Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 18: Kiên Lao Địa Thần

01 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 8288)
Phẩm 18: Kiên Lao Địa Thần

KINH KIM QUANG MINH
(KINH ÁNH SÁNG HOÀNG KIM)
Hoà Thượng Thích Trí Quang Dịch Giải 
Bản Hoa Dịch của Ngài Nghĩa Tịnh

 

Phẩm 18: Kiên Lao Địa Thần

Vào lúc bấy giờ Kiên lao địa thần ở trong đại hội tức thì đứng dậy khỏi chỗ mình ngồi, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, trong hiện tại hay trong vị lai, những nơi thành thị, làng xóm, cung vua, lầu đài, lan nhã, chằm núi, rừng hoang, chỗ nào có bản kinh vua Ánh sáng hoàng kim này quảng bá thì, bạch đức Thế tôn, con sẽ đến chỗ ấy, hiến cúng, tôn kính, hộ vệ, quảng bá. Chỗ nào đặt tòa cao cho vị pháp sự diễn giảng kinh này, thì con đem thần lực, không biểu hiện bản thân, mà ở ngay nơi tòa cao đưa đỉnh đầu đội chân cho vị pháp sư ấy bước lên. Con được nghe pháp, thâm tâm hoan hỷ, được hưởng pháp vị, tăng thêm uy quang, mừng vui vô hạn. Bản thân con được lợi ích như vậy, con làm cho cõi đất to lớn này, sâu một trăm sáu mươi tám ngàn, sâu đến kim cang luân, màu mỡ của đất đều thêm lên. Trong bốn biển, đất đai tất cả hải đảo cũng vậy, được làm cho màu mỡ hơn ngày thường. Trong đại lục Thiệm bộ, bao nhiêu sông rào ao hồ mà có các loại cây, cỏ thuốc, lùm rừng với các thứ hoa quả, rễ thân, nhánh lá, cùng với lúa má, thì bề ngoài ai cũng đã thích nhìn, màu sắc hương vị đủ cả, và thứ nào cũng dùng được. Dùng những ẩm thực phẩm khác thường như vậy thì tăng thêm sống lâu, sắc đẹp, và sức mạnh, tất cả giác quan đều ổn định, tươi sáng thêm lên, đau đớn không còn. Tâm trí mạnh mẽ, đủ mọi kham năng. Cả địa cầu này cần gì thì hàng trăm hàng ngàn sự việc đều hoàn bị. Bạch đức Thế tôn, vì tình trạng này mà cả đại lục Thiệm bộ yên ổn sung túc, dân chúng đông đảo, không mọi suy tổn, ai cũng an lạc.

Cả cơ thể và tâm trí hưởng được lạc thú như vậy, thì đối với bản kinh vua này càng thêm mến trọng sâu xa, ở đâu cũng muốn thọ trì, hiến cúng, cung kính, tôn trọng, tán dương. Lại cùng nhau đến chỗ pháp tòa của vị pháp sư, vì chúng sinhthỉnh cầu diễn giảng bản kinh vua tối thắng này. Tại sao, vì bạch đức Thế tôn, diễn giảng kinh này thì bản thân con và mọi tùy thuộc đều nhờ lợi ích, khí lực tươi sáng, uy thế mạnh mẽ, dung mạo đoan trang, sắc tướng đẹp đẽ, tất cả đều hơn ngày thường. Bạch đức Thế tôn, con, Kiên lao địa thần, hưởng được pháp vị rồi, có thể làm cho đại lục này, với bảy ngàn lần trăm triệu chu vi đất đai đều màu mỡ, cho đến như trước đã nói ai cũng an lạc. Do vậy, bạch đức Thế tôn, lúc đó chúng sinh, để trả ơn con, nên nghĩ như vậy, ta nhất định phải lắng nghe tiếp nhận kinh vua ấy, cung kính hiến cúng tôn trọng, tán dương. Nghĩ vậy nên từ bất cứ chỗ nào họ cư trú, họ cùng đến pháp hội, kính lạy pháp sư, lắng nghe kinh này. Lắng nghe rồi, ai nấy trở về chỗ cũ, lòng rất mừng vui, và nói rằng nay chúng ta được nghe cái pháp thậm thâm vô thượng, thế là đã thu nhận cái khối phước đức bất khả tư nghị. Do cái lực của kinh này, chúng ta sẽ gặp được vô lượng chư vị Thế tônphụng sự hiến cúng, vĩnh ly những chỗ tối khổ là ba nẻo đường dữ. Thêm nữa là vị lai, trong hàng trăm hàng ngàn đời, thường hưởng hạnh phúc hơn hết ở trong nhân loại và trên chư thiên. Khi trở về chỗ cũ, họ cũng nói cho những người đồng hương về bản kinh vua này. Họ nói kinh này qua một sự ví dụ, một phẩm, một chuyện đời trước, một danh hiệu Thế tôn, một danh hiệu Bồ tát, một bài chỉnh cú bốn câu, hoặc một câu có nghĩa, hay đến nỗi chỉ nói tên kinh. Như thế thì bạch đức Thế tôn, chỗ họ cư trú đất đai phì nhiêu hơn chỗ khác. Đất đai ấy sản xuất gì cũng tăng trưởng, tươi tốt, to lớn, làm cho chúng sinh thụ hưởng lạc thú, nhiều của, ưa bố thí, tâm chí kiên địnhthâm tín Tam bảo.

Kiên lao địa thần thưa như vậy rồi, đức Thế tôn bảo, rằng Kiên lao địa thần, nếu ai nghe được kinh vua Ánh sáng hoàng kim thì, dầu chỉ một câu, họ chết cũng sinh Đao lợi hay các thiên xứ khác. Ai vì sự hiến cúng kinh vua này mà trang hoàng nhà cửa, thì đến nỗi chỉ trương một cái lọng dù, treo một cái tràng phan, cũng do nhân tố ấy mà sinh trong sáu thiên xứ cõi Dục, sống trong cung điện thất bảothụ hưởng tùy thích, và điều mà ai cũng tự nhiên có được là vui với bảy ngàn thiên nữ, ngày đêm thường xuyên hưởng thụ cái phước đặc biệt và khó mà nghĩ bàn.

Đức Thế tôn dạy như vầy rồi, Kiên lao địa thần lại thưa, bạch đức Thế tôn, chính vì sự thể đức Thế tôn đã nói, nên những ai trong bốn bộ đệ tử của Ngài lên ngồi pháp tòa diễn giảng kinh này, thì con ngày đêm hộ vệ những người ấy, tự ẩn mình đi, đưa đỉnh đầu mình mà đỡ chân cho vị pháp sư khi bước lên và khi ngồi trên pháp tòa. Bạch đức Thế tôn, kinh này vì những người đã trồng thiện căn nơi vô số chư vị Thế tônquảng bá bất tuyệt trong đại lục Thiệm bộ. Những người ấy lắng nghe kinh này thì vị lai vô số kiếp thường hưởng hạnh phúc vượt bậc trong chư thiên nhân loại, được gặp chư vị Thế tôn, được mau thành tựu vô thượng bồ đề, và nhất là không còn phải trải qua cái khổ sống và chết trong ba nẻo đường dữ.

Khi ấy Kiên lao địa thần lại thưa, bạch đức Thế tôn, con có một bài minh chú (84) có năng lực lợi ích nhân thiên, an lạc tất cả. Nam tử nữ nhân nào, hay bốn bộ đệ tử của đức Thế tôn, muốn được đích thân nhìn thấy chân thân của con, thì phải chí tâmtrì minh chú ấy. Thì tùy sở nguyệntoại ý cả. Là như nguyện được đồ dùng để sống, nguyện được tài sản, nguyện được vàng ngọc, nguyện được kho tàng ẩn trong lòng đất, nguyện được những khả năng thần kỳ, nguyện được thuốc thần để trường sinh hay trị liệu mọi bịnh, nguyện chiến thắng thù địch, nguyện chế ngự các thứ luận thuyết. Hãy dọn một tịnh thất mà thiết đạo tràng, tắm mình mẩy, mặc đồ sạch, ngồi nệm cỏ. Hãy đối trước hình tượng Phật có xá lợi, hay trước chùa tháp Phật có xá lợi, mà đốt hương, rải hoa, hiến dâng ẩm thực. Lấy ngày tám tháng trăng sáng (85) , hoặc là ngày sao Bố sái (86) mà tụng minh chú triệu thỉnh con, Kiên lao địa thần: Tát da tha, chi ri, chi ri, chu ru, chu ru, ku ru, ku ru, ku tu, ku tu, tô tu, tô tu, ba ha, ba ha, sa va ri, sa va ri, soa ha. (Tadyatha ciri ciri curu curu kuru kuru kutu kutu totu totu bhaha bhaha savari savari svaha).

Bạch đức Thế tôn, minh chú này, nếu có ai trong bốn bộ đệ tử Thế tôn tụng được một trăm tám biến mà triệu thỉnh con, thì con sẽ đến tức khắc. Lại nữa, bạch đức Thế tôn, nếu ai muốn thấy con biểu hiện thân ra để nói chuyện với nhau, thì cũng phải sắp đặt như trước rồi tụng minh chú này: Tát da tha, a cha ni, gri li ga, kơ sa na ti, si ra, sít đa ri, ha, ha, hi, hi, ku ru, ba rê, soa ha. (Tadyatha acani griliga ksanati sira sidhari ha ha hi hi kuru bhare svaha).

Bạch đức Thế tôn, tụng minh chú này thì phải một trăm tám biến, lại tụng minh chú trên nữa, thì quyết chắc con sẽ biểu hiện thân con, thành tựu cho sở nguyện của họ, hoàn toàn không vô hiệu quả. Nhưng muốn tụng minh chú này thì trước hết phải tụng minh chú giữ mình: Tát da tha, ni si ri, ma sa ka ni, na ti, ku ti, bút đi, bút đi rê, bi ti, bi ti, ku ku ti, ba chi ri, soa ha. (Tadyatha nisiri masakani nati kuti budhi budhire biti biti kukuti baciri svaha).

Bạch đức Thế tôn, tụng minh chú này thì dùng chỉ ngũ sắc, tụng hai mươi mốt biến thì thắt hai mươi mốt gút, đem buộc sau khuỷu tay trái, thì giữ mình mà không có gì sợ hãi nữa. Chí tâm mà tụng minh chú này thì cầu gì cũng thỏa. Con không vọng ngữ. Phật pháp tăng là chứng điệp của con, chứng nhận cho con.

Bấy giờ đức Thế tôn bảo Kiên lao địa thần, lành thay, địa thần có thể đem minh chú nói thậthộ trì kinh này và pháp sư quảng bá kinh này. Nhân tố này làm cho địa thần được phước báo vô số lượng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14972)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13410)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15083)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16417)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13184)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12550)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13421)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13372)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12725)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12043)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11924)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12606)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11437)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11736)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11119)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13246)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13129)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11533)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12127)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12330)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11905)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12694)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12326)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12150)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12208)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11962)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11914)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11193)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11324)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12345)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12436)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11969)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12925)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12000)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12574)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12968)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13900)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12704)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14834)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11890)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12150)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12848)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12738)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14714)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12705)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15349)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12539)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13178)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14191)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15501)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13705)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13102)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13531)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12428)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12036)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12856)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12931)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13150)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21289)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143485)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant