Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

8- Chương Biện Âm

05 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 6118)
8- Chương Biện Âm

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC KINH LƯỢC GỈAI
Dịch giả: HT. Thích Giải Năng
Nhà xuất bản: Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006

II. QUYẾT TRẠCH SÂU XA

BÀI THỨ CHÍN

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank



DỊCH NGHĨA

8- CHƯƠNG BIỆN ÂM

b2- Pháp môn phức tạp

c1- Lời thỉnh

Khi ấy, ở trong đại chúng, ngài Biện Âm Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, đi quanh bên hữu ba vòng, quỳ dài chắp taybạch Phật rằng: “Đại bi Thế Tôn ! Pháp môn như thế, thật là hy hữu ! Nhưng thưa Thế Tôn ! Các phương tiện này, tất cả Bồ-tát đối với Quán môn Viên giác, có mấy loại tu tập? Mong Phật vì các đại chúngchúng sanh đời mạt, phương tiện khai thị, khiến ngộ thật tướng”.

Hỏi lời ấy rồi năm vóc gieo xuống đất, lập đi lập lại như vậy ba lần.

c2- Lời hứa

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo ngài Biện Âm Bồ-tát rằng: “Quý thay ! Quý thay ! Này Thiện nam tử ! Như các ông mới có thể vì các đại chúngchúng sanh đời mạt hỏi việc tu tập như vậy ở nơi Như Lai. Ông nay nghe kỹ, Ta sẽ vì ông mà nói”.

Khi ấy, ngài Biện Âm Bồ-tát vui mừng vâng lời dạy bảo cùng các đại chúng yên lặng mà nghe.

c3- Lời đáp

d1- Nêu chung

Này Thiện nam tử ! Viên giác thanh tịnh của tất cả Như Lai, vốn không tu tập và người tu tập, tất cả Bồ-tát và chúng sanh đời mạt, y nơi sức huyễn chưa giác tu tập, bây giờ lại có hai mươi lăm thứ định luân thanh tịnh:

d2- Nói riêng

e1- Tu riêng

1- Nếu các Bồ-tát duy thủ cực tịnh (vắng lặng cùng cực), do vì sức tịnh, phiền não dứt hẳn, rốt ráo thành tựu, chẳng rời chỗ ngồi, liền vào Niết-bàn. Vị Bồ-tát này gọi là RIÊNG TU XA MA THA.

2- Nếu các Bồ-tát duy quán như huyễn, vì nhờ Phật lực, biến hóa thế giới, các thứ tác dụng, làm đủ diệu hạnh thanh tịnh Bồ-tát, đối với Đà-la-ni chẳng mất Tịch niệm và các Tịnh huệ. Vị Bồ-tát này gọi là RIÊNG TU TAM MA BÁT ĐEÀ.

3- Nếu các Bồ-tát duy diệt các huyễn, chẳng thủ tác dụng, riêng đoạn phiền não, phiền não đoạn hết, lần chứng thật tướng. Vị Bồ-tát này gọi là RIÊNG TU THIỀN NA.

e2- Tu xen

f1- Tu xen dùng CHỈ làm đầu

4- Nếu các Bồ-tát, trước giữ chí tịnh (rất vắng) dùng tâm tịnh huệ chiếu các pháp huyễn, liền ở trong ấy khởi hạnh Bồ-tát. Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU XA MA THA SAU TU TAM MA BÁT ĐỀ.

5- Nếu các Bồ-tát, vì dùng tịnh huệ chứng tánh chí tịnh, bèn đoạn phiền não, ra hẳn sanh tử. Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU XA MA THA SAU TU THIỀN NA.

6- Nếu các Bồ-tát, dùng huệ tịch tịnh (vắng lặng) lại hiện sức huyễn, các thứ biến hóa, độ các chúng sanh, sau đoạn phiền não mà vào tịch diệt. Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU XA MA THA GIỮA TU TAM MA BÁT ĐỀ SAU TU THIỀN NA.

7- Nếu các Bồ-tát, dùng sức chí tịnh (rất vắng) đoạn phiền não rồi, sau khởi Diệu hạnh thanh tịnh Bồ-tát độ các chúng sanh. Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU XA MA THA GIỮA TU THIỀN NA SAU TU TAM MA BÁT ĐỀ.

8- Nếu các Bồ-tát dùng sức chí tịnh (rất vắng) tâm đoạn phiền não, lại độ chúng sanh, kiến lập thế giới. Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU XA MA THA ĐỒNG TU TAM MA BÁT ĐỀ VÀ THIỀN NA.

9- Nếu các Bồ-tát, dùng sức chí tịnh (rất vắng) giúp phát biến hóa, sau đoạn phiền não. Vị Bồ-tát này gọi là ĐỒNG TU XA MA THATAM MA BÁT ĐỀ SAU TU THIỀN NA.

10- Nếu các Bồ-tát, dùng sức chí tịnh (rất vắng) giúp cho lặng dứt, sau khởi tác dụng, biến hóa thế giới. Vị Bồ-tát này gọi là ĐỒNG TU XA MA THATHIỀN NA SAU TU TAM MA BÁT ĐỀ.

f2- Tu xen dùng QUÁN làm đầu

11- Nếu các Bồ-tát, dùng sức biến hóa mỗi mỗi tùy thuận, mà thủ chí tịnh (rất vắng). Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU TAM MA BÁT ĐỀ SAU TU XA MA THA.

12- Nếu các Bồ-tát, dùng sức biến hóa các thứ cảnh giới mà thủ lặng dứt (Tịch diệt). Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU TAM MA BÁT ĐỀ SAU TU THIỀN NA.

13- Nếu các Bồ-tát, dùng sức biến hóalàm Phật sự, an trụ tịch tịnh (vắng lặng) mà dứt phiền não. Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU TAM MA BÁT ĐỀ GIỮA TU XA MA THA SAU TU THIỀN NA.

14- Nếu các Bồ-tát, dùng sức biến hóa, vì khởi được tác dụng vô ngại đoạn các phiền não, rồi lại an trụ trong cảnh chí tịnh (vắng lặng). Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU TAM MA BÁT ĐỀ GIỮA TU THIỀN NA SAU TU XA MA THA.

15- Nếu các Bồ-tát, dùng tác dụng phương tiện của sức biến hóa; tùy thuận cả hai: Chí tịnh và tịch diệt. Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU TAM MA BÁT ĐỀ ĐỒNG TU XA MA THA, THIỀN NA.

16- Nếu các Bồ-tát, dùng các thứ khởi dụng của sức biến hóa, giúp cho chí tịnh, sau đoạn phiền não. Vị Bồ-tát này gọi là ĐỒNG TU TAM MA BÁT ĐỀ VÀ XA MA THA SAU TU THIỀN NA.

17- Nếu các Bồ-tát, dùng sức biến hóa, giúp cho lặng dứt, sau trụ Tịnh lự Vô tác thanh tịnh. Vị Bồ-tát này gọi là ĐỒNG TU TAM MA BÁT ĐỀ, THIỀN NA SAU TU XA MA THA.

f3- Tu xen dùng Thiền-na làm đầu

18- Nếu các Bồ-tát, dùng sức lặng dứt mà khởi chí tịnh (rất vắng), trụ nơi thanh tịnh. Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU THIỀN NA SAU TU XA MA THA.

19- Nếu các Bồ-tát, dùng sức lặng dứt mà khởi tác dụng. Ở tất cả cảnh vẫn có công dụng lặng dứt tùy thuận. Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU THIỀN NA SAU TU TAM MA BÁT ĐEÀ.

20- Nếu các Bồ-tát, dùng các thứ tự tánh của sức lặng dứt, an nơi Tịnh lự mà khởi biến hóa. Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU THIỀN NA GIỮA TU XA MA THA SAU TU TAM MA BÁT ĐỀ.

21- Nếu các Bồ-tát, dùng tự tánh vô tác của lặng dứt, khởi ra tác dụng cảnh giới thanh tịnh, trở về Tịnh lự. Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU THIỀN NA GIỮA TU TAM MA BÁT ĐỀ SAU TU XA MA THA.

22- Nếu các Bồ-tát, dùng các thứ thanh tịnh của sức lặng dứt, rồi trụ Tịnh lự khởi ra biến hóa. Vị Bồ-tát này gọi là TRƯỚC TU THIỀN NA, ĐỒNG TU XA MA THATAM MA BÁT ĐỀ.

23- Nếu các Bồ-tát, dùng sức lặng dứt giúp cho chí tịnh, rồi khởi biến hóa. Vị Bồ-tát này gọi là ĐỒNG TU THIỀN NA VÀ XA MA THA SAU TU TAM MA BÁT ĐỀ.

24- Nếu các Bồ-tát, dùng sức lặng dứt giúp cho biến hóa rồi khởi chí tịnh, cảnh huệ trong sáng. Vị Bồ-tát này gọi là ĐỒNG TU THIỀN NA VÀ TAM MA BÁT ĐỀ, SAU TU XA THA MA.

e3- Tu trọn

25- Nếu các Bồ-tát, dùng huệ Viên giác, viên hiệp tất cả, đối với các pháp TÁNH TƯỚNG không rời giác tánh. Vị Bồ-tát này gọi là TU TRỌN BA THỨ TỰ TÁNH, TÙY THUẬN MỘT CÁCH THANH TỊNH.

d3- Kết chỉ phương pháp y luân tu tập

Này Thiện nam tử ! Đây là hai mươi lăm luân của Bồ-tát, tất cả Bồ-tát đều phải tu hành như vậy. Nếu các Bồ-tát và chúng sanh đời mạt, y theo luân này, phải trì phạm hạnh, vắng lặng tư duy, ai cầu sám hối qua hai mươi mốt ngày (21 ngày), đối với hai mươi lăm luân thảy đều ghi rõ tên ra, hết lòng ai cầu, tùy tay gói lấy; y gói mở xem, liền biết ĐỐÂN, TIỆM. Còn chút nghi hối thì không thành tựu.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này, nên nói kệ rằng:

Biện Âm ông nên biết !

Tất cả các Bồ-tát,

Huệ thanh tịnh không ngại,

Đều y Thiền định sanh:

Ấy là: Xa-ma-tha,

Tam-ma-đề, Thiền-na,

Đốn, Tiệm tu ba pháp,

Có hai mươi lăm loại,

Mười phương các Như Lai.

Người ba đời tu tập,

Đâu chẳng nhân pháp này,

Mà được thành Giác đạo,

Duy trừ người Đốn giác,

Với pháp không tùy thuận,

Tất cả các Bồ-tát,

chúng sanh đời mạt,

Thường phải theo luân này,

Tùy thuận siêng tu tập,

Nhờ sức Đại bi Phật,

Mau chứng được Niết-bàn.

CHÚ THÍCH

Định luân: Luân là bánh xe lăn, có ý nghĩa nghiền nát. Do vì tu định mà tâm được thanh tịnh, Giác tánh được hiển bày. Vì Giác tánh vốn không tạp nhiễm, nên có thể chuyển được vạn pháptiêu trừ các huyễn. Nói một cách khác: ĐỊNH là bánh xe nghiền nát vọng hoặc phiền não, làm cho tâm thể vắng lặng, nên gọi là Định luân.

Tu riêng: Tu riêng từng pháp một: Hoặc chỉ tu Xa-ma-tha, hoặc chỉ tu Tam-ma-bát-đề, hoặc chỉ tu Thiền-na.

Tịch niệm: Ý niệm tịch diệt của Thiền-na.

Tịnh huệ: Trí huệ yên lặng của Xa-ma-tha.

Tu xen: Tu xen lộn cả ba pháp: Hoặc trước, hoặc giữa, hoặc sau, hoặc đồng.

An trụ: Ở yên tại một chỗ.

Tu trọn: Đồng thời tu trọn cả ba pháp.

ĐẠI Ý

Chương này là nói về các pháp tu tập, có chia làm hai mươi lăm thứ định luân, hai mươi lăm thứ này là do từ nơi ba pháp: Xa-ma-tha, Tam-ma-bát-đề và Thiền-na, hoặc riêng, hoặc xen mà thành lập.

LƯỢC GIẢI

Chương trước đã thâu gọn các pháp tu hành đem về ba thứ pháp môn tên là: CHỈ, QUÁN và THIỀN NA, còn chương này chỉ tiếp theo ý trước nói: “Các thứ phương tiện tất cả dị đồng ([1]) đều y nơi ba thứ sự nghiệp như thế” để thuyết minh 25 thứ ĐỊNH LUÂN. Mặc dù gồm nói tất cả các sự tu tập RIÊNG và CHUNG mà kỳ thật chính là nói đến sự “biến hóa, ly hiệp” ở nơi ba pháp.

Ngài Biện Âm vì có khả năng khéo léo phân biệt sự sai khác về pháp âm, nên liền nương ý này mà phát lời thưa hỏi.

Phần c1, câu: “Các phương tiện này” là chỉ cho ba thứ pháp môn. Câu: “Có mấy loại tu tập” là muốn hỏi rõ y nơi ba thứ pháp môn mà rốt lại mọi người phải tu một môn hay tu cả ba môn? Hoặc tu có trước sau hay phải tu đồng thời? “Thật tướng” là tướng chơn thật của tất cả các pháp bản lai như thế.

Tóm lại: Ý ở lời hỏi là chuyên về phương thức tu tập.

Trong lời đáp, đoạn d1 ý nói rằng: Tất cả phương tiện tu tập tiệm thứ, đều đứng trên lập trường “huyễn chưa dứt hẳn, chướng chưa đoạn hết” mà nói, chứ không phải y cứ trên “căn bản tâm Viên giác thanh tịnh” mà có sự tu tập. Đây là điểm cốt yếu cần phải hiểu rõ để khỏi sai lệch bản ý của Kinh.

Vì thế, nên trong đoạn này, trước nói rằng: “Viên giác thanh tịnh của tất cả Như Lai vốn không tu tập và người tu tập”. Tức là Viên giác thanh tịnh, đứng trên cương vị căn bản, không có người Năng tu và pháp Sở tu. Chúng ta trước phải rõ được nghĩa ấy, sau mới nói đến sự tu tập y nơi dụng công huyễn hóa của Bồ-tát và chúng sanh. Nếu Viên giác đã viên mãn thì không có sức huyễn tu tập nào đáng nói.

Chữ “BẤY GIỜ” ở đoạn này là chỉ cho khi chưa giác. Những thứ huyễn lực dùng để tu tập gồm có 25 phương thức.

Nói: “Thanh tịnh định luân” ngoài những ý nghĩa thông thường: ĐỊNH là chỉ cho ba thứ định, LUÂN là biến hóa ly hiệp thay nhau luân chuyển để tu tập, lại còn có một ý nghĩa nữa: ĐỊNH là quyết định; LUÂN là nghiền nát. Nghĩa là 25 thứ pháp môn này đều quyết định nghiền nát hết HAI CHƯỚNG, đưa đến quả vị Bồ-đề, Niết-bàn, nên gọi là “ĐỊNH LUÂN THANH TỊNH”.

Trong đoạn e2 là riêng nói 25 thứ Định luân thanh tịnh. Hai mươi lăm thứ Định luân này y cứ trên ba thứ pháp môn ở chương trước mà chỉ bày phương thức tu tập RIÊNG và CHUNG. Trong đoạn c2 là nói về phương thức tu RIÊNG.

1- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát riêng thủ cực tịnh… đến …riêng tu Xa-ma-tha” là nói về riêng tu CHỈ.

Người tu CHỈ, lấy sự yên lặng làm hạnh, nên nói rằng: “Duy thủ cực tịnh” tức là TỊNH QUÁN. Nói: “Duy thủ cực tịnh” chính là hiển bày cái nghĩa RIÊNG TU CHỈ (Xa-ma-tha). “Duy thủ” có nghĩa là RIÊNG TU, tức là không y nơi các pháp khác: Tam-ma-bát-đề và Thiền-na, cũng không y nơi: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, và Địa, Thủy Hỏa, Phong. CỰC TỊNH là yên lặng đến cùng cực, tức là phải DỨT TƯỞNG, NGƯNG THẦN làm cho yên lặng đến cùng mức thì phiền não không do đâu mà phát sanh. Đây chỉ dùng sức yên lặng cực mạnh để làm cho phiền não dứt hẳn, nên nói rằng: “DO VÌ SỨC TỊNH PHIỀN NÃO DỨT HẲN”. Vì phiền não dứt hẳn, liền được giác thể viên minh, tức chướng hết giác tròn, nên nói rằng: “RỐT RÁO THÀNH TỰU”. Nhờ đó thẳng vượt Phật quả, nên nói rằng “CHẲNG RỜI CHỖ NGỒI LIỀN VÀO NIẾT BÀN”.

Đây chỉ là một môn thâm nhập mà đến được chỗ cứu cánh. Môn này nếu thành tựu, thì hai môn kia cũng thành tựu, tức là một đoạn tất cả đoạn, một chứng tất cả chứng. Nhưng vì căn tánh chúng sanh ưa muốn khác nhau, chỗ gọi là “sức huyễn chưa giác”, nên phải có sự dị đồng y nơi ba pháp mà biến hóa ly hiệp đấy thôi.

Pháp tu này, ngài Duy Thác đời Đường gọi là: Trừng hồn tức dụng quán.

2- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát duy quán như huyễn… đến …riêng tu Tam-ma-bát-đề” là nói về riêng tu QUÁN.

Người tu quán này dùng sự khởi huyễn làm hạnh, tức là không thủ Tịch diệt (Thiền-na) cũng không thủ Chí định (Xa-ma-tha), nên nói rằng: “DUY QUÁN NHƯ HUYỄN”, tức là Huyễn quán vậy. Trong khi tu quán, Bồ-tát quán thế giới, chúng sanh v.v… đều như huyễn hóa. Chẳng khác nào người huyễn thuật biến hóa ra người và vật…

Phải biết pháp quán như huyễn này, chư Phật đã tu hành thành tựu, này Bồ-tát y theo pháp của chư Phật đã tu hành mà tu thành đó, nên nói rằng “vì nhờ Phật lực”. Bấy giờ Bồ-tát muốn độ chúng sanh như huyễn kia, lại phải quay về pháp HUYỄN QUÁN “vì nhờ Phật lực” này, mới có thể tùy thuận chúng sanh như huyễn, biến hóa thế giới như huyễn cho đến khởi ra các thứ tác dụng như huyễn, nên nói rằng: “BIẾN HÓA THẾ GIỚI, KHỞI CÁC TÁC DỤNG”. “Biến hóa thế giới”, như Ta-bà biến làm Tịnh độ, địa ngục biến làm thiên cung; “khởi các tác dụng” là tùy cơ hóa đạo. Bồ-tát tuy quán tất cả thế giới đều đồng huyễn hóa, rõ không thật tánh, mà vẫn thường làm Phật sự như huyễn, độ chúng sanh như huyễn, nên nói rằng: “Làm đủ Diệu hạnh Bồ-tát”. “HẠNH” ở đây được gọi là “DIỆU”, vì nó không bị trở ngại, như riêng tu “Quán hạnh” mà đối với Đà-la-ni không mất TỊCH NIỆM (Xa-ma-tha) và các TỊNH HUỆ (Thiền-na).

Trong đây, từ ngữ “Đà-la-ni” chuyển chỉ cho Viên giác, chính là ở chương Văn Thù nói: “CÓ MÔN ĐÀ LA NI GỌI LÀ VIÊN GIÁC”.

Bởi vì 25 loại Quán luân đều y nơi sức huyễn chưa chứng Viên giác để tu tập, nay nhân huyễn quán công phu thành tựu mà Diệu tánh Viên giác toàn thể hiển bày, nên nói rằng “Đối với ĐÀ LA NI”. Nói: “ĐỐI VỚI ĐÀ LA NI” chính là hiển bày cái nghĩa của “Diệu tâm Viên giác, tổng trì tất cả pháp và lại Viên cai (bao gồm) Tam quán” vậy. Đã Viên cai Tam quán thì dầu không tu Xa-ma-tha (chỉ) cũng không mất TỊCH NIỆM, không tu Thiền-na cũng không mất TỊNH HUỆ.

Chương này hỏi: “Đối với Viên giác có mấy loại tu tập”, nên Phật đáp: “Có 25 luân đều là tu tập ở nơi Viên giác”. Nay đây đối với “Đà-la-ni” tức là đối với “Viên giác” chỉ là TỪ khác mà NGHĨA đồng.

TỊNH HUỆ là công phu tu Thiền-na, TỊCH NIỆMcông phu tu Chỉ (Xa-ma-tha). Bồ-tát tuy quán Như huyễn, làm đủ Diệu hạnh, mà đối với Viên giác chẳng mất công phu của hai pháp tu kia, cho thấy: Chỉ một môn thâm nhập mà vẫn trọn đủ ba pháp. Do đó ta có thể biết Tam quán chẳng rời nhứt tâm.

Pháp tu này ngài Duy Thác đời Đường gọi là: Bào đinh tứ nhẫn quán.

3- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát duy diệt các huyễn… đến …riêng tu Thiền-na” là nói riêng tu “CHỈ QUÁN BẤT NHỊ”.

Người tu Thiền-na dùng sự “chẳng thủ” làm công phu (Tịnh Huyễn song vong). TƯỚNG LẶNG (Tịnh quán) và “Huyễn hóa” (huyễn quán) cả hai đều không thủ, tức không có sở y. Không có sở y chính là y nơi VÔ TƯỚNG CHƠN NHƯ (Tịch diệt = Lặng dứt) mà thôi. Người tu pháp này đã y nơi VÔ TƯỚNG CHƠN NHƯ (tịch diệt) là cốt ở chỗ chỉ diệt trừ huyễn pháp vô minh tức là chỉ dùng sức lặng dứt (Tịch diệt) để diệt trừ các huyễn pháp, nên nói rằng “Duy diệt các huyễn” và cũng không thủ các thứ tác dụng biến hóa của Huyễn quán (Tam-ma-bát-đề), nên nói rằng: “Chẳng thủ tác dụng”. Vì vậy Bồ-tát chỉ dùng tánh Tịch diệt (lặng dứt) để tự đoạn phiền não, nên nói rằng: “Riêng đoạn phiền não”. Đến chừng phiền não đoạn hết, chơn lý mới hiện, chơn lý đã hiện, Thật tướng hiển bày. Ấy là Viên giác chơn tâm khế hợp, nên nói rằng: “Phiền não đoạn hết, liền chứng THẬT TƯỚNG”. Thật tướng ở đây chính là Viên giác chơn tâm vậy.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Trình âm xuất ngại quán.

Tóm tắt ba loại định trên như sau:

1- XA MA THA: Dịch là TÁC CHỈ, thuộc về TỊNH HẠNH. Tịnh hạnh an tâm nơi VÔ VI thuộc về TỊNH QUÁN.

2- TAM MA BÁT ĐỀ: Dịch là TÁC QUÁN thuộc về HUYỄN HẠNH. Huyễn hạnh tu về HỮU VI, thuộc về HUYỄN QUÁN.

3- THIỀN NA: Dịch là TÁC TƯ DUY, thuộc về TỊCH HẠNH. Tịch hạnh thì TỊNH HUYỄN SONG VONG, tức là CHỈ QUÁN BẤT NHỊ, thuộc về TỊCH QUÁN. 

Đoạn e2 là nói về pháp tu xen, trong đoạn này có chia làm ba phần: 

- Dùng CHỈ làm đầu.

- Dùng QUÁN làm đầu.

- Dùng THIỀN NA làm đầu.

Đoạn f1 là nói về pháp tu xen dùng CHỈ làm đầu.

4- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát, trước thủ chí tịnh… đến …trước tu Xa-ma-tha sau tu Tam-ma-bát-đề” là nói trước tu CHỈ sau tu QUÁN.

Người tu pháp này dùng tâm Tịnh giác, trước thủ CHÍ TỊNH, lấy TỊNH làm hạnh, tức là tu CHỈ. TỊNH đến cùng tột thì HUỆ được phát sanh; do nơi Tịnh huệ này (TỊNH HUỆ: Trí huệ do tu CHỈ, tâm được yên lặng mà phát sanh ra huệ), lại khởi ra QUÁN HẠNH NHƯ HUYỄN, chiếu các thế giớichúng sanh thảy đều như huyễn, ấy là tu về Huyễn quán, nên nói rằng: “CHIẾU CÁC PHÁP HUYỄN”. Theo đó liền khởi ra các Hạnh: “Biến hiện thế giới, khởi các tác dụng”, thượng cầu hạ hóa để cho tròn đầy Diệu hạnh thanh tịnh của Bồ-tát, nên nói rằng: “LIỀN Ở TRONG ẤY KHỞI HẠNH BỒ TÁT”.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là: Vận chu kiêm tế quán

5- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát, vì dùng Tịnh huệ… đến …trước tu Xa-ma-tha sau tu Thiền-na” là nói trước tu CHỈ sau tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ.

Theo như đoạn này thì cũng phải y như các đoạn trước thêm một câu: “Tiên thủ chí tịnh” để nêu lên ý nghĩa tu CHỈ, nhưng vì người kiết tập ngại phiền, nên bớt, chỉ dùng hai chữ “TỊNH HUỆ” để nêu lên cái kết quả của sự tu CHỈ. “Sức chí tịnh” là biểu thị công phu tu CHỈ. “Tánh chí tịnh” là kết quả của việc tu CHỈ. Tu CHỈ thì dùng TỊNH mà TỊNH đến cùng cực thì thành TỊCH. Vậy TÁNH CHÍ TỊNH là biểu thị cho công phu THIỀN NA.

Tịnh huệ tức là Trí huệ do giữ sự yên lặng trong tâm để tu CHỈ mà phát ra, rồi dùng sức TỊNH HUỆ này thẳng chứng TÁNH CHÍ TỊNH, tức là do thủ Tướng lặng trên GIÁC TÂM mà phát sanh ra sức Tịnh huệ (công phu tu CHỈ) để chứng Tánh lặng trên TÂM VIÊN GIÁC (công phu Thiền-na).

Phiền não là nhân sanh tử, phiền não dứt thì sanh tử có thể ra khỏi. Người tu pháp này khi chứng GIÁC TÁNH rồi, liền từ đó đoạn phiền não, ra hẳn sanh tử để khế hợp với tánh VÔ SANH TỊCH DIỆT.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Trạm hải trừng không quán.

6- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát, dùng huệ Tịch tịnh… đến …giữa tu Tam-ma-bát-đề sau tu Thiền-na” là nói trước tu CHỈ giữa tu QUÁN sau tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ.

Huệ tịch tịnh (vắng lặng) là công phu tu CHỈ (Xa-ma-tha). Đã TỊNH (vắng) mà còn TỊCH (lặng) là ý nói cùng cực của TỊNH. TỊNH có cùng cực mới sanh ra HUỆ, đó chính là cái nghĩa trước tu Xa-ma-tha (CHỈ), vì Huệ này từ Xa-ma-tha (CHỈ) mà được. Sức huyễn là công phu tu QUÁN (Tam-ma-bát-đề). Khi được Huệ tịch tịnh (vắng lặng) rồi, lại dùng nó chiếu các pháp huyễn và từ trên tánh Giác tâm hiện khởi ra sức biến hóa độ các chúng sanh, nên nói rằng: “LẠI HIỆN SỨC HUYỄN, CÁC THỨ BIẾN HÓA ĐỘ CÁC CHÚNG SANH”, để hiển bày cái nghĩa “Giữa tu QUÁN” (Tam-ma-bát-đề). Vì “Các thứ biến hóa” từ trong Tam-ma-bát-đề mà được. Nhưng đã làm “Các thứ biến hóa” thì chưa khỏi đem thân dấn vào trần tục, vẫn còn sợ chúng sanh làm lụy, nên sau lại phải nhứt quyết đoạn phiền não để vào Tịch diệt (lặng dứt).

Tịch diệt (lặng dứt) là công phu Thiền-na. Tu Thiền-na là cốt đoạn phiền não, nên nói rằng: “SAU ĐOẠN PHIỀN NÃO MÀ VÀO TỊCH DIỆT”, chính là tu Thiền-na vậy.

Tóm lại “dùng huệ tịch tịnh lại hiện ra sức huyễn” là từ sức tu CHỈ mà tiến lên tu QUÁN, rồi hiện ra sức QUÁN NHƯ HUYỄN, nên có thể khởi ra tác dụng biến hóa độ sanh, cuối cùng vì e chúng sanh làm lụy, nên phải đoạn phiền não mà vào Tịch diệt (lặng dứt). 

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Thủ la tam mục quán.

7- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng sức chí tịnh… đến …trước tu Xa-ma-tha, giữa tu Thiền-na, sau tu Tam-ma-bát-đề” là nói trước tu CHỈ, giữa tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ, sau tu QUÁN.

Nói: “Dùng sức chí tịnh (rất vắng)” tức là trước tu CHỈ (Xa-ma-tha). Do vì tu TỊNH QUÁN (CHỈ) thành tựu mới được sức CHÍ TỊNH, nhưng vẫn còn dùng sức CHÍ TỊNH này để khởi tâm đoạn phiền não, tức là TỊNH LỰ, nghĩa là trong TỊNH chuyển khởi ra Huệ TƯ LỰ, đó là “Giữa tu THIỀN NA”. Khi đoạn phiền não rồi, tức là TỊCH QUÁN thành tựu, TỊCH QUÁN thành tựu mới có thể dự phần thành Phật, bấy giờ không nỡ bỏ chúng sanh trôi lăn sanh tử, lại phải trẩy chiếc từ chu, hiện ra các thứ thần biến, tu tập “Diệu hạnh thanh tịnh Bồ-tát, độ các chúng sanh như huyễn”, ấy là sau tu QUÁN (Tam-ma-bát-đề).

Tóm lại “Dùng sức CHÍ TỊNH của CHỈ để tiến lên tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ mà đoạn phiền não, phiền não đã đoạn, thì buông tay nhập trần vẫn được tự tại vô ngại, không còn phải sợ bị nhiễm trước. Vì thế sau khởi ra Diệu hạnh độ các chúng sanh”.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Tam điểm tề tu quán.

8- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát, dùng sức chí tịnh… đến …trước tu Xa-ma-tha đồng tu Tam-ma-bát-đề và Thiền-na” là nói trước tu CHỈ đồng tu QUÁNCHỈ QUÁN BẤT NHỊ.

“Dùng sức CHÍ TỊNH” tức là trước tu Xa-ma-tha (CHỈ) để tự lợi, nhưng vì phiền não chưa đoạn, nếu chỉ lo hóa độ chúng sanh, thì sợ bị chúng sanh đồng hóa, nên phải tu Thiền-na để đoạn phiền não hầu đi rốt con đường tự lợi, đồng thời cũng ra hóa độ chúng sanh, kiến lập thế giới để hoàn tất công hạnh lợi tha, thực hành đạo Bồ-tát. Nói “TÂM ĐOẠN PHIỀN NÃO” đã chứng tỏ: Người có chí quyết đoạn và cũng chính là đương đoạn mà chưa đoạn hết.

Tóm lại: Trước tu CHỈ lo tự lợi sau tu QUÁNTHIỀN NA để vừa tự lợi lại vừa lợi tha, tức là vừa đoạn phiền não vừa hóa độ chúng sanh, kiến lập thế giới, thực hành đạo Bồ-tát.

Pháp tu này ngài Đường Duy Thác gọi là Phẩm tự đơn song quán.

9- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng sức chí tịnh giúp phát biến hóa… đến …đồng tu Xa-ma-tha và Tam-ma-bát-đề sau tu Thiền-na” là nói đồng tu CHỈ và QUÁN sau tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ.

Người tu pháp này, trong khi tu CHỈ đồng thời dùng sức CHÍ TỊNH của CHỈ giúp cho sức biến hóa của QUÁN phát khởi để hóa độ chúng sanh tức là TỊNH HUYỄN SONG CHIẾU, NHỊ LỢI TỀ VẬN, nên nói rằng: “Dùng sức chí tịnh giúp phát biến hóa”. Ấy là vừa tu CHỈ (Xa-ma-tha) để lo phần tự lợi lại vừa tu QUÁN (Tam-ma-bát-đề) để khởi hạnh lợi tha, cuối cùng tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ (Thiền-na) để đoạn phiền não làm cho hai hạnh được viên mãn, ngõ hầu khế hợp trung đạo thành tựu Vô thượng Bồ-đề, nên nói rằng: “SAU ĐOẠN PHIỀN NÃO”.

Tóm lại: Trước dùng sức TỊNH của CHỈ làm động cơ thúc đẩy phát khởi tác dụng của QUÁN, ấy là CHỈ QUÁN song hành, TỰ THA kiêm lợi, sau đó tiến tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ để hoàn thành hai hạnh ở trước.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Song đầu độc túc quán.

10- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng sức chí tịnh… đến …đồng tu Xa-ma-tha và thiền-na sau tu Tam-ma-bát-đề” là nói trước tu CHỈ và CHỈ QUÁN BẤT NHỊ sau tu QUÁN.

Pháp tu này trước tự lợi, sau mới lợi tha. Người khởi tu bắt nguồn từ CHỈ (Xa-ma-tha) làm nhân rồi dùng sức CHÍ TỊNH của CHỈ để giúp cho quả TỊCH DIỆT của THIỀN NA được thành tựu. Nghĩa là đồng thời tu TỊNH mà cũng đồng thời DIỆT phiền não, khi TỊNH đến cùng cực thì phiền não cũng theo đó mà dứt. Vì TỊNH cực tức TỊCH, thiên trọng về ĐỊNH, phiền não dứt hết tức là DIỆT. Đã TỊCH mà còn DIỆT đó là THIỀN NA, thiên trọng về HUỆ. Chính là CHÍ TỊNH rồi đến TỊCH, đó là ĐỊNH LỰC giúp sanh HUỆ LỰC, bấy giờ TỊNH và TỊCH chẳng còn, trong khi ấy hành giả đã tự chứng rồi vậy. Nhưng chưa khởi dụng độ sanh, bây giờ muốn ra hóa độ chúng sanh để làm cho công hạnh tự lợi lợi tha được đầy đủ, khiến cho không còn ân hận điều gì, nên khởi tác dụng biến hóa thế giới.

Tóm lại: Sức TỊNH đã được rồi, tiếp theo dùng nó để đoạn phiền não, nhưng vẫn giữ tánh lặng dứt, tức CHỈTHIỀN NA gồm tu, nên nói rằng: “DÙNG SỨC CHÍ TỊNH, GIÚP CHO LẶNG DỨT”. Sau đó tiến lên tu QUÁN, khởi ra Diệu hạnh Bồ-tát, nên nói rằng: “SAU KHỞI TÁC DỤNG BIẾN HÓA THẾ GIỚI”.

Pháp tu này ngài Đường Duy Thác gọi là Quả lạc hoa phu quán.

Đến đây là hết phần tu xen dùng CHỈ làm đầu, tiếp theo là phần f2 nói về pháp tu xen dùng QUÁN làm đầu.

11- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng sức biến hóa, các thứ tùy thuận… đến …trước tu Tam-ma-bát-đề sau tu Xa-ma-tha” là nói trước tu QUÁN sau tu CHỈ.

Người tu pháp này, trước dùng sức biến hóa của HUYỄN QUÁN để theo căn tánh ưa muốn của mỗi mỗi chúng sanhtùy thuận hóa độ. Đó là trước tu QUÁN, nên nói rằng: “DÙNG SỨC BIẾN HÓA, MỖI MỖI TÙY THUẬN”. Nói “mỗi mỗi” là vì từng loại chúng sanh ưa muốn mỗi loại, mỗi loại không đồng, Bồ-tát vẫn theo sự ưa muốn đó mà “tùy thuận”. Mặc dù Bồ-tát tùy thuận chúng sanh để hóa độ, nhưng quán biết chúng sanh như huyễn, như hóa, nhờ vậy nên chẳng bị động tâm, đó là “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”, nên nói rằng: “MÀ THỦ CHÍ TỊNH”, tức là tiếp theo HUYỄN QUÁN mà nhập TỊNH QUÁN.

Tóm lại: Sức biến hóa là do tu QUÁN mà được thành tựu, khi thành tựu thì có thể khởi ra Diệu hạnh, rồi tùy thuận các thứ Diệu hạnh mà tiến lên giữ lấy CHÍ TỊNH của sự tu CHỈ, chính là trọn ngày độ sanh mà không thấy tướng độ sanh.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Tiên võ hậu văn quán.

12- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng sức biến hóa các thứ cảnh giới… đến …trước tu Tam-ma-bát-đề, sau tu Thiền-na” là nói trước tu QUÁN sau tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ.

Nói: “DÙNG SỨC BIẾN HÓA, LÀM CÁC THỨ CẢNH GIỚI, GIÁO HÓA CHÚNG SANH”. Đó là hiển bày cái nghĩa trước tu QUÁN đã thành tựu. Tu QUÁN thành tựu liền khởi ra Đại biKhinh an, hằng chẳng lạc vào “Trầm không trệ tịch”, vì sợ nhập trong cảnh giới Nhị thừa, nên liền tiến lên tu Thiền-na để đoạn phiền não, chứng thủ lấy tánh thể lặng dứt, nên nói rằng: “SAU TU CHỈ QUÁN BẤT NHỊ”.

Tóm lại: Sức biến hóa là do tu QUÁN mà được thành tựu, khi đã thành tựu thì khởi ra các thứ cảnh giới Như huyễn, rồi dùng nó tựu thành công hạnh độ sanh; kế đó tiến lên mà đoạn phiền não để thủ lấy tánh thể lặng dứt của Thiền-na.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Công thành thối chức quán.

13- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng sức biến hóa, làm các Phật sự… đến …trước tu Tam-ma-bát-đề giữa tu Xa-ma-tha sau tu Thiền-na” là nói trước tu QUÁN kế tu CHỈ sau tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ.

Dùng sức BIẾN HÓA, độ các chúng sanh, làm tất cả Phật sự là do tu QUÁN thành tựu. Tuy làm tất cả Phật sự mà tánh tự như như, an trụ trong cảnh vắng lặng (Tịch tịnh) đó là do tu CHỈ mà được BẤT ĐỘNG. Dù được BẤT ĐỘNG của CHỈ, nhưng vẫn nhậm vận đoạn các phiền não để khế nhập Trung đạo, đó là tiến tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ. Tức là từ trên sức BIẾN HÓA, an trụ trong cảnh vắng lặng, tiến lên mà đoạn phiền não.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Huyễn sư giải thuật quán.

14- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng sức biến hóa, khởi được tác dụng vô ngại… đến …trước tu Tam-ma-bát-đề giữa tu Thiền-na và sau tu Xa-ma-tha” là nói trước tu QUÁN giữa tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ sau tu CHỈ.

Bồ-tát tùy thuận chúng sanh hiện ra tác dụng vô ngại, đó là do tu QUÁN mà được thành tựu. Khi hiện ra tác dụng vô ngại hóa độ chúng sanh mà chẳng bị chúng sanh làm hệ lụy, lại tiến tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ, tất cả phiền não nhậm vận tự đoạn. Bấy giờ, dù công tựu mà chẳng muốn tựu, đạo thành mà chẳng muốn thành, lại quay về an tâm trong cảnh vô vi của CHỈ, nên nói rằng: Rồi lại an trụ trong cảnh CHÍ TỊNH, đó là tu CHỈ.

Tóm lại: Sức biến hóa là do tu QUÁN mà được thành tựu, khi thành tựu rồi khởi ra tác dụng vô ngại, kế đó tiến tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ tự đoạn phiền não, rồi lại tu CHỈ để an trụ trong cảnh CHÍ TỊNH.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Thần long ẩn hải quán.

15- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng tác dụng phương tiện của sức Biến hóa… đến… trước tu Tam-ma-bát-đề đồng tu Xa-ma-tha và Thiền-na” là nói trước tu QUÁN gồm tu CHỈ và CHỈ QUÁN BẤT NHỊ.

Tu QUÁN thành tựu, nên có thể dùng tác dụng phương tiện của sức BIẾN HÓA độ các chúng sanh, nhưng chưa đoạn phiền não vì thế sau lại phải đồng thời tu tập ở nơi Chí tịnh của CHỈ để được an tâm và lặng dứt của THIỀN NA để đoạn phiền não hầu lên Thánh vị, nên nói rằng: “Tùy thuận cả hai: CHÍ TỊNH (rất vắng) và TỊCH DIỆT (lặng dứt)”.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Long thọ thông chơn quán

16- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng các thứ khởi dụng của sức biến hóa… đến …đồng tu Tam-ma-bát-đề và Xa-ma-tha sau tu Thiền-na” là nói gồm tu QUÁN và CHỈ sau tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ.

Dùng sức biến hóa tùy mỗi loại chúng sanh mà khởi ra tác dụng sai biệt để hóa độ, ấy là công phu tu QUÁN đã thành tựu. Dù ra hóa độ chúng sanh mà vẫn an trụ trong cảnh vắng lặng, vì trong ĐỘNG mà có thể TỊNH mới là CHÍ TỊNH, nên nói rằng: “Giúp cho CHÍ TỊNH”. Vậy tánh CHÍ TỊNH của CHỈ này sanh ra từ trong pháp tu QUÁN, chứ không phải tách rời ra để tu CHỈ, nghĩa là trong khi tu QUÁN tánh CHÍ TỊNH của CHỈ tự nhiên thành tựu, nên nói rằng: “ĐỒNG TU QUÁN VÀ CHỈ”. Nhưng vì khi ra khởi dụng, mãi lo độ sanh, lại e cho tánh CHÍ TỊNH bị rơi vào “THÚ TỊCH” phải trệ lạc THIÊN KHÔNG, nên cuối cùng thâm tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ để đoạn phiền não, thành tựu Bồ-đề, ly khai sanh tử chứng nhập Niết-bàn làm cho tự lợi, lợi tha đều được cứu cánh.

Tóm lại: Sức biến hóa do tu QUÁN mà được thành tựu, rồi khởi ra các thứ tác dụng trợ giúp cho tánh CHÍ TỊNH của CHỈ tự nhiên thành tựu, ấy là CHỈ QUÁN GỒM TU, sau tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ để đoạn phiền não, ly sanh tử, chứng nhập Bồ-đề, Niết-bàn.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Thương na thị tướng quán.

17- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng sức biến hóa giúp cho lặng dứt… đến …đồng tu Tam-ma-bát-đề và Thiền-na sau tu Xa-ma-tha” là nói gồm tu QUÁNCHỈ QUÁN BẤT NHỊ sau tu CHỈ.

Dùng sức biến hóa giúp cho lặng dứt (Tịch diệt) chính là Bồ-tát dùng sức biến hóa của QUÁN giúp cho công phu lặng dứt của Thiền-na khiến cho cả hai lẫn nhau được thành tựu. Bởi vì các thứ biến hóa đều đồng huyễn cảnh, đương thể không thật, chỉ là một thể Lặng dứt (Tịch diệt), đã là một thể lặng dứt thì không cần dụng công để dứt vọng, tức là công phu Thiền-na tự nó thành tựu. Công phu của Thiền-na đã thành tựu, thì công phu của QUÁN cũng thành tựu, từ đây về sau an trụ ở nơi “TỊNH LỰ THANH TỊNH VÔ TÁC” tức là an trụ trong cảnh CHÍ TỊNH của CHỈ. Vì trong pháp quán Xa-ma-tha là nhứt vị thanh tịnh vô tác vô vi, tức là phải tiêu tướng Lặng, dứt niệm Lự.

Tóm lại: Vì tu QUÁNđồng thời gồm tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ, nên nói rằng: “DÙNG SỨC BIẾN HÓA GIÚP CHO LẶNG DỨT”. Vô táckhông cần dụng công. Tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ được thành tựu sau an trụ ở CHỈ KHÔNG DỤNG CÔNG, nên nói rằng: “TRỤ NƠI TỊNH LỰ VÔ TÁC THANH TỊNH”.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Đại thông yên mặc quán.

Đến đây là hết phần thứ hai tiếp theo là đoạn f3 nói về pháp tu xen dùng Thiền-na làm đầu.

18- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng sức lặng dứt mà khởi CHÍ TỊNH… đến… trước tu Thiền-na sau tu Xa-ma-tha” là nói trước tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ sau tu CHỈ.

Sanh diệt đã diệt, thì sức lặng dứt hiện tiền, hễ thắng nhơn đã thành thì Diệu quả phải chứng, rồi lại khởi ra CHÍ TỊNH trở lại an trụ nơi CHỈ. Đó là dùng Pháp tánh thânthọ hưởng pháp lạc, nên nói rằng: “MÀ KHỞI CHÍ TỊNH, TRỤ NƠI THANH TỊNH”.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Bảo minh không hải quán.

19- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng sức lặng dứt mà khởi tác dụng… đến …trước tu Thiền-na sau tu Tam-ma-bát-đề” là nói trước tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ sau tu QUÁN.

Khi tu Thiền-na đã thành tựu rồi không lấy việc chứng quả làm gấp mà trở lại tu QUÁN để mở môn phương tiện hóa độ chúng sanh, nên nói rằng: “DÙNG SỨC LẶNG DỨT MÀ KHỎI TÁC DỤNG”. “Ở TẤT CẢ CẢNH” là tất cả cảnh hóa độ, tức là chúng sanh. Vì chúng sanh là cảnh của Bồ-tát giáo hóa. Nói “CÔNG DỤNG LẶNG DỨT TÙY THUẬN” là vì dùng tánh “Tịch diệt” (lặng dứt) mà khởi ra tác dụng độ thoát chúng sanh. Ấy là HUYỄN QUÁN được thành tựu.

Tóm lại: “Dùng sức lặng dứt” của pháp tu Thiền-na được thành tựu khởi ra tác dụng độ sanh, đó là lùi lại để tu QUÁN. Tác dụng độ sanh đã y nơi LẶNG DỨT mà khởi, do đó trên tấât cả cảnh hóa độ đều có công dụng LẶNG DỨT tùy thuận nó, nên nói rằng: “Ở TẤT CẢ CẢNH VẪN CÓ CÔNG DỤNG LẶNG DỨT TÙY THUẬN”.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Hư không diệu dụng quán.

20- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng các thứ tự tánh… đến …trước tu Thiền-na giữa tu Xa-ma-tha sau tu Tam-ma-bát-đề” là nói trước tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ kế tu CHỈ sau tu QUÁN.

Khi tu Thiền-na thành tựu được sức lặng dứt rồi chẳng trệ lạc vào nơi lặng dứt, nhưng nhờ sức lặng dứt mà quán thấy các thứ tự tánh của mỗi mỗi chúng sanh, muốn thực hành công hạnh hóa độ, nhưng trước đó tu CHỈ để an tâm nơi Tịnh lự sau mới khởi các thứ tác dụng biến hóa, vào trần không còn bị nhiễm, như vậy mới có thể tùy thuận các thứ tự tánh để thực hành hóa độ.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Thuấn nhã trình thần quán.

21- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng tự tánh vô tác… đến …trước tu Thiền-na giữa tu Xa-ma-tha sau tu Tam-ma-bát-đề” là nói trước tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ giữa tu CHỈ sau tu QUÁN.

Tự tánh vô táccảnh giới thanh tịnh trong đoạn này nói là chỉ cho cái thể chứng được từ sức lặng dứt của Thiền-na. Vì tự tánh này xưa nay sẵn đủ chẳng cần thi vi tạo tác, nên gọi là “Vô tác”. Y nơi tự tánh vô tác này mà khởi tu QUÁN, quán chúng sanh kia ở trong trần lao phiền não khi ẩn khi hiện, không có thời kỳ thanh tịnh. Bấy giờ dùng sức lặng dứt (Tịnh diệt) ở trong Tự tánh vô tác, y nơi tác dụng của QUÁN biến hóa cảnh giới phiền não trần lao của chúng sanh trở thành cảnh giới thanh tịnh; sau đó thẳng dứt tất cả vọng niệm quay về CHÍ TỊNH, nên nói là “TRỞ VỀ TỊNH LỰ”.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Ẩm quang quy định quán.

22- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng các thứ thanh tịnh của lặng dứt… đến …trước tu Thiền-na đồng tu Xa-ma-tha và Tam-ma-bát-đề” là nói trước tu CHỈ QUÁN BẤT NHỊ gồm tu CHỈ và QUÁN

Nói: “SỨC LẶNG DỨT” là chỉ cho Thiền-na được thành tựu. Lặng thì không mắc về HỮU, DỨT thì không vướng vào KHÔNG. Không mắc HỮU cũng chẳng vướng KHÔNG thì mỗi mỗi đều được thanh tịnh. Tuy được thanh tịnh mà không muốn gấp thú quả, chỉ nghĩ quyền thọ pháp lạc, trở lại độ sanh và nhân đó lùi lại tu CHỈ, y nơi CHỈ mà an trụ TỊNH LỰ và gồm tu QUÁN, y QUÁN mà khởi ra các thứ biến hóa để ước định cho thời kỳ “Gốc sâu nhánh tốt”, đến khi thành Phật thì thọ mạng lâu xa, Chánh pháp được cửu trụ.

Tóm lại: Thiền-na không lạc HỮU cũng chẳng trệ KHÔNG; xa hẳn cảnh ngại và không ngại, nên mỗi mỗi đều thanh tịnh. Dùng mỗi mỗi thanh tịnh của sức lặng dứt này dung thông với CHỈ và QUÁN, nên nói: “TRƯỚC TU THIỀN NA GỒM TU CHỈ VÀ QUÁN”. 

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Đa bảo trình không quán.

23- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng sức lặng dứt giúp cho Chí tịnh… đến …đồng tu Thiền-na và Xa-ma-tha sau tu Tam-ma-bát-đề” là nói gồm tu Thiền-na và CHỈ sau tu QUÁN.

Bồ-tát khi tu Thiền-na (chỉ quán bất nhị) tức là dùng sức TỊCH DIỆT (lặng dứt) trong Thiền-na mà giúp cho CHÍ TỊNH, (rất vắng). Nói: “Giúp” đó là vì “LÌA HỮU” gọi là “TỊCH” (lặng), mà TỊCH thì có thể giúp sanh ra TỊNH (vắng); còn “LÌA KHÔNG” thì gọi là TỊCH DIỆT (lặng dứt), mà TỊCH DIỆT thì có thể giúp sanh ra CHÍ TỊNH (rất vắng). Đó là chính khi tu Thiền-na (Chỉ quán bất nhị) mà Xa-ma-tha (CHỈ) tự nhiên đã thành. Hai pháp này đều thuộc về tự tu nhưng việc độ sanh thì chưa có, nên sau đó phải tu QUÁN (Tam-ma-bát-đề) để khởi ra tác dụng biến hóa độ sanh khiến cho tự tha đều được lợi ích, thì Phật quả nhờ đó mới đến chỗ viên mãn.

Tóm lại: “Dùng sức lặng dứt” giúp cho CHÍ TỊNH, tức là THIỀN NA cùng với CHỈ đồng tu; lại khởi ra BIẾN HÓA các thứ tác dụng, tức là tu QUÁN.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Hạ phương đằng hóa quán.

24- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng sức lặng dứt giúp cho biến hóa… đến …đồng tu Thiền-na và Tam-ma-bát-đề” là nói gồm tu Thiền-na và QUÁN sau tu CHỈ.

Nói: “Dùng sức lặng dứt (tịch diệt) giúp cho biến hóa”, bởi vì LẶNG (tịch) tức là ĐỊNH, mà ĐỊNH, thì phát ra thần thông (diệu dụng); còn LẶNG DỨT (tịch diệt) thì không đắm nơi LẶNG (tịch) nên có thể giúp BIẾN HÓA. Ấy là chính khi tu Thiền-na, Tam-ma-bát-đề (QUÁN) không cần tách riêng ra để tu mà nó tự thành. Do đó Đại bi, Khinh anGiác tha cũng dễ thành, nhưng vẫn e cho sức Tự giác còn yếu kém, Đại trí không thể chóng đến; vì thế, sau khi phải chuyên tu CHỈ để phát khởi CẢNH CHÍ TỊNH và HUỆ TRONG SÁNG khiến cho BI, TRÍ cộng thành, TỰ THA lưỡng lợi.

Tóm lại: Dùng sức lặng dứt giúp cho biến hóa là Thiền-na cùng với QUÁN gồm tu, lại theo đó mà khởi ra CHÍ TỊNH, đó là trở lại tu CHỈ. Bấy giờ được một cảnh giới chí tịnh và Trí huệ trong sáng.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Đế thanh hàm biến quán.

Đến đây là hết phần tu xen, sau đây là đoạn e3 nói về pháp tu trọn.

25- Từ câu: “Nếu các Bồ-tát dùng sức Huệ giác… đến …tùy thuận thanh tịnh” là nói những người Viên đốn không cần thứ lớp, viên dung khế hợp ba thứ pháp môn đồng thời tu trọn.

Ở bổn chương thuyết minh 25 thứ định luân đều là phương thức tu tập về môn Viên giác. Các bậc Bồ-tát trong đây v.v… đều chỉ cho những người ngộ nhập Viên giác và có thể tùy thuận. Những người có trí huệ tùy thuận Viên giác, tức là HUỆ VIÊN GIÁC. Nói: “Tất cả” là chỉ cho Không quán, Giả quánChơn đế, Tục đế v.v… Nay đây Bồ-tát dùng huệ Viên giác để viên dung khế hợp ba thứ pháp môn, đó là người viên đốn tùy thuận pháp tánh. Tu một pháp tức là tu tất cả pháp, nên nói rằng: “DÙNG HUỆ VIÊN GIÁC VIÊN HIỆP TẤT CẢ”. TÁNH là chỉ cho ba pháp tự tánh (Xa-ma-tha, Thiền-na và Tam-ma-bát-đề). Tướng là chỉ cho các tướng sai biệt (25 định luân). Tánh và Tướng không rời Tịnh giác, nên nói rằng: “ĐỐI VỚI CÁC PHÁP TÁNH TƯỚNG KHÔNG RỜI GIÁC TÁNH”. Ý nói rằng: Đối với các pháp môn, nào Tánh, nào Tướng đều có thể tùy thuận Tịnh tánh Viên giác”. Môn Viên tu này gọi là: “Viên tu ba thứ tự tánh, tùy thuận một cách thanh tịnh”.

Nói: “Tùy thuận một cách thanh tịnh” là 25 luân này tuy rằng y nơi sức huyễn chưa giác mà hiển bày sai biệt, nhưng đều là tu tập về môn Viên giác.

Pháp tu này, ngài Đường Duy Thác gọi là Như ý viên tu quán.

Đoạn d3 Từ: “Thiện nam tử… đến …còn chút nghi hối thì không thành tựu” là tóm kết chỉ bày phương pháp y luân tu tập.

Câu: “Đây là 25 luân của Bồ-tát” là kết thúc lời nói ở đoạn văn trước: “BẤY GIỜ LẠI CÓ 25 THỨ ĐỊNH LUÂN THANH TỊNH”.

Câu: “Tất cả Bồ-tát tu hành như vậy” là nói các pháp tu tập không ngoài 25 luân này.

Từ câu: “Nếu các Bồ-tát… đến …còn chút nghi hối thì không thành tựu” là chỉ bày y luân tu tập, không thể tự ý lấy hay bỏ.

“PHẠM HẠNH” là trì giới thanh tịnh “VẮNG LẶNG” là ngăn dứt vọng tình, “TƯ DUY” là nhứt tâm chánh niệm. Có ba pháp như thế, GIỚI, ĐỊNH, HUỆ mới được đầy đủ, “AI CẦU” là đối trước Tam Bảo khẩn thiết thỉnh cầu từ bi gia hộ, “SÁM HỐI” là phát lồ tội trước không nên che giấu, trải qua 21 ngày để cho được cảm ứng mở thông, “Ghi rõ” là dùng giấy làm thành 25 phiếu rồi viết hết riêng từng tên của các luân ra . Nói: “TÙY TAY” là bốc đại mà không có lựa chọn ! “GÓI” là khi viết xong gói riêng ra thành 25 gói. “LẤY” là đem 25 gói đó để cho lộn xộn rồi bốc đại lấy một gói để quyết định phải tu luân nào (đây là một lối bắt thăm để quyết định). “NGHI” là nghi ngờ luân đã bóc được đó không hợp với khả năng của mình rồi không muốn tu tập. “HỐI” là mặc dầu đã tu tập mà trong ý muốn nghỉ bỏ.

Về phần bài kệ của đoạn này thì hai câu: “DUY TRỪ NGƯỜI ĐỐN GIÁC, VỚI PHÁP KHÔNG TÙY THUẬN” ở trong Trường hàng không có. Người ĐỐN GIÁC là thẳng thành Phật đạo (tu lối viên dung), không cần tu hành (tu lối hành bố) nên chẳng y luân tu tập.
 
 
 
 
 

PHỤ GIẢI DANH TỪ HAI MƯƠI LĂM

ĐỊNH LUÂN CỦA NGÀI ĐƯỜNG DUY THÁC

NÓI Ở CHƯƠNG NÀY
 
 

1- Trùng hồn tức dụng quán: TRÙNG là LẮNG, HỒN là Vẩn đục, TỨC là Dứt, DỤNG là Tác dụng. Người tu pháp quán này dùng sức định ngăn dứt các tác dụng phiền não, phan duyên, phân biệt, vọng tưởng, điên đảo của tâm, khiến cho nó không khởi lên nữa, cũng như lắng nước làm cho vẩn đục lặng xuống để được trong sạch, nên gọi là TRÙNG HỒN TỨC DỤNG.

2- Bào đinh tứ nhẫn quán: BÀO ĐINH là tên quan đầu bếp của Văn Huệ Quân. Tứ là tự do, tự tại, khéo léo, không cần dụng công. NHẪN là mũi dao. Vì nhờ sử dụng lưỡi dao khéo léo, tài tình mà sau 19 năm Bào Đinh giúp Văn Huệ Quân làm đầu bếp, mổ không biết bao nhiêu trâu, vậy mà mũi dao của mình không một chút thương tổn, vẫn bén ngót như còn mới.

Danh từ này, rút ở Nội thiên sách Trang Tử, mục Dưỡng sinh. Theo ý Trang Tử thì trâu là dụ cho vinh hoa, phú quý, lợi danh, thinh sắc v.v… ở trên đời này đều là hư huyễn không thật. ĐAO là dụ cho thân người, đem thân này mà thuận theo vạn vật, phó thác cho mọi sự, mặc tình cái lý tự nhiên nó đến, không cần vượt qua, tùy ngộ thủ phận. Có như vậy mới bảo dưỡng được thân này xa hẳn nơi hoạn nạn, trọn hưởng tuổi trời, mà không bị chết yểu ở chốn búa rìu. Ấy là phép dưỡng sinh của Trang Tử, nhưng ý ở trong Kinh lại khác: 

TRÂU là dụ cho vạn hạnh, ĐAO là dụ cho Quán trí linh minh (Linh diệu sáng suốt). Vì khi Bồ-tát nhập quán này, lợi ích chúng sanh, quảng tu Vạn hạnh ứng duyên nhập tục, làm bao nhiêu Phật sự mà trên quán trí linh diệu sáng suốt của chính mình vẫn thường rạng tỏ, vút cao riêng hiện, chẳng chút kém khuyết một niệm buổi ban đầu, nên lấy mũi dao mổ trâu của Bào Đinh mà thí dụ.

3- Trình âm xuất ngại quán: TRÌNH là lộ ra, biểu hiện, ÂM là âm thinh, XUẤT NGẠI là thoát ra khỏi chất ngại. Chất ngại là vật khí lưu ngại, như chuông, khánh, v.v… vật phát ra âm hưởng (tiếng kêu).

Tiếng kêu trừ vật phát ra, nhưng tiếng kêu không phải là vật. Người tu Thiền-na chính là quán: Tức không, tức giả, tức trung, nhưng không có tướng không, tướng giả. Nghĩa là quán Thiền-na thành tựu là từ nơi không quángiả quán, nhưng nó không có tướng KHÔNG và GIẢ, nhưng cũng tức là KHÔNG là GIẢ, cũng như tiếng kêu từ chuông, khánh thoát ra mà nó không có cái tướng chuông, khánh, nhưng tiếng chuông, khánh không vì chuông, khánh làm ngại mà chẳng cùng nhau hòa hiệp.

4- Vận chu kiêm tế quán: VẬN CHU là chèo thuyền, KIÊM TẾ là hóa độ hết thảy. Bồ-tát tu định cốt ở hai việc:

- Vì muốn ra khỏi trần lụy tức phải chèo thuyền để qua biển sanh tử, đó là vận chu (thuộc phần tự lợi), nhưng cũng cần phải:

- Phát khởi trí huệ để vì chúng sanhhóa độ, đó là kiêm tế (thuộc phần lợi tha).

5- Trạm hải trùng không quán: TRẠM HẢI là biển êm, TRÙNG KHÔNG là lắng suốt. Biển êm thì sóng cồn chẳng động, ấy là trước tu Tịnh quán để phản lưu (ngược dòng sanh tử). Lắng suốt thì tánh nước sáng trong, ấy là sau tu TỊCH QUÁN để hiển tánh (Hiển bày thể tánh Viên giác).

6- Thủ la tam mục quán: THỦ LA là Ma-hê-thủ-la Thiên. Trên mặt của Ma-hê-thủ-la Thiên có ba con mắt, nên lấy đó mà thí dụ. Người tu pháp quán này, trước tu Tịnh quán giữa tu Huyễn quán sau tu Tịch quán.

7- Tam điểm tề tu quán: TAM ĐIỂM là chữ Y của Phạn ngữ, tiêu biểu bằng ba cái chấm. TỀ TU: Theo ngài Duy Thác thì tu đủ ba pháp chớ không phải đồng thời. Tu đủ ba pháp này cũng như chữ Y của Phạn ngữ là ba chấm vậy.

8- Phẩm tự đơn song quán: Pháp quán này như chữ phẩm: Trên đơn độc một chữ khẩu dưới song hợp hai chữ khẩu. Người tu trước riêng tu Tịnh quán, sau gồm tu Tịnh huyễn, nên gọi là Đơn song.

9- Song đầu độc túc quán: Trong Bạch trạch đồ ([1]) có nói đến một loài thú tên là Sơn tinh tức là Sơn tiêu (cũng gọi là Sơn huy cũng gọi là Phi long, hình chó mà mặt người, đầu như cái trống, có một chân mà hai cái mặt; trước sau đều thấy, nên lấy đó để dụ cho pháp quán này là: “Tịnh huyễn song chiếu, nhị lợi tề vận”, cũng như hai cái mặt (cũng là hai cái đầu); còn riêng tu Tịch quán, cũng như một cái chân.

10- Quả lạc hoa phu quán: Người tu pháp quán này thì dụ cũng như: Cây kết thành trái, trái rụng rồi lại trổ hoa, nên gọi là quả lạc hoa phu. Tức là do cây Tịnh định mà kết quả Tịch diệt Trung đạo (Quả lạc) rồi sau lại tu Huyễn quán mà nhập hữu tình giới độ các chúng sanh khiến cho đồng được quả Niết-bàn (Hoa phu).

11- Tiên võ hậu văn quán: Là nói Võ Vương phạt Trụ, trước dùng võ. Khi phạt Trụ xong, không dùng võ bị nữa mà chỉ tu chỉnh văn chương, bao nhiêu binh khí chiến cụ đều đổi lại làm đồ nông cụ.

Đây dụ cho Bồ-tát trước dùng các loại biến hóa độ sanh đó là “Tiên võ”, sau trở về nhập Tịnh quán đó là “Hậu văn”.

12- Công thành thối chức quán: Kẻ sĩ khi đỗ đạt ra làm quan, giúp việc triều đình lập được đại công, làm xong bổn phận tức là công thành; rồi khi nước đã thanh bình thì trả ấn từ quan để quay về hưởng thú thanh nhàn, đó là thối chức.

Đây dụ cho Bồ-tát phát huệ độ sanh xong gọi là CÔNG THÀNH, sau nhập Tịnh quán để nội tu gọi là THỐI CHỨC.

13- Huyễn sư giải thuật quán: Là nói người hát thuật bỏ nghề.

Đây là dụ cho Bồ-tát tu Huyễn quán, biến hóa làm các pháp thuật độ các chúng sanh, đó là Huyễn sư, sau tu Tịnh quán (Nghỉ làm huyễn thuật), cuối cùng nhập Tịch quán, đó là GIẢI THUẬT (bỏ nghề).

14- Thần long ấn hải quán: Con Thần long ẩn mình vào biển.

Bồ-tát khởi huyễn độ sanh cũng như rồng kéo mây làm mưa, rồi quy thể, nhập Tịnh, như rồng ẩn mình vào biển.

15- Long Thọ thông chơn quán: Tu pháp quán này, trước khởi huyễn sau quy Tịnh và Tịch như ngài Long Thọ trước thực hành huyễn thuật rộng hẹp tà đồ, sau tu tập chơn thừa tự lên Thánh quả.

16- Thương-na thị tướng quán: THƯƠNG NA tức là Thương-na-hòa-tu là thầy của ngài Ưu-ba-cúc-đa. Trước dùng thần lực hiện tướng Long phấn tấn tam muội để hàng phục tâm kiêu mạn của năm trăm người đệ tử của ngài Ưu-ba-cúc-đa, sau ngài mới nhập định mà quy tịch.

17- Đại thông yến mặc quán: Đại thông là Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai . YẾN MẶClặng lẽ. Đức Phật Đại Thông trước khởi dụng hóa độ chúng sanh, sau thì quy tịch, nên đây dùng chỉ cho pháp quán.

18- Bảo minh không hải quán: BẢO MINH là tên một loài Trân châu. KHÔNG HẢIhư không đại hải. Hư không bao hàm các sắc tướng, đại hải dung nạp mọi dòng sông. Kinh Phật Đảnh nói rằng: “Đồng nhập trong Bảo minh Không hải của Như Lai”. Vậy Bảo minh Không hải là một pháp Tam muội của Phật. Nay pháp quán Linh tâm này, tức trước tu Thiền-na thì Bản giác được minh hiển, cũng như Bảo minh vậy, sau tu Tịnh quán cũng như thể của hư khôngđại hải vậy.

19- Hư không diệu dụng quán: Thể của Linh tâm cũng như hư không, khởi ra biến hóa độ các chúng sanh ấy là Diệu dụng, nên gọi là Hư không Diệu dụng.

20- Thuấn nhã trình thần quán: THUẤN NHÃ tức là Hư không, TRÌNH THẦN là hiện ra Thần biến. Nghĩa là Hư không gặp ánh Nhật quang mà tạm hiện. Hư không là chỉ cho Thể của Thiền-na (các thứ tự tánh), ánh Nhật quang là chỉ cho Xa-ma-tha, tạm hiện (hiện sức biến hóa) là chỉ cho Tam-ma-bát-đề.

21- Ẩm Quang quy định quán: ẨM QUANG tức là ngài Đại Ca-diếp. Pháp quán này cũng như công hạnh của ngài Đại Ca-diếp: Trước chứng thể (Chơn như thể), kế hiện thần thông, sau quy Định.

22- Đa Bảo trình thông quán: Từ ngữ này phát xuất từ Kinh Pháp Hoa. Nói Phật Đa Bảo chứng Chơn như thể, sau trụ trong Bảo tháp như Tịnh Huyễn vô ngại.

23- Hạ phương đẳng hóa quán: Từ ngữ này cũng phát xuất từ Kinh Pháp Hoa. Kinh Pháp Hoa nói: “Sáu vạn hằng sa Bồ-tát từ hạ phương hiện đến”. Từ trong cảnh yên lặng đó là Tịch tịnh tề tu, sau hiện đến để hóa độ chúng sanh, đó là Huyễn quán.

24- Đế thanh hàm biến quán: Từ ngữ này phát xuất từ một bài kệ trong Kinh Hoa Nghiêm. Tu pháp quán này khi chúng sanh thấy Phật và Bồ-tát thì đồng một sắc tướng với Phật và Bồ-tát, cũng như báu Đế thanh chiếu vật thì mọi vật đều đồng một sắc. Vì báu này bao hàm các vật tượng, đối cảnh liền biến ứng, ứng rồi thì hoàn không. Như khi quán Linh tâm thành rồi thì bao hàm đức dụng, ứng duyên khởi huyễn mà lại vẫn an nơi Tịnh (chỉ), nên lấy đó để thí dụ.

25- Như ý viên tu pháp: Pháp quán này là Tam quán tề tu, Đại trí được đốn ngộ, cũng như ngọc Như ý, bốn phương đều chiếu.

Ngài Tông Mật nói rằng: “Dùng Viên giác hiệp tất cả là từ Thể khởi Dụng, tánh tướng không khác. Không rời Giác tánh thì đem Dụng về Thể, Thể Dụng không ngại, Tịch Chiếu đồng thời. Ấy là Viên mãn Vô thượng Diệu giác”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 33134)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6522)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 11246)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30387)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 30425)
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lược ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 7963)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 12161)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 12233)
Trong các bản Kinh Pháp Cú, phổ biến nhất hiện nay là Kinh Pháp Cú Nam Truyền, tức là Kinh Pháp Cú dịch theo Tạng Pali.
(Xem: 11578)
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
(Xem: 12784)
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
(Xem: 34713)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 9829)
Kinh này khởi đầu bằng lời người Bà La Môn hỏi rằng làm thế nào người ta có thể tự thanh tịnh hóa khi nhìn thấy một vị Thượng nhân đã Thanh tịnh,
(Xem: 52236)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 10725)
Tôi nghe như vậy: Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành phố Śrāvastī (Xá-vệ), nơi rừng cây Jeta (Kì-đà), vườn của Ông Anāthapiṇḍada (Cấp-cô-độc),
(Xem: 10492)
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng ...
(Xem: 10696)
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại sĩ Akṣayamatir[1] từ chỗ ngồ đứng dậy, vắt thượng y[2] qua một bên vai, chắp hai tay[3] hướng về đức Thế Tôn và thưa rằng:
(Xem: 10446)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(Xem: 13059)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 16241)
Evaṃ me sutaṃ, “như vầy tôi nghe”, là lời Ngài Ananda bắt đầu mỗi bài kinh mà có lẽ không Phật tử nào là không biết.
(Xem: 21810)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9597)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 7105)
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
(Xem: 10371)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12718)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12761)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16210)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 16509)
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy".
(Xem: 13837)
Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá.
(Xem: 16563)
Vào thời Đức Thích-ca-mâu-ni, không có hệ thống chữ viết được phổ biếnẤn Độ. Do đó, những thuyết giảng của Ngài được ghi nhớ và ...
(Xem: 12097)
"Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài đã từng dạy rằng: từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến...
(Xem: 13788)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14305)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9178)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11730)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11250)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 16284)
Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo năm trăm vị. Bấy giờ các thầy Tỳ Kheo...
(Xem: 14327)
No. 699; Hán dịch: Đời Đại Đường, Trung Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Địa bà ha la, Đường dịch là Nhật Chiếu
(Xem: 16187)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
(Xem: 12683)
Kinh Phạm Võng nằm trong Đại Chánh Tạng, tập 24, ký hiệu 1484, gọi đủ là Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập
(Xem: 12070)
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã...
(Xem: 11787)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây,,,
(Xem: 15647)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 11496)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 14013)
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo), và đã tồn tại liên tục, phát triển không ngừng trên ...
(Xem: 11999)
Trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Dược Sư là một bản kinh thường được trì tụng nhằm mục đích giải trừ tật bệnh, cầu nguyện bình an...
(Xem: 12610)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 14977)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo.
(Xem: 11948)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(Xem: 13110)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 14514)
Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana...
(Xem: 20658)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bài Kinh được truyền bá khá rộng rải ở các Tồng Lâm Tự Viện của Trung QuốcViệt Nam từ xưa đến nay.
(Xem: 13200)
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
(Xem: 10927)
Dịch từ Phạn sang Tạng: Kluḥi dbaṅ-po, Lhaḥi zla-ba; Dịch Tạng sang Việt: Phước Nguyên
(Xem: 20676)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 14334)
Bấy giờ Hòa Thượng Vakkali nhìn thấy Đức Phật đang đi đến từ xa, và ông đã cố gắng ngồi dậy.
(Xem: 20343)
Xin dâng hết lên Tam Bảo chứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
(Xem: 17633)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 14002)
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.
(Xem: 31847)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 12008)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant