Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phần 3

01 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 7254)
Phần 3

KIM CƯƠNG KINH GIẢNG NGHĨA 
 Người giảng: GIANG VỊ NÔNG Cư Sĩ
Người dịch: ĐỒ NAM Lão nhân

 

QUYỂN BA
SUY MỞ VÔ TRỤ ĐỂ KHAI GIẢNG

PHẦN 3

Như lai thuyết nhứt thiết chư tướng tức thị phi tướng, hựu thuyết nhứt thiết chúng sanh tắc phi chúng sanh.

Dịch nghĩa : Như lai nói hết thảy các tướng tức là chẳng phải tướng, lại nói hết thảy chúng sanh tức là chẳng phải chúng sanh.

Chư tướng phi chư tướng, chúng sanh phi chúng sanh, đây cùng với chỗ phía trước nói : ngã tướng tức thị phi tướng v.v...ý câu nói chính là giống nhau. Nay nói câu nầy là khiến kẻ hành bồ tát đạo phải biết nhứt thiết chư tướng, nhứt thiết chúng sanh đương lúc nó có tức là lúc nó không. Chỗ bảo là : hữu tức là không, không tức là hữu, phải như thế hai bên không và hữu đều ly, mới có thể lợi ích hết thảy chúng sanh. Như lai thuyết là theo tánh mà thuyết, tánh vốn không hữu đồng thời, mà hết thảy các tướng, hết thảy chúng sanh đều chẳng ly tánh đồng thể nầy, đều là chỗ hiện ra của tánh đồng thể nầy, nên không cái nào là chẳng hữu tức là không, không tức là hữu. Nghĩa của hữu tức là không, không tức là hữu trước đã nói nhiều lần, nhưng đây là nghĩa chủ yếu của bát nhã, nếu chẳng hiểu thấu triệt để thì hết thảy phật pháp liền chẳng hiểu thấu được. Chỗ có quán môn, hành môn bao nhiêu thứ tu trì liền chẳng thể đắc lực, nên nay lại nói ra tường tận. Phải biết, hết thảy pháp đều là lúc nhân duyên tụ hội giả hiện ra có tướng, sở dĩ duyên tụ thì sanh, duyên tán liền diệt, vả chẳng cần đợi đến lúc nó diệt mà sau mới biết. Ngay đương lúc tụ tội hiện ra cái hữu, lại cũng tùy từng lúc nổi dậy biến hoá vô thường vô định. Có thể ngộ : nó đều chẳng phải là kiên cố, chắc thật, chỉ là giả tướng huyễn hiện ra. Đây tức là chỗ bảo : hữu tức là không, nhưng phàm phu chẳng hiểu rõ lý nầy nhận lầm làm thực, bèn đến nỗi thủ trước tướng hữu, theo nó mà trôi lăn, đây là nhân của luân hồi. Con mắt phật thì thấy suốt điểm nầy, mà biết hết thảy pháp hữu tức là không, nên khiến chẳng thể trước hữu. Cũng lại biết được hết thảy pháp sở dĩ có bao nhiêu thứ tướng chẳng giống nhau, là vì theo nghiệp lực mà khác nhau. Bởi chúng sanh tạo nghiệp theo từng lúc mà biến động, nên hiện ra cảnh tướng cũng theo đó mà biến hoá vô thường. Thế nhưng tạo nhân như thế nào thì nhứt định hiện ra quả như thế ấy, chỗ có cảnh tướng tốt xấu, khổ vui, không cái nào là chẳng theo nghiệp lực thiện ác lớn nhỏ của nó mà khác nhau. Nghiệp lực phức tạp thì hiện ra tướng cũng phức tạp, nghiệp lực thuần tịnh thì hiện ra tướng cũng thuần tịnh, không sai tơ hào. Đây tức là bảo : không tức là hữu, mà kẻ phàm phu chẳng hiểu rõ lý nầy cho là không có nhân quả, bèn đến nỗi thủ trước tướng không, không cái gì là chẳng làm, đây là nhân đọa lạc. Ngay đến chẳng như thế, mà tiểu thừa thiên không, thì lại chỉ có THỂ mà không có DỤNG. Con mắt phật thì thấy suốt điểm nầy, mà biết hết thảy pháp không tức là hữu, nên khiến chẳng thể chấp không nghiêng lệch. Chẳng những thế, lại cũng biết được nghiệp từ đâu nổi dậy, nổi dậy ở chỗ tâm có niệm, mà niệm ắt có gốc, gốc ở nơi tánh cùng có đầy đủ. Niệm và nghiệp biến đổi khác từng lúc, từng lúc, chỉ có cái linh-tánh cùng có đầy đủ nầy thì từ vô thủy đến nay, cho đến lúc cùng tận vị lai chẳng biến đổi chẳng khác, thực là chủ tể của hết thảy pháp. Nhưng có thể ắt có dụng, có dụng ắt có tướng. Tướng nầy sở dĩ tuy là huyễn hữu mà lại từ xưa đến nay chẳng dứt. Vì nó huyễn mà chẳng dứt, sở dĩ đã chẳng nên trước hữu, lại chẳng nên trước không. Vả đã biết tướng do nghiệp chuyển, nghiệp làm ra ở tâm, thì biết cái nhân của một niệm tuy hết sức nhỏ mà nó quan hệ lại hết sức lớn, cho nên khiến người học phải ở lúc khởi tâm động niệm quán chiếudụng công. Lại biết sự nổi dậy của tâm niệm do ở chưa đạt đến nhứt chân pháp giới, nên mới thủ tướng phân biệt. Thế nhưng tánh-thể vốn không có niệm, nếu chẳng phản chiếu nguồn gốc của tâm thì há được dứt niệm để chứng thể, cho nên khiến người học phải bội trần hợp giác, trái với cái vọng để trở về cái chân. Thậm thâm vi diệu đạo lý ở trên, nếu phật chẳng khai thị thì ai có thể biết nổi? Nếu chẳng tín phật, như pháp thụ trì, thì lại ai có thể hiểu rõ? Bởi thế, nên hết thảy chúng sanh từ xưa đến nay phần nhiều ở trong mê muội tạo nghiệp chịu khổ. Vậy nên kẻ vì lợi ích hết thảy chúng sanhphát bồ đề tâm phải biết tướng tức là phi tướng, chúng sanh tức là phi chúng sanh, đã chẳng trước hữu, cũng chẳng trước không. Không và hữu 2 cái đều ly như thế để hành lục độ vạn hạnh, thì mới có thể lợi ích hết thảy chúng sanh. Vì cớ gì? Vì trụ tướng bố thí dễ thoái chuyển đạo tâm, vì trước hữu cũng là trụ tướng mà trước không cũng là trụ tướng, cho nên phải ly cả hai bên không và hữu. Lại phải lấy đạo lý tướng tức là phi tướng, chúng sanh tức là phi chúng sanh nầy trỏ bảo khắp hết thảy chúng sanh, khiến đều biết tu nhân ly cả hai bên, chứng quả tịch chiếu đồng thời, đây là lợi ích cứu cánh, bồ tát phải bố thí như thế. Khoa nầy mở miệng nói như lai thuyết, chính là chỉ thị kẻ phát đại tâm phải ly cả hai bên không và hữu như thế để hành bố thí. Bố thí diệu pháp ly cả 2 bên không và hữu nầy, thì tự và tha đều được ly tướng kiến tánh, dứt niệm chứng thể, cùng trở về tánh hải, lợi ích lớn lao của nó chẳng thể nghĩ bàn. Vì cớ gì? Vì là như lai thuyết, vì pháp nầy tương ứng với như lai tánh đức. Hết thảy các tướng, hết thảy chúng sanh có nhiều nghĩa, từ xưa các sách phần nhiều tiện cho lời văn chỉ đem một hai nghĩa ra nói, nếu chẳng biết nhiều thứ nghĩa của nó thì chỉ hiểu cái đương nhiên, mà chẳng hiểu cái sở dĩ nhiên của nó. Lại sợ vì chỗ thấy trong các sách chẳng giống nhau đến nỗi sanh ra trái ngược nhau. Nay phải nhóm họp hết các nghĩa, phân tích mà nói ra tường tận, thì nghe một lần giảng nầy, không khác gì đọc sách mười năm, tôi nghĩ rằng các ông chỗ muốn nghe. Bao nhiêu thứ nghĩa nầy có nghĩa thường thấy, có nghĩa không thường thấy, có nghĩa suy rộng ra, nay khái quát làm 4 thứ như dưới đây :

1) tướng là tướng trạng, có nghĩa là tướng trạng của chủng loại có sự sanh. Chữ tướng chẳng những trỏ trạng huống hình thái bề ngoài mà nói, lại gồm trỏ trạng huống trong nội tâm mà nói. Những loài có sanh như đầu kinh chỗ nói : nhược loãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng, nhược phi vô tưởng là vậy. Một loại vô sắcchỉ không có sắc nghiệp quả thôi, mà vẫn có vi diệu sắc thân do định quả hiện ra, ấy là từ sắc giới trở xuống sức con mắt chẳng thể thấy, nên nói là vô sắc, mà phật nhãn, bồ tát pháp nhãn, la hán tuệ nhãn đều có thể thấy. Lúc thế tôn sắp nhập niết bàn, người cõi trời vô sắc giới nhỏ lệ như mưa, nếu khôngsắc thân thì làm sao nhỏ lệ? Những loài bao nhiêu thứ có sanh như thế, sắc tâm tướng trạng của chúng nó sai biệt chẳng giống nhau, nên nói là các tướng. Lại phân biệt cho kỹ, trong mỗi một loài, tướng trạng có nhiều thứ sai biệt, như hình hình dáng bề ngoài mập ốm, đẹp xấu, nội tâm thiện ác, trí ngu. Suy ra như chỗ nói trong Hành Nguyện Phẩm : “bao nhiêu thứ thọ lượng, bao nhiêu thứ dục lạc, bao nhiêu thứ ý hành, bao nhiêu thứ uy nghi”, thì ngàn muôn sai biệt, sao có thể tính toán được, cho nên nói là hết thảy. Thế nhưng hết thảy các tướng như thế, ở con mắt tục mà xem rõ ràng là lúc hiện ra có, mà con mắt đạo xem thì biết nó đều là ngũ uẩn : sắc thụ tưởng hành thức giả hợp, biến hiện ra bao nhiêu thứ tướng có sanh mà thôi. Trừ ngũ uẩn biến hiện ra, thực không có bao nhiêu tướng sai biệt có thể được. Trong kinh sở dĩ nói : “đương thể tức không”, lại nói : “sanh tức là vô sanh”. Nên nói hết thảy các tướng tức là phi tướng, đây là nói rõ nghĩa sanh không. Đây là theo tướng trạng có sanh, sanh tức là vô sanh mà nói, nên gọi là sanh không. Chúng sanh là : chúng tức là ngũ uẩn, số ba thành ra chúng, uẩn đã có năm nên gọi là chúng. Do chúng pháp ngũ uẩn giả hợp mà sau có sanh, nên đặt tên là chúng sanh. Mà chúng sanh trong tứ sanh (loãn, thai, thấp, hóa) lục đạo (thiên! nhân, tu la, địa ngục, ngã quỉ, súc sanh) đều do ngũ uẩn nầy giả hợp mà sanh ra, nên nói hết thảy chúng sanh. Phổ thông chỗ nói nghĩa của chúng sanh đều là trỏ những loài rất nhiều, có sự sống muôn ngàn khác biệt mà nói, đây là nghĩa của hết thảy chúng sanh, mà chẳng phải bản nghĩa của mệnh-danh hai chữ chúng sanh. Sao gọi là ngũ uẩn giả hợp? Phải biết, chẳng những các loài có sanh là do pháp ngũ uẩn hoà hợp giả hiện ra tướng sanh, vốn nó không có thực mà thôi. Ngay đến bản thân của các pháp ngũ uẩn cũng do các pháp khác hoà hợp giả hiện thành ra huyễn tướng nầy, cũng vốn không phải thực, nên mới nói ngũ uẩn giả hợp. Tại sao nói như thế? Như sắc uẩntứ đại địa thủy hỏa phong chỗ biến hiện ra, thì sắc uẩngiả hợp có thể biết được. Nếu xét cho kỹ thì tứ đại không một đại nào là chẳng giả. Đến như bốn uẩn : thụ tưởng hành thức, thụ là lĩnh nạp, tưởng là ức niệm, hành là trôi lăn, thức là phân biệt, hàm tàng, đều là vọng tâm hết thảy. Sao gọi là vọng tâm? Vì nó là từ vô thủy đến nay bao nhiêu thứ tính toán so sánh, bao nhiêu thứ thủ trước, chứa nghiệp lực vô số, chấp trì chẳng dứt, vì đó mà hiện ra nổi dậy bao nhiêu thứ động tác của thụ tưởng hành thức mà thôi. Trong tâm tự tánh thanh tịnh làm gì có những cái đó. Vậy thì bốn uẩn nầy là giả hợp cũng có thể biết được. Thế nhưng chẳng những cái chúng của ngũ uẩn vốn chẳng phải chúng, ngay đến các pháp chúng khác giả hợp thành ngũ uẩn lại cũng chúng mà chẳng phải chúng, thì sanh vốn vô sanh, há chẳng rõ ràng? Trong kinh sở dĩ nói : đương thể tức không là vậy. Nên nói hết thảy chúng sanh tức phi chúng sanh, đây là nói rõ nghĩa pháp không. Đây là theo ngũ uẩn chúng pháp đương thể tức không mà nói, nên gọi là pháp không. Do đây có thể thấy hai chữ ngũ uẩn bao gồm nghĩa tinh diệu vậy. Uẩn có nghĩa là tụ họp lại, lại nghĩa là che lấp đi, chính tỏ rõ năm cái sắc thụ tưởng hành thức là chỗ tụ họp của chúng pháp khác, mà loài có sanh lại là chỗ tụ họp của năm cái nầy, chính là chỗ bảo : duyên tụ mà sanh. Mà hết thảy chúng sanh mê ở hết thảy các tướng, là vì từ vô thủy đến nay lâu dài bị nó che đậy ngăn lấp bèn đến nỗi chấp trước cho đó là thực, tạo nghiệp chịu khổ vô lượng vô biên. Nay đã biết rồi, liền phải phá cái che lấp nầy, nhảy ra ngoài lồng cũi. Làm sao phá? Chỉ noi theo Kim Cương bát nhã nầy ly tướng khiển chấp mà thôi! Vì chưng hiểu rõ sanh không, cho nên phá ngã chấp, ly ngã tướng, hiểu rõ pháp không, cho nên phá pháp chấp, ly pháp tướng. Mà một khi nói đến pháp liền thu nhiếp cả phi pháp. Vì cớ gì? Vì nếu chấp phi pháp cũng là pháp chấp, là vì trong ý của kẻ chấp lấy phi pháp làm pháp. Nên một khi nói ly pháp tướng, phải đem cái ý ly phi pháp tướng thu nhiếp luôn ở trong. Thuyết như thế mới là phật thuyết, biết như thế mới là biết chính, như thế thì luôn cả cái không cũng không. Sanh không, pháp không, không khôngtam không. Đủ chánh trí của tam không nầy gọi là Kim Cương bát nhã. Cho nên kẻ phát đại tâm chẳng những phải hiểu rõ nghĩa sanh không, pháp không để ly hai tướng ngã pháp, mới có thể phá cái che lấp nầy, nhảy ra ngoài lồng cũi, lại phải hiểu gồm nghĩa của không không để ly phi pháp tướng, thì mới có thể lợi ích hết thảy chúng sanh. Cho nên bồ tát tâm nếu thông đạt chư tướng mà chẳng phải chư tướng, thì tướng tuy có mà tâm lại không, đã chẳng chịu sự buộc nhốt của chư tướng, chính không ngại gì mà hiển hiện hết thảy chư tướng, độ hết thảy chúng sanh mê tướng, mà chẳng sanh ra thoái lui khiếp sợ. Lại thông đạt chúng sanh mà chẳng phải chúng sanh, thì biết tánh của chúng sanh vốn không tịch giống như phật, nên thệ nguyện độ hết thảy vào vô dư niết bàn mà không có tưởng chúng sanh khó độ. Vả độ hết chúng sanh mà cũng không có tưởng chúng sanh đắc độ. Vì cớ gì? Vì chúng vốn vô chúng, sanh vốn vô sanh. Như thế mới là bồ tát vì lợi ích hết thảy chúng sanhphát tâm.

2) Lấy nghĩa điều thứ nhứt chỗ nói chúng sanh phi chúng sanh, chứng minh nghĩa chư tướng phi chư tướng, vì chưng nếu biết được bổn thân của pháp ngũ uẩn là do các pháp khác biến hiện ra, thì có thể thấy ngũ uẩngiả pháp, vậy thì hết thảy các tướng do ngũ uẩn biến hiện ra há chẳng phải là giả pháp trong giả pháp? Nó là hữu tức phi hữu, thật cũng rõ ràng, nên nói hết thảy chư tướng tức là phi tướng, thì hai câu nầy cũng là nói rõ nghĩa pháp không. Nếu biết được sắc thân ngũ uẩn của hết thảy chúng sanh đều là chỗ tụ họp của tứ đại, chỗ chấp trì của nghiệp lực, trong tâm thanh tịnh đều không có cái nầy, do đây có thể ngộ theo ngũ uẩn biến hiện mà nói thì đã đành là tướng tướng chẳng giống nhau, mà theo tự tánh thanh tịnh tâm mà nói thì không khác, không có tướng. Thế thì há có thể mê muội chân tánh đồng thể, chấp chúng tướng huyễn sanh, phân biệt ngã nhân chúng sanh ư? Nên nói hết thảy chúng sanh là phi chúng sanh, thế thì hai câu nầy là nói rõ nghĩa sanh không. Hợp với chỗ nói ở điều thứ nhứt, thì tướng tức phi tướng là chính nói rõ nghĩa sanh không gồm luôn pháp không. Sanh tức phi sanh là chính nói rõ nghĩa pháp không mà gồm nói rõ luôn nghĩa sanh không.

3) Tướng : là ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Bốn tướng chẳng phải một, nên nói chư tướng. Chẳng kể thủ trước thân tướng, pháp tướng, phi pháp tướng đều là trước ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, nên nói hết thảy. Mà thân tướngngũ uẩn giả họp, ngũ uẩn tức là đã không có thực, còn pháp và phi pháp lại là giả danh, thế nhưng chẳng phải là không có các tướng giả danh không thực, nên nói hết thảy các tướng tức là phi tướng. Đây là nói rõ nghĩa sanh không, pháp không, không không, chỗ gọi là tam không. Nghĩa nầy phải theo kẻ hành bố thí mà nói, nên đầu kinh nói : “bồ tát ư pháp ưng vô sở trụ, hành ư bố thí”, lại nói : “ưng như thị bố thí bất trụ ư tướng”. Nói trở qua trở lại để tỏ hai bên đều chẳng trụ. Nhứt thiết chúng sanh phải vẫn giải nghĩa như điều thứ nhứt, thứ nhì. Nhưng tuy chúng vốn vô chúng, sanh vốn vô sanh, sanh không pháp không, nhưng đã là pháp ngũ uẩn giả hợp hiện ra, thì chẳng phải không có cái huyễn tướng của chúng sanh, nên nói : nhứt thiết chúng sanh tắc phi chúng sanh. Đây cũng là nói rõ nghĩa tam không. Nghĩa nầy phải theo kẻ chịu bố thí mà nói. Vì hết thảy huyễn tướng chúng sanh đang bị giả pháp ngũ uẩn che lấp đi, chẳng biết là giả mà chẳng phải thực, nên trong nầy khiến bồ tát vì lợi ích chúng sanhphát tâm phải lấy pháp môn bát nhã hữu tức là không, không tức là hữu như thế để làm rộng bố thí.

4) Chư tướng : tức là người bố thí, các vật bố thí. Nhứt thiết là : người là ngũ uẩn hoà hợp, vật thì phẩm loại rất nhiều, nhứt thiết chúng sanh như trên đã giải nghĩa, tức là kẻ chịu bố thí. Chẳng kể kẻ bố thí, vật bố thí, kẻ chịu bố thí đều là nhân duyên tụ họp hiện ra huyễn hữu nầy, nên nói dai phi. Đây gọi là tam luân thể không, luân (bánh xe) là vật vần chuyển chẳng ngừng nghỉ để thí dụ kẻ bố thí, vật bố thí, kẻ chịu bố thí lợi ích xoay vần chẳng ngừng nghỉ. Thể không có 2 nghĩa : 1) Là tam luân nầy đều là huyễn hữu, đương thể tức không. 2) Là tam luân nầy tướng-thể huyễn hữu, mà tánh-thể không tịch. Nếu hiểu rõ nghĩa đương thể tức không, thì có thể chẳng trước tướng, nếu hiểu rõ nghĩa tánh-thể không tịch, thì phải nhóm về ở tánh. Kẻ phát đại tâm có thể bố thí như thế, lợi ích của nó rộng lớn vậy. Tóm lại 4 điều giải nghĩa trên đều nói rõ nghĩa hữu tức là không, không tức là hữu. Văn trên nói: “ưng như thị bố thí”, là vì hiểu rõ phi tướng, phi sanh thì chẳng trệ cái hữu, hiểu rõ được tướng tức phi tướng, sanh tức phi sanh thì chẳng rơi vào cái không. Chẳng trệ cái hữu nên tuy bố thí mà chẳng trụ, chẳng rơi vào cái không nên tuy chẳng trụ mà thường bố thí. Đã hai bên chẳng trước, lại hai bánh xe đều vận chuyển, đây là bố thí ba la mật. Thế nên bồ tát phải tu ba pháp bố thí tức tướng ly tướng như vậy, lợi ích hết thảy chúng sanh vô sanh huyễn sanh.

Khoa nầy chẳng những giải nghĩa bất ưng trụ sắc bố thí v.v...ở văn trên là không hữu 2 cái đều chẳng trụ, lại gồm để rọi lại các nghĩa nói ở văn trước, thêm vào mở rộng ra mà tổng kết lại. Vì văn trước có câu : phàm sở hữu tướng dai thị hư vọng, là vì hết thảy các tướng tức là phi tướng. Trước nói : nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến như lai, lại nói : ly nhứt thiết chư tướng tắc danh chư phật, cho nên nay nói : phải tức tướng ly tướng như thế để làm bố thí. Vì làm như thế thì tự độ độ tha, cùng thấy như lai, mà có tên là chư phật, nên nói lợi ích hết thảy chúng sanh. Phải biết câu nầy là cũng nói gồm chung cả người bố thí. Vì cớ gì? Vì kẻ bố thí tự mình cũng là một chúng sanh. Vả văn trước chỗ nói bất trụ tướng bố thí, và thực vô chúng sanh đắc diệt độ giả v.v...cũng vì thế mà nghĩa của nó càng rõ. Vì cớ gì? Vì trước nói chẳng trụ tướng bố thí, ở dưới liền nói rõ nối tiếp phước đức. Trước nói vô chúng sanh đắc độ, câu nầy là nói rõ cái đương nhiên của nó, đến đây bèn mỗi mỗi mở ra cái sở dĩ nhiên của nó. Vì chưng tướng tức phi tướng thì có thể thấy vốn chẳng có thể trụ, cho nên chẳng nên trụ. Chúng sanh tức phi chúng sanh, thì có thể thấy chúng sanh vào vô dư niết bàn chỉ là trở lại bổn tánh của nó, nên không đắc độ là vậy. Tóm lại được lời văn kết thành hai khoa nầy thì các nghĩa nói trước hết thảy đều viên thành. Cho nên kinh văn tổng kết hai khoa nầy phải ghi trong tâm phế, sáng cũng như tối, siêng năng suy gẫm, ắt có thụ dụng lớn.

Lúc dụng công làm bố thí v.v...phải như nghĩa lý trong môn “ưng” ở chỗ thuyết khoa phát tâm vô trụ trên, thường xách chánh niệm lên để làm cảnh sách. Nếu ở lục trần có một chút chấp trước nghiêng lệch, thì phải như trước chỗ nói đạo lý trong môn “bất ưng” thường xách chánh niệm lên để tự mắng trách mình. Nếu có chút ít cái không nghiêng lệch thì phải noi theo chỗ thuyết ở đây, xách chánh niệm lên, nói rằng : “lợi ích chúng sanh là bổn nguyện của ta, tại sao ta trễ biếng, chỉ mưu tính tự liễu, đây chính là trước ngã, ngã kiến là gốc của khởi hoặc, gốc nầy chẳng trừ, lại sao có thể tự liễu ư?” Lại phải thường làm sự quán tưởng : phàm sở hữu tướng đồng thời không hữu, chúng sanhquyến thuộc, quyến thuộcchúng sanh, thường làm sự quán tưởng : chúng sanh đồng thể, chúng sanh từ xưa đến nay là phật. Quán hành tuy mở ra làm hai môn, thực ra thì tương ứng, tương thành. Thử xem trong quán môn phía trước nói “ưng”, nói “bất ưng” (ưng ly nhứt thiết tướng phát tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm v.v...). Ở trong hành môn nầy lại cũng nói “ưng” nói “bất ưng”. Trước nói hữu trụ là phi trụ, đây cũng nói không hữu chẳng trước (thuyết tướng tức phi tướng, chúng sanh tức phi chúng sanh, là khiến thể hội nghĩa nầy để thực hành bố thí, mà được hai bên chẳng trước). Ý của câu nói chỗ nào cũng hô ứng khít với nhau. Tại sao như thế? Vì nếu có quán tuệ mà chẳng thực hành thì giống như nói trống không mà chơi. Nếu chỉ thực hành mà không có quán tuệ thì giống như tu mù quáng. Hai môn đã giúp nhau mà sau thành, cho nên quán hành ắt phải tương ứng. Do đó có thể biết quán và hành chẳng những không thể thiếu một cái, lại cũng chẳng có thể coi trọng nghiêng về một bên. Vả do đó có thể biết chỗ nghĩa lý nói trong hai môn quán hành ắt phải mỗi mỗi đả thông, dung hội nó một cách quán triệt. Lúc quán như thế liền thực hành như thế, lúc thực hành như thế liền quán như thế, nếu có chút trụ nghiêng lệch nào, tức là chẳng phải trụ. Vì cớ gì? Là vì chẳng tương ứng. Đây là cách thức cần yếu, phải biết như thế.

Tu Bồ Đề! Như lai thị chân ngữ giả, thực ngữ giả, như ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả.

Dịch nghĩa : Tu Bồ Đề ơi, như lai là kẻ nói chân, kẻ nói thực, kẻ nói như, kẻ chẳng nói dối, kẻ chẳng nói khác.

Lần nầy chính nói rõ ràng một khoa chân thực, ấy là nói rõ các nghĩa trong một khoa sơ kết, tổng kết văn trước chỗ nói các nghĩa vô trụ phát tâm, vô trụ bố thí đều do thân chứng, mà biết là chân thực chẳng vọng ngữ để khuyên tín. Chân : là chỗ nói như một, tức là nghĩa chẳng khác. Thực : là chỗ nói chẳng phải hư, tức là nghĩa chẳng nói dối. Nếu phối hợp với pháp để nói thì chân là chân như, thực là thực tướng, là nói rõ chỗ có ngôn thuyết ở trên mỗi mỗi đều từ trong chân thực tướng chảy ra, nên nói chân ngữ giả, thực ngữ giả. Đã lời nói nào cũng tương ứng với chân như thực tướng, nên là bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả. Đã nói là chân ngữ lại nói là thực ngữ chẳng phải là trùng điệp, mà đủ có tinh nghĩa. Phải biết, tên của chân nhưtiêu biểu sự không tịch của tánh thể, là danh từ chuyên theo tánh thể mà lập nên. Vì chưng chân là ý chẳng hư vọng, rõ ràng nó phi tướng, như là ý chẳng sai biệt, rõ ràngvô ngã. Cho ở trên nói : có các tướng ngã nhân v.v...tức chẳng phải bồ tát, nói : phàm sở hữu tướng đều là hư vọng, nói : vô ngã tướng vô pháp tướng, diệc vô phi pháp tướng, nói : nếu tâm thủ tướng, chẳng kể thủ pháp thủ phi pháp đều là trước ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, nói : phải ly hết thảy tướng, nói : ly tướng gọi là phật, bao nhiêu lời nói một cái không triệt để như thế, đó gọi là chân ngữ, ý ở khiến người ta nương theo lời nói như thế để tu quán hành thì ly tướng, quên ngã, mới được khế chứng chân như vô tướng, vô ngã không tịch bình đẳng. Cái tên của thực tướngtiêu biểu tánh đức như thực không, như thực bất không, là tên gồm cả thể, tướng, dụng mà lập nên. Vì chưng thực là ý : phi thực phi bất thực. Nói rõ tướng tuy chẳng phải thể, nhưng là dụng của thể, dụng chẳng ly thể. Tướng là ý vô tướng vô bất tướng, nói rõ thể tuy chẳng phải tướng, nhưng thể ắt khởi dụng, dụng thì chẳng thể nào mà không có tướng. Nên ở trên nói vô chúng sanh đắc độ mà lại độ hết thảy chúng sanh, nói ư pháp ưng vô sở trụ hành ư bố thí, nói bất ưng thủ pháp, bất ưng thủ phi pháp, nói tắc phi, lại nói thị danh, nói ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, nói ưng sanh vô sở trụ tâm, bao nhiêu câu nói như thế là những lời nói không hữu hai bên, già cả hai bên, chiếu cả hai bên, hợp cả 2 bên, tồn cả 2 bên, đó gọi là thực ngữ, là ý ở khiến người ta nương theo những lời nói nầy để tu quán hành thì hợp với viên trung, mà được khế chứng thực tướng có thể, có dụng, tịch chiếu đồng thời. Đã nói chẳng cuống ngữ, lại nói chẳng dị ngữ lại cũng có nghĩa sâu, vì chưng chúng sanh mê chân đuổi theo vọng đã lâu, nghe chân ngữ, thực ngữ nầy nhứt định kinh sợ lời nói nầy, cho là chẳng đúng như thế, ngó vào sanh ra sợ hãi, nên thế tôn khẩn thiết mà bảo chúng nó rằng : chẳng cuống ngữ, có nghĩa là : phật chẳng nói dối chúng sanh. Lại sợ kẻ nghe chưa thể hiểu sâu cho là tại sao bỗng nói phi, lại bỗng nói thị, ngoài ra còn những lời nói trái ngược lẫn nhau rất nhiều. Hoặc có kẻ trước nghe bất liễu nghĩa, ắt lại hoài nghi sao chỗ thuyết trong kinh nầy lại chẳng giống với các kinh khác, nên phật lại đinh ninh mà bảo nó rằng : bất dị ngữ, chỗ gọi là : tuy nói bao nhiêu thừa đều là nhứt phật thừa. Sao gọi là như ngữ? Là nói rõ chỗ có lời nói đều là như chỗ phật thân chứng mà nói ra, nên trong 5 lời nói thì như ngữ làm chủ, khiến cho biết chân ngữ, thực ngữ đều là thân chứng như thế, chẳng phải là lời nói trống không, làm gì còn có nói dối? Lời nói có muôn ngàn sai biệt mà lý qui về nhứt trí, làm gì có dị ngữ. AÂn cần khuyến tín mỏi miệng nói ra vì tâm đại bi thật là cùng tận vậy. Nếu chẳng phối hợp với pháp mà nói, thì cũng như nói : phàm chỗ ta nói đã chân lại thực, vì nó đều là như chỗ ta tự chứng mà nói ra, nên lời nói ra quyết chẳng dối nhau, lời nói ra đều cùng với tự chứng chẳng khác. Ban đầu đem như lai để nói chính là nói rõ ý lời lời đều từ tánh hải mà ra, lời lời đều cùng với tánh hải tương ứng. Lần lượt đặt vào trong câu 5 chữ “giả”, chính là chỉ thị lời lời xác tạc, hết thảy chúng sanh chẳng cần phải kinh, chẳng cần phải bố, chẳng cần phải úy, chỉ tín giải thụ trì vì người khác thuyết như thế, thì quyết định đều như chỗ thân chứng của ta mà chứng đắc, nên khoa dưới lại theo pháp chứng đắc mà nói, để tỏ cái chân thực mà khuyến tín vậy.

Tu Bồ Đề! Như Lai sở đắc pháp, thử pháp vô thực vô hư.

Dịch nghĩa : Tu Bồ Đề ơi, như lai chỗ đắc pháp, pháp nầy vô thực vô hư.

Khoa nầy lời nói chẳng nhiều mà nghĩa hàm xúc rất uyên thâm. Phải biết đây là chỗ chứng của như lai, chẳng những phàm phu chẳng đo lường nổi sự cao sâu, ngay đến bồ tát cũng chưa thể hiểu rõ, thật là chỗ không thể mở miệng ra nói. Thế thì làm sao mà nói? Chỉ có như chỗ nói của trưởng lão rằng : hiểu nghĩa chỗ phật thuyết vậy thôi. Thế nhưng nghĩa lý uyên thâm hàm xúc, uyên thâm thì nó sâu không đáy, hàm xúc thì nó bao la muôn tượng, muốn thuyết minh nó cũng hết sức chẳng dễ gì, ắt phải mỗi mỗi chia ra mà giải nghĩa, phân tích một cách kỹ lưỡng, theo từng lớp mà nói, hoặc có thể triệt để. Kẻ nghe cũng phải theo từng tầng, mỗi mỗi chia ra mà nghe nghĩa, phân tích ra một cách kỹ lưỡng, phải khiến phân tích vào đến mảy lông, chẳng được có chút hàm hồ nào, rồi sau lúc tu quán hành mới chẳng đến nỗi hàm hồ, mà có thể thân thiết, mới mong có công hiệu, nếu không tức là sống sượng chân như, lờ mờ phật tánh. Vả chẳng những phải phân tích vào đến mảy lông, lại càng phải dung hội quán thông. Nhưng ắt trước có thể phân tích vào đến mảy lông thì mới có thể dung hội quán thông. Phải biết lúc phân tích đến mảy lông, tuy là ở chỗ phân tích nghĩa lý, thực ra là đã ở chỗ quán tâm tánh rồi. Như chỗ nói trên là khiếu cần yếu của văn, tư, tu, xin các ông chớ bỏ qua.

Một câu : như lai sở đắc pháp nầy, phải khéo lĩnh hội, nếu không thì nhứt định hoài nghi, nay bày ra vấn đáp để làm cho rõ nghĩa.

Hỏi : như lai là tên của tánh đức, đã là theo tánh mà nói, thì vắng vắng lặng lặng, không có gì gọi là pháp, lại không có gì gọi là đắc. Vả trước nói rõ thế tônNhiên Đăng phật sở lúc đó mới là bát địa bồ tát mà còn ở pháp thực không chỗ đắc, nay nói như lai sở đắc pháp gì?

Đáp : lời nói của ông thiệt có lý, nhưng lấy lý nầy mà nghi câu nói nầy của phật thì lại lầm lớn. Lầm ở chỗ chỉ xem một câu mà chẳng đi sâu vào văn dưới. Phải biết hai chữ “thử pháp” ở văn dưới chính là trỏ pháp sở đắc, pháp nầy lại là vô thực vô hư. Vô thực vô hư là lời hình dung tánh đức. Thế thì pháp sở đắc chính là trỏ tánh mà nói, há bảo rằng có một pháp nào khác ư? Do đây có thể biết một câu nói : như lai sở đắc pháp, cũng như nói : gọi là như laichứng đắc tánh vô thực vô hư mà thôi, há bảo riêng có chỗ đắc nào khác ư? Huống chi chỗ bảo là vô thực chính là nói rõ tuy đắc mà thực vô sở đắc, chỗ bảo là vô hư chính là nói rõ vì vô sở đắc nên đắc chứng tánh, thì tuy nói đắc, nói pháp lại có ngại gì. Vì cớ gì? Vì pháp là trỏ tánh mà nói, đắc là chứng tánh, chẳng phải bảo sau khi thành như lai còn có đắc, có pháp, nên mới vô ngại. Nếu hiểu lầmnhư lai có chỗ đắc pháp, liền chẳng phải là vô thực. Vả có chỗ đắc chút ít tức là pháp chấp, há có thể thành như lai, thì cũng chẳng phải là vô hư. Có thể thấy lời nói của phật vốn nó tự viên dung, phải ở chỗ xem gồm trọn tôn chỉ, tĩnh tâm lĩnh hội, phải biết như thế (ở đây đã đem nghĩa của vô thực vô hư nói ra hai thứ :

1) là lời nói để hình dung tánh đức, tánh tại sao vô thực vô hư, văn dưới sẽ nói. 2) là hình dung lời đắc tánh đức, chỗ bảo là có đắc thì chẳng đắc v.v...là vậy. Phải lĩnh hội cho kỹ lưỡng). Chẳng những chỗ chứng của như lai là vô thực vô hư, thử xem chỗ nói trong bốn quả phía trước đều là có chỗ đắc tức là chẳng đắc, nếu không chỗ đắc mà sau mới đắc, thì đều là vô thực vô hư, thật rõ ràng. Cho nên trước nói : “nhứt thiết hiền thánh dai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt”, chính là nói rõ nó cùng là vô thực vô hư (vô thực vô hư tức là bất sanh bất diệt, sẽ nói ở dưới), nhưng có bán, mãn chẳng giống nhau mà thôi (Bán là chẳng viên mãn, tiểu thừa bán, bồ tát mãn, bồ tát bán, phật mãn). Tóm lại như lai là tên gọi của tánh đức, vô thực vô hư là hình dung của tánh đức. Ý lời nói của khoa nầy là bảo tánh chỗ chứng của như lai không có thể lấy tên gì nói ra, hãy vì lũ ngươi hình dung nó là vô thực vô hư mà thôi. Tánh đức làm sao vô thực vô hư? Phải biết, vô thực là vì chỗ gọi là sanh diệt diệt hết (phàm tình không), là vì chỗ gọi là vô trí cũng vô đắc (thánh giải cũng không). Vô hư là vì chỗ gọi là tịch diệt hiện ra (thể hiện ra) là vì chỗ gọi là có thể trừ hết thảy khổ (dụng hiện ra). Nói tóm lại vô thực vô hư cũng như nói tịch chiếu đồng thời, tịch thì vô thực, chiếu thì vô hư. Chẳng những như lai như thế, ngay theo vọng tâm của phàm phu mà nói lại cũng vô thực vô hư. Tìm kiếm tâm chẳng có thể đắc, há chẳng phải là vô thực ư? Một niệm dấy lên đầy đủ 10 pháp giới, há chẳng phải là vô hư ư? Do đây có thể biết là phàm thánh đồng thể. Chỉ vì phàm phu chấp thực mà chẳng biết vô thực nên không thể thành thánh, tiểu thừa lại chấp hư mà chẳng ngộ vô hư nên không thể thành bồ tát, một loại bồ tát có thể vô thực vô hư, nhưng lại chẳng có thể hư thực cùng vô nên không thể thành như lai. Nhưng rốt ráo vì có đồng thể, cho nên có thể quay đầu trở lại tức là bờ bên kia. Phật nói : “cuồng tâm chẳng nghỉ, nghỉ tức là bồ đề”, chúng ta nên lấy đó mà tinh tấn lên, hết thảy chúng sanh nên lấy đó mà mau mau tỉnh ngộ.

Vô thực vô hư đồng nghĩa với bất sanh bất diệt. Vốn tự nó vô sanh nên nói là vô thực, nay cũng vô diệt nên nói là vô hư, lại cũng đồng nghĩa với hữu tức là không, không tức là hữu. Sao gọi là vô thực? Vì hữu tức là không. Sao gọi là vô hư? Vì không tức là hữu. Lại cũng đồng nghĩa với không hữu đồng thời, vì nó hữu tức là không, không tức là hữu, nên nói không hữu đồng thời, nên mới nói là đồng nghĩa. Nếu nói triệt để thì không hữu đồng thờikhông hữu đều chẳng thể nói, vô thực vô hư là hư thực đều khiển trừ. Hư thực đều khiển trừ chính là ý trong Tâm Kinh chỗ bảo là : “vì cớ vô sở đắc, bồ tát nương theo đó mà đắc cứu cánh niết bàn, chư phật nương theo đó mà đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề”, nên mới nói : “như lai sở đắc pháp, thử pháp vô thực vô hư”. Câu nầy là nói rõ cái tánh như lai chứng đắc, tánh nầy hư thực đều chẳng thể nói. Vì cớ gì? Vì hư thực cũng như không hữu, không hữu chẳng thể nói là tịch chiếu đồng thời. Tịch chiếu đồng thời chính là vô thượng chánh đẳng chánh giác, đây gọi là như lai. Ở trên trước đem vô thực vô hư sắp ngang hàng ra nói để tỏ rõ có thể, có dụng. Nay lại nói triệt để, để tỏ rõ thể là gốc của dụng, được thể mới có thể khởi dụng, hai tầng nghĩa lý phải nên hiểu rõ triệt để. Vì cớ có thể ắt có dụng, nên kinh nầy sở dĩ đã khiến chẳng trước tướng, lại khiến chẳng hoại tướng. Người học ắt phải như thế, hai bên đều chẳng trước. Vì cớ đắc thể mới khởi dụng, nên kinh nầy sở dĩ khiến không mà lại không, người học phải nên như thế ly hết thảy tướng, một cái không đến suốt đáy.

Phải biết, chỗ nói các nghĩa từ lúc bắt đầu thuyết kinh đến đây đều là nghĩa vô thực vô hư. Vì cớ gì? Vì phàm chỗ ngôn thuyết đều là như ngữ. Nay dẫn sơ lược mấy câu để tỏ rõ, các câu khác có thể theo đó mà suy ra, như nói : chư tướng phi tướng, tướng đều hư vọng, chẳng thể thủ, chẳng thể thuyết, pháp và phi pháp đều phi v.v...phàm thuộc về nghĩa một loại “tắc phi” đều noi theo nghĩa vô thực mà nói. Như nói : thị danh chư phật, tắc kiến như lai, chư phật cập pháp tùng thử kinh xuất v.v... phàm thuộc nghĩa một loại “thị danh” đều nương theo nghĩa vô hư mà nói. Tóm lại biết được vô thực thì biết tánh vốn không tịch, nên phải khiển đãng tình chấp, biết được vô hư thì biết nhân quả như như, nên phải như chỗ dạy mà trụ. Vì cớ gì? Vì như lai đã chứng như thế, thì bồ tát ắt phải tu như thế. Nên được một khoa nầy, những nghĩa nói ở trên càng thêm tinh vi. Chẳng những thế, năm ngữ (chân ngữ, thực ngữ, như ngữ, bất cuống ngữ, bất dị ngữ) cũng nhân khoa nầy mà càng chứng minh. Trên nói như ngữ, tức là như chỗ phật chứng mà nói ra. Chỗ chứng, quả nhiên là gì? Nay nói vô thực vô hư, vô thực vô hư là nghĩa vô tướng vô bất tướng, cho nên nói thực ngữ, lại cũng là nghĩa tướng và bất tướng đều không có, cho nên nói chân ngữ. Chân ngữ đều là như chỗ phật chứng, nó là bất cuống ngữ, bất dị ngữ cũng rất rõ ràng. Câu vô thực vô hư tuy sắp ngang hàng, mà thế tôn nói câu nầy ý thực chú trọng ở hai chữ “vô”, dạy người ta phải làm sự quán triệt để, hư và thực đều khiển trừ. Vì chưng chỗ đắc của như lai đã đành là vô thực vô hư, mà vô thực vô hư thiệt là do hư thực đều khiển trừ mà đắc, nếu còn có vô thực vô hư tức là pháp chấp, há có thể vô thực vô hư ư? Cho nên ắt phải khiển trừ nó rồi lại khiển trừ nó, thì mới có thể chứng đắc thể tánh không tịch. Thế thì người học phải bắt đầu thực hành ra sao? Phải biết, thế tôn nói như thế là dạy người ta phải lấy vô thực thành tựu vô hư, đây là phương tiện bắt đầu thực hành cái hư thực đều trừ khiển. Tại sao nói như thế? Vô thực là ý chẳng chấp, chấp thì cố kết chẳng giải. Cố kết là nghĩa của thực. Chẳng kể cảnh là thực là hư, nếu có chỗ chấp thì hư cũng thành thực, nếu hết thảy chẳng chấp thì hư thực đều khiển trừ. Ý nầy xem ở văn trên văn dưới có thể thấy rõ. Văn trên nói : tín tâm thanh tịnh tắc sanh thực tướng, đây là lời chú thích rất hay của vô thực vô hư. Tâm thanh tịnh là vô thực, sanh thực tướng là vô hư, mà thực tướng sanh ra là do ở tâm thanh tịnh, thì vô hư phải do vô thực để thành tựu nó, thật là rõ ràng. Nên phía trước nói : ly nhứt thiết chư tướng tắc danh chư phật, lại nói : ưng ly nhứt thiết tướng phát tâm, phải không hữu chẳng trụ mà hành bố thí. Cho nên văn dưới nói : trụ pháp bố thí như người vào chỗ tối, chẳng trụ pháp bố thí như ánh mặt trời soi sáng, cho đến một bài kệ một bài kệ sau chót khiến làm sự quán mộng, huyễn v.v...Cho nên chủ chỉ toàn bộ của kinh nầy ở chỗ : ưng vô sở trụ. Thế thì ý nầy của thế tôn là khiến lấy sự quán vô thực thành tựu quả vô hư, há chẳng rõ ràng như phơi bày ra vậy thay! Vô thực quán tức là sau chót cuốn kinh chỗ nói : quán hết thảy pháp như mộng, như huyễn là vậy. Thường làm sự quán nầy thì tình chấp tự khiển trừ. Đây là tổng quán, yếu quán để phá hết phàm tình, muôn vàn chẳng thể lìa ra trong chốc lát. Phải biết, các sự quán như mộng v.v...nói ở sau chót là dùng để tổng kết trọn bộ kinh, thì trọn bộ kinh đều phải chỗ nào cũng làm sự quán nầy, thiệt là rõ ràng, thế thì sao lại có thể câu nệ lời nói trên dưới có thứ tự, mà chẳng ở chỗ nầy thuyết minh ra ư? Tại sao thuyết minh ở đây? Vì ở đây đang tiện nói ra, chẳng thể bỏ qua. Vả chỗ nầy, ắt phải đem sự quán tổng yếu nầy nói ra lại có 3 yếu nghĩa, nay lại lần lượt nói ra : 1) Đây chính tỏ rõ văn của chân thực chính là thừa tiếp nghĩa của vô trụ phát tâm, vô trụ bố thí mà tới, mà nối tiếp khít ở dưới lại cực lực nói cái lỗi của trụ pháp và cái công của chẳng trụ, có thể thấy chỗ nầy là mạch đi qua của văn trên dưới. Nếu không đem nghĩa chẳng chấp nầy chỉ điểm ra cho rõ, liền chẳng thành là mạch đi qua. Vì cớ gì? Vì cùng với nghĩa chỗ nói rõ vô trụ ở văn trên văn dưới chẳng liên lạc thông suốt. 2) Huống chỗ nói ở đây đã là tỏ rõ cái tự chứng, thì lại chẳng thể nào mà không đem pháp tu chỉ điểm cho rõ. Vì cớ gì? Vì thế tôn sở dĩ nói rõ quả tự chứng như thế, ý ở khiến người học tu nhân như thế. Vậy thì nếu chỉ nói nghĩa sắp ngang hàng mà chẳng đem nghĩa nầy nói ra thì người học làm sao bắt đầu thực hành? 3) Sở dĩ nói ý tự chứng, chẳng những như chỗ nói trên, vì chưng ý ở khiến kẻ nghe pháp được để hiểu rõ chỗ thuyết trong trọn bộ kinh đều là tự chứng như thế, chứng được đích xác, tuyệt nhiên chẳng phải là lý tưởng, cho nên chẳng cần kinh nghi bố úy, cho nên chẳng thể nào mà không tín giải thụ trì. Vậy nên trì thuyết một câu kệ tứ cú liền có công đức vô lượng, còn hơn đem hằng hà sa thân mạng ra bố thí. Đây là tôn chỉ rất lớn của thế tôn nói tự chứng. Vậy thì nếu chỉ có nghĩa sắp ngang hàng, mà không có nghĩa triệt để (nói một cách khác là nghĩa trỏ đích xác cho người học phương pháp dụng công lấy vô thực thành tựu vô hư), kẻ nghe cũng chỉ biết được cảnh giới tự chứng, mà vẫn chẳng biết phương pháp tự chứng, thì sao đủ để triệt để trừ nghi-tình của người ta? 

Tóm bao nhiêu nghĩa nói trên mà xem, thì thế tôn nói đây, ý ở khiến người ta đã biết cảnh giới tự chứng, lại biết luôn cả phương pháp tự chứng, thật rõ ràng. Thế thì kẻ nghe pháp sao có thể chẳng lĩnh hội như thế, kẻ thuyết pháp sao có thể chẳng mở ra như thế ư? Nhưng nghĩa nầy nếu chẳng thâm tâm thể hội ắt đến bỏ qua, trước nói nghĩa lý sâu xa hàm súc chẳng dễ nói, chẳng dễ hiểu, chính là trỏ chỗ nầy mà nói. Hoặc hỏi : làm sự quán như thế, chẳng lo nghiêng lệch về bên không ư? Đáp rằng : Đó là lời nói giống như đúng mà không đúng. Phải biết, tu quán ắt phải triệt để, nếu chẳng triệt để thì chấp sao có thể trừ khiển, tướng sao có thể ly? Vả văn trên văn dưới đều đem bố thí ra đối nhau nói, như thế là quán và hành tiến đều nhau còn làm gì có cái không nghiêng lệch? Huống chi thế tôn ở trong mạch đi qua văn trên văn dưới bỗng nhiên phát ra nghĩa nầy, chính là để mở rõ cái sở dĩ nhiên phải ly tướng phải không hữu chẳng trụ ở văn trên văn dưới, khiến cho biết ắt phải ly tướng, vô trụ để hành bố thí là vì thế. Làm sao có thể ly, làm sao vô trụ, phương pháp nó như thế, ấy là then chốt rất khẩn yếu của văn trên văn dưới. Vậy thì nói chỗ nầy chính là thành tựu bổn nguyện làm rộng bố thí lợi ích hết thảy, chẳng phải chỉ khiến làm sự quán nầy, còn lo gì cái không nghiêng lệch ư? Xem chỗ nói ở trên, trừ dung hội quán thông bao nhiêu nghĩa của kinh nầy với các kinh khác ra, thì có thể biết rằng phật nói một câu vô thực vô hư có 3 nghĩa rất cần yếu : 1) là hình dung tánh đức, 2) là hình dung làm sao đắc tánh đức, 3) Là hình dung làm sao tu tánh đức, lý sự, tánh, tu, nhân quả đều đủ hết, nên một câu nầy chẳng những đem nghĩa lý chỗ nói trong kinh nầy bao gồm không sót, lại đem luôn phật pháp đại thừa tiểu thừa bao gồm hết thảy không sót. Vì cớ gì? Vì hết thảy hiền thánh đều lấy pháp vô vi mà có sai biệt. Vô thực vô hư chính là pháp vô vi. Chẳng những thế, hết thảy tâm tướng của phàm phu, hết thảy pháp tướng của thế gian, hết thảy pháp tướng của nhân quả cũng đều bao gồm không sót. Vì bao nhiêu thứ tướng nầy đều là hữu tức không, không tức hữu, thì đều là vô thực vô hư. Đây chính là chỗ bảo trong kinh Pháp Hoa : “Như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bổn mạt cứu cánh”, đây gọi là chư pháp thực tướng. Nên một câu nầy thiệt là đại thừa pháp ấn. Pháp ấn có nghĩa là mỗi mỗi pháp đều có thể lấy nghĩa nầy ấn-chứng nó, mà chẳng thể ra ngoài phạm vi của pháp ấn nầy, nên mới nói nó sâu không đáy, bao la muôn tượng vậy. 

Tu Bồ Đề, nhược bồ tát tâm trụ ư pháp nhi hành bố thí như nhân nhập ám, tắc vô sở kiến.

Dịch nghĩa : Tu Bồ Đề ơi, nếu bồ tát tâm trụ ở pháp mà làm bố thí, như người vào chỗ tối, thì không có chỗ thấy.

Khoa nầy là nói rõ chấp thực thì công đức của bố thí hoàn toàn hư mất, chính là phản diện của vô thực vô hư. Do ý của lời nói hai khoa dưới đây mà xem, lại đủ để chứng minh một câu nói vô thực vô hư chẳng phải chỉ nói ra để tỏ rõ cảnh giới chứng đắc, mà thực gồm nói ra để tỏ rõ công phu tu hành của chứng đắc. Chữ pháp tức là chữ pháp trong câu “ư pháp ưng vô sở trụ” ở đầu kinh, tức là hết thảy pháp. Hết thảy pháp chẳng ngoài cảnh, hành, quả. Cảnh là cảnh giới, tức là ngũ uẩn, lục căn, lục trần, v.v..., hành là tu hành tức là lục độ, v.v..., quả là quả vị tức là : trụ, hạnh, hướng, địa, cho đến vô thượng bồ đề, cũng gồm cả quả báo như phước báo, tướng hảo, thần thông, diệu dụng, v.v... Nhưng theo các hành lục độ mà nói là nhiếp luôn cảnh và quả. Vì chưng hành lục độ mà tự mình cho là có thể hành, thì đây là trụ ở hành, như hành lục độ mà có tưởng danh dự v.v... ấy là trụ cảnh. Nếu hành lục độ mà tâm còn có một chỗ đắc, ấy là trụ quả. Chẳng kể tâm trụ vào thứ nào đều là trụ pháp. Chữ pháp ở đây không cần nhiếp phi pháp để nói, vì kinh văn đã đem hành bố thí để lập thuyết, đó là chẳng thủ phi pháp. Phải biết, các pháp lục độ vạn hạnhnhân duyên tụ họp mới có thể sanh, đã là pháp duyên sanh thì có thể thấy đương thể tức không, là chẳng phải thực. Nhưng hành các pháp lục độ nầy mà được tự tha hai đằng đều lợi ích là chẳng phải hư. Thế nên bồ tát đã chẳng nên xả bỏ việc lục độ mà không làm để rơi vào cái hư, lại cũng chẳng nên có tướng của lục độ ở đó mà chấp thực, chấp thực thì tâm trụ ở pháp. Trước nói : nếu tâm có trụ tức là phi trụ, nên có cái lỗi vào chỗ tối tăm. Tối tăm thì không thấy gì, có nghĩa là vẫn ở trong cái rọ vô minh, há chỉ tánh quang chẳng thể hiển hiện mà thôi đâu. Ngài Vĩnh Gia nói : “trụ tướng bố thí phước sanh cõi trời, chiêu được kiếp sau bất như ý”, vì chưng chẳng biết quán không ắt theo cảnh mà chuyển, sau khi sanh ở cõi trời sẽ quyết định rơi xuống, nên nói khoa nầy chính tỏ rõ chấp thực thì công đứctrọn vẹn.

Vào chỗ tốithí dụ bội giác, đã có pháp chấp nên bội giác. Giác nghĩa là sáng, bội giác thì không sáng, nên mới nói là vào chỗ tối, vô sở kiến là thí dụ chẳng thấy tánh. Trước nói : Nếu thấy chư tướng phi tướng tức là thấy như lai, nay chẳng biết lý duyên sanh tức không, chấp cho là thực mà thủ pháp tướng, há có thể thấy tánh, nên mới nói là vô sở kiến. Chẳng nói có mắt hay không có mắt, mà nói mờ tối là thí dụ người nầy đạo nhãn chưa mở, vô minh chưa phá thì có mắt cũng như không có mắt, cho nên chẳng nói. Bởi người nầy chỗ thấy chẳng rõ, tuy học đại thừa, hành bố thí, đã là tu một cách mù quáng (vào chỗ tối), ắt sanh chướng ngại nặng (vô sở tri kiến), nên lấy vào chỗ tối, vô sở kiến để thí dụ. Phải biết, kẻ học phật nếu đạo nhãn chẳng mở, thế ắt chỗ nào cũng xen lẫn vào thế tình tục kiến, há chẳng những lục độ hành chẳng tốt, vả ắt thêm lớn ngã mạn, tham sân tranh nhau nổi dậy, ngược lại đem phật pháp nhiễu loạn, thực hành một cách không đúng, sai bét hết, khiến cho người khác nghi ngờ chê dèm, tức là ở đạo lý phật pháp không có một chỗ nào thấy, há chỉ chẳng thể thấy tánh mà thôi. Lỗi của chấp pháp làm thực là như thế, chúng ta phải hết sức răn. 

Nhược bồ tát bất trụ pháp nhi hành bố thí, như nhân hữu mục, nhật quang minh chiếu kiến chủng chủng sắc.

Dịch nghĩa : Nếu bồ tát chẳng trụ pháp mà làm bố thí, như người có mắt, ánh sáng mặt trời soi sáng, thấy bao nhiêu thứ màu sắc.

Khoa nầy là nói rõ biết pháp vô thực cho nên chẳng trụ trước, thì công đức bố thí liền có thể vô hư, chính là mở ra nói nghĩa phải lấy vô thực thành tựu vô hư, khiến cho biết như muốn đắc chỗ đắc của ta thì phải như người nầy. Mở ra nghĩa như thế, hết sứcrõ ràng, khai thị như thế hết sứcthân thiết. Có mắt là thí dụ đạo nhãn, ánh sáng mặt trờithí dụ phật trí, và trỏ luôn kinh nầy, vì chỗ thuyết trong kinh nầy đều là nghĩa đại trí quang minh của phật. Thấy : là thí dụ thấy tánh, bao nhiêu thứ sắc : là thí dụ hằng sa tịnh đức đầy đủ trong tánh. Vì chưng bảo : trụ sắc bố thí thì nhân chấp sanh ra chướng, sao có thể giác ngộ thấy bổn tánh? Nếu có thể tâm chẳng trụ pháp (vô thực) mà lại siêng làm bố thí (vô hư), là người nầy đạo nhãn sáng suốt (có mắt) không và hữu hai cái đều ly (hư thực đều khiển), thiệt là có thể y theo văn tự bát nhã, khởi quán chiếu bát nhã, thì bơi lội ở trong ánh sáng của mặt trời phật (ánh sáng mặt trời soi tỏ), sẽ được thấy suốt như thực không (vô thực) như thực bất không (vô hư) đầy đủ ba tánh lớn : thể, tướng, dụng (thấy bao nhiêu thứ sắc) như chỗ đắc của phật. Công đức của người nầy sao có thể nghĩ bàn, tức là sanh ra văn dưới một khoa thành tựu vô lượng vô biên công đức. Đây là theo nghĩa vô thực vô hư sắp ngang hàng nhau mà nói. Nếu theo nghĩa hư thực đều khiển triệt để mà nói, thì tâm chẳng trụ pháp là tâm không, là vô thực. Tâm không, vô thực thì những tướng đối đãi như ngã nhân, hữu vô v.v... ly vậy, chỗ gọi là hư thực đều khiển. Nếu có thể như thế, liền như ánh mặt trời soi tỏ, thấy bao nhiêu thứ sắc là vô hư. Lấy vô thực thành tựu vô hư, há chẳng phải khai thị phân minh. Con mắt, mặt trời cũng có thể thí dụ chánh trí của người tu hành, có mắt là chánh trí mở ra, chánh trí đã mở có thể phá vô minh, nên nói ánh mặt trời soi tỏ, vô minh phá từng phần, từng phần, liền hiện ra từng phần từng phần hằng hà sa số tánh tịnh công đức, nên nói thấy bao nhiêu thứ sắc. Trụ pháp bố thí còn giống như người vào chỗ tối, thế thì trụ trước các cảnh căn trần mà chẳng hành bố thí sẽ vào thứ cảnh giới nào ư? Chẳng thể thiết tưởng vậy! Nay đem chẳng hành bố thí lục độ chia ra làm ba loài mà nói : chỗ nói trên là một loài. Nếu tâm trụ ở chỗ được quả báo tốt mà lại chẳng chịu bố thí, thì thật ngu si vậy thay! Đây lại là một loài. Có kẻ ở căn trần không trụ ở một cái nào, mà cũng chẳng làm bố thí, chỗ bảo là riêng thiện cho thân mình. Đem thế pháp ra bàn thì tiêu dao ngoại vật cũng chẳng phải xấu, nhưng đem phật phápcân nhắc thì là trụ ở phi pháp, vẫn là pháp chấp, cũng là kẻ vào chỗ tốivô sở kiến mà thôi! Đây lại là một loài. Nếu tâm mình trụ ở bố thí mà chẳng làm bố thí, thì trên đời không có người nầy, vì chưa có kẻ nào chẳng làm bố thítrái lại thủ trướccủa bố thí. Nếu chẳng trụ hành quả, mà lại chẳng làm bố thí thì tâm người nầy trụ ở căn trần có thể biết được, liền cùng với loại thứ nhất giống nhau. Những kẻ như thế chỗ thấy ra sao, đường trước ra sao, được nghĩa của hai khoa nầy nói rõ đều có thể suy ra mà biết, nên thế tôn không ai nói ra.

Trên đây là tổng kết trong hai khoa văn trước đã đem yếu nghĩa từ bắt đầu nói kinh đến đây mở ra, dung hội thành một mảng, vì thế nối tiếp thuyết minh hai khoa chân thực, để chứng minh chỗ có ngôn thuyết, chỗ có pháp môn đều là chân thực, vì nó đều là như chỗ pháp phật chứng đắc mà nói ra. Lại nói tiếp hai khoa thí dụ nầy, lại đem chứng đắc vô thực vô hư mở rõ cảnh giới nó ra, chỉ thị công phu tu hành, chương cú trước sau cực thông suốt, phát huy nghĩa lý day qua trở lại rất tường tận, chẳng những ở trong tổng kết những yếu nghĩa ly tướng phát tâm, cho đến trụ tắc phi trụ, ưng bất trụ sắc bố thí...càng thêm tỏ rõ, lại ở các văn đầu kinh : ưng vô sở trụ hành ư bố thí, làm sự rọi trở lại kiến nghĩa càng viên mãn. Vì chưng đầu kinh chỉ nói rõ cái phước của chẳng trụ pháp hành bố thí, chỗ nầy gồm nói rõ cái lỗi của trụ pháp hành bố thí, nên lại càng viên mãn

Tu bồ đề! đương lai chi thế, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, năng ư thử kinh thụ trì độc tụng, tắc vị như laiphật trí tuệ tất tri thị nhân, tất kiến thị nhân dai đắc thành tựu vô lượng vô biên công đức.

Dịch nghĩa : Tu Bồ Đề ơi, đến đời tương lai nếu có trai lành gái lành có thể ở kinh nầy thụ trì đọc tụng, tức là bị như lai lấy trí tuệ của phật biết hết người nầy, thấy hết người nầy đều được thành tựu vô lượng, vô biên công đức.

Đây là khoa thứ ba trong như lai ấn khả, và mở rộng nghĩa, ban đầu một khoa ấn-khả là ấn-khả trưởng lão tín giải thụ trì thuyết đệ nhứt hi hữu. Thứ nhì một khoa mở rộng nghĩa là vì kẻ kinh bố bát nhã, ngó mà sanh sợ hãi chẳng thể tín giải thụ trì, mở các nghĩa cái không của bát nhã là không và hữu đều không, vì thế dung hội các yếu nghĩa đã thuyết phía trước, phát huy cái sở dĩ nhiên của ưng vô sở trụ, gồm tỏ rõ luôn thuyết như thế pháp như thế, đều là như lai thân chứng như thế, không cái nào là chẳng chân thực chẳng dối, chẳng khác. Cho nên nếu chẳng hiểu rõ tôn chỉ của vô trụ, thì tuy tu lục độvô minh khó phá, như người vào chỗ tối. Nếu hiểu rõ tôn chỉ của vô trụ để hành lục độ thì ắt phá vô minh, như mặt trời soi sáng. Day trở tường tận, không nghĩa nào là chẳng rõ. Nên khoa thứ ba nầy liền qui kết đến công đức thụ trì kinh nầy, gồm luôn rọi lại nghĩa ly tướng gọi là phật (Vô lượng vô biên công đức nghĩa giống với tắc danh chư phật). Nghĩa lý tôn chỉ của nửa bộ kinh phía trước đến đây có thể bảo là kết thúc hết sức viên mãn.

Đương lai là trỏ sau phật, chẳng nói hiện tại mà đem hậu thế ra nói, ý ở luân chuyển hoằng dương kinh nầy chẳng khiến đoạn tuyệt, thì lợi ích không cùng tận. Lại rọi lại câu hậu ngũ bách tuế ở phía trước, vì thời kỳ đấu tranh kiên cố mà có thể thụ trì đọc tụng kinh nầy, thì người nầy túc căn sâu dầy có thể biết, cho nên được phật hộ niệm, đều được thành tựu. Chữ năng là tỏ rõ người nầy hơn vượt lên người thường, rất là hi hữu. Vì thời kỳ người ta ít có khả năng mà rốt ráo có khả năng, cho nên như chỗ phật đắc mà đều đắc. Thụ là lĩnh nạp nghĩa thú, tức là giải, trì là tu trì, tức là như pháp mà hành, lại là chấp trì, có nghĩa là giữ nắm chẳng mất. Đã có thể như pháp mà hành, thì ắt lợi ích hết thảy chúng sanh để hành bố thí, nên trong nầy tuy chưa nói rõ vì người khác nói rộng, mà ý của nó đã nhiếp ở trong. Thụ thuộc về tư tuệ, trì thuộc về tu tuệ, đọc tụng thì thuộc về văn tuệ. Trước nói trụ trì ý nó có ba :1) Thụ trì là kẻ trình độ sâu nên sắp đặt lên hàng đầu, đọc tụng là kẻ trình độ cạn nên sắp đặt hàng thứ nhì, vì theo hai hạng mà nói. Nhưng muốn thụ trì thì trước phải đọc tụng, quả nhiên có thể đọc tụng, liền có khả năng thụ trì, nên được thành tựu. 2) Đã có thể thụ trì, mà vẫn phải đọc tụng, đây là theo một người mà nói, ba tuệ văn tư tu đầy đủ, tinh tiến chẳng trễ biếng như thế, há chẳng thành tựu ư ? 3) Nói một khoa lớn mở rộng nầy, ý ở kẻ nghe được để khai giải, nên đây là khoa văn thành tựu giải tuệ, kết về đến giải. Thụ có nghĩa là giải, mà cực hiển kinh công ở dưới là tổng kết của một khoa lớn, lại cũng trước nói thụ trì, đều là tỏ rõ người nầy đã khai viên giải, thì tín là viên tín, trì cũng viên trì, cho nên là tri kiến của phật trí mà là kẻ được thành tựu, chủ yếu ở đây.

Tắc vị như laiphật trí tuệ tất tri thị nhân tất kiến thị nhân : chữ vị có nghĩa là bị, câu nầy theo sự tướng nói có hai nghĩa : 1) Trí tuệ là nghĩa quang minh, tri kiến là nghĩa hộ niệm, có nghĩa là người nầy khế hợp sâu tôn chỉ của phật, được phật gia bị, 2) là công đức của người nầy chỉ có phật chứng biết, trừ trí tuệ của phật ra những người khác không có khả năng biết hết thấy hết. Nói tóm lại, người nào có thể thụ trì đọc tụng kinh nầy, nếu theo lý mà nói thì vô minh của người nầy bị chân như huân (vị như lai) tri kiến của người nầy bị phật trí huân (dĩ phật trí tuệ tất tri tất kiến), nếu theo sự mà nói thì được như lai gia bị, đều đắc thành tựu vô lượng vô biên công đức. Mà nói biết hết, thấy hết là tỏ rõ quyết định thành tựu. Dai đắc thành tựu vô lượng vô biên công đức chính là rọi lại các nghĩa văn trước: đương tri thị nhân thậm vi hi hữu, đương tri thị nhân thành tựu tối thượng đệ nhất hi hữu chi pháp. Nói là dai đắc, nghĩa là chẳng kể tăng, tục, trai, gái, phàm có thể trụ trì đọc tụng kinh nầy đều thành tựu như thế, Ngay đến chẳng hiểu rõ nghĩa, chỉ có thể đọc tụng, thì cũng ắt đắc thành tựu như thế, nên nói dai đắc.Vì cớ gì? Vì quả nhiên có tín tâm chân thực, chí thành đọc tụng, trước tuy chẳng giải, sau ắt khai giải. Tại sao như thế? Vì chủng tử bát nhã đã trồng, được phật nhiếp thụ, quyết định khai trí tuệ của ta. Lợi ích chúng sanh là công, nuôi lớn bồ đề là đức, hai chữ công đức là trỏ tự độ độ tha, thiệu long phật chủng mà nói, nên nói vô lượng vô biên. Vì cớ gì? Vô lượng là theo chiều dọc mà nói, vì trải qua muôn kiếp mà thường hằng, vô biên là theo chiều ngang mà nói, vì khắp cả pháp giới mà không bờ bến, đây là cảnh giới của chư phật chư bồ tát pháp thân thường trụ, diệu ứng vô phương. Nay nói dai đắc thành tựu như thị công đức, là tỏ rõ người nầy đều đắc thành bồ tát cho đến thành phật. Tóm lại là để khuyên người ta ắt phải thụ trì đọc tụng kinh nầy, liền được ngộ tự tâm tánh vô thực vô hư, lìa xa hai bên. Đã toàn tánh để khởi tu thì tự nhiên toàn tu mà chứng tánh.

CỰC HIỂN KINH CÔNG

Tu bồ đề! nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, sơ nhựt phận dĩ Hằng-Hà sa đẳng thân bố thí, trung nhựt phận phục dĩ Hằng-Hà sa đẳng thân bố thí, hậu nhựt phận diệc dĩ Hằng-Hà sa đẳng thân bố thí, như thị vô lượng bách thiên vạn ức kiếp dĩ thân bố thí.

Dịch nghĩa : Tu bồ đề ơi, Nếu có trai lành gái lành, phần đầu ngày lấy bao nhiêu Hằng-Hà sa thân bố thí, phần giữa ngày lại lấy bao nhiêu Hằng-Hà sa thân bố thí, Phần chót ngày lại cũng lấy bao nhiêu Hằng-Hà sa thân bố thí, vô lượng trăm ngàn vạn ức kiếp như thế lấy thân bố thí.

Một khoa lớn cực hiển kinh công nầy là một khoa sau chót mở rộng vô trụ để khai giải, chẳng những là tổng kết của mở rộng khai giải, cũng là tổng kết của nửa bộ kinh phía trước. Mà mạch câu thì thừa tiếp khít văn trên sanh ra, vì văn trên nói thụ trì đọc tụng kinh nầy đều đắc thành tựu vô lượng vô biên công đức. Tại sao có thể thành tựu như thế? Cho nên lấy khoa cực hiển kinh công nầy để chứng minh. Tuy vậy một khoa lớn nầy đã là tổng kết nửa bộ trước, mà trước đã ba lần so sánh để hiển rồi. Nay lại thuyết khoa nầy để cực lực hiển kinh công là thực vì nghĩa của kinh nầy chẳng thể nghĩ bàn, trên tuy so sánh hiển ba lần còn là nói chưa hết ý. Nay thừa tiếp văn trên lại phát huy ra triệt để. Phải biết, hiển kinh công tức là hiển bát nhã chánh trí, trí nầy là phật trí, chỗ gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác, là của thế tôn trải qua nhiều kiếp đến naychúng sanh cần khổ tu chứng chỗ đắc, tức là pháp vô thực vô hư đã nói ở văn trên. Nay đem pháp nầy nói ra một cách rành mạch mà thành bộ kinh nầy, là vì kẻ chưa thấy tánh bày tỏ ra một cái đồ-án chân xác, vì chúng sanh chỉ dẫn ra một phương châm đến bờ bên kia, vì lấy sự kinh nghiệm ngay bản thân mình nói cho người khác biết để cho họ vâng theo. Vì thế tôn thương xót hết thảy chúng sanh từ vô thủy đến nay mê muội chẳng giác ngộ, mắc lâu dài trong vòng khổ não, hoặc vì chướng nặng mà chẳng nghe phật pháp, hoặc tuy nghe mà chưa được pháp yếu, thì chướng trước chưa trừ, chướng sau lại nổi dậy, chỗ gọi là nhân bịnh cầu thuốc, nhân thuốc lại thành ra bịnh, thì ngồi ở trong núi tối đen, hang ma quỉ, như người vào chỗ tối tăm mà không ngó không thấy gì, biết đến lúc nào chấm dứt! Vậy nên tóm gom một cách tinh mật nghĩa chỗ thuyết bát nhã trong tám hội trước mà lại thuyết kinh nầy, thiệt là câu câu truyền tâm, lời lời nắm chắc chỗ yếu, có thể khiến chúng sanh mở thủy giác để hợp với bổn giác, mà thành đại giác. Quả nhiên có thể tín giải thụ trì thì liền như người có con mắt, ánh sáng mặt trời soi tỏ thấy bao nhiêu thứ màu sắc. Vả chăng phật bảochúng nó rằng : “chư phật và pháp vô thượng chánh đẳng giác đều từ kinh nầy ra”, thì kinh nầy là phật phật gia truyền pháp bảo có thể biết được. Thế tôn vì muốn gấp truyền thụ gia bảo, muốn gấp hết thảy chúng sanh đều biết lợi ích lớn của kinh nầy chẳng thể nghĩ bàn. Chính chỗ gọi là : “khai tự tánh tam bảo, thành thường trụ tam bảo, năng trụ trì tam bảo”. Đem hạn độ cực thấp ra nói, cũng đủ để khải phát thiện tâm, vãn hồi thế vận, cho nên lại hết sức hiển dương công đức kinh nầy, khiến kẻ nghe sanh ra tư tưởng khó gặp được, sanh tâm hoan hỉ, gắng sức đọc tụng, tín giải thụ trì, đều đắc thành tựu đệ nhất hi hữu. Đây là tôn chỉ rất lớn của cực hiển kinh công.

Trong hiển kinh công, trước hiển có thể sanh phước thù thắng. Nếu chẳng bày ra một cái tỷ dụ sao gọi là gọi là thù thắng, thì liền hiển chẳng ra. Cho nên giả lập một cái phước bố thí cực lớn để làm tiền đề hiển thắng cho văn sau, nên nói là lập thí dụ. Sơ nhựt phận, trung nhựt phận, hậu nhựt phận : là đem một ngày chia làm 3 phần cũng như người nay nói : buổi sáng, buổi trưa, buổi tối. Cát sông Hằng cực nhỏ, cực nhiều chẳng thể đếm nổi. Kiếp : tiếng Phạm là kiếp–ba có nghĩa là thời gian hết sức dài, nay chẳng chỉ một kiếp mà là bách thiên vạn ức kiếp, lại chẳng chỉ bách thiên vạn ức kiếp mà là vô lượng bách thiên vạn ức kiếp. Kinh Hoa Nghiêm nói : “A tăng kỳ, a tăng kỳ là một A tăng kỳ chuyển, A tăng kỳ chuyển, a tăng kỳ chuyển là một vô lượng”. A tăng kỳ đã là một số cực dài, cực nhiều chẳng thể tính nổi, lại đem cái số chẳng thể tính toán nầy, tăng lên gấp bội mà làm vô lượng, há có số có thể nói ra được ư ? Thế thì vô lượng bách thiên vạn ức kiếp cũng như nói vô số kiếp mà thôi. Mỗi ngày đem một thân mạng ra bố thí đã là chỗ chẳng thể làm được của phàm phu, huống chi một ngày 3 thời, một thời cũng chẳng chỉ một thân mạng mà là thân mạng như cát sông Hằng chẳng thể tính đếm xiết. Huống chi chẳng chỉ một ngày, một năm, một kiếp, mà là trong vô số kiếp mỗi ngày 3 thời đem thân mạng chẳng thể tính đếm xiết ra bố thí, thì trải qua thời gian hết sức dài, bố thí hết sức nặng, hạnh nguyện cũng hết sức vững chắc. Đây là hành môn của bồ tát. Phước đức của người nầy tuy lớn cũng há có thể tính đếm, mà chẳng bằng kẻ nghe kinh nầy mà sanh tín, là tại sao? Lý nầy sẽ nói ở dưới.

Nhược phục hữu nhân văn thử kinh điển tín tâm bất nghịch kỳ phước thắng bỉ.

Dịch nghĩa : Nếu lại có người nghe kinh điển nầy tín tâm chẳng nghịch, phước nó thắng kẻ kia.

Bất nghịch có nghĩa là chẳng trái ngược, nghe được kinh nầy tin sâu, nếu không y theo kinh nầy mà hành thì chẳng thể được. Liền phát khởi đại tâm mỗi mỗi như phápthực hành, đây là tín tâm chẳng nghịch, tức là phát tín tâm quyết định bắt đầu thực hành. Ở đây tuy chỉ nói tín, mà gồm có cả thâm giải, nếu chẳng thâm giải thì quyết chẳng thể phát ra tín tâm bất nghịch nầy. Mới phát tâm nầy đã đành chẳng bằng ở dưới đã khởi hành. Nhưng khởi hành thực gốc ở phát tâm quyết định, nên lúc phát tâm, phước của nó liền được thắng hơn bồ tát nhiều kiếp bố thí vô số thân mạng. Chữ phuớc ở đây chính là trỏ câu dưới : “hạ đảm như lai sẽ đắc bồ đề, quả báo chẳng thể nghĩ bàn” mà nói, nên chẳng phải phước khác có thể so sánh.

Hà huống thư tả thụ trì độc tụng, vị nhân giải thuyết.

Dịch nghĩa : Huống chi viết ra thụ trì đọc tụng, vì người khác giải thuyết.

Phát tâm liền thắng hơn, chính vì người nầy quyết định bắt đầu thực hành, thế thì sau khi đã bắt đầu thực hành, phước của người nầy lại càng thắng, tự chẳng đợi nói. Hà huống : là hiển rõ nó càng thắng. Thư tảtruyền bá rộng. Xưa không có bản in, chuyên nhờ ở viết ra mới được lưu truyền, nên chỉ đem thư tả ra để nói. Như ngày nay phát tâm hoằng dương kinh nầy, chẳng kể khắc bản cây, bản đá hay sắp chữ in thì công đức cũng giống như thư tả, chẳng phải nhất định viết ra. Trước nói thư tảtỏ rõ người nầy như pháp phát tâm trước muốn độ chúng. Mà trước lấy kinh nầy độ chúng lại tỏ rõ người nầy phát tâm tức là thiệu long phật chủng. Thụ trì đọc tụng giống như tự độ, thực cũng độ tha. Vì thụ trì tức là giải và hành đều tiến, mà chỗ hành chẳng ngoài ba bố thí ly tướng. Ba bố thí ly tướngvì lợi ích hết thảy chúng sanh. Đọc tụng cũng là chỗ để huân tập thắng giải, tăng trưởng thắng hành, chẳng phải vì việc khác. Vị nhân giải thuyết : là hành pháp thí để lợi chúng. Kinh nầy rất sâu, phát tâmmọi người phân tích ra không lầm, ưa nói ra không ngại, khiến kẻ nghe được hiểu rõ nghĩa thú, mở phát cái tâm tín giải thụ trì của nó. Câu nầy nói ở sau, là vì nếu chẳng thụ trì đọc tụng thì không từ đâu mà giải thuyết. Hợp lại mà nói, là nói người nầy đã có thể truyền bá kinh nầy để lợi chúng, lại có thể y theo pháp thực hành để lợi chúng, rồi lại có thể hành rộng pháp thí để lợi chúng, đủ chứng minh người nầy thiệt là tín tâm bất nghịch, nên lúc mới phát tâm liền thắng hơn bồ tát nhiều kiếp bố thí vô số thân mạng. Cái lý sở dĩ thắng, văn dưới thế tôn tự nói ra, là vì giáo nghĩa, duyên khởi, hạ đảm ba cái đều thắng, nghĩa nầy ở dưới, nay không ngại gì nói ra đại khái để tiện thông suốt. Kinh nầy là pháp môn cực viên cực đốn nên nói giáo nghĩa thắng là vì căn cơ viên đốn mà nói, khiến phật chủng chẳng dứt nên nói là duyên khởi thắng. Hạ đảm thắng, là thử xem người nầy tín tâm chẳng nghịch tức là cơ và giáo hợp khít với nhau, nên chẳng phải kẻ có chủng tử bát nhã sâu dày thì chẳng làm nổi, đây là tuệ thắng. Thư tả thụ trì cho đến giải thuyết chính là chẳng dứt phật chủng, ấy là bi, trí, nguyện, hành của nó đều thắng. Bi trí hành nguyện mỗi mỗi đầy đủ, nên có thể gánh vác như lai, nên là hạ đảm thắng. Mà bồ tát nhiều khiếp bố thí thân mạng tuy khó làm mà có thể làm được, hành nguyện kiên cố, nhưng nếu chẳng đầy đủ bát nhã chánh trí thì chỉ có thể thành ngũ thông bồ tát, rốt cuộc chẳng có thể lý trí hai cái hợp nhau đắc lậu tận thông, mà chứng cứu cánh giác quả, là một cái chẳng bằng. Đã chẳng đủ bát nhã chánh trí, tự và tha đều chẳng thể đạt đến bờ bên kia của vô dư niết bàn, thì chẳng kể khổ hạnh ra sao, đều chẳng phải là hành thiệu long phật chủng, thế nên lợi ích chúng sanh rốt cuộc có lúc cùng tận, là hai cái chẳng bằng. Tóm lại bát nhãphật trí tức là phật chủng, cho nên là chỗ quan hệ mệnh-mạch của tam bảo. Huống chi bộ Kim Cương Bát Nhã nầy văn ít mà nghĩa nhiều, mở nghĩa thú ra mỗi mỗi triệt để, nếu ở kinh nầy chẳng thể tín tâm bất nghịch, thì chỗ thấy đã chẳng triệt để, thế thì bi, trí, nguyện, hành của người nầy lại sao có thể cứu cánh viên mãn? Vả lại đã chẳng thể tín tâm bất nghịch thì tự mình chẳng thể thụ trì giải thuyết, hoằng dương rộng ra, thì nghĩa cứu cánh của phật pháp chẳng rõ, phật chủng liền có mối lo dứt mất. Quan hệ chỗ nầy hết sức trọng đại, thế thì người tín tâm bất nghịch há là kẻ chỉ biết nhiều kiếp khổ hạnh có thể bằng được ư? Thế tôn nói đây chẳng phải bảo không nên khổ hạnh, ấy là tỏ rõ chỉ biết khổ hạnh mà chẳng đủ chánh trí thì chẳng thể thành tựu cứu cánh giác, chẳng thể thiệu long phật chủng. Mà kẻ tín tâm bất nghịch, hoằng dương nầy đã có thể chẳng dứt phật chủng, và lại không và hữu chẳng trước thì cũng có thể hành nhiều như kẻ khổ hạnh kia, kẻ nầy có thể làm được mà kẻ kia không thể làm được, kẻ kia làm được thì kẻ nầy cũng có thể làm đuợc, thế thì ai là kẻ hơn kẻ thắng chẳng đợi nói nhiều.

Do đây mà xem có thể ngộ hai môn quán và hành tuy trọng đều nhau, mà lấy quán tuệ làm chủ, đây là bát nhã sở dĩ là mẹ của các độ. Lại có thể ngộ tuy quán tuệ làm chủ, mà quán tuệ phải ở trong thực hành mà thấy (trong kinh chỗ nào cũng đem bố thívô trụ nói đều nhau thì có thể hiểu nghĩa nầy). Đây là bát nhã sở dĩ chẳng thể lìa các độ mà riêng có, nên hết thảy phật, hết thảy đại bồ tát tuy lấy đại không tam muội làm cứu cánh, nhưng ở lúc phừng lên hiện ra cái hữu tức là đại không tam muội, chẳng phải không hành hết thảy mà ngồi ở trong đại không. Nếu quả nhiên như thế thì cũng chẳng được gọi là đại không tam muội, Vì cớ gì? Vì đại không là luôn cả cái không cũng không, là cái không tuyệt đối, mà chẳng phải là cái không đối đãi. Nghĩa nầy khẩn yếu, chính là tinh tủy của bát nhã, cần phải lĩnh hội triệt để, hiểu rõ triệt để.

Ở trên 4 lần so sánh công của kinh lần lần lên càng thêm thắng, phải biết, chẳng phải là nghĩa của kinh trước sau có sự sai biệt khác xa nhau như thế, thực ra là hiển tín giải có cạn sâu không giống nhau mà thôi. Nghĩa nầy trước đã nói rồi, nhưng quan hệ rất khẩn yếu, sợ có kẻ chưa nghe, huống chi lại thêm vào so sánh hiển kinh công lần nầy, nên nay phải gồm cả ba lần trước tỏ rõ ra triệt để. Như lần đầu ở trong văn sanh tín, lấy bố thí một đại thiên thế giới thất bảo để hiển thắng, là đem năng sanh tín tâm dĩ thử vi thực, và nhất niệm sanh tịnh tín ra mà nói, để tỏ rõ người nầy đã biết xu hướng phật trí, tức là thừa hưởng gia nghiệp của phật, trông nhân thù thắng, ắt được quả thù thắng nên tương lai liền chẳng chỉ làm một Phạm Thiên Vương mà thôi. Lần thứ nhì ở đầu văn khai giải lấy bố thí vô lượng đại thiên thế giới thất bảo hiển thắng, là nói ở sau khi ưng sanh thanh tịnh tâm, ấy là vì kẻ thành tựu pháp đệ nhất hi hữu mà nói, để tỏ rõ người nào có thể tín giải đến chỗ nầy thì tự và tha đều có lợi, tức là đã thành tựu pháp vô thượng bồ đề, thế thì có hy vọng lớn rồi, nên công đức của người nầy hơn trước gấp vô lượng bội. Chỗ nầy thành tựu chẳng phải bảo là thành tựu vô thượng bồ đề, mà là thành tựu pháp, có nghĩa là đã hiểu rõ, đã tu hành pháp nầy, chẳng thể hiểu lầm. Lần thứ ba ở trong văn khai giải bố thí Hằng Hà thân mạng hiển thắng, là nói ở chỗ mở rõ sau khi làm sao phụng trì, để tỏ rõ nếu có thể tín giải, trì thuyết như thế, thì công hành người nầy lại càng đi sâu vào. Vì cớ gì? Vì chẳng những biết hàng phục hoặc, lại biết dứt hoặc, có thể hy vọng chứng đắc pháp thân, nên chẳng lấy bố thí thất bảo ngoại tài để hiển mà lấy bố thí thân mạng nội tài để hiển. Nay lần thứ bốn, lấy thí thời gian dài vô lượng kiếp vô số thân mạng để hiển thắng, ấy là nói sau khi thâm giải nghĩa thú và tự chứng pháp, để tỏ rõ người nầy đã có thể tín tâm bất nghịch liền chẳng cần khổ hạnh thời gian dài bèn có thể như chỗ ta chứng mà đắc chứng. Vì cớ gì? Vì ở trên còn chửa có thể mỗi mỗi đúng như pháp, nay tín tâm bất nghịch thì mỗi mỗi đúng như pháp rồi. Tại sao có thể mỗi mỗi đúng như pháp? Vì bởi người nầy đã khai giải tuệ, biết nếu chẳng như thế thì chẳng thể được, nên có thể kiên quyết tâm mình thực hành chẳng trái, tức là đã bội trần hợp giác. Chính là chỗ bảo : người lúc mới phát tâm liền thành chánh giác (Lời nầy ở Kinh Hoa Nghiêm), liền đầy đủ có tư cách thành tựu vô thượng chánh đẳng chánh giác, văn dưới sở dĩ nói gánh vác như lai sẽ đắc bồ đề. Cho nên tuy còn là phàm phucông đức người nầy đã vượt lên hơn bồ tát khổ hạnh nhiều kiếp. Phải biết, thế tôn sở dĩ từ cạn đến sâu bốn lần so sánh để hiển, là ý ở khiến người ta hiểu rõ, có trình độ tín giải thụ trì như thế nào liền có công đức như thế nào, chỗ bảo là công chẳng bỏ mất, mà tôn chỉ thì chú trọng ở chỗ tín tâm bất nghịch.Vì cớ gì? Vì nếu chẳng phát tâm, quyết định y theo giáo phụng hành, thì chẳng thể gách vác như lai, chẳng mãn túc bổn hoài của thế tôn thuyết kinh. Nên hết thảy người học chẳng những ở nửa bộ trước theo cảnh mà tỏ rõ vô trụ phải tín tâm bất nghịch, ngay đến nửa bộ sau theo tâm mà tỏ rõ vô trụ cũng phải tín tâm bất nghịch, mới hợp với thế tôn nói tôn chỉ cực hiển kinh công nầy, và tín tâm bất nghịch nầy. Nên trước nói : chẳng qua nhân văn trên sanh ra, thừa tiện văn nầy để phát huy, mà thôi, há chuyên vì nửa bộ trước mà nói ư? Phải nên biết như thế! Thử xem một khoa lớn nầy là ở sau khi đã kết thúc các nghĩa phía trên đặt biệt tuyên thuyết ra. Đến sau cùng nói : kinh nầy nghĩa chẳng thể nghĩ bàn, quả báo cũng chẳng thể nghĩ bàn, hai câu nầy đã kết thúc nửa bộ kinh trước, lại cũng để bắt đầu nửa bộ kinh sau, thì có thể thấy nghĩa thú trước sau nguyên là nhất quán. Mà khoảng giữa chỗ hiển các công đức của ba cái thắng : giáo nghĩa, duyên khởi, hạ đảm, và sanh phước diệt tội v.v... há có thể nói được là nửa bộ trước không can thiệp gì đến nửa bộ sau ư? Không có lý nào như vậy. Thế thì gồm chỗ nói trong một khoa lớn nầy quán triệt hết trọn bộ kinh thật rõ ràng (cuối nửa bộ sau nói: “Ư nhứt thiết pháp ưng như thị tri, như thị kiến, như thị tín giải bất sanh pháp tướng”, chính hô ứng với tín tâm bất nghịch). Hoặc hỏi: tín tâm bất nghịch cùng với tín thành tựu phát tâm trong Khởi Tín Luận là một hay là hai? 

Đáp : Bàn về vị thì chẳng phải là một, mà phát tâm thì chẳng phải là hai. Phải biết, chỗ nói trong luận là nói trong thập tín vị tu thập tín tâm thành tựu, phát quyết định tâm liền vào sơ trụ, sơ trụthánh vị. Nay chẳng qua là mới phát tín tâm quyết định y theo kinh bắt đầu thực hành mà thôi, thì tín căn há liền thành tựu ư? Đã chưa thành tựu thì vẫn còn là phàm phu, một thánh một phàm cách nhau rất xa, nên mới nói bàn về vị thì chẳng một. Thế nhưng chỗ phát quyết định tâm của kẻ tín thành tựu thu nhiếp có ba tâm : 1 là trực tâmchính niệm pháp chân như, 2 là thâm tâm vì ưa tu tụ hợp hết thảy các thiện hành, 3 là đại bi tâm vì muốn bạt hết thảy khổ cho chúng sanh. Nay người tín tâm bất nghịch là tin được tín tâm thanh tịnh tắc sanh thực tướng, tin được ưng sanh thanh tịnh tâm, há chẳng phải là trực tâm chính niệm chân như ư? Rồi lại tin được lợi ích hết thảy chúng sanh phải ly cả không và hữu, hành bố thí lục độ, há chẳng phải là thâm tâm ưa tụ họp lại hết thảy thiện hành ư, đại bi tâm bạt khổ cho chúng sanh ư? (Lục độ vạn hạnh là ưa tụ họp các thiện hành, lợi ích hết thảy là bạt khổ). Cho nên nói phát tâm thì không hai. Tại sao phàm phu phát tâm liền giống với thánh vị? Không có gì khác, vì được đức bổn sư của chúng ta trao cho truyền gia pháp bảo mà thôi! Có thể thấy kinh nầy thiệt là cỗ xe trâu trắng lớn, nếu cỡi xe nầy là đi thẳng đến bảo sở, không còn nghi ngờ gì nữa. Ở trên vì sợ có kẻ thấy Khởi Tín Luận mà phát ra sự hiểu lầm, nên nay đặc biệt dẫn ra để tỏ rõ.

Lại có cái chẳng thể nào mà không biết, quán và hành của kinh nầy cực viên cực đốn, quả nhiên có thể thâm giải nghĩa thú tín tâm bất nghịch, thì người nầy là căn khí viên đốn không còn nghi gì nữa! Mà người viên đốn ấy là một vị nhiếp hết thảy vị, chẳng thể cố định vị thứ để bàn luận. Vì người nầy đã khai phật tri, phật kiến, há chỉ là mới phát tín tâm, có thể cùng với sơ trụ bồ tát phát tâm giống nhau, vả lại có thể một lần vượt lên vào thẳng, lập địa thành phật, chỉ ở chỗ người nầy trước sau bất nghịch, đứng dậy gánh vác, thì quyết định sẽ đắc vô thượng bồ đề. Trong tín tâm bất nghịch đã có đủ trực tâm, thâm tâm, đại bi tâm, phải biết 3 tâm nầy, là 3 tụ tịnh giới, vì chưng ly tướng phát tâm để chính niệm chân như thì tự mình không có các điều lỗi, nên trực tâm tức là nhiếp luận nghi giới. Ly tướng tu bố thí lục độ, vì ưa tụ họp hết thảy thiện hành thì thâm tâm tức là nhiếp thiện pháp giới. Vì lợi ích hết thảy chúng sanh làm bố thí để bạt hết thảy khổ, thì đại tâm tức là nhiếp chúng sanh giới. Do đây có thể ngộ cái sở dĩ nhiên ở đầu kinh nói : “ trì giới tu phước ư thử chương cú năng sanh tín tâm dĩ thử vi thực”. Vì trì nhiếp luật nghi giới có thể phát ra trực tâm, trì nhiếp thiện pháp giới có thể phát ra thâm tâm, trì nhiếp chúng sanh giới có thể phát ra đại bi tâm, mà tu phước lại sở dĩ giúp cho phát ra thâm tâm, đại bi tâm. Vậy nên muốn ở kinh nầy tín tâm bất nghịch, thì quyết định phải từ trì giới tu phước bắt đầu làm, lại càng rõ ràng. Lại nữa, 3 tâm đã đầy đủ, liền có thể thành tựu 3 đức, 3 thân, vì chưng trực tâm chánh niệm chân như có thể dứt hoặc mà chứng chân, nên là đoạn đức, thành pháp thân. Thâm tâm ưa tụ họp các thiện hành, vì đủ chánh trí nên có thể ưa tụ họp, đã tụ họp thiện hành thì ắt được thắng báo, nên là trí đức, thành báo thân. Tâm đại bi bạt hết thảy khổ, kết rộng chúng duyên, chẳng xả bỏ chúng sanh, nên là ân đức, thành hoá thân. Tín tâm bất nghịch thành tựu bao nhiêu thứ công đức như thế, phước của người nầy thù thắng biết bao! Nên văn dưới nói : “gánh vác như lai sẽ đắc bồ đề, kinh nầy nghĩa chẳng thể nghĩ bàn, quả báo cũng chẳng thể nghĩ bàn”.

Tu Bồ Đề, dĩ yếu ngôn chi, thị kinh hữu bất khả tư nghị, bất khả xưng luợng, vô biên công đức.

Dịch nghĩa : Tu bồ đề ơi, lấy cần yếu mà nói, kinh nầy có công đức vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể gọi tên, đo lường.

Kẻ tín tâm bất nghịch y theo giáo phụng hành, phước của nó hơn bồ tát nhiều kiếp khổ hạnh kia, lý do ở chỗ nào? Yếu điểm nầy có thể gom đại khái làm 3 mối theo thứ tự thuyết minh, nên nói dĩ yếu ngôn chi. Câu nầy thông suốt cả hai khoa duyên khởi, hạ đảm ở dưới. Bất khả tư nghị trỏ pháp thân mà nói, pháp thân tức là thể. Tánh thể không tịch, ly tướng danh tự, ly tướng ngôn thuyết, ly tướng tâm duyên, nên ắt phải ly tướng tự chứng, chỗ gọi là dứt hết đạo ngôn ngữ (bất khả nghị), chỗ tâm hành diệt (bất khả tư), nên nói bất khả tư nghị. Trong kinh nầy phàm tỏ rõ nghĩa ly tướng ly niệm, hết thảy đều khiển là vì thế. Bất khả xưng lượng : là trỏ báo, hoá thân mà nói, báo, hoá thân tức là tướng, dụng. Chứng đắc pháp thân thì báo, hoá hiển hiện, mà báo thân cao như Tu di sơn vươngvô lượng tướng hảo, mỗi mỗi tướng hảovô lượng quang minh, chẳng phải ngôn ngữ có thể hình dung (bất khả xưng). Báo thân thì tuỳ theo hình lục đạo, biến hiện chẳng thể đo lường, chẳng phải phàm tình có thể đo lường (bất khả lượng), nên nói bất khả xưng lượng. Trong kinh nầy phàm tỏ rõ nghĩa bố thí lục độ, lợi ích chúng sanh là vì thế. Thể, tướng, dụng 3 cái đại, tánh nó vốn đầy đủ, nên đã chẳng nên trước tướng mà cũng chẳng nên hoại tướng, mới có thể hữu thể hữu dụng. Trong kinh nầy phàm tỏ tõ nghĩa chẳng trước hai bên, không hữu viên dung, phước tuệ song tu, bi trí hợp nhứt là vì thế. Đây là đem hai câu bất khả tự nghị, bất khả xưng lượng hợp lại mà xem để tỏ rõ nghĩa. Hai câu nầy đã tỏ rõ lý tánh, nên nối tiếp nói vô biên để tỏ rõ sự tu. Vô biên là ý ly tứ cú. Chẳng những ly hai bên hữu vô, ngay cả hai bên diệc hữu diệc vô, phi hữu phi vô cũng ly, đây gọi là vô biên. Biên kiến đã không có hết thảy, thì trung đạo tự viên. Trọn kinh nầy sở dĩ lấy hai chữ vô trụ làm chủ chỉ duy nhứt. Công có nghĩa là một lần vượt lên thẳng vào, đức có nghĩa là thể dụng hiển ra viên minh. Vì giáo nghĩa kinh nầy là lý và sự hai cái dung hội, tánh và tu chẳng hai, có thể lấy công phu tu một lần vượt lên thẳng vào, thành tựu tánh đức thể dụng viên hiển ra, nên nói : “thị kinh hữu bất khả tư nghị, bất khả xưng lượng vô biên công đức”. Trên đây là đem vô biên công đức theo tự mình tu mà nói. Nhưng 4 chữ nầy cũng gồm cả lợi tha mà nói. Vì tự tha 2 đằng đều lợi là bồ tát đạo. Vì chưng pháp thân khắp cả ở pháp giới, pháp giới vô biên huống chi pháp thân ư? Báo thân thì tướng hảo quang minh, vô lượng vô biên, hoá thân thì tuỳ duyên thị hiện diệu ứng không có phương sở không có phương sở cũng là ý vô biên. Ba thân vô biên, nên có thể đầy khắp cả vô biên pháp giới để độ chúng sanh. Bảo là giáo nghĩa kinh nầy khiến chúng sanh thành tựu 3 thân thể dụng vô biên, để lợi ích vô biên chúng sanh (là công) cùng chứng vô thượng bồ đề (là đức). Rồi lại xoay vần lợi ích, xoay vần chứng đắc, công đức người nầy cũng lại vô biên. Mà kẻ tín tâm bất nghịch đã y theo giáo để phụng hành, sẽ được công đức như thế, đây là lý do phước thắng hơn kẻ kia. Giáo nghĩa thắng là kinh nói, nếu theo người mà nói, thì phải nói là huân tập thắng.

Như lai vị phát đại thừa giả thuyết, vị phát tối thượng thừa giả thuyết.

Dịch nghĩa : Như lai vì kẻ phát đại thừa mà nói, vì kẻ phát tối thượng thừa mà nói.

Phát là phát tâm, đại thừabồ tát thừa, tối thượng thừaphật thừa. Giáo nghĩa đại thừa có viên, có biệt, có đốn, có tiệm, giáo nghĩa phật thừa chỉ có một viên đốn. Phát đại thừaphát tâm hành bồ tát đạo, phát tối thượng thừaphát tâm thiệu long phật chủng, tỏ rõ kinh nầy là vì lũ người nầy nói. Nếu theo giáo nghĩa mà nói, kinh nầy nghĩa của nửa bộ trước chưa hết thảy là viên đốn, nửa bộ sau chuyên tỏ rõ viên đốn. Lại nửa bộ trước chưa viên đốn hết thảy, chẳng phải bảo là có chỗ viên đốn, có chỗ không viên đốn, mà là trong một câu nói thường thường đầy đủ cả hai nghĩa trên, nên trước tôi đã nói: kẻ cạn thì thấy cạn, kẻ sâu thì thấy sâu, tùy theo người mà hiểu. Đây là thế tôn thuyết pháp hay khéo, khổ tâm siêng năng khéo dẫn dụ. Nên trong 2 câu : “vị phát đại thừa giả thuyết, vị phát tối thượng thừa giả thuyết” gồm có 2 nghĩa, một là tỏ rõ chỗ thuyết nầy có 2 thứ giáo nghĩa, một là vì kẻ phát 2 thứ tâm nầy mà thuyết. Nói như laitỏ rõ nó từ trong biển đại viên giác chảy ra, tỏ rõ là câu câu truyền tâm. Như lai đã vì kẻ phát tâm như thế mà thuyết, thì người tín tâm bất nghịch, y theo giáo phụng hành, người nầy phát tâm như thế có thể biết được, người nầy khai phật tri kiến có thể biết được, người nầy là thiệu long phật chủng cũng có thể biết được. Đây là lý do thứ nhì phước người nầy thắng kẻ kia. Duyên khởi thắng là theo bên kẻ thuyết mà nói, nếu theo bên bất nghịch mà nói, thì là phát tâm thắng, căn khí thắng.

Nhược hữu nhân năng thụ trì độc tụng quảng vị nhân thuyết, như lai tất tri thị nhân, tất kiến thị nhân dai thành tựu bất khả lượng, bất khả xưng, vô hữu biên, bất khả tư nghị công đức. Như thị nhân đẳng tắc vi hạ đảm như lai a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

Dịch nghĩa : Nếu có người nào có thể thụ trì đọc tụng rộng vì người khác nói, như lai biết hết người nầy, thấy hết người nầy đều được thành tựu công đức chẳng thể đo lường, chẳng thể gọi tên, không có biên, chẳng thể nghĩ bàn. Những người như thế tức là gánh vác như lai a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

Ở bản lưu thông trên chữ thành tựu có chữ đắc, người nhà Đường viết kinh không có chữ nầy. Trong chú sở của người nhà Đường, Tống cũng không có nghĩa chữ đắc, đủ chứng minh là người sau đời nhà Minh thêm vào. Ý của kẻ thêm vào ắt cho là người mới phát tâm há liền thành tựu, chẳng qua tương lai có thể được thành tựu mà thôi, họ ngờ là chữ đắc nầy sót nên mới thêm vào. Biết đâu rằng trong nầy chỗ nói thành tựu công đức là trỏ hạ đảm như lai mà nói, chẳng phải bảo là liền thành như lai. Ý kinh chính lấy hạ đảm như lailý do lớn của phước nó thắng kẻ kia. Nếu sự hạ đảm của người nầy còn chưa thành tựu, thế thì không có lý do gì thắng kẻ kia. Vì cớ gì? Vì phàm phu mới phát tâm tu hành, phước nó thắng bồ tát kia nhiều kiếp khổ hạnh là vì nó phát tâm thiệu long phật chủng, tu hành thiệu long phật chủng. Hạ đảm như lai chính là tỏ rõ người nầy có thể thiệu long phật chủng, nếu cái nầy mà chưa thành, thì sao có thể bảo là thắng kẻ kia? vả trên tỏ rõ giáo nghĩa thắng, duyên khởi thắng là làm tiền-đề cho hạ đảm thắng. Vì chưng nhân giáo nghĩa, duyên khởi của người nầy đều thắng, cho nên tín tâm bất nghịch, y theo giáo phụng hành tức là hạ đảm như lai. Nếu như công đức hạ đảm còn đợi đến tương lai, ấy là người nầy chưa chịu sự huân tập của giáo nghĩa thù thắng, không hợp với tư cách duyên khởi thù thắng, có thể biết được, thế thì trên nói nghe kinh điển nầy tín tâm bất nghịch... liền thành ra lời nói trống rỗng. Nếu người nầy thiệt là tín tâm bất nghịch, mà lại chưa thành công đức hạ đảm, duyên khởi, giáo nghĩa thì còn có gì mà thù thắng ư ? Vậy thì trên nói : “Kinh nầy có công đức chẳng thể nghĩ bàn, như lai vì kẻ phát đại thừa, tối thượng thừa mà nói”, lại thành ra lời nói trống rỗng. Một chữ thêm vào bớt đi có quan hệ lớn lao như thế. Trước tôi đã nói : phàm đọc sách phật rất kỵ day về trên văn tự nghiên cứu, vì nghiên cứu văn tự đều là lấy thiển kiến dòm vào, lấy phàm tình đo lường, thế ắt làm sai lầm pháp, sai lầm người. Nay xem chỗ nầy thêm bậy vào một chữ có sự khác xa nghĩa rất lớn, thì chẳng những có lỗi làm lầm pháp lầm người, rốt cuộc phạm tội báng pháp báng phật. Đáng sợ thay! Xét lý do của sự thêm vào nầy không có gì khác, chỉ vì chẳng tỏ rõ giáo nghĩa, chỉ chuyên môn day về trên văn tựso sánh. Tại sao nói thế? Vì trong ý kẻ thêm bậy một chữ nầy vào là hiểu lầm bất khả lượng công đức cho là bất khả tư nghị công đức ở văn trên, nên mới cho là người vừa mới phát tâm tu hành há có thể thành tựu, bèn thêm một chữ đắc để phân biệt cho rõ. Biết đâu rằng văn tự chỗ nầy tuy giống với văn trên, nhưng đã nói một cách lộn ngược lên thì nghĩa lý rất khác xa, công đức cũng theo đó mà khác xa, há có thể lộn xộn cho là một ư? Nay rốt cuộc sống sượng lờ mờ đến như thế, không có gì khác, vì không tỏ rõ giáo nghĩa mà thôi. Giáo nghĩa làm sao được tỏ rõ? Phải đọc nhiều kinh điển đại thừa để mở rộng tâm mình, siêng năng tu quán hành để tiêu chướng của mình, thường cầu phật gia bị để mở mang trí tuệ cho mình, lấy sức tăng thượng duyên huân tập như thế thì lâu ngày tự mình sẽ tỏ rỏ. Nếu chấp tướng văn tự mà tìm cầu, thì như người vào chỗ tối, vĩnh viễn không thấy được. Đây là môn trọng yếu để tỏ rõ phật lý, nên tôi chẳng ngại nói đi nói lại. Câu : Thị kinh hữu bất khả tư nghị, bất khả xưng lượng, vô biên công đức ở văn trên gồm có hai nghĩa: 1) Bất khả tư nghị : là nói về pháp thân, lại cũng là thể, bất khả xưng lượng là nói về báo, hóa thân, lại cũng là tướng, dụng. Hợp hai câu nầy lại mà nói là đầy đủ ba tánh đức lớn : thể, tướng, dụng, cũng gọi là lý thể. Nếu đem tánh đức chia ra cho kỹ, thì chỉ có thể của pháp thân mới gọi là thể của tánh, còn tướng, dụng của báo, hóa thân thì gọi là dụng của tánh. Vì nó là dụng của tánh vốn có đầy đủ nên có thể gọi nó là tánh đức, là lý thể. Danh nghĩa nầy mỗi hay có kẻ chưa hiểu rõ.

Vô biên : là nói công phu tu, có nghĩa là ly tứ cú. Hợp hai câu trên là tánh và tu đem ra đối nhau nói. Hai chữ công đức, công có nghĩa là công phu tu, một lần vượt lên vào thẳng, đức có nghĩa là tánh đức, thể và dụng viên minh. Tóm lại để tỏ rõ giáo nghĩa kinh nầy có lý và sự hai cái dung hội nhau, tánh và tu chẳng hai, công đức một lần vượt lên vào thẳng, thể dụng hiển ra viên minh. Bất khả tư nghị bất khả xưng lượng : nghĩa cũng giống như trên, nhưng trước theo có đủ ba tánh lớn mà nói, để đối với vô biên của tu, nay thì chia ra mà nói rõ. Bất khả tư nghị có thể theo tánh-thể mà nói, bất khả xưng lượng có thể theo tánh-dụng mà nói. Vô biên là trỏ hết thảy, lợi ích chúng sanh là công, nuôi lớn bồ đề là đức, thế thì bốn chữ vô biên công đức là chuyên theo lợi tha mà nói, nếu đối với tánh dụng ở trên mà nói thì đây chỗ gọi là dụng của dụng. Tóm lại để tỏ rõ giáo nghĩa kinh nầy có công đức vô lượng vô biên, chứng thể khởi dụng đầy khắp vô biên pháp giới, lợi ích chúng sanh, cùng chứng bồ đề. Chỗ nầy thì trước nói bất khả xưng lượng, kế tiếp nói vô biên, sau nói bất khả tư nghị, cùng với văn trên hoàn toàn đổi lộn ngược lại, đây là một cái chẳng giống nhau. Vả lại chẳng nói bất khả xưng lượng, lại chia ra mà nói lộn ngược bất khả lượng bất khả xưng, đây là hai cái chẳng giống nhau. Lại chẳng những nói vô biên, lại còn thêm một chữ hữu mà nói là vô hữu biên, đây là ba cái chẳng giống nhau, còn bất khả tư nghị thì vẫn như cũ, những chỗ nói như thế nghĩa của nó hết sức tinh.

Phải biết ba đại : thể, tướng, dụng từ xưa đến nay chẳng lìa ra. Cái duy nhất vắng lặng, tuyệt danh ly tướng, mà là gốc của tướng dụng thì gọi nó là THỂ, chỗ chẳng giống với tướng dụng rất dễ hiểu rõ. Còn hai cái tướng và dụng tuy có chia mà không chia, vì báo, hóa hai thân đều do dụng đại của tánh có đủ chỗ hiện ra, vì nó có thể hiện báo, hóa thân, nên gọi là dụng đại. Mà tánh đầy đủ vô lượng tịnh công đức, chỗ gọi là tướng đại liền phụ vào báo, hóa thânhiện hình ra ở ngoài, nên nói chia, mà chẳng chia. Văn trên sở dĩ hợp lại mà nói là bất khả xưng lượng, lý nầy đọc kỹ Khởi Tín Luận có thể hiểu rõ. Thế nhưng tướng, dụng tuy chia mà chẳng chia, mà cũng chẳng chia mà chia, nên hai thứ thân báo, hóa, chẳng những chỗ hiện ra tướng, chỗ khởi ra dụng mỗi cái chẳng giống nhau, mà lúc tu nhân, chỗ phát tâm cũng mỗi cái chẳng giống nhau, (nhân hành thì giống, nhưng nhân tâm không giống, sẽ nói rõ, phải phân biệt cho kỹ). Chính vì phát tâm chẳng giống, nên chỗ hiện ra tướng, chỗ khởi ra dụng cũng mỗi mỗi chẳng giống. Vì tướng và dụng của báo, hóa tuy đều do ở tu lục độ vạn hạnh ly tướng, phước tuệ đầy đủ mà sau thành tựu (đây là tỏ rõ nhân hành giống), nhưng báo thân là quả đã được do phát nguyện rộng lớn vô tận, biết được lục độ vạn hạnh duyên sanh tức không, mà có thể thêm lớn phước tuệ, đạt đến bờ bên kia, nên thệ nguyện ắt mỗi mỗi viên tu. Còn hóa thân cũng là quả đã được do phát nguyện rộng lớn vô tận, biết được hết thảy hữu tình sanh vốn vô sanh mà còn chấp mê chẳng giác ngộ, chưa ra khỏi vòng khổ luân hồi, nên thệ nguyện ắt mỗi mỗi độ hết chúng nó (đây là tỏ rõ nhân tâm chẳng giống). Vì cớ chẳng giống nhau, cho nên chỗ nầy lại chia ra mà nói. Chính vì chia ra mà nói, liền có thể ngộ biết chỗ nầy là theo tu nhân mà nói, cùng với ở trên hợp lại mà nói để tỏ rõ tu nhân đắc quả, sự và lý của nó khác nhau xa.Do nghĩa nói ở trên mà xem, có thể biết muốn thành hóa thân chẳng thể lượng, phân thân ra khắp pháp giới phổ độ hàm thức, ắt phải phát tâm đại bi lợi ích hết thảy chúng sanh để bạt hết thảy khổ. Nên kinh nầy mở miệng liền nói : “sở hữu nhứt thiết chúng sanh chi loại, ngã dai linh nhập vô dư niết bàn nhi diệt độ chi”, lại nói : “bồ tát vị lợi ích nhứt thiết chúng sanh ưng như thị bố thí”. Nay nói thành tựu bất khả lượng, rõ ràngtín tâm bất nghịch, tức là đã phát tâm đại bi, chẳng phải phàm tình chỗ có thể đo lường, phát tâm như thế, tương lai ắt chứng quả như thế. Tâm bồ tát lấy từ bi làm gốc, nên trước nói bất khả lượng. Lại do nghĩa nói trên mà xem, có thể biết muốn thành báo thân phước tuệ trang nghiêm tướng hảo vô biên, bất khả xưng, ắt phải phát thâm tâm tu rộng lục độ vạn hạnh, ưa họp hết thảy thiện pháp hành. Nên kinh nầy mở miệng liền nói : “bồ tát ư pháp ưng vô sở trụ, hành ư bố thí”, cho đến chỗ nào cũng đem bố thí cùng với ly tướng đối nhau mà nói. Nay nói thành tựu bất khả xưng, rõ ràngtín tâm bất nghịch, tức là đã phát thâm tâm, chẳng phải ngôn ngữ có thể hình dung ra nổi. Thử xem 500 đời nhẫn nhục và việc Ca Lợi Vương, thứ khổ hạnh khó hành nầy, há ngôn ngữ có thể hình dung ra ư? Nhẫn độ như thế thì các độ khác có thể biết. Nên chẳng trước phát tâm đại bi để làm nền móng, thì quyết chẳng thể phát ra thâm tâm, mà chẳng phát thâm tâm lại lấy gì để thành tựu đại bi tâm ư? Cho nên trong kinh trước nói bất khả lượng, liền nói tiếp bất khả xưng, ngay đầu đem bất khả lượng bất khả xưng ra nói càng bao gồm yếu nghĩa. Vì chưng bát nhãpháp môn tỏ rõ cái không, chủ chỉ duy nhất của kinh Kim Cương Bát Nhã nầy cũng ở ưng vô sở trụ. Vô trụ thì ly tướng, ly tướng tức là quán không. Thế nhưng bắt đầu nói kinh lại khiến độ rộng chúng sanh, siêng hành bố thí, chính là tỏ rõ nghĩa không quán chẳng lìa thực hành, bát nhã chẳng lìa các độ mà riêng có. Đây gọi là đệ nhứt nghĩa không, nay người nầy phát tâm lại cũng như thế, đại bi tâm thâm tâmtrực tâm cùng phát chính là thực hành chỗ thuyết trong kinh, nên nói tín tâm bất nghịch. Phải biết, lúc mới phát tâm còn chưa dứt niệm, chính là ở trong môn sanh diệt, nên tuy phát đều ba tâm : trực tâm, thâm tâm, đại bi tâm, nhưng chỉ day về trong môn sanh diệt tinh tiến siêng năng tu hành lục độ chẳng trước tướng, chẳng hoại tướng, lợi khắp hết thảy. Thế thì đã đầy đủ tánh đức của ba đại : thể, tướng, dụng tương ứng với nhau, lại là thành tựu chánh nhân của báo hoá thân, chẳng đến nỗi thành ra cái không nghiêng lệch, có thể mà không có dụng. Vả vọng tưởng từ vô thủy đến nay, nếu chẳng trải qua sự để luyện tâm, cũng quyết chẳng thể trừ. Đây đều là then chốt khẩn yếu để học phật, ngàn kinh muôn luận đều là phát huy lý nầy, mà bát nhã nói lý nầy càng tinh, phải nên lĩnh hội, phải nên theo đó mà thực hành. Thế nhưng một mặt day về môn sanh diệt để thực hành lục độ (lục độ đều là pháp duyên sanh, nên nhiếp trong sanh diệt môn), một mặt kíp phải tinh mật quán không, để xu hướng chân như môn. Nếu chẳng như thế thì chấp chẳng thể khiển trừ, tướng chẳng thể ly, chẳng những không thể dứt niệm để chứng thể của pháp thân, tướng dụng của hai thứ báo hoá thân cũng không từ đâu mà hiện ra (ắt chứng thể mới có thể khởi dụng). Vả trụ tướng để hành bố thí lục độ, như người vào chỗ tối, một khi gặp chướng duyên, ắt khiến cho tâm thoái chuyển, như một khoa nhẫn nhục ở trên đã nói rõ. Nên tiếp nối khít xuống là câu : vô hữu biên. Ở trong vô biên thêm một chữ hữu, rất là tinh yếu. Văn trên nói vô biêntỏ rõ tứ cú đều ly. Phải biết, lúc vọng tưởng chưa ngừng nghỉ, hễ khởi niệm liền chấp trước, hễ trước liền hữu biên, chỗ gọi là: “hữu biên, vô biên, diệc hữu diệc vô biên, phi hữu phi vô biên”, lúc một niệm nổi dậy thì trong tứ cú ắt phải trước một cú. Nên muốn được chẳng trước thì ắt phải vô niệm. Nay nói vô hữu biên là tỏ rõ nó chưa thể vô tuyệt đối, chỉ có thể lấy cái vô đối trị cái hữu biên của nó mà thôi. Vì chưng nói người nầy chính ở trên vô trụ ly tướngdụng công, để cầu chứng đắc pháp thân tánh thể chẳng thể nghĩ bàn, đạo ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt, cho nên nối tiếp nói: bất khả tư nghị, vì tánh thể không biến không khác, nên câu nầy lại cũng như cũ để biểu thị nó chẳng biến chẳng khác. Đem vô hữu biên, bất khả tư nghị hợp lại mà đọc, chính là phát trực tâm, ly hết thảy tướng, chính niệm chân như. Ba tâm đều phát, đó là tín tâm bất nghịch, đã ở kinh nầy tín tâm bất nghịch, y theo giáo phụng hành, liền có công lợi ích chúng sanh, có đức nuôi lớn bồ đề. Vì cớ gì? Vì người nầy có thể làm công phu tu một lần vượt lên vào thẳng, cầu chứng tánh đức thể dụng hiển ra viên minh. Chẳng kể tăng tục, trai gái, chỉ có thể tín tâm bất nghịch thì đều thành tựu như thế, nên nói: “dai thành tựu bất khả lượng, bất khả xưng, vô hữu biên, bất khả tư nghị công đức”. Thành cái công đức ba tâm đều phát nầy mới đủ để thiệu long phật chủng, nên nối tiếp nói: “Tắc-vi hạ đảm như lai a nậu đa la tam miệu tam bồ đề”, tắc vi có nghĩa là: tức là. Nếu là tương lai được thành mà nay còn chưa thành thì sao gọi được là tức là ư? Hợp bao nhiêu nghĩa nói trên mà xem, đủ chứng minh thêm bậy một chữ đắc, rõ ràngtrái với tôn chỉ của kinh.

Hạ đảm: có nghĩa là gánh vác, đem trọn sức lực ra phụ trách. Đã nói như lai, lại nói vô thượng chánh đẳng giác là: như lai là người tánh đức viên minh, vô thượng bồ đề là pháp của giác vương riêng mình chứng. Hứa cho người nầy gánh vác hai cái nầy, vì chưng hứa cho người nầy là người thừa kế phật vị, có thể lãnh pháp của giác vương. Phụng trì độc tụng, quảng vị nhân thuyết: nghĩa nó giống với trước. Ở trên nói: nhân năng, tức là bảo người tín tâm bất nghịch, như lai tất tri tất kiến: cũng là ý nói như laithường tịch quang ấn chứng, hứa khả cho người nầy.

Hà dĩ cố? Tu Bồ Đề, nhược nhạo tiểu pháp giả trước ngã kiến, nhân kiến chúng sanh kiến, thọ giả kiến, tắc ư thử kinh bất năng thính thụ độc tụng, vị nhân giải thuyết.

Dịch nghĩa: Vì cớ gì? Tu Bồ Đề ơi, nếu người ưa thích pháp nhỏ, chấp trước kiến ngã nhân chúng sanh thọ giả, thì ở kinh nầy chẳng thể nghe, thụ trì đọc tụng, vì người khác giải thuyết.

Văn tự khoa nầy mới xem giống như không có gì khẩn yếu cho lắm, mà thực ra thì chữ chữ khẩn yếu, trong nầy bao gồm nghĩa tinh thâm, đầu mối rườm rà, vì được một khoa nầy thì các nghĩa nói trên lại càng viên mãn, có thể thấy nó quan hệ khẩn yếu vậy. Kinh Hoa Nghiêm nói : “Bửa một vi trần ra một đại thiên kinh quyển”, vậy nên nay phải mỗi mỗi bửa nó ra. Câu hà dĩ cố, chẳng những thừa tiếp khoa trên mà cùng với khoa dưới nhứt khí thừa tiếp nhau, cho nên đầu mối nó rườm rà. Tiểu pháp là pháp tiểu thừa, gồm trỏ pháp chẳng liễu nghĩa, chính là phản diện của pháp vô thượng thậm thâm. Nhạo tiểu pháp lại là phản diện của nghe kinh điển nầy tín tâm bất nghịch. Đây là mượn nghĩa phản diện để hiển nghĩa chính diện. Nhạo: là ưa thích, có nghĩa là khế hợp, tức là cái sở dĩ nhiên của bất nghịch, vì người nầy ưa thích, khế hợp, cho nên bất nghịch. Trước ngã kiến: tức là ngã chấp, đã có ngã chấp thì bao nhiêu thứ phân biệt theo đó mà nổi dậy, nên nói trước ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Đây là lời nói hết sức bài xích tiểu thừa. Từ xưa đến nay đều bảo tiểu thừa ngã chấp đã không, chỉ còn dư pháp chấp chưa trừ mà thôi. Nay bài xích thẳng nó rằng: trước ngã kiến, khiến kẻ tiểu thừa tự mình đồi táng, khiến họ tỉnh ngộ ưa tiểu thừahoàn toàn không đúng. Câu nói chân thực nầy chẳng phải là lời bàn hà khắc, vì chưng tiểu thừa là kẻ đã không có cái ngã kiến thô, tức là không cái chấp ngũ uẩn giả hợp sắc thân làm ngã kiến, cho nên nó chẳng chịu có thân hậu hữu. Nhưng vì nó chấp có cái pháp ngã không (tức là pháp ngũ uẩn) nên gọi nó là pháp chấp. Phải biết, ngã không đã chưa quên đi ở trong lòng, gọi đó là pháp chấp có thể được, mà gọi nó là ngã kiến chưa sạch cũng có thể được. Cho nên trước nói: “Nhược thủ pháp tướng tức trước ngã nhân chúng sanh thọ giả”. Người nầy lại chấp có cái ngã không, tức là rơi vào cái không nghiêng lệch, không nghiêng lệch tức là thủ phi pháp, là chấp phi pháp cho là pháp, như thế thì vẫn là pháp chấp. Cho nên trước lại nói: “nhược thủ phi pháp tức trước ngã nhân chúng sanh thọ giả”, nên nay lấy ngay trước ngã kiến để bài xích nó. Nói một cách thống khoái, tâm nếu có thủ thì ai khiến cho nó thủ? Chẳng phải ai khác, chính là NGÃ vậy. Nên chẳng kể thủ pháp hay thủ phi pháp đều là trước ngã, cho nên phía trước nói: “nhược tâm thủ tướng tắc vi trước ngã nhân chúng sanh thọ giả” chẳng qua so với ngã chấp của phàm phu có sự sai biệt thô và tế, sao đã tuyệt hết gốc rễ ư? Thế tôn thuyết chỗ nầy là vì tâm thương xót, chẳng thể đừng được mà nói ra, để cảnh giác kẻ ưa thích tiểu pháp kíp phải hồi tiểu thừa, hướng đại thừa.

Ngoài ra còn bao gồm hai ý sâu nữa: 1) Phía trước đều nói ngã tướng, đến đây bỗng nhiên nói ngã kiến, thế thì kiến và tướng giống nhau ư, khác nhau ư? Đáp: Trong cái giống nhau có cái khác, chẳng kể trước kiến, trước tướng, hễ trước thì thành bịnh, đó là giống nhau. Thế nhưng vì có vọng kiến năng thủ mới có huyễn tướng sở thủ, nên trước kiến là căn bịnh của trước tướng, đó gọi là khác nhau. Do đây mà xem, chỉ biết khiển trừ tướng thì công hành còn cạn, ắt phải khiển trừ kiến thì công hành mới sâu. Vì cớ gì? Vì vọng kiến chưa trừ thì căn bịnh vẫn còn đó, huyễn tướng liền chẳng thể trừ sạch. Kinh nầy nửa bộ trước phần nhiều nói ly tướng, tướng tức là cảnh, nên khoa tổng quát nêu lên là: THEO CẢNH ĐỂ TỎ RÕ VÔ TRỤ, nửa bộ sau chuyên tỏ rõ ly niệm (niệm tức là kiến), niệm nổi dậy ở tâm, nên khoa tổng quát nêu lên là: THEO TAÂM ĐỂ TỎ RÕ VÔ TRỤ. Đây là thứ tự trước sau cạn sâu của kinh nầy, nay ở lúc giảng nửa bộ trước sắp xong, thuận tiện chỉ điểm ra chữ kiến, để tỏ rõ trước sau thứ tự thừa tiếp khít với nhau, gồm để chỉ thị cho người học công phu tu phải tuần tự mà tiến từ cạn vào sâu. Đây là thâm ý của thế tôn nói câu: Trước ngã kiến v.v...

2) Nói một cánh thiết thực, phàm sự vật đối đãi nhau đều có quan hệ liên đới, cho nên nửa bộ trước tuy chỉ nói ly tướng, mà phía trong đã ở chỗ ly niệm. Vì cớ gì? Vì trước tướng do ở trước kiến, nếu chẳng ly niệm thì không từ chỗ nào ly tướng, chẳng qua chỉ biết ly tướng, không bằng day thẳng về trên ly niệm để hạ thủ, thì công phu của nó lại càng thẳng mau thích đáng. Phía trước đã nhiều lần đem ý nầy ra ám thị, nhưng chưa nói rõ. Như nói: “ưng sanh thanh tịnh tâm, tín tâm thanh tịnh tắc sanh thực tướng, nhược tâm hữu trụ tắc vi phi trụ”, cho đến nói về tứ quả năng tác niệm phủ v.v... đều là chỉ thị đạo lý ly niệm. Các câu nói khác cùng một loại như thế rất nhiều. Thế thì vì cớ gì chẳng nói rõ ư? Vì hết thảy chúng sanh nghe bát nhã tỏ rõ cái không, đã kinh bố sanh ra sợ hãi, nếu kinh nầy mở miệng ra liền nói dứt niệm, khiển trừ kiến, thì sự kinh sợ của chúng sanh còn đến đâu nữa! Chẳng thà chỉ nói ly tướng, bước bước dẫn người ta vào chỗ thắng. Rồi đến nửa bộ sau mới bắt đầu lộ phía trong ra, chuyên tỏ rõ nghĩa nầy, khiến người độn căn chẳng đến nỗi khiếp sợ mà không có chỗ hạ thủ. Sở dĩ câu nói nửa bộ trước nghĩa lý bao gồm hết, có thể sâu có thể cạn, tùy theo người mà hiểu. Người cạn tuy chỉ thấy nó cạn mà ở chỗ dụng công trên ly tướng chưa thể triệt để, nhưng nhờ đó cũng có thể đã phá vọng tưởng chẳng ít, chưa phải là vô ích, mà kẻ sâu vẫn có thể thấy nó sâu, chẳng ngại một lần vượt lên vào thẳng. Nay thì nửa bộ trước sắp hết, chẳng thể nào mà không đem chân lý mở ra, khiến kẻ thấy cạn từ đây trở về sau chẳng đến nỗi sợ khó, mà kẻ thấy sâu cũng biết chỗ thấy của mình là chẳng lầm. Và để chỉ thị luôn cho người học kinh nầy trước sau chỗ tỏ rõ chỉ là một ý, chẳng qua nửa bộ trước cũng có cạn cũng có sâu, nửa bộ sau thì chỉ có sâu mà không có cạn, đây lại là thâm ý của nói : trước ngã kiến v.v...Do đây có thể thấy thế tôn thuyết pháp hay khéo, từ bi nhiếp thụ.

Đã ưa tiểu pháp, ở kinh sâu nầy cơ giáo chẳng ứng với nhau, như thế tôn sắp nói kinh Pháp Hoa, 5.000 tỳ kheo đứng dậy thoái lui, chẳng thể nghe được. Chấp kiến đã sâu dù nghe cũng làm sao có thể lĩnh thụ? Nghe còn chưa thể, còn nói gì đến đọc tụng, đã chẳng thể thụ trì thì từ chỗ nào mà giải thuyết? Nên nói: “ tắc ư thử kinh bất năng thính thụ đọc tụng, vị nhân giải thuyết”. Chỗ gọi là phản hiển là hiển nghĩa gì? Là hiển công của kinh. Trước đã nói: “thị kinh hữu bất khả tư nghị bất khả xưng lượng vô biên công đức”, lại nói 2 khoa duyên khởi thắng, hạ đảm thắng, đều là để hiển công của kinh, có thể nói là không có nghĩa nào mà chẳng rõ, cần gì còn phải hiển nữa. Tuy thế sợ nghe chỗ nói ở trên, hoặc có người chưa thể dung hội quán thông, đến nỗi tự an phận thấp hèn hoài nghi, tự làm trở ngại mình, thì công của kinh tuy thắng mà kẻ kia cũng không hiểu nổi. Phật coi chúng sanh đều như con, gấp muốn hết thảy chúng sanh đều có thể đọc tụng, đều có thể tín tâm bất nghịch, y theo giáo phụng hành, đều có thể gánh vác như lai vô thượng bồ đề, nên tự mình làm sự vấn đáp, dùng ngôn từ phản diện để hiển nghĩa thú chính diện, tuy là hiển rõ bao nhiêu nghĩa đã nói ở trên, thực ra đều là vì hiển công đức của kinh nầy. Vì chưng chính hiển ở trên là hiển trực tiếp, nay phản hiển là hiển gián tiếp.

Câu hà dĩ cố: là lời tự hỏi, câu nhược nhạo tiểu pháp v.v... là lời tự giải thích ý của câu hỏi có ba: 

1) Hỏi : tại sao chỉ nói công đức năng trì, năng thuyết, mà chẳng nói đến tín tâm bất nghịch? Vì chưng nghe chỗ thuyết hiển thắng ban đầu mà chưa thể thấu suốt, cho nên mới phát ra câu hỏi nầy. Cho là năng trì năng thuyếttín tâm bất nhgịch có thể biết được, nhưng trước nói tín tâm bất nghịch kỳ phước thắng bỉ, hà huống thụ trì quảng thuyết, xem ý câu nói nầy thì chẳng đợi trì thuyết, đã có thắng phước rồi. Nay tỏ rõ chỗ thành tựu công đức lại riêng không được bằng như thế, thì chẳng biết phước của nó cứu cánh ra sao? Cho nên lấy nhạo tiểu pháp v.v... để giải thích. Nếu biết được ưa thích tiểu pháp thì ở kinh nầy chẳng thể nghe, thụ, giải thuyết, thì có thể biết rằng đã ưa thích kinh nầy ắt có thể trì, có thể thuyết cũng rõ ràng. Phải biết trước nói: “tín tâm bất nghịch, kỳ phước thắng bỉ”, là vì người nầy phát tâm quyết định trì thuyết, nên phát tâm liền có thể thắng kẻ kia. Nếu chẳng thể trì thuyết há được gọi là tín tâm bất nghịch. Trước nói “hà huống” là nguời nầy phát tâm trì thuyết, liền có thắng phước, huống chi đã trì đã thuyết, há chẳng có thắng phước ư? Chẳng phải bảo là phát tâm và trì thuyết phước nó chẳng giống nhau. Thế thì khoa trên tuy chỉ nói cái phước năng trì năng thuyết, mà đã đem luôn cả cái phước phát tâm thu nhiếp ở trong. Lời giải thích nầy là chú trọng ở câu nhạo tiểu pháp. Hiển nghĩa như thế nầy là dạy người ta phải nên phát tâm y theo kinh thực hành, thì lúc phát tâm nầy tức là gánh vác như lai vô thượng bồ đề, vì chỗ thuyết trong kinh là tâm yếu của thành phật, so với kẻ ưa thích tiểu pháp thì sự thành tựu lớn nhỏ há có thể nói chung được ư?

2) Hỏi: Kinh nầy rất sâu, khó giải khó hành, vì cớ gì nghe kinh điển nầy liền có thể tín tâm bất nghịch, thụ trì giải thuyết? Đây là vì chưng nghe câu: “vì kẻ phát đại thừa mà nói, vì kẻ phát tối thượng thừa mà nói” ở trên chẳng tránh khỏi thoái lui, khiếp sợ, nên phát ra lời hỏi nầy, cho là căn khí như thế hi hữu khó gặp. Thế tôn tuy muốn truyền thụ tâmyếu, nhưng khó lựa được người, thì biết làm sao? Cho nên lấy nghe, thụ trì, đọc tụng v.v...để giải thích. Nếu biết được chẳng thể nghe, thụ trì, đọc tụng, là do ở khế hợp vào tiểu pháp, thì biết muốn cầu khế hợp vào đại pháp, thì chỉ có nghe, thụ trì, đọc tụng. Vì chưng đại khai viên giải thiệt chẳng dễ gì, sao bằng thường nghe sự giải thuyết của kẻ thâm giải thì có thể làm ít mà công hiệu nhiều gấp bội. Tuy hoặc một thời chưa thể thâm nhập, nhưng nghe, thụ trì được một câu, nửa bài kệ thì hạt giống của bát nhã đã trồng rồi. Được sức huân tập của nghe, thụ trì, thêm vào sức huân tập của đọc tụng, một khi hạt giống bát nhã nảy sanh ra sẽ ở trong chỗ chẳng hay chẳng biết ba tâm đều phát, tuy căn cơ cực ngu độn có thể biến làm thượng căn lợi trí. Kinh nói: hạt giống từ duyên mà nổi dậy, nhờ thắng duyên nầy thì còn lo gì nữa! Giải thích nầy chú trọng vào 4 chữ thính thụ đọc tụng. Hiển nghĩa như thế nầy là vì kẻ muốn nhập môn nầy khai thị phương tiện. Được phương tiện nầy thì tư cách gánh vác như lai, tuy khó mà cũng chẳng lấy gì làm khó. Giải thích như thế nầy gồm có ý cổ động kẻ năng thuyết. Gượng ép người khác nghe đã đành là khinh pháp, còn có kẻ muốn nghe thì nên phải hết sức vì người đó giải thuyết

3) Hỏi: Chân như vô tướng, vì hết thảy pháp chẳng thể thuyết, chẳng thể niệm, nên gọi là chân như. Nay tuy ba tâm đều phát, chính niệm chân như, nhưng còn chưa thể vô niệm vô tướng, vì cớ gì liền hứa cho gánh vác như lai ư? Đây là vì chưng nghe bồ tát nhiều kiếp bố thí thân mạng phước còn chẳng bằng, thì không khỏi hoài nghi, nên phát ra lời hỏi nầy, cho là nhiều kiếp bố thí thân mạng, tuy vì cớ không có bát nhã chánh trí nên phước nó chẳng bằng, nhưng mà đã là bồ tát. Tín tâm bất nghịch, tuy vì cớ thụ trì kinh nầy phước nó thắng kẻ kia, nhưng vẫn còn là phàm phu, tín căn đã chưa thành tựu, chắc gì có lúc tâm không thoái chuyển? Nên lấy trước ngã kiến v.v...để giải thích. Nếu biết được chưa thể trừ sạch nhân ngã kiến, tâm phân biệt là vì ưa thích tiểu pháp, thì biết là kẻ có thể ở vô thượng đại pháp ưa thích chẳng nghịch thì nhân ngã kiến, tâm phân biệt của nó rốt cuộc có thể sạch hết, quyết định không còn nghi ngờ gì nữa. Tại sao như vậy? Là vì huân tập thắng. Đã xu hướng chân như, hiện tại tuy chưa thể dứt niệm, đắc vô thượng bồ đề, mà tương lai ắt đắc, không còn nghi ngờ gì nữa (nên văn dưới nói đương đắc a nậu bồ đề). Lời giải thích nầy chú trọng câu: trước ngã kiến. Hiển nghĩa như thế là trỏ đích xác cho người học muốn trừ các tướng hư vọng của ngã kiến, nếu chẳng ở kinh Kim Cương Bát Nhã không trụ hết thảy nầy mà tín giải thụ trì thì chẳng thể được. Vì hết thảy chư phật và pháp a nậu đa la tam miệu tam bồ đề của chư phật đều từ kinh nầy ra. Cổ phật đã đều như thế, thì phật nay cũng quyết định như thế! Nói tóm lại, thế tôn vì muốn ngừa kẻ chưa hiểu sâu nghĩa thú, ở những chỗ thuyết trên chẳng thể thông suốt ắt sanh chướng ngại, nên nói khoa nầy từ phản diện hiển ra bao nhiêu thứ đạo lý, khiến cho các nghĩa nói trên lại càng thêm viên mãn, thù thắng của kinh nầy lại càng thêm rõ ràng, để được cùng vào môn nầy, cùng gánh trách nhiệm nầy, đều đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Đây là tôn chỉ nói riêng khoa nầy. Nếu chẳng như thế, thì ba cái cần yếu nói trên đã đem cái sở dĩ nhiên thắng kẻ kia nói ra triệt để rồi, cần gì phải nói trở lại nữa. Thử xem các câu: “nhạo tiểu pháp, trước ngã kiến, thính thụ”, nói ra hết sức đột ngột, liền có thể giác ngộ biết rằng các câu nói nầy nó có quan hệ rất sâu với những lời nói trên. Nếu coi khoa nầy vẫn chỉ là hiển rõ phước nó thắng kẻ kia mà nói, thế thì những câu nói nầy liền chẳng thể chữ chữ tinh nghiêm, đều có hạ lạc, thế tôn lại cần gì phải thuyết như thế nầy ư?

Tu Bồ Đề! Tại tại xứ xứ nhược hữu thử kinh, nhứt thiết thế gian thiên nhân a tu la sở ưng cúng dường, đương tri thử xứ tắc vi thị pháp, dai ưng cung kính tác lễ vi nhiễu, dĩ chư hoa hương nhi tản kỳ xứ.

Dịch nghĩa: Tu Bồ Đề ơi, ở tại chỗ nào nếu có kinh nầy, hết thảy thế gian thiên nhân a tu la chỗ nên cúng dường, phải biết chỗ nầy tức là tháp, đều phải cung kính làm lễ vi nhiễu, lấy các thứ hoa hương mà rải chỗ đó.

Tại tại xứ xứ: có nghĩa là bất cứ chỗ nào, nhưng chẳng nói là bất cứ chỗ nào, mà nói tại tại xứ xứ là có ý phải hoằng dương khắp hết thảy mọi chỗ, không chỗ nào là chẳng có kinh nầy. Nhất thiết thế gian, thế: là theo chiều dọc nói, 30 năm là một thế, gian : là theo chiều ngang nói, có ý giới hạn, nên thế gian cũng như thế giới, thế giới mà nói hết thảy là ý khắp cả pháp giới, cùng tận vị lai. Thiên, nhân, tu la là ba thiện đạo, nói ba thiện đạo là ý nhiếp luôn ba ác đạo. Nói thiên, tu la là ý nhiếp bát bộ, có nghĩa là khắp cả pháp giới cùng tận vị lai hết thảy thiên long bát bộ tứ sanh lục đạo đều phải ủng hộ. Cúng dường là biểu hiện sự ủng hộ. Sở ưng cúng dường, so với trước nói dai ưng cúng dường thì ý sâu hơn. Dai ưng : là tỏ rõ mỗi mỗi chúng sanh phải nên cúng dường, sở ưng : là tỏ rõ cúng dườngtrách nhiệm của hết thảy chúng sanh. Tắc vi thị tháp : là coi như phật tháp miếu ở trên, ý sâu hơn. Trước nói vẫn còn kinh là kinh, tháp là tháp, nhưng phải xem nhứt luật giống nhau. Nay thì tỏ rõ kinh tức là tháp. Đây là nghĩa trước nói : “kinh điển sở tại chi xứ tức vi hữu phật, nhược tôn trọng đệ tử” giống với nghĩa nầy, vì trong tháp ắt an xá lợi, hoặc tượng phật, bồ tát, hiền thánh tăng. Nên kinh sở tại chi xứ tắc vi thị tháp là ý tỏ rõ kinh nầy quan hệ đến mạng-mạch của tam bảo. Lại nữa, xá lợi là xương của phật, tức là báo thân. Tượng của phật, bồ tát, hiền thánh tăng, vì khiến chúng sanh chiêm ngưỡng lễ bái, mở lòng tín ngưỡng, thì công dụng giống như hoá thân, mà kinh là pháp thân, nên kinh sở tại xứ tắc vi thị tháp lại là để tỏ rõ kinh nầy có thể thành ba đức, hiện ra ba thân. Bao nhiêu thứ như thế đều là công đức thù thắng của kinh. Vì có công đức thù thắng nầy, nên hết thảy chúng sanh đều phải hết sức hoằng dương khiến tại tại xứ xứ đều có kinh nầy, nên chỗ kinh sở tại là chỗ hết thảy thế gian thiên nhân a tu la phải cúng dường. Lại tháp ắt ở chỗ cao, hiển ra. Ý của an tháp ở chỗ tỏ bày ra cho rõ, khiến cho chúng sanh nghe rõ thấy rõ, để khởi tín tâm. Nay nói: “đương tri thử xứ tắc vi thị tháp”, là giải nghĩa rõ cái cớ phải cúng dường. Cung kính, tác lễ v.v...là tỏ riêng phương pháp cúng dường. Phương pháp nầy là gì? Là đều phải tam nghiệp thanh tịnh.

Cung kính : là kiển thành, tức là ý nhứt tâm qui mạng, vì ba nghiệp lấy ý nghiệp làm chủ, nếu chỉ tắm rửa thân sạch, súc miệng cho sạch, mà vọng tưởng rối loạn, chẳng thể nhứt tâm, thì còn có gì là thanh tịnh? Nên bắt đầu phải nhiếp tâm trở về nhứt, chẳng day ra ngoài dong ruổi, đây gọi là cung kính. Ắt phải cung kính mới có thể thanh tịnh. Cung kính tức là tiêu biểu ý nghiệp kiển thành, nên là chủ của ba nghiệp. Tác lễ như chắp tay đảnh lễ v.v...đây là tiêu biểu thân nghiệp kiển thành, nhiễu tháp kinh hành cũng là một thứ tác lễ. Lúc nhiễu tháp, nhiễu tượng phật, thì hoặc xưng niệm thánh hiệu kinh danh, hoặc xướng phạm bối, tán dương công đức, đây là tiêu biểu khẩu nghiệp kiển thành. Tác lễ vi nhiễu cũng có thể cho là tiêu biểu thân nghiệp kiển thành. Hoa, hương nói là tản, vì thời xưa nước Thiên Trúc mỗi hay lấy bông hoa, hoặc bột hương, dùng hai tay bưng lên rồi tung lên trong khoảng không để tiêu biểu ý tôn kính. Nước ta thì phần nhiều cắm hoa ở bình, đốt hươnglư hương cũng là một thứ tiêu biểu tôn kính. Lúc tản hoa, hương, ắt phải tán tụng, như ngày nay lúc ta dâng hương ắt xướng bài “hương tán”, lúc lễ sám tay bưng hoa hương miệng xướng : “nguyện thử hương hoa vân .v.v.”, đây là tiêu biểu khẩu nghiệp kiển thành. Ba nghiệp thân khẩu ý đều phải kiển thành để biểu cung kính. Phàm cúng dường ắt phải dùng hoa hương là có ý sâu. Hoa sở dĩ biểu trang nghiêm, nên kinh phật cũng lấy hoa để đặt tên, như Hoa Nghiêm Kinh, hương sở dĩ biểu trong sạch như nói giới định chân hương, lại để biểu huân tập, biểu thông đạt, như nói pháp giới mông huân. Tóm lại hoa là nhân của quả, nên tản hoa để tiêu biểu chủng nhân phước tuệ song tu, sẽ chứng quả phước tuệ trang nghiêm. Hương là sứ giả của phật, nên tản hương để tiêu biểu ba nghiệp thanh tịnh, cảm ứng đạo giao.

Chỗ kinh sở trụ thù thắng như thế, thì người tín tâm bất nghịch y giáo phụng hành, phước đức của người nầy thù thắng có thể biết được. Phải cúng dường kinh, thì kẻ thụ trì đọc tụng, rộng vì người khác nói, người nầy được long thiên ủng hộ có thể biết được. Trong Hành Nguyện Phẩm nói : “Tụng hành nguyện nầy, hành ở thế gian không có chướng ngại, như mặt trăng ở trên không, ra ngoài mây che, là chỗ xưng tán của chư phật bồ tát, hết thảy nhân thiên đều phải kính lễ, hết thảy chúng sanh đều phải cúng dường”. Tụng Phổ Hiền Phẩm như thế, thì tụng kinh Kim Cương Bát Nhã cũng như thế. Phải biết, hai bộ kinh nầy một bộ tiêu biểu TRÍ, một bộ tiêu biểu BI, mỗi ngày lấy hai bộ kinh nầy làm khóa tụng thường, chính là phước tuệ song tu, bi trí hợp nhứt, công đức vô lượng vô biên, trước tôi đã đem ra để khuyên là vì thế. Trái lại nếu ở kinh nầy hoặc hủy hoặc báng, hoặc coi rẻ, hoặc nói cạn, nói bậy, thì tội nghiệp người nầy rất lớn cũng có thể biết. Xem câu : “Tại tại xứ xứ nhược hữu thử kinh v.v...” thì người học phật phải tại tại xứ xứ viết ra, thụ trì đọc tụng, vì người khác giải thuyết, cũng có thể biết được. Nếu chẳng thế, thì không thể tại tại xứ xứbộ kinh nầy. Mà ở đời nay lại phải hoằng dương rộng kinh nầy, khiến tại tại xứ xứ đều có kinh nầy, thì tại tại xứ xứ đều có tam bảo gia bị, thiên long ủng hộ, tức là tại tại xứ xứ đều được an ninh. Nay tuy chưa dễ làm được như thế, nhưng có một phương pháp khéo léo, phương pháp nầy ra sao? Là phát khởi đại tâm ngày ngày vì tại tại xứ xứ đọc tụng kinh nầy, nguyện cầu tiêu tai chướng, thì há rằng chỉ tại tại xứ xứ có thể được an ninh, vả chăng tại tại xứ xứ chúng sanh cũng ở trong chỗ chẳng hay chẳng biết phát khởi tín tâm. Thứ cảm ứng nầy chân thực chẳng hư. Vì cớ gì? Vì nhứt chân pháp giới, vì hết thảy chúng sanh đồng thể, vì sức huân tập rất lớn. Bởi công đức kinh nầy thù thắng, thập phương tam bảo hộ trì, hết thảy thiên long cung kính. Vả lại người ta có thể thực hành như thế tức là xả kỷ lợi tha, tức là đã mở đạo nhãn, tức là quán chiếu nhứt chân pháp giới, tức là hành ly tướng bố thí, lợi ích hết thảy chúng sanh, tức là tín tâm bất nghịch, nên y theo giáo phụng hành, tức là thành tựu bất khả lượng bất khả xưng vô hữu biên, bất khả tư nghị công đức, tức là hạ đảm như lai. Phật, thế tôn liền vì đó thụ ký sẽ đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Hiệu lực lớn nhỏ mau chậm của người nầy xem trọn vẹn ở sức quán, hành của người nầy ra sao. Ngày nay ngồi đây mà nói, ngày mai liền có thể bắt đầu thực hành, các vị thiện tri thức đừng bỏ qua lời nầy!

Phục thứ Tu Bồ Đề, thiện nam tử thiện nữ nhân thụ trì đọc tụng thử kinh nhược vị nhân khinh tiện, thị nhân tiên thế tội nghiệp ưng đọa ác đạo.

Dịch nghĩa : Lại nữa Tu Bồ Đề ơi, trai lành gái lành thụ trì đọc tụng kinh nầy nếu bị người khác khinh lờn coi rẻ, người nầy tội nghiệp kiếp trước phải rơi vào ác đạo.

Phục thứ : có nghĩa là lại đem ra nói, tuy có khác với nghĩa trước, nhưng là do nghĩa trước lần lượt sanh ra, hoặc tuy chẳng phải nghĩa trước sanh ra mà cùng với nghĩa trước phát minh lẫn nhau, ắt phải lần lượt nói ra thì dùng hai chữ phục thứ để biểu thị. Nếu là nghĩa riêng biệt khác không có liên quan gì với nghĩa nói trước thì không dùng hai chữ nầy.

Trong nầy nghĩa lại đem ra nói, chỗ liên quan với nghĩa nói trước có ba : 1) Theo tam yếu mà nói, 2) theo sanh phước mà nói, 3) theo cúng dường cung kính mà nói. 

1) Theo tam yếu mà nói là : trước nói dĩ yếu ngôn chi, ở dưới sắp ba thứ : giáo nghĩa, duyên khởi, hạ đảm, để thuyết minh cái sở dĩ nhiên của phước người nầy thắng kẻ kia. Nhưng trong ba cái yếu, thực lấy giáo nghĩa làm chủ yếu duy nhứt. Vì cớ gì? Vì giáo nghĩa thù thắng mà sau duyên khởi, hạ đảm mới thành thù thắng. Thế thì giáo nghĩa đã thù thắng như thế, công đức của người nầy há chỉ sanh phước như chỗ trên nói mà thôi ư? Có thể diệt luôn trọng tộikiếp trước đắc vô thượng bồ đề, nên phật lại thuyết khoa nầy để hiển nó.

2) Theo sanh phước mà nói, trên tỏ rõ chỗ sanh phước là thành tựu bất khả lượng bất khả xưng vô hữu biên bất khả tư nghị công đức, tức là hạ đảm vô thượng bồ đề. Thế nhưng hạ đảm bồ đề còn là đầu mối tạo ra, chứng đắc bồ đề mới là cứu cánh. Phải biết, thành tựu công đức hạ đảm liền có thể thắng bồ tát kia, là vì người nầy sẽ từ hạ đảm mà chứng đắc. Kinh nầy có bất khả tư nghị, bất khả xưng lượng vô biên công đức, chính vì nó có thể khiến kẻ tín giải thụ trì chứng đắc vô thượng bồ đề. Vả lại muốn chứng đắc bồ đề ắt trước phải tiêu nghiệp chướng, mà giáo nghĩa kinh nầy vì rất có thể tiêu trừ ba chướng, cho nên có thể khiến chứng đắc bồ đề là ở chỗ đó. Tóm lại, tiêu trừ ba chướng thì phước đức mới là viên mãn, chứng đắc bồ đề thì phước đức mới là cứu cánh. Chỉ có kinh nầy mới có công đức nầy, cho nên lại phải nói khoa nầy để hiển công đức của nó.

3) Theo cúng dường cung kính mà nói, thì như trên đã nói : “tùy thuyết thị kinh chi xứ, nhứt thiết thế gian thiên nhân a tu la dai ưng cúng dường”, nào là kinh nào là người đều nói gồm chung ở trong đó. Còn khoa trên chỉ nói “hữu kinh chi xứ nhứt thiết thiên nhân a tu la sở ưng cúng dường”, tuy trong ý có thu nhiếp người ở trong đó mà chưa hiển rõ, nên lại nói khoa nầy để phản hiển. Biết được bị người ta khinh lờn coi rẻ là xảy ra ở ngẫu nhiên, thì biết phải nên cung kính là sự thường. Sao biết khinh rẻ là xảy ra ở ngẫu nhiên? Vì kinh nói: “nhược vị”. Nhược : là nếu như, ấy là ý hoặc là, có thể, thì chẳng phải xảy ra ở ngẫu nhiên ư? Hoặc hỏi : Đã bị người ta khinh rẻ thì thiên long bát bộ ắt cũng khinh rẻ. Đáp : Nghĩa nầy không đúng, phải biết, người nầy có thể ở kinh nầy tín tâm bất nghịch, y theo giáo phụng hành, trước đã nói như lai tất tri tất kiến, thì người nầy được chư phật hộ niệm có thể biết được, thế thì thiên long bát bộ hộ pháp cũng ắt như thường ủng hộ người nầy, có thể biết được. Trong kinh chỉ nói bị người ta khinh rẻ, mà chẳng nói tới loài nào khác, tôn chỉ nầy sâu vậy thay! Vị : có nghĩa là bị, khinh : là chẳng trọng, tiện : là chẳng tôn kính. Chẳng được người tôn trọng là phản diện của dai ưng cung kính. Sự khinh rẻ ra sao? Nói nông cạn như là nhạo báng, chê dèm, làm nhục, nói rộng ra là gồm gặp các việc khó khăn, trái ngược. Người nầy tội nghiệp kiếp trước phải rơi vào ác đạotỏ rõ cái cớ bị người ta khinh rẻ. Kiếp trước đã tạo nghiệp trọng tội, người nầy kết oán với người khác có thể biết được. Hoặc tuy chưa kết oán với người khác, mà người nầy bị người khác coi không ra gì có thể biết được. Nhân như thế thì quả như thế, nên người nầy sở dĩ bị người khác khinh rẻ. Tiên thếhai nghĩa : một là trỏ kiếp trước, tức là trỏ đời trước của kiếp nầy mà nói, mà chẳng phải là một kiếp ở liền ngay với kiếp nầy. Một nghĩa là trỏ trước khi trì thuyết kinh nầy. Ba mươi năm là một thế, câu tục ngữ cũng nói : hành vi trước và sau cũng như cách thế, là vậy. Chữ kim thế ở khoa dưới cũng vậy, có nghĩa là kiếp nầy, lại có nghĩa là sau khi trì thuyết kinh nầy. Ác đạo : là địa ngục, ngã qủi, súc sanh ba ác đạo. Sở tác chi tội ưng đọa ác đạo : là tội nặng có thể biết được, vì chưng trỏ những tội ngũ nghịch, thập ác, phỉ báng đại thừa v.v...mà nói. Ưng đọa : là tỏ rõ kiếp sau người nầy ắt phải đọa vì tội báo đã định, chỗ gọi là định nghiệp vậy.

Yếu nghĩa trong nầy có ba : 1) Phàm người tạo nghiệp chẳng kể thiện hay ác, đều là hễ nghiệp nào chín mùi thì dắt dẫn trước, tức là quả nào chín trước thì trước bị nó dắt dẫn chịu báo. Nên chỗ nói của khoa nầy kiếp trước tạo nghiệp, kiếp nầy chưa đọa, đợi đến kiếp sau là vì nó kiếp trước có tạo thiện nghiệp quả nầy chín trước, hoặc phước còn dư của thiện quả nhiều kiếp trước chưa hết, mà thời kỳ ác quả chịu báo còn chưa đến, sở dĩ kiếp nầy còn chưa đọa lạc là vì thế. Thế nhưng có nhân ắt có quả, nếu chẳng tạo nhân thù thắng nào khác, mau chứng quả thù thắng, thì sự báo của định nghiệp làm sao mà tránh khỏi. Chỗ nào là: thiện ác rốt cuộc đều có báo, chỉ tranh tới sớm và tới muộn, là vậy. Câu ưng đọa ác đạo chính là tỏ rõ nghĩa nầy. Cổ đức nói : Muôn thứ đều đi mất hết, chỉ có nghiệp theo thân mình, đây có nghĩa là vạn sự đều không, chỉ có nhân quả còn đó. Do đây mà xem thì con người ta sống ở trên đời có thú vị gì, chẳng khác gì như trò múa rối, bị nghiệp lực ở trong chỗ đen tối dắt dẫn giật dây. Nếu không cởi mở ra những dây trói buộc, thì khi lên sân khấu lúc xuống sân khấu, lên lên xuống xuống làm hết những trò bi hoan ly hợp để cho kẻ bên cạnh chỉ trỏ, còn tự mình có thụ dụng gì, đã chẳng biết bao giờ làm xong, lại chẳng biết cái mình làm tự ở đâu tới? Lại xem chỗ nói ở khoa nầy, có thể biết phàm nói về nhân quả ắt thông với ba đời mà xem thì mới chẳng đến nỗi lầm. Vì chưng con người tạo nghiệp thuần thiện hay thuần ác thì rất ít, phần nhiều thiện và ác lẫn lộn với nhau, nhân đã chẳng phải một thì quả cũng không thể chín liền, sở dĩ ắt phải xem thông ba đời mới có thể biết cứu cánh.

2) Tạo nghiệp là nghiệp chướng, đọa ác đạobáo chướng, mà người nầy đời trước không biết tội nghiệp chẳng nên tạo, là hoặc chướng. Hoặc, nghiệp, báo cũng gọi là phiền não, nghiệp, khổ. Gọi hoặc là phiền não, vì hoặc ở ngã kiến nên sanh phiền não, gọi báo là khổ ấy là theo phàm phu mà nói. Tỏ rõ sự báo của phàm phu, tuy đại phú đại qúi cho đến sanh lên cõi trời, mà rốt cuộc chẳng tránh khỏi một chữ khổ. Hoặc, nghiệp, khổ nầy gọi là chướng, vì phàm phu không biết ba cái nầy đều là hư vọng tướng tưởng, từ vô thủy đến nay chấp mê chẳng ngộ, bèn bị ba cái nầy che lấp sự thấy đạo, che lấp cái trụ đạo che lấp cái chứng đạo của nó, nên mới gọi đó là chướng. Cho nên tôn chỉ duy nhất học phật là ở chỗ trừ chướng. Chỗ có hết thảy phật pháp tiểu thừa, đại thừa, tối thượng thừa, tóm lại một lời nói là trừ ba chướng mà thôi.

3) Khoa nầy là tỏ rõ nghiệp lực chẳng thể nghĩ bàn. Thụ trì độc tụng thử kinh, vi nhứt thiết thế gian thiên nhân a tu la sở ưng cúng dường, mà nay vì túc nghiệp bị người khác khinh rẻ, thì sức lực của nghiệp chướng lớn vậy thay! Phải biết, nghiệp nổi dậy ở tâm. Tâm tại sao tạo nghiệp? Là tại hoặc. Hoặc tức là vô minh, vô minh là không có trí tuệ. Hết thảy pháp tiểu thừa đại thừa tuy đều có thể trừ chướng, mà chỉ có Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh của tối thượng thừa càng là gươm báu để trừ chướng. Vì cớ gì? Vì Kim Cương có nghĩa là có thể dứt, tức là dứt hoặc, bát nhã là tên gọi của phật trí. Lấy phật trí chiếu vô minh thì không cái nào mà chẳng sáng, nên thí dụkim cương. Ba la mật có nghĩa là đến bờ bên kia, vì chưng nổi dậy hoặc là gốc của tạo nghiệp chịu khổ, hoặc diệt thì nghiệp khổ theo đó mà diệt. Ba chướng đã tiêu thì viên thành ba đức, viên hiển ba thân, đây gọi là đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề thì qua tới bờ bên kia vậy. Nên xem tên của kinh nầy liền có thể biết nó là kinh dứt hoặc, trừ chướng, đạt đến chỗ cứu cánh, cho nên công của kinh không thể nghĩ bàn.

Dĩ kim thế nhân khinh tiện cố, tiên thế tội nghiệp tắc vi tiêu diệt, đương đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

Dịch nghĩa: Vì cớ người đời nay khinh lờn coi rẻ, tội nghiệp kiếp trước liền bị tiêu diệt, sẽ đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

Khoa nầy chính là tỏ rõ công của kinh chẳng thể nghĩ bàn. Hai câu : “Dĩ kim thế nhân khinh tiện cố, tiên thế tội nghiệp tắc vị tiêu diệt”, người xưa có kẻ giải thích là chuyển nghiệp nặng khiến cho chịu nhẹ. Lời giải thích nầy chẳng nên xem một cách cục bộ, nếu xem cục bộ liền cùng với tôn chỉ của phật có nhiều chỗ trái ngược. Tại sao bảo cùng với phật thuyết trái ngược? Thử xem khoa trên ở dưới câu “vị nhân khinh tiện”, liền nối tiếp “thị nhân tiên thế tội nghiệp ưng đọa ác đạo”, chính là tỏ rõ người nầy bị khinh rẻ là do túc nghiệp khiến cho nó như thế, lại cũng tức là đầu mối phải đọa vào ác đạo, mà chẳng phải là riêng dùng một pháp chuyển xoay khiến cho nó như thế, thiệt là hết sức rõ ràng. Lời nói “tiêu diệt” ở trong nầy không thể hiểu lầm rằng 2 nghiệp thiện và ác bù qua trừ lại để tiêu đi. Kinh phật thường nói lý nhân quả như một, chỗ bảo là “như thị nhân, như thị quả”, lại nói : “nếu như trăm ngàn kiếp, chỗ nghiệp làm chẳng mất”, thì đủ thấy hai nghiệp thiện và ác mỗi cái tồn tại song song đều nhau, chẳng thể bù qua trừ lại tiêu đi được, là hiển nhiên rõ ràng dễ hiểu, mà lời nói xoay chuyển khiến cho chịu nhẹ là gồm có ý bù qua trừ lại để tiêu đi, nên mới nói là trái ngược. Thế thì biết làm sao? Chỉ có một phương phápcực lực tiêu diệt chủng tử ác mà thôi. Sao gọi là bù qua trừ lại tiêu đi? Thí dụ như trương-mục tiền bạc, đem hai số thu vào xài ra cùng bù qua trừ lại, cùng tiêu đi, chỉ tính số tiền còn dư lại. Nhân quả của thiện ác thì chẳng thể bù qua trừ lại tiêu đi, chỉ tính cái thiện cái ác còn dư lại để luận về báo như thế. Vì cớ gì? Vì trong trương mục tuy có nhiều thứ tiền bạc, nhưng có tiêu chuẩn nhứt định chung, có thể nương theo đó đem cái chẳng phải một thứ nầy chiết hợp làm một, nên có thể bù qua trừ lại tiêu đi. Còn nghiệp thiện ác nặng nhẹ lớn nhỏ thì không phải một thứ, đã không có tiêu chuẩn để làm căn cứ đo lường chiết hợp, thì theo chỗ nào mà bù qua trừ lại tiêu đi, cho nên trải qua trăm ngàn kiếp nghiệp của nó không mất. Vậy phải làm sao tiêu diệt nó? Thí dụ như hạt giống sẵn có trong ruộng, có giống lúa tốt, lại cũng có cỏ dại xen vào, nay chỉ vun trồng giống lúa khiến cho nó được thành bông lúa, còn cỏ dại nẩy mầm thì nhổ luôn gốc rễ nó đi, đây gọi là tiêu diệt. Con người cũng như thế, trong ruộng tám thức từ vô thủy đến nay hạt giống thiện và ác đều có, chỉ nên huân cái hạt giống thiện khiến cho nó thành thiện quả, thì hạt giống ác không từ đâu mà nảy sanh, dẫu rằng hạt giống ác từ kiếp trước đã nẩy nở ra, nhưng nếu có thểthời kỳ ác quả còn chưa thành thục, dõng mãnh tinh tiến khiến thiện quả thành thục trước, thì ác quả chẳng thể thành liền được. Nếu lâu ngày gốc của thiện càng lớn thêm lên thì cành lá sum sê, khiến cho ác quả lâu ngày không có cơ hội thành thục sẽ hư mục đi mà không còn tồn tại nữa. Đây là theo thế gian thiện hànhxuất thế gian pháp bất liễu nghĩa giáo mà nói. Nếu theo tối thượng thừa liễu nghĩa giáo, tu nhân thù thắng đắc quả thù thắng, thì liền có thể đem hạt giống ác chỗ có ở kiếp trước luôn cả gốc lẫn ngọn, và quả nó sẽ thành mà chưa thành chặt đứt trừ bỏ, há chỉ là thiện quả chín trước, chẳng khiến cho ác quả được thành mà thôi đâu. 

Chỗ nói tiêu diệt trong nầy chính là nghĩa ở trên. Ba câu trong kinh văn nối tiếp nhau một hơi, lần lượt giải thích nên, chẳng thể đem diệt tội, sẽ được xem làm hai việc. Tắc vi tiêu diệt : có nghĩa là ngay đó tiêu diệt, vì ý của kinh bảo là người nầy đời trước tội nghiệp chỗ làm phải rơi vào ác đạo, tuy nay còn chưa rơi xuống nhưng quả đã sắp chín, nên mới có đầu mối thấy bị người khác khinh rẻ, nếu không thụ trì đọc tụng kinh nầy thì ắt rơi xuống không còn nghi ngờ gì nữa. Thật là rất nguy vậy! May mà người nầy vốn có hạt giống bát nhã sâu dầy, có thể y theo kinh nầy tu nhân thù thắng, ly tướng kiến tánh, một lần vượt lên vào thẳng, nên quả thù thắng của người nầy cũng sắp thành thục. Thế thì kẻ vốn phải rơi xuống, chỉ vì đời nầy bị người khác khinh rẻ mà tội nghiệp đời trước ngay đây tiêu diệt, vì người nầy chính niệm chân như, có tư cách sẽ đắc vô thượng bồ đề, thấy suốt tánh của tội vốn không. Có thể thấy câu “đương đắc” trong kinh chính là giải thích cái sở dĩ nhiên của tội nghiệp tiêu diệt. Phải biết, chẳng diệt tội nghiệp thì chẳng thể chứng quả, nhưng trong kinh nói là sẽ đắc mà không phải là hiện nay đã chứng đắc. Nói sẽ đắc là tỏ rõ người nầy có khả năng quyết định chứng đắc vô thượng bồ đề, thì tuy tội nghiệp rất nặng đã có đầu mối thấy phải rơi xuống, liền có thể ngay đây tiêu diệt. Đương đắc có nghĩa là sẽ đắc, hiện nay tuy chưa đắc, mà tương lai nhất định đắc là lời quyết định. Đương đọa cũng có nghĩa là tương lai nhất định rơi xuống. Thế nhưng vì là vô thượng cực quả nên chẳng đợi chín trước mà có hy vọng quyết định thành thục, thì ác quả luôn cả gốc rễ trừ đi vậy. Vì chỗ tu của người nầy là công phu vô ngã tướng, vô pháp tướng, diệc vô phi pháp tướng, tâm năng tạo đã không thì nghiệp sở tạo tự nó tiêu diệt, chỗ gọi là: “tội từ tâm nổi dậy, đem tâm để sám tội, nếu lúc tâm mình không, thì tội cũng mất đi” là vậy. Đây chính là chỗ cực hiển kinh công. Do ở chưa thể lĩnh hội được tôn chỉ của kinh, bèn vì thế hiểu lầm là vì cớ người khác khinh rẻ nên tội nghiệp bị tiêu diệt, cho nên mới có sự giải nghĩa lầm là xoay chuyển nghiệp nặng khiến cho chịu nhẹ. Tóm lại hai câu : “dĩ kim thế nhân khinh tiện cố tiên thế tội nghiệp tắc vi tiêu diệt”, là tỏ rõ ý hậu thế quyết chẳng rơi xuống. Chữ “cố” trong câu nầy chính là điểm tỉnh ý nầy, há có thể hiểu lầm thành ra nếu chẳng bị người khác khinh rẻ thì tội nghiệp liền chẳng tiêu diệt ư? Khoa trên nói bị người ta khinh rẻ là tỏ rõ định nghiệp chẳng có thể cầu may tránh khỏi, nói tội nghiệp, nói phải rơi xuống là tỏ rõ nghiệp, báo 2 chướng, mà nghiệp báo là do hoặc tới, nên nói nghiệp báo liền nhiếp có hoặc chướng ở trong đó. Chỗ nói của khoa nầy là tỏ rõ trừ ba chướng, vì chưng thụ trì kinh nầy có thể quán lý tam không, lại có khả năng sẽ được cực quả, ấy là quán, hành của người nầy rất sâu, có thể biết được. Thế nên hoặc chướng có thể từ đó mà tiêu, gốc rễ khô thì cành lá liền héo, nên tuy định nghiệp không thể cầu may tránh khỏi, đã có đầu mối thấy phải rơi xuống, mà nghiệp lực của người nầy cũng ngay đây tiêu diệt, nghiệp chướng tiêu thì báo chướng cũng theo đó mà tiêu, phải rơi xuống bèn chẳng rơi vậy. Cho đến ba chướng trừ sạch thì ba đức hiển ra viên minh, nên nói sẽ đắc bồ đề, đều là sở dĩ hiển kinh công chẳng thể nghĩa bàn. Đương đắc : có nghĩa là cách bao nhiêu đời sau chẳng nhứt định, xem trọn ở ba đức của người nầy lúc nào tu viên thì lúc đó đắc. Nhưng tuy thời gian không thể nhứt định, vì có thể trừ ba chướng nên rốt cuộc có lúc đắc, ắt đắc không còn nghi ngờ gì, nên gọi là đương đắc. Hai chữ nầy đã được thế tôn thân hứa, tức là thụ ký, như văn sau nói : “Nhiên Đăng Phật dữ ngã thụ ký: nhữ ư lai thế đương đắc tác phật”, là vậy. Chỗ đó nói tác phật, còn đây nói vô thượng chánh đẳng giác, tên tuy không giống nhau mà ý giống nhau. Vô thượng chánh đẳng giác là theo quả pháp mà nói, phật là theo quả vị mà nói, chứng quả pháp nầy mà lên quả vị gọi đó là PHẬT. Như lai là theo quả đức mà nói, chứng quả pháp nầy mà tánh đức hiển ra viên minh thì gọi là NHƯ LAI. Có thể biết, gọi là phật, gọi là như lai ấy là nhiếp có nghĩa vô thượng chánh đẳng giác. Mà nói là a nậu đa la tam miệu tam bồ đề cũng tức là nhiếp có nghĩa phật và như lai, vì nếu chẳng phải phật, như lai thì không thể gọi là vô thượng chánh đẳng giác, nên ba danh từ nầy đều là tên gọi của cứu cánh giác quả. Nhưng hoặc là vì hiển cứu cánh pháp, hoặc là vì hiển cứu cánh vị, hoặc là vì hiển cứu cánh đức, cho nên mới lập nên ba danh từ nầy. Thế tôn thuyết pháp hay khéo viên diệu, trong một câu nói bao gồm muôn tượng, những câu của thế tôn nói ra như gió và nước gặp nhau, không có một chút để ý nào mà nó móc nối liền, rọi trở lại bèn thành diệu văn cực xán lạn. Ngay như khoa nầy nếu chỉ nói thụ trì đọc tụng kinh nầy, kẻ tội nghiệp đời trước phải rơi xuống ác đạo thì sẽ vì đó tiêu diệt, sẽ đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề, để hiển kinh công, thì ở ý đã đủ rồi, lại còn nói thêm bị người khác khinh rẻ v.v...thì những nghĩa bao gồm trong nầy bèn nói ra chẳng hết. Nay đem ra nói sơ lược 5 nghĩa : 1) khiến biết nhân quả đáng sợ, ác nghiệp chẳng thể tạo, may nhờ sức lực của kim cương bát nhã được tránh khỏi rơi xuống, nhưng còn chưa tránh khỏi trọn vẹn. 2) Khiến kẻ nghe thuyết cung kính ở trên chẳng thể trước tướng, trước tướng thì gặp việc chẳng như ý ắt đến nỗi tâm thoái chuyển. 3) Khiến kẻ gặp việc chẳng như ý cũng không nên trước tướng, phải quán tưởng việc đó là để diệt tội. 4) Hết thảy chúng sanh túc nghiệp vô hạn, khiến biết tuy túc nghiệp cực nặng, quả báo sắp chín, đã có đầu mối thấy được, mà sức lực của kinh nầy cũng có thể tiêu diệt túc nghiệp đó. 5) Khiến biết nhân quả chuyển biến hết sức phức tạp phải xem cứu cánh của nó mà chẳng thể xem trước mắt thấy cạn mà hoài nghi.

Trong khoa sanh phước ở trên tỏ rõ ba điều cần yếu để khuyến khích người học, trong khoa diệt tội nầy cũng tỏ kín đáo ba điều cần yếu để cảnh cáo người học, một yếu là đời nầy bị người khinh rẻ ấy là tội nặng đời trước gây nên, phàm gặp việc như thế phải sanh tâm sợ hãi, phải sanh tâm thuận chịu, hai yếu là kẻ bị khinh rẻ nếu thụ trì đọc tụng kinh nầy túc nghiệp có thể tiêu, thì phải ở kim cương bát nhã sanh tâm qui mạng, phải đối với kẻ khinh rẻ mình sanh tâm thiện tri thức, ba yếu là bị người khinh rẻ tức là đầu mối thấy phải rơi xuống, hết thảy người học phải sanh tâm cần cầu sám hối, mà nói sẽ đắc bồ đề còn chưa đắc, thì phải sanh tâm tinh tiến dũng mãnh. Những lời trên đều là yếu chỉ của khoa nầy. Kinh Phật Danh nói : “ kẻ làm việc thiện còn gặp điều trái ý”, huống chi lại gặp ngay đời loạn nầy ư? Đem yếu chỉ nầy tùy lúc dùng để nhắc nhở mình, ngõ hầu chẳng đến nỗi bị cảnh duyên làm rối loạn.

Hồi nãy nói cần cầu sám hối, phải biết, thụ trì đọc tụng kinh nầy chính là diệu môn để sám hối. Tại sao nói như thế? Vì kinh Pháp Hoa nói: “nếu muốn sám hối thì ngồi ngay ngắn niệm thức tướng (niệm tức là quán), tội nặng như sương móc, mặt trời tuệ có thể tiêu trừ”. Thể của kinh nầy là thực tướng, kinh nói : “tín tâm thanh tịnh tắc sinh thực tướng”, tâm thanh tịnh tức là ly tướng ly niệm, ly tướng ly niệm tức là quán thực tướng, cũng tức là vô thượng diệu pháp để trừ hoặc, tiêu nghiệp, chuyển báo, đây là môn lý sám trong nghi thức sám hối. Trong kinh lại khiến hành lục độ ly tướng bố thí để lợi ích chúng sanh. Hành Nguyện Phẩm nói : “ Bồ tát nếu có thể tùy thuận chúng sanh tức là tùy thuận cúng dường chư phật, nếu tôn trọng thừa sự chúng sanh tức là tôn trọng thừa sự như lai, nếu khiến chúng sanh hoan hỉ tức là khiến hết thảy như lai hoan hỉ”. Nên hành lục độ tức là môn sự sám trong nghi thức sám hối. Vì chưng bực cổ đức tạo nên nghi thức sám hối, ở ngoài lý sám ra lại khiến cúng dường, kính lễ để tu riêng sự sám chính là vì huân tập tâm làm rộng lục độ, há chỉ lạy mấy chục lạy mà cho là đã sám hối xong rồi ư ? Xem chỗ nói ở khoa nầy, nhân thụ trì đọc tụng kinh nầy mà được tiêu diệt túc nghiệp, thì nó là diệu môn sám hối cũng rõ ràng vậy. Vì chưng thụ trì tức giải và hành đều tiến, giải tức là quán, tức nhiếp lý sám, hành tức nhiếp sự sám. Vả do đây có thể biết thụ trì cũng tức là tên khác của quán, hành. Tầm thường xem thụ trì cho là độc tụng ấy là lầm, nếu như vậy thì đã nói thụ trì sao còn nói độc tụng? Phải biết, độc tụng nguyên là huân tập sự thụ trì, nếu chỉ độc tụng mà chẳng thụ trì thì chỉ có thể trồng nhân xa, chẳng thể thu công hiệu lớn, chỉ có thể thêm phước, chẳng có thể mở tuệ, chỉ có thể tiêu nghiệp nhẹ, chẳng thể diệt tội nặng, lại chẳng thể đắc vô thượng bồ đề. Phải biết như vậy!

Tóm lại kinh nầy có công đức vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, nói đến khoa nầy mới là hiển hết, mà cái sở dĩ nhiên của tín tâm bất nghịch phước nó thắng kẻ kia cũng đến khoa nầy mới là nói suốt. Một khoa lớn cực hiển kinh công nầy tuy ngàn muôn lời nói, mà tôn chỉ duy nhứt có thể dùng vài lời bao gồm mà nói rõ ra là : người học phật nếu không từ kinh nầy mà vào, dẫu khiến khổ hạnh vô số kiếp chỉ có thể thành bồ tát mà chẳng thể thành phật, là vậy. Đây chính là phát huy nghĩa thú của câu “nhứt thiết chư phật cập chư phật a nậu đa la tam miệu tam bồ đề pháp dai tùng thử kinh xuất”, để khuyên hết thảy chúng sanh sanh tín.

Tu Bồ Đề, ngã niệm quá khứ vô lượng a tăng kỳ kiếp, ư Nhiên Đăng phật tiền đắc trị bát bách tứ thiên vạn ức na do tha chư phật, tất dai cúng dường thừa sự vô không quá giả.

Dịch nghĩa: Tu Bồ Đề ơi, ta nhớ vô lượng a tăng kỳ kiếp đã qua ở trước Nhiên Đăng phật được gặp tám trăm bốn ngàn vạn ức na do tha chư phật, hết thảy đều cúng dường thừa sự không bỏ qua vị phật nào.

A tăng kỳ có nghĩa là vô ương số, tức là vô số, chữ kiếp đã là trỏ thời gian cực dài mà nói, mà nay a tăng kỳ kiếp tức là trải qua vô số thời gian cực dài. Không những thế, lại nói vô lượng, vô lượng như kinh Hoa Nghiêm nói : “A tăng kỳ, a tăng kỳ là một a tăng kỳ chuyển, a tăng kỳ chuyển, a tăng kỳ chuyển là một vô lượng, ấy là đem số a tăng kỳ nhân với a tăng kỳ gọi là a tăng kỳ chuyển, lại đem số của a tăng kỳ chuyển nhân với a tăng kỳ chuyển mới là vô lượng. Lại lấy số vô lượng để tính toán a tăng kỳ kiếp, nói một cách đơn giản có thể nói là vô lượng vô số trường kiếp, chỗ gọi là vi trần điểm kiếp là vậy. Ấy là nói nó trải qua kiếp số nhiều như những đốm vi trần, chẳng phải toán số có thể tính, chẳng phải thí dụ có thể nói ra, chỉ có phật mới có thể biết mà thôi! Những kiếp số nầy đều ở thời kỳ trước Nhiên Đăng phật. Chuẩn theo giáo nghĩa thường nói, từ tín vị tu đến sơ trụ phải trải qua một vạn kiếp, hoặc bảo phải tu đến ba a tăng kỳ kiếp, mà từ sơ trụ tu đến phật vị cũng phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp. Lại có một thuyết từ tín vị tu đến phật vị gồm là ba a tăng kỳ kiếp, nên thuyết nầy có nhiều thứ khác nhau. Thế tôn là người ở cuối a tăng kỳ kiếp thứ nhì gặp Nhiên Đăng phật, chứng vô sanh nhẫn, bèn từ thất địa mà lên bát địa, liền vào a tăng kỳ kiếp thứ ba. Căn cứ theo đây, thì lúc thời gian gặp Nhiên Đăng phật tính ngược lại thời gian sơ trụ chỉ có một a tăng kỳ kiếp thứ nhất, ngay đến tính luôn cả a tăng kỳ kiếp thứ nhì (lúc gặp Nhiên Đăng phật là ở cuối a tăng kỳ kiếp thứ nhì, nên có thể tính gồm luôn) cũng chỉ là hai a tăng kỳ kiếp. Ở trong vô lượng a tăng kỳ, trừ hai a tăng kỳ ra, cái còn dư vẫn là vô lượng. Thế thì từ tín vị tu đến sơ trụvô lượng a tăng kỳ kiếp, há chỉ có ba a tăng kỳ kiếp, lại há chỉ một vạn kiếp ư ? Nếu y theo thuyết từ tín vị đến phật vị gồm ba a tăng kỳ kiếp để tính, thì ở chỗ nói kiếp số trong kinh nầy rất chẳng phù hợp. Mỗi thấy có người vì thế mà phát sanh ra vô số nghi vấn, nay chẳng thể nào mà chẳng dẫn ra để nói cái lý chẳng giống nhau của nó. Phải biết, trong kinh có bao nhiêu thứ thuyết chẳng giống nhau là thực có nghĩa sâu. Nghĩa nầy ra sao? Tức là đối cơ phương tiện. Như kinh Pháp Hoa nói : “ngã thuyết Nhiên Đăng Phật, dai dĩ phương tiện ...” là vậy. Thế tục mỗi hay đem hai chữ phương tiện xem thành ra tùy tiện, như ngôn luận, hành vi chẳng hợp với đường lối nhứt định thì gọi là phương tiện. Đây chẳng phải là nghĩa phương tiện nói trong kinh phật. Trong kinh phật phàm câu gì ở lý vô ngại, ở sự hợp đúng, vốn chẳng thể câu chấp, thì dùng hai chữ phương tiện để biểu thị. Cho nên phàm lời nói phương tiện, việc làm phương tiện đều là đối cơ mà như vậy.

Kiếp số nhiều ít thuyết không giống nhau cũng là ý nầy. Vì chưng từ tín vịsơ trụ, mà thành phật, trải qua thời gian hoặc mau hoặc chậm, trọn vẹn xem ở người đó căn khí lanh lợi hay ngu độn, công hành siêng năng, hay trễ biếng mà đến nỗi khác nhau, há có thể câu chấp. Vì cớ nầy bèn có bao nhiêu thuyết không giống nhau. Nếu hiểu rõ lý nầy thì phàm trong kinh phật nói như loài nầy thì đều có thể lấy lý nầy mà thông hiểu, chẳng thể câu nệ, chẳng cần nghi ngờ. Nhiên Đăng cũng có tên là Đĩnh Quang là cổ phật quá khứ. Trị : có nghĩa là gặp. Na do tha : là một vạn vạn, đem một vạn vạn nhân với tám trăm bốn ngàn vạn ức cũng là nói gặp số phật hết sức nhiều, chẳng phải toán số có thể tính, chẳng phải thí dụ có thể nói, chỉ phật có thể biết mà thôi. Kiếp số đã có dài như thế kia, thì đã đành gặp phật nhiều như vậy. Cúng dường nói tóm tắt là 4 việc cúng dường : ăn uống, áo mặc, đồ nằm, thuốc men. Nói rộng ra như chỗ nói trong kinh Hoa Nghiêm : sự cúng dường, pháp cúng dường (sự cúng dường tức là 4 việc cúng dường ở trên lại suy rộng ra, pháp cúng dườngy theo pháp tu hành). Thừa sự : là hầu hạ bên tả hữu, tất dai : tức là trỏ không sơ sót. Vô không quá: có nghĩa là không có một vị phật nào mà chẳng cúng dường thừa tự như thế. Ở trên nói đủ trải qua thời gian lâu ngày, cúng dường siêng năng để hiển rõ cái lý không bằng thụ trì kinh nầy.

Nhược phục hữu nhân ư hậu mạt thế năng thụ trì độc tụng thử kinh sở đắc công đức, ư ngã sở cúng dường chư phật công đức bách phần bất cập nhất, thiên vạn ức phần, nãi chí toán số thí dụ sở bất năng cập.

Dịch nghĩa : Nếu lại có người ở đời mạt thế sau nầy có thể thụ trì đọc tụng kinh nầy chỗ được công đức, ở chỗ công đức ta cúng dường chư phật trăm phần chẳng bằng được một phần, ngàn muôn ức phần cho đến toán số thí dụ chỗ chẳng thể bằng.

Hậu : có nghĩa là sau 500 năm, chính đương lúc mạt pháp, lại thông thường trỏ sau cái sau 500 năm, và luôn ở cuối thời kỳ nầy mà nói, nên mới nói là hậu mạt thế. Chữ ư : trong câu ư ngã là ý so sánh, có nghĩa là kẻ trì kinh công đức so ta cúng dường công đức, ta chẳng thể cùng với nó so sánh, vì chưng công đức cúng phật trăm phần không bằng một phần của kẻ kia. Ngàn phần, vạn phần, ức phần, cho đến phần mà toán số chẳng thể tính, phần mà thí dụ chẳng thể thí đều không bằng một phần của kẻ kia. Nói trăm phần, lại nói tới ngàn vạn ức phần, toán số thí dụ phần, vì kẻ trì kinh căn khí lanh lợi hay chậm lụt, công hành sâu hay cạn có nhiều thứ chẳng giống nhau, nên trình độ so sánh sự chẳng bằng bèn có cao thấp không giống nhau như thế. Lần thứ năm so sánh hiển kinh công là nói ở tội nghiệp tiêu diệt sau khi sẽ đắc bồ đề, ấy là có ý nói : thụ trì đọc tụng kinh nầy liền được trừ chướng, liền được thụ ký, há ta ngày xưa trước khi chưa thụ ký, trải qua vô số kiếp, gặp được vô số phật mà chỉ biết cúng dường thừa sự có thể bằng được ư? Vì chưng cúng dương thừa sự chỉ là cung kính phục vụ, mà hạ đảm như laithiệu long phật chủng. Sự lớn nhỏ của bi trí hành nguyện sai khác nhau rất xa, nên nói : “nãi chí toán số thí dụ sở bất năng cập”. Chỗ nói so sánh trong nầy chẳng thể lấy trải qua thời gian dài hay ngắn, thụ ký mau hay chậm để nói. Vì kẻ trì kinh đã ở vô lượng thiên vạn phật sở trồng các thiện căn, người nầy trải qua thời gian dài gặp phật nhiều chính cũng giống như thế. Cũng chẳng thể lấy nghe pháp để nói, vì người nầy gặp được nhiều phật, thừa sự cúng dường trồng các thiện căn, há có lý nào chẳng nghe pháp ư? Nên cúng dường thừa sự sở dĩ chẳng bằng là trỏ đích xác thụ trì kinh nầy, vì nghĩa thú trong kinh nầy là khai phật tri kiến, thị phật tri kiến, quả nhiên có thể thụ trì tức là ngộ phật tri kiến, nhập phật tri kiến. Cho nên vô số thất bảo thí, thận mạng thí, nhiều kiếp cúng phật chẳng thể bằng, là lý ở chỗ nầy. Vì cớ gì? Vì chư phật và pháp a nậu đa la tam miệu tam bồ đề của chư phật đều từ kinh nầy ra, nên hai chữ cúng dường phải giải thích gồm cả pháp cúng dường, mới hiển kinh nầy hết thảy pháp chẳng thể so sánh nổi, mà chẳng thể chuyên lấy 4 việc cúng dường để nói. Lấy việc của tự thân phật so sánh càng hiển rõ, lại trỏ ra rõ luôn trước Nhiên Đăng phật, là chính để tỏ rõ kinh nầy là truyền tâm pháp yếu của phật phật truyền thụ cho nhau, mà là chỗ đắc của tự thân nhiều kiếp cần khổ tu chứng. Mỗi lời nói ra đều là lời tự thân mình nếm mùi cam khổ, để khuyên đại chúng tín nhập môn nầy, cùng được thụ ký, cùng chứng bồ đề. Bốn lần trước đều nói phước nó thắng kẻ kia là lấy cái kém để hiển thắng, nên nói phước đức mà chẳng nói công đức, vì kẻ hiển thắng đã có đủ bát nhã chánh trí, từ chỗ tu phước đức đều thành vô biên công đức cho nên thắng kẻ kia. Lần nầy nói công đức cúng phật chẳng bằng trì kinh là lấy cái thắng để tỏ rõ cái kém, nên nói công đức chẳng nói phước đức, để tỏ rõ kẻ kém vì thiếu bát nhã chánh trí, tuy chẳng phải không có công đức, mà cũng chỉ thành phước đức hữu lậu, cho nên chẳng bằng.

Trong kinh tuy chỉ nói thụ trì đọc tụng mà cũng gồm nói cả quảng vị nhân thuyết ở trong đó.

Riêng chỉ lấy hậu mạt thế để nói, ý nó có bốn : 1) Chúng sanh hậu mạt thế đấu tranh kiên cố, nghiệp nặng, phước nhẹ, chướng sâu tuệ cạn, thế mà còn có kẻ thụ trì đọc tụng kinh nầy, thì thời kỳ chẳng phải hậu mạt thế có thể biết rất có nhiều người thụ trì đọc tụng kinh nầy. Nên nói một hậu mạt thế liền nhiếp hết thảy thời kỳ khác, đây là sự thuyết pháp hay khéo. 2) Lấy thời kỳ như thế mà có người như thế, nên riêng đem hậu mạt thế ra nói để tỏ ra chẳng thể coi rẻ chúng sanh, đây là bình đẳng nhiếp thụ. 3) Kinh nầy rất có thể tiêu trừ nghiệp chướng, nên nói riêng hậu mạt thế để tỏ ra chúng sanh thời đó chẳng thể nào mà không thụ trì kinh nầy, đây là từ bi cứu độ vậy. 4) Kinh nầy là chỗ quan hệ mạng mạch của tam bảo, nên đem hậu mạt thế ra nói là khuyên hết thảy chúng sanh hiện tại và tương lai phải ra sức hoằng dương truyền bá tận cùng đến vị lai chẳng khiến dứt mất. Đây là sự phó chúc sâu dày vậy.

Tu Bồ Đề, nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân ư hậu mạt thế hữu thụ trì đọc tụng thử kinh sở đắc công đức, ngã nhược cụ thuyết giả, hoặc hữu nhân văn tâm tắc cuồng loạn hồ nghi bất tín.

Dịch nghĩa : Tu Bồ Đề ơi, nếu có trai lành nào gái lành nào ở sau đời mạt thế thụ trì đọc tụng kinh nầy, chỗ được công đức, ta nếu nói ra đầy đủ hoặc có người nghe tâm liền cuồng loạn, hồ-nghi chẳng tin.

Một khoa kết thành kinh công nầy là tổng kết của nửa bộ kinh trước. Chẳng những là kết thành nửa bộ trước, lại sanh ra luôn nửa bộ sau. Hai khoa nhỏ trong đoạn nầy đều có hai thứ ý sâu là răn dạy người học, và hiển thị tôn chỉ của kinh, chương cú cực nghiêm chỉnh, nghĩa lý cực đầy đủ, nay theo từng lớp ra mà nói. Sao biết là răn dạy người học? Thử xem trên nói: thành tựu tối thượng đệ nhứt hi hữu chi pháp, cho đến sanh phước diệt tội, hạ đảm như lai đương đắc bồ đề, là chỗ được công đức cũng đã nói hết. Thế thì vì cớ gì trong nầy lại nói là chưa nói ra đầy đủ? Lại ở trên nói : thị kinh hữu bất khả tư nghị công đức, lại nói : thị nhân thành tựu, hạ đảm như lai đương đắc bồ đề, tức là quả báo chẳng thể nghĩ bàn. Hai thứ chẳng thể nghĩ bàn nầy sớm đã nói rõ cho chúng sanh biết, tại sao trong nầy lại nói : “Phải biết,” thì ý nầy không giống phía trước có thể biết được. Vì chưng văn kết thành kinh công nầy không phải là nói để khuyến tín mà là ý để răn dạy. Những câu cuồng loạn, hồ nghi, đương tri, đều là lời răn dạy người học.

Sao gọi là cuồng loạn? Cuồng là cuồng vọng, trỏ kẻ nói bậy bát nhã mà nói. Vì cớ gì nói bậy? Vì chưa hiểu nghĩa chân thực. Chân nghĩa chẳng rõ, thì tự mình ắt nói pháp thành phi pháp, nói phi pháp thành pháp, làm hoặc loạn tâm của đại chúng, không những tự tâm mình hoặc loạn mà thôi, nên mới nói là “tâm tắc cuồng loạn”. Tại sao gọi là hồ nghi? Nghĩa là tuy tin mà không tin, đây là trỏ kẻ sợ nói bát nhã mà nói, cũng do chưa hiểu nghĩa chân thực đến nỗi kinh bố nghi úy, không thể sanh ra quyết định tín tâm, nên mới nói là hồ nghi bất tín. Thế tôn huyền-ký chúng sanh hậu mạt thế có hai thứ bịnh nầy, nên khoa dưới đinh ninh răn bảo nó rằng: “đương tri v.v...”

Ngã nhược cụ thuyết : có nghĩa là khó thể nói đầy đủ, đây có hai nghĩa

1) Nghĩa là ta nếu chẳng từ cạn đến sâu chia ra nhiều lần để hiển nghĩa, mà ở một lần nói đầy đủ công của kinh, thì đã chẳng dễ gì thuyết minh, ắt đến nỗi kẻ nghe hoặc cuồng hoặc nghi, ngược lại tăng thêm tội lỗi. Vì người lợi căn thường thường thấy việc dễ quá, nghe công đức nói đầy đủ liền cuồng vọng tự phụ, chưa chứng bảo là chứng, chưa đắc bảo là đắc, làm hoặc loạn tâm của đại chúng. Kẻ độn căn lại thường hay trước tướng sợ khó, đã nghe hết thảy vô trụ, lại nghe nói đầy đủ công đức, chẳng dám cho là phải, lại chẳng dám cho là không phải, hồ nghi chẳng quyết định, chẳng sanh tín tâm. Thế tôn nói ra lời nầy là răn bảo kẻ nghe công của kinh, phải ở chỗ sở dĩ nhiên từ cạn mà sâu lĩnh hội triệt để, thì chẳng đến nỗi lờ mờ chân như mà tâm sanh cuồng vọng, cũng chẳng đến nỗi không hiểu rõ tôn chỉ của kinh mà tâm nổi dậy hồ nghi

2) Lần thuyết minh nầy là đã thuyết minh năm lần, lại không nói cái cớ chẳng nói đầy đủ, có nghĩa là: ta từ trước nói rộng thụ trì kinh nầy chỗ được công đức là ý ở chỗ biểu thị khuyên răn mà thôi. Sau nầy chẳng lại nói nhiều nữa, sợ kẻ nghe chẳng hiểu ý nầy hoặc là trước tướng mà cầu làm cuồng loạn tâm mình, hoặc là cầu chẳng được liền ngược lại hồ nghi chẳng tin. Thế tôn nói ra lời nầy là răn người tu hành phải biết việc nầy chẳng phải ngôn thuyết có thể tới, chỉ chứng mới có thể biết được. Ắt phải hết thảy chẳng trước, chân tu thực hành lâu ngày mới có thể tương ứng, chẳng thể nào mà điên cuồng. Công phu tới nơi liền có thể tự biết, không cần nghi ngờ gì. Vì cớ nầy, nửa bộ sau so sánh hiển kinh công chỉ tỏ ý sơ lược, không chú trọng như nửa bộ trước. Vì nửa bộ trước chính là khiến sanh tín, khai giải, nếu chẳng cực lực hiển kinh công thì làm sao có thể tín, còn nửa bộ sau chính là day về trên ly danh tuyệt tướng để tu chứng, ngay đến bồ đề tâm, bồ đề pháp, bồ đề quả còn chẳng nên trước, huống chi công đức. Nếu nói rộng ra nữa thì cùng với tu chứng có chỗ trở ngại, nhưng cũng chẳng tuyệt đối không nói ra, lại là để hiển thị chẳng nên trước mà thôi, mà chẳng phải là đoạn diệt.

Tu Bồ Đề, đương tri thị kinh nghĩa bất khả tư nghị, quả báo diệc bất khả tư nghị.

Dịch nghĩa: Tu Bồ Đề ơi, phải biết nghĩa kinh nầy chẳng thể nghĩ bàn, quả báo cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Hai câu đương tri chính là lời răn dạy kẻ cuồng nghi. Tại sao cuồng? Tại sao nghi? Là bởi chẳng biết quả báo chỗ được của nghĩa thú kinh nầy, và trì thuyết kinh nầy đều chẳng thể nghĩ bàn. Nên răn nó rằng : đương tri (phải biết). Quả báo tức là ám chỉ chỗ được công đức, chỗ được công đức không là cái gì khác, tức là văn trên chỗ bảo : hạ đảm như lai và đương đắc bồ đề.

Sao gọi là kinh nghĩa bất khả tư nghị? Phải biết, nghĩa thú kinh nầy chuyên tỏ rõ ly hết thảy các tướng, ly tướng mới có thể chứng tánh. Chỗ gọi là ly danh tuyệt tướng, chỉ chứng mới biết, nên nói : kinh nghĩa bất khả tư nghị. Sao gọi là quả báo bất khả tư nghị? Phải biết, thụ trì kinh nầy nguyên vì chứng tánh, muốn chứng tánh của vô tướng vô bất tướng, tướng bất tướng đều vô, ắt phải ly hết thảy các tướng, ly từng phần thì chứng từng phần. Quả báo chẳng là cái gì khác, tức là tự chứng cứu cánh, tánh đức hiển ra viên minh, nên nói quả báo diệc bất khả tư nghị. Tóm lại để tỏ rõ kinh nghĩa, quả báo đều chẳng thể dùng tâm để suy nghĩ, chẳng thể dùng lời nói để bàn luận, đều phải ly các tướng danh tự ngôn thuyết tâm duyên, khế nhập một cách vi mật. Nếu có thể biết như vậy, mà vọng chấp còn chưa trừ khiển, lại sao có thể cống cao, thì tâm cuồng loạn có thể ngừng nghỉ. Tướng hư vọng khiển hết, tịnh đức tự hiển ra, thì tâm hồ nghi có thể cởi mở.

Trước ở khoa diệt tội đã nói : cực hiển kinh công chính là phát huy nghĩa thú của câu : “hết thảy chư phật và pháp a nậu đa la tam miệu tam bồ đề của chư phật đều từ kinh nầy ra”, nói trong khoa sanh tín ở trên để khuyên tín. Khoa kết thành nầy là tổng kết của cực hiển kinh công, chính là phát huy nghĩa thú của câu : “sở vị phật pháp giả tức phi phật pháp” ở đoạn dai tùng thử kinh xuất nơi văn dưới để khai giải. Ý của thế tôn trước chỗ bảo pháp tức phi pháp là gì? Phải biết, là vì nghĩa của kinh nầy chẳng thể nghĩ bàn. Trước chỗ bảo phật tức phi phật là gì? Phải biết, là vì quả báo cũng chẳng thể nghĩ bàn. Vì chưng tức phi là : nói một cách đơn giản tức là ly tướng, nói một cách tường tận thì tánh thể không tịch, một mảy một may tướng cũng chẳng thể trước, trước thì chẳng phải là tánh thể không tịch, nên nói tức phi. Phía trước tôi chia ra năm lần để hiển kinh công, chẳng muốn nói đầy đủ là vì khiến kẻ nghe thâm tâm lĩnh giải, công đức lấy ly tướng sâu hay cạn mà khác nhau, chẳng đến nỗi miệng nói không, tâm trước hữu mà cuồng vọng tự loạn, cũng chẳng đến nỗi một khi nghe ly tướng liền sợ cái không nghiêng lệch mà hồ nghi bất tín. Tóm lại nghĩa thú kinh nầy là chuyên khiển trừ tình chấp để chứng tánh không tịch. Chỗ gọi là quả báo tức là cái tánh chứng đắc chẳng thể duyên niệm, ắt phải dứt đường ngôn ngữ, diệt chỗ tâm hành mới hứa cho tương ứng chút ít. Diệt chỗ tâm hành là chẳng thể suy nghĩ, dứt đường ngôn ngữ là chẳng thể bàn luận. Đây gọi là nghĩa kinh nầy chẳng thể nghĩ bàn, quả báo cũng thể nghĩ bàn. Đây gọi là phật pháp tức phi phật pháp. Nếu chẳng biết day về trong dứt đường ngôn ngữ, diệt chỗ tâm hành, chẳng thể nghĩ bàn mà quán chiếu khế nhập, liền trái ngược với nghĩa kinh, sao được quả báo có thể chứng, chỉ có cuồng và nghi mà thôi! Kẻ thụ trì đọc tụng kinh nầy phải biết như thế. 

Tri tức là giải, vì đây là đây là tổng kết của một khoa lớn khai giải chính là hiển thị chỗ gọi là khai giải phải thâm giải như thế. Cũng chính là hiển thị nghĩa thú trong một khoa lớn khai giải nầy, đều là lần lần dắt dẫn người học khiến được thâm giải như thế. Tóm lại là để tỏ rõ tu hành lấy khai giải làm gốc, y theo giải bắt đầu hành mới đắc thắng quả, nếu chẳng thế thì không cuồng cũng nghi. Sự khai thị cũng khẩn thiết vậy, lời răn dạy cũng sâu vậy! Mà chúng sanh mạt thế đọc kinh nầy phạm hai bịnh trên chính cũng không ít. Do ở chỗ sở dĩ nhiên của năm lần so sánh hiển kinh công phần nhiều xem một cách sơ lược, nên ngay cả nghĩa lý chỗ nói trong khoa kết thành nầy cũng chưa thể hiểu rõ một cách thâm thiết, lờ mờ sống sượng há chẳng phụ sâu ơn phật ư? Một khoa cực hiển kinh công đã là phát huy nghĩa thú nhứt thiết chư phật, cho đến tức phi phật pháp v.v...thì chỗ nầy một khoa kết thành chẳng những đem nghĩa thú trong khoa khai giải kết thúc đầy đủ, gồm ngay cả nghĩa thú trong khoa sanh tín cũng kết thúc đầy đủ. Nếu chẳng lấy nghĩa sau hiển nghĩa trước như thế, thì nghĩa thú của nửa bộ kinh trước chẳng thể phát huy thấu triệt, mà cũng không lấy gì để sanh ra nửa bộ sau, văn của nửa bộ sau chính là tỏ rõ công phu tu chứng của đường ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt, chẳng thể nghĩ bàn. Nên kinh văn trước sau được hai câu : đương tri...nầy móc nối với nhau thì chương pháp, nghĩa lý liền nối liền nhứt quán, há có thể bảo một cách cục bộ rằng nửa bộ trước cạn, nửa bộ sau sâu ư? Hai câu nầy là trỏ gồm cả trọn bộ kinh mà nói, vả cùng với nửa bộ sau nối tiếp với nhau khít khao, há có thể phán đoán là trước sau làm hai vòng thuyết pháp, hai vòng chẳng liên quanvới nhau ư? Đến như xem nửa bộ sau cho là lời thuyết pháp có nhiều chỗ trùng điệp với nửa bộ trước, thì ở tôn chỉ của kinh không lĩnh hội được gì, chẳng đủ để bàn luận

Một câu bất khả tư nghị gồm có ba ý : 1) tức như trên đã nói : đạo ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt, chỗ tỏ rõ nghĩa của kinh là tỏ rõ cái nầy, chỗ được quả báo là được cái nầy, đây là bổn nghĩa. 2) Rọi lại câu thị kinh bất khả tư nghị xưng lượng v.v...công đức, lại thêm vào sự giải thích rõ, nhờ đó để thu kết một khoa cực hiển kinh công. Trước chỉ nói kinh có công đức như thế, nay nói rõ rằng : nói kinh có công đức là vì giáo nghĩa nó như thế (trước phán là giáo nghĩa thắng ấy là căn cứ chỗ nầy mà nói). Tại sao biết giáo nghĩacông đức như thế? Vì kẻ y theo giáo phụng hành có thể được quả báo như thế. Bất khả tư nghịpháp thân, là thể. Được thể mới có thể khởi dụng, chứng đắc pháp thân thì báo, hóa thân tự hiển ra, nên chỉ nói bất khả tư nghị đã đủ, chẳng cần nói bất khả xưng lượng v.v...Huống chi lại gồm nói rõ bổn nghĩa của đạo ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt, lại càng chẳng thể xen vào lời khác. 3) Để hiển công đức kinh nầy và công đức của người trì kinh nầy là vô thượng vô đẳng, chẳng phải phàm tình có thể dòm được, chẳng phải ngôn ngữ có thể nói ra được, nên tuy chỉ nói bất khả tư nghị, mà đã thu nhiếp luôn nghĩa bất khả xưng lượng vô biên ở trong đó! Thiệt là hết sức hay khéo.

HẾT CUỐN THỨ BA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14644)
Thuở đó đức Phật đang ngự tại rừng Ta-la-song-thọ, ở ngoại ô thành Câu-thi-na, thuộc lãnh thổ trị vì của bộ tộc Lực-sĩ.
(Xem: 11697)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(Xem: 12645)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(Xem: 10186)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 11951)
Đây là kinh Pháp Quán Phạm Chí. Khung cảnh dựng lên cho kinh cũng giống như khung cảnh của kinh thứ mười một...
(Xem: 15161)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, kinh văn số 1680, luận tập bộ toàn. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 10953)
Một thời, đức Bhagavat trú tại Vārāṇasi, nơi xứ Ṛṣipatana, trong rừng Mṛgadāva. Bấy giờ, đức Thế Tôn nói:
(Xem: 10397)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32, luận tập bộ toàn, kinh văn 1671; HT Thích Như Điển dịch sang tiếng Việt.
(Xem: 12351)
Kinh Bát Đại Nhân Giác này của Đại Sư An Thế Cao từ nước An Tức sang Trung Quốc vào thời Hậu Hán (năm 132-167 sau công nguyên) soạn dịch.
(Xem: 16283)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(Xem: 14141)
Tôi được nghe như vầy: một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Isipatana gần Bénarès. Lúc bấy giờ...
(Xem: 11650)
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật.
(Xem: 14649)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(Xem: 11911)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(Xem: 16693)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(Xem: 11482)
Tôi nghe như vầy. Có một lúc, Đức Phật đã sống ở gần Xá Vệ (Savatthi) trong Khu Rừng Kỳ Đà (Jeta Wood) ở tu viện Cấp Cô Độc
(Xem: 12630)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 11243)
Thưa Tôn giả Gotama, những ngày về trước, những ngày về trước nữa, rất nhiều Sa-môn, Bà-la-môn là du sĩ ngoại đạo ngồi...
(Xem: 11935)
Lời dạy của Đức Phật được kiết tập thành kinh điển và bảo lưu trong nhiều truyền thốngbộ phái Phật giáo.
(Xem: 51775)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 15338)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ...
(Xem: 13865)
Nếu thấy thân người nữ Cùng với vẻ diễm kiều Người ngu không biết rõ Vọng sinh ý dâm nhiễm.
(Xem: 11358)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1691. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 13078)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời.
(Xem: 12668)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một.
(Xem: 13110)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá...
(Xem: 17740)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1686. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12354)
Tỉnh giác từ ngủ say Nên hoan hỷ tư duy Lắng nghe điều Ta nói Soạn tập lời Phật dạy
(Xem: 12522)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(Xem: 54050)
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
(Xem: 14286)
Khi ấy, đức Thế Tôn ở trong Xá-vệ đại thành bộ hành, để khất thực[32]; dùng cơm xong, việc thọ thực hoàn tất, từ bỏ việc khất thực ở phía sau (quay về bổn xứ).
(Xem: 9850)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 13715)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1644 - HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 57636)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1679 - Pháp Thiên dịch Phạn ra Hán, HT Thích Như Điển dịch Hán ra Việt
(Xem: 14358)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 19983)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 13624)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 15291)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(Xem: 17368)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(Xem: 13221)
Lành thay, Thế Tôn! Nay xin vì con mà nói vắn tắt pháp yếu. Sau khi nghe pháp, con sẽ ở một mình nơi chỗ vắng, tu tập không buông lung.
(Xem: 11829)
Hãy bứng gốc và buông bỏ tất cả các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức – nghĩa là hãy bứng gốc và buông bỏ toàn bộ thế giới trong và ngoài mà ...
(Xem: 13383)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(Xem: 14560)
Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo.
(Xem: 12370)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(Xem: 12051)
Thiền-Đà-Ca vương phải nên biết, Sinh tử khổ não, nhiều lỗi lầm, Trọn bị vô minh che, ngăn ngại, Ta nay vì họ hưng lợi ích.
(Xem: 11964)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(Xem: 13179)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(Xem: 12417)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(Xem: 13538)
Này các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt.
(Xem: 13234)
Tôi nghe như vầy: Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo Thượng tọa trú ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-xá-di[2].
(Xem: 25389)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 12102)
Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si.
(Xem: 14424)
Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.
(Xem: 11748)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền
(Xem: 41949)
Bản dịch Việt ngữ từ bản chữ Hán năm 1898 Chùa Xiển Pháp tại thôn An Trạch, Tỉnh Hà Nội...
(Xem: 28178)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(Xem: 38587)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 14620)
Tây Thiên dịch kinh Tam tạng, Triều tán Đại phu, Thí Hồng Lư khanh, Truyền pháp Đại sư, Thần Thí Hộ phụng chiếu dịch; Phước Nguyên dịch Việt và chú.
(Xem: 12594)
đệ tử Phật, ngày cũng như đêm, thường xuyên chí thành, hết lòng trì tụng, quán niệm khắc ghi, tám điều giác ngộ, của bậc Đại nhân.
(Xem: 16120)
Sau khi Ta diệt độ nhập Niết-Bàn, hãy tự thắp đuốc lên mà đi; thắp lên với chính pháp, đừng thắp lên với pháp nào khác; hãy nương tựa với chính mình, đừng nương tựa với một pháp nào khác
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant