Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

7- Quán Chúng Sanh

14 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 7039)
7- Quán Chúng Sanh

BỒ TÁT CÓ BỆNH
BIÊN SOẠN VỀ KINH DUY MA CẬT

Thích Nữ Như Đức

Quán Chúng Sanh

1- Bồ-tát vào đời

Phẩm Quán Chúng Sanh tiếp theo sau phẩm Bất Tư Nghì, có nghĩa là Bồ-tát khi đã được pháp môn Giải thoát bất tư nghì, đã thành tựu khả năng giải thoát cho mình cùng tất cả khả năng biến hiện tự tại, không phải để thọ hưởng những phép lạ ấy, mà sử dụng chúng như phương tiện đi vào cuộc đời, tiếp cận với chúng sanh, làm người bạn giúp đỡ, người cần thiết cho chúng sanh. Bồ-tát phải từ bỏ cảnh giới Giải thoát mà ở trong cảnh giới khổ đau, ở với tất cả chúng sanh đang bị vướng bị kẹt, giúp họ đạt giải thoát như mình. Cảnh giới của chúng sanh đa dạng, nên Bồ-tát phải có con mắt và phương cách làm việc đúng đạo lý.

a- Mắt trí tuệ

Bồ-tát Văn-thù hỏi Duy-ma-cật:

- Bồ-tát quán chúng sanh như thế nào? Tức là hỏi về cách nhìn chúng sanh, không phải nhìn theo cái thấy thông thường, mà là quán, quán là nhìn có kèm theo trí tuệ nhận biết

Duy-ma-cật trả lời:

- Như nhà ảo thuật thấy các vật do mình biến hiện. Các vật biến hiện không có thật, không thể làm lầm chính người biến hóa ra nó. Như họa sĩ vẽ môït người đẹp, không thể nào đắm mến người đẹp trong tranh. Hết thảy các vật đều do tâm mình tạo, nên biết mà không kẹt.

Như người trí thấy trăng dưới nước, như bóng trong gương. Đó chỉ là sự phản chiếu của sự vật trên gương tâm. 

Như sóng nắng, như tiếng vang, như mây giữa trời, như bọt nước, như sấm chớp… Những thí dụ này nói lên tính cách mong manh không bền chắc, chỉ thoáng có trong phút chốc. Tuệ Trung Thượng Sĩ nói: “Phàm thánh trời người như điện chớp”, ngay cả hình tượng Thánh nhân cũng chỉ như bóng chớp ngang trời, ngắn ngủi, mau chóng. Không thể níu giữ, không thể toan tính một thứ gì lâu dài, không thể khóc than khi nhìn một bọt nước tan biến. Cứ biết rằng nó đang tan biến. Đó là cách nhìn của người khôn ngoan.

Như đại thứ năm, như ấm thứ sáu, như tình thức thứ bảy… như sắc tướng của cõi trời Vô sắc, như hạt giống cháy, như chứng Tu-đà-hoàn còn thân kiến… như dấu vết chim bay trên không, như con của thạch nữ… những chuyện kể trên là chuyện không thể có, không thể xảy ra. Quán sát chúng sanh như thế để thấy rõ bản chất không thật của chúng. Quán là nhìn về phía bản chất, không nhìn trên hình tướng. Ngoài những cách nói trên không có cách nào đúng hơn để diễn tả về chúng sanh.

b- Phương cách hoạt động

Chúng sanh tuy như vậy, vẫn hiện hữu, vẫn là hiện tượng không thể bỏ qua. Tuy chúng phù du nhưng lại nối tiếp không thể tính kể, Bồ-tát đối với chúng sanh nhìn như ảo mộng, phải thực hành các pháp từ, bi, hỷ, xả như thế nào? Duy-ma-cật giới thiệu phương pháp thực hiện lòng Từ chơn thật bằng cách vì chúng sanh nói pháp như trên, nghĩa là đánh thức cách nhìn của họ, chỉ ra bản chất thật để mọi người không lầm, đó là tình thương thật sự, vì thương mà đem đến sức giải thoát cho chúng sanh. Khi mọi người không lầm nữa thì tất cả đều tỉnh thức, đạt được giác ngộ là an vui tối thượng.

Thực hành lòng từ tịch diệt vì không chỗ sanh khởi, thực hành lòng từ không nóng giận vì chẳng có phiền não, thực hành lòng từ bình đẳngba đời đều như nhau, thực hành lòng từ không tranh cãi vì không chỗ khởi lên để tranh chấp… thực hành lòng từ kiên cốtâm không hủy hoại, thực hành lòng từ thanh tịnh vì các pháp tánh thanh tịnh, thực hành lòng từ vô biên vì như hư không… thực hành lòng từ của A-la-hán, của Bồ-tát, của Phật, tùy theo từng địa vị để phù hợp với căn cơ… cho đến thực hành lòng từ theo lục độ… tất cả đều đem đến cho chúng sanh sự vui vẻ an lạc, mà Bồ-tát vẫn đạt được pháp lạc. Có nghĩa là vì chúng sanh mà làm việc, phần mình không bị thiếu tính chất Giác ngộ, vẫn đầy đủ phẩm hạnh và các đức tính cao đẹp. Như thế gọi là Bồ-tát vì chúng sanh vào đời làm việc, không bị chúng sanh mê hoặc.

Văn-thù-sư-lợi lại hỏi:

- Thế nào gọi là Bi?

Duy-ma-cật đáp:

- Bồ-tát có làm bao nhiêu công đức đều cho chúng sanh đồng hưởng.

- Thế nào là Hỷ ?

- Bồ-tát có những việc nhiêu ích đều hoan hỷ không hối hận.

- Thế nào là Xả?

- Bồ-tát có những phước đức đều không hy vọng

Ba đặc tính sau này nói lên sự buông bỏ của Bồ-tát, dù làm được những lợi ích lớn cho chúng sanh mà coi như đó là việc chung, không giữ riêng cho mình, không ân hận vì mình đã bị làm quá sức, bị hy sinh, không mong sự đền trả của người chịu ơn. Đó là vì Bồ-tát đã thâm nhập tính cách chúng sanh như huyễn, mình như huyễn, tất cả không thật thì có gì trong ấy mà mong cầu. Không mong cầu nhưng vẫn tích cực làm việc và chia sẻ hết tất cả công đức cho chúng sanh cùng hưởng.

c- Căn bản của các pháp

Đầy đủ bốn đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả là có thể làm việc với chúng sanh. Chúng sanh thì ở trong sanh tử, Bồ-tát cũng phải ở luôn trong sanh tử

Văn-thù-sư-lợi hỏi tiếp: 

- Sanh tử đáng sợ, Bồ-tát phải nương nơi đâu?.

 Duy-ma-cật đáp: 

- Bồ-tát ở trong chỗ sanh tử đáng sợ phải nương vào sức Như Lai công đức

Bồ-tát dù tình nguyện vào sanh tử, cũng phải có sức vững vàng, sức đó gọi là công đức Như Lai, sức mạnh được cung cấp từ các việc làm tốt đẹp tạo nên ảnh hưởng phước lực lớn.

Hỏi tiếp: 

- Muốn nương sức Như Lai công đức phải trụ vào đâu?

- Phải trụ vào chỗ độ thoát tất cả chúng sanh

Dường như ở đây có một cái vòng khép kín, vì muốn độ chúng sanh thì phải ở trong sanh tử, muốn ở trong sanh tử vững vàng phải nhờ sức của Phật, mà sức của Phật bắt nguồn từ việc độ chúng sanh. Có nghĩa là không phải nương tựa ở đâu xa, ở vật nào khác mà phải lập cước trên bản vị độ sanh.

Những câu hỏi - đáp tiếp theo dẫn dắt chúng ta đi đến cuối đường ngôn luận. Muốn độ chúng sanh phải trừ dẹp điều gì? Phải trừ dẹp phiền não của mình. Muốn trừ dẹp phiền não phải làm gì? Phải hành Chánh niệm. Hành chánh niệm tức là vô niệm, là hành pháp bất sanh bất diệt, chỗ không sanh không diệt đó được gọi là pháp Thiện, nghĩa là chỗ thiện tột cùng không có sự sanh khởi, khi không có sanh khởi cũng không có gì diệt mất, chỉ có một tâm y nhiên từ trước đến giờ, đó là chỗ bất diệt. Trong Đàn Kinh, Lục Tổ dạy: “Đó là bản lai diện mục”. Cái xưa nay không từng khởi diệt là chỗ mình phải y theo đó thực hành Chánh niệm. Đi ngược lại thì khi có chánh niệm thì không có phiền não, không có phiền não gọi là độ thoát chúng sanh, hay là độ tất cả khổ ách sanh tử.

Hỏi tiếp về gốc của pháp thiệnbất thiện. Nghĩa là thiện và bất thiện bắt nguồn từ đâu, để đi đến chỗ pháp thiện không diệt, pháp thiện y nhiên một mực trước sau? Dẫn đầu từ thân, thân bắt nguồn từ dục tham, dục tham có ra từ các phân biệt hư dối, phân biệt hư dối sinh khởi từ vọng tưởng điên đảo, vọng tưởng điên đảo được thành lập từ “vô trụ”. Vô trụ lấy gì làm gốc? Vô trụ thì không có gốc (vô trụ tắc vô bổn). Không có một cái căn bản thứ nhất để làm chỗ sinh khởi vô trụ, vì bản chất vô trụ là không đứng ở đâu, không dựa vào đâu thì làm sao có được nền tảng chắc thật. Như thế vô trụ là điểm đầu tiên, cái then chốt sinh thành tất cả pháp (Tùng vô trụ bổn, lập nhất thiết pháp). Chúng ta tưởng như có một pháp thật, có một điểm khởi đầu chắc thật để tạo nên các pháp, và cũng từ các pháp đó mình vin vào để thành lập công đức, nhưng điểm khởi đầu này thì không tung tích, không có chỗ khởi thì các pháp cũng chỉ như ảnh hiện, chợt có chợt mất. Trở lại với cách quán chúng sanh ở đoạn đầu phẩm này, như huyễn sư nhìn vật huyễn, có công đức tạo ra cũng như trong mộng nói mộng, nhìn như thế là nhìn đúng chánh pháp.

2- Thanh văn học tập

Bồ-tát thấy các pháp như huyễn nên an nhiên. Thanh văn chưa thấy được gốc vô trụ của các pháp nên phải lần lượt học tập.

a- Năm dục như huyễn

Trong thất Duy-ma-cật có một thiên nữ tung hoa cúng dường hội chúng, hoa ấy đến các vị Bồ-tát đều rơi xuống, đến bên các vị Đại đệ tử đều dính vào. Các vị dùng hết thần lực để phủi, hoa cũng không rơi.

Các vị Thanh văn giữ giới nghiêm minh, hoa là tượng trưng vật phi pháp nên các Ngài rất sợ dính. Lúc ấy thiên nữ bèn hỏi ngài Xá-lợi-phất: Vì sao phủi hoa? Quả thật, các Ngài xem hoa là vật phi pháp, là tượng trưng vật chất thế gian, không phải là kinh pháp, nên không ưa gần gũi. Trong thất Duy-ma-cật vốn không có gì, nay thiên nữ và hoa chỉ là vật biến hiện, không phải thật pháp. Dùng hình thức nữ nhân đối đáp cũng là điều úy kị của các Ngài, đoạn kinh này dường như đẩy ngài Xá-lợi-phất vào chỗ phải thấy tất cả hiện tượng đang xảy ra đều như huyễn.

b- Giải thoát ở tất cả chỗ nơi

Sau khi nghe thiên nữ biện luận về tính cách của hoa, ngài Xá-lợi-phất hỏi, cô ở trong thất này bao lâu. Thiên nữ nói, bằng thời gian giải thoát của bậc trưởng lão kỳ túc. Thật ra giải thoát không có thời gian, cũng không có tướng mạo, nên đoạn kế tiếp thiên nữ luận rằng, ngôn thuyết văn tự cũng là tướng Giải thoát, tướng Giải thoát không có ở trong ở ngoài, tất cả tướng đều là tướng giải thoát. Nhìn ở khía cạnh rốt ráo không phân biệt thì chẳng có tướng nào là tướng ràng buộc, vì không thấy ràng buộc nên chẳng cần tìm giải thoát ở đâu. Cũng trong tinh thần này, khi Xá-lợi-phất hỏi thiên nữ chứng đắc được điều gì (một cách gài bẫy) thì thiên nữ lẹ làng đáp chỗ vô chứng vô đắc.

c- Tám việc chưa từng có

 Xá-lợi-phất hỏi thiên nữ cầu chứng thừa nào trong tam thừa? Thiên nữ trả lời tùy phương tiện giáo hóathực hiện Thanh văn thừa hay Duyên giác thừa. Nhưng mục đích chính là Phật thừa, như người vào thất này chỉ thích mùi hương công đức của Phật, không thích hương công đức của Thanh vănBích chi Phật.

Thiên nữ kể tiếp về tám việc đặc biệt trong thất Duy-ma-cật: 

1- Thất này thường có ánh sáng sắc vàng chiếu soi, không cần ánh sáng mặt trời mặt trăng.

2- Người vào thất này không bị các cấu uế quấy nhiễu.

3- Thất này được các vị trời Đế thích, Phạm vương… các vị Bồ-tát phương khác đến hội họp không ngớt.

4- Thất này thường nói sáu ba-la-mật, pháp bất thối chuyển

5- Thất này thường trỗi nhạc bậc nhất, phát ra vô lượng âm thanh pháp.

6- Trong thất có bốn kho tàng lớn cứu giúp khắp các kẻ nghèo thiếu.

7- Các đức Phật như Phật Thích-ca Mâu-ni, Phật A-di-đà…, mỗi khi Duy-ma-cật khởi niệm liền hiện đến thuyết pháp.

8- Tất cả cung điện trang nghiêm của chư thiên, các cõi tịnh độ của chư Phật đều hiện trong thất này.

d- Thân tướng như huyễn

Thất của Duy-ma-cật tượng trưng cho Như Lai tạng nên có các việc đặc biệt như thế, không phải là điều khó hiểu. Nhưng thiên nữ ở trong đây, tại sao không chuyển thân nữ, ý ngài Xá-lợi-phất cho là đã ở trong cái nhà vi diệu này mà còn mang thân nữ là dở lắm.

Đến đây là một màn hí lộng, thiên nữ nói tướng huyễn hóa không nhất định, và dùng thần lực khiến ngài Xá-lợi-phất thành thân nữ, để thấy thân tướng nữ nam chỉ như biến hóa, và tất cả tướng nữ nhân đều chẳng phải là tướng nữ thật. Khi ngài Xá-lợi-phất trở lại tướng cũ thì tướng nữ vừa rồi ở đâu? Cũng chẳng ở đâu. Thế nên biết tất cả pháp không ở đâu mà có mặt ở tất cả chỗ (Nhất thiết chư pháp vô tại vô bất tại), đó là ý nghĩa của pháp vô trụ đã nói ở trên.

e- Quả chứng như huyễn

Xá-lợi-phất hỏi thiên nữ

- Bao lâu sẽ đắc quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?

Thiên nữ đáp: 

- Như Xá-lợi-phất trở lại thành phàm phu, tôi sẽ chứng quả.

Điều này không thể xảy ra, thì thiên nữ cũng không chứng quả. Vì sao? Vì Bồ-đề, Giác ngộ không có chỗ trụ nên không chỗ đắc. Nếu cho là có chứng đắc là trái ngược với tinh thần vô trụ ở trên. Tuy thế, chư Phật vẫn từng đắc quả trong tinh thần Vô sở đắc.

Thiên nữ này vốn đã là vị Bồ-tát có thần thông du hý, mượn chuyện vấn đáp với ngài Xá-lợi-phất để giáo hóa, để nâng đỡ tinh thần của hàng Thanh văn thấu ý chí của Đại thừa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15510)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14960)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14794)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13240)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14407)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20152)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18387)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30710)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12380)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15486)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13718)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13906)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13496)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14410)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13679)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16688)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15335)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31174)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18759)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14955)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14543)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14551)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13753)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19663)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14407)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14483)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14683)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14708)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17874)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13509)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13650)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14906)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14124)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16384)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15284)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13456)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13112)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13244)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12958)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14046)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14678)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14179)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14579)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12967)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13769)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13230)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13710)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14645)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14709)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13237)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12797)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13710)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13658)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13288)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13848)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13660)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12546)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14787)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12845)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12405)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant