Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

1.4.6 Diệu Cảm Ứng- Phân Tích Cái Diệu Thứ Sáu Thuộc Tích Môn

28 Tháng Năm 201000:00(Xem: 7029)
1.4.6   Diệu Cảm Ứng- Phân Tích Cái Diệu Thứ Sáu Thuộc Tích Môn

Trí Khải Đại Sư 
PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA

PHẬT HỌC THIÊN THAI TÔNG

Nguyên tác: The Profound Meaning of the Lotus Sutra by Haiyan Shen - Từ Hoa dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2008

 

QUYỂN HAI

Phần Hai
ĐẶC TÍNH CÁ BIỆT CỦA NGŨ HUYỀN 

ĐỐI VỚI SỰ CHÚ GIẢI KINH PHÁP HOA

(Huyền Nghĩa, Ch.1-10, T33, 691a - 814a)

1.4.6 Diệu Cảm ứng ( Kan-ying Miao) - phân tích về cái Diệu thứ sáu thuộc Tích môn. (T33, 746c - 755b) 

Từ cái Diệu thứ nhất đến cái Diệu thứ năm, toàn thể tiến trình hướng về Bồ đề bởi năng lực tự giác đã đầy đủ. Từ cái Diệu thứ sáu, Trí Khải bắt đầu diễn tả một con đường đạt đến Phật giới qua Phật lực, đó là những bước giáo pháp Phật hoán chuyển chúng sinh. Hoạt dụng thứ nhất của chư Phật để giác ngộ chúng sinhđáp ứng căn cơ chúng sinhTrí Khải lập nên đề mục ‘Diệu Cảm ¬ng’ nầy với lập luận rằng bốn cái Diệu đầu tiên (Cảnh, Trí, Hành, và Vị) là viên nhân (Yuan-yin) Bồ đề, và cái Diệu thứ năm ‘Tam Pháp’ là viên quả (Yuan-kuo) Bồ đề. Vì Bồ đề là sự thành tựu của Phật, Trí Khải đưa ra sự liên hệ giữa Bồ đề và ba vị Phật, và ba vị Phật nầy là những thị hiện khác nhau của một vị Phật. Nói cách khác, viên quả Bồ đề, như là tam quĩ phạm, là sự hiển lộ của ba đề mục trước tiên về Diệu. Chỗ nầy cho thấy rằng ba cái Diệu trước nhất biểu thị ba thân Phật, và ba thân Phật nầy mang tên ba vị Phật : Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) là Phật Pháp Thân biểu thị Diệu Cảnh cứu cánh (Ching-miao Chiu-ching), Phật Lô Xá Na (Rocana) (501) tức Báo Thân (Sambhogakaya), Diệu Trí cứu cánh (Chih-miao Chiu-ching) và Phật Thích Ca Mâu Ni tức ứng Thân ( Nirmanakaya), Diệu Hành cứu cánh (Hsing-miao Chiu-ching) Phật Tỳ Lô Giá Na trú ở cõi vĩnh hằng là Phật Pháp Thân, vì Pháp Thân ở khắp mọi nơiphản ảnh thực tại như thị (tathata), theo Trí Khải Phật Tỳ Lô Giá Na biểu thị Diệu Cảnh như thực. Phật Lô Xá Na ngự trên tòa sen là Phật Báo Thân. Vì Báo ThânPháp Thân trong vũ trụ, Báo Thân liên quan đến Pháp Thân như trí liên quan đến cảnh như thực.Vì vậy, Báo Thân biểu thị cho Diệu Trí. Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc đã xuất hiệnthế tục để giáo hóahoán chuyển chúng sinh là Phật ứng Thân. Vì ứng Thân là dụng của Báo Thân, Đức Thích Ca biểu thị cho Diệu Hành.

Thấy rằng trí tuệ tối hậu là quả Bồ đề, làm việc chiếu soi, Diệu Cảm ứng được thành tựu. Trí Khải nói :

‘Trí như quả (Kuo-Chih) tĩnh lặng và chiếu soi, và nếu có Cảm của chúng sinh, thì có ứng của chư Phật. Vì thế, Diệu Cảm ứng thành tựu.’(502)

Có năm phần được Trí Khại phân tích về Diệu :

I. Giải thích tên ‘Cảm và ứng’. 
II. Giải thích đặc tính của Cảm và ứng’.
III. Giải thích những loại Cơ Cảm khác nhau .
IV. Giải thích sự tùy thuận giữa Cảm và ứng.
V. Giải thích về thô và tế.

Phần thứ nhất nói rõ về khái niệm Cảm ứng bằng cách giải thích ba ý nghĩa của chử Cơ ( với nghĩa độ Cảm của chúng sinh quy về chư Phật), và ba nghĩa của chữ ứng( sự đáp ứng của chư Phật đối với chúng sinh khế hợp căn cơhoàn cảnh). Bởi vì Cơ và ứng rất gần nhau, cả hai phải phù hợp nhau. Điều nầy cho thấy rằng vì chúng sinh có cả thiện và ác, một cách tùy thuận, sự đáp ứng của chư Phật có từ và bi, vì từ là ban vui, bi là cứu khổ. Vì chúng sinhcăn cơ khác nhau, sự đáp ứng của chư Phật cũng tùy thuận từng hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy, phần thứ ba nói về những loại cơ có thể được tương ứng, và được tóm lược vào bốn trường hợp phù hợp điển hình giữa Cơ và ứng. Nói cách khác, có bốn trường hợp mật và hiển của cơ cảm chúng sinh với sự đáp ứng của chư Phật. Vì mỗi trường hợp trong bốn trường hợp nầy có thể được chia làm bốn nhóm, tất cả là ba mươi hai trường hợp. Ba mươi hai cộng thêm bốn trường hợp tiêu biểu thành ba mươi sáu trường hợp tùy thuận giữa Cơ và ứng. Phần thứ tư gồm sự khảo sát về Cơ và ứng trong tương quan bốn mặt. Mối tương quan giữa : 

(i) Khổ và lạc tương quan với Từ Và Bi

(ii) Ba nghĩa của chữ Cơ Cảm tương quan với ba nghĩa của chữ ứng.

(iii) Bốn loại Cơ tương quan với bốn loại ứng ( bốn loại tam muội vô nhiễm với bốn loại Từ Và Bi).

(iv) Cơ thuộc Biệt giáoViên giáo tương quan với ứng thuộc Biệt giáoViên giáo. Phần sau cuối nói về những loại cảm ứng khác nhau có thể phân ra hoặc thô hoặc tế tùy thuộc vào căn cơ của chúng sinh thuần thục hay không thuần thục. Tuy nhiên, không hề có sự phân biệt giữa thô và tế trong kinh Pháp Hoa, bởi vì tất cả chúng sinh đều vi diệu với tánh Phật sẳn có, và sức đáp ứng của chư Phật cũng vi diệu, vì sự đáp ứng nầy có mục đích hướng dẩn chúng sinh đến Bồ đề.

I. Giải thích tên ‘Cảm và ứng’ (Shih Kan-ying Ming) 
(T33, 746c-747b)

Trong phần nầy, có ba khía cạnh được nói đến 

(1) Giải thích tên (shih ming)

(2) Giải thích qua cách diễn đạt của Tứ Tất Đàn (Ssu-hsi-t’an T’ieh-chieh)

(3) Lựa chọn (Liao-chien). Khía cạnh thứ nhất chuyển đạt ý nghĩa của từ ngữ ‘Cơ’ và ‘ứng’. Khía cạnh thứ hai giải thích xa hơn về Cơ và ứng qua nội dung Tứ Tất Đàn. Khía cạnh thứ ba làm sáng tỏ mối tương quan giữa Cơ và ứng.

(i) Giải thích tên : xác định từ ngữ Cơ và ứng, mỗi chữ tương quan 
với ba nghĩa. Với sáu nghĩa nầy, nghĩa Cảm ¬ng được phát họa. 
Ba nghĩa về chữ ‘Cơ’.

a. Nghĩa thứ nhất là ‘wei’ nói đến ‘nhiệm vi chuyển động’ (wei wei chiang-tung). Chỗ nầy nói về vị thế ngay trước khoảnh khắc sự thanh tịnh của chúng sinh phát khởi. Trí Khải nói :
‘Chúng sinh có thiện tánh có thể phát sinh, và thiện tánh nầy từ từ lố dạng.’(503)
Trí Khải giải thích thiện tánh nầy có năng lực phát khởi. Vì sự khả hữu nầy, sự đáp ứng của bậc Thánh đóng một vai trò quan trọng để thiện tánh nầy được phát sinh :
‘Chúng sinh có thiện tánh có thể phát sinh, và vì vậy, nếu bậc Thánh đáp ứng, thiện tánh nầy có thể sinh khởi ; nếu bậc Thánh không đáp ứng, thiện tánh nầy không thể phát sinh. Vì vậy, chữ ‘Cơ’ có nghĩa là ‘Vi’ (slightness). (504)

b. Nghĩa thứ hai của chữ ‘Cơ’ là ‘liên quan’ (kuan), Trí Khải nói :
‘Chúng sinh có tánh thiện hoặc tánh ác, là cái cần đức từ và bi của bậc Thánh (cứu độ). Vì thế, chữ ‘Cơ’ có nghĩa là liên quan.’(505)

c. Nghĩa thứ ba của chữ ‘Cơ’ là chữ ‘I’ (thích ứng). Trí Khải nói :
‘Nếu (chư Phật) muốn cứu (chúng sinh thoát) cái khổ vì vô minh, dùng pháp thích hợp là đức bi. Nếu (chư Phật) muốn ban bố pháp tánh an lạc, dùng pháp thích hợp là đức từ. Vì thế, chữ ‘Cơ’ có nghĩa là thích ứng.’(506)
Về ba nghĩa của chữ ‘¬ng’ 

a. Một cách để làm sáng nghĩa chữ ‘ứng’ là thêm vào chữ ‘Fu’ (đến gần) . Như Trí Khải nói :
‘Chữ ‘Cơ’ gồm nguyên lý được sinh khởi. Khoảnh khắc khi ‘Cơ’ vừa xảy ra, bậc Thánh đến với ‘Cơ’, và khiến thiện tánh nơi ‘Cơ’ phát hiện. Vì thế, (ý nghĩa) ‘đến gần’ được dùng để giải thích chữ ‘-ng’. (507)

b. Một từ ngữ chính xác khác để diễn tả ý nghĩa chữ ‘ứng’ là chữ ‘Tui’ (Tùy), vì ám chỉ một sự hòa hợp giữa chúng sinh, là những kẻ nhận, và Như Lai là người cho.

c. Nghĩa thứ ba của ‘ứng’ là đáp ứng. Trí Khải lập luận
‘Bởi vì chữ ‘Cơ’ có nghĩa là thích hợp, phương pháp thích hợp nào có thể được dùng để đáp ứng (vị thế)?. Dùng Từ và Bi thích hợp với Thiện và Ác. Bi thích ứng trong việc cứu (chúng sinh) thoát khổ, và Từ thích ứng trong việc ban bố an lạc. Trong trường hợp nầy (tùy thuận theo (vị thế, chư Phật) dùng những phương tiện thích hợp để đáp ứng. Vì vậy, (ý nghĩa) đáp ứng được dùng để giải thích chữ ‘¬ng’.
(508)

(2) Tứ Tất Đàn được dùng để diễn tả trực tiếp và sâu sắc hơn lần lượt qua ba nghĩa của chữ ‘Cơ’ và chữ ‘¬ng’ nói trên vì Trí Khải luận về sáu nghĩa của Tứ Tất Đàn :

(i) Thế Tục Tất Đàn hổ tương với ‘Cơ’ và ‘ứng’. Sự hổ tương nầy có từ nghĩa ‘Vi’ (slightness) của chữ ‘Cơ’, và từ nghĩa ‘tiến đến gần’ (approach) của chữ ‘ứng’. Hai ý nghĩa nầy cho thấy hoạt dụng của chư Phật tùy thuận với cái chúng sinh vui thích muốn nghe và muốn có, là đặc tính của Thế Tục Tất Đàn.

(ii) Đối Trị Tất Đàn hổ tương với ‘Cơ’ và ‘ứng’. Tất Đàn nầy hiển lộ ý nghĩa ‘ Từ và Bi đáp ứng khế hợp’ thấy từ chữ ‘Cơ’, và hiển lộ trong nghĩa ‘tiến đến gần’ từ chữ ‘ứng’. Với đức Bi, chư Phật đáp ứng chúng sinh đang chịu khổ; với đức Từ chư Phật đáp ứng sự phát sinh bản tánh thanh tịnh có thể phát khởi của chúng sinh.

(iii) & (iv) Vị Nhân Tất ĐànĐệ Nhất Nghĩa Tất Đàn tương quan với ‘Cơ’ và ;ứng’. Điều nầy bởi vì Vị Nhân Tất Đàn khế hợp để có thể phát sinh tánh thanh tịnh qua Sự, và Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn khế hợp để có thể phát sinh tánh thanh tịnh qua Lý.

(3) Lựa chọn (Liao-chien) : làm sáng tỏ mối tương quan giữa ‘Cơ’ và ‘ứng’ qua ba cách nhìn :

(i) Trước hết, Trí Khải tuyên thuyết rằng đặc tính của ‘Cơ’ và ‘ứng’ không giống nhau, và cũng không khác nhau. Điểm nầy được nói qua cái nhìn vế Lý và Sự (Li-shih). Với Lý, ‘Cơ’ và ‘ứng’ không khác, vì cả hai cùng thực tại. Với Sự, cả hai không giống, vì ‘Cơ’ liên quan đến cảm của chúng sinh, và ‘ứng’ liên quan đến ứng của chư Phật.

(ii) Lối nhìn thứ hai về ‘Cơ’ và ‘ứng’ được nhấn mạnh bởi một tỷ dụ về mối tương quan giữa con và cha. Con tượng trưng cho chúng sinh, cha tượng trưng cho Như Lai. Lý tánh (Li-hsing) của chúng sinh và của chư Phật thì không khác nhau, tuy vậy, cả hai cũng không đồng nhau, bởi vì chúng sinh thì ẩn mà Như Lai thì hiển.

(iii) Lối nhìn thứ ba về ‘Cơ’ và ‘ứng’ đồng như nhau vì chẳng cùng chung Sự cũng chẳng cùng chung Lý. Tuy nhiên, hai điều nầy thì khác biệt : khi chúng sinh nhìn Sự, bậc Thánh hiểu Lý ; khi bậc Thánh hiểu Sự, kẻ vô minh giữ Lý. Nói cách khác, khi chúng sinh bị mê hoặc trong thế giới hiện tượng, bậc Thánh có tri kiến về Lý ; khi bậc Thánh có tri kiến về thế giới hiện tượng khi vào thế tục hoán chuyển chúng sinh, kẻ vô minh đã sẳn có lý Phật tánh.

II. Giải thích đặc tính của ‘Cơ’ và ‘ứng’ (Ming Chi -Ying Hsiang) (T33, 747b-748b)

Trong phần nầy, có hai điểm cần nói đến (1) Giải thích những đặc tính của ‘Cơ’ trong tương quan với Thiện và Ác (Yueh-shan-eh Ming- chi - hsiang), và (2) Luận về những đặc tính của ‘ứng’ trong tương quan với Từ và Bi (Yueh-tz’u-pei Lun-ying-hsiang).

(1) Giải thích những đặc tính của ‘Cơ’ trong tương quan với thiện và ác : Ác chỉ cho những điều tà vạychúng sinh có, và thiện chỉ cho những chủng tử lành bên trong chúng sinh. Cấu trúc của ‘Cơ’ dựa trên cả hai thiện và ác. Như Nhất Xiển Đề (509), là chúng sinh chỉ có sự tà vạy nên không thấy được sự đáp ứng của chư Phật. Tuy nhiên, khi kẻ Nhất Xiển Đề sinh tâm sám hối thì trở thành ‘Cơ’, nghĩa là có cả hai mặt thiện và ác.

(2) Luận về những đặc tính của ‘ứng’ trong tương quan với Từ và Bi : là phương tiện chư Phật dùng khiến cho mầm mống thanh tịnh bên trong chúng sinh phát khởi. Bi là phương tiện chư Phật dùng để cứu chúng sinh thoát khổ. Sự hội nhập của hai yếu tố nầy, như phương cách đáp ứng, có thể làm chúng sinh thoát khổ và ban an lạc trong thiền định

III. Giải thích những loại Cơ Cảm khác nhau (Ming Chi-kan Pu-t’ung) (T33, 748c)

Phần nầy giải thích những loại Cơ Cảm tiếp nhận những Đáp ứng khác nhau của chư Phật. 

(1) Trước nhất, Trí Khải phân ra bốn loại tương hợp giữa ‘Cơ’ và ‘ứng’ :

(i) Mật cơ minh ứng (Ming chi Ming ying) : là loại tương ưng thứ nhất. Mật cơ có nghĩa rằng tánh tịnh ẩn tàng, chỉ những thiện hạnh đã tu tập trước kia. Mặc dù không có những đáp ứng hiển lộ trong hiện tại, chúng sinh vẫn thầm tiếp nhận được những lợi ích từ Pháp thân. Gọi là ‘thầm tiếp nhận’ khi sự thanh tịnh của chúng sinh không được thấy và nghe, nhưng chư Phật vẫn cảm nhận.

(ii) Mật cơ hiển ứng (Ming-chi Hsien-ying) : là loại tương ưng thứ hai, có nghĩa rằng một chúng sinh đã gieo trồng hạt giống thiện lành trong những kiếp đã qua, có thể được lợi ích đáng kể trong kiếp hiện tại khi nghe giáo lý Thế Tôn

(iii) Hiển cơ hiển ứng (Hsien-chi Hsien-ying) : là loại tương ưng thứ ba, chỉ chúng sinh gìn giữ miên mật ba nghiệp (thân, khẩu, và ý) trong đời hiện tại, có thể tiếp nhận được sự đáp ứng của chư Phật.

(iv) Hiển cơ mật ứng (Hsien-chi Ming-ying) : là loại tương ưng thứ tư chỉ chúng sinh tu tập miên mật trong đời hiện tại, có thể chưa nhận được đáp ứng thù thắng, nhưng vẫn thầm tiếp nhận những lợi ích từ chư Phật.

(2) Thứ hai, sự tương hợp giữa ‘Cơ’ và ‘ứng’ có thể mở rộng ra ba mươi sáu tướng trạng, căn cứ vào bốn trường hợp căn bản nói trên. Căn cơ chúng sinh (Cơ) được phân ra bốn nhóm tùy thuận theo Tứ Bất Định (Four Alternative), và chỉ quá khứ, hiện tại hoặc vị lai. Trí Khải nói :

‘Nói rằng có cơ cảm tiềm ẩn, cơ cảm hiển lộ và chẳng tiềm ẩn cũng chẳng hiển lộ. Tiềm ẩnquá khứ, khai mở là hiện tại, và chẳng tiềm ẩn cũng chẳng hiển lộ là tương lai.’(510) 

Từng trường hợp trong bốn trường hợp chứa đựng những tướng trạng tương quan với những đáp ứng khác nhau, như là : (i) Mật cơ minh ứng (Ming chi Ming ying), (ii) Mật cơ hiển ứng (Ming chi hsien ying) , (iii) Mật cơ diệc minh diệc hiển ứng ( Ming chi I ming I hsien Ying), (iv) Mật cơ phi mật phi hiển ứng (Ming chi Fei ming Fei hsien Ying). Mỗi trường hợp trong bốn trường hợp được nhân với bốn tướng trạng, thành mười sáu tướng trạng về Cơ. Cũng vậy, có mười sáu tướng trạng về ¬ng. Cơ và -ng hội tụ thành ba mươi hai tướng trạng. Cộng bốn trường hợp căn bản vào ba mươi hai tướng trạng nầy, tổng cộng ba mươi sáu tướng trạng về Cơ của chúng sinh và ¬ng của chư Phật. Ba mươi sáu tướng trạng Cơ và -ng nầy cho thấy rằng sự đáp ứng của chư Phật thay đổi qua nhiều hình thức và luôn thích hợp với cơ cảm của chúng sinh.

(3) Thứ ba, Trí Khải nói về những cơ cảm khác nhau của chúng sinh và những đáp ứng khác nhau của chư Phật qua ba nghiệp (Karmans), ba giai đoạn thời gian, mười pháp giới, tự hạnh của Phật và hạnh giác tha của Phật, và mỗi pháp giới trong mười pháp giới gồm thu chín pháp giới kia, tổng cộng sáu mươi bốn ngàn tám trăm tướng trạng Điều nầy để nói rằng mỗi người có ba nghiệp thân, khẩu và ý. Mỗi một nghiệp có ba mươi sáu tướng trạng liên quan đến cơ và ứng. Tất cả là một trăm lẻ tám tướng trạng liên quan đến ba nghiệp. Khi các tương hợp giữa cơ và ứng được nói qua ba đời trong một pháp giới, tổng cộng ba trăm hai mươi bốn tướng trạng. Khi các tương hợp giữa cơ và ứng được nói qua mười pháp giới, tổng cộng ba ngàn hai trăm bốn mươi tướng trạng giữa cơ và ứng. Khi các tương ưng giữa cơ và ứng được nói qua tự giácgiác tha của chư Phật trong mười pháp giới, tổng cộng sáu ngàn bốn trăm tám mươi tướng trạng giữa cơ và ứng. Khi các tương hợp giữa cơ và ứng được nói qua từng pháp giới gồm thu chín pháp giới kia, tổng cộng sáu mươi bốn ngàn tám trăm tướng trạng giữa cơ và ứng.

IV. Giải thích sự khế hợp giữa Cơ và ứng ( Ming Chi-ying Hsiang-tui) (T33, 748c-749b) 

 Trong phần nầy Trí Khải đưa ra bốn điểm 

(1) ‘Khổ và Lạc qua những hiện hữu khác nhau khế hợp với tam muội Từ và Bi’ (Chu-yu K’u lo Yu Sam-mei Tz’u-pei Hsiang-tui) (511) cho thấy rằng chư Phật với từ bi đáp ứng căn cơ khác nhau với các khổ và lạc khác nhau của chúng sinh.
Các loại khổ chỉ cho cái khổ chỉ tâm tà vạy nơi địa ngục, gồm có

(i) Hắc ác nghiệp
(ii) Cái thấy và nghĩ tà vạy
(iii) Trần sa hoặc
(iv) Vô minh

Các loại tâm thanh tịnh gồm có
(i) Bạch tịnh nghiệp
(ii) Tri kiến Không
(iii) Tri kiến Giả.
(iv) Tri kiến Trung Đạo

 Căn cơ của chúng sinh nơi địa ngục gồm cả hai khổ và lạc.

Chư Phật với đức Từ và Bi qua Vô Cấu Tam Muội (Wu-kou san-mei) đáp ứng căn cơ nầy. Từ Bi qua Vô cấu Tam Muội gồm có

(i) Nhân Duyên Quán Từ Bi cứu chúng sinh chịu khổ vì tà hạnh, và ban an lạcthiện hạnh

(ii) Tri Không Quán Từ Bi, thoát khổ từ cái thấy và nghĩ sai lầm, và ban vui vô lậu

(iii) Tri Giả Quán Từ Bi, thoát khổ từ trần sa hoặc, ban vui được Đạo chủng trí

(iv) Tri Trung Đạo Quán Từ Bi, thoát khổ vì vô minh, ban vui từ Pháp tánh.

(2) Tương quan giữa Chỉ và Quán (chi-kuan teng hsiang-tui) (512) đưa ra sự hổ tương của ba nghĩa của chữ Cơ với ba nghĩa của chữ ứng. Hắc nghiệp địa ngục là nghĩa của chữ Vi (slightness), quan (involve), và thích ứng (suitable). Ba nghĩa của chư Cơ liên hệ đến Vô Cấu Từ Bi tam muội, chứa đựng ba nghĩa Phủ (approach) Tùy (to cope with), và ứng (to respond). Cũng vậy, bạch nghiệp nơi địa ngục tương ưng với sáu nghĩa lần lượt phù hợp nhau. Nghĩa ‘vi tế’ hợp với nghĩa ‘đến gần’, nghĩa ‘liên quan’ hợp với nghĩa ‘tùy thuận’, và nghĩa ‘khế hợp’ hợp với nghĩa ‘đáp ứng’.

(3) Tướng tùy thuận của ba mươi sáu tướng trạng (San-shih-liu hsing-tui) (513) đưa ra sự hổ tương giữa bốn tướng trạng căn bản về Cơ và ứng với bốn loại Từ và Bi như Vô cấu Tam muội. Bốn tướng trạng căn bản về Cơ và ứng được nói đến qua hắc nghiệpbạch nghiệp địa ngục, gọi là mật cơ mật ứng, mật cơ hiển ứng, hiển cơ hiển ứng, và hiển cơ mật ứng. Bốn loại từ bi tam muội đáp ứng căn cơ chúng sinh là : Nhân duyên quán từ bi, Tri Không quán từ bi, Tri Giả quán từ bi, và Tri Trung Đạo quán từ bi. Sự tùy thuận của ba mươi hai câu còn lại giữa Cơ và ứng có thể suy ra từ bốn tướng trạng căn bản nầy. Chỗ nầy cho thấy có mười sáu tướng trạng lần lượt thuận với Cơ và ứng, và mỗi nhóm trong hai nhóm mười sáu tướng trạng nầy tương quan với bốn loại từ bi vô cấu tam muội.

(4) Tùy thuận giữa Biệt giáoViên giáo ( Pieh-Yuan Hsiang-tui) (514) là để nói rằng khi Cơ địa ngục liên hệ với Biệt giáo, tam muội đáp ứng cũng biệt (biệt cơ biệt ứng), đó là, cứu khổ cho một chúng sinh không nhất thiết phải giống như sự cứu khổ tất cả chúng sinh. Cũng vậy, liễu đạt Phật tánh không áp dụng để hiểu tất cả những điều khác. Khi Cơ liên quan Viên giáo, ¬ng thì cũng viên (Viên cơ viên ứng). Chỗ nầy có nghĩa rằng liễu đạt Phật tánh bao gồm sự liễu đạt tất cả các pháp. Trí Khải nói :

‘Nếu Phật tánh không được hiểu, những hiện hữu khác cũng không được hiểu. Một khi, tuy vậy, đã liễu đạt, những cái còn lại cũng sáng tỏ.’ (515)

V. Luận về thô và tế ( Ming ts’u-miao) (T33, 749b-c)

Trí Khải nói đến ba điểm trong phần nầy.

(1) Giải thích thô và tế về Cơ ( Ming Chi-chih Ts’u miao) phân Cơ ra thô và tế trong tương quan với mười pháp giới. Cơ trong chín pháp giới thì là thô, Cơ trong Phật giới thì tế. Căn cơ thô của chúng sinh tiếp nhận sự đáp ứng khế hợp hoặc cạn hoặc sâu, tùy theo căn cơ thuần thục hoặc không thuần thục.

(2) Giải thích thô và tề về ứng (Ming Ying-chih Ts’u-miao) nói về những đáp ứng thô chỉ cho những đáp ứng của Bồ tát Tạng giáo và Thông giáo. Những đáp ứng vi tế chỉ Bồ tát Biệt giáoViên giáo Thập Địa. Bởi vì sự thanh tịnh của Pháp Thân, trong sángvô cấu nhiễm như hư không hoặc trên mặt gương, Bồ tát có thể đồng thời đáp ứngphản ảnh trên vạn vật mà không cần phải dụng công

(3) Giải thích về khai thô hiển tế (Ming K’ai ts’u hsien miao) Trí Khải nhấn mạnh rằng tất cả những đáp ứng của bậc Thánh qua Tứ giáo đều là những đáp ứng vi tế. Sự đối nghịch giữa thô và tế không tồn tại, vì cả hai đồng nhất, và tất cả những đáp ứng thô hợp nhất với những đáp ứng vi tế qua văn mạch kinh Pháp Hoa.

Phần trên là những diễn tả về Diệu Cảm ứng. Đề mục Diệu là bước thứ nhất của giáo pháp hoán chuyển chúng sinh Thế Tôn. Nhắm vào mục đích giáo và hóa, sự tương liên giữa Phật và chúng sinh đã được thiết lập. Sự thành tựu nầy đặt căn cứ trên cơ cảm của chúng sinh hướng về chư Phật. Cảm và ứng giao thoa. Nói cách khác, chỉ khi nào có Cảm từ chúng sinh thì có ứng từ chư Phật. Mặt khác, sự đáp ứng của chư Phật ở khắp mọi nơi khi đến với chúng sinh làm khơi dậy tánh tịnh trong chúng sinh. Vì chúng sinh căn cơ khác biệt, cơ cảm cũng khác biệt. Một cách tùy thuận, sự đáp ứng của chư Phật cũng khế hợp với chúng sinh trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Trí Khải đã nói đến điều nầy như chúng sinhcơ cảm khác nhau đối với những đáp ứng khác nhau của chư Phật. Trường hợp tùy thuận quan trọng nhất là bốn tướng trạng căn bản và ba mươi sáu tướng trạng giữa Cơ và ứng. Khi ba mươi sáu tướng trạng nầy trong nguồn mạch mười pháp giới, tổng số sáu mươi bốn ngàn tám trăm tướng trạng giữa Cơ và ứng. Sự giải thích chi tiết về những tướng trạng nầy của Trí Khải diễn tả cùng tột những giao thoa giữa chúng sinh và chư Phật, phản ảnh triết thuyết hài hòa của Đại Sư, giúp Trí Khải trình bày từng khía cạnh giáo lý Phật một cách thâm sâu. Với lối diễn tả sống động của Trí Khải về Cảm và ứng, giáo pháp độ tha của chư Phật không còn là một sự kiện thuần túy lịch sử chỉ có trong quá khứ, nhưng đang xảy ra trong hiện tại và sẽ xảy ra trong tương lai. Điều Trí Khải muốn nói qua đề mục Diệu Cảm ứng rằng sự khi Thế Tôn nhập Niết Bàn không có nghĩa rằng hoạt dụng phổ độ chúng sinh của Phật đã chấm dứt. Chư Phật luôn luôn có mặt, và sự đáp ứng của chư Phật bao giờ cũng sẳn sàng, bất kể không gianthời gian. Vì vậy, mục tiêu hướng về Bồ đề không phải là một cái gì xa vời, vì chúng sinh luôn được chư Phật đáp ứng. Chỗ nầy có thể thấy được qua những tướng trạng khác nhau giữa Cảm và ¬ng, hoặc mật hoặc hiển, hoặc quá khứ, hiện tại, vị lai.

1.4.7 Diệu Thần Thông (Shen-t’ung Miao) - phân tích về cái Diệu thứ bảy thuộc Tích môn (T33, 749c - 751c)

Tương quan với cảm ứngthần thông, minh định cái Diệu thứ bảy. Trí Khải nói :

‘Những biểu thị về Cơ và ứng nói trên có thể khó hiển lộ nguyên lý về Diệu. (Vì vậy) cần phải nói đến Diệu Thần Thông để diễn đạt những ân sũng và thầm tiết lộ nguyên lý nầy.’(514)

Điều nầy để nói rằng Cảm ứng là tầng lớp hoạt dụng thứ nhất cứu độ chúng sinh của chư Phật. Mục đích của tầng nầy là để cứu khổ và ban vui, không liên quan đến giáo lý. Thần thông, mặt khác, là hành động trực tiếp của chư Phật vì muốn giáo và hóa chúng sinh, đó là, hướng dẩn chúng sinh thấy được giáo lý.

Trí Khải luận về Diệu Thần Thông qua bốn phần : 

I. Giải thích thứ đệ (Ming tz’u-ti)
II. Tên và Số (Ming Shu)
III. Giải thích về những loại thần thông (Ming Shen-t’ung Pu-t’ung)
IV. Giải thích về thô và tế (Ming ts’u-miao). 

 Phần thứ nhất nói về thứ lớp của hai bước sơ khởi trong hoạt dụng phổ độ chúng sinh. Bước thứ nhất là đề mục đã được nói đến trong những phần trước, về Diệu Cảm ¬ng, và bước thứ hai là đề mục trong phần Diệu nầy. Hợp hóa đề mục Diệu Thần Thông, phần thứ hai cho thấy có sáu loại thần thông. Phần thứ ba nói về sự khác biệt giữa Phật lực và những thần thông khác, để nhấn mạnh sự siêu việt của Phật lực. Điều nầy bởi vì chỉ với lực siêu việt, mới có thể giáo và hóa chúng sinh. Phần thứ tư giải thích sự khác biệt về Phật lực khi cứu độ chúng sinh, và có thể phân ra thô và tế theo Tứ giáo. Phật lực siêu việt chư Phật sử dụng thuộc Viên giáo.

I. Giải thích về thứ đệ ( T33, 749c-750a)

Phần nầy hợp hóa đề mục thần thông. Bằng cách trình bày ba thừa hiển lộ giáo và hóa của Thế Tôn, Trí Khải lập luận rằng giáo lý của chư Phật không tách rời thần lực : Phật dụng lực thần thông trước khi bắt đầu thuyết pháp. Dùng thần lực như chuyển luân thân, thuyết pháp như chuyển luân khẩu, và biết tâm chúng sinh. Trí Khải giải thích :

‘Phần mô tả về Cơ và ứng nói trên chỉ là sự phân biệt đặc tính (của Cảm và ứng) qua (mầm mống thanh tịnh) có thể phát sinh và qua (sự đáp ứng của chư Phật) có thể được ban truyền. Nói trực tiếp về sự hoán chuyển và hoạt dụng lợi ích chung sinh chỉ tam luân chuyển bất khả tư nghị (trimandala) là thân luân, khẩu luântha tâm luân.’(517) 

II. Tên và Số (T33, 750a-b)

Phần nầy kể ra sáu loại thần thông (sad abhijnah), là : Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông, và lậu tận thông. (518)

Lối giải thích của Trí Khải về chữ ‘Thần’(shen) tức thiên tâm (t’ien hsin), chỉ tâm tánh sẳn có. Lối giải thích về chữ ‘Thông’ (t’ung) tức tuệ tánh (hui-hsing), chỉ cho sự hội nhập không ngăn ngại. (519)

III. Giải thích các loại thần thông (T33, 750c- 751c)

Phần nầy nói về các loại thần thông khác nhau có thể được chứng đắc bởi chúng sinh khác căn cơ. Dùng phương pháp khác nhau, chúng sinh có thể đắc thần thông khác nhau. Sự chứng đắc hoặc từ đan dược như của Đạo Lão, hoặc từ các phương pháp thiền định khác nhau, nhưng thần lực tối thượng của Viên giáo không thể có được chỉ qua phương tiện thiền định. Sáu thần lực của Viên giáo giản lược vào sự hội nhập sắc bén của sáu thức căn, và sự liễu đạt trong sáng của trí tuệ. Sự hợp nhất của sáu thức căn đến từ sự chứng đắc Trung Đạo. Trí Khải giải thích :

‘Chính từ Chân đế đã gồm thu thông lực, hành xử tự tại, không cố công phân biệt. Vì vậy, gọi là ‘sự chuyển hóa tự nhiên không tướng mạo của Thiền’(Wu-chi Hua hua Ch’an). (520)

Thông lực nầy đến từ Trung Đạo, không giống các loại thần thông khác.

IV. Luận về thô và tế ( T33, 750c - 751c)

Trí Khải nói đến phần nầy trong tương quan với Phật lực khi ứng thân phổ độ chúng sinh. Những điều liên quan đến việc phổ độ không chỉ là hóa thân của Phật đồng nhất với thân và tâm chúng sinh nhưng còn là sự hoán chuyển quốc độ Phật đồng như cõi đất chúng sinh đang sống. Trí Khải tuyên thuyết rằng thần thông của chư Phật sử dụng hoặc thô hoặc tế qua Tạng giáo, Thông giáo, và Biệt giáo, ngoại trừ thần thông thuộc Viên giáo qua kinh Pháp Hoa thì chỉ thuần vi tế. Lực khế hợp chư Phật sử dụng vì chúng sinh trong chín pháp giới thì thô, ngoại trừ trong Phật giới hoặc thuần tịnh hoặc ô trược, hoặc rộng hoặc hẹp, tất cả đều vi tế vì là thần lực chân thật.

Phần trên nói về Diệu Thần Thông. Sự sử dụng Phật lực của chư Phật là bước thứ hai trong sự giáo hóa chúng sinh. Sở dĩ như vậy là vì giáo lý Phật quá thâm sâu đến đổi chỉ có thần lực mới có thể lay tỉnh và giúp chúng sinh tiếp nhận giáo lý.

1.4.8 Diệu Thuyết Pháp (Shuo-fa Miao) - phân tích về cái Diệu thứ tám thuộc Tích môn ( T33, 751c-755 b)

Dùng Phật lực thức tỉnh chúng sinh, chư Phật bắt đầu giáo pháp, chỉ với giáo lý của Phật, tất cả chúng sinh bình đẳng đạt đến Bồ đề. Giáo pháp của chư Phật được phân tích trong đề mục Diệu Thuyết Pháp nầy. Trí Khải luận về Diệu Thuyết Pháp qua năm phần :

I. Phân tích tên các pháp (Ming fa-ming)
II. Giải thích sự phân chia khác biệt giữa Đại thừaTiểu thừa (Ming Fen-fa Ta-hsiao)
III. Những khác biệt tùy duyên (Tui yuan Yu- i)
IV. Làm sáng tỏ những điều được giải thích (Ming Suo-Ch’uan)
V. Làm sáng tỏ chỗ thô và tế (Ming ts’u miao)

Phần thứ nhất trình bày và giải thích mười hai tên gọi giáo lý Phật, chỉ cho mười hai loại kinh điển. Phần thứ hai giải thích sâu hơn về sự phân chia giáo điển Phật ra Thanh văn thừaĐại thừa. Phần thứ ba giải thích lý do có sự phân chia kinh điển Thanh văn thừaĐại thừa là vì giáo lý Phật khế hợp căn cơ chúng sinh. Bởi vì có những giáo pháp khác nhau, giáo lý diễn đạt trong những phương pháp giáo hóa nầy cũng khác nhau. Những giáo lý khác nhau được nói trong phần thứ tư. Phần sau cùng nói về những giáo pháp thô và tế qua mười hai tạng kinh, mục đích xác định mười hai tạng kinh gồm thu trong kinh Pháp Hoavi diệu.

I. Phân tích tên các Pháp (Shih Fa-ming) (T33, 751c-753c)

Phần nầy phân tích Pháp Phật thuyết ra biểu thị qua giáo lý xếp vào mười hai tạng kinh. Trí Khải nhấn mạnh rằng mặc dù pháp Phật quảng bác, mười hai tạng kinh gồm thu tất cả. Vì vậy, mười hai tạng kinh hiển hiện Diệu Thuyết Pháp. Trí Khải đưa ra bảy điểm nói về đặc tính của mười hai tạng kinh : (1) Một thể, (2) Hai hình thức, (3) Ba cách đặt tên mười hai tạng kinh kinh, (4) Bốn cách xác định tên kinh, (5) Cách phân biệt mười hai tạng kinh qua văn ngônphương cách, hoặc qua đề tài, hoặc qua chân lý, (6) Cách phân chia kinh theo quan điểm, và (7) Dung hợp tên kinh viết bằng chữ Phạn và Trung Hoa.

Trí Khải phân tích bảy điểm nầy như sau :

1. Nhất thể (T33, 752a) : Đặc tính thứ nhất cho thấy Thể của kinh là Một, vì Thể bao gồm cả đoạn và câu.

2. Hai hình thức (T33, 752a) : Đặc tính thứ hai cho thấy mười hai tạng kinh có hai dạng văn xuôivăn vần. Trí Khải giải thích rằng sở dĩ có hai hình thức văn tự là để thích ứng với sở thích của chúng sinh : có chúng sinh thích văn từ đơn giản, có chúng sinh thích văn chương nghệ thuật.

3. Ba cách đặt tên kinh (T33, 752a-b) : Đặc tính thứ ba là mười hai tạng kinh có thể được chia ra ba nhóm tùy theo tên kinh.

(i) Nhóm thứ nhất, tên có thể được đặt theo chữ và theo câu, mà không theo nội dung. Trí Khải xếp chung ba loại Khế kinh (Sutra), Trùng tụng (Geya) và Phúng tụng (Gatha). Ba tên gọi nầy không từ nội dung kinh. Điều nầy bởi vì ba loại kinh nầy luận về đặc tính các pháp, và nội dung giáo lý được chuyển đạt qua những từ như Khổ, Tập, Diệt, và Đạo.

(ii) Nhóm thứ hai, tên được gọi theo sự việc xảy ra. Trí Khải xếp chung tám loại kinh nói về những sự việc xảy ra. 

a. Thọ ký (Vyakarana), về việc Thế Tôn nói trước sự chứng đắc Bồ đề của chư vị đệ tử. Quan điểm của Trí Khải rằng mục đích của những sự kiện nầy là để diễn đạt ý tưởng tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật.

b. Tự thuyết (Udana) Thế Tôn tự ý thuyết giáo không qua sự thỉnh cầu của thính chúng. Trí Khải giải thích rằng sở dĩ có việc nầy là vì pháp Phật quá vi diệu nên khó có người biết và đưa câu hỏi thỉnh pháp. Vì vậy, Thế Tôn phải tự hiển lộ những điều thâm sâu nầy.

c. Nhân Duyên (Nidana) liên quan đến nhân duyên nhiều đời trước. Trí Khải giải thích rằng sở dĩ Thế Tôn tùy duyên thuyết giáo là để phơi bày khái niệm về Pháp, vì những khái niệm nầy đã có trong quá khứ đưa đến quả báo hiện tại được nghe giáo lý Phật.

d. Tỷ dụ (Avadana) là những giáo lý qua ngụ ngôn. Trí Khải nói rằng Thế Tôn dùng ngụ ngôn để hiển lộ thực tánh của các pháp.

e. Bản sự (Itivrttaka) nói về những sự thọ thân của môn đồ trong quá khứ. Trí Khải xác định rằng những câu chuyện nầy tiết lộ nhân tái sinh của các môn đồ Thế Tôn trong kiếp hiện tại. Bản sinh (Jataka) nói về những kiếp đã qua của riêng Thế Tôn. Trí Khải nói rằng những câu chuyện nầy tiết lộ nhân thành Phật của Thế Tôn trong kiếp hiện tại.

f. Vị tằng hữu (Adhutta-dharma) mô tả những chuyện hiếm có, như những dấu hiệu kỳ đặc của Thế Tôn chưa từng có trước kia. Trí Khải nói rằng những chuyện hiếm có nầy cho thấy được lợi ích vĩ đại của Pháp đưa đến. 

g. Kinh luận (Upadesa) liên quan đến sự biểu thị của chân lý qua những đối thoại giữa Thế Tônđệ tử. Trí Khải nói rằng những đối thoại nầy làm sáng tỏ những đề tài khiến chân lý được phơi bày.

(iii) Nhóm thứ ba, tên được gọi theo nội dung. Tên theo nội dung chỉ cho các kinh Phương Quảng (Vaipulya). Phương Quảng có nghĩa là chính xác và phổ quát, theo lối nhìn của Trí Khải, hợp với nội dung Đại thừa. (521)

4. Bốn trường hợp xác định tên kinh (T33, 752b)
Đặc tính thứ tư của mười hai tạng kinh liên quan đến việc tên kinh được xác định như thế nào.

(i) Trước hết, tên kinh được xác định bởi Thể (Ching-t’i Shih Ming-tzu). Điều nầy có nghĩa rằng tên Sutra được phiên dịch là Chính kinh hoặc Khế kinh, diễn đạt thể của kinh. Sutras có nghĩa là khế kinh, vì tất cả mười hai tạng kinh cùng chung một thể.

(ii) Thứ hai, tên kinh được xác định theo loại (Tang-t’i Wei-ming). Điều nầy có nghĩa rằng tên Geya (trùng tụng) là những vần thơ được lập lại, và Gatha (phúng tụng) là những vần thơ không lập lại là những hình thức của kinh.

(iii) Thứ ba, tên kinh được xác định bởi hình thứcsự cố (T’i-shih Ho-mu). Điều nầy có nghĩa rằng tên Vyakarana (Thọ ký), Udana (Tự thuyết, và Upadesa (kinh luận) diễn tả cả hai hình thứcsự cố.

(iv) Thứ tư, tên kinh được xác định bởi sự cố (Ts’ung-shih Wei-ming). Điều nầy có nghĩa rằng tên của những bản kinh khác với những bản kinh đã nói trên, mô tả sự cố, như Nhân Duyên, Tỷ Dụ, Bản Sự, Bản Sinh, Vị Tằng Hữu, và Phương Quảng

5. Đặc tính thứ năm của mười hai tạng kinh - cá biệt (T33, 752b-c)

Đặc tính thứ năm của mười hai tạng kinh cho thấy rằng các bản kinh khác nhau có thể gọi chung là Tu Đa La (Hsiu-to-luo), vì chỉ cho lời dạy của Phật. Tuy nhiên, theo Trí Khải, khế kinh có hai đặc tính tổng và biệt. Tổng tướng chỉ cho nghĩa phổ quát, vì tất cả bản văn ghi lời Phật dạy gọi là kinh. Mặt khác, kinh là bản văn có đoạn và câu, và vì thế là tánh chung của các loại kinh. Tất cả mười hai tạng kinh đều có tổng tướng nầy. Biệt tướng của kinh chỉ cho mười một loại kinh văn có từ khế kinh, như trùng tụng, phúng tụng, thọ ký, tự thuyết, nhân duyên, tỷ dụ, bản sự, bản sinh, vị tằng hữu, kinh luậnphương quảng.

6. Đặc tính thứ sáu của mười hai tạng kinh- hòa hợp (T33, 752c)

Đặc tính thứ sáu của mười hai tạng kinh cho thấy rằng cách phân chia tương quan với từng loại trong ba loại khế kinh, trùng tụng, và phúng tụng. Vì ba loại nầy biểu thị ba loại kinh văn, cổ văn, thơ và kệ, với Trí Khải, là những yếu tố quyết định về sự phân chia khác nhau. 

(i) Khế kinh gồm có mười một loại như đã nói trên.

(ii) Nói về kinh như lời trực tiếp dưới hình thức cổ văn, thì nên để riêng ra hai loại văn vầntrùng tụngphúng tụng. Vì vậy, kinh gồm có chín loại. 

(iii) Phúng tụngvăn vần gồm mười loại kinh bản, vì đã để riêng cổ văn.

(iv) Trùng tụng là những bài kệ gồm chín loại, vì đã để riêng cổ văn, và phúng tụng như một loại trùng tuyên dưới hình thức văn vần.

7. Đặc tính thứ bảy của mười hai tạng kinh - lựa chọn (t33, 752c-753c)

Đặc tính thứ bảy của mười hai tạng kinh gồm có phần thứ nhất, ‘phân tích tên pháp’. Trí Khải giải thích rằng ‘phân tích tên pháp’ là phân tích tựa đề mười hai tạng kinh. Đường lối xếp đặt tên gọI của mườI hai tạng kinh đã được ‘Đại Trí Độ Luận’ nói đến (Maha prajna-paramitopadesa, T25, 306c). Sau đây là thứ tự những tên gọi được dịch sang tiếng Trung Hoa từ Phạn ngữ.

(i) Hsiu-to-luo (Sutra) được dịch là Khế Kinh hoặc Chánh Kinh.
(ii) Chih-yeh (Geta) được dịch là Trùng Tụng.
(iii) Ho-chia-luo-na (Vyakarana) được dịch là Thọ Ký.
(iv) Chia-t’o ( Gatha) được dịch là Phúng Tụng.
(v) Yu-t’o-na (Udana) được dịch là Vô Vấn Tự Thuyết.
(vi) Ni-t’o-na (Nidava) được dịch là Nhân Duyên.
(vii) A-po-t’o-na (Avadana) được dịch là Tỷ Dụ.
(viii) I-ti-mu-to-chia (Itivrttaka) được dịch là Bản Sự.
(ix) Tu-t’o-chia (Jataka) được dịch là Bản Sinh.
(x) P’i-fo-lueh (Vaipulya) được dịch là Phương Quảng.
(xi) A-fu-t’o-ta-mo (Adbhutadharma) được dịch là Vị Tằng Hữu.
(xii) Yu-po-t’i-she (Upadesa) được dịch là Luận.

II. Giải thích những khác biệt qua sự phân chia giữa Đại ThừaTiểu Thừa ( Ming Fen-fa Ta-hsiao) (T33, 753c-754a) 

Phần nầy nhắm vào mục đích làm sáng tỏ sự phân chia giữa Thanh văn thừaĐại thừa. Với Trí Khải, vì có những quan điểm khác biệt về sự tương ưng giữa hai giáo pháp nầy hoặc với chín, mười một, hoặc mười hai tạng kinh, điều cần thiếtgiải thích lý do tại sao có lối nhìn khác biệt. 

(i) Quan điểm thứ nhất, chín tạng là nền tảng hội nhập của Đại thừa, và vì thế, Thanh văn thừa tương ưng với chín tạng, loại trừ ba tạng Phương Quảng, Thọ Ký, và Tự Thuyết, vì ba tạng nầy thuộc về Đại thừa. Theo Trí Khải, đây là lối nhìn đặc biệt.

(ii) Quan điểm thứ hai, cả Thanh văn thừaĐại thừa tương ưng với mười hai tạng kinh. Trí Khải giải thích rằng đây là cái nhìn tổng quát nhấn mạnh bản hoài của Thế Tôn giáo hóa bậc Tiểu thừa đạt đến Đại thừa. Bởi vì giáo pháp Thanh văn thừa ẩn chứa giáo pháp Đại thừa, Thanh văn thừa tương ưng với mười hai tạng kinh. Mặt khác, giáo pháp Đại thừa cũng có thể được nhìn chỉ tương ưng với chín tạng kinh, loại trừ Nhân Duyên, Tỷ Dụ, và Luận, vì hành giả Đại thừa căn cơ sắc bén, không cần đến ba tạng nầy. Tuy nhiên, nếu nói tổng quát thì Đại thừa vẫn gồm có ba tạng nầy. 

(iii) Quan điểm thứ ba, Thanh văn thừa có mười một tạng, loại trừ tạng Phương Quảng. Trí Khải giải thích lý doPhương Quảng thuộc Đại thừa

Đại Sư kết luận rằng những quan điểm khác biệt qua chín, mười một, và mười hai tạng kinh nầy được đề cập trong kinh văn Phật chỉ nhắm mục đích phân biệt Tiểu thừaĐại thừa. Điều Trí Khải muốn nói là tất cả những lối nhìn khác nhau đều có lý dothích hợp cho một mục tiêu nào đó. Với triết học hài hòa của chính Trí Khải, Đại sư không tìm thấy bất cứ sự trái nghịch nào trong số những lối nhìn nầy. Sau đây là phần Trí Khải giải thích để dung hợp những dị biệt. 

III. Đối Duyên sinh nghĩa (Tui-yuan Yu-i) (T33, 754a - b) 

Phần nầy giải thích tại sao có những loại giáo pháp khác nhau. Những giáo lý khác nhau của Thế Tôn tương quan với căn cơ khác biệt của chúng sinh. Duyên là những điều kiện hội tụ từ chúng sinh. Điều nầy để nói rằng những giáo pháp khác nhau của Phật là kết quả Thế Tôn nhìn thấu suốt căn cơ chúng sinh. Trí Khải nói :

 ‘Duyên chỉ cho pháp nhân duyên trong mười pháp giới thành tựu chúng sinh. Tất cả chúng sinh có gốc rể và tánh của mười pháp giới.’ (522)

Vì vậy, để phù hợp với từng vị thế riêng biệt, Thế Tôn giáo hóa chúng sinh theo căn cơ của họ. Những chúng sinh thuần thục tiếp nhận được sự đáp ứng từ chư Phật sớm hơn. Chư Phật biết rõ chúng sinh thuần thục hoặc chưa thuần thục, và đáp ứng tùy thuận. Đối với những chúng sinh chưa thuần thục, chư Phật cũng không bỏ quên. Thay vào đó, Phật giới hạn giáo pháp ở mức độ nhân thừathiên thừa, là những điều không thuộc về mười hai tạng kinh. Đối với những chúng sinh thuần thục, như chúng sinh căn cơ Tiểu thừa, giáo pháp Phật có thể phân ra chín, hoặc mười một loại. Đối với những chúng sinhcăn cơ trở nên những bậc Bồ tát, Phật ban giáo pháp trong mười hai tạng kinh. Một cách tổng quát, Trí Khải nhấn mạnh rằng pháp trong mười hai tạng kinh là kết quả của giáo lý Như Lai hợp với bốn vị trí, đưa đến sự thành tựu Tứ giáo. Tứ giáo được khảo sát dưới hai cách khác nhau, ẩn và hiển, và Tiệm giáo.

(1) Luận về Tứ giáo ẩn và hiển 

(i) Trước hết, ẩn chỉ cho Mật giáo (Secret Teaching) không thể phơi bày.

(ii) Thứ hai, hiển chỉ cho Tiệm giáo, Đốn giáo, và Bất định giáo. Được gọi là Tiệm giáo, nếu Thế Tôn thuyết pháp trong mười hai tạng kinh, hoặc đặc biệt thuyết pháp trong chín hoặc mười một tạng kinh cho chúng sinh trong bốn pháp giới (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, và Phật).

(iii) Thứ ba, gọi là Đốn giáo nếu Thế Tôn thuyết pháp trong mười hai tạng kinh cho chúng sinh trong hai pháp giới (Bồ tát và Phật) .

(iv) Thứ tư, gọi là Bất Định giáo, nếu Thế Tôn hướng về chúng sinh trong bốn hoặc trong hai pháp giới riêng hoặc chung.

(2) Với Tứ giáo được giải thích qua Tiệm giáo

(i) Thứ nhất, Tạng giáo thích hợp với chúng sinh trong ba pháp giới, như Tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát), với Biệt giáo trong chín hoặc mười một tạng kinh.

(ii) Thứ hai, Thông giáo thích hợp với chúng sinh trong bốn pháp giới (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, và Phật), với giáo pháp tổng quát trong mười hai tạng kinh.

(iii) Thứ ba, Biệt giáo thích hợp với chúng sinh trong hai pháp giới (Bồ tát, và Phật), với giáo pháp tổng quát trong mười hai tạng kinh.

(iv) Thứ tư, Viên giáo thích hợp với chúng sinh trong nhất pháp giới với lời kinh tổng quát trong mười hai tạng. 

IV. Làm sáng tỏ cái đã giải thích ( Ming Suo-ch’uan) (T33, 754b-c)

Trong phần nầy, Trí Khải lại làm sáng tỏ cái đã được giải thích trong Tiệm giáoĐốn giáo, và trong Tứ giáo (Tạng, Thông, Biệt, và Viên giáo) liên quan đến Nhị đế của Tục và Chân đế. Tuy nhiên, với chúng sinh thuộc những giáo pháp nầy, Thế Tôn giải thích giáo lý Nhị đế bằng những phương thức khác nhau. Tùy theo căn cơ thính chúng, Thế Tôn hoặc nhấn mạnhgiải thích Tục đế hoặc Chân đế. Định nghĩa về Nhị đế cũng thay đổi phù hợp với căn cơ chúng sinh. Bởi vì có những giáo pháp khác nhau tùy thuận mức độ thông hiểu của chúng sinh, cần phải làm sáng tỏ pháp thô hoặc pháp tế trong phần sau đây. Theo Trí Khải, vì mười hai tạng kinh biểu thị lời Phật dạy, mười hai tạng kinh trình bày từng phần qua Tứ giáo. Vì Tứ giáo được phân loại thô và tế, mười hai tạng kinh thuộc Pháp Hoa được chứng minhsiêu việt

V. Luận về thô và tế (Ming Ts’u-miao) (T33, 754c-755b)

Phần nầy khảo sát sự thô, tế của giáo pháp về 

(1) nguyên lý
(2) văn tự
(3) giáo lý
(4) các kinh khác
(5) kinh Pháp Hoa.

(1) Nguyên lý (Yueh Li) : trình bày nguyên lý vi tế, tất cả giáo pháp Phật đều vi tế. Sở dĩ như vậy bởi vì chân lý nằm trong giáo pháp Phật là chân lý giải thoát. Nếu hành giả có thể vượt lên trên những giới hạn của ngôn ngữ, chân lý giải thoát sẽ hiển lộ. Trí Khải nói :

‘Nhìn về nguyên lý vi tế, tất cả các pháp không gì khác hơn là lý Trung Đạo. ( Chư Phật) không ly khai ngôn từ để nói giải thoát. Ly khái tánh của ngôn ngữ (là vượt trên ngôn ngữ) tức ( đạt đến) giải thoát. Tất cả những điều được nói là tính vi diệu chứa đựng trong nguyên lý.’ (523) 

(2) Văn tự (Yueh Yen-tz’u) : cho thấy Thế Tôn đồng thời thuyết Bát NhãTrung Đạo trong suốt thời gian giảng dạy. Giáo lý của Phật vi diệu, được gọi là ‘Nhất âm thuyết pháp’ (I-yin Yen-fa). Tuy nhiên, thính chúng khác nhau hiểu giáo lý khác nhau, và vì vậy, những lối hiểu khác nhau nầy có thô, có tế.

(3) Giáo lý (Yueh Suo-ch’uan) : xác định thô và tế qua những cái đã giải thích, như những lời dạy ( neng-ch’uan), và cái đã được giải thích như giáo lý (suo-ch’uan). Trí Khải khảo nghiệm năm loại giảng dạy khác nhau cùng những giáo lý liên hệ

Với Nhân thừaThiên thừa, cả cách giảng dạy và giáo lý đều là pháp thô. Trí Khải nói :
‘Nếu (chư Phật) giảng dạy nhân thừathiên thừa cho chúng sinh trong sáu cõi, đây là nói về Tục Đế. Vì thế, cả lời dạy và giáo lý đều là pháp thô.’ (524) 

Với Tạng giáo, cả hai lời dạy và giáo lý đều thô, Trí Khải nói :
‘Nếu (chư Phật) giảng dạy năm pháp môn (525) thuộc Tạng giáo cho những chúng sinh căn cơ chậm lụt, đây là thuyết về Sinh Diệt Tứ Đế. Vì vậy, cả lời dạy và giáo lý đều là pháp thô.’(526)

Với Thông giáo, mặc dù giảng dạy đường lối hiểu tánh Không thuần thục sánh với đường lối của Tạng giáo, mục tiêu của Thông giáo vẫn nhằm vào sự chứng đắc Không tức Chân Đế, của Tạng giáo. Vì vậy, giáo lý Thông giáo vẫn còn là pháp thô. Trí Khải giải thích :

‘Nhìn về năm pháp môn của Thông giáo sánh với pháp môn của Tạng giáo (trong đó tánh Không được đạt đến) qua phân tích và hợp nhất các pháp, mặc dù pháp môn của Thông giáo (trong đó tánh Không đã được khéo nhận) qua vạn pháp, giáo lý vẫn còn nhìn (tánh Không) như Chân Đế. Vì vậy, giáo lý (Thông giáo) vẫn còn là thô pháp.’(527)

Với Biệt giáo, những điều được giảng dạy liên quan đến ba chân lý Không, Giả, và Trung Đạo thì thô, vì ba chân lý nầy chưa được hợp nhất vào nhau. Tuy nhiên, giáo lý Trung Đạo thì vi tế. Lý do là vì, theo Trí Khải, Trung Đạo mà không cực đoanviên dung tức cái nhìn rốt ráo về chân lý. Trí Khải nói :
‘Về năm pháp môn Biệt giáo, giáo pháp thì thô, nhưng giáo lý Trung Đạo thì vi tế.’(528)

Với Viên giáo, bởi vì những điều giáo pháp giải thíchgiáo lý hiển lộTrung Đạo hợp nhất vẹn toàn ba khía cạnh chân lý Không, Giả, và Trung Đạo, cả hai giáo phápgiáo lý đều vi tế. Trí Khải tuyên thuyết :
‘Về năm pháp môn Viên giáo, cả hai giáo phápgiáo lý đều vi diệu.’(529)

(4) Các kinh khác (Yueh Chung-ching) : nói về những kinh khác nhau trong năm thời kỳ Hoa Nghiêm, Lộc Uyển, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp HoaNiết Bàn, nhằm mục đích xác định mức độ thô, tế của các tạng kinh nầy, thấy rằng những tạng kinh nầy giải thích Tứ giáo. Trí Khải nói :

‘Nhìn vào những kinh khác, kinh Hoa Nghiêm, giải thích Biệt giáoViên giáo. Tạng giáo giải thích (giáo lý đưa đến) một cực đoan. Phương Đẳng đưa ra tứ giáo (Tạng, Thông, Biệt, và Viên giáo). Bát Nhã đưa ra tam giáo (Thông, Biệt, và Viên giáo). Kinh Pháp Hoa chỉ nói đến nhất giáo ( tức Viên).’ (530)

Trí Khải nói rõ rằng mặc dù các kinh khác cũng có những giáo lý vi diệu như giáo lý Pháp Hoa, những kinh nầy cũng có những chú nghĩa thô, là những cái không thể đưa được vào chỗ đồng vi diệu. Vì vậy, những kinh nầy vẫn là thô. Sự độc đáo của kinh Pháp Hoa hiển lộ qua hai phối cảnh. Thứ nhất, kinh nầy chỉ đưa ra một sự chú nghĩa viên diệu, như chân lý là một thực tại hợp nhất, bởi vì không dùng đến phương tiện, và chỉ trình bày đạo Bồ Đề siêu việt. Thứ hai, thô hợp hòa với diệu, và vì vậy, thô cũng là diệu.

(5) Tham khảo chính về kinh Pháp Hoa (Cheng-yueh Tz’u-ching) là sự tận tâm của Trí Khải để đưa ra thêm những chứng cớ làm vững vàng lập luận của Đại Sư về tính độc đáo của tạng kinh Pháp Hoa. Kinh Pháp Hoagiáo lý viên diệu vì được xem như gồm thu mười hai tạng kinh. Sau đây là cách giải thích của Trí Khải tại sao kinh Pháp Hoa lại chứa đựng mười hai tạng kinh và được xem là viên diệu

(i) Khế kinh (Sutra) là những đoạn văn gọi là trực thuyết, và gồm có sự vi diệu của kinh Pháp Hoa vì những hình thức kinh văn nầy trực tiếp nói về Trung Đạo như tri kiến Phật.

(ii) Trùng tụng (Geya) là thi kệ vi tế, lập lại những đoạn kinh văn, liên quan đến Trung Đạo.

(iii) Phúng tụng (Gatha) là những bài văn vần riêng biệt vi tế. Lý do là vì phần thi kệ trong kinh Pháp Hoa về Long Nữ trong khoảnh khắc chứng đắc Bồ đề là riêng biệt.(531), không phải là phần lập lại từ những đoạn văn xuôi. Phần phúng tụng nầy diễn tả việc con gái Long Vương chứng đắc Bồ đề, chứng minh những đoạn kệ vi tế.

(iv) Bản sự (Itivrtaka) nói về những mẫu chuyện trong những kiếp quá khứ của môn đồ Thế Tôn, vì hai mươi ngàn Đức Phật không dạy gì khác hơn là Đạo vô thượng

(v) Bản Sinh (Jataka) nói về những kiếp trước của Thế Tôn, vì đó là câu chuyện về những ứng thân của Phật, thọ thân hoàng tử, và Pháp Thân hiển lộ là vị Bồ tát.

(vi) Nhân Duyên (Nidava) là những câu chuyệntính cách lịch sử vi tế, chư Phật liên tục tuyên thuyết pháp Đại thừa cho chúng sinh, không vì những chúng sinh nầy nương dựa pháp Tiểu thừa, Nhân thừa hoặc Thiên thừa.

(vii) Vị tằng hữu (Adbhutadharma) nói về những sự cố vi diệu, những dấu hiệu hiếm có như chư thiên mưa hoa cúng dường đất rúng động, Phật phóng hào quang giữa chặng mày, ba lần chuyển cõi đất, đều là bất tư nghị.(532)

(viii) Tỷ dụ (Avadana) là những câu chuyện ngụ ngôn, như kinh Diệu Pháp Liên Hoa dùng chữ ‘Pháp’ (dharma) để làm ẩn dụ không gì ngoài sự khai mở của Tam thừa để là hiển lộ Nhất thừa.

(ix) Luận Kinh (Upadesa) luận về những học thuyết vi tế. Chỗ nầy thấy rõ trong câu chuyện của Long NữBồ tát Trí Tích. Bồ tát Trí Tích vướng mắc vào Biệt giáo, không tin rằng thân một loài rồng nữ có thể tức khắc thành Phật. Long Nữ, sau khi tuyên bố rằng Phật có thể cho thấy năng lực chứng đắc Bồ đề của cô trong nháy mắt, liền quỳ dâng ngọc quý đến Như Lai. (533) Trí Khải giải thích rằng viên ngọc biểu thị sự viên diệu, là câu trả lời cho môn đồ Biệt giáo bằng phương tiện của Viên giáo

(x) Vô vấn tự thuyết (Udana) nói về những bản văn tự thuyết của Thế Tôn thật vi diệu, vì như đã nói trong kinh Pháp Hoa rằng Thế Tôn tự thuyết khi không có sự thỉnh cầu của môn đồ để nói về trí tuệ Phật.

(xi) Thọ ký (Vyakarana) những lời nói trước vi diệu của Thế Tôn, như đã được nói đến trong kinh Pháp Hoa, rằng những thính chúng tương lai chứng đắc Bồ đề. Những bậc nầy có thể an trụ nơi trí tuệ rốt ráo, được trời, người cung kính.

(xii) Phương Quảng (Vaipulya) có nghĩa chân chính và trùm khắp chỉ cho Phật thừatri kiến Phật kinh Pháp Hoa xiển dương, vì Phật thừa vi diệu và bao trùm, trí tuệ Phật sâu xachân thực.

 Phần trên diễn tả về Diệu Thuyết Pháp. Sự vi diệu biểu thị giáo thuyết của Phật qua mười hai tạng kinh. Với quan điểm của Trí Khải, tất cả pháp môn dù là Thanh văn thừa hoặc Đại thừa, đếu là ‘lời của Phật’. Vì những hoàn cảnhcăn cơ khác nhau của chúng sinh, giáo thuyết của Thế Tôn phải uyển chuyển khế hợp từng vị trí đặc biệt. Vì pháp của Phật thuyết ra được ghi lại trong mười hai tạng kinh, mười hai tạng kinh hợp nhất tất cả giáo pháp của Thế Tôn

Ngoài ra, tại sao mười hai tạng kinh có mặt đầy đủ trong hệ thống phân loại qua Tứ giáo (Tạng, Thông, Biệt, và Viên) của Trí Khải, mà Viên giáo đặc biệt vi diệu? Trước hết, phải xác định giáo pháp (neng-ch’uan) và giáo lý (suo-ch’uan) qua từng phần trong Tứ giáo hoặc thô hoặc tế. Tạng giáo là pháp thô về cả hai mặt giáo phápgiáo lý; giáo lý Thông giáo thì thô nhưng giáo pháp thì tế; giáo pháp Biệt giáo thì thô nhưng giáo lý thì tế ; Viên giáo thì cả giáo phápgiáo lý đều vi tế. Vì vậy, chỉ riêng Viên giáo là thuần vi diệu. Thứ hai, những bản kinh khác phải được khảo sát, là những bản kinh được thuyết qua ngũ thời, mà chỉ có bản kinh Pháp Hoa được xem là chứa đựng giáo pháp viên mãn. Thứ ba, vì kinh Pháp Hoa biểu thị Viên giáo, được xem là rốt ráo. Một sự viên mãn như vậy phản ảnh sự vi diệu qua mười hai tạng kinh chứa đựng trong kinh Pháp Hoa.

Đã nói về giáo pháp của Phật, phần Diệu Quyến Thuộc thứ chín sau đây nhắm thẳng vào những chúng sinh tương liên với chư Phật qua những đường lối khác nhau, như kết quả của giáo pháp Thế Tôn.

1.4.9 Diệu Quyến Thuộc (Chuan-shu Miao) - phân tích về cái Diệu thứ chín thuộc Tích môn ( T33, 755b - 758a)

Như kết quả từ giáo pháp Thế Tôn, quyến thuộc Phật thành tựu, và những mối liên hệ khác nhau giữa chúng sinh và chư Phật được Trí Khải đưa ra dưới đề mục ‘Diệu Quyến Thuộc’. Nói về năm loại quyến thuộc có thể có với tất cả chúng sinh, Trí Khải nhấn mạnh rằng bất kể những tương quan nầy thay đổi như thế nào, tất cả đều là quyến thuộc của chư Phật. Như vậy, đưa ra đề mục ‘Diệu Quyến Thuộc’ Trí Khảiý định muốn nói rõ rằng giáo pháp Thế Tônmục tiêu phổ độ.

Trí Khải nói về năm phần trong ‘Diệu Quyến Thuộc’ I. Giải thích ý nghĩa quyến thuộc (Ming Lai-I), II. Giải thích quyến thuộc (Ming Ch’uan-shu), III. Giải thích thô và tế (Ming Ts’u-miao), IV. Giải thích pháp môn quyến thuộc (Ming Fa-men Ch’uan-shu) và V. Quán Tâm quyến thuộc (Kuan Hsin Ch’uan-shu). Phần thứ nhất định nghĩa quyến thuộc. Phần thứ hai trình bày năm loại quyến thuộcgiải thích sự tựu thành những loại quyến thuộc nầy. Phần thứ ba giải thích quyến thuộc thô và tế qua Tứ giáo, nhưng riêng văn mạch Pháp Hoa, tất cả các nhóm quyến thuộc được xem là vi tế. Phần thứ tư khảo sát sâu hơn từng pháp môn tùy thuận với Tứ giáo. Phần sau cùng khảo nghiệm sự thành tựu của sáu loại quyến thuộc từ pháp quán tâm.

I. Giải thích ý nghĩa quyến thuộc (Ming lai-i) (T33, 755 b-c) 

Về ý nghĩa của quyến thuộc, Trí Khải giải thích rằng quyến thuộc chỉ những hành giả tu pháp môn của Phật, là những bậc sau khi tiếp nhận được khái niệm hoặc phương pháp thiền quán, hành trì tương hợp với giáo pháp, và có thể đạt đến giới, định, và tuệ. Vì tu tập theo Pháp, Pháp trở thành bậc thầy, hành giảmôn đồ. Mối tương quan quyến thuộc từ đây. Trí Khải nói :

‘(Chư Phật) giảng dạy nhiều pháp môn đi vào tâm chúng sinh. Vì Pháp, những liên quan thành hình, vì những liên quan, (hành giả) đặt tín tâm (vào lời Phật), vì có tín tâm, hành giả được giúp ích thêm (vào giáo pháp Phật). Đây gọi là quyến thuộc.’(534)

II. Giải thích quyến thuộc (Ming Ch’uan-shu) (T33, 755c-756c) 

Phần nầy giải thích năm nhóm quyến thuộc của Phật, thành tựu từ những nhân tố khác nhau. Điều nầy nói lên rằng quyến thuộc thành hình từ lý tánh (Li-hsing Ch’uan-shu), từ những liên quan nghiệp quả với Phật (Yeh-sheng Ch’uan-shu), từ những lời nguyện (Yuan-sheng ch’uan-shu), từ năng lực thần thông (Shen-t’ung-sheng Ch’uan-shu), và từ sự đáp ứng của chư Phật (Ying-sheng Ch’uan-shu) như sau :

(1) Qua sự ‘giải thích quyến thuộc thành tựu từ lý tánh’, điều Trí Khải cố công chuyển đạtPhật tánh có trong mỗi chúng sinh. Như vậy, mối tương quan thành tựu do bản tánh Bồ đề sẳn có. Trí Khải lập luận rằng nguyên lý nền tảng của Phật tánh chúng sinh đều có bình đẳng như nhau, và Thế Tôn đã nói rõ ràng trong kinh Pháp Hoa nhấn mạnh rằng tất cả chúng sinh đều là con cái của Ngài. (535) Vì vậy, quyến thuộc thành tựu từ lý tánh chỉ tương quan phụ tử giữa chúng sinh và Phật. 

(2) Qua sự ‘giải thích quyến thuộc thành hình do nghiệp’, điều Trí Khải muốn nói là mặc dù chúng sinh là con của Phật, có những chúng sinh, sau khi ngộ độc dược đã mất tâm trí, và có những chúng sinh thì không như thế. (536) Những chúng sinh còn giữ được bản tâm, mong cầu sự giúp đở và ưống thuốc được cho. Trí Khải lập luận rằng kinh Pháp Hoa sánh với pháp dược, qua đó, mối liên hệ phụ tử giữa Phật và chúng sinh thành tựu. Đối với những chúng sinh đã đánh mất tâm, Phật dùng pháp phương tiện để làm thành tương liên nghiệp quả với họ bằng cách thuyết những giáo lý khác nhau qua Tứ giáo. Khi tương liên nghiệp quả thành tựu, với hai mươi lăm loại tam muội (537), Phật thuyết Tam Đế với chúng sinh trong hai mươi lăm Hữu, khiến họ thuần thục. Trí Khải nhấn mạnh rằng dù các chúng sinh đã được giải thoát hoặc chưa được giải thoát, tất cả đều là quyến thuộc của Phật.

(3) Qua ‘giải thích quyến thuộc thành tựu bởi lời nguyện’(Ming Yuan-sheng Ch’uan-shu), Trí Khải nói về những chúng sinh có tương quan mật thiết với chư Phật trong quá khứ, và vì có lời nguyện, được tái sinh hiện đời theo Phật. Nếu những chúng sinh nầy đạt Đạo trong kiếp hiện tại, Trí Khải gọi là Nội Quyến Thuộc ( Nei Ch’uan-shu), và nếu chưa đạt được Đạo, gọi là Ngoại Quyến Thuộc (Wai Ch’uan-shu). Những chúng sinh nầy phải chờ Phật vị lai để chứng đắc.

(4) Qua ‘giải thích quyến thuộc thành tựu bởi lực thần thông (Ming Shen-t’ung-sheng Ch’uan-shu), nói về những hành giả, là những vị trong kiếp quá khứ đã đạt được chỗ vô nhiễm, và tiếp nhận chân lý khi nghe giáo pháp Phật. Tuy nhiên, bởi vì những chúng sinh nầy chưa ra khỏi sự tái sinh vào các cõi thấp thuộc Dục giới, họ tái sinh vào các cõi cao hơn thuộc Sắc giớiVô Sắc Giới. Khi Phật ứng hiện vào thế tục, họ được lực của lời nguyện tái sinh vào cõi thấp kém, mang theo những hạnh nguyện hộ trì pháp Phật, khiến họ có thể diệt được phần vô minh sau cuối, và thoát ra ba cõi luân hồi. Ngay cả nếu chưa hoàn toàn diệt vô minh, họ có thể tự hoàn tất khi Phật nhập diệt, hoặc hoàn tất khi Phật vị lai ứng thân vào đời.

(5) Qua ‘giải thích quyến thuộc thành tựu từ sự đáp ứng của Phật’ (Ming Ying-sheng Ch’uan-shu), Trí Khải nói rằng nhóm quyến thuộc nầy liên hệ đến ứng hóa thân Phật, là sự hiển lộ của Pháp Thân. ¬ng hóa thân là thân tùy thuận chúng sinh. Trí Khải lập luận rằng Pháp thân Phật tự lộ bày như ứng hóa thân, là vì : (i) lợi tha (wei Shu-t’a), (ii) tự lợi (wei Tz’u shu), (iii) bản nghiệp (wei Pen-yuan).

(i) Trí Khải giải thích rằng sở dĩ ứng hóa thân cần thiết cho sự làm thuần thục chúng sinh bởi vì tánh tịnh trong nhóm quyến thuộc thứ hai (thành hình từ nghiệp) yếu kém, không thể tự chứng Bồ đề. mặc dù đã chứng đắc giải thoát, nhưng vì đại bi, Phật ứng hóa thân làm Bồ tát, đáp ứng chúng sinh bằng cách vào hai mươi lăm Hữu (278) để làm bậc Đạo sư hướng dẩn chúng sinh chứng đắc Bồ đề. Vì sự đáp ứng của Bồ tát, chúng sinhthể đạt đến chân Đạo, trở thành nội quyến thuộc (và cũng trở thành Bồ tát), có thể chứng đắc Đạo tương tự (tương tự trí tuệ Bồ tát) ; và có thể chẳng đắc chân đạo, cũng chẳng đắc tương tự đạo, nhưng tịnh nghiệp vẫn tăng trưởng. Tóm lại, sự đáp ứng của Bồ tát làm lợi ích tất cả, bất kỳ chúng sinh nào. Để nhấn mạnh hoạt dụng viên mãn của Pháp thân, Trí Khải nói sâu hơn về sự giả tạm của cõi tục :

‘Tất cả những oán cừu, kình chống, hãm hại, phải biết rằng tất cả những thứ nầy là hoạt dụng của Pháp thân.’(539)

Câu tuyên bố trên của Trí Khải thật phi thường, phản ảnh cái hiểu thâm sâu về thế giới hiện tượng, thấy rằng Trí Khải gắn liền một cách sâu đậm với Chân Như nằm trong vạn pháp, kết luận hợp lý từ cái thấy nầy, hẳn nhiên, thành cũng như hoại, và hoại như vậy, Trí Khải cho rằng là hoạt dụng của Pháp thân, tùy thuận phương tiện khế hợp. Trí Khải nói rằng trong kinh Pháp Hoa, tất cả những hoạt dụng của Phật là vì chúng sinh, dù là phương tiện, chứa đựng bản hoài hướng chúng sinh về Bồ đề.

(ii) Trí Khải giải thích rằng ứng hóa thân chỉ cho tự lợi là nói về chư Bồ tát đạt đạo hoặc từ sự tiếp nhận giáo pháp của ứng thân Thích Ca Mâu Ni Phật, hoặc từ chư Phật vô lượng kiếp trong quá khứ.

(iii) Với ‘ứng thân vì bản nghiệp’, Trí Khải nói rằng ‘Bản’ chỉ bản giác, và vì bản giác nầy, chúng sinh phát khởi tương quan về nghiệp với Phật, khiến chứng đắc được Bồ đề

Phần trên là năm loại quyến thuộc Trí Khải nói về sự tương quan giữa Phật và chúng sinh. Khi năm loại quyến thuộc nầy được khảo sát qua Tứ giáo, có thể phân ra thô và tế như sau :

III. Luận về thô và tế (Ming ts’u-miao) ( T33, 756c-757b) 

Trong phần nầy, khi những nhóm quyến thuộc khác nhau được quán sát qua Tứ giáo, Trí Khải phân ra thô và tế. Quyến thuộc Tạng, Thông, và Biệt giáo thì thô, quyến thuộc Viên giáo thì tế. Vì Viên giáo là sự phổ độ được nói bởi kinh Pháp Hoa, Trí Khải chủ trương rằng trong kinh Pháp Hoa, tất cả quyến thuộc của Phật đều là tế. Với Trí Khải, Tứ giáo là bốn con đưởng tiến về sự thật, và vì vậy, là bốn pháp môn. Bởi vì Tứ giáo là bốn pháp môn, quyến thuộc được nhìn sâu hơn qua pháp môn.

IV. Giải thích pháp môn quyến thuộc (Ming Fa-men Ch’uan-shu) (T33, 757b-c) 

Trong phần nầy, quyến thuộc được khảo sát qua ánh sáng của Tứ giáo như bốn pháp môn. Trí Khải đưa ra đặc tính của từng pháp môn trong bốn pháp môn qua danh tánh. Theo sự hiểu khác nhau về quyến thuộcmục tiêu khác nhau của Tứ giáo, cùng một danh tánh có thể chỉ những điều khác nhau.

(1) Pháp môn Tạng giáo, qua hệ thống của Trí Khải, mục tiêu của Tạng giáođạt đến Không như Chân Đế, quán Chân Đế như Chân Như. Mặt khác, vì đường lối đến với Không là qua sự phân tích và chia chẻ các pháp cho đến cùng tột, quán sự diệt vọng là chân lý tương đối. Với lối hiểu về tương đốituyệt đối, pháp môn Tạng giáo nhìn Phật như bậc Đạo sư, từ bi đối với sáu cõi như con gái, khiến chúng sinh theo Chân Đế như con trai, vui được pháp chân thực như người vợ, và tu tập lục độ cùng ba mươi bảy trợ duyên hướng về chứng đắc như người cố vấn thân cận. Trí Khải nói :

‘Nếu (nói về quyến thuộc) trong pháp môn Tạng giáo, (họ dùng) phép quán Chân Đế như Chân Như, và quán huyễn (hữu) như chân lý tương đối. Khi hai loại trí nầy thành tựu, (hành giả) được gọi là Phật. Phật là vị Đạotừ tâm đối với sáu cõi (sánh với) con gái. Khiến chúng sinh về với Chân Đế nên gọi là con trai. Khi (hành giả) đắc pháp nầy, liền được an lạc. Đây gọi là vợ. Trong tâm hành giả, tu tập lục độ và (ba mươi bảy) trợ duyên đến chỗ chứng đắc. Điều nầy (sánh với) vị cố vấn thân cận,’(540) 

(2) Pháp môn Thông giáo, qua hệ thống của Trí Khải, mục tiêu của Thông giáođạt đến Không như Chân Đế, bằng con đường vào thẳng trong các pháp, Không đồng nhất với các pháp tức Chân Như. Mặt khác, bởi vì bốn cánh cửa (Hữu, Vô, Hữu và Vô, chẳng Hữu chẳng Vô) được dùng để đạt đến Không, nên là chân lý tương đối. Với cách hiểu về tương đốituyệt đối như trên, pháp môn Thông giáo nhìn Nhị Đế tương đốituyệt đối là bậc Thầy, yêu chúng sinh như con gái, khiến chúng sinh phát sinh tâm tịnh như con trai, và tu tập lục độ, ba mươi bảy trợ duyên hướng về chứng đạo như vị cố vấn. Trí Khải nói :

‘Nếu nói về quyến thuộc của Thông giáo, các hành giả quán vạn pháp như huyễnbất định. Các vị nầy lấy cái hiểu về Không bằng cách vào thẳng Không như Chân Như, và qua sự phân biệt dị đồng của bốn cánh cửa như chân lý tương đối. Nếu từ hai loại trí nầy cái hiểu của hành giả phát sinh, đây gọi là Đạo sư. Yêu chúng sinh sánh với con gái. Khiến chúng sinh nhận tịnh tánh như con trai. Tu tập lục độ và ba mươi bảy trợ duyên như cố vấn. Đây gọi là quyến thuộc của pháp môn Thông giáo.’(541)

(3) Pháp môn Biệt giáo, qua hệ thống của Trí Khải, mục tiêu của Biệt giáođạt đến Trung Đạo bằng cách vượt qua hai lối nhìn cực đoan hoặc của Tục Đế hoặc của Chân Đế, Nhị Đế nầy đều được xem là chân lý tương đối, và lý Trung Đạochân lý tuyệt đối. Với định nghĩa như trên về tương đốituyệt đối, pháp môn Biệt giáo nhìn chân lý tương đối như cha, chân lý tuyệt đối như mẹ, vô lượng hạnh nguyện cứu độ chúng sinh và hội nhập giáo lý của Bồ tát như con. Trí Khải mô tả :

‘Nếu nói về vô lượng quyến thuộc trong pháp môn Biệt giáo, sự quy tụ của Chân ĐếTục Đế như trí tương đối được sánh với cha. Trung Đạo như nguyên lý tuyệt đối sánh với mẹ. Bồ tát hạnh vô lượng từ và thanh tịnh, vô lượng duyên hướng về giải thoát, và lục độ để hội nhập vô lượng giáo lý vô ngại. Đạo trí của Bồ tát sáng tỏ, và như phương dược khế hợp căn cơ chúng sinh. Đây gọi là quyến thuộc Biệt giáo.’(542) 

(4) Pháp môn Viên giáo, qua hệ thống của Trí Khải, mục tiêu của Viên giáochứng đắc Chân Như Bồ Đề, chân lý diễn đạt tự hạnh (Tz’u-hsing) và tri kiến phù hợp với Phật trí (Sui-chih) được xem là tối thượng; chân lý hóa tha, và trí cung ứng khế hợp căn cơ chúng sinh (Sui-ch’ing) là chân lý tương đối. Với định nghĩa về tương đốituyệt đối như trên, pháp môn Viên giáo khiến tịnh tánh trùm khắp vạn hạnh trong một tâm như con trai, đại vô duyên từ như con gái, an lạc nghe thấy được tri kiến Phật như vợ, Trung Đạo vô phân biệt, ba mươi bảy trợ duyên hướng về Bồ đề, và lục độ như vị cố vấn xuất sắc. Trí Khải nói:

‘Nếu làm hiển lộ quyến thuộc pháp môn Viên giáo, lấy Tam Đế và Nhất Đế tự lợi làm chân lý tuyệt đối, Nhất Đế và Tam Đế lợi tha làm chân lý tương đối. Lấy Nhất Đế và Tam Đế khế hợp với căn cơ chúng sinh làm chân lý tương đối, Tam Đế và Nhất Đế tương hợp với trí Phật làm chân lý tuyệt đối. Nương dựa vào trí bất tư nghị, hành giả hiểu được chân lý, và tịnh tánh của một tâm bao trùm muôn pháp hạnh. Đây là sánh với con trai. Đại vô duyên từ sánh với con gái. Thấy nghe được trí Phật khiến hành giả an lạc, sánh với vợ. Trung Đạo chẳng tịnh chẳng uế, ba mươi bảy trợ duyên hướng về Bồ đề. Lục độ sánh với vị cố vấn tài ba. Lấy chân lý rốt ráo của Viên giáopháp môn cực kỳ toàn vẹn làm quyến thuộc. Bồ tát sơ quả trong Thập Trụ đã chứng đắc viên mãn, có khả năng dùng phương tiện tám tướng (544) hoán chuyển sự vật.’ Đây là chỗ tương tự với bậc Đạo sư’. (545)

 Từ những mô tả như trên về đặc tính của bốn pháp môn, chúng ta có thể thấy được rằng vì những mục tiêu khác biệt, định nghĩa về tương đốituyệt đối trong Tứ giáo cũng khác biệt, và trong chiều hướng thượng. So sánh với ba giáo pháp đầu tiên, Trí Khải xác định chỉ có tương đốituyệt đối của Viên giáo hợp với tự lợiPhật trí. Vì mục tiêu và định nghĩa khác nhau về chân lý qua bốn pháp môn, Trí, Hành, Nguyện và Chứng của Tứ giáo cũng khác biệt.

(i) Trước hết, nhìn về sự chứng đạt sánh với bậc Đạo sư, Tạng giáo lấy sự thành tựu của nhị trí (đạt Không qua cách phân tích và chia chẻ vạn pháp) là Phật (Đạo sư) ; Thông giáo cho rằng sự thông đạt về Nhị TríĐạo sư (đạt đến thể Không trong vạn pháp), và Viên giáo cho rằng chứng đắc Bồ đềĐạo sư.

(ii) Thứ hai, nhìn về lời nguyện sánh với con gái, lời nguyện của hành giả Tạng giáoThông giáo liên quan đến từ và bi đối với chúng sinh. Từ và bi của hành giả Viên giáo, theo Trí Khải, hướng về tâm đại từ vô giới hạn và vô điều kiện.

(iii) Thứ ba, nhìn về trí sánh với vị cố vấn, trí của Tạng giáoThông giáo liên quan đến việc tu tập lục độ và ba mươi bảy trợ duyên hướng đến chứng ngộ. Theo Trí Khải, trí của Viên giáo không những liên quan đến lục độ và ba mươi bảy trợ duyên hướng về chứng ngộ, mà còn chủ yếu quy về Trung Đạo, là lối nhìn vô phân biệt viên dung vạn pháp.

(iv) Thứ tư, nhìn về hạnh sánh với con trai, hạnh của Tạng giáoThông giáo khiến chúng sinh theo về với Chân Đếphát khởi tịnh tâm. Hạnh của Biệt giáo liên quan đến vô lượng hạnh của Bồ tát cứu độ chúng sinh và hội nhập giáo lý. Đây là vì Trung Đạo thuộc Biệt giáo chỉ là một giáo lý, vượt trên những quan điểm cực đoan, nhưng không có được cái dụng giúp hành giả đạt được tri kiến đồng nhất vạn hữu. Vì vậy, một hạnh không đồng với muôn hạnh, và Bồ tát phải đi qua muôn hạnh để thấy được toàn thể thực tại. Với Bồ tát Biệt giáo, vì có vô lượng chúng sinh, nên thuận theo đó mà có vô lượng phương pháp tế độ. Hạnh Viên giáo thì nhất tâm bao trùm muôn pháp hạnh. Điều nầy để nói rằng một hạnh viên dung muôn hạnh, muôn hạnh gồm trong một hạnh. Lý do là vì Trí Khải nhìn Trung Đạo của Viên giáo như chân lý tối thượng, thấy được tính đồng nhất nền tảng của vạn pháp, vì toàn thể chân lý gồm thu trong một hạnh. Thấy được một phần đồng nhất với toàn khối, hành giả không cần phải đi qua vô số hạnh. Tâm hành giả chứa toàn thể vũ trụ, giúp hành giả ôm trọn vạn hạnh.

 Từ khung cảnh trên, Trí Khải kết luận rằng ba pháp môn đầu là pháp thô, pháp môn Viên giáovi tế.

V. Quyến thuộc thành tựu từ phép quán tâm (Kuan-hsin Ch’uan-shu) 
(T33, 757c-758a)

Trong những phần trên Trí Khải nói về quyến thuộc qua bốn pháp môn. Trong phần nầy, Đại Sư giới thiệu các loại quyến thuộc liên hệ đến phép quán tâm. Bởi vì quán tâmcon đường thực tiển và có thể đến gần chân lý, hầu hết các hành giả đều quán tâm. Vì có những cách quán khác nhau, kết quả là những quyến thuộc khác nhau thành tựu. Vì vậy, phần nầy nói tường tận về các loại quyến thuộc, và là hệ thống tổng kết các phần trên của Trí Khải. Trí Khải diễn tả sáu loại quyến thuộc có thể tột cùng các vị trí liên hệ về quán tâm như sau :

(1) Với quyến thuộc đến từ ái tâm ô nhiễm, hàng quyến thuộc nầy chỉ những hành giả đi sai đường vì tà dục, từ đó trở thành sở hữu của ma quái. Cái hiểu về tương đốituyệt đối không phải là riêng trí tuệ của hành giả nầy, nhưng đến từ ma lực. Vì vậy, lòng bi, vui được pháp, thực hành lục độ và ba mươi bảy trợ duyên hướng về giải thoát, biện luận, và những tuyên thuyết về pháp môn đều từ tà. Trí Khải mô tả :

‘Với những quyến thuộc đến từ lòng vọng dục, vô minh sánh với cha, ngu siái dục sánh với mẹ. Những chúng sinh nầy sinh sản phiền não sánh với con, cháu... Vì tà niệm, những điều tà vạy có thể quản thúc hành giả. Với ma lực, hành giả có thể nhận hiểu được chân lý tương đối hoặc tuyệt đối. Vì cái hiểu sai quấy sinh ra, tà sư sinh ra. Hành giả sinh khởi lòng bi yêu mị, vui theo tà pháp, thực hành lục độ và ba mươi bảy trợ duyên hướng về giác ngộ sai lạc, lập luận sai lầm. Với trí sáng và miệng sắc bén, hành giả giảng dạy những pháp môn khác nhau. Đây gọi là quyến thuộc đến từ tâm ô nhiễm tà vạy.’(545)

(2) Với quyến thuộc đến từ tà kiến, hàng quyến thuộc nầy chỉ những hành giả đi lầm đường vì cái thấy sai lạc. Trí Khải gọi những tà kiến nầy là những tướng tà vạy có thể phát sinh tà niệm và tà pháp. Hành giả, người chấp rằng những gì thấy được trong thiền quán là có thực, và tiếp nhận như chân lý tuyệt đối, những gì có cùng người khác là chân lý tương đối. Hiểu một cách phi pháp về tương đốituyệt đối, đối ứng sai lạc và sinh tâm phân biệt, với những điều như trên, sự thực hành lục độ và ba mươi bảy trợ duyên của hành giả hướng về chứng ngộ cũng trở thành phi pháp. Trí Khải mô tả :

‘Nói một cách tổng quát, vì tướng tà vạy của hành giả sắc bén, hành giả chứng đạt tứ kiến (catasrodrsttayad) (546). Tâm niệm có thể tượng hình và lập thành những pháp môn khác nhau. Chỗ nào hiểu được thì cho là tuyệt đối, cái gì cùng chung với kẻ khác thì cho là tương đối. Tâm sinh ra thái độ sai lầm sánh với con gáí, tâm phân biệt như con trai. Với tâm như thế đó, tu tập lục độ và ba mươi bảy trợ duyên hướng về giác ngộ. Đây gọi là quyến thuộc đến từ tâm chứa ô nhiễm tà kiến.’(547)

(3) Với quyến thuộc đến từ bốn cách quán tâm (Ssu-fan Kuan hsin Ch’uan-shu), từ bốn cách quán nầy, Tứ giáo thành tựu. Theo Trí Khải, khi quán tâm liên quan đến lý nhân duyên, thành tựu bốn loại quyến thuộc (548). Trí Khải nói :

‘Nếu hành giả có thể quán tâmnhận thấy rằng tâm nầy chứa những kiến hoặctư hoặc thì không gì ngoài pháp của nhân duyên, tức vô thường, sinh diệt, thì bốn loại quyến thuộc thành tựu từ tâm nầy.’(549)

 Phần trên mô tả về Diệu Quyến Thuộc. Trước hết, Trí Khải phân quyến thuộc làm năm nhóm, thành tựu do lý tánh, liên hệ nghiệp quả, lời nguyện, thần thông, và sự đáp ứng của Phật. Năm nhóm quyến thuộc nầy biểu thị tất cả những thí dụ về mối tương quan giữa Phật và chúng sinh. Bởi vì tất cả chúng sinhquyến thuộc của chư Phật, Trí Khải muốn nhấn mạnh rằng giáo pháp của Phật là để giải thoát chúng sinh. Thứ hai, những liên hệ khác nhau giữa Phật và chúng sinh cho thấy năm nhóm quyến thuộc nầy có những thứ bậc khác nhau, Trí Khảo nhìn những quyến thuộc qua Tứ giáo, để đưa đến kết luận rằng quyến thuộc của Tạng giáo, Thông giáo, và Biệt giáo thì thô, và quyến thuộc Viên giáo thì vi tế. Thứ ba, vì quyến thuộc được nhìn qua Tứ giáo, và Tứ giáo là bốn pháp môn, điều cần thiết là đưa ra đặc tính của bốn pháp môn, phơi bày quyến thuộc của bốn pháp môn. Qua cách mô tả đặc tính của bốn pháp môn, Trí Khải đưa ra sự kiện về cái quyến thuộc Viên giáo phô bày khiến pháp môn Viên giáo biểu thị Phật giới. Sau cùng, vì tất cả các pháp môn qua Tứ giáo thu gồm trong phép quán tâm, quyến thuộc phải từ tâm quán nầy. Điều nầy có nghĩa rằng có sáu loại quyến thuộc từ quán tâm. Mặt khác, từ tâm ô nhiễm, hai loại quyến thuộc thành tựu do tâm chứa đầy cái thấy và nghĩ sai lầm. Quyến thuộc thành hình từ tâm tư hoặc bị quản thúc bởi ma lực, và quyến thuộc thành hình từ kiến hoặc bị buộc ràng trong cái nhìn phi pháp. Nói cách khác, vì những lối hiểu khác nhau của Thập Nhị Nhân Duyên, bốn loại quyến thuộc thành hình qua Tứ giáo.

Kết luận, đề mục ‘Diệu Quyến Thuộc’ của Trí Khải mang ý nghĩa hiển lộ giáo lý Thế Tôn. Chỉ khi chúng sinhquyến thuộc của Phật, chúng sinh mới có thể tiếp nhận được lợi ích như kết quả của pháp Phật. Trí Khải liệt kê các loại quyến thuộc khác nhau để khẳng định rằng tất cả chúng sinh đều có thể chứng đắc Bồ đề, vì phổ độmục tiêu tối hậu của Phật pháp. Trong cách thức liệt kê các loại quyến thuộc qua phép quán tâm, điều nên được đưa ra là, hai loại quyến thuộc thành tựu từ tâm ô nhiễmkiến hoặctư hoặc chỉ những chặng đường tà mỵ và phi pháphành giả có thể gặp. Nói về hai loại quyến thuộc nầy, Trí Khải không những cảnh tỉnh chúng ta về những lỗi lầm có thể xảy ra trong lúc quán tâm vì thấy và nghĩ sai lạc, nhưng cũng xác nhận rằng ngay cả hai loại quyến thuộc nầy cũng là quyến thuộc của Phãt, vì mục đích cuối cùng của Phật là tiếp độ cùng khắp chúng sinh. ‘Diệu Quyến Thuộc’ của Trí Khải đưa đường cho đề mục thứ mười trong Thập Diệu là ‘Diệu Công Đức và Lợi Ích’ nói về sự chứng ngộ của chúng sinh qua sức mạnh của Phật pháp.

1.4.10 Diệu Công ĐứcLợi Ích (Kung-te Li-i Miao) - phân tích về cái Diệu thứ mười thuộc Tích môn (T33, 758a-764b) 

‘Diệu Công Đức và Lợi Ích’ là đề mục sau cùng trong Tích Môn Thập Diệu. Trong khi ‘Diệu Tam Pháp’ thứ năm, kết luận rằng Phật pháp qua nhân Bồ đề được nói đến trong bốn mục đầu của Thập Diệu (Diệu Cảnh, Diệu Trí, Diệu Hạnh và Diệu Vị), cái Diệu thứ mươì nầy gồm giáo pháp của Phật như quả Bồ đề được nói đến từ cái Diệu thứ sáu đến thứ chín (Diệu Cảm ¬ng, Diệu Thần Thông, Diệu Thuyết Pháp, và Diệu Quyến Thuộc). về hai từ ‘Công Đức và Lợi Ích’, Trí Khải giải thích rằng hai từ nầy mang ý nghĩa giống nhau, nhưng nếu muốn hiểu cách khác, thì công đứclợi ích hành giả được thụ hưởng, và lợi íchlợi ích chúng sinh được thụ hưởng.

Trí Khải phân tích công đức và lợi ích làm bốn phần : I. Giải thích Lợi Ích (Li-i Lai-i), II. Nói riêng về Lợi Ích (Cheng-shuo Li-i), III. Lợi Ích từ sự lưu thông (Liu-t’ung Li-i), IV. Lợi Ích từ phép Quán Tâm (Kuan-hsin Li-i). Phần đầu tiên minh định sự cần thiết phân tích những loại lợi ích khác nhau, nhấn mạnh rằng lý do có nhiều lợi ích khác nhau vì pháp Phật khác nhau. Phần thứ hai bắt đầu liệt kê các loại lợi ích được hưởng thụ bởi chúng sinh khác nhau, gồm ‘lợi ích xa’ (remote benefits), là bảy lợi ích và mười lợi ích (nói rộng từ bảy lợi ích nầy) và ‘lợi ích gần’ (close benefits) qua bảy lợi ích với những đặc tính khác nhau của giáo lýhoán chuyển chúng sinh từ Thế Tôn. Sâu hơn, bảy lợi ích nầy được phân tích qua kinh Pháp Hoa, nhấn mạnh rằngtất cả những lợi ích nầy có thể rút ra từ kinh Pháp Hoa. Phần thứ ba phân tích lợi ích của bậc Đạo sư, lợi ích của Pháp, và bảy lợi ích (nói trong lợi ích xa) có thể được trong việc thuyết kinh Pháp Hoa. Phần thứ tư, là phần kết luận, phân tích lợi ích qua phép quán tâm. Điều nầy để nói rằng, vì tâm bao trùm muôn pháp, và bảy lợi ích nầy có thể đạt đến qua phép quán tâm

I. Giải thích Lợi Ích (T33, 758 a-b)

Trong phần nầy, Trí Khải giải thích rằng lợi ích ban bố từ chư Phật qua những phương tiện khác nhau như những giáo pháp khác nhau, như thân Phật, ngôn thuyết của Phật, qua Tam thừa hiển lộ Nhất thừa, Phật lựcthuyết pháp. Vì vậy, điều cần thiết là nói về những lợi ích khác nhau.

II. Nói riêng về Lợi Ích (T33, 758b - 762c) 

Trí Khải liệt kê những lợi ích khác nhau kết quả từ những hoạt dụng giáo hóa chúng sinh của Thế Tôn, gồm ‘lợi ích xa’, ‘lợi ích gần’, và ‘lợi ích đến từ kinh Pháp Hoa’. Trí Khải trình bày như sau :

1. Lợi ích xa ( T33, 758b - 761c) : 

Lợi ích xa chỉ những hoạt dụng khác nhau của Phật, trong những kiếp làm Bồ tát trong quá khứ. Trí Khải kể ra bảy lợi ích tộng hợp tất cả những lợi ích liên quan đến việc thuyết giảngchuyển hóa chúng sinh của Phật. bảy lợi ích nầy Trí Khải lập luận trong tương quan với những thứ lớp chứng đắc khác biệt như quả vị, và những quả vị nầy được xem là liên hệ với những nhóm quyến thuộc khác nhau. Hơn nữa, Trí Khải giảng rộng bảy lợi ích nầy thành mười lợi ích để nói lên rằng sự sinh khởi những lợi ích khác nhau được nói đến trong mật độ cơ cảm của chúng sinh hướng về chư Phật, và sự đáp ứng của Phật khế hợp với căn cơ chúng sinh. Qua điểm nầy, nội dung những lợi ích khác nhau hiển lộ qua những sự hành trì liên quan đến những thứ bậc quả vị chứng đắc. Hơn nữa, nhằm mục đích chứng minh sự siêu việt của kinh Pháp Hoa, Trí Khải dẩn chứng bảy lợi ích nầy qua văn mạch Pháp Hoa. Làm như vậy, kinh Pháp Hoa không những bao gồm cả bảy lợi ích nầy, mà còn tự chứng minh là giáo lý sau cuối của Thế Tôn, vì kinh Pháp Hoa hòa tan những lợi ích thô vào lợi ích vi tế. Với Trí Khải, giáo pháp sau cùng của Thế Tôn đưa ra giáo lý vô phân biệt như Phật giới, là nơi không có sự khác biệt giữa thô và tế. Vì thế, lợi ích của ba pháp môn Tạng, Thông, và Biệt giáo hoán chuyển vào trong lợi ích vi tế của Viên giáo diễn đạt qua kinh Pháp Hoa. Trí Khải trình bày những lợi ích trong ba nhóm nầy như sau :

(1) Sự trình bày của Trí Khải về bảy lợi ích là phần chính trong đề mục ‘Diệu Công Đức và Lợi Ích’ của Đại Sư.

(i) Lợi ích của quả và báo trong hai mươi lăm Hữu (Erh-shih-wu yu Kuo pao I) là những lợi ích chúng sinh hưởng thụ trong bốn cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanha tu la trong hai mươi lăm Hữu. (550) Trí Khải mô tả rằng chúng sinh ở bốn cõi nầy thuộc về nhóm quyến thuộc thành tựu do nghiệp, và lợi ích nhóm quyến thuộc nầy tiếp nhận được Trí Khải gọi là thấm nhuần đại địa (benefit of coolness on the ground).

(ii) Lợi ích của nhân đơm hoa trong hai mươi lăm Hữu (Erh-shih-wu-yu Yin-hua-k’ai-fu I) là lợi ích chúng sinh hai cõi thanh tịnh trời và người trong hai mươi lăm Hữu thụ hưởng. Trí Khải nói rằng chúng sinh trong hai cõi thanh tịnh nầy là nhóm quyến thuộc thành tựu do tạo nghiệp với Phật. Như quả vị của nhân thừathiên thừa sánh với cỏ thuốc nhỏ, Trí Khải gọi lợi ích nầy là lợi ích của tiểu thảo (Hsiao-ts’ao I).

(iii) Lợi ích của thiền định Chân Đế khi phân tích và chia chẻ các pháp (Chen-ti San-mei Hsi-fa I) là lợi ich Nhị thừa Tạng giáo Thanh vănDuyên giác) là nhóm quyến thuộc Trí Khải mô tả như sự thành tựu của lời nguyện có được. Vì vị thế của Nhị thừa sánh với cỏ thuốc bậc trung 
Trí Khải gọi lợi ích nầy là cái lợi của trung thảo (Chung-ts’ao I).

(iv) Lợi ích của thiền định Tục Đế với ngũ thông (Su-ti San-mei Wu-t’ung I) là lợi ích của Bồ tát Tạng giáo, Trí Khải mô tả thuộc nhóm quyến thuộc có được từ thần lực. Vì vị thế của Bồ tát Tạng giáo sánh với cỏ thuốc bậc thượng, Trí Khải gọi lợi ích nầy là lợi ích của thượng thảo (Shang-ts’ao I).

(v) Lợi ích của thiền định Chân Đế vào thẳng vạn pháp (Chen-ti Sam-mei T’i-fa I) là lợi ích Tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát) Thông giáo, là nhóm quyến thuộc thành tựu do lời nguyện, có được. Điều nầy bởi vì kinh Pháp Hoa nói rằng đó là lời nguyện của Tam thừa rằng sẽ trở thành môn đồ của Phật trong đời nầy. Vì vị thế Tam thừa có được sánh với cây thuốc nhỏ, Trí Khải gọi là lợi ích của tiểu thụ (Hsiao-shu I).

(vi) Lợi ích của thiền định Tục Đế với lục thần thông (Si-ti San-mei Liu-t’ung I) (551) là lợi ích Bồ tát Biệt giáo, là nhóm quyến thuộc thành tựu do thần lực, có được. Điều nầy bởi vì thần lực giúp Bồ tát nhập thế. Vì vị thế Bồ tát Biệt giáo sánh với cây thuốc lớn, Trí Khải gọi là lợi ích của đại thụ (Ta-shu I).

(vii) Lợi ích của Trung Đạo vương tam muội (Chung-tao-wang san-mei) là lợi ích Bồ tát Viên giáo, là nhóm quyến thuộc thành tưụ do sự đáp ứng của chư Phật, có được. Vì vị thế của Bồ tát Viên giáo là vị thể rốt ráo, Trí Khải gọi là lợi ích của tột đỉnh chân thực. (Tsui-shih-shih I)

(2) Đề mục của Trí Khải về mười lợi ích được nói rộng hơn từ bảy lợi ích, qua đó Trí Khải giải thích rằng vì cơ cảm khác biệt của chúng sinh và sự đáp ứng khế hợp của chư Phật mà những nhóm quyến thuộc khác nhau tiếp nhận những lợi ích khác nhau.

(i) Lợi ích có từ quả (Kuo I) chỉ cho lợi ích thứ nhất thuộc bảy lợi ích nói trên (Erh-shih-wu yu Kuo-pao i). Trí Khải giải thích rằng lý do lợi ích nầy được gọi là sức thấm nhuần đại địa do sự đáp ứng của chư Phật đối với bốn cõi được độ thoát biển lửa khổ. Sự tiếp độ của chư Phật giống như sức tươi mát phủ trên mặt đất, và chúng sinh khổ dưới lòng đất từ quả báo. Trí Khải nói rằng lý do Phật đáp ứng chúng sinh bốn cõi là vì tánh tịnh của những chúng sinh nầy có thể làm cho phát khởi, và làm phát sinh tịnh tánh nầy là từ bi của chư Phật.

(ii) Lợi ích từ nhân (Yin I) chỉ cho lợi ích thứ hai thuộc bảy lợi ích nói trên (Erh-shih-wu-yu Hsiu-yin I). Trí Khải giải thích rằng lý do chúng sinh trong hai cõi tịnh (trời và người) tiếp nhận được lợi ích nầy là vì tịnh tánh của những chúng sinh nầy như nhân giữ gìn ngũ giớithập thiện đạothành tựu. Vì thế, Phật đáp ứng những chúng sinh nầy bằng huyền khải phát triển tánh tịnh và xa lìa tánh ác.

(iii) Lợi ích của Thanh văn (Sheng-wen I) liên quan đến lợi ích thứ ba thuộc bảy lợi ích nói trên. Trí Khải giải thích rằng nếu chúng sinh thuần thụcThanh văn thừa, chư Phật đáp ứng bằng huyền khải giữ gìn ngũ giớí, thực hành thiền định, và đạt đến trí tuệ.

(iv) Lợi ích của Duyên giác (Yuan-chieh I) liên quan đến lợi ích thứ ba nói trên.Trí Khải giải thích rằng nếu sự tu tập của hành giả khiến hành giả tiếp nhận được giáo nghĩa nào đó của Phật. Chư Phật sẽ đáp ứng hành giả nầy bằng huyền khải tiến về chỗ chứng ngộ đạo của bậc Duyên giác.

(v) Lợi ích tử Lục Độ (Liu-tu I) chỉ cho lợi ích thứ tư trong bảy lợi ích nói trên. Trí Khải nói rằng Bồ tát lục độ thuộc Tạng giáo được lợi ích từ hai mươi lăm tam muội. (552) Lý do là vì những tam muội khác nhau nầy, Bồ tát đạt ngũ thông, ra vào sáu cõi luân hồi, thành tựu hạnh nguyện lục độ.

(vi) Thông lợi (T’ung I) chỉ cho lợi ích thứ năm trong bảy lợi ích nói trên. Trí Khải nhấn mạnh rằng Tam thừa thuộc Thông giáo được lợi ích từ hai mươi lăm tam muội vì có thể diệt ô nhiễm từ cách nghĩ sai lầmchinh phục vô minh.
(vii) Biệt lợi (Pieh I) chỉ cho lợi ích thứ sáu trong bảy lợi ích nói trên. Trí Khải giải thích rằng Bồ tát Biệt giáo có những lợi ích khác nhau khi nhập các vị khác nhau. Bồ tát được lợi ích của Chân Đế tam muội khi vào Thập Trụ vị, lợi ích của Tục Đế khi vào Thập Hạnh vả Thập Hồi Hướng, lợi ích của Trung Đạo khi vào Thập Địa.

(viii) Viên lợi (Yuan I) chỉ cho lợi ích thứ bảy trong bảy lợi ích nói trên, và từ Viên giáo. Trí Khải giải thích :
‘Đây là lợi ích đến từ sự sử dụng tài tình hai mươi lăm tam muội, thêm vào vỉệc phá hai mươi lăm Hữu, diệt ngã và đạt đến sự thực tối cao.’(553)

(ix) Lợi ích từ sự hóa thân (Pien-i I) liên hệ từ lợi ích thứ ba đến thứ bảy trong bảy lợi ích nói trên, và chỉ lợi ích tái sinh vào Phương Tiện Hữu Dư Độ (là một trong bốn cõi tịnh) (554). Trí Khải giải thích rằng Nhị Thừa Tạng giáo, Tam thừa Thông giáo, Bồ tát Biệt giáo Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, và Ngũ Đệ Tử Đẳng Viên giáo tiếp nhận được lợi ích nầy. Lý do nhóm chúng sinh trên được lợi ích nầy vì đã diệt được cái thấy và nghĩ sai lầm. Vì chưa hoàn toàn diệt được vô minh, những chúng sinh nầy tái sinh nơi quốc độ phương tiện vượt trên ba cõi luân hồi. Theo Trí Khải, hình tướng tái sinh nầy có đặc tính vui hưởng ba loại ý sinh thân (San-chung I-Sheng- Shen) (555). Ba loại sinh thân nầy thêm ý nghĩa cho Tam Đế Không, Giả, và Trung Đạo.

(a) An lạc pháp ý sinh thân (An-lo-fa I sheng shen) : thuộc Nhị Thừa (Thanh vănDuyên giác) là những bậc đã đạt được Niết Bàn của Diệt, sinh tâm an lạc. Trí Khải nói rằng tâm an lạc nầy bao hàm Không đế.

(b) Tam muội ý sinh thân (San-mei I sheng shen) : đây là Bồ tát Thông giáo, là những bậc đã sử dụng được thần thông tam muội để hoán chuyển tâm chúng sinh trong cõi giả tướng. Trí Khải nói rằng thân sinh nầy bao hàm Giả đế.

(c) Tự tánh ý sinh thân (Tz’u hsing I sheng shen) : là những Bồ tát Biệt giáo, là những bậc tu trì tự tánh Trung Đạo. Trí Khải nói rằng thân sinh nầy bao hàm Trung Đạo đế.

(x) Lợi ích của Thực Báo Độ (Shih-pao t’u I) : liên hệ đế lợi ích thứ sáu trong bảy lợi ích nói trên, chỉ những lợi ích Bồ tát Biệt giáo là những bậc đã đạt đến địa thứ mười Thập Địa cho đến Bồ tát Diệu giác, và chỉ Bồ tát Viên giáo là những bậc đạt đến Thập Trụ cho đến Đẳng giác thọ nhận. Trí Khải nói rằng như kết quả diệt được căn bản vô minhchứng ngộ Chân Như, Bồ tát tái sinh vào cõi Thực Báo. Từ cõi nầy, Bồ tát đi xa hơn, đạt Diệu Giác thuộc Viên giáo chẳng sinh chẳng diệt, vĩnh viễn diệt trừ vô minh và đắc trí tuệ viên mãn.

Phần nói về ‘lợi ích xa’ trên quy về bảy lợi ích cho thấy được sự dụng công của Trí Khải nối kết những đề mục về Diệu. Những đề mục nầy đưa ra mối tương quan giữa chúng sinh và chư Phật và sự chứng ngộ của chúng sinh từ những lợi ích chư Phật ban bố. Như vậy, Trí Khải trước hết liệt kê bảy loại lợi ích và định vị trí qua từng thứ lớp chứng đắc, những vị trí khác nhau nầy tùy thuận với những nhóm quyến thuộc khác nhau, thấy được đặc tính hoán chuyển giữa Diệu Vị và Diệu Quyến Thuộc. Đó là, quả vị như lợi ích thuộc về những nhóm quyến thuộc khác biệt ; và quyến thuộc như lợi ích từ những quả vị khác biệt. Bởi vì quả vị là kết quả từ sự tu tập của hành giả được trí hướng dẩn hội nhập chân lý, quả vịlợi ích đồng thời hợp nhất với ba cái Diệu đầu tiên là Diệu Cảnh, Diệu Trí, và Diệu Hành. Sâu hơn, Trí Khải nhìn bảy lợi ích nầy như kết quả cảm ứng giữa chúng sinh và chư Phật, hiển lộ Diệu Cảm ¬ng có thể được thấy trong sự đáp ứng của Phật với chúng sinh trong hai mươi lăm Hữu. Vì vậy, khi lợi ích được nói trong tương quan với cảm ứng, bảy lợi ích được nói rộng hơn thành mười lợi ích. Trí Khải nhấn mạnh rằng vì căn cơ chúng sinh khác nhau nên sự đáp ứng của chư Phật cũng khác nhau. Vì sự đáp ứng khác nhau của chư Phật, chúng sinh trong những cảnh giớiquả vị khác nhau tiếp nhận những lợi ích khác nhau. Vì thế, với sự phân tích rộng về mười lợi ích, Trí Khải có thể minh họa nội dung của những lợi ích chúng sinh vô minh tiếp thumôn đồ Tứ giáo tiếp thu. Trí Khải đưa ra ‘lợi ích xa’ nầy là một thí dụ cụ thể về bản hoài của chư Phật trong việc phổ độ chúng sinh, vì tất cả chúng sinh không hạn lượng có thể tiếp nhận lợi ích từ sự tùy cơ đáp ứng của chư Phật. 

2. Lợi ích gần ( T33, 761c-762b)

‘Lợi ích gần’ trình bày bảy lợi ích nói trên qua giáo pháp phổ độ chúng sinh của chư Phật. Trí Khải nói về giáo pháp Phật như thần thôngthuyết pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trí Khải nói đến lợi ích từ Phật lực qua mục thứ nhất và thứ hai trong bảy lợi ích đã nói. Đại Sư lập luận rằng ánh sáng Thế Tôn phóng ra từ tam muội có thể tức khắc mang lợi ích đến cho chúng sinh. Khi vầng ánh sáng nầy chiếu soi cõi địa ngục, những chúng sinh ở đây liền được thoát khổ, tái sinh cõi trời. Thoát khổ tương đương với ‘quả lợi ích’ thứ nhất trong mười lợi ích, và tái sinh cõi trời là ‘nhân lợi ích’ thứ hai trong mười lợi ích.

Lợi ích do pháp Phật thuyết ra từ mục thứ ba đến thứ bảy trong bảy lợi ích Trí Khải minh họa, và các bậc môn đồ Tứ giáo tiếp nhận được lợi ích nầy. 

(i) Với ‘lợi ích của cây thuốc bậc trung’ thứ ba trong bảy lợi ích Nhị Thừa Tạng giáo (Thanh vănDuyên giác) tiếp thu, Trí Khải cho rằng các bậc Thanh vănlợi ích diệt được cái thấy và nghĩ sai lạc, và các bậc Duyên giáclợi ích diệt được tập khí. Với ‘lợi ích của cây thuốc bậc thượng’ thứ tư trong bảy lợi ích các bậc Bồ tát Tạng giáo tiếp thu, Trí Khải cho rằng các vị Bồ tát nầy không những diệt được vọng mà còn mang theo hạnh nguyện cứu độ chúng sinh. Trí Khải diễn tả nhóm lợi ích nầy như đặc tính của chư Phật Tạng giáo.

(ii) Với ‘lợi ích của cây thuốc nhỏ’ thứ năm trong bảy lợi ích Tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát) Thông giáo tiếp thu, lợi ích nầy đến từ sự quán chiếu giáo lý Vô Sinh. Trí Khải nói rằng không những Tam thừa tiếp nhận lợi ích từ sự chứng ngộ Không đế qua phân tích và chia chẻ các pháp, (như lợi ích Nhị thừa Tạng giáo tiếp nhận), mà còn được lợi ích đạt được thể Không trong chính vạn pháp. Trí Khải mô tả lợi ích nầy như đặc tính của chư Phật Thông giáo.

(iii) Với ‘lợi ích của cây thuốc lớn’ thứ sáu trong bảy lợi ích Bồ tát Biệt giáo tiếp thu, lợi ích nầy không những gồm có những lợi ích đã nói trên, mà còn được lợi ích của Đạo Chủng TríNhất Thiết Chủng Trí. Trí Khải giải thích rằng khi Bồ tát đắc thần thông qua thiền định, Bồ tát được niềm hoan hỷ lớn khi nghe được giáo lý Không của tất cả các pháp. Thiền định Bồ tát an trụ chỉ cho chín loại đại thiền (Chiu chung Ta ch’an) (556), và niềm vui an lạc chỉ cho sự chứng đắc Hoan Hỷ Địa (557), từ đó, Bồ tát cứu độ vô số chúng sinh. Trí Khải diễn tả lợi ích nầy như đặc tính của chư Phật Biệt giáo.

(iv) Với ‘lợi ích của đỉnh cao chân lý’ thứ bảy trong bảy lợi ích môn đồ Viên giáo tiếp thu, Trí Khải cho rằng lợi ích nầy liên hệ đến giáo nghĩa kinh Pháp Hoa. Trí Khải nói rằng kinh Pháp Hoa diễn đạt chân lý tối thượng, và không những bao gồm những lợi ích nói trên, mà còn là đỉnh cao chân lý, lập tức diệt vô minh hiển lộ Phật tánh. Trí Khải mô tả lợi ích nầy như đặc tính của chư Phật Viên giáo. Phương cách diễn đạt những lợi ích qua đặc tính của giáo phápcứu độ chúng sinh chứng minh rằng lợi ích của Viên giáolợi ích siêu việt tối thượng

3. Lợi ích từ văn kinh ( T33, 762 b - c)

Viên giáo được nói đến qua kinh Pháp Hoa, trong phần nầy, Trí Khải chứng minh sự siêu việt của kinh Pháp Hoa khi nói rằng tất cả bảy lợi ích đã nói trên (trong phần ‘lợi ích xa’) có thể rút ra từ kinh Pháp Hoa. Trí Khải nhìn bảy lợi ích khác biệt nhau, nhưng đồng thời cũng không khác biệt nhau. Điều nầy bởi vì, theo Trí Khải, mặc dù tất cả những lợi ích nầy, hoặc cạn hoặc sâu hiển lộ Chân Như, như những lợi ích thô qua những bản kinh khác hội nhập vào kinh Pháp Hoa, hợp hòa và cùng trở nên vi diệu. Lợi ích thô có thể hội nhập lợi ích vi tế và trở nên vi tế tùy thuận những quả vị khác nhau, và cũng có thể vào lợi ích vi tế. Trường hợp thứ nhất, ‘lợi ích thô vào lợi ích tế’, Trí Khải chỉ cho tiến trình quy về Đại thừa của hành giả, tương tự bậc vô lậu (558) trí liễu đạt, và quán hạnh vi tế. Trí Khải giải thích lý do lợi ích thô có thể hội nhập lợi ích tế bởi vì Chân Như hài hòa ở trong cả hai lợi ích thô và tế. Trí Khải nhấn mạnh rằng trong kinh Pháp Hoa, hành giả vui thú trong lợi ích ở các cõi trờì, người có thể chứng được tương tự như vô lậu. Hành giả vui được lợi ích cõi Nhị Thừa Tạng giáo và tiến đến chỗ diệt vô minh. Đây là Diệu Lợi Ích của tương tự vô lậu . Trường hợp thứ hai, ‘lợi ích thô hội nhập lợi ích tế thuận theo quả vị’, Trí Khải chỉ cho quả vị thô. Trí Khải nói rằng vì tự tánh Niết Bàn, lợi ích thô trở nên đồng nhất với lợi ích tế về mặt lý (Li-miao Chih-I), như khai thô hiển tế, và vì vậy, tất cả đều vi diệu. Với trường hợp thứ ba ‘lợi ích thô vào lợi ích tế’, Trí Khải nói rằng cái thô tương đối là cái tế tuyệt đối nếu cái trước được hiển lộ, thì những mức độ lợi ích đồng như lợi ích vi tế thuộc Chân Đế.

III. Lợi ích từ sự lưu thông (T33, 762c - 763b)

Trong phần nầy, Trí Khải nói sâu hơn về những lợi ích liên quan đến kinh Pháp Hoa. Điều nầy nói lên rằng không những lợi ích được rút ra từ kinh Pháp Hoakinh Pháp Hoa chứa đủ bảy lợi ích (đã nói trong phần ‘lợi ích xa’), nhưng còn ở chỗ thuyết giảng bản kinh chia ra làm ba loại, theo Trí Khải. Ba điều nầy đến từ bậc đạo sư, pháp, và lợi ích thuyết kinh Pháp Hoa.

1. Lợi ích từ bậc Đạo sư ( Ch’u Shih) (T33, 762c)

Trí Khải nói đến đạo sư như người thuyết kinh Pháp Hoa. Trí Khải kể ra ba bậc đạo sư 

(i) Pháp Thân Bồ Tát : Chỉ những kiếp thị hiện thân Bồ tát của Đức Thích Ca Mâu Ni trong quá khứ. Trí Khải nói rằng bậc Bồ tát nầy, với thệ nguyện tự trang nghiêm, ứng thân vào thế giới nhân, thiên, hoặc các cõi thấp kém (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, và A tu la), hoặc các cõi cao ( cõi Sắc và Vô sắc) khiến chúng sinh được bảy đến mười lợi ích (nói trong ‘lợi ích xa’). Vì những lợi ích nầy có thể được phân ra thô và tế, Trí Khải nhìn như tương đốituyệt đối.

(ii) Sinh thân Bồ tát : chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong lịch sử. Trí Khải nhấn mạnh rằng Bồ tát có khả năng thuyết giảng kinh Pháp Hoa trong các cõi trời và người, khiến chúng sinh được bảy lợi ích gồm tương đốituyệt đối.

(iii) Đạo sư như phàm phu (Fa-fu Chih-shih) : chỉ những người thông thường có thể khiến chúng sinh được bảy lợi ích gồm tương đốituyệt đối bằng cách thuyết giảng kinh Pháp Hoa trong thế tục.

2. Lợi ích liên hệ đến Pháp (Ch’u-fa ) (T33, 762c - 763a)

Trí Khải nói rằng vì muốn chúng sinh tin và chấp nhận giáo nghĩa Pháp Hoa, bậc đạo sư sử dụng hai phương pháp tương đốituyệt đối, và giáo lý tuyệt đối

(i) Tương đốiTuyệt đối : Trí Khải giải thích vì khó cho chúng sinh tiếp nhận Chân Như, Bồ tát phải dùng giáo lý tương đối để bình đẳng dần đưa chúng sinh hiểu chỗ tuyệt đối.

(ii) Dùng tuyệt đối để quảng bá kinh Pháp Hoa : Trí Khải muốn nói đến giáo nghĩa đặc thù của Đại thừa biểu thị các pháp, nhắm mục đích đưa chúng sinh vào Phổ Trí Bồ Đề. Tuy nhiên, Trí Khải lập lại rằng chân lý tuyệt đối nầy không tách rời chân lý tương đối.

Trí Khải lấy làm nghiêm trọng về vị thế tổng quát vào thời đại của Đại Sư trong việc thuyết giảng kinh Pháp Hoa. Trí Khải phê bình rằng có những người ưa thích pháp Đại thừa, có những người ưa thích pháp Tiểu thừa, nhưng chưa ai hiểu được bản hoài của Thế Tôn. Theo Trí Khải, một bậc Đạo sư nghiêm túc là người có khả năng nói kinh Pháp Hoa, như người biết làm thế nào để dùng phương tiện thích hợp trong thời gian thích hợp. Ngay cả khi thuyết giảng về những chân lý tương đối, nhưng không hề có ý định làm tổn hoại chân lý tuyệt đối. Bao lâu vị Đạo sư nầy còn khiến chúng sinh đạt được bảy lợi ích bao gồm tương đốituyệt đối, sự thuyết giảng kinh Pháp Hoa của người nầy hoàn toàn gây được ảnh hưởng.

3. Lợi ích liên quan đến việc thuyết giảng kinh Pháp Hoa ( Ch’u I) 
( T33, 763 a - b) 

Như kinh Pháp Hoa chứa đựng bảy lợi ích, Trí Khải nhấn mạnh rằng việc thuyết giảng kinh Pháp Hoa cũng đưa đến bảy lợi ích.

(i) Về lợi ích thứ nhất, Trí Khải nói rằng việc sinh tử liên quan đến quả và báo. Khi hành giả chứng ngộ Chân Như nói trong kinh Pháp Hoa, hành giả an hưởng lợi ích của vi diệu lý, và đây là lợi ích thứ nhất trong bảy lợi ích, là ‘lợi ích của quả và báo’

(ii, iii, iv, v) Từ lợi ích thứ hai đến thứ năm, Trí Khải nói rằng vì trì tụng kinh nầy, hành giả có thể tái sinh nơi cõi trời, và đây là lợi ích thứ hai trong bảy lợi ích, tức ‘lợi ích của cỏ thuốc nhỏ’; hành giảthể đạt đến sức quán chiếu vi diệu, hành nhân Bồ tát, thay đổi cái nhìn về thế giới giả tướng trong Không đế (559), và đây là lợi ích thứ ba, thứ tư, và thứ năm trong bảy lợi ích, tức ‘lợi ích của cỏ thuốc bậc trung, bậc thượng và cây thuốc nhỏ’.

(vi) Về lợi ích thứ sáu, Trí Khải nói rằng nếu hành giả được trăm nghìn đà la ni nói trong kinh Pháp Hoa (560), đây là ‘lợi ích của cây thuốc lớn’ trong bảy lợi ích.

(vii) Về lợi ích thứ bảy, Trí Khải nói rằng nếu hành giả nghe được kinh văn Pháp Hoa, tức thời đạt Diệu giác, đây là ‘đỉnh cao lợi ích chân thực’ thứ bảy trong bảy lợi ích.

IV. Lợi ích từ phép quán tâm ( T33, 763b - c)

Thấy rằng quán tâm luôn luôn là đề mục sau cùng Trí Khải dùng để kết luận những đề tài liên hệ, đây là phần sau cuối nói đến lợi ích trong tương quan với phép quán chiếu tâm. Với Trí Khải, bởi vì tâm dung chứa vạn sự vạn vật, quán tâmcon đường khả dĩ nhất để đạt đến chân lý, và bảy lợi ích nói trên đưa ra những lợi ích xa, cũng bắt nguồn từ phép quán tâm. Trí Khải xác định quán tâm tức quán sát rằng tất cả mọi thứ tâm sinh ra từ nhân và duyên. Vì pháp nhân duyên, hành giả chứng ngộ rằng tâm có cả hai Không và Giả, và đây là Trung Đạo. Từ cái thấy Giả, Trí Khải khẳng định tâm không phải là tâm mà chỉ là một tên gọi ; từ cái thấy Không, pháp không phải là pháp, vì không có tự tính. Nếu hành giả đạt đến cái nhìn Trung Đạo như trên, Trí Khải nói đây là Bồ đề mang đặc tính tự ngã và Niết Bàn. Trí Khải tuyên thuyết rằng biết danh không phải danh là tự ngã; biết pháp chẳng phải pháp là Niết Bàn. (561). Hiểu được như vậy, hành giả tiếp thu được bảy lợi ích đã nói trong phần ‘lợi ích xa’.

(i) ‘Lợi ích thấm nhuần thượng địa’ thứ nhất trong bảy lợi ích tương quan với phép quán tâm, là cái hiểu về bản tánh vọng của ngã và ngã sở, theo Trí Khải

(ii) ‘Lợi ích do nhân’ thứ hai trong bảy lợi ích tương quan với pháp quán tâm, theo Trí Khải, là những chúng sinh đặt tín tâm vào Phật pháp, nên tịnh tâm phát sinh. Hành giả thấy được Không, Giả, và Trung Đạo, tin vào Tam Đế

(iii) (iv), (v) ‘Lợi ích của cỏ thuốc bậc trung, bậc thượng, và cây thuốc nhỏ’ thứ ba, thứ tư, và thứ năm trong bảy lợi ích tương quan vớI phép quán tâm, theo Trí Khải, chỉ những chúng sinh niệm niệm quy về Không.

(vi) ‘Lợi ích của cây thuốc lớn’ thứ sáu trong bảy lợi ích tương quan với phép quán tâm, chỉ cho những chúng sinh niệm niệm quy về Giả, theo Trí Khải.

(vii) ‘Lợi ích đỉnh cao chân thực’ thứ bảy, tương quan với phép quán tâm, chỉ cho những chúng sinh niệm niệm quy về Trung Đạo, theo Trí Khải.

Phần diễn tả về ‘Diệu Lợi Ích’ nói trên là phần kết luận ‘Tích môn thập diệu’. Bảy lợi ích được Trí Khải đưa ra dưới đề mục ‘lợi ích xa’ là sự tận tâm của Đại Sư muốn hiển bài tương quan giữa các Diệu. Điều nầy để nói rằng ‘Diệu Lợi Ích’ được luận như chủ thể an hưởng lợi ích (biểu thị qua ‘Diệu Quyến Thuộc’, và đối tượng như kết quả tiếp thu lợi ích (biểu thị qua ‘Diệu Vị’). Mặt khác, ‘Diệu Quyến Thuộc’ đưa đến ‘Diệu Cảm ¬ng’, và ‘Diệu Vị’ gắn liền với ‘Diệu Cảnh, Diệu Trí, Diệu Hành, và Diệu Tam Pháp’. Phân tích những lợi ích trong hoạt dụng giáo hóa chúng sinh của chư Phật, Trí Khải đi sâu hơn cho thấy rằng ‘Diệu Lợi Ích’ gắn liền với ‘Diệu Thần Thông’ và ‘Diệu Thuyết Pháp’. Vì vậy, mục ‘Diệu Lợi Ích’ sau cùng nầy có thể kết luận tất cả chín cái Diệu nói trước.

1.5 Tóm tắt tương đốituyệt đối (Chieh-ch’eng Ch’uan-shih) 
(T33, 763c-764b)

Đến đây, chúng ta đã đi qua sự phân tích của Trí Khải về Tích Môn Thập Diệu dưới đề mục thứ tư ‘giải thích rộng’. Đây là đề mục sau cùng Trí Khải đưa ra để làm kết luận cho Tích Môn Thập Diệu. Tựa đề nầy tóm tắt chú nghĩa của Thập Diệu qua tương đốituyệt đối. Ch’uan (tương đối) được định nghĩa trong văn mạch nầy là phương tiện khéo phản ảnh mười pháp thô, như Cảnh, Trí, Hành, Vị, Tam Pháp, Cảm ¬ng, Thần Thông, Thuyết Pháp, Quyến Thuộc, và Lợi Ích thuộc ba pháp môn Tạng giáo, Thông giáo, và Biệt giáo. Shih (tuyệt đối) được xác định như thực tại phản ảnh mười pháp tế, như mười đề mục thuộc Viên giáo. Trí Khải nói thêm rằng mười pháp thô là phương tiện thiện xão Thế Tôn sử dụng để làm hiển lộ mười pháp tế. Lý do vì mười pháp tế là sự phơi trải của Chân Như, và Chân Như nằm trong vạn pháp, bao gồm mười pháp thô. Tuy vậy, Chân Như là sự vi diệu sâu thẳm khó thấy được. Một khi pháp thô được mở ra, sự vi tế được hiển lộ (tức mở thô ra, và thấy cái tế bên trong), pháp thô không còn là thô mà cũng trở nên tế. Tóm lại, theo Trí Khải, bất kể mười đề mục nầy là thô hoặc tế, đều không khác biệt, chung cùng một thực tại Chân Như tuyệt đối vi diệu.

Tổng kết Tích Môn Thập Diệu 

Tóm lại, sự giải thích về Thập Diệu là một hệ thống chú giải thâm viễn cái hiểu về Phật giáo của Trí Khải Đại Sư. Mục tiêu của pháp Phật là tự giác (nhân Bồ đề), và giác tha (quả Bồ đề). Đây là hai đề tài chính Thập Diệu đưa ra. Năm cái Diệu đầu tiên là năm yếu tố thành tựu tự giác, chỉ rõ rằng Bồ đềquả vị ở trong tay hành giả (one’s own power). 

Với ‘Diệu Cảnh’ tiến trình chứng đắc trước hết hành giả phải biết đâu là chân lý để hướng về. Biểu thị Thập Diệu, đặc tính của Chân Như được phơi trải. Biểu thị Tam Đế, ba mặt tựu thành Chân Như được lộ diện. Biểu thị Nhất Đế và Vô Đế, Chân Như được xác định diễn bày Phật giới. Tuy vậy, nếu Chân Như không tương quan hành giả không có khả năng liễu đạt. Vì thế, Trí Khải chủ trương rằng Chân Như được Thế Tôn thuyết qua Tứ Đế, Thập Nhị Nhân DuyênNhị Đế. Tất cả những thứ lớp chân lý nầy thật sự diễn đạt Chân Như theo đường lối Viên giáo. Như sự phân định của Trí Khải, có bốn lối nhìn về chân lý qua Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo, và Viên giáo. Bốn lối hiểu nầy phát xuất từ bốn căn cơ của chúng sinh, và đi trên đường hướng thượng. Điều nầy nói lên rằng mặc dù căn cơ chúng sinh khác nhau nên hiểu chân lý khác nhau, tất cả đều bình đẳng đến được với Chân Như. Trong đường lối nầy, tất cả bốn cách hiểu đều không thể khinh suất, vì khế hợp với căn cơ chúng sinh, và là bốn bộ mặt của một tiến trình dần đưa về chân lý tối thượng. Tuy nhiên, đối với sự tỉnh thức viên diệu về Chân Nhưmục tiêu chứng đắc Bồ đề, Trí Khải luôn gắn liền với Viên giáo, bởi vì Viên giáo không nói điều gì khác hơn là Chân Như được chứng nhập từ vô lượng chư Phật. 

Hơn nữa, bằng cách đưa ra bốn con đường tiến về chân lý khác nhau, Trí Khải cho thấy rằng khái niệm về chân lý của hành giả chính là chìa khóa xác định thứ bậc chứng ngộ của người nầy. Nếu như khái niệm về chân lý của hành giả thuộc Tạng giáo, thì thứ bậc chứng ngộ của hành giảThanh vănDuyên giác. Nếu như khái niệm về chân lý của hành giả thuộc Thông giáo, thì thứ bậc chứng ngộ của hành giảThanh văn, Duyên giác, hoặc Bồ tát. Nếu như khái niệm về chân lý của hành giả thuộc Biệt giáo, thì thứ bậc chứng ngộ của hành giảBồ tát. Nếu như khái niệm về chân lý của hành giả thuộc Viên giáo, thì thứ bậc chứng ngộ của hành giảBồ đề. Với chính chân lý, bằng cách hổ tương các phần chân lý với nhau, Trí Khải có thể quán sát về các chân lý nầy trong nội dung rộng lớn. Từng phần chân lý mang ý nghĩa phong phú trong tương tương hợp, nên không giới hạn trong những quy định của Phật giáo truyền thống. Đây là một dẩn dụ cụ thể hợp hóa cách phân loại Tứ giáo của Trí Khải. Từng phần của chân lý được phân vào bốn loại hợp với Tứ giáo, và một cách luận lý, những phần chân lý khác nhau trong cùng một pháp môn có thể hổ tương lẩn nhau. Với sự dung hợp như vậy, Tứ giáo luôn có mặt trong những nguồn mạch chân lý nầy.

Về ‘Diệu Trí’, Trí Khải nói rằng khái niệm về chân lý liên quan mật thiết với Trí, vì Trí xác định cái hiểu về chân lý. Vì vậy, Trí là công năng đưa hành giả hội nhập sự thật. Bằng lối trình bày hai mươi loại Trí, Trí Khải muốn nói rằng những loại Trí khác nhau nầy đến từ những sự hành trì khác nhau tương hợp với căn cơ hành giả, và cũng có thể được xếp vào bốn nhóm qua Tứ giáo. Với cùng phương cách phân định, Trí Khải có thể đưa ra những Trí tương hợp với giáo pháp đi vào những phần chân lý thuộc pháp môn. Với phương cách nầy, mối liên quan giữa Trí và sự thật được phơi bày, do đó, cùng thứ bậc Trí có thể quy định cùng thứ bậc chân lý, và cùng thứ bậc chân lý có thể quy định cùng mức độ của Trí. Hệ thống giải thích về chân lý và Trí của Trí Khải là sự liễu đạt pháp Phật của Đại Sư qua giáo và hành.

 ‘Diệu Hành’ diễn tả cái hiểu của Trí Khải về pháp Phật qua sự thực hành bao gồm giáo lý. Mặc dù đề mục Diệu nầy biệt lập với phần trên, nhưng vẫn tương quan. Trong sự chú nghĩa về Trí của Đại Sư, Trí là kết quả thành tựu từ các Hành khác nhau. Vì thế, trong phần nầy, Trí Khải quy về định nghĩa của Hành qua Tứ giáo. Điều nầy nói lên rằng hành giả Tứ giáo thực tập những hạnh khác nhau. Về nội dung của Hành, Trí Khải mô tả hạnh của Biệt giáoViên giáo. Liên quan đến năm loại hành của Biệt giáo, Trí Khải diễn tả chi tiết về nội dung của Giới, Định, và Tuệ, trong cố gắng làm sáng tỏ ba pháp môn nầy qua hệ thống tư tưởng của riêng Đại Sư. Qua sự tu tập về Tuệ, Bồ tát thực hành Vô Tác Tứ Đế được minh họa sống động qua sự chứng đắc hai mươi lăm tam muội để cứu giúp chúng sinh trong hai mươi lăm Hữu. Với lối phân tích phong phú như trên, Trí Khải muốn nói rằng mục đích của sự tu trì không phải giới hạn trong một cá nhân, mà hơn thế nữa, mang lại sự giải thoát cho chúng sinh.

Ba phần nói về Diệu như trên hợp nhất ba yếu tố Giáo, Hành, và Chứng trong pháp Phật. Nói riêng thì Diệu Trí liên quan đến Giáo, Diệu Hành liên quan đến Hành, và Diệu Cảnh liên quan đến Chứng. Nói chung thì Cảnh liên hệ đến Trí, vì nếu không có Trí, Cảnh như chân lý nhiệm mầu không thể hiển lộ. Mặt khác, Trí không thể toàn vẹn nếu không có cái dụng đưa hành giả đi vào Cảnh như thực. Trí không những tương giao với Cảnh, mà còn tương giao với Hành, vì sự thành tựu của Trí đến từ Hành. Hành dựa vào Trí để tiến bước, vì Trí đưa đường sự tu tập của hành giả. Điều nầy có nghĩa rằng ba yếu tố chính trong pháp Phật được Trí Khải phân tích qua hệ thống tư tưởng của Đại Sư, trở thành một thực thể hội tụ bất khả phân ly.

‘Diệu Vị’ kết lại ba môn Diệu trên. Lý do là vì thứ bậc chứng ngộ của hành giả kết quả từ sự thành tựu ba môn Diệu nầy. Vì vậy, nói về ‘Diệu Vị’, Trí Khải diễn tả chi tiết nội dung của từng Vị chứa đựng Hành, Trí hướng dẩn Hành, và chân lý hành giả có thể tiếp nhận với một thứ bậc Trí và Hành nào đó. 

‘Diệu Tam Pháp’ kết luận bốn môn Diệu đầu tiên trong Thập Diệu. Điều nầy nói lên rằng nếu ba môn Diệu đầu là Cảnh, Trí, và Hảnh được xem là nhân Bồ đề, thì Tam Pháp chỉ cho Tam Quỷ Phạm (Thực Tánh, Quán Chiếu, và Tư Thành) như Một Phật Thừa là quả Bồ đề. Lý do là vì khi hành giả đạt đến giải thoát, hoàn toàn tự tại, và tự do nầy biểu thị Phật thừa. Đi với Phật thừa, hành giả có thể vào ra khắp mọi cảnh giới không chướng ngại.

Năm môn Diệu sau cùng, nói về tiến trình chứng đắc Bồ đề qua Phật lực. Điều nầy để nói rằng môn ‘Diệu Cảm ¬ng’ thứ sáu diễn tả bước thứ nhất trong hoạt dụng cứu độ chúng sinh của chư Phật. Đáp ứng cơ cảm, chư Phật có thể làm phát sinh tánh tịnh bên trong chúng sinh, độ thoát khổ, và ban an lạc. Bước sơ khởi nầy thành lập nền tảng đưa Phật lực xa hơn để độ thoát chúng sinh. Chỗ nầy phản ảnh môn Diệu thứ bảy là ‘Diệu Thần Thông’ như bước thứ hai đưa vào hoạt dụng. Sử dụng Phật lực để lay tỉnh chúng sinh đắm chìm trong mê đồ, chư Phật ban giáo pháp. Chỗ nầy phản ảnh môn ‘Diệu Thuyết Pháp’ thứ tám. Kết quả từ các pháp được nói, phát sinh các thứ lớp quyến thuộc tiếp nhận lợi ích từ giáo pháp, đây là ‘Diệu Quyến Thuộc’ thứ chín. Vì quyến thuộc được lợi ích từ giáo pháp, các loại lợi ích được nêu ra một cách minh bạch, và chỗ nầy phản ảnh môn ‘Diệu Công Đức và Lợi Ích’ thứ mười. Minh họa ‘Diệu Công Đức và Lợi Ich’, Trí Khải có thể kết luận sự giải thích về Tích Môn Thập Diệu của Đại Sư. Lý do là vì Trí Khải nói về những lợi ích khác nhau tương hợp với những nhóm quyến thuộc khác nhau, và những nhóm quyến thuộc nầy liên hệ đến những quả vị chứng đắc khác nhau. Mặt khác, Trí Khải nói rằng những lợi ích khác nhau phát sinh từ cơ cảm của chúng sinhđáp ứng của chư Phật, và là đặc tính của pháp Phật liên hệ đến việc sử dụng Phật lựcthuyết pháp. Bằng cách hổ tương những quả vị khác nhau với lợi ích khác nhau, năm môn Diệu đầu tiên được kết luậnlợi ích của giáo pháp. Bằng cách hiển bài sự tương quan giữa các môn Diệu, Trí Khải nói rằng tất cả chín môn Diệu trước liên hệ đến ‘Diệu Công Đức và Lợi Ích’. 

Từ những nét vẽ về Thập Diệu của Trí Khải, chúng ta có thể thấy rõ rằng Thập Diệu được chú nghĩa trong một hệ thống tương giao. Với hệ thống nầy, Trí Khải cống hiến một bức tranh thâm sâu về Phật giáo như một toàn khối, với mục tiêu tối hậuchứng đắc Bồ đề. Không một môn Diệu nào trong Thập Diệu có thể xem là cô lập. Hệ thống tư tưởng sâu sắc của Đại Sư cung ứng một sự hài hòa cho hai khuynh hướng Bắc và Nam về giáo lýthực hành. Với hệ thống quy mô của Đại Sư, bất cứ quan niệm nào thiên về lý hoặc thiên về hành đều phiến diện và không thích đáng, bởi vì cái nầy không thể tự đứng vững mà không cần cái kia ; hoặc hơn thế nữa, khía cạnh nầy được phân tích trong tương quan với khía cạnh kia. Về sự khác biệt giữa Phật giáo Thanh văn thừaPhật giáo Đại thừa qua những đề tài tự giácgiác tha, Thập Diệu của Trí Khải như một toàn thể chứng minh rằng thật sự không hề có sự khác biệt, bởi vì cả hai thừa cùng tương tác. Năm môn Diệu đầu tiên nhắm vào tự giác, năm môn Diệu sau cuối chỉ cho hoạt dụng giác tha của chư Phật. Thật ra, ngay trong năm môn Diệu đầu, Trí Khải cũng đã cho thấy rằng hạnh nguyện đạt đến chứng ngộ của Bồ tát nằm trong giác tha. Về sự tương quan giữa năm môn Diệu đầu và năm môn Diệu cuối, điều Trí Khải muốn đưa ra là, như kết quả chứng đắc Bồ đề, sự phổ độ chúng sinh của chư Phật tự nhiên phát sinh. Nếu chúng ta nói rằng Bồ tát hạnh chứng đắc tự giác nằm trong hành động cứu giúp chúng sinh như đã nói trong năm môn Diệu đầu tiên, sự hiển lộ Phật giới của chư Phật cũng ở tại hoạt dụng phổ độ chúng sinh. Hai phương cách cứu độ chúng sinh nầy chỉ khác nhau ở chỗ hạnh Bồ tát là hành động cố ý, trong khi sự hiển lộ tự nhiên của chư Phật về Bồ đềvô tác, bởi vì chư Phật tịch lặng và thường chiếu.

2. Bản Môn Thập Diệu ( Pen-men Shih-miao) 
( Huyền Nghĩa, ch. 7, 764b - 771c)

Tích Môn Thập Diệu đã được phân tích trong phần II.2. Tích Môn Thập Diệu trình bày nhân và quả Bồ đề. Trong phần II.3 nầy, phần chính là sự giải thích của Trí Khải về Bản Môn Thập Diệu. Theo như cách chú giải kinh Pháp Hoa của Đại Sư, sự đồng nhất của Thập Diệu qua Tích Môn có thể đưa về Bản Môn. Trong cái nhìn thuộc Bản môn, sự hành trì của Phật là nhân Bồ đề và sự chứng đắc là quả Bồ đề trong vô lượng kiếp quá khứ. Điều Trí Khải muốn nhấn mạnh rằng Bản là nguồn mạch của tất cả những hoạt dụng của Phật thuộc Tích môn. Vì vậy, Tích môn Thập Diệu quan hệ đến Bản môn Thập Diệu, thấy rằng cả hai cùng diễn đạt nhân và quả Bồ đề. Nhu cầu nói về sự quan trọng của Bản đã phản ảnh trước nhất qua sự giải thích của Trí Khải về tương quan giữa Bản và Tích (sẽ được nói đến trong mục 2.2.2 ‘Giải thích về Bản và Tích’), và sau đó là sự phân tích về Bản môn Thập Diệu, được nói trong mục 2.2.3 ‘giải thích Bản môn Thập Diệu’. Ý nghĩa của Bản được trình bày trong hai phần nầy qua tương quan với Tích.

2.1 Giải thích về Bản và Tích ( Shih Pen-chi) 

Để nói lên khái niệm về Bản, Trí Khải thấy rằng cần phải đưa ra mối tương quan giữa Bản và Tích bằng cách xác định hai đề mục nầy qua sáu khái niệm quy nguyên liên quan đến lý và sự, lý và giáo, giáo và hành, thể và dụng, tương đốituyệt đối, và hiện tạiquá khứ. Sáu khái niệm nầy đưa đến sáu định nghĩa khác nhau đối với Bản và Tích.

(1) Lý và Sự (Li-shih), Bản được xem là Lý, diễn tả tánh Không; và Tích là Sự, chỉ cho tất cả thực thể trong thế giới hiện tượng.

(2) Lý và Giáo (Li-chiao), Bản là Lý chỉ cả hai Lý như Chân đế và Sự như Tục đế; và Tích là Giáo, chỉ giáo nghĩa về Lý và Sự.

(3) Giáo và Hành (Chiao-hsing), Bản là Giáo, chỉ giáo nghĩa về Lý và Sự; Tích là Hành, chỉ cho thực hành từ giáo nghĩa nầy.

(4) Thể và Dụng (T’i-yung), Bản là Thể, chỉ cho Pháp Thân; và Tích là Dụng chỉ cho ứng hóa thân, bắt nguồn từ Thể.

(5) Tương đốiTuyệt đối (Ch’uan-shih), Bản là tuyệt đối, chỉ sự chứng đạt rốt ráo của Thể và Dụng bởi vị Phật bất tử; và Tích là tương đối, chỉ sự ứng dụng tương đối của Thể và Dụng từ vị Phật trong lịch sử.

(6) Hiện tạiquá khứ (Chin-I), Bản là hiện tại, chỉ điều hiển lộ lần thứ nhất trong hiện tại kinh Pháp Hoa liên quan đến vị Phật bất tử ; và Tích là quá khứ chỉ cho những điều đã được biết qua những bản kinh có trước, liên quan đến vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni.

Qua sáu định nghĩa nầy, Trí Khải không những khai mở nội dung của Bản và Tích nhưng cũng đưa ra mối tương quan giữa cả hai : Bản là nền tảng và Tích phát khởi từ Bản. Tuy nhiên, nội dung của Bản và Tích không cố định mà lần lượt xác định lẩn nhau theo mỗi khái niệm quy nguyên. Điều nầy phản ảnh sự hoàn tất và tương tác giữa Bản và Tích, và cũng là sự tận tâm của Trí Khải muốn chỉ rõ trong Bản có Tích và trong Tích có Bản. Trí Khải lập luận rằng Bản và Tích khác mà không khác. Khác nhau vì mang định nghĩa khác biệt qua sáu khái niệm quy nguyên, không khác nhau vì được xác định bởi sự gặp gỡ trong mỗi khái niệm quy nguyên. Vì vậy, cả Bản và Tích đều bất tư nghị, và thực tại bất tư nghị nầy được trình bày sâu sắc bởi Trí Khải, là người đã nói rằng mặc dù Bản và Tích khác biệt với sáu nghĩa, cả hai cùng chung thực tại bất tư nghị.

(1) Về Lý và Sự, Trí Khải lập luận rằng Bản biểu thị lý Không trong sự vật, và Tích biểu thị sự phơi bày của thế giới hiện tượng (dựa vào lý Không). Vì vậy, Bản và Tích là những mặt khác nhau của cùng một thực tại bất tư nghị, vì Lý chỉ Chân Như như chân đế và Sự chỉ cho Tục đế của thế giới hiện tượng.

(2) Về Lý và Giáo, vì Bản chỉ cho Nhị Đế vượt trên ngôn ngữ, và Tích chỉ giáo lý Nhị Đế, Trí Khải cho rằng giáo lý Tích môn bắt nguồn từ Nhị Đế của Bản môn, và sự hiển lộ của Bản tùy thuộc vào Tích. Vì thế, tính bất khả phân ly khiến cả hai cùng chung thực tại bất tư nghị.

(3) Về Giáo và Hành, vì Bản chỉ cho Giáo và Tích chỉ cho Hành, Trí Khải nói rằng Giáo có cái dụng làm nền tảng cho Hành phát khởi, nếu không có Hành, người tu không thể đến được chỗ hội nhập với Giáo (là nơi Lý được phơi bày). Vì vậy, sự gắn liền khiến cả hai trở nên một thực tại bất tư nghị.

(4) Về Thể và Dụng, thấy rằng Bản chỉ Pháp Thân như Thể, và Tích chỉ ¬ng Hóa Thân như Dụng, Trí Khải chủ trương rằng nếu không có Thể, Dụng không thể phát sinh; và nếu không có Dụng, Thể không được biểu thị. Vì thế, Bản và Tích có ý nghĩa bình đẳng, và cùng chung một thực tại bất tư nghị.

(5) Về Tuyệt đốiTương đối, vì Bản chỉ sự chứng đắc của Pháp Thân và ¬ng Hóa Thân như vị Phật bất tử; và Tích chỉ cho sự ứng dụng hai thân nầy vào giáo pháp là vị Phật lịch sử, Trí Khải lập lại rằng Bản và Tích không khác, từ đó chung cùng thực tại bất khả tư nghị.

(6) Về hiện tạiquá khứ, vì Bản chỉ giáo nghĩa Pháp Hoa trong hiện tại và Tích chỉ những giáo nghĩa khác trong quá khứ, Trí Khải tuyên thuyết rằng cả hai Bản và Tích đều là giáo nghĩa của Thế Tôn, từ đó chung cùng thực tại bất tư nghị.

Sự trình bày của Trí Khải về thực tại bất tư nghị của Bản và Tích trong nguồn mạch của sáu khái niệm quy nguyên hiển lộ ý nghĩa cả hai thực tại : Bản là nơi Tích dựa vào, và Tích là điều Bản hiển lộ. Vì Bản và Tích là hai khía cạnh cùng chung thực tại, Tích dung chứa Thập Diệu, Bản cũng như thế. Với cái nhìn Bản là nền tảng của Tích, Tích môn Thập Diệu chứa đựng Bản môn Thập Diệu. Sau đây là sự trình bày của Trí Khải về Bản môn Thập Diệu.

2.2 Giải thích Bản Môn Thập Diệu ( Ming Pen-men Shih-miao) 
( T33, 765a - 771c)

Phần nầy trình bày ý nghĩa của Bản môn qua sự phân tích mười cái Diệu thuộc Bản môn, và Thập Diệu nầy thu gồm Thập Diệu thuộc Tích Môn. 

(1) Diệu Bản Nhân (Pen-yin Miao)
(2) Diệu Bản Quả (Pen-kuo Miao)
(3) Diệu Bản Quốc Độ (Pen-kuo-t’u Miao)
(4) Diệu Bản Cảm ¬ng (Pen-kan-ying Miao)
(5) Diệu Bản Thần Thông (Pen shen-t’ung Miao)
(6) Diệu Bản Thuyết Pháp (Pen shuo-fa Miao)
(7) Diệu Bản Quyến Thuộc (Pen ch’uan-chu Miao)
(8) Diệu Bản Niết Bàn (Pen Nieh-p’an Miao)
(9) Diệu Bản Thọ Mệnh (Pen shou-ming Miao)
(10) Diệu Bản Lợi Ích (Pen li-I Miao).

2.2.1 Giải thích căn bản về mười ý nghĩa (Lueh-shih Shih-I) 

Trước hết, để giới thiệu Bản môn Thập Diệu, Trí Khải định nghĩa từng môn (562) 

(1) ‘Diệu Bản Nhân’ nói về sự tu tập của Phật trong vô lượng kiếp trong quá khứ như nhân Bồ đề.

(2) ‘ Diệu Bản Quả’ nói về sự chứng đắc Bồ đề như kết quả của Bồ tát đạo.

(3) ‘Diệu Bản Quốc Độ’ chỉ cõi Sa Bà, nơi Phật nói pháp vào thời lâu xưa không thể tính đếm được trong quá khứ.

(4) ‘Diệu Bản Cảm ¬ng’ nói về sự đáp ứng của Phật sau khi chứng đắc Bồ đề vào vô lượng kiếp quá khứ. Với Bồ đề đã chứng đắc, Phật trú ở cõi thường tịch, có thể thường chiếu soi chúng sinh. Phật dùng hai mươi tam muội (563) để đáp ứng.

(5) ‘Diệu Bản Thần Thông’ nói về Phật dùng Phật lực để thức tỉnh chúng sinh, là kết quả từ Thiền định biến hóa vô ký không tướng mạo (Dhyana of Neutral Transformation without marks) (564).

(6) ‘Diệu Bản Thuyết Pháp’ nói về giáo pháp của Phật sau khi chứng ngộ vô lượng kiếp quá khứ.

(7) Diệu Bản Quyến Thuộc’ nói về những thính chúng tiếp nhận lợi ích được nghe pháp trong quá khứ không thể tính kể.

(8) ‘Diệu Bản Niết Bàn’ nói về Niết Bàn Phật chứng đắc trong vô lượng kiếp quá khứ (như đức hạnh Bồ đề).

(9) ‘Diệu Bản Thọ Mệnh’ nóí về thọ mệnh vô lượng của vị Phật bất tử. Chỗ nầy chỉ cho Niết Bàn thuộc Bản môn. Trí Khải lập luận rằng với quan niệm Phật nhập Niết Bàn, ở đây cho thấy rằng Phật có thọ mệnh vô lượng. Thọ mệnh vô lượng nầy phản ảnh thọ mệnh của Phật trong ba đời. Không có bản thọ mệnh, chư Phật không thể hiển lộ có nhiều thọ mệnh. Vô số thọ mệnh nầy hoặc dài, hoặc ngắn, và sự xuất hiện của Phật trên thế giới hoặc từ lâu xưa hoặc trong hiện tại. (565).

(10) ‘Diệu Bản Lợi Ích’ nói về tám hoặc mười loại lợi ích (566) như kết quả của một trong bốn nhóm quyến thuộc (567) của Phật từ lâu xưa.

2.2.2 Thứ đệ sinh khởi ( Sheng-ch’i Tz’u-ti) 

Thứ hai, Trí Khải giải thích thứ tự của Bản môn Thập Diệu (568). Bằng cách trình bày thứ tự của Thập Diệu, minh chứng được sự tương liên trong nhau, và mỗi phần đều không thể khinh suất trong toàn bộ thực tại. Trí Khải nói rằng lý do Bản Nhân đứng đầu trong Thập Diệu bởi vì phải có nhân đưa đến quả. Khi quả kết thì Bản Quốc Độ thành tựu. Vì quả Bồ đề tối hậu trú ở Bản Quốc Độ, nơi đó có sự chiếu soi của Phật vào mỗi căn cơ chúng sinh (tức Bản Cảm ¬ng). Sự cần thiết của Bản Cảm ¬ng nằm trong sự kiện rằng chỉ khi nào tánh tịnh bên trong chúng sinh được khích động để phát khởi thì chư Phật mới khả dĩ ứng dụng giáo pháp qua thần lực để hoán chuyển chúng sinh. Sử dụng thần lực giúp Phật thuyết pháp. Lợi ích của pháp Phật thuyết ra đưa đến sự thành tựu quyến thuộc. Sau khi quyến thuộc đã được giải thoát và duyên giữa Phật và chúng sinh đã viên thành thì Phật nhập Niết Bàn. Sự kiện nhập Niết Bàn của chư Phật nói lên rằng Phật có thọ mệnh hoặc dài hoặc ngắn. Trí Khải nói rằng cái đến từ thọ mệnh của Phật là lợi ích, cũng bao gồm lợi ích từ chánh pháp (Saddharma / Cheng-fa) và tượng pháp (Pratirupakadharma / Hsiang-fa) (569) khi Phật diệt độ.

2.2.3 Giải thích về Khai và Hội của Bản và Tích ( Ming Pen-chi K’ai-ho) 

Thứ ba, Trí Khải quán sát Bản môn Thập Diệu trong tương quan với Tích môn Thập Diệu (570). Điều nầy để nhấn mạnh ý nghĩa của Thập Diệu trong Bản môn bằng cách tóm kết những tương đồng (Hội) và phân tích những dị biệt (Khai) bên trong. Nói tổng quát, năm môn Diệu đầu tiên của Tích môn ít nhiều liên quan đến nhân Bồ đề : bốn môn ( Cảnh, Trí, Hành, và Vị) được xem là nhân Bồ đề, và ‘Diệu Tam Pháp’ là quả Bồ đề. Mặt khác, năm môn đầu tiên trong Bản môn Thập Diệu đặc biệt liên quan đến quả Bồ đề :môn Diệu Bản Nhân thứ nhất, được xem là nhân Bồ đề, và bốn môn theo sau là Diệu Bản Quả, Quốc Độ, Niết Bàn, vả Thọ Mệnh, được xem là quả Bồ đề.

2.2.4 Dẩn chứng để đưa về kết luận (Yin-wen Cheng- ch’eng)

Thứ tư, Trí Khải dẩn chứng lời Thế Tôn nói trong kinh Pháp Hoa để giữ vững lập luận của Đại sư về Thập Diệu thành tựu Bản môn.(571)

(1) Diệu Bản Nhân nói trong đoạn kinh liên quan đến Phật thọ lượng, kết quả từ hành nhân Bồ đề (572). Con đường Bồ tát mà Phật đã bước đi, Trí Khải nhìn như bản nhân. Vì bản nhân nầy, Phật đắc thọ mệnh vô lượng.

(2) Diệu Bản Quả nói trong đoạn kinh liên quan đến sự chứng ngộ của Phật từ vô số kiếp quá khứ.(573)

(3) Diệu Bản Quốc Độ nói trong đoạn kinh liên quan đến việc Phật giáo hóa cõi Sa Bà.(574)

(4) Diệu Bản Cảm ¬ng nói trong đoạn kinh liên quan đến việc Phật quán sát căn cơ chúng sinh (575). Trí Khải ghi nhận đoạn kinh nầy khi nói rằng việc làm nói trên đồng nhất với sự chiếu soi căn cơ chúng sinh thuộc bản môn, gọi là Diệu Cảm ¬ng.

(5) Diệu Bản Thần Thông nói trong đoạn kinh tuyên bố rằng Phật sử dụng Phật lực bất tư nghị. (576)

(6) Diệu Bản Thuyết Pháp nói trong đoạn kinh liên quan đến việc Phật tự thuyết đã hoán chuyển vô số Bồ tát. (577)

(7) Diệu Bản Quyến Thuộc nói trong đoạn kinh Phật tuyên thuyết đã dạy vô số Bồ tát tự thuở lâu xưa. (578)

(8) Diệu Bản Niết Bàn nói trong đoạn kinh liên quan đến lời dạy của Phật về việc Ngài sắp nhập Niết Bàn. (579) Trí Khải lập luận rằng thật sự Phật không nhập diệt cho thấy rằng Phật thường trú trong Bản môn tịch lặng, và sở dĩ Phật tuyên bố nhập Niết Bàn là để dạy chúng sinh đừng xem thường sự có mặt của Phật trên thế tục. Trí Khải tin rằng Phật nhập Niết Bàn chỉ cho Niết Bàn Bản môn chứ không phải là Niết Bàn Tích môn theo như kinh văn.

(9) Diệu Bản Thọ Mệnh nói trong đoạn kinh liên quan đến lời dạy của Phật về số tuổi khác lạ của Ngài (580). Trí Khải giải thích rằng ‘tuổi’ tức là thọ mệnh, ‘già hoặc trẻ’ tức thọ mệnh dài hoặc ngắn, tức thường hiển lộ trong vô thường. Suy từ sự kiện Phật thọ mệnh trong hiện đời (giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni), Ngài hẳn có bản thọ mệnh trong quá khứ như kết quả của bản Niết Bàn.

(10) Diệu Bản Lợi Ích nói trong đoạn kinh liên quan đến việc lợi ích có được từ Đức Phật hiện đời (giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) (581) cũng như lợi ích qua Tích môn (582). Suy từ sự kiện Phật hiện đời và Tích môn đưa đến nhiều lợi ích, Trí Khải nói rằng lợi ích thuộc Bản môn cũng như thế.

Dẩn chứng của Trí Khải về những đoạn kinh Pháp Hoa thay cho lập luận của Đại Sư về Bản môn Thập Diệu, và vẽ đường cho những phân tích sâu xa hơn về Thập Diệu.

2.2.5 Giải thích sâu rộng (Kuang-shih)

Thứ năm, Trí Khải trình bày chi tiết về Bản môn Thập Diệu trong tương quan với Tích môn Thập Diệu (583). Thấy rằng Bản môn Thập Diệu đứng vững từ những đoạn kinh Pháp Hoa được dẩn chứng, Đại sư thêm một lần nữa giải thích từng phần phù hợp với những dẩn chứng liên hệ trong phần thứ tư nói trên. 

(1) Diệu Bản Nhân gồm có Diệu Trí, Diệu Hành, và Diệu Vị thuộc Tích môn. Cùng đoạn kinh Pháp Hoa được trưng dẩn như đề mục đầu tiên trong phần thứ tư, và Trí Khải giải thích như nói về ba môn Diệu nầy có trong Tích môn. Diệu Trí nóí về bản Thọ Mệnh của Phật, vì thọ mệnh bắt nguồn từ thực hành đạo Bồ tát, và đạo nầy đưa đến sự chứng đắc Trí tuyệt đối. Diệu Hành chỉ hoạt dụng của Phật. Diệu Vị chỉ Bồ tát đạo, vì đạo nầy đưa đến sự chứng đắc Bồ đề sau cùng. Diệu Bản Nhân có thể tổng kết ba môn Diệu trên.

(2) Diệu Bản Quả gồm ba quĩ phạm (Thực tánh, Quán chiếu, và Tư thành) thuộc Tích môn. Cùng đoạn kinh Pháp Hoa được dẩn chứng như đề mục thứ hai trong phần thứ tư nói trên, Trí Khải giải thích như chỉ cho ba quĩ phạm.’Ngã’ chỉ Thực Tánh quĩ phạm, ‘Phật’ có nghĩa chứng đắc, chỉ cho Quán Chiếu quĩ phạm, ‘đã từng bao giờ’ có nghĩa đi trên đường Đạo của rốt ráo như thịchứng đắc Bồ đề, và chỉ cho quĩ phạm Tư Thành. Như vậy, Trí Khải xác định rằng ba quĩ phạm đã được thành lập từ lâu, thấy được qua Diệu Bản Quả.

(3) Diệu Bản Quốc Độ, cùng đoạn kinh được trưng dẩn như đề mục thứ ba trong phần thứ tư nói trên, Trí Khải nói rằng để chỉ cho diệu Bản Quốc Độ. ‘Sa Bà’ chỉ cõi đất Phật trú cùng chúng sinh thuộc Bản môn. ‘Những nơi khác’ chỉ ba cõi đất thuộc Bản môn. Bốn cõi nầy (584) nơi Phật trú ở Bản môn chỉ cho Diệu Bản Quốc Độ.

(4) Diệu Bản Cảm ¬ng, cùng đoạn kinh được trưng dẩn như đề mục thứ tư trong phần thứ tư nói trên, Trí Khải xác định rằng nói về Diệu Bản Cảm ¬ng. ‘Nếu chúng sinh đến nước ta’ chỉ cho sự đáp ứng và đan kết với Pháp thân. ‘Ta, quán sát với Phật nhãn’ có nghĩa Phật từ bi đáp ứng chúng sinh. ‘Những căn cơ trong sáng hoặc ngu tối’ chỉ căn cơ sai biệt của chúng sinh trong mười pháp giới.

(5) Diện Bản Thần Thông, cùng đoạn kinh được trưng dẩn như đề mục thứ năm trong phần thứ tư nói trên, Trí Khải xác định rằng nói về Diệu Bản Thần Thông. ‘(Ta) hoặc hiển lộ thân riêng mình’ chỉ Phật lực phơi bày trọn vẹn chân tánh Bồ đề, kết thành quả Viên giáo; và ‘hiển lộ thân khác’ chỉ một phần Phật lực để khế hợp Tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát), kết quả Tam giáo (Tạng giáo, Thông giáo, và Biệt giáo). ‘Bí mật’ có nghĩa là viên diệu. Tuy nhiên, Trí Khải lập luận rằng bỏ ra ngoài sự kiện phiến diện hoặc toàn bích, tất cả Phật lực đều vi diệu ( vì cùng mục đích đưa đến Bồ đề) qua đó Diệu Thần Thông của Bản môn thành tựu.

(6) Diệu Bản Thuyết Pháp, cùng đoạn kinh được trưng dẩn như đề mục thứ sáu trong phần thứ tư, Trí Khải nói rằng liên quan đến Diệu Thuyết Pháp. Câu kinh ‘những Bồ tát mà Ta đã hóa độ’ chỉ cho việc Phật thuyết pháp, và ‘khiến họ hướng về đại đạo’ nói đến việc Phật thuyết pháp đã có tự Bản môn.

(7) Diệu Bản Quyến Thuộc, cùng đoạn kinh được trích dẩn như đề mục thứ bảy trong phần thứ tư. Theo sự chú giải của Trí Khải, chữ ‘nadir’ (đáy) chỉ những Bồ tát, cận kề Phật, có trí tuệ rốt ráo, đạt đến đáy sâu của Chân Như.

(8) Diệu Bản Niết Bàn, cùng đoạn kinh được trưng dẩn như đề mục thứ tám trong phần thứ tư. Theo Trí Khải, ‘không thật sự diệt’ chỉ cho Phật thường trú trong bản tịch tĩnh, và lời tuyên bốý muốn nhập diệt của Phật là để giảng dạy cho chúng sinh (khiến chúng sinh nuối tiếc sự hiện diện khó được của Phật nơi thế tục). Thêm vào đó, Trí Khải nói rằng Phật có bốn loại Niết Bàn tương quan với Tứ giáo. Nhũng loại Niết Bàn nầy đã nói trong Tích môn, nhưng bắt nguồn từ Bản môn. 

(i) Trí Khải nói về đặc tính của Niết Bàn Tạng giáo chỉ Đức Thích Ca Mâu Ni là bậc đã diệt cái thấy và nghĩ sai lầm với ba mươi bốn vọng tâm, chứng đắc giải thoát. Phật sống cùng thế tục 82 năm như một lão tăng và nhập Vo Dư Niết Bàn (585) như củi hết, lửa tắt.

(ii) Đặc tính của Niết Bàn Thông giáo, theo Trí Khải, chỉ Bồ tát Thập Địa thuộc Thông giáo, là những bậc đã thành tựu phép quán Chân Như với trí tuệ, diệt hoàn toàn tập khí, thành Phật. Vì mục đích của Thông giáo cũng quy về sự chứng đạt tánh Không, như vị Phật thuộc Tạng giáo, vị Phật Thông giáo cũng nhập Vô Dư Niết Bàn.

(iii) Trí Khải nói về đặc tính của Niết Bàn Biệt giáo của các Bồ tát Biệt giáo, là những bậc đã diệt được phần căn bản vô minh sau cuối của Diệu giác, chứng Bồ đề. Vì mục tiêu của Biệt giáo là hành Bồ tát đạo bằng cách đi vào thế giới giả tướng để hoán chuyển chúng sinh, Trí Khải nói rằng vị Phật thường trú trong Niết Bàn hữu dưvô dư là đặc tính của Niết Bàn Biệt giáo (586).

(iv) Đặc tính của Niết Bàn Viên giáo, theo Trí Khải, chỉ vị Phật đã diệt thêm một phần căn bản vô minh, vào Diệu Giác, nơi không còn gì để diệt. Sự chứng đắc Diệu Giác thuộc Viên giáo, theo Trí Khải, đồng với Đại Niết Bàn, có đặc tính Thường, Lạc, Ngã, và Tịnh. Đây là đặc tính của Niết Bàn Viên giáo (587)

(9) Diệu Bản Thọ Lượng, Trí Khải nói rằng thọ mệnh hoặc dài hoặc ngắn (nói trong kimh Pháp Hoa) chỉ cho thọ mệnh của vị Phật thuộc Tích môn. Từ thọ mênh của Thế Tôn ở Tích môn, thấy được thọ mệnh thường trụ vô diệt ở Bản môn. Nói cách khác, Thế Tôn thị hiệnđời sống vô thường ở Tích môn, nhưng sự vô thường đó bắt nguồn từ sự thường trụ của một vị Phật Bản môn.

(10) Diệu Bản Lợi Ích, Trí Khải lập luận rằng điều nầy đã được nói đến trong câu kinh ‘khiến tất cả chúng sinh được an lạc’(588). Lý do vì ‘an lạc’ là đặc tính của lợi ích. Các vị Bồ tát đã được Như Lai hoán chuyển tâm thời Bản môn, sống như hư không ( quốc độ tịch chiếu). Đây là Diệu Bản Lợi Ích.

 Minh định Bản trong tương quan với Tích khiến sự quan trọng nền tảng của Bản được nhấn mạnh, Trí Khải đưa ra hai đề mục về ba thời dưới đây.

2.2.6 So lường ba thời (Yueh San-shih Liao-chien)

Thứ sáu, Trí Khải giải thích rằng khi Bản và Tích được quán chiếu qua ba thời (589), rõ ràng rằng tất cả ba thời của giáo pháp Thế Tôn quy về điểm khởi thủy trong vô lượng quá khứ không tính kể (Bản) như nguồn gốc của tất cả hoạt dụng cứu độ chúng sinh của Thế Tôn. Bản được nhìn như điểm khởi đầu khi Phật chứng đắc được chân lý tương đốituyệt đối. Chân lý tương đối dụ cho những phương tiện khế hợp Phật sử dụng hoán chuyển tâm chúng sinh ; chân lý tương đốituyệt đối được nói đến như khai tam thừa (tương đối), hiển Phật thừa (tuyệt đối). Với Tích môn và Bản môn, Tương đối, theo Trí Khải, chỉ Tích môn là những phương tiện khế hợp của Phật dùng để giáo hóa chúng sinh, và Tương đốiTuyệt đối chỉ việc Phật mở Tích như tương đốihiển lộ Bản như tuyệt đối. Trí Khải nhấn mạnh rằng bỏ ra ngoài sự kiện hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai, điều mà Phật muốn hiển thị, đã là Bản, đang là Bản, và sẽ là Bản, thấy rằng Bản môn như Chân Như, là nguồn cội nền tảng của vạn pháp.

2.2.7 Luận về thô và tế ( Lun ts’u-miao)

Thứ bảy, thành lập sự siêu việt của Bản như nguồn cội của Phật pháp trong ba thời. Trí Khải đi xa hơn, giữ vững lập luận của mình về sự siêu việt của Bản bằng cách so sánh Bản môn Thập Diệu với Tích môn Thập Diệu để xác định thô và tế. (590). Cùng với cái nhìn Tích môn là chân lý tương đối, Trí Khải minh định rằng mười môn Diệu (Cảnh, Trí, Hành, Vị, Tam Pháp, Cảm ¬ng, Thần Thông, Thuyết Pháp, Quyến Thuộc, và Công Đức Lợi Ích) trong Tích môn là thô, thuộc tam giáo (Tạng, Thông, và Biệt). Mặt khác, mười môn Diệu thuộc Viên giáo được xem là vi tế. Lý do là vì tam giáo nói trên không chứa đựng khái niệm Bản, và chỉ có thể được nhìn như giáo pháp tương đối, và Viên giáo được thuyết trong kinh Pháp Hoa lần đầu tiên diễn đạt khái niệm về Bản (từ lời Phật rằng kinh Pháp Hoa luôn được chư Phật thuyết từ khởi thủy của giáo pháp trong vô lượng kiếp), và vì vậy Trí Khải nhìn như một giáo pháp tuyệt đối. Nói cách khác, ba giáo pháp được xem là tương đối thuộc Tích môn, và Viên giáogiáo pháp tuyệt đối thuộc cả hai Tích môn và Bản môn (thấy rằng Tích môn chứa đựng tương đốituyệt đối, và Bản môn chỉ chứa đựng tuyệt đối). Hẳn nhiên, với Trí Khải, Viên giáo là sự diễn đạt cốt lõi hiển thị giáo pháp vô tận của chư Phật liên kết với cả hai Bản và Tích. Chân Như luôn được diễn tả trực tiếp trong giáo pháp của Phật. 

Tuy nhiên, vấn đề thô và tế thay đổi tùy cơ

(i) Trí Khải chủ trương rằng nếu mười cái thô (như Thập Diệu thuộc Tam giáo) không mở bày (như mục đích của Thế Tôn dùng để hiển thị Chân Như), thì vẫn là thô.

(ii) Chỉ khi nào mười cái thô nầy được mở ra, liền trở nên vi tế ( vì mục tiêu thiết yếu đã được hiển thị)

(iii) Hơn nữa, nếu cái Diệu của Tích môn được khai mở, liền không khác với cái Diệu thuộc Bản môn, cho thấy rằng Chân Như diễn đạt trong Tích môn không khác với Chân Như thuộc Bản môn.

(iv) Tuy nhiên, với cái nhìn Bản môn là nguồn cội của Tích môn ( Bản môn là sự chứng đạo đầu tiên của Phật, từ đó Tích môn được khai nguồn), thì Bản là tế, Tích là thô.

(v) Mặt khác, nói rằng sự vi diệu như nguyên lý có trong tất cả, Trí Khải nhấn mạnh diệu lý đưa đến như nhất bất tư nghị, nơi đó không còn có sự phân biệt giữa Tích và Bản (Chẳng Tích cũng chẳng Bản).

 Nhìn về Bản và Tích được nói đến qua tuyệt đối và tuơng đối, Trí Khải đi sâu vào sự khảo nghiệm từng phần như sau đây, phơi bày sự gắn bó và quan trọng hổ tương của cả hai mặt.

2.2.8 Kết luận tương đốituyệt đối ( Chieh-ch’eng Ch’uan-shih)

Thứ tám, Trí Khải làm hiển lộ thực tại bất khả tư nghị của Tích và Bản từ cái nhìn về tương đốituyệt đối (591).

Trước hết, Trí Khải nói rằng Bản hiển thị Chân Như, và Tích trình bày chân lý tương đối. Mặc dù Bản và Tích có thể phân hai một cách tạm thời qua tuyệt đốitương đối, từ cái nhìn diệu lý, Trí Khải nhấn mạnh rằng cả hai đều bất tư nghị. Thực tại bất tư nghị là tánh như thị của tất cả các pháp, đó là Pháp tánh (Fa-hsing/ Dharmata), và Pháp tánh là nguyên lý chẳng Bản cũng chẳng Tích, chẳng tương đối cũng chẳng tuyệt đối. Trí Khải nói rõ rằng những tên gọi như tương đối, tuyệt đối chỉ là sự tạo dựng tùy thuận của ngôn từ.

Thứ hai, Trí Khải tóm lược tương đốituyệt đối vào ba loại :Tự giác (Tzu-hsing), Hóa tha (Hua-t’a), và Tự giácHóa tha (Tzu-hsing Hua-t’a).

(i) Tự giác tương đốituyệt đối (Tzu-hsing Ch’uan-shih) là trí Nhị Đế Phật chứng ngộ như kết quả thực hành tại Bản môn.

(ii) Hóa tha tương đốituyệt đối (Hua-t’a Ch’uan-shih) là trí Nhị Đế Phật sử dụng khế hợp căn cơ chúng sinh từ chứng đắc Bồ đề Bản môn.

(iii) Tự giácHóa tha (Tzu-hsing Hua-t’a Ch’uan-shih) là trí Nhị Đế gồm có hai phần trên, Tự giác như tuyệt đốihóa tha như tương đối.
Thứ ba, ba loại tương quan giữa tuyệt đốitương đối qua Tích và Bản được Trí Khải minh họa để chuyển đạt thực tại bất tư nghị nhu một thực thể.

(i) Tuyệt đối nhấn mạnh sự ứng dụng tương đối (Yueh-shih Shih-ch’uan) Trí Khải giải thích rằng bản hoài của Thế Tôn khi giáo pháp là khiến chúng sinh nhận được Bản như chân lý tuyệt đối. Tuy vậy, chúng sinh khó so lường tuyệt đối nên lầm tương đối (Tích) như tuyệt đối, và không thể chứng ngộ tương đối hoặc tuyệt đối

(ii) Phải phá tương đối để hiển thị tuyệt đối (Fei-ch’uan Hsien-shih). Trí Khải nói rằng ý nghĩa nầy cho thấy bản hoài của Thế Tôn khiến chúng sinh nhận biết được tương đối để không bị trói buộc vào những điều nầy.

(iii) Khai tương đối hiển tuyệt đối (K’ai-ch’uan Hsien-shih) Đây là ngăn ngừa chúng sinh chớ bị trói buộc vào tuyệt đốicoi thường sự quan trọng của tương đối, bởi vì tương đối là một thực tại bất khả phân ly với tuyệt đối (trong ý nghĩa cái trước hiển lộ cái sau). Mối tương quan giữa hai điều trên là tương đối chứa đựng tuyệt đối như cái sau nhấn mạnh cái trước, và tuyệt đối chứa đựng tương đối như cái sau bắt nguồn từ cái trước. Cả hai đồng nhất, thấy rằng chúng sinh không thể ly khai tương đốitìm thấy được tuyệt đối.

 Những biểu thị đầy đủ về Bản nói trên đưa đến những luận cứ về lợi ích sau đây bao gồm cả những đề mục về Bản.

2.2.9 Lợi Ích ( Li-I)

Như kết quả chứng đắc của Phật Bản môn, đưa đến lợi ích, Trí Khải chia ra làm hai loại lợi ích liên quan đến Bồ tát sinh thânPháp thân (592). Nhìn về lợi ích của Bồ tát sinh thân, Trí Khải nói rằng có hai vị trí. Vị trí thứ nhất chỉ cho những lợi ích được thọ nhận từ môn đồ của Phật, là những bậc đã chứng đắc Bồ đề. (593). Vị trí thứ hai chỉ cho những lợi ích được thọ nhận từ các Bồ tát là những bậc Đạo quả viên thành và đã vượt dòng sinh tử. Lợi ích nầy quy về năm môn Diệu Cảnh, Diệu Tam Pháp, Diệu Cảm ¬ng, Diệu Thần Thông, và Diệu Thuyết Pháp thuộc Tích môn, bởi vì năm môn Diệu nầy liên quan đến quả Bồ đề. Với lợi ích đến từ Pháp thân, Trí Khải nói về ứng hóa thân. ¬ng hóa thân nầy là Bồ tát sinh thân, đắc Bồ đề thuộc Tích môn.

2.2.10 Quán Tâm (Kuan-hsin) 

Trong phần cuối phân tích về Bản môn Thập Diệu, Trí Khải lập luận từ phép quán tâm (594). Quán tâm là sự tận tụy của Đại Sư trình bày một con đường thực tiển chứng ngộ Chân Như (Bản Diệu). Chỗ nầy dựa trên ý tưởng Phật và chúng sinh không khác. Cả Phật và chúng sinh cùng có sẳn Phật tánh như thị, và vì vậy, tất cả chúng sinh đều bình đẳng với Phật, từ đó, Phật tánh có thể hiển lộ, và Bồ đề có thể chứng đắc. Trí Khải lập luận rằng quán tâmphương tiện đưa Phật đến với Bồ đề, nên chúng sinh cũng có thể chứng đắc Bồ đề cùng phương tiện. Bất kỳ Bản hoặc lâu hoặc xa, với phép quán tâm, có thể hội nhập sự vi diệu của Bản, vì Bản chưa từng rời tâm. Cũng vậy, mặc dù cái dụng của Tích môn vĩ đại, không thể diễn tảgiải thích, thấy rằng Phật tánh trong mỗi chúng sinh cũng không khác chư Phật, lợi ích lớn có thể phát sinh từ phép quán tâm.

Tổng kết Bản Môn Thập Diệu

 Phần trên là sự giải thích của Trí Khải về Bản Môn Thập Diệu. Như sự chứng đắc của Phật trong vô lượng kiếp quá khứ được hiển lộ qua kimh Pháp Hoa, Trí Khải ghi lại Bản trong tương quan với Tích, bao gồm sự chứng đạo dưới cội cây Bồ đề như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trí Khải giải thích Bản và Tích như hai phần dựng lập nên kinh Pháp Hoa. Bản là Thể, và Tích là Dụng. Vì Bản là nguồn cội của Tích, Trí Khải nhìn Bản tuyệt đối quan trọng.

Cùng với sự hệ thống hóa Tích môn qua Thập Diệu, Trí Khải cũng hệ thống hóa Bản môn qua Thập Diệu. Bản như nền tảng gồm thu Tích, nhưng Tích không nhất thiết có cùng những diệu môn như Bản. Trong văn mạch nầy, không những Trí Khải làm sáng tỏ sự tương liên giữa Bản và Tích, nhưng cũng làm sáng tỏ sự đặc thù của Bản. Nói cách khác, tất cả mười diệu môn thuộc Tích có trong mười diệu môn thuộc Bản, nhưng có những môn đặc thù mà chỉ Bản mới có, như Diệu Quốc Độ, Diệu Niết Bàn, và Diệu Thọ Mệnh. Lý do là vì ba môn nầy chỉ có tương quan trong Bản, nhưng đồng thời là những yếu tố quyết định cho những cái sẽ tựu thành trong Tích. Trí Khải nói rằng Diệu Quốc Độ đưa ra bốn cảnh giới thuộc Bản môn, từ đó bắt nguồn cho bốn cảnh giới thuộc Tích môn. Diệu Niết Bàn đưa ra sự kiện rằng Thế Tôn tuyên bố sắp nhập Niết Bàntính cách lịch sử, có thể mang trở lại bản môn, và Niết Bàn thuộc Tích môn là phương tiện Phật dùng để giáo hóa chúng sinh (vì Phật bất tử thường trụ tại Niết Bàn Bản môn). Diệu Thọ Mệnh chuyển đạt sự kiện rằng thọ mệnh của Phật là bất tử, không mất mặc dù Phật thị hiện sống đời hoặc dài hoặc ngắn ở Tích môn.

Thấy rõ rằng Tích và Bản khác nhau, vì Trí Khải nhìn như biểu tượng lần lượt của lý và sự, giáo và hành, thể và dụng, tuyệt đốitương đối, và hiện tạiquá khứ. Vì sự khác nhau giữa Bản và Tích, Trí Khải đưa ra thô và tế, tương đốituyệt đối, để thấy được sự siêu việt của Bản. Mặc dù Bản như chân lý tuyệt đối vượt trên Tích như chân lý tương đối, Trí Khải chủ trương rằng cả hai đồng là thực tại bất tư nghị. Lý do là vì tương đốiphương tiện khế hợp giúp cho sự hiển lộ tuyệt đối, và tuyệt đối như nguyên lý đặc thù là cái mà tương đối quy về. Vì vậy, cả hai Bản như tuyệt đối và Tích như tương đối đều là hai mặt không thể khinh suất của cùng một thực tại bất tư nghị

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11597)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 11908)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11072)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11315)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 12043)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12535)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10737)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 17941)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11699)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 9916)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 10148)
Bồ Tát Thiện Giới, hiểu theo nghĩa Việt là những giới tốt lành, hay kheo, chơn chánh của Bồ tát.
(Xem: 12318)
Kinh Kim Cang thuộc hệ Bát Nhã, một trong ngũ thời giáođức Phật đã thuyết, và là quyển thứ 577 trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.
(Xem: 15305)
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
(Xem: 11212)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 14296)
Đức Phật A Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
(Xem: 12054)
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
(Xem: 15278)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 11969)
Đề cương kinh Pháp Hoa là học phần cương yếu, Thượng nhân Minh Chánh nêu lên cốt lõi của kinh qua cái nhìn của thiền sư Việt Nam...
(Xem: 12376)
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Đàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh
(Xem: 11142)
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt.
(Xem: 12040)
Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.
(Xem: 10573)
Thế Tôn đã để lại cho chúng ta một phương pháp để thẩm định đâu là giáo lý Phật Giáo, đâu không phải là những lời dạy của đức Phật.
(Xem: 12529)
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta.
(Xem: 13127)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 14754)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 12622)
Kinh Đại Bát Niết Bànbài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
(Xem: 16500)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 19586)
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
(Xem: 13072)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12626)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12216)
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau.
(Xem: 11807)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10872)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 13464)
Thích Đức Nhuận, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000
(Xem: 11912)
Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch. Sa môn Hám Sơn Thích Đức ThanhTào Khê, đời Minh soạn - Việt Dịch: Hạnh Huệ
(Xem: 11811)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 11599)
Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng.
(Xem: 12727)
Kinh Căn Bản Pháp Môn nêu lên hai cách tu tập: Chỉ (samātha) và Quán (vipassana). Đây là hai cách tu tập cần yếu trong hành trình dẫn đến giác ngộ.
(Xem: 14470)
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó.
(Xem: 12577)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, bắt đầu từ ngày 28/5/1998, tổng cộng gồm năm mươi mốt tập (buổi giảng).
(Xem: 15621)
Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật ĐếDi Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
(Xem: 13572)
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
(Xem: 12854)
Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 9823)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
(Xem: 17953)
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
(Xem: 11124)
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sư Thanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
(Xem: 9031)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 12136)
Chúng ta biết rằng, lý do tồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiện sinh hoạt tâm linh của con người.
(Xem: 13003)
Bài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka).
(Xem: 10256)
Này người Bả-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên ba thanh kiếm bất hạnh...
(Xem: 12139)
Mettâ-sutta là một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi"
(Xem: 15254)
Câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không chỉ là yếu chỉ tu hành của những người tu Phật mà còn có công năng chuyển hóa những tâm hồn bi quan, khổ đau trong cuộc đời, giúp họ sống tỉnh giác và xả ly, tự tin, làm chủ bản thân trước mọi hoàn cảnh sống.
(Xem: 16563)
BÁT NHÃ TÂM KINH (Prajnaparamitahridaya Sùtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát nhã ba la mật (Prajnaparamità).
(Xem: 12169)
Bát-nhã là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung-hoa có nghĩa là trí-huệ, tiếng Việt-nam mình cũng giữ chữ đó là trí-huệ.
(Xem: 11413)
Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lựcniềm tin của nhân loại.
(Xem: 14210)
Đại Thừa Khởi Tín Luận - Con đường đưa đến giác ngộ, Tác Giả: Mã Minh - Dịch & Giải: Chân Hiền Tâm.
(Xem: 19627)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 14120)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(Xem: 24532)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
(Xem: 10641)
Kinh 42 Bài là dịch từ chữ Hán Tứ Thập Nhị Chương. Kinh nầy có nhiều bản chữ Hán. Bản lưu hành cho đến gần đây, theo sự ước đoán của Hòa Thượng Trí Quang
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant