Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phẩm 4 Bồ Tát

09 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 8065)
Phẩm 4 Bồ Tát

LƯỢC GIẢI KINH DUY MA
Thượng Tọa Thích Trí Quảng
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành PL. 2535 – 1999

 

PHẨM 4. BỒ TÁT

I. LƯỢC VĂN KINH 

 Phật bảo Bồ tát Di Lặc đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Di Lặc bạch Phật Ngài không kham lãnh đến thăm bệnh Duy Ma. Vì lúc trước Ngài nói hạnh bất thối chuyển cho Thiên vươngchư Thiêncõi trời Đâu Suất. Duy Ma Cật đến nói : “Ngài Di Lặc, Thế Tôn thọ ký cho Ngài một đời sẽ được quả Vô thượng chánh đẳng giác. Đó là đời nào mà Ngài được thọ ký. Đời quá khứ, đời hiện tại hay đời vị lai

“Nếu dùng vô sanh mà được thọ ký thì vô sanh tức là chánh vị. Đối với chánh vị, không có việc thọ ký, cũng không có việc được quả Vô thượng chánh đẳng giác. Làm sao Di Lặc được thọ ký một đời sanh ? 

“Theo NHƯ sanh mà được thọ ký hay theo NHƯ diệt mà được. Tất cả chúng sanh, pháp, Hiền Thánh cho đến Di Lặc đều là NHƯ. Nếu Di Lặc được thọ ký, đáng lẽ tất cả chúng sanh cũng phải được thọ ký. Vì hễ là NHƯ, thì chẳng có hai, chẳng có khác. Nếu Di Lặc được quả Vô thượng đẳng giác, thì tất cả chúng sanh cũng đều được, vì tất cả chúng sanh là tướng bồ đề. Nếu Di Lặc được diệt độ, tất cả chúng sanh cũng phải được diệt độ. Vì thế, Di Lặc đừng dùng pháp đó dạy các Thiên tử.

“Di Lặc phải làm cho các Thiên tử bỏ chỗ kiến chấp phân biệt bồ đề. Vì bồ đề không thể dùng thân hay tâm mà đắc. Tịch diệtbồ đề, chẳng hành động là bồ đề, bình đẳngbồ đề v.v...”

Khi Duy Ma Cật thuyết pháp xong, 200 Thiên tử chứng vô sanh pháp nhẫn.

Phật dạy Đồng tử Quang Nghiêm đi thăm bệnh Duy Ma. Ngài bạch Phật rằng không đủ sức đảm nhiệm việc đến thăm bệnh Duy Ma. Vì nhớ lại ngày trước Ngài ở thành Tỳ Da Ly vừa ra, gặp Duy Ma đi vào thành. 

Quang Nghiêm hỏi Duy Ma “Ngài từ đâu đến”. Duy Ma trả lời từ đạo tràng tới. Quang Nghiêm hỏi Duy Ma đạo tràng là gì. Ngài đáp : “Trực tâm, thâm tâm, bồ đề tâmđạo tràng. Sáu pháp ba la mậtđạo tràng, từ bi hỷ xả, bốn pháp nhiếp, 37 phẩm trợ đạođạo tràng v.v... Nếu Bồ tát đúng pháp ba la mật giáo hóa chúng sanh thì bao nhiêu việc làm, hay nhất cử nhất động đều từ đạo tràng mà ra”.

Khi Duy Ma Cật nói pháp ấy, 500 vị Trời và người đều phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác.

Kế đến Phật bảo Trì Thế Bồ tát đến thăm bệnh Duy Ma. Trì Thế bạch Phật không kham lãnh đến thăm bệnh. Vì nhớ lại lúc Ngài ở tịnh thất, ma Ba Tuần đem 12 ngàn Thiên nữ giống như Trời Đế Thích trổi nhạc đàn ca, đến chỗ Trì Thế cúi đầu đảnh lễ.

 Trì Thế tưởng là Đế Thích thật, nên dạy chúng chớ nên buông lung, phải quán ngũ dụcvô thường để trồng cội lành, ở nơi thân mạng, tài sảntu pháp bền chắc.

 Ma vương bảo Trì Thế nhận 12 ngàn Thiên nữ để dùng hầu hạ. Trì Thế không nhận. 

Nói chưa dứt lời, thì Duy Ma đến bảo Trì Thế rằng đây không phải là Đế Thích. Họ là ma đến khuấy phá. Duy Ma lại bảo ma đem Thiên nữ cho Ngài. Ma sợ hãi muốn biến nhưng không đi được, liền nghe trên hư không có tiếng nói rằng hãy đem Thiên nữ cho Duy Ma, mới đi được. Ma đành miễn cưỡng cho. 

Lúc ấy, Duy Ma Cật bảo các Thiên nữ nên phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác, rồi Ngài dạy cho họ các pháp vui để tự vui. Không nên vui theo ngũ dục. Vui thường tin Phật, vui nghe pháp, vui cúng dường Tăng, vui lợi ích chúng sanh, vui mở rộng tâm bồ đề, vui với chánh pháp, vui tu vô lượng đạo phẩm v.v...

Lúc ấy, ma Ba Tuần bảo các Thiên nữ trở về Thiên cung. Nhưng họ không chịu theo về. Ma liền thưa với Duy Ma nên thả các Thiên nữDuy Ma bằng lòng.

 Các Thiên nữ hỏi Duy Ma họ phải làm gì ở cung ma. Duy Ma dạy họ pháp môn vô tận đăng. Sau đó, Thiên nữ theo ma Ba Tuần về Thiên cung.

Kế đến, Phật dạy trưởng giả Thiện Đức hay Cấp Cô Độc đi thăm bệnh Duy Ma. Thiện Đức cũng không nhận đến thăm Duy Ma. Vì nhớ lại thuở trước, ông có lập hội đại thí trong bảy ngày để cúng dường cho tất cả Sa môn, Bà La Môn, ngoại đạo, kẻ nghèo khó, cô độc và ăn xin. 

Lúc ấy, Duy Ma đến nói với Thiện Đức rằng hội của ông không phải là đại thí hội. Phải lập hội pháp thí, lập hội tài thí làm gì ? Và Duy Ma dạy Bồ tát Thiện Đức thế nào là hội pháp thí

Hội pháp thícúng dường tất cả chúng sanh, không trước không sau, nghĩa là nhiếp tâm tham khởi bố thí ba la mật. Vì độ kẻ phạm giới, khởi trì giới ba la mật. Vì không ngã pháp, khởi nhẫn nhục ba la mật. Vì rời tướng thân tâm, khởi tinh tấn ba la mật. Vì tướng bồ đề khởi Thiền định ba la mật. Vì nhất thiết trí, khởi trí tuệ ba la mật. Vì giáo hóa chúng sanh mà khởi ra KHÔNG. Vì độ chúng sanh, khởi pháp tứ nhiếp. Vì đoạn tất cả phiền não, tất cả chướng ngại, tất cả pháp bất thiện, khởi làm tất cả pháp trợ Phật đạo v.v... Nếu Bồ tát trụ ở hội pháp thí, là vị đại thí chủ, cũng là phước điền cho thế gian.

Khi Duy Ma Cật nói pháp ấy, 200 Bà La Môn phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác.

Lúc đó, tâm của Thiện Đức thanh tịnh và ông đảnh lễ Duy Ma Cật. Ông mở chuỗi anh lạc dâng lên Duy Ma. Duy Ma lấy chuỗi anh lạc chia làm hai phần. Một phần cho người ăn xin hèn hạ nhất trong hội, một phần đem dâng cho Đức Nan Thắng Như Lai. Tất cả chúng hội đều thấy nước Quang Minh và đức Nan Thắng Như Lai, lại thấy chuỗi anh lạc ở trên Đức Phật ấy biến thành đài báu.

 Duy Ma Cật hiện thần biến xong nói rằng : “Nếu người thí chủ dùng tâm bình đẳng bố thí cho một người ăn xin rất hèn hạ, xem cũng như tướng phước điền của Như Lai, không phân biệt. Lòng đại bi bình đẳng, không cầu quả báo. Đó là đầy đủ pháp thí ”.

Trong thành, những người ăn xin thấy thần lực và nghe lời nói ấy đều phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác.

II. GIẢI THÍCH 

Phật nói pháp Thanh văn, nhưng mục tiêu chính của Ngài nhằm hướng tâm họ qua lộ trình Bồ tát. Ngài đưa ra dụ ma ni để chúng Tăng thấy khác biệt giữa quả vị La hán của Thanh vănLa hán của Phật. Bên ngoài hai quả vị này giống nhau nhưng bên trong hoàn toàn khác. 

Tư cách La hán của Phật tác động cho người thanh tịnh, phát tâm bồ đề. Ví như ma ni bỏ vô nước làm cho nước sạch. Trong khi La hán khác không tác động được như Phật. Ví như thủy tinh bên ngoài trông giống ma ni, nhưng không thể làm nước trong. 

Từ khác biệt đó, kinh Duy Ma muốn hướng dẫn chúng ta thay đổi tính chất bên trong, tức hướng chúng ta đến Bồ tát đạo. Tu theo Thanh văn chỉ là thay đổi hình bên ngoài rất dễ, nhưng không có tác dụng. Nói cách khác, hành giả phải đổi bản chất người thường thành bản chất người tu. Điều này đòi hỏi phải có quá trình dài, mà kinh thường xác định phải trải vô số kiếp tu đạo Bồ tát. Mỗi kiếp đổi tánh bên trong một ít. 

Bồ tát đạo không nhất thiết cần mang hình thức xuất gia. Làm vua thì phải thực hiện pháp Phật thế nào, làm dân phải tu ra sao. Trải qua đủ các ngành nghề trong những loại hình đều sống theo lời Phật dạy, cho đến khi thành thầy tu, hành giả có đủ kinh nghiệm sống. Vì thế, dễ dàng điều động người, mà không bị họ tác động.

 Nhân địa tu hành của Phật là Bồ tát hiệp trần. Nhân địa tu hành của Thanh văn là ly trần. Hai pháp này hoàn toàn khác nhau. Thanh văn tu tâm niệm thoát ly, trụ định, không biết rõ đối tượng. Họ làm sao giáo hóa độ người, nên không thể tác dụng vào cuộc sống con người. Trái lại, Phật nhập thế, qua lại trong sáu đường sanh tử, làm cha lành muôn loài. Vì vậy, đối với các loài, Phật biết rõ và đứng ở lập trường của nó mà hướng dẫn làm cho lợi lạc.

Đề cập đến Bồ tát, kinh Pháp Hoa nêu ra những hành động đơn giản như cúng dường một bông hoa nhỏ hay cúi đầu trước Phật cũng là hạnh Bồ tát Hoặc nghịch hạnh như Đề Bà Đạt Đa, về sau cũng thành Phật.

 Hạnh Bồ tát từ thấp đến cao có thể tánh tràn đầy. Đó là vấn đề quan trọng, hiểu đã khó và đem diễn tả cho người hiểu càng khó hơn. Ví như có người thấy tôi giảng kinh hay và nhờ tôi dạy cách giảng. Tôi dạy được, nhưng làm cho vị đó bằng như tôi, không được. 

Pháp này không thể diễn tả là như vậy. Dù giải thích nhiều đến đâu, cũng khó nói cho trọn vẹn việc làm của Bồ tát dẫn đến Phật quả. Phật dạy đại chúng pháp giống nhau. Nhưng mỗi người tiếp thu, chứng quả khác nhau. Vì vậy, pháp chân thật không thể dùng lời lẽ chỉ được, nói ra là trở thành phương tiện. Mọi người nương pháp phương tiện tự hiểu, mà đã tự hiểu là hiểu theo ý riêng của chính mình, không thể giống người giảng. 

Từ đó, hành giả phải biết học là phương tiện, và pháp chân thật phải tự tu tự chứng. Kinh Duy Ma đã giới hạn những hạnh căn bản, hành giả nương theo đó tóm lược, giữ phần chính yếu làm hành trang điều chỉnh thân tâm. Và sau đó, từng bước va chạm với thực tế cuộc đời, trí giác phát sanh, mới hiểu thế nào là khó khăn của Bồ tát hành đạo.

Đệ tử Phật có ba hạng : Thanh văn, Duyên giácBồ tát. Trong quá trình tu giới định huệ, huệ của Thanh vănvăn huệ, tức huệ thấp nhất. Do nghe, học mà phát huệ biết được. Tiến đến hàng Duyên giác đạt được hiểu biết do suy nghĩ, gọi là tư huệ. Và Bồ tát là người biết ứng dụng lời Phật dạy để giáo hóa chúng sanh có kết quả. 

Tuy có ba hạng đệ tử, nhưng kinh Duy Ma xếp hàng Duyên giác chung với Thanh văn, nên ở đây chỉ đề cập đến Thanh vănBồ tát.

Trong lúc tu hạnh Thanh văn, hành giả phải gạn lọc thân tâm trong sạch, loại bỏ thói hư tật xấu, trở thành người phạm hạnh, không tác hại người khác. Tu hạnh Thanh văn, hành giả chưa dám nghĩ đến giáo hóa người, chỉ lo tu dưỡng, phát triển khả năng, đạo đức thuần thiện của một Thanh văn La hán và từ đó bước qua Bồ tát đạo. Nếu không trải qua giai đoạn Thanh văn, mà thực hiện Bồ tát hạnh chỉ là Bồ tát giả danh

Như vậy, với quá trình theo Phật nghe pháp, suy nghĩứng dụng có kết quả, tạo thành chúng Bồ tát. Bồ tát này gọi là Bồ tát tam thừa hay Bồ tát từ nhân hướng quả. Vì tu theo thứ tự từ Thanh văn tiến lên Duyên giác, Bồ tát và hướng về quả vị Phật, khác với Bồ tát nhất thừa, được nói đến trong phẩm 5 chỉ cho Bồ tát từ quả đi ngược về nhân. Bồ tát nhất thừa đã thành Vô thượng đẳng giácthương nhân gian mà sanh lại, như Bồ tát Duy Ma từ thế giới Diệu Hỷ của Phật Vô Động hiện thân lại Ta bà.

Phẩm 4 chuyển mạch từ Thanh văn sang Bồ tát, đơn cử bốn vị gồm ba Bồ tát xuất gia và một Bồ tát tại gia. Tuy chia ra hai loại Bồ tát, nhưng kỳ thật chỉ là một. Đã là Bồ tát thì không thể đặt vấn đề xuất gia hay tại gia. Vì trên chân lý, bản thể đồng nhất, nhưng xuất hiệncuộc đời phải tùy hoàn cảnh, tùy thời gian làm những việc thích hợp. Chính vì lý do đó mà Bồ tát Quan AÂm có 32 hiện thân. Tùy yêu cầuhoàn cảnh, Ngài hiện thân khác nhau, nhưng chung quy chỉ nhằm dẫn đến nhất thiết chủng trí.

Từ trước chúng ta quen thờ Tam Bảo cực đoan, nên Tăng bảo chỉ có thể là hình tướng xuất gia giải thoát ly dục. Vì vậy từ Thanh văn chuyển sang tu Bồ tát cũng phải chuyển từ các vị Tăng tu hạnh Bồ tát. Nếu đưa mẫu cư sĩ tu Bồ tát sẽ bị chướng ngại, nên ba vị Bồ tát được đề cập trước tiênBồ Tát Thanh văn hay Bồ tát xuất gia. Sau mới đến mẫu Bồ tát tại giaThiện Đức Bồ tát hay Cấp Cô Độc.

Kinh Duy Ma đưa ra bốn vị Bồ tát tiêu biểu phạm phải những hành động sai lầm khi bước vào lộ trình Bồ tát và bị Duy Ma chỉnh lý. Ý này khiến chúng ta liên tưởng đến trên bước đường tu hành, mỗi khi tiến thêm một nấc, ta lại gặp khó khăn mới lớn hơn trước. Có chuẩn bị đạo phongtư cách sẵn sàng đối phó với ma chướng như vậy, ta mới vượt được vô số chông gai nguy hiểm giăng đầy khắp nơi. Cho đến ngày chúng ta thành Phật, cũng chưa chấm dứt khó khăn.

 Phật dạy đừng xây lâu đài trên cát. Nền tảng vững chắc của chúng tagiới luật. Lúc sơ tâm, không nên để phạm lỗi lầm. Càng ít lỗi, ta càng dễ đi lên. Công lao tu hành tích lũy được, chỉ lỡ một bước thành tiêu tan. Người xưa ví như ruộng muối lâu ngày sắp dùng được, gặp trận mưa thành bỏ đi.

 Tuy nhiên, ý thức được ma chướng không phải chỉ có trong hiện đời. Đời này chúng ta tu, nhưng túc nghiệp đời trước hiện lên khuấy phá, não loạn ta không ít. Ví như người trốn nợ bỏ quê đi thật xa, làm ăn vừa khá giả thì gặp lại chủ nợ cũ. 

Đối trước những ác duyên, Phật dạy Bồ tát không sợ quả, chỉ sợ nhân ác. Trái với chúng sanh sợ quả báo xấu, nhưng thích làm chuyện ác. Quả báo đến, ta xem như thử thách để tiến tu đạo nghiệp.

Bốn vị Bồ tát bị chỉnh, được nêu đích danh là Di Lặc, Quang Nghiêm, Trì Thế và Thiện Đức. Bốn Bồ tát này làm thượng thủ của 60 ngàn Bồ tát tham dự. Các Ngài còn vấp phải sai lầm, huống chi chúng ta thuộc hàng sơ phát tâm

Bốn vị Bồ tát lãnh đạo tiêu biểu cho tất cả hạnh Bồ tát từ khởi đầu đến kết thúc, không phải chỉ bốn người riêng biệt. Trong quá trình hành Bồ tát đạo, chúng ta sẽ tuần tự gặp bốn vị này. Hay nói cách khác, là bốn giai đoạn chúng ta tu đạo Bồ tát, bốn cấp bậc chuyển biến trong một con người.

Khi hàng đệ tử Thanh văn không kham nhận thăm bệnh, Phật dạy Di Lặc Bồ tát đến thăm bệnh Duy Ma. Ngài liền từ chối, vì đã từng chạm trán với Duy Ma.

 Di Lặc chịu thua Duy Ma, nghĩa là thua cuộc đời hay đó chính là hình ảnh thua cuộc của đệ tử Phật sau khi Ngài Niết bàn.

 Tôi rất phục Ngài Di Lặc biết mình biết người, nên chịu thua trước. Điều này gợi cho chúng ta hiểu ý nghĩa hiện nay Di Lặc không xuất hiện, để mọi người mong chờ, còn hơn xuất hiệnkhông giáo hóa được. 

Trên thế gian, mỗi người có hoàn cảnh khó khăn riêng không tự giải quyết được. Từ đó phát sanh ý thức mong mỏi Phật ra đời trợ giúp. Các kinh Đại thừa đều chú ý đến mục tiêu này, gợi cho mọi người có tâm khát ngưỡng đối với Phật.

 Ngài không xuất hiện trên cuộc đời, chờ cho chúng sanh có tâm mong cầu hướng về Ngài cao độ. Lúc ấy, tâm đại bi Phật hướng về chúng ta, hai tâm này nhập làm một. Trong phút giây thiêng liêng cầu nguyện, chúng ta mới nhận được Phật lực truyền đến làm tâm ta thanh tịnh. Đó là dạng giáo hóa bằng tâm của Phật sau khi Ngài Niết bàn. Bồ tát cũng giáo hóa dưới dạng tâm.

 Tuy nhiên, khi Phật tại thế, cách giáo hóa của Ngài như thế nào ? Trong kinh ghi rõ Phật thuyết pháp, số người nghe áp dụng vào cuộc sống, đắc đạo đắc pháp không ít. Nhưng cũng có người không nghe Phật. 

Một số người nghiên cứu đạo Phật lý luận rằng Phật có mười hiệu, nên giải quyết được tất cả. Vậy mà thực tế, họ thấy Phật không làm được gì, vì chúng sanh đau khổ vẫn còn nguyên. 

Theo tôi, tuy Phật giáo hóa tất cả mà vẫn còn nguyên chúng sanh đau khổ. Vì chính Đức Phật trước khi Niết bàn, Ngài khẳng định việc đáng làm Ngài đã làm, người đáng độ Ngài đã độ. Ngài đã giải quyết mọi việc tốt đẹp

Về điểm này chúng ta cần hiểu những gì Phật đã làm xong hay cái độ tận chúng sanh của Phật. Phật xác định Ngài có ba điều làm được gọi là tam năng và ba điều không làm được là tam bất năng. Tam năng và tam bất năng gồm có :

- Phật không bị ràng buộc bởi các tướng. Ngài thấu triệt hết vạn pháp “được”, nhưng diệt định nghiệp ngay trong một lúc “không được”.

- Phật biết tất cả căn tánh chúng sanh và những việc lâu xa cùng tột ức kiếp “được”. Nhưng Ngài hóa độ chúng sanh vô duyên “không được”.

- Phật độ vô số chúng sanh “được”, mà độ tận thế giới chúng sanh “không được”.

Tam năng và tam bất năng của Phật có thể hiểu bằng ví dụ ông lương y chẩn bệnh xong cho đúng thuốc. Nhưng bệnh nhân không chịu uống, không thể lành bệnh được. Không uống thì lương y cũng đành chịu thua

Công việc giáo hóa chúng sanh của Phật đã hoàn tất, giống như công việc của lương y đã cho thuốc hay. Việc uống thuốc để mạnh khỏe thuộc về chúng sanh. Ai uống tự lành. Không uống, thì cứ ôm bệnh gào khóc. Đơn giản như vậy thôi. 

Thật vậy, chúng ta thấy rõ khi Phật tại thế, chúng đương cơ đắc độ nhìn thấy Phật. Họ tự giải thoát thanh tịnh ngay, Phật không cần nói. Nhưng đối với người cần nghe pháp, cần giáo dưỡng, trong hơn 300 pháp hội, Phật đã đưa họ đến quả vị thanh tịnh giải thoát. Như vậy, không thể phủ nhận Phật không độ chúng sanh

Tuy nhiên, những chúng sanh tham lam ghét ganh nghiệp nặng, Phật dạy rằng đối với họ, tên Tam Bảo còn không nghe được. Đương nhiên họ không thể thấy Phật, không bước vào sống trong thế giới Phật được, nên không thuộc phạm vi giáo hóa của Ngài. 

Thế giới Phật hoàn toàn thanh tịnh. Phật này chỉ cho Phật tâm. Khi tâm hành giả thanh tịnh, hướng trọn vẹn về Phật mới tương ưng với tâm Ngài, thấy Ngài và nằm trong phạm vi giáo hóa của Ngài. 

Còn thế giới của nghiệp, của tham sân phiền não, của vọng thức, của chúng sanh, cứ để nó tồn tại. Không phải thành Phật rồi thủ tiêu các loài sinh vật trên thế gian. Điểm này cho thấy khác biệt giữa tâm đại bi của Phật và tâm chúng ta.

 Trong tứ sanh lục đạo, chúng ta binh vực loài này, lại rớt qua áp đảo, sát hại loài khác. Phật thể hiện lòng đại từ đại bi đối với muôn loài, Ngài không bị rơi vào thế cục bộ như chúng ta. Với tâm đại từ bi của Phật, tất cả mọi loài đều bình đẳng Nhất Như, nên tất cả đều tồn tại. Hiện hữu đa dạng này không xóa. Không lẽ thành Phật rồi đoạn hết thế giới sanh diệt hay sao ? 

Trên lập trường siêu thoát, tất cả vật tương quan tồn tạithế gian đều có cái hay, cái đẹp riêng của chúng. Mọi tồn tại dưới kiến giải Đại thừa đều cần thiết, không phải tiêu diệt hết để chỉ còn một thứ, thì chán lắm ! 

Thế giới Phật vẫn hiện hữu trong thế giới sanh tửthế giới sanh tử nằm trong tâm Phật. Vì vậy, trên giải thoát môn, không có chúng sanh nào nằm trong tâm Phậtkhông giải thoát. Phật hoàn toàn bình đẳng, thanh tịnh giáo hóa. Cho đến người khổ đau cùng cực ở địa ngục A Tỳ khi phát tâm nghĩ đến Phật, cũng hết đau khổ, được an vui ngay.

 Chúng ta còn nhớ hình ảnh Vô Não quăng dao, quỳ dưới chân Phật, liền đắc La hán, giải thoát tức thời. Giáo hóa của Phật như vậy không vạn năng sao ? Tại sao Vô Não giải thoát, đắc La hán dễ dàng như vậy ? 

Chúng ta phải biết tâm trạng Vô Não lúc gặp Phật, mới nhận ra được ý nghĩa giải thoát của Đại thừa. Nếu giải chung chung rằng Vô Não quăng dao thành La hán, thì tất cả sát nhân khác quăng dao cũng thành La hán ư ? Việc đó tất nhiên không thể có. Những sát nhân khác quăng dao không thành La hán nằm trong phạm vi “bất năng” của Phật. 

Phật khẳng định đối với người không có duyên đắc độ, Ngài cũng không độ được. Vì càng nói nhiều, tâm thức càng phát triển, đi sâu vào rừng rậm tà kiến. Chỉ có tâm hồn chí đạo, mới được Phật khai ngộ. Cách giáo hóa của Bồ tát cũng ở dạng này. 

Di Lặc thưa với Đức Thích Ca rằng không dám gặp Duy Ma hay nói lên ý nghĩa “bất năng”, độ hết không được. Trong lòng từ vô lượng của Di Lặc làm gì có chúng sanh đau khổ

Đau khổthanh tịnh của chúng ta được hình thành bằng thế giới Đâu Suất nội việnĐâu Suất ngoại viện. Hoặc điều ấy diễn tả thế giới Phật ở hai mặt “năng” và “bất năng”. 

“Năng” là ở trong nội viện hay trong bản tâm thanh tịnh. “Bất năng” là ở ngoại viện hay hiện tượng giới bên ngoài. Đối với hiện tượng giới bên ngoài, hành giả không làm gì khác hơn được. Nhưng về mặt bản tâm thanh tịnh, hành giả ở bất cứ tình huống nào mà không được giải thoát

Điểm này chúng ta dễ thấy rõ qua hình ảnh các vị Sa môn sống đạm bạc với tâm hồn tràn đầy an lạc giải thoát. Trong khi những người quá dư thừa tiện nghi vật chất, họ vẫn không được hưởng chút hương vị giải thoát

Đối với vấn đề khôn dại cũng vậy. Có người rất khôn, nhưng quá khổ. Còn những người được coi như không biết tính toán, mà suốt đời lại an lành. Thiết nghĩ từng bước chân đi trên cuộc đời, muốn giải thoát, hãy vào sống trong Đâu Suất nội viện, tức trở về với bản tâm thanh tịnh. Muốn đau khổ thì cứ lăn xả ra Đâu Suất ngoại viện, sống với hiện tượng giới. Hai thế giới quan này thường quyện với nhau. Niệm trước thanh tịnh, niệm sau đau khổ, cứ vậy liên tục tiếp nối không ngừng trong cuộc sống tu hành của chúng ta.

Ở đây vẽ lên thế giới Đâu Suất nội viện của Di Lặc để chuẩn bị làm Phật. Trên bước đường tu, đối với người có căn lành, thường chập chờn trước mắt thế giới quan này, khi thấy khi không. Nghiệp của chúng ta khởi lên, thì Đâu Suất nội viện tan thành mây khói. Nhưng nghiệp lắng đọng, tâm hồn thanh tịnh, tức thì lầu các cung điện của Đâu Suất nội viện hiện ra rực rỡ. Thế giới này tùy thuộc ở tâm mà hình thành. 

Phật muốn giới thiệu thế giới thanh tịnh bản tâm, nên gọi Di Lặc đi thăm bệnh Duy Ma. Nghĩa là từ thế giới nội viện đi ra thế giới ngoại viện. Ở ngoại viện thì “bất năng” không kham nổi, nhưng vào nội viện, Di Lặc vẫn tiếp tục giáo hóa chư Thiên.

Trong kinh Tiểu thừa chỉ có Di Lặc được thọ ký thành Phật. Tại sao Di Lặc được thọ ký ? Di LặcBồ tát từ nhân hướng quả, được Phật thọ ký để xác định rằng đệ tử Phật nếu tiến đúng lộ trình tu Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, đầy đủ đạo hạnh cũng thành Phật. Không phải chỉ có Phật tu, mới thành Phật như đại chúng thường nghĩ lầm. 

 Phật cho biết từ vô lượng kiếp Di Lặc tu tâm từ, đạt đến đại định, hiện tướng hoan hỷ, ai thấy cũng thương. Phật chọn mẫu Di Lặc như vậy làm người thừa kế, tất nhiên không ai thắc mắc.

Tên Di Lặc nghĩa là từ tâm. Duy Matịnh tâm. Hai tâm này cần đi đôi với nhau. Thật vậy, khi ta có lòng từthể hiện lòng từ phổ cập mọi người, nhưng thiếu tâm thanh tịnh, cũng dễ đưa đến sai lạc. Vì vậy, phần kiểm chứng bên trong mới quan trọng. Làm thật nhiều việc lợi ích cho người, mà không được rời bản tâm thanh tịnh. Ngài Duy Nhiên Thiền sư cũng nhắc nhở chúng ta nhập cuộc với trần lao, dấn thân vào tất cả việc, không được để cho lòng bị giao động, nhiễm ô với đời.

Tịnh tâmtừ tâm nói chuyện với nhau, thể hiện bằng hai việc làm của Bồ tát, hay hai đức tánh của con người. Từ tâm chỉ hiện hữu trong chánh định, bên ngoài không có được. Nó xuất phát từ bản tâm thanh tịnh.

Trên quá trình tu hành, Di Lặc phát tâm bồ đề chuyên tu tâm từ. Hành động và tâm niệm Ngài chỉ có mục tiêu mang niềm vui cho chúng sanh. Với tâm niệm đó, Ngài được Phật Thích Ca thọ ký thành Phật

Được thọ ký xong, Ngài an trú cung trời Đâu Suất nội viện. Phật Thích Ca trước khi thành Phật tên Hộ Minh cũng ở cung trời Đâu Suất nội viện, nhưng khác ở điểm Hộ Minh tái sanh vào thế giới Ta bà nhơ xấu, giáo hóa chúng sanh tham sân phiền não cang cường bướng bỉnh. 

Còn Di Lặc với nụ cười hoan hỷ, mang tên từ tâm Bồ tát. Khi Ngài sanh lại, thế giới này không khổ, không bị làm nhục như Phật Thích Ca. Thế giới của Ngài là Tịnh độ đất bằng lưu ly, không có tâm ô uế của con người, chỉ thuần có Bồ tát. Ngài ngồi dưới cội Long Hoa thuyết pháp. Cách thuyết pháp của Ngài không giống Phật Thích Ca nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã. Người chỉ nhìn tòa Ngài ngồi, thấy hoa nở, tâm liền thanh tịnh, thấy nụ cười Di Lặc liền phát tâm. Không cần tu một cách khổ cực như chúng sanh ở thời Phật Thích Ca. Pháp tu của mỗi Đức Phật tùy hạnh nguyện có khác nhau . 

Di Lặc vừa nhận chức cai quản Đâu Suất, thì Duy Ma xuất hiện. Điều này gợi nhắc chúng ta dấn thân hành đạo mới thấy lúc chưa làm, tâm chúng ta bình thản như mặt nước hồ thu. Đến khi khởi niệm làm, dù trái hay phải, vấn đề liền được đặt ra.

 Vì vậy, đây là điều kiện đo bồ đề tâm, khả năng tri giác, đức nhẫn của chúng ta. Ý thức được điều quan trọng tất yếu này của người tu Bồ tát đạo, chúng ta phải chuẩn bị tâm tưởng để khỏi bị đánh bất ngờ. Phải thấy trước chướng ngại xảy đến. Nếu không, chúng ta dễ bị đánh ngã.

Khi Di Lặc được thọ nhiệm ở Đâu Suất giáo hóa chư Thiên thay thế Hộ Minh Bồ tát, tất cả thử thách đương nhiên xảy đến với Ngài. 

Chư Thiên đang nghe Di Lặc giảng đạo Bồ tát thì Duy Ma xuất hiện khuấy phá. Điều này gợi nhắc chúng ta sẽ gặp phiền não của “tịnh” khi bước vào thế giới tâm linh, thường được gọi là trần sa vô minh hoặc

Thật vậy, ban ngày bận rộn nhiều việc, nhận thức của ta bị hạn chế. Tất cả những gì trong tiềm thức hay trong nhiều kiếp trước không hiện lên được vì bị hiện tượng giới che khuất mất. Chúng ta bị động trong cảnh động là tâm trạng của người thế gian.

 Tuy nhiên, khi màn đêm buông xuống, chúng ta vào Thiền định sẽ thấy tất cả những gì chứa trong tiềm thức. Cái nào gần nhất nó bung ra trước. Đó là động trong tịnh, tức chung quanh tịnh, nhưng động từ tâm bung ra, một thứ động mà không bao giờ chúng ta tìm được trong cảnh động. 

Duy Ma viếng Di Lặc trong lúc Ngài đang tịnh. Nói cách khác, Di Lặc chỉ bắt gặp Duy Ma trong định mà thôi. Theo tôi, đây là từ tâm nói chuyện với tịnh tâm, nghĩa là ở trạng thái yên tĩnh của Thiền định, từng sở đắc của chúng ta trong quá trình hành Bồ tát đạo tích lũy thành công đức, tự nó bộc phát lên. Riêng tôi, vào Thiền, cũng có lúc thấy lại những vị thầy dạy mình hay cảnh chùa tôi học đạo từ thuở nhỏ. Cuộn phim dĩ vãng này tự động chiếu lại cảnh tượng một đời cho đến nhiều đời trước. Những thứ này từ từ hiện lên lúc ta ngồi yên. Còn lăn xả vào đời, chuyện đời cứ chồng chất nhồi thêm dầy đặc. Tất nhiên cái cũ khó hiện ra.

 Tuy nhiên, cần lưu ý khi tâm lắng xuống, chúng ta nhớ lại khó khăn trên bước đường hành đạo, rồi khởi niệm sân hận rớt vào sanh tử. Đó không phải là khởi niệm của Di Lặc

Tất cả sở đắc mà Di Lặc hãnh diện đã tạo được trong lũy kiếp tu hành, khi đem trình cho Duy Ma xem, bị Duy Ma xóa sạch, để đưa Di Lặc đến giải thoát.

 Cách tu này của Di Lặcthế giới Thiền định nhắc nhở chúng ta đừng ôm ấp thành tích huân chương, không khéo đọa vào tăng thượng mạn.

 Nhờ Duy Ma dạy Di Lặc hay dạy chúng ta, thấy tất cả thành tích tu hành trong quá khứ phải xả bỏ mới đắc đạo. Trước kia, nó cần cho chúng ta trên bước đường tu bao nhiêu, thì nay nó trở thành chướng ngại bấy nhiêu. Ý này thường được ví như qua sông cần thuyền. Vượt đường hiểm sanh tử phải tu tạo phước đức trí tuệ giống như lượm gỗ kết bè qua sông. Không có phước đức trí tuệ không thành Phật. Nhưng qua sông, lên bờ, không thể ôm thuyền đi. 

Trước khi Bồ tát Di Lặc thành Phật, lần cuối phải giải quyết phần công đức tồn đọng, xả bỏ tất cả. Di Lặc gặp Duy Ma khuấy phá để nói lên ý nghĩa từ hiện tượng giới bên ngoài tích lũy công đức dưới dạng Bồ tát Báo thân, cần xả hết, để thành Phật chứng được Pháp thân thanh tịnh. Lúc ấy, trần laopháp giới nhập làm một, trụ ở bản thểhành đạo trên thế gian, mới không vấp ngãchướng ngại

Còn hoàn toàn ở trên sanh diệt cuộc đờihành đạo, chúng ta khó bề vượt khỏi trùng trùng điệp điệp chướng ngại bao vây nối tiếp nhau. Đó là cuộc vấn đáp giữa Duy MaDi Lặc hay giữa từ tâmtịnh tâmchúng ta nghe được

Đức Phật thọ ký cho Di Lặc Bồ Tát thành Phật, là người thừa kế Thích Ca làm giáo chủ.

Vấn đề thừa kế gợi cho chúng ta suy nghĩ thừa kế Thích Ca về vật chất hay tinh thần ? Thừa kế tinh thần, thì không cần thọ ký. Người nào có đủ tư cách thay thế Phật trên thế gian, người đó là thừa kế, không riêng gì Bồ tát Di Lặc.

 Thừa kế tinh thần cốt sao chúng ta có đủ trình độ tu chứng đạt được vị trí giống người đi trước. Thừa kế vật chất nằm trên sanh diệt dễ đi đến sụp đổ và phá sản, khi chùa cao Phật lớn trở thành mối tranh chấp quyền lợi trong nhà lửa tam giới. Điển hình như những chùa 100 năm trước hưng thịnh, nhờ đạo hạnh của các Tổ sư. Ngày nay, không có người thừa kế sự nghiệp tinh thần, chỉ còn là di tích lịch sử hoang vắng.

Nghe đức Thích Ca thọ ký cho Di Lặc một đời thành Phật, Duy Ma bắt đầu suy nghĩ, nghĩa là từ bản tâm của ta tự chất vấn ta, một đời thành Phậtđời nào ?

 Suy nghĩ sâu hơn, nói đến một đời khiến chúng ta liên tưởng nhiều đời, là chuỗi thời gian từ quá khứ dẫn đến hiện tại và xuyên suốt tương lai. Một đời của Di Lặcquá khứ, hiện tại hay vị lai

Nếu một đờiquá khứ, thì quá khứ đã trôi qua, là hiện tại thì hiện tại không dừng. Trong sanh có diệt và ngược lại trong diệt có sanh, niệm niệm sanh diệt không ngừng. 

Nếu một đời chỉ cho thân tứ đại ngũ uẩn, thì thân này luôn luôn biến đổi từ vi trần này thành vi trần khác, chịu sự chi phối của luật đào thải, biến hóa trong từng sát na. Như vậy, trong thân con người quán sát, nó luôn sanh và chết. Di Lặc lấy cái nào trong con người để được thọ ký

Một đời trên sanh diệt môn luôn luôn biến đổi, có gì đáng cho ta quan tâm. Và cuộc đời hạn cuộc trong một lần sanh, một lần chết, thì Duy Ma chẳng muốn được thành Phật làm gì.

 Một đời theo Đại thừa đánh dấu từ khi phát tâm cho đến thành Phật. Thời gian không quyết định trong một kiếp người sanh diệt, nên sinh mệnh của Bồ tát gọi là sinh mệnh tương tục.

 Từ lúc phát tâm, từng kiếp tu hành liên tục, cho đến thành Phật, giống như xâu chuỗi có nhiều hạt. Mỗi hạt tượng trưng cho một lần Bồ tát thay đổi xác thân. Và sinh mệnh tương tục của Bồ tát là sợi dây nối liền các chuỗi lại không gián đoạn.

 Tuy nhiên, Bồ tát không lấy tứ đại ngũ uẩn làm sinh mệnh. Vì đứng ở lập trường Bồ tát, tứ đại này không khác gì chiếc áo bên ngoài, tâm bồ đề bên trong mới thực là sinh mệnh của Bồ tát.

Hàng nhị thừa hiểu lầm Di Lặc được thọ ký lên Đâu Suất và sau đó giáng xuống Ta bà thành Phật. Cách hiểu này không đúng. 

Theo Đại thừa, thành Phật hay không là do quá trình tu tập của hành giả. Đức Phật không nói hư vọng, nhưng đừng hiểu thọ ký là Phật cho Bồ tát quả vị Phật. 

Ngài thọ ký cho Bồ tát từ nhân hướng quả, để xác định quá trình tu chứng được Báo thân phải thể nghiệm đầy đủ Bồ tát hạnh. Không chỗ nào Bồ tát không thị hiện, không việc nào Bồ tát không làm. Bồ tát hiện hữu trong tứ sanh lục đạo với tư cách cứu khổ chúng sanh.

 Khi tu Bồ tát đạo, Bồ tát xả vô số sanh thân, trải qua vô số sinh mệnh tương tục, tiến đến thành tựu Báo thân, chứng Pháp thân, thâm nhập pháp giới mới thành Phật. Lúc ấy, Báo thân của Bồ tát tu chứng sát nhập vô Pháp thân thường hằng, để trở thành diệu dụng của Bồ tát ứng xử lợi lạc trong mọi tình huống. 

Đó là quá trình Bồ tát phải trải qua để được thọ ký. Không phải được thọ ký thành Phật, rồi thành ngay. 

Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý rằng không phải thân ngũ uẩn thành Phật. Tuy nhiên, bỏ ngũ uẩn, chúng ta cũng không thành Phật được. 

Trên bước đường tu, sử dụng ngũ uẩn thân để đoạn phiền não. Phiền não xóa sạch, chơn tâm hay Pháp thân thường trú sẽ hiển hiện. Thiền tông thường ví chơn tâm như gương bị bụi ngũ uẩn ngăn che. Nếu lau sạch bụi ngũ uẩn, chơn tâm tự hiện. Đó là ý nghĩa Phật thọ ký cho Di Lặc.

 Về vấn đề chơn tâm, chúng ta đừng hiểu lầm nó là cái gì chúng ta tạo được. Trong dòng sinh mệnh tương tục của Bồ tát, từ khi phát tâm tu, trải qua quá trình gia công đoạn phiền não, sau cùng thành Phật phát hiện Pháp thân thường trú. 

 Trong suốt quá trình tu này, Pháp thân Bồ tát vẫn vĩnh hằng không thay đổi. Nó có từ khi hành giả chưa phát tâm, khi tu nó vẫn có và đến khi thành Phật cũng vẫn là nó. Khi thành Phật, Pháp thân hành giả không thêm không bớt. Lúc còn là phàm phu, nó không giảm. 

Chính ở dạng pháp tánh bất sanh bất diệt này, không cần đặt vấn đề thọ ký. Vì bản thể vốn vô sanh, bản lai diện mục của ta từ nghìn xưa cho đến nay và mãi đến nghìn sau, không thay đổi. 

Thật vậy, Duy Ma quan sát trong thân sanh diệt hàm chứa tâm niệm luôn biến đổi, giống như dòng thác không ngừng. Trong biến đổi không dừng của thân tâm, Duy Ma nhận chân được Pháp thân kỳ diệu không biến đổi gọi là chánh vị. 

Ở dạng không thay đổi bất sanh bất diệt, Duy Ma thấy Di Lặc, chúng sanh và Ngài đồng một thể tánh. Như vậy Duy Ma, Di Lặcchúng sanh đều thành Phật, thì cần gì phải thọ ký cho riêng Di Lặc một đời sẽ thành Phật.

Tóm lại, Duy Ma nhắc nhở Di Lặc cũng là nhắc nhở chúng ta nên kế thừa sự nghiệp tinh thần của Phật. Đi theo con đường Bồ tát, chúng ta phát huy đời sống tâm linh, càng thăng hoa càng tốt đẹp, trở thành một biểu tượng tri thứcđạo đức không ai tranh dành được.

Di Lặc Bồ tát không kham lãnh thăm Duy Ma. Phật dạy Quang Nghiêm đồng tử đến thăm Duy Ma.

Quang Nghiêm đồng tửBồ tát ly trần, hoàn toàn trong sạch, từ nhỏ đến lớn, không phạm lỗi lầm nào. Ngài chuyên tu sửa mình, hoàn toàn thánh thiện, trở thành mẫu người mô phạm tiêu biểu, không có gia đình gọi là đồng tử.

 Quang Nghiêm đồng tử chính là mẫu Bồ tát theo kinh Pháp Hoa diễn tảthương nhân gian mà sanh lại. Ở đây cần giải thích rõ sự khác biệt giữa Bồ tát thương nhân gian sanh lại mang ngũ ấm thân và chúng phàm phu mang thân ngũ ấm.

 Khi Bồ tát thọ ngũ ấm thân, Bồ tát tâm hay bản vị Pháp thân Bồ tát bị ngăn che. Từ nhỏ lớn lên, đồng tử sống với cuộc đời, mọi nhận thức, tình cảm đều phát xuất từ thấy nghe tiếp xúc với đời. Thí dụ sanh ở Việt Nam thì nói tiếng Việt, có sinh hoạt tình cảm, thấy biết theo người Việt. Nhưng sanh ở Trung Hoa thì được nhồi nắn theo người Trung Hoa.

 Nói chung, sanh ở chỗ nào được xã hội nơi đó un đúc theo kiểu của họ đặt ra. Rõ ràng ảnh hưởng bốn phía từ từ bao vây đồng tử. Cuộc đời đem tặng cho Bồ tát suy tư, hiểu biết, phải trái, vui buồn từ lúc chào đời.

 Những thứ này mỗi ngày lớn dần theo cuộc sống gắn chặt với ngoại cảnh qua sáu căn tiếp xúc sáu trần, đến độ lầm tưởng những gồng gánh bên ngoài là TA thực. Lúc ấy, lấy tứ đại ngũ uẩn làm TA, khiến chơn tánh bất sanh bất diệt bị che mất.

 Tuy nhiên, Bồ tát mất bản tâm, khác với chúng sanh mất bản tâm. Chúng sanh trải qua trần lao sanh tử đánh mất bản tâm trong vô lượng kiếp. Trong khi Bồ tát thương nhân gian sanh lại, chỉ mất bản tâm trong một kiếp.

Bồ tát Quang Nghiêm được thọ ký thành Phật thương nhân gian sanh lại, nên khác với người trần trôi lăn trong sanh tử nhiều đời. Tuy Pháp thân Bồ tát bị tứ đại ngũ uẩn bên ngoài bao che, nhưng bức màn vô minh ngăn cách Ngài và Phật mỏng hơn. Mặc dù tiếp xúc với nhân gian, trong lòng Bồ tát vẫn thao thức xuất ly, vượt lên trên cái bình thường của con người

Kinh diễn tả ý này bằng hình ảnh đồng tử Quang Nghiêm từ thành đi ra. Nói cách khác, từ Trí thân Bồ tát vượt khỏi tứ đại ngũ uẩn thân, vượt lên trên phiền não trí mà cuộc đời đã đem tặng cho Bồ tát, khi Ngài bước vào sống với chúng. 

Từ dạng được Phật thọ ký sanh lại cuộc đời, hay từ bản tâm thanh tịnh sanh trên nhân gian. Và từ con người nhân gian có tâm hướng thượng đi lên, để diễn tả Bồ tát ở giai đoạn hai, phải hiện hữu trên cuộc đời, không thể ở luôn trong Đâu Suất nội viện

cuộc đời, thì có vấn đề của đời đặt ra. Kinh diễn tả rằng Quang Nghiêm gặp Duy Ma ở cổng thành. Nếu không gặp Duy Ma, Quang Nghiêm tu một lúc sẽ hướng tâm về hư vô tịch tĩnh, không biết gì đến cuộc đời.

 Điều đó có nghĩa là từ bản tâm thanh tịnh sanh trên cuộc đời, ở trong trần lao sanh tử, Bồ tát nhận ra đây không phải là thế giới của mình nên bỏ về Niết bàn. Và từ Niết bàn khởi lòng thương nhân gian sanh trở lại sanh tử. Rồi sống một lúc với sanh tử, thấy chán sợ, lại bỏ về Niết bàn. Nếu cứ ở trong vòng luẩn quẩn như vậy, không khác gì đứng núi này trông núi nọ, chẳng làm được gì, không phải là pháp tu của Bồ tát

Bồ tát Quang Nghiêm trong sạch nhưng quan niệm sai lầm về vấn đề trong sạch đến mức cách biệt trần thế. Ông tưởng rằng xa cuộc đời, sẽ thấy đạo, nhưng sau cùng, cũng không nắm bắt được chân lý. Phải nhờ Duy Ma điều chỉnh, để ông thấy Bồ đề đạo tràng, tức thấy Phật. 

Thật vậy, khi tu chúng ta hướng về giải thoát quá mạnh, thường vấp phải khuyết điểm lúc trở về thực tế dễ trở thành ngây ngô. Kinh Viên Giác nhắc chúng ta Phật pháp bất ly thế gian giác để khỏi rơi vào sai lầm này. 

Riêng tôi, theo kinh nghiệm tu hành, trong nhiều năm tôi miệt mài kinh điển, như người chứa một bồ kinh, nhưng khi nhìn ra cuộc đời, quả thật không biết gì.

 Tuy nhiên, có điều lạ, mặc dù tôi sống với kinh điển tưởng chừng như xa lạ đối với cuộc đời, nhưng không ai gạt được tôi. Có lẽ vì thấy tôi khờ, nên họ thương hại.

 Đến giai đoạn hai, người không hại tôi, vì họ sợ tội. Tôi lại cảm được lẽ mầu nhiệm mà chư Phật bố trí cho người tu qua các vị thủ hộ Thần.

 Đến giai đoạn ba, thiên hạ không hại được, vì thật sự họ không thể hại, không phải vì thương hay vì sợ tội như trước kia. Bấy giờ, chúng ta cứ hành đạo một cách bình thản. Không cần người thương hại, không cần người sợ. Nhưng thâm nhậpPháp Hoa, “tất nhiên phải như vậy” là “như thị như thị”, không thể làm khác hơn.

Hành giả luôn hướng thượng, thấy được siêu xuất và mang lý tưởng ứng dụng cho nhịp nhàng với thực tế cuộc sống xã hội. Đó là hình ảnh Bồ tát Quang Nghiêm gặp Duy Ma

Bồ tát Quang Nghiêm gặp Duy Ma để chứng nghiệm pháp tu không thương không sợ, hành đạo hoàn toàn tự tại giải thoát

Bồ tát luôn giữ tư cách vô nhiễm, ví như hoa sen vươn lên từ bùn. Sen không là bùn, một đề tài lớn cho hành giả Đại thừa để tâm suy nghĩ

Bồ tát hiện thân trên cuộc đời dưới dạng sen tỏa hương trong vũng bùn, lúc nào cũng tỉnh táo quan sát sự vật. Quan sát xem sen hút bùn như thế nào để tỏa hương cho đời, Bồ tát sử dụng thân thế nào để thành Hiền Thánh. Đứt gốc bùn, không thành sen, cũng như Bồ tát bỏ thân ngũ uẩn không thành Phật và phải chuyển ngũ uẩn thân thành ngũ phần Pháp thân bằng cách tu tập giới, định, huệ.

 Trong quá trình tu, tinh lọc phần bùn đất thành hương sen, hay chuyển nhận thức phiền não thành trí giác. Cứ một phần ngũ uẩn thân được gỡ bỏ, Bồ tát chứng được một phần Pháp thân, cho đến cải thiện hoàn toàn thân ngũ uẩn thành Pháp thân

Như vậy, ở giai đoạn một, Bồ tát tích lũy công đức. Và giai đoạn hai, Bồ tát phải tiếp tục hiện thâncuộc đời giáo hóa chúng sanh y như trước.

 Tuy nhiên, khác ở điểm Bồ tát thành tựu công đức rồi, phải xả bỏ tất cả để tiến lên bờ giải thoát. Hiện hữu trong cuộc đời làm mọi việc bình thường, thể hiện mẫu người giải thoát trong chốn không giải thoát. Đó là hình ảnh Duy Ma từ ngoài đi vào thành, nhắc nhở Quang Nghiêm hay vẽ lên cho chúng ta pháp tu Bồ tát thành tựu lợi ích chúng sanh, mà không hề sanh tâm chấp trước.

Bồ tát Quang Nghiêm từ thành ra gặp Duy Ma ở cổng thành. Nhìn qua bề ngoài, Quang Nghiêm hoàn toàn trong sạch, Duy Ma hoàn toàn nhơ bẩn, việc gì cũng làm, chỗ nào cũng đến. Đối với ông “dâm phòng tửu điếm, vô phi thanh tịnh đạo tràng”.

Quang Nghiêm đồng tử từ cuộc đời hướng về chân lý, gặp Duy Ma từ chân lý đi ngược về nhân gian. Hai lập trường tương phản gặp nhau, trí mới bừng sáng. Hai người gặp nhau ở cửa thành là hai thế giới thanh tịnhnhiễm ô giao nhau, tạo thành thế giới bất nhị cho Bồ tát bước vào.

Trì giới của Quang Nghiêm đồng tử không gặp Duy Ma khai ngộ, không có ý nghĩa. Trong sạch của Quang Nghiêm ví như ma ni bảo châu vào bùn lầy cuộc đời, đi đến đâu, thanh tịnh hóa người đến đó. Tiếp xúc với mọi hạng người trong xã hội đều được quý mến kính nể, Ngài hướng dẫn và cải thiện họ thăng hoa. 

Với tâm hồn cao cả trong sạch hoàn toàn, Duy Ma hội nhập vào đời độ sanh, không gì chướng ngại, thường được ví như hoa sen thơm ngát vươn lên từ bùn lầy.

 Riêng chúng ta còn đầy phiền não nhiễm ô, đức hạnh không trọn lành như Duy Ma, phải tu pháp Thanh văngiữ giới trong sạch như đồng tử Quang Nghiêm. Ta chờ đủ nhân duyên gặp Duy Ma khai ngộ.

Do suốt đời giữ giới thanh tịnh, được Phật Thích Ca ấn chứng, Quang Nghiêm đồng tử mới gặp Duy Ma. Duy Ma khuyên Bồ tát Quang Nghiêm đừng theo đuổi chân lý, hãy trở lại thực tế cuộc đời, mới thấy Bồ đề đạo tràng, mới bắt gặp chân lý, gặp Thích Ca ở đây. Bỏ cuộc đời, tìm Thích Ca không có. Vì chính Duy Ma thấy Phật, nghe được pháp âm vi diệu ở ngay trên cuộc đời này.

 Duy Ma nói với Bồ tát Quang Nghiêm rằng trực tâm, thâm tâm, bồ đề tâmđạo tràng, sáu pháp ba la mậtđạo tràng v.v... Đâu có gì trên cuộc đời không phải là chỗ giác ngộ. Nếu rời bỏ những hiện thực này sẽ rớt qua không tưởng

Đây là ý niệm khi chúng ta hành đạo, xa rời thực tế sẽ không thấy đạo. Đạo ở ngay trước mặt, ngay trong lòng chúng ta. Sự hiểu biết của chúng ta phát xuất từ quá trình hành đạo, tức trí tuệ ta phát sinh do cọ sát với đời. Phật dạy trong kinh Hoa Nghiêm rằng bồ đề ở nơi chúng sanh. Chúng sanh càng cang cường, Bồ tát càng mau đắc đạo.

Duy Mabản tâm thanh tịnh. Bồ tát Quang Nghiêm do giữ giới thanh tịnh cao độ mới bắt gặp được bản tâm thanh tịnh. Từ bản tâm thanh tịnh phát bồ đề tâm hướng về đạo tràng, nghĩa là nhập cuộc và song hành với đời bằng tâm hồn hoàn toàn thánh thiện. Từng bước chân đi của Bồ tát mở rộng Tịnh độ an lạcgiải thoát cho người.

Với Bồ tát giữ giới trong sạch như Quang Nghiêm, Duy Ma khuyên ông vào đời hành đạo. Nhưng gặp người tâm hồn chưa thanh tịnh, bị đời làm hoen ố đạo tâm, Duy Ma liền xuất hiện chỉnh lý. 

Từ đồng tử Quang Nghiêm trong sạch xuất gia nâng lên một nấc, trở lại cuộc đời giáo hóa chúng sanh. Đó là hình ảnh Trì Thế Bồ tát xuất gia, an trụ quả vị giải thoát, nhưng không bỏ thế tục, khi thế gian cần cũng sẵn lòng đến với họ. 

Trì Thế nghĩa là giữ lại sự sống cho mọi người, nên trong kinh ghi Trì Thế làm quốc sư cho Kiều Thy Ca vương là vua cõi trời cai quản nhân gian. Đây là quan niệm có sẵn của Ấn Độ

Dựa trên tinh thần này, chúng ta thấy các vị Tăng xuất gia tu hành giải thoát, mà vẫn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho đời, tham gia vào việc quốc sự. Ví dụ Vạn Hạnh Thiền sư hay Khuông Việt Thái sư, thể hiện khẩu hiệu của Phật giáo Đại thừa “mang đạo vào đời, làm sáng đẹp cuộc đời”. 

Đại thừa triển khai tinh thần này cao độ, nhất là Phật giáo Việt NamPhật giáo Nhật Bản, các nhà sư đều là vị Tổ của các ngành nghề. Các Ngài giải thoát, không kẹt danh lợi, đạt được trí tuệ sáng suốt, nhìn đời khách quan chính xác hơn người đời và dùng hiểu biết thông thái phục vụ nhân sinh.

Tuy nhiên, hành giả tu một mình giải thoát. Nhưng nhập cuộc với đời, coi chừng bị đời làm đen tối, nhận lầm ma là Phật. Có nhiều quốc sư thường rơi vào lỗi lầm này. Chưa nhập cuộc hoàn toàn sáng suốt, phân biệt được chánh tà chơn vọng. Đến khi tham gia với đời bị thế tục hóa, ám nghiệp sanh ra.

 Ở Việt NamPhù Vân quốc sư đời Trần không bao giờ về triều. Ngài e ngại bụi bặm trần thế sẽ phủ lên mình theo bước chân lún sâu vào đời. Vua cần thì phải lên núi thỉnh ý Ngài.

Ở đây điển hình là Trì Thế Bồ tát bị đời làm hoa mắt, tưởng ma là Đế Thích. Sai lầm của Trì Thế gợi cho chúng ta suy nghĩ khi quá tha thiết với sự sống của chúng sanh, nhiệt tình lo cho đời, thường dễ bị đời làm phiền muộn chúng ta.

 Chưa bước chân vào đời, không có vấn đề đặt ra cho chúng ta. Nhưng nghe Duy Ma khởi sự nhập cuộc, liền gặp vô số khó khăn, tiêu biểu qua hình ảnh của Thiên ma, cao nhất là ma Ba Tuần.

Trì Thế làm quốc sư của Kiều Thy Ca là Đao Lợi Thiên vương ngang với Chuyển luân Thánh vương cai trị 33 tầng trời. Công việc của Ngài thường tiếp xúc với mọi người. Trước kia, theo Quang Nghiêm Bồ tát, tự lánh đời dễ tịnh hóa thân tâm. Nhưng nay cùng với Trì Thế Bồ tát hội nhập vào đời tiếp xúc nhiều, khó thanh tịnh.

Thật vậy, khi làm nhiều, những việc làm thường dính mắc vào tâm thức chúng ta. Nếu còn thọ ngũ uẩn thân, những sự kiện, cảm thọ hay suy tư lúc va chạm với đời luôn hiện hữu trong tâm ta. Vì vậy, chưa vượt qua 500 do tuần đường hiểm, chưa phá ngũ uẩn, những động chạm tiếp xúc với sự vật còn nằm trong A lại da thức, khó quên mà dễ hiện. Ý thức điều ấy, phải tự kiểm chứng thân tâm, đừng nhận lầm tâm bồ đề với “thức” sẽ đọa.

Trì Thế Bồ tát làm cố vấn cho Kiều Thy Ca ở Đao Lợi lâu ngày, nên mang tên Trì Thế có tư cách lãnh tụ hơn là Bồ tát dấn thân vào đời. Đạo phong của ông biến mất, trở thành Bồ tát hình thức. Hay nói rõ hơn Trì Thế vào đời là hình ảnh của một số quốc sư ra giúp nước, được vua trọng vọng kính nể. Nhiều lúc lòng tham nổi lên, họ cũng có ý định soán ngôi vua. 

Tuy nhiên, nhờ căn lành, vừa khởi niệm tà, liền được Duy Ma xuất hiện chỉnh lại, nhắc nhở Trì Thế hay nhắc chúng ta đừng để lòng tham làm hoen ố bản tâm thanh tịnh. Thực tế thường thấy hoàn cảnh tốt dễ làm hư người. Ngược lại, sống trong hoàn cảnh xấu, chúng ta thường phải cân nhắc làm thế nào để giữ vị trí đạo, không bị trần ai làm nhơ bẩn.

Trì Thế Bồ tát mới đến cung trời Đao Lợi, thân tâm hoàn toàn trong sạch. Tuy nhiên, ở đó lâu sanh tâm biến đổi, không còn thanh tịnh. Vì khi Ngài ngồi tĩnh tâm, Thiên ma hiện ra. Ma này ở trong lòng, tâm động nên cảnh động. Lúc trước, Trì Thế đã từng tiếp xúc với Kiều Thy Ca và Thiên nữ có đàn ca. Nay ngồi nhập định thấy Kiều Thy Ca và Thiên nữ xuất hiện là điều tất yếu.

Thật vậy, ban ngày hành Bồ tát đạo. Nếu chưa vượt ngũ ấm, khi tham Thiền, những gì ta tiếp cận sẽ hiện trong tâm thức. Nó nhiễu loạn và tác hại công đức của chúng ta. Vì vậy, tiếp xúc cuộc đời, làm được mọi việc nhưng phải xả tất cả. Nếu còn nhớ nghĩ, nó sẽ làm ta đọa ngay trong ngày đó.

Thiên ma đến, Trì Thế lầm là Kiều Thy Ca và khuyên Kiều Thy Ca nên nương phước báo có sẵn tìm đến ba điều không thay đổi của Như Lai. Đó là thân vô hạn, mạng sống vô cùng và thánh tài vô tận.

1/ Dùng phước báo làm nền tảng tiến tu đạo Bồ tát, thành tựu Như Lai thân, đạt được Pháp thân Kim cang bất hoại, mới là chân thân. Giả thân này không tồn tại miên viễn.

2/ Mạng sống của chúng ta giới hạn trong từng hơi thở, dù là chư Thiên cũng có đời sống hạn hẹp. Phải trở về sống với thể tánh thường hằng của pháp, mới trường cửu bất tử.

3/ Dùng phước báo hữu hạn thuộc pháp hữu vi để đổi pháp vô vivô tận thánh tài của Như Lai. Ta sanh ở nơi nào, phước lạc vô cùng theo ta đến đó. Còn tài sản chúng ta thuộc phước báo hữu vi giới hạn trong cuộc đời này và cũng không chắc gì chúng ta giữ được nó trọn đời này.

Điều Trì Thế khuyên Kiều Thy Ca có thể hiểu rằng thật sự ông nói với chính lòng ông, gợi cho chúng ta suy nghĩ. Trên bước đường tu hành, cần nỗ lực tích tụ nghị lực, trí tuệ, công đức để làm hạt nhân đưa chúng ta đến quả vị Phật.

Kiều Thy Ca xin cúng dường tất cả tài sản cho Trì Thế. Trì Thế cũng muốn nhận, nhưng chưa dứt khoát. Duy Ma hiện ra bảo không phải là Đế Thích, nhưng là ác ma nhiễu loạn tâm ông.

 Duy Ma nhắc Trì Thế hay nhắc chúng ta đừng lầm Thiên ma với Đế Thích. Theo tôi, Đế Thích tiêu biểu cho người hộ đạo. Chúng ta muốn thành tựu Phật sự cần nhờ đàn việt hằng tâm hằng sản hỗ trợ. Tuy nhiên, khi chúng ta mừng rỡ đưa hai tay đón nhận sự giúp đỡ và sẵn sàng tán thán công đức họ, để rồi sau đó bao nhiêu vấn đề đặt ra cho chúng ta. Vì bên trong bất cứ sự trợ giúp nào đều có điều kiện kèm theo. Chúng ta không đáp ứng yêu cầu của họ là có chuyện.

 Điều kiện họ đặt ra cho chúng ta khi ta đã lỡ thọ ơn, tôi coi đó là Thiên ma. Khi tu có người mang quà đến tặng. Bằng tâm thanh tịnh, chúng ta quan sát người cho, vật cho để khỏi lầm người tốt xấu. Thấy ma phải biết là ma, mới không rơi vào cạm bẫy, tiêu mất công phu tu tập

Riêng tôi, thường chịu cực sống nghèo, không thích nhờ vả, nên ít lệ thuộc người, nhẹ bước trên đường giải thoát.

 Ngoài ra, trên bước đường tu, coi chừng lòng tham nổi dậy xúi mình đòi hỏi quyền lợi thế gian. Khởi đầu, hành giả hoàn toàn giải thoát nên các chánh khách rất tin và quý trọng. Nhưng khi tham vọng nổi lên, họ sợ chúng ta cướp quyền, chắc chắn họ sẽ thủ tiêu hay đưa ta đi đày. 

Trì Thế gặp hoàn cảnh ma chướng như vậy, nhưng nhờ căn lành, ông được Duy Ma xuất hiện hóa giải. Duy Ma đến với Trì Thế trong lúc tâm Trì Thế giao động. Nghĩa là hành giả tu giải thoát, nhưng tiếp cận cuộc đời bị giao động, liền có Duy Ma thật hay tri thức bên ngoài đến giúp đỡ. 

Hoặc hiểu dưới dạng khác là khi hành giả vấp phải sa ngã, từ trong bản tâm thịnh văng vẳng lời Phật dạy chỉ đạo hành giả tự thức tỉnh. Nhờ đó phát hiện ra pháp tu và giải quyết vấn đề đúng đắn theo chánh đạo

Trì Thế Bồ tát nhờ tu lâu nên có tịnh tâm, tức khi tâm niệm sai lầm khởi lên, liền có tâm tốt chỉnh lại ngay. Duy Ma và Trì Thế tiêu biểu cho sự gặp gỡ giữa người lãnh trách nhiệm hướng dẫn cuộc đời và người ở thế giới thanh tịnh

Hành giả nhập cuộc với đời thường bị đời lôi kéo. Nếu khôngtâm thanh tịnh, dễ đọa. Nương theo công đức, niệm ác sanh, niệm lành cứu lại ngay.

Thiên ma không chống cự nổi với Duy Ma, liền dùng thần thông trốn, tiêu biểu cho giữa chân lý với tội lỗi, giữa ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng xuất hiện, bóng tối mất. Ta giác ngộ, chân tâm hiện lên, thì tội lỗi không còn.

Thiên ma trốn không được và nghe trên hư không bảo hãy đem Thiên nữ cho Duy Ma Cật mới đi được. Điều này gợi cho chúng ta suy nghĩ khi chúng ta có đầy đủ công danh sự nghiệp, bỏ nó không dễ. Tuy thất bại, nhưng cũng muốn gánh gồng mang theo cho đủ.

Ma Ba Tuần đành giao các Thiên ma cho Duy Ma. Trì Thế không thể tiếp nhận ma, nhưng Duy Ma nhận được. Trong quá trình tu hành, đạo đức và khả năng ta còn kém, tiếp cận ma chướng nhiều trở thành nguy hiểm. Nhưng khi ta là Duy Ma hay bản tâm thanh tịnh hoàn toàn, thì thiện ác đôi bề nước một sông, những điều ác xấu không tác hại ta nữa. Ta tốt, ma thành pháp lữ. Còn tâm không thanh tịnh, pháp lữ thành ma.

Duy Ma đón nhận ma nữ, nhìn thẳng vào tâm họ, tùy từng người, từng hoàn cảnhthuyết pháp 

giáo hóa. Ma nữ tiếp cận bản tâm thanh tịnh của Duy Ma, lòng tốt tuyệt đối của Duy Ma, liền phát tâm bồ đề. Gặp Trì Thế nó biến thành ma. Nhưng gặp Duy Ma, nó trở thành Phật tử.

Duy Ma khuyên họ từ đây nên từng bước từ bỏ thú vui vật chất dục lạc của thế gian làm cho tâm hồn họ thấp lần. Đến ngày nào, vui này biến thành nghiệp, càng mong muốn, vui càng lánh xa

Phải chuyển thú vui tầm thường thành niềm vui đạo. An trú trong đạo pháp, mới cảm nhận được niềm vui vô tận, nhẹ nhàng, thanh thoát. Duy Ma dạy các Thiên ma :

1/ Vui thấy Phật, vui ưa thân cận các Đức Phật là nguồn vui chính trong việc phát triển tri giác. Càng đi sâu trong việc tu học Phật, càng vui với trí giác mở rộng, nâng cao hạnh phúcvị trí của chính mình.

2/ Vui nghe pháp, tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá chân lý. Nhờ sống với pháp, Phật huệ phát sinh, rọi qua cuộc sống, thấy được chân lý cuộc đời, mỗi ngày như pháp tu hành. Vui thú an lạc sẽ lớn dần theo tầm nhìn mở rộng.

Giữa Phật và pháp tương ưng với nhau tạo thành niềm vui kỳ diệu. Nhờ đó, nuôi dưỡng thân tâm hành giả thăng hoa trong môi trường tràn ngập chướng ngại khó khăn.

3/ Vui với Tăng là vui sống tập thể. Lúc mới, sống trong tổ chức cảm thấy bực bội khó chịu. Vì không thấy Phật, không nghe pháp. Chỉ quan sát hiện tượng bằng nghiệp nên mối bất hòa, phiền phức cứ mãi gây khó khăn cho chúng ta. Lần lần ý thức được sai lầm ấy, hành giả tự sửa đổi, tháo gỡ được những khó khăn bất hòa. Mỗi lần gỡ bỏ được một vướng mắc tồn đọng, hành giả lại thấy vui hơn. Đến khi mọi việc thế gian được giải quyết dứt khoát, êm đẹp, mới thể hiện trọn vẹn ý nghĩa vui với Tăng.

4/ Vui làm lợi ích chúng sanh. Trên bước đường hành đạo, hành giả nuôi dưỡng, đào tạo, xây dựng người. Mai kia, nhìn thành quả do bàn tay hành giả uốn nắn, tự cảm thấy niềm vui vô tận với sự phát triển thăng hoa của mọi người.

Khi Phật, Pháp, Tăng kết hợp thành cuộc sống, hành giả đạt đến thể của sự vật hay chánh pháp giới. Nghĩa là đối với sự kiện xã hội phức tạphiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt, hành giả hoàn toàn khắc phục, không còn vấn đề tồn đọng. Nói cách khác, hành giả chuyển vật theo ý muốn. Lúc ấy, mạng sống của hành giả mới thực sự vô cùng tậnsở hữu kho báu không dùng hết giống như chư Phật mười phương.

Khi Duy Ma dạy Thiên ma các thứ vui cao thượng như phát tâm bồ đề, làm việc để phát triển bồ đề, thì ma Ba Tuần xuất hiện, đòi các Thiên ma về. Hình ảnh này tiêu biểu cho những quần thần hay cung phi, nói chung, những người hưởng đầy đủ phước lạc thế gian một lúc sanh tâm chán, muốn tìm Phật pháp để tu. Họ tìm ba điều quý giá là thân vô hạn, mạng sống vô cùngtài sản vô tận. Ở đây diễn tả bằng hình ảnh ma nữ đi tu. Khi gặp phiền muộn, họ vô chùa học đạo. Nhưng sống lâu ngày với tương rau, lại sanh tâm chán muốn trở về. Ý này được kinh ghi là hình ảnh ma vương xuất hiện, nghĩa là họ bắt đầu nhớ lại phước lạc thế gian, nhớ đời sống vật chất sung sướng trước kia, nên thấy ma xuất hiện gọi về. Ma xuất hiện là tâm muốn về, không muốn tu nữa. 

Các Thiên ma tuy nói không muốn về nhưng thật trong lòng muốn. Điều này chúng ta dễ hiểu vì đó là phản ánh của tâm ham muốn mới thấy ma xuất hiện. Duy Ma biết rõ tim đen của Thiên ma mới bảo họ trở về

Câu chuyện này nhằm dạy chúng ta tu phải biết diễn tiến tâm lý của người. Có lúc họ muốn tu giải thoát, nhưng cũng có lúc không thích tu.

 Duy Ma tiêu biểu bản tâm thanh tịnh, mới thấy rõ tâm trạng của người, tùy theo đó giáo hóa họ, không phải áp dụng khuôn cố định. 

Lúc ấy, Duy Ma dạy họ pháp môn vô tận đăng, ví như một ngọn đèn mồi đốt trăm ngàn ngọn đèn, chỗ tối đều sáng. Ông khuyên họ nên trở về Thiên cung chỉ dạy, dìu dắt các Thiên ma khác phát tâm bồ đề như họ. 

Điểm này nhắc hành giả giáo hóa chúng sanh, cần quan sát rõ tâm trạng và yêu cầu từng người đúng hay sai, có chánh đáng hay không để giúp đỡ. Khi giúp xong, hành giả liền trả họ về vị trí riêng của chính họ, để từ đó họ tự phát triển.

 Điển hình như Phù Vân quốc sư không giữ vua Trần Thái Tôn ở lại với Ngài, dù vua hết sức khẩn khoản xin. Ngài dạy vua Phật pháp xong và khuyên vua trở về triều lo việc trị nước an dân nhưng đừng quên Phật pháp. Đó chính là thể hiện pháp môn vô tận đăng, nghĩa là tác động Phật pháp vào lòng người, làm họ sống với Phật pháp hay sống với trí tuệ, với chân lý, với hòa hợp.

 Duy Ma nhắc nhở chúng ta khi tu hành dù bất cứ ở nơi đâu, luôn nung nấu trong tâm ba niềm vui giải thoát nói trên. Tùy nhân duyên ở chỗ nào, ta làm đạo ngay ở đó. Hành Bồ tát đạo, chúng tatrách nhiệm nâng đỡ người bằng như ta. Phát tâm rồi, cần giúp người cũng phát tâm thanh tịnh, giải thoát theo. Đến khi tất cả thành Phật, ta mới thực sự đạt được quả Vô thượng đẳng giác. Chỉ có pháp môn vô tận đăng mới đền đáp ơn Phật được.

Các ma nữ nghe lời Duy Ma dạy, họ theo ma Ba Tuần về Trời. Trì Thế Bồ tát kết luận Ngài lầm Thiên maĐế Thích. Duy Ma chẳng những dẹp các ma, còn giáo hóa được chúng và đưa chúng về Thiên cung để dạy lại người khác. Vì thế, Ngài không đủ tài đức đến thăm Duy Ma.

Kế đến trưởng giả Thiện Đức là người sau cùng không dám đến thăm bệnh Duy Ma. Trưởng giả Thiện Đức hay Cấp Cô Độc chuyên hành bố thí. Theo truyền thống gia đình của cha ông nhiều đời, mỗi năm đều mở đàn chẩn tế. Nay ông nối chí cha ông, lập đàn bố thí cúng dường trong bảy ngày. Bao nhiêu tài sản của Thiện Đức chất lên, ai đến muốn lấy gì cũng được, gọi là thí vô giá hội hay bố thí bất nghịch như ý, không có gì chướng ngại. Đối với chư Tăng, ông hết lòng cung kính cúng dường.

 Dưới thời cha ông của Thiện Đức, chưa có đệ tử Phật, nên đối tượng của họ cúng dường là những người đức hạnh, trong sạch, thông thái, tức hàng Sa môn, cư sĩ, Bà La Môn. Nói chung, toàn bộ xã hội đều được Thiện Đức giúp đỡ. Điều này có nhiều người cho rằng không thực tế, không thể có. 

Theo tôi, có những việc chúng ta chỉ hiểu được bằng niềm tin, không thể giải thích. Từ bỏ lý luận và bằng niềm tin nhìn thẳng sự thật, tôi thấy được những việc không thể có mà có. Tôi gặp những nhà từ thiện khởi đầu từ tay không, nhưng làm được biết bao chuyện lợi ích cho cuộc đời. Trong khi những người làm đầu tắt mặt tối còn không đủ ăn, hay chắt chiu từng đồng mà không bao giờ dư. Còn người tiêu xài rộng rãi nhưng không thiếu.

Truyền thống cúng dường của Thiện Đức có sẵn. Phật thấy tốt nhưng Ngài điều chỉnh lại cho hoàn mỹ hơn. Qua tuệ giác của Phật, việc làm chỉ có ý nghĩa khi thấy rõ mục tiêu của nó. Trưởng giả Thiện Đức làm theo truyền thống, mà không hiểu ý nghĩa.

Thiện Đức giàu có, biết kính trọng chư Tăng, cúng dường tạo điều kiện trợ duyên cho chúng Tăng tu hành đắc đạo, giáo hóa chúng sanh. Ông cũng hết lòng giúp đỡ người nghèo, làm vơi nỗi khổ đau cho họ.

 Duy Ma bảo việc Thiện Đức làm tốt, nhưng còn quá nhỏ mà mang tên đại thí hội. Phải chi ông bố thí cúng dường theo Phật thì công đức lớn vô lượng.

Hai trăm trưởng giả nghe thấy vậy khiếp sợ, nghi ngờ. Đối với họ, bố thí cúng dường của Bồ tát Thiện Đức quá lớn lao, từ trước đến nay chưa ai thực hiện được. Thiện Đứcđệ tử của Phật thường được Phật khen ngợi. Ông không làm theo Phật thì theo ai?

Tuy nhiên, Thiện Đức vừa nghe Duy Ma dạy xong liền đảnh lễ Duy Mathỉnh cầu chỉ dạy bố thí cúng dường thế nào đúng chánh pháp gọi là đại thí hội

Điểm này nhắc nhở chúng ta giáo hóa chúng sanh phải nói đúng chỗ, đúng người. Người như Thiện Đứctư cách nghe, hết lòng cầu pháp, muốn tìm cách bố thí cúng dường cao hơn, Duy Ma mới dạy.

Theo Duy Ma, có hai cách bố thí, bố thí theo nhân gian và theo Phật. Bố thí theo Phật gồm có bố thí của Thanh văn và của Bồ tát.

 Tuy có hai cách bố thí, nhưng Phật dạy hai cách bố thí không rời nhau. Vì Ngài đứng ở lập trường nhất thừa để nâng tư cách của con người, làm cho việc bố thí của họ có tác dụng lợi lạc lâu dàisâu rộng hơn. 

Cả hai cách bố thí đều lấy con người làm chính. Từ bố thí theo nhân gian, Phật triển khai thành bố thí của Thanh văn và của Bồ tát. Phật không từ bỏ những gì tốt đẹp của thế gian, cũng như không chấp nhận hoàn toàn. Ngài quan sát thực tế cuộc sống, tiếp thu và vận dụng cái có sẵn để nâng cuộc sống con người thăng hoa.

 Nói chung, Phật dạy bố thí theo quá trình phát triển của con người. Khởi đầu thấy người nghèo đói, hành giả khởi tâm thương và giúp đỡ, không suy nghĩ. Phật không phủ nhận pháp bố thí của nhân gian. Nhưng Ngài xác minh lại đây chỉ là tình người đối xử với nhau, có tính cách tương thân tương trợ, là làm việc tốt của người đời, chưa phải là đạo Bồ tát

Từ bố thí bình thường của nhân gian, Phật dạy tiến lên, bố thí theo nhân quả, nghĩa là hành động có suy xéthiểu biết của hàng Thanh văn. Và khi hoàn bị xong cách bố thí theo Thanh văn, hành giả chuyển sang bố thí theo Bồ tát.

Trước hết bố thí theo thế tụctài thí, tức giúp đỡ người nghèo bằng cách cho ăn. Việc làm này có tính cách giai đoạn nhất thời. Dù bố thí kéo dài đến bảy ngày, những gì họ nhận được cũng theo quá khứ trôi mất và sau đó, họ vẫn bị gậy lên đường tiếp tục ăn xin. Đó chỉ là bố thí hữu hạn. Hơn nữa bố thí cho họ sống sung sướng một tuần, rồi sau đó xóa bỏ thiên đường này, họ còn khổ hơn nữa. 

Bố thí theo Phật nhằm giúp cho đối tượng thăng hoa, không phải làm giống như Cấp Cô Độc một tuần xong. Việc làm của Bồ tát liên tục cho đến bao giờ họ thành Phật, việc mới chấm dứt.

 Trên bước đường du hóa, Phật giúp đỡ mọi người, nâng tư cách họ trở thành Bố tát, thành người cộng tác với Phật để làm công tác cứu khổ

Vì vậy, Duy Ma khuyên Thiện Đức nên đổi bố thí hữu hạn thành bố thí vô cùng. Bảy ngày so với kiếp người quá ngắn ngủi và so với dòng thời gian vô tận tính từng đại kiếp, lại càng vô nghĩa

Bố thí của Thiện Đức đứng về không gian xét cũng hữu hạn. Chỉ có dân nghèo, Sa môn, Bà La Môn, cư sĩ thành Tỳ Da Ly tới nhận, còn người trong thành Xá Vệ không đến. Ngay trong thành Tỳ Da Ly, ông cũng chưa bố thí đủ.

Triển khai pháp bố thí theo Phật phải siêu thời gian và siêu không gian, phổ cập cho tất cả loài hữu tình bốn phương, từ khởi thủy cho đến ngày nay và mãi về sau. Từ chỗ siêu thời giankhông gian khó lãnh hội, Duy Ma trở lại thực tế giảng dạy.

Nếu ta đem cơm gạo bố thí cho người nghèo, cho họ bữa ăn sáng, thì họ sẽ giải quyết bữa ăn chiều ở đâu ? Trong xã hội, có nhiều người bố thí như Thiện Đức, chắc chắn sản sinh ra toàn người ăn mày. Họ lười biếng, không chịu làm việc, chỉ ngửa tay xin ăn và không bao giờ phát triển khả năng. Họ đã trở thành người ăn hại suốt đờiđời đời. Duy Ma muốn chỉnh lý quan niệm bố thí sai lầm như vậy.

Duy Ma điều chỉnh cách bố thí theo nhân gian cho tốt hơn, không muốn để họ nghèo và phải nuôi hoài. Phải đào tạo họ trở thành người tốt, giỏi, dạy nghề cho họ tự phát triển, tự làm ra của cải.

 Bố thí theo Phật, phải làm cho người phát tâm bồ đề, nghĩa là nâng cao trình độ, khả năng và đạo đức của người thọ thí, từ đó đời sống của họ cũng phát triển theo. Ta dạy họ làm và họ truyền lại cho người khác. Đó là bố thí vô tận theo thời gian

Đức Phật cũng vậy, Ngài không chủ trương đào tạo, nuôi dưỡng lớp người ăn hại. Ngài xây dựng chúng ta thành người tài giỏi, thấp nhất được hưởng phước lạc nhân thiên, cao hơn thành A la hán, Bồ tát, Phật. Vì vậy, Phật là đại thí chủ, dù Ngài chưa cho ai đồng nào.

 Trưởng giả Thiện Đức bố thí thật nhiều nhưng chỉ là tiểu thí chủ. Ngày nay, còn ai nhớ đến ông mà tổ chức đám giỗ không ? Việc làm nào sanh được lợi ích theo vô tận thời gian, mới là pháp bố thí của Phật. 

Phật Thích Ca từ bỏ hữu hạn, chứng được pháp vô cùng. Ngài truyền đạt pháp vô cùng vào tâm tư mọi người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cho đến nay, khắp nơi trên thế giới, đều kỷ niệm ngày Phật nhập diệt 2543 năm. Đối với thọ mạng Phật pháp kéo dài cả ngàn năm như vậy, mà mọi người vẫn còn tôn thờ kính ngưỡng Đức Phật. Bây giờ và mãi mãi về sau, chúng ta vẫn cảm thấy thọ ơn Ngài. Vì vậy, vô hình trung Đức Phật Thích Cađại thí chủ, dù Ngài chưa cho ai đồng nào. Với trí tuệ siêu việt nhìn thấy rõ nên bố thí cái gì, nhờ vậy những người theo Phật lần tiến tới nhất thiết chủng trí

Đức Phậtđại thí chủ cho rất đúng chỗ. Theo tôi, thậm chí có lúc Phật bỏ đói tôi, nhưng tôi cũng thầm cảm ơn Ngài. Vì nhớ đó, tôi cảm nhận được vui buồn vinh nhục của cuộc đờitrưởng thành trên bước đường tiến tu đạo hạnh.

 Đức Phật dạy và nuôi đệ tử rất đúng. Theo Duy Ma, ai phát tâm bồ đề, Phật đều nuôi dưỡng tâm bồ đề cho họ đến khi thành Phật

Ngài Thiên Thai khi nhập Thiền, trực nhận được thế giới Phật Thích Ca hiện ra và thấy Phật vẫn hiện hữuTa bà, chưa nhập diệt. Dưới huệ nhãn của Ngài, hột giống bồ đề do Đức Thích Ca gieo trồng ở Diêm Phù Đề cứ tiếp tục nẩy mầm, đơm hoa kết trái. Ngài ví thế giới Phật như một đầm sen, có sen còn tượng hình trong lòng đất, có hoa sen lên khỏi nước chưa nở, có hoa đã nở, có hoa đã thành gương sen v.v... Tất cả tiêu biểu cho đệ tử Phật từ Thanh văn, Duyên giác cho đến Bồ tát lớn, nhỏ dưới sự chăm sóc giáo dưỡng của Phật tu hànhTa bà, đang từ từ tiến về Vô thượng giác.

Quan niệm bố thí theo vô tận thời gian phổ cập đến mọi người, thường được Đức Phật ca ngợi. Điển hình Ngài dạy sửa cầu đắp đường được công đức lớn nhất, công đức lo cho người ăn không thể nào sánh bằng. Nếu đắp một con đường hay bắc một cây cầu cho người đi qua, mỗi ngày hàng trăm người qua lại phải thọ ơn ta bố thí. Về mặt thời gian, từng thế hệ tu bồi mỗi ngày tốt thêm, từng thế hệ đều thọ ơn ta. Vị Bồ tát thể hiện hạnh tiêu biểu này là Ngài Trì Địa.

Ngày nay, tất cả thành tựu của các nhà bác học khắp nơi trên thế giới về khoa học, kỹ thuật, y tế giúp nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho con người mỗi ngày tốt đẹp, tiện nghi hơn, cũng là hình thức bố thí vượt thời giankhông gian .

Duy Ma xác định tác dụng của bố thí càng lâu dài và lan rộng xa bao nhiêu, thì lợi ích của nó càng lớn bấy nhiêu. Kéo dài một năm, nhiều năm, một kiếp, nhiều kiếp, cho đến khi thành Phật tròn đầy pháp giới, mới thực là đại thí hội.

Sau khi Bồ tát Thiện Đức được Duy Ma giáo hóa, ông đổi cách chăm lo, phục vụ cho chúng sanh. Những người theo ông được đào tạo, phát triển khả năng, xây dựng thành tài. Và cuối cuộc đời, ông giao sự nghiệp cho họ cai quản, mà không hề thất thoát. Cùng việc làm bố thí như trước, nhưng nay trưởng giả Thiện Đức chuyển đổi tâm niệm theo Phật pháp, liền dẫn đến kết quả tốt lành. Mọi người kính trọng, quý mến, nhớ ơn ông, xem ông như người cha. Trong khi bố thí theo truyền thống gia đình ông, chỉ có giá trị giới hạn trong bảy ngày.

Từ cách bố thí chung chung theo nhân giangiới hạn, Phật chuyển sang dạy Thanh văn nhìn thấy rõ nhân quả mà hành bố thí.

 Hàng Thanh văn bố thí không cầu phước lạc nhơn thiên. Họ cầu quả Niết bàn. Họ bố thí, cúng dường nhiều để tích lũy công đức, vì biết không có công đức không hành đạo được. Bố thí, cúng dường tạo thắng nhân xuất gia hành đạo. Thanh văn bố thí vật chấttinh thần để sau được hưởng quả này. Có bố thí vật chất, sau này xuất gia, ta được người cúng lại. Có un đúc, dìu dắt lớp sau. ta mới gặp được các bậc cha anh dạy dỗ.

Xuất gia nối chí Phật, bước đúng con đường của Phật, ta mới tiếp cận Phật. Còn việc làm, suy tư trái với Phật, ta và Ngài cách xa vạn dặm. Hành bố thí vật chấttinh thần theo Phật, phước lạc minh sư sẽ đến với ta. Người tu hành không nắm yếu chỉ này, phát khởi lòng ganh tỵ với phước báo của người, chỉ chuốc họa vào thân.

Bố thí theo Thanh văn, ta căn cứ vào nhân quảhành đạo, thuộc về bố thí hạng trung. Ngoài ra, bố thí theo Thanh văn còn nhằm xóa bỏ lòng tham. Theo ý niệm thông thường, chúng ta muốn thu tài vật về mình, không muốn cho, biết thì muốn giữ, không chịu truyền cho người. Nay bố thí để dẹp bỏ tánh tham, đạt đến Niết Bàn KHÔNG, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản, tạo điều kiện cho ta đắc đạo.

Khi lợi ích bản thần của Thanh văn đã thỏa mãn nhờ hoàn bị pháp bố thí theo nhân quả, Phật tiến lên một nấc dạy các Ngài pháp bố thí siêu nhân quả của Bồ tát. Nghĩa là thành tựu quả vị La hán, Phật dạy các Ngài đi ngược trở lại cuộc đời để hành bố thí theo Bồ tát. Vì bố thí theo nhân gian chỉ luẩn quẩn trong vòng sanh tử luân hồi, không ích lợi gì. Bố thí theo Thanh văn thì còn hạn hẹp.

 Chúng ta lấy bố thí theo Bồ tát là chính, bố thí không có sự mong cầu nào. Tâm lượng Bồ tát hành bố thí khác với tâm lượng Thanh văn hay phàm phu. Vì Bồ tát nhìn cuộc đời không giống tiểu thừathế gian nhìn. 

Người thế gian nhìn cuộc đời qua bề mặt. Vì thế, họ bố thí để phát triển đời sống vật chất đến mức cao nhất có thể làm được. 

Dưới lăng kính Bồ tát, nâng đời sống vật chất của chúng sanh lên cao để làm gì ? Dù có dẫn họ đến thiên đường trần gian, thì cái chết cũng chào đón họ ở cuối cuộc đời.

 Người thế tục xem hưởng thụ vật chất quý trọng. Người tu xem nhẹ chuyện này. Bồ tát quán sát chúng sanh dù sang, nghèo, ngu giỏi, tất cả cùng chung một nấm mồ. 

Nhìn thấy rõ như vậy, Bồ tát không như người phàm phu chán nản xuôi tay. Các Ngài tìm ra lẽ sống trong cái chết, tìm cái không sanh tử trong sanh tử, cái thường hằng không sanh diệt nằm bên trong sanh diệt.

 Phật dạy tuy biết tất cả đều chết, nhưng Ngài rất quý trọng mạng sống con người. Vì nhờ nó, ta mới tìm ra cái bất tử hay chân lý. Bỏ mạng sống, chúng ta mất tất cả. 

Thật vậy, Phật dạy được làm người không dễ. Vì thế, khi cần sử dụng thân người để bố thí, Bồ tát phải suy nghĩ chín chắn. Chúng ta hẳn còn nhớ câu chuyện tiền thân Xá Lợi Phất đã từng tu hạnh bố thí bất nghịch như ý. Khi có người đến xin đôi mắt của Ngài, Xá Lợi Phất liền móc mắt cho ngay. Và nhẫn tâm thay! Người xin liền vứt bỏ đôi mắt và chà đạp lên. Cú đánh bất ngờ này của ma đã khiến Xá Lợi Phất thối tâm bồ đề, thề không bao giờ tu hạnh bố thí

Câu chuyện trên gợi cho chúng ta suy nghĩ Bồ tát tu pháp bố thí phải giải quyết vấn đề nên cho hay không cho, khi có người xin. 

lập trường Bồ tát quán sát kỹ trong tứ sanh lục đạo, chúng ta hiện hữu được như vầy, không đơn giản. Quá trình chuyển đổi từ vị tríđịa ngục A Tỳ hay ba đường ác, rồi tiến lên mang thân người thật quá nhiều cực khổ.

 Nhưng khi sanh làm người xấu xí, ngu dốt, nghèo đói cũng mệt lắm. Và từ con người bần cùng cô lộ làm thế nào trở thành người bình thường sáu căn đầy đủ, đời sống vật chất dư dả, cũng không phải là việc dễ.

 Đến khi có thừa của cải, lại đem bố thí một cách bừa bãi, thì thật uổng. Tất cả những gì chúng ta tạo được bằng máu xương, mồ hôi, nước mắt cực khổ như vậy, rồi lại đem cho phí phạm. Sau đó, phải cong lưng ra sức tạo lại. Đó không phải là việc làm của người trí hay Bồ tát.

 Chúng ta biết rõ pháp bố thíchúng ta phải tu cho đến ngày thành Phật mới xong. Duy Ma nhắc nhở Thiện Đức hay nhắc chúng ta khó khăn của Bồ tát từ quả hướng nhân. Khi tu Bồ tát đạo, muốn vượt đường hiểm sanh tử và dắt chúng nhân cùng đi trên lộ trình này, đối với thì giờ, sức khỏe, tiền bạc, chúng ta phải giữ gìn tiết kiệm từng chút, như những giọt nước quý trong sa mạc. 

Để làm nên đạo cả, xây dựng Tịnh độ, chúng ta phải dùng phước báo, trí tuệ đúng đạo Bồ tát, vì nó quý báu, cần thiết cho việc thành tựu Báo thân. Tạo không dễ, nhưng phí phạm phá hết tư lương này, chúng ta sẽ chết trước khi ra khỏi đồng hoang sanh tử.

Hiện hữu trên cuộc đời, chúng ta mang thân hữu hạn và tài sản hữu hạn. Tài sản gồm nội tài và ngoại tài. Ngoại tài là những sở hữu ta tạo được, nội tài là phần tri thức của chúng ta. Nội tài tuy hơn ngoại tài, nhưng cũng hữu hạn, vì tầm nhìn của chúng ta hạn hẹp, không quá đường chân trời. 

Duy Ma dạy Thiện Đức bố thí theo Bồ tát, dùng ngay hữu hạn để đổi lấy vô cùng, lợi dụng thân hữu hạn phát triển Pháp thân có chiều cao cùng tột vũ trụ, chiều sâu tận địa ngục A Tỳ.

 Tất cả sở hữu của ta về nội và ngoại tài đều mang truyền đạt cho người. Truyền đến hai người, thân ta lớn gấp đôi. Truyền cho triệu người, thân ta lớn thành triệu người. Cứ phát triển như thế, thân ta lớn mãi tới vô cùng

Nói cách khác, lấy thân hữu hạn chi phối toàn bộ vô cùng. Ta tốt và thương người thực sự, sẽ tập trung được người tốt đến với ta. Thương mười người, mười người đến với ta, thương cả dân tộc, dân tộc sẽ quý mến ta. Tình thương phủ cả nhân loại, thì thân ta tràn đầy pháp giới

Hành bố thí của Bồ tát quên thân mình, chỉ nghĩ đến lợi ích chúng sanh. Thương người đến độ quên mất bản ngã, thì hai người đồng một thể. Tiến đến tột đỉnh tình thương phủ cả vũ trụ, vũ trụ biến dạng thành ta. Đó là con đường vô ngã, vị tha của Bồ tát. Bồ tát chỉ bố thí tâm lượng, còn vật có bố thí hay không vẫn là vật, tác dụng chính ở lòng người.

Đức Phật thương người thực sự, tuy không cho gì mọi người vẫn kính trọng Ngài. Kho vô tận thánh tài của Ngài tràn đầy tình thương, dùng hoài không hết. Vì quên mình, nên tình cảm và tri thức của Ngài lan rộng mãi trong tình cảm, trong suy tư của mọi ngườiPháp thân Phật.

Duy Ma dạy muốn bố thí phải có bốn tâm vô lượng là từ, bi, hỷ, xả. Hành giả xuất hiện chỗ nào mang niềm vui đến nơi đó. Ai mang nguồn vui vô tận và rước khổ hoạn cho chúng sanh, đem đến an lànhbố thí theo Bồ tát. Bồ tát an trú pháp KHÔNG, giúp đỡ người thật nhiều, lòng vẫn nhẹ nhàng không vướng mắc.

Tròn đủ bốn tâm vô lượng, hành giả đương nhiên thành tựu bốn pháp nhiếp là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Tuy mang an lành và niềm vui cho người, nhưng lời nói của hành giả lúc nào cũng êm dịu, truyền đạt lòng thương chân tình, khác với ỷ ngữlời nói hoa mỹ lừa dối người.

 Phát xuất từ tình thương chân thật, dù hành giả rầy mắng người, họ vẫn cảm thấy lời nói ấy chứa chan lòng từ vô hạn. Lời nói nhẹ nhàng tác động cho người từng bước ly trần, đến gần với Phật.

 Trước đã thành tựu bốn tâm vô lượng, nên hành động của hành giả đều lợi tha. Trang nghiêm Phật độ bằng cách phục vụ chúng sanh quên mình, đó chính là Bồ tát hành bố thí.

 Nâng lên độ cao giữa người và hành giả đồng thể, phát triển khả năng người là phát triển khả năng của hành giả, an lành của người trong đó có an lành của hành giả. Hình thành pháp bố thí như vậy, Bồ tát xây dựng được Phật quốc.

Kế tiếp, Duy Ma dạy pháp cúng dường theo Phật khác với cúng dường theo truyền thống gia đình của trưởng giả Thiện Đức

Cúng dường theo Phật có ba cấp : phẩm vật cúng dường, kính tín cúng dường và hạnh cúng dường.

Trong ba pháp cúng dường trên, pháp thứ nhất chỉphương tiện. Tuy nhiên, khi cúng dường phẩm vật cho Phật, cho Bồ tát, cho La hán, ta nhằm mục tiêu gì và đưa đến kết quả như thế nào.

 Ta cúng cho một vị Tu đà hoàn vật thực, nhờ đó họ có đủ thì giờsức khỏe tu hành đắc quả A la hán, ta đã như pháp cúng dường, tạo điều kiện cho họ đắc đạo

Ngược lại, ta cúng dường tràn lan. Thay vì một vị Tăng sống cuộc đời đơn giản, tiến tu được. Nhưng họ nhận sự cúng dường đầy đủ dư thừa của ta, ác nghiệp lại sanh ra. Do tài vật không thanh tịnh, người thọ lãnh bị nhiễm độc. Cúng xong, họ không tu được nữa, là ta hại họ. Pháp cúng dường chỉ thanh tịnh đúng pháp khi tâm người cúng, tâm người thọ lãnh và vật cúng dường, cả ba đều thanh tịnh.

Pháp cúng dường thứ hai là kính tín cúng dường. Ta dâng lên cúng dường Phật tấm lòng thành kính và niềm tin tuyệt đối lời dạy chân thật của Ngài. Phần kính tín cao hơn phẩm vật cúng dường, vì Phật có tự thọ dụng thân, chắc chắn Ngài không thọ lãnh vật thực cúng dường của chúng ta

Lòng thành kính đối với Đức Phật thể hiện cao độ ở trường hợp bà già ăn mày cúng đèn dầu cho Ngài. Đề Bà Đạt Đa thổi tắt đèn của các trưởng giả, nhưng vận dụng thần thông cũng không làm tắt được đèn của bà. Trái lại, đèn càng sáng thêm, vì lòng thành của bà quá cao. Không ai làm tắt được ngọn đèn đốt lên từ tâm con người.

Pháp cúng dường thứ ba là hạnh cúng dường. Đem tất cả việc làm tốt của mình dâng lên cúng dường Phật, biến giáo lý Phật thành hành động lợi ích chúng sanh. Hiện hữu của ta làm lợi ích cho đời, mang an vui giải thoát đến cho người, khiến người liên tưởng đến hình ảnh cao thượng của Thầy, của Phật. Mọi người sanh tâm quý trọng, kính mến Phật, là ta đã báo ân Phật. Vì vậy, Phật dạy rằng thành tựu chúng sanhtối thượng cúng dường chư Phật.

Sau khi nghe Duy Ma chỉ giáo pháp bố thí cúng dường, trưởng giả Thiện Đức cởi chuỗi anh lạc, đưa cho Duy Ma, nhờ Ngài đổi dùm ông thánh tài vô tận. Hình ảnh này tương tự trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, Bồ tát Vô Tận Ý giao chuỗi anh lạc cho Quan AÂm Bồ tát. Hai hình ảnh này mang cùng một ý nghĩa.

 Duy Ma nhận xâu chuỗi, dùng công đức tu hành mà chia làm đôi. Một phần ông dâng cho Phật Nan Thắng Như Lai là người cao quý nhất. Phần còn lại, ông tặng người ăn mày nghèo nhất trong pháp hội. Cũng như Bồ tát Quan AÂm dâng nửa chuỗi cho Đa Bảo Như Lai tiêu biểu người cao quý nhất. Một nửa dâng Phật Thích Ca tiêu biểu cho Phật ở Ta bà.

Duy Ma nói Ngài coi đức Nan Thắng Như Lai bằng với người ăn mày không khác. Hai người này bình đẳng, vì ở thể bất nhị, giữa Nan Thắng Như Lai và người nghèo đồng một thể .

Tóm lại, kinh Pali của Phật giáo Nguyên thủy không hề ghi sự thất bại trong việc gặp gỡ luận đạo giữa cư sĩ Duy Ma và các đại đệ tử của Phật, hoặc các Bồ tát. Kinh Pali chỉ ca ngợi đệ tử Phật là Thánh chúng.

 Tuy nhiên, theo tinh thần Phật giáo phát triển cho phép chúng ta có quyền suy luận, nghĩ đến thời kỳ phân chia các bộ phái ở thành Tỳ Da Ly. Trong đó đối kháng mạnh nhất là quan niệm giữa Thượng tọa bộĐại chúng bộ

Đối kháng nặng nề giữa Thượng tọa bộĐại chúng bộ làm cho người trí thức đương thời hiểu Phật pháp dưới dạng kinh Duy Ma. Nói rõ hơn, lỗi lầm của bốn Bồ tát được nêu ra không phải là lỗi thực của các Ngài. Những lỗi lầm đó chính là sai lầm của Đại chúng bộThượng tọa bộ thời đó đã hiểu lệch lạc về quan niệm thừa kế, trong sạch, giới điều, bố thí

Những người trí thức tâm huyết cho sự sống còn của Phật giáo đã nhìn thấy tranh chấp cục bộ này. Họ đưa ra lối thoát bằng cách mượn hình ảnh của bốn Bồ tát phạm lỗi lầm để cảnh tỉnh Thượng tọa bộĐại chúng bộ. Đồng thời đưa ra hai hình ảnh tiêu biểu cho Phật phápVăn Thù Sư Lợi Bồ tátDuy Ma Cật.

Bồ tát Văn Thù là mẫu người xuất gia tiêu biểu cho trí tuệ của Phật, Ngài đứng phía bên trái của Phật Thích Ca. Bất cứ sự kiện nào trên cuộc đời, luôn luôn có mặt tráimặt phải. Tuy nhiên, mặt trái bao giờ cũng quan trọng hơn vì nó tiêu biểu cho sự đối phó của chúng ta, đối phó với điều sai trái một cách mãnh liệt. Chuyện trái lỡ sai lầm một lần thì hối hận ngàn kiếp không hết, trong khi ta làm được việc phải thì không có vấn đề gì cần đặt ra. 

Bồ tát Văn Thù cỡi sư tử, tượng trưng cho sức mạnh và nhanh lẹ để giáp mặt với cuộc đời, với nghiệp chướng, với ma binh.

Duy Ma, mẫu người cư sĩ tiêu biểu cho hiểu biết như thật và óc sáng tạo để đương đầu với xảo quyệt của ma chướng. Tất cả cạm bẫy của đời giăng ra, phải vượt qua dễ dàng.

Với thanh gươm trí tuệ nhạy bén của Văn Thù, cắt đứt tất cả phiền não nhiễm ô, tội lỗi. Nội chướng, ngoại chướng đều tiêu sạch, phá tan bốn trí bên ngoài. Sau cùng, đạt đến nhất thiết chủng trí mới bắt gặp được bản tâm thanh tịnh thường nhiên của Duy Ma

Đó là ý nghĩa quan trọng mà Văn Thù Sư Lợi Bồ tát đăng tràng gặp gỡ cư sĩ Duy Ma trong phẩm kế tiếp.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11538)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 11865)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11036)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11251)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 11979)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12459)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10670)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 17865)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11624)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 9853)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 10106)
Bồ Tát Thiện Giới, hiểu theo nghĩa Việt là những giới tốt lành, hay kheo, chơn chánh của Bồ tát.
(Xem: 12272)
Kinh Kim Cang thuộc hệ Bát Nhã, một trong ngũ thời giáođức Phật đã thuyết, và là quyển thứ 577 trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.
(Xem: 15251)
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
(Xem: 11133)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 14215)
Đức Phật A Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
(Xem: 12004)
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
(Xem: 15192)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 11886)
Đề cương kinh Pháp Hoa là học phần cương yếu, Thượng nhân Minh Chánh nêu lên cốt lõi của kinh qua cái nhìn của thiền sư Việt Nam...
(Xem: 12334)
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Đàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh
(Xem: 11099)
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt.
(Xem: 12004)
Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.
(Xem: 10512)
Thế Tôn đã để lại cho chúng ta một phương pháp để thẩm định đâu là giáo lý Phật Giáo, đâu không phải là những lời dạy của đức Phật.
(Xem: 12469)
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta.
(Xem: 13047)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 14694)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 12563)
Kinh Đại Bát Niết Bànbài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
(Xem: 16421)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 19481)
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
(Xem: 13027)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12567)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12176)
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau.
(Xem: 11730)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10808)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 13409)
Thích Đức Nhuận, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000
(Xem: 11877)
Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch. Sa môn Hám Sơn Thích Đức ThanhTào Khê, đời Minh soạn - Việt Dịch: Hạnh Huệ
(Xem: 11749)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 11526)
Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng.
(Xem: 12666)
Kinh Căn Bản Pháp Môn nêu lên hai cách tu tập: Chỉ (samātha) và Quán (vipassana). Đây là hai cách tu tập cần yếu trong hành trình dẫn đến giác ngộ.
(Xem: 14395)
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó.
(Xem: 12522)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, bắt đầu từ ngày 28/5/1998, tổng cộng gồm năm mươi mốt tập (buổi giảng).
(Xem: 15549)
Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật ĐếDi Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
(Xem: 13502)
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
(Xem: 12784)
Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 9766)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
(Xem: 17887)
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
(Xem: 11056)
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sư Thanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
(Xem: 8995)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 12094)
Chúng ta biết rằng, lý do tồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiện sinh hoạt tâm linh của con người.
(Xem: 12941)
Bài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka).
(Xem: 10217)
Này người Bả-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên ba thanh kiếm bất hạnh...
(Xem: 12093)
Mettâ-sutta là một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi"
(Xem: 15190)
Câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không chỉ là yếu chỉ tu hành của những người tu Phật mà còn có công năng chuyển hóa những tâm hồn bi quan, khổ đau trong cuộc đời, giúp họ sống tỉnh giác và xả ly, tự tin, làm chủ bản thân trước mọi hoàn cảnh sống.
(Xem: 16515)
BÁT NHÃ TÂM KINH (Prajnaparamitahridaya Sùtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát nhã ba la mật (Prajnaparamità).
(Xem: 12123)
Bát-nhã là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung-hoa có nghĩa là trí-huệ, tiếng Việt-nam mình cũng giữ chữ đó là trí-huệ.
(Xem: 11380)
Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lựcniềm tin của nhân loại.
(Xem: 14153)
Đại Thừa Khởi Tín Luận - Con đường đưa đến giác ngộ, Tác Giả: Mã Minh - Dịch & Giải: Chân Hiền Tâm.
(Xem: 19535)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 14064)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(Xem: 24420)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
(Xem: 10592)
Kinh 42 Bài là dịch từ chữ Hán Tứ Thập Nhị Chương. Kinh nầy có nhiều bản chữ Hán. Bản lưu hành cho đến gần đây, theo sự ước đoán của Hòa Thượng Trí Quang
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant