Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phẩm 3 Ai Thán

06 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 7279)
Phẩm 3  Ai Thán

ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG
Từ phẩm I đến phẩm XXIII
Pháp Sư Thích Từ Thông


PHẨM THỨ BA

AI THÁN

 * Cuộc tranh luận trao đổi chấm dứt. Ông Thuần ĐàBồ tát Văn Thù cùng lo sắm sửa trai nghi phẩm vật dâng cúng Phậtđại chúng.

 Bấy giờ đại chúng cùng có cảm giác "rúng động sáu thứ", đất như chuyển, trời như xoay, toàn thân rợn ốc, sợ hãi và lo buồn. Có lẽ, đây là điềm Như Lai sắp nhập Đại Niết Bàn.

 Đại chúng cùng có một ý nghĩ buồn khổ tiếc thương qua bài kệ:

Cúi đầu lạy Thế Tôn
Chúng con đồng khuyến thỉnh
Phật ở lại nơi đời
Chúng con mà xa Phật
Ai giáo đạo chúng con
Như Lai nhập Niết bàn
Chúng con chìm bể khổ
Nghé con mà mất mẹ
Sầu khổ kể sao cùng
Nguyện Thế Tôn thương xót......

 Bạch Thế Tôn ! Ví như quốc vương sanh các vương tử diện mạo khôi ngô, ngoan hiền, thông minh, vua rất yêu, dạy cho nghề văn nghiệp võ rồi sai người giết chết, thật là đáng thương. Phật thương chúng con, dạy dỗ chúng con, dạy dỗ chúng con vừa đủ chánh kiến, Như Lai vội nhập Niết bàn rời bỏ chúng con có khác nào các vương tử bị đem đi giết ! Chúng con mong Phật ở luôn nơi đời.

 Bạch Thế Tôn ! Ví như Y vương hiểu rành các phương thuốc, đem phương bí truyền dạy riêng con mình, không dạy cho các trò khác. Như Lai đem tạng Pháp thậm thâm bí mật dạy riêng cho Văn Thù Sư Lợi mà chẳng thương, chẳng dạy cho chúng con, như ông thày thuốc kia vì lòng còn riêng tư, thân sơ nên dạy không bình đẳng, rộng rãi, chỉ dạy cho con mình môn bí phương mà không dạy cho các trò khác. Như Lai hẳn không có lòng thân sơ, thiên vị, tại sao chẳng dạy dỗ chúng con ? Ngửa mong đức Phật ở lâu nơi đời chớ vội nhập Niết bàn.

 Bạch Thế Tôn ! Ví như có người học giỏi các bộ luận rồi lại sanh lòng sợ các bộ luận ấy. Đức Như Lai thông đạt các pháp mà lại sợ các pháp. Nếu Như Lai ở luôn nơi đời giảng "pháp cam lộ" cho chúng con được thấm nhuần đầy đủ thì chúng con không còn sợ phải bị sa vào địa ngục nữa ! Cúi mong Thế Tôn ở lại nơi đời !

 Phật bảo các thầy Tỳ kheo: Các thầy đừng sầu thảm, thương khóc như hàng trời, phàm phu kia. Các thầy phải siêng năng tinh tấn, giữ vững chánh niệm. Nghe Phật nhắc nhở, trời người, bát bộ chúng nén lòng và thôi khóc.

 * Đức Thế Tôn dạy: Nầy các thầy Tỳ kheo ! Nếu trong đại chúng, còn chỗ nào nghi ngờ thì nên bạch hỏi. Đối với những pháp:

Không, bất không.
Thường, vô thường
Khổ, phi khổ. 
Y, phi y
Khứ, bất khứ. 
Qui, phi qui. 
Hằng, phi hằng. 
Đoạn, phi đoạn. 
Chúng sinh, phi chúng sinh
Hữu, vô hữu
Thực, phi thực
Chơn, phi chơn. 
Diệt, bất diệt
Mật, bất mật. 
Nhị, bất nhị .v.v....nếu còn chỗ nghi ngờ, nên hỏi. Như Lai sẽ giải rõ cho. Như Lai dạy pháp cam lồ cho các thầy rồi sau mới nhập Niết bàn

 * Này các thầy Tỳ kheo! Phật ra đời khó gặp. Thân người khó được. Được thân người, được gặp Phật lại có được tín tâm, đầy đủ giới hạnh, chứng quả A La Hán lại là việc khó hơn nhiều.

 Này các thầy Tỳ kheo ! Thành báu chánh pháp trang nghiêm, đầy đủ các thứ công đức trân bảo. Giới, định, tuệ làm tường thành kiên cố. Nay các thầy gặp được thành báu chánh pháp chẳng nên lượm lấy những vật vặt vảnh tầm thường như: nhà thương mại vào thành trân bảo mà chỉ lượm lấy sỏi đá rồi trở về nhà. Các thầy chớ để tâm hạ liệt, được chút ít pháp mọn mà cam tâm thỏa mãn. Dù xuất gia mà không ham mộ Đại thừa, dù được khoác áo ca sa mà tâm chưa được nhuộm màu pháp Đại thừa. Các thầy dù khất thực nhiều nơi mà chưa từng khất thực Đại thừa. Các thầy dù cạo bỏ râu tóc mà chưa vì chánh pháp cạo sạch kiết sử

 Này các thầy Tỳ kheo ! Nay Như Laiđại chúng hòa hợp trong pháp tánh chơn tịnh. Các thầy phải nhiếp tâm, dũng mãnh tinh tấn, dẹp bỏ các kiết sử. Đừng để khi mặt trời Phật lặn rồi, các thầy sẽ bị vô minh bao trùm trong đêm đen si mê tà kiến

 * Này các thầy Tỳ kheo ! Những cỏ thuốc trên mặt đất để cho chúng sinh dùng khi có bệnh. Pháp vị cam lồ thượng diệu, làm thuốc chữa bệnh phiền não của chúng sinh. Nay Như Lai làm cho bốn bộ chúng đều được an trụ trong bí mật, cũng ví như chữ Y, nếu ba điểm đứng chung hàng hoặc đứng ngay, hoặc khác nhau đều không thành chữ Y. Ba điểm phải như ba con mắt trên mặt Đại tự tại thiên mới thành chữ Y. Như Lai cũng vậy. Giải thoát không phải Niết bàn. Pháp thân không phải Niết bàn. Ma ha bát nhã không phải Niết bàn. Ba pháp rời ra không phải Niết bàn. Như Lai an trú ba pháp ấy. Vì chúng sinh mà nói nhập Đại Niết bàn như chữ Y trong đời.

 * Bạch Thế Tôn các pháp quán vô thường, khổ, không, vô ngã, Thế Tôn khéo dạy cho chúng con thì vô thườngưu việt hơn hết. Ví như các dấu chân thú, dấu chân voi lớn hơn hết. Vô thường quán nếu tinh tấn tu tập có thể trừ hết ái nhiễm cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc, trừ hết vô minh kiêu mạn và thường tưởng.

 Bạch Thế Tôn ! Nếu Như Lai đã lìa hẳn các ái nhiễm của ba cõi, của vô minh kiêu mạn và thường tưởng thì Như Lai không cần phải nhập Niết bàn mà chi ! Còn như chẳng lìa hẳn được, cớ sao Như Lai dạy cho chúng con rằng: tu vô thường quán trừ được sự ái nhiễm của ba cõi, của vô minh, kiêu mạn và thường tưởng.

 Bạch Thế Tôn ! Không ai có thể khen cây chuối là cứng chắc, cũng như không ai có thể nói: ngã, nhơn, chúng sinh, thọ mạng, tác giả, thọ giả là chơn thực.

 Bã xác không còn dùng được, trái trôm không có mùi thơm, thân thể con người không ngã, không chủ. Chúng con tu vô ngã quán, thấy biết rõ những điều đó. Không bao giờ có dấu chim bay trong hư không, người tu tập pháp quán vô ngã không còn các thứ kiến chấp.

 Đức Phật khen: Rất tốt ! Các thầy khéo tu tập pháp quán vô ngã.

 Các thầy Tỳ kheo bạch Phật: Ngoài pháp quán vô ngã, chúng con còn siêng tu các pháp: Vô thường, không, khổ và bất tịnh.

 Bạch Thế Tôn ! Người say, tâm trí mê loạn thấy nhà cửa, cỏ cây, núi rừng đều xoay nghiêng đảo lộn. Không tu các pháp quán vô thường, vô ngã, khổ, bất tịnh thì không gọi là bậc hiền thánh. Vì người này nhiều phóng dật, trôi lăn trong sanh tử, khổ não, ưu bi. Vì vậy, chúng con siêng năng tu tập các pháp quán ấy.

 Phật dạy các thầy Tỳ kheo: Lóng nghe ! Hãy để ý lóng nghe ! Vừa rồi các thầy nói ví dụ người say, các thầy chỉ biết danh tự mà chưa biết rõ thực nghĩa. Thế nào là thực nghĩa ? Nhà cửa, cỏ hoa, cây cối vốn không có xoay nghiêng đảo lộn. Chúng sinh bị phiền não vô minh che lấp, tâm điên đảo sinh khởi: Ngã cho là vô ngã. Thường cho là vô thường. Lạc cho là khổ. Tịnh cho là bất tịnh. Vì phiền não vô minh che lấp nên cái hiểu của phàm phu không hiểu rõ được thực nghĩa. Như người say kia cảnh vật vốn không đảo lộn mà anh ta thấy thật có đảo lộn.

NGÃ chính là thực nghĩa của PHẬT. 

THƯỜNG chính là thực nghĩa của PHÁP THÂN.

LẠC chính là thực nghĩa của NIẾT BÀN

TỊNH là thực nghĩa của PHÁP (Bát nhã ba la mật). 

 Do nghĩa đó, các thầy nói người có ngã thì kiêu mạn, cống cao, luân chuyển sinh tử là không đúng lý. Cũng do vậy, người tu pháp quán vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh, nếu không khéo thì chỉ biết danh tự mà không có thể biết thực nghĩa.

 Đây là bốn pháp đặc thắng, các thầy nên tu học.

 Vô thường cho là thường, thường cho là vô thường, là điên đảo. Khổ cho là vui, vui cho là khổ, đó là điên đảo. Vô ngã cho là ngã, ngã cho là vô ngã, là pháp điên đảo. Bất tịnh cho là tịnh, tịnh cho là bất tịnh, đó là pháp điên đảo. Mắc phải bốn pháp điên đảo, ấy là người chưa biết pháp tu chân chính.

 Thế gian có thường, lạc, ngã, tịnh. Xuất thế gian cũng có thường, lạc, ngã, tịnh. Pháp thế gianvăn tự mà không có thực nghĩa. Xuất thế gianvăn tự, có thực nghĩa. Vì sao ? Vì pháp thế gian có bốn thứ điên đảo cho nên không biết thực nghĩa. 

 Ngoài bốn thứ điên đảo còn có tưởng điên đảo, tâm điên đảokiến điên đảo nữa ! Vì có ba thứ điên đảo này cho nên người thế gian ở trong thường thấy vô thường, ở trong lạc thấy khổ, ở trong ngã thấy vô ngã, ở trong tịnh thấy bất tịnh. Đấy gọi là điên đảo. Vì điên đảo nên thế gian biết văn tự mà không biết thực nghĩa. 

 Gì là thực nghĩa ? Vô ngã gọi là sinh tử, ngã là NHƯ LAI. Vô thườngThanh Văn, Duyên Giác. Thường là PHÁP THÂN NHƯ LAI. Khổ là tất cả ngoại đạo. Lạc là GIẢI THOÁT NIẾT BÀN. Bất tịnhpháp hữu vi.Tịnh là BÁT NHÃ CHÁNH PHÁP của chư Phật Bồ tát. Đấy gọi không điên đảo. Vì không điên đảo nên biết văn tự, biết thực nghĩa. Nếu muốn lìa khỏi bảy thứ điên đảo thì phải biết rõ: THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH như vậy.

 Các thầy Tỳ kheo hỏi: Như lời Thế Tôn dạy: Rằng lìa bảy thứ điên đảo thì được rõ biết THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH. Nay Như Lai hoàn toàn không có bảy sự điên đảo thì đã biết rõ THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH. Nếu đã biết rõ rồi, cớ sao Như Lai không ở đời một kiếp hoặc nửa kiếp để dạy dỗ chúng con, cho chúng con lìa khỏi bảy sự điên đảo. Như Lai lại vất bỏ chúng con muốn nhập Niết bàn ?

 * Phật dạy: Các thầy Tỳ kheo đừng nói như vậy. Chánh pháp vô thượng của Phật, Như Lai đã giao phó cho Ma Ha Ca Diếp. Các thầy y chỉ nơi Ma Ha Ca Diếptu học. Cũng như Quốc Vương đi xa, giao phó quốc sự cho đại thần vậy.

 Các thầy nên biết: pháp tu quán vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh trước đây chưa phải là chơn thật, cứu cánh. Ví như mùa Xuân có một nhóm người chơi thuyền trong hồ lớn làm rơi viên ngọc lưu ly. Họ cùng nhau hụp lặn tìm ngọc. Đến lúc đem lên khỏi nước mới rõ là không phải, ngọc lưu ly vẫn còn dưới nước. Lúc nước hồ đứng trong, nhóm người lại nhìn thấy viên ngọc. Có một người trí, tìm cách khéo, chậm rãi lặn xuống vớt được ngọc thật.

 Các thầy chớ lầm tưởng: Quán vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnhtu pháp thực nghĩa. Nó cũng như nhóm người lặn xuống nước lượm nhằm đá sỏi mà tưởng là ngọc vậy. Các thầy phải khôn khéo như người khôn khéo kia. Phải luôn luôn tu tập: THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH và phải tỉnh thức chánh niệm: Rằng từ trước đến nay, tu pháp quán vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnhtu pháp điên đảo !

 * Các thầy tỳ kheo hỏi: Sao trước đây Thế Tôn dạy chúng con tu pháp vô ngã ? Rằng tu pháp vô ngã xa lìa chấp ngã, lìa chấp ngã thì lìa kiêu mạn, lìa kiêu mạn thì được Niết bàn, nghĩa ấy thế nào ?

 Phật dạy: Nầy các thầy Tỳ kheo ! Ví như Quốc Vương kém sáng suốt tin dùng một y sư vụng về, tính tình cao ngạo. Trị bịnh gì cũng thuần dùng sữa để làm thuốc, lại thêm không biết căn do của bịnh. Dầu biết dùng sữa mà chẳng hiểu rành sữa tốt, xấu, lành hay không lành. Một hôm, từ phương xa đến, một minh y hiểu rành chín cách trị bịnh, thông thạo các phương, trị bịnh rất giỏi. Kết thân, làm người hầu hạ, tôn cựu y làm thầy. Do đó được vào yết kiến Quốc vương. Sau đó, hướng dẫn Quốc vương cách sử dụng thuốc và nghệ thuật trị bịnh.....

 Bấy giờ Quốc vương tỉnh ngộ xét biết cựu y là hạng vụng về mà cao ngạo, liền biếm truất, trọng dụng minh y. Minh y yêu cầu Quốc vương cấm uống thuốc sữa của cựu y vì thuốc ấy độc hại làm tổn thương người bịnh. Quốc vương chuẩn tấu ra lệnh cấm hẳn, nếu ai dùng thuốc sữa sẽ bị nghiêm trị. Minh y theo phương bào chế, tùy bịnh cho thuốc. Dân chúng có bịnh nhất nhất trị lành.

 Ít lâu sau, Quốc vương bịnh nặng, truyền mời minh y đến điều trị. Sau khi định bệnh biết rằng Quốc vương cần phải dùng thuốc sữa. Minh y tâu rằng: Ngày trước tôi yêu cầu cấm dùng sữa để làm thuốc, đó chưa phải là ý hay tuyệt đối có tính cố định. Nay nhà vua đang mắc phải bịnh nóng, chính là lúc nên dùng thuốc sữa để trị ắt bịnh sẽ được lành.

 Vua bảo: Có lẽ ông điên cuồng, loạn óc rồi, mới nói rằng uống sữa trị được bệnh của ta ! Cựu y dùng sữa ông bảo là độc. Yêu cầu biếm truất và cấm hẳn. Nay trở lại nói sữa là tốt, hay, trị được bệnh? Ông muốn khi dối ta ư ? Cứ theo lời ông nói thì cựu y có thể hơn ông rồi !

 Minh y tâu vua: Như mối ăn gỗ ngẫu nhiên thành chữ. Con mối tự nó không biết là chữ hay không phải chữ. Người trí xem thấy, không bao giờ tuyên nói rằng con mối biết chữ và cũng không lấy làm lạ. Cựu y không rõ căn bệnh, bệnh gì cũng dùng thuần sữa để trị, lại không biết sữa là tốt hay xấu, lành hay không lành.

 Vua nói: Xin ông giải thích cho ta rõ.

 Minh y tâu: Thuốc sữa cũng là độc hại, cũng là cam lồ. Nếu bò cái không ăn bã hèm, cỏ úng thì bê con khỏe mạnh. Cho bò ăn không thả ở cao nguyên có nhiều đồng khô, cũng không cho ăn chỗ cỏ úng đầm lầy, nước uống trong sạch và không cho chung bầy với bò đực, cho ăn uống vừa chừng, phải cách, sữa của bò nầy trị được nhiều bệnh gọi đó là cam lồ. Không được vậy, các thứ sữa khác thì có thể trở thành độc tố.

 Nghe minh y giảng giải, vua khen: Nay ta mới rõ thế nào là sữa tốt, thế nào là xấu, lành hay không lành.

 Sau khi được uống sữa, vua lành bệnh. Vua liền truyền lệnh cho dân chúng được dùng sữa để trị bệnh. Dân chúng không vừa lòng thái độ bất nhất của nhà vua, liền hội đến hoàng triều để cật vấn.

 Quốc vương bảo dân chúng: Mọi người không nên oán trách ta. Thuốc sữa nên uống hay không nên uống, đều là ý của y sư không phải lỗi của ta.

 Dân chúng vui lòng, tuân lời minh y dùng thuốc sữa tốt trị bệnh, được nhiều kết quả vượt hơn ý mong muốn ban đầu.

 Các thầy nên biết: Ngoại đạo nói ngã như mối ăn cây ngẫu nhiên thành chữ. Vì thế trong Phật pháp, Như Lai nói vô ngã để điều phục chúng sinh và vì có nhân duyên Như Lai nói có ngã như minh y biết rõ sữa nên thuốc hay không nên thuốc. Ngã mà Như Lai nói, chẳng phải như chấp ngã của phàm phu hiểu. Phàm phu chấp ngã hoặc lớn bằng ngón tay cái hoặc nhỏ như hạt đậu, hoặc bé xíu như vi trần. Ngã của Như Lai nói không phải như vậy. Thế nên Như Lai nói các pháp không ngã mà chính thực không phải là không ngã.

 Thế nào là chính thực ? Nếu pháp là chính thực, là chơn, là thường, là chủ tể, là sở y: tự tánh không biến đổi thì gọi đó là ngã, như minh y hiểu rành thuốc sữa. Như Laichúng sanh nói: Tất cả các pháp chơn thực có ngã. Bốn bộ đệ tử Như Lai đều phải tu pháp quán: "chơn ngã" như vậy.

TRỰC CHỈ

 Ai thánthương tiếc, khóc lóc và thở than. Sầu khổ, kể lể, tiếc thương...khẩn khoản với một người thân thương kính quý trước giờ phút tử biệt sinh ly là việc bình thường. Thế gian phàm phu đều vậy và phải như vậy. Vì quan niệm rằng: Chết là hết. Một lần ra đi là một lần vĩnh viễn chia ly.

 Còn sự "ai thán" của thiên long bát bộ, của tứ chúng đệ tử Phật, trong kinh Đại Bát Niết Bàn có thể:

A. Thành phần chất liệu mê mờ còn nhiều hơn chủng tử giác ngộ giải thoát. Đây là thành phần "Ai thán" thật sự.

B. Thành phần chứng quả đạt đạo, thanh lọc hết chất vô minh phiền não nội tâm, thanh thản tự tại với cuộc sống ngoại cảnh. Sự "ai thán" của bậc người nầy hẳn không phải là ai thán thật ! Kinh điển Phật có danh từ "thị hiện". Đây là sự dàn cảnh có dụng ý.

 Giá trị cao quý của người xuất gia là học chánh pháp, hành chánh pháp, sống theo chánh pháp. Tu họcnhiệm vụ chánh yếu của một Tỳ kheo, của người khất sĩ. Tiếc thương, khóc lóc, sầu khổ dành cho những người phàm phu. Đường tu học phải luôn tiến bước. Học kinh điển Phật có hệ tư tưởng Tiểu thừa, có hệ tư tưởng Trung thừa và có hệ tư tưởng Đại thừa là đỉnh cao trong quá trình tu học chánh pháp. Sở dĩ Bát bộ, nhơn thiên, quyền, tiểu khóc than sướt mướt, sợ Phật nhập Niết bàn, theo họ nghĩ: Niết bàn đồng nghĩa với "chết mất".

 Đừng khờ khạo như nhà kinh doanh khờ khạo, vào kho trân bảo mà ra về chỉ có một con trâu đá xinh xắn trong tay. Học Đại thừa, tu hạnh Đại thừa mới có cơ hội nhận thức chân lý toàn diện.

 Chừng nào chưa tu học Đại thừa thì không thể hiểu:

Phật thường trụ
Pháp thường trụ
Tăng thường trụ

 Chừng nào chưa tu học Đại thừa thì không thể hiểu:

Pháp thân tỳ lô giá na thường trụ
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa thường trụ
Niết Bàn tịch tịnh thường trụ

 Học Đại thừa, sử dụng kiến giải Đại thừa. Người đạt đạo nhận rõ ba đức: PHÁP THÂN, BÁT NHÃ, GIẢI THOÁT của Như Lai không nghi ngờ, bỡ ngỡ hay lạ lùng. Như Lai là vậy đó. 

 PHÁP THÂN, không phải Như Lai nhưng không có Pháp thân, không có Như Lai.

NIẾT BÀN, không phải Như Lai nhưng không có Niết bàn, không có Như Lai

 BÁT NHÃ không phải Như Lai nhưng không có Bát nhã, không có Như Lai

 Như chữ Y ( ... ) ba điểm sai vị trí không còn là chữ Y được. Là đệ tử Phật phải tu học như thế.

 * Xuất gia, theo học, học hiểu giáo lý Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, tư duy quán chiếu chân lý: vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh là một thành công đáng kể. Phật thường khích lệ, ngợi khen hạng người nầy. Vì vậy, những người hậu học thường nghĩ tưởng rằng: "vô thường, vô ngã, khổ, bất tịnh" là "chân lý tuyệt đối", cứu kính của Phật.

 Với nguồn giáo lý Đại thừa Đại Niết Bàn thì "vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh " chỉ là những viên sỏi đá mà nhóm người chơi thuyền vui xuân, hấp tấp vội vàng nhặt được ở đáy hồ mà tưởng là mình đã vớt mò được ngọc. Phải thật nhẹ nhàng và khéo léo người trí mới vớt được ngọc lưu ly thật.

 Không tu học Đại thừa Đại Niết Bàn, không biết được THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH là bốn thực đức, tùy duyênbất biến ấy.

 Không tu học Đại thừa Đại Niết Bàn, không biết được:

THƯỜNG chính là PHẬT
NGÃ chính là NHƯ LAI
LẠC chính là NIẾT BÀN
TỊNH chính là BÁT NHÃ BA LA MẬT

 * Ngoại đạo nói "ngã" (thần ngã) là nói cầu may, không biết thế nào "ngã", thế nào không "ngã". Như mối ăn gỗ, ngẫu nhiên thành nét chữ. Do duyên cớ đó, trước kia Như Lai nói "vô ngã"

 Tu học Đại thừa Đại Niết Bàn:

"NGÃ tức NHƯ LAI PHÁP THÂN VẬY !"

 Một thầy thuốc giỏi:

Cấm bệnh nhân uống thuốc sữa để trị lành bệnh cứu người.

Bắt bệnh nhân uống thuốc sữa, cũng để trị lành bệnh cứu người.

 Như Lai Thế Tôn là vị Vô Thượng Y Vương đó.

Nói vô ngã để đem lại sự giải thoát giác ngộ cho mọi người.

Nói Ngã cũng đem lại sự giải thoát giác ngộ cứu cánh cho mọi người

Rõ là ĐẤNG Y VƯƠNG VÔ THƯỢNG !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12486)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 14088)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10838)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10509)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11166)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 11974)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13102)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13608)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33627)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11312)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12885)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 13027)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11597)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17857)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11397)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11811)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11464)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 18947)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12516)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11301)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13121)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15730)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11791)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11676)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12733)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12612)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 13926)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 12955)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 12904)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13264)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12737)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12662)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11704)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11697)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12305)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12368)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19806)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 11935)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 11972)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16866)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12655)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15049)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16087)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12856)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12204)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11900)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11912)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13133)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16487)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13215)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12464)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11790)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19821)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11135)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11237)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10392)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11069)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 10945)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10015)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11724)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant