnh lại.
Ghi Chú (152)
Sám hối: chính văn là gián hối (hối bộ ngôn, gián hối là khuyên can). Sám hối là lấy chữ của Ngụy dịch cho dễ hiểu và sát hơn. Và do chữ của Ngụy dịch mà biết gián hối là khuyên can đừng giận để cầu sám hối.
Ghi Chú (153)
Tịnh lự biết thế tục đếtịnh lự biết thắng nghĩa đế: là dịch theo Vạn 35/32A cho dễ hiểu. Dịch sát là tịnh lự khéo thông hiểu về tướng, tịnh lự viên mãn.
Ghi Chú (154)
Tịnh lự chuyển động... khéo tu: Vạn 35/32A giải thích rằng 3 loại tịnh lự này là đi đôi với 3 phần da hành, chánh hành và hậu đắc của trí.
Ghi Chú (155)
Năm minh xứ: 1, nội minhPhật học, 2, nhân minh là luận lý học, 3, thanh minh là sinh ngữ, 4, y phương minh là y học, 5, công nghiệp minh là kyՠthuật.
Ghi Chú (156)
Lại vì... là quán: Vạn 35/33B phân câu này thuộc về sự biết đúng thắng nghĩa đế. Nhưng tôi xét thấy bất ổn, nên nghĩ riêng mà phân câu và dịch như vậy.
Ghi Chú (157)
Không đối với dị thục quả: chứ không phải không đối với đẳng lưu quả, sĩ dụng quả, tăng thượng quả, ly hệ quả.
Ghi Chú (158)
Theo Tạp tập luận thì điều một là ly hệ quả của các độ, điều hai là tăng thượng quả của các độ, điều ba là sĩ dụng quả của các độ, điều bốn là dị thục quả của các độ. Vậy là chỉ thiếu đẳng lưu quả.
Ghi Chú (159)
Bạch đức... tự tánh: cái tánh có tự tánh và cái tánh không tự tánh, trước đây dịch tắt là tự tánhvô tánh, là tánh và vô tánh, tức chỉ cho 3 tự tánh (3 tánh) và 3 vô tánh. Nhưng trong đoạn này, qua lời Phật dạy, thì cái tánh không tự tánh ở đây chỉ nói về thắng nghĩa vô tánh (tức nói về chân như), thế mà lời hỏi này có ý coi cái biết và cái được biết của bát nhã cũng chỉ như của biến kế chấp, biết theo ngôn ngữấn tượng của ngôn ngữ.
Ghi Chú (160)
Như lai không bao giờ... của các pháp: Bát nhã chứng chân nhưnội chứng, không thể nói được. Nói bát nhã chứng chân như là tạm dùng ngôn ngữ để nói cho người khác biết như vậy. Câu này, với đại ý được hiểu như vậy nên đã dịch như đã dịch. Nếu dịch sát chính văn thì khó hiểu : Như lai không bao giờ nói đem cái tánh không tự tánh lĩnh hội cái tánh không tự tánh. Nhưng cái tánh không tự tánh tách rời văn tự, tự nội chứng ngộ, không thể bỏ ngôn ngữ văn tự mà nói được. Thế nên Như lai nói rằng tuệ độ lĩnh hội được cái tánh không tự tánh của các pháp.
Ghi Chú (161)
Tùy miên hỗ trợ: Tùy miên thì coi lại ghi chú 139 . Tùy miên hỗ trợ, nguyên danh là hại bạn tùy miên (loại tùy miên hỗ trợ và bị hại trước).
Ghi Chú (162)
Nếu: Vạn 35/39A nói nếu ở đây là nghĩa không quyết định: có Bồ tát chế ngự, có Bồ tát không. Tại sao không chế ngự, và không chế ngự cái gì, thì coi đoạn nhỏ thứ tư.
Ghi Chú (163)
Ba là... hiện hành nữa: Dịch sát thì: Ba là tùy miên nhỏ nhiệm, là ở địa thứ tám sắp lên, từ đó mà đi thì mọi phiền não không còn hiện hành, vì chỉ có sở tri chướng làm điểm tựa.
Ghi Chú (164)
Thô trọng: trước đây đã dịch là nặng nề (coi lại ghi chú 136 ). Ở đây nên nói thêm. Thô trọng là thế lực của chủng tử 2 chướng làm cho cái thân hữu lậu không có kham năng gì: chủng tử ấy, và thế lực ấy, gọi là thô trọng, cũng gọi là tập khí (thói quen).
Ghi Chú (165)
Làm rõ ra: làm rõ ra tùy miên nào bị diệt thế nào, ở Bồ tát địa nào, và diệt rồi được gì.
Ghi Chú (166)
Nửa buổi, một buổi, ngày đêm: ngày đêm là một ngày đêm. Mỗi một ngày đêm, xưa nói có 6 buổi: ngày 3 buổi, đêm 3 buổi; 3 buổi là đầu, giữa và cuối ẫ tức là nay nói mỗi ngày đêm có 24 giờ, mỗi buổi có 4 giờ, nửa buổi có 2 giờ. Ở đây ý nói vô số kiếp (thời kỳ vô số) không phải tính bằng các cấp đơn vị thì gian, mà là tính theo thời kỳ tăng giảm và thành hoại của thế giới, lại tính theo thời kỳ thành đạt các Bồ tát vị (nên không phải không có chậm hay mau).
Ghi Chú (167)
Lý thú: chỗ mà cái lý qui về (tức chân như).
Ghi Chú (168)
Thêm lên, bớt đi: ở đây thêm lên là cho có các thừa khác nhau, bớt đi là cho quyết định chỉ có nhất thừa.
Ghi Chú (169)
Phật sự: chính văn là Như lai thành sở tác sự (những sự của Như lai thành đạt).
Ghi Chú (170)
Mạn thù: Mạn thù thất lị (Văn thù sư lị).
Ghi Chú (171)
Khéo tu rốt ráo: chính văn là thiện tu xuất ly. Xuất ly ở đây, theo Nhiếp luận, là tiến tu rốt ráo ẫ dẫu rằng cũng có nghĩa ra khỏi rời hết (mọi sự chướng ngại).
Ghi Chú (172)
Chuyển y: y là căn bản y, tức bản thức. Chuyển y là chuyển bản thức: chuyển bỏ 2 trọng chướng (phiền não chướng, sở tri chướng) mà chuyển được 2 đại quả (đại niết bàn, đại bồ đề).
Ghi Chú (173)
Hý luận và thi vi: bàn luận vô ích và động tác thác loạn.
Ghi Chú (174)
Do giải ... bình đẳng: nên Phật cũng gọi là La hán (nhưng không phải chỉ là La hán).
Ghi Chú (175)
Pháp thân ... công đức: vô lượng công đức là như 10 lực, 18 bất cọng, vân vân, là những công đức mà nguyên thỉ và tiểu thừa kê ra nhưng La hán không có. Do câu này mà biết pháp thân có nghĩa là cái thân có vô số pháp công đức.
Ghi Chú (176)
Khắp trong ... cùng lúc: câu này cho thấy hóa thân Phật ở Ấn độ chỉ là một trong vô số hóa thân cùng lúc thị hiện khắp cả đại thiên thế giới.
Ghi Chú (177)
Như đã nói trong dẫn nhập, Viên sớ mất cuốn chót, thiếu từ đây sắp đi. Nên từ đây sắp đi tôi lấy bản giảng lục của đại sư Thái hư làm tài liệu. Đại sư cũng chỉ giảng phẩm này. Bản giảng lục của đại sư nằm trong Thái hư toàn thư (tập 14, các trang 1-79).
Ghi Chú (178)
Theo thứ tự, 4 sự này là nghe (và nghĩ), tín, tu và chứng.
Ghi Chú (179)
Theo thứ tự, 9 sự này là 5 uẩn, 12 xứ, 12 duyên khởi, 4 thực, 4 đế, 5 giới (chúng sinh, thế giới, các pháp, người được thuần hóa, phương pháp thuần hóa), Phật, Pháp, thính giả.
Ghi Chú (180)
29 sự này chia ra 2 loại là tạp nhiễmthanh tịnh, trong loại thanh tịnh chia 2 phần là thế gianxuất thế. Loại tạp nhiễm có 4 là sự 1 đến sự 4; loại thanh tịnh mà phần thế gian có 4 là sự 5 đến sự 8; loại thanh tịnh mà phần xuất thế chia làm 6 nhóm: nhóm tổng quát có 1 sự là sự 9, nhóm tứ đế có 4 sự là sự 10 đến sự 13, nhóm kiến đạo có 4 sự là sự 14 đến sự 17, nhóm tu đạo có 4 sự là sự 18 đến sự 21, nhóm giải thoát đạo có 6 sự là sự 22 đến sự 27, nhóm chọn bỏ có 2 sự là sự 28 và sự 29. Dưới đây là ghi chú những sự cần ghi, và sự nào cần lắm mới lặp lại từ ngữ, không thì chỉ nói số hiệu: 1 là 5 uẩn, 2 là 12 duyên khởi; 7, tâm an định ở đây là định vị chí ở cõi Dục, 8, sống trong pháp lạc ở đây là định căn bản của Sơ thiền sắp lên; 9 là nói tổng quát về phần xuất thế, trong đó chữ khổ não dịch đúng và đủ theo chính văn là nhân tố và duyên tố của khổ não; 10 có 3 thứ: biến tri chỗ của những thứ điên đảo là biết về chỗ mà người ở đó thấy khổ là vui, chỗ ấy là cõi Dục, 1 chỗ khổ não; biến tri chỗ của những thứ tà hành, vừa dịch vừa giải thích cho rõ là biết về chỗ mà ý tưởng của những kẻ hướng về chúng sinh ở ngoài cõi Dục, tức Phạn thiên hay Đại tự tại thiên của đỉnh cõi Sắc, mà tu 4 thiền định theo tà kiến cho những chúng sinh ấy là chúa tể, chỗ ấy là cõi Sắc, cũng là 1 chỗ khổ não; biến tri về chỗ của những thứ nội ly thượng mạn là biết về chỗ mà những người tu 4 vô sắc định hướng đến, những người này bên trong mới hết muốn hình sắc mà đã sinh thượng mạn, chưa giải thoát cho là đã giải thoát, chỗ ấy là cõi Vô sắc, cũng vẫn là 1 chỗ khổ não; 11, dịch đúng chính văn là chỗ mà sự tu tập nhắm vào; 14, cứng chắc là kiến đạo thì không còn thoái đọa ác đạo nữa, 17, cái đã đoạn là kiến hoặc, cái chưa đoạn là tu hoặc; 24 là bồ đề của Thanh văn Độc giácVô thượng, 25 là 2 loại tư lương phước đức trí tuệ; 28, chánh kiến đang còn hữu lậu, chính văn là thế gian chánh kiến.
Ghi Chú (181)
Giới pháp nặng: là nói cho dễ hiểu. Chính văn là tha thắng, dịch nghĩa chữ ba la di. Tha thắng nghĩa là bị cái khác chiến thắng, cái khác ấy là tội ác. Tha thắng được nói đến là vì đứng đầu các loại giới pháp.
Ghi Chú (182)
Bốn là ... không phạm giới: là nói phàm phuthánh giả.
Ghi Chú (183)
Bản mẫu: là 1 trong 2 tên của luận tạng. Ngoài tên luận nghị (Upadesa), luận tạng còn gọi là bản mẫu (Matrka) có nghĩa là mẹ gốc: tập hợp nghĩa lý của kinh tạngxuất sinh nghĩa lý nữa.
Ghi Chú (184)
Nói về tác dụng của các pháp: là nói về y tha khởi tánh.
Ghi Chú (185)
Ký biệtsai biệt: ký biệt là sự thọ ký; sai biệt:?
Ghi Chú (186)
Nói tổng quát, trong 4 đạo lý, đạo lý 1, 2 và 3 là nói về sự thật tương đối, đạo lý 4 là nói về sự thật tuyệt đối.
Ghi Chú (187)
Tiếp theo đây là trọn đoạn nhỏ dưới đây, nói thêm về đạo lý 3. Nhưng tôi đổi vị trí một chút cho dễ đọc.
Ghi Chú (188)
Coi lại ghi chú 49 .
Ghi Chú (189)
Do 7 sắc thái ... vẩn đục: 7 sắc thái vẩn đục về đạo lý chứng thành là nói hình thức luận lý không chính xác, tức nói về Nhân minh. Người ghi chép lời đại sư Thái hư nói sắc thái 1 là lỗi đồng phẩm nhất phần chuyển dị phẩm toàn phần chuyển, sắc thái 2 là dị phẩm nhất phần chuyển đồng phẩm toàn phần chuyển, sắc thái 3 là đồng phẩm toàn phần chuyển dị phẩm toàn phần chuyển, sắc thái 4 là bất cọng bất định dị phẩm toàn phần chuyển, sắc thái 5 là lỗi về dụ, sắc thái 6 là nói mọi lỗi, sắc thái 7 là khái lược. Tôi nghĩ còn phải tra cứu nữa đã. Nay, xét văn ý đoạn kinh này, có thể nói đại khái như sau. Theo hình thức luận lý Nhân minh, tôn thì phải có nhân, nhân thì phải có dụ. Dụ là đối chiếu nhân với những gì cùng tính chất (đồng dụ) và khác tính chất (dị dụ), để thấy những gì khác tính chất thì phải hoàn toàn không có cái nhân ấy. Nếu có, dầu có một phần hay toàn phần, thì bị cái lỗi bất định hay mâu thuẫn. Như vậy thì đạo lý chứng thành sẽ bất thành.
Ghi Chú (190)
Có cái tâm bởi nơi người: cái tâm bởi chúng sinh cảm ứng mà có.
Ghi Chú (191)

Chánh pháp: dịch sát và đủ là đường đi ấy và dấu đi ấy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12417)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 13969)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10739)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10403)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11074)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 11868)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13039)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13526)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33513)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11251)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12823)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 12956)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11525)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17771)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11319)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11746)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11404)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18871)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12460)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11214)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13060)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15621)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11732)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11605)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12629)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12543)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13860)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12889)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12833)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13199)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12651)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12608)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11665)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11649)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12220)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12252)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19687)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11877)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11903)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16728)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12573)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 14946)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 15977)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12761)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12132)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11797)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11841)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13045)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16419)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13140)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12387)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11730)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19736)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11067)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11168)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10315)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11014)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10883)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 9950)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11654)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant