Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Quyển Vi

26 Tháng Năm 201000:00(Xem: 6996)
Quyển Vi

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA HUYỀN TÁN
 Đại Sư Khuy Cơ biên soạn – Việt dịch: Cố Hòa thượng Thích Chân Thường 
Biên soạn: Giáo sư Trương Đình Nguyên – Tu chỉnh và hiệu đính: Tỳ kheo: Thích Đồng Bổn
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội 2005

 

QUYỂN THỨ SÁU (PHẦN TRƯỚC)
Sa môn KHUY CƠ, chùa ĐẠI TỪ ÂN soạn.

PHẨM THỨ BA THÍ DỤ (tiếp theo).

-Kinh văn : “Đức Phật muốn giảng lại nghĩa này” tới “có một căn nhà lớn”.
Tán rằng : dưới đây là tụng, tổng cộng có 165 tụng, chia làm hai phần :
• Phần đầu gồm 84 tụng rưỡi, trước tiên tụng về pháp dụ, sau đó là :
“ Bảo với Xá Lợi Phất !
Bọn ông các người thảy, 
Đều là con của ta,
Ta tức là cha lành”. 
• Phần sau gồm Tám mươi tụng rưỡi, là đoạn lớn thứ ba khuyên hãy tín giải kinh này, thích sẽ thành được Phật trí
Trong phần đầu lại có ba ý : 
- 65 tụng rưỡi, tụng về dụ thuyết nói trên. 
- 18 tụng, tụng về hợp thuyết nói trên.
- Một tụng, tụng về kết thuyết trước : vì nhân duyên đó mà mười phương thực sự truy cầu (Phật thừa này), ngoài ra không có thừa nào khác, trừ phương tiện của Phật. 
Trong 65 tụng rưỡi đầu lại chia làm hai :
+ 53 tụng rưỡi, tụng về dụ : “xưa là Quyền (thừa)”. 
+ 12 tụng, tụng về dụ “nay là Thực (thừa)”. 
Văn đầu chia làm bốn : 
a) Nửa tụng đầu, tụng về dụ “ba cõi có Phật”.
b) 32 tụng rưỡi, tụng về dụ “năm nẻo nguy vong”. 
c) 14 tụng, tụng về dụ “thấy (chúng sinh khổ) bèn đặt ra phương tiện quyền nghi”.
d) 6 tụng rưỡi, tụng về dụ “y theo lời (Phật), tránh khỏi tai nạn”. 
Dụ đầu trường hàng có sáu, nay chỉ tụng hai :
1) Gia chủ.
2) Trạch tướng. 
Trước kia nói rằng ông rưởng giả có nhiều ruộng nương nhà cửa. Ở đây chỉ nói có một nhà lớn, có ba cách giải thích như trước .
*
-Kinh văn : “Nhà đó đã lâu cũ” tới “tường vách đều long lở”. 
Tán rằng : dưới đây là đoạn thứ hai gồm 32 tụng rưỡi, tụng về năm nẻo nguy vong. 
Trường hàng có 4 ý, nay chia làm ba :
- 3 tụng đầu, nói về nhà cửa mục nát nguy hiểm.
- Nửa tụng, nói về người đông đức.
- 29 tụng, nói về tai họa từ các phương dấy lên. 
Chẳng tụng về ý thứ tư là các con du cư. Trong phần nhà cửa mục nát nguy hiểm lại chia làm hai : 
+ 7 câu thuyết minh chung về tam giới ngũ uẩn vô thường.
+ 5 câu thuyết minh riêng về nghĩa sắc thân Vô thường, Vô ngã, Bất tịnh, Không. 
Đây là phần đầu gồm 7 câu :
1. “Nhà đó đã lâu cũ” : nếu bổ dọc mà bàn thì là thức uẩn vô thủy, niệm niệm sinh diệt, giống như huyễn sự, gọi là “lâu cũ”.
2. “Mà lại rất đốn tệ” : nếu cắt ngang mà xét thì thành đốn tệ (hư hoại ngay trong một lúc), chẳng phải là diệt dần dần. “Tệ” có nghĩa là bại, là hoại, tức là hư hoại. 
3. “Nhà cửa vừa cao nguy” : chỉ sắc uẩn vô thường. Lấy nhà thang gác, cao ắt dễ nghiêng, nguy ắt chẳng yên, giống như đám bọt, chẳng kiên cố chắc chắn
4. “Chân cột lại mục nát” : ví với hành uẩn vô thường, niệm niệm đổi thay tàn tạ, nghiệp tận đều chết, nên gọi là “mục nát”ù tồi hủ. “Tồi” là gãy đổ, “hủ” là hủy hoại, ví như cây chuối.
5. “Xà cột đều nghiêng ngã” : Ví với thụ uẩn vô thuờng, đã mất chính thụ thì sao yên được, ví như bọt bóng nổi vậy.
6. “Nền móng đã đổ nát” : cũng tức là hành uẩn. Nghiệp tự gọi là nền móng, vì là chỗ để đặt cái cột mệnh căn. “Đồi” : có nghĩa là sụt lở, sập xuống. “Hủy”: nghĩa như hoại (hư hoại) hành uẩn nhiếp nhiều pháp, nghiệp quả hai thứ khác nhau nên phải dùng hai câu.
7. “Tường vách đều long lở” : là ví với tưởng uẩn vô thường.
* Chữ [ 圮 ] (thường đọc là Dĩ) âm đọc là phiên thiết của hai âm Phụ Mỹ (Phỉ), có nghĩa là huỷ hoại, đổ nát. 
* Chữ [ 坼 ] đọc là Sách, có nghĩa là nứt. Ngọc Thiên giải thích là phân, tức tách ra. 
Bảy câu trên thuyết minh chung về tam giới ngũ uẩn vô thường
*
-Kinh văn : “Đất bùn rơi rớt xuống” tới “đầy khắp những uế tạp”.
Tán rằng : đây là 5 câu dưới thuyết minh riêng về các nghĩa của sắc thân vô thường
- 3 câu nói về vô thường
- 1 câu nói về vô ngã.
- 1 câu nói về bất tịnh.
Do ba nghĩa này cho nên thành Không.
* “Nê đồ” : (Bùn trát, vữa) ví với thịt. Thiết Vận nói : “Đồ” là chỉ lớp lợp, lớp trát ở trên hoặc ở ngoài.
- “Trĩ” [ 阤 ], có nghĩa là sụt lở, đổ nát. Chữ [ 阤 ] đọc là Trĩ. Sách Thuyết Văn có chữ Trĩ [ 褫 ] là rũ áo. Sách Thiết Vận có chữ Trĩ [ 阝多 ] là núi lỡ. Sách Ngọc Thiên nói chẻ củi theo thớ gọi là Trĩ [ 阤 ]. Có bản chép là [ 褫 ] chẳng biết căn cứ vào đâu. 
Nay nên dùng chữ [ 阤 ]. Sách Quãng Nhã giải thích [ 阤 ] có nghĩa là [ 脫 ] Đoạt, đó là phương ngôn, có nghĩa là Hoại. Sách Thuyết Văn nói núi lở gọi là Trĩ [ 阤 ] có khi viết là [ 阝多 ]. 
- “Tranh lợp” (Phú thiêm) : ví với da dẻ, bị rối loạn và sắp bong. Sách Nhĩ Nhã nói : lợp bằng cỏ tranh trắng (Bạch cái) [ 白 蓋 ] thì gọi là thiêm [ 苫 ]. Bện cỏ tranh trắng làm thành các tấm tranh để lợp nhà thì gọi là thiêm [ 苫 ]. 
- “Duyện lữ” [ 椽 木呂 ] (đòn tay, tàu bảy) : chữ [木呂 ] đọc là Lữ, là thanh gỗ đặt ở đầu mút vỉ kèo, nay gọi là “Tước lữ”õ[雀 木呂 ]. Chữ [ 差 ] có hai âm Si và Sai. Chữ [脫 ] có hai âm Đoạt và Thoát.
“Đòn tay, tàu bảy” [ 椽 木呂 ] ví với xương, khớp, gân, mạch, nối liền với nhauvô thường
“Đòn tay (chuyên) xê lệch” : ví với xương cốt vô thường
“Tàu bảy cũng bong (thoát) [脫 ]” : ví với gân, mạch vô thường
Du Già quyển 19 dẫn kinh tụng nói : “có thành, xương làm tường. Gân, thịt là vữa trát. Trong đó có tham, nhuế, mạn, phú để giữ thành”. Từ Thị giải thích rằng : “ thành ấy là chỉ tám thức; xương được coi là gạch đá; gân được coi là dây dợ chằng buộc; thịt coi như vôi vữa đắp trát hình hài để làm tường thành vây kín xung quanh”.
Trong thành này có bốn loại ác pháp giữ thành. Hai loại do tại gia khởi lên đó là Tham và Sân. Hai loại do ngoại đạo khởi lên đó là Mạn và Phú. 
Tại gia do trước dục, ác hành tương ứng, ở trong chính pháp vẫn chẳng tín thụ, huống chi là việc tu thiện, làm sao mà có thể làm được, nếu có khuyên răn giảng giải cho thì lại sinh ra giận dữ, sân nhuế
Ngoại đạo cậy ác thuyết pháp mà sinh kiêu mạn, chẳng thể tự nhiên theo tới chỗ Tam bảo. Tam bảo tới giáo hóa cho họ, thì họ do bị phú chướng che lấp, vẫn chẳng hối lỗi, phát lộ các điều ác, huống hồ làm sao mà còn có thể tin giải tu các thiện pháp. Hai loại thành lũy của tâm ấy ngay đến việc đột nhập còn chẳng thể được, huống chi là việc chiếm lấy làm của mình. 
Kinh Niết Bàn cũng nói : “thân này ví như một tòa thành. Máu, thịt, gân, xương, da bọc ở trên; chân tay là lô cốt chống địch, mắt là lỗ châu mai; đầu là điện đường; tâm vương ở chính giữa, nên lấy thịt làm vữa trát, da làm tấm lợp; gân làm đòn tay, tàu bảy”. Trên đây là chỉ sắc thân là pháp vô thường.
* “Chu chướng khuất khúc” : “Chướng [ 障 ] âm đọc là phiên thiết của Chi Thượng. Sách Thuyết Văn nói : chướng có nghĩa là ngăn cách. Dùng phên mà ngăn cách thì gọi là chướng. Theo sách Ngọc Thiên, chữ [ 障 ] có hai âm Chướng và Chương. Có sách viết là [ 王章 ].
“Chướng” có nghĩa là ranh giới ngăn cách làm cho úng tắc. Đây ví với vô ngã : trong nhà xung quanh có chướng, quanh co khó vượt, cho nên biết rõ là vô ngã. Nếu hữu ngã thì thuần nhất không có sự quanh co, cũng không có chướng ngại.
“Uế tạp đầy khắp” : ví với bất tịnh vì như thân Dục giới đầy rẫy ba mươi sáu vật. 
Do ba nghĩa Vô thường, Vô ngã, Bất tịnh này, nên cũng thành Không.
*
-Kinh văn : “Có đến năm trăm người
Đang dừng ở trong đó”. 
Tán rằng : đây là tụng về người ở đông đúc.
*
-Kinh văn : “Chim Ó, ưng, diều, cắt” tới “cũng hoành hành xông xáo”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ ba có 29 tụng nói về các phương tai họa dấy lên. Chia làm ba phần :
g 17 tụng rưỡi đầu là thuyết minh chung về tướng biến quái của trùng quỹ .
g 10 tụng rưỡi thuyết minh riêng về lý do phân khởi trùng tạp của trùng quỷ.
g 1 tụng cuối : kết thành nạn trên.
Thuyết minh chung về biến quái, tức là phân tích chung về mười tướng phiền não. Thuyết minh riêng về phân khởi, tức là thuyết minh riêng về Hoặc tướng của tam giới
Trường hàng tai khởi chỉ thuyết lửa thiêu. Nay thêm trùng quỷ, thuyết các ác tướng vì muốn khiến các chúng sinh ghét sợ sâu sắc. Như ba thứ độc v.v… cần phải chê trách, cho nên đặt ra đủ thứ tên. 
Trong phần đầu lại chia làm ba :
- 6 tụng thuyết minh về chim quái, trùng độc, vì hơi trì độn, nên ví với năm thứ là tham v.v…
- 10 tụng thuyết minh về thần linh quỷ dị vì nhanh nhẹn hơn, nên ví với ngũ kiến.
- 1 tụng rưỡi kết luận chung về hai mục này. 
Trong phần đầu này có hai : 5 tụng rưỡi là thuyết minh riêng, một nửa tụng là kết luận
Văn đầu chia năm :
1) Nửa tụng đầu dụ về Tham.
2) Một tụng rưỡi dụ về Sân.
3) Một tụng dụ về Si.
4) Một tụng dụ về Nghi.
5) Một tụng rưỡi dụ về Mạn. 
Đây là phần đầu và phần thứ hai. Trong này phối thuộc, không có giáo văn riêng, cứ theo hành tướng tương ứng thì nghĩa phối hợp với nhau, thuận theo thời cổ là như thế, Luận vốn chẳng giải thích, vì lý chẳng cần thế, nghĩa phù thuận, nên không hẳn chẳng phải như thế.
Tham ái có bốn :
1) Hiện hữu ái. 3) Tham hỉ câu hành ái.
2) Hậu hữu ái. 4) Bỉ bỉ hỉ lạc ái. 
Đều căn cứ vào hành tướng riêng, vì thể hiện ra có thể thấy được.
Cắt, Ưng, Ó, Diều : theo thứ tự mà phối với thượng phẩm Tứ ái. 
Quạ, Thước, Cưu, Câu : thì theo thứ tự mà phối hợp với hạ phẩm Tứ ái. 
Hoặc là Tính độn tham, Hiện quái tham, Đại lực tham, Động thân tham, Phi pháp tham, Phát ngữ tham, Ty hạ tham, Đa dâm tham theo thứ tự mà phối hợp với tám loại chim dữ trên. Tám loại chim trên phần nhiều là tham lam nên lấy làm ví dụ. 
• Sân dụ có mười một thứ :
1/ Con Nguyên xà. Chữ [蛇] có âm đọc là Nguyên, còn có âm là Ngoan. Theo Kinh Di Giáo thì đó là Hắc đoản xà. Về từ “Huyền nguyên” trong Hán thư, Vi Chiêu giải thích “Huyền”là đen; “Nguyên” là con thằn lằn (Tích dịch). Thôi Báo giải thích đó là con Xà y, con to dài ba thước, màu đen nhánh, giỏi chài người. Loại này có bốn tên gọi khác nhau : gọi là Vinh nguyên, Tích dịch, Yển diên và Thủ cung. 
Sách Ngọc Thiên nói đó là con Xà y, ở nhà thì gọi là con Thủ cung, ở đầm thì gọi là con Yển diên. Căn cứ vào đó thì lẽ ra Kinh Di Giáo phải gọi là con Hắc nguyên, nhưng lại viết lầm là chữ Xà (rắn). Nay giải chữ Nguyên [螈] có hai nghĩa : một là con Tích dịch, hai là con Hắc đoản xà. Cho nên Kinh Di Giáo nói rằng : “Rắn ngủ ra rồi mới ngủ yên được”. Nên kinh đó chẳng phải là viết sai song gọi là Hắc nguyên thì chẳng phải là Vinh nguyên, có chỗ chép là Nguyên [黿] chỉ loài thuỷ trùng tính hung ác (chữ Nguyên này là con giải) xét về lý cũng chẳng đúng vì bản đó là Nguyên thuộc bộ Mãnh [黿], chẳng phải là chữ Nguyên thuộc bộ Trùng [螈] như ở đây.
2/ Rắn : chỉ các loài rắn thường.
3/ Con Phúc xà, sách Nhĩ Nhã nói : Phúc xà là loại Nguyên xà, bề ngang tới ba tấc, đầu to như ngón tay cái, từ vùng Giang Hoài trở về nam gọi Nguyên xà là Phúc xà, có răng, rất độc, trên mũi có vòi, còn gọi là Phản tỵ xà, sắc như vằn thao đen, giữa vằn có mào, con to dài tới bảy tám thước, trích vào tay thì đứt rời tay, vùng Lĩnh Nam có nhiều rắn này.
4/ Bò cạp.
5/ Rết. Sách Tự Lâm gọi là con Tức thư, rất có khả năng trị được rắn. Loại mình xanh lục chân đỏ thì tốt (dùng làm thuốc), loại chân vàng thì chẳng dùng được. Người ta thường hay đốt để khiến chân nó thành đỏ, đó chẳng phải là thứ thật.
6/ Con Do diên. Con to loại này ở vùng Giang Nam gọi là Ngô công.
7/ Con Thủ cung. Vùng Sơn Đông gọi là con Thúc mịch, từ Thiểm trở về phía tây gọi là con Bích cung, lấy máu của nó bôi vào tay phụ nữ, nếu có tư tình thì rửa không sạch, nên có thể dùng nó để giữ nhà, vì vậy gọi là thủ cung. Còn nói rằng : ở đá thì gọi là Tích dịch, ở đầm thì gọi là Yển diên, ở nhà thì gọi là Thủ cung, tên gọi chung là Vinh nguyên.
8/ Con Bách túc.
9/ Con Dứu. Sách Thiết Vận nói : tên loại trùng giống tựa con chuột thì viết là [ 鼬 ] Dứu, tên loại thú giống tựa con vượn thì viết là [ 貁] Dứu.
* Sách Ngọc Thiên nói rằng con Dứu [貁] giống như con chồn hay bắt chuột, khác với giải thích của Thiết Vận. Con Dứu giống như con chuột xù nhưng ăn thịt chuột. Cũng gọi là con Sinh thử. Vì kinh này có bản chép là [ 鼬 ], có bản chép là [貁], theo Tự Lâm thì viết là [犭穴 ], cổ văn viết là [虫隹] chẳng những có âm đọc là Dứu, còn có âm đọc là Dụy, là tên gọi của con kiến. 
Bình Sơn Hải Kinh nói : “Lịch sơn có nhiều con Dụy”. Quách Phác giải thích nói rằng : con này giống con đười ươi mặt to, màu đen bóng đuôi dài bốn năm thước, giống như đuôi rái cá nhưng đầu có hai chẽ, khi trời mưa thì nó tự treo ngược lên cây, lấy đuôi mà bịt lỗ mũi. Vùng Giang Đông nuôi loại này để nó bắt chuột, loại này nhanh khỏe.
* Sách Nhĩ Nhã nói : con Dụy mũi hếch, đuôi dài. Nay theo Thiết Vận, viết là [貁 ]. Đây là loài vượn, hình dáng giống như loài chó, loài này tính không ác nên không lấy. Nên lấy chữ Dứu bộ Thử [鼬 ] đồng âm với chữ [貁 ]. Đây là loài cùng loại với con Hoàng yêu, tính hay sát thương, hình nó nhỏ. Theo cổ văn thì viết là [ 虫隹 ], nếu theo Ngọc Thiên thì viết là[豸虫 ] . Theo Tự Lâm thì viết là [貁 ]. Có bản chép là [犭虫 ], chẳng biết căn cứ vào đâu.
10/ Con Chồn : còn gọi là Dã miêu. 
* Nên viết là [貍 ], không có chữ [狸 ] (Ly). Sách Thuyết Văn nói : chữ này thuộc bộ Trĩ [豸 ], âm đọc quan hệ với chữ Lý [里 ].
11/ Con Hề thử (chuột nhắt). 
* Thuyết Văn giải thích đó là Tiểu thử (chuột nhắt). Sách Ngọc Thiên nói rằng loại này có nọc độc, ăn thịt người và chim muông, dẫu bị ăn hết mà chẳng biết đau. Sách Xuân Thu gọi là con Thực Giao ngưu giác. Nay gọi là con Cam khẩu thử. 
Các loài có nhiều độc hại này ví với Sân, vì sân có các biệt tướng duyên vào 10 sự mà nảy sinh :
1) Kỷ thân (bản thân mình).
2) Sở ái hữu tình (loài hữu tình mà mình yêu).
3) Phi ái hữu tình (loài hữu tình chẳng được yêu).
4) Quá khứ oán thân.
5) Vị lai oán thân.
6) Hiện tại oán thân.
7) Bất khả ý cảnh (cảnh chẳng vừa ý).
8) Ghen ghét.
9) Túc tập (thói cũ).
10) Tha kiến. 
Nói k chung thì Sân có 1, mà biệt hành có 10, phối hợp với 11 loại trên.
Phẫn, hận v.v… trong Tùy phiền não gọi là các loại ác trùng, gặp duyên sinh khởi thì gọi là “hoành hành xông xáo”. 
Thêm nữa, dưới đây nêu 11 loại sân :
1. Mãnh lợi sân.
2. Bị não sân.
3. Báo oán sân.
4. Hiện tướng sân.
5. Hại độc sân.
6. Bất đoạn sân.
7. Tật đố sân.
8. Phiền uyển sân.
9. Tư thiết sân.
10. Tổn sát sân.
11. Tiềm kế sân.
Theo thứ tự ví với 11 loại ác trùng trên. 
“Hoành hành xông xáo” là kết luận về sân nói trên.
*
-Kinh văn : “Chỗ thối tha cứt đái” tới “mà tụ tập trên đó”.
Tán rằng : đây là ví với Si, 36 vật như nước tiểu, phân v.v…, Si tăng thượng nên chấp trước coi thân mình là quý báu như con bọ hung tụ tập ở chỗ nhơ ác mà chẳng biết là bất tịnh, đam mê sinh tử, ngu cả ba thời khởi chín trong mười loại (9/10), nên gọi là Các trùng, vì có nhiều loại. 
Du Già quyển 9 nói : chỗ thối chẳng thể ưa thích, rất đáng khinh ghét.
* “Thối” (xú) là ác khí. Chữ [ 處 ] nếu đọc là xử, có nghĩa như tức. Ác xử : tức là “ác xử tức” là mùi hôi thối. Sách Thiết Vận nói chữ này đọc là “Si thứ phản” (Xử). Ngọc Thiên giải thích là Cư (ở, chỗ ở), nghĩa như Chỉ (dừng, ở). Đọc khứ thanh, tức đọc là Xứ, chỉ “Tiện ác xứ sở” (chổ tiêu tiểu bẩn thỉu).
*
-Kinh văn : “Cáo, sói, cùng dã can” tới “xương thịt bừa bãi ra”. 
Tán rằng : đây là dụ về nghi. 
* Chữ [ 狐 ] đọc là “hồ”. Ngọc Thiên giải thích rằng đây là loài yêu thú, quỷ hay ốp vào.
Hồ (cáo), có ba đức tính :
1) Màu nó trung hòa.
2) Trước nhỏ sau to.
3) Chết vẫn giữ gò. 
“Dã can” : lông màu vàng xám, giống như chó, thường đi thành đàn, rú lên về ban đêm giống như chó sói, có thể leo lên cây làm ổ chỗ cây cao tại ghềnh đá chon von. 
“Hồ” thân hơi to, “Dã can” nhỏ hơn. Hai loại này hình dáng giống nhau, chỉ khác nhau về cở to nhỏ. Cho nên Thiền kinh nói rằng : thấy một con “Dã hồ” lại thấy con “dã can”, con lang có thể biết được. Đây là nghi Tam bảo, tam thế, tam giới, cho nên thuyết ba loài thú trên. 
* Chữ [咀 ] đọc là Thư, còn đọc là Sử. Chữ [ 嚼 ] đọc là Tước. Sách Ngọc Thiên giải thích chữ [咀 ] Thư có nghĩa là nhấm nháp, nhâm nhi. Có chỗ viết là [齟 ]. Còn Tước [嚼 ] có nghĩa là cắn, nhai, ăn. Ngậm mà nhai gọi là Thư [咀 ]. Cắn mà nhai thì gọi là Tước [嚼 ].
Xỏ chân vào giày thì gọi là Tiễn đạp [ 踐 蹋 ] còn có nghĩa là giày xéo, chà đạp. Làm đứt gân cốt thì gọi là Tệ [ 齒齎 ]. Làm tổn thương da thịt thì gọi là Khiết [ 齧 ]. Chữ [ 齒齎 ] đọc là Tệ. Ngoạm tới răng thì gọi là Tệ [口齊 ], còn chữ [ 齒齎 ] không biết có xuất xứ từ đâu. Sợ răng kinh bản đã chép sai chữ [ 口齊 ] thành [ 齒齎 ]. Đúng ra phải chép là [ 口齊 齧 ] Tệ khiết (1)
Cắn mà lôi đi thì gọi là Tệ [ 齒齎 ]. Chữ này còn đọc là Tiệt [截 ] không rõ xuất xứ. Chữ [齧 ] đọc là Khiết. Nghĩa như Phệ, Giảo [ 噬 , 齒交 ] nhai nhiều lần thì gọi là Khiết (nghiến ngấu), cắn ngập răng thì gọi là Tệ [口齊 ].
Do đó mà xương thịt mới tới mức vung vãi bừa bãi. Nghi mà phát ra miệng thì như cắn như nhai, tâm nghi đế lý thì như giày xéo giẫm đạp. Nghi nhuyễn pháp của Khổ Tập thì như cắn đến ngập răng, nghi kiên pháp của Diệt Đạo thì như cắn xé làm tổn thương da thịt, do đó mà cái thây sinh tử bị vương vãi bừa bãi.
*
-Kinh văn : “Do đó mà đàn chó” tới “những biến trạng như vậy”. 
Tán rằng : một tụng rưỡi đầu dụ về mạn, nửa tụng sau là kết luận
Mạn có nhiều thứ nên gọi là “đàn chó”, phần nhiều do nghi mà sinh ra, nên nói là “do đó”.
* Chữ “Bác” có nghĩa là đánh, đập. “Toát” có nghĩa là cầm lấy, giữ lấy. Chữ [ 搏 ] đọc là Bác, nghĩa là đánh bằng tay. Sách Ngọc Thiên giải thích là đập ([拍 ] :phách), vỗ ([扌府 ] : Phủ). Chữ [ 撮 ] đọc là Toát, có nghĩa là lấy bằng tay. Sách Thích Danh nói : “Toát” có nghĩa là (lấy) hết, ý nói tạm thời lấy hết (Toát). Sách Ngọc Thiên và sách Tứ Khuê nói : “Toát đồng” có nghĩa là dùng ba ngón mà tuốt. Cầm vào tay rồi tuốt, đọc là Toát, nay chẳng phải nghĩa đó. 
Làm cao lấn át người khác thì gọi là Bác [ 搏 ]. Hòng người theo mình thì gọi là Toát [ 撮 ]. 
Thói Ty liệt mạn : mình chẳng bằng người, như kẻ đói vì cứ ngóng ngớp hoài. Tâm tuy cao nhưng lại run sợ thì gọi là “chương hoàng” (hồi hộp). Chỗ nào cũng có thì gọi là “xứ xứ” (chốn chốn, khắp chốn). Tâm thường xuyên chẳng cho là đủ, như người cầu được ăn, đó đều là tướng Ty mạn. Tâm mạn khinh miệt người khác thì gọi là “đấu tranh”. Thân khởi mạn tướng thì gọi là Trá.
* Chữ [樝 ] đọc là Tra, sách Thích Đanh nói Tra là bốc, có nghĩa là thò cả năm ngón tay ra mà bốc lấy. Sách Ngọc Thiên giải thích Tra [ 樝 ] là dùng cả năm ngón tay mà bắt mà đánh. Cũng có nghĩa là nắm lấy. Sách Thiết Vận thì nói chữ này có nghĩa là lấy ngón tay mà ấn đùa.
Chữ [ 掣 ] có âm đọc là Xiết, Tự Thư giải thích là kéo, Ngọc Thiên giải thích là kéo rồi lại buông ra. Còn đọc là Xích, có nghĩa là kéo lê, có nghĩa là dùng năm ngón tay bắt lấy mà kéo lê, dùng ngón tay nắm vào mà co kéo. Hoặc kéo rồi lại ngả về phía trước thì gọi là Tra [樝 ], vì phải cuối thấp xuống hướng tới người khác. Lôi về phía sau thì gọi là Xiết [掣 ], ví Ngã mạn như kẻ nằm mà lôi về phía sau vậy. Có chỗ chữ Tra viết là [ 齒樝 ], sách Thuyết Văn giải thích là răng chẳng ngay, chẳng phải nghĩa này.
Nói ra lời kiêu mạn thì gọi là “ngãi sãi cao phệ”. Lộ cả môi răng thì gọi là “ngãi sãi”. Gầm rống oang oang thì gọi là “cao phệ” (như chó sủa ông ổng). 
* Chữ [口涯 ] đọc là Ngãi, chỉ chó cắn nhau. Chữ [齒此 ] đọc là Sãi, vốn có nghĩa là răng chẳng ngay thẳng, còn viết là [齒此 , 齒樝 ] há miệng nhe răng thì gọi là “sãi ngãi”. Lại chẳng biết chữ [口紫 ] Sãi này từ đâu mà ra.
“Cao” là tiếng gầm của gấu, hổ. Sách Ngọc Thiên giải thích “Cao” là Bào [ 咆 ] (gầm rống), như khóc mà gào lên. Đây là kết luận về ngôi nhà ấy biến trạng đáng sợ như vậy.
*
-Kinh văn : “Khắp nơi đều có những” tới “nuốt ăn cả thịt người”. 
Tán rằng : dưới là 10 tụng thuyết minh về thần linh quỷ dị, ví với ngũ kiến, chia làm năm :
3 ' tụng rưỡi đầu dụ về tà kiến.
' 2 tụng rưỡi dụ về giới thủ.
' 1 tụng rưỡi dụ về thân kiến.
' Nửa tụng dụ về kiến thủ.
' Hai tụng dụ về biên kiến.
Trong phần đầu lại chia làm hai :
i 1 tụng tổng dụ về tự thể tà kiến.
i 2 tụng rưỡi dụ về hành tướng sai biệt.
Đây là phần đầu.
* [ 魑 ] đọc là Ly, [ 魅 ] đọc là Mỵ. Thuyết Văn, Ngọc Thiên giải thích đó là Lão vật tinh. Theo từ ngữ thông tục văn thì : quái ở núi đầm gọi là ly mỵ. Tây Kinh phú của Trương Bình Tử nói rằng : thần núi hình giống hổ gọi là Ly. Thần đầm hình người đầu lợn có đuôi gọi là Mỵ.
[ 魍 ] đọc là Võng, [ 魎 ] đọc là Lưỡng. Theo từ ngũ thông tục thì : gỗ đá biến thành quái gọi là võng lưỡng. Xuân Thu và Ngọc Thiên nói : đó là thủy thần
Thêm Dạ xoa, ác quỷ. Tổng cộng có năm loại để ví với tà kiến duyên bát ngũ môn, duyên bát ngũ pháp. Tâm, tâm sở v.v… có năm hành tướng đó là báng nhân quả, tác dụng thực sự và phi tứ kiến. Các tà kiến khác làm tổn thương thiện pháp, hủy hoại ruộng lành. Chỗ nào cũng sinh thì gọi là “khắp nơi đều có”. Tổn hại rộng lớn như ăn thịt người.
*
-Kinh văn : “Các loài trùng độc dữ” tới “đều tự tàng hộ vậy”. 
Tán rằng : dưới là 2 tụng rưỡi nói về hành tướng sai biệt của tà kiến, trong đó chia làm hai :
o 1 tụng đầu nói rõ do tà kiến sinh độn phiền não, lại do phiền não mà sinh tà kiến.
o 1 tụng rưỡi sau nói rõ do tà kiến mà sinh ra các ác kiếnbất thiện hành.
Đây là phần đầu. Các phiền não khác gọi là Trùng thú. 
* Chữ [ 孚 ] đọc là Phu. Sách Ngọc Thiên giải thích là mái nằm phủ phục, là ấp trứng, là sinh. văn thông tục đọc là Phu, từ trứng nở ra thì gọi là Phu. Sách Quãng Nhã nói : Phu là sinh nở. Đó là câu như phương ngôn nói gà ấp trứng mà chưa nở vậy.
Chữ [ 乳 ] đọc là Nhũ, còn gọi là Nhu. Thương Hiệt, Ngọc Thiên nói : Nhũ là nuôi con vậy. Chữ Sinh [ 生 ] tuy có hai âm bình, khứ, nhưng nên đọc là âm bình. Ngọc Thiên nói : Sinh sản có nghĩa là tiến thêm vậy. Sinh dưỡng là tạo ra vậy. Nhân vật tạo biến thì gọi là Sinh. Sản [ 產 ] cũng là sinh. Chim ấp trứng thì gọi là Phu [孚 ], thú nuôi con thì gọi là Nhũ [ 乳 ]. Do tà kiến nên sinh ra các phiền não, cũng như phu nhũ. Sinh các phiền não cũng ví như “sản sinh”.
Các thứ phiền não duyên vào năm loại tà kiếnlần lượt nảy sinh thì gọi là “đều tự tàng hộ”. Theo từ ngũ thông tục thì “tàng hộ” có nghĩa là “tư dưỡng”. Hoặc là các phiền não ví với các loại trùng thú, sinh trưởng tà kiến thì gọi là “tự tàng hộ”.
*
-Kinh văn : “Quỷ dạ xoa ùa tới” tới “thật rất là đáng sợ”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh do tà kiến mà sinh ra các ác kiếnbất thiện hành.
Các ác kiến v.v… ví như dạ xoa ngày ngày tăng trưởng gọi là “ùa tới”. Nhân khởi phiền não, lại sinh ác hành gọi là “tranh cướp mà ăn”. Ăn là nghĩa tư trưởng, nên ác thân hành mãn gọi là “ăn đã no”. Tà kiến càng nhiều gọi là “ác tâm càng mạnh”, rồi thể hiện ra lời nói gọi là “tiếng đấu tranh”. Ba nghiệp ác hành tà kiến tăng thêm, tổn hại càng nhiều thì gọi là “rất đáng sợ”. Cho nên do tà kiến mà sinh ra tam ác hành, chẳng phải do tà kiến đích thân phát ra thân ngữ. Nhân thế viễn sinh, nên thuyết như vậy.
*
-Kinh văn : “Những quỷ Cưu bàn đồ” tới “nô đùa chơi phóng túng”.
Tán rằng : dưới đây là 2 tụng rưỡi, dụ về giới thủ. Trong đó chia làm hai :
z 1 tụng rưỡi đầu, dụ tổng hành tướng.
z 1 tụng sau, dụ biệt hành tướng.
Đây là phần đầu.
Các thày xưa thoạt tiên đều không có chính văn, phần nhiều lấy tiểu thừagiải giới tướng. Nay y vào văn mới mà giải theo nghĩa đại thừa, học giả nên biết. 
“Cưu bàn đồ” : là loài quỷ đáng sợ, loài này ví với giới thủ. Cố chấp tùy thuận các kiến, giới cho nên chẳng duyên vào pháp khác, như ngồi bệt trên đống đất. 
* Tự Lâm nói : “Tuân” là ngồi xổm. [ 踞 ] đọc là Cứ, là ngồi bệt chân buông thõng. [ 埵 ] đọc là Đóa là nắm đất nhỏ, là đất cứng. Ngọc Thiên đọc là Đoa : đống đất nhỏ, cũng có nghĩa là đất rắn, cũng đọc là Đôi : là gò đất. Không đúng.
Nếu chỉ chấp giới làø thắng hơn, từ đó sinh ra chấp thủ thì gọi là “lìa đất một thước”. 
Chấp cái việc tuân theo giới cấm là thắng (hơn), từ đó sinh ra chấp thủ thì gọi là “lìa đất hai thước”. 
Hoặc là, chấp giới thằng (hơn) thì giống như “lìa đất một thước”. Còn chấp giới là nhâ để sinh thượng giới, thì giống như “lìa đất hai thước”.
Giới thủ ắt phải đủ hai tướng này. Nếu không thì thuộv vềø tà kiến, chẳng cần tách riêng ghép với thượng giới nhị thủ, vì chẳng thuyết về các Hoặc khác thông với thượng giới, mà chỉ nói về cái chấp hân cầu cái quả Diệtû thuộc về xuất thế
Tới sinh ở cõi người cõi trời thì gọi là “Vãng”. 
Quay lại chìm đắmác đạo thì gọi là “Phản”. 
Thường chìm đắm trong vòng sinh tử, phí công khổ hạnh thì gọi là “Du hành”. 
Chấp giới là tối thắng, trái ngược chính đạo thì gọi là “phóng túng” (túng dật).
Chấp giới là chính nhân, nhiễm trước sinh tử thì gọi là “nô đùa” (hi hí).
*
-Kinh văn : “Nắm bắt hai chân chó” tới “dọa chó để tự vui”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh riêng về hành tướng của giới thủ
Niết bàn giải thoátngoại đạo mong cầu chẳng phải là thắng pháp thật sự.
Sinh tử đáng ghét ví như con chó, được giới cấm đó giống như hai chân, là Niết bàn nhân, nên ví như chân. 
Giới và Cấm tách ra nên gọi là hai. Hoặc chấp là thắng là nhân nên gọi là hai. 
Cố chấp giới cấm như bắt chân chó. Chấp trước vào giới cấm rồi hành trì tuân theo đó, ví như nắm chân chó rồi quật ngã nó.
* [ 撲 ] đọc là Phác : có nghĩa là quật ngã. Thông tục văn gọi là tranh giành mà ngã thì gọi là Phác, có bản viết là [ 扑 ] (Phác), có nghĩa là đánh. Ngọc Thiên giải thích là kích (đánh), có nghĩa là đánh bằng tay. Đây chẳng phải nghĩa này, cũng chẳng phải là chữ [ 扑 ].
Đề cao khổ hạnh và loại Niết bàn để chỉ cho chúng sinh ví như khiến chó la thất thanh. 
Chấp trước cho rằng giới cấm như vậy có thể tới được Niết bàn, giống như chân chó đặt lên cổ chó.
Yên chí theo cách này rồi tu khổ hạnh để cầu Niết bàn, giống như đùa nghịch dọa cho chó sợ ; mãi nghịch không bỏ, tuy khổ mà vẫn bảo rằng sướng, để thỏa thích tình mình, nên gọi là tự lạc (tự lấy làm vui).
*
-Kinh văn : “Lại còn có các quỷ” tới “gào thét đòi thức ăn”. 
Tán rằng : đây là dụ về thân kiến
Thâ kiến cùng với sinh thân (câu sinh khởi), là tâm hành từø thời vô thủy đến nay lúa nào cũng có, cho nên gọi là “trường đại”.
Phân biệt khởi cùng tính bất thiện, không biết hổ thẹn thì gọi là trần truồng (lõa hình). “Lõa” có nghĩa là lộ ra, vì không biết hổ thẹn.
Bị vô minh che, thì gọi là đen. Mê không đúng chính lý thì gọi là gầy. 
Kiên chấp ngũ uẩn, chẳng hề tạm ngừng thì gọi là “thường trụ trong” 
Các phiền nãûo nhân đó mà khởi lên. 
“Ngã ngữ thủ” nhân đó mà sinh thì gọi là “phát ác thanh”.
Chốn chốn đều khởi, ngã kiến càng lớn, ví như các quỷ kêu đòi thức ăn.
*
-Kinh văn : “Lại còn có loại quỷ
yết hầu nhỏ như kim”. 
Tán rằng : đây là dụ về kiến thủ.
Có loại quỷ đầu nó như núi, yết hầu rất nhỏ, nhỏ như cái kim, chẳng thể ăn vào. 
Kiến thủ cũng thế. Chấp tự kiến là nhân là thắng, cho là to như núi, chẳng thụ tha kiến, như kim cực nhỏ.
*
-Kinh văn : “Lại còn có loại quỷ” tới “hoặc ăn cả thịt chó”. 
Tán rằng : dưới đây là 2 tụng về biên kiến. Chia làm hai :
- Tụng đầu dụ về hành tướng chung.
- Tụng sau dụ về hành tướng riêng.
Đây là phần đầu.
Đầu như đầu trâu, đầu có hai sừng. Mỗi sừng là một biên kiến, hai sừng là thường kiếnđoạn kiến.
Thường kiếnđoạn kiến ắt y vào ngã kiến, sau mới khởi lên, như y vào đầu trâu mà có hai sừng.
“Hoặc là ăn thịt người” đó là dụ ví với đoạn kiến, vì vậy gây tổn hại rất nặng cho thiện pháp do đoạn kiến
“Hoặc ăn cả thịt chó” : đó là dụ ví với thường kiến, vì chẳng phương hại đến việc nảy sinh thiện pháp, chỉ gây tổn hại nhỏ, nên giống như ăn chó.
*
-Kinh văn : “Đầu tóc rối bù lên” tới “chạy cuống quít kêu la”. 
Tán rằng : đây là dụ về hành tướng riêng của biên kiến.
Nhân biên kiến này mà sinh ra 47 kiến trong số 62 kiến. 
Dụ như “tóc rối bù” : vì kiến này cùng các kiến của ngoại đạo bài xích lẫn nhau.
Dụ như “tàn hại hung hiểm” : vì vọng kiến của ngoại đạo gọi là hung hiểm. Hung hiểm có nghĩa là hung ác hiểm trở.
Vì không có cơm chính giáo, và nước chính lý để nuôi dưỡng khôn lớn, cho nên ví như “bị đói khát thúc ép”.
Nội tâm cũng thế, cho nên phát tiếng ra lời nói kế chấp, dụ như “kêu la”.
Thân vội theo đó mà hành động, cho nên dụ như “chạy cuống quít” (trì tẩu).
*
-Kinh văn : “Dạ xoa cùng quỷ đói” tới “thật đáng sợ vô cùng”. 
Tán rằng : đây là kết thành. 
ngoại đạo khởi phiền não hư vọng điên đảo nên như dạ xoa, quỷ đói. 
tại tục khởi phiền não, đam trước, vô tri, nên như các chim muông ác. 
Đó là nhắc lại những điều đã thuyết minh ở trên. Do khởi các thứ đó, cho nên chẳng thông đạt chính lý, nghèo không trí tuệ như bị đói quá. Tại tục khắp bốn vị : sinh, lão, bệnh tử, chỗ nào cũng gặp ác duyên, cho nên sinh Hoặc, như đói quá cuống quít hướng ra bốn hướng (cơ cấp tứ hướng). 
Ngoại đạo chẳng có thể nhìn đúng cửa Niết bàn nhân, chỉ tu sằng khổ hạnh mà quán chính lý giống như nhìn cửa sổ, mà chẳng chính hành, cho nên dụ như “rình xem nơi cửa sổ”. 
“Rất nhiều nạn như vậy,
Thật đáng sợ vô cùng”.
Thuyết qua khổ hoặc, các nạn còn thế, huống hồ các ác nghiệp, lý dụ làm sao kể xiết được. 
*Chữ khuy [ 闚 ] còn viết là [ 窺 ] có nghĩa là dòm. Phàm là nhìn trộm, vùng Nam Sở đều gọi là Khuy (dòm).
*
-Kinh văn : “Nhà này cũ mục nát” tới “lửa cháy đều hừng hực”. 
Tán rằng : dưới là 10 tụng rưỡi thuyết minh riêng về nguyên do khiến trùng quỷ nhao nhao khởi lên. Có ba phần :
- 2 tụng đầu nói rõ : chủ có nhà thì không có tai họa, chủ vắng nhà thì tai họa xảy ra.
- 1 tụng sau nói rõ : do bị lửa thiêu mà nhà cửa bị sụp đổ.
- 7 tụng rưỡi cuối : tiếp theo họa này là trùng quỷ ùa ra quấy nhiễu.
Đây là phần đầu.
* Chữ [ 屬 ] đọc là Chúc, chúc nghĩa như “do chúc” : “do có liên quan”. 
Ý nói Bồ tát nhân vị tại nhà, tới khi thành Phật rồi ở tại thế gian làm lợi cho vật, nên sinh tử phiền não tai nạn liền hết. Phật nhập Niết bàn, Bồ tát ẩn mất, lợi ích cho vật cũng mất, sinh tử phiền não tai nạn mới nảy sinh. Cũng giống như chủ ở trong nhà thì sửa sang quản lý, đôn đốc con cái, nên tai nạn chẳng sinh. Chủ nếu lìa nhà, không ai sửa sang không ai đôn đốc, con cái phóng dật nên tai họa nảy sinh, nhà bị sụp đổ.
Bởi vậy tòa nhà tam giới nếu như có Phật thì tai nạn chẳng sinh, nếu không có Phật thì tai nạn mới xảy ra, cho nên nói là “liên quan đến một người”, đó là dụ ví với Phật Bồ tát vậy. Chẳng do ngoại đạo, chỉ do Phật pháp, nên nói là “một người”. 
Thêm nữa [ 屬 ] còn đọc là Thuộc, có nghĩa là nhiếp thuộc. Ba cõi đều là của Phật, cho nên nói Phật là chủ và đều thuộc Phật. 
“Người đó thân cận xuất” : nhập Niết bàn, ẩn ly tam giới sinh gọi là “thân cận xuất”.
Như nhà không chủ, “bỗng nhiên bùng cháy” : đây là dụ cho các phiền não tổn hại thân khí, như lửa làm tổn hại nhà cửa. Phải dùng chữ Thuộc [ 屬 ]. Không có lý do gì mà có, thì gọi là “bỗng nhiên bùng cháy”. 
Từ sinh đến tử, mọi chỗ đều khởi lên thì gọi là “bốn phía đồng một lúc”. 
Nhân đó mà phát sinh vô lượng ác nghiệp, nên gọi là “lửa cháy đều hừng hực”.
*
-Kinh văn : “Rui xà và kèo cột” tới “tường vách đều đổ sập”.
Tán rằng : do lửa đốt cháy, nhà cửa sụp đổ.
“Rui xà” : chỉ thụ uẩn. “Kèo” như khớp xương, chỉ sắc uẩn. “Cột” chỉ hành uẩn
“Tiếng nổ ” : là dụ cho sinh khổ
* [ 爆 ] đọc là Bạo, chỉ lửa cháy dữ dội; còn đọc là Pháo. Thuyết Văn giải thích là rang (Chước [ 灼 ]). Ý nói như bị rang (nôå) tung tóe ra. Theo Ngọc Thiên, chữ này có ba âm : Bạo, Bộc, Pháo. Có nghĩa là rang, phơi hong cho nóng. Cũng viết là [ 曝 ] có nghĩa là bùng lên, thời xưa viết là [暴皮, 曝 ] hai dạng khác nhau, nhưng âm nghĩa như nhau.
“Chấn động nứt toác” (chấn liệt) : ví với lão khổ. “Chấn” [ 震 ] có nghĩa là kinh động. Lão khổ tại thân như sấm kinh động rất đáng sợ. Hoặc viết là [ 振 ].
“Tàn phá” (tồi chiết) : ví với bệnh khổ, tàn phá thân mệnh, làm yếu người khoẻ. 
“Rơi rụng” (đoạ lạc) : là dụ ví với tử khổ, vì hoại thọ mệnh
Sinh lão bệnh tử đều ví như cột, cùng là hành uẩn vô thường, ở cuối ba uẩn, trước tưởng uẩn. Thuyết minh về bốn tướng tức là muốn thuyết minh sinh lão bệnh tử ở khắp năm uẩn
“Tường vách sụp đổ” : ví với tưởng uẩn nội ngoại vô thường
Trên đây là thụ, sắc, hành, tưởng bốn uẩn vô thường ở tại ngôi nhà thức (thức uẩn dụ như ngôi nhà). 
Đoạn văn trước đã nói rõ : Trong nhà lửa cháy, thuyết minh chung về năm uẩn có sinh, lão, bệnh, tử, vô thường bại hoại, rất đáng chán ngán lo ngại.
-Hỏi : tai nạn trong nhà đều là phiền não, cớ sao có khi nói là lửa, có khi lại nói là trùng, quỷ?
Đáp : thiêu đốt thân tâm thì ví là lửa ; vô tri mà gây tổn hại thì ví với trùng, quỷ. Muốn khiến cho thật lo sợ chán ghét, cho nên dùng đủ mọi cách ví dụ.
Thức là chỗ sở y, ví với nhà cửa. Phiền não y vào đó y khởi lên, nên ví với lửa và trùng. Bốn uẩn đều là năng y, nên nói là do lửa hủy hoại làm rơi rụng, chẳng nói đến trùng quỷ, vì (trùng quỷ) cũng y vào lửa mà ngao du.
*
-Kinh văn : “Các loại quỷ thần thảy” tới “chẳng thể tự ra được”.
Tán rằng : dưới là 7 tụng rưỡi nói rõ : nối tiếp liền với tai họa này, trùng quỷ ùa ra quấy nhiễu. Có ba phần :
- 1 tụng rưỡi là dụ về tai hoạ của Dục giới.
- 3 tụng rưỡi là dụ về tai hoạ của Sắc giới.
- 2 tụng rưỡi là dụ về tai họa của Vô sắc giới.
Đây là phần đầu. 
“Các quỷ thần thảy” là dụ về ngoại đạo xuất gia, tục nhân tại gia bị các nỗi khổ bức bách bèn cất tiếng kêu to giống như trùng thú. 
Cho nên Thập Địa luận nói rằng : ngoại đạo biết rõ sinh, lão, bệnh, tử sinh ra chán ngán, nên cất tiếng kêu to. Nay chung cho cả tại gia
Thêm nữa, tại gia vì nảy ra thói tham v.v… mà đấu đá tranh giành, ngoại đạo nảy ra các kiến mà đấu đá tranh giành, cất tiếng kêu to. Đây là câu luận chung. 
Do khởi lên độn phiền não như tính tham v.v… nên ví như chim diều chim ó. Do khởi tật lợi phiền não là các kiến, nên ví như Cưu bàn đồ v.v… . Đây là câu nói riêng. 
Tuy bị khổ bức bách, đến nỗi “cất tiếng kêu to” : nhưng tục nhân tại gia lại si ái, nên sinh não. Ngoại đạo xuất gia vì khổ muốn xả khổ. Đó đều gọi là : 
“Chu chương hoàng bố
Bất năng tự xuất”. 
(Luống cuống và hốt hoảng,
Chẳng thể tự ra được) 
* “Chu chương” là hốt hoảng sợ hãi. Chữ Chương [ 章 ] có chỗ viết là [ 章 ], có nghĩa là châu lưu. “Châu lưu” : có nghĩa là châu biến (khắp hết). Do chạy quẩn quanh ở dưới nên gọi là Châu chương. Chữ Chương ở đây phải viết là [ 章 ] , nội dung cũng là kinh hoàng. Chữ Bố [ 怖 ] có nghĩa là kinh sợ.
Cho nên “hốt hoảng kinh sợ” ở đây là dựa vào câu “cất tiếng kêu to” ở phần đầu mà giải thích. Nếu dựa vào phần sau mà giải thích thì tại tụcngoại đạo khởi Lợi độn hoặc, thường đấu đá cãi cọ, do đó mà hối hả trong vòng sinh tử, kinh sợ tất bật sớm tối, há biết lửa Hoặc thiêu đốt, trùng quỷ độc hại mà cầu xuất ly đâu ! Giả sử có muốn cầu xuất ly, cũng không có cách nào để tự xuất ly được.
*
-Kinh văn : “Loài ác thú trùng độc” tới “cũng trú ở trong đó ”. 
Tán rằng : dưới đây là 3 tụng rưỡi dụ về tai họa của Sắc giới. Có ba :
- 1 tụng dụ : tục nhân, ngoại đạo đều sinh ở cõi đó.
- 1 tụng dụ : tuy có tịnh định chiết phục phiền não, phiền não vẫn khởi lên.
- 1 tụng rưỡi dụ : tuy cầu ly dục, chấp đó là thắng trội, phiền não lại sinh.
Đây là phần đầu. 
Sắc giới định sâu giống như hang hốc, tại tục sinh ở đó như trùng chui lủi vào, ngoại đạo quỷ sinh, cho nên nói là “cũng trú”.
* [ 竄 ] đọc là Thoán, có nghĩa là trốn lủi. Ngọc Thiên giải thích là ẩn nấp.
*
-Kinh văn : “Do vì phúc đức mỏng” tới “uống máu ăn thịt nhau”. 
Tán rằng : đây là ví với sự tuy có tịnh định, chiết phục phiền não, phiền não vẫn khởi. 
Thánh nhân có tịnh định, phiền não chẳng sinh. Đó tuy có tịnh định, nhưng không có phúc tuệ thật sự, gọi là “bạc phúc đức” (phúc đức mỏng), lại càng bị các phiền não là tham, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến thiêu đốt, gọi là “vi hỏa sở bức” (bị lửa bức bách).
Chẳng thể đoạn diệt các phiền não này, vẫn khởi kiến thủ, bài xích lẫn nhau gọi là “cộng tương tàn hại”. 
Chấp đạo tự thắng (tự cho mình là hơn) ví như “uống máu”, vì duyên kiến tế. Khởi giới thủ kiên chấp dụ như “ăn thịt”, vì duyên sự thô. 
* Chữ [ 噉 ] có âm đọc là Đạm, có nghĩa là ăn, cũng như chữ [ 啖 ] Đạm. Còn có âm đọc là Đảm.
*
-Kinh văn : “Những loài thú dã can” tới “đầy rẫy khắp bốn phía”. 
Tán rằng : tuy cầu ly dục, nhưng vì chấp vào điều đó coi là thắng trội, nên phiền não lại sinh. 
“Dã can” (con chồn) ví với loại phiền não như nghi trong Dục giới, cùng với các phiền não khác đều đã chết rồi vì đã bị chiết phục đoạn trừ từ trước. 
Do thủ định coi là thắng trội, khởi mọi loại phiền não như Ái, Kiến, Mạn, Nghi … trong Sắc giới gọi là đại ác thú (thú dữ lớn). Các phiền não này lần lần tăng trưởng, dụ như các thú dữ lớn “đua nhau chạy đến ăn”. Lửa Hoặc đã cháy, càng cháy càng to. Nhân định sinh Hoặc, chẳng thể ưa thích, ví như khói hôi : “khói hôi bốc nồng nặc”, gọi là bồng bột.
* Chữ [ 篷 ] đọc là Bồng. Chỉ có hai chữ [ 篷 , 菶 ] (đều đọc là Bồng). Khí như cỏ bồng rối bời, thì nên viết là [ 篷 ]. Có bản chép là [ 篷 ]. Theo Ngọc Thiên, đó là chữ Phong trong từ Phong hỏa (lửa hiệu), chữ này không có âm đọc là bồng.
Chữ [ ] âm đọc là Bột, có nghĩa là lớn, là thịnh. Nếu là bụi bốc lên thì viết là [ 垿 ]. Nếu là mùi nồng nặc thì viết là [ ] (sực nức, nồng nặc). Nay mùi hôi này nồng nặc bời bời như cỏ bồng, mùi hôi của Hoặc bốc to lên như cỏ bồng. Có bản chép là [ ] (bột) chẳng biết xuất xứ từ đâu. 
Cái Hoặc này sinh khắp tứ định, không đâu không có, ví như đầy rẫy khắp bốn phía.
*
-Kinh văn : “Con rết, con do diên” tới “bắt được là ăn liền”. 
Tán rằng : dưới đây là 2 tụng rưỡi, ví dụ về tai nạnVô sắc giới
- 1 tụng rưỡi đầu dụ về Hoặc ở ba địa dưới.
- 1 tụng sau dụ về Hoặc sinh ở Hữu đỉnh địa. 
Đây là phần đầu. 
Loài rết v.v… là dụ về hạng phàm phu, bị Hoặc ở Sắc giới bên dưới thiêu đốt, cầu được sinh ở Vô sắc giới ví như “chạy khỏi hang”. 
Sinh ở ba địa dưới, quỷ Cưu bàn đồ ví với kẻ ngoại đạo. Ngoại đạo phần nhiều chấp hai địa ở trên, coi đó là Niết bàn. Trừ các phàm phu chẳng chấp, coi đó là nhân của Niết bàn thù thắng. Phàm khởi Hoặc thì như quỷ thấy trùng “hễ bắt được là ăn liền”. Ăn, có nghĩa là để giúp cho sự tăng trưởng, vì theo đuổi thứ đó làm cho Hoặc càng tăng.
*
-Kinh văn : “Thêm nữa, các ngạ quỷ” tới “cuống quýt chạy quanh quẩn”.
Tán rằng : đây là dụ về phiền não sinh ở Hữu đỉnh địa. 
Ngoại đạo đó thì gọi là ngạ quỷ (quỷ đói). Vì là đỉnh của ba cõi nên gọi là “trên đầu”. Phiền não càng sinh, gọi là “lửa cháy”. 
Không có thức ăn chính pháp và nước chính pháp để ăn uống để tế độ cho, nên gọi là “đói khát”. Bị phiền não bức bách như bị “nhiệt não”.
Thường không được yên thì gọi là “chu chương”. “Chu chương” nghĩa như “châu lưu”, có nghĩa là loanh quanh, quẩn quanh. Luân hồi trong năm nẻo thì gọi là “muộn tẩu”, có nghĩa là chạy lẩn quẩn.
* Chữ Chương có chỗ viết là chướng [ 障 ], có nghĩa là sợ hãi cuống quýt.
Thuyết các dụ nói trên dụng ý là khiến chán ghét sợ hãi. Nên có nhiều loại biến danh, bậc trí giả nên hiểu rõ.
*
-Kinh văn : “Nhà ấy như vậy đó” tới “nhiều nạn chẳng phải một”.
Tán rằng : đoạn văn này là mục thứ ba kết luận về các nạn nói trên. Hoạn nạn đã nhiều, chẳng thể kể hết. 
* Chữ [ 眾 ] có hai âm : Chúng và Trọng.
*
-Kinh văn : “Lúc bấy giờ chủ nhà,
Đứng ở nơi ngoài cửa”. 
Tán rằng : dưới là đoạn lớn thứ ba có 14 tụng : thấy chúng sinh khổ, liền đặt ra thí dụ để làm phương tiện quyền nghi. 
Trường hàng có bốn. Trong đây cũng thế :
- 3 tụng đầu tụng về dụ thấy chúng sinh khổ thì xót thương.
- 5 tụng sau là dụ về khai thị Đại thừa, nhưng chúng sinh chẳng mong muốn.
- 3 tụng dụ về việc nghĩ phương tiện để cứu vớt.
- 3 tụng cuối chính thuyết dụ về tam thừa
Phần đầu có hai ý : 
• 2 tụng đầu tụng về thấy khổ. 
• 1 tụng cuối tụng về bi mẫn chúng sinh
Trong phần thấy khổ :
+ 2 câu đầu dụ về việc Phật xuất tam giới.
+ 1 tụng rưỡi dụ về lại nghe thấy những sự chúng sinh ở trong cảnh hoạn nạn đáng thương xót
Đây là phần đầu. 
“Chủ” có nghĩa là thân, là bề trên, là người nắm phép tắc, là người lãnh đạo, là người giữ gìn
“Môn” có hai loại : 
1) Giáo môn.
2) Hạnh môn. 
Phật trụ trong quả, ra ngoài nhân môn. Tức là ngôi vị ở diệu lý, cũng là lý xuất giáo môn. Đó là nhất thừa môn vậy. Cho nên nói là “ngoài cửa” (môn ngoại). 
Do trường hàng nói : “Ta tuy có thể ở chỗ cửa bị cháy này mà ra ngoài được yên ổn”, nay nói “đứng ở bên ngoài cửa” thì có bốn nghĩa :
1/ Dáng đứng đợi, để đợi con ra khỏi nhà.
2/ Dáng sắp đi, sắp đi vào cứu nên gọi là đứng.
3/ Đứng là tướng chẳng đi, chờ thời cơ chín muồi sẽ đi cứu, cho nên chưa đi ngay.
4/ Đứng có nghĩa là dậy để hoàn thành
Chúng sinh đang ở trong vòng sinh tử, chưa dậy chưa thành Phật, như ngồi. Phật đã dậy và thành, nên đứng vậy.

-Kinh văn : “Nghe thấy có người nói” tới “chỉ vui vầy ham đắm”. 
Tán rằng : đây là dụ nghe nói chúng sinh ở trong cảnh hoạn nạn
Trường hàng đằng trước nói rằng : “Trưởng giả nhìn thấy đám cháy to này”. Phẩm Phương Tiện nói : “Ta dùng Phật nhãn mà quan sát”. Nay nói “nghe thấy” (văn), là có hai nghĩa :
1) Hình ảnh tự, tha nổi rõ. Chẳng những tự thấy chúng sinh chìm đắm khổ sở, còn nghe lời truyền thuyết của tha tam thế Phật. Thân, sơ làm nổi bật cho nhau.
2) Tận mắt nhìn thấy chúng sinh khổ sở là thân, nên gọi là nhìn thấy (kiến). Trụ đợi cơ duyên mới cứu giúp được, đó là sơ, nên gọi là nghe thấy (văn). 
Từ vô thủy tới nay, phóng túng buông trôi, khởi phiền não phân biệt, đó là “trước đây vì dạo chơi”. 
Chịu quả khổ ở ba cõi, gọi là “mà đến vào nhà này”. 
Từ vô thủy tới nay vì Hoặc nghiệp cảm bởi thức v.v…, cho nên trái với đạo lý, ngược với chân nghĩa, đó gọi là “lai nhập” (đến vào). Nhập có nghĩa là ở đó, chẳng phải là trước kia đã xuất, nên nay mới gọi là nhập. Nếu kẻ ấy đã tu Giải thoát phần thì gọi là xuất. Quả thực là vì chẳng tu, nên gọi là nhập. 
Chủng tính tam thừa chưa phát hiện hành. Giả thử phát đại (thừa) tâm, nhưng thoái chuyển cầu tiểu (thừa) quả, thế thì gọi là “ấu trĩ nhỏ dại” (trĩ tiểu).
* Chữ trĩ [ 稚 ] đọc là Trĩ, có nghĩa là thơ ấu yếu ớt
Bị ngu si che lấp thì gọi là “vô tri”. Ở quả khổ này mà vẫn buông tuồng sáu tình thì gọi là “vui vầy” (hoan ngu). Tham nhiễm các cảnh thì gọi là “ham đắm” (nhạo trước).
*
-Kinh văn : “Trưởng giả vừa nghe xong” tới “khiến con không bị hại”.
Tán rằng : dụ này là dụ bi mẫn chúng sinh
Vào nhà cứu họ, thương xót chúng sinh, nên gọi là “kinh”. Tùy thuận sinh tử, gọi là “vào nhà lửa”. Do lần vào này thì sau mới “phương” cùng đồng thời với chúng sinh ra khỏi nhà lửa. Tuần hoàn ứng cứu, chẳng kể hoạn nạn, gọi là nên “cứu giúp thích nghi”, vì cứu đúng lúc.
*
-Kinh văn : “Mà bảo dụ các con” tới “liên tục không hề ngừng”. 
Tán rằng : dưới đây là 5 tụng dụ về việc (Phật) khai thị đại thừa, mà (chúng sinh) chẳng mong cầu. Có hai :
• 4 tụng bí mật cho biết những nỗi khổ để truyền thụ đại thừa.
• 1 tụng nói về chúng sinh không mong cầu được pháp đại thừa.
Phần đầu được chia làm hai :
- 1 tụng rưỡi là phần mách bảo chung về Hoặc khổ vẫn còn nảy sinh. 
- 2 tụng rưỡi là phần mách bảo riêng từng chỗ ác khiến phải chán ghét
Đây là phần đầu. 
Thuyết về các thứ hoạn nạn như nhà hư hại, bị hỏa tai, trùng quỷ quấy nhiễu.
“Ác quỷ” : dụ cho các kiến chấp của ngoại đạo.
“Độc trùng” : dụ cho các Hoặc khác của hàng Bạch y (tại gia, thế gian). 
Hai thứ này là duyên sinh ra mọi phiền não, như hỏa tai liên miên chẳng dứt. 
* “Man diên” [ 蔓 筵 ] chỉ tình trạng liên tục, có nơi giải thích âm đọc là Mạn diên. Tức là như cỏ mọc lan, lại như chiếu (diên tịch [ 筵 蓆 ]) trải dài. Có chỗ diên viết là [ 延 ] (kéo dài), giống như cỏ mọc vươn dài liên tục không ngừng. Có nơi đọc hai chữ trên là “vạn diến”. Như Tây Kinh phú có câu : kỳ hình vạn diến (hình nó kéo dài). 
Sách Quảng Nhã nói : “Mạn” nghĩa như “trường” (dài), “diến” nghĩa như “biến” [ 遍 ] (khắp, khắp lượt), cả hai chữ đều đọc khứ thanh, như lửa đồng (dã hỏa) liên miên, thế lửa cháy mãi chẳng dứt. 
Vì nhà lửa (hỏa trạch) sinh, mà gọi là :
“cháy nhà, lửa lan mãi”. 
Vì nhà lửa hoại, mà gọi là :
“Các sự khổ thứ lớp,
Tương tục không hề dứt”.
Ý này chỉ rõ “vì Hoặc mà sinh khổ”.
Trong lý Duyên sinh : sau Vô minh, Hành, thì có năm thứ như Thức v.v…. ; sau Ái, Thủ, Hữu, thì có Sinh, Lão, Tử. “Vì khổ mà sinh Hoặc”, sinh tử nối nhau không lúc nào dứt. Sau Xúc, Thụ có Ái, Thủ. Sau Lão Tử lại có Vô minh. Cho nên sinh tử gọi là vòng luân chuyển.
*
-Kinh văn : “Loài rắn độc, nguyên, phúc. (tên các loài rắn độc)” tới “lại còn thêm lửa to”. 
Tán rằng : đấy là bảo riêng từng chỗ ác khiến phải chán ghét.
“Rắn độc v.v …” dụ cho sân. 
“Dạ xoa” dụ cho ác nghiệp
“Cưu bàn đồ” dụ cho giới thủ
“Dã can” dụ cho nghi. 
“Chó” dụ cho mạn. 
“Diều cắt” dụ cho tham ái
“Các thú loài Bách túc” dụ cho các thứ phiền não.
Vì thiếu pháp thực, bị đói khát, nên sinh não. Não phiền bời bời bức bách gay gắt, rất đáng sợ. Nhìn Hoặc tướng đó, thì thấy đây là nơi chốn cực ác khổ nạn đã chẳng thể vui, huống chi là ngôi nhà kết quả bị thiêu bởi nguyên nhân cháy lớn, ngày đêm thiêu đốt, sao đáng tham hám nữa. 
Hoặc lại còn phiền não như vậy : trùng quỷ quấy nhiễu bấy nhiêu ác tướng, khổ đã khó ở, huống hồ ở đây lại bị tổn hại thiêu đốt. Từ nay về sau, tai nạn lửa lớn trong thế gian chẳng giải thích như ở đây nữa. Trùng quỷ là lửa, có gì khác nhau ? 
* Nan sử, nạn xứ [ 難 , 處 ] có hai nghĩa :
1) Khó thể ở yên. Kinh Thi có câu : “Mạc ngã hoàng xử” (chẳng có chỗ nào tôi được ở yên). Chữ Xử có nghĩa là cư, tức là ở.
2) Nơi chốn khổ nạn.
*
-Kinh văn : “Các con nhỏ không hiểu” tới 
“Chơi đùa mãi không thôi”. 
Tán rằng : một tụng này nói về việc chúng sinh không mong muốn chọn lấy pháp đại thừa.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ trưởng giả kia” tới 
“Làm ta thêm sầu não”. 
Tán rằng : dưới đây là đoạn thứ ba có 3 tụng, là dụ về nghĩ cách cứu vớt. 
Có hai phần : 
- 1 tụng nói về ý càng thêm thương xót chúng sinh.
- 2 tụng nói về ý đang nghĩ cách cứu vớt. 
Đây là phần đầu. 
Nói về ý chúng sinh bị khổ, phiền não tăng trưởng lại càng khiến tâm bi mẫn của Bồ tát tăng thêm.
*
-Kinh văn : “Nay trong ngôi nhà này” tới 
“Nên bày các phương tiện”.
Tán rằng : đây là đang nghĩ cách cứu vớt. 
“Đam” : có nghĩa là ham thích.
“Miến” : là say mê, chơi bời phóng túng. Các ý khác có thể biết được. 
* Hai chữ [ ] đều đọc là Đam, có nghĩa là ưa thích. Ham chơi thì viết là [ ]. Ba chữ đều được.
Chữ [ ] đọc là Miến. Cũng có nghĩa là ham thích, nghiện ngập, là loạn. Cổ văn viết là [ ] , có chỗ viết là [ , 愐 ], chẳng biết từ đâu. Chữ [ ] : Thuyết Văn giải thíchđam mê rượu chè.
*
-Kinh văn : “Bảo với các con rằng” tới 
“Những xe báu tốt đẹp”. 
Tán rằng : dưới đây là đoạn bốn có 3 tụng là dụ về chính thuyết tam thừa. Chia làm ba :
- 1 tụng bảo chung, hứa cho xe. 
- 1 tụng : bày xe ở ngoài.
- 1 tụng : nói xe từ đâu.
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Nào xe dê, xe hươu” tới 
“Các ngươi mau ra đi”. 
Tán rằng : đây là bày xe ở ngoài. 
Quả xuất từ cửa nhân, lý vượt ra ngoài giáo cho nên nói là “ra ngoài cửa”. Thể của xe là vô lậu, chẳng bị trói buộc, nên gọi là “ngoại”, vì như lìa khỏi ba cõi, như chỗ không còn phải thi hành việc giáo hóa nữa. Có nghĩa là ở ngoài tam thừa môn. Phật ở ngoài nhà (lửa) cho nên gọi con ra, nghĩa này cũng giải thích như trên.
*
-Kinh văn : “Ta chính vì các ngươi” tới 
“Có thể để dạo chơi”. 
Tán rằng : đây là nói về xe từ đâu mà có. 
Niết bàn bảo sở vô vi đã có từ trước, chẳng nói “do ta làm ra”. Xe là Bồ đề, là thể hữu vi, cho nên nói là tạo (“tác”). 
“Tác” có nghĩa là khởi lên. Xe trâu ví với chủng trí, do giáo hành mà sinh ra, nên gọi là tạo (“tác”) v.v…. Hai xe dê, hươu là chỉ sự bày đặt về danh giáo, cũng nói là “ta làm ra”. 
Tuy đều nói là làm (“tác”). Nhưng xe trâu thì làm thể, còn xe dê, xe hươu thì làm danh, cho nên đều gọi là làm (tác).
Tùy theo căn cơ mà cứu giúp thì gọi là “tùy ý sở lạc” (tùy theo ý thích).
*
-Kinh văn : “Các con nghe cha nói” tới 
“Lìa rời các khổ nạn”.
Tán rằng : dưới là đoạn lớn thứ tư có 6 tụng rưỡi, tụng ví dụ về việc nghe theo lời dạy, tránh khỏi hoạn nạn. Chia làm hai :
- 1 tụng rưỡi nói về con tránh khỏi tai nạn,
- 5 tụng nói về cha được yên lòng
Đây là phần đầu. 
“Lập tức cùng đua nhau” : có nghĩa là khuyến khích lẫn nhau. 
“Phóng nhanh ra khỏi nhà” : chỉ sự tinh tiến dũng mãnh
“Tới nơi chỗ đất trống“ (Đáo ư không địa) : có nghĩa là tùy theo sở ứng, lìa được ba chướng, ở địa vị nhị không, tức nhị thừa vô học (địa) và nhập Sơ địa. Có nghĩa là xuất ly được khổ nạn của Phân đoạn tử, vì không còn sinh nữa. 
Quả ác gọi là “khổ ”, nhân ác gọi là “nạn”.
*
-Kinh văn : “Trưởng giả thấy các con” tới 
“Ta nay rất vui mừng”. 
Tán rằng : dưới là 5 tụng, nói về cha cuối cùng được yên lòng. Chia làm hai :
- 1 tụng rưỡi nói về ý thấy thế rồi tự mừng thầm,
- 3 tụng rưỡi nói về ý mừng hết mức liền bảo với người khác. 
Đây là phần đầu. 
“Bốn đường thông nhau”, (tứ cù) : dụ cho lý tứ đế. Con đã ra trụ ở “tứ cù”, cha bèn ngồi trên tòa sư tử, vì được vô uý, vì biểu thị đã yên lòng. Bở vì đoạn dưới nói là :
“Bấy giờ các người con,
Biết cha đã an toạ”.
Cho nên “tòa sư tử” là tòa của cha vậy.
Khéo hợp với lòng cha nên nói là “vui mừng” (khoái lạc). 
Người xưa đã được Bồ đề. Kẻ hậu sinh còn ở địa vị tu nhân, cho nên phải nhờ đến thuyết pháp đúng thời để chỉ rõ cho họ biết ý ngài muốn rủ lòng cứu vớt. Trông đợi con, bởi vậy nói là “đứng (lập)”.
Nay con quả mãn, đã ra khỏi nhà lửa, cha đi không còn phải đợi nữa và đã yên lòng, nên nói là “ngồi (tọa)”.
*

-Kinh văn : “Những đứa con ta đây” tới 
“Bốn phía đều khởi dậy”. 
Tán rằng : dưới là 3 tụng rưỡi nói về ý mừng quá bảo với người khác. Chia làm hai : 
- 2 tụng nói về các con ngày trước ở trong hoạn nạn.
- 1 tụng rưỡi nói rõ ta nay cứu được, thỏa lòng
Đây là phần đầu. 
Thiện căn khó khởi lên, thì gọi là “sinh dục thậm nan”. Dục có nghĩa là trưởng dưỡng (nuôi cho khôn lớn). 
Vô minh che lấp lâu, thì thiện căn chẳng lớn, gọi là “ngu nhỏ vô tri”. 
Chìm đắm trong ba cõi thì gọi là “vào nhà nguy hiểm”. Hoặc xưa kia đã được giáo hóa mà nay đều quên, nên gọi là “vì nhỏ nên vào trong nhà lửa”. 
Rong ruổi trong vòng trần tục ví như “có nhiều trùng độc”. 
Ngoại đạo tà học thì ví như “ma quỷ đáng sợ”. 
Phiền não rất nhiều thì ví như “cháy to lửa mạnh”, gặp duyên liền nảy sinh ví như “bốn phía đều khởi dậy”.
*

-Kinh văn : “Mà các con nhỏ này” tới 
“Ta nay rất vui mừng”. 
Tán rằng : đây nói rõ ta nay cứu được các con cho nên thỏa lòng, tự thấy vui mừng, lại bảo cho người khác biết cái ý vui sướng của mình.
Trên đây là 53 tụng rưỡi nói về việc ngày xưa thuyết về phương tiện quyền nghi.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các người con” tới 
“Ba loại xe báu lạ”.
Tán rằng : dưới đây là đoạn thứ hai có 12 bài tụng về việc nay thuyết về thực thừa. Trường hàng chia làm bốn, nay đây cũng thế :
- 3 tụng đầu : các con đòi ba thứ xe. 
- 1 tụng rưỡi giải thích : chí cha đã thành.
- 6 tụng nói đến ý cha chỉ cho một thứ xe.
- 1 tụng rưỡi : vượt khỏi điều mong muốn của con, vì trước sau khác nhau. 
Phần đầu chia làm hai : 
+ 1 tụng rưỡi đầu nêu rõ các con đòi ba xe. 
+ 1 tụng rưỡi sau nhắc lại điều cha đã hứa trước.
Đây là phần đầu : thể theo ý cha không còn lo âu, cho nên nói là “biết cha đã an tọa”.
*

-Kinh văn : “Như điều cha hứa trước” tới 
“Xin thương mà cấp cho”. 
Tán rằng : đây là nhắc lại điều mà cha đã hứa trước, cho nên mới dám hy vọng : đúng thời, ứng với căn cơ của người tu học, xin rủ lòng thương mà ban phát cho.
Chữ “Duy” nghĩa là kính xin. Ý nói kính xin cha. Ngụ ý hy vọng được vận dụng tam thừa.
*
-Kinh văn : “Trưởng giả rất giàu có” tới 
“Làm ra các xe lớn”. 
Tán rằng : đây là phần hai, nói về chí cha đã thành. 
“Trưởng giả rất giàu có” (ví với) kho tàng hữu vi, vô vi rất nhiều, chu cấp cả một nước, vẫn chẳng dùng hết, huống chi các con. Cho nên dùng các thứ châu báu thực sự mà làm xe lớn, có nghĩa là muốn giáo hóa khiến chúng sinh tu tập để được kết quả mỹ mãn. 
Nói tóm lại nhất thiết chủng trí, vô lậu ngũ uẩn là tướng của xe này. Xả bỏ Sắc vô thường mà được Thường sắc. Thụ, Tưởng, Hành, Thức cũng giống như vậy. 
Nếu nói chân như là thể của xe này, tức là Bảo sở. Cớ sao lại nói là tạo tác ? Bày đặt Hóa thành để mà giáo hóa cũng có thể nói đó là “do ta hóa làm”. Lẽ nào nói rằng Bảo sở cũng là tạo tác ra. Cho nên xe trâu được đặt ra là để thuyết minh về thể của Bồ đề.
*
-Kinh văn : “Trang sức rất đẹp đẽ” tới 
“Rủ xuống khắp mọi chỗ”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ ba có 6 tụng, nói về ý cha chỉ cho một thứ (tức nhất Phật thừa). 
Trong đây chia làm bốn phần : 
- 4 tụng nói về trang sức (của xe).
- 1 tụng về tướng trâu. 
- Nửa tụng nói về người tùy tòng.
- Nửa tụng nêu chung về việc cho xe. 
Phần đầu có chín loại trang sức. Đây có sáu loại :
1) Nói chung về trang sức.
2) Lan can xe.
3) Lục lạc treo trên xe. 
4) Các dây rợ chằng chéo. 
5)ø Tàn lọng tua ngù. Đều bằng các lưới trân châu.
* Chữ [ 施 ] đọc âm là Thí.
6) Tràng hoa dùng hoa vàng mà tô điểm. Cho nên gọi là các tràng hoa vàng, ngoài ra không có gì khác.
*

-Kinh văn : “Các màu điểm xen nhau” tới 
“Dùng trải trùm trên nệm”. 
Tán rằng : đây là ba loại trang sức :
7) Trang sức bằng các lụa màu. 
8) Đệm xe, nói rõ trong xe hai lớp chiếu trải. Tức là trong trường hàng nói là chiếu đệm. 
* Thiết Vận giải thích là : Nhân là Nhục [褥] đều có nghĩa là đệm. “Nhục” : tức là thảo nhục. Là đệm làm hoa văn hình hoa cỏ, có chỗ giải thích là đệm bằng cỏ gọi là Nhân Nhục. 
Chữ [茵] Nhân có chỗ viết là [裀]. Theo Ngọc Thiên, đó là thân áo. Nếu viết là [革因] thì chỉ bằng da hổ, có hoa văn dùng để đệm với xe ở dưới sau ba lớp đệm xe nên viết là [茵褥].
Chữ [繒] Tăng : là chỉ chung các loại lĩnh, gấm ngũ sắc. Chữ nhục [縟] chỉ loại đệm bằng bông mềm. Đem các loại lĩnh gấm, bông mềm mà làm đệm xe, cho nên biết là đệm thêu hoa văn hình hoa cỏ.
9) “Cửu phú ba” : tức là gối Thế Đan. Văn trường hàng gọi là “Thủ diệt định”. Loại này dùng để dựa vào cho khỏi mỏi. Đây ví với trí dụng thiện xảo ở khắp trên đệm tịnh mệnh. Cho nên ví với trí để che đậy. Vì có điều mong muốn khác, nên cũng không trái ngược nhau. 
Đây có sáu đức : 
1/- Thần dụng vô phương, gọi là Thượng diệu. 
2/- Vi diệu bí mật khó biết, gọi là Tế.
3/- Tích lũy công hạnh, nhân hoa mà có tác dụng, do tu tập mà nên, đó gọi là Điệp. 
* Chữ Điệp [疊毛] đọc là Điệp, sách Thiết Vận giải thích là vải bông mịn (Tế mao bố). Nay chẳng gọi thế. Còn có loại vải điệp hoa dệt thành, gọi là Bạch Điệp. Còn loại dệt bằng lông thì gọi là Hạt [褐].
4/- Hơn hẳn mọi thứ, đức thần khó lường, gọi là “Giá trị ngàn ức”. 
5/- Tự tính trong trắng, gọi là Trắng tinh (thiên bạch). 
6/- Thể lìa hai chướng là Tịnh khiết (trong sạch). 
Sáu đức trên đây là Diệu dụng của Hậu trí. Bao trùm khắp trong tịnh mệnh, ví với “trùm lên trên đệm”. 
*
-Kinh văn : “Có con trâu trắng to” tới 
“Để thắng vào xe báu”. 
Tán rằng : đây là tướng trâu. Có bốn đức :
1) Trâu trắng.
2) Béo khỏe tức là da căng.
3) Sức gân cốt.
4) Đẹp đẽ ngay ngắn.
*
- Kinh văn : “Có nhiều người tùy tùng” tới 
“Mà ban cho các con”.
Tán rằng : nửa tụng trên là người tùy tùng, nửa tụng dưới là nêu lên việc cho xe. 
* Chữ [儐] đọc là Tấn, nghĩa như chữ [相] Tướng : người giúp việc. Sách Ngọc Thiên giải thích là người hướng dẫn (Đạo [導]). Người ra ngoài để tiếp tân thì gọi là Tấn, người vào trong để giúp lễ thì gọi là Tướng. Thêm nữa, Tấn là người dẫn đường, bẩm trình. Có bản viết thành chữ Tân [檳]. Nay người đi trước dẫn đường thì gọi là Tấn [儐], người theo đằng sau thì gọi là Tòng [從] . 
Tướng mạo của xe được thuyết minh ở trên giống với trường hàng, riêng về số thì khác trước, tùy theo văn cảnh mà hiểu. Các độc giả nên lần lượt đối chiếu với trường hànggiải thích. Nay sợ rườm rà, nên dừng.
*
-Kinh văn : “Các con lúc bấy giờ” tới 
“Tự tại không ngăn ngại”. 
Tán rằng : đây là ý thứ tư : vượt điều mong muốn của con. 
“Rong chơi khắp bốn phương” ví với việc giáo hóa bốn loại chúng sinh. Vì được trí giác nên “chơi đùa”. Vì được lý diệt cho nên “sung sướng”. Vì được thần thông cho nên “tự tại”. Lìa được các chướng cho nên “vô ngại”. 
Tự l tại có mười thứ : 
1. Tài (của cải). 2. Tâm. 
3. Thọ. 4. Nghiệp.
5. Sinh. 6. Thắng giải
7. Nguyện. 8. Thần lực
9. Pháp. 10. Trí.
như đã thuyết minh ở các chỗ khác. 
Lại l có bốn tự tại
1) Tướng. 2) Thổ. 
3) Trí. 4) Nghiệp. 
nay đều đạt được cả.
Trên đây là 65 tụng rưỡi, tụng về Dụ thuyết.
*
-Kinh văn : “Bảo Xá Lợi Phất này !” tới 
“Cha lành của thế gian” .
Tán rằng : dưới đây là 18 tụng, tụng về Hợp thuyết. Cũng như trên, đây chia làm hai phần :
- 11 tụng hợp thuyết xưa là quyền (thừa). 
- 7 tụng hợp thuyết nay là thực (thừa)
Trong phần xưa là quyền (thừa), có bốn ý :
+ 1 tụng hợp thuyết ba cõi đều có Phật 
+ 3 tụng hợp thuyết năm nẻo (ngũ thú) nguy vong. 
+ 5 tụng rưỡi hợp thuyết thấy (chúng sinh khổ) bèn đặt ra phương tiện quyền nghi.
+ 1 tụng rưỡi hợp thuyết y theo lời dạy, tránh khỏi tai nạn
Đây là văn phần đầu, ý giống như đã giải thích trong phần trường hàng ở trước.
*
-Kinh văn : “Hết thảy các chúng sinh” tới 
“Không có chút tuệ tâm”. 
Tán rằng : dưới là ý thứ hai, có 3 tụng hợp thuyết năm nẻo nguy vong. Chia làm ba phần :
- 1 tụng hợp thuyết người đông, các con du cư trong thế gian, hạng vô chủng tính, vì dẫu chẳng giống như con đẻ, nhưng cũng là con nuôi.
- 1 tụng hợp thuyết nhà cửa mục nát nguy hiểm.
- 1 tụng hợp thuyết các phương tai hoạ khởi lên.
Đây là phần đầu.
Vì đắm trước dục lạc thế gian quá sâu (thâm trước thế lạc), nên khởi lên điều ác rất sâu. 
Cũng có bản chép là “thâm trước ngũ dục”. Lấy bản đầu làm chính, vì thông cả ba cõi
“Không có chút tuệ tâm” : có nghĩa là không có thiện ý.
*
-Kinh văn : “Ba cõi đều không yên” tới 
“Cháy dữ chẳng tắt dứt” .
Tán rằng : 
- Đầu tiên là một tụng nói về nhà cửa mục nát nguy hiểm, năm uẩn đều bị bốn khổ bức bách, biến đổi tàn tạ. 
- Sau đó là một tụng nói về các phương đều có tai họa khởi lên khắp trong bốn vị Sinh, Lão, Bệnh, Tử đều bị lửa mạnh phiền não thiêu đốt. 
* Chữ [ 熾 ] đọc là Xí : có nghĩa là Thịnh (mạnh, vượng).
*
-Kinh văn : “Đức Như Lai đã lìa” tới 
“Ởû yên nơi rừng ruộng”. 
Tán rằng : dưới đây là ý thứ ba, có 5 tụng rưỡi, hợp thuyết về thấy chúng sinh khổ bèn đặt ra phương tiện quyền nghi. Có ba phần :
- 3 tụng đầu, hợp thuyết về thấy chúng sinh khổ, xót thương chúng sinh.
- 1 tụng hợp thuyết về (việc Phật) khai thị đại thừa, chúng sinh chẳng muốn.
- 1 tụng rưỡi cuối hợp thuyết về (việc Phật) chính thuyết tam thừa. Cứu giúp một cách vô tư (vô tư phương bạt tế).
Phần đầu lại chia làm ba :
+ 1 tụng đầu thuyết minh về tự mình ra khỏi nhà.
+ 1 tụng nói rõ nhà thuộc về ta.
+ 1 tụng nói rõ sức mình có thể.
Đây là phần đầu. 
Chứng Niết bàn, cho nên “vẳng lặng” (tịch nhiên). Ra khỏi vòng sinh tử, cho nên “nhàn rỗi, ở không” (nhàn cư). 
Thường tại trong định, cho nên rất là phóng khoáng. “Ở yên nơi rừng ruộng” : vì định ấy là rừng công đức. Như có bài tụng nói rằng :
Voi chúa ở đồng rộng.
Phóng khoáng lòng không lo.
Trí giảnúi rừng.
Tiêu dao vui vẳng lặng.
*
-Kinh văn : “Hiện nay ba cõi này” tới 
“Đều là con của ta”. 
Tán rằng : nhà thuộc về ta, chúng sinh đều là con ta.
*
-Kinh văn : “Mà nay ba cõi này” tới
“Có thể cứu hộ được”. 
Tán rằng : đây là nói sức mình có thể, chứ chẳng phải ai khác có thể.
*
-Kinh văn : “Dẫu lại dạy dỗ nữa” tới 
“Bởi vì tham trước sâu”. 
Tán rằng : một tụng hợp thuyết về khai thị đại thừa, mà chẳng muốn. 
“Giáo” nghĩa là huấn. “Chiếu” là soi sáng (minh).
Tuy giáo huấn rõ ràng mà (chúng sinh) chẳng tin đại thừa vì đam trước dục lạc quá sâu. 
* Có người nói : từ Giáo chiếu [教 詔 ]vốn là Giáo chiêu [ 教 招] và Chiêu có nghĩa là dụ [誘] (dỗ dành), vì dẫn dụ dạy bảo rõ ràng.
*
-Kinh văn : “Bởi vậy nên phương tiện” tới
“Đạo pháp xuất thế gian”. 
Tán rằng : đây là hợp thuyết về việc Phật chính thuyết tam thừa.
*
-Kinh văn : “Các người con này đây” tới 
“Hoặc Bất thoái Bồ tát”. 
Đây là ý thứ tư : hợp thuyết về chúng sinh y theo lời dạy, tránh khỏi tai nạn
“Tâm quyết định” : có nghĩa là chẳng nghi tứ đế, chứng được chân đế
“Có đủ sáu thần thông” : đó đắc quả A la hán, còn hai quả khác có thể biết được. 
Luận nói : “Bất thoái” là bậc trụ Sơ địa trở lên, xuất ly Phân đoạn sinh.
“Tam minh” gồm : 
- Túc mạng minh.
- Thiên nhãn minh.
- Lậu tận minh
Cứ theo thứ tự mà có thể biết được ba đời quá khứ, vị lai, hiện tại, trừ được sự ngu si ba đời, những điều hiểu biết là thắng trội, cho nên chỉ riêng ba thứ này gọi là Tam minh.
*
-Kinh văn : “Này ông Xá Lợi Phất” tới 
“Được trọn thành Phật đạo”. 
Tán rằng : dưới đây có 7 tụng hợp thuyết về nay Phật thuyết thực thừa. Chia làm hai :
- 2 tụng hợp thuyết : cha chỉ có một.
- 5 tụng tán thán công đức của thừa thắng trội. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Phật thừa này vi diệu” tới 
“không có gì cao hơn”. 
Tán rằng : dưới đây là 5 tụng tán thán đức của thừa. Chia làm bốn :
• 1 tụng tán thán bốn đức của thừa. 
• 1 tụng điều tán thán của thánh. 
• 1 tụng nói về toàn bộ các món vui thích
• 2 tụng nói về điều vui đệ nhất. 
Đây là phần đầu : nêu bốn đức :
1) Vi diệu, vì rất thắng trội.
2) Thanh tịnh, vì lìa chướng.
3) Đệ nhất, vì là trội nhất.
4) Vô thượng, vì không gì hơn được.
*
-Kinh văn : “Là thứ Phật ưa thích” tới 
“Và cúng dàng lễ bái”. 
Tán rằng : đây là thứ mà thánh khen ngợi. Chẳng những Phật ưa mà khen ngợi, mà còn có thể khiến chúng sinh ba nghiệp (tức là chúng sinh trong ba cõi) đều hướng về nương tựa (quy y).
* Tam nghiệp : ba cõi.
1. Phước nghiệp : nghiệp chiêu cảm thiện quả cõi Dục.
2. Phi phước nghiệp : nghiệp chiêu cảm ác quả cõi Dục.
3. Bất động nghiệp : nghiệp chiêu cảm thiện quả cõi Sắc và cõi Vô sắc.
*
-Kinh văn : “Đến vô lượng ức thiên” tới 
“Cùng pháp khác của Phật”.
Tán rằng : đây là tụng về toàn bộ các món vui thích.
*
-Kinh văn : “Đắc được thừa như vậy” tới 
“Mà thẳng tới đạo tràng”. 
Tán rằng : đây là tụng niềm vui đệ nhất. 
Ngày đêm kiếp số thường được chơi đùa. Ba thừa đều lên Sơ địa trở lên, nhờ chủng trí nhất thừa này trải qua hai A tăng kỳ mới tới Phật vị. Nếu người nhị thừa nhờ Vô lậu giáo cùng Hữu lậu thừa thì phải mất một đại A tăng kỳ mới nhập Sơ địa. Như vậy gọi chung là “ngày đêm kiếp số”. 
Ba loại ý sinh thân do nhờ nhất thừa quý báu vô lậu này mà thẳng tới đạo tràng là ngôi vị của Phật, Bồ đề, Niết bàn, Uẩn sinh đạo xứ, đó gọi là đạo tràng.
Hoặc nhờ nhân thừa chủng trí mà tới đạo tràng đại bát Niết bàn trong Phật vị. Hoặc tới đạo tràng chân như Phật quả. Đấy chính là nhân thừa mới tới quả thừa. 
Do đó những điều tổng thuyết về Giáo Lý Hạnh Quả ở trên đều là thừa thể.
*
-Kinh văn : “Vì bởi nhân duyên này” tới 
“Trừ Phật dùng phương tiện”. 
Tán rằng : đây là tụng về lời văn kết đáp ở đoạn lớn thứ ba trong trường hàng.
Cần phải biết rằng chư Phật dùng sức phương tiện đối với một Phật thừaphân biệt thuyết ba (thừa). 
Vì lý đã thuyết minh ở trên đó, mà cho dù có tìm thật kỹ ở khắp các cõi mười phương cũng không có cái thể của nhị thừa. Trừ Phật phương tiện giáo thuyết có ba (thừa), cũng không hề có cái thể cực quả của ba (thừa), trừ thuyết về nhân của nó thì phương tiện có ba.

*
-Kinh văn : “Bảo Xá Lợi Phất rằng” tới 
“Khiến ra khỏi ba cõi”. 
Tán rằng : đây là đoạn văn lớn trong chính dụ giáo hóa. Có ba. 
Trên đây đã tóm tắt chỉ rõ lý do Phật đáp là hứa sẽ thuyết giáo và chính thuyết pháp dụ khiến họ hiểu rõ
Dưới đây là đoạn thứ ba có 80 tụng rưỡi, tụng về ý khuyên tín giải kinh này, ưa Phật trí tương lai. Có hai phần : 
- 14 tụng rưỡi nói rõ : pháp có quyền thực, khiến họ bỏ quyền lấy thực. 
- 66 tụng chỉ rõ cái sai cái đúng của con người, khiến họ học cái đúng trừ cái sai. 
Trong phần đầu lại có hai : 
+ 2 tụng nói rõ cha con tình sâu, thấy con khổ thì hay cứu. 
+ 12 tụng rưỡi chính thức nói rõ quyền thực khiến họ lấy thực bỏ quyền. 
Đây là phần đầu. 
* Chữ [累] đọc là Lũy, có nghĩa là tích lũy.
*
-Kinh văn : “Ta dẫu ngày trước nói” tới 
“Chỉ có Phật trí tuệ”. 
Tán rằng : dưới là 12 tụng rưỡi chính thức nói rõ về quyền thực, khiến bỏ quyền lấy thực. Trong đó có hai : 
• 1 tụng rưỡi nêu chung về xưa là quyền nay là thực. 
• 11 tụng thuyết minh riêng về nay thực, xưa quyền. 
Đây là phần đầu.
Ta tuy trước nói các ngươi sẽ diệt độ, chỉ là có thể hết được Phân đoạn sinh tử đó để được Niết bàn, hậu hữu chẳng còn tiếp tục. Còn Biến dịch sinh chẳng phải là do biệt nghiệp chiêu cảm, vì chẳng gây chướng ngại cho hạng Vô học nhập vô dư Niết bàn. Ở đây giấu đi chẳng nói : “sự diệt độ của các ngươi thực ra chẳng phải là đại bát Niết bàn, chẳng phải thực sự diệt độ”. 
Thứ mà các ngươi cần tu tập thêm chỉ là Phật trí tuệ mà tính là pháp thân, tướng là đại tuệ; vì trí chứng lý cho nên hai chướng chẳng sinh, bèn được giải thoát. Gọi là đại Niết bàn vì ba sự đầy đủ.
*
-Kinh văn : “Nếu có Bồ tát nào” tới 
“Đều là Bồ tát cả”. 
Tán rằng : dưới đây là 11 tụng nói về nay thực, xưa quyền. Trong có hai phần : 
• 9 tụng rưỡi thuyết minh về nay là thực, xưa là quyền. 
• 1 tụng rưỡi là kết luận
Phần đầu lại có hai ý :
- 2 tụng đầu nói rõ nay là thực (thừa).
- 7 tụng rưỡi sau nói xưa là quyền (thừa). 
Đây là ý đầu.
*
-Kinh văn : “Nếu có người tiểu trí” tới 
“Chân thực không sai khác”. 
Tán rằng : dưới đây là 7 tụng rưỡi nói rõ xưa là quyền. Trong đó có hai phần :
- 6 tụng đầu thuyết minh về quyền tứ đế.
- 1 tụng rưỡi sau giải thích về đắc quyền xứ. 
Phần đầu có bốn ý : 
+ 2 tụng về khổ đế
+ 1 tụng rưỡi nói về tập đế.
+ 1 tụng rưỡi nói về diệt đế.
+ 1 tụng nói về đạo đế
Đây là phần đầu.
Kẻ chấp trước sâu về ái dục, thì sở ái là nội thân, sở dục là ngoại cảnh, đều là khổ đế
Tụng đầu nói về khổ đế, ý nói chẳng bỏ thế đế mà nhập chân đế
Tụng sau nói về “chúng sinh hoan hỉ”, bởi vì được nhập thánh, được pháp chưa từng có (đắc vị tằng hữu). 
“Đức Phật thuyết khổ đế,
Chân thực không khác”
Giải thích khổ là đế, đế có nghĩa là thực. 
Kinh Di Giáo nói : Phật thuyết khổ đế chẳng thể khiến cho sung sướng vì đó thực sự là khổ.
*
-Kinh văn : “Nếu có các chúng sinh” tới 
“Mà phương tiện thuyết đạo”.
Tán rằng : đây là tập đế
“Khổ nhân (nguyên nhân của khổ)” : là tập đế, là nghiệp, phiền não vậy. 
“Đạo” có nghĩa là nhân, tức là thể tập đế, vì là khổ đế nhân. Đoạn tập thì gọi là đạo đế
*
-Kinh văn : “Nguyên nhân của các khổ” tới 
“Gọi là đế thứ ba”. 
Tán rằng : đây là diệt đế
“Tham” là gốc khổ. Gốc còn tồn tại thì khổ nảy sinh. Nếu diệt gốc tham, thì quả khổ sẽ diệt. Chỗ nó y chỉkhổ quả thân. Để diệt tập khổ, nên thuyết diệt đế.
*
-Kinh văn : “Vì để chứng diệt đế” tới 
“Gọi là được giải thoát”. 
Tán rằng : đây là đạo đế
Do đạo chứng diệt, vì “lìa khổ phược” nên gọi là chứng Niết bàn,” được giải thoát”.
*
-Kinh văn : “Người đó ở nơi đâu” tới 
“Giải thoát hẳn hết thảy”.
Tán rằng : đây là giải thích về đắc quyền xứ. 
Hai câu đầu là hỏi. Bốn câu sau là đáp. 
Cứ lìa hư vọng phiền não, nghiệp, khổ, phân đoạn sinh tử, thì gọi là được giải thoát, vì chứng được Hữu tác Tứ thánh đế. Chưa được tới mức hai chướng, hai nghiệp, hai tử thảy đều diệt tận. 
“Giải thoát hẳn hết thảy” (nhất thiết giải thoát) làchứng nhập Pháp không trí (tức là đạo đế) của Vô tác Tứ thánh đế
“Hữu a tác tứ đế” gồm : 
- Phân đoạn sinh tửkhổ đế.
- Nghiệp, phiền nãotập đế.
- Hữu VôNiết bàndiệt đế.
- Sinh không trí phẩm là đạo đế
a “Vô tác tứ đế” gồm : 
- Biến dịch sinh tửkhổ đế.
- Sở tri chướngtập đế.
- Vô trụ Niết bàndiệt đế.
- Pháp không trí phẩm là đạo đế
Cho nên Kinh Thắng Man nói rằng : “Tám thánh đế như vầy chẳng phải là điều mà các hạng Thanh văn, Duyên giác biết được.
*
-Kinh văn : “Phật nói rằng người này” tới 
“khiến họ tới diệt độ”. 
Tán rằng : đây là kết luận thứ hai trong phần thuyết minh về nay thực, xưa quyền.
Ý này có hai :
1) Phật nói nhị thừa trụ quyền, chưa thực diệt độ, vì người ấy chưa được đạo Vô thượng.
2) Ý ta cũng chẳng muốn khiến cho kẻ nhị thừa trụ quyền ấy lập tức tới được vô dư diệt độ
Ý nói muốn khiến họ tranh thủ đạo Vô thượng đại bát Niết bàn. Chẳng khiến hạng trụ quyền ấy được cứu cánh Diệt ngay.
Trên đây là 14 tụng rưỡi, thuyết minh về vấn đề quyền thực của pháp, khiến bỏ quyền, lấy thực.
*
-Kinh văn : “Ta là đấng pháp vương” tới 
“Nên hiện ở thế gian”. 
Tán rằng : dưới đây là 66 tụng chỉ rõ sự đúng sai của con người, khiến học cái đúng, trừ cái sai. Chia làm bốn phần :
- 2 tụng rưỡi đầu nói rõ ta biết căn khí, bởi vậy có thể thuyết. Các ngươi chẳng biết, chớ tuyên truyền bậy.
- 8 tụng sau nói rõ người tin thì ngôi cao, đều vun trồng gốc đức đã lâu.
- 36 tụng rưỡi nói về tội tướng của người vô trí chẳng tin.
- 19 tụng : đối với người có trí thì nên thuyết cho họ. 
Trong phần đầu lại có hai :
• 1 tụng : ta biết căn khí, bởi vậy có thể thuyết được.
• 1 tụng rưỡi nói về các ngươi chẳng biết, chớ tuyên truyền bậy. 
Đây là phần đầu. 
“Là pháp vương” cho nên thông hiểu biết rõ thuốc, bệnh … 
“Tự tại nơi các pháp” phân biệtpháp dược, “làm cho chúng sinh an ổn”, phân biệt biết rõ căn khí, có khả năng thuyết pháp ứng với căn cơ, “cho nên xuất hiện ở thế gian” .
*
-Kinh văn : “Này ông Xá Lợi Phất” tới 
“Chớ có tuyên truyền bậy”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về ý các ngươi chẳng biết, chớ tuyên truyền bậy.
* “Pháp ấn” : có nghĩa là diệu lý nhất thừa ấn đại thừa giáo, vì khiến quyết định
Ta vì lợi ích, nên thuyết ấn này. Các ngươi đã chẳng biết thuốc cùng với bệnh, thì chớ tuyên truyền bậy vì sợ sẽ sinh họa.
*
-Kinh văn : “Nếu có ai được nghe” tới 
“Là A bệ bạt trí”. 
Tán rằng : dưới là ý thứ hai có 8 tụng : người tin thì ngôi cao, đều trồng gốc đức lâu ngày. Trong có sáu ý : 
1) Một tụng : ngôi cao năng tín
2) Một tụng rưỡi : nói về duyên đi gặp Phật, đã từng được nghe nên mới tin. 
3) Một tụng rưỡi : nếu có ai có thể tin tưởng điều mà ngươi thuyết thì cũng giống như đã gặp ta. 
4) Một tụng : nói về trí sâu có thể tin tưởng, còn thức nông thì chẳng thể. 
5) Một tụng : nói về loại quyết định tính nhị thừa chẳng thể tin tưởng
6) Hai tụng cuối nói về loại bất định tính nhị thừa mới thuận theo sinh tín. 
Đây là phần đầu.
Có người nào nghe kinh này tâm sinh hoan hỉ, cả thân lẫn tâm đều đỉnh lễ cung kínhtin tưởng, thì nên biết rằng người đó đã trụ ở địa vị bất thoái.
“A bệ bạt trí”, ở phương đây dịch là bất thoái (chẳng lùi). Còn có bản viết là A duy việt trí, A tỳ bạt trí. Theo A bệ bạt trí, coi đó là đúng, các âm khác đều sai. 
Bốn bất thoái : Tín, Vị, Chứng, Hành, tất cả đều bất thoái, vì căn cơ đã chín muồi.
*
-Kinh văn : “Nếu có ai tín thụ” tới 
“Cũng được nghe pháp này”. 
Tán rằng : đây là ý thứ hai : duyên xưa gặp Phật, đã từng được nghe nên mới tin tưởng, vì có túc nhân.
*
- Kinh văn : “Nếu người nào có thể tin những điều ngươi nói” tới “cùng các hàng Bồ tát”. 
Tán rằng : đây là ý thứ ba : nếu tin lời ngươi nói, thì là nhìn thấy thân ta, vì Tỳ kheo, Bồ tát, Tam bảo không khác, vì Tam bảo đồng thể
Nếu là biệt thể thì ắt trực tiếp thấy, tức là thấy ngươi.
Chúng ta đều muốn khiến họ đều được nghe pháp này, vì lý không khác.
*
-Kinh văn : “Nói Kinh Pháp Hoa này” tới “mê hoặc chẳng hiểu được”. 
Tán rằng : đây là ý thứ tư : trí sâu thì có thể tin tưởng vì lý thâm diệu.
Nhận thức nông cạn thì chẳng thể tin được. Đó là nói hạng phàm phu ngu si.
*
-Kinh văn : “Hết thảy hàng Thanh văn” tới 
“Sức kia chẳng hiểu được”. 
Tán rằng : đây là ý thứ năm : đây là điều mà hạng quyết định nhị thừa chẳng thể hiểu được vì trái với bản tâm.
Kẻ chẳng ngu về pháp thì có thể tin về nghĩa, nhưng không thuận tu hành.
*
-Kinh văn : “Chính ngươi Xá Lợi Phất” tới
“Chẳng phải trí của mình”. 
Tán rằng : đây là ý thứ sáu : Bất định tính nhị thừa mới thuận sinh tín. 
Ngươi là loại tối thượng căn mà còn dùng lòng tin, tin lời ta mới dần dần chứng nhập, huống chi là hạng Thanh văn bất định tính. Bồ tát nghe pháp đó có thể ngẫm nghĩ lựa chọn mà nhập. 
* Chữ [尚] là phiên thiết của Thường lưỡng. Ngọc Thiên đọc là Thượng, có nghĩa là “ngõ hầu, vả lại”.
*

-Kinh văn : “Lại nữa Xá Lợi Phất” tới 
“Thì chớ thuyết kinh này”. 
Tán rằng : đây là đoạn thứ ba gồm 36 tụng rưỡi, nói về tội tướng của hạng vô trí chẳng tin. Có hai phần :
• 2 tụng đầu nói về hạng phàm phu ngoại đạo nếu có bảy điều ác thì đừng thuyết cho họ.
• 34 tụng rưỡi sau nói về tướng ác nhân ác quả trong việc nếu thuyết cho họ mà họ chẳng tin. 
Trong phần đầu có hai ý :
- 1 tụng ý nói : nếu có đủ bốn điều ác thì chớ thuyết cho.
- 1 tụng ý nói : có đủ ba điều ác cũng đừng thuyết cho. 
Đây là phần đầu. Bốn điều ác gồm : 
1/ Kiêu : cậy vào chủng tính, sắc lực, thông minh, của cải mà say sưa phóng dật.
2/ Mạn : có đủ bảy mạn để lấn lướt người khác, ít đức nói là nhiều đức. Như bọn 5.000 người thoái tịch. 
3/ Giải đãi (lười nhác) : phóng dật, phóng túng, du đảng mãi không chán. 
4/ Ngã kiến : hạng ngoại đạo.
Nếu ai rất ghét cảnh sinh tử, thiết tha mong cầu xuất ly thế gian, tự mình nhún nhường tôn trọng người khác, khiêm tốn, yêu pháp, siêng năng chẳng phóng dật, trừ hoặc, quán vô ngã, tin theo kinh này, thì mới nên thuyết cho họ. 
Nếu đủ bốn ác thì chẳng nên thuyết cho họ. Dưới đều theo đúng như vậy thì có thể biết.
*
-Kinh văn : “Hạng phàm phu thức cạn” tới 
“Cũng đừng thuyết cho họ”. 
Tán rằng : đây có ba điều ác :
1) Kiến thức nông cạn lại giả bộ thông minh, thức đạt chẳng xa.
2) Chấp trước quá sâu vào ngũ dục. Tức là hạng tại gia say đắm ngũ dục, thân tâm phiền não nặng.
3) Nghe mà chẳng thể hiểu nổi, đó là hạng phàm phu ngu độn vô chủng tính và hạng nhị thừa định tính ngu pháp.
Nếu là các hạng như trên thì chớ có thuyết cho họ.
*
-Kinh văn : “Nếu có người chẳng tin” tới 
“Thế gian Phật chủng vậy”. 
Tán rằng : dưới đây là 34 tụng rưỡi nói về tướng ác nhân ác quả nếu như thuyết cho họ mà trong lòng họ chẳng tin. Có hai phần : 
• 4 tụng rưỡi ý nói : vì chẳng tin cho nên gây thành ác nhân
• 30 tụng nói về vì chẳng tin cho nên phải chịu ác quả
Phần đầu chia làm hai phần :
- 1 tụng ý nói : vì chẳng tin cho nên thiện diệt,
- 3 tụng rưỡi nói về vì chẳng tin cho nên ác sinh. 
Đây là phần đầu. 
Diệt nhân hữu lậu thì gọi là đoạn thế gian chủng. Diệt nhân vô lậu thì gọi là đoạn Phật chủng. Do tin lý này, đầu tiên là huân đúc hữu lậu thiện chủng tử, cho nên sinh ở cõi người cõi trời, được hưởng thù thắng diệu lạc, bồi dưỡng nên Vô lậu pháp nhị chủng tử, sau đó dần dần gia nhập hàng ngũ các bậc thánh. 
Vô lậu mới sinh phát triển dần dần cho tới khi thành quả Phật. Cho nên, nếu tin kinh này thì :
+ Gần thì thành cái nhân của cả cõi người cõi trời. Thuộc về thế gian
+ Xa thì thành Phật nhân. Sau này thành Phật lợi lạc vô biên
Nếu tự mình chẳng tin, hủy báng kinh này, gây chướng ngại chẳng cho lưu hành, khiến người khác chẳng tin kinh này, thì há chẳng phải là đoạn hai loại chủng đó ư ? (hai loại chủng : chỉ thế gian chủng và Phật chủng). Bởi vì đó chính là chọc mù con mắt của người, của trời, hoặc là đoạn hết thảy Phật chủng của thế gian, tổn phá vô lậu chủng tử pháp. 
Do đó kinh nói rằng : nếu có ai khuyến phát Bồ đề tâm thì Phật chủng chẳng đoạn. Cho nên phỉ báng kinh này là đoạn Bồ đề tâm, gọi là đoạn Phật chủng. Pháp chẳng thực hành, cho nên gọi là đoạn Pháp chủng. Đã chẳng phát tâm, chẳng chứng thánh đạo, thì cũng gọi là đoạn Tăng chủng. Nay thuyết theo thứ trội nhất, nên chỉ nói là đoạn Phật chủng.
*
-Kinh văn : “Hoặc có kẻ cau có” tới 
“Kinh điển như thế này”. 
Tán rằng : dưới đây là 3 tụng rưỡi nói về ý : vì chẳng tin, nên ác sinh. Có hai ý : 
• 2 tụng đầu nói về vì chẳng tin ở pháp, đã khởi ba nghiệp ác. 
• 1 tụng rưỡi sau nói về vì chẳng tin ở người, đã khởi tứ ác hành. 
Đây là phần đầu. 
* “Cau có” (Tần xúc) : là tướng thể hiện bản thân chẳng tin. Nếu là cau mày thì Tần viết là [顰]. Nay viết là [頻] có nghĩa là cau mày nhiều lần. Cũng có nghĩa như Tính [併] (chập vào nhau, gộp vào nhau), nghĩa là lông mày chập một chỗ. 
Chữ [蹙] đọc là Xúc, có nghĩa là sát vào. Cũng viết [ ] là tướng thể hiện tâm trạng chẳng tin kẻ nghi hoặc, là tướng thể hiện lời lẽ chẳng tin của kẻ phỉ báng
Đoạn kinh này lẽ ra phải nói là : 
“Dù Phật còn tại thế,
Hay sau khi diệt độ
Nếu có kẻ phỉ báng,
Kinh điển như thế này,
Hoặc có kẻ cau có,
Mà ôm mối nghi hoặc
Ngươi hãy nghe ta nói,
Tội báo của kẻ đó”. 
Trong văn có sự đảo lộn (trật tự câu văn).
*
-Kinh văn : “Thấy có ai đọc tụng” tới 
“Ngươi nay lại lắng nghe”. 
Tán rằng : đây là mục nói về chẳng tin người thì sẽ khởi tứ ác hành. 
Thấy bốn loại người : 
1. Đọc, 2. Tụng, 
3. Chép, 4. Trì, 
kinh này mà chẳng tin rồi khởi ác hành.
Nếu nói gộp tất cả thì có tới mười loại người thực hành mười loại pháp hành. Thấy những người này mà chẳng tin rồi khởi muời ác hành. Trong này tóm lược, cho nên chỉ nêu khởi tứ ác hành đối với bốn loại người “độc, tụng, thư, trì thử kinh”. 
“Tứ ác hành” gồm : 
1. Khinh rẻ. 2. Ghét 
3. Ghen. 4. Hằn thù (kết hận). 
Chỉ nói sơ qua bốn loại nhân gây tội nhẹ nhất này. Thực ra còn đánh mắng, chém giết, chằng trói, cướp đoạt, phỉ báng, nói xấu, tức giận, làm hại v.v… đều là các loại nhân gây tội nặng, nhưng lược đi chẳng nêu. 
Hãy nghe về quả báo của các loại tội đó.
*
-Kinh văn : “Người đó mệnh chung” tới 
“Cho tới vô số kiếp”. 
Tán rằng : dưới đây là 30 tụng nói về tướng thụ khổ quả, vì chẳng tin tưởng. Chia làm hai phần : 
• 28 tụng nói về quả bất tín
• 2 tụng là kết luận
Phần đầu lại có hai ý : 
- Đầu là 22 tụng nói về tướng lần lượt trải qua ba nẻo, thụ quả dị thục
- Sau là 6 tụng nói về tướng trải chung bốn nẻo, thụ hai quả Tăng thượngĐẳng lưu.
Trong ý đầu này lại chia làm ba :
+ 1 tụng rưỡi : Thụ địa ngục quả tướng.
+ 10 tụng rưỡi : Thụ súc sinh quả tướng.
+ 10 tụng : Thụ nhân trung quả tướng
Chẳng nói đến Ngạ quỷ, vì Ngạ quỷ phần nhiều do tham sinh. Kẻ chẳng tin kinh này sinh tham thì ít, cho nên lược đi chẳng thuyết. Thực ra không phải là không có, văn dưới cũng có. 
Quyển một trước đây đã nói năm nẻo được phân biệt bằng 6 môn. Trên đã giải thích 3 môn : 
1) Danh. 
2) Thể. 
3) Khai hợp. 
Nay phân tích thêm 3 môn còn lại : 
4) Xứ sở. 
5) Quả tướng
6) Thọ lượng

XỨ SỞ
XỨ SỞ CỦA NẺO ĐỊA NGỤC
Xứ sở của nẻo địa ngục, tức là địa ngục, tiếng Phạm gọi là Nại lạc ca. Có ba loại : 
A. Căn bản ; B. Cận biên. C. Cô độc
A. Địa ngục Căn bản
Tức là Bát nhiệt, Bát hàn. 
I. Địa ngục Bát nhiệt :
1) Đẳng hoạt. 5) Đại hào khiếu.
2) Hắc thằng. 6) Thiêu nhiên.
3) Chúng hợp. 7) Cực thiêu nhiên.
4) Hào khiếu. 8) Vô gián.
II. Địa ngục Bát hàn :
1) Bào. 5) Hổ hổ hoàn.
2) Bào liệt. 6) Thanh liên hoa.
3) Yết tích cô. 7) Hồng liên hoa.
4) Hách hách hoàn. 8) Đại hồng liên hoa.
III. Vị trí của Bát nhiệt, Bát hàn :
Phía dưới đây cách ba vạn hai ngàn du thiện na có ngục Đẳng hoạt. Dưới Đẳng hoạt bốn ngàn du thiện na có ngục Hắc thằng v.v… cả thảy bảy loại địa ngục. Cứ như vậy sáu nại lạc ca ở dưới đều cách nhau hai ngàn do tuần
Còn Bát hàn địa ngục đều nhỏ hơn Bát nhiệt địa ngục
Các ngục nói trên đều là căn bản địa ngục. Có nghĩa là còn rất nhiều loại địa ngục, bởi vì các loại địa ngục trên dưới trùng điệp.
Tính sơ qua thì đáy ngục Vô gián cách mặt đất tất cả là 12 vạn 8 ngàn do tuần. Ở đây giải thích chẳng phải như thế. Núi Diệu Cao cách phía dưới nước, chỉ nói là 8 vạn, tức ở kim luân, hẳn chẳng thể thế. 
Có chỗ giải thích rằng : phía dưới đây cách 3 vạn 2 ngàn do tuần có ngục Đẳng hoạt. Dưới Đẳng hoạt cách bốn ngàn (do tuần) có bảy ngục còn lại. Bảy ngục còn lại chẳng phân trên dưới mà cùng ngang hàng.
Ngục Sơ hàn ngang cùng Đẳng hoạt. Bên dưới Sơ hàn cách hai ngàn (do tuần) có bảy Hàn còn lại. Bảy Hàn cũng cùng ngang nhau, chẳng phân trên dưới. Tám địa ngục ấy rộng mười ngàn do tuần, chẳng nói trên dưới. 
Du Già chỉ nói : “dưới (nơi) đây ba vạn hai ngàn có ngục Đẳng hoạt. Dưới Đẳng hoạt bốn ngàn có các Na lạc ca khác. Sơ hàn ở cạnh Đẳng hoạt. Dưới đây (cách) hai ngàn có các Hàn na lạc ca khác. Na lạc ca xứ rộng mười ngàn”. Chẳng nói riêng trên dưới cách nhau đến bốn ngàn và mỗi một địa ngục đều (rộng) mười ngàn. 
Cho nên theo Tỳ Bà Sa luận có hai thuyết. Còn Câu Xá thì lại nói rằng : dưới quá hai vạn (do tuần) là tới đáy (ngục) Vô gián, rất là nông gần.
B. Địa ngục cận biên
Tức là bên ngoài cửa ngục Bát nhiệt đều có bốn cửa, Câu Xáù gọi đó là 16 Tăng : chỉ các (ngục) Đường ôi, Thi phân, Phong nhẫn, Liệt hà…. 
C. Địa ngục cô độc
Tức là một hoặc nhiều chỗ thụ tội trong núi, ngoài đồng, dưới cây, trên không. Loài bàng sinh vốn ở biển cả, trôi dạt đi ở chỗ khác. 
Kinh Chính Pháp Niệm nói : phía dưới cách 500 do tuần có nước của Diệm ma vương, sau trôi đi chỗ khác. 
Loài ngườibốn đại châu, bốn trung châu, mỗi thứ mỗi loại đều có 500 tiểu châu để làm quyến thuộc.
Loài trời thì ở Lục dục, Sắc giới, Vô sắc giới. Tứ đại thiên vương chúng thì ở tầng bậc thứ tư lại lưng chừng núi Diệu Cao. Câu Xá nói là trụ ở chỗ đầu đỉnh Diệu Cao. Tam thập tam thiên trụ tại đỉnh núi Diệu Cao. Các trời khác thì dần dần theo thứ tự trụ ở không trung phía bên trên. 
Đỉnh núi Tu Di trở xuống cách 8 vạn du thiện na. Các trời bên trên cách đất gấp đôi (số ấy). Dạ ma thiên cách đất 16 vạn. Tri túc thiên cách đất 32 vạn. Trừ Vô vân thiên, cho đến bên trên đều cứ theo như vậy mà tính thì sẽ biết.
Vô sắc giới thiên sẽ tùy theo chỗ nhập định trước ở Dục giới, Sắc giới mà thụ quả. 
Loài Phi thiên căn bản trụ ở dưới biển Bắc hải, tại phía bắc núi Diệu Cao
Các loại bàng, tiểu khác thì tùy theo loại ở bốn châu như trên đã nói. 

QUẢ TƯỚNG

QUẢ TƯỚNG CỦA 5 LOÀI THUỘC DỤC GIỚI

Tướng thụ quả : chỉ việc loài hữu tìnhđịa ngục phần nhiều phải chịu nỗi khổ của các cực hình.
- Loài hữu tìnhbàng sinh phần nhiều phải chịu nỗi khổ vì ăn thịt lẫn nhau.
- Loài hữu tìnhngạ quỷ phần nhiều phải chịu cực khổđói khát.
- Loài hữu tìnhnhân thú (tức loài người) phần nhiều phải chịu đủ mọi nỗi khổ vì sự thiếu thốn, đeo đuổi cầu cạnh.
- Loài hữu tìnhthiên thú (tức loài trời) phần nhiều phải chịu nỗi khổ vì sự suy não trụy một. 
A. QUẢ TƯỚNGĐỊA NGỤC.
I. Tướng thụ khổ ở địa ngục Bát nhiệt :
1) Khổ tướng ở ngục Đẳng hoạt : hữu tình ở đó phần nhiều cùng nhau tụ tập, các loại khổ cụ do nghiệp tăng thượng sinh ra lần lượt khởi lên, tàn hại lẫn nhau, ngất lăn ra đất, sau đó trong hư không có tiếng nói to : “Các hữu tình này có thể trở về Đẳng hoạt, có thể trở về Đẳng hoạt”. Sau đó hữu tình ở đó bỗng nhiên lại trở dậy, lại phải chịu các khổ cụ, bị tàn hại như trước, do nhân duyên này mà thụ khổ lâu dài, thậm chí khi mọi nghiệp ác bất thiện gây ra trong đời trước chưa hết thì vẫn chưa được ra (khỏi địa ngục này). 
2) Khổ tướng ở ngục Hắc thằng : hữu tình ở đó phần nhiều bị ngục tốt dùng thừng đen gom lại, hoặc thành bốn phương, hoặc thành tám phương, Hoặc thành các loại hoa văn đồ họa. Bọn đó sau khi đã bị gom lại rồi, thì tùy theo từng nơi chốn hoặc bị đục, bị đẽo, bị chẻ, bị khoét, do các nhân duyên như vậy mà bị khổ lâu dài, đến khi nghiệp hết thì mới được ra.
3) Khổ tướng ở ngục Chúng hợp : hữu tình ở đó có khi xoay sở tụ tập hòa hợp, lúc ấy liền có ngục tốt xua đuổi khiến phải vào giữa hai núi sắt lớn hình đầu dê. Khi chúng vào hết rồi thì hai núi ép lại. Sau khi bị ép, máu từ mọi cửa ứa ra chảy vào hai (núi) đầu dê sắt. Các núi sắt đầu ngựa, đầu voi, đầu sư tử, đầu hổ cũng như thế. Sau lại khiến hòa hợp lại, rồi đem đặt vào trong tàu sắt lớn và ép như ép mía. Sau khi bị ép, máu liền tứa ra. Lại hòa hợp lại thì có núi sắt lớn từ trên rơi xuống khiến hữu tình ở đó ngã lăn ra trên nền sắt. Kẻ thì bị đẽo, kẻ thì bị đâm, kẻ thì bị giã, kẻ thì bị xé. Sau khi bị đẽo, đâm, giã, xé, máu liền tứa ra, bị khổ lâu dài, đến khi nghiệp hết thì mới được ra.
Nỗi khổ của ngục này có ba :
1/ Hai núi kẹp.
2/ Tàu sắt ép.
3/ Núi sắt đè.
4) Khổ tướng ở ngục Hào khiếu : hữu tình ở đây tìm kiếm nhà cửa, bèn vào trong buồng sắt lớn. Vừa mới vào xong, lửa liền bùng cháy, chúng bị lửa này thiêu đốt, thiêu đốt hết mức, thiêu đốt khắp cả; khi bị thiêu đốt rồi, khổ đau ghê gớm, cất tiếng kêu gào, bị khổ rất lâu, đến khi nghiệp hết thì mới được ra. 
5) Khổ tướng ở ngục Đại hào khiếu : khác với ngục trên, nhà buồng ở đây giống như thai tạng, khổ hơn ngục trước, nên kêu to hơn.
6) Khổ tướng ở ngục Thiêu nhiên : ngục tốt ở đó đem các hữu tình đặt lên chảo sắt lớn vô lượng du thiên na Tam nhiệt, lật phải lật trái, rán đốt trong ngoài; lại như nướng cá, dùng xiên sắt lớn mà xiên suốt từ dưới qua đỉnh đầu rồi lật đi lật lại mà nướng khiến các căn, các lỗ chân lông, trong miệng của các hữu tình đó đều bốc lửa. Lại đem các hữu tình đó đặt lên trên nền sắt lớn như trên hoặc ngửa hoặc sấp rồi lấy chày sắt lớn Tam nhiệt hoặc quật, hoặc đánh, hoặc nện, đánh khắp, nện khắp, khiến nát như giã giò, bị khổ lâu dài, đến khi nghiệp hết thì mới được ra. 
Nỗi khổ ở đây có ba : 
1/ Bị thiêu rán khắp. 
2/ Xiên sắt xiên nướng. 
3/ Hèo sắt giã nện. 
7) Khổ tướng ở ngục Cực thiêu nhiên : khác với ngục trên¬¬. Có nghĩa là dùng chĩa ba sắt Tam nhiệt xiên từ dưới lên, xiên suốt hai cánh tay và đỉnh đầu. Do vậy mà mắt, tai, miệng, lỗ chân lông lửa mạnh bốc ra. Lại dùng lá đồng lá sắt lớn Tam nhiệt gói thân chúng lại, rồi đem chúng quăng vào vạc sắt lớn đựng nước tro Tam nhiệt đầy ắp như trên mà nấu mà ninh. Khi nước vạc sôi thì khiến hữu tình trong này lăn lộn lặn ngụp cùng với nước sôi, khiến cho máu thịt cùng với da dẻ gân mạch của chúng đều tiêu tan rữa nát, chỉ còn trơ lại xương cốt gông cùm. Lát sau lại đem lọc ra, rồi đặt lên trên nền sắt nóng khiến da thịt máu mạch lại sinh như cũ. Lại đặt vào chảo rồi lại làm như ở trong Đại nhiệt na lạc ca, bị khổ lâu dài, đến khi nghiệp hết thì mới được ra. 
Nỗi khổ ở ngục này có ba : 
1/ Bị chĩa ba xiên. 
2/ Bị gói bằng lá sắt.
3/ Bị ninh nấu bằng nước sôi. 
8) Khổ tướng phải chịu ở trong ngục Vô gián Đại na lạc ca : trên nền sắt Tam nhiệt lớn nhiều trăm du thiện na ở phương đông có chông lửa mạnh, bốc lửa mà đâm hữu tình ở đó thủng da thấu thịt, đứt gân vỡ xương, lại thấu tận tủy, cháy như đuốc mỡ, như vậy khắp người thành lửa mạnh. Cứ như vậy các chỗ khác cũng bị ngọn lửa đâm như thế. Do vậy mà loài hữu tình ở đó hòa lẫn với lửa mạnh, chỉ thấy thành một đống lửa. Từ bốn phương ngọn lửa kéo tới hòa trộn vào nhau, không có chỗ nào hở. Nỗi khổ đau phải chịu cũng không có lúc nào ngơi. Chỉ nghe tiếng kêu gào đau đớn, mới biết là có chúng sinh
Lại lấy nia sắt đựng đầy than sắt nung đỏ mà rê sảy các hữu tình đó, rồi đặt trên nền sắt nóng, bắt chúng trèo lên núi sắt cực nóng, lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên, rút lưỡi của chúng từ trong miệng ra, dùng trăm đinh sắt đóng căng lưỡi ra, khiến lưỡi không nhăn, như căng da trâu. Lại lật ngửa ra trên nền sắt nóng lấy kìm sắt nóng kẹp miệng khiến phải há miệng ra, rồi nhét viên sắt nung đỏ vào miệng, lập tức thiêu cháy cả miệng và yết hầu, thấu tận phủ tạng rồi từ phía dưới mà ra ngoài. Lại đổ nước đồng sôi vào trong miệng chúng, thiêu đốt yết hầu và miệng của chúng, thấu tận phủ tạng, rồi từ phía dưới mà chảy ra ngoài. Các khổ não khác thì như ở ngục Cực thiêu nhiên, bị khổ lâu dài, đến khi nghiệp hết thì mới đựơc ra. 
Nỗi khổ ở ngục này có sáu :
1/ Bốn phương lửa đâm. 
2/ Than sắt rê sảy. 
3/ Lên xuống núi sắt.
4/ Lưỡi đóng đinh sắt.
5/ Bắt nuốt viên sắt.
6/ Nước đồng đổ miệng.
Nay ở đây chỉ nói qua về các khổ cụ thô hiển (các hình phạt nặng nề rõ rệt), chứ chẳng phải là trong đại địa ngục không có các khổ cụ khác. 
Trên đây là nói về khổ tướng của tám Nhiệt địa ngục căn bản
II. Khổ tướng ở địa ngục cận biên 
Mỗi một đại na lạc ca đều có bốn cửa ở nơi bốn bờ theo bốn phương, tường sắt vây quanh. Ngoài mỗi cửa đều có bốn vườn :
1/ Vườn Đường ôi : Tro nóng ngập tận đầu gối. Các hữu tình ở đó ra tìm nhà cửa, đi tới nơi đây, vừa đặt chân xuống da thịt gân cốt liền bị cháy rụi, nhấc chân lên lại mọc ra.
2/ Vườn Thỉ phân : Phân cứt là bùn. Các hữu tình này tìm kiếm nhà cửa sau khi ở vườn trên ra rồi, dần dần đi tới sa xuống vườn này, đầu chân chìm lỉm. Ở trong bùn lại có các dòi bọ thân dài một thước mỏ trắng đầu đen, xuyên vào trong da thịt, cắt gân phá xương, lấy tủy mà ăn.
3/ Vườn Phong nhẫn : vườn này chia làm ba : 
a) Đường Quát nhẫn : có gươm sắc, đặt ngửa lưỡi lên để làm đường. Các hữu tình đó từ vườn trước ra đi tới nơi đây, vừa đặt chân xuống lập tức da thịt gân cốt đều bị tiêu nát, lúc nhấc chân lên lại lành như cũ. 
b) Rừng Kiếm diệp : các hữu tình đó vừa ra khỏi đường trên, đi tới chỗ bóng rợp của rừng đó, vừa mới ngồi xuống dưới bóng cây, gió nhẹ bèn thổi, lá kiếm rụng xuống chặt đứt mọi chi tiết trên thân chúng, khiến chúng liền ngã lăn ra đất, có chó đen tuyền nhảy xổ tới đớp vào lưng bụng chúng mà ăn thịt chúng.
c) Rừng Thiết thích : có rừng chông sắt tua tủa giống như gai cây bồ kết. Các hữu tình đó sau khi ra khỏi rừng trước liền tới rừng này, vì bị chó cắn, bèn trèo lên trên cây, vừa lúc leo trèo, liền bị các mũi chông nhọn đâm xuống. Chúng muốn tụt xuống, miệng hướng lên trên lại bị chông đâm xuyên suốt cả người, khắp mọi chi tiết. Lúc ấy liền có chim lớn mỏ sắt đến đậu ở trên đầu, trên cánh tay chúng, mổ móc mắt chúng ra mà ăn.
4/ Vườn Liệt hà : có sông rộng lớn, nước tro sôi sục đầy ắp trong sông, các hữu tình đó sau khi ra khỏi vườn trước, tới sa xuống sông này giống như đậu bị để trong vạc lớn dùng lửa mạnh thiêu đốt mà ninh mà nấu, khiến chúng bị quay cuồng lặn ngụp theo đà nước sôi, hai bên bờ sông có các ngục tốt tay cầm gậy gộc thừng chão cùng với lưới to, ngăn chẳng cho các hữu tình đó ra khỏi sông này, hoặc dùng vợt lưới vớt chúng đem lên đặt lên trên nền sắt nóng bỏng rộng lớn, lật ngửa chúng lên mà hỏi rằng : “các ngươi ngày nay muốn gì?”. Chúng đáp : “tôi nay chẳng còn biết gì hết. Song bị đủ thứ đói khổ bức bách”. Bấy giờ các ngục tốt đó liền lấy kìm sắt banh miệng chúng ra, rồi đem viên sắt nung đỏ nóng bỏng nhét vào miệng chúng. Các điều khác thì như đã nói. Nếu chúng đáp “Tôi nay khát khổ” thì ngục tốt liền lấy nước đồng nung chảy đổ vào mồm. Chúng bị khổ lâu dài, đến khi nghiệp hết thì mới được ra. 
III. Khổ tướng ở địa ngục cô độc
Nơi chốn tuy nhỏ, nhưng các khổ cụ thảy đều đầy đủ. Tướng này đã được giảng kỹ trong Kinh Diệu Cát Tường vấn Đại thái Lục đậu tử. 
IV. Khổ tướng ở Bát hàn địa ngục
1) Bào na lạc ca : hữu tình thụ sinh (ở đây) bị 
lạnh thấm vào, mọi chỗ trên người đều co rúm 
giống như phổng nhọt.
2) Bào liệt na lạc ca : giống như phổng vỡ, máu 
mủ chảy ra, vết thương co rúm.
3) Yết triết cô.
4) Hách hách phàm.
5) Hổ hổ phàm : hữu tình thụ tội ở ba ngục này 
tiếng kêu khổ khác nhau, cho nên đặt tên ngục theo các tiếng kêu ấy.
6) Thanh liên hoa na lạc ca : khổ vì bị giá rét 
cực độ, mọi chỗ trên người thảy đều xanh tím, 
da dẻ rách nứt tới năm, sáu chỗ.
7) Hồng liên na lạc ca : qua ngục Thanh liên đó 
rồi thì da biến thành màu đỏ tía, rách nát 
thành mười chỗ hoặc nhiều chỗ.
8) Đại hồng liên na lạc ca : Thân chúng cực kỳ 
đỏ tía, da dẻ nứt toác hàng trăm chỗ hoặc 
nhiều hơn nữa. 
B. QUẢ TƯỚNG Ở LOÀI BÀNG SINH.
Loài bàng sinh lại tàn hại nhau như kẻ gầy yếu bị bọn khỏe mạnh sát hại, phải chịu đủ mọi nỗi khổ vì chẳng được tự tại, bị kẻ khác xua đuổi, thường bị đánh đập trở thành công cụ mưu sinh của người của trời, do nhân duyên này mà phải chịu đủ mọi nỗi khổ não nặng nề. 
C. QUẢ TƯỚNG Ở LOÀI NGẠ QUỶ.
Loài ngạ quỷ đại để có ba loại :
I. Do ngoài chướng ngại ẩm thực.
II. Do trong chướng ngại ẩm thực.
III. Ẩm thực không có chướng ngại
I. Loại ngạ quỷ do ngoài chướng ngại ẩm thực.
Do cực kỳ bủn xỉn, nên phải sinh trong loài quỷ, thường bị đói khát, da thịt huyết mạch thảy đều khô đét giống như tro than, đầu tóc rối bù, mặt mày đen đủi, mồm miệng khô nẻ, thường dùng lưỡi liếm mặt, đói khát cuống cuồng chạy chọt khắp nơi, đến suối ao nào thì cũng có các hữu tình khác tay cầm dao gậy và thừng vợt, xếp hàng canh giữ, chẳng cho xuống uống. Nếu cứ cố xuống uống thì liền thấy suối ao ấy biến thành máu mủ, tự mình chẳng muốn uống nữa. Như vậy thì gọi là do ngoài chướng ngại ẩm thực
II. Loại ngạ quỷ do trong chướng ngại ẩm thực
Loại hữu tình đó hoặc họng nhỏ như cái kim, hoặc miệng như đuốc lửa, hoặc cổ nhỏ bụng to, do nhân duyên này mà dù được ăn uống không có chướng ngại gì khác, tự nhiên cũng chẳng thể ăn uống được. Do vậy mà gọi là loại do trong chướng ngại ẩm thực
Loại yết hầu nhỏ như kim đã nói ở trên đều thuộc loại này. 
III.Loại ngạ quỷ ẩm thực không có chướng ngại.
Loại ngạ quỷ gọi là Mãnh diệm man, loại này hễ ăn uống thứ gì vào là đều bị thiêu đốt. Do đó mà thường bị cực khổđói khát
Lại có loại ngạ quỷ gọi là Thực phân uế (ăn phân hôi); hoặc có một số ăn phân uống nước tiểu, hoặc lại có một số chỉ có thể ăn uống các thứ sinh thục xú uế cực kỳ bẩn thỉu, dẫu được thứ thơm ngon cũng chẳng thể ăn; hoặc có một số tự cắt thịt mình mà ăn, dẫu được các thức ăn khác cũng chẳng thể ăn. Các loại như vậy thì gọi là loại ẩm thực không có chướng ngại.
D. QUẢ TƯỚNGLOÀI NGƯỜI
Trong loài người cũng có nhiều kẻ bị nỗi khổ này. Có nghĩa là nỗi khổ của sự đói khát thiếu thốn vì từ nhỏ đã nghèo túng, nên điều mong muốn chẳng thể đạt được. Khổ vì thiếu thốn, ăn uống kham khổ, nỗi khổ thiếu thốn, khiến phải cầu cạnh, khúm núm trước người khác, bị chủ bức bách. Thời tiết đổi thay bị rét bị nóng. Trong cảnh đen tối bị khổ sở vì thiếu thốn gây chướng ngại khiến các sự nghiệp chúng làm đều bị phế bỏ. Nỗi khổ vì thiếu thốn còn khiến chúng bị biến hoại lão, bệnh, tử. Khổ do các na lạc ca, ở đó chúng coi chết là sướng nên loại địa ngục đó chẳng đặt ra tên gọi là Khổ. 
E. QUẢ TƯỚNG Ở LOÀI TRỜI.
Trong nẻo trời thì không có nỗi khổ bị cắt chân tay mà có nỗi khổ bị chết bị đọa. Như trong kinh nói khi các thiên tử sắp mất thì có năm tướng thể hiện ra trước :
1) Quần áo bẩn thỉu. 
2) Vòng hoa héo rũ. 
3) Nách đỗ mồ hôi.
4) Phân tiểu hôi thối.
5) Thiên và Thiên tử chẳng thích chổ mình ngồi.
Bấy giờ các thiên tử ấy nằm sấp giữa rừng. Tất cả thái nữ cùng các thiên tử khác cùng nhau chơi đùa. Họ trông thấy thế rồi thì sinh ra nỗi khổ lớn vì lo lắng
Lại còn có nỗi khổ vì bị khinh miệt, sợ hãi. Lúc các thiên tử nhờ có phúc tụ to lớn và ngũ dục to lớn sinh ra, các thiên tửbạc phúc khác nhìn thấy rồi thì phải chịu nỗi khổ lớn vì lo lắng
Những điều nói trên là chung cho cả Lục dục thiên
Hai trời dưới đó còn phải chịu nỗi khổ vì bị đẽo chặt, phá hoại, xua đuổi tàn hại do lúc cùng đánh đấm tranh giành với các phi thiên. Thiên cùng phi thiên chống đối lẫn nhau thì cầm bốn loại binh khí : bằng vàng, bằng bạc, bằng pha lê, lưu lyđánh nhau. Bấy giờ thiên và phi thiên hoặc đứt chân tay, hoặc toạc mình mẩy, hoặc còn bị chết. Nếu thân bị thương, chân tay bị đứt thì lại lành như cũ. Nếu đầu bị đứt thì chết ngay. Thiên và phi thiên, có khi kẻ này thắng, có khi kẻ khác thắng. Song phần nhiều là thiên thắng, vì sức mạnh hơn. Song hai loại đó, nếu kẻ này bị kẻ kia thắng thì liền lùi vào cung của mình, đồng loại của nó chẳng hề an ủi, do nhân duyên đó mà trong lòng lo buồn. Nếu thiên đắc thắng thì liền vào cung của phi thiên để cướp đoạt con gái của nó, gây nên cảnh chiến tranh. Nếu phi thiên đắc thắng thì vào thiên cung để đòi bốn loại Tô Đà vị, rồi sinh ra đánh nhau.
Lại có loại thiên tửsức mạnh hễ nỗi cơn tức giận là đuổi các thiên tử yếu thế ra khỏi cung của họ.
Cho nên chư thiên phải chịu ba nỗi khổ :
1/ Khổ bị chết bị đọa.
2/ Khổ bị lấn lướt khinh miệt.
3/ Khổ bị đẽo chặt, phá hoại, tàn hại, xua đuổi.

QUẢ TƯỚNG CỦA SẮC GIỚI, VÔ SẮC GIỚI

Trên đây là nỗi khổ của Dục giới
Còn ở Sắc giới, Vô sắc giới thì hữu tình không có các nỗi khổ ấy, vì các hữu tình đó chẳng phải là Thụ khổ khí. Song do Thô trọng khổ, cho nên nói là họ khổ, vì có phiền não, có định chướng, chẳng được tự tại về tử và trụ. Do ba cõi này đều có khổ cả, cho nên chẳng thể ưa thích
Chỉ có cõi Vô lậu là mọi nỗi khổ thô trọng đều vĩnh viễn đoạn diệt. Cho nên chỉ có cõi này là ưu thắng an lạc
Trên đây là quả tướng

THỌ LƯỢNG
I. Thọ lượng của 5 loài thuộc Dục giới.
Người Thiệm Bộ Châu thọ lượng chẳng nhất định. Người ở đó lấy 30 ngày đêm làm một tháng, 12 tháng là một tuổi. Có lúc thọ vô lượng tuổi, gọi là Thành hoại kiếp
Hoặc ở một thời thọ 8 vạn tuổi gọi là Trụ kiếp.
Thời sơ giảm hoặc ở một thời thọ giảm nhanh dần, thậm chí tới 10 tuổi, thời ba tai dấy lên. Người đông Tỳ đề ha thọ tăng tới 250 tuổi. Người tây Cù đà ni thọ tăng tới 500 tuổi. Người bắc Câu lư châu thọ tới 1000 tuổi. 
Lại nữa, 50 năm ở cõi người là 1 ngày đêm của chúng thiên Tứ thiên vương, lấy số này làm tháng, lấy tháng này gom thành năm, thì họ thọ 500 tuổi.
100 năm ở cõi người là 1 ngày đêm của Tam thập tam thiên, lấy số này làm tháng năm, thọ mệnh 1000 tuổi. 
Cứ như vậy cho tới Tha hóa tự tại thiên ngày đêm và tuổi thọ đều tăng gấp đôi trước. 
Thêm nữa, Tứ thiên vương chúng thiên đầy đủ 500 tuổi thì bằng một ngày đêm của Đẳng hoạt đại na lạc ca, tức là lấy đó tích thành tháng năm, thì tuổi thọ ở đó là 500 tuổi.
Cứ như vậy thọ lượng của Tam thập tam thiên bằng thọ lượngđịa ngục Hắc thằng
Lấy thọ lượng của Thời phân thiên làm thành thọ lượng của địa ngục Chúng hợp. 
Lấy thọ lượng của Tri túc thiên làm thành thọ lượng của ngục Hào khiếu. 
Lấy thọ lượng của Lạc biến hóa thiên làm thành thọ lượng của ngục Đại hào khiếu. 
Lấy thọ lượng của Tha hóa tự tại thiên làm thành thọ lượng của ngục Thiêu nhiên. 
Thọ lượng của địa ngục Cực thiêu nhiên bằng nửa trung kiếp
Thọ lượng địa ngục Vô gián bằng một trung kiếp. Có nghĩa là từ 8 vạn giảm xuống 10 tuổi, lại từ 10 tuổi, tăng tới 8 vạn tuổi thì gọi là 1 trung kiếp. Đó là kiếp lượng của Vô gián. Loài phi thiên thọ lượng bằng Tam thập tam thiên. Thọ lượng của các loài bàng sinh, ngạ quỷ không nhất định
Thêm nữa, thọ lượng của Bát hàn địa ngục theo thứ tự tương ứng với (từng địa ngục trong) Bát nhiệt địa ngục và bằng gần một nửa. Trong hai loại địa ngục Cận biênCô độc thọ lượng không nhất định.
Trên đây là nói về thọ lượng của 5 loài thuộc Dục giới
II. Thọ lượng của Sắc giới.
Thọ lượng Phạm chúng thiên bằng 20 trung kiếp làm một kiếp. 
Phạm phụ thiên thọ 40 trung kiếp làm một kiếp.
Đại phạm thiên thọ 60 trung kiếp làm một kiếp.
Thiểu quang thiên thọ 80 trung kiếp làm hai kiếp. 
Các trời từ đây trở lên so với nhau tăng dần gấp đôi. Chỉ trừ Vô vân (thiên), nên biết rằng trời đó thọ giảm ba kiếp. 
III. Thọ lượng của Vô sắc giới.
Không vô biên xứ thọ 2 vạn kiếp. Thức vô biên xứ thọ 4 vạn kiếp
Vô sở hữu xứ thọ 6 vạn kiếp. Phi tưởng phi phi tưởng xứ thọ 8 vạn kiếp
Các loại nói trên trừ Bắc Câu Lư châu, còn ở mọi chỗ đều có chuyện chết yểu giữa chừng. 
Dẫu hết thảy loài hóa sinh thân chết đều không có cặn bẩn, song người, quỷ và bàng sinh thời nay đều có thân cặn bã nhơ bẩn. Trời và địa ngục mất cùng với thức, không có thân cặn bã nhơ bẩn. 
Kinh Chính Pháp Niệm v.v… nói rằng 136 địa ngục, đó là mỗi một trong số 8 đại địa ngục đều có 16 ngục cận biên tứ môn viên quán, tổng cộng có 128 chỗ (8 x 16 = 128), cộng với 8 ngục căn bản thành ra 136 chỗ. Chẳng kể ngục Bát hàn và ngục Cô độc, nếu tính cả số này thì địa ngục rất nhiều. 
Du Già luận nói rằng : Dưới đây cách 32.000 do tuần có ngục Đẳng hoạt. Thế thì biết rõ dưới châu này có địa ngục. Tiểu thừa nói khác. Nếu cứ theo như Kinh Chính Pháp Niệm thì dưới núi Tu Diđại địa ngục.
Trên đây là nói về thọ lượng

THÂN LƯỢNG 
I. Thân lượng của Dục giới.
Người Thiệm Bộ châu thân lượng không nhất định. Có lúc thì cao to, có lúc thì thấp bé.
Nếu lấy theo độ dài cẳng tay của mỗi người làm đơn vị tính, thì chiều cao của người châu này bằng 3 cẳng tay rưỡi. 
Người ba châu khác cũng cao bằng 3 cẳng tay rưỡi của họ, thân có khi cao lớn. 
Thân Tứ thiên vương thiên bằng một phần tư của một Câu lư xá
Thân lượng Tam thập tam thiên lại tăng thêm một Túc. Một Túc có nghĩa là một câu lư xá chia làm bốn phần, một nửa của phần ấy gọi là một Túc (1 Túc = 1 phần 8 của câu lư xá). 
Thân lượng Đế thích bằng một nửa câu lư xá. Thân lượng Thời phân thiên cũng bằng nửa câu lư xá. Trên đây là thân lượng Dục thiên. Nên biết là dần dần đều tăng một Túc. 
II. Thân lượng của Sắc giới.
Phạm chúng thiên nửa du thiên na. Phạm phụ thiên một du thiện na. Đại phạm thiên một du thiện na rưỡi. Thiểu quang thiên hai du thiện na. 
Các trời từ đây trở lên dần tăng gấp bội, chỉ trừ Vô vân thiên. Nên biết rằng trời đó giảm ba du thiện na. 
III. Thân lượng của Vô sắc giới.
Vô sắc thì vô hình, chẳng nói thân lượng. Song luận lại nói rằng : Sắc, Vô sắc thiên biến thân vạn ức cùng đứng trên đầu lông không lượng địa giới
Kinh Nhân Vương kể tới Vô sắc giới chúng. Kinh A Hàm nói : Vô sắc giới thiên nước mắt như mưa phùn mùa xuân, đứng bên cạnh Phật. Đó đều là hóa ra làm vậy, to nhỏ tùy lúc, chẳng phải là thân nghiệp quả. 
Còn trong đại địa ngục, thân lượng chẳng nhất định. Hoặc gây tạo hoặc tăng trưởng nghiệp bất thiện cực nặng thì thân to lớn, ngoài ra thì chẳng thế. Hàn địa ngục chỉ có một (thân lượng). Cận biên, bàng sinh, ngạ quỷ cũng thế
Thân lượng của các phi thiên bằng Tam thập tam thiên. Đây nói căn bản phi thiên nếu tại châu này thì thân lượng nhỏ, không cố định. 
Dựa vào yếu nghĩa, tạm phân biệt sơ qua về các loài. Còn mọi nghĩa khác, cứ theo như lý (mà suy) thì sẽ biết. 
Giải thích Kinh văn : 
Tiếng Phạm A Tỳ Chí, đây gọi là Vô gián
Du Già nói : vì ở đó phải thụ khổ (liên tục) không gián đoạn, lửa cháy không gián đoạn. Do báng kinh nên phải thụ đủ một kiếp, một trung kiếp, mệnh cực tới kiếp đó hết thì lại sinh. Cứ xoay vần như vậy tới vô số kiếp. 
Kinh Bát Nhã nói : đó là do phỉ báng đại thừa, phương này địa ngục tận, thì sinh ở phương đông, cứ xoay vần như vậy khắp hết ngục ở mười phương. Mười phương địa ngục tận, lại sinh ở trongngục phương này. 
Cho nên ở đây nói là : “cứ xoay vần như vậy, cho tới vô số kiếp”. Chẳng phải chỉ riêng trong ngục Vô gián, mà cũng còn đọa ở chốn khác, vì trong này chỉ nêu một chỗ nặng. Đây chỉ một nghiệp được đặt tên theo lúc sơ thụ, chỉ gọi tên là sinh báo
Tội nghịch chung, theo cả ba thừa gồm : Giết cha, hại mẹ, giết A la hán, làm thân Phật đổ máu, phá hòa hợp Tăng. Kinh Tát Già Ni Kiền Tử nói : Đại thừa ngũ nghịch (năm tội nghịch theo thuyết đại thừa) gồm :
1) Phá hoại chùa tháp, thiêu đốt kinh tượng, dùng trộm tài vật của Tam bảo.
2) Phỉ báng Tam thừa pháp, nói đó chẳng phải là thánh pháp, gây khó khăn chướng ngại, giấu diếm bưng bít.
3) Đối với mọi người xuất gia, bất kể họ có giới hay không giới, giữ giới hay phá giới đều đánh đập chửi mắng, kể lể lỗi lầm của họ, giam cầm họ trong lao ngục, hoặc lột cà sa của họ, bức bách họ hoàn tục, bắt họ sưu dịch, điều đi chỗ khác, làm đứt mệnh căn của họ.
4) Giết cha, hại mẹ, làm thân Phật chảy máu, giết A la hán, phá hòa hợp Tăng.
5) Khởi tà kiến lớn, phỉ báng (nói là) : không có nhân quả
Vì trong đêm dài thường làm mười nghiệp bất thiện, cho nên nay chẳng tin kinh này, vào ngục Vô gián rồi thì cứ như vậy mà xoay vần tới vô số kiếp. 
Câu Xá luận nói : trong ngũ nghịch thì phá tăng là nặng nhất, nhất định phải thụ khổ (báo) một kiếp ở trong ngục Vô gián. Nay vượt quá số ấy nên nói là “kiếp mãn hết lại sinh”.
*
-Kinh văn : “Từ nơi địa ngục ra” tới 
“Nên chịu tội báo này”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ hai có 10 tụng rưỡi nói về thụ báo phải làm súc sinh. Có bốn phần :
- 3 tụng rưỡi đầu nói về thụ báo phải làm con chó, con Dã can (giống con dúi).
- 2 tụng nói về thụ báo phải làm lạc đà, lừa.
- 2 tụng nói về thụ báo phải làm con dã can.
- 3 tụng nói về thụ báo làm thân con trăn. 
Đây là phần đầu. 
* Chữ [畜] đọc là Súc, chỉ lục súc. Còn đọc là Húc, nghĩa là nuôi dưỡng. Khi có nghĩa là tích tụ, tụ tập thì có hai cách đọc là Húc và Súc. Nay theo cách đọc là Súc. 
Theo đại thừa, một nghiệp có thể chiêu cảm nhiều quả. Nay theo quả đầu lấy đó làm tên gọi là súc sinh vì đều thuộc quả này cả. Kinh này nói : “từ địa ngục ra sẽ đọa vào súc sinh”. Dưới cứ theo đó thì biết. 
*Chữ [ ] đọc là Khất. Sách Tam Thương giải thích là : đầu hói không có tóc. Thông Tục văn, Thiết Vận giải thích là hói trọc lóc và nói và âm đọc giống chữ Quật [窟]. Thêm nữa Khất sấu [ 瘦] có nghĩa là da thịt khô đét (gầy đét). Vì dưới đã có chữ “khô kiệt” rồi, nên giải thích theo cách trước (tức là hói) thì hay hơn. 
Nay chữ [ ] có khi đọc là Ngật. Lẽ phải viết là [ ], nhưng chưa rõ âm (là gì). Chữ [梨] đọc là Lê. Phương ngôn có câu : “mặt tựa lê bị cóng”. Có khi viết là [黧]. Ngọc Thiên nói đọc là Lê, có nghĩa là đen, là già, cũng chỉ màu lốm đốm. Đen tuyền thì là chữ [ ] . Có hai âm :
1/. Đàm, đồng âm với chữ [ ], chỉ màu ngựa đen.
2/. Còn đọc là Thậm, tức màu tím đen như quả dâu chín (tang chi thậm [桑 之 葚]). 
Nếu là mầu xanh đen thì là chữ [ ] đọc là Yểm. Chữ [嬈] đọc là Nhiểu, nghĩa như Não. Nếu là đùa cợt trêu chọc nhau thì là chữ [ ] Niễu. Còn nhiễu loạn thì là chữ [ ] Náo. Ngọc Thiên nói chữ [ ] có khi viết và đọc như chữ [擾] Nhiễu, nhưng vẫn có nghĩa là đùa cợt trêu ghẹo. 
Chó có mười báo quả :
1) Hói trọc. 5) Bị trêu chọc. 
2) Gầy gò. 6) Bị người ghét bỏ rẻ rúng.
3) Màu sắc đen đủi. 7) Thường bị đói khát.
4) Lở ghẻ. 8) Xương thịt khô kiệt.
9) Lúc sống thì bị đánh đập khổ sở.
10) Lúc chết thì bị ngói đá đè.
Các ác quả này lẽ ra đều phải nói rõ nguyên nhân gây ra nhưng sợ rườm rà, nên thôi.
*
-Kinh văn : “Nếu sinh làm lạc đà” tới 
“Mà bị tội như vậy”. 
Tán rằng : 2 tụng này nói về quả báo phải làm lạc đà, làm lừa. Đây có bốn quả : 
1) Mang nặng. 3) Thèm ăn.
2) Bị đánh đập. 4) Vô tri.
* Chữ [ ] đọc là Lạc. Cũng đều chỉ con lạc đà. Con vật này có chỗ gọi là Lạc, có chỗ gọi là Đà. Chữ Lạc [駱]vốn chỉ có màu sắc của ngựa, nhưng chẳng phải nghĩa ở đây. Chữ Đà viết là [駝] hoặc [ ] đều được.
*
-Kinh văn : “Có khi làm dã can” tới 
“Hoặc có lúc bị chết”. 
Tán rằng : đây là nói về quả báo phải làm con dã can (con dúi). Có bốn quả : 
1) Lở ghẻ.
2) Không có một mắt nào, cũng không có hai mắt, như kẻ chỉ tin tiểu thừa. Chỉ vì chẳng tin đại thừa, cho nên không có một mắt nào. 
3) Bị đánh bị ném. 
4) Tới mức bị chết.
*
-Kinh văn : “Từ đây vừa chết đi” tới 
“Mà bị tội như vậy” 
Tán rằng : đây là quả báo phải làm thân con trăn. Có năm quả : 
1) Thân to.
2) Điếc.
3) Ngu si
* Chữ [ 騃 ] đọc là Ngãi, nghĩa là si.
4) Không có chân.
5) Bị bọ con ăn. 
Có bản nói là “thân bị co cuộn”.
* Chữ [ ] đọc là Uyển. Nay đây chỉ thân co cuộn, cho nên phải là chữ [ ](uyển). Có bản chép là [宛] cũng đọc là Uyển.Theo sách Ngọc Thiên [宛](Uyển) là lỗ nhỏ; bốn phía cao, chính giữa thấp thì gọi là Uyển [宛].
Sách Thiết Vận giải thích là kéo cỏ gục xuống để tự che, vốn chẳng phải là dùng chữ [宛] trong từ Uyển chuyển. Bởi vậy phải là chữ [ ] (Uyển). 
Chữ [ ] theo Ngọc Thiên thì đọc là Sáp. Le nhạn ăn bằng miệng thì gọi là sáp. Nay đã vào miệng rồi thì nên dùng chữ Táp [咂]. Thời xưa viết là [ ] chỉ chim ăn. Tức là chữ Sáp trong từ sáp tráp [ ] (mổ ăn, mò ăn). Chữ [ ] đọc là Sáp. Chữ [ ] đọc là Tráp. Theo Tự Lâm : chữ Sáp trong từ sáp huyết (ngậm máu, bôi máu vào miệng để thề) cũng viết là
[ ].
*
-Kinh văn : “Nếu được sinh làm người” tới 
“Không có chỗ nương tựa”. 
Tán rằng : dưới đây là 10 tụng nói về kẻ ác bị quả báo. Có hai phần : 
- 7 tụng đầu : có ác báo.
- 3 tụng sau : không thiện quả
Trong phần đầu có bốn ý : 
+ 3 tụng đầu nói về hình dáng xấu xí
+ 1 tụng : không chỗ nương nhờ
+ 2 tụng : bạc phúc đức. 
+ 1 tụng bị tai bay vạ gió. 
Đây là ý đầu, có 17 quả : 
1) Đần độn
2) Lùn. 
* Chữ [ ] đọc là Tòa, có nghĩa là lùn. 
3) Xấu xí.
* Chữ [ ] đọc là Lậu, nghĩa như là chữ [醜] (xấu), đều có ý là xấu xí.
4) Tay co quắp.
* Chữ [ ] đọc là Luyến, chỉ bệnh tay bị co quắp, lẽ ra phải viết chữ này, nhưng có chỗ lại viết là [ ] không đúng với nghĩa đâu. Chữ [ ] này vốn có nghĩa xích buộc chim ưng (để chim ưng đậu trên cánh tay thợ săn khi đi săn). Nay đã là bệnh thì nên viết là [ ].
5) Què chân.
* Chữ [躄] đọc là Tích. Tay khoèo thì gọi là Luyến, chân què thì gọi là Tích. Có bản chép là [癖]. chỉ bệnh ăn không tiêu là bệnh ở trong bụng, chẳng phải nghĩa là chân què.
6) Mù.
7) Điếc.
8) Lưng gù.
* Chữ [傴] đọc là Ủ. Chỉ lưng gù chẳng ưỡn thẳng được.
9) Người chẳng tin.
10) Miệng thối.
11) Quỷ ám.
12) Nghèo túng.
13) Thấp hèn.
14) Bị người khác sai khiến.
15) Lắm bệnh.
16) Gầy mòn.
* Chữ [ ] đọc là Tiêu, tên bệnh khát (tức bệnh tiêu khát).
17) Không nơi nương tựa.
18) Gày còm. Cũng có thể lập riêng “Gày” thành một mục. Vì bệnh gày còm khác với bệnh tiêu khát, như vậy thì thành 18.
Trên đây một tụng về ý nghiệp quả, một tụng về ngữ nghiệp quả, một tụng về thân nghiệp quả. Do ý đầu tên dắt dẫn mà thành ra quả báo là bị lùn, xấuv.v…
*
-Kinh văn : “Tuy thân cận nương người” tới 
“Rồi sau lại quên mất”. 
Tán rằng : đây là nói về không nơi nương nhờ.
* Chữ [附] đọc là Phụ, nghĩa là gần, gần gũi. 
Có hai quả, có thể biết.
*
-Kinh văn : “Nếu học nghề thầy thuốc” tới 
“Mà bệnh càng nặng thêm”. 
Tán rằng : phúc mỏng, ít phù trợ. 
Có hai quả có thể biết.
*
-Kinh văn : “Hoặc người khác phản nghịch” tới 
“Bỗng dưng bị tai ương”. 
Tán rằng : đây là nói về quả báo bị tai bay vạ gió.
* Chữ [抄] đọc là Sao. Có chỗ viết là [炒] hoặc 
[鈔]. Theo Ngọc Thiên : nghĩa chữ [抄] Sao giống nghĩa chữ [掠] Lược (cưỡng đoạt), có nghĩa là cưỡng đoạt lấy đồ vật, ăn trộm, ngang ngược vô lý mà tới chiếm.
*
-Kinh văn : “Những tội nhân như vậy” tới 
“Chẳng bao giờ nghe pháp”. 
Tán rằng : dưới là 3 tụng nói về 8 nạn, cho nên không có thiện quả. Có ba ý : 
- 1 tụng : nói về một nạn là sinh ra trước Phật hoặc sau Phật, cho nên chẳng thấy Phật. 
- 1 tụng : nói về sáu nạn : sinh ra ở các chỗ chướng nạnđịa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Bắc châu, Trường thọ thiên, cậy mình có thế trí biện thông hoặc điên cuồng đui điếc mãi mãi chẳng nghe pháp.
- 1 tụng : nói về một nạn thường thường các căn bị khuyết tật. 
Gộp lại là 8 nạn, cho nên không có thiện quả.
Đây là ý đầu và ý thứ hai.
*
-Kinh văn : “Trải qua vô số kiếp” tới 
“Các căn chẳng đầy đủ”.
Tán rằng : đây là nói các căn bị khuyết tật, là 1 trong 8 nạn. 
*
-Kinh văn : “Thường ở nơi địa ngục” tới 
“Bị tội như vậy đó”.
Tán rằng : dưới có 6 tụng thuyết minh chung về (chúng sinh) trải qua bốn đường, thụ tăng thượng Đẳng lưu quả. Chia làm bốn mục : 
1) Nửa tụng nói về địa ngục
2) Nửa tụng nói về ngạ quỷ
3) Một tụng về súc sinh
4) Bốn tụng về ác nhân (kẻ ác). 
Đây là ba mục đầu.
* Viên quán : vườn quán. Chữ [觀] ở đây đọc là Quán, tức là chữ Quán trong từ “lâu quán”. Còn Quán trong “quán xá” thì viết là [ ]. 
Các đường ác khác : chỉ ngạ quỷ v.v… vì phỉ báng chính pháp, tham lam bủn xỉn, chẳng chịu tu đạo, nên sinh ở loài ngạ quỷ. Luận cứ trên ở đây ít, nên chẳng nói riêng.
*
-Kinh văn : “Nếu được sinh làm người” tới 
“Dùng để làm quần áo”. 
Tán rằng : dưới đây là 4 tụng nói về quả báo của hạng người ác. Có bốn mục : 
1) Một tụng về ác nghiêm (trang sức xấu xí). 
2) Một tụng về ác phục (y phục xấu). 
3) Nửa tụng về ác trạng (dáng dấp xấu). 
4) Một tụng rưỡi nói về ác hành (hành vi xấu). 
Đây là hai quả đầu
* Chữ Ấm cũng có nghĩa như chữ Á, đều có nghĩa là câm, chẳng nói được. Chữ Ấm [ ]có chỗ viết là [ ]. Theo Tự Lâm thì chữ [ ] có nghĩa như chữ [ ]. Chữ [ ] đọc là Tạ. 
Chữ [ ] có chỗ viết là [啞], theo Tự Lâm thì đọc là Ách, chỉ tiếng cười. 
Theo Thiết Vận thì Ách [ ] có nghĩa câm chẳng nói được. Chữ [疽] đọc là Thư, nghĩa như chữ [ ] chỉ ung nhọt.

*

-Kinh văn : “Thân thể thường hôi hám” tới 
“Mà bị tội như vậy”. 
Tán rằng : đây là Ác trạng và Ác hành. Vì quá chấp trước ngã kiến, si tăng thượng, nên tham sân có thể biết được tới mức nào.
*
-Kinh văn : “Bảo cho Xá Lợi Phất” tới 
“Đừng nên thuyết kinh này”. 
Tán rằng : 28 tụng trên là thuyết minh về Bất tín quả. 
Hai tụng này là kết luận.
*
-Kinh văn : “Nếu có người lợi căn” tới 
“Mới nên thuyết cho họ”.
Tán rằng : đây là 66 tụng chỉ rõ cái đúng cái sai của con người, khiến nên học đúng trừ sai.
Trong có 4 đoạn; trên là 3 đoạn; đoạn thứ tư ở dưới có 19 tụng ý nói : đối với người có trí thì nên thuyết cho họ. Có hai phần : 
• Phần đầu gồm 17 tụng nói về tướng nên thuyết cho.
• Phần sau là 2 tụng để kết luận
Trong phần đầu lại có ba đoạn nhỏ : 
1) Đoạn đầu là 1 tụng rưỡi, nói về những người từ trước tới nay chưa hề phát tâm thì phải nghiệm thấy là có Phật chủng tính, mới đáng thuyết cho họ. 
2) Thứ đến 10 tụng rưỡi, nói về những người tuy phát tâm rồi, nhưng phải có sự tu tập về Lục độ thì mới có thể thuyết cho họ. 
3) Cuối cùng là 5 tụng, nói về những người tuy có Phật chủng tính, có sự tu tập về Lục độ rồi, nhưng còn phải có tâm trọng pháp cầu pháp nữa, mới có thể đáng để được thuyết cho. 
Đoạn đầu này nói phải nghiệm thấy có 6 đức : 
1/ Lợi căn, vì nghe thì hiểu ngay.
2/ Trí tuệ phân biệt được đúng sai.
3/ Sáng suốt, vì chẳng mê ám.
4/ Đa văn (kiến thức rộng), vì trước có sự học tập bồi dưỡng.
5/ Cường thức (trí nhớ tốt), tinh tường lanh lợi.
6/ Muốn được thuyết Pháp Hoa cho, vì cầu chuộng đạo Phật chứ chẳng phải là đạo khác, thích siêu trần thoát tục, hoặc là tính cầu giác lộ, chẳng thích ngu mê. Như vậy thì mới đáng để thuyết cho.
*
-Kinh văn : “Nếu lại đã từng thấy” tới 
“Mới nên thuyết cho họ”. 
Tán rằng : đây là mục nói về tuy đã phát tâm nhưng phải có sự tu tập về Lục độ. Trong đó có sáu ý : 
a) 1 tụng rưỡi : đã từng vun trồng Thí tập (có sự tu tập về hạnh Bố thí).
b) 1 tụng Tinh tiến tập.
c) 1 tụng rưỡi nói về Định tập.
d) 3 tụng nói về Giới tập.
e) 1 tụng rưỡi nói về Nhẫn tập.
f) 2 tụng nói về Tuệ tập. 
Đây là ý đầu : vì đã từng được thấy Phật, cho nên từ lâu đã vun trồng Thí tập. Như vậy mới có thể thuyết cho họ. Những điều nghiệm thấy nêu ra dưới đây tùy theo từng sự giống như ở Bồ tát địa mà kiểm nghiệm rồi thuyết cho họ.
*
-Kinh văn : “Nếu là người tinh tiến” tới
“Mới nên thuyết cho họ”. 
Tán rằng : đầu tiên là 1 tụng nói về Cần (tinh tiến, siêng năng). 
Sau đó là 1 tụng rưỡi nói về Định.
*
-Kinh văn : “Lại nữa, Xá Lợi Phất” tới 
“Mới nên thuyết cho họ”. 
Tán rằng : đây là 3 tụng nói về Giới tập. 
Đầu tiên là 1 tụng rưỡi nói về xả ác, cận thiện duyên. Phẩm An Lạc Hạnh sẽ thuyết về tướng này.
Sau đó là 1 tụng rưỡi nói về kiên trì tịnh giới
* Chữ [潔] có âm đọc là Khiết, nghĩa là thanh tịnh.
*
-Kinh văn : “Nếu người nào không sân” tới 
“Mới nên thuyết cho họ”. 
Tán rằng : 1 tụng rưỡi đầu nói về Nhẫn tập, 2 tụng sau nói về Tuệ tập. 
Chất trực an thụ là Khổ nhẫn. Thường mẫn nại oán là Hại nhẫn. Kính Phật đế sát là Pháp nhẫn.
*
-Kinh văn : “Nếu có Tỳ kheo nào” tới 
“Mới nên thuyết cho họ”. 
Tán rằng : dưới đây là 5 tụng nói về ý còn hay cầu pháp trọng pháp. Chia làm hai phần : 
• 2 tụng rưỡi đầu nói về ý một mực cầu đại thừa. 
• 2 tụng rưỡi sau nói về ý thành tâm cầu đại thừa.
Phần đầu này có hai :
- 1 tụng đầu nói về ý cầu pháp đỉnh thụ. 
- 1 tụng rưỡi sau nói về ý chẳng cầu kinh khác. Kinh khác ở đây chỉ kinh tiểu thừa
Kinh Thiện Giới nói : nếu trong học đại thừa mà chưa rốt ráo thì chẳng được học thừa khác, tứ minh luận khác. Nếu trong đã rốt ráo rồi thì hằng ngày hai phần học đại thừa nội minh, một phần học kinh khác. Trong này hoàn toàn không cho phép học kinh khác dù chỉ một kệ, như vậy là để cho hạng sơ học chuyên cầu đại thừa học và tu lâu dài.
*
-Kinh văn : “Nếu người nào chí tâm” tới 
“Mới nên thuyết cho họ”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về hạng thành tâm cầu đại thừa. Có hai ý : 

- Đầu tiên là 1 tụng nói về ý thành tâm cầu đại thừa. 
- Sau đó là 1 tụng rưỡi nói về ý chẳng cầu ngoại điển, chí tâm chẳng khinh đại thừa
Hạng như vậy thì mới nên thuyết cho, vì chí thành có thể cảm ứng với thần, nhất niệm có thể thành thánh.
*
-Kinh văn : “Bảo Xá Lợi Phất rằng” tới 
“Kinh Diệu Pháp Liên Hoa”. 
Tán rằng : đây là mục : đối với người có trí thì nên thuyết cho họ. 
Trong này có hai phần : trên kia là tướng nên thuyết cho ; còn đây là kết luận.

KINH PHÁP HOA HUYỀN TÁN
QUYỂN THỨ SÁU - PHẦN TRƯỚC
XONG

Ngày mồng 4 tháng 12 năm Bảo An thứ 3, sau khi đem bản của Viên Như phòng, chùa Hưng Phúc ngắt câu xong. Sư Tăng Giác chùa Pháp Long đem in.

 để pháp trụ lâu dài, vãng sinh cực lạc.. 

Bản được chọn là bản do các bậc có danh tiếng cao, chấm ngắt văn mạch.

QUYỂN THỨ SÁU (PHẦN SAU)
Sa môn KHUY CƠ, chùa ĐẠI TỪ ÂN soạn.

PHẨM TỨ TƯ : TÍN GIẢI

Gồm ba môn phân biệt

I. NÓI RÕ DỤNG Ý.
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.
III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 

I. NÓI RÕ DỤNG Ý

Dụng ý của phẩm này có hai :
1. Thu Tử là bậc thượng căn nghe thuyết pháp thì vui mừng mà lĩnh hội. Bốn người khác là hạng trung căn nhờ dụ hiểu mà hớn hở tỏ ngộ. Cho nên sau phẩm Thí Dụ mới có phẩm Tín Giải
2. Luận giải thích bảy loại cụ túc. Chúng sinh phiền não tính có bảy thứ tăng thượng mạn, để đối trị các thứ này thì thuyết bảy thí dụ. Trong đó phẩm Thí Dụ trước là dụ thứ nhất : Nhà lủa. 
Hạng người cầu thế lực, khởi điên đảo, khởi tăng thượng mạn cầu công đức, cầu quả báo diệu cảnh giới của người và trời, thì thuyết dụ Nhà lửa cho hạng này. Phẩm Tín Giải này là dụ thứ hai. 
Hạng người cầu giải thoát theo Thanh văn thừa thì một mực tăng thượng mạn, nói rằng : thừa của ta không khác gì thừa của Như Lai (tức Phật thừa). Vì họ điên đảo như vậy, cho nên để đối trị cho loại chuyên cầu Thanh văn giải thoát này thì thuyết dụ về người con nghèo túng. Trước kia vì thừa Vô vi và thừa cuối không khác, nên nói thừa là một, để khuyến khích họ nhập đại thừa. Họ bèn mê chấp. Nay nói rằng họ giồng như người con nghèo túng của trưởng giả, thừa Hữu vi và thừa đầu khác nhau để khuyên họ bỏ mê chấp. Cho nên sau phẩm trước thì có phẩm này.

II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.

 Đại để có bốn môn : 
1. Trừ nghi thì gọi là Tín. 
Phá mê thì gọi là Giải. 
*Chữ [解] âm đọc là Giải. 

Bốn người khi xưa nghi rằng mình chẳng thành Phật, nên chẳng vui mừng ưa thích gì đối với tâm Bồ đề, nên cũng chẳng thể chứng ngộ được chính giác. Do đó mà khi ngồi nghe thì bản thân lơ là uể oải. Sau được nghe dụ thuyết nói là giống như Thu Tử trước đây thì nghi hối đều trừ bỏ được. Cho nên gọi là Tín Giải
Tín : tức là tịnh tâm nhẫn dục. 
Giải : tức là diệu trí ấn chứng được pháp hy hữu
Tin mình sẽ thành Phật, hiểu được ý Phật nói. 
2. Tín, có nghĩa là trừ được sự chẳng tin. 
Giải, có nghĩa là phá được sự chẳng hiểu. 
Xưa thì hiểu tam thừa nhưng chẳng tin nhất thừa. Hoặc là tin tam thừa nhưng chẳng hiểu nhất thừa. Nay mới hiểu được nhất thừa và cũng tin tam thừa, hiểu tam thừa và cũng tin nhất thừa. Tâm thanh tịnh hơn nữa lại hiểu biết, cho nên gọi là Tín Giải
Tín : là cái tâm năng liễu ngộ thanh tịnh
Giải : tức là cái lý sở đạt sáng tỏ. Giải thì sâu, Tín thì nông; đầu cuối đều thuyết. Do Tín, cho nên thâm nhập nền tảng đại thừa. Nhờ Giải, nên chứng được gốc của chân tông. Nêu lên cả hai khả năng, cho nên gọi là Tín Giải
Tín : tức là ấn thuận cái danh sở văn (tin theo những điều được nghe). 
Giải : tức là hiểu được ý nghĩa của quyền thực. Đối với quyền, thực thảy đều tín giải.
3. Tín thể hiện là do Tha, Giải chứng tỏ là tự mình tỏ ngộ. Trước nói rằng : các Thanh văn khác tin lời Phật nói, cho nên tùy thuận kinh này. Đó chẳng phải là phần trí tuệ của mình. Cho nên thể hiện là do Phật, bốn người mới tin. Đã có sự tin tưởng rồi thì tự mình so sánh mới sinh ra Giải ngộ. Cho nên gọi là Tín Giải
Tín là thuận tha mà tâm tịnh.
Giải chính là thể hiệnbản thân mình có thể hiểu biết được : đối với người, với pháp đều tín giải
4. Hai từ Tín, Giải mỗi hạng đều có sự phân biệt khác nhau.
1) Hạng độn căn chính kiến thì tín mà chẳng giải (tin mà chẳng hiểu).
2) Hạng lợi căn tà kiến thì giải mà chẳng tín (hiểu mà chẳng tin).
3) Hạng lợi căn chính kiến thì vừa tín vừa giải.
4) Hạng độn căn tà kiến thì chẳng tín, chẳng giải. 
5) Hạng phàm phu sơ tâm thì tin mà chưa hiểu.
6) Hạng Bồ tát chứng Giải rồi thì tin. Trước khi nhập địa thì do tín mà giải. 
7) Hạng Nhất xiển đề chẳng tín chẳng giải. Nay ở đây gồm cả hai ý. Đó là Tín Giải, chẳng phải là tin mà chẳng hiểu, chẳng phải hiểu mà chẳng tin. Tin và hiểu cho nên gọi là Tín Giải. Đều lấy câu thứ ba.
Tín là tịnh tâm định thú. Giải chính là thâm trí ngộ hội (trí tuệ sâu sắc liễu ngộ chân lý), đối với Giáo với Lý đều tin đều hiểu. Vì đó là tỷ giải, tùy tăng nghĩa mà lý giải mục đích của quyền, thực. Tín là quy phục tông chỉ của nhất thừa, nhưng chưa chứng được về lýù, nên chẳng nói là Giải. Vì nghĩa bàn chung đều duyên giáo lýù, vừa Tín vừa Giải, đây là giải thích tên phẩm Tín Giải theo kiểu Trì nghiệp.

III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 

-Câu hỏi 1 : theo Tỳ Bà Sa luận thì nói rằng : hàng Thanh văn có ba hạng :
- Hạng thượng căn chỉ có một vị, đó là Xá Lợi Phất, đã từng một mình tu luyện căn tính 60 kiếp.
- Hạng trung căn cũng chỉ có một, đó là Đại Mục Liên
- Hạng hạ căn gồm các vị Thanh văn khác đều thuộc về hạ hạ tính. 
Vì sao giờ đây bốn người lĩnh ngộ đều là trung phẩm (tức trung căn) ? 

Đáp : Thu Tử lĩnh ngộ trước, chưa sai với tông chỉ của mình. Bốn người trung căn nào có trái với lý này. Nếu so sánh ở trong hàng Thanh văn thì trung phẩm chỉ có một mình Mục Liên. Nhưng phát tâm hướng theo đại thừa thì gồm thêm cả bốn người, vậy có gì sai đâu !
Hơn nữa như Thiện Hiện ngộ không, Mãn Từ biện thuyết, Ba Ly trì luật, Ca Diếp đầu đà, mỗi người đều có sự thắng trội của mình, cần gì cứ phải có năng lực như nhau ! Cho nên cả bốn đều là trung phẩm, như vậy cũng chẳng trái lẽ. 

-Câu hỏi 2 : cớ sao trong phần Bảy thí dụ, Luận gọi đây là dụ về đứa con nghèo túng, mà trong kinh, tiêu đề của phẩm lại gọi là Tín Giải ?

Đáp : Tín Giải là gốc thì mới có thể thuyết dụ. Luận gọi tên là đứa con nghèo túng là theo nghĩa “phá bệnh”. Kinh theo căn bản pháp, nên gọi là Tín Giải. Tên gọi được đặt ra theo sự thắng trội của sự lý, chứ không cần đặt ra thể lệ nhất định.
*
-Kinh văn : “Lúc ấy tuệ mệnh” tới “vui mừng phấn khởi”. 
Tán rằng : phẩm này có 3 đoạn lớn : 
- Đoạn đầu kể về sự vui mừng của bốn người. 
- Thứ đến đoạn nói về sự lĩnh ngộ của bốn người. 
- Cuối cùng nói đến sự đội ơn của bốn người, trong tụng ở dưới nói rằng: “ơn lớn của Thế tôn” đó chính là phần này. 
Trong đoạn đầu có 2 phần :
Phần + đầu nói rõ sự vui mừng
Phần + sau nói rõ sự kính trọng ngưỡng mộ. 
Đây là phần đầu.
“Tuệ mệnh” : lẽ ra phải nói là Cụ thọ (thọ mệnh đầy đủ). Bọn thế tục đều thích sự trường thọ của sắc thân. Các bậc thánh nhân thì đều quý mệnh trí tuệ. Ca ngợi, mong muốn thành tựu được cả hai, cho nên gọi là Cụ thọ. Chỉ nói Tuệ mệnh thì nghĩa sẽ thiếu.
Thêm nữa, ngài Chân Đế và ngài Bát Nhã nói rằng : gọi là Tịnh mệnhcăn cứ vào Đoạn đức. Gọi là Tuệ mệnhcăn cứ vào Trí đức. Nay gọi là Cụ thọ thì thể hiện được cả hai đức Đoạn và Trí. Chỉ nói Tuệ mệnh thì nghĩa sẽ thiếu. 
Còn ba tên khác thì căn cứ vào tính mà đặt tên, bỏ cái nhỏ nêu cái lớn làm tên. (Gọi là) Thiện Hiện là lấy việc đức được nổi bật mà đặt tên, chỉ lấy Tuệ mệnh làm đức.
Gần thì nghe dụ thuyết mà được pháp Vị tằng hữu; xa thì nghe thụ ký lại sinh hoan hỉ
“Phấn khởi dũng dược” : nghĩa này chung cho cả hai, tức là khi được nghe pháp cả gần lẫn xa, hoặc là pháp Vị tằng hữu tức là thọ ký.
*
-Kinh văn : “Liền từ chỗ ngồi đứng dậy” tới “mà bạch Phật rằng”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về sự thành kính ngưỡng mộ, biểu hiện có 9 nghĩa : 
1) “Từ chỗ ngồi đứng dậy” thể hiện từ nhị thừa đã phát tâm theo đại thừa
2) “Sửa sang y phục” thể hiện giữ gìn đầy đủ Bồ tát giới
3) “Để trần vai phải” biểu hiện sự cát tường của nhất thừa
4) “Đầu gối phải quỳ xuống đất” biểu hiện đã hàng phục được cái tâm chấp trước nhị thừa trước kia.
5) “Nhất tâm” biểu hiện chuyên cầu đại thừa, chẳng thụ một câu kệ của các kinh khác.
6) “Chắp tay” biểu hiện trong tâm tỏ ngộ được điều Phật nói, nhận thứcquyền thực
7) “Khom người cung kính” biểu hiện tự thân tâm đều thuận phục.
8) “Chiêm ngưỡng tôn nhan” biểu hiện tâm quán giáo lý, thấy được cả hai thân: Pháp thânHóa thân (của Phật).
9) “Mà bạch Phật rằng” nêu rõ sự tín giải.
*
-Kinh văn : “Chúng tôi đứng đầu chư tăng” tới “Tam miệu tam Bồ đề”. 
Tán rằng : dưới đây là đoạn thứ hai, nói rõ về sự lĩnh thuật của bốn người; đầu tiên là trường hàng, sau đó là kệ tụng
Trường hàng có ba : đầu là pháp lĩnh; thứ đến dụ lĩnh; sau là hợp lĩnh. 
Pháp lĩnh (lĩnh ngộ về pháp) có hai ý : 
• Đầu tiên là nêu rõ xưa kia chẳng mong cầu. 
• Sau đó nêu rõ nay đã chứng đắc. Đó là đoạn “chúng tôi nay ở trước Phật” trở xuống, nêu rõ xưa chẳng mong cầu vì Phật xưa kia thuyết về quyền (thừa), tôi đã đắc quyền thừa rồi, cho nên trước hội Pháp Hoa chưa mong cầu chứng đắc thực pháp nhất thừa và sẽ được thành Phật. Nay đã chứng được, có nghĩa là nay được nghe về nhất thừa sẽ được thành Phật, thì lĩnh ngộ đựơc sự giáo hóa của Phật, đầu tiên là quyền, sau đó là thực. 
Văn phần đầu có hai : đầu tiên là phần sơ lược; sau đó là phần giảng rộng. 
Đây là phần sơ lược. Có bốn ý : 
1) Đứng đầu chư tăng, danh vọng lớn địa vị cao.
2) Tuổi tác già nua, sức lực suy yếu.
3) Tự cho rằng mình đã chứng được Niết bàn, khổ hết tâm vui.
4) Không còn kham nổi thứ gì nữa, vì tính tình vụng dại
Do bốn nghĩa này mà không còn có chí cầu tiến thủ nữa. Cho nên xưa kia chẳng mong cầu.
*
-Kinh văn : “Thế tôn xưa kia” tới “tâm chẳng ưa thích”. 
Tán rằng : dưới là giảng rộng về chẳng mong cầu. Đầu tiên nói về sự việc xưa, sau đó là giải thích nguyên do. Đây là phần đầu. 
Trong phần đầu lại có hai phần : 
- Đầu tiên nói về chỉ tu tự hành, thời Phật thuyết về Bát nhã, chỉ nghĩ tới lý Không, Vô tướng, Vô tác
- Sau đó là nói về chẳng thích đại thừa, chẳng thích Bồ tát pháp. 
Xưa kia Phật thuyết Bát nhã cho các Bồ tát thời gian lâu mà tôi chẳng ưa thích chẳng tỏ ngộ, bản thân có sự mệt mỏi, bèn làm ba phép quán : 
1) Quán Không : gồm 2 hành KhôngVô ngã, quán chúng sinh là Không.
2) Quán Vô tướng : gồm 4 hành Tứ diệt đế, quán Niết bànVô tướng.
3) Quán Vô tác : tức là Vô nguyện, bao gồm 10 hành khác : Khổ đế có 2, Tập đếĐạo đế mỗi thứ có 4, quán chư Hữu hết thảy đều Vô nguyện.
Đây là chung cho cả hữu lậuvô lậu bao gồm trong tam tuệ, vì chẳng nói tới tam muội. Các nghĩa khác thì đều giống như sự giải thích sơ lược trong Du Già quyển 12. 
Đây là nói theo ba loại quán của Thanh văn, chẳng nói phép quán của Bồ tát
Bồ g tát pháp : gồm 4 món : 
1. Bồ đề phần.
2. Du hí thần thông.
3. Tịnh Phật quốc độ.
4. Thành tựu chúng sinh.

Bồ 1. đề phần : gồm 37 pháp, tóm lược lại thành Thất vị :
1) Tứ niệm trụ : gồm Thân, Thụ, Tâm, Pháp. Lấy tuệ làm thể, có nghĩa là do niệm lực mà khi đối cảnh thì tuệ vẫn trụ.
2) Tứ chính đoạn : gồm Luật nghi đoạn, Đoạn đoạn, Phòng hộ đoạn, Tu tập đoạn. Lấy tinh tiến làm thể, vì tinh tiến khởi dụng có thể tu đoạn.
3) Tứ thần túc : có nghĩa là Dục, Cần, Tâm, Quán. Lấy định làm thể, vì dùng bốn thứ này mà tu định.
4) Ngũ căn : gồm Tín, Cần, Niệm, Định, Tuệ. Lấy năm thứ như tên gọi ấy làm thể, vì chúng sản sinh ra điều thiện.
5) Ngũ lực : thể là ngũ căn. Vì khó khuất phục, nên lìa căn mà lập thành mục riêng.
6) Thất giác chi : gồm Trạch pháp, Tinh tiến, Hỉ, Niệm, Định, Xả, Khinh an. Trong đó :
- 3 thứ Trạch pháp, Niệm, Định : là biệt cảnh.
- 3 thứ Cần, Xả, Khinh an : là thiện sát (thường gặp).
- 1 thứ Hỷ : là biến hành
7) Bát thánh đạo chi : gồm Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính niệm, Chính định, Chính tinh tiến
Chính tư duy lấy tuệ làm tính, vì có thể phát ra ngôn ngữ thông Phật hữu. 
Chính ngữ, Chính nghiệp lấy vô sân vô si thể hiện qua thân, ngữ làm thể. Thể hiện được vô tham thì gọi là Chính mệnh, vì lìa được năm thứ tà mệnh, đều lấy vô biểu sắc Tư làm thể. Các thứ khác thì như tên gọi của mỗi thứ. 
Hợp thể của 37 thứ trên có chín loại : 
1) Tuệ. 4) Tín. 7) Xả. 
2) Tinh tiến. 5) Niệm. 8) Khinh an
3) Định. 6) Hỷ. 9) Vô biểu sắc.
Biến hành có 1, đó là Hỉ. Biệt cảnh có 3, đó là Niệm, Định, Tuệ. 
Thiện có 4, đó là Tín, Cần, Xả, Khinh an. Sắc pháp có 1, đó là Vô biểu
Theo như Vô Cấu Xưng sớ thì cách tu của Bồ tát khác với Thanh văn, cho nên Bồ đề phần gọi là Bồ tát pháp. 
2. Du hý thần thông
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng Bồ tát có 10 pháp gọi là Du hý thần thông
1) Thị hiện xả thiên thọ
2) Thị hiện thụ sinh
3) Thị hiện các thứ cười đùa của trẻ nhỏ. 
4) Thị hiện xuất gia
5) Thị hiện khổ hạnh
6) Thị hiện hướng Bồ đề thọ
7) Thị hiện hàng ma
8) Thị hiện ưa thích tịch tĩnh, thành đạo vô thượng
9) Thị hiện chuyển pháp luân
10) Thị hiện nhập Niết bàn
So với tám tướng nói trong luận, có sự khác nhau. 
.3 Tịnh Phật quốc độ
Kinhi Vô Cấu Xưng quyển 1 nói là có 18 chủng nhân, gộp lại thành 8 loại, đó là :
1/ Phát khởi vô thượng Bồ đề tâm.
2/ Thuần ý lạc.
3/ Thiện gia hạnh.
4/ Tăng thượng ý lạc.
Bốn thứ này đều như tên gọi.
5/ Chỉ tức : Lục độ là 6 thứ gộp lại. 
6/ Phát khởi : Tứ vô lượng, Tứ nhiếp sự, Xảo phương tiện, Bồ đề phần
7/ Hồi hướng : phàm là tu thiện đều tu hồi hướng.
8/ Tịch tĩnh : Tức, Vô hạ, Tự giữ giới thực hành thập thiện nghiệp đạo. 
Phẩmi Hương Đài kinh đó nói có 8 pháp :
1) Nghĩ tới loài hữu tình, làm các việc thiện mà chẳng mong thiện báo.
2) Nghĩ muốn chịu khổ thay họ, thiện căn của ta đều hồi hướng bố thí cho họ.
3) Nghĩ tới hữu tình, tâm đó bình đẳng, tâm không chướng ngại.
4) Nghĩ tới hữu tình, đả phá điều phục tâm kiêu mạn, kính yêu họ như Phật.
5) Tín giải tăng lên, không nghi ngờ, không phỉ báng đối với kinh chưa được nghe.
6) Không có tâm địa ghen ghét đối với lợi dưỡng của người khác, chẳng sinh kiêu mạn về lợi dưỡng của mình.
7) Điều phục tâm mình, thường xuyên phản tỉnh về lỗi lầm của mình, chẳng chê bai điều sai phạm của người khác.
8) Luôn luôn không phóng dật, thường xuyên tu thiện
Đây là “tám pháp vô hủy vô thương”. 
Thực hành các pháp này thì khi mệnh chung sẽ được sinh về cõi tịnh độ khác. Nói rộng ra thì như chương Tịnh Độ đã nói. 
4. Thành tựu chúng sinh
Đó là các hạnh lợi tha, giáo hóa làm lợi cho ngoại vật (tức chúng sinh). 
Trong này tức là Thất địa Tứ Bồ tát hành, có nghĩa là Bồ đề phần hành. Đó gọi là Bồ tát pháp Chư thần thông hành, Ba la mật hành. Đó gọi là Tịnh Phật quốc độ Thành tựu hữu tình hành. 
Đối với bốn loại pháp trên trong đại thừa, chẳng nảy sinh một ý niệm ưa thích, vì không kham nổi.
*
-Kinh văn : “Vì sao vậy” tới “tâm ưa thích”. 
Tán rằng : đây là giải thích lý do, có hai : 
1) Đạo đã mãn không khổ, tâm an. 
2) Tuổi đã cao, sức đã kém, cho nên đối với pháp đại thừa thì cho rằng đó chẳng phải là điều mong muốn của mình, nên trong tâm không hề ưa thích.
*
-Kinh văn : “Chúng tôi nay ở trước Phật” tới “chẳng cầu mà tự mình lại được”. 
Tán rằng : đây là nói rõ về sự được ngày này, đó là được pháp đại thừa sẽ thành Phật. Có ba ý : 
1) Đắc ký, tâm lĩnh : lĩnh ngộ chung về vòng đầu. 
2) Nghe pháp, sinh hỷ : lĩnh ngộ riêng về dụ thuyết. 
Hai thứ này là lĩnh ngộ. 
3) Mừng được thiện lợi vô lượng trân bảo, đó tức là đại thừa.
*
-Kinh văn : “Bạch Thế tôn ! chúng tôi ngày nay” tới “để sáng tỏ nghĩa này”. 
Tán rằng : dưới là trình bày riêng về thí dụ
Có hai phần : 
• Đầu tiên là bàn chung về thuyết dụ. 
• Sau đó chính thức trình bày lời dụ. 
Đây là phần đầu.
Vì Phật trước đây nói là các người có trí sẽ nhờ thí dụ mà được giải ngộ, cho nên nay cũng nhờ dụ mà lĩnh ngộ được ý Phật.
*
-Kinh văn : “Ví như có người đã từng ở tuổi ấu trĩ”. 
Tán rằng : dưới là trình bày lời dụ. Có hai dụ :
- Đầu tiên là xưa chẳng mong cầu.
- Sau đó là dụ về ngày nay lại được. Đó là đoạn từ chỗ : “Sau ít lâu nữa, cha biết ý con, dần dần thông suốt” trở xuống. 
Tức là dụ đầu nói về ngày xưa trụ ở quyền (thừa) và chẳng mong cầu (đại thừa), dụ sau nói về ngày nay nghe giảng về thực (thừa) và lĩnh hội được. 
Lời văn (dụ) đầu có sáu đoạn :
1) “Ví như có … ấu trĩ” : dụ về lúc ban đầu phát tâm.
2) Từ “Bỏ cha trốn mất” trở xuống : là dụ về thoái lưu sinh tử.
3) Từ “Tuổi đã khôn lớn” trở xuống : là dụ về giữa chừng lại gặp Phật.
4) Từ “Cha thường nhớ con” trở xuống : là dụ về chẳng chịu tu đại thừa.
5) Từ “Cha xa xa nhìn thấy con mà bảo với sứ giả” trở xuống : là dụ về việc giáo hóa bằng nhị thừa.
6) Từ “Bạch Thế tôn ! Bấy giờ trưởng giả bị ốm” trở xuống : là dụ nói về việc khai thị cho đại thừa mà (người nghe) chẳng hy vọng
Đây tức là lời văn phần đầu. 
- Bốn đoạn đầu thì giống như trước đã nói : nơi hai vạn Phật giáo hóa bằng đại thừa
- Đoạn thứ năm : phương tiện dẫn đạo sinh trong pháp ta. 
- Đoạn thứ sáu : trước hội Pháp Hoa, thuyết về Bát nhã cho, nhưng chỉ nghĩ tới lý Không v.v…, chẳng sinh ra ưa thích. Nay trong khi đã thu hoạch được (thực thừa) rồi mới khiến nhớ lại đạo đã tu hànhthuyết Pháp Hoa cho.
“Ấu” là yếu. “Trĩ” là nhỏ. Lúc ban đầu khi là 16 vương tử, dạy phát tâm đại thừa vì vẫn còn mật thuyết, chưa tu hành rộng, nên gọi là ấu trĩ.
*
-Kinh văn : “Bỏ cha trốn đi” tới “năm mươi năm”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ hai nói về thoái lưu sinh tử (thoái chuyển luân hồi trong vòng sinh tử). 
Đối Pháp luận dẫn kinh nói rằng : “Nếu có ai thành tựu được thế gian Tăng thượng phẩm chính kiến, thì dẫu trải qua ngàn kiếp sinh, cuối cùng vẫn chẳng đọa vào đường ác”. Luận đó căn cứ vào thượng phẩm tối sơ phát tâm.
Nay thuyết về hạ phẩm phát tâm. Bởi vậy thoái lưu sinh tử
Tâm chưa kiên cố, chẳng một mực ưa thích Phật, đó gọi là “Bỏ cha”. Trái với giáo lý thường làm việc ác, đó ví với việc “trốn đi”. 
“Đào” nghĩa như “Tỵ”, có nghĩa là trốn. 
“Thệ” nghĩa như “Vãng”. “Hành”, “Khứ” có nghĩa là đi, ra đi, đi mất. 
“Nước khác” (tha quốc) ví với vòng sinh tử, vì ở lâu thì chẳng thể ưa thích được. 
“Nước mình” (tự quốc) ví với Phật pháp, vì ở lâu thì khiến được an lạc
Trong Kinh Niết BànPhật pháp là (tha quốc) “nước khác”, vì chẳng phải thuộc phần mình ; sinh tử là (tự quốc) “nước mình”, vì thuộc phần mình. 
Ví dụ trong kinh này và trong kinh ấy khác nhau :
Kinh này coi hữu tính và sau khi phát tâm là tự, tha. 
Kinh ấy coi vô tính và khi chưa phát tâm là tha, tự. 
Như vậy cũng chẳng trái ngược nhau. 
Trước tuy coi ba cõi nói chung đều là ngôi nhà lớn của Phật, nay lại coi đó là nước khác (tha quốc), vì nhiễm, tịnh khác nhau về thể, nên nước chia ra làm tha, tự. 
Thêm nữa, nếu theo phàm thuyết thì cũng chẳng trái nhau
Lại nữa, nếu theo Đại bi thì sinh tử là nhà, nếu theo Đại trí thì mới gọi vòng sinh tử là tha quốc.
Trong dụ thuyết ở dưới có năm (loại) nước :
1) Ở lâu tại nước người (tha quốc).
2) Gặp hướng về bản quốc.
3) Khắp cả (là) nước người (tha quốc).
4) Trải qua quốc ấp.
5) Cùng hội họp với quốc vương đại thần.
Loại đầu và loại thứ ba thì coi sinh tử là tha quốc (nước người). 
Loại thứ hai thì coi Phật pháp làm bản quốc (nước mình). 
Loại thứ tư là nói chung lợi lạc của Phật pháp rộng lớn ví như một nước. 
Loại thứ năm là nước của vua chúa trong loài người. Hoặc là ví với bốn chúng trong nước Phật pháp.
Hoặc 10 cho đến 50 (tuổi) rong ruổi trên năm đường thì gọi là chủng tử, vì ai nay đều dựa vào 10 nghiệp đạo.
*
-Kinh văn : “Tuổi đã khôn lớn” tới “gặp đường hướng về bản quốc”. 
Tán rằng : dưới đây là đoạn thứ ba, là dụ nói về giữa chừng lại được thấy Phật. Tức là trước khi chưa thoái đại Bồ đề tâm, lại được gặp Phật vì đời đời đã từng theo sự giáo hóa của Phật. Phần trước đây gặp Phật, đều được giáo hóa bằng đại thừa
Văn chia làm ba : 
- Đầu tiên là nói về con lớn lên, trở về nước.
- Thứ đến cha trước đã tìm con.
- Cuối cùng là con gặp cha, đến thành. 
Đây là phần đầu, trong đó có 6 ý :
1. Căn tính dần thành, gọi là “tuổi đã khôn lớn”, đó là tập chủng tính vậy.
2. Chưa tu phúc tuệ, gọi là “lại bị khốn cùng”.
3. Luân chuyển trong tứ sinh, gọi là “bôn ba khắp bốn phương”.
4. Tìm đường khỏi khổ, gọi là “để cầu cơm áo”.
5. Do chủng tính bức bách mà tuệ tâm do văn tư, ngày ngày luôn sinh trưởng, gọi là “dần dần du hành”.
6. May gặp Phật pháp, gọi là “gặp đường hướng về bản quốc”.
Xưa giáo hóa cho khiến phát tâm đại thừa, tuy có bị thoái chuyển phải luân hồi trong vòng sinh tử, nhưng nay lại gặp được Phật phápdung nạp được, thuận theo những điều đã tu trước kia, nên gọi là “tới bản quốc” (đáo bản quốc). 
* “Trì” nghĩa như “bôn”, “Sính” nghĩa như “tẩu”. “Trì sính” là bôn ba, rong ruổi vậy.
*
-Kinh văn : “Người cha từ trước đến nay” tới “dừng chân trong một tòa thành”. 
Tán rằng : đây là mục thứ hai nói về người cha từ trướcđến nay đi tìm kiếm
Có ba ý :
1) Tìm con, dừng ở trong thành.
2) Tiền của rất nhiều.
3) Khách lợi phong phú.
Đây là ý đầu.
Cha là hóa thân Phật, dẫu từ trước đến nay, đã từng hóa đạo nhưng chúng sinh tự thoái, cho nên gọi là “từ trước đến nay tìm con mà tìm chẳng được, giữa chừng dừng lại ở một tòa thành”. 
Sinh tử là giữa chừng – Thành đây là đại thừa.
Kinh Vô Cấu Xưng nói rằng : “đó là Hộ pháp thành”. 
Nay coi pháp đại thừa là thành, vì sắp thuyết đại thừa để khiến phát tâm, nên thành ví với pháp đại thừa.
*
-Kinh văn : “Nhà ông giầu to” tới “thảy đều đầy ắp”. 
Tán rằng : dưới là nói về của cải rất nhiều. 
Có 8 thứ, trong đây có 2 :
1) Thất bảo ví với Thất thánh tài, phong phú sung túc.
2) Các kho hữu vi, kho vô vi : dụ cho các đức đều dồi dào
Bác Vật Chí nói : nhựa thông vào đất 1000 năm thì hóa thành phục linh, phục linh 1000 năm thì hóa thành hổ phách, còn gọi là Hồng châu. 
Quảng Chí nói : bên trên và bên cạnh chỗ sinh ra vật này thì cỏ cây chẳng mọc, sâu tới 8 - 9 thước, to như cái hộc, bóc lượt vỏ bên trên đi thì ở bên trong thành ra hổ phách. Có loại nhựa, lúc đầu như nhựa đào, khi đông cứng lại thì thành khí (công cụ), người phương Tây dùng làm bát.
*
-Kinh văn : “Có nhiều đồng bộc” tới “bò dê vô số”. 
Tán rằng : đây có 6 loại (của cải) :
3) Điều phục phiền não làm đồng bộc, vì có thể sai khiến tùy lòng.
4) Phương tiện thiện xảo là tôi tớ.
5) Diệu nguyện và lực, là lại dân.
6) Ngũ thông là voi ngựa.
7) Ngũ thừa là xe cộ.
8) Tám vạn bốn ngàn các hạnh là vô số bò dê.
*
-Kinh văn : “Lợi tức xuất nhập” tới “cũng rất nhiều”.
Tán rằng : đây là chỉ là khách lợi phong phú.
Chân tục đế giáo, đó gọi là Nhập xuất lợi, vì nhập trong Phật pháp, xuất ly sinh tử
Hoặc là tam thừa giáo gọi là xuất, vì xuất sinh tử; nhân thiên giáo gọi là nhập, vì nhập sinh tử
Khiến cho điều thiện dần dần nảy sinh, cho nên gọi là Tức. Tức có nghĩa là sinh sôi nảy nở. Vì xót thương chúng sinh, đi giáo hóa khắp trong vòng sinh tử, cho nên gọi là “đi khắp cả nước khác”. 
Đem thánh giáo tam thừa, đem chính pháp của Phật tuyên dương ở khắp mọi nơi, đó gọi là “Thương cô cổ khách” (lái buôn). Ở đây giống với loại người mà Khổng Tử gọi là cầu được giá đắt mà bán vậy. Loại này chẳng phải chỉ có một hạng, cho nên có rất nhiều tên gọi khác nhau. 
* Thương : theo Thuyết Văn, đó là chỉ loại bán rong. Theo Ngọc Thiên, người khiến cho vật báu của lạ ở bốn phương được lưu thông, đó gọi là Thương lữ. Có chỗ nói Thương có nghĩa là thương lượng, song không phải nghĩa ở đây. 
Chữ [估] đọc là Cộ (hoặc Cô). Tự thư không có chữ này. Chỉ riêng Nhĩ Nhã, âm nghĩa của Quách Phác, phần thích ngôn có chú thích chữ Cổ trong từ Thương cổ [商賈] được viết thành chữ này [估]. Sách Thiết Vận giải thích [估] (cô) là thuế chợ. Còn [賈] (cổ) là người bán hàng ngồi tại chỗ. Chín chức trong Chu Lễ thì chức thứ sáu là Tư thị coi việc buôn bán, lưu thông tài hóa. 
Ngọc Thiên của Trịnh Huyền nói rằng : làm cho hàng hóa lưu thông thì gọi là Thương, ngồi một chỗ mà bán hàng thì gọi là Cổ. Bạch Hổ thông nói : Thương có nghĩa là thông thương, nghĩa là thông thương khắp nơi xa gần, gom góp sản vật của bốn phương. Cổ có nghĩa là cố, cố giữ sản vật chờ cho dân đến mua để cầu lợi. Cổ cũng là từ thông dụng mà thôi. Cho nên trong Tả truyện khi Tuân Anh ở nước Sở, phải nhờ lái buôn nước Trịnh là Chử Trung để đưa ra khỏi nước Sở. (Người lái buôn nước Trịnh : Tả truyện gọi là “Trịnh cổ nhân”). Sử ký có ghi lái buôn ở Dương Địch (Dương Địch cổ nhân) thường qua lại mua rẻ bán đắt. 
“Khách” chỉ là tên gọi chung (lái buôn) mà thôi.
*
-Kinh văn : “Khi ấy, người con nghèo túng” tới “toà thành mà (người cha) đã dừng chân”. 
Tán rằng : đây là mục nói về người con đã gặp cha, tới tòa thành.
Tam thừa nội đạo, đó gọi là Tụ lạc
Đây là câu nói chung. Tất cả các pháp, các sự thần thông đã thuyết giải, đó gọi là Quốc ấp. Trong này đi khắp nội đạo để cầu yếu lĩnh xuất ly, đó gọi là “Du hành đến các tụ lạc”. 
Văn trước đã nói người con lớn lên trở về nước quy phục Phật pháp rồi, cho nên biết rằng tụ lạc chẳng chung với ngoại đạo. Hoặc nghe thuyết pháp nông hay sâu, hoặc xem thần thông hơn hay kém, đó gọi là “trải qua quốc ấp”. 
“Quốc” thì rộng, ví với việc thuyết pháp. “Ấp” nhỏ, ví với thần thông. Biết rõ chúng thánh hay dở ra sao, trở về tới trong sự giáo hóa của Phật pháp đại thừa, đó gọi là “tới thành của cha”. 
Theo cách giải thích ở sau thì nói rằng : may gặp Phật pháp, đầu tiên được nghe về đại thừa, đó gọi là “tới tòa thành của cha”, vì Phật tự trụ ở đại thừa. Tức là giữa đường lại gặp đại thừa.
*
-Kinh văn : “Cha thường nhớ con” tới “trong lòng hối hận”. 
Tán rằng : đây là đoạn thứ tư, là dụ nói về chẳng chịu tu đại thừa. Có bốn phần :
1) Cha thường nhớ con. 3) Cha sai bắt ngay.
2) Con thấy sợ chạy. 4) Con bèn lo sợ.
Phần đầu có hai : 
- Đầu tiên là thuyết minh chung về sự nhớ nhung.
- Sau đó là thuyết minh riêng về sự nhớ nhung.
Đây là ý đầu.
“50 năm” là dụ cho rong ruổi trong năm đường.
“chưa từng nói với ai sự như thế này”, là ta từ xưa tới nay chưa từng nói với mọi người là ta đã từng bảo họ phát tâm đại thừa
Nay ta thường tâm niệm muốn đem của cải châu báu đại thừa cùng sự vui của nhất thừa để cho họ, song chỉ nghĩ thầm trong bụng mà chẳng nói rõ ra lời.
“Hối” chẳng sớm tìm con mà dạy, “hận” con chẳng sớm tìm ta, cho nên gọi là Hối hận.
*
-Kinh văn : “Tự nghĩ mình già nua” tới “thường nhớ tới con”. 
Tán rằng : dưới là mục thuyết minh riêng về cõi nhớ nhung. 
Có hai ý : đầu tiên là nghĩ tới việc giao phó của cải, sau đó là nghĩ tới niềm vui của mình. 
Đây là phần đầu.
Tu hành đã lâu ngày, đạo đã sớm viên mãn, nên gọi là “già nua”. Phúc tuệ vô cùng, cho nên gọi là “có lắm của cải”. Tuy có Bồ tát, song chưa hóa độ được Thanh văn, khiến nối ngôi Phật, nên nói là “không con”. Hoặc vì con ít, nên cũng gọi là không con. 
“Một khi mất đi” dụ cho thị hiện nhập Niết bàn, thì của cải đại thừa cũng thảy đều mất cả. Hạng kia căn cơ chưa chín, không biết lấy ai để mà giao phó pháp quyền thực, bởi vậy cho nên rất buồn, “thường nhớ tới con”.
*
-Kinh văn : “Lại nghĩ như vầy” tới “không còn lo nữa”. 
Tán rằng : đây là mục nghĩ tới niềm vui của mình. 
Không có con để trao cho của cải, bởi vậy lo buồn. Con nếu ưng thuận lĩnh lấy, thế thì há chẳng vui sao ! 
* Chữ [坦] âm đọc là Thản, có nghĩa là an hòa.
*
-Kinh văn : “Thưa Thế tôn bấy giờ” tới “dừng đứng bên cửa”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ hai, nói về người con nhìn thấy, sợ hãi bỏ chạy. 
Có ba phần : 
- Đầu tiên là tới cửa cha.
- Thứ đến là nhìn thấy cha.
- Cuối cùng là lùi chạy. 
Đây là phần đầu. 
* Chữ [傭] âm đọc là Dung, có nghĩa như chữ Nhậm [ ], chữ Mại [賣], nghĩa là thuê mướn, mua.
Thân tâm tinh tiến để cầu yếu lĩnh xuất ly, tâm xoay vần như kẻ làm thuê, làm mướn, chẳng phải bản tâm cố ý cầu đại thừa, nhưng do chủng tính sắp đặt, may mà tới đại thừa, nên gọi là “bắt gặp nhà cha”. Vì chủng tử đại thừa gần sinh xa thục, cho nên may mắn mới gặp. Hơn nữa, lại gặp liễu nghĩa đại thừa, đó gọi là “tới nhà cha”. 
Giáo, Hạnh đại thừa có thể giải thích về Lý, có thể chứng được về Quả, đó gọi là “cửa” (môn). 
Bấy giờ họ chưa thể chuyên cầu cái hạnh tu tập thực hành rộng khắp để chứng quả, mà chỉ biết tướng chung, được nghe được dạy chút ít, tu được chút nhân, đó gọi là “cạnh cửa” (môn trắc). 
Bấy giờ chưa hoàn toàn có thể nghe, tập đại thừa giáo, thực hành hạnh đại thừa, mà chỉ thể hiện là sẽ nghe sẽ làm, cho nên gọi là “đứng” (lập). Ở yên trong chốc lát thì gọi là “dừng” (trụ).
Thêm nữa, vì căn cơ bé nhỏ, chưa lĩnh hội được đại thừa, chẳng gọi là “chính thức vào cửa” (chính nhập kỳ môn), nhưng cũng hơi tin tưởng tu tập, cho nên gọi là “cạnh cửa” (môn trắc).
Trên đây là lấy Phật pháp dụ cho “nước” (quốc), coi hết thảy đại thừa là “thành”. Trong đại thừa, đại thừa trung đạo chân thực liễu nghĩa gọi là “nhà cha”, tức là lấy Giáo Hạnh gọi là “cửa” (môn).
*
-Kinh văn : “Xa xa nhìn thấy cha mình” tới “cung kính vây quanh”. 
Tán rằng : dưới là thuyết minh về việc nhìn thấy cha. 
Có 7 ý. Đoạn văn này có 2 ý :
1) Thấy cha an toạ.
2) Kẻ sang người hèn đều thờ phụng
Vì cách xa địa vị bất thoái của đại thừa, cách xa chân lý, nên gọi là “xa xa nhìn thấy” (dao kiến). 
Phật dùng Tứ vô úy làm giường, cũng dùng Tứ tĩnh lự làm “giường”, dùng vô tham, vô sân làm “bảo kỷ”.
Có những bậc có thành tích học tập về các mặt giới định tuệ phụng thờ ngài : hạng học giới cụ túc làm Bà la môn, hạng học tuệ làm Sát lợi, hạng học định làm Cư sĩ. Lại thêm các chúng ba thừa đại thừa, Độc giác, Thanh văn cung kính vây quanh.
*
-Kinh văn : “Dùng trân châu, anh lạc” tới “đứng hầu hai bên tả hữu”. 
Tán rằng : đoạn văn này có 2 ý :
3) Trang sức thân thể : dùng tam niệm trụ làm trân châu anh lạc (anh lạc : chuỗi ngọc để trang sức).
4) Tôi tớ cung phụng hộ vệ
Diệu nguyện và Lực làm “lại dân”, thị hiện điều phục phiền não làm “đầy tớ” (đồng bộc). Tâm trì Tứ nhiếp làm người “cầm phất trần trắng” (để hầu). Thể sạch trừ bỏ hết trần cấu, cho nên chẳng lìa thân tâm, đó gọi là “đứng hầu hai bên tả hữu”.
*
-Kinh văn : “Che bằng màn báu” tới “uy đức đặc biệt tôn quý”. 
Tán rằng : trong này có ba ý :
5) Trang nghiêm ngoại vật.
6) Xuất nạp tài sản.
7) Kết loại tôn cao. 
Tứ ' vô lượng là “màn báu”. Thất tịnh làm hoa. Tổng trì làm “phướn”. Ngũ phần pháp thân cùng Diệu định làm tươi nhuận thân tâm, ví như “nước thơm rưới đất”. Giáo tha bằng Thất giác chi, ví như “rắc các hoa”. Ngoài dùng muôn hạnh giống như dùng các vật báu để mà trang sức. Trên đây gọi là Trang nghiêm
Ngoài ' thì bố thí pháp tài, đó gọi là “xuất”. Thân tự tích đức, đó gọi là “nạp”.
“Lấy” (thủ) để giải thích nạp, vì nạp là tự lấy.
“Cho” (dữ) để giải thích ngoài, vì ngoài cho tha.
Thêm nữa “xuất nạp” như trước, chúng sinh căn cơ chín muồi, gọi là Lấy (thủ). Phật ứng với thời mà giáo hóa, gọi là Cho (dữ). Trên đây là “xuất nạp”. 
“Có những thứ như vậy” trở xuống, là kết loại tôn cao. 
* Chữ [灑] theo Thiết Vận có âm đọc là Sĩ, có nghĩa là quét tước, rơi rụng; còn có âm đọc là Sái. Thông Tục văn giải thích là rưới nước cho khỏi bụi thì gọi là Sái. Theo Ngọc Thiên thì đọc là “Tấn”, có nghĩa là rắc. 
Đây là lúc ban đầu mới hiện tướng hóa thân Tịnh độ thắng diệu, cho nên con nhìn thấy bỏ chạy, vì chưa thấy báo thân. Cũng chẳng phải là Uế độ.
*
-Kinh văn : “Người con nghèo nhìn thấy cha” tới “hối vì đã đi tới đây”. 
Tán rằng : dưới đây là thuyết minh về việc con bỏ chạy. Có ba ý :
1) Hối là đã đến.
2) Nảy ra ý nghĩ (khởi niệm).
3) Chạy vội. 
Đây là phần đầu.
“Thấy” (kiến) : ở đây có nghĩa là tỷ tri (do so sánh mà biết), chứ chẳng phải là mắt nhìn thấy, cũng chẳng phải là dùng trí tuệ mà chứng được (trí chứng). Đó là do văn (nghe) tư (nghĩ) mà tỷ tri vậy. 
Thập lực, vô úy đó gọi là “đại lực thế”. Hoặc nhờ mắt mà thấy được đại thần thông của Phật, thì gọi là “thấy lực thế” (kiến lực thế).
Chẳng phải là bản thân có thể tu được, chẳng phải là bản thân có thể chứng được, cho nên “trong lòng sợ sệt”. Đây thấy tướng hóa thân tịnh độ, do được khuyên nên làm Phật, tự nghĩ chẳng thể làm được, chỉ cầu là sẽ chứng được, cho nên gọi là “hối vì đã tới nơi đây”.
*
-Kinh văn : “Trộm nghĩ như vầy” tới “ép bắt ta làm”. 
Tán rằng : đây là nói về người con khởi niệm. 
“Vương”: dụ cho pháp thân
“Vương đẳng”: dụ cho báo thân
“Đẳng” : có nghĩa là tương tự (tựa như). 
Hoặc là : - “Vương” chỉ vua pháp (pháp vương).
- “Vương đẳng”: ví như vua thế gian
Chẳng phải là chỗ mà ta tinh tiến cần cù có thể chứng được, đó gọi là “chẳng phải là chỗ mà sức lực làm thuê làm mướn có thể kiếm được của cải”.
“Chẳng bằng ta qua đến xóm nghèo, có chỗ cho ta ra sức để dễ kiếm áo cơm” (Bất như vãng chí bần lý tứ lực hữu địa y thực dị đắc) : ý nói “chẳng bằng hướng về kic (nhị thừa), thân tâm cần cù thì tha hồ có nơi y chỉ để phúc tuệ nảy sinh”.
“Xóm nghèo” : chỉ nhị thừa
“Có đất” (hữu địa) : có chỗ y chỉ để đạo nảy nở.
* Chữ [肆] đọc là Tứ, nghĩa như các chữ [伸] Thân, chữ [陳] Trần, có nghĩa là tỏ rõ, phô bày. 
Ở đây có nghĩa là phô bày sức lực phục dịch, đuợc tự mình buông tuồng mặt sức.
“Áo cơm dễ kiếm” : chỉ cho Phúc, tuệ có thể kiếm được.
“Nếu như ta đứng lâu ở đây, ngộ nhỡ họ ép bắt sai ta làm” : ý nói “Nếu ở lâu trong đại thừa, ngộ nhỡ Phật ép buộc khuyên ta tu tác, đó chẳng phải là điều mà ta ưa thích”. Đây là ý nghĩ nảy sinh ra trước, khi chưa thối lui khỏi đại thừa
* Chữ [強] ở đây đọc là Cưỡng, có nghĩa là ép buộc.
*
-Kinh văn : “Nghĩ như vậy rồi, bèn chạy vội đi”. 
Tán rằng : đây là nói về việc chạy vội. 
Tự xét thấy bản thân chẳng thể tu hành hạnh Đại thừa, vội vàng chùn nhụt tâm đại thừa, định cầu chốn tu tác, đó gọi là “chạy vội đi”. 
Lúc này vẫn chưa trụ trong nhị thừa.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ vị trưởng giả giầu có” tới “trong tâm rất đỗi vui mừng”. 
Tán rằng : dưới đây là đoạn thứ ba : người cha vội sai bắt lấy. Có ba ý :
1) Thấy con thì vui mừng
2) Nghĩ tới chúng sinh (niệm sinh).
3) Ra lệnh bắt lấy.
Đây là ý thứ nhất : biết đại thừa tính gần gũi chúng sinh, căn cơ đã chín, cho nên nhìn thấy chúng sinh thì hoan hỉ.
*
-Kinh văn : “Liền nghĩ như vầy” tới “vẫn còn tham tiếc”. 
Tán rằng : đây là mục nghĩ tới chúng sinh (niệm sinh). 
“Mà bỗng tự đến” : chứng tỏcăn cơ của nó đã chín muồi, rất hợp với tâm nguyện của ta. 
“Ta tuy đã già nua” : chỉ việc thành đạo đã lâu.
“Vẫn còn tham tiếc” : chứng tỏ tâm đại bi của Phật rất sâu. 
“Yêu con tình quyến luyến” : ví với đại bi sâu nặng, cho nên nói là “tham tiếc”.
*
-Kinh văn : “Liền sai người bên cạnh” tới “chạy vội đi bắt”. 
Tán rằng : đây là mục ra lệnh bắt lấy. Có hai ý : 
1) Đuổi. 2) Bắt.
Lýù vốn đoạn tuyệt với lời. Dùng lời mà thể hiện lý, thì đó chẳng gọi là Chính lý
Giáo ví với “người bên cạnh” (bàng nhân), đó là nhất thừa giáo.
Hạnh đáng tu, đó gọi là Chính chủ. 
Giáo tạm khai ngộ, cho nên gọi là “người bên cạnh” (bàng nhân). 
Bi tâm vội khởi lên gọi là “đuổi gấp”. Khiến nhập đại thừa, tùy thuận những điều đã tập luyện trước kia, đó gọi là “đem về”. 
Vì lòng xót thương muốn giáo hóa nhanh, cho nên nói là “sứ giả chạy nhanh đi bắt”.
*
-Kinh văn : “Người con nghèo kinh ngạc” tới “vì sao mà bị bắt”. 
Tán rằng : dưới là đoạn bốn nói về việc người con liền lo sợ. Có ba ý :
1) Người con kinh ngạc.
2) Sứ giả càng đuổi gấp.
3) Người con chết ngất.
Đây là ý đầu.
Tâm chẳng ưa thích tu hành đại thừa, gọi là “kinh ngạc”. 
* Chữ [愕] đọc là Ngạc, cũng có nghĩa như kinh.
Tâm khẩu chẳng phục, chẳng muốn tu hành đại thừa, xin được thoái lui, đó ví với việc người con nghèo “oán thán la lối” : ta thật tình chẳng muốn đại thừa, đó gọi là “chẳng xúc phạm gì”, tự dưng vô cớ cưỡng ép bắt ta phải thụ học đại thừa, đó gọi là “vì sao mà bị bắt”.
*
-Kinh văn : “Sứ giả càng đuổi bắt gấp, cưỡng bức lôi kéo đem về”. 
Tán rằng : đây là mục sứ giả càng đuổi gấp. 
Do bi tâm tha thiết, nên giáo hóa càng bức thiết. Ép buộc khiến phải tu học, đó gọi là “cưỡng ép lôi kéo đem về”. Dùng làm cái nhân để thời nay nhập đại thừa, bởi vậy phải cưỡng bức. Chẳng phải là lúc bấy giờ Phật chẳng biết căn khí mà cứ ép buộc lôi về.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ người con nghèo” tới “chết ngất ngã lăn ra đất”. 
Tán rằng : đây là mục người con chết ngất. 
Thực tình chẳng thích đại thừa, không gây tổn thương xúc phạm gì, đó gọi là “tự nghĩ là mình không có tội”. 
Chẳng cho ta học tiểu thừa, trái lại bắt buộc ta học đại thừa, đó gọi là “bị tù hãm bắt bớ”. 
Bồ tát khổ hạnh thật khó thể tu hành, vượt quá sức mình, sợ làm khổ mình, đó gọi là “nhất định bị chết”. 
Tâm càng chẳng thích, gọi là “càng thêm sợ hãi”.
Tâm nản chẳng học, thoái nhập sinh tử, đó ví với “chết ngất ngã lăn ra đất”, vì đất là chốn sinh tử
* Chữ [擗] đọc là Tịch, có nghĩa là xoa trơn. Nay đã ngã lăn ra đất thì lẽ ra phải dùng chữ [ ] (Tịch) cũng có chỗ chép thành [僻] nghĩa là “tà tịch” (gian tà), không đúng với nghĩa ở đây.
*
-Kinh văn : “Cha xa xa nhìn thấy vậy” tới “đừng nói với nó nữa”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ năm nói về dụ giáo hóa bằng nhị thừa. Có sáu ý :
1) Giáo hóa khiến phát tâm quyền thừa.
2) Từ “Người con nghèo vui mừng” trở xuống : người đó nảy ra ý thích tiểu thừa.
3) Từ “Bấy giờ trưởng giả định sẽ dẫn dụ” trở xuống : khiến tu giải thoát phần.
4) Từ “Bấy giờ người con nghèo lấy tiền công trước” trở xuống : con bèn y theothực hành.
5) Từ “Người cha nhìn thấy con thì xót thương và trách nó” trở xuống : khuyên nhập thiện căn.
6) Từ “Tức thì, trưởng giả lại cho làm” trở xuống : bèn thành thánh vị. 
Văn phần đầu có hai mục : đầu là bảo thả ra, sau là người đi bắt thả ra.
Mục “bảo thả ra” có hai ý : 
• Đầu tiên nêu rõ dừøng việc giáo hóa bằng đại thừa, để khiến phát tâm quyền thừa. 
• Sau đó là giải thích về lý do
Đây là ý đầu.
Con đi con ở đằng xa, cho nên gọi là “cha xa xa nhìn thấy”, vì trước đã nói là “xa xa nhìn thấy cha”. 
Hãy dừng giáo hóa đại thừa : tạm thời tỏ ý chớ có truyền thụ, cho nên nói là “chẳng cần”. 
Chớ có truyền thụ đại thừa một cách cưỡng ép, bắt phải tu hạnh đại thừa, đó gọi là “đừng có cưỡng ép nó đến”. 
Dùng phương tiện thiện xảo quyền nghi của nhị thừa như giáo hóa bằng tam quy, ngũ giới để gia bị cho tâm nó, ví như lấy nuớc lạnh mà vã vào mặt, tạm thời khiến Hối bị diệt, chế phục Hoặc thập triền, tạm dẹp nỗi khổ bát nạn, được sinh nhân thiên, dần dần hơi chán cảnh khổ, khôi phục được thứ vốn ưa thích trước kia (là Phật thừa), đó gọi là “được tỉnh ngộ”.
Dừng việc truyền thụ đại thừa, đó là “đừng ai nói chuyện với nó nữa”.
* Chữ [醒] Tỉnh, có nghĩa là khỏi say rượu. 
Lúc này tựa tỉnh, có nghĩa là nhập thánh chân ngộ.
*
-Kinh văn : “Sở dĩ như vậy là vì sao” tới “rằng đó là con ta”. 
Tán rằng : đây là phần giải thích dụng ý của việc ra lệnh thả ra. 
Biết tính Thanh văn xa sinh gần thục, đó gọi là “biết ý kém hèn”. Đức của tự thân (Phật) rất lớn, có thể gây thành sự choáng ngợp của chúng sinh, nên gọi là “con coi là khó khăn”. 
* “Hào” : có nghĩa là mạnh mẽ. Sách Hoài Nam Tử nói rằng : mưu trí hơn hẳn muôn người thì gọi là Hào. Cũng viết là [ ]. Chữ [難] nếu đọc là Nạn thì có nghĩa là hoạn nạn, bệnh tật. 
Biết có chủng tính đại thừa, đó gọi là “Biết rõ con kham nổi việc kế vị”.
Dùng cách kín đáo để giáo hóa dần dần, đó gọi là phương tiện: chưa bảo đại chúng rằng trước đây giáo hóa của ta đã có nhân đại thừa, nói rằng : “đó là con ta đấy”.
*
-Kinh văn : “Người được sai nói với nó” tới “tùy ý muốn đi đâu thì đi”. 
Tán rằng : đây là mục nói về người được sai thả nói ra.
Dừng việc truyền thụ bằng đại thừa, cho tùy ý học nhị thừa, đó gọi là “tùy ý muốn đi đâu thì đi”. 
*
-Kinh văn : “Nguời con nghèo vui mừng” tới “để kiếm áo cơm”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ hai nói về kẻ ấy nảy ra ý thích tiểu thừa
thích hợp với cơ nghi của nó, cho nên nó vui mừng mới phát tâm tiểu thừa, cho nên gọi là “được pháp chưa từng có”. 
Từ trong vòng sinh tử phát tâm Bồ đề theo nhị thừa, đó gọi là “từ dưới đất mà đứng lên, đi tới xóm nghèo để kiếm áo cơm”. 
Nhị thừa công đức ít nên ví với “xóm nghèo”. Định học pháp vô lậu, đó gọi là “kiếm áo cơm”. 
*
-Kinh văn : “Bấy giờ trưởng giả” tới “người không có uy đức”. 
Tán rằng : đây là đoạn thứ ba nói về khiến tu giải thoát phần, vì thuyết về Ngũ đình tâm, Niệm xứ quán v.v… 
Đoạn này có hai ý : đầu tiên là bí mật sai hai người; sau đó là hai người y theo lời dạy bảo
Trong phần đầu có ba ý :
1) Sai hai người.
2) Bảo chuyển lời.
3) Dự định nếu hỏi sẽ đáp. 
Đây là ý đầu.
Thực (thừa) không có hai thể, nhưng tạm đặt ra giáo hóa bằng nhị thừa, cho nên nói là “bí mật sai khiến”. 
Giáo phương tiện chỉ hóa nhị thừa, cho nên nói là “hai người”. 
Trí tuệ hẹp kém, gọi là “sắc tiều tụy”.
Thần thông chẳng lớn, gọi là “không có uy đức”.
Hoặc là Giáo phiến diện, nên “sắc tiều tụy”; Lýù thiếu sót nên “không uy đức”. 
Hoặc tự đức khuyết mà gọi là “tụy”, tha lợi ít thì “không uy”. 
Đó đều là tình hình sau khi phát tâm tiểu thừa, mới bắt đầu tu hành theo Giáo Hạnh nhị thừa
* Hai chữ “tiều tụy”, sách Quảng Nhã viết là [憔 悴], các sách Thiết Vận, Tam Thương viết là [ ] và giải thíchâu sầu, bệnh hoạn. Sách Ngọc Thiên viết là [悴] và giải thíchlo âu, thương tổn.
*
-Kinh văn : “Ngươi hãy đến đó” tới “sau sẽ khiến làm”. 
Tán rằng : đây là mục sai chuyển lời. 
Sai người bảo cho nó biết, gọi là “ngươi hãy đến đó”. Vì là phương tiện giáo hóa dần dần, cho nên nói là “từ tốn nói với nó”. 
Học địa nhị thừa, đó gọi là “chỗ làm” (tác xứ). Pháp vô lậu hơn hẳn các điều thiện của nhân thiên trong sơ giáo, đó gọi là “cho hắn giá gấp bội”. 
Hắn sẽ toại nguyệntu học, khuyên đến tu học đó gọi là “khiến làm”.
*
-Kinh văn : “Nếu nói muốn gì” tới “cũng cùng làm chung với ngươi”. 
Tán rằng : đây là mục dự định các câu hỏi và cách giải đáp
Nếu hắn có hỏi “muốn sai làm gì” tức là dụ cho “tu hành pháp gì ?” thì đáp là : “dọn phân”. Đó là ví với việc đoạn trừ phiền não vậy.
Tu hành đại thừa giống như chế tác bảo khí, học tiểu thừa giống như việc dọn phân. Chẳng những Hạnh có thể đoạn được Hoặc, mà Giáo cũng giúp cho việc đoạn đó. 
Phải mượn uy thế, cho nên nói là “cùng làm”.
*
-Kinh văn : “Bây giờ hai người được sai đó” tới “trình bày đủ sự việc nói trên”. 
Tán rằng : hai người y theo lời dạy bảo. Vì giáo sát hợp với căn cơ, giống như tìm kiếm đứa con nghèo, coi pháp là khí, khiến hắn được nghe được biết, cho nên nói là “(tìm) được nó”. 
Kể về việc đoạn trừ phiền não, đó gọi là “trình bày sự việc nói trên”.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ người con nghèo” tới “tìm dọn phân”. 
Tán - rằng : đây là đoạn thứ tư nói về người con cuối cùng đã làm theo. 
‘Trước hỏi lấy giá)tiền công” : sơ phát nhị thừa Bồ đề tâm, học văn tư tuệ. Đây là chân thắng đức, nên gọi là “hỏi lấy giá tiền công”, sau đó mới bắt đầu thực hiện các pháp quán Ngũ đình tâm, Niệm xứ v.v…, dần dần chiết phục phiền não, đó gọi là “tìm dọn phân”. 
“Dữ” là giúp cho, làm cho. Thuận áp dụng lời Phật, cho nên gọi là “tìm giúp cho” (tầm dữ).
*
-Kinh văn : “Cha nhìn thấy con thì thương và trách nó”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ năm nói về ý khuyên nhập thiện căn. Có ba phần :
1) Tâm thương.
2) Thân gần.
3) Cùng trò chuyện
Đây là phần đầu : xót thương vì (thấy con) không có tướng hảo, phúc tuệ; trách con vì không có tâm cầu đại thừa.
*
-Kinh văn : “Lại vào ngày khác” tới “ô uế chẳng thanh tịnh”. 
Tán rằng : dưới đây là mục đích thân cận gần gũi. Có hai ý :
1) Nhìn thấy con.
2) Đích thân giống như con. 
Đây là ý đầu.
Từ “dọn phân” trở về trước là viễân thế hóa, giải thoát phần mãn vị. 
Từ “nhìn thấy con thương xót” trở về sau gọi là cận thế hóa, đặt ra cách giáo hóa khiến nhập tứ thiện căn vị
Khác với giải thoát phần trước kia, nên gọi là “ngày khác”, huống hồ đây lại là nhiều kiếp tu hành. Phần vị đã khác, cho nên đặc biệt nói về thời gian.
Biết căn chưa chín, ngầm thi hành cách giáo hóa bí mật, hơn nữa chẳng dùng đại thừa để giáo hóa, chỉ giáo hóa bằng nhị thừa Sinh không, cho nên nói là “ở trong song cửa”, vì chẳng chính thị. 
“Cửa rả” (dũ) : có tính chất hướng đạo. 
Lúc sắp thành đạo mới hướng về Lộc viên mà thấy nhau. Đây vẫn chưa phải là nay thấy cho nên gọi là “xa xa nhìn thấy”. Hoặc do kẻ ấy còn xa thánh vị, cho nên cũng gọi là “xa xa nhìn thấy”.
Chưa được thắng phúc cho nên gọi là “gầy yếu”. 
* Chữ Luy [羸] có nghĩa là yếu. 
Chẳng được thắng trí cho nên gọi là “tiều tuỵ”. Phiền não gọi là “đất phân”. Ác nghiệp gọi là “bụi bặm”. 
* Chữ [ ] đọc là Phần, chỉ bụi bặm bẩn thỉu. 
Bụi đất gọi là phân. Khổ quả, đó gọi là ô uế. Gộp cả ba loại này thì gọi là “bất tịnh” (chẳng thanh tịnh, chẳng sạch).
*
-Kinh văn : “Liền cởi chuỗi ngọc” tới “dụng cụ dọn phân”. 
Tán rằng : đây là mục nói về bản thân thị hiện thành giống như con, thân đồng hóa thân Phật, có đầy đủ mọi đức, tướng hảo viên minh, ở trong cõi thanh tịnh (tịnh độ). Con nhìn thấy hoảng sợ bỏ chạy. 
Nay (Phật) thị hiện thành thân trần tục dơ dáy ở trong cõi ô uế, hóa tướng ẩn dấu đi giống như “cởi chuỗi ngọc”, là thứ dùng để trang sức cho thân thể ra. Cũng giống như (Phật dùng) thần lực ẩn thân, thường quang chỉ phóng một tầm. Chẳng phải là Phật thắng thân tướng hảo chỉ là như vậy. Đó gọi là “cởi bỏ thượng phục”. 
Tướng cùng là hữu lậu giống nhau, đó gọi là “mặc quần áo dơ dáy xấu xí”. 
Thị hiện là có phiền não, ác nghiệp, đó gọi là “thân bụi bặm bẩn thỉu”.
Trước tiên thuyết về quyền giáo, đó gọi là “tay phải”, vì tay này sử dụng trước. 
“Dụng cụ dọn phân” : chỉ nhân hành nhị thừa để chiết phục phiền não. Dùng giáo để giải thíchnghĩa lý cũng giống như “dùng tay mà cầm”. Phật tự thị hiện là cùng thực hành việc đoạn trừ phiền não, cho nên thuyết quyền giáo.
*
-Kinh văn : “Hình dáng có vẻ e sợ” tới “được gần con mình”. 
Tán rằng : dưới là mục cùng trò chuyện
Có hai phần :
- Đầu tiên là trò chuyện chung chung để khuyến khích. 
- Sau đó là trò chuyện riêng để giáo hóa chỉ bảo
Đây là phần đầu.
Thị hiện sợ các nỗi khổ, từ bi tiếp dẫn, đó gọi là “hình dáng có vẻ e sợ”. 
Thị hiện, dạy bảo, khuyến khích, động viên, khuyên thực hành tinh tiến, đó gọi là “bảo phải siêng làm”. 
Đó chính là do đời đời theo sự giáo hóa của Phật, cho nên mới “được gần con”.
*
-Kinh văn : “Sau lại bảo rằng” tới “sẽ tăng tiền công cho ngươi”. 
Tán rằng : dưới là mục trò chuyện riêng để dạy dỗ chỉ bảo. Có ba ý :
1) Chẳng để cho đi lung tung (nay đông mai tây).
2) Cần gì cho ngay.
3) Giả xưng cha con
Đây là ý đầu. 
* Chữ [咄] đọc là Đốt, sách Thuyết Văn giải thích là bảo nhau. Tự thư giải thích là nhả ra. Nay lấy nghĩa là “bảo nhau”.
Chớ có lùi bước, sa vào vòng sinh tử (luân hồi), tu pháp ngoại đạo, đó gọi là “chớ đi nơi khác”. 
“Thêm tiền công cho ngươi” : có nghĩa là cho ngươi tu Tứ thiện căn tuệ, tăng tiến thêm so với phần vị trước là Văn tư tuệ.
*
-Kinh văn : “Mọi thứ cần thiết” tới “để tự an tâm”. 
Tán rằng : đây là mục cần gì cho nấy. 
“Chậu thùng” chỉ thiền định
“Gạo mì” chỉ giải thoát, thắng xứ, tứ vô lượng v.v… là các công đức do định mà có. 
Các phần vị này cũng là học phần tu tập
“Muối dấm” chỉ hai trí do tu tậpđạt được sau cái cơ bản Sinh không. Hữu lậu giống như muối (mặn) mơ (chua) điều hòa các vị, các trí này cũng thế, cũng điều hòa công đức.
“Hãy quyết ý vui vẻ mà đi tới, đó gọi là “chớ có sinh ra ngại ngùng”. 
“Người tớ già yếu” : chỉ Ngũ thông, Tứ thần túc của nhị thừatác dụng yếu, nên gọi là “già nua” (lão tệ). 
Đem (các thứ ấy) cho các ngươi, các ngươi hãy siêng học “để tự an tâm”. 
Đây là nói về những hạng lợi căn đắc quả vượt bậc, hoặc tuần tự đắc quả
“Chậu thùng” (bồn khí) : dụ cho sơ vị chí định (tức sơ định chưa đạt tới mức cao nhất của thiền định). 
“Gạo mì” : dụ cho các pháp quán về Tứ đế, Ngũ căn, Ngũ lực v.v… 
“Muối dấm” : chỉ các hành tướng về Sinh không, vô ngã v.v… 
“Người tớ già yếu” (lão tệ sử nhân) : chỉ các pháp được tu tập trong giải thoát phần vị như Tứ thần túc v.v…
*
-Kinh văn : “Ta như cha ngươi” tới “như con đẻ vậy”.
Tán rằng : đây là mục giả xưng cha con, đầu tiên nêu vấn đề, sau đó là giải thích
Ta đạo đã mãn, nên gọi là “già”; ngươi đạo còn non, nên gọi là “trẻ”. Tình cha con đã thắm thiết thì ý quyến luyến càng sâu, đã nói là như cha con thì còn lo gì khốn khổ thiếu thốn nữa, cũng chẳng tự khinh mình, mà nên một mực cầu yếu lĩnh xuất ly, đó gọi là “không tự coi rẻ” (vô khi). 
Thân thường tinh tiến, đó gọi là “không lười nhác” (vô đãi).
Tâm “không sân hận” phiền não, ngữ “không nói điều oán ác”, thế thì chiết phục được các điều ác của ba nghiệp
Ngươi đã biết dùng phương tiện đế quán, chiết phục phiền não, đó gọi là “đều chẳng thấy ngươi có những điều ác như vậy” ; “như những người làm công khác” (như tư tác nhân) : ý nói giống như những việc làm của những người tu hành theo các ngoại đạo khác.
Cũng có nghĩa là “đều chẳng thấy ngươi có những điều ác như hạng phàm phu sơ tâm trong nhà Phật ta đã có các thói tự khi, lười nhác”. 
“Từ nay trở đi, ngươi như con đẻ của ta”, nghĩa là ngươi đã gần gũi các thánh, như các thánh ấy là con đẻ của ta, cũng không hề có gì khác. Chưa chứng ngộ chân lý (vị kiến đế), vẫn chưa phải là con thật sự, nên gọi là “như con” (như tử).
*
-Kinh văn : “Ngay lúc đó trưởng giả” tới “gọi nó là con”. 
Tán rằng : dưới đây là mục thứ sáu : liền thành thánh vị.
Có ba ý :
1) Mới nhập thánh.
2) Trụ tu đạo
3) Thành vô học.
Đây là ý đầu : trụ phàm vị như con nuôi, vẫn chưa phải là con thật sự. Nhập thánh rồi, đó là con thật sự, mới gọi là con, cho nên đặt tên cho. Trở nên thân cận, cho nên đó là trụ ở sơ quả.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ người con cùng khổ” tới “thường làm tốt công việc dọn phân”. 
Tán rằng : đó là chỉ việc an trụ tu đạo
Đây nói rõ trước đạo Kim cương, tuy được nhập thánh, mừng gặp ở đây, nhưng vì tự biết mình chẳng sánh kịp các Bồ tát, nên “vẫn tự cho mình là khách, là người làm việc thấp hèn”.
“Trong hai mươi năm” để ví với địa vị nhị thừa, nhất nhất 10 pháp hành, 10 nghiệp đạo vô lậu đều đầy đủ ; “thường làm tốt công việc dọn phân” ví với thường đoạn phiền não
Hoặc “Trong hai mươi năm thường làm tốt công việc dọn phân” : chỉ cho việc chiết phục đoạn trừ các Hoặc trong hai vị là Gia hạnh vịVô gián vị.
Hoặc là chỉ cho việc an trụ tu đạo, đoạn trừ các Hoặc câu sinhthượng giớihạ giới, vì Ngũ hạ phần kết, Ngũ thượng phần kết cả hai loại đó đều đoạn trừ.
Hoặc là chỉ cho các loại đoạn trừ ở hai vị : Vô gián vị và Giải thoát vị, vì có sự thô trọng khác nhau.
*
-Kinh văn : “Qua đó về sau” tới “vẫn tại bản xứ”. 
Tán rằng : đoạn này nói rõ sau đạo Kim cương.
Thành bậc Vô học rồi, được thân cận Phật, nhận thức được lý Sinh không, cùng được giải thoát, gọi là “tâm tướng thể tín”, “nhập” học Phật pháp, “xuất” lợi quần sinh, không sợ, không nhiễm, đó gọi là “không có chướng nạn”. 
Thêm nữa “tâm tướng thể tín”, “nhập xuất” hai lợi cũng “không bị ung nạn” (không bị các thú vui của ngũ dục thế gian, như ung nhọt, làm hại thân), nhưng vẫn trụ ở lý Sinh không của nhị thừa, chẳng hòng quả đại thừa, cho nên gọi là “dừng ở bản xứ”, vì đó vốn là học xứ sở cầu.
*
-Kinh văn : “Thế tôn bấy giờ” tới “nên thể nhận ý này”. 
Tán rằng : đoạn lớn thứ sáu ở dưới là dụ về việc tuy được khai thị về đại thừa, nhưng chẳng mong cầu.
Có hai phần : 
• Phần đầu nói rõ ý khai thị đại thừa
• Phần sau nói về ý chẳng mong cầu. 
Phần đầu lại có hai ý : 
- Đầu tiên là nêu lên.
- Sau đó là giải thích
Ý đầu này lại chia làm hai : 
+ Đầu tiên là biết thời.
+ Sau đó là bảo thẳng (chính cáo). 
“Có bệnh tật” : sau 12 năm phiền não của chúng sinh ngày càng tăng thêm nhiều. Vì chúng sinh bệnh nên Phật cũng bệnh. Đây là trước hội Pháp Hoa, Phật biết thời gian nhập Niết bàn đã gần, những kẻ cần độ đều sắp độ hết, đó gọi là “biết rằng chẳng bao lâu sẽ chết”. 
Hết thảy công đức hữu vi vô vi của Bồ tát, Như Lai, đó gọi là “kho đụn đầy ắp”. 
* Chữ Dật [ 溢 ] có nghĩa là đầy. 
Trong đó : 
- Đại thừa “có nhiều”, nhị thừa “có ít”.
- Như Lai “có nhiều”, Bồ tát “có ít”.
- Vô vi “có nhiều”, hữu vi “có ít”.
“Thứ mà nên lấy” là muôn đức tự lợi.
“Thứ mà nên cho” là muôn đức lợi tha. “Ngươi nên hiểu rõ, nên biết tất cả”.
“Tâm ta như vậy” : là Phật thuật lại bản tâm trước kia của mình. 
“Nên thể nhận ý này” : tức là khiến hiểu rõ ý nghĩa, tông chỉ, muôn đức Nhị lợi của đại thừa. Đây chính là thuyết cho họ về đại Bát nhã v.v…, khiến họ hiểu rõ được đạo lý đại thừa, nhưng chưa dặn dò họ, bảo họ phải phát tâm đại thừa, cho nên chỉ nói một cách kín đáo là “nên thể nhận ý này”.
*
-Kinh văn : “Sở dĩ như vậy là vì sao” tới “chớ để lọt mất”. 
Tán rằng : đây là giải thích về ý khai thị đại thừa : như cha con thế gian thân tuy có khác, tâm sự chẳng khác.
Phật với nhị thừa là chẳng khác :
1) Giải thoát bình đẳng.
2) Sinh không chân như bình đẳng.
3) Ý lạc bình đẳng, vì Phật chứng được ý chúng sinh bình đẳng
“Cần dụng tâm hơn nữa” để cầu lý giải được đại pháp (tức pháp đại thừa), “chớ để lọt mất”, nghĩa là nhớ học chớ quên.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ người con cùng khổ” tới “ý kiếm một bữa cơm”. 
Tán rằng : dưới là thuyết minh về việc chẳng hy vọng (đại thừa). 
Có hai ý : 
• Đầu tiên là lĩnh ngộ nhưng chẳng hy vọng
• Sau đó là vẫn trụ ở bản xứ. 
Bọn các ông Tu Bồ Đề trước hội Pháp Hoa, lĩnh giải nghĩa Không, thủ hộ đại thừa, chẳng ngu về pháp, biết lý đại thừa, nhưng không có một niệm nào phát tâm đại thừa, không có ý hy vọng vào Phật quả, vào một bữa Pháp thực đại thừa. Cho nên trước đây nói rằng chẳng sinh một tâm niệm ưa thích nào. 
* Chữ đọc là Hy, nên viết là [希], tức là hy vọng vậy.
*
-Kinh văn : “Song chỗ nó y chỉ” tới “cũng chưa thể xả bỏ được”. 
Tán rằng : đây là vẫn trụ ở bản vị song chỗ nó y chỉ vẫn là trụ ở nhị thừa, tâm kém cỏi của nhị thừa vẫn chưa thể xả bỏ được.
*
-Kinh văn : “Lại trải qua một ít thời gian” tới “tự khinh cái tâm trước kia”. 
Tán rằng : dưới là đoạn lớn thứ hai, là dụ nói về nay đã thu hoạch được.
Có hai phần : 
- Phần đầu là cha giao phó.
- Phần sau là con nhậân được; đó là đoạn từ “Thế tôn ! Lúc này người con cùng khổ” trở xuống. 
Phần cha giao phó lại có hai ý :
1) Biết rằng thời cơ đã đến.
2) Tập hợp đại chúnggiao phó
Đây là ý đầu.
“Trải qua một ít thời gian” : có nghĩa là trong hội Pháp Hoa sau hội Bát nhã
Hơi có tiến bộ, nên gọi là “dần dần đã”. Vì lý giải được ý nghĩa to lớn sâu xa của lý nhị không, cho nên gọi là “thông thái”. 
“Thông” có nghĩa là khai đạt, “thái” tức là an thái. “Thành tựu đại chí” : có nghĩa là xưa kia đã phát tâm đại thừa, gần sinh xa thục. 
“Tự khinh tâm trước” : có nghĩa là hối vì xưa trụ ở tiểu thừa. “Bỉ” : là khinh chê, khinh chê tâm tu tiểu thừa trước kia. Cho nên Thu Tử trước kia nói rằng : “chúng con cùng nhập pháp tính. Cớ sao Như Lai dùng pháp tiểu thừatế độ cho chúng con. Đó là lỗi của chúng con, chẳng phải là do Thế tôn”. Thường tự trách mình, đúng như ở đây.
*
-Kinh văn : “Lúc sắp sửa mất” tới “đều đã tập hợp”. 
Tán rằng : dưới đây là tập hợp đại chúnggiao phó. Có hai phần :
1) Ra lệnh tập hợp.
2) Chính thức nhủ bảo. 
Đây là phần đầu. 
Nay hội Pháp Hoa chỉ cách thời gian (Phật) Niết bàn có 5 năm, cho nên gọi là “lúc sắp sửa mất”. 
Bốn loại “con” : ví với hàng Thanh văn xưa kia đã thoái chuyển khỏi đại thừa, “thân tộc” ví với Bồ tát, cùng “quốc vương” v.v… là ví với bốn chúng ; hoặc thực sự là các loại đó theo như tên gọi.
*
-Kinh văn : “Liền tự tuyên bố rằng” tới “con ta sinh ra”.
Tán rằng : dưới là chính thức nhủ bảo. 
Có hai phần : 
• Phần đầu là nhắc lại chuyện ngày xưa
• Phần sau là nhủ bảo việc ngày nay, đó là đoạn từ chỗ “bỗng ở nơi này” trở xuống. 
Phần “nhắc lại chuyện xưa” có ba ý : 
1) Nhắc lại việc tối sơ phát tâm
2) Nhắc lại việc thoái lưu sinh tử
3) Nhắc lại bốn sự lâu trong quyền thừa. 
Chỉ giữa đường gặp Phật chẳng chịu tu đại thừa, Phật dùng nhị thừa để giáo hóa cho, Phật khai thị đại thừa nhưng chẳng mong muốn hy vọng
Đây tức là phần đầu. 
Nhị thừa thành Phật, sự ấy cực khó. Cho nên Phật “tự tuyên thuyết”, chẳng sai người khác thuyết.
Ban đầu lúc ta vì 16 vị vương tử bảo họ phát tâm đại thừa, thiện căn của họ là do miệng ta sinh ra, theo Phật pháp âm mà đươc sinh ra. 
Cho nên sinh ra từ Phật pháp, đó mới là sinh thực sự (mới là con đẻ).
*
-Kinh văn : “Ở trong thành nọ” tới “hơn năm mươi năm”. 
Tán rằng : đây là nhắc lại việc thoái lưu sinh tử.
“Thành nọ” : chỉ đại thừa. Vì ban đầu vừa gặp đã bảo phát tâm đại thừa, nếu là hạng Định tính đại thừa cùng thượng phẩm phát tâm, thì chưa hẳn đã thoái chuyển mất. Nay nói là hạng Bất định tính cùng hạng hạ phẩm phát tâm, vì họ đã từng thoái lưu sinh tử, cho nên gọi là “ở trong thành kia đã bỏ ta mà trốn đi”. 
* Chữ [伶] đọc là Linh, nghĩa giống chữ [零]. Sách Thiết Vận giải thích “Linh” là người làm trò vui (lạc nhân), chẳng phải là nghĩa ở đây. 
Chữ [ ] đọc là Sính. Sách Tam Thương giải thích : “Linh sính” có nghĩa như “Liên phiên” [聯 翩] (phấp phới). Cũng chỉ trạng thái cô độc bơ vơ, trơ trụi. 
Sách Thiết Vận nói : nếu đi đứng chẳng ngay ngắn thì viết là [ ] đọc là “Linh bình”, còn viết là [伶 ]. Thêm nữa đi chẳng ngay ngắn còn viết là [ ] đọc là Linh đinh. Nay phần nhiều viết là [ ], chẳng biết nói gì. Có người Giải thích rằng [ ] (Linh bình) chỉ chân giẵm phải chỗ nguy hiểm. Còn có bản chép là [ ]. Đây là chỉ trình trạng cô đơn hoặc đi vào năm nẻo hiểm nguy khổ sở, hoặc cô đơn khổ sở, rong ruổi sa vào năm nẻo. 
Bỏ Phật ví như bỏ cha mẹ, nên gọi là cô đơn (đơn côi) nghĩa tuy được, song chẳng biết căn cứ vào đâu.
* Còn chữ [ ] đọc là Bình, đồng nghĩa với chữ [迸] (văng ra, toé ra) ; chữ [ ] Linh có nghĩa là chẳng ngay ngắn, chẳng thẳng. Chữ [迸] Bình có nghĩa là tản ra, phân tán. Cũng chẳng phải là nghĩa ở đây.
Trong này ý nói bỏ cha mẹ mà chạy, thường có sự chẳng yên, mất bè bạn, cô đơn nguy khốn, đi chẳng thể ngay ngắn vì sợ hãi khổ sở.
*
-Kinh văn : “Nó vốn tên ấy” tới “nhớ nhung lo lắng tìm kiếm”. 
Tán rằng : đây là nhắc lại bốn sự lâu trong quyền thừa : giữa đường đã gặp ta, ta rất quen biết am hiểu, vì đời đời đã theo sự giáo hóa của ta. Do đó mà am hiểu biết rõ hai danh : tự danh và tha danh. 
“Xưa trụ ở bản thành” : giữa đường khi gặp ta vẫn dạy cho về đại thừa. Cho nên Xá Lợi Phất tu hành trải qua 60 kiếp mới thoái chuyển theo tiểu thừa, trong thời gian ấy nhiều lúc gặp ta, ta đã dạy cho đại thừa. Cho nên ta trụ ở bản thành
“Nhớ lo, tìm kiếm” : vì lòng từ bi sâu sắc, cho nên tựa như nhớ nhung lo lắng, thấy chẳng chịu tu đại thừa, ta bèn phương tiện giáo hóa cho bằng nhị thừa. Hắn tuy đắc quả nhưng ta từ bi sâu, cho nên lại khai thị cho đại thừa. Song hắn chẳng mong cầu. Các sự như thế gọi là “tìm kiếm”.
*
-Kinh văn : “Bỗng ở nơi này” tới “đó là điều con đã biết”. 
Tán rằng : đây là nhủ bảo việc ngày nay. 
Phật Địa luận nói rằng : trong hội Pháp Hoa, Bất định chủng tính căn cơ thành thục, nên xả Phân đoạn (sinh tử), thụ Biến dịch thân, hồi tâm hướng theo đại thừa. Cho nên nói rằng “gặp và chứng được ở hội này”, vì cảm ứng phù hợp với nhau
Xưa đã từng được giáo hóa bằng đại thừa, cho nên nói rằng : “Thực là các con ta” 
Bồ đề, Niết bàn là “của cải của ta”, là thứ mà con phải được, đó là “sở hữu của con”. 
“Những thứ nạp vào, xuất ra trước kia”, tức là công đức tự lợilợi tha, đó là “thứ mà con đã biết”, ta nay đều giao phó cho.
*
-Kinh văn : “Thế tôn lúc này” tới “tự nhiên mà tới”.
Tán rằng : đây là nói về người con thu hoạch được. 
Biết rằng bản thân mình từ trước tới nay không có lòng theo Phật, ngờ đâu căn thục theo vận nghe kinh sẽ được thành Phật. Đó gọi là “vốn không có tâm mong cầu”.
Phật quả thực tạng, đó gọi là “kho tàng quý báu, tự nhiên mà được”.
*
-Kinh văn : “Thế tôn ! Bậc trưởng giả đại phú” tới “chúng tôi là con”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ ba, là phần hợp lĩnh (lĩnh ngộ chung). 
Có hai phần nhỏ : 
- Đầu tiên là hợp lĩnh về việc ngày xưa chẳng mong cầu.
- Sau đó là hợp lĩnh việc ngày nay thu hoạch được. Đó là đoạn từ chỗ “nay chúng con mới biết Thế tôn về trí tuệ Phật…” về sau. 
Phần đầu có năm ý :
1) Hợp lĩnh về sơ phát tâm.
2) Từ chỗ “Thế tôn ! Chúng con vì ba khổ…” trở xuống : hợp lĩnh về thoái lưu sinh tử
3) Từ chỗ “Mê hoặc vô tri…” trở xuống : hợp lĩnh về chẳng chịu tu đại thừa.
4) Từ chỗ “Hôm nay Thế tôn khiến con phải ngẫm nghĩ” trở xuống : hợp lĩnh về việc giáo hóa bằng nhị thừa.
5) Từ chỗ “Thế tôn biết trước về chúng con” trở xuống : hợp lĩnh về việc Phật khai thị đại thừa cho, nhưng chẳng mong cầu. 
Chẳng hợp lĩnh về mục thứ ba là giữa chừng gặp Phật. Giữa chừng gặp Phật cũng là Phật tử, mới gặp lần đầu cũng là con, cho nên lược đi chẳng nói vì dụ trước đã nói; đời đời theo sự giáo hóa của Phật, trên đã có rồi. 
Đây là phần đầu.
“Con” : nghĩa như trước. Đầu tiên dạy bảo khiến phát tâm, thực sự là trụ ở phàm vị (địa vị phàm phu), cho nên nói là “tựa như con” “tựa như con thật của thánh”. 
Hoặc đây là tổng tướng, nói các nhị thừa là tựa như con của Bồ tát. Phật thường nói nhị thừa cũng là con của Phật. Cho nên Thu Tử trước kia nói rằng : “nay nghe Pháp Hoa mới biết là chân Phật tử” (Con thật của Phật).
*
-Kinh văn : “Thế tôn” tới “bị các nhiệt não”. 
Tán rằng : đây là mục hai, là hợp lĩnh về thoái lưu sinh tử
“Ba khổ” (tam khổ) gồm :
1) Khổ khổ. 2) Hoại khổ. 3) Hành khổ.
Có nghĩa là : 
1. Tự tướng của Khổ thụ cùng các thứ mà Khổ thụ thuận theo như là căn, cảnh kết hợp tạo nên tâm và tâm sở (tương ưng pháp). 
Một phần của năm uẩnđặc tính của Khổ khổ.
Nghịch duyên bức bách thì gọi là khổ. Khổ này là khổ, nên gọi là Khổ khổ, tức là 5 khổ đầu trong bát khổ (tám nỗi khổ). 
2. Tự tướng của Lạc thụ cùng các thứ mà Lạc thụ thuận theo như là căn, cảnh kết hợp tạo nên tâm và tâm sở (tương ưng pháp). Khi nó biến hoại thì có thể sinh ra ưu não, cho nên gọi là Hoại khổ.
Thêm nữa do ái mà khiến tâm biến hoại, cũng gọi là Hoại khổ
Một phần của năm uẩnđặc tính của Hoại khổ, tức là Ái biệt ly khổCầu bất đắc khổ trong bát khổ, đều gọi là Hoại khổ
3. Tự tướng của Xả thụ cùng các thứ mà Xả thụ thuận theo như là căn, cảnh kết hợp tạo nên tâm và tâm sở (tương ưng pháp). Hoặc là những thứ thô trọng nhất thời tùy thuận hai loại khổ trên, những thứ luôn luôn đeo đuổi vô thường biến dịch, chẳng lìa hai loại khổ trên, đó gọi là Hành khổ
Chẳng những riêng Xả thụ gọi là Hành khổ, mà tất cả hữu lậu ngũ uẩn đều là Hành khổ. Tức là trong bát khổ thì Hành khổ thâu tóm hết thảy các nỗi khổ do chấp năm uẩn.
Ở đây khác với các lời văn trong Duyên sinh thứ tám của Duy Thức luận, do thoái lưu cho nên thụ sinh tử này. Hoặc ở đây chẳng nói tới sự thoái lưu ngày xưa, chỉ nói về tướng chung bị ba loại khổ bức bách phải chịu các nhiệt não.
*
-Kinh văn : “Mê hoặc vô tri, ưa thích chấp trước pháp tiểu thừa”. 
Tán rằng : đây là mục thứ ba, hợp lĩnh về việc chẳng chịu tu đại thừa
Ngu si thì gọi là “mê”, do dự thì gọi là “Hoặc”, ưa thích pháp tiểu thừa, cho nên chẳng chịu tu đại thừa.
*
-Kinh văn : “Ngày nay Thế tôn” tới “giá một ngày công”. 
Tán rằng : đây là mục thứ tư, hợp lĩnh về việc Phật dùng pháp nhị thừa để giáo hóa
Có hai phần : 
• Phần đầu là y theo lời Phật, chứng được chẳng nhiều.
• Phần sau nói về chí nguyện tiểu thừa, coi đó là đủ. 
Đây là phần đầu. 
“Tư duy” : chỉ tư tu đế quán (suy nghĩ, tu tập, quán tưởng).
* Chữ [ 蠲 ] Quyên, có nghĩa là trừ.
“Quyên trừ hý phẩn” : tức là trừ bỏ hý luận, ví như dọn trừ phân dơ, đoạn phiền não chướng, “càng siêng tinh tiến”, chuyên tâm nhiều kiếp “được tới Niết bàn, giá một ngày công”.
“Giá một ngày công” : chỉ những điều thu hoạch được chẳng nhiều. 
Thể đại Niết bàn phải ba đại kiếp mới chứng được, đó gọi là giá vô số. Nay 60 kiếp thì được giải thoát, há chẳng phải là được tới Niết bàn giá một ngày công ư ? 
Thêm nữa, ba sự viên mãn của đại Niết bàn, đó gọi là giá vô số. Nay chỉ được giải thoát chẳng được pháp thân đại tuệ. Trong sự giải thoát chỉ được Hoặc chướng giải thoát, chẳng được Trí chướng giải thoát; chỉ được giải thoát lìa Phân đoạn sinh tử, chẳng được giải thoát lìa Sở tri chướngBiến dịch (sinh tử). Thế thì há chẳng phải là Niết bàn giá một ngày công ư ? Vì thể của Niết bàngiải thoát.
*
-Kinh văn : “Đã được thứ này rồi” tới “điều sở đắc vừa lớn vừa nhiều”. 
Tán rằng : đây là kể về chí nguyện tiểu thừa, “cho đó là đầy đủ” vì có tâm cùng tiện (cùng quẫn thấp hèn).
*
Kinh văn : “Nhưng Thế tôn” tới “phần bảo tạng (kho báu)”. 
Tán rằng : dưới đây là mục thứ năm nói về việc Phật khai thị cho pháp đại thừa, nhưng đệ tử lại chẳng mong cầu. Có ba ý :
1) Phật biết ta thích tiểu thừa, Phật chẳng thuyết đại thừa, ta đắc pháp tiểu thừa, nên chẳng mong cầu đại thừa.
2) Tự mình chứng được Niết bàn, cho rằng thế là đầy đủ, nên chẳng mong cầu.
3) Phật chỉ chính thức thuyết cho Bồ tát, chẳng chính thức thuyết cho ta, ta nên chẳng mong cầu. 
Đây là ý đầu. 
“Chấp trước vào cái ham muốn xấu tệ” (trước tệ dục) : nghĩa là cái việc mong cầu tiểu thừaưa thích thứ xấu xa kém cỏi. Phật biết ta thích tiểu thừa, quan sát thấy căn cơ của ta chưa chín muồi, nên bỏ mặc ta, chẳng nói rõ ràng cho ta biết là ta cũng có phần làm Phật, cho nên ta chẳng hy vọng. Phật không gì không lựa lọc mà xả bỏ, cho nên đã lựa lọc mà xả bỏ ta.
*
-Kinh văn : “Thế tôn” tới “không có chí cầu”. 
Tán rằng : đây là nói về tự mình đã được Niết bàn, bèn cho là đã đầy đủ, cho nên chẳng mong cầu gì nữa
“Dùng lực phương tiện thuyết trí tuệ Như Lai” : có nghĩa là đầu tiên Phật thuyết phương tiện quyền giáo, dụng ý là muốn làm nổi bật nhất thừa chân thực trí tuệ của Phật.
Do ta “đã được Niết bàn giá một ngày rồi” rồi, bởi vậy tự cho là đã đầy đủ, “đã thu hoạch lớn rồi”, chẳng biết trí tuệ Phật thật sự, cho nên chẳng mong cầu đại thừa.
*
-Kinh văn : “Chúng con lại nhân” tới “không có chí nguyện”. 
Tán rằng : đây là mục nói về việc Phật chỉ thuyết cho Bồ tát, chẳng chính thức thuyết cho con, cho nên con chẳng mong cầu đại thừa. 
Có hai phần : đầu tiên là phần nêu, phần sau là giải thích
Đây là phần nêu. 
Đây thuyết Bát nhã, nhân lực gia trì của trí tuệ Phật mà tùy thuận chúng con, thuyết cho Bồ tát, chẳng chính thức thuyết cho con. Chúng con vì thế mà chẳng có chí nguyện tu đại thừa
Du Già nói rằng : “chỉ vì những người phát tâm cầu đại thừa mà thuyết các pháp (là) Không”. 
Ý đó cũng giống với kinh này.
*
-Kinh văn : “Vì sao như vậy ?” tới “thực sự là con Phật”. 
Tán rằng : đây là giải thích mục thứ ba nói về việc chẳng mong cầu đại thừa.
Phật biết chúng con ưa thích tiểu thừa, nên đã dùng lực phương tiện, chính thức rạch ròi thuyết chúng cho con về pháp nhị thừa, chẳng chính thức rạch ròi bảo chúng con rằng : cũng cần phải nghe Bát nhã rất sâu. 
Phật chỉ tuyên thuyết tổng tướng chung chung của các kinh như Bát Nhã v.v… tùy theo căn cơ của chúng con. Chúng con chẳng biết : bản thân có phần làm Phật, có hạt giống Phật, vốn thực sự là con Phật và cần phải tu học Bát nhã
Do sự ngu si này, cho nên chẳng mong cầu pháp đại thừa
*
-Kinh văn : “Nay chúng con mới biết” tới “thuyết pháp đại thừa”. 
Tán rằng : dưới là hợp lĩnh về việc nay đã thu hoạch được. Có ba ý :
1) Biết Phật chẳng sẻn so tiếc rẻ gì đại thừa, cho nên được.
2) Biết Phật chỉ hóa độ bằng đại thừa, cho nên được.
3) Kết lĩnh : nay đã lĩnh hội được.
Đây là ý đầu : thoạt tiên nêu lên, sau đó giải thích. Ý văn có thể lĩnh hội được. 
Phẩm Phương Tiện nói rằng : “nếu người nào tin theo Phật thì Như lai chẳng dối lừa, cũng chẳng có ý tham lam ghen ghét”. Vì đoạn trừ được các điều ác trong các pháp, cho nên nay biết rằng Phật chẳng sẻn so, song chỉ vì ta tự mình ưa thích tiểu thừa, nên chẳng thể học đại thừa. Nếu có tâm ưa thích đại thừa, thì Phật sẽ thuyết cho ta, vì Phật chẳng bủn xỉn sẻn so. 
* Chữ [ ] đọc là Lận, tức là Bỉ lận. Nếu bủn xỉn tiếc rẻ thì gọi là Lận. Cho nên có nghĩa là Bỉ lận.
*
-Kinh văn : “Nay trong kinh này” tới “giáo hóa đại thừa”. 
Tán rằng : đây là mục biết Phật chỉ dùng đại thừahóa độ, cho nên đạt được.
“Nay trong kinh này chỉ thuyết nhất thừa”, cho nên biết rằng chỉ lấy nhất thừa làm tông. Chẳng nói lấy nhất thân làm tông. 
“Thời trước chê Thanh văn” chỉ là để giáo hóa Bồ tát, khiến phải học nhất thừa. Ý Phật đã thế, cho nên nay con liền lĩnh ngộ được lời xưa (của Phật) : như vậy đều là để chứng đắc Nhất thiết chủng trí của nhất Phật thừa. Nay đây chủ yếu thuyết về đại thừa
Nay trong kinh này cũng chủ yếu thuyết về pháp đại thừa
“Ở trong kinh này” và “nay trong kinh này” nghĩa thế tương tự.
*
-Kinh văn : “Cho nên chúng con” tới “đều đã chứng được”. 
Tán rằng : đây là kết luận về ngày nay được lĩnh ngộ. 
“Phật tử sở ưng đắc” : đó là nói nhân quả nhất thừaBồ tát đạt được. Con nay nghe kinh, phát tâm cầu pháp đại thừa thì những điều sở đắc của họ, con cũng “đều đã đạt được”. Vì quyết định đắc nên gọi là “đều đã đạt được”. 
Bồ tát thời xưa lúc mới bắt đầu phát tâm, địa vị cũng như con ngày nay. Bồ tát đã rốt ráo đạt được, cho nên con cũng như thế, đó gọi là “đều đã đạt được”, vì về lý thì không có gì khác nhau.

KINH PHÁP HOA HUYỀN TÁN
QUYỂN THỨ SÁU - PHẦN SAU
ĐÃ XONG

Ngày 21 tháng 5 năm Bảo An thứ ba. Viết xong thì sư Tăng Giác chùa Pháp Long đem in.
Ngày 6 tháng Chạp cùng năm này, đã dùng bản của Viên Như phòng, chùa Hưng Phúc mà di điểm (ngắt câu). 
Bản sử dụng là bản di điểm, các chỗ di điểm đều viết bằng son. 
“để pháp được trụ lâu dài, để được vãng sinh Cực lạc ” 
Sư Tăng Giác đã in sách này. 
Niên hiệu Đại Trị năm thứ sáu, tức năm Tân Hợi, tháng Giêng, ngày 29, tức ngày Đinh Mão, vâng mệnh trao cho các vị đắc nghiệp của Thiện Minh phòng, để giảo chính và chứng nghĩa
Các vị đều chứng kiến việc Sư Tăng Giác in ấn sách này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22060)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 15911)
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán, Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
(Xem: 14931)
Pháp Hoakinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duysuy luận của con người bình thường.
(Xem: 18782)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 14345)
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
(Xem: 18497)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 14293)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13451)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13440)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 11721)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13149)
Không khởi sinh cũng không hoại diệt, không thường hằng cũng không đứt đoạn. Không đồng nhất cũng không dị biệt, không từ đâu đến cũng không đi mất.
(Xem: 13568)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 13836)
công đức của Pháp tánh là không cùng tận, cho nên công đức của người ấy cũng giống như vậy, không có giới hạn.
(Xem: 13151)
Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có.
(Xem: 14916)
Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt.
(Xem: 16066)
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử.
(Xem: 10988)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
(Xem: 16319)
Đại Thừa Khởi Tín Luận là bộ luận quan trọng, giới thiệu một cách cô đọng và bao quát về triết học đại thừa.
(Xem: 11775)
Công trình biên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
(Xem: 17468)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(Xem: 12793)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(Xem: 13582)
Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh.
(Xem: 12788)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(Xem: 14776)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(Xem: 16245)
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoátgiải thoát tự đến.
(Xem: 13027)
Trong nước mỗi mỗi báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần.
(Xem: 11999)
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
(Xem: 12660)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(Xem: 12787)
Nếu có nghe kinh này thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, Bồ Tát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi.
(Xem: 12691)
Các học giả Tây phương quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ các bản Pali, Sanskrit là kinh “gốc” và kinh sau thời đức Phật là kinh phát triển để...
(Xem: 14029)
Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit.
(Xem: 14020)
Chánh pháp quý giá của các ngài soi sáng khắp nơi và tuôn xuống như mưa cam-lộ. Tiếng nói của các ngài vi diệu đệ nhất.
(Xem: 16355)
Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩalợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm.
(Xem: 12292)
Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm,
(Xem: 14288)
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
(Xem: 11184)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 10932)
Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời (bất cứ đối tượng nào của thức)
(Xem: 13120)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13796)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức
(Xem: 13064)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 12896)
Thế Tôn đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết.
(Xem: 13408)
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
(Xem: 12601)
Đức Phật trình bày các điều bất thiện đều bắt nguồn từ tham, sân, si còn điều thiện là do lòng không tham, không sân, không si dẫn tới.
(Xem: 10124)
Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa...
(Xem: 13815)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau
(Xem: 10137)
Bát Nhãtrí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã.
(Xem: 13596)
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên GiácGiác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minhchứng nhập Viên giác.
(Xem: 16162)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giảnphẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào.
(Xem: 11872)
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
(Xem: 12873)
Những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
(Xem: 11557)
Xuất sinh pháp Phật không gì hơn Hiển bày pháp giới là bậc nhất Kim cương khó hoại, câu nghĩa hợp Tất cả Thánh nhân không thể nhập.
(Xem: 12579)
Nơi tâm rộng, hơn hết Tột cùng không điên đảo Lợi ích chốn ý lạc Thừa nầy công đức đủ.
(Xem: 10699)
Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo.
(Xem: 10891)
Kinh Duy Ma là một tác phẩmgiá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
(Xem: 10859)
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
(Xem: 11805)
Duy-ma-cật sở thuyết còn có một tên khác nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà cũng là tông chỉ của kinh.
(Xem: 12657)
Bộ Kinh này trình bày cảnh giới chứng nhập của Bồ Tát, có nhiều huyền nghĩa sâu kín nhiệm mầu, cao siêu...
(Xem: 10981)
Đức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn.
(Xem: 12518)
Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
(Xem: 11231)
Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant