Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tham Khảo

28 Tháng Năm 201000:00(Xem: 7582)
Tham Khảo

Trí Khải Đại Sư 
PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA

PHẬT HỌC THIÊN THAI TÔNG

Nguyên tác: The Profound Meaning of the Lotus Sutra by Haiyan Shen - Từ Hoa dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2008

 

QUYỂN HAI

Phần Hai
ĐẶC TÍNH CÁ BIỆT CỦA NGŨ HUYỀN 

ĐỐI VỚI SỰ CHÚ GIẢI KINH PHÁP HOA

(Huyền Nghĩa, Ch.1-10, T33, 691a - 814a)

Tham khảo

1 Phần phiên dịch đầy đủ dưới dạng Anh ngữ ‘Giải thích tổng quát về ‘Diệu’, đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, pp. 199-206.
2 Từ ‘bán tự’ và ‘mãn tự’ đến từ phẩm Văn Tự trong kinh Đại Bát Niết Bàn (T12, 653c), trong đó, từng chữ cái được dịch là ‘bán tự’, và đặt chung vào nhau thành chữ, gọi là ‘mãn tự’. Swanson, p. 303, note 177.
3 Trong cách dùng chữ của Trí Khải, Lý (tathata) chỉ thực tại trong tất cả các pháp. Lý nầy được Trí Khải trình bày qua học thuyết Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa, và nói phổ quát như bản tính sẳn có của tất cả chúng sinhvạn pháp.
Huyền Nghĩa, T33, 696c.
5 Cùng chỗ.
6 Cùng chỗ. p. 697a.
7 Phần phiên dịch đầy đủ dưới dạng Anh ngữ ‘Định nghĩa giới thiệu’, đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, pp207-208.
8 Phần diễn tả về sáu loại Cảnh, đọc 1.4.1 ‘Diệu Cảnh’.
9 Đọc Huyền Nghĩa, T33, p.697c.
10 Phần nói về hai mươi loại Trí, đọc 1.4.2 ‘Diệu Trí’.
11 Đọc Huyền Nghĩa, T33, 697c. Câu ‘bởi vì Pháp (chân lý) là thường, nên chư Phật cũng là thường’ cùng với câu nói về Cảnh ‘được gần gủi chư Phật’ đến từ đoạn kinh Niết Bàn, T12, 627b. Xem chi tiết, Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, p.318, note 321.
12 Huyền Nghĩa, T33, 697c. Phần diễn tả về các hành khác nhau, đọc 1.4.3 ‘Diệu Hành’.
13 Huyền Nghĩa, T33, 697c. Phần mô tả về các quả vị khác nhau, đọc 1.4.4 ‘Diệu Vị’.
14 Huyền Nghĩa, T33, 697c.
15 Phần giải thích về bốn tiến trình và ba mươi sáu tiến trình, đọc phần III. ‘Minh định các loại cơ cảm’, 1.4.6 ‘Diệu Cảm ¬ng’.
16 Phần mô tả về các tùy thuận, đọc phần IV. ‘Minh định sự tùy thuận giữa cảm và ứng’, 1.4.6 ‘Diệu Cảm ¬ng’.
17 Huyền Nghĩa, T33, p. 697c.
18 Phần diễn tả về diệu thần thông, đọc 1.4.7 ‘Diệu Thần Thông’.
19 Huyền Nghĩa, T33, 697c. Phần diễn tả về Diệu Thuyết Pháp, đọc 1.4.8 ‘Diệu Thuyết Pháp’.
20 Huyền Nghĩa, T33, 697c. Phần diễn tả về diệu quyến thuộc, đọc 1.4.9 ‘Diệu Quyến Thuộc’.
21 Huyền Nghĩa, T33, 697c. Tỷ dụ về đại hải nhận mưa của loài rồng có nghĩa rằng những lợi ích Phật ban xuống chúng sinh như biển lớn. Đại dương mênh mông không chịu ảnh hưởng tăng giảm của cơn mưa từ loài rồng trút xuống. Tỷ dụ nầy từ kinh Hoa Nghiêm T9, 625b-c, sánh trí tuệ Như Lai như đại hải. Tuy nhiên, Phật trí không thể so lường, ngay cả biển lớn cũng không thể sánh cùng. Đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, p.319, note 339. Phần diễn tả về diệu lợi ích, đọc 1.4.10 ‘Diệu Công Đức Lợi Ích’.
22 Phần phiên dịch đầy đủ dưới dạng Anh ngữ ‘dẩn chứng’, đọc Swanson, pp. 208-210.
23 Phần phiên dịch đầy đủ dưới dạng Anh ngữ ‘Sinh khởi’, đọc Swanson, cùng chỗ, pp. 210-211.
24 Cảnh (Ching / visaya) chỉ đối tượng nhận thức như thực. Phạn ngữ có nghĩa cảnh giới năng lực chúng sinh có thể đến. Cũng có nghĩa là nơi thiện hạnh chúng sinh đến được. Đọc Japanese-English Buddhist Dictionary, p. 189, s.v. Kyo-gai.
25 Huyền Nghĩa, T33, 698b.
26 Cùng chỗ.
27 Cùng chỗ.
28 Cùng chỗ. Tương tự như ao nước tịnh Pancavinsati. Đại Trí Độ Luận (T25, 640c). Đây là tỷ dụ mô tả Niết Bàn-nơi không có sự bức não.
29 Huyền Nghĩa, T33, 698b.
30 Cùng chỗ.
31 Cùng chỗ.
32 Cùng chỗ.
33 Cùng chỗ.
34 Cùng chỗ.
35 Phần phiên dịch đầy đủ dưới dạng Anh ngữ về ‘Cảnh như Nhân Duyên’, đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, pp. 212-226.
36 ‘Mười hai móc xích nhân duyên’ là vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử. Đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp.99-101; Hurvitz, Chih-I, pp. 349-351. Về mười hai nhân duyên, đọc David Kalupahana, Casualty : The Central Philosophy of Buddhism..
37 Tri Khải cho rằng đây là lời Thế Tôn dạy hàng đệ tử Tạng giáocăn cơ chậm lụt. Hai móc xích đầu trong mười hai nhân duyênVô Minh và Hành được hiểu như nhân có thực của sáu cõi luân hồi sinh diệt. Vì thế, gọi là ‘Mười Hai Nhân Duyên Sinh Diệt Bất Tư Nghị’.
38 Theo Trí Khải, đây là giáo pháp Thế Tôn dành cho môn đồ Thông giáo với căn cơ sắc bén. Mười Hai Nhân Duyên được hiểu như sự vắng bặt của thực tại cố định và vì vậy, như huyễn. Vì mười hai móc xích từ vô minh cho đến lão tử như huyễn như Không, chẳng có gì thật sự sinh. Cũng vậy, nếu vô sinh thì cũng vô diệt. Vì vậy, gọi là ‘Mười Hai Nhân Duyên Vô Sinh Vô Diệt Bất Tư Nghị’
39 Trí Khải nói rằng đây là Thế Tôn dạy hàng môn đồ Biệt giáo căn cơ hoặc chậm lụt hoặc sắc bén, nhắm mục đích vượt bỏ Thanh văn thừathuyết giảng Đại thừa. Lối hiểu về mười hai nhân duyên nầy liên hệ với tâm. Vì tâm vô minh các pháp trong và ngoài ba cõi sinh khởi. Vô minh ở đây chỉ cho sự ham thích sai lạc Niết Bàn của Nhị Thừa, đưa đến sự tái sinh trong cõi ý tạo nên thân , đó là không sinh thân tứ đại, nhưng là thân thuần tưởng, như thánh thể được kể là chỉ thuần tưởng thay vì tứ đại như thân chúng sinh. (đọc Swnason, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, p. 128, note 423). Theo đó, cái chết của một ‘ý sinh thân’ là một sự biến hóa bất tư nghị (Pu-k’o Ssu-i Pien-i Ssu / Acintyaparinamini cyutih) vươt trên lối hiểu qua khái niệm và khác với những sinh tử thường tình, (đọc cùng chỗ, p.328, note 424). Với sinh tử như hóa thân của bậc Thánh, Mười Hai Nhân Duyên Sinh Diệt Bất Tư Nghị.
40 Trí Khải giải thích rằng đây là giáo thuyết Thế Tôn dạy môn đồcăn cơ sắc bén thuộc Viên giáo. Mục đích của giáo nghĩa nầy là để hiển lộ nguyên lý ẩn tàng trong thế giới hiện tượng. Lý và Sự khéo hội nhập, có trong nhau.
41 ‘Trong tam giới’ (Chieh-nei) chỉ ba cõi Dục, Sắc, và Vô Sắc. Chỗ nầy nghịch với ‘vượt trên ba cõi’( Chieh-wai) - cảnh giới ngoài ba cõi và các bậc Thánh như A la hán, Duyên giác, Bồ tát, và Phật thường trú, vì đã vượt vòng luân hồi trong ba cõi. Vì vậy, tam giới có thể được nhìn như tương đốigiới hạn, ngoài tam giới có nghĩa là tuyệt đối và vô hạn. Mou Tsung-san đã nghiên cứu quan điểm của Trí Khải về trong và ngoài ba cõi. Đọc Mou-t’ung-san, Fo-hsing Yu po-jo, vol.2, pp. 886-991.
42 Trí Khải giải thích ‘Nói rằng vô minh và vọng dục là hai điều khác nhau, thì cái đứng giữa (Vô minh và vọng dục) là Trung Đạo (đọc kinh Niết Bàn, T12, 768a). (Điều nầy bởi vì) vô minhquá khứ, và vọng dục là hiện tại. Hoặc cực đoan hoặc trung dung , không có gì ra ngoài Phật tánh. Phật tánh nầy không gì khác hơn là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. (Vì vô minh đồng với Trung Đạo Phật tánh là thường, lạc, ngã, tịnh) vô minh không sinh cũng không diệt. (lối hiểu Mười Hai Nhân Duyên nầy) gọi là ‘Mười Hai Nhân Duyên Vô sinh Bất Tư Nghị’ Huyền Nghĩa, T33, 700a.
43 Phần phiên dịch đầy đủ dưới dạng Anh ngữ ‘Cảnh như Tứ đế’, đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, pp.226-234.
44 Tứ Đế gồm Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, và Đạo đế.
45 Trí Khải luận rằng ý nghĩa của bốn loại Tứ đế (Ssu-chung Ssu-ti) từ phẩm Thánh Hạnh (Sheng-hsing) trong kinh Đại Niết Bàn (T12, 672 cff).Tuy nhiên, Swanson lại nói rằng bốn sự phân ra từng loại nói trên không nằm trong kinh nầy, và Trí Khải minh định những từ ngữ như ‘sinh diệt’, và ‘vô lượng’ từ kinh nầy. Vì thế, sự phân loại là từ Trí Khải mà có. Đọc cùng chỗ, Foundation of T’ien T’ai Philosophy, p.335, note 478. Nghiên cứu thêm về Tứ đế trong Maha Chỉ Quán (Mo-ho Chih-kuan), đọc Swanson, cùng chỗ, pp.8-10.
46 Đọc giải thích của Trí Khải về loại Tứ đế nầy trong Mo-ho-Chih-kuan, T46, 4b.
47 Giải thích sâu hơn về vô lượng, đọc giải thích của Trí Khải trong Ma ha chỉ quán, T46, 4b-c.
48 Swanson đưa ý kiến rằng ‘lệch lạc’ ở đây có nghĩa rằng Trung Đạo vẫn có thể qua ngôn ngữ, và tư tưởng trọn vẹn bên trong thực tại thì vượt trên chữ và khái niệm. Đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, p.143.
49 Đọc giải thích của Trí Khải về Tứ đế trong Maha Chỉ Quán, T46, 4c.
50 Huyền Nghĩa, T33, 702a.
51 Phần phiên dịch đầy đủ dưới dạng Anh ngữ ‘Cảnh như Nhị Đế’, đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, pp.234-252. Swanson khảo sát chi tiết đề tài Nhị Đế với những tham khảo và những quan điểm khác nhau về Nhị Đế trước thời điểm của Trí Khải, và những giải thích của Trí Khải về Nhị Đế phản ảnh khuynh hướng của thời đại của Đại Sư. Đọc cùng chỗ., pp. 1-3, 13-16, 18-24, 30-38, 52-56, 57-63, 66-70, 74-77, 103-107, 111-116, 118-120. Về Nhị Đế của Long Thọ Bồ Tát, đọc Ng Yu Kwan, T’ien T’ai Buddhism and Early Madhyamika, pp. 159-162. Nghiên cứu về Nhị Đế của những học gỉả hiện đại gồm có : T.R. Murti, The Central Philosophy of Buddhism, pp. 228-255 ; M. Sprund, ed., The Problems of Two Truths in Buddhism and Velanda, Dordrecht : D. Reidel, 1973 ; D. Seyfort Rrugg, The Litterature of the Madhyamika School of Philosophy in India ; Wiesbaden : Harrassovitz,1981, pp. 42-47 ; David J. Kalupahana, Nagarjuna : The Philosophy of the Middle Way, new York : State University of New York Press, 1986, pp. 67-70, 331-335 :Yuichi Kajiyama, Studies in Buddhist Philosophy : Selected Papers, Kyoto : Rinsen Book Co., Ltd., 1989, pp. 130-136
52 Mou-t’ung-san và Swanson luận về bảy loại Nhị Đế. Đọc Mou, Fo-hsing Yu Po-jo, pp. 648-665 ; Swanson, Foundation of T’ien T’ai Philosophy, pp. 146-150.
53 Huyền Nghĩa, T33, 702b.
54 Đọc cùng chỗ. Theo định nghĩa nầy, ‘Sui-chih’ (thuận theo Phật trí) được nói đến trong tương quan với sự chứng ngộ về Lý.
55 Đọc Huyền Nghĩa, T33, 702c. Theo Swanson, ba đường lối thuyết pháp của Thế Tôn là sự đưa giáo pháp vào căn cơ của chúng sinh (Sui-t’a-i), và tương hợp với Phật trí (Sui-tzu-i) được nói trong kinh Đại Niết Bàn (T12, 820b-c). Đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, p.344, note 533. Swanson đưa ra một giải thích chi tiết về ba cách giáo pháp nầy, cũng như bảy lối nhìn về Nhị Đế. Cùng chỗ, pp. 145-150.
56 Sự tương quan giữa ba loại Nhị Đế được Chan-jan (Trạm Nhiên) nói đến trong ‘Fa-hua Hsuan-I Shih-ch’ien t’ung’, ‘Pieh-ch’ieh-t’ung, và ‘Yuan-chieh-t’ung. Đọc T33, 855b-c. ‘Chieh’ (hướng dẩn) có nghĩa Bồ Tát vào Thông Giáo để hướng tâm chúng sinh (với căn cơ thích ứng với giáo pháp của Biệt GiáoViên Giáo) để học được những giáo lý của hai pháp môn nầy. Ng Yu Kwan nói rằng mục đích chính của Nhị Đế là trình bày mối thâm giao giữa Tứ giáo. Đọc T’ien T’ai Buddhism and Early Madhyamika, p. 54. Yang Hui-nan chủ trương rằng ba loại Nhị Đế là sự phê bình của Trí Khải Đại Sư về Thông GiáoBiệt Giáo. Đọc sự phân tích của Yang, Chih-I Te Erh-ti Ssu-hsiang, Journal of the Center for Biddhist Studies, No.4, 1999, pp.49-62. Đầy đủ về ba loại Nhị Đế, đọc Yang Hui-nan, cùng chỗ, pp.43-68.
57 Mou-t’ung-san nhìn loại Nhị Đế nầy hợp với loại thứ hai ‘Huyễn Hữu Không Nhị Đế’ (Huan-yu K’ung Erh-ti), và chúng sinh với căn cơ chậm lụt thuộc Thông giáo. Cùng chỗ, Fo-hsing Yu Po-jo, p. 661.
58 Mou-Tsung-san nói rằng loại Biệt Giáo tiếp dẩn Thông Giáo (Pieh-chieh-t’ung) hợp với loại thứ ba’Huyễn Hữu như KhôngBất Không Nhị Đế’(Huan-yu K’ung pu-k’ung Erh-ti), và chúng sinh với căn cơ sắc bén thuộc Thông Giáo. Đọc cùng chỗ. Cả hai Ng Yu Kwan và Mou-Tsung-san đều nói rằng Bất Không trong văn mạch nầy liên quan đến Diệu Hữu (Miao-yu). Đọc Mou, Fo-hsing Yu Po-jo, p.663 ; Ng Yu Kwan, T’ien T’ai Buddhism and Early Madhyamika, p.55.
59 Loại ‘Viên Giáo tiếp dẩn Thông Giáo’ nầy (Yuan ch’ieh T’ung) là loại Nhị Đế thứ tư, ‘Huyễn Hữu đồng như KhôngBất Không, và vạn pháp quy về Không và Bất Không’ qua văn mạch nầy liên hệ đến Như Lai Tạng, về chỗ vạn pháp lưu chuyển. Đọc cùng chỗ.
60 Cùng chỗ, p.702c.
61 Tam Đế của Trí Khải căn cứ và đoạn văn trong Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Ba La Mật Đa (Jen-wang Hu-kuo Po-jo-luo-mi-tuo Ching), T8, 829b, 833b, và trong Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh (P’u sa Yin-luo Pen-yeh Ching), T24, 1019b, 1018b-cff. Thêm chi tiết, đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, pp. 48-50, 53-56. Phần phiên dịch đầy đủ dưới dạng Anh ngữ ‘Cảnh như Tam Đế’, đọc Swanson, cùng chỗ, pp.252-254. Về những luận thảo của Swanson đối với khái niệm về Tam Đế của Trí Khải, đọc cùng chỗ, pp. 150-154. Thật hy hữu mà thấy rằng ngoài sự nhấn mạnh phải có về tầm quan trọng của Tam Đế như chiếc chìa khóa đi vào Phật học Thiên Thai Tông, đây còn là đề mụctác giả đã nói đầy đủ trong tác phẩm Foundations of T’ien T’ai Philosophy. Ng Yu Kwan nhấn mạnh rằng chân lý trong Phật học Thiên Thai là Trung Đạo-Phật tánh, (đọc T’ien T’ai Buddhism and Early Madhyamika, về đề tài nầy), và Tam Đế cùng với Tam Trí trong phần Tam Quán, liên hệ đến vấn đề chứng ngộ chân lý. Đọc cùng chỗ, p. 136 ff. P’an Guiming chủ trương một quan điểm tương tự về Tam Đế được nói qua Tam Quán. Đọc thảo luận của tác giả về Tam Quán trong tácphẩm Chih-I P’ing-chuan, pp. 162-230.
62 Ng Yu Kwan nói về Trung Đạo nầy như Không quán, T’ien T’ai Buddhism and Early Madhayamika, pp. 29-38.
63 T12, 684c. Đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, p. 354, note 610, về sự phiên dịch toàn đoạn văn trong văn bản, là chỗ được trích dẩn. 
64 T12, 616a-617c. Swanson giải thích đoạn kinh trong Đại Niết Bàn liên quan đến lối phân tích nầy. Đọc Foundations of T’ien T’ai Phi losophy, p. 354, note 611.
65 Huyền Nghĩa, T33, 705a.
66 Đọc kinh Pháp Hoa, T9, 10a.
67 Huyền Nghĩa, T33, 705a.
68 Trí Khải lập lại : ‘Nói rằng ‘ vạn pháp không thể được giải nghĩa’ có nghĩa vạn pháp luôn là tịch diệt. Làm cách nào toàn thể chân lý lại hỗn tạp và ngăn ngại lẫn nhau?. Không thể có cả Một Chân Lý, làm sao lại có tất cả chân lý? Mỗi một chân lý đều không thể diễn đạt một cách rốt ráo. (Vì chân lý) mà có thể giải thích được thì thô, và (chân lý) không thể giải thích được thì vi tế. Sự vi tế nầy cũng là diệu, vì vượt qua được sự diễn đạt của ngôn từ’. Cùng chỗ, p.705a-b.
69 Cùng chỗ, p. 705b.
70 Về phần nầy, đọc Huyền Nghĩa, T33, 705b-c.
71 Về phần hổ tương nầy, đọc Huyền Nghĩa, T33, 705b-c.
72 Về phần hổ tương nầy, đọc cùng chỗ.
73 Đọc cùng chỗ, p. 706b.
74 Cùng chỗ.
75 Cùng chỗ
76 Cùng chỗ
77 Cùng chỗ
78 Cùng chỗ
79 Ý tưởng về chân lý nầy hoàn toàn vượt trên giải thích, ngôn từ, và khái niệm căn cứ vào đoạn văn liên quan đến bốn điều không thể nghĩ bàn trong kinh Đại Niết Bàn, T12, 733c. Phần phiên dịch dưới dạng Anh ngữ về đoạn kinh nầy, đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Buddhism, pp.341-342, note 513. Bốn loại bất khả thuyết (Pu-k’o Shuo) là :’Sinh sinh (sheng-sheng) không thể nghĩ bàn. Sinh Bất Sinh (Sheng Pu-sheng) không thể nghĩ bàn. Bất Sinh Sinh (Pu-sheng Sheng) không thể nghĩ bàn. Bất Sinh Bất Sinh (Pu-sheng Pu-sheng) không thể nghĩ bàn.’ Trí Khải lần lượt đưa bốn loại không thể nghĩ bàn nầy hợp vào Tứ Giáo. Sinh Sinh có nghĩa rằng đối tượng mà có thể sinh, sinh sự thể. Đây là sự sinh bất định, và vì vậy, không thể nghĩ bàn. Sinh Bất Sinh có nghĩa đối tượng mà có thể sinh, lại không sinh sự thể. Đây là điều đối nghịch, và vì vậy, không thể nghĩ bàn. Bất Sinh Sinh có nghĩa rằng đối tượng mà không thể sinh lại sinh. Vì khác với sinh bắt nguồn từ bất sinh, nên không thể nghĩ bàn. Bất Sinh Bất Sinh có nghĩa nếu đối tượng không thể sinh, thì có bất sinh. Tuy nhiên, nếu có Bất Sinh, cái gì là kết quả trong thế giới hiện tượng? Hẳn nhiên, đây là điều khó nghĩ bàn. Li Chih-fu, Miao-fa Lien-hua Ching Hsuan-I yen-chiu. Vol.1, p. 251. Trong tác phẩm MaHa Chỉ Quán, Trí Khải đưa ra thêm một giải thích về bốn điều mang bốn nghĩa khác nhau. 
(i) Sinh Bất Sinh có nghĩa rằng Thực Tại luôn có mặt bất sinh. Từ Thực Tại nầy, thế giới Tục Đế sinh khởi để đáp ứng chúng sinh.
(ii) Bất Sinh Bất Sinh có nghĩa hội nhập Thực Tại như nó là bất sinh, chúng sinh chứng ngộ. Vì tất cả chúng sinh đều tương ưng với thực tại chứng đắc, vì vậy suy ra rằng chứng ngộ thì bất sinh.
(iii) Bất Sinh Sinh có nghĩa khi chứng đạt Chân Đế, Tục Đế liền bị diệt. Sự tiêu diệt Tục Đế ám chỉ cái tướng sinh của Tục Đế thật sự bất sinh
(iv) Sinh Sinh chỉ các Bồ Tát hoán chuyển chúng sinh. Mặc dù các Bồ Tát trụ ở chỗ Vô Sinh, vì muốn độ chúng sinh nên tự tại ứng thân vào cõi tục mở đường giác ngộ do đó hiện tướng tái sinh và sinh giác ngộ
80 Huyền Nghĩa, T33, 706c.
81 Cùng chỗ, p. 706c. Shen-tzu là một tên khác một trong mười đại đệ tử của Phật Sariputra, là một trong những vị đệ tử được xem là trí tuệ bậc nhất.
82 Huyền Nghĩa, T33, 706c.
83 Cùng chỗ.
84 Phần luận về Diệu Cảnh nói trên của Trí Khải đã được in một phần bằng Hoa ngữ. Đọc Shen Haiyan, Ching-miao Chiu-ching- Ts’ung Miao-fa Lien-hua Ching Hsuan-I Chung-K’an T’ien T’ai Chih-I Tui Chen-li te Lun-shu (Vi Diệu Cảnh : Nghiên cứu về khảo luận về chân lý của Trí Khải qua tác phẩm Pháp Hoa Huyền Nghĩa), Chueh-ch’un’s Collection of Treatise, No. 1, 2001, pp. 150-170.
85 Cùng chỗ.
86 Ngũ Đình Tâm Quán (Wu-t’ing-hsin) chỉ năm phương pháp đình chỉ tâm làm giảm năm chướng ngại. Những phương pháp nầy được các vị Thanh Văn tu tập, khi bắt đầu con đường thực hành. Phương pháp thứ nhất liên quan đến quán bất tịnh để vượt qua tâm tham dục. Phương pháp thứ hai là từ bi quán để vượt qua tâm sân hận. Phương pháp thứ ba là nhân duyên quán để vượt tâm ngu si. Phương pháp thứ tư là niệm Phật quán để vượt nghiệp chướng. Phương pháp sau cùng là sổ tức quán để vượt tâm tán loạn. Đọc Hurvitz, Chih-I, p. 346.
87 Tứ Niệm Trụ (Ssu-nien-ch’u) gồm có hai nhóm là Biệt Tướng Niệm Trụ (pieh hsiang nien ch’u) và Tổng Tướng Niệm Trụ (Tsung hsiang nien ch’u). Đọc phần giải nghĩa, p. 37, note 52.
88 Ba bậc Hiền đầu trong Thất Hiền thuộc Thanh Văn Thừa chỉ Ngũ Đình Tâm Quán (wu-t’ing hsin) và hai loại Biệt TướngTổng Tướng Tứ Niệm Trụ.
89 Tứ Đão (Ssu-tao) chỉ bốn lối thấy sai lầm, tạo thành hai nhóm. Loại thứ nhất là bốn cái thấy điên đão của kẻ vô minh, nhìn lầm sinh tử vô thường là thường, lạc, ngã, và tịnh. Loại thứ hai là bốn cái thấy điên đão của Nhị Thừa, nhìn lầm Niết Bànvô thường, khổ, vô ngã, và bất tịnh. San-tsang Fa-shu, p. 352.
90 Đọc cùng chỗ, p. 707b. Cả hai Ngoại Phần và Nội Phần thành tựu Thất Hiền Vị của Thanh Văn Thừa.
91 Khổ Đếđặc tính Vô Thường, Khổ, Không, và Vô Ngã. Tập Đếđặc tính Nhân (yin), Tập (chi), Sinh (sheng), và Duyên (yuan). Diệt Đếđặc tính Diệt (mieh), Tịnh (ching), Diệu (miao), và Ly (li). Đạo Đếđặc tính Đạo (tao), Như (ju), Hành (hsing), và Siêu (ch’u). Cùng chỗ, T29, No. 1558, p. 137a.
92 Gồm có Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, và A La Hán.
93 Giáo lý Thế Tôn thuyết về hiện tượng hoặc hiện hữuTục Đếthực thể hoặc Không là Chân Đế.
94 Bát Nhẫn Bát Trí (Pa-jen pa-shih) chỉ lý nhẫn và trực giác về Tứ Đế. Nhẫn liên quan đến sự diệt cái thấy và nghĩ sai lầm, và trí hoặc trực giác liên quan đến sự chứng ngộ lý. Từng phần trong Tứ Đế bao gồm hai hạnh nầy, tổng cộng thành mười sáu cách quán chiếu. Chín đường vô ngại (wu-ai-tao) chỉ hành giả tu tập quán chiếu để diệt vọng trong ba cõi, khiến không còn bị vọng ngăn ngại. Ba cõi gồm chín cảnh giới : một cảnh Dục giới, bốn cảnh Sắc giới, gồm cảnh sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, và tứ thiền ; bốn cảnh Vô sắc giới gồm Không xứ, Thức xứ, Vô Sở Hữu xứ, và Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Chín cảnh đạo giải thoát có nghĩa rằng khi cái thấy và nghĩ sai lầm trong chín cõi thuộc tam giới đã diệt, hành giả đắc giải thoát. San-tsang Fa-shu, p. 352, Hurvitz, Chih-I, p. 258, note 1.
95 Bồ Tát Lục Độ chỉ Phật Thích Ca Mâu Ni trong những kiếp quá khứ, hành Bồ Tát hạnh ba a tăng kỳ kiếp. Đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp. 105-106.
96 Phần giải thích sâu hơn về hai lối vào Không hoặc bằng cách chia chẻ vạn pháp, hoặc vào thẳng các pháp, đọc Ng Yu Kwan, T’ien T’ai Buddhism and Early Madhyamika, pp. 42-43.
97 Thập Tín (shih-hsin) là nhóm thứ nhất trong Thập Địa thuộc năm mươi hai Bồ tát địa là những bậc đã làm chủ được cái thấy và nghĩ sai lầm trong ba cõi (Chieh-nei Chien-ssu-huo). Gòm có : Tín, Niệm, Tinh Tấn, Định, Huệ, Giới, Hồi Hướng, Hộ Pháp, Xả, và Nguyện. Cùng chỗ, Chappell, T’ien T’ai Buddhism, p. 131; Hurvitz, Chih-I, p. 363. 
98 Với quan điểm của Trí Khải, trí thuộc Trung Đạo gồm cái thấy Không cũng như cái thấy Giả, là tiến trình từ trí thuần Không. Như vậy, Không Trí thuộc Nhị Thừa, Bất Không Trí (tương ưng với lý Trung Đạo) thuộc Thông Giáo Bồ tát. Bồ tát Biệt giáo vượt trên cái nhìn về Không và Hữu dùng trí Trung Đạođi vào các pháp.
99 Chứng ngộ Không đế giúp hành giả diệt cái thấy và nghĩ sai lầm. Ở đây, vì Bồ tát Thập Tín chưa chứng được Không đế, nên quản thúc được vọng hơn là diệt được vọng.
100 Ba loại thập tâm (San shih-hsin) chỉ Thập Trụ, Thập Hạnh, và Thập Hồi Hướng. Thập Trụ là nhóm thứ hai thuộc Thập Địa trong năm mươi hai Bồ tát địa là những bậc đã diệt được trần sa hoặc (Ch’en-sha-huo) trong tam giới và chế ngụ được vọng ngoài tam giới. Trần Sa Hoặc là một trong ba chướng ngại Trí Khải Đại Sư đưa ra. Hai cái khác là Kiến Tư Hoặc (thấy và nghĩ sai lầm) và Vô Minh Hoặc (vọng niệm vô minh). Thập Trụ gồm có : Sơ Phát Tâm Trụ, Trị Địa Trụ, Tu Hành Trụ, Sinh Quí Trụ, Phương Tiện Cụ Túc Trụ, Chính Tâm Trụ, Bất Thoái Trụ, Đồng Chân Trụ, Pháp Vương Tử Trụ, và Quán Đảnh Trụ. Thập Hạnh là nhóm thứ ba thuộc Thập Địa trong năm mươi hai Bồ tát địa là những bậc đã diệt được trần sa hoặc trong ba cõi. Gồm có : Hoan Hỷ Hạnh, Nhiêu Ích Hạnh, Vô Sân Hận Hạnh, Vô Tận Hạnh, Ly Si Loạn Hạnh, Thiện Hiện Hạnh, Vô Trước Hạnh, Tôn Trọng Hạnh, Thiện Pháp Hạnh, Chân Thật Hạnh. Thập Hồi Hướng là nhóm thứ tư thuộc Thập Địa trong năm mươi hai Bồ tát địa là những bậc đã diệt được căn bản vô minhthực hành quán chiếu Trung Đạo. Gồm có : Cứu Hộ Nhất Thiết Chúng Sinh Ly Chúng Sinh Tướng Hồi Hướng, Bất Hoại Hồi Hướng, Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng, Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng, Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng, Tùy Thuận Bình Đẳng Thiện Căn Hồi Hướng, Tùy Thuận Đẳng Quán Nhất Thiết Chúng Sinh Hồi Hướng, Như Tướng Hồi Hướng, Vô Phược Trước Giải Thoát Hồi Hướng, Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng. Cùng chỗ, Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp. 132-135 ; Hurvitz, Chih-I, pp. 363-366.
101 Đọc Huyền Nghĩa, T33, p. 707b.
102 Lối nhìn về Giả nầy khác với lối nhìn của chúng sinh vô minh, vì căn cứ vào Không, đến chỗ hiểu được hiện hữu giả tạm.
103 Thập Địa là nhóm thứ năm trong mười địa của năm mươi hai Bồ tát địa là những bậc đã diệt căn bản vô minhchứng ngộ Trung Đạo. Gồm có : Hoan Hỷ Địa, Ly Cấu Địa, Phát Quang Địa, Diệm Huệ Địa, Nan Thắng Địa, Hiện Tiền Địa, Viễn Hành Địa, Bất Động Địa, Thiện Huệ Địa, và Pháp vân Địa, hiển bài vạn pháp qua Trung Đạo. Cùng chỗ, đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp. 135-136 ; Hurvitz, Chih-I, pp. 366-367.
104 Đọc Huyền Nghĩa, T33, p. 707b.
105 Đọc cùng chỗ. Phần mô tả chi tiết về hạnh của Đức Thích Ca Mâu Ni trong những kiếp quá khứ, đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp. 105-107.
106 Tứ Độ (Ssu-t’u) là phần Trí Khải mô tả về tịnh độ. (i) Phàm Thánh Đồng Cư Độ (Fan-sheng T’ung-chu T’u) là cõi sống chung giữa chúng sinh vô minh và các bậc Thánh. (ii) Phương Tiện Hữu Du Độ (Fang-pien Yu-yu T’u) là cõi chúng sinh vẫn cón căn bản vô minh, mặc dù đã dứt được cái thấy và nghĩ sai lầm. (iii) Thực Báo Vô Chướng Ngại Độ (Shih-pao wu-chang-ai T’u) là cõi chúng sinh chỉ thấy được một phần Trung Đạo, mặc dù đã dứt được cái thấy và nghĩ sai lầm. (iv) Thường Tịch Quang Độ (Ch’ang-chi-kuang T’u) là cõi chúng sinh đã hoàn toàn diệt được căn bản vô minh, và thấy được đầy đủ Trung Đạo. Đây không phải là một cõi riêng biệt. Đây là thực tại. Phần phân tích của Trí Khải về Tứ Độ, đọc Wei-mo-ching Lue-shu, T38, 564b.
107 Đọc Huyền Nghĩa, T33, 707b. Thông Giáo Phật (T’ung chiao Fo) cũng chỉ Phật Thích Ca Mâu Ni bậc giác ngộ (theo Thông Giáo) bằng cách đi suốt Thập Địa. Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp. 119-121.
108 Đọc Huyền Nghĩa, T33, 709a.
109 Đọc cùng chỗ, p.707b. Biệt Giáo Phật cũng chỉ Đức Thích Ca Mâu Ni, bậc chứng đắc Bồ Đề (theo Biệt Giáo) bằng cách đi suốt năm mươi hai Bồ Tát địa Đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp. 129-137.
110 Theo Biệt Giáo, Đẳng GiácBồ Đề.
111 Đọc Huyền Nghĩa, T33, p. 709a.
112 Viên Giáo Ngũ Phẩm Đệ Tử Vị (Yuan-chiao Wu-p’in Ti-tzu Wei), gồm có : Tùy Hỷ (Sui-hsi-p’in) là bậc thứ nhất tin và hiểu Viên Giáo, Độc Tụng(Tu-sung-p’in) là bậc thứ hai tăng trưởng lòng tin vào Viên Giáo, Thuyết Pháp (Shuo-fa-p’in) là bậc thứ ba thuyết giảng pháp Phật, Kiêm Hành Lục Độ (Chien-hsing Liu-tu) là bậc thứ tư luôn tu tập Lục Độ khiến lợi ích chúng sinh, và Chánh Hành Lục Độ (Cheng-hsing Liu-tu) là bậc thứ năm hành trì Lục Độ nhằm mục đích chứng ngộ Chân Như. Phần mô tả những vị nầy, đọc phần 2 ‘Minh định thứ tự vị’ dưới đề mục VI ‘Quả vị thuộc Viên Giáo’. Đọc thêm Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp. 146-152; Hurvitz, Chih-I, p.368.
113 Đọc Huyền Nghĩa, T33, 709a.
114 Sáu cõi chỉ cho bốn nơi chúng sinh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, và A tu la thường lui tới, và hai cõi tịnh của trời và người.
115 Gồm có : (i) Ngũ Đình Tâm Tứ Niệm Trụ Trí, (ii) Tứ Thanh Tịnh Trí, (iii) Tứ Quả Trí, (iv) Bích Chi Phật Trí, (v) Thanh Văn Trí, (vi) Bích Chi Phật Trí, (vii) Bồ tát Chân Như Phương Tiện Trí.
116 Tứ Thập Tâm Trí chỉ Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, và Thập Hồi Hướng. Thập Tín chỉ trí Thập Tín Biệt Giáo, và Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng chỉ trí Biệt Giáo.
117 Gồm có : (i) Viên Giáo Ngũ Phẩm Đệ Tử Trí, (ii) Lục Căn Thanh Tịnh Trí, (iii) Thập Trụ Đẳng Giác Trí, và (iv) Diệu Giác Trí.
118 Huyền Nghĩa, T33, 709a-b.
119 Cùng chỗ, 709b
120 Cùng chỗ
121 Cùng chỗ
122 Cùng chỗ
123 Cùng chỗ, p.709c
124 Phần chú thích, đọc p. 119, note 80
125 Huyền Nghĩa, T33, p.109c
126 Cùng chỗ, p.711a-b
127 Cùng chỗ, p.711b
128 Cùng chỗ
129 Cùng chỗ
130 Cùng chỗ
131 Cùng chỗ
132 Cùng chỗ, p.711c
133 Cùng chỗ
134 Về bảy loại trí Nhị Đế, đọc Mou-tsung-san, Fo-hsingyu Po-jo, pp. 665-671
135 Huyền Nghĩa, T33, 712a
136 Cùng chỗ, p.712b
137 Cùng chỗ
138 Cùng chỗ, p.712b-c
139 Cùng chỗ, 712c
140 Cùng chỗ
141 Cùng chỗ
142 Cùng chỗ 
143 Với Trí Khải, khái niệm về Như Lai Tạng chỉ bản tánh hoạt dụng của Thực Tại, sự phong phú của Như Lai tạng qua vô lượng pháp môn giáo hóa chúng sinh. Điều mà ‘Bất Không’ liên hệvô lượng hạnh nguyện của Bồ tát. Thuyết về Như Lai Tạng, đọc Yin Shun, Ju-lai-tsang Yen-chiu.
144 Cùng chỗ, p. 714a
145 Cùng chỗ, p. 713c
146 Cùng chỗ
147 Cùng chỗ, p. 714c
148 Cùng chỗ, p.714c
149 Cùng chỗ
150 Cùng chỗ
151 Cùng chỗ
152 Cùng chỗ, p. 714c-715a
153 Cùng chỗ, 715a
154 Cùng chỗ
155 Cùng chỗ
156 Cùng chỗ
157 Cùng chỗ
158 Huyền Nghĩa, T33, p. 715a
159 Cùng chỗ
160 Cùng chỗ
161 Cùng chỗ, 715b
162 Cùng chỗ
163 Thập Như Thị của Thập Pháp Giới là sự diễn đạt của Trí Khải về đặc tính của Thực Tại, gồm như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị lực, như thị dụng, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, và như thị bản mạc cứu cánh đẳng. Phân tích của Trí Khải về Thập Như Thị, đọc Huyền Nghĩa, T33, 693b-696a. Về sự diễn tả của chúng tôi, đọc phần 1. ‘Giải thích rộng về pháp chúng sinh’ Mục Một : Biệt Giải về Pháp.
164 Đây là lối hiểu về Mười Hai Nhân Duyên của Viên Giáo hiển lộ nguyên lý ẩn tàng trong thế giới hiện tượng, là chỗ Lý và Sự tương hợp trọn vẹn trong nhau.
165 Chỗ nầy được hiểu như Vô Sinh của Vô Sinh. Trong ngôn từ của Trí Khải, câu Vô Sinh của Vô Sinh diễn tả trạng thái vô phân biệt vượt trên khái niệm và không thể giải nghĩa, là cái tương ưng với Viên Giáo
166 Điều nầy chỉ Nhị Đế được hiểu theo Viên Giáo, qua đó Chân Đế đồng như Tục Đế, và ngược lại. Như vậy, Nhị Đế có thể chỉ cho một Chân Đế là cái vượt trên ngôn từ.
167 Huyền Nghĩa, T33, 715b
168 Cùng chỗ
169 Cùng chỗ, p. 715c
170 Phần giải thích về Tứ Niệm Trụ, đọc ghi chú 52.
171 Phần giải thích về Lục Độ, đọc ghi chú 58
172 Bảy yếu tố thanh tịnh nầy là đặc tính của giáo nghĩa Pháp Hoa. Gồm có : (i) Thời thiện, (ii) Nghĩa thiện, (iii) Ngữ thiện, (iv) Độc thiện, (v) Chu thiện, (vi) Hòa thiện,(vii) Phạm thiện. Soothill, p.11 ; San-tsang Fa-shu, p.301.
173 Gồm có
(1) Chánh kiến tức hiểu đúng Tứ Đế, thoát ra ảo vọng
(2) Chánh tư duy tức suy tư đúng
(3) Chánh ngữ tức ngôn từ đúng để tránh những cái hại do ngôn ngữ
(4) Chánh nghiệp tức hành xử đúng, xa lìa những hành động sai quấy, trụ được nơi thanh tịnh
(5) Chánh mạng tức sống đúng
(6) Chánh tinh tấn tức cố gắng không dừng nghỉ tiến về Niết Bàn
(7) Chánh niệm tức giữ niệm đúng, tránh sai lệch
(8) Chánh định tức trụ tâm chỗ chân chánh. Đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, p.95 ; Hurvitz, Chih-I, p. 346 ; Thêm chi tiết, đọc, Fa-chieh Tz’i-ti Ch’u-men, T46, 682c-683a.
174 Chín loại đại thiền về nhẫn (jen / ksanti) và về thiền quán 
(1) Tự tánh thiền tức thiền quán về tự tánh của các pháp, hoặc trên tâm như thực tánh, vì tâm là nguồn mạch vạn pháp sinh khởi.
(2) Nhất thiết thiền tức thiền quán về tự ngã và hoán chuyển tâm chúng sinh đến chỗ tuyệt đối.
(3) Nan thiền tức những khó khăn do tu hành mà có.
(4) Nhất thiết môn thiền tức thiền quán về cửa vàotất cả các duyên thiền siêu việt.
(5) Thiện nhân thiền tức thiền quán về điều thiện.
(6) Nhất thiết hành thiền tức thiền quán trên tất cả hạnh Đại thừa.
(7) Diệt phiền não thiền tức thiền quán về cách diệt phiền não đến từ mê vọng.
(8) Thử thế tha thế lạc thiền tức thiền quán về sự an lạc cho chúng sinh đời nầy và đời sau.
(9) Thanh tịnh thiền tức thiền quán về diệu tịnh, lìa vọng đạt chân. Soothill, p.19. Thêm chi tiết, đọc Chih-I, Fa-chieh Tz’u-ti Ch’u-men, T46, 688b-689b.
175 Mười cảnh sở quán của Thập Thừa Quán Pháp nói trong MaHa Chỉ Quán, ch.5, T46, 49a. Gồm có
(1) Ấm giới nhập cảnh
(2) Phiền não cảnh
(3) Bệnh hoạn cảnh
(4) Nghiệp tướng cảnh
(5) Ma sự cảnh
(6) Thiền định cảnh
(7) Chư kiến cảnh
(8) Tăng thượng mạn cảnh
(9) Nhị thừa cảnh
(10) Bồ tát cảnh. 
Soothill, p.48. Thêm chi tiết, đọc Hurvitz, Chih-I, p. 328-330. Phân tích rộng về giáo lý nầy, đọc Trí Khải, Maha Chỉ Quán, T46, 51c-140c. Nghiên cứu về tư tưởng viên đốn của Trí Khải Đại Sư, đọc Kuo-chao-shun, ‘Chih-che te Yuan-tun Ssu-hsiang’ (Tư tưởng viên đốn của Trí Khải), Chung-Hwa Buddhist Journal, No. 5, 1992, pp. 121-148 ; Chen Ying-shan, ‘Tiantai Yuan-tu Chih-kuan chih Hsiu-cheng : Chiu Shih-sheng Kuan-fa Erh-lun’ (Hành và Chứng của viên đốn Chỉ và Quán Phật học Thiên Thai : liên quan đến Thập Thừa Quán), Chung-Hwa Buddhist Journal, No.15, 2002, pp. 305-333.
176 Năm hạnh từ phẩm ‘Thánh Hạnh’ trong kinh Đại Niết Bàn, T12, 673b21ff. Thêm chi tiết, đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, p.318, note 323.
177 Tất cả có sáu bản dịch sang Hoa ngữ về Bồ tát giới, gồm có (1) Yin-luo ching, Fan-wang Ching, Yu-chia Shih-ti Lun, Pu-sa T’i-chih Ching, Pu-sa Shan-chieh Ching, và Yu-p’o-sai Chieh Ching. Nghiên cứu về Bồ tát giới, đọc Shih Sheng-yen, Guiline of Bodhisattva Precepts, Taipei, 1996. Nghiên cứu về giới của Trung Hoa, đọc Shih Sheng-yen, Outline of Precepts, Taipei, 1996, twelfth edition ; Lao Cheng-wu, A study of the Monastic code in Chinese Buddhism, Beijing, 1999.
178 Hai nhóm giới luật, là giới tự lợi và lợi tha từ kinh Đại Niết Bàn., T12.
179 Năm giới Trí Khải đưa ra từ phẩm ‘Thánh Hạnh’, kinh Đại Niết Bàn, T12, 674a, 26-29.
180 Theo sự nghiên cứu của Shih-Sheng-yen, ‘Thanh Văn Giới gồm có Tam qui, Ngũ giới, Bát giới, Thập giới, và Cụ Túc giới. Phật tử cư sĩ chỉ có ba loại giới trong khi tu sĩ thì có năm loại giới. Giới của Bồ tát thì không thuộc về Thanh Văn. Cư sĩ có thể chỉ giữ Bồ tát giới. Bồ tát giới có thể có cả Thanh Văn giới. Vì thế, tu sĩ Đại thừa nên tiếp nhận’. Xem phần tóm lược bài viết của tác giả nói trên ‘Ts’ung-San chu Ching-chieh Lun P’u-sa chieh Te Shih-k’ung Hsiao-ying’, Chung-Hwa Buddhist Journal, No.6, 1993, p.31. Phân tích chi tiết về Bồ tát giới, đọc Chih-I, P’u-sa chieh-i Shu, T40, pp. 563-580. Nghiên cứu về học thuyết của Trí Khải liên quan đến thể của giới, đọc Chen-Ying-shan, Tien-T’ai Chih-che te Chieh-ti Lun Yu Pu-sa Chieh-i Shu, Journal of Buddhist Research Center, No.5, 2000, pp. 113-133. Nghiên cứu đầy đủ về giới luật Phật giáo, đọc Lao Cheng-wu, Fo-chiao Chieh-lu-hsueh, Beijing Religion and Culture Publishing House, 1999.
181 Đọc tóm lược về bài viết của Shih-Sheng-yen nói ở ghi chú 180.
182 Huyền Nghĩa, T33, 716c.
183 Cùng chỗ, 717a.
184 Đọc T21, 645c-646b
185 Với nội dung nầy, giới Đại Thừa chỉ Bồ tát giới, theo Trí Khải. Nghiên cứu về Bồ tát giới, đọc Shih Sheng-yen, ghi chú 180, pp.1-30.
186 Giải thích về Tứ Đại Nguyện đọc ghi chú 64.
187 Trí Khải đưa ra Thập Giới từ nhiều chỗ, như Đại Trí Độ Luận (t25, 225c-226a), và kinh Đại Niết Bàn (T12, 675a).
188 Bốn cách hành trì có thể khiến Bồ tát chứng được đà la ni, gồm có :thân luôn cung kính, khẩu luôn thành thật, ý luôn lợi ích, và luôn dùng phương tiện thiện xảo.
189 Có bốn hành động của Bồ tát bắt nguồn từ bản tánh. Thứ nhất, bản tánh Bồ tát thành thật, ngay thẳng, tôn trọng cha mẹ, thầy, người tuổi tác, sống đời đạo hạnh. Thứ hai, tất cả các Bồ tát nguyện chứng đắc Bồ đề. Thứ ba, tất cả các Bồ tát đều hành Lục Độ. Thứ tư, tất cả các Bồ tát đều như Đức Thích Ca đối với Đức Phật Nhiên Đăng. Với nhân và duyên như vậy, các vị Bồ tát tụng đọc kinh Phật và từ một chúng sinh vô minh, liền bước vào thánh vị.
190 Giới nầy hướng về tự lợi, nói trong kinh Đại Niết Bàn, T12, p.674b.
191 Giới nầy hướng về lợi tha, được nói trong kinh Đại Niết Bàn, T12, 674b-c.
192 Huyền Nghĩa, T33, 717b,
193 Cùng chỗ, 717c
194 Cùng chỗ
195 Cùng chỗ
196 Thêm chi tiết, đọc Shih Sheng-yen, The Guiline of the Bodhisattva Precepts, p.37, và ghi chú 180, cùng tác giả.
197 Mười hai loại thiền quán được nói trong P’u-sa Yin-lo-yeh Ching, T24, 1015a.
198 Bốn loại thiền là bốn trạng thái thiền quán vi diệu đưa hành giả ra khỏi Dục giới, tái sinh vào cõi trời tứ thiền thuộc Sắc giới. Sơ thiền, hành giả kinh nghiệm hỷ và lạc khi bỏ được vọng dục thô, thoát ra khỏi cõi Dục. Tuy nhiên, ở thứ bậc thiền nầy, hành giả vẫn còn hai loại dụng tâm (nghiên cứu và phân tích) cần phải vượt qua. Bậc thiền thứ hai hành giả trụ nơi hỷ lạc từ thiền định. Tầng thiền nầy là một cố gắng vượt qua tầng thiền trước, vì là khổ, thô, và chướng ngại. Tầng thứ ba, hành giả đạt đến an lạc khác với cái lạc thông thường. Tầng thiền thứ ba nầy không những hành giả hành thiền trong chứng nghiệm tam muội, mà còn hành thiền khi xuất tam muội. Tầng thiền thứ tư, hành giả trụ trong tâm kiên cố, ra khỏi cảm thọ khổ, vui. Nói cách khác, tứ thiềntrạng thái hành thiền thiện xảo. Như kết quả, không những phiền não diệt mà lạc cũng không còn; không khổ cũng không vui.
199 Bốn loại tương đương chỉ sự tu tập từ, bi, hỷ, và xã. Theo như sự giải thích của Trí Khải, bốn loại tương đương nầy dành cho người nhắm vào sự tu tập giá trị đức hạnh bên ngoài, sau khi chứng được bốn loại thiền bên trong.
200 Bốn loại Không tam muội là bốn trạng thái thuộc cõi Vô Sắc gồm Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, và Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Theo sự giải thích của Trí Khải, bốn trạng thái của hành giả muốn thoát ra tướng vọng hư. Đây gọi là bốn loại Không vì cái thấy về tướng đã bị diệt, nhưng tâm hành giả vẫn còn hiện hữu. Trạng thái thứ nhất là thấy được cái thấy sai lầm về tướng là gốc rễ của khổ. Trạng thái thứ hai là thấy được Không tịnh diệu. Trạng thái thứ ba là thoát khổ và vượt trên những lối nhìn sai lạc về tướng, để thành tựu được Không tam muội. Trạng thái thứ tư, cái thấy của hành giả về Không tướng chẳng khổ cũng chẳng lạc.Trong chứng nghĩệm thiền vị sâu thẳm, tâm hành giả không tán loạn, thấy được bầu hư không chẳng có tất cả tướng trạng.
201 ‘Lục Diệu Môn’( Liu miao men) được nói trong đề mục ‘Bất Định Chỉ Quán’(Pu-ting Chih-kuan) trong hệ thống tư tưởng của Trí Khải. Về tác phẩm Lục Diệu Pháp Môn của Trí Khải, đọc T46, No. 1917, 549-555. Có đến ba loại chỉ quán trong hệ thống tư tưởng của Trí Khải : Tiệm, Viên, và Bất Định. ‘Chỉ’ có nghĩa là dừng tâm khi đối cảnh. ‘Quán’ có nghĩa dùng trí tuệ diệt ô nhiễm.
202 Mười sáu thượng diệu chỉ sự tỉnh thức khi (1) thở vào, (2) thở ra, (3) hơi thở hoặc dài hoặc ngắn, (4) thở bằng toàn thân, (5) diệt thân nghiệp, (6) chứng nghiệm hỷ, (7) chứng nghiệm lạc, (8) điều tâm chứng nghiệm, (9) tâm hoan hỷ, (10) tâm tịnh, (11) tâm làm chủ, (12) quán vô thường, (13) quán sự diệt của thực tại, (14) quán xa lìa vọng dục, (15) quán diệt, (16) quán sự xa lìa. Đọc San-tsang fa-shu, pp. 499-500. Thêm chi tiết, đọc Chih-I, Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn (Fa-chieh Tz’i-ti Ch’u- men), T46, 673c-674c.
203 Thông minh thiền (T’ung-ming-ch’an) gồm có: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, Không xứ định, Thức xứ định, Vô sở hữu xứ định, phi tưởng phi phi tưởng xứ định, và Diệt tận định. Thêm chi tiết, đọc Chih-I, Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn (Fa-chieh Tz’i-ti Ch’u-men), T46, pp.674c-675b. 
204 Cùng chỗ. Thêm chi tiết, đọc Liu-miao-men, T46, No.1917, 549-555
205 Huyền Nghĩa, T33, 718c
206 Đọc cùng chỗ
207 Cùng chỗ, p.719b
208 Chín loại quán tưởngthể diệt được vọng dục trong sáu cõi : Chướng tưởng, Thanh ứ tưởng, Hoại tưởng, Huyết đồ tưởng, Nùng lạn tưởng, Tán tưởng, Cốt tưởng, Thiêu tưởng. Chín loại tưởng nầy cũng có trong Đại Trí Độ Luận, T25, 218a-b. Đọc thêm Chih-I, Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn (Fa-chieh Tz’i-ti Ch’u-men), T46, 675b-c.
209 Trí Khải giải thích rằng Bối (Pei) chỉ sự thanh tịnh của hành giả về ngũ dục, và Xả (She) chỉ tâm hành giả thoát khỏi sự ràng buộc. (Huyền Nghĩa, T33, 719b). Một tên khác cho Bát Bối XảBát Giải Thoát. Vượt vòng ô nhiễm trong ba cõi, hành giả đạt giải thoát. Nầy là 
(i) Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát có nghĩa rằng khi hành giả có niệm tưởng về sắc tướng, liền quán bất tịnh để ngăn ngừa lòng dục phát sinh.
(ii) Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát có nghĩa mặc dù hành giả không nghĩ tưởng về dục, nhưng vẫn quán bất tịnh để vĩnh viễn không sinh khởi lòng dục.
(iii) Tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trụ có nghĩa hành giả đạt giải thoát với cách quán những màu sắc tươi sáng, thanh tịnh, tuyệt diệu, quý giá. Thân tác chứng có nghĩa khi hành giả quán những màu sắc nầy mà không sinh vọng dục, tức đắc giải thoát.
(iv) đến (vii): Không vô biên xứ giải thoát, Thức vô biên xứ giải thoát, Vô sở hữu xứ giải thoátPhi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát, hành giả đắc giải thoátVô Sắc Giới, nếu vượt qua vạn sự bằng cách quán Khổ, Không, Vô Thường, và Vô Ngã
(viii) Diệt thọ tưởng định thân tác chứng cụ trụ hoặc Diệt Tận Định có nghĩa diệt thọ và tưởng trong thiền định, hành giảthể diệt tất cả. 
San-tsang Fa-shu, pp. 336-337. Thêm chi tiết, đọc Chih-I, Fa-chieh Tz’u-ti Ch’u-men (Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn), T46, 676c-677b.
210 Tám Thắng Xứ là quán sâu hơn hai phần trên, vì đã thuần thục về quán bất tịnh và quán tịnh. Chỉ về tám loại thiền khiến phát sinh trí sáng suốt vượt qua vọng dục, gồm có
(i) Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc thiểu thắng xứ
(ii) Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc đa thắng xứ
(iii) Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc thiểu thắng xứ
(iv) Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc đa thắng xứ
(v) Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc thanh thắng xứ
(vi) Nội vô sắc tưởng quán hoàng thắng xứ
(vii) Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc xích thắng xứ
(viii) Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc bạch thắng xứ.
San-tsang Fa-shu, pp.337-338. Thêm chi tiết, đọc Chih-I, Fa-chieh Tz’u-ti Ch’u-men (Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn), T46, 677b-c.
211 Thập Nhất Thiết Xứ (Shih I-ch’ieh-ch’u) quán chiếu mười yếu tố trên thế giới, gồm bốn màu sắc- xanh, vàng, đỏ, và trắng, và đất, nước, lửa, gió, Không, và Thức. Thêm phần giải thích chi tiết, đọc Chih-I, Fa-chieh Tz’u-ti Ch’u-men (Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn), T46, 677c-678a.
212 Cửu thứ đệ tịnh gồm có bốn loại tam muội cõi Sắc (sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, và tứ thiền), bốn loại tam muội cõi Vô Sắc (Không xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ) và Diệt thọ tưởng định. Cùng chỗ, pp. 678c-679a.
213 Sư tử phấn tấn tam muội : Lực của tam muội nầy sánh với uy lực của sư tử. Với tam muội nầy, hành giả có thể vượt qua được phần vô minh sau cùng còn sót lại, và có thể tức thời xuất nhập thiền không gián đoạn. Cùng chỗ, p. 679b-c.
214 Phần giải thích về chín loại đại thiền, đọc p.148, ghi chú 174.
215 Huyền Nghĩa, T33, 720b-c
216 Cùng chỗ, p. 721a
217 Cùng chỗ
218 Năm phiền não trói buộc : thấy sai lạc là một thứ trói buộc, suy tư sai lạc chia làm ba thứ lớp trói buộc, vô minh là một trói buộc. Như vậy, tất cả là năm thứ lớp trói buộc.
219 Bán tự (pan-tzu) đồng nghĩa với giáo pháp Thanh văn thừa, chỉ giáo pháp chứa một phần chân lý, hoặc chỉ ba pháp môn Tạng giáo, Thông giáo, và Biệt giáo. Thêm chi tiết, đọc ghi chú 2.
220 Mãn tự (man-tzu) đồng nghĩa với giáo pháp Đại thừa, chỉ giáo pháp toàn chân, hoặc chỉ Viên giáo. Thêm chi tiết, xem cùng chỗ.
221 Chánh giáo (Cheng) có nghĩa trong nội dung Tứ giáo, mỗi pháp môn là một chánh giáo.
222 Phụ giáo (Chu) có nghĩa từng pháp môn trong ba pháp môn Tạng, Thông, và Biệt có cái dụng giúp pháp môn kế tiếp. Điều nầy có nghĩa Tạng giáo giúp Thông giáo có mặt, Thông giáo giúp Biệt giáo có mặt, và Biệt giáo giúp Viên giáo có mặt.
223 So sánh Li Chih-fu, Miao-fa Lien-hua Ching Hsuan-I yen-chiu, vol. 1, p. 471, giải thích về mười sáu môn bao gồm bốn khía cạnh bán, mãn, chánh, phụ.
224 Những trợ đạo chỉ cho ba mươi bảy trợ đạo đưa đến giải thoát hợp lại thành bảy đề mục (i) Tứ niệm trụ, (ii) Tứ chánh cần, (iii) Tứ như ý túc, (iv) Ngũ căn, (v) Ngũ lực, (vii) Thất Bồ đề, (viii) Bát chánh đạo. So sánh Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp.93-95, p.110, note 16 ; Hurvitz, Chih-I, pp. 344-349. Thêm chi tiết, đọc Chih-I, Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn ( Fa-chieh Tz’i-ti Ch’u-men), pp. 681b-683a.
225 Huyền Nghĩa, T33, 721a
226 Tên gọi hai mươi lăm tam muội cùng với tên hai mươi lăm Hữu nói trong phần ‘Thánh Hạnh’ kinh Đại Niết Bàn, T12, 448b.
227 Hai mươi lăm Hữu chỉ bốn cõi ác, bốn châu, sáu cõi trời Dục giới, Đaị Phạm Thiên cõi Sắc, Tứ thiền thiên cõi Sắc, bốn Không xứ thiên, Vô tưởng thiên, và A na hàm thiên cõi Vô Sắc. Phần tổng kết, đọc Hurvitz, Chih-I, pp. 339-342. Phân tích sâu hơn, đọc thêm hai mươi lăm tam muội trong phần ‘Trí tuệ của Vô tác Tứ đế - thành tựu hai mươi lăm tam muội diệt hai mươi lăm Hữu’, pp. 187-194. Trí Khải cũng nói về hai mươi lăm tam muội và hai mươi lăm Hữu trong Tứ giáo nghi (Ssu chiao-i). Đọc T46, 755c-758b.
228 Huyền Nghĩa, T33, 721c
229 Phần giải thích về Thập Địa, đọc ghi chú 104.
230 Huyền Nghĩa, T33, 722a.
231 So sánh cùng chỗ, p.722a-724a
232 Ba loại ô nhiễm sau cùng từ ba sự xếp loại về vọng theo Trí Khảikiến tư hoặc, trần sa hoặc, và vô minh hoặc. Cái thứ nhất gồm hai phần thấy và nghĩ sai lạc, Thanh vănDuyên giácthể diệt được khi chứng ngộ lý Không, từ đó ra khỏi vòng luân hồi. Cái vọng thứ hai liên quan đến trần sa hoặc của Bồ tát, thấy rằng phương pháp quá nhiều đến đổi giống như cát bụi. Tuy nhiên, với sự quán chiếu về Giả tướng, Bồ tátthể diệt được loại vọng nầy và chứng ngộ Giả đế. Loại vọng sau cùng là vô minh, ngăn Bồ tát vào Trung Đạo đế. Vọng nầy là chánh, vì kiến tư hoặctrần sa hoặc đến từ vô minh. Căn bản vô minh chỉ có Phật Biệt giáoViên giáo diệt được qua phương tiện quán chiếu Trung Đạo. Đối trị ba loại vọng nầy, đọc Mou-Ts’ung-san, Fo-hsing Yu po-jo, vol.2, pp. 983-1016.
233 Giải thích về phần ‘Tịnh giới tương ứng với những đức hạnh căn bản’, đọc p. 150.
234 Phần giải thích về ‘Bát Bối Xả’, đọc ghi chú 209. 
235 Phất Đề Bà Hữu, Cù Đà Ni Hữu, Uất Đơn Việt Hữu, và Diêm Phù Đề Hữu là bốn châu của nhân địa.
236 Ba mươi ba cõi trời chỉ Đao Lợi Thiên. Cõi trời nầy ngự trên đỉnh núi Diệu Cao (Tu Di). Chính giữa là cung vua trời Đế Thích, bốn góc núi trên đỉnh bằng phẳng có một đỉnh cao nơi tám vị thánh cư trú. Tổng cộng là ba mươi ba vị thánh trú trên đỉnh. Japanese-English Buddhist Dictionary, p.320, s.v. Tori-ten.
237 Tầm (vitarka) và Quán (vicara) là hai hoạt dụng của tâm, Tầm là quán thô, Quán là quán tế. Đọc phần tự điển trong ghi chú 236, p.137, s.w.Jinshi.
238 Hữu nầy chỉ bậc thứ tư của Sơ Thiền, gọi là Đại Phạm.
239 Chan-jan (Trạm Nhiên) giải thích rằng hai lần Không là khái niệm của cả hai kiến hoặctư hoặc là Không; hai lần Giả là niệm của kiến hoặctư hoặc về Giả; hai lần Trung Đạo là niệm của kiến hoặctư hoặc vào Pháp Giới. hai lần Trung Đạo chỉ Trung Đạo phản ảnh hai lần phủ định, hai lần xác định, đó là Chẳng Không, chẳng Giả, và cả hai Không và Giả. Đọc Miao-fa Lien-hua Ching Hsuan-I Shih-ch’ien, T33, 880b.
240 Đây là cõi thứ nhất trong bốn cõi thuộc cõi Vô Sắc.
241 Đây là cõi thứ hai trong bốn cõi Vô Sắc.
242 Đây là cõi thứ ba trong bốn cõi Vô Sắc.
243 Đây là cõi thứ tư trong bốn cõi Vô Sắc
244 Huyền Nghĩă, T33, 725b
245 Cùng chỗ
246 Cùng chỗ
247 Cùng chỗ, p. 725c
248 Đọc kinh Pháp Hoa, T9, p.31c
249 Cùng chỗ, T9, p.18c
250 Huyền Nghĩa, T33, p. 725c
251 Pháp Hoa, T9, 8a.
252 Cùng chỗ, 31c
253 Huyền Nghĩa, T33, 725c
254 Pháp Hoa, T9, 31c
255 Cùng chỗ, 725b
256 Cùng chỗ, 725c
257 Pháp Hoa, T9, 31c
258 Huyền Nghĩa, T33, 725c
259 Cùng chỗ
260 Huyền Nghĩa, T33, 726b
261 Đọc Pháp Hoa, T9, 19b. Thêm chi tiết, đọc Swanson, Foundations of T’ien T’ai Philosophy, p. 318, note 325.
262 Năm giới là : Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Thêm chi tiết, xem Chih-I, Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn (Fa-chieh Tz’u-ti Ch’u-men), T 46, 670c-671a.
263 Chuyển Luân Vương là vị vua cai trị thế giới trên luân xa. Luân xa nầy có từ cõi trời vị vương nầy cai quản. Có bốn loại : Xe vàng, xe bạc, xe đồng và xe sắt. Vị vương ngự trên xe vàng cai trị bốn phương, vị ngự trên xe bạc cai trị phương Đông, Tây, và Nam, Vị ngự trên xe đồng cai trị Đông và Nam, vị ngự trên xe sắt cai trị phương nam. Bốn thánh vương nầy trú ở bốn tầng trời quanh núi Diệu Cao (Tu Di). Núi Diệu Cao là núi cao nhất trên thế giới, vươn lên từ trung tâm của thế giới. Japanese-English Dictionary, p.317, s.w. Tenrimo.
264 Thập Thiện chỉ Ngũ Giới không sát sinh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không uống rượu, không nói lời ác, không lừa đão, không che dấu lỗi, không giận dữ, và không ngu si. Thêm chi tiết, đọc Chih-I, Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn (Fa-chieh Tz’u-ti Ch’u-men), T46, 669c-670a.
265 Sáu cõi trời thấp nhất thuộc Dục giới là : (i) Tứ Thiên Vương Thiên, (ii) Đao Lợi Thiên, (iii) Dạ Ma Thiên, (iv) Đâu Suất Thiên, (v) Hóa Lạc Thiên, (vi) Tha Hóa Tự Tại Thiên. San-tsang Fa-Shu, p.276.
266 Đây là bốn cõi Tứ Thiên Vương.
267 Tên của bốn cõi trờimười trụ xứ trong mỗi tầng trời được nói đến trong Cheng-fa Nien-ch’u Ching. Đọc T17, No.721, 125a-b.
268 Những chúng sinh tu tập thiện, trụ nơi Phật, Pháp, và Tăng với tâm tâm thanh tịnh, có thể tái sinh nơi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 125b-c.
269 Chúng sinh nguyện làm thuyền, cầu, giữ giới và giúp người khác không phạm tội ác, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 125c-126a.
270 Những chúng sinh giữ gìn thân, khẩu, ý, từng trồng cội cây lành làm lợi ích người, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 126a-c.
271 Những chúng sinh cúng dường Phật và tháp Phật với hoa, trong khi quán chiếutu tập phước hạnh, có thể tái sinh vào cõi nầy. So sánh cùng chỗ, pp. 126c-127b.
272 Những chúng sinh cúng dường Phật với hoa, tín và giới, có thể tái sinh vào cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 127b-c.
273 Những chúng sinh cứu độ người khác bằng cách dập tắt lửa vọng dục, có thể tái sinh vào cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 127c-128a.
274 Những chúng sinh luận thiền trong gia đình, thân thuộc, bạn bè, có thể tái sinh vào cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 128a-129a.
275 Những chúng sinh dùng trí tuệ thuyết giảng những pháp Phật đã được nghe, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 129a.
276 Những chúng sinh cúng dường tăng chúng với lòng tin thanh tịnh, làm trang nghiêm tháp Phật, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 129a-b.
277 Những chúng sinh giữ giới, cúng dường y phục cho tăng chúng, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 129b-c.
278 Những chúng sinh giữ giới, trụ nơi Phật, Phát, và Tăng có thể tái sinh vào cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 129c-130a.
279 Những chúng sinhtín tâmgiữ giới, có bi tâm làm lợi ích người, cúng dường tháp Phật, có thể tái sinh vào cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 130a-c.
280 Những chúng sinh giữ giới luật, từng bố thí cúng dường, và những chúng sinh cúng dường những vật quý giá có thể tái sinh vào cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p.130c.
281 Những chúng sinh trải hoa thơm cúng dường tháp Phật có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, pp. 130c-131a.
282 Những chúng sinh giữ giới luật với lòng tin, từng cúng dường quạt, lọng cho các tỳ khiêu có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p.131a-c.
283 Những chúng sinh từng cúng dường nước uống, nước tắm rửa cho người khác có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, pp.131c-132a.
284 Những chúng sinh giữ giới luật, từng săn sóc người bệnh với tâm bi có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 132a-b.
285 Những chúng sinh với tín tâm thanh tịnh, từng cứu tù nhân khỏi lao ngục mà không cần báo đáp, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, pp. 132b-133a.
286 Những chúng sinh giữ giới, tin Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), từng bố thí cúng dường, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p.133a-b.
287 Những chúng sinh giữ giới với lòng tin thanh tịnh, từng cứu người tội phạm có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p.133b.
288 Những chúng sinh giữ giới với lòng tin thanh tịnh, từng giữ gìn cây cối khiến ma và chư thần có chỗ trú ngụ, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, pp. 133c-134a.
289 Những chúng sinh tu tậpgiữ giới với lòng tin thanh tịnh, từng xây ao sen cúng dường Phật, Pháp, và Tăng có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p.134a.
290 Những chúng sinh giữ thân, khẩu, và ý thanh tịnh, từng xây ao sen cúng dường Tam Bảo, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, pp. 134a.
291 Những chúng sinhlòng tin thanh tịnh, từng bố thí cúng dường y phục cho tỳ khiêu, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p.134b-135a.
292 Những chúng sinhtín tâmbi tâm, từng cúng dường thực phẩm cho đủ hạng chúng sinh, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 135a.
293 Những chúng sinh từng xây nhà cho người trú ngụ, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p.135b.
294 Những chúng sinh giữ cấm giới, làm lợi ích mọi người, chân thực, tử tế bố thí thực phẩm cho kẻ nghèo, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p.135b-c.
295 Những chúng sinh săn sóc người bệnh với lòng mong cầu cho người giải thoát bệnh tật, có thể tái sinh nơi nầy. So sánh cùng chỗ, pp. 135c-136a. 
296 Những chúng sinh bố thí nước sạch mát cho người sắp chết, khát nước và sợ hải, có thể tái sinh nơi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 136a.
297 Những chúng sinh tu tập thiền định, muốn xa lìa dục lạc cõi người, có thể tái sinh nơi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 136a-b.
298 Những chúng sinh đã cúng dường tăng chúng với hoa quả tươi tốt, có thể tái sinh nơi nầy. So sánh cùng chỗ, pp. 137c-137a.
299 Những chúng sinh, tu tập tịnh nghiệp, thuyết pháp cho kẻ xấu, khiến sinh tâm thanh tịnhlòng tin vào pháp Phật, có thể tái sinh nơi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 137a-b.
300 Những chúng sinh tu tập tịnh nghiệp, với đức tin trong sạch, bố thí nước tươi mát cho người khiến người an vui, có thể tái sinh nơi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 137b-c.
301 Những chúng sinh tu tập thiện nghiệp, với tín tâmbi tâm, từng mang nước bố thí cho người sắp chết, mong kéo dài mạng sống cho người, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 138a-b.
302 Những chúng sinh với tâm thanh tịnh, từng sửa sang chùa, tháp, khuyến khích chúng sinh cùng làm, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 138b-139a.
303 Những chúng sinhlòng tin và nghiêm trì giới luật, từng bố thí, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 139a-b.
304 Những chúng sinh giữ giới, khiến người khác sinh tâm thanh tịnh, bố thítrì giới, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, pp. 139b-140b.
305 Những chúng sinh tu tập với đức tingiữ giới, bố thí, hành trì nghi lễ tôn giáo, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, pp. 140c-141a.
306 Những chúng sinh từng cứu người tự vẩn, săn só như con đẻ của chính mình, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p. 141a-c.
307 Những chúng sinh cứu người thoát khổ, thanh tịnh thân, khẩu, ý, dạy chánh đạo cho người, làm lợi ích khiến người sinh tâm hỷ lạc, có thể tái sinh cõi nầy. So sánh cùng chỗ, p.141c.
308 Đao Lợi Thiên chĩ cõi trời thứ ba mươi ba, cai quản bởi Đế Thích. Xem thêm chi tiết, pp. 143b-209a.
309 Bảy giới luật của Phật là : không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không phỉ báng, không nói lời ác, không lừa đão. Sự mô tả các giới đưa đến các cõi trời, qua kinh Cheng-fa Nien-ch’u Ching (Chánh Pháp Niệm Trụ Kinh), T17, p. 142b-c.
310 Thêm chi tiết về cõi trời Dạ Ma, đọc cùng chỗ, pp. 209a-378c.
311 Chúng tôi có thể nhắc lại cùng tên gọi trí thứ hai trong hai mươi lăm trí : Trí của Ngũ Đình TâmTứ Niệm Trụ. Đọc mô tả của chúng tôi trang 113ff. Chúng ta có thể nói rằng ba vị đầu trong thất hiền vị liên hệ đến loại tri nầy. Chúng tôi muốn ghi chú rằng tên của trí và quả vị hợp nhau phản ảnh sâu sắc hệ thống hành trì của Trí Khải liên quan đến trí và vị. Nhiều thứ trí khác nhau thành tựu từ những lối hành trì khác nhau biểu thị đặc tính của hành, và những quả vị hợp với trí cho thấy kết quả của hành qua sự điều phục và diệt ô nhiễm từng thứ bậc chứng đắc.
312 Theo lối nhìn của chúng tôi, bốn thứ bậc sau cùng của thất hiền vị liên hệ đến bậc thứ ba trong hai mươi bậc trí : Tứ Thanh Tịnh Trí, vì quả vị và trí quy về cùng chỗ. Chi tiết về Tứ Thanh Tịnh Trí, đọc p. 114.
313 Chú giải về Ngũ Đình Tâm Quán, đọc p. 113, ghi chú 86.
314 Năm chướng ngại trên đường Đạo chỉ tham dục, giận dữ, ngu si, nghiệp chướng, và tán loạn
315 Huyền Nghĩa, T33, 727c.
316 Fa Hsing Ssu chieh (Đưa đến cái hiểu giống nhau) có thể nói về trí tuệ tương tự trí tuệ vô lậu của bậc A La Hán, với trí tuệ nầy, hành giả đạt đến sự hài hòa về hình tướng. Bậc nầy tương đương với Thập Tín thuộc Biệt giáo, trong đó những phương tiện của đời sống dung hòasuy tưởng nội tâm tương hợp với kinh điển. Đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, p.161, p.172, note 81.
317 Giải thích về Chân Vô Lậu (chen-wu-lou), đọc p.36, note 55.
318 Mười sáu khía cạnh sống động là mười sáu phương cách phân tích ý nghĩa của Tứ Đế, bao gồm bốn phần cho mỗi đế. Khổ Đế được phân tích như chứa đựng ý nghĩa vô thường, khổ, Không và vô ngã. Tập Đế nói về nhân khổ, hội tụ, diễn biến và duyên. Diệt Đế chỉ sự xa lìa những trói buộc vật lý, những an định của phiền não, giới hạn những bất an, và thoát ra những hoàn cảnh khó khăn. Trong Đạo Đế, thấy được con đường dừng nghỉ, tương đương với chân lý, hành trì đưa đến Niết Bàn, và vượt trên sinh tử.
319 Huyền Nghĩa, T33, 728a.
320 Cùng chỗ, p. 728a. Thất Thánh Vị gồm có bốn quả vị Thanh Văn, và vì thế có thể liên quan đến bậc trí thứ tư trong hai mươi bậc trí : Tứ Quả Trí (Ssu-kuo-chih). Mô tả của chúng tôi về phân tích của Trí Khải đối với Tứ Quả Trí, đọc p. 115.
321 Huyền Nghĩa, T33, 728a.
322 Tám mươi tám loại ô nhiễm kết quả từ kiến hoặc, gồm hai nhóm : ngũ chướng, và ngũ kiến hoặc. Ngũ chướng gọi là Phiền não chướng, Nghiệt chướng, Sinh chướng, Phát chướng, và Sở tri chướng. Đây là ba mươi hai loại ô nhiễm trong cõi Dục, hai mươi tám loại ô nhiễm trong các cõi Sắc và Vô Sắc. Tóm lại, có tám muơi tám loại ô nhiễm trong ba cõi. Thêm chi tiết, đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp. 90-91; Chih-I, Fa-chieh Tz’u-ti Ch’u-men, T46, 669a-b ; Hurvitz, Chih-I, pp. 249-250.
323 Có tất cả chín thứ bậc ô nhiễm trong cõi Dục. Tư hoặc như phiền não, tham, sân, si. Bốn loại nầy gồm có chín thứ bậc cao, trung bình, và thấp (vì mỗi loại có ba bậc, cộng lại là chín). Mỗi tầng có chín bậc phiền não. Cõi Sắc và Vô Sắc, mỗi cõi có bốn bậc, vì vậy, có bảy mươi hai thứ bậc phiền não trong hai cõi nầy. Trong khi có tám mươi tám loại kiến hoặc, có tám mươi mốt loại tư hoặc trong ba cõi.
324 Huyền Nghĩa, T33, 728c.
325 Trí Khải kể ra sáu loại A La Hán. Năm bậc đầu gọi là A La Hán giải thoát từng phần, và bậc sau cùng gọi là A La Hán giải thoát toàn diện. Sáu bậc A La Hán là : Thoái pháp A La Hán, Tư pháp A La Hán, Hộ pháp A La Hán, Trụ pháp A La Hán, Kham đạt pháp A La Hán, và Bất động pháp A La Hán
326 Duyên Giác quả vị tương quan đến trí Duyên Giác, vì cả hai quả vị và trí tương quan với hành trì của bậc Duyên Giác. Phần nói về loại trí nầy, đọc p.126.
327 Quả vị Bồ Tát Tạng Giáo liên quan đến Phật trí Tạng Giáo, vì cả hai trí và vị liên quan đến hành của Đức Thích Ca Mâu Ni trong những kiếp quá khứ. Phần nói về Phật trí thuộc Tạng Giáo, xem pp.119-120.
328 Phần giải thích về Tứ Niệm Trụ, xem ghi chú 87.
329 Bát Điên Đảo (pa-tao) : Thường điên đảo, Lạc điên đảo, Ngã điên đảo, Tịnh điên đảo, Vô thường điên đảo, Vô lạc điên đảo. Vô ngã điên đảo, Vô tịnh điên đảo. Hai nhóm kiến hoặc cộng lại thành tám.
330 Gồm có : Một là cần tinh tiến để đoạn trừ điều ác đã sinh. Hai là tinh tiến khiến điều ác chưa sinh sẽ chẳng phát sinh. Ba là tinh tiến khiến điều thiện chưa sinh sẽ phát sinh. Bốn là tinh tiến khiến điều thiện đã sinh càng tăng trưởng. So sánh cùng chỗ, Chappell, T’ien T’ai Buddhism , p.94 ; Hurvitz, Chih-I, pp.344-345. Thêm chi tiết, đọc Chih-I, Fa-chieh T’zu-ti Ch’u-men, T46, 681c.
331 Gồm có :Dục, Niệm, Cần, và Quán. So sánh cùng chỗ, Chappell, T’ien T’ai Buddhism, p. 94; Hurvitz, Chih-I, p.345. Thêm chi tiết, đọc Chih-I, Chánh Pháp Thứ Đệ Sơ Môn (Fa-chieh T’zu-ti Ch’u-men), T46, 682a.
332 Ngũ Căn đưa hành giả đến chỗ thiện, gồm có (1) Tín căn ngăn ngừa sái quấy, (2) Tinh tiến căn ngăn ngừa biếng lười, (3) Niệm căn ngăn ngừa lòng sân hận, (4) Định căn ngăn tội ác, và Tuệ căn ngăn ngừa ngu si. So sánh cùng chỗ, Chappell, T’ien T’ai Buddhism, p.94; Hurvitz, Chih-I, p.345.Thêm chi tiết, đọc Chih-I, Fa-chieh Tz’u-ti Ch’u-men, T46, 682a.
333 Đó là : (1) Tín lực giúp hành giả vượt qua phiền não, (2) Tinh tiến lực giúp hành giả thấy được chân lý, (3) Niệm lực giúp hành giả phá tà niệm, thành tựu chánh niệm, (4) Định lực giúp hành giả phá loạn tưởng, vào được thiền định, (5) Tuệ lực giúp hành giả phá được các hoặc. So sánh cùng chỗ, Chappell, T’ien T’ai Buddhism, p.94; Hurvitz, Chih-I, p. 345. Thêm chi tiết, đọc Chih-I, Fa-chieh Tz’u-ti Ch’u-men, T46, 682a-b.
334 Là bảy phẩm hạnh của trí tuệ : Niệm xứ, Chánh cần, Như ý, Căn, Lực, Giác chi, Chánh đạo. Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp.94-95; Hurvitz, Chih-I, pp.345-346. Thêm chi tiết, đọc Chih-I, Fa-chieh Tz’u-ti Ch’u-men, T46, 682a-b.
335 Phần giải thích về Bát Chánh Đạo, xem ghi chú 173.
336 Phần giải thích về ‘chân vô lậu’, xem ghi chú 55.
337 Huyền Nghĩa, T33, 730a. Sự tụ hội của bốn pháp nhẫn trong cõi Dục và bốn loại nhẫn trong hai cõi Sắc và Vô Sắc, gọi là Bát Nhẫn (Pa-jen). Bát Nhẫn là lý nhẫn trong Tứ Đế. Bốn pháp nhẫn trong cõi Dục là :Khổ pháp nhẫn, Tập pháp nhẫn, Diệt pháp nhẫn, và Đạo pháp nhẫn. Bốn loại nhẫn trong hai cõi Sắc và Vô Sắc là : Khổ loại nhẫn, Tập loại nhẫn, Diệt loại nhẫn, và Đạo loại nhẫn. Tám nhẫn nầy có thể giúp hành giả phá được cái thấy sai lầm trong ba cõi. San-tsang Fa-shu, p.341. Bên cạnh Bát Nhẫn, có Bát Trí là kết quả trực ngộ pháp Tứ Đế. Vì Tam Thừa ở đây vẫn chưa đạt dược Bát Trí nên Trí Khải cho rằng thiếu trí tuệ
338 Huyền Nghĩa, T33, 730a. Phần giải thích về tám mươi tám kiến hoặc, đọc ghi chú 484.
339 Về Tư Hoặc (Ssu-huo), có tám mươi mốt thứ lớp. Trong cõi Dục, có chín lớp. Đọc chi tiết ghi chú 482.
340 Vô Ngại (wu-ai) nói về hành giả tu tập quán chiếu, diệt ô nhiễm. Vì có chín thứ lớp ô nhiễm trong mỗi bậc, cũng có chín thứ lớp vô ngại khiến diệt được chín thứ lớp ô nhiễm, từ đó hành giả chứng đắc được chín thứ bậc giải thoát. San-tsang Fa-shu, p.532.
341 Huyền Nghĩa, T33, 730a.
342 Cùng chỗ, p.730a. Năm trói buộc của cõi dưới là : tham lam, giận dữ, tà tín, tà hạnh, và nghi ngờ, giữ chúng sinh trong vòng luân hồi ở các cõi thấp tức Dục giới. Japanese-Chinese Buddhist Dictionary, p.78, s.w. Gorebun-ketsu. Diệt năm vòng trói buộc của cõi Dục tức diệt chín thứ lớp ô nhiễm.
343 Có tám mươi một thứ lớp Tư Hoặc trong ba cõi. Thêm chi tiết, xem ghi chú 482.
344 Năm trói buộc của cõi cao hơn là sắc ái tức tư hoặc của cõi Sắc, vô sắc ái tức tư hoặc của cõi Vô Sắc, loạn động, mạn, và vô minh, trói buộc chúng sinh trong cõi Sắc và Vô Sắc, khiến không thể vượt thoát vòng luân hồi trong hai cõi nầy. Japanese-Chinese Dictionary, p.82, s.w. Gorebun-ketsu.
345 Huyền Nghĩa, T33, 730a.
346 Cùng chỗ
347 Mười lực đến từ trí Như Lai (1) biết đúng sai, (2) biết nghiệp quả, (3) biết các thiền định tam muội (4) biết khả năng cao thấp của chúng sinh (5) biết cái chúng sinh hiểu (6) biết cội nguồn của chúng sinh (7) biết luật tái sinh (8) biết quá khứ (9) biết sinh tử ba đời của chúng sinh (10) biết đoạn diệt phiền não trong chính mình và cho chúng sinh. Japenese-English Buddhist Dictionary, p.153, s.w. Gorebun-ketsu. Thêm chi tiết, đọc Chih-I, Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn (Fa-chieh Tz’u-ti Ch’u-men), T46, 694a-c.
348 Tứ Vô Úy của Phật là : Nhất Thiết Trí Vô Úy, Lậu Tâm Vô Úy, Thuyết Chướng Đạo Vô Úy, và Thuyết Chân Lý Diệt Khổ Vô Úy. San-tsang Fa-shu, p.119. Thêm chi tiết, đọc Chih-I, Fa chieh Tz’u-ti ch’u-men (Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn), T46, p.694c-695a.
349 Bồ Tát Thông Giáo liên hệ đến Phật trí Thông Giáo (T’ung-chiao-fo Chih) vì cả hai chỉ sự chứng đắc cao nhất thuộc Thông Giáo. Chi tiết về loại trí nầy, đọc p.120.
350 Hai loại Niết BànHữu Dư Niết BànVô Dư Niết Bàn. Hữu Dư Niết Bàn có nghĩa là phải diệt trừ tất cả chướng ngại, nhưng vẫn còn mang thân tứ đại; Vô Dư Niết Bànnghĩa không còn thân tứ đại và đã trụ được nơi tịch tĩnh. Japanese-English Buddhist Dictionary, p.289, s.w. Shishu-nehan.
351 Huyền Nghĩa, T33, 730a.
352 Phần giải thích về Thập Tín, xem ghi chú 97.
353 Tam thập tâm chỉ Thập Trụ, Thập Hạnh, và Thập Hồi Hướng. Thêm chi tiết, xem ghi chú 100.
354 Phần nói về trong và ngoài ba cõi, xem ghi chú 41.
355 Phần giải thích về Thập Địa, xem ghi chú 103.
356 Huyền Nghĩa, T33, 730b.
357 Ngũ thần thông chỉ Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông, Túc Mạng Thông, và Thần Túc Thông.
358 Huyền Nghĩa, T33, 731b.
359 So sánh cùng chỗ, T33, 731b-c.
360 So sánh cùng chỗ, 731c-732b.
361 Phần giải thích về Thập Tín, xem ghi chú 97. Quả vị Thập Tín Biệt Giáo liên quan đến Thập Tín Trí. Xem phần nói về trí nầy, p.117-118.
362 Đọc phần mô tả, pp. 179-181.
363 Đọc p.186 .
364 Đọc p.192.
365 Phần giải thích về Thập Trụ, xem ghi chú 100. Quả vị Thập Trụ cùng với Thập HạnhThập Hồi Hướng liên quan đến trí của tam thập tâm. Phần nói về trí nầy, xem p. 118-119.
366 Đọc phần mô tả p.181-182.
367 Đọc p.188.
368 Xem p.193-194.
369 Phần giải thích về Thập Hạnh, xem ghi chú 100.
370 Đọc phần mô tả p.181.
371 Phần giải thích về Thập Hồi Hướng, xem ghi chú 100.
372 Đọc phần mô tả, p.182.
373 Đọc phần mô tả, pp.183-184.
374 Quả vị thứ sáu và thứ bảy thuộc Biệt Giáo liên quan đến Phật trí Biệt Giáo (Pieh-chiao-fo Chih), vì cả hai quả vị và trí chỉ sự chứng đắc cao nhất thuộc Biệt Giáo. Phần nói về loại trí nầy, đọc p.120.
375 Chữ ‘Giả’ trong văn mạch nầy chỉ cái thấy sai lạc của kẻ vô minh đã tưởng lầm những hiện hữu giả tạm là thật. Cái nhìn về Giả nầy khác với cái thấy của các vị Bồ Tát là những bậc đã nhìn chính xác Giả tức những hiện hữu giả tạm, nhưng vì muốn cứu độ chúng sinh mà bước vào Giả. Vì cái thấy Giả của Bồ Tát dựa vào Không nên Bồ Tát không bị trói buộc vào những hiện hữu giả tạm.
376 Tứ Đế nầy là một trong năm hạnh của Bồ Tát qua Giới, Định, và Tuệ. Thêm chi tiết, đọc pp. 149-170.
377 Điều Trí Khải muốn nói là bằng cách giữ Giới và Định, hành giả có thể vượt qua cái thấy và nghĩ sai lạc trong tam giới, là cái dụng của quả vị Thập Tín.
378 Điều Trí Khải muốn đưa ra là bằng cách giữ Tuệ thuộc Sinh DiệtVô Sinh Diệt Tứ Đế, hành giảthể diệt kiến hoặc, tư hoặc, và trần sa hoặc trong ba cõi, và điều phục được trần sa hoặc ngoài ba cõi, là cái dụng của quả vị Thập Trụ.
379 Điều Trí Khải muốn đưa ra là bằng cách giữ Tuệ thuộc Vô Lượng Tứ Đế, hành giảthể diệt được trần sa hoặc ngoài ba cõi, là cái dụng của quả vị Thập Hạnh.
380 Điều Trí Khải muốn nói là bằng cách tu tập Trung Đạo và Tuệ thuộc Vô Tác Tứ Đế, hành giả có thể điều phục căn bản vô minh, là cái dụng của quả vị Thập Hồi Hướng.
381 Kinh Pháp Hoa, T9, 18c.
382 Brook Ziporyn nói rằng định nghĩa chính xác của Trí Khải về ‘Thanh Văn’ (nghe âm thanh) trong đoạn văn ‘khiến âm thanh của Phật được nghe bởi tất cả chúng sinh’ là một sự quảng thuyết nghĩa chật hẹp của Thanh Văn Thừa, trở thành Thanh Văn Đại Thừa hoặc Bồ Tát Thừa. So sánh cùng chỗ, How to Will Backwards : Time, Forgetting and Repetition in the Lotus Sutra, Chung-Hwa Buddhist Journal, No.13 (2000) p.55.
383 Phần diễn tả về năm hạnh thuộc Viên Giáo, pp. 171-174.
384 Đây là một đoạn kinh Pháp Hoa, T9, 7b.
385 Kinh Pháp Hoa chỉ giải thích về Ngũ Phẩm Vị (Five Preliminary Grades) và Lục căn thanh tịnh (Six Purified Sense-Organs) (T9, 51a). Đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp.146-152, p.164, ghi chú 20, 21. Trong phần tiểu sử của Trí Khải Đại Sư, Quán Đỉnh ghi lại rằng Trí Khải đã chứng đắc được Ngũ Phẩm Vị (T46, 1b). Ngoài sự kiện đây là quả vị bắt đầu cho năm mươi hai quả vị Bồ Tát trong hệ thống tư tưởng của Trí Khải, Đại Sư cũng nhấn mạnh rằng những quả vị khác nhau thuộc Viên giáo (gồm có Ngũ Phẩm Đệ Tử Vị), cũng bình đẳng siêu việt trong sự diệt trừ kiến hoặctư hoặc, và căn bản vô minh. Điều nầy có nghĩa rằng Ngũ Phẩm Đệ Tử Vị có thể ‘ khéo điều phục kiến hoặc, tư hoặccăn bản vô minh’. cũng như thế, Mou-Tsung-san tán thán, và nhấn mạnh rằng, ý nghĩa của quả vị nầy, từ cái nhìn tương quan với quả vị lục căn thanh tịnh, quả vị sau tương đương với vị Thập Tín Biệt Giáo. Ông lập luận rằng Ngũ Phẩm Đệ Tử VịLục Căn Thanh Tịnh Vị có thể được xem là một, là nơi hành giả đã điều phục được căn bản vô minh, mặc dù chưa hoàn toàn đoạn diệt. Về lập luận nầy, đọc Mou-Tsung-san, Fo-hsing Yu Po-jo, vol.2, pp.911-1023. Phần phiên dịch Anh ngữ đoạn kinh Pháp Hoa liên quan đến Ngũ Vị, đọc Hurvitz, Chih-I, pp.268-270.
386 Huyền Nghĩa, T33, 733b.
387 Về Thập Tín thuộc Viên Giáo, đọc Mao-Tsung-san, Fo-hsing Yu-Po-jo, vol.2, pp.935-949. Đọc thêm Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp.152-155.
388 Phần mô tả về loại trí nầy, đọc p.121.
389 Phần nói về Tứ Thanh Tịnh, đọc pp.181-182.
390 T’ung (con đường) chỉ lối Niết Bàn, diệt khổ, trí tuệ diệt nhân và duyên, Lục Độ, và Tam Quán trong nhất niệm. Sai (chướng ngại) chỉ khổ, nhân khổ, mười hai nhân duyên, sáu chướng ngại (vì đối lập với Lục Độ), vô lượng phiền não, và căn bản vô minh. Đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, p.182.
391 Phần giải thích về ba mươi bảy trợ đạo đưa đến chứng ngộ, đọc ghi chú 24.
392 Phần nói về Ngoại Phần (wai-fan) và Nội Phần (nei-fan), đọc p.34, ghi chú 45. Chi tiết về Thất Thánh, đọc pp.182-185.
393 Quả vị Thập Trụ cùng những quả vị Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác liên quan đến trí từ sơ quả Thập Trụ đến Đẳng Giác. Về quả vị Thập Trụ thuộc Viên Giáo, đọc Mou-tsung-san, Fo-hsing Yu po-jo, vol.2, pp.949-959. Đọc Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp.156-158.
394 Huyền Nghĩa, T33, 734b. Phần nói về Thập Trụ, đọc ghi chú 100.
395 Huyền Nghĩa, T33, 734a 
396 Cùng chỗ
397 Cùng chỗ
398 Cùng chỗ
399 Cùng chỗ
400 Cùng chỗ
401 Cùng chỗ
402 Cùng chỗ
403 Cùng chỗ
404 Cùng chỗ, p.734b.
405 Về quả vị Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, và Diệu Giác Viên Giáo, đọc Mou-T’sung-san, Fo-hsing Yu Po-jo, vol.2, pp.959-968. Đọc thêm Chappell, T’ien T’ai Buddhism, pp.158-160.
406 Huyền Nghĩa, T33, 734b. Mười thứ lớp vô minh (Shih-p’inWu-ming) chỉ căn bản vô minhBồ Tát vẫn còn dù đã chứng Thập Địa. Mỗi thứ bậc trong Thập Địa chứa đựng một căn bản vô minh, Bồ Tát lần lượt vượt qua.
407 Huyền Nghĩa, T33, 734c. Phần giải thích về Thập Hồi Hướng Biệt Giáo, đọc ghi chú 100.
408 Huyền Nghĩa, T33, 734c. Phần giải thích về Thập Địa Biệt Giáo, xem ghi chú 103. 
409 Phần diễn tả về loại trí nầy, đọc pp.133-134.
410 Đoạn văn giải thích nầy được trưng dẩn, liên quan đến Phẩm ‘Phương Tiện’, từ Ngài Huệ Tưtôn sư của Trí Khải.
411 Kinh Pháp Hoa, T9, 5c.
412 Phần nói về những điều phục và diệt vọng trong những quả vị khác nhau thuộc Viên Giáo, đọc Mou-T’sung-san, Fo-hsing Yu Po-jo, vol.2, pp.969-975.
413 Huyền Nghĩa, T33, 735c.
414 Cùng chỗ, pp. 735c-736a. Phần giải thích về Thập Tín, xem ghi chú 98. Phần giải thích về ‘cái hiểu tương tự’ (hsiang-ssu chieh), xem ghi chú 477.
415 Huyền Nghĩa, T33, 736a.
416 Cùng chỗ.
417 Phần nói về công dụng của những quả vị Viên Giáo, đọc Mou-t’sung-san, Fo-hsing Yu Po-jo, vol.2, p.975-981.
418 Huyền Nghĩa, T33, 736c.
419 Bốn chỗ nương dựa bắt nguồn từ phẩm Tứ Y (Ssu-I p’in) thứ sáu trong kinh Đại Niết Bàn, chỉ bốn hạng người chứng đắc tứ quả A La Hán (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, và A La Hán) mà chúng sinh có thể nương dựa. Trong văn mạch nầy, tuy nhiên, tứ y chỉ quả vị Bồ Tát là những bậc đã chứng đắc quả vị Viên Giáo.
420 Bốn số phận (destinies) chỉ cho bốn thứ lớp trói buộc (ssu ch’u). Thêm chi tiết, xem ghi chú 613.
421 Huyền Nghĩa, T33, p.737a.
422 Cùng chỗ, p.737b.
423 Chánh sự trong tam giới (Chieh-nei Shih-shan) có nghĩa rằng nếu hành giả hiểu Không bằng cách phân tích các pháp, thì đây là tánh thanh tịnh của Sự trong tam giới
424 Tà sự trong tam giới (Chieh-nei Shih-eh) có nghĩa rằng nếu hành giả không thể thấy được ngay nơi tướng hiện tượng là Không, thì đây là tà kiến thuộc tam giới.
425 Chánh lý trong tam giới (Chieh-nei Li-shan) có nghĩa rằng nếu hành giả có thể chứng ngộ tất cả pháp nơi đó là Không, thì đây là chánh lý trong tam giới.
426 Tà lý trong tam giới (Chieh-nei Li-eh) có nghĩa rằng nếu hành giả nhìn tất cả pháp là thực hữu, và chia chẻ pháp như đường lối để đạt đến Không, thì đây là tà kiến, vì tất cả pháp tức Không như Lý trong tam giới.
427 Chánh lý ngoài tam giới, có nghĩa rằng nếu hành giả có thể nhìn thấy thế giới hiện tượnghiện hữu giả tạm, từ đó bước vào đời cứu giúp chúng sinh, đây là chánh lý vượt trên tam giới.
428 Trần sa hoặc, có nghĩa là chỉ thấy được rằng thế giới hiện tượng vô số không tính kể mà không thấy được Trung Đạo trong tất cả pháp, đây là tà kiến, bởi vì thực tánh trong một pháp bao gồm muôn pháp, và muôn pháp là những mặt khác nhau của một pháp.
429 Chánh lý ngoài tam giới, có nghĩa là nếu hành giả thông đạt Trung Đạo như nguyên lý nằm trong vạn pháp, thì đây là chánh lý vượt trên ba cõi, đây cũng là cái thấy viên mãn của chư Phật.
430 Vô Minh hoặc, có nghĩa là nếu hành giả không thấy được rằng Trung Đạo tức nguyên lý trong vạn pháp, trong đó vô minh đồng như trí tuệ, thì đây là tà kiến, vì hành giả phải diệt vô minh để chứng đạt trí tuệ.
431 Huyền Nghĩa, T33, 737b.
432 Cùng chỗ, p.737c.
433 Cùng chỗ, p.738a.
434 Cùng chỗ.
435 Cùng chỗ.
436 Tỷ dụ nầy từ kinh Đại Niết Bàn :‘Tất cả dòng sông phải chảy quanh. Tất cả rừng phải có cây.’ So sánh cùng chỗ, T12, 667b.
437 Huyền Nghĩa, T33, 738a.
438 Cùng chỗ.
439 Cùng chỗ, p.738b.
440 Đọc cùng chỗ.
441 Năm vị sữa, kem, sữa đặc, chất bơ, và chất đề hồ được Trí Khải dùng để sánh với giáo pháp Phật trong năm thời. Từng thời trong năm thời tương tự với từng vị sữa. Vì năm vị càng lúc càng tinh túy, giáo pháp Phật cũng trên đường hướng thượng
442 Huyền Nghĩa, T33, 739b.
443 Cùng chỗ.
444 Cùng chỗ.
445 Cùng chỗ.
446 Cùng chỗ.
447 Cùng chỗ.
448 Cùng chỗ, p.739c.
449 Cùng chỗ.
450 Cùng chỗ.
451 Cùng chỗ.
452 Cùng chỗ. Phần giải thích về Thập Địa, đọc ghi chú 103.
453 Ssu-chu (bốn thứ lớp ràng buộc) là cái thấy và nghĩ sai lạc, gồm có : (1) ý tưởng sai lầm tất cả mọi nơi trong ba cõi, (2) chìm đắm trong cõi Dục, (3) chìm đắm trong cõi Sắc, (4) chìm đắm trong cõi Vô Sắc.
454 Huyền Nghĩa, T33, 739c.
455 Cùng chỗ, p.739c. Phần giải thích về Thập Địa, xem ghi chú 100.
456 Cùng chỗ, p.739c. Kim Cương Trí và bậc cuối của Thập Địa.
457 Cùng chỗ, p.739c. Phần giải thích về Thập HạnhThập Hồi Hướng, đọc ghi chú 100. 
458 Tám Tướng của Phật là (i) Từ cõi trời Đâu Suất giáng hạ, (ii) Nhập thai, (iii) Xuất sinh, (iv) Xuất gia, (5) Hàng ma, (6) Thành đạo, (7) Chuyển pháp luân, và (8) Nhập Niết Bàn. So sánh Chappell, T’ien T’ai Buddhism, p.117, ghi chú 45.
459 Huyền Nghĩa, T33, p.739c. Chi tiết về Thập Địa, xem ghi chú 103.
460 Tuyết Sơn chỉ Hy Mã Lạp Sơn.
461 Kinh Đại Niết Bàn, Phẩm 25, T12, 770b.
462 Huyền Nghĩa, T33, 739c.
463 Cùng chỗ, p.740a.
464 Đây là đoạn kinh Đại Niết Bàn. Đọc T12, 784c.
465 Huyền Nghĩa, T33, 740a.
466 Cùng chỗ, p.740b.
467 Đọc cùng chỗ, p. 741b.
468 Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim Huyền Nghĩa Kinh (The Profound Meaning of the Goden Light Sutra), T39, 3a.
469 Huyền Nghĩa, T33, 740a.
470 Cùng chỗ, p.741c.
471 Thêm chi tiết, xem p. 742a.
472 Trong phần luận về Diệu Vị của Trí Khải, Đại Sư phân tích những quả vị trong tương quan với Tứ Giáo. Có tất cả mười vị Thông Giáo. Vị thứ chín là Bồ Tát vị, và vị thứ mười là Phật vị. Lý do hai quả vị nầy chỉ mang tên mà không có người chứng đắc bởi vì các bậc Thanh VănBồ Tát độn căn, và các bậc Duyên Giác ở địa thứ bảy và thứ tám đã vào Vô Dư Niết Bàn. Các Bồ Tát căn tính bén nhạy ở địa thứ tư, các Bồ Tát căn tính trung bình ở địa thứ năm hoặc thứ sáu, và các Bồ Tát hạ căn ở địa thứ bảy và thứ tám đã từ Thông Giáo vào Biệt GiáoViên Giáo. Phân tích của Trí Khải về mười vị Thông Giáo, đọc cùng chỗ, p.730a.
473 Thêm chi tiết, đọc cùng chỗ, p.742a.
474 Thêm chi tiết, đọc cùng chỗ, p.742a-b.
475 Thêm chi tiết, đọc cùng chỗ, p.742b-c.
476 T9, 8a.
477 Trong kinh Pháp Hoa, Đại Thừa sánh với xe trâu, Thanh Văn Thừa sánh với xe hươu, và Duyên Giác Thừa sánh với xe dê. Xe trâu được xem là vượt trên tất cả các loại xe, vì vậy Trí Khải dùng để sánh với thực tại như chân lý tuyệt đối. Trí Khải giải thích :‘Bước chân đại bạch ngưu (hùng dũng) vững vàng và như gió cuốn. Trâu được gọi là trắng như trí tuệ không tì vết. Được gọi là hùng vì có thể phá tan mê vọng. Bước chân vững vàngtương ứng với trí tuệ Trung Đạo. Xe trâu như gió cuốn vì có thể vào được chỗ vô tác’. Huyền Nghĩa, T33, 743a.
478 Thêm chi tiết, đọc cùng chỗ, 743a-b.
479 Thêm chi tiết, đọc cùng chỗ, 743b-c.
480 Phân tích của Trí Khải về Thập Như Thị, đọc cùng chỗ, p.693b-696a.
481 Theo Trí Khải, mỗi cõi bao gồm chín cõi khác, tạo nên một trăm cõi. Hơn nữa, mỗi cõi bao gồm thập như thị, tạo nên một ngàn thế giới. Mỗi thế giới trong một ngàn thế giới nầy chia làm ba : chúng sinh, ngũ uẩn, và hư không. Cộng lại, có ba ngàn thế giới. Phần giải thích chi tiết về thuyết nầy, đọc Hurvitz, Chih-I, pp.271-318; và Barry, ed., The Buddhist Tradition, pp. 165-166.
482 Như Trí Khải nói : ‘Chỉ với một niệm chứa đựng toàn pháp giới và chỉ một tâm chứa đựng toàn pháp giới, tất cả màu sắc và âm thanh không gì khác hơn là Trung Đạo.’, Ma Ha Chỉ Quán, T46, 1b.
483 Như Trí Khải nói : ‘Tâm đi lại dọc ngang trong pháp giới, quán (sáu) thức và đối tượng. Một niệm trong tâm bất chợt sinh khởi từ mười pháp giới, và tùy thuộc vào một trong mười pháp giới. Nếu một niệm tùy thuộc vào một pháp giới, và một pháp giới nầy chứa đựng một trăm pháp giới và một ngàn như thị, cho thấy rằng một niệm chứa đựng vạn pháp (của thực tại), Huyền Nghĩa, T33, 696a.
484 Cùng chỗ, p.743c-744a.
485 Xem cùng chỗ. Theo Trí Khải, nước đóng băng chỉ vô minh, và nước chỉ trí tuệ của pháp tánh. Trí Khải giải thích sự tương quan đồng nhất giữa băng và nước như sau : ‘Sự ngu muội của vô minh tự nó là pháp tánh. Vì ngu si, pháp tánh trở thành vô minh phân chia thiện và ác, và cứ như thế. Cũng như nước đóng thành băng khi thời tiết lạnh. Cũng như trong khi ngủ, niệm niệm đổi thay, mộng ảo xuất hiện. Thật sự, tất cả những đối nghịch đều là pháp tánh, không một, không khác.’, Ma Ha Chỉ Quán, T46, 56b.
486 Huyền Nghĩa, T33, 743c-744a. Ng Yu Kwan cũng phân tích về thiện và ác. Đọc T’ien T’ai Buddhism and Early Madhyamika, pp. 171-173.
487 Huyền Nghĩa, T33, 744a.
488 Thêm chi tiết, xem cùng chỗ.
489 Ba đường luân hồi chỉ ba chỗ vô minh : Phiền não, Nghiệp, và Khổ.
490 Huyền Nghĩa, T33, 744a.
491 Cùng chỗ, p.744b.
492 Thêm chi tiết, đọc kinh Pháp Hoa, T9, 50c-51b.
493 Trong phẩm thứ mười hai, Đề Bà Đạt Đa, Thế Tôn kể lại câu chuyện tiền kiếp, Đề Đà Đạt Đatiên nhân đã thuyết kinh Pháp Hoa cho tiền thân của Phật là một vì vua. Vì vậy, Thế Tôn nhìn Đề Bà Đạt Đa như một thiện tri thức, và thụ ký cho Đề Bà Đạt Đa. Đọc cùng chỗ, p.34c. Tuy nhiên, câu chuyện nầy có thể không phản ảnh chân thực ý định của Trí Khải khi trưng dẩn người xấu ác Đề Bà Đạt Đa, vì Đề Bà Đạ Đa được biết như người cực kỳ ác, có tâm muốn giết hại một vị Phật và chia rẽ tăng đoàn. Theo mạch văn, tôi nghĩ rằng sự trưng dẩn của Trí Khải về Đề Bà Đạt Đa được nói đến như trên hơn là gắn liền với câu chuyện trong kinh Pháp Hoa
494 Huyền Nghĩa, T33, 744b.
495 Năm tội đọa địa ngục vô gián là giết mẹ, giết cha, giết A La Hán, phá hoại tăng đoàn, và làm ứng thân Phật chảy máu.
496 Ánh Sáng Hoàng Kim Huyền Nghĩa Kinh T39, 4a-b.
497 Truyền thống Số LuậnĐịa Luận thấy được chín thức. Sáu thức đầu phù hợp với sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý). Ba thức sau chỉ thức thứ bảy Mạt na, thức thứ tám A lại ya, và thức thứ chín A ma la. Mạt naphân biệt thức, A lại ya là tàng thức, A ma la là tịnh thức.
498 Phần nói về tam thân, đọc Hurvitz, Chih-I, p.259, ghi chú 1.
499 Ba mươi hai tướng khác lạ trên thân Phật là (1) Bàn chân vững chãi (2) Chỉ dưới lòng chân xoáy tròn như bánh xe có hình nan hoa (3) Ngón tay thon dài (4) Chân tay mềm dịu (5) Trong kẽ tay chân có da mõng như lưới (6) Gót chân đầy (7) Mu bàn chân nổi cao dầy (8) Bắp chân như tướng lộc vương (9) Tay dài quá đầu gối (10) Nam căn ẩn kín (11) Thân hình cao lớn, cân đối (12) Những lỗ chân lông toát ra màu xanh (13) Những lông trên thân uốn về bên phải (14) Thân thể sáng chói như vàng ròng (15) Quanh mình thường có hào quang chiếu xa một trượng (16) Da mõng và mịn (17) Lòng bàn chân, bàn tay, hai vai, trên đỉnh đầu đầy đặn (18) Hai nách đầy đặn (19) Thân như sư tử (20) Thân thể ngay ngắn (21) Hai vai tròn đầy cân đối (22) Bốn mươi cái răng (23) Răng trắng trong, đều và khít khao (24) Bốn cái răng cửa trắng và lớn nhất (25) Hai bên má cao dầy như sư tử (26) Nước bọt trong miệng có hương thơm (27) Lưỡi rộng và dài (28) Giọng nói âm vang như Phạm Thiên (29) Mắt xanh biếc (30) Lông mi như ngưu vương (31) Có chòm lông trắng thường chiếu sáng giữa hai chân mày (32) Trên đỉnh đầu có cục thịt nổi cao như hình búi tóc. Japanese-English Buddhist Dictionary, p.255, s.v. Sanjumi-so.
500 Trình bày chi tiết của Trí Khải về Tam Quĩ Phạm đi vào mười loại Tam Pháp Giới, đọc Huyền Nghĩa. T33, 744a-746a.
501 Phật Lô Xá Na (Rocana) thường là tên gọi khác của Tỳ Lô Giá Na (Vairocana). Tuy nhiên, trong cách dùng chữ của Trí Khải, Phật Tỳ Lô Giá Na khác với Phật Lô Xá Na. Phật Lô Xá Na là Phật Báo Thân ngự trên tòa sen, biểu thị Diệu Cảnh thù thắng, và Phật Tỳ Lô Giá Na tức Pháp Thân trong thế giới, biểu thị Diệu Trí thù thắng.
502 Huyền Nghĩa, T33, 746c.
503 Cùng chỗ.
504 Cùng chỗ, p.747a.
505 Cùng chỗ.
506 Cùng chỗ.
507 Cùng chỗ.
508 Cùng chỗ.
509 Nhất Xiển Đề ( I-ch’an-t’i) được xem là chúng sinh không tin lời Phật và sẽ không bao giờ có thể chứng ngộ. Về sau, Đại Thừa có khuynh hướng nhìn Nhất Xiển Đềchúng sinh có thể đắc Bồ Đề, mặc dù đường đạo rất khó khăn. Japanese-English Buddhist Dictionary, p.132, s.w.Issendai.
510 Cùng chỗ, p.748c.
511 So sánh cùng chỗ, pp.748c-749a.
512 So sánh cùng chỗ, p.749a.
513 So sánh cùng chỗ.
514 So sánh cùng chỗ, p.749a-b.
515 Cùng chỗ.
516 Cùng chỗ, p.750a.
517 Cùng chỗ, p.749c. Tam luân là cái nhìn của Trí Khải về Phật lực Thế Tôn sử dụng khi giáo pháp, vì tam luân của Phật có thể diệt ô nhiễmác nghiệp của chúng sinh. Thân luân chỉ thần thông Thế Tôn phóng ra trước khi nói pháp với mục đích gây sự chú ý của chúng sinh. Khẩu luân chỉ việc thuyết pháp. Tha tâm luân chỉ Thế Tôn biết được căn cơ chúng sinh trước khi giảng dạy, và vì vậy, giáo lý của Thế Tôn luôn thích ứng với trình độ của chúng sinh, San-tsang Fa-shu, pp.59-60.
518 Phần nói về lục thông, đọc Chih-I, Pháp GiớI Thứ Đệ Sơ Môn (Fa-chieh T’zu-ti Ch’u-men), T46, p.678b-c.
519 Trí Khải nói : ‘Khi bản tánh của trí tuệ tương hợp với sáu pháp (tức sáu loại thần thông), có thể biến hóa diệu vời. Vì thế, gọi là thần thông’ . Huyền Nghĩa, T33, 750a.
520 Cùng chỗ, p.750b
521 Theo Trí Khải, đặc tính của giáo pháp Đại Thừa chân chính và phổ quát, và vì vậy gọi là Phương Quảng (Fang-kuang). Trong hệ thống phân loại của Trí Khải, Phương Quảng gồm những tạng kinh ngoài kinh Hoa Nghiêm, A Hàm, Bát Nhã, Pháp Hoa, và Đại Bát Niết Bàn.
522 Huyền Nghĩa, T33, 754a.
523 Cùng chỗ, p.754c.
524 Cùng chỗ.
525 Ngũ Môn (Wu-men) chỉ giáo lý Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, Tịch Diệt.
526 Huyền Nghĩa, T33, 754c.
527 Cùng chỗ.
528 Cùng chỗ.
529 Cùng chỗ.
530 Cùng chỗ.
531 Thêm chi tiết, đọc Pháp Hoa, T9, p.35b-c. Về phần dẩn chứng, đọc ghi chú 694.
532 Thêm chi tiết, đọc Pháp Hoa, T9, p.2b.
533 Phần phiên dịch Anh ngữ liên quan đến việc Long Nữ dâng lên Phật ngọc quý và chứng đắc Bồ Đề trong nháy mắt trả lời sự nghi hoặc của Bồ Tát Trí Tích như sau : ‘Ngay lúc đó, Long Nữ có trong tay một viên ngọc quý giá trị sánh với tam thiên đại thiên thế giới, liền quỳ gối dâng lên Thế Tôn. Phật lập tức nhận lấy. Long Nữ liền nói cùng Bồ Tát Trí Tích và Ngài Xá Lợi Phất : ‘Tôi dâng hiến ngọc quý, Phật nhận lấy. Vậy thì sự việc nầy nhanh hay là chậm?’. Trả lời rằng : ‘Rất nhanh.’. Long Nữ nói : ‘Hãy dụng thần lực thì sẽ thấy được tôi chứng Bồ Đề còn nhanh hơn sự việc ấy.’ Vừa khi ấy, khắp nơi nơi đều thấy giữa hư không Long Nữ chuyển thân nam, tròn đầy Bồ Tát hạnh, đi về cõi nước Vô Cấu ở phương Nam, ngự trên tòa sen báu, đến được chỗ vô phân biệt, chân chánh, giác ngộ, với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, thuyết diệu pháp cho tất cả chúng sinh khắp mười phương.’ Hurvitz, Sripture of the Lotus Blossom of the Fine Dharma, p.201.
534 Huyền Nghĩa, T33, 755b.
535 Đây là kết luận của Trí Khải về lời dạy của Phật ‘Ta là cha của tất cả thế gian, cứu con trẻ từ những bệnh khổ.’, kinh Pháp Hoa, T9, 43c.
536 Đây là sự ứng hóa của Phật trong phẩm ‘Như Lai Thọ Lượng’ kinh Pháp Hoa, về một người cha, như một vị lương y, dùng nhiều phương tiện để cứu những đứa con bị ngộ độc của mình. Đọc kinh Pháp Hoa, T9, 43a-b.
537 Hai mươi lăm loại tam muội được nói đến trong hạnh Bồ Tát diệt hai mươi lăm Hữu, và là sự trình bày của Trí Khải về trí tuệ Vô Tác Tứ Đế. Thêm chi tiết, đọc p.161ff.
538 Hai mươi lăm Hữu liên quan đến hai mươi lăm tam muội. Đọc cùng chỗ.
539 Huyền Nghĩa, T33, 756b.
540 Huyền Nghĩa, T33, 757b.
541 Cùng chỗ.
542 Cùng chỗ, p. 757b-c.
543 Phần giải thích về ‘tám tướng’, đọc ghi chú 618.
544 Huyền Nghĩa, T33, 757c.
545 Cùng chỗ, pp. 757c-758a.
546 Tứ Kiến chỉ bốn lối nhìn sai lạc về nhân và quả, gồm có : (1) nhân và quả như nhau, vì trong quả có nhân, (2) nhân và quả khác nhau, vì trong nhân không có quả, (3) nhân và quả vừa giống vừa khác vì trong nhân có quả và trong nhân không có quả, (4) nhân và quả chẳng giống chẳng khác, vì trong nhân chẳng phải có quả chẳng phải chẳng có quả. San-tsang Fa-shu, p.170.
547 Huyền Nghĩa, T33, 758a.
548 Trí Khải không nói về bốn loại quán chiếu Pháp Nhân Duyên, nhưng nói về bốn cách hiểu Mười Hai Nhân DuyênSinh Diệt Tư Nghị thuộc Tạng Giáo, Vô Sinh Diệt Tư Nghị thuộc Thông Giáo, Sinh Diệt Bất Tư Nghị thuộc Biệt Giáo, và Vô Sinh Diệt Bất Tư Nghị thuộc Viên Giáo.
549 Huyền Nghĩa, T33, 758a.
550 Hai mươi loại Hữu lập nên ba cõi luân hồi. Thêm chi tiết, đọc pp. 185-198.
551 Sáu loại thần thôngThiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Tha Tâm Thông, Túc Mạng Thông, Thần Túc Thông, và Lậu Tận Thông.
552 Phần giải thích về hai mươi lăm tam muội, đọc p.161ff.
553 Huyền Nghĩa, T33, 760c.
554 Phần giải thích về Tứ Độ (Ssu-t’u), đọc ghi chú 106.
555 Tên gọi ba loại ý sinh thân Trí Khải trích dẩn từ kinh Lăng Già, T16, no. 670, 497c.
556 Phần giải thích về chín loại Đại Thiền, đọc ghi chú 174.
557 Hoan Hỷ Địasơ địa. Phần giải thích về Thập Địa, đọc ghi chú 103.
558 ‘Phần chứng’ là một trong sáu sự đồng nhất (six identification) là chỗ hành giả xa lìa ô nhiễm từng phần, chứng ngộ từng phần. So sánh ghi chú 24.
559 Cái nhìn Giả ở đây là cái nhìn của chúng sinh vô minh, tưởng lầm hiện hữu giả tạm là thực có. Nhị Thừa (Thanh VănDuyên Giác) thuộc Tạng Giáo, Bồ Tát Tạng Giáo, và Tam Thừa (Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát) thuộc Thông Giáo vào Không bằng cách thay đổi cái nhìn về Giả. 
560 Đọc phẩm hai mươi sáu ‘Đà La Ni’ kinh Pháp Hoa, T9, pp. 58b-59b.
561 Huyền Nghĩa, T33, 763b. ‘Biết danh không phải danh là Ngã, và biết Pháp không phải Pháp là Niết Bàn’ có nghĩa rằng nếu hành giả thấy được tánh Không của vạn pháp, cái thấy nầy tương đương với sự chứng ngộ Ngã và Niết Bàn tịch diệt.
562 So sánh Huyền Nghĩa, T33, 765a-b với định nghĩa đại cương của Bản Môn Thập Diệu.
563 Phần diễn tả của chúng tôi đối với sự trình bày của Trí Khải về sự đáp ứng giữa Bồ Tát với chúng sinh qua hai mươi lăm tam muội, đọc p.161ff.
564 Vô Ký Biến Hóa Thiền (Wu-chi Hua Hua Ch’an) chỉ loại thiền định phát sinh thần lực, hành giả hội nhập chân lý tối thượng, tự tại, và không dụng công khái niệm hóa. So sánh Huyền Nghĩa, T33, 750b.
565 Bản thọ mệnh của Phật nói trong phẩm ‘Như Lai Thọ Lượng’, kinh Pháp Hoa, T9, p.42c. Đoạn kinh văn :‘Thọ mệnh của Ta trải vô lượng a tăng kỳ kiếp, chưa từng chấm dứt, chưa từng hoại diệt. Nầy các thiện nam tử ! Thọ mệnh ta chứng được trên đường hành trì Bồ Tát đạo đến nay chưa từng cạn, lại còn gấp bội số trên. Ngay vào lúc nầy đây, Ta thực sự chưa diệt độtuyên thuyết rằng sắp diệt độ.’, Hurvitz, Scripture of the Lotus Blossom of the Fine Dharma, p.139.
566 Tám hoặc mười lợi ích cũng như Tích Môn. Đoạn giải thích của Trí Khải về những lợi ích nầy, đọc diễn tả của chúng tôi trong phần II. ‘Thuyết về lợi ích’ đề mục 1.4.10, ‘Diệu Lợi Ích’ thuộc Tích Môn.
567 Bốn loại quyến thuộc nầy cũng giống như bốn loại quyến thuộc trong Tích Môn. Phần giải thích của Trí Khải về sự thành tựu các loại quyến thuộc Tích Môn, đọc phần II, ‘Giải thích về quyến thuộc’ đề mục 1.4.9 ‘Diệu Quyến Thuộc’ thuộc Tích Môn.
568 Phần giải thích của Trí Khải về thứ tự Bản Môn Thập Diệu, đọc Huyền Nghĩa, T33, 765 b-c.
569 Trong Phật giáo, thời kỳ của mỗi vị Phật được tin là chia làm ba giai đoạn, bắt đầu là thời chánh pháp (cheng-fa), dần xuống thời tượng pháp (hsiang-fa), và sau cùng là thời mạt pháp (mo-fa). Giai đoạn thứ nhất tồn tại khoảng năm trăm năm, pháp thịnh đạt về cả hai mặt văn tựngôn thuyết. Giai đoạn thứ hai tồn tại thêm năm trăm năm, pháp thiên về hình tướng bên ngoài mà thiếu nội dung. Sau hai giai đoạn nầy, pháp dần dần tiêu hoại, là giai đoạn mạt pháp thứ ba. Nghiên cứu về những trường hợp nầy, đọc Janice Nattier, Once Upon a Future Time: Studies in a Buddhist Prophecy of Decline, Berkeley: Asian Humanities Press, 1991.
570 Khảo sát của Trí Khải về sự tương quan giữa Bản Môn Thập DiệuTích Môn Thập Diệu, đọc Huyền Nghĩa, T33, 765c.
571 Phần dẩn chứng của Trí Khải, đọc cùng chỗ, 765c-766a.
572 ‘Thọ mệnh Ta chứng đắc được trên bước đường hành trì Bồ Tát đạo đến nay chưa từng cạn.’ Kinh Pháp Hoa, T9, 42c.
573 ‘Vì Ta đã thực sự chứng đắc Bồ Đề, vô lượng vô biên thời quá khứ’. ‘Vì ta đã thành Phật tự lâu xưa: chỉ vì phương tiện khế hợp để giáo hóa chúng sinh, (Ta) thuyết pháp (như phương tiện thích ứng)’. Cùng chỗ, p.42b và p.42c.
574 ‘Bởi vì Ta, trong cõi Sa-bà nầy, chứng được Tam Miệu Tam Bồ Đề, Ta giáo hóa, chỉ đường, đưa lối các Bồ Tát.’ Cùng chỗ, p.42b. ‘Từ đó nhẩn đến nay, Ta thường thuyết pháp, giáo hóa (chúng sinh) trong cõi Sa Bà, (Ta) hướng dẩn và làm lợi ích chúng sinh ở khắp mười ngàn a do tha cõi nước’. Cùng chỗ, p.42b.
575 ‘Nếu có chúng sinh đến quốc độ ta, Ta dùng Phật nhãn quán sát tín tâmcăn cơ hoặc bén nhạy hoặc chậm lụt.’ Cùng chỗ. p.42b.
576 ‘Phật lực bí mật của Như Lai...(Phật) hoặc dùng thân mình, thân người, hiển lộ về mình hoặc hiển lộ về người’. Cùng chỗ, p.42b-42c.
577 ‘Tất cả những Bồ Tát đó được Ta giáo hóa. (Ta) khiến họ hướng về đại đạo. Hiện nay, tất cả đều được bất thối chuyển, tu trì Đạo pháp.’. Cùng chỗ, p.41b.
578 ‘Những Bồ Tát đó, có thân vàng ròng, trụ giữa hư không. Tất cả đều là con Ta. Ta đã giáo hóa những chúng sinh đó từ vô lượng kiếp.’. Cùng chỗ, p. 40a-b.
579 ‘Mặc dù thực sự Ta không nhập diệt, Ta tuyên thuyết rằng Ta sắp nhập diệt.’ Cùng chỗ, p.40c.
580 ‘(Ta) ở khắp nơi nhớ lại chính Ta, tên chẳng đồng chẳng khác, tuổi chẳng già chẳng trẻ.’Cùng chỗ, p.42c.
581 ‘(Phật) sử dụng những phương tiện khế hợp thuyết vi diệu pháp, khiến chúng sinh được an lạc.’ Cùng chỗ, T9, 42c.
582 ‘Khi nghe lời Phật nói về thọ mệnh dài lâu vô lượng kiếp, và như vô lượng vô biên a tăng kỳ, chúng sinh đều được lợi ích lớn.’ Cùng chỗ, p.44a. 
583 Phần trình bày chi tiết của Trí Khải về sự tương quan giữa Bản Môn Thập DiệuTích Môn Thập Diệu, so sánh T33, 766a-769b.
584 Phần giải thích về Tứ Độ, xem ghi chú 106.
585 Vô Dư Niết BànHữu Dư Niết Bàn là hai loại Niết Bàn. Thêm chi tiết, đọc ghi chú 510.
586 Trong văn mạch hệ thống Tứ Giáo của Trí Khải, ‘Hữu Dư (with residue) mang ý nghĩa chân lý hiện hữu giả tạm, Bồ Tát nương vào đó ở lại trong thế tục giáo hóa chúng sinh, và ‘Vô Dư’ (without residue) biểu thị tánh Không Bồ Tát chứng đắc tịch tịnh. Điều Trí Khải muốn nói là mặc dù Bồ Tát Biệt Giáo chứng ngộTrung Đạo dựa vào hai mặt (Không và Giả), hai mặt nầy là hai thực tại biệt lập không đồng nhất. Như vậy, Niết Bàn chứng ngộ cao nhất của Biệt Giáo có hai đặc tính, không đồng nhất, và đồng nhất.
587 Theo quan điểm của Trí Khải, Đại Niết Bàn (có đặc tính Thường, Lạc, Ngã, và Tịnh) biểu thị một thực tại viên mãn, trong đó vạn pháp hợp nhất toàn khối vì tất cả pháp không gì khác hơn là sự hiển lộ của Chân Như. Nói cách khác, Trung Đạo thuộc Viên Giáo gồm cả hai Không và Giả, đồng như nhau. Chi tiết lập luận của Trí Khải về bốn loại Niết Bàn, đọc Huyền Nghĩa, T33, 768c.
588 Kinh Pháp Hoa, T9, 9b.
589 Phần giải thích của Trí Khải về ba thời Bản Môn và Tích Môn, so sánh cùng chỗ, T33, 769b-770b.
590 Lập luận của Trí Khải về thô và tế, so sánh cùng chỗ, p.770b.
591 Kết luận của Trí Khải về tương đốituyệt đối, so sánh cùng chỗ, p.770b-c.
592 Trình bày của Trí Khải về các lợi ích, so sánh cùng chỗ, 770c-771b. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, theo Trí Khải là một ứng thân Bồ Tát, và vị Phật bất tử (chứng đạo sơ khai) trong Bản Môn là Pháp Thân.
593 Diệu Trí liên quan đến sự hội nhập chân lý. Diệu Vị chỉ kết quả tu tập của hành giả, đưa đến sự chứng ngộ trí tuệchân lý. Diệu Quyến Thuộc chỉ các nhóm chúng sinh khác nhau được lợi ích khi trở thành quyến thuộc của Phật. Diệu Lợi Ích chỉ những nhóm chúng sinh thành tựu khác nhau, được lợi ích từ quyến thuộc của Phật. Vì thế, có năm loại Diệu được Trí Khải nhìn như nhân chứng đắc Bồ Đề.
594 Lập luận về phép quán tâm của Trí Khải, so sánh cùng chỗ, T33, p.771b-c.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22060)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 15910)
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán, Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
(Xem: 14930)
Pháp Hoakinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duysuy luận của con người bình thường.
(Xem: 18781)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 14344)
Một thời, Đức Phật và một nghìn hai trăm năm mươi đại chúng tì-kheo cùng trụ ở tinh xá Mỹ Xưng phu nhân của trưởng giả Tu-đạt, rừng cây của thái tử Kì-đà, nước Xá-vệ.
(Xem: 18497)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 14293)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13450)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13439)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 11721)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13149)
Không khởi sinh cũng không hoại diệt, không thường hằng cũng không đứt đoạn. Không đồng nhất cũng không dị biệt, không từ đâu đến cũng không đi mất.
(Xem: 13568)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 13836)
công đức của Pháp tánh là không cùng tận, cho nên công đức của người ấy cũng giống như vậy, không có giới hạn.
(Xem: 13151)
Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có.
(Xem: 14916)
Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt.
(Xem: 16065)
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử.
(Xem: 10987)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
(Xem: 16315)
Đại Thừa Khởi Tín Luận là bộ luận quan trọng, giới thiệu một cách cô đọng và bao quát về triết học đại thừa.
(Xem: 11775)
Công trình biên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
(Xem: 17468)
Hiện nay tôi giảng Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn để cho quý vị biết dù rằng muôn pháp đều không, nhưng lý nhân quả rõ ràng, không sai một mảy, cũng không bao giờ hư hoại.
(Xem: 12793)
Tâm hiếu thuậntâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian.
(Xem: 13581)
Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh.
(Xem: 12788)
Nếu có duyên mà thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.
(Xem: 14775)
Trì Giớithực hành những luật lệđức Phật đặt ra cho Phật tử xuất gia thi hành trong khi tu hành, và cho Phật tử tại gia áp dụng trong cuộc sống để có đời sống đạo đức và hưởng quả báo tốt đẹp;
(Xem: 16243)
Chỉ tự quán thân, thiện lực tự nhiên, chánh niệm tự nhiên, giải thoát tự nhiên, vì sao thế? Ví như có người tinh tấn trực tâm, được giải thoát chân chánh, người như thế chẳng cầu giải thoátgiải thoát tự đến.
(Xem: 13027)
Trong nước mỗi mỗi báu ấy đều có sáu mươi ức hoa sen thất bửu. Mỗi mỗi hoa sen tròn đều mười hai do tuần.
(Xem: 11999)
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
(Xem: 12658)
Năm Giới Tân Tu là cái thấy của đạo Bụt về một nền Tâm LinhĐạo Đức Toàn Cầu, mà Phật tử chúng ta trong khi thực tập có thể chia sẻ với những truyền thống khác trên thế giới
(Xem: 12787)
Nếu có nghe kinh này thọ trì đọc tụng giảng thuyết tu hành như lời, Bồ Tát này đã là cúng dường chư Phật ba đời rồi.
(Xem: 12691)
Các học giả Tây phương quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ các bản Pali, Sanskrit là kinh “gốc” và kinh sau thời đức Phật là kinh phát triển để...
(Xem: 14028)
Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit.
(Xem: 14011)
Chánh pháp quý giá của các ngài soi sáng khắp nơi và tuôn xuống như mưa cam-lộ. Tiếng nói của các ngài vi diệu đệ nhất.
(Xem: 16355)
Đây là một bộ kinh rất có ý nghĩalợi lạc vô cùng nếu được thường xuyên tụng đọc, hoặc giảng giải huyền nghĩa đến mọi người tín tâm.
(Xem: 12290)
Cần ban cho luật diện tiền liền ban cho luật diện tiền, cần ban cho luật ức niệm liền ban cho luật ức niệm,
(Xem: 14288)
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo.
(Xem: 11180)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 10932)
Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời (bất cứ đối tượng nào của thức)
(Xem: 13119)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 13795)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức
(Xem: 13063)
Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức...
(Xem: 12896)
Thế Tôn đã giảng đời sống phạm hạnh chi tiếtrõ ràng, toàn hảo, hoàn toàn tinh khiết.
(Xem: 13406)
Người không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh, đây là hạng người bản tánh bị chết, không sợ hãi, không rơi vào run sợ khi nghĩ đến chết.
(Xem: 12600)
Đức Phật trình bày các điều bất thiện đều bắt nguồn từ tham, sân, si còn điều thiện là do lòng không tham, không sân, không si dẫn tới.
(Xem: 10123)
Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa...
(Xem: 13814)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau
(Xem: 10137)
Bát Nhãtrí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã.
(Xem: 13596)
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên GiácGiác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minhchứng nhập Viên giác.
(Xem: 16162)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giảnphẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào.
(Xem: 11870)
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
(Xem: 12872)
Những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
(Xem: 11557)
Xuất sinh pháp Phật không gì hơn Hiển bày pháp giới là bậc nhất Kim cương khó hoại, câu nghĩa hợp Tất cả Thánh nhân không thể nhập.
(Xem: 12579)
Nơi tâm rộng, hơn hết Tột cùng không điên đảo Lợi ích chốn ý lạc Thừa nầy công đức đủ.
(Xem: 10697)
Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo.
(Xem: 10890)
Kinh Duy Ma là một tác phẩmgiá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
(Xem: 10859)
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
(Xem: 11805)
Duy-ma-cật sở thuyết còn có một tên khác nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà cũng là tông chỉ của kinh.
(Xem: 12657)
Bộ Kinh này trình bày cảnh giới chứng nhập của Bồ Tát, có nhiều huyền nghĩa sâu kín nhiệm mầu, cao siêu...
(Xem: 10979)
Đức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn.
(Xem: 12517)
Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
(Xem: 11230)
Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant